You are on page 1of 10

Điều trị tổn thương đốm trắng sau chỉnh nha bằng phương pháp

siêu bảo tồn

Báo cáo case lâm sàng của Dr. Marina Papachroni

Mặc dù điều trị bằng khí cụ cố định đã trở thành một phần không thể thiếu trong chỉnh nha
nhưng nó cũng có một số ảnh hưởng đến men răng. Điển hình là các tổn thương đốm trắng
gây mất thẩm mỹ sau chỉnh nha và có thể tiến triển thành tổn thương sâu răng (1). Nguy cơ
hình thành đốm trắng sau chỉnh nha là khá cao (2-4). Ban đầu tổn thương này có bề mặt còn
nguyên vẹn, sau đó trở nên xốp hơn như phấn vì ánh sáng đã bị phân tán bên trong tổn thương
(5-7). Hiện tượng tán xạ tại ranh giới phân cách giữa các chất có chiết suất khác nhau như
men, nước và không khí (7). Tổn thương có thể xuất hiện sớm nhất là 1 tháng sau khi gắn mắc
cài và sâu răng sẽ tiến triển trong khoảng 6 tháng tiếp theo. Tổn thương đốm trắng này thường
xuất hiện trên bề mặt răng, xung quanh mắc cài, chủ yếu ở gần vùng nướu (7-8).

Nguyên nhân. Chỉnh nha bằng mắc cài Vệ sinh răng miệng kém

Vùng tập trung. Quanh mắc cài, gần cổ răng Ranh giới. Rõ ràng

Giải pháp xâm nhập nhựa là một lựa chọn điều trị xâm lấn tối thiểu cho những trường hợp tổn
thương như vậy, khi đó nhựa thẩm thấu có độ nhớt thấp len lỏi và phủ quanh các lỗ xốp của
men răng theo cơ chế khúc xạ ánh sáng làm tổn thương trở nên giống men khoẻ mạnh (9).

Lợi ích của kỹ thuật xâm nhập nhựa đã được ghi nhận lâm sàng (9-11) trong các trường hợp
tổn thương bề mặt men răng, hiệu quả thay vì trải qua các phương pháp phục hồi xâm lấn hơn.
Gần đây, bằng chứng in vitro về nhựa xâm nhập đã được tăng cường chứng thực bởi nhiều thí
nghiệm lâm sàng (12-14) đã cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn quá trình tổn thương.
ICON | Clinical Case
Case lâm sàng

Một bệnh nhân nam 16 tuổi phàn nàn rằng nụ cười của anh ấy bị ảnh hưởng bởi các tổn thương
đốm màu trắng và hơi vàng gây mất thẩm mỹ. Các tổn thương được nhìn thấy sau khi tháo các
mắc cài cố định sau 3 năm điều trị chỉnh nha.
Cha mẹ của bệnh nhân quan tâm về việc ngăn chặn tiến triển của tổn thương bằng phương
pháp bảo tồn men răng. Khác với quá trình tái khoáng hóa bằng cách sử dụng fluor hoặc CPP–
ACP, nhựa thẩm thấu có thể cải thiện màu sắc, ngay cả ở những tổn thương sâu. Hơn nữa, kết
quả thể hiện ngay lập tức sau khi điều trị (15,16).
Ngoài ra, sự xâm nhập của nhựa ít xâm lấn hơn nhiều so với phục hồi vi mài mòn hoặc
composite (15).

Hình 1. Hình ảnh ban đầu

Hình 2. Thực hiện đặt đê cao su và chỉ nha khoa để bảo vệ cho bệnh nhân trong quá trình
thẩm thấu. Quá trình điều trị được thực hiện trong 3 lần

ICON | Clinical Case


Hình 3. Bề mặt răng được làm sạch bằng mũi khoan đánh bóng

Hình 4. Lớp bề mặt bị xói mòn bằng cách sử dụng gel HCl 15% (ICON-Etch; DMG) trong 2
phút, lặp lại 3 lần. Rửa sạch trong ít nhất 30 giây bằng nước sạch và thổi khô

Hình 5. Tổn thương được làm khô bằng ethanol (ICON-Dry; DMG) trong 30 giây sau đó thổi
khô bằng không khí

ICON | Clinical Case


Hình 6. Nhựa thẩm thấu (ICON-Infiltrant; DMG) được áp dụng lên bề mặt và trong 3 phút.
Làm sạch vật liệu thừa bằng bông và chỉ nha khoa ở giữa các răng trước khi chiếu đèn.
Sau khi chiếu sáng trong 40 giây, lặp lại quá trình thẩm thấu trong 3 phút và chiếu sáng trong
40 giây.
Lý do thẩm thấu nhựa 2 lần là do vật liệu có thể bị co lại sau lần đầu tiên (15)

Hình 7. Mặc dù tất cả các răng đều bị tổn thương ở các mức độ khác nhau, nhưng răng số 11
(phía gần), 21 (phía gần và phía xa) và 22 (phía gần) cần được trám bằng composite

Hình 8. Hình ảnh ngay sau hoàn thiện dưới kính lọc phân cực

ICON | Clinical Case


Hình 9. Điều trị lần thứ 2 với quy trình tương tự cho răng 12 và 13. Đặt đê và sử dụng Icon-
Etch trong 2 phút, rửa sạch trong 30 giây và lặp lại 3 lần

Hình 10. Sau khi rửa sạch và làm khô tiến hành bôi ethanol (ICON-Dry) trong 30 giây

Hình 11. Bước cuối cùng là sử dụng nhựa thẩm thấu (ICON infiltrant). Sau đó, chiếu sáng trong
40 giây và lặp lại thẩm thấu nhựa.
Hình ảnh lâm sàng cuối cùng của các tổn thương cho thấy quá trình xâm nhập đã loại bỏ đi
các vùng màu vàng và nâu, tuy nhiên vẫn cần được phục hồi bằng composite để loại bỏ đường
viền xung quanh tổn thương

ICON | Clinical Case


Hình 12. Hình ảnh ngay sau hoàn thiện dưới kính lọc phân cực

Hình 13. Lần điều trị thứ 3 cho các răng hàm dưới, khó khăn chính là vị trí của tổn thương đốm
trắng, rất gần nướu nên cần phải cách ly cẩn thận bằng đê cao su

Hình 14. Bôi gel HCl 15% (ICON-Etch; DMG) trong 2 phút. Quá trình được lặp lại 3 lần

ICON | Clinical Case


Hình 15. Rửa sạch axit trong ít nhất 30 giây và thổi khô. Tiếp theo sử dụng ethanol (ICON -
Dry; DMG) trong 30 giây và làm khô

Hình 16. Bước cuối cùng là áp dụng nhựa thẩm thấu (ICON-Infiltrant). Loại bỏ vật liệu thừa
bằng chỉ nha khoa. Sau đó, chiếu đèn trong 40 giây

Hình 17. Quan sát nhựa thẩm thấu thông qua kính hiển vi

ICON | Clinical Case


Hình 18. Hình ảnh sau khi hoàn thiện và đánh bóng dưới kính lọc phân cực

Hình 19. Hình ảnh sau điều trị 2 tuần của răng hàm trên

Hình 20. Hình ảnh sau điều trị 2 tuần của răng hàm dưới

ICON | Clinical Case


Hình 21. Kết quả khá thành công đối với bệnh nhân nhỏ tuổi bằng phương pháp xâm lấn tối
thiểu mà không cần loại bỏ men răng

Mẹo lâm sàng


 Tổn thương đốm trắng sau khi tháo mắc cài rất phổ biến do vệ sinh răng miệng kém
(7,17). Ngược lại với các phương pháp điều trị khác, ICON cung cấp một giải pháp xâm
lấn tối thiểu mà không cần khoan hay loại bỏ men răng (18, 20).
 ICON còn có thể ngăn chặn sự tiến triển của các tổn thương và khả năng chống lại sự
tấn công của acid với men răng trong tương lai (18).
 Đối với các tổn thương có lỗ sâu, có thể kết hợp với điều trị composite để có kết quả
tốt hơn (19). Việc sử dụng kính hiển vi giúp ước tính chính xác vị trí của từng tổn thương
và quản lý nhựa thẩm thấu chính xác.
 Điều trị thành công với ICON đã hạn chế được các phương pháp điều trị xâm lấn hơn.

Tài liệu tham khảo


1. Höchli D, Monika Hersberger-Zurfluh M., Papageorgiou S., Eliades T. Interventions for
orthodontically induced white spot lesions: a systematic review and meta-analysis. Eur J
Orthod 2017 Apr 1;39(2):122-133.
2. Paris S, Meyer-Lueckel H, Colfen H, Kielbassa AM. Resin infiltration of artificial enamel
caries lesions with experimental light curing resins. Dent Mater J 2007;26:582-588.
3. Paris S, Meyer-Lueckel H, Kielbassa AM. Resin infiltration of natural caries lesions. J Dent
Res 2007;86:662-666.
4. Hammad, Shaza & Banna, Mai & El Zayat, Inas & Mohsen, Mohamed. (2012). Effect of resin
infiltration on white spot lesions after debonding orthodontic brackets. American journal of
dentistry. 25. 3-8.
5. Belli R, Rahiotis C, Schubert EW, Baratieri LN. Wear and morphology of infiltrated white
spot lesions. J Dent. 2011;39:376–85.
ICON | Clinical Case
6. Khoroushi M, Kachuie M. Prevention and treatment of white spot lesions in orthodontic
patients. Contemp Clin Dent. 2017;8:11–9.
7. Abbas BA, Marzouk ES, Zaher AR. Treatment of various degrees of white spot lesions using
resin infiltration-in vitro study. Prog Orthod. 2018;19(1):27.
8. Ogaard B, Rolla G, Arends J. Orthodontic appliances and enamel demineralization. Part 1.
Lesion development. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 1988;94:68–73
9. Rahiotis C, Zinelis S, Eliades G, Eliades T. Setting characteristics of a resin infiltration
system for incipient caries treatment. J Dent. 2015;43(6):715-719.
10. Kielbassa AM, Muller J, Gernhardt CR. Closing the gap between oral hygiene and
minimally invasive dentistry: a review on the resin infiltration technique of incipient (proximal)
enamel lesions. Quintessence International 2009;40:663–81.
11. Paris S, Meyer-Lueckel. H. Masking of labial enamel white spot lesions by resin
infiltration—a clinical report. Quintessence International 2009;40:713–8.
12. Paris S, Meyer-Lueckel. H. Inhibition of caries progression by resin infiltration in situ.
Caries Research 2010;44:47–54.
13. Paris S, Hopfenmuller W, Meyer-Lueckel. H. Resin infiltration of caries lesions: an efficacy
randomized trial. Journal of Dental Research 2010;89:823–6.
14. Ekstrand KR, Bakhshandeh A, Martignon S. Treatment of proximal superficial caries
lesions on primary molar teeth with resin infiltration and fluoride varnish versus fluoride
varnish only: efficacy after 1 year. Caries Research 2010;40: 41–6.
15. Kim S, Kim EY, Jeong TS, Kim JW. The evaluation of resin infiltration for masking labial
enamel white spot lesions. Int J Paediatr Dent. 2011 Jul;21(4): 241-8.
16. Meyer-Lueckel H, Paris S. Improved resin infiltration of natural caries lesions. J Dent Res
2008; 87: 1112–1116.
17. Denis M, Atlan A, Vennat E, Tirlet G, Attal JP. White defects on enamel: diagnosis and
anatomopathology: two essential factors for proper treatment (part 1). Int Orthod. 2013
Jun;11(2):139-65.
18. Perdigão J. Resin infiltration of enamel white spot lesions: An ultramorphological analysis.
J Esthet Restor Dent. 2020 Apr;32(3):317-324.
19. Jia L, Stawarczyk B, Schmidlin PR, Attin T, Wiegand A. Effect of caries infiltrant application
on shear bond strength of different adhesive systems to sound and demineralized enamel. J
Adhes Dent. 2012 Dec;14(6):569-74.
20. Zafer Cehreli, Infiltration: Ultraconservative Management of Hypomineralization,

Nguồn: Styleitaliano

ICON | Clinical Case

You might also like