You are on page 1of 7

Báo cáo kết quả thực hành

KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN


Họ và tên các thành viên: Trần Đỗ Huê Minh
Lớp/khoa: 62100145/ Khoa Khoa Học Ứng Dụng

Mã số lớp học kỹ năng: 113

1
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Nội dung báo cáo

1. Mô tả 3 tình huống
2. Báo cáo phân tích

2
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
1. Mô tả tình huống
▪ (nêu 3 tình huống em đã áp dung tư duy phản biện và kết quả)

▪ Tình huống 1: Nhờ áp dụng tư duy phản biện đã giúp tôi đưa ra được
những lý lẽ có thể thuyết phục được người thân và gia đình lắng nghe
và thay đổi được thế giới quan về cách mà họ nhìn nhận về cộng đồng
LGBT và kết quả đáng mừng mà tôi nhận được là họ đã có một cách
nghĩ khác, không còn đưa ra những ý kiến, lời nói không hay khi vô tình
họ xem được những nội dung về cộng đồng trên internet hoặc vô tình
nhìn thấy họ bên ngoài.

▪ Tình huống 2: Với việc đưa ra những dẫn chứng thuyết phục về những
bạn sinh viên năm nhất của những khoá trước. Tôi đã có thể khiến
giảng viên cố vấn chấp nhận cho tôi được tham gia thực hiện nghiên
cứu khoa học cùng các anh chị năm cuối vì đã thay đổi cách nhìn của
giảng viên về những gì mà tân sinh viên có thể thực hiện được.
3
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
1. Mô tả tình huống
▪ (nêu 3 tình huống em đã áp dung tư duy phản biện và kết quả)

▪ Tình huống 3: Khi tham gia đóng góp ý kiến và phản biện
trong một sự kiện về vấn đề “Giới trẻ và môi trường" do Khoa
tổ chức. Tôi đã dùng một vài góc nhìn khác so với tác giả để
đặt ra một vài câu hỏi về vấn đề đang được nói đến và được
tác giả suy ngẫm về câu hỏi của bản thân. Kết quả rất đáng
mong đợi, ngoài những vấn đề chính của buổi chuyên đề, dưới
góc độ bản thân tôi nhận thấy cũng đã đóng góp rất tốt, góp
phần giúp cho buổi chuyên đề thành công hơn so với dự kiến
ban đầu.

4
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
2. Kết quả bài phân tích
▪ (Phân tích 1 bài báo/1 sách giáo khoa theo logic 8 yếu tố tư
duy)
▪ Phân tích bài báo: Sự hình thành và phát triển của trường
THPT Phạm Thành Trung.
▪ Phân tích sách giáo trình: Hoá Vô Cơ của tác giả Nguyễn
Đình Soa.

5
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Phân tích logic 1 bài báo
1. Mục đích chính của bài báo này là: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của trường
THPT Phạm Thành Trung.
2. Câu hỏi cốt lõi mà tác giả đề cập là: Chặng đường phát triển của trường THPT Phạm Thành
Trung đã trải qua như thế nào?
3. Thông tin quan trọng nhất trong bài báo này là: Những mốc sự kiện diễn ra trong suốt chặng
đường hình thành và phát triển của trường.
4. Những suy luận chính trong bài báo này là: Sự phát triển đáng kinh ngạc của trường có phải
đến từ những quyết định của các đời hiệu trưởng nhà trường hay không?
5. Những khái niệm then chốt dẫn hướng lập luận của tác giả trong bài báo này là: Tư duy phát
triển của những hiệu trưởng tiền nhiệm.
6. Những giả định chính nằm bên dưới tư duy của tác giả là: Do những đóng góp của hiệu trưởng
nhà trường đã dẫn đến sự phát triển đáng ngạc nhiên của nhà trường, nên trong những mốc sự
kiện được kể đến phải có sự xuất hiện của họ.
7. Nếu hướng lập luận này đúng, những hàm ý sẽ là: Sự phát triển của trường được dẫn đến chủ
yếu từ những suy nghĩ, tư duy tiến bộ của những đời hiệu trưởng mà không kể đến những yếu tố
khách quan khác như thành tích nổi bâc của học sinh, đóng góp của phụ huynh, sự giúp sức của
người dân….
8. Góc nhìn chính được trình bày trong bài báo này là : Góc nhìn phiến diện, một chiều của tác
giả
6
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Phân tích logic 1cuốn sách giáo khoa
1. Mục đích chính của sách giáo khoa (SGK) này là: cung cấp những kiến thức chuyên sâu về hoá học các
hợp chất vô cơ theo khuôn khổ bậc đại học.
2. (Những) câu hỏi chính là tác giả đề cập trong SGK này là: Cách hình thành các hợp chất vô cơ dưới khái
niệm hoá đại cương?; Theo khái niệm thuyết liên kết phân tử VB thì tính chất, trạng thái của những hợp chất vô
cơ được hình thành sẽ như thế nào?
3. Các loại thông tin quan trọng nhất trong SGK này là: Tính chất của từng đơn chất, hợp chất hoá học vô cơ và
ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
4. Những suy luận (và những kết luận) chính trong SGK này là: Những kết luận chính trong sách được đưa ra
dưới những nghiên cứu chuyên sâu của những nhà khoa học lớn như Marie Curie, Linus Pauling về những tính
chất của hợp chất vô cơ.
5. Những khái niệm then chốt ta cần hiểu trong SHK này là: Mỗi đơn chất, hợp chất vô cơ đều có những tính
chất dùng để phân biệt lẫn nhau, và trách nhiệm của sinh viên đại học là ứng dụng chúng trong nghiên cứu đưa
vào thực tế.
6. Những giả định chính nằm bên dưới tư duy của tác giả là: Sách là nguồn cung cấp thông tin lớn và bổ ích,
nhưng với tư cách một sinh viên. Việc luôn tự tìm hiểu dựa trên các nguồn khác nhau đóng góp rất nhiều cho
thành công sau này
7a. Nếu ta xem SGK này một cách nghiêm túc, những hàm ý sẽ là: Kiến thức được cung cấp trong sách không
hoàn toàn trọn vẹn nên việc tiếp thu dựa trên sự chọn lọc cá nhân.
7b. Nếu ta không xem SGK này một cách nghiêm túc, những hàm ý sẽ là: Kiến thức trong đây được hệ thống
khái quát dễ dàng theo dõi, là nguồn cung cấp cần thiết cho môn học.

8. (Những) Góc nhìn chính được trình bày trong SGK này là: Góc nhìn đa diện, nhiều chiều được dựa trên nhiều
nghiên cứu của những nhà khoa học khác nhau mà đưa đến tổng hợp, kết luận chung nhất
7
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU

You might also like