You are on page 1of 325

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--------------------------

VŨ THỊ LỤA

STRESS Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------

VŨ THỊ LỤA

STRESS Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Chuyên ngành : Tâm lí học


Mã số : 62 31 04 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. GS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
2. PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả
ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Mục lục ................................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................... v
Danh mục các bảng .............................................................................................. vi
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ.............................................................................. viii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC
XÃ HỘI ............................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu về stress ở nhân viên công tác xã hội .......................... 8
1.1.1. Hướng nghiên cứu mức độ stress, biểu hiện stress .................................... 8
1.1.2. Hướng nghiên cứu tác nhân gây stress .................................................... 16
1.1.3. Hướng nghiên cứu ứng phó với stress .................................................... 24
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 30
1.2.1. Khái niệm stress ...................................................................................... 30
1.2.2. Khái niệm stress ở nhân viên công tác xã hội ......................................... 34
1.3. Stress ở nhân viên công tác xã hội ................................................................ 39
1.3.1. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội ............................................. 39
1.3.2. Biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội ........................................... 44
1.3.3. Tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội ..................................... 48
1.3.4. Ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội ...................................... 53
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới stress ở nhân viên công tác xã hội .................... 61
1.4.1. Tính lạc quan hay bi quan của nhân viên công tác xã hội ....................... 61
1.4.2. Mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên công tác xã hội .......... 61
1.4.3. Khí chất của nhân viên công tác xã hội ................................................... 62
1.4.4. Chỗ dựa xã hội của nhân viên công tác xã hội ........................................ 63
1.4.5. Thời gian làm việc của nhân viên công tác xã hội ................................... 64
1.4.6. Ý định thay đổi công việc của nhân viên công tác xã hội ........................ 65
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 67
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU STRESS Ở
NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ................................................................. 68
iii

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 68


2.2. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................... 70
2.2.1. Giai đoạn 1: xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về stress ở nhân viên
công tác xã hội ....................................................................................... 70
2.2.2. Giai đoạn 2: nghiên cứu thực trạng stress ở nhân viên công tác xã hội ...71
2.2.3. Giai đoạn 3: đề xuất biện pháp giảm stress và thực nghiệm một biện
pháp giảm stress ở nhân viên công tác xã hội ......................................... 72
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 73
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 73
2.3.2. Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 73
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ....................................................... 74
2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm ....................................................................... 78
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................... 84
2.3.6. Phương pháp quan sát ............................................................................ 85
2.3.7. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................... 85
2.3.8. Phương pháp mô tả chân dung................................................................ 90
2.3.9. Phương pháp thống kê toán học .............................................................. 91
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 92
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ STRESS Ở
NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ................................................................. 93
3.1. Stress ở nhân viên công tác xã hội ................................................................ 93
3.1.1. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội ............................................. 93
3.1.2. Biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội..............................................98
3.1.3. Tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội ................................... 109
3.1.4. Ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội .................................... 123
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở nhân viên công tác xã hội ...................... 136
3.2.1. Tính lạc quan hay bi quan của nhân viên công tác xã hội ..................... 136
3.2.2. Mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên công tác xã hội ........ 137
3.2.3. Khí chất của nhân viên công tác xã hội ................................................. 138
3.2.4. Chỗ dựa xã hội của nhân viên công tác xã hội ...................................... 139
3.2.5. Thời gian làm việc của nhân viên công tác xã hội................................. 140
iv

3.2.6. Ý định thay đổi công việc của nhân viên công tác xã hội ...................... 144
3.2.7. Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở nhân
viên công tác xã hội.............................................................................. 144
3.3. Một số biện pháp giúp giảm stress ở nhân viên công tác xã hội .................. 148
3.4. Kết quả thực nghiệm biện pháp tham vấn tâm lý cho những nhân viên
công tác xã hội rơi vào vào trạng thái stress ...................................................... 153
3.4.1. Tình huống gây stress, cách đánh giá về tình huống gây stress và ứng
phó với stress của nhân viên công tác xã hội......................................... 154
3.4.2. Sự thay đổi nhận thức về tác nhân gây stress và ứng phó với stress ở
nhân viên công tác xã hội ..................................................................... 155
3.4.3. Sự thay đổi mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội trước và sau
tham vấn...................................................................................................157
3.4.4. Phân tích trường hợp điển hình trong thực nghiệm ............................... 158
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 163
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................ 180
PHỤ LỤC 1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................... PL1
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA THỬ ............................................................. PL2
PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐIỀU TRA CHÍNH THỨC ........................................... PL19
PHỤ LỤC 4. VĂN BẢN TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ STRESS . PL33
PHỤ LỤC 5. VĂN BẢN TRẮC NGHIỆM ĐO KHÍ CHẤT ........................... PL34
PHỤ LỤC 6. VĂN BẢN TRẮC NGHIỆM TÍNH LẠC QUAN – BI QUAN .. PL37
PHỤ LỤC 7. VĂN BẢN THANG ĐO HỖ TRỢ XÃ HỘI ĐA DIỆN ............ PL38
PHỤ LỤC 8. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU....................................................... PL40
PHỤ LỤC 9. PHIẾU QUAN SÁT .................................................................. PL43
PHỤ LỤC 10. PHIẾU CÁ NHÂN .................................................................. PL44
PHỤ LỤC 11. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... PL46
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CSXH Cơ sở xã hội
CTXH Công tác xã hội
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
TBC Trung bình chung
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
NVXH Nhân viên xã hội
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu .................................................. 71
Bảng 2.2. Cách quy điểm trung bình của các biểu hiện stress, tác nhân gây
stress, ứng phó với stress thành các mức độ biểu hiện stress, tác
nhân gây stress, ứng phó với stress theo định tính ở nhân viên
công tác xã hội .................................................................................. 77
Bảng 3.1. So sánh stress ở nhân viên công tác xã hội theo các nhóm
khách thể ........................................................................................... 94
Bảng 3.2. Biểu hiện stress về mặt thể chất ở nhân viên công tác xã hội .............. 98
Bảng 3.3. Biểu hiện stress về mặt nhận thức ở nhân viên công tác xã hội ......... 100
Bảng 3.4. Biểu hiện stress về mặt cảm xúc ở nhân viên công tác xã hội ........... 101
Bảng 3.5. Biểu hiện stress về mặt hành vi ở nhân viên công tác xã hội ............. 103
Bảng 3.6. Tương quan giữa mức độ stress với các mặt biểu hiện stress và
tương quan giữa các mặt biểu hiện stress với nhau ở nhân viên
công tác xã hội ................................................................................ 106
Bảng 3.7. So sánh các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công các xã hội theo
các nhóm khách thể có stress khác nhau .......................................... 107
Bảng 3.8. Tác nhân từ yếu tố thời gian gây stress ở nhân viên công tác
xã hội .............................................................................................. 109
Bảng 3.9. Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ gây stress ở nhân viên công tác
xã hội .............................................................................................. 111
Bảng 3.10. Tác nhân từ yếu tố tình huống gây stress ở nhân viên công tác
xã hội .............................................................................................. 113
Bảng 3.11. Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất gây stress ở nhân viên công
tác xã hội ........................................................................................ 115
Bảng 3.12. Tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần gây stress ở nhân viên công
tác xã hội ........................................................................................ 116
Bảng 3.13. Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc gây stress ở nhân viên
công tác xã hội ................................................................................ 117
vii

Bảng 3.14. Tương quan giữa mức độ stress với các tác nhân gây stress và
tương quan giữa các tác nhân gây stress với nhau ở nhân viên
công tác xã hội ................................................................................ 122
Bảng 3.15. Ứng phó với yếu tố thời gian ............................................................ 123
Bảng 3.16. Ứng phó với yếu tố mối quan hệ ...................................................... 125
Bảng 3.17. Ứng phó với yếu tố tình huống ......................................................... 126
Bảng 3.18. Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất .............................................. 128
Bảng 3.19. Ứng phó với yếu tố yếu tố sức khỏe tinh thần .................................. 129
Bảng 3.20. Ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của nhân viên công tác
xã hội .............................................................................................. 131
Bảng 3.21. Tương quan giữa các nhóm ứng phó với stress ở nhân viên công
tác xã hội ........................................................................................ 134
Bảng 3.22. Tính lạc quan hay bi quan của nhân viên công tác xã hội ................. 136
Bảng 3.23. Mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên công tác xã hội .... 137
Bảng 3.24. Chỗ dựa xã hội của nhân viên công tác xã hội .................................. 139
Bảng 3.25. Thời gian làm việc tại cơ sở xã hội của nhân viên công tác xã hội .... 141
Bảng 3.26. Thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà của nhân viên công tác
xã hội .............................................................................................. 142
Bảng 3.27. Thời gian làm việc nhà và việc cá nhân của nhân viên công tác
xã hội .............................................................................................. 143
Bảng 3.28. Nhận thức về tác nhân gây stress cho bản thân trước và sau tham
vấn ở nhân viên công tác xã hội ...................................................... 155
Bảng 3.29. Nhận thức về ứng phó với stress cho tình huống của bản thân
trước và sau tham vấn ở nhân viên công tác xã hội .......................... 156
Bảng 3.30. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội trước và sau tham vấn .... 157
viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội ....................................... 93
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội ...... 104
Biểu đồ 3.3. Tổng hợp 10 biểu hiện stress rõ nhất ở nhân viên công tác xã hội .. 105
Biểu đồ 3.4. Tổng hợp các tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội ........ 119
Biểu đồ 3.5. Tổng hợp 10 tác nhân gây stress thường xuyên nhất ở nhân viên
công tác xã hội ............................................................................... 120
Biểu đồ 3.6. Tổng hợp các ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội ........ 132
Biểu đồ 3.7. Tổng hợp 10 ứng phó hiệu quả nhất với stress ở nhân viên công
tác xã hội ....................................................................................... 133
Biểu đồ 3.8. Khí chất ở nhân viên công tác xã hội .............................................. 138
Biểu đồ 3.9. Ý định thay đổi công việc của nhân viên công tác xã hội ............... 144
Sơ đồ 3.1. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với mức độ stress ở
nhân viên công tác xã hội ............................................................... 145
Sơ đồ 3.2. Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở nhân viên
công tác xã hội ............................................................................... 147
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Căng thẳng hay stress là một hiện tượng khá quen thuộc đối với mỗi cá nhân
khi họ là thành viên của xã hội hiện đại. Trong những thập kỷ qua, thuật ngữ stress đã trở
nên ngày càng phổ biến trong các ngành khoa học hành vi và sức khỏe, nhiều phương pháp
điều trị đã được áp dụng trong nỗ lực giải quyết vấn đề sức khỏe phức tạp này
(Papathanasiou, I.V., Tsaras, K., Neroliatsiou, A., & Roupa, A.R., 2015). Những stress vượt
quá ngưỡng sẽ gây thiệt hại về thể chất, cảm xúc và tâm lí (Fricchione, G. L., Ivkovic, A., &
Yeung, A.S., 2016), nên cần có những biện pháp khắc phục để giảm thiểu stress hoặc thoát
khỏi stress.
Công tác xã hội (CTXH) là một nghề có các nguy cơ sức khỏe liên quan đến
căng thẳng (Truter, E., Fouché, A., & Theron, L., 2017). Nhân viên công tác xã hội
(NVCTXH) tiếp xúc với các tình huống gây ra mức độ căng thẳng cao. Một số yếu
tố góp phần là lượng công việc cao, thiếu thời gian, thiếu nhân viên và nhu cầu của
khách hàng, quan hệ công việc với đồng nghiệp và khách hàng không tốt, và thiếu
sự hỗ trợ của xã hội. Những yếu tố khác là xung đột vai trò, mơ hồ về vai trò, thiếu
sự công nhận, cơ hội thăng tiến, và văn hóa tổ chức (Kim, Ji & Kao, 2011).
NVCTXH có mức độ căng thẳng cao khi làm việc với nhóm khách hàng nhiều
thách thức, chẳng hạn như những người mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng và dai
dẳng, những người đang tự tử hoặc những người đang đối mặt với chấn thương /
lạm dụng (Craig & Sprang, 2010; Lawson & Myers, 2011). Thường xuyên trải qua
căng thẳng trong công việc ở NVCTXH dẫn tới gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, sức khỏe
thể chất kém, các triệu chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần, mức độ hài lòng thấp
hơn trong công việc, thay đổi công việc thường xuyên hơn và xung đột tại nơi làm
việc (Rovas, L, J. Lapenien˙e,˙& R. Baltrušaityte, 2012). Căng thẳng liên quan đến
công việc có thể dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương tại nơi làm việc, giảm khả năng
tập trung, suy giảm chức năng nhận thức, khó khăn trong mối quan hệ, các vấn đề
liên quan đến sức khỏe và sức khỏe tâm thần kém (Cox & Steiner, 2013). Căng
thẳng trong công việc không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe của nhân viên mà
còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và gây ra các khoản chi phí lớn cho tổ chức
2

(Poulsen, I., 2018).


Ở nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển trở thành một nghề chuyên
nghiệp. Xong, ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được
phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Chỉ từ khi Đề án phát
triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2021 được ban hành, CTXH mới được chính
thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã
ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức; tuy nhiên tính chuyên nghiệp của nghề còn
hạn chế. Những vấn đề trên cũng có thể làm gia tăng mức độ stress đối với
NVCTXH ở Việt Nam. Bên cạnh đó để góp phần thực hiện mục tiêu đề ra trong Đề
án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2021: “Phát triển CTXH trở thành một
nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng
đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt
yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại
các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” (Thủ tướng chính
phủ, 2010); NVCTXH ở Việt Nam phải nỗ lực trong công việc và học tập nâng cao
trình độ, điều này làm cho NVCTXH dễ bị stress.
Trong thực tiễn, ý thức được tầm quan trọng của việc quản lí stress trong cuộc
sống của từng cá nhân, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay những nghiên cứu về stress ở NVCTXH còn ít. Đặc
biệt nghiên cứu thực tiễn theo hướng tìm ra những nhóm tác nhân gây stress ở
NVCTXH để đưa ra các nhóm ứng phó tương ứng với các nhóm tác nhân gây
stress, nhằm giảm thiểu stress hoặc thoát khỏi stress chưa thấy tác giả nào nghiên
cứu. Do đó, việc tìm hiểu về stress ở NVCTXH nhằm nâng cao hiệu quả công việc
và chất lượng cuộc sống của NVCTXH đang trở thành một yêu cầu cấp bách.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Stress ở nhân viên công tác xã
hội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về stress, cũng như các yếu tố ảnh
hưởng tới stress ở NVCTXH, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp
NVCTXH giảm stress, thoát khỏi stress để tăng cường hoạt động nghề nghiệp và
chất lượng cuộc sống cho NVCTXH.
3

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân gây stress, ứng phó với stress và các
yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: NVCTXH tại các tỉnh, thành khu vực Đông
Nam Bộ.
Khách thể nghiên cứu phụ: cán bộ quản lí NVCTXH tại các tỉnh, thành khu
vực Đông Nam Bộ và cán bộ quản lí đào tạo tại các trường có đào tạo CTXH.
4. Giả thuyết khoa học
Đa số NVCTXH có mức độ stress nhẹ.
Các biểu hiện stress trên các nhóm khách thể là khác nhau.
Có nhiều tác nhân gây stress cho NVCTXH, trong đó nhóm tác nhân từ yếu tố
đặc điểm công việc gây stress cho NVCTXH ở mức cao nhất.
NVCTXH sử dụng đa dạng các ứng phó với stress, trong đó nhóm ứng phó với
yếu tố sức khỏe thể chất và nhóm ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc được
NVCTXH sử dụng có hiệu quả hơn cả.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ stress ở NVCTXH, trong đó yếu tố
“thời gian làm việc nhà và việc cá nhân” ảnh hưởng tới mức độ stress mạnh nhất.
Có thể giảm mức độ stress bằng biện pháp tổ chức tham vấn cho NVCTXH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận về stress ở NVCTXH.
Phân tích, đánh giá thực trạng mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân gây
stress, ứng phó với stress, các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH.
Đề xuất các biện pháp hỗ trợ giảm stress cho NVCTXH.
Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của một biện pháp hỗ trợ giảm stresss
cho NVCTXH.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân gây
4

stress, ứng phó với stress và 6 yếu tố ảnh hưởng tới stress trong cuộc sống, đặc biệt
là hoạt động nghề nghiệp của NVCTXH đó là: tính lạc quan hay bi quan; mức độ
hài lòng đối với công việc ; khí chất; chỗ dựa xã hội; thời gian làm việc; ý định thay
đổi công việc.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Luận án chỉ nghiên cứu stress ở NVCTXH tại các cơ sở xã hội trực thuộc sở
Lao động Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ; bao
gồm 436 NVCTXH, trong đó: 267 NVCTXH tại Thành phố Hồ Chí Minh, 32
NVCTXH tại tỉnh Đồng Nai, 32 NVCTXH tại tỉnh Bình Dương, 34 NVCTXH tại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và 71 NVCTXH tại tỉnh Bình Phước.
20 cán bộ quản lí NVCTXH tại các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và cán
bộ quản lí đào tạo tại các trường có đào tạo CTXH.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của luận án được giới hạn ở các tỉnh /thành khu vực Đông
Nam Bộ có những cơ sở xã hội đáp ứng tiêu chí về khách thể nghiên cứu của luận
án, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
và Bình Phước.
6.4. Thời gian thực hiện
Nghiên cứu stress ở NVCTXH trong thời gian từ tháng 6 năm 2019 đến tháng
12 năm 2020.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các nguyên tắc phương pháp luận
Đề tài luận án được tiến hành trên cơ sở lí luận của nhiều khoa học như: tâm lí
học đại cương, tâm lí học xã hội, tâm lí học trị liệu, công tác xã hội, sinh lý học...
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản
sau đây:
Nguyên tắc hoạt động: hoạt động là cơ sở của sự hình thành và phát triển tâm
lý, đồng thời là nơi thể hiện sinh động đời sống tâm lý của con người. Chính vì vậy
để hiểu được stress ở NVCTXH, trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên
chính hoạt động hàng ngày, đặc biệt là hoạt động nghề nghiệp của NVCTXH.
Nghĩa là, đề tài nghiên cứu stress nẩy sinh trong hoạt động hàng ngày, đặc biệt là
5

hoạt động nghề nghiệp; những tác nhân gây stress từ hoạt động sống của NVCTXH.
Nguyên tắc hệ thống: các hiện tượng tâm lí không tồn tại một cách biệt lập
mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau; đồng
thời chúng còn chi phối và chụi sự chi phối của các hiện tượng khác. Chính vì vậy,
để hiểu rõ bản chất của một hiện tượng tâm lý nào đó chúng ta cần phải nghiên cứu
nó một cách có hệ thống. Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu mức độ
stress ở NVCTXH trong mối quan hệ, tác động qua lại với các biểu hiện stress, tác
nhân gây stress và các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH.
Nguyên tắc phát triển: tâm lý người luôn vận động và phát triển dưới sự tác
động của nhiều nhân tố cá nhân và xã hội. Mọi hiện tượng tâm lý đều có thể được
phát triển tốt hơn nếu có biện pháp tác động phù hợp và môi trường thuận lợi. Khi
nghiên cứu về stress ở NVCTXH, chúng tôi cho rằng NVCTXH có thể giảm thiểu
stress hoặc thoát khỏi stress nếu có những biện pháp phù hợp. Chính vì vậy, nội
dung đề tài không chỉ tập trung làm sáng tỏ mức độ, biểu hiện, tác nhân gây stress,
ứng phó với stress và các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở NVCTXH mà còn đề xuất
một số biện pháp giúp giảm stress ở NVCTXH và tổ chức thực nghiệm để đánh giá
tính khả thi của một biện pháp.
Nguyên tắc tính liên ngành: để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan
và toàn diện về stress ở NVCTXH, đề tài cần có sự tiếp cận dưới góc độ của nhiều
lĩnh vực khoa học khác nhau như: tâm lý hoc, công tác xã hội, sinh lý học... trong
đó, tiếp cận tâm lý học là chủ đạo.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các phương
pháp sau: phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp chuyên gia; phương pháp
điều tra bằng hỏi; phương pháp trắc nghiệm; phương pháp phỏng vấn sâu, phương
pháp quan sát; phương pháp thực nghiệm; phương pháp mô tả chân dung trong thực
nghiệm và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Mục đích, nội dung
của phương pháp và cách thức tiến hành các phương pháp được trình bày trong
chương 2.
6

8. Những đóng góp mới của đề tài


Về mặt lí luận
Đề tài đã tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa và xây dựng được một số vấn đề
lý luận về stress ở NVCTXH: một số khái niệm cơ bản như khái niệm stress, khái
niệm NVCTXH, khái niệm stress ở NVCTXH; mức độ stress ở NVCTXH bao gồm:
mức độ bình thường, mức độ nhẹ, mức độ vừa, mức độ nặng, mức độ rất nặng;
stress ở NVCTXH được biểu hiện ở 4 mặt: thể chất, nhận thức, cảm xúc, hành vi;
các tác nhân gây stress ở NVCTXH bao gồm: tác nhân từ yếu tố thời gian, tác nhân
từ yếu tố mối quan hệ, tác nhân từ yếu tố tình huống, tác nhân nhân từ yếu tố sức
khỏe thể chất và tinh thần, tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH;
ứng phó với stress của NVCTXH bao gồm: ứng phó với yếu tố thời gian, ứng phó
với yếu tố mối quan hệ, ứng phó với yếu tố tình huống, ứng phó với yếu tố sức khỏe
thể chất và tinh thần, ứng phó với stress do đặc điểm công việc NVCTXH đang thực
hiện; các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở nhân viên công tác xã hội bao gồm: tính lạc
quan hay bi quan, mức độ hài lòng đối với công việc, khí chất, chỗ dựa xã hội, thời
gian làm việc của NVCTXH. Kết quả này góp phần làm phong phú thêm lí luận về
stress nói chung và stress trong nghề nghiệp, nhất là nghề CTXH. Kết quả nghiên
cứu sẽ là tài liệu có giá trị phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy những lĩnh vực có
liên quan.
Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mức stress ở những NVCTXH thuộc các nhóm có tỉnh /thành phố; giới tính; trình
độ; lĩnh vực chuyên môn; dạng lao động; thu nhập; diện cư trú khác nhau. Có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở những NVCTXH thuộc các nhóm
có thời gian công tác, tập huấn CTXH, đối tượng hỗ trợ, tình trạng hôn nhân khác
nhau.
NVCTXH có biểu hiện stress ở bốn mặt, trong đó biểu hiện cảm xúc rõ nét
nhất sau đó đến biểu hiện nhận thức, hành vi, thể chất. Có nhiều nhóm tác nhân gây
stress cho NVCTXH, trong đó nhóm tác nhân gây stress nhiều nhất cho NVCTXH là
nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH. NVCTXH sử dụng đa
7

dạng các ứng phó để ứng phó với stress; trong đó hai nhóm ứng phó: ứng phó với
yếu tố sức khỏe thể chất, ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH
được NVCTXH sử dụng hiệu quả nhất.
Kết quả hồi quy đơn biến cho thấy: yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ
stress ở NVCTXH là “thời gian làm việc nhà và việc cá nhân”; kế đến là yếu tố chỗ
dựa xã hội, tính lạc quan hay bi quan, ý định thay đổi công việc, khí chất, sự hài lòng
nghề nghiệp; yếu tố “thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà” có ảnh hưởng ít nhất.
Kết quả hồi quy đa biến cho thấy, sự kết hợp tất cả các yếu tố trên có khả năng giải
thích cao nhất sự biến thiên mức độ stress ở NVCTXH.
Có 04 biện pháp giúp giảm stress cho NVCTXH và kết quả thực nghiệm đã
chứng minh biện pháp tham vấn tâm lí có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm stress cho
các NVCTXH có stress nặng và rất nặng.
Kết quả thực trạng trên về stress ở NVCTXH làm căn cứ cho việc xây dựng
các biện pháp, chính sách, chế độ phù hợp đối với NVCTXH, giúp NVCTXH giảm
stress, thoát khỏi stress, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc
sống cho NVCTXH.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu; kết luận, khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm các chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về stress ở nhân viên công tác xã hội
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng về stress ở nhân viên công tác xã hội
8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS
Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1. Tổng quan nghiên cứu về stress ở nhân viên công tác xã hội
Khi nghiên cứu tổng quan về stress chúng tôi hệ thống và phân tích theo ba
hướng chính: hướng nghiên cứu mức độ, biểu hiện stress; hướng nghiên cứu tác
nhân gây stress và hướng nghiên cứu ứng phó với stress. Trong từng hướng nghiên
cứu chúng tôi sẽ hệ thống và phân tích từ những nghiên cứu chung về stress, kế tiếp
là những nghiên cứu về stress nghề nghiệp và tới các nghiên cứu về stress ở
NVCTXH.
1.1.1. Hướng nghiên cứu mức độ stress, biểu hiện stress
Các tác giả Johnson, S. Smith tìm hiểu biểu hiện stress ở mặt thể chất. Các tác
giả đã thấy được sự liên quan giữa điện não đồ với stress. Có nhiều cơ chế thay đổi
hoạt tính điện nhịp của não ở những giai đoạn khác nhau của stress, cũng như tùy
theo điều kiện gây stress mà từng cá nhân có sự thay đổi khác nhau của điện não đồ
(Johnson, S.Smith & T.J.Mycrs, 1968). Trong nghiên cứu này tác giả mới chỉ thấy
được biểu hiên stress về mặt thể chất, chưa thấy được các biểu hiện stress một cách
toàn diện.
V.X. Meclin (1981) nghiên cứu sự khác biệt mức độ stress ở từng cá nhân.
Ông nhận xét rằng những người có hệ thần kinh yếu có độ nhậy cảm tri giác cao hơn
những người có hệ thần kinh mạnh. Những khác biệt stress ở từng cá nhân không chỉ
phụ thuộc vào mức độ mạnh, yếu của các quá trình thần kinh mà còn phụ thuộc vào
một loạt thuộc tính khác của hệ thần kinh và của các quá trình tâm lí (dẫn theo Đặng
Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, 1994). Trong nghiên cứu này tác giả đã cho
thấy sự khác biệt stress ở từng cá nhân phụ thuộc cả yếu tố sinh lý và tâm lí, tác giả
đã có quan điểm tương đối toàn diện, khái quát về các yếu tố tạo ra sự khác biệt
mức độ stress ở từng cá nhân.
Tác giả Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện với tác phẩm: “Tâm lí học và
đời sống” đã đề cập tới stress ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các tác giả đã chỉ ra những
9

phản ứng với stress ở trẻ em và thanh thiếu niên thể hiện ở những ứng xử hung tính,
ứng xử thụ động và ứng xử ngược đời. Bên cạnh đó các tác giả còn cho thấy hậu quả
stress gây ra cho trẻ tùy thuộc vào mức độ stress thể hiện ở trường độ và cường độ
(Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, 1994). Các tác giả mới chỉ thấy được
biểu hiên stress về mặt hành vi, chưa thấy được đầy đủ và toàn diện các biểu hiện
stress.
Frreri trong tác phẩm: “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trong
điều trị” đã khảng định, biểu hiện lâm sàng của các rối loạn do stress rất đa dạng và
phức tạp. Các phản ứng thích nghi bình thường, phản ứng thích nghi bệnh lí, sự
tham gia của nhân cách, môi trường và nghề nghiệp vào phản ứng stress. Trong tác
phẩm này M. Frreri còn cho thấy các phản ứng thần kinh thể dịch và các biểu hiện
rối loạn do stress (Ferreri, 1997).
Tác giả Đỗ Văn Đoạt với luận án tiến sĩ: “Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt
động học tập theo tín chỉ của sinh viên Đại học Sư phạm” cho thấy 100% sinh viên Đại
học Sư phạm có stress trong học tập theo tín chỉ ở các mức độ khác nhau. Trong đó,
mức độ 2 (căng thẳng) chiếm tỷ lệ cao nhất (77,3%), tiếp đó là mức độ 1 (rất căng
thẳng) chiếm tỷ lệ ( 18.9%) và thấp nhất ở mức độ 3 (ít căng thăng) với tỷ lệ (3,8%)
(Đỗ Văn Đoạt , 2013). Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả không sử dụng trắc
nghiệm để đo mức độ stress mà để các khách thể tự đánh giá nên kết quả không có
độ tin cậy cao.
Tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng trong luận án tiến sĩ: “Căng thẳng của học sinh trung
học phổ thông” cho thấy căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông được biểu hiện
trên cả 4 mặt thực thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi; trong đó một tỷ lệ lớn học sinh
có biểu hiện trên cả 4 mặt chiếm 72.8%; một tỷ lệ nhỏ cho rằng các em chỉ có biểu
hiện trong một hoặc 2 mặt trong số 4 mặt trên; chỉ có 2% học sinh cho rằng không có
bất kỳ biểu hiện nào; số lượng học sinh nam có biểu hiện trên cả 4 mặt nhiều hơn
học sinh nữ; trong đó số lượng biểu hiện về mặt thực thể xuất hiện nhiều hơn so với
sự xuất hiện của các biểu hiện ở những mặt còn lại (Đỗ Thị Lệ Hằng, 2014). Trong
nghiên cứu này tác giả đã đề cập tới biểu hiện stress ở cả bốn mặt thực thể, cảm xúc,
nhận thức và hành vi; tác giả đã thấy được biểu hiện toàn diện của stress.
10

Một trong những người có nhiều công trình nghiên cứu về stress là tác giả Tô
Như Khuê. Những công trình của ông và cộng sự từ năm 1967 đến 1975 chủ yếu
nghiên cứu căng thẳng cảm xúc của các chiến sĩ trong các binh chủng đặc biệt của
quân đội, trong hoạt động phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Những công trình này có
những đóng góp trong việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, huấn luyện, nâng cao
sức chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho bộ đội. Sau năm 1975 ông đã có nhiều công
trình nghiên cứu về stress như: “Đại cương tâm lý học kỹ thuật quân sự” năm 1980;
“cảm xúc và căng thẳng cảm xúc trong lao động” năm 1995, “đại cương tâm sinh lý
học lao động và tâm lý học kỹ thuật” năm 1997. Trong những công trình này ông cho
rằng stress xảy ra với hầu hết mọi người (Tô Như Khuê, 1980, 1995, 1997). Tô Như
Khuê đã có nhiều công trình nghiên cứu về stress, tuy nhiêu chủ yếu tác giả nghiên
cứu về căng thẳng cảm xúc nên chưa có quan điểm toàn diện, đa chiều về biểu hiện
của stress.
Tác giả Nguyễn Thành Khải với luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu stress ở cán bộ
quản lý”. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ba mức độ rất căng thẳng, căng thẳng
và ít căng thẳng thì cán bộ quản lí có mức độ căng thẳng chiếm tỷ lệ cao nhất. Cán bộ
quản lí có stress ở mức độ rất căng thẳng cao hơn đáng kể ở những người không
làm quản lý. Cán bộ quản lý công tác đoàn thể ít bị stress hơn so với cán bộ quản lí
hành chính, kinh doanh và công tác đảng. Stress ở cán bộ quản lý biểu hiện ở sự
thay đổi các thông số sinh lí và tâm lí, qua các dấu hiệu bên ngoài và sự cảm nhận
của mỗi người. Các thông số tâm – sinh lí trong giờ làm việc căng thẳng của cán bộ
quản lí thay đổi đáng kể so với thời gian ngoài giờ (Nguyễn Thành Khải, 2001).
Tuy nhiên khi nghiên cứu mức độ stress ở cán bộ quản lý tác giả không sử dụng trắc
nghiệm để đo mà chỉ dựa trên tự đánh giá của cán bộ quản lý nên độ chính xác của
kết quả nghiên cứu chưa cao.
Các tác giả Tsai, Fung, Chow trong nghiên cứu: “Nguồn và biểu hiện của
stress trong nữ giáo viên mẫu giáo”, nghiên cứu này đã sử dụng công cụ đánh giá
nguồn và các biểu hiện stress của giáo viên (TSI) do Fimian và Fastenu (1990) xây
dựng bao gồm 49 item, trong đó 29 item đo các biểu hiện của stress gồm 5 nhóm:
vấn đề tim mạch, vấn đề ăn uống, cảm xúc, sự mệt mỏi và hành vi. Kết quả nghiên
11

cứu cho thấy những biểu hiện của stress ở giáo viên về cảm xúc và sự mệt mỏi là
những biểu hiện phổ biến hơn cả (Tsai, E., Fung, L. & Chow, L., 2006). Trong nghiên
cứu của tác giả đã đề cập tới biểu hiện stress ở ba mặt thể chất, cảm xúc và hành vi, biểu
hiện stress về mặt nhận thức tác giả chưa đề cập tới.
Các tác giả Mariammal, Amutha và Sornaraj trong nghiên cứu của mình cho
thấy, môi trường làm việc ảnh hưởng đến biểu hiện stress về thể chất như tim mạnh
của giáo viên cao hơn so với nhân viên văn phòng (Mariammal, T., Amutha J.A. &
Sornaraj, R.,2012).
Tác giả Phạm Thị Thanh Hương trong luận án tiến sĩ: “Stress trong thể thao”
tác giả khảo sát chung trên 117 vận động viên và nghiên cứu sâu trên 56 vận động
viên cho thấy vận động viên ở tuyệt đại đa số các môn thể thao đều có stress và
stress ở mức độ cao và rất cao. Các vận động viên này có 8 biểu hiện stress phổ biến
đó là: căng thẳng; mệt mỏi; hẫng hụt; buồn đau; lo âu; tức giận; phấn chấn vui vẻ;
đam mê (Phạm Thị Thanh Hương, 2015)
Nguyễn Thị Thúy Dung nghiên cứu stress ở 132 các bộ quản lí trường mầm non
và phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy kết quả tự đánh giá về mức độ
stress mà cán bộ quản lí đã trải qua như sau: mức độ rất nhẹ 3,70 %; mức độ nhẹ
24,24 %; mức độ vừa 53,03%; mức độ nặng 15,15% và mức độ rất nặng 3,70 %. Biểu
hiện stress của cán bộ quản lí thể hiện ở 4 mặt, biểu hiện rõ nét nhất là mặt nhận thức,
tiếp đến là mặt cơ thể, mặt cảm xúc và cuối cùng là mặt hành vi, thói quen. Đa số các
biểu hiện stress đều ở mức từ hiếm khi cho đến thi thoảng xuất hiện ở cán bộ quản lí.
(Nguyễn Thị Thúy Dung, 2016). Tác giả đã đề cập tới đầy đủ, toàn diện các biểu
hiện stress. Tuy nhiên khi nghiên cứu mức độ stress tác giả nghiên cứu dựa trên tự
đánh giá của cán bộ quản lý nên độ chính xác chưa cao.
Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Liên Hương thực hiện nghiên cứu trên 600 điều
dưỡng đang làm việc tại bệnh viên hữu nghị Việt Đức. Kết quả cho thấy 18,5 % điều
dưỡng có biểu hiện căng thẳng trong khoảng một tuần trước khi trả lời câu hỏi. Tỷ lệ
căng thẳng ở mức nhẹ là 9%, mức vừa là 7 %, nặng và rất nặng là 2,5 %. Kết quả
nghiên cứu còn cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa căng thẳng của
điều dưỡng với việc tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu
12

thuẫn với cấp trên. Trong đó những điều dưỡng có kiêm nhiệm cả công tác quản lý
có nguy cơ bị căng thẳng cao gấp 5,2 lần, điều dưỡng đánh giá mối quan hệ của mình
với đồng nghiệp ở mức bình thường/không tốt có nguy cơ căng thẳng cao gấp 2,6 lần,
điều dưỡng đã từng có mâu thuẫn với cấp trên có nguy cơ căng thẳng cao gấp 3,3 lần
(Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Liên Hương, 2016).
Tác giả Trịnh Viết Then trong luận án tiến sĩ: “Stress ở giáo viên mầm non”
cho thấy trong 635 giáo viên mầm non có 54,5% giáo viên bị stress, có mức độ
stress từ nhẹ cho đến stress rất cao. Trong đó có 38,0% giáo viên có mức độ stress
nhẹ, 13,1% giáo viên bị stress trung bình, 2,8% giáo viên bị stress cao và 0,6% giáo
viên bị stress rất cao. Đa số giáo viên mầm non có những trải nghiệm stress về thể
chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Những trải nghiệm về thể chất, nhận thức và
cảm xúc có số lượng giáo viên trải nghiệm nhiều hơn và có trường độ kéo dài hơn so
với các trải nghiệm về hành vi. Giáo viên có mức độ stress cao và stress rất cao có
trường độ trải nghiệm stress về thể chất và tâm lý kéo dài hơn so với giáo viên
không bị stress, stress nhẹ và stress trung bình. Những trải nghiệm stress ở giáo viên
mầm non có mối tương quan thuận và khá chặt với mức độ stress (Trịnh Viết Then,
2016). Tác giả đã cho thấy được các trải nghiệm stress đầy đủ và toàn diện ở bốn
mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc, hành vi; tuy nhiên khi nghiên cứu mức độ stress ở
giáo viên tác giả chỉ dựa trên sự phản ứng tâm lý của giáo viên trước tác động của
các tác nhân gây stress nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp để kết luận mức độ
stress.
Tác giả Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Mary Chambers, Phùng
Khánh Lâm, Nguyễn Văn Vĩnh Châu trong nghiên cứu: “Khảo sát sức khỏe tâm trí
của nhân viên y tế bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016”.
Nghiên cứu khảo sát 601 nhân viên y tế trong đó 65 % nhân viên y tế có mức độ stress
bình thường (không bị stress), 16% nhân viên y tế có mức độ stress nhẹ, 11,5% nhân
viên y tế có mức độ stress trung bình, 6,2% nhân viên y tế có mức độ stress nặng và
1,3 % nhân viên y tế có mức độ stress rất nặng (Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Kim
Ngọc, Mary Chambers, Phùng Khánh Lâm và Nguyễn Văn Vĩnh Châu, 2019). Khi
nghiên cứu mức độ stress của nhân viên y tế các tác giả đã sử dụng bảng đo lường
13

mức độ trầm cảm, lo âu, stress của Lovibond, S.H. và Lovibond, P.F. (1995) đã
được Ủy ban Anxiety / Panic Attack tại Sydney (tháng 4 năm 2003) dịch và được
chuẩn hóa tại Việt Nam nên cho kết quả đáng tin cậy.
Jayaratne, S. và Chess, W. đã điều tra sự căng thẳng và kiệt sức ở NVCTXH, cụ
thể ở 144 nhân viên chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng, 60 nhân viên phúc lợi trẻ
em và 84 nhân viên dịch vụ gia đình. Các tác giả nhận thấy rằng tình trạng căng
thẳng tinh thần không khác biệt đáng kể giữa nhân viên phúc lợi trẻ em và nhân
viên chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng. Các nhân viên dịch vụ gia đình ghi
nhận mức độ thấp hơn đáng kể của sự làm mất nhân cách so với nhân viên phúc lợi
trẻ em và nhân viên chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng. 40% số người trong
mẫu cho rằng họ có thể sẽ thay đổi công việc (Jayaratne, S. & Chess, W., 1984).
Căng thẳng công việc có thể ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của NVCTXH.
Các triệu chứng thể chất bao gồm đau đầu, các vấn đề về dạ dày, rối loạn giấc ngủ,
mệt mỏi mãn tính, đau nhức cơ và các bệnh nhẹ mãn tính. Một số triệu chứng thể
chất lâu dài bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, loét dạ dày và đột quỵ. Các triệu
chứng tâm lý bao gồm hay quên, tức giận, thất vọng, lo lắng, cáu kỉnh và trầm cảm.
Về lâu dài, căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng, hành
vi tự tử, nghiện rượu, lạm dụng chất kích thích và "kiệt sức" (Cahill, J.,
Landsbergis, P.A., & Schnall, P.L., 1995). Tác giả đã cho thấy biểu hiện stress về
mặt thể chất, cảm xúc, hành vi, tuy nhiên chưa thấy được biểu hiện stress về mặt
nhận thức ở NVCTXH.
Có nhiều tác giả nghiên cứu về biểu hiện stress ở NVCTXH cho thấy sự kiệt
quệ về cảm xúc và suy giảm tính cách là những triệu chứng do căng thẳng gây ra
(Anderson, D. G., 2000).
Kadushin, A. cho thấy các triệu chứng căng thẳng quá ngưỡng, kiệt sức ở
NVCTXH biểu hiện ở mặt thể chất, cảm xúc và hành vi. Về mặt cảm xúc được biểu
hiện bằng sự chán ghét công việc và xa lánh nó; họ cảm thấy chán nản, cạn kiệt cảm
xúc, tức giận và bực bội do hậu quả của cảm giác thất bại trong công việc; mất đi sự
nhiệt tình, hứng thú, ý thức về sứ mệnh và dần dần mất đi sự cam kết và hứng thú
với công việc (Kadushin, A., 2002).
14

Nelson-Gardell, D., và Harris, D. cho rằng một số NVCTXH có nguy cơ bị


căng thẳng sang chấn thứ phát. Họ phát hiện ra rằng trải nghiệm cá nhân về chấn
thương thời thơ ấu dưới hình thức lạm dụng và bỏ rơi trẻ em làm tăng nguy cơ mắc
căng thẳng sang chấn thứ phát của nhân viên phúc lợi trẻ em. Những người bị ảnh
hưởng bởi căng thẳng sang chấn thứ phát trải qua các triệu chứng xâm nhập, thay
đổi thế giới quan và phản ứng sinh lý song song với các phản ứng của nạn nhân chấn
thương đầu tiên. Căng thẳng sang chấn thứ phát là kết quả của việc lắng nghe, ngày
này qua ngày khác, trước những tổn thương của người khác (Nelson-Gardell, D., &
Harris, D., 2003).
Cảm giác tội lỗi và kém cỏi là những triệu chứng của căng thẳng mà
NVCTXH gặp phải (Dillenburger, K., 2004).
Các nghiên cứu đã báo cáo rằng NVCTXH trải qua mức độ căng thẳng liên
quan đến công việc cao hơn so với nhiều nghề giúp việc khác
(Collins, 2008; Johnson et al., 2005 ).
Dự án nâng cao năng lực các dịch vụ tâm lí xã hội cho trẻ em dễ bị tổn thương
(dự án cầu vồng), được thực hiện tại cơ sở 2, trường Trường Đại học Lao động – Xã
hội từ năm 2009 – 2012, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ các
trường Đại học lớn có đào tạo CTXH, đã biên soạn và đưa vào giảng dạy tài liệu
quản lí stress đối với nhân viên xã hội (NVXH). Trong tài liệu này các tác giả đã đề
cập tới các dấu hiệu nhận biết stress ở NVXH bao gồm: các dấu hiệu về mặt thể
chất; các dấu hiệu về mặt cảm xúc; các dấu hiệu về mặt nhận thức và các dấu hiệu về
mặt hành vi (Lê Chí An et al., 2012).
Nguyễn Thị Ngọc thực hiện nghiên cứu: “Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp -
các chiều kích kiệt sức nghề nghiệp của NVCTXH đang làm việc tại một số CSXH
ở thành phố Hồ chí Minh”. Kết quả cho thấy có những biểu hiện ở các chiều kích
của hội chứng kiệt sức nghề nghiệp: cạn kiệt cảm xúc, phi nhân tính và cảm giác biến
chất hoàn toàn cá nhân ở NVCTXH. Có mối liên hệ không tương đồng giữa ba
chiều kích trên trong hội chứng kiệt sức nghề nghiệp ở NVCTXH. Stress là nhân tố
chính dẫn đến kiệt sức nghề nghiệp ở NVCTXH (Nguyễn Thị Ngọc, 2014).
15

Vũ Thị Lụa và Lê Văn Nguyễn thực hiện nghiên cứu: “Biểu hiện stress của
NVXH tại một số cơ sở xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, đa số NVXH có mức độ stress thấp; tập trung nhiều vào mức độ ít căng thẳng
chiếm 57,8%, mức độ rất căng thẳng chỉ có 5,6% còn lại ở mức độ căng thẳng 20%
và không căng thẳng là 16,6%. Stress ở NVXH được biểu hiện thông qua các dấu
hiệu thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong bốn mặt biểu hiện của NVXH
khi bị stress có ba mặt biểu hiện ở mức độ có biểu hiện rất nhẹ, trong đó biểu hiện về
mặt thể chất của NVXH khi bị stress là rõ nét nhất, sau đó đến biểu hiện về mặt cảm
xúc và biểu hiện về mặt nhận thức. Biểu hiện về mặt hành vi của NVXH khi bị stress
ở mức không có biểu hiện, chỉ có hai biểu hiện về mặt hành vi của NVXH khi bị
stress ở mức độ có biểu hiện rất nhẹ là: khó ngồi yên một chỗ; hay kêu ca phàn nàn.
Năm biểu hiện stress có thứ bậc cao nhất trong toàn thể các biểu hiện là: ra mồ hôi;
tinh thần không thoải mái; đau đầu, đau lưng, đau nhức khắp cơ thể; nhức đầu; luôn
cảm thấy mệt mỏi suy kiệt về sức lực (Vũ Thị Lụa và Lê Văn Nguyễn, 2015).
Tóm lại: từ các nghiên cứu trên có thể thấy, có nhiều tác giả nghiên cứu về
mức độ stress, biểu hiện stress. Cách thức nghiên cứu mức độ stress của các tác giả
khác nhau, có những giả nghiên cứu trên cơ sở tự đánh giá của nhóm khách thể, có
những tác giả sử dụng các trắc nghiệm để đo mức độ stress, nên kết quả có độ chính xác
khác nhau. Các tác giả đã chỉ ra mỗi cá nhân có mức độ stress khác nhau, đa số các
tác giả cho thấy mức độ stress ở NVCTXH tương đối cao, cao hơn các nghề nghiệp
khác. Các tác giả cũng đề cập tới một số NVCTXH có ý định từ bỏ công việc vì mức
độ stress cao trong công việc. Mức độ stress của các cá nhân có liên quan với các
yếu tố như các thuộc tính của hệ thần kinh, của các quá trình tâm lí, thâm niên công
tác, độ tuổi, giới tính. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy biểu hiện về mặt thể chất
của con người khi rơi vào trạng thái stress. Một số tác giả cho thấy biểu hiện của
stress ở nhiều mặt thể chất, cảm xúc, hành vi. Một số nghiên cứu trong thời gian gần
đây cho thấy stress được biểu hiện ở bốn mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành
vi. Điều này chứng tỏ, những nghiên cứu sau có sự kế thừa, có quan điểm đa chiều
và đầy đủ về các biểu hiện stress hơn so với các nghiên cứu trước. Trong luận án này
chúng tôi kế thừa cách nhìn nhận đa chiều và đầy đủ của các tác giả để nghiên cứu
16

các biểu hiện stress của NVCTXH. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các biểu hiện stress của
NVCTXH ở bốn mặt: thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi và chúng tôi sử dụng
bảng đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress của Lovibond, S.H. và Lovibond,
P.F. (1995) đã được Ủy ban Anxiety / Panic Attack tại Sydney (tháng 4 năm 2003)
dịch và được chuẩn hóa tại Việt Nam, để đo mức độ stress để thu được kết quả
khách quan.
1.1.2. Hướng nghiên cứu tác nhân gây stress
Selye, H. cho rằng bất cứ sự kiện nào đòi hỏi sự thích ứng đều làm khởi phát
các đáp ứng sinh lý đặc trưng cho stress, những đáp ứng này có tính không đặc hiệu;
các loại sự kiện gây stress khác nhau đều dẫn đến những biến đổi tương tự nhau, tác
giả gọi quá trình đáp ứng này là “hội chứng thích nghi chung” (General Adaptation
Syndrome - GAS). (Selye, H., 1956). Selye chưa thấy được yếu tố nhận thức của cá
nhân về tác nhân gây stress gây stress cho cá nhân.
Bổ sung thêm vào quan điểm của Selye; Syrington, Currie, Curran, Davidson,
(1955) và Mason (1975) cho rằng: khi các kích thích có hại xảy đến mà không có sự
nhận biết của đương sự, các đáp ứng sinh học sẽ không xảy ra. Bên cạnh đó, sự xuất
hiện phản ứng “chống hoặc chạy” và GAS phụ thuộc vào khả năng tiên đoán và kiểm
soát các sự kiện có hại ( dẫn theo Nguyễn Minh Tiến, 2015). Theo Rodin (1980), tầm
quan trọng của khả năng tiên đoán và kiểm soát các sự kiện có hại cũng được thấy
trong các đáp ứng của con người đối với những tác nhân gây stress (dẫn theo Nguyễn
Minh Tiến, 2015). Một số tác giả nghiên cứu stress theo quan điểm stress như một sự
kiện từ môi trường; theo các tác giả này tất cả các sự thay đổi tích cực hoặc tiêu cực
từ môi trường, cuộc sống đều có tính chất gây stress và mỗi một sự kiện nhất định
đều có tính chất gây stress như nhau với tất cả mọi người (dẫn theo Nguyễn Minh
Tiến, 2015).
Tác giả Thomas Holmes và Richard Rahe (1967) đã thiết kế một thang đo mức
độ stress đi kèm với các sự kiện thường gắn với cuộc sống hằng ngày gọi là thang đo
sự kiện cuộc sống (SRE: schedule of recent events - gồm 43 sự kiện cuộc sống) để
tìm ra những tình huống nào trong cuộc sống có khả năng gây stress nhiều nhất.
Nghiên cứu này đưa ra kết luận càng tích lũy nhiều khủng hoảng trong cuộc sống thì
17

con người càng dễ bị stress, đau ốm trong khoảng thời gian nào đó (dẫn theo Đặng
Phương Kiệt, 2004; Nguyễn Minh Tiến, 2015). Việc ra đời của SRE được xem là một
đóng góp rất có giá trị trong việc nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến stress; tuy
nhiên tác giả chưa thấy được các yếu tố cá nhân ảnh hưởng tới mức độ stress.
Ximônốp (1970) cho rằng một cảm xúc tiêu cực nảy sinh như là kết quả của sự
thiếu hụt thông tin thực tiễn cần thiết cho hành động thích nghi và hành động thỏa
mãn. Theo ông việc giải quyết “stress cảm xúc” là đưa ra thông tin đáng tin cậy và
hành động dựa trên thông tin đó . Như vậy ở đây tác giả đã chỉ ra nguyên nhân gây
stress là do thiếu hụt thông tin, do vậy có thể làm giảm stress cho con người bằng
cách cung cấp các thông tin cần thiết. Ximônốp mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một
nguyên nhân gây ra stress cảm xúc là do thiếu hụt thông tin, chưa xác định được
đầy đủ các nguyên nhân gây stress.
Trong một số công trình nghiên cứu của mình Tô Như Khuê cho rằng tác nhân
gây stress là các yếu tố có hại về tâm lí xuất hiện trong các tình huống mà cá nhân
nhận thấy có thể gây cho cá nhân bất lợi và rủi ro. Chính nhận thức của cá nhân về
tác nhân gây stress, gây ra stress cho cá nhân chứ không phải do bản thân kích thích
(Tô Như Khuê, 1976, 1980, 1995, 1997). Tô Như Khuê cho thấy tác nhân gây stress
là nhận thức của cá nhân về bản thân kích thích mà không thấy được chính cường
độ, tính chất của kích thích cũng là tác nhân gây stress cho cá nhân.
Tác giả Đặng Phương Kiệt với tác phẩm “cơ sở tâm lí học ứng dụng” đã chỉ ra
nguyên nhân gây stress đó là công việc quá tải, khó khăn khi đưa ra quyết định, trách
nhiệm đối với công việc, mơ hồ về vai trò, mối quan hệ giữa các cá nhân, sự phát
triển nghề nghiệp… (Đặng Phương Kiệt, 2001).
John Locker trong tác phẩm: “Bí quyết thành công trong quản lí” đã tìm ra
được sáu nguyên nhân gây căng thẳng cho cán bộ quản lí đó là: tính cách cá nhân,
các vấn đề gia đình, quan hệ với người khác, lao động, thời gian và môi trường (dẫn
theo Lêbêđév & A.I.Panôv, 1986).
Tác giả Nguyễn Thành Khải chỉ ra có nhiều nguyên nhân gây stress ở cán bộ
quản lí, trong đó nguyên nhân chủ yếu là gặp khó khăn trong công việc (có 63.55%
cán bộ quản lí có nguyên nhân này). Bên cạnh đó là các nguyên nhân: ra quyết định
18

quản lí quan trọng; không hòa hợp với cấp dưới; mâu thuẫn với cấp trên; nội bộ tập
thể cán bộ quản lí mất đoàn kết; do công việc quá tải; do công việc thiếu tải cũng là
nguyên nhân gây ra stress ở cán bộ quản lí, tuy nhiên rất ít cán bộ quản lí gặp nguyên
nhân này (1,19%) (Nguyễn Thành Khải, 2001).
Bhatti, N., Hashmi, M.A., Raza, S.A., Shaikh, F.M. và Shafiq, K. nghiên cứu
tác nhân gây stress ở giảng viên đại học cho thấy các tác nhân gây stress chính có
liên quan đến áp lực công việc, liên quan đến học sinh, phụ huynh, mối quan hệ với
đồng nghiệp, điều kiện và môi trường nhà trường và một số tác nhân khác như lòng
yêu nghề, đặc điểm cá nhân và xã hội (Bhatti, N., Hashmi, M.A., Raza, S.A.,
Shaikh, F.M.& Shafiq, K., 2011).
Tác giả Phạm Mạnh Hà trong công trình nghiên cứu của mình đã tìm thấy
nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ stress nghề nghiệp của giảng viên đó là công việc
quá tải, cơ hội phát triển nghề nghiệp và thu nhập. Bên cạnh đó các nhân tố như cuộc
sống gia đình, xã hội cũng có ảnh hưởng tới mức độ stress của giảng viên (Phạm
Mạnh Hà, 2011).
Fernet, C. và cộng sự cho rằng các đặc điểm công việc gây ra căng thẳng cho
các nhà giáo dục bao gồm năm khía cạnh: xung đột vai trò, cho biết mức độ mà cá
nhân trải qua các yêu cầu và cam kết vai trò không phù hợp; quá tải về vai trò, mức
độ mà nhu cầu công việc vượt quá nguồn lực cá nhân và nơi làm việc, cũng như
mức độ hoàn thành các nhiệm vụ dự kiến; sự mơ hồ về vai trò, chỉ ra các điều kiện
mà các ưu tiên, kỳ vọng và tiêu chí đánh giá không rõ ràng đối với cá nhân; thiếu
vai trò, chỉ ra tình trạng giáo dục, kỹ năng đào tạo và kinh nghiệm của cá nhân
không phù hợp với yêu cầu công việc (Fernet, C., Austin, S., Tre´panier, S. G. &
Dussault, M., 2013).
Tác giả Trịnh Viết Then trong nghiên cứu của mình cho thấy các tác nhân gây
stress cho giáo viên bao gồm: nhóm các tác nhân liên quan đến áp lực công việc,
nhóm các tác nhân liên quan đến trẻ, nhóm các tác nhân liên quan đến mối quan hệ
với đồng nghiệp và kỷ luật, nhóm các tác nhân liên quan đến đáp ứng nhu cầu cá
nhân, nhóm các tác nhân liên quan đến những biến đổi sinh lý cá nhân. Trong đó
nhóm tác nhân liên quan đến đáp ứng nhu cầu cá nhân, liên quan đến trẻ, có mức độ
19

tác động mạnh nhất gây stress ở giáo viên (Trịnh Viết Then, 2016).
Nguyễn Thị Thúy Dung nghiên cứu stress ở 132 các bộ quản lí trường mầm non
và phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy có 04 nhóm nguyên nhân gây
stress cho cán bộ quản lí, xếp hạng về mức độ ảnh hưởng như sau: nguyên nhân từ
công tác quản lí; nguyên nhân từ bản thân; nguyên nhân từ các mối quan hệ công tác;
nguyên nhân từ gia đình. Có 16 nguyên nhân được ghi nhận ảnh hưởng đến stress ở
cán bộ quản lí, các nguyên nhân này đều ở mức ảnh hưởng ít và ảnh hưởng vừa phải
tới stress ở cán bộ quản lí. Các nguyên nhân ảnh hưởng nhiều hơn tới stress ở cán bộ
quản lí là: thời gian đòi hỏi gấp rút; khối lượng công việc nhiều; mâu thuẫn, bất đồng
với cấp dưới; gia đình gặp khó khăn về tài chính; tính cầu toàn, đòi hỏi sự hoàn thiện;
mong muốn khảng định bản thân (Nguyễn Thị Thúy Dung, 2016)
Magnavita, N., Soave, P. M., Ricciardi, W., và Antonelli, M. nghiên cứu các
điều kiện nghề nghiệp và sức khỏe của các bác sĩ gây mê tại một bệnh viện trung
tâm COVID-19 ở Latium, Ý. Một tỷ lệ đáng khách thể nghiên cứu (71,1%) cho biết
mức độ căng thẳng cao liên quan đến công việc, với sự mất cân bằng giữa nỗ lực
cao và phần thưởng thấp (Magnavita, N., Soave, P. M., Ricciardi, W., &
Antonelli, M., 2020).
Khi nghiên cứu về stress nghề nghiệp các tác giả: Đặng Phương Kiệt; John
Locker; Bhatti và cộng sự; Phạm Mạnh Hà; Trịnh Viết Then; Nguyễn Thị Thúy
Dung đều đưa ra được những nguyên nhân cơ bản gây stress nghề nghiệp. Các tác
giả đưa ra những yếu tố cơ bản như: thời gian, khối lượng công việc, mối quan hệ,
thu nhập, điều kiện môi trường làm việc, sự phát triển nghề nghiệp và yếu tố cá
nhân. Bên cạnh đó Fernet, C. và cộng sự cho thấy xung đột vai trò, quá tải về vai
trò, sự mơ hồ về vai trò, thiếu vai trò; Magnavita, N. và công sự cho rằng sự mất
cân bằng giữa nỗ lực cao và phần thưởng thấp là các tác nhân gây stress nghề
nghiệp.
Courage, M., và William, D. nghiên cứu một số tình huống có thể làm tăng
căng thẳng cho NVCTXH (nhân viên phúc lợi trẻ em). Một mặt, NVCTXH phải hỗ
trợ những trẻ em đang gặp nạn cấp bách và nguy hiểm là nạn nhân của bạo lực.
Đồng thời, họ phải đối đầu với những thủ phạm bạo lực, những người thường tỏ ra
20

tức giận và thù địch với NVCTXH (Courage, M., & William, D., 1986).
Trong số những tác nhân gây căng thẳng trong công việc, NVCTXH Na Uy cho
biết mức độ căng thẳng cao hơn liên quan đến sự mơ hồ về vai trò, xung đột vai trò,
thách thức công việc, xung đột về giá trị và phần thưởng tài chính. Himle và cộng sự
kết luận rằng dự báo mạnh nhất của tất cả các chiều kích của kiệc sức là thách thức
của công việc (Himle, D., Jayaratne, S. &Thyness, P., 1986).
Khi NVCTXH có quá nhiều việc phải làm trong một khoảng thời gian ngắn
hoặc có rất ít việc phải làm trong công việc, điều này nhân viên bị sa sút tinh thần và
căng thẳng (Walonick, D.S., 1993).
Collings, J.A. và Murray P.J. nhận thấy rằng việc lập kế hoạch và đạt được mục
tiêu cũng như khối lượng công việc là những yếu tố gây căng thẳng hàng đầu đối với
những NVCTXH mà họ khảo sát. NVCTXH cố gắng đáp ứng những kỳ vọng
không thực tế mà xã hội dành cho họ, điều này khiến họ bị căng thẳng nhiều
(Collings, J.A. & Murray P.J., 1996).
Do thiếu nguồn lực và sự hỗ trợ thích hợp, NVCTXH rất dễ bị căng thẳng, đặc
biệt là khi mức lương thấp hơn so với nhiệm vụ phải thực hiện (Siegrist, J.A., 1996).
Các cơ quan không cung cấp các điều kiện làm việc đầy đủ là một yếu tố gây
căng thẳng lớn đối với NVCTXH (Dane, B., 2000).
McLean, J. và Andrew, T. đã xác định mối quan hệ kém giữa người sử dụng lao
động và người lao động là nguyên nhân gây ra căng thẳng tại nơi làm việc cho
NVCTXH (McLean, J. & Andrew, T., 2000).
Anderson, D. G. cho rằng lương thấp và làm việc nhiều giờ nguy hiểm, các
nguồn lực của cơ quan và cộng đồng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
trách nhiệm pháp lý, xung đột vai trò đều góp phần gây ra căng thẳng cho NVCTXH
(Anderson, D. G., 2000).
Giám sát hiệu quả mang tính hỗ trợ cao được coi là đóng một vai trò quan trọng
đối với sự hài lòng trong công việc và giảm bớt tác động của căng thẳng trong công
việc trong khi giám sát kém góp phần làm tăng căng thẳng trong công việc ở
NVCTXH (Dollard, M.F., Winefield, H.R. & Winefield, A.H., 2001).
Thiếu nguồn lực và tái cơ cấu tổ chức cũng là những nguyên nhân gây căng
21

thẳng hàng đầu cho NVCTXH (Storey, J., & Billingham, J., 2001).
Lloyd, C. và cộng sự phát hiện ra rằng các yếu tố như khối lượng công việc, sự
không rõ ràng về vai trò, áp lực công việc và mối quan hệ với người giám sát là những
yếu tố gây căng thẳng chính cho NVCTXH (Lloyd, C., King, R., & Chenoweth, L.,
2002).
Nelson-Gardell, D., và Harris, D. cho rằng các NVCTXH (nhân viên phúc lợi
trẻ em) khi làm việc họ phải tiếp xúc với những chi tiết “bẩn thỉu” về những điều
khủng khiếp mà một số người lớn làm với trẻ em. Chính sự đồng cảm với trẻ em là
nguyên nhân cho những căng thẳng mà họ phải chịu đựng (Nelson-Gardell, D., &
Harris, D., 2003).
Regehr, C., Hemsworth, D., Leslie, B., Howe, P., và Chau, S. nhận thấy rằng
NVCTXH (nhân viên phúc lợi trẻ em) có thể gặp các triệu chứng của căng thẳng sau
chấn thương do tiếp xúc với các sự kiện quan trọng như cái chết của trẻ em, cái chết
đau thương của khách hàng là người lớn, đe dọa bạo lực đối với chính họ và hành
hung chính họ (Regehr, C., Hemsworth, D., Leslie, B., Howe, P., & Chau, S., 2004).
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Whitaker, T., Weismiller, T. và Clark, E.J.
chỉ ra rằng NVCTXH bị quá tải công việc dẫn đến kiệt sức và căng thẳng nghề
nghiệp; ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc và khả năng hoàn thành công việc
đúng hạn (Whitaker, T., Weismiller, T., & Clark, E.J., 2006).
Sự mơ hồ về vai trò là một trong những yếu tố gây căng thẳng cho các
NVCTXH Nam Phi. Sự khác biệt trong kỳ vọng công việc là rất quan trọng để tránh
căng thẳng nghề nghiệp giữa các NVCTXH (Earle, N., 2008).
Các nghiên cứu về các tác nhân gây stress cho NVCTXH từ năm 2008 trở về
trước, hầu hết các tác giả đều chưa thấy được toàn diện và đầy đủ các tác nhân gây
gây stress mà thường chỉ thấy được một vài tác nhân gây stress ở một mặt nào đó
trong cuộc sống của NVCTXH, đa số các tác giả cho thấy do công việc quá tải
(Walonick, D.S., 1993; Collings, J.A. & Murray P.J., 1996; Lloyd, C., King, R., &
Chenoweth, L., 2002; Whitaker, T., Weismiller, T., & Clark, E.J., 2006; Magnavita,
N., Soave, P. M., Ricciardi, W., & Antonelli, M., 2020); sự mơ hồ về vai trò
(Himle, D., Jayaratne, S. & Thyness, P., 1986; Lloyd, C., King, R., & Chenoweth,
22

L., 2002; Earle, N., 2008); thu nhập thấp (Siegrist, J.A., 1996; Anderson, D. G.,
2000; Himle, D., Jayaratne, S. & Thyness, P., 1986); vấn đề của thân chủ (Courage,
M., & William, D., 1986; Nelson-Gardell, D., &Harris, D., 2003; Regehr, C.,
Hemsworth, D., Leslie, B., Howe, P., & Chau, S., 2004); mối quan hệ kém
(McLean, J. & Andrew, T., 2000; Lloyd, C., King, R. & Chenoweth, L., 2002);
thiếu nguồn lực (Siegrist, J.A., 1996; Anderson, D. G., 2000; Storey, J., &
Billingham, J., 2001; Magnavita, N., Soave, P. M., Ricciardi, W., & Antonelli, M.,
2020).
Năm 2008, Hiệp hội NVCTXH Mỹ tiến hành nghiên cứu 3.653 hội viên. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tác nhân dẫn tới stress của những NVCTXH này là: thiếu
thời gian, công việc nặng nhọc, lương bổng không cân xứng, đền bù không thỏa đáng,
thân chủ khó khăn, thách thức (dẫn theo Lê Chí An et al., 2012).
Việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của nghề nghiệp làm tăng khả năng bị căng
thẳng nghề nghiệp ở NVCTXH, do bản chất của công việc trong khu vực công hoặc
tư nhân. Đặc điểm của khách hàng, xung đột vai trò, khối lượng công việc cao và
xung đột trong cuộc sống, trong công việc tác động đến căng thẳng ở NVCTXH
(Kim, H., 2010).
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, NVCTXH có mức độ căng thẳng cao
khi làm việc với nhóm khách hàng nhiều thách thức, chẳng hạn như những người
mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng và dai dẳng, những người tự tử hoặc những người
đang đối mặt với chấn thương / lạm dụng (Craig, C.D. and Sprang, G., 2010;
Lawson, G. & Myers, J.E., 2011).
Một số tác giả đề cập đến việc NVCTXH tiếp xúc với các tình huống gây ra
mức độ căng thẳng cao, khiến họ dễ bị kiệt sức. Một số yếu tố góp phần là lượng
công việc nhiều, thiếu thời gian, thiếu nhân viên và nhu cầu của khách hàng, quan
hệ công việc với đồng nghiệp và khách hàng không tốt và thiếu sự hỗ trợ của xã hội.
Những tác nhân khác là xung đột vai trò, mơ hồ về vai trò, thiếu sự công nhận, cơ
hội thăng tiến và văn hóa tổ chức (Kim, H., Ji, J. & Kao, D., 2011).
Lê Chí An và cộng sự trong tài liệu: “Quản lí stress đối với nhân viên xã hội”
đã đưa ra các yếu tố gây stress cho NVXH bao gồm: stress liên quan tới yếu tố thời
23

gian; stress liên quan tới yếu tố tương quan; stress liên quan tới yếu tố tình huống;
stress liên quan tới yếu tố suy diễn và stress liên quan tới nghị lực cá nhân (Lê Chí
An et al., 2012).
Vũ Thị Lụa thực hiện nghiên cứu: “Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới stress
của NVXH tại một số cơ sở xã hội thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 05 nguyên nhân gây stress nhiều nhất ở NVXH có thứ bậc từ cao xuống thấp là:
do thu nhập thấp; do mâu thuẫn, xung đột với người khác; do thời tiết nóng nực; do
các mối quan hệ ngày càng phức tạp; do lo sợ bị giảm thu nhập. Bên cạnh đó còn
những nguyên nhân cũng góp phần gây stress đáng kể cho NVXH như: do ít thời gian
nghỉ ngơi; do sức khỏe không tốt làm giảm nghị lực bản thân; do sự tuân thủ những
giá trị đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp không phải luôn dễ dàng (Vũ Thị Lụa, 2017).
Một nghiên cứu khác chứng minh rằng căng thẳng ở NVCTXH là do không có
sự thay đổi tích cực ở khách hàng của họ, điều kiện làm việc, quan hệ của họ với quản
lý của họ, quan hệ của họ với người tiếp nhận dịch vụ. Do làm việc theo hợp đồng có
thời hạn nên cảm thấy bấp bênh và không an tâm về tương lai của mình, khối lượng
công việc quá nhiều, yêu cầu quá cao áp đặt cho nhân viên và mức trả lương thấp,
hành vi tiêu cực của những người tiếp nhận dịch vụ, tự yêu cầu quá cao ở NVCTXH,
việc theo đuổi sự hoàn hảo khi giải quyết các vấn đề của người nhận dịch vụ, nỗi sợ
thất bại và tinh thần trách nhiệm tăng cao (Rita Raudeliunaite & Giedre Volff,
2018).
Đa số các tác giả nghiên cứu các tác nhân gây stress ở NVCXTH từ năm 2008
trở lại đây đều thấy được tương đối đa dạng các tác nhân gây stress như áp lực công
việc, thu nhập thấp, sự mơ hồ về vai trò, đặc điểm của thân chủ, mối quan hệ kém ...
Tóm lại: ở hướng nghiên cứu này các tác giả đã đưa ra đa dạng những tác nhân
gây stress như: các sự kiện từ môi trường; sự nhận thức của cá nhân về những tác
nhân gây stress; thiếu hụt thông tin; vấn đề gia đình; quan hệ với người khác; lao
động; thời gian và môi trường; áp lực công việc; lòng yêu nghề; đặc điểm cá nhân và
xã hội. Đối với NVCTXH những tác nhân được nhiều tác giả đề cập hơn cả là thu
nhập thấp; công việc quá tải; mối quan hệ không tốt; thiếu sự hỗ trợ xã hội; vấn đề
của thân chủ phức tạp… sự đa dạng các tác nhân gây stress mà tác giả đề cập tới là
24

cơ sở giúp chúng tôi có cái nhìn đa chiều về các tác nhân gây stress, giúp chúng tôi
nghiên cứu tác nhân gây stress cho NVCTXH ở Việt Nam đa chiều và đầy đủ hơn.
Kế thừa nghiên cứu của các tác giả, trong luận án này chúng tôi nghiên cứu stress nảy
sinh từ các mặt khác nhau trong cuộc sống của NVCTXH và chúng tôi phân ra thành
các nhóm tác nhân sau: nhóm tác nhân từ yếu tố thời gian ; nhóm tác nhân từ yếu tố
mối quan hệ ; nhóm tác nhân từ yếu tố tình huống; nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe
thể chất và tinh thần và nhóm tác nhân từ đặc điểm công việc của NVCTXH.
Cấu trúc tác nhân gây stress bao gồm những nhóm tác nhân trên chưa tác giả nào đề
cập tới.
1.1.3. Hướng nghiên cứu ứng phó với stress
Ứng phó nói chung và ứng phó với stress nói riêng là một hướng nghiên cứu
nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả.
Lazarus và Folkman và đã xây dựng trắc nghiệm “cách ứng phó”. Trắc nghiệm
này đo hai kiểu ứng phó cơ bản nhất đó là: kiểu ứng phó tập trung cảm xúc và kiểu
ứng phó tập trung giải quyết vấn đề. Theo xu hướng này, mục đích của cách ứng phó
thứ nhất là làm giảm mức độ căng thẳng của con người khi họ rơi vào tình huống khó
khăn, chú ý nhiều đến cảm xúc cá nhân. Còn mục đích của cách ứng phó thứ hai là
nhằm đến việc giải quyết vấn đề hoặc định hướng làm một việc gì đó để thay đổi hoàn
cảnh (Lazarus & Folkman, 1984).
Carver và Sheiner đã xây dựng trắc nghiệm “ứng phó”. Các tác giả đưa ra 5
thang đo về cách ứng phó tập trung vào vấn đề (ứng phó tích cực, lập kế hoạch, che
dấu hoạt động cạnh tranh, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, kiềm chế), 5 thang đo về cách ứng
phó tập trung vào cảm xúc (tìm kiếm chỗ dựa tình cảm, diễn giải dương tính, chấp
nhận, phủ nhận, đi theo tôn giáo), 3 thang đo về cách ứng phó không tích cực (hành vi
tiêu cực, quá nhấn mạnh vào cảm xúc, tinh thần tiêu cực) (Carver & Scheiner, 1989).
Endler và Parker; Avero P., Corace K. M., Endler N. S. & Calvo, M. G., đã
xây dựng “bảng kiểm ứng phó với các tình huống căng thẳng”. Đây là thang đo đa
chiều, tự khai theo dạng Likert có 2 phiên bản: 48 item và 21 item, đặc điểm của bảng
kiểm/thang đo này là nó đánh giá các phong cách ứng phó khác nhau của cá nhân với
các tình huống gây stress. Cụ thể hơn, nó đánh giá mức độ tham gia của các cá nhân
25

vào một số dạng hoạt động nhất định khi họ đối mặt với các tình huống khó khăn,
căng thẳng hay là lo lắng, buồn khổ (Avero P., Corace K. M., Endler N. S. & Calvo,
M. G., 2003; Endler, N. S., & Parker, J. D. A.,1990).
Oláh, a., đưa ra một số mô hình như ứng phó đồng hóa, thích nghi và lảng tránh
(Oláh, a.,1995).
Bourne E.J đã xây dựng bảng kê các chiến lược ứng phó tích cực với stress. Đây
là bảng kê các cách ứng phó tích cực cơ bản với stress, đã được sử dụng rộng rãi trong
các nghiên cứu dịch tễ học, tâm lý học sức khỏe ở nhiều nước. Bảng rút gọn mô tả
các cách ứng phó tích cực với stress đã được sử dụng trong một số công trình nghiên
cứu thanh, thiếu niên Việt Nam. Các chiến lược ứng phó tích cực với stress trong
bảng này bao gồm 24 đề mục phân chia thành 4 nhóm: 1) chiến lược thể chất và lối
sống ; 2) chiến lược cảm xúc; 3) chiến lược nhận thức; 4) chiến lược triết lý và tâm
linh (tinh thần tôn giáo) (Bourne E.J., 2000).
Kumarmahi với tác phẩm: “Kĩ năng ứng phó với stress” đã nêu bật các vấn đề
liên quan đến kĩ năng ứng phó như: 3 bước của quá trình ứng phó là nhận diện tác nhân
(biết được gì), qui trách nhiệm (làm như thế nào) và hành động (làm gì); đỉnh 3 phương
pháp ứng phó là ứng phó tích cực, làm việc có ý nghĩa và ứng phó hợp với tôn giáo.
Từ đó, tác giả nhấn mạnh, kĩ năng ứng phó với stress cần thiết phải có các kĩ năng sau:
kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tương tác xã hội và kĩ năng tự điều chỉnh (Kumarmahi, 2007).
Trong tổng quan về các thang đo ứng phó, Carolyn Aldwin đã đưa ra 200 tài
liệu tham khảo có liên quan đến các thang đo ứng phó, trong đó có 51 thang đo là
dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên ( dẫn theo Frydenberg, E., 2008).
Tác giả Nguyễn Thành Khải trong nghiên cứu của mình cho thấy, cán bộ quản
lí sử dụng nhiều phương pháp để giảm stress, trong đó phương pháp tự điều chỉnh
bản thân được sử dụng nhiều nhất (78.88% cán bộ quản lí sử dụng phương pháp này).
Bên cạnh đó cán bộ quản lí còn sử dụng các phương pháp: giao tiếp, tâm sự với người
khác; tham gia các hoạt động khác; tập khí công; xoa bóp, bấm huyệt; sử dụng thuốc
(Nguyễn Thành Khải, 2001).
Tác giả Trịnh Viết Then trong nghiên cứu của mình cho thấy hầu hết giáo viên
26

mầm non sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề, cách ứng phó tìm kiếm sự trợ
giúp, cách ứng phó lảng tránh để ứng phó với stress. Trong đó cách ứng phó tập trung
vào vấn đề được giáo viên sử dụng nhiều nhất. Giáo viên sử dụng tất cả các cách ứng
phó với stress chỉ đạt hiệu quả vừa phải, trong đó cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp
được giáo viên sử dụng có hiệu quả cao nhất từ mức độ hiệu quả vừa phải đến có
nhiều hiệu quả. Trong bốn cách ứng phó với stress của giáo viên, cách ứng phó tìm
kiếm sự trợ giúp, ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó lảng tránh có mối tương
quan thuận chặt chẽ với nhau, cách ứng phó tập trung vào vấn đề không có mối tương
quan với cách ứng phó tiêu cực, điều này cho thấy khi giáo viên sử dụng các cách
ứng phó tích cực thì có thể sẽ không sử dụng cách ứng phó tiêu cực (Trịnh Viết Then,
2016).
Nguyễn Thị Thúy Dung nghiên cứu stress ở 132 cán bộ quản lí trường mầm non
và phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy cán bộ quản lí sử dụng 11 cách
ứng phó để ứng phó với stress. Hai cách ứng phó được cán bộ quản lí sử dụng ở mức
thường xuyên và mức độ sử dụng như nhau đó là: đối mặt với vấn đề, nỗ lực hết mình
để giải quyết vấn đề; xem xét kỹ lưỡng vấn đề và nhìn nhận theo hướng tích cực, mọi
việc không quá tồi tệ, luôn có thể tìm ra cách giải quyết. 07 cách ứng phó được sử
dụng ở mức độ thi thoảng xếp theo thứ hạng từ cao xuống thấp đó là: trò chuyện với
bạn bè, người thân thiết để chia sẻ, giải tỏa căng thẳng; tìm đến những người mình
kính trọng nhờ tư vấn; cố gắng loại bỏ vấn đề ra khỏi tâm trí, tránh suy nghĩ về nó;
tưởng tượng hay mơ ước sự việc sẽ chuyển biến tốt đẹp hơn; coi nhẹ tình trạng ấy,
tránh xem xét nó một cách nghiêm túc, tiếp tục sống và làm việc như chưa có gì xảy
ra; nhận ra rằng cá nhân mình phải chụi trách nhiệm cho những khó khăn ấy và thực
sự quở trách chính mình; không để cho người khác biết cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Cách ứng phó cán bộ quản lí sử dụng ở mức hiếm khi là: mong ước giá như mình có
thể thay đổi những gì xảy ra. Cách ứng phó hầu như không dùng là: tránh gặp gỡ mọi
người (Nguyễn Thị Thúy Dung, 2016).
Phạm Thị Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Thị Thu Hường,
Nguyễn Thị Lý với nghiên cứu: “Một số biện pháp phòng ngừa, ứng phó với stress
của Điều dưỡng viên bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định”, nghiên cứu trên 158 Điều
27

dưỡng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy Điều dưỡng viên sử dụng 5 cách phòng
ngừa phổ biến: tâm sự với người khác; quản lý sắp xếp lại thời gian; luân phiên vị trí
làm việc; tập thể dục thể thao, tham gia một số loại hình nghệ thuật; thay đổi nhu cầu
ăn uống và sinh họat. Ngoài ra Điều dưỡng viên còn sử dụng các cách phòng ngừa
khác như: cho phép mình nghỉ ngơi; tham gia các hoạt động khác; đi du lịch; tự điều
chỉnh bản thân luôn suy nghĩ tích cực lạc quan; tham gia một khóa học; đi massage;
đọc sách, báo; xem tivi. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, Điều dưỡng viên sử dụng
những cách ứng phó thường xuyên nhất là: tập thiền, yoga và khí công. Bên cạnh đó
Điều dưỡng viên còn sử dụng các cách ứng phó khác như: tìm sự giúp đỡ từ các đấng
siêu nhiên; tới gặp nhà tham vấn tâm lý; châm cứu cho lưu thông khắp cơ thể; thôi
miên và dùng thuốc an thần (Phạm Thị Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Phạm Văn Tùng,
Nguyễn Thị Thu Hường và Nguyễn Thị Lý, 2019).
Từ các nghiên cứu ứng phó với stress nói chung, ứng phó với stress của các
khách thể thuộc các nghề nghiệp khác nhau chúng ta thấy; khi nghiên cứu về ứng
phó với stress đa số các tác giả đã đề cập tới đa dạng các cách ứng phó với stress.
Tổng hợp các công trình nghiên cứu về ứng phó thì thấy có ba nhóm ứng phó mang
tính chất bao quát và rõ ràng đã được các nhà nghiên cứu xác định, đó là ứng phó
tập trung vào vấn đề, ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó định hướng tránh
né. Hướng thứ nhất là nỗ lực thực hiện một số hoạt động nhằm mục đích giải quyết
vấn đề hay thay đổi vấn đề. Hướng thứ hai là các nỗ lực điều chỉnh cảm xúc khó chịu
liên quan đến sự kiện gây căng thẳng. Hướng thứ ba là các nỗ lực dịch chuyển về
mặt vật lý hay tâm lý ra khỏi tình huống căng thẳng. Ngoài ra một số tác giả còn đề
cập tới ứng phó tập trung vào nhận thức, ứng phó đồng hóa, thích nghi, ứng phó tiêu
cực. Có thể thấy trong tất cả các hướng nghiên cứu về stress thì hướng nghiên cứu
về ứng phó với stress được nhiều tác giả quan tâm nhất và kết quả nghiên cứu cũng
đầy đủ và toàn diện nhất.
Theo Shannon và Saleebey các ứng phó xếp ở hạng cao mà NVCTXH sử dụng
là: học cách thư giãn, kết nối tâm trí / cơ thể và tập thể dục (Shannon, C., &
Saleebey, D.,1980)..
Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu có giá trị của Um & Harrison trên 160 NVCTXH lâm
28

sàng cho rằng hỗ trợ xã hội, vai trò của đồng nghiệp, tập thể và các nhóm hỗ trợ có
tác dụng đặc biệt đáng kể trong việc giải quyết tình trạng kiệt sức và cũng cải thiện
sự hài lòng trong công việc. Bên cạnh đó là việc dạy các kỹ năng đối phó với căng
thẳng, cụ thể là các chiến lược cá nhân để giảm bớt căng thẳng (Um, M. & Harrison,
D.F.,1998).
Theo Anderson các chiến lược đối phó với căng thẳng ở NVCTXH được
chia thành cách đối phó tích cực và tiêu cực. Đối phó tích cực là nỗ lực của một cá
nhân để tích cực quản lý các yếu tố gây căng thẳng của họ thông qua giải quyết vấn
đề, tái cấu trúc nhận thức, hỗ trợ xã hội và biểu hiện cảm xúc. Những cách tiêu cực
mà NVCTXH đối phó với căng thẳng là né tránh vấn đề, mơ mộng, rút lui khỏi xã
hội và tự phê bình (Anderson, D. G., 2000).
Nghiên cứu của Storey, J.,và Billingham, J., cho thấy đào tạo thêm, nghỉ không
lương và tham gia các khóa đào tạo về quản lý căng thẳng sẽ là những ứng phó mà
NVCTXH lựa chọn để giảm căng thẳng (Storey, J., & Billingham, J., 2001).
Để giảm căng thẳng, các NVCTXH cho biết nên thuê thêm nhân viên để giảm
bớt số lượng thân chủ cho mỗi cá nhân; được hỗ trợ cũng như được đào tạo nhiều hơn
cũng giúp NVCTXH giảm stress (Coffey, M., Dugdill, L., & Tattersall, A., 2004).
Nhiều hỗ trợ hơn, giảm khối lượng công việc và nhiều nguồn lực hơn là những
câu trả lời hàng đầu khi NVCTXH được hỏi điều gì có thể làm giảm bớt căng thẳng.
Các câu trả lời khác bao gồm thay đổi nhân sự cấp cao, lương cao hơn và thay đổi
vị trí (Dillenburger, K., 2004).
Phụ nữ có xu hướng tập trung vào việc trút bỏ cảm xúc như một cơ chế đối
phó trong khi nam giới có xu hướng sử dụng những cách tiêu cực hơn như rượu và
ma túy (Collins, S., 2008).
Lê Chí An và cộng sự trong tài liệu: “Quản lí stress đối với NVXH” đã đưa ra
các chiến lược ứng phó với stress bao gồm: chiến lược đối với yếu tố thời gian;
chiến lược đối với yếu tố mối tương quan; chiến lược đối với yếu tố tình huống; chiến
lược đối với yếu tố suy diễn; chiến lược đối với yếu tố nghị lực bản thân (Lê Chí An
et al., 2012).
Các NVCTXH đã sử dụng các ứng phó với căng thẳng nghề nghiệp như nghỉ
29

làm, tham gia các hoạt động khác, ngăn chặn tác nhân gây căng thẳng, thảo luận với
các đồng nghiệp khác tại nơi làm việc; quản lý thời gian tốt, sắp xếp thứ tự ưu tiên
cho công việc, tăng cường khả năng sáng tạo và nâng cao lòng tự trọng
(Ntombenhle brenda moyane, 2016).
Vũ Thị Lụa thực hiện nghiên cứu: “chiến lược ứng phó với stress của NVXH
tại một số cơ sở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
có 05 chiến lược ứng phó được NVXH sử dụng nhiều nhất đó là: sống lạc quan, yêu
đời; biết lắng nghe ý kiến của mọi người; tạo cho bản thân tâm lý thoải mái; học hỏi
những người ta khâm phục, cách họ giải quyết công việc để rút ra bài học cho bản
thân; nghĩ về người thân (Vũ Thị Lụa, 2016).
Khi nghiên cứu ứng phó với stress ở NVCTXH, đa số các tác giả chưa đưa ra
được toàn diện và đầy đủ các ứng phó với stress, mỗi tác giả mới chỉ đưa ra được
một số cách ứng phó. Trong các tác giả, tác giả Anderson, tác giả Lê Chí An và
cộng sự đưa ra được tương đối đa dạng các cách ứng phó; tuy nhiên tác giả Lê Chí
An và cộng sự mới chỉ nghiên cứu ứng phó với stress ở phương diện lý luận mà
chưa có nghiên cứu thực tiễn. Đây là khoảng trống lớn cần có những nghiên cứu để
đưa ra ứng phó với stress ở NVCTXH toàn diện và đầy đủ hơn.
Tóm lại: khi nghiên cứu về ứng phó với stress ở nhóm khách thể chung và
nhóm người lao động, thì có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ứng phó với stress ở
nhiều khía cạnh khác nhau, tương đối đầy đủ và toàn diện. Đa số các các giả đề cập
tới các ứng phó như ứng phó định hướng vấn đề, ứng phó định hướng cảm xúc và
ứng phó định hướng tránh né hoặc các cách ứng phó tích cực và tiêu cực. Nghiên
cứu về ứng phó với stress ở NVCTXH, đa số các tác giả chưa đưa ra được toàn diện
và đầy đủ các ứng phó với stress, mỗi tác giả mới chỉ đưa ra được một số cách ứng
phó. Những ứng phó với stress được nhiều tác giả đề cập tới là thư giãn; tập thể
dục; sự hỗ trợ của đồng nghiệp, người giám sát; giảm số lượng thân chủ; tăng
lương; đào tạo thêm; tham gia các khóa đào tạo về quản lí căng thẳng. Sự đa dạng
các ứng phó với stress mà các tác giả đề cập tới khi nghiên cứu ứng phó với stress ở
nhóm khách thể chung và người lao động là cơ sở giúp chúng tôi có cái nhìn nhiều
chiều, phong phú về các ứng phó với stress khi nghiên cứu các ứng phó với stress ở
30

NVCTXH. Khi nghiên cứu ứng phó với stress ở NVCTXH, đa số các tác giả chưa
đưa ra được toàn diện và đầy đủ các ứng phó với stress, mặt khác chưa có tác giả nào
nghiên cứu các ứng phó tương ứng với các tác nhân gây ra stress ở NVCTXH, nhằm
loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác nhân gây ra stress, để giảm thiểu stress hoặc thoát
khỏi stress. Chúng tôi sẽ bổ sung hoàn thiện hơn những mặt còn thiếu, chưa toàn
diện khi nghiên cứu ứng phó ở NVCTXH trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm stress
Có nhiều tác giả nghiên cứu về stress và đưa ra những khái niệm khác nhau.
Tựu chung lại có năm cách tiếp cận về stress như sau:
Cách tiếp cận thứ nhất: nhìn nhận stress như một đáp ứng sinh học của
cơ thể
Năm 1920, Walter Canon đưa ra thuật ngữ stress như là - phản ứng chống lại
hoặc chạy trốn để mô tả lại cách thức mà loài vật và con người phản ứng với mối
nguy hiểm. Trong cả hai tình huống này, nhịp tim và huyết áp tăng cao, tăng nhịp
thở, tăng hoạt động cơ bắp. Thị lực và thính lực hoạt động mạnh hơn để đạt được hiệu
quả tốt hơn. Theo ông, đây là một phản ứng được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học, cho
phép mỗi sinh vật có thể ứng phó với những tác nhân gây đe dọa từ môi trường bên
ngoài (dẫn theo Gerrig, R.J. & Zimbardo, P.G., 2013).
Hans Selye cho rằng stress là phản ứng sinh học của cơ thể trước những tình
huống căng thẳng nhằm khôi phục lại trạng thái cân bằng, đảm bảo sự duy trì và thích
nghi của cơ thể sống với điều kiện sống thay đổi. Ông gọi các đáp ứng này là Hội
chứng thích nghi tổng quát (GAS) khi những hoạt động thần kinh và nội tiết cho phép
cơ thể sinh vật chống lại những kích thích sinh lý có hại với ba giai đoạn: báo động
(alarm), kháng cự (resistance) và kiệt quệ (exhaustion) (Selye, H.,1956).
Như vậy chúng ta thấy Walter Cannon và Hans Selye tiếp cận nghiên cứu stress
tập trung làm rõ các phản ứng sinh lý của chủ thể mà chưa thấy được đặc điểm tâm
lý cá nhân trong các phản ứng của cơ thể và cách thức cá nhân ứng phó với stress
trước một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, hai ông đã đặt nền móng cho nghiên cứu
stress sau này.
31

Cách tiếp cận thứ hai: nhìn nhận stress như một sự kiện từ môi trường bên
ngoài
Theo Holroyd (1979), stress như một sự kiện từ môi trường đòi hỏi một cá nhân
phải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không bình thường với một sự kiện từ
môi trường. Theo quan điểm này stress trú ngụ trong những “đòi hỏi” của sự kiện xảy
ra trong môi trường hơn là bên trong cá nhân (dẫn theo Lê Chí An et al., 2012).
Bruce Singh và Sidney Bloch cho rằng: “Stress đề cập tới các hoạt động hoặc
các tình huống, gây ra cho con người những yêu cầu về cơ thể và tâm lý quá mức và
đe dọa gây mất thăng bằng” (dẫn theo Ferreri (1997).
Meyer A. đã đưa ra quan niệm stress như là những yếu tố bên ngoài. Ông đã sử
dụng biểu đồ ghi lại các sự kiện có thể là nguyên nhân dẫn tới stress, bệnh tật của con
người như: ngày bị bệnh nặng, yếu tố môi trường, sự qua đời của người thân hoặc
thay đổi công việc (Meyer A., 1948). Holmes và Rahe (1967) đưa danh sách về các
sự kiện mới nhất dễ gây ra stress ở con người như ly hôn, cưới hỏi, sinh con, ngồi tù,
mắc nợ, lễ giáng sinh… Cả những sự kiện tích cực lẫn tiêu cực đều được xem là có
tính gây stress, vì cả hai loại đều đòi hỏi sự thích ứng (dẫn theo Lê Chí An et al.,
2012).
Các quan niệm xem stress như một sự kiện từ môi trường bên ngoài chủ yếu
đề cập tới các sự kiện từ môi trường – các yếu tố khách quan là tác nhân gây stress
mà chưa thấy được các tác nhân gây stress có thể từ chính bản thân cá nhân – yếu tố
chủ quan. Mặt khác chưa thấy được, không phải sự kiện nào từ môi trường cũng
gây ra stress và không phải ai cũng bị stress bởi một sự kiện như nhau.
Cách tiếp cận thứ ba: nhìn nhận stress như một hiện tượng nhận thức –
hành vi của cá nhân
Lazarus, Folkman nhìn nhận stress là một quá trình tương tác giữa con người và
môi trường, trong đó cá nhân xem xét sự kiện trong môi trường có tính đe dọa và có
hại, vì vậy họ cố gắng sử dụng các tiềm năng của mình để thích ứng (Lazarus &
Folkman, 1984). Như vậy theo quan niệm này stress không chỉ trú ngụ trong sự kiện
của môi trường mà cả trong đáp ứng mang tính nhận thức - hành vi của cá nhân
nhằm điều hòa hai yếu tố môi trường và đáp ứng.
32

Theo Gatchel và Baum: “Stress là một tiến trình mà bằng cách đó con người
phản ứng lại với các sự kiện môi trường và tâm lý được nhận thức là sự đe dọa hoặc
thách thức” (Gatchel Robert J. & Baum Andrew, 1983).
Theo Tô Như Khuê: “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu
xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình
thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không
chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” (Tô
Như Khuê, 1995).
Cách tiếp cận xem stress như một hiện tượng nhận thức – hành vi của cá nhân
mới chỉ đề cập tới mặt nhận thức và đáp ứng hành vi của cá nhân, chưa thấy được
những đáp ứng về mặt thể chất và cảm xúc của cá nhân trước tác động của các tác
nhân gây stress và mức độ của các kích thích từ môi trường bên ngoài và bên trong
cơ thể tác động tới mức độ stress của cá nhân, tuy nhiên cách tiếp cận này đã bổ
sung những thiếu sót của các mô hình stress “sinh học” và stress “môi trường” đề
cập ở trên.
Cách tiếp cận thứ tư: nhìn nhận stress như một trạng thái tâm lí của
cá nhân
Theo từ điển Tâm lý học của dintrencô và mesêracôva: “Stress – trạng thái
căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động ở những điều kiện
phức tạp, khó khăn của đời sống thường ngày, cũng như trong những điều kiện đặc
biệt” (Зинченко В .П., Б. Г. Мешеpакова,1996).
Theo Herbert, T. B., và Cohen, S.: “Stress là một trạng thái cảm xúc tiêu cực
xuất hiện nhằm phản ứng lại các sự kiện đòi hỏi sự cố gắng hoặc vượt quá các
nguồn lực hay khả năng ứng phó của mỗi người” (Herbert, T. B., & Cohen,
S., 1996).
Theo Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “Stress là
những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong
những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong
những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” (Phạm Minh
Hạc, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn, 1995).
33

Nguyễn Thành Khải cho rằng: “Dưới góc độ của tâm lý học có thể hiểu stress
là trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt
động cũng như trong cuộc sống” (Nguyễn Thành Khải, 2001).
Cách tiếp cận này mới đề cập tới đáp ứng về mặt tâm lí của cá nhân trước những
tác nhân gây stress, chưa đề cập tới sự đáp ứng về mặt thể chất và hành vi của cá nhân
trước những tác nhân gây stress.
Cách tiếp cận thứ năm: nhìn nhận stress dưới góc độ phân tích hệ thống
Theo từ điển Tâm lý học: “Stress là một thuật ngữ có giới hạn rộng dùng để
chỉ những trạng thái của con người xuất hiện do phản ứng với những tác động đa
dạng từ bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý, hành vi “ (Vũ Dũng, 2008).
Ferreri M. coi stress như là đáp ứng trước một yêu cầu. Trong các điều kiện
thông thường, stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm lý, sinh học
và hành vi, stress đặt cơ thể vào một mô hình hài hoà với môi trường xung quanh
(Ferreri,1997).
L.A.Kitaepxmưx (1983) cho rằng: stress là những nét không đặc hiệu của những
biểu hiện sinh lý và tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của cơ thể. Theo
ông, tính không đặc hiệu của các quá trình thích nghi tâm lý và sinh lý thể hiện có cả
tiêu cực lẫn tích cực, khi con người gặp các tác động khác nhau về cường độ, trường
độ, và tầm quan trọng của nó đối với chủ thể (dẫn theo Judith Lazaraus, 2001).
Lazarus đưa ra khái niệm: “Stress là trạng thái mất cân bằng bên trong cơ thể
nảy sinh từ thực tế/ cảm nhận từ yêu cầu của môi trường và năng lực đối phó với
những nhu cầu của cơ thể, được thể hiện qua nhiều phản ứng sinh lý, tình cảm và
hành vi” (Lazarus, R.S., 1966).
Charles Spielperger cho rằng, stress là quá trình tương tác giữa khả năng đáp
ứng của mỗi cá nhân với những đòi hỏi được đặt ra cho cá nhân đó trong môi trường
của họ, quá trình tương tác đó có thể ảnh hưởng xấu về nhiều mặt (sinh lý, tâm lý,
cảm xúc, hành vi) (dẫn theo Bob Montgomery & Lynette Evans, 2004).
Còn theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, stress tiếng anh có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất
là một mối kích động đánh mạnh vào con người, nghĩa thứ hai chỉ phản ứng sinh lý
– tâm lý của con người ấy. Mối kích động có thể là tác nhân vật lý, hóa học, một vi
34

khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng thẳng đột
xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng và phản ứng lại. Phản ứng gồm
hai mặt: phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng chung cho một
loại những kích động khác nhau (dẫn theo Đặng Phương Kiệt, 2001).
Theo Trần Anh Thụ, stress phải được hiểu một cách tổng hợp, vừa như một kích
thích, vừa như một hậu quả kèm theo; đồng thời đề cập đến các yếu tố sinh học, xã
hội và tâm lý trong ứng phó: stress là một tình trạng gây khó chịu hoặc gây thương
tổn về cảm xúc và tinh thần, xảy ra khi cá nhân phản ứng lại những kích thích hoặc
tình huống cực kỳ khó khăn, nhiều áp lực và căng thẳng do tác động từ bên ngoài; và
có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, dễ nhận thấy qua dấu hiệu: nhịp tim tăng, huyết áp
cao, cơ căng, cảm giác khó chịu, và ưu phiền (dẫn theo Đặng Phương Kiệt, 2004).
Các tác giả trong dự án nâng cao năng lực các dịch vụ tâm lí xã hội cho trẻ em
dễ bị tổn thương cho rằng: “Stress là cách ứng phó của cơ thể với bất cứ sự đòi hỏi
nào” (Lê Chí An et al., 2012).
Cách tiếp cận xem tress dưới góc độ hệ thống, đây là cách tiếp cận stress mang
tính tổng thể, các tác giả cho rằng stress liên quan đến nhiều thông số như “sinh lý -
nhận thức - cảm xúc - hành vi - môi trường”. Các tác giả này cho rằng có nhiều yếu
tố gây nên stress và có nhiều cách thức đáp ứng của con người với tình huống gây
stress, chúng đều có ý nghĩa cả về sinh lý, tâm lý xã hội của cá nhân (thể chất, nhận
thức, cảm xúc, hành vi).
Trong luận án này, theo quan điểm tiếp cận stress dưới góc độ hệ thống, chúng
tôi cho rằng: stress là trạng thái mất cân bằng của cơ thể, biểu hiện ở mặt thể chất,
nhận thức, cảm xúc và hành vi; xuất hiện khi con người đáp ứng lại những tác động
từ hoạt động nghề nghiệp, hoạt động hàng ngày; môi trường sống và làm việc của
cá nhân hay từ chính bản thân họ.
1.2.2. Khái niệm stress ở nhân viên công tác xã hội
Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Theo DuBois và Miley: “Nhân viên công tác xã hội là những nhà chuyên
nghiệp làm chủ những nền tảng kiến thức cần thiết, tuân theo những tiêu chuẩn và
đạo đức của nghề công tác xã hội” (DuBois & Miley, 2008).
35

NVXH (social worker) được Hiệp hội các nhà CTXH chuyên nghiệp Quốc tế –
IASW định nghĩa: “NVXH là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ
năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải
quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận
được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với
môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của
cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn” (dẫn theo Bùi Thị Xuân Mai, 2016).
Theo thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV của Bộ Lao động
- Thương binh và xã hội – Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội – Bộ
Nội vụ, 2015) nhiệm vụ của NVCTXH như sau:
Nhiệm vụ chung: chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ CTXH có yêu
cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công.
Nhiệm vụ cụ thể: tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng
theo sự phân công; thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và
các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công; đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực
hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được
giao; tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ CTXH có yêu cầu đơn giản về lý
thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu,
phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được
phân công; tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh
kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công; tham gia hỗ trợ đối tượng hòa
nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công; tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp,
phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng; chịu trách nhiệm trực tiếp về việc
thực hiện một số nghiệp vụ CTXH được phân công
Dựa vào nhiệm vụ của NVCTXH, trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm:
NVCTXH là người làm việc trực tiếp với các đối tượng xã hội thực hiện một số
nghiệp vụ cụ thể trong quy trình CTXH, nhằm giúp các đối tượng xã hội giải quyết
các vấn đề của bản thân họ. Bên cạnh đó NVCTXH còn chịu trách nhiệm trực tiếp
về việc thực hiện một số nghiệp vụ CTXH được phân công.
36

Đặc điểm nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội
Các tác giả trong dự án nâng cao năng lực các dịch vụ tâm lí xã hội cho trẻ em
dễ bị tổn thương (Lê Chí An et al., 2012) đưa ra các đặc điểm nghề nghiệp của
NVCTXH như sau:
Tính mơ hồ trong công tác xã hội
Về mặt kỹ thuật
Nghề CTXH chưa xác định được kỹ thuật rõ ràng. NVXH được trang bị khá
đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề trong công việc. Tuy nhiên,
việc sử dụng kỹ năng nào trong hoàn cảnh cụ thể lại không được xác định rõ ràng.
Thấu cảm là một đòi hỏi cần có ở NVXH, nhưng đo lường sự thấu cảm của
NVXH cũng rất khó. Khi có một ca thành công, chúng ta không thể đo lường được
bao nhiêu phần trăm do kỹ thuật chuyên môn CTXH và bao nhiêu phần trăm do khách
hàng tự phục hồi bằng nghị lực của họ. Tính mơ hồ trong công việc có thể làm cho
NVXH thắc mắc không biết việc trợ giúp của họ có mang lại hiệu quả cho thân chủ
hay không.
Vị trí của nghề nghiệp CTXH chưa được khẳng định rõ ràng trong xã hội
Ở Việt Nam, nghề CTXH còn khá mới mẻ, cho nên xã hội chưa hiểu rõ vị trí
nghề nghiệp của những người làm CTXH. Nhiều bậc cha mẹ do không hiểu nên
không chấp nhận cho con mình theo học ngành CTXH vì chưa thấy vai trò, vị trí
của NVXH trong xã hội như thế nào.
Sự tuân thủ những giá trị đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp không phải luôn
luôn dễ dàng
Các giá trị như “tôn trọng phẩm giá của thân chủ” và “cải thiện điều kiện sống
cho cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng” dễ được hiểu theo các tiêu chuẩn khác nhau tuỳ
theo từng địa phương và bối cảnh. Mặc dù giá trị và đạo đức nghề CTXH được quy
định rất rõ, nhưng việc giải thích và hiểu về những quy điều đó có thể rất khác trong
bối cảnh khác nhau, và do vậy, những khác biệt này gây ra sự mơ hồ.

Tính chất công việc khó khăn và phức tạp


Không đủ thời gian
37

NVXH thường triển khai công việc chuyên môn theo các phương pháp và tiến
trình quy định của nghề. Mỗi thân chủ có vấn đề và hoàn cảnh khác nhau cho nên
NVXH phải áp dụng các nguyên tắc, kỹ năng phù hợp. Họ không đủ thời gian để
thực hiện đầy đủ các bước của quy trình can thiệp nên họ lo lắng. Trong khi đó
ngoài giờ làm việc ra NVXH còn có trách nhiệm với gia đình con cái.
Công việc quá tải
NVXH nhất là nhân viên quản lý ca có khi được phân công quản lý số lượng
thân chủ quá nhiều nên lượng công việc họ làm trở nên quá tải và vượt quá khả năng
theo dõi giúp đỡ của họ khiến họ lâm vào tình trạng stress.
Kỳ vọng về sự thay đổi nơi thân chủ
Một trong những áp lực đối với NVXH là khi giúp đỡ thân chủ NVXH thường
mong mỏi thân chủ của mình mau thay đổi. Do kỳ vọng đặt vào thân chủ lớn như
vậy nên khi thấy thân chủ chậm thay đổi hoặc chưa thay đổi, NVXH bắt đầu thất
vọng về thân chủ, về bản thân mình và dẫn tới bị stress.
Thiếu sự hợp tác của thân chủ
Thông thường NVXH có khả năng tìm ra giải pháp cho vấn đề của thân chủ trên
cơ sở nhận diện vấn đề, phân tích đánh giá chẩn đoán vấn đề, từ đó cùng thân chủ
đưa ra giải pháp. Nhưng cũng có trường hợp thân chủ thiếu sự hợp tác nên áp lực
tìm ra giải pháp để thân chủ tham gia trong tiến trình giải quyết làm tăng sức ép lên
NVXH. Họ lo lắng, băn khoăn nên dễ nóng nảy với người xung quanh kể cả thân
chủ.
Môi trường tác nghiệp
Vị trí vai trò, trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng
Vị trí của NVXH ở nước ta chưa có, dù mới đây nhà nước có ban hành thông
tư quy định chức danh nghề nghiệp nhưng trong bộ máy tổ chức của các CSXH thì
vị trí vai trò của họ chưa có hoặc chưa rõ ràng, trách nhiệm và quyền hạn cũng chưa
được xác định mà chỉ được giao công việc chung chung.
Hệ thống giám sát và hệ thống an sinh xã hội chưa hoàn thiện và chưa
đồng bộ
Một môi trường tác nghiệp lý tưởng trong nghề CTXH là phải có đội ngũ
38

NVXH, có hệ thống kiểm huấn/giám sát đầy đủ giúp nhân viên các cấp hoàn thành
công việc và tăng năng lực. Môi trường làm việc của NVXH hiện nay ở nước ta
chưa hoàn thiện và tính chuyên nghiệp chưa cao vì thế việc áp dụng kiến thức
chuyên môn vào hoạt động thực tế gặp nhiều khó khăn. Họ rơi vào tình trạng hoang
mang, lo lắng và nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát
triển chuyên môn. Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội chưa đồng bộ, tính đáp ứng
chưa cao, chưa chú trọng đúng mức yếu tố con người nên ảnh hưởng đến việc giải
quyết vấn đề xã hội của thân chủ, làm NVXH cảm thấy mình lạc lõng, thiếu sự hỗ trợ
và hợp tác.
Thiếu sự hỗ trợ liên ngành và bộ máy thực thi chính sách
Công việc của NVXH là vận động nguồn lực cộng đồng để hỗ trợ thân chủ giải
quyết vấn đề theo nguyên tắc “tự giúp”. Do đó việc chuyển tuyến/chuyển gởi là việc
làm thường xuyên, nhưng để làm được việc này đòi hỏi cần có sự hợp tác và phối hợp
từ các ngành liên quan và các đơn vị trong bộ máy thực thi chính sách xã hội. Sự hợp
tác liên ngành giữa CTXH và các ngành gần được đặt ra từ lâu, như tâm lý học, tâm
thần học, xã hội học và y khoa. Tuy nhiên trong thực tế việc hợp tác liên ngành này
gặp nhiều hạn chế khiến NVXH thiếu nguồn lực hỗ trợ cho công việc của mình.
Nguy cơ cao tai nạn nghề nghiệp
Nghề CTXH thường ẩn chứa nhiều rủi ho, bất trắc và nguy hiểm. NVXH tuy
thực thi nghề nghiệp theo quy điều đạo đức nhưng trong họ vẫn băn khoăn
về những nguy cơ tai nạn nghề nghiệp. Tuy có chính sách, chế độ cho những
người chăm sóc những đối tượng đặc biệt nhưng sự an toàn bản thân vẫn phải đặt
hàng đầu.
Gặp khó khăn trong giải quyết các thủ tục hành chính
Thủ tục của bộ máy hành chánh tạo ra những rào cản khiến NVXH gặp khó
khăn trong khi giải quyết vấn đề cho thân chủ. Còn thân chủ nếu gặp tình trạng
hành chánh giấy tờ thì họ không thể và không muốn tiếp cận với các dịch vụ an sinh
xã hội. Từ các rào cản này khiến NVXH phải mất thời gian, công sức để tác động,
biện hộ với các nhân viên hệ thống hành chánh nên dễ bị stress.
Nơi làm việc và điều kiện làm việc khó khăn
39

NVXH làm việc ở nhiều môi trường khác nhau từ thành thị cho đến nông
thôn, vùng sâu vùng xa, hải đảo, miền núi cho nên gặp nhiều khó khăn trong khi
triển khai công việc. Họ cố gắng hòa nhập nhưng vẫn có người bị stress phải bỏ việc
hoặc xin chuyển qua việc khác, hoặc NVXH làm việc với người nhiễm HIV ở giai
đoạn cuối, người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp phải áp lực từ tâm lý lo
âu, sợ hãi.
Với đặc điểm ngành nghề như trên NVXH rất dễ bị stress và nếu không biết
xử lý và kiểm soát thì NVXH dễ trở nên bị cạn kiệt.
Khái niệm stress ở nhân viên công tác xã hội
NVCTXH khi làm việc phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do đặc
điểm của nghề CTXH: tính mơ hồ trong nghề CTXH như chưa xác định được kỹ
thuật rõ ràng, vị trí của nghề CTXH chưa được khảng định rõ ràng trong xã hội; tính
chất công việc đầy thách thức như không đủ thời gian làm việc, công việc quá tải,
thân chủ đa dạng, sự chậm thay đổi hoặc chưa thay đổi nơi thân chủ, thiếu sự hợp tác
của thân chủ; môi trường làm việc không thuận lợi như có nguy cơ tai nạn nghề
nghiệp cao khi làm việc với những người có HIV ở giai đoạn cuối, người tâm thần,
thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc…Bên
cạnh đó NVCTXH còn chụi nhiều áp lực từ gia đình, bạn bè, cuộc sống mang lại ...
do vậy NVCTXH rất dễ rơi vào trạng thái stress.
Từ khái niệm stress, chúng tôi cho rằng: stress ở NVCTXH là trạng thái mất
cân bằng của cơ thể, biểu hiện ở mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi; xuất
hiện khi NVCTXH đáp ứng lại những tác động từ hoạt động nghề CTXH, hoạt động
hàng ngày; môi trường sống và làm việc của cá nhân hay từ chính bản thân họ.
1.3. Stress ở nhân viên công tác xã hội
1.3.1. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về mức độ stress:
Tác giả Nguyễn Thành Khải đã chia mức độ stress tâm lý thành ba mức độ sau
(Nguyễn Thành Khải, 2001):
Mức độ stress 1: rất căng thẳng, mức độ này xuất hiện do con người rơi vào tình
huống khó khăn do quá tải về công việc, quá tải về thông tin, chưa có phương án giải
40

quyết, hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Ở mức độ này, cơ thể cảm thấy rất
căng thẳng về tâm lý, con người xuất hiện trạng thái khó chịu và có nhu cầu được
thoát khỏi nó. Về cảm xúc, có thể có dấu hiệu giận dữ, nóng nảy thường xuyên, mà
đôi khi là vô cớ, hoặc lo âu, thất vọng chán chường… Trí nhớ giảm sút rõ rệt, tư duy
kém sắc bén, khối lượng chú ý thu hẹp và phân phối chú ý giảm, chất lượng hoạt động
giảm sút rõ rệt.
Mức độ stress 2: căng thẳng, ở mức độ này con người cảm thấy có sự căng thẳng
cảm xúc, sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn.., các thông số
hoạt động sinh lý cũng tăng nhanh, những trạng thái này nếu kéo dài cơ thể sẽ chuyển
sang trạng thái rất căng thẳng. Độ bền vững của mức độ stress này tùy thuộc vào đặc
điểm tâm sinh lý của cá nhân.
Mức độ stress 3: ít căng thẳng, là trạng thái con người cảm nhận bình thường
hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ, ở mức này mọi hoạt động diễn ra bình thường, cơ thể
huy động năng lượng với mức vừa phải, các hoạt động chú ý, trí nhớ, tư duy hoạt
động bình thường, hoặc có thay đổi cũng không đáng kể.
Theo bác sĩ Đặng Phương Kiệt stress có 3 mức độ sau (Đặng Phương Kiệt,
2004):
Stress ở mức độ nhẹ: là mức độ làm cho chủ thể cảm nhận như một thách thức,
có thể là một kích thích làm tăng thành tích.
Stress ở mức độ vừa: là mức độ phá vỡ ứng xử, có thể dẫn đến những hành động
lặp đi lặp lại.
Stress ở mức độ nặng: là mức độ ngăn chặn ứng xử và gây ra những phản ứng
lệch lạc.
Tác giả Trịnh Viết Then chia stress thành năm mức độ sau (Trịnh Viết Then,
2016):
Mức độ stress thứ nhất: không bị stress, tức là các tác nhân tác động đến giáo
viên không cảm thấy khó chịu hoặc có cảm nhận sự khó chịu thoảng qua, giáo viên
có khả năng ứng phó rất hiệu quả với các tác nhân gây stress, giáo viên không có
những trải nghiệm về thể chất, tâm lý hoặc có những trải nghiệm thoáng qua không
ảnh hưởng đến cá nhân và tổ chức nhà trường.
41

Mức độ thứ hai: stress nhẹ, tức là khi các tác nhân tác động đến giáo viên có
cảm nhận sự khó chịu rất ít, giáo viên có khả năng ứng phó hiệu quả được với các
tác nhân gây stress và có những trải nghiệm thoáng qua (có những trải nghiệm vài
giờ) về thể chất và tâm lý, dẫn đến hệ quả liên quan rất ít đến cá nhân và tổ chức
nhà trường.
Mức độ thứ ba: stress vừa phải, tức khi có các tác nhân gây stress tác động đến
giáo viên có cảm nhận khó chịu vừa phải, giáo viên có khả năng ứng phó với các tác
nhân đem lại hiệu quả vừa phải, và giáo viên có những trải nghiệm về thể chất và tâm
lý ở mức vừa phải (kéo dài trong một ngày), dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng ở
mức vừa phải đối với cá nhân và tổ chức nhà trường.
Mức độ thứ tư: stress cao, tức là khi tác nhân gây stress giáo viên cảm thấy
khó chịu cao, giáo viên sử dụng các cách ứng phó ít có hiệu quả, dẫn đến giáo viên
có nhiều trải nghiệm kéo dài (một vài ngày đến một tuần) về thể chất và tâm lý, để
lại hệ quả nghiêm trọng cho cá nhân và tổ chức nhà trường.
Mức độ thứ năm: stress rất cao, tức khi xảy ra các tác nhân gây stress, giáo viên
ứng phó không còn hiệu quả đối với tác nhân gây stress, khiến giáo viên có những
trải nghiệm và biến đổi về thể chất và tâm lý kéo dài (diễn ra trong vài tuần), để lại
hệ quả rất nghiêm trọng cho cá nhân giáo viên và tổ chức nhà trường.
Lovibond, S.H. và Lovibond, P.F. (1995) đã hoàn thành trắc nghiệm - bảng đo
lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress. Trong trắc nghiệm này các tác giả đã chia
stress thành các mức độ: bình thường, nhẹ, vừa, nặng, rất nặng
Nhìn chung, việc phân chia các mức độ stress như trên có tính chất tương đối,
bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, tính
chất của các tác nhân gây stress, hoàn cảnh gây stress…
Dựa vào cách phân chia của các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt là cách
chia của các tác giả Lovibond, S.H. và Lovibond, P.F; dựa vào các tiêu chí đánh giá
theo mức độ huy động sức lực để giải quyết các nhiệm vụ với các mức độ phức tạp
khác nhau, sự tác động của các điều kiện sống, làm việc và yếu tố bản thân khác
nhau, những biểu hiện về mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi khác nhau;
trong luận án này chúng tôi chia mức độ stress ở NVCTXH thành năm mức độ, mức
42

độ bình thường; mức độ stress nhẹ; mức độ stress vừa; mức độ stress nặng; mức độ
stress rất nặng. Cụ thể như sau:
Mức độ bình thường (không bị stress): là trạng thái tâm lí NVCTXH cảm thấy
cân bằng; trạng thái này nẩy sinh khi huy động sức lực ở mức vừa phải để thực hiện
nhiệm vụ nào đó trong điều kiện sống, làm việc bình thường, tốc độ làm việc trung
bình, vấn đề của thân chủ phù hợp với khả năng giải quyết của bản thân; khả năng
chú ý, trí nhớ, tư duy tốt, cảm xúc tích cực, thể lực tốt.
Mức độ stress nhẹ: trạng thái này nẩy sinh khi NVCTXH huy động sức lực để
giải quyết những nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung chú ý cao hay không có đủ thời gian
giải quyết hết các vấn để của thân chủ hoặc trong điều kiện sống và làm việc có một
vài yếu tố bất lợi. Ở trạng thái này về mặt thể chất: nhức đầu xảy ra vừa phải, thi
thoảng nhức mỏi và đau, căng cơ bắp; tăng hay giảm ngon miệng ; hay thở dài, thở
ngắn, thở gấp. Về mặt nhận thức: thi thoảng khó khăn trong việc đưa ra quyết định ;
cho rằng mình có lỗi trong những việc không vui xảy ra. Về mặt cảm xúc: thi
thoảng dễ bực bội; buồn phiền, chán nản; không hài lòng về bản thân; lo lắng, hồi
hộp. Về mặt hành vi: thi thoảng nổi nóng, cáu kỉnh, không làm chủ được bản thân ;
ăn nhiều hoặc ít hơn ; ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều.
Mức độ stress vừa: trạng thái này nẩy sinh khi NVCTXH huy động sức lực để
giải quyết những vấn đề phức tạp của thân chủ hay những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ
lực cao hoặc trong điều kiện sống và làm việc có nhiều yếu tố bất lợi. Ở trạng thái
này về mặt thể chất: nhức đầu thường xảy ra. Nhức mỏi và đau, căng cơ bắp; tăng
hay giảm ngon miệng; hay thở dài, thở ngắn, thở gấp xảy ra vừa phải. Thi thoảng
buồn nôn, chóng mặt, ù tai; xuất hiện các bệnh về da; cảm lạnh hoặc cúm; có vấn đề
về dạ dày; toát mồ hôi; tăng hoặc giảm cân; rối loạn tiêu hóa; giảm khả năng tình
dục; sức khỏe giảm sút. Về mặt nhận thức: khó khăn trong việc đưa ra quyết định;
cho rằng mình có lỗi trong những việc không vui xảy ra ở mức vừa phải. Giảm khả
năng phán đoán, đánh giá vấn đề thi thoảng xảy ra. Về mặt cảm xúc: dễ bực bội;
buồn phiền, chán nản; không hài lòng về bản thân; lo lắng, hồi hộp xảy ra ở mức
vừa phải. Dễ bối rối; khó thoải mái được; mất tự tin; dễ phật ý, tự ái xảy ra ở mức
thi thoảng. Về mặt hành vi: nổi nóng, cáu kỉnh, không làm chủ được bản thân; ăn
43

nhiều hoặc ít hơn; ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều xảy ra vừa phải. Không chia sẻ giao
lưu; không kiên nhẫn khi phải chờ đợi; dễ xảy ra sai sót trong công việc; hay kêu ca,
phàn nàn thi thoảng xảy ra.
Mức độ stress nặng: trạng thái này nẩy sinh khi NVCTXH huy động sức lực
để giải quyết những vấn đề quá phức tạp, hệ trọng của thân chủ; hay nhiệm vụ có
nhiều yếu tố rủi ro, nguy hiểm; cũng như hoạt động liên tục không có nghỉ ngơi
hoặc trong điều kiện sống và làm việc có rất nhiều yếu tố bất lợi. Ở trạng thái này về
mặt thể chất: nhức đầu rất thường xảy ra. Nhức mỏi và đau, căng cơ bắp; tăng hay
giảm ngon miệng; hay thở dài, thở ngắn, thở gấp thường xảy ra. Buồn nôn, chóng
mặt, ù tai; xuất hiện các bệnh về da; cảm lạnh hoặc cúm; có vấn đề về dạ dày; toát
mồ hôi; tăng hoặc giảm cân; rối loạn tiêu hóa; giảm khả năng tình dục; sức khỏe
giảm sút xảy ra vừa phải. Suy giảm hệ mễn dịch; tim đập nhanh thi thoảng xảy ra.
Về mặt nhận thức: thường xảy ra khó khăn trong việc đưa ra quyết định; cho rằng
mình có lỗi trong những việc không vui xảy ra. Giảm khả năng phán đoán, đánh giá
vấn đề xảy ra ở mức vừa phải. Hay nhầm lẫn, khó khăn trong tiếp thu xảy ra ở mức
thi thoảng. Về mặt cảm xúc: dễ bực bội; buồn phiền, chán nản; không hài lòng về
bản thân; lo lắng, hồi hộp thường xảy ra. Dễ bối rối ; khó thoải mái được; mất tự tin;
dễ phật ý, tự ái xảy ra ở mức vừa phải. Dễ bị kích động; khó trấn tĩnh sau bối rối;
không còn hứng thú với những sở thích và hoạt động hàng ngày diễn ra ở mức thi
thoảng. Về mặt hành vi: nổi nóng, cáu kỉnh, không làm chủ được bản thân; ăn nhiều
hoặc ít hơn; ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều thường xảy ra. Không chia sẻ giao lưu;
không kiên nhẫn khi phải chờ đợi; dễ xảy ra sai sót trong công việc; hay kêu ca,
phàn nàn xảy ra vừa phải. Phản ứng thái quá với mọi tình huống; hay bỏ dở hoạt
động không rõ lí do; trì hoãn và sao nhãng nhiệm vụ; giảm hoạt động tình dục; vệ
sinh thân thể kém, trang phục luộm thuộm thi thoảng xảy ra.
Mức độ stress rất nặng: mức độ này xuất hiện do NVCTXH rơi vào tình huống
khó khăn do có nhiều vấn đề phức tạp của nhiều thân chủ chưa có phương án giải
quyết hay gặp bất hạnh quá lớn trong cuộc sống, thất bại trong việc đạt mục tiêu đã
định hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Ở trạng thái này về mặt thể chất:
nhức đầu; nhức mỏi và đau, căng cơ bắp; tăng hay giảm ngon miệng; hay thở dài,
44

thở ngắn, thở gấp rất thường xảy ra. Buồn nôn, chóng mặt, ù tai; xuất hiện các bệnh
về da; cảm lạnh hoặc cúm; có vấn đề về dạ dày; toát mồ hôi; tăng hoặc giảm cân; rối
loạn tiêu hóa; giảm khả năng tình dục; sức khỏe giảm sút thường xảy ra. Suy giảm
hệ miễn dịch; tim đập nhanh xảy ra vừa phải. Về mặt nhận thức: rất thường xảy ra
khó khăn trong việc đưa ra quyết định; cho rằng mình có lỗi trong những việc
không vui xảy ra. Giảm khả năng phán đoán, đánh giá vấn đề thường xảy ra. Hay
nhầm lẫn, khó khăn trong tiếp thu xảy ra ở mức vừa phải. Về mặt cảm xúc: dễ bực
bội; buồn phiền, chán nản; không hài lòng về bản thân; lo lắng, hồi hộp rất thường
xảy ra. Dễ bối rối; khó thoải mái được; mất tự tin; dễ phật ý, tự ái thường xảy ra. Dễ
bị kích động; khó trấn tĩnh sau bối rối; không còn hứng thú với những sở thích và
hoạt động hàng ngày diễn ra ở mức vừa phải. Về mặt hành vi: nổi nóng, cáu kỉnh,
không làm chủ được bản thân; ăn nhiều hoặc ít hơn; ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều rất
thường xảy ra. Không chia sẻ giao lưu; không kiên nhẫn khi phải chờ đợi; dễ xảy ra
sai sót trong công việc; hay kêu ca, phàn nàn thường xảy ra. Phản ứng thái quá với
mọi tình huống; hay bỏ dở hoạt động không rõ lí do; trì hoãn và sao nhãng nhiệm
vụ; giảm hoạt động tình dục; vệ sinh thân thể kém, trang phục luộm thuộm xảy ra
vừa phải.
1.3.2. Biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội
Theo Robert Heller các biểu hiện của stress bao gồm các biểu hiện sinh lí, các
biểu hiện tâm lí và các biểu hiện hành vi. Các biểu hiện sinh lí bao gồm: cao huyết
áp; bệnh tim; mất ngủ; mệt mỏi kéo dài; đau đầu; nổi ban đỏ; rối loạn tiêu hóa; loét
dạ dầy; viêm kết tràng; ăn uống kém; phàm ăn; buồn nôn; nghẹt thở; họng lưỡi khô
khốc. Các biểu hiện tâm lí bao gồm: thường xuyên giận giữ; lo âu thái quá; buồn bực
thối chí; sinh hoạt tình dục yếu kém; đánh mất tính khôi hài lạc quan; không thể tập
trung tinh thần vào những việc rất đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày; bị kích động
quá mức; không chú ý đến dáng vẻ bên ngoài của mình; không quan tâm đến người
khác; hết hứng thú với các sở thích cũ; trí nhớ kém hẳn; sầu khổ; chán ngán; thờ ơ;
có cảm giác thất bại; cảm thấy mất năng lực, tự ti. Các biểu hiện qua hành động bao
gồm: hút thuốc, uống rượu (Robert Heller, 2004).
Theo Palmer, S., Puri, A. mỗi cá nhân có những biểu hiện stress khác nhau.
45

Theo các tác giả có 3 nhóm biểu hiện về sinh lý, tâm lý và hành vi; các biểu hiện về
sinh lý: khó thở; buồn nôn; đau không rõ ràng; kích ứng da hoặc phát ban; tăng nhạy
cảm với dị ứng; có xu hướng nắm chặt nắm đấm hoặc hàm; đánh trống ngực; tim đập
nhanh; đau và tức ngực; khó tiêu; co giật cơ bắp; mệt mỏi; ngất xỉu; cảm lạnh thường
xuyên; cúm hay nhiễm trùng khác; táo bón hoặc tiêu chảy; tăng hoặc giảm cân nhanh;
thay đổi chu kỳ kinh nguyệt; viêm bàng quang hoặc nấm; bệnh hen suyễn; đau lưng
hoặc đau cổ; đổ mồ hôi quá mức; đau nửa đầu. Các biểu hiện về tâm lý: cảm giác tội
lỗi; đau; ghen tuông; ám ảnh; xấu hổ hay ngượng ngùng; nóng ruột; giận giữ; chán
nản; hoảng sợ; lo lắng hay nhát gan; khẩn trương; không có sự nhiệt tình; hoài nghi;
bất lực; giảm tự trọng; đáng lo ngại tăng; thiếu tập trung; tâm trạng lâng lâng; ảo
tưởng; suy nghĩ tràn ngập hoặc ám ảnh; cơn ác mộng; cảm giác tự tử; hoang tưởng.
Những biểu hiện về hành vi: ăn quá nhiều hoặc mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn;
dễ bị tai nạn; làm việc kém hiệu quả; tăng buổi vắng mặt tại trường hoặc nơi làm việc;
hút thuốc tăng; tăng lượng cà phê in; hành vi hung hăng hoặc thụ động; cáu gắt; nói
khích; hờn dỗi; uống nhiều rượu; bàn tay nắm chặt; kiểm tra các nghi lễ; hành vi
cưỡng chế; nói liên tục, đi bộ, ăn nhanh; thay đổi thói quen giấc ngủ; mất hứng thú
tình dục; rút khỏi mối quan hệ hỗ trợ; quản lý thời gian kém; thức giấc sớm (Palmer,
S., Puri, A., 2006).
Trong dự án nâng cao nâng lực các dịch vụ tâm lí xã hội cho trẻ em dễ bị tổn
thương các tác giả cho rằng các dấu hiệu nhận biết stress bao gồm: các dấu hiệu thể
chất như thở ngắn hơi; ra mồ hôi; đau đầu, đau lưng, đau nhức khắp cơ thể; run chân
tay; nhức đầu do căng thẳng; đau nửa đầu kéo dài; đau cột sống dai dẳng; đánh trống
ngực, đau vùng trước tim, tăng huyết áp; hay đau bụng, thậm chí tiêu chảy; đau bàng
quang với nước tiểu trong; hay có cảm giác chán ăn, xuất hiện các triệu chứng về dạ
dày; sút cân; luôn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt về sức lực (cạn kiệt). Các dấu hiệu về
cảm xúc: tinh thần không thoải mái; cảm thấy bồi hồi, bất an; không có hứng thú với
những sở thích và các hoạt động thường ngày; thường xuyên cảm thấy buồn phiền vì
những điều nhỏ nhặt nhất; không muốn làm việc gì, có tâm trạng buông xuôi; âu lo,
sợ hãi thường xuyên; cảm giác ủ rũ, tuyệt vọng; mất hứng thú với cuộc sống vợ chồng;
Cảm thấy tâm trạng trống rỗng, thấy cuộc sống không còn ý nghĩa và giá trị. Các dấu
46

hiệu về nhận thức: chậm chạp, hay quên; gặp khó khăn khi suy nghĩ về một vấn đề
một cách lô gíc; khó thu nạp thông tin; hay nhớ lại những sự kiện gây khó khăn; khó
khăn tập trung vào công việc; khó đưa ra quyết định ngay cả quyết định đơn giản;
luôn cảm thấy tự ti, tự trách mình, mất niềm tin vào tương lai; đa nghi, nghĩ rằng
mình mắc bệnh nặng mặc dù đã đi kiểm tra sức khỏe. Các dấu hiệu về hành vi: khó
ngồi yên một chỗ; hay kêu ca phàn nàn; không nuốn tiếp xúc gặp gỡ (ngay cả người
thân); hay có hành vi (lời nói) chống đối, hoặc tự ti; vệ sinh thân thể kém, trang phục
luộm thuộm; hay sử dụng rượu bia, chất kích thích; hành vi tự làm tổn thương (tự xỉ
vả mình, đánh mình…); đôi khi kích động đạp phá hành hung người khác; hành vi và
lời nói không nhất quán (Lê Chí An et al., 2012).
Như vậy các tác giả trong nước hay ở nước ngoài cũng đều đề cập tới biểu hiện
stress ở các mặt thể chất, tâm lí và hành vi.
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước. Trong
luận án này chúng tôi nhìn nhận các biểu hiện stress của NVXH bao gồm: những biểu
hiện về mặt thể chất; những biểu hiện về mặt nhận thức; những biểu hiện về mặt
cảm xúc và những biểu hiện về mặt hành vi. Cụ thể như sau:
Những biểu hiện về mặt thể chất
Tùy theo mức độ stress khác nhau mà NVCTXH có những biểu hiện về mặt
thể chất khác nhau, khi có mức độ stress càng cao thì thường ở họ càng có nhiều
biểu hiện về mặt thể chất, do vậy stress có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của
NVCTXH. Các biểu hiện về mặt thể chất ở nhân viên công tác xã hội bao gồm các
biểu hiện cụ thể sau:
- Nhức đầu; nhức mỏi và đau, căng cơ bắp; tăng hay giảm ngon miệng;
hay thở dài hoặc thở ngắn, thở gấp là biểu hiện thường thấy nhất khi bị stress,
NVCTXH bị stress ở mức độ nhẹ đến rất nặng đều có những biểu hiện này.
- Sức khỏe giảm sút; có vấn đề về dạ dày; toát mồ hôi; rối loạn tiêu hóa;
tăng hoặc giảm cân thường xuất hiện ở những NVCTXH có mức độ stress từ vừa
đến rất nặng.
- Buồn nôn, chóng mặt, ù tai; giảm khả năng tình dục; thường xuyên cảm
lạnh hoặc cúm; xuất hiện các bệnh về da thường xuất hiện ở những NVCTXH có
47

mức độ stress nặng và rất nặng


- Suy giảm hệ miễn dịch; đau ngực, nhịp tim nhanh thường xuất hiện ở
những NVCTXH có mức độ stress rất nặng.
Những biểu hiện về mặt nhận thức
Khi NVCTXH rơi vào trạng thái stress, tùy theo mức độ stress mà nhận thức
bị suy giảm nhiều hay ít, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xử lí công
việc cũng như các tình huống trong cuộc sống của họ, làm hạn chế khả năng ứng
phó với stress ở họ. NVCTXH khi bị stress từ mức độ nhẹ tới rất nặng đều có các biểu
hiện về mặt nhận thức như sau với các mức độ khác nhau:
- Khó khăn trong tiếp thu
- Hay nhầm lẫn
- Giảm khả năng phán đoán, đánh giá vấn đề
- Luôn khó khăn trong việc đưa ra quyết định
- Cho rằng mình có lỗi trong những sự kiện không vui xảy ra.
Những biểu hiện về mặt cảm xúc
Khi rơi vào trạng thái stress, NVCTXH thường xuất hiện những cảm xúc
tiêu cực. Các cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhiều hay ít và ở mức độ nào là phụ thuộc
vào mức độ stress ở NVCTXH. Các biểu hiện cảm xúc ở NVCTXH bao gồm :
- Dễ bực bội; buồn phiền, chán nản; khó thoải mái được; không hài lòng
về bản thân là những biểu hiện thường xuyên nhất, thường xuất hiện ở những
NVCTXH có mức độ stress từ nhẹ tới rất nặng.
- Dễ bị bối rối; dễ bị kích động; lo lắng, hồi hộp là những biểu hiện thường
xuất hiện ở những NVCTXH có mức độ stress từ vừa tới rất nặng.
- Mất tự tin; dễ phật ý, tự ái; khó trấn tĩnh sau bối rối là những biểu hiện
thường xuất hiện ở những NVCTXH có mức độ stress từ nặng tới rất nặng
- Không còn hứng thú với những sở thích và hoạt động hàng ngày là biểu
hiện thường xuất hiện ở những NVCTXH có mức độ stress rất nặng.
Những biểu hiện về mặt hành vi
Khi NVCTXH rơi vào trạng thái stress có những biểu hiện ở nhiều mặt, trong
đó biểu hiện về mặt hành vi cũng là những biểu hiện quan trọng. Tùy theo mức độ
48

stress mà NVCTXH có những biểu hiện hành vi khác nhau và ảnh hưởng tới bản
thân người đó cũng như những người xung quanh ở các mức độ khác nhau. Các
biểu hiện stress về mặt hành vi ở NVCTXH cụ thể là :
- Ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều; hay nổi nóng, cáu kỉnh, không làm chủ được
bản thân; ăn nhiều hoặc ít hơn; không chia sẻ, giao lưu là những biểu hiện hành vi
thường thấy nhất khi bị stress, những biểu hiện này thướng xuất hiện ở những
NVCTXH có mức độ stress từ nhẹ đến rất nặng.
- Hay kêu ca, phàn nàn; không kiên nhẫn khi phải chờ đợi; dễ xảy ra sai
sót trong công việc thường xuất hiện ở những NVCTXH có mức độ stress từ vừa tới
rất nặng.
- Phản ứng thái quá với mọi tình huống; trì hoãn và sao nhãng nhiệm vụ;
hay bỏ dở hoạt động không rõ lí do; giảm hoạt động tình dục thường xuất hiện ở
những NVCTXH có mức độ stress nặng đến rất nặng.
- Vệ sinh thân thể kém, trang phục luộm thuộm thường xuất hiện ở những
NVCTXH có mức độ stress rất nặng.
Khi rơi vào trạng thái stress, tùy theo mức độ stress mà NVCTXH có ít hay
nhiều các biểu hiện trên. Càng có nhiều biểu hiện trên, đồng thời thời gian kéo dài
các biểu hiện này thì nguy cơ NVCTXH bị stress càng cao.
1.3.3. Tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Khi nghiên cứu về stress, các nhà nghiên cứu đề cập đến các nguồn, yếu tố,
nguyên nhân, tác nhân để chỉ sự tác động gây stress.
Tác nhân gây stress là một sự kiện kích thích yêu cầu cơ thể phải đưa ra một số
kiểu phản ứng mang tính thích nghi (Gerrig, R.J. and Zimbardo, P.G., 2013).
Theo Robert Heller đưa ra các tác nhân gây tress do: mức độ đô thị hóa diễn ra
quá nhanh, do đó nẩy sinh rất nhiều vấn đề như điều kiện ăn ở chen chúc, dân số
đông đúc, mức độ tội phạm gia tăng, tiếng ồn và nạn ô nhiễm không khí rất nghiêm
trọng … phải chụi đựng tất cả những thứ đó nên con người rơi vào trạng thái stress.
Tuổi thọ loài người đang tăng dần, từ đó có thể có xung đột giữa việc chăm lo sự
nghiệp bản thân và việc chăm sóc người già, sự xung đột này đến lúc nào đó sẽ gây
ra stress. Phụ nữ tham gia lao động xã hội như nam giới, bên cạnh đó trong gia đình
49

người phụ nữ vẫn giữ vai trò chủ chốt thực hiện các công việc gia đình như nội trợ,
chăm con, do đó dẫn đến xung đột vai trò giữa công việc và gia đình, do đó phụ nữ
dễ rơi vào trạng thái stress hơn nam giới. Sự thay đổi tại nơi làm việc như công ty bất
ổn định, các công ty luôn đổi mới tư duy, sửa đổi phương thức điều hành, phong cách
làm việc mới, sắp xếp lại nơi làm việc, thay đổi nghề nghiệp, chức vụ … sự thay đổi
này có thể gây stress cho người lao động. Stress còn nẩy sinh do mối quan hệ không
tốt. Các sự việc trong cuộc sống đều có thể gây ra stress nặng hay nhẹ. Ví dụ như
dọn nhà, chăm sóc con cái, bị thuyên chuyển ra nước ngoài, về hưu. Ngày ngày phải
đi tới nơi làm việc, nơm nớp sợ đi làm trễ, giao thông ách tắc, xe cộ đông đúc…chụi
đựng những điều này lâu ngày sẽ tạo nên stress (Robert Heller, 2004).
Theo Nguyễn Huy Lâm những tác nhân chính dẫn đến stress bao gồm: do
không biết quản lí thời gian. Ô nhiễm và tiếng ồn, ô nhiễm làm cho cảnh quan xung
quanh bị ảnh hưởng xấu, bao gồm cả tiếng ồn làm cho con người phải lo lắng dẫn tới
stress. Các bệnh nan y và mãn tính như ung thư, hen suyễn và viêm khớp … là nguyên
nhân gây stress không những cho người bệnh mà cả gia đình. Những xung đột thường
ngày như xung đột với những người hàng xóm. Nạn trộm cướp, những kẻ trộm khi
vào nhà có thể gây stress cho chủ nhà. Vấn đề tài chính, hầu như mọi người, ở một
mức độ nào đó, đều có khó khăn về tiền bạc điều này gây stress. Thất nghiệp phải
sống trong sự nghèo khổ, buồn chán và không còn tôn trọng chính mình, thêm vào
đó là nỗi buồn không được mọi người thông cảm… làm cho người thất nghiệp bị
stress. Mất những người thân của mình và sợ cái chết đối với bản thân sẽ gây stress
cho con người. Sống ở thành thị bị ảnh hưởng bởi âm thanh, mức độ giao thông, tỷ
lệ tội phạm, ô nhiễm không khí và nước … có thể gây stress. Con cái thường "nghịch
ngợm" và gây stress khi chính bản thân chúng cũng đang bị stress. Xung khắc có thể
xảy ra trong gia đình, trong mối quan hệ cá nhân nơi làm việc và trong những sinh
hoạt thông thường hàng ngày, điều này dẫn tới stress. Những vấn đề khác làm cho
con người bị stress là bệnh AIDS, chiến tranh, sự gia tăng của tội phạm…(Nguyễn
Huy lâm, 2002).
Các tác nhân gây stress được Gatchel Robert J. và Baum Andrew phân chia
thành 3 loại là: tác nhân gây stress biến động là tác nhân gây stress mạnh nhất đột
50

ngột xảy ra và tác động đến nhiều người cùng lúc, như thảm họa sóng thần, động
đất... Tác nhân gây stress cá nhân thường gồm những sự kiện quan trọng trong đời
sống cá nhân như cái chết của vợ chồng, bố mẹ, mất việc, thất bại cá nhân nghiêm
trọng, bệnh hiểm nghèo. Tác nhân gây stress nền tảng là những rắc rối nẩy sinh hàng
ngày như có quá nhiều việc để làm, bị kẹt xe.., gây ra những khó chịu không đáng kể
không có tác dụng xấu về lâu dài trừ khi chúng kéo dài hay kết hợp với các sự kiện
gây căng thẳng khác (Gatchel Robert J. & Baum Andrew , 1983).
Amod và Feldman (1986) đã chỉ ra các vấn đề của công việc có nguy cơ gây
stress cho con người bao gồm 3 nguồn chính: vai trò theo tải trọng, vai trò quá tải,
xung đột vai trò, vai trò không rõ ràng, đặc điểm công việc. Ứng phó với đồng nghiệp
trong tổ chức, bầu không khí tâm lý nơi làm việc, số lượng lượt tiếp xúc với các đối
tượng khác nhau và mối quan hệ giữa các cá nhân.Tốc độ thay đổi trong cuộc sống,
sự thay đổi của môi trường địa lý, mối quan tâm nghề nghiệp, và các yếu tố cá nhân
(dẫn theo Chaudhry, A.Q., 2013).
Các tác giả trong dự án nâng cao năng lực các dịch vụ tâm lí xã hội cho trẻ em
dễ bị tổn thương cho rằng các yếu tố gây stress cho NVXH bao gồm: stress liên quan
tới yếu tố thời gian, yếu tố này được xem như sự căng thẳng xuất phát từ tình huống
mâu thuẫn giữa thời gian quá ít mà khối lượng công việc con người cần phải làm quá
nhiều. Điều này khiến cho họ cảm thấy rối bời và mệt mỏi. Stress liên quan tới yếu
tố tương quan: đây là loại stress tạo bởi từ những tương tác xã hội của con người.
Stress liên quan tới yếu tố tình huống: đây là loại stress tạo bởi những vấn đề nảy sinh
từ điều kiện làm việc. Stress liên quan tới yếu tố suy diễn: các nhà tâm lý học gọi
stress do suy diễn là một tình trạng lo sợ về những việc sẽ diễn ra; trong nhiều hoàn
cảnh, ta đoán trước và lo lắng về những chuyện xấu sắp xảy ra trong tương lai, thế là
ta cảm thấy stress; vì luôn lo lắng về những việc chưa xảy ra như vậy nên tâm bất an
và sẽ không còn tâm trí nào để tập trung lấy quyết định hay tận hưởng cuộc sống nữa.
Stress liên quan tới nghị lực cá nhân: cùng một hoàn cảnh, tình huống nhưng có
thể hai người có những phản ứng khác nhau với tình huống đó. Thường những người
có nghị lực sẽ có khả năng ứng phó tốt hơn với tình huống gây stress (Lê Chí An et
al., 2012).
51

Các tác giả trên đã đề cập tới đa dạng các tác nhân gây stress. Trong luận án này
chúng tôi thấy các tác nhân gây stress ở NVCTXH bao gồm:
- Tác nhân từ yếu tố thời gian
Tác nhân từ yếu tố thời gian được xem như sự căng thẳng xuất phát từ tình
huống mâu thuẫn giữa thời gian quá ít mà khối lượng công việc con người cần phải
làm quá nhiều. Hiện nay nhiều NVCTXH tại các CSXH phụ trách số lượng đối tượng
nhiều, có nhiều ca làm việc với thân chủ, mỗi ca lại có rất nhiều công việc liên quan
cần giải quyết; làm việc quá thời gian theo quy định ở nơi làm việc, nhưng công việc
vẫn chưa giải quyết hết, tình trạng này khiến cho NVCTXH rơi vào trạng thái stress.
Trong trường hợp bố trí thời gian biểu không hợp lí; làm nhiều giờ hoặc thêm giờ;
thời gian làm việc kéo dài, ít nghỉ giải lao; luôn phải trăn trở giải quyết vấn đề cho
thân chủ ngay cả khi về nhà; không đủ thời gian khôi phục lại cảm xúc do ảnh hưởng
từ vấn đề đau buồn của thân chủ; không đủ thời gian để thực hiện đầy đủ các công
việc trong quy trình can thiệp cho thân chủ cũng làm cho NVCTXH rơi vào trạng thái
stress. Hay các tác nhân từ đời sống cá nhân của từng người như: làm việc nhà quá
nhiều ít được nghỉ ngơi; làm thêm để tăng thu nhập cũng gây stress cho NVCTXH.
- Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ
Những tác nhân này xuất phát từ các tương tác của NVCTXH. Những tương tác
của NVCTXH tại nơi làm việc gây stress như: nhiều khi không có sự hợp tác của thân
chủ; bất đồng quan điểm với đồng nghiệp về phương pháp hỗ trợ thân chủ; khó khăn
trong hợp tác giữa các VNCTXH với nhân viên tâm lí học, nhân viên y tế ... trong
quá trình làm việc, trợ giúp thân chủ; không được mọi người coi trọng, đánh giá đúng
công sức và tâm huyết của cá nhân; mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên. NVCTXH
còn gặp stress liên quan đến gia đình hay bạn bè hàng xóm như: mâu thuẫn trong
gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa, đối xử không công bằng…); mâu
thuẫn với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ; mâu thuẫn với bạn bè, hàng xóm; có khó
khăn trong quan hệ với người khác (ví dụ: không được cảm thông, bị hiểu lầm, bị
ghét bỏ…). Cũng có khi cô đơn không người chia sẻ hoặc phải ở một mình khi bản
thân không muốn cũng gây stress cho NVCTXH. Bên cạnh đó áp lực từ sự kỳ vọng
của mọi người dành cho mình cũng tạo nên sức ép lớn cho cá nhân, cũng là tác nhân
52

gây nên tình trạng strees của họ, căng thẳng cũng vì thế gia tăng. Một trong những
tương tác quan trọng và gây stress nhiều đối với NVCTXH là tương tác đối với
công việc; nếu NVCTXH không yêu thích công việc do công việc không phù hợp sẽ
làm cho NVCTXH thường xuyên rơi vào trạng thái stress.
- Tác nhân từ yếu tố tình huống
Đây là loại tác nhân gây stress tạo bởi những vấn đề nảy sinh từ tình huống
trong công việc, trong cuộc sống. Sự thay đổi nhân viên liên tục tại một CSXH cũng
có thể là một yếu tố gây stress tình huống. Stress cũng có thể nẩy sinh ở NVCTXH
do vấn đề của thân chủ phức tạp, khó giải quyết; sự thay đổi nơi thân chủ không
đáp ứng kỳ vọng của bản thân; phải đi lại nhiều như đi vãng gia, thăm và trao đổi với
các thân chủ; không có không gian riêng để làm việc kín đáo với thân chủ khiến cho
những nguyên tắc nghề CTXH bị vi phạm; lương NVCTXH thấp, chế độ phụ cấp
không có hoặc rất ít mà hiện tại phải chi tiêu nhiều; gặp bế tắc, thất bại trong cuộc
sống; những người quan trọng, có ý nghĩa với bản thân gặp những khó khăn, thách
thức, nguy hiểm, bị đe dọa; sự thay đổi trong gia đình (sự thay đổi công việc của
thành viên trong gia đình, sinh con, người khác ở chung …); thiếu hụt thông tin
về những vấn đề trong công việc và trong cuộc sống; thời tiết nóng nực.
- Tác nhân nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần
+ Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất
Sức khỏe chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra stress. Khi
NVCTXH phải đối diện với những trận ốm hoặc bị chấn thương làm cơ thể đau đớn,
mệt mỏi, họ không có khả năng làm những điều mà mình muốn họ sẽ bị stress. Khi
sức khỏe suy giảm hoặc phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mãn
tính hoặc có vấn đề trong đời sống tình dục đều có thể gây stress cho NVCTXH.
Chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tới sức
khỏe khiến NVCTXH rơi vào tình trạng stress. Một số NVCTXH có cân nặng quá
nhiều hoặc quá ít, họ cố gắng để tăng cân hoặc giảm cân cũng có thể làm họ bị stress.
+ Tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần
Cùng một hoàn cảnh, tình huống gây stress nhưng mỗi NVCTXH sẽ có những
phản ứng khác nhau với tình huống đó. Thường những NVCTXH có sức khỏe tinh
53

thần tốt sẽ có khả năng ứng phó tốt hơn với tình huống gây stress. Người có sức khỏe
tinh thần tốt có thể ngăn ngừa hay ứng phó thành công với mọi thử thách trong cuộc
sống. Sức khỏe tinh thần thể hiện rõ ở cách suy nghĩ của bản thân NVCTXH về các
vấn đề trong cuộc sống. Đây có thể xem là tác nhân quyết định việc NVCTXH có
phải đối mặt với stress hay không. Cách NVCTXH suy nghĩ và cảm nhận về cuộc
sống, về những khó khăn sẽ quyết định trạng thái tinh thần và tâm lý của họ. Nếu khi
gặp những vấn đề trong cuộc sống, NVCTXH suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích
cực thì sẽ làm giảm bớt những gánh nặng về tâm lý thay vì cứ nghĩ đến những hậu
quả xấu nhất và cho rằng nó sẽ xảy đến thì chỉ làm cho tâm lý nặng nề hơn và dễ rơi
vào trạng thái stress. Chẳng hạn như NVCTXH lo lắng mình không giải quyết được
các vấn đề của thân chủ; lo lắng thân chủ không hợp tác; lo lắng thân chủ chậm thay
đổi trong quá trình can thiệp; lo lắng những việc không tốt xảy ra cho bản thân, gia
đình, bạn bè ... Ngoài việc lo lắng những vấn đề xảy ra trong tương lai gây stress cho
NVCTXH thì việc NVCTXH thất vọng về chính bản thân khi hỗ trợ thân chủ không
hiệu quả; không kiên định, không có chính kiến khi giải quyết các vấn đề của thân
chủ; không chủ động và tích cực ngăn ngừa trước hay ứng phó với những tình huống
căng thẳng; luôn bi quan, có thái độ tiêu cực trong mọi vấn đề cũng dễ làm cho
NVCTXH rơi vào trạng thái stress.
- Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của nhân viên công tác xã hội
NVCTXH rơi vào trạng thái stress do nhiều tác nhân trong đó tác nhân cơ bản
là do đặc điểm công việc mà NVCTXH đang thực hiện. Có một số tác nhân gây stress
xuất phát từ đặc điểm công việc như sau: việc sử dụng những kỹ năng nào để làm
việc với một ca cụ thể không được xác định rõ ràng; đối tượng đa dạng; vấn đề của
thân chủ phức tạp; môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp; phương tiện làm việc
thiếu thốn; công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng; sự tuân thủ nguyên tắc nghề
nghiệp đôi khi không dễ dàng (ví du: khi thân chủ có ý định tự tử thì khó tuân thủ
nguyên tắc “tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ”; sự mơ hồ về vai trò, về phạm vi
công việc, về sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
1.3.4. Ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội
Trong xã hội hiện đại tình trạng stress ngày một gia tăng, để chữa tận gốc thì
54

phải xử lý được tác nhân gây stress có nghĩa là tìm cách ứng phó với từng loại tác
nhân gây stress.
Khái niệm ứng phó
Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh "cope" có nghĩa là ứng phó, đương
đầu, đối mặt, thường là trong tình huống bất thường, tình huống khó khăn và stress.
Theo Haan (1977) ứng phó là bất cứ nỗ lực nào tìm cách bảo vệ cái thực tế.
Như vậy khái niệm này chỉ bao hàm những ứng phó hướng vào bảo vệ cái thực tế,
không bao hàm các ứng phó không hướng vào thực tế. Tuy nhiên những ứng phó
không nhắm vào thực tế lại mang lại hiệu quả đối với những người đang bị stress
trường diễn. Tuy vậy nhiều người cho rằng những ứng phó không nhắm vào thực tế
được đánh giá là tiêu cực (dẫn theo Đặng Phương Kiệt, 1998).
Theo Stone và Neali (1984) ứng phó chỉ dính líu đến các nỗ lực có ý thức nhằm
đối phó với các đòi hỏi gây ra stress. Như vậy khái niệm này chỉ đề cập tới các ứng
phó có ý thức, tuy nhiên các cơ chế phòng vệ tâm vận động (psychodynanic), mà một
số được xem là mang tính vô thức, lại có vai trò quan trọng trong việc ứng phó với
các xung đột cảm xúc và sự đụng chạm đến cái tôi (dẫn theo Đặng Phương Kiệt,
1998).
Theo Lazarus và Folkman "ứng phó" là những nỗ lực không ngừng thay đổi về
nhận thức và hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong
cá nhân và trong môi trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức
hoặc vượt quá nguồn lực của họ". Như vậy, ứng phó là một quá trình năng động của
chủ thể, luôn thay đổi, hơn là đặc điểm ổn định của nhân cách. Ứng phó là chuỗi
tương tác giữa con người và môi trường. Ứng phó liên quan chặt chẽ đến quá trình
nhận định, đánh giá của con người. Ứng phó có phạm vi rộng lớn, nó có thể là bất cứ
cái gì con người làm hay suy nghĩ, không kể đến kết quả xấu, tốt mà nó mang lại.
Ứng phó bao gồm những nỗ lực để làm giảm thiểu, né tránh, chịu đựng, chấp nhận
những điều kiện gây ra căng thẳng chứ không nhất thiết là kiểm soát môi trường
(Lazarus & Folkman, 1984).
Trong luận án này chúng tôi cho rằng: ứng phó là bất cứ sự nỗ lực nào của cá
nhân nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc làm yếu đi các tác nhân gây stress để giảm
55

stress hoặc thoát khỏi stress.


Phân loại ứng phó
Theo Ross, R.R. và Altmaier, E.M., ứng phó được hiểu theo ba khía cạnh: ứng
phó như là một phản ứng bên trong cá nhân, ứng phó như nguồn lực từ môi trường
bên ngoài, và ứng phó như một sự tương tác (Ross, R.R. and Altmaier, E.M., 1994):
Ứng phó được hiểu như là một phản ứng bên trong cá nhân. Đó chính là sự cảm
nhận, suy nghĩ của cá nhân về các tác nhân gây stress, để ứng phó với stress con người
tìm hiểu tình hình stress là một vấn đề tổng thể. Các nhà nghiên cứu xem đặc điểm
của cá nhân như là một cách để đối phó hiệu quả với stress, đó là sự liên kết giữa đặc
điểm tính cách cá nhân với sự nỗ lực xác định một loạt các tình huống khó khăn để
đối phó thành công. Theo Antonovsky (1987), một trong những đặc điểm của cá nhân
là một cảm giác của sự gắn kết được các tác động bên ngoài có thể dự đoán được và
hiểu được. Sự gắn kết của cá nhân là cá nhân có thể quản lý được và hiểu được ý
nghĩa trọn vẹn các vấn đề, tình huống khó khăn nảy sinh trong cuộc sống. Theo cách
hiểu này, người có cảm giác của sự gắn kết mạnh mẽ về các vấn đề, tình huống khó
khăn nảy sinh trong cuộc sống sẽ ứng phó hiệu quả với stress hơn những người có
một cảm giác yếu của sự gắn kết.
Ứng phó như là nguồn lực từ môi trường bên ngoài. Những căng thẳng và khó
khăn có thể được xoa dịu bởi nguồn lực sẵn có trong môi trường. Một nguồn lực có
sẵn đó là khả năng hỗ trợ xã hội (Cob, 1976). Gia đình và bạn bè đóng một vai trò
lớn, tác động đến sự thích nghi và điều chỉnh của cá nhân. Trong thực tế, vai trò của
hỗ trợ xã hội trong việc hỗ trợ các cá nhân để đối phó với những căng thẳng đã được
gọi là tác động giảm nhẹ: cụ thể là yếu tố gây stress sẽ có tác động tiêu cực đối với
những người có ít sự hỗ trợ xã hội, nhưng những tác động tiêu cực đến cá nhân diễn
ra rất ít khi cá nhân có hệ thống hỗ trợ xã hội mạnh trong môi trường hoạt động của
họ (Cohen và Wills, 1985). Do đó, hỗ trợ xã hội như bộ "giảm sóc" giúp những cá
nhân chống lại các tác động tiêu cực tiềm tàng của những tình huống, sự kiện gây
stress. Hỗ trợ xã hội cung cấp một nguồn hỗ trợ hữu hình (cụ thể là tiền bạc, công cụ,
thực phẩm, một nơi để sống, vv), hỗ trợ về "tâm lý" hay cảm xúc xã hội. Các cá nhân
nhận được sự hỗ trợ xã hội này sẽ đối phó với stress một cách hiệu quả hơn các cá
56

nhân không nhận được sự hỗ trợ xã hội. Hỗ trợ xã hội có thể ảnh hưởng đến quá trình
một cá nhân nhìn nhận, đánh giá tình huống, sự kiện gây stress.
Ứng phó như một sự tương tác. Đó là những nỗ lực về nhận thức và hành vi của
cá nhân đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các tác nhân gây stress. Những nỗ lực này có
thể tập trung vào vấn đề, cũng có thể được tập trung vào cảm xúc của cá nhân về vấn
đề trong môi trường.
Lazarus và Folkman đã chia ứng phó với stress thành 2 cách bao gồm: cách
ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, và cách ứng phó tập trung vào cảm xúc
(Lazarus & Folkman, 1984).
Theo Trịnh Viết Then (2016) chia ứng phó thành 4 cách ứng phó với các hành
động ứng phó cụ thể như sau:
Ứng phó tập trung vào vấn đề: cố gắng không hành động bột phát; cố gắng thay
đổi một số thứ trong hoàn cảnh này để làm việc tốt hơn; lên kế hoạch để giải quyết
tình huống này; tập trung toàn bộ sức lực để thay đổi chuyện này; tìm hiểu tại sao
chuyện này lại xảy ra; thay đổi bản thân để làm mọi thứ tốt hơn; suy nghĩ nhiều lần
về sự việc để tìm hiểu bản chất vấn đề; tĩnh tâm suy nghĩ.
Ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp: nói chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình
về vấn đề của mình; nói với bạn bè, người thân trong gia đình về những điều mình lo
lắng; nói về mọi thứ để cho những cảm giác không hài lòng biến mất (được giải thoát);
tìm kiếm sự đồng cảm và chia sẻ từ người khác; tìm kiếm sự chia sẻ, giúp đỡ từ đồng
nghiệp; tìm kiếm sự chia sẻ, giúp đỡ từ phụ huynh trẻ.
Ứng phó lảng tránh: tiếp tục mọi việc như không có chuyện gì xảy ra; chúi mũi
vào công việc, tiếp tục công việc để cảm thấy luôn bận rộn; mặc kệ cho mọi chuyện
xảy ra thế nào cũng được; làm việc nhà; tìm một việc gì đó để không phải động não;
đóng " bộ mặt can đảm ".
Ứng phó tiêu cực: dùng các chất gây nghiện (bia, rượu, thuốc lá, các loại thuốc
an thần...); phá phách hoặc đánh nhau với người khác; làm thứ gì đó nguy hiểm/ mạo
hiểm cho bản thân/ người xung quanh; làm tổn thương một người nào đó mà họ không
gây nên bất cứ vấn đề gì; nói những lời giận giữ, mỉa mai, châm chọc, la mắng người
khác; gây gổ hoặc trút sự thất vọng của mình lên người hoặc một vật nào đó; kiềm
57

chế một thời gian rồi suy sụp; bùng nổ, giận giữ nhưng không khóc; ảo tưởng về kết
quả sự việc.
Các tác giả trong dự án nâng cao năng lực các dịch vụ tâm lí xã hội cho trẻ em
dễ bị tổn thương cho rằng các chiến lược ứng phó với stress của NVXH bao gồm:
chiến lược đối với yếu tố thời gian: sắp xếp công việc và quản lý thời gian tốt là sử
dụng thời gian sẵn có một cách tối ưu để hoàn tất công việc. Hai nguyên tắc quan
trọng của chiến lược này là: (1) xếp thứ tự ưu tiên công việc, và (2) thực hiện trước
những việc quan trọng nhất chứ không phải làm trước những công việc mất ít thời
gian. Chiến lược đối với yếu tố mối tương quan: đối với NVXH, việc bản thân tạo
ra và duy trì mạng lưới hỗ trợ xã hội được xem như là một chiến lược khôn ngoan
giúp đối phó với stress. Mạng lưới hỗ trợ xã hội tốt phải được đặt trên nền tảng của
mối tương quan hai chiều, có cho và có nhận. Để nuôi dưỡng mối tương quan này,
cần phải: giữ liên lạc; đừng cạnh tranh; biết “lắng nghe”; đừng quá sa đà; tỏ lòng biết
ơn bạn hữu và gia đình; thận trọng với những tình huống làm sức lực hao mòn.
Chiến lược đối với yếu tố tình huống: tránh những loại stress không cần thiết bao
gồm, hãy học nói không với những gì không thuộc lĩnh vực của mình hoặc mình
không thể làm được; tránh những người gây stress cho mình; kiểm soát môi trường
sống; tránh những đề tài gây bối rối; giảm dần danh sách “những việc cần làm”. Sửa
đổi/điều chỉnh hoàn cảnh/tình huống: bày tỏ cảm xúc thay vì đè nén; sẵn lòng dàn
xếp mọi sự; hãy quyết đoán hơn; quản lý thời gian tốt hơn. Thích nghi với tác nhân
gây stress: điều chỉnh lại cách nhìn nhận vấn đề; hãy “nhìn xa, trông rộng” hơn;
điều chỉnh các tiêu chuẩn của bản thân; tập trung vào khía cạnh tích cực; điều chỉnh
thái độ. Chấp nhận những gì không thể thay đổi được: đừng cố kiểm soát những gì
không thể kiểm soát được; hãy tìm kiếm “mặt kia” của vấn đề; chia sẻ cảm xúc; học
tha thứ. Chiến lược đối với yếu tố suy diễn: một trong những chiến lược ứng phó
với loại stress do suy diễn này là ngăn chặn, cắt ngang nhưng suy nghĩ tiêu cực; bên
cạnh đó, ta có thể tránh những thứ stress do suy diễn mà ra bằng cách phối hợp bộ
ba sau: đặt thứ tự ưu tiên; lập mục tiêu; nuôi dưỡng những thành công nho nhỏ.
Chiến lược với yếu tố nghị lực bản thân: để có thể xây dựng nghị lực bản thân,
ngoài những chiến lược kể trên ta cần quan tâm đến những chiến lược giúp gia tăng
58

sức khỏe thể lý và tinh thần. Chiến lược gia tăng sức khỏe thể lý: tập thể dục; thở
sâu; có chế độ dinh dưỡng lành mạnh; ngủ đủ giấc; thư giãn và nghỉ ngơi. Chiến
lược gia tăng sức khỏe tinh thần: nuôi dưỡng cái nhìn tích cực về bản thân; tạo thói
quen hài hước và biết cười trong cuộc sống; học hỏi những tấm gương của người
khác và từ kinh nghiệm bản thân; dành thời gian cho gia đình và bạn bè (Lê Chí An
et al., 2012)
Các tác giả trên đề cập đa dạng các cách thức ứng phó với stress. Theo chúng
tôi ứng phó với stress của NVCTXH bao gồm:
- Ứng phó với yếu tố thời gian
Để ứng phó với yếu tố thời gian, NVCTXH cần phải lập ra những kế hoạch ngắn
hạn và dài hạn trong mục tiêu của mình và cần phải chú ý đến việc ấn định thời gian
hoàn thành kế hoạch.
Khi lập kế hoạch cần chú ý:
Nếu kế hoạch có khối lượng công việc quá lớn thì nên chia kế hoạch thành các
bước nhỏ. Tập trung vào từng bước một dễ thực hiện hơn là thực hiện mọi thứ cùng
một lúc.
Biết các giới hạn của mình: NVCTXH cần nhận thức rõ những việc mình có thể
và không thể hoàn thành trong một thời gian nhất định để lập kế hoạch có tính khả
thi cao. Vì nếu NVCTXH không biết lượng sức mình, trong kế hoạch có quá nhiều
việc trong một thời gian và tự trách mình vì không làm xong sẽ dễ bị stress.
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên công việc: làm ngay những công việc khẩn cấp và
quan trọng trước; sau đó đến những công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp.
Những công việc không quan trọng chỉ làm khi có thời gian rảnh.
Thứ tự công việc làm trong ngày: làm công việc quan trọng và khó khăn nhất
vào lúc bắt đầu ngày mới vì lúc đó thể lực, trí lực của NVCTXH đang ở mức cao nhất
sẽ có thể hoàn thành ở mức cao nhất những công việc khó khăn. Những công việc
không phức tạp hoặc quen thuộc giải quyết sau, lúc này dù thể lực và trí lực của
NVCTXH đã giảm sút do đã thực hiện nhiều công việc, thì họ vẫn có khả năng hoàn
thành tốt những công việc này, vì đó là công việc không phức tạp hoặc quen thuộc.
Giao phó trách nhiệm: dù là việc nhà hay công việc chuyên môn NVCTXH cũng
59

cần san sẻ công việc với người khác, giao hoặc nhờ người khác làm bớt công việc khi
công việc quá nhiều, như vậy sẽ giải phóng được những căng thẳng không cần thiết
trong quá trình này.
Cân bằng giữa công việc cơ quan, công việc gia đình, các hoạt động xã hội và
những hoạt động cá nhân, trách nhiệm hàng ngày.
- Ứng phó với yếu tố mối quan hệ
Mối quan hệ không tốt là một trong những tác nhân cơ bản gây stress. Nghề
CTXH là nghề tiếp xúc với con người, do vậy NVCTXH càng dễ bị stress do tác
nhân này. Do vậy một trong những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu stress là
NVCTXH chủ động hình thành và phát triển các mối quan hệ theo chiều hướng tích
cực bằng các biện pháp sau: tâm sự, chia sẻ, tìm kiếm sự đồng cảm từ người thân,
bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ; vui mừng khi người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân
chủ có tin vui, đạt thành tích tốt trong hoạt động; chủ động giải quyết khúc mắc, bất
đồng với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ..; biết lắng nghe ý kiến, tâm tư
của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ; tự nguyện giúp đỡ người thân, bạn bè,
đồng nghiệp, thân chủ; đi du lịch, xem phim, uống cà phê... cùng người thân, bạn bè,
đồng nghiệp, thân chủ; gửi, trả lời nhanh chóng email, tin nhắn... của người thân, bạn
bè, đồng nghiệp, thân chủ; ở bên người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ ... khi họ
cần hỗ trợ; bày tỏ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ biết họ quan trọng
ra sao đối với mình; tỏ lòng biết ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ mỗi
khi được giúp đỡ hoặc hợp tác; tha thứ lỗi lầm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp,
thân chủ.
- Ứng phó với yếu tố tình huống
Cùng một vấn đề, tình huống nẩy sinh trong cuộc sống của NVCTXH nhưng có
thể gây stress đối với người này, nhưng không gây stress đối với người khác. Mức độ
stress sẽ càng cao nếu ước muốn, tham vọng của NVCTXH càng cao hơn so với hiện
thực. Do vậy để phòng, chống stress NVCTXH cần sử dụng các biện pháp sau: đưa
ra mục tiêu cần đạt được phù hợp với khả năng của bản thân; cải thiện môi trường
làm việc tại các CSXH, môi trường sống của bản thân tích cực hơn; thay đổi lối sống
theo hướng tích cực hơn; thay đổi bản thân để cải thiện tình huống gây stress; điều
60

chỉnh, đưa ra tiêu chuẩn hợp lí cho bản thân, thân chủ và người khác; không cố kiểm
soát những gì không thể kiểm soát được; tìm đến các tổ chức, đoàn thể xã hội để nhờ
sự hỗ trợ, giúp đỡ (công đoàn, đoàn thanh niên tại các CSXH…) khi bản thân gặp
vấn đề khó giải quyết; tới các chuyên gia tâm lý, khi bản thân cảm thấy mình bị stress
ở mức ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần
Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất : NVCTXH sử dụng các cách thức sau
để ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất: lựa chọn bất kì một bài tập hoặc môn thể
thao nào yêu thích và phù hợp với sức khỏe để tập luyện; xắp xếp gọn gàng nơi ở,
góc học tập hay làm việc cũng có công dụng cải thiện tâm trạng và hiệu suất làm việc
khá tốt; hít thở sâu một hoặc hai lần trong ngày; có chế độ dinh dưỡng lành mạnh,
tăng cường sử dụng các loại vitamin B, C, axit amin, ma-giê…; thư giãn và nghỉ ngơi
như ngắm nhìn cái đẹp, chơi game, hát karaoke, massage; đặc biệt thư giãn sâu bao
gồm suy ngẫm, yoga, dưỡng sinh, tự thôi miên...; duy trì lối sống năng động cũng là
những cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe thể chất; ngủ đủ, đúng giờ sẽ giúp cơ
thể phục hồi năng lượng; dành thời gian mỗi ngày để làm những việc mà mình cảm
thấy hứng thú; không bị choáng ngợp trước những áp lực của công việc hàng ngày.
Dành cho mình những khoảng thời gian để tận hưởng cuộc sống, làm điều mình thích
như vẽ, viết, đọc sách, chơi thể thao, nấu ăn, hoạt động xã hội hay tĩnh tại…; sử dụng
thuốc an thần khi cần thiết.
Ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần: NVCTXH sử dụng các cách thức sau để
ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần: ngăn chặn, cắt ngang những suy nghĩ tiêu cực;
suy nghĩ tích cực, tìm kiếm ưu điểm, nhớ lại thành công, điểm lại những may mắn
của bản thân; tập trung toàn bộ sức lực để thay đổi mọi chuyện; tìm hiểu thông tin
liên quan đến vấn đề của bản thân để hiểu rõ hơn về nó; tìm kiếm mặt tích cực trong
các tình huống gây stress; tự thưởng cho mình khi thành công một ca làm việc với
thân chủ hay thành công trong cuộc sống; biết cười trong cuộc sống bằng cách tạo
thói quen hài hước, kết thân với người vui tính, xem phim hài hay đọc chuyện cười;
tạo một lối sống thư thái hơn; dùng phương pháp tưởng tượng để hình dung một
khung cảnh mà bản thân hạnh phúc; viết nhật ký.
61

- Ứng phó với stress do đặc điểm công việc NVCTXH đang thực hiện
Xuất phát từ đặc điểm công việc NVCTXH đang thực hiện, có thể đưa ra các
cách thức ứng phó sau: nhận thức đầy đủ về mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của
bản thân trong công việc tại CSXH; tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp CTXH; thường xuyên tham gia họp nhóm chuyên môn
chia sẻ chuyên môn đặc biệt các ca làm việc thực tế; tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp,
lãnh đạo để giải quyết các vấn đề của thân chủ và các công việc khác; tìm cơ hội để
phát huy được hết năng lực, sở trường về CTXH của mình; góp phần tăng dần tính
chuyên nghiệp về CTXH ở môi trường làm việc.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới stress ở nhân viên công tác xã hội
Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng, dự báo mức độ stress của NVCTXH. Trong
phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố cơ bản tác
động, ảnh hưởng, dự báo mức độ stress ở NVCTXH, đó là: tính lạc quan hay bi quan
của NVCTXH; mức độ hài lòng đối với công việc của NVCTXH ; khí chất của
NVCTXH; chỗ dựa xã hội của NVCTXH; thời gian làm việc của NVCTXH.
1.4.1. Tính lạc quan hay bi quan của nhân viên công tác xã hội
Tính lạc quan hay bi quan thể hiện thiên hướng của nhân cách. Theo Scheier và
cộng sự tinh thần lạc quan được định nghĩa là luôn được mong đợi, tin tưởng rằng
những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Với những đặc điểm này, cách suy nghĩ, thái độ nói
chung của người lạc quan đối với thế giới, con người xung quanh luôn theo chiều
hướng tích cực. Nhờ thế nó cho phép con người ứng phó hiệu quả hơn trước những
tình huống khó khăn, bất ngờ, giảm đi nguy cơ của bệnh tật (Scheier, Michael F.;
Carver, & Charles S., 1985). Do vậy những NVCTXH có thái độ sống lạc quan sẽ
ứng phó có hiệu quả hơn trước những tình huống khó khăn, stress; vì vậy mức độ
stress ở họ sẽ thấp hơn. Những người bi quan trong cuộc sống thì ngược lại họ thường
có suy nghĩ và thái độ thiếu tích cực đối với cuộc sống, do vậy họ ứng phó ít hiệu quả
hơn với những tình huống khó khăn bất ngờ, những tình huống gây stress; cho nên
mức độ stress của họ thường sẽ cao hơn và họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
1.4.2. Mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên công tác xã hội
Theo Hoppock: "Sự hài lòng công việc được gọi là một sự kết hợp tâm lý, môi
62

trường và sinh lý làm cho một cá nhân thực sự cảm thấy hài lòng về công việc của
mình" (Hoppock, R., 1935). Stress trong công việc được coi là một đặc điểm của
công việc có liên quan đến sự hài lòng của người lao động. Nhiều công việc đòi hỏi
người lao động phải đối mặt với các rắc rối của những khách hàng khó tính, bất mãn
hoặc lịch trình lao động đòi hỏi cao có các hình thức stress khác nhau. Những căng
thẳng kéo dài gây hại cho sức khỏe tinh thần của công nhân và liên quan đến sự không
hài lòng với công việc (dẫn theo Lê Văn Hảo và Larsen, 2012). Như vậy có thể thấy
mức độ hài lòng công việc của người lao động nói chung và NVCTXH nói riêng tỷ
lệ nghịch với mức độ stress gặp phải trong công việc. Có nghĩa là những NVCTXH
có sự hài lòng công việc thấp thì mức độ stress của họ cao, còn những NVCTXH có
sự hài lòng công việc cao thì mức độ stress thấp. Điều này có thể hiểu được bởi vì
khi NVCTXH hài lòng đối với công việc thì khi họ gặp những tình huống khó khăn
trong công việc, tình huống stress trong công việc họ sẽ nỗ lực tìm cách thức giải
quyết, do vậy họ sẽ giải quyết được tình huống và thoát khỏi stress. Những
NVCTXH có mức độ hài lòng cao, họ hứng thú đối với công việc thì khả năng rơi
vào trạng thái stress và mức độ stress sẽ thấp hơn nhiều. Bởi hứng thú tạo động lực
cho NVCTXH hoạt động và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Cho nên, nếu NVCTXH
có hứng thú đối với công việc thì họ sẽ tìm mọi cách để ứng phó với những điều bất
lợi, gây căng thẳng cho bản thân với mục đích đạt kết quả tốt trong công viêc. Có thể
nói, hứng thú công việc tạo ra sự can đảm để NVCTXH vượt qua những khó khăn,
căng thẳng xuất hiện trong tiến trình hoạt động.
1.4.3. Khí chất của nhân viên công tác xã hội
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ
và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng
của cá nhân (Nguyễn Quang Uẩn, 2005). Như vậy khí chất chi phối những hoạt động
tâm lý của cá nhân diễn ra mạnh hay yếu, nhanh hay chậm... Và biểu hiện qua sắc
thái hành vi, cử chỉ cách nói năng của cá nhân. Do vậy mà trước một tình huống do
khí chất khác nhau nên có người vội vàng, hấp tấp, có người lại ung ung, tự tại, có
người mạnh bạo, có người rụt rè, nhút nhát.
Cơ sở khoa học của sự phân chia các kiểu khí chất là dựa trên học thuyết của
63

IP. Pavlov. Ông đã khám phá ra hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức
chế, có ba thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng, tính linh họat. Sự kết hợp theo
các cách khác nhau giữa ba thuộc tính này tạo ra bốn kiểu thần kinh chung cho người
và động vật là cơ sở cho bốn lọai khí chất (Nguyễn Quang Uẩn, 2005): kiểu mạnh,
cân bằng, linh hoạt là cơ sở cho kiểu khí chất hăng hái; kiểu mạnh, cân bằng, không linh
hoạt là cơ sở cho kiểu khí chất bình thản; kiểu mạnh, không cân bằng là cơ sở cho kiểu
khí chất nóng nảy; kiểu yếu, không cân bằng, không linh hoạt là cơ sở cho kiểu khí
chất ưu tư. Trên thực tế, khí chất của mỗi cá nhân có thể thuộc một trong các kiểu khí
chất trên, hoặc do sự kết hợp những đặc điểm của hai hay nhiều kiểu khí chất trên.
Stress và khí chất ở con người nói chung ở NVCTXH nói riêng có mối quan hệ
với nhau. V.I. Rôgiơ Dêxơvenxcaia và cộng sự (1980) bằng thực nghiệm đã khẳng
định rằng: những người có hệ thần kinh mạnh dễ bị stress hơn đối với tác nhân đơn
điệu và kéo dài. Những người có hệ thần kinh yếu ít bị stress hơn đối với các tác nhân
đơn điệu. Điều này cho thấy sự khác biệt về stress ở cá nhân không chỉ phụ thuộc
vào tình huống, tác nhân tác động, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của hệ
thần kinh; có nghĩa là có mối liên hệ giữa stress và khí chất (dẫn theo Nguyễn Hữu
Thụ, 2009). Sakai Y và cộng sự đã phát hiện ra rằng tính khí dự đoán một phần lớn
phương sai trong căng thẳng công việc được đo bằng bảng câu hỏi căng thẳng công
việc chung NIOSH (R2 = 0,073 – 0,202) (Sakai Y et al, 2005).
Mỗi người nói chung, mỗi NVCTXH nói riêng thuộc các kiểu khí chất khác
nhau sẽ có những phản ứng khác nhau trước những tác nhân gây stress giống nhau,
có những chiến lược đương đầu, ứng phó với stress khác nhau và do vậy mức độ
stress ở họ cũng khác nhau. Có những người luôn nổi cáu khi gặp phải những tình
huống áp lực cao. Những người có khí chất này thay vì lắng nghe hay tìm cách giải
quyết, họ lại lựa chọn phương án phản ứng theo cảm xúc để nhanh chóng thoát khỏi
những cảm giác khó chịu đang có trong người. Có những người thường xuyên im
lặng, kìm nén khi bị ảnh hưởng bởi stress, nhưng một khi đã nổi nóng thì họ có thể
làm những điều khó lường trước được hậu quả.
1.4.4. Chỗ dựa xã hội của nhân viên công tác xã hội
Theo tác giả Phan Thị Mai Hương, chỗ dựa xã hội là những nơi mà con người
có thể nhận được các nguồn cảm xúc, thông tin, ủng hộ, trợ giúp… thông qua những
64

mối quan hệ xã hội. Đó là nơi mà mỗi con người có thể nhờ cậy, tin tưởng là chỗ dựa
vật chất và tinh thần. Chính những điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
tâm lý của con người. Chỗ dựa xã hội về cơ bản bao gồm: gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, các tổ chức và tôn giáo, tín ngưỡng. Khi chỗ dựa xã hội vững chắc thì cuộc
sống tâm lý của con người càng có điều kiện để phát triển ổn định hơn. Chỗ dựa xã
hội của mỗi người tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của cá nhân (Phan Thị Mai
Hương, 2007). Có bằng chứng phù hợp cho thấy, nhân viên nhận được nhiều sự hỗ
trợ thì có trải nghiệm căng thẳng và kiệt sức thấp hơn người khác (Lee, R., &
Ashforth, B.,1996) và nơi nhân viên đang phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn của căng
thẳng, xung đột và các vấn đề tại nơi làm việc, có sự hỗ trợ từ những người khác có
thể làm giảm tác động của áp lực đến cá nhân, giúp cá nhân hạnh phúc hơn
(O’Driscoll, M. P., & Cooper, C. L., 2002).
Tại các CSXH thường nhiều NVCTXH cùng phụ trách một loại đối tượng, do
vậy các NVCTXH dễ dàng hỗ trợ nhau trong công việc khi có NVCTXH gặp khó
khăn trong cuộc sống hay stress. Trong cuộc sống, NVCTXH tiếp nhận sự hỗ trợ xã
hội trực tiếp từ đồng nghiệp, từ gia đình đôi khi từ thân chủ khi có các tình huống, sự
kiện xảy ra gây stress, đây cũng chính là chỗ dựa xã hội giúp NVCTXH ứng phó với
stress và tự tin trong cuộc sống. Sự hỗ trợ xã hội thể hiện thông qua cảm xúc xã hội
hay hành động giúp đỡ NVCTXH nhằm giải quyết các tình huống, sự kiện khó khăn
xảy ra trong cuộc sống, như sự động viên, an ủi, hỗ trợ vật chất từ đồng nghiệp, từ
gia đình đôi khi từ thân chủ hay sự chia sẻ công việc từ đồng nghiệp, sự tham vấn từ
đồng nghiệp...
1.4.5. Thời gian làm việc của nhân viên công tác xã hội
Thời gian làm việc là một trong những yếu tố tác động, ảnh hưởng mạnh nhất
đến mức độ stress, sức khỏe của người lao động. Các tác giả Torres, R.M., Lambert,
M.D. và Lawver, R.G. trong nghiên cứu stress công việc trên 370 giáo viên trung học
cho thấy số giờ làm việc mỗi tuần là yếu tố dự báo lớn nhất trong tất cả các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ stress công việc (Torres, R.M., Lambert, M.D. & Lawver,
R.G., 2009). Minh Nguyên cho rằng: “Giảm số giờ làm việc hàng tuần giúp con người
bớt stress, ngủ nhiều và dành thời gian bên người thân, từ đó kéo dài tuổi thọ” (Minh
65

nguyên, 2018). Nếu không giải quyết ổn thỏa, mâu thuẫn giữa thời gian dành cho
hoạt động nghề nghiệp và thời gian dành cho việc nhà và việc cá nhân thì dễ dẫn tới
stress cho cá nhân. Elisa J Grant – Vallone cho rằng: mức độ công việc can thiệp
vào cuộc sống cá nhân cao hơn so với cuộc sống cá nhân can thiệp vào công việc.
Xung đột giữa công việc và cuộc sống cá nhân có liên quan đến sự trầm cảm, lo
lắng, stress của nhân viên và xung đột trong cuộc sống cá nhân - công việc là mối
quan tâm của nhân viên vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của họ (Elisa J Grant –
Vallone, 2001).
NVCTXH ở Việt nam phụ trách số lượng đối tượng nhiều, đối tượng thường có
nhiều vấn đề nên họ thường làm việc quá thời gian quy định tại nơi làm việc. Nhiều
khi vấn đề của thân chủ phức tạp, do vậy khi về nhà họ vẫn phải trăn trở để giải quyết
các vấn đề của thân chủ, bên cạnh đó là những chuyến đi vãng gia vài ngày liền;
điều này ảnh hưởng tới việc giải quyết các công việc trong gia đình và việc cá nhân
dẫn tới stress ở NVCTXH. Mặt khác ngoài thời gian dành cho hoạt động nghề
nghiệp, NVCXTH phải dành thời gian để giải quyết các công việc cá nhận; làm việc
nhà và làm thêm để tăng thu nhập do thu nhập tại nơi làm việc thấp; điều này ảnh
hưởng tới hoạt động nghề nghiệp của NVCTXH dễ gây stress cho NVCXH. Thời
gian làm việc là nhân tố tác động mạnh đến mức độ stress ở NVCTXH, đặc biệt khi
NVCTXH không bố trí hợp lý, cần bằng được thời gian dành cho hoạt động nghề
nghiệp và thời gian dành cho việc nhà và việc cá nhân.
1.4.6. Ý định thay đổi công việc của nhân viên công tác xã hội
NVCTXH có ý định thay đổi công việc thường có nhiều nguyên nhân, có thể
do công việc có thu nhập thấp, họ muốn có thu nhập cao hơn để trang trải cuộc sống;
có thể do không yêu thích công việc hay mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp
không tốt; có thể do đường từ nhà tới nơi làm việc quá xa hay văn hóa nơi làm việc
không phù hợp với tính cách của bản thân, bản thân không có cơ hội thăng tiến hay
không thành công trong công việc. Thay đổi công việc cũng đồng nghĩa NVCTXH
sẽ bắt đầu một con đường sự nghiệp mới, là thử thách lớn cho bản thân; điều này cần
cả lòng can đảm, sự quyết tâm và quá trình chuẩn bị thật kỹ. Khi có ý định thay đổi
công việc NVCTXH phải đấu tranh tư tưởng, cân nhắc nên đi hay ở; phải học thêm
66

nhiều kỹ năng cho công việc mới, phải thử công việc mới, phải đánh giá xác định
công việc mới có phù hợp với bản thân hay không… chính điều này gây stress cho
NVCTXH
67

Tiểu kết chương 1


Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, có nhiều tác giả nghiên cứu về mức độ
stress, biểu hiện stress. Đa số các tác giả cho thấy mức độ stress ở NVCTXH tương
đối cao, cao hơn các nghề nghiệp khác. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy biểu hiện
về mặt thể chất, một số tác giả cho thấy biểu hiện của stress ở nhiều mặt thể chất,
cảm xúc, hành vi. Một số nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy stress được
biểu hiện ở bốn mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Các tác giả đã đưa ra
đa dạng những tác nhân gây stress, đối với NVCTXH những tác nhân được nhiều tác
giả đề cập hơn cả là thu nhập thấp; công việc quá tải; mối quan hệ không tốt; thiếu
sự hỗ trợ xã hội; vấn đề của thân chủ phức tạp…Khi nghiên cứu về ứng phó với
stress ở nhóm khách thể chung và nhóm người lao động, thì có rất nhiều tác giả
nghiên cứu về ứng phó với stress ở nhiều khía cạnh khác nhau, tương đối đầy đủ và
toàn diện. Tuy nhiên khi nghiên cứu về ứng phó với stress ở NVCTXH đa số các tác
giả chưa đưa ra được toàn diện và đầy đủ các ứng phó với stress, mỗi tác giả mới
chỉ đưa ra được một số cách ứng phó.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các nghiên cứu đi trước, chúng tôi quan niệm
rằng: Stress ở NVCTXH là trạng thái mất cân bằng của cơ thể, biểu hiện ở mặt thể
chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi; xuất hiện khi NVCTXH đáp ứng lại những tác
động từ hoạt động nghề CTXH, hoạt động hàng ngày; môi trường sống và làm việc
của cá nhân hay từ chính bản thân họ. Mức độ stress ở NVCTXH bao gồm năm
mức độ: mức độ bình thường; mức độ nhẹ; mức độ vừa; mức độ nặng; mức độ rất
nặng. Biểu hiện stress của NVCTXH bao gồm: những biểu hiện về mặt thể chất;
những biểu hiện về mặt nhận thức; những biểu hiện về mặt cảm xúc và những biểu
hiện về mặt hành vi. Các tác nhân gây stress ở NVCTXH bao gồm: tác nhân từ yếu
tố thời gian; tác nhân từ yếu mối quan hệ; tác nhân từ yếu tố tình huống; tác nhân từ
yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần; tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của
NVCTXH. Ứng phó với stress ở NVCTXH bao gồm: ứng phó với yếu tố thời gian;
ứng phó với yếu tố mối quan hệ; ứng phó với yếu tố tình huống; ứng phó với yếu tố
sức khỏe thể chất và tinh thần; ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của
NVCTXH. Có 6 yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng, dự báo mức độ stress ở
NVCTXH bao gồm : tính lạc quan hay bi quan; mức độ hài lòng đối với công việc ;
khí chất; chỗ dựa xã hội; thời gian làm việc; ý định thay đổi công việc.
68

Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU STRESS
Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên khách thể là NVCTXH ở các tỉnh thành khu
vực Đông Nam Bộ. Trước khi nói về các giai đoạn tổ chức và các phương pháp
nghiên cứu, chúng tôi xin trình bày một số đặc điểm kinh tế xã hội liên quan đến
mức độ stress ở NVCTXH.
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam. Hiện nay, vùng
Đông Nam Bộ có 1 đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Trung
ương); 3 đô thị loại I: thành phố Thủ Dầu Một (thuộc tỉnh Bình Dương), thành phố
Biên Hòa (thuộc tỉnh Đồng Nai), thành phố Vũng Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Bà Rịa (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu). Các thành phố còn lại là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Theo kết quả điều tra
dân số năm 2019 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng dân số của vùng Đông Nam
Bộ là 17.828.907 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là
23.564,4 km² ( Quốc hội, 1979), với mật độ dân số bình quân 706 người/km², chiếm
18.5% dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, 2019). Đây là khu vực có nhiều dân
nhập cư hàng năm. Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dẫn
đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố
kinh tế - xã hội khác; đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, có tỉ lệ đô thị hóa
62.8%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này dẫn đầu cả nước nổi bật là:
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Vũng Tàu. Đóng góp của 4 tỉnh
thành này đối với đất nước rất lớn, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm:
37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp
47,12%. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục,
khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Đồng Nai là trung tâm công
69

nghiệp lớn trong vùng với trung tâm là thành phố Biên Hoà. Bình Dương là một tỉnh
năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Những phát triển
của Bình Dương đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất
của khu vực đối với cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác - lọc
- hóa dầu khí trọng điểm. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã
thúc đẩy nền kinh tế Bà Rịa –Vũng Tàu tăng trưởng đáng kể. Cùng với việc khai thác
dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo, như công
nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa
chất...tỉnh Bình Phước là tỉnh xuất khẩu điều lớn nhất Việt Nam, đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu trung bình 3 tỷ USD mỗi năm. Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng
mì, đậu, lạc lớn nhất miền Nam. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng,
ngành đánh bắt thủy sản đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế.
Với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh thành khu vực Đông Nam
Bộ như trên, nên các CSXH phân bố ở các tỉnh thành trên không đồng đều, những
tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội phát triển tập trung nhiều các CSXH hơn so
với các tỉnh thành khác. Các CSXH tập trung nhiều nhất tại Thành phố Hồ chí
Minh, sau đó tới các tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu và Đồng nai, là những tỉnh thành
có điều kiện kinh tế xã hội nổi trội trong khu vực Đông Nam Bộ. Hai tỉnh Bình
Phước và Tây Ninh chủ yếu phát triển nông nghiệp nên điều kiện kinh tế xã hội và
GDP đầu người thấp hơn bốn tỉnh thành trên, tuy nhiên Bình Phước có diện tích tự
nhiên rộng nhất trong các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ và có điều kiện địa
hình phù hợp với các cơ sở Cai nghiện ma túy nên ở đây cũng có nhiều CSXH, đặc
biệt là các cơ sở cai nghiện ma túy.
Căn cứ vào sự phân bố các CSXH ở khu vực Đông Nam Bộ và sự phân bổ
NVCTXH phụ trách các nhóm thân chủ, để đạt mục đích của luận án, chúng tôi
chọn khách thể nghiên cứu tại các cơ sở xã hội và cơ sở cai nghiên ma túy công lập
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Phước. Có 20 cơ sở xã hội và 14 cơ sở cai nghiện ma túy công lập trực thuộc
các sở Lao động thương binh và xã hội tại 5 tỉnh thành trên.
70

Sống trong khu vực có điều kiện kinh tế văn hóa phát triển nhất nhì Việt nam,
điều này cũng ảnh hưởng một phần tới mức độ stress ở NVCTXH.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Giai đoạn 1: xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về stress ở nhân viên
công tác xã hội
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số lí luận cơ bản về stress ở NVCTXH nhằm xây dựng khung
lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định quan điểm chủ đạo trong việc nghiên
cứu thực tiễn những vấn đề về stress ở NVCTXH.
Nội dung nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá những nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài
nước về stress và stress ở NVCTXH. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn ít được quan
tâm nghiên cứu làm cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu.
- Xác định quan điểm tiếp cận nghiên cứu stress ở NVCTXH.
- Xác định các khái niệm công cụ, hệ thống hóa và xây dựng một số vấn đề lí
luận cơ bản liên quan đến đề tài như: khái niệm stress, mức độ stress, biểu hiện
stress, các tác nhân gây stress, ứng phó với stress và các yếu tố ảnh hưởng tới stress
ở NVCTXH.
Phương pháp tiến hành
Phương pháp sử dụng để nghiên cứu lí luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu,
bao gồm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng
như những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước được
đăng tải trên các sách, báo, tạp chí và trên hệ thống thông tin toàn cầu internet… …
về những vấn đề liên quan đến stress ở NVCTXH.
71

2.2.2. Giai đoạn 2: nghiên cứu thực trạng stress ở nhân viên công tác xã hội
Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu
Đặc điểm của khách thể SL % Đặc điểm của khách thể SL %
TP. Hồ Chí Minh 267 61,3 < 5 năm 103 23,6
Thời
Bà Rịa – Vũng Tàu 34 7,8 Từ 5 đến < 10 năm 155 35,5
Tỉnh/ gian
Từ 10 đến < 15
Thành Đồng Nai 32 7,3 công 118 27,1
Năm
phố tác
Bình Dương 32 7,3 >= 15 năm 60 13,8
Bình Phước 71 16,3 Trẻ em 78 17,9
Giới Nam 167 38,3 Người cao tuổi 65 14,9
Tính Nữ 269 61,7 Đối Người khuyết tật 111 25,5
tượng Người nghiện ma
Trình độ khác 36 8,3 90 20,6
hỗ trợ Túy
Trung cấp 125 28,7 Người tâm thần 92 21,1
Trình độ
Hợp đồng từ 3
Cao đẳng 72 16,5 36 8,3
tháng tới 1 năm
Từ đại học trở lên 203 46,5 Hợp đồng ba năm 31 7,1
Dạng
Hợp đồng không
Công tác xã hội 184 42,1 lao 138 31,7
thời hạn
động
Tâm lí 31 7,1 Biên chế 231 52,9
Xã hội học 50 11,5 < 7 triệu 190 43,6
Chuyên
Từ 7 triệu đến <
môn Y tế 87 20,0 Thu 203 46,5
10 triệu
nhập
Giáo dục 54 12,4 Từ >= 10 triệu 43 9,9
Chuyên môn khác 30 6,9 Tình Chưa kết hôn 113 25,9
Chưa tập huấn 36 8,3 trạng Đã kết hôn 284 65,2
hôn Đã li thân, li hôn
Tập 1 khóa 150 34,4 39 8,9
nhân hoặc góa
huấn
2 khóa 83 19,0 Diện Thường trú 319 73,2
CTXH
3 khóa 62 14,2 cư trú Tạm trú 117 26,8
 4 khóa 105 24.1
72

Để mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cao, chúng tôi lựa chọn mẫu nghiên
cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng. Chúng tôi chia 24 CSXH
và cơ sở cai nghiện ma túy công lập thuộc 5 tỉnh thành trên thành 5 nhóm theo thân
chủ mà họ hỗ trợ: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghiện ma túy,
người tâm thần. Sau đó chúng tôi lựa chọn ngẫu nghiên các cơ sở theo từng nhóm
trên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong từng tầng, 15 CSXH và cơ
sở cai nghiên ma túy được lựa chọn từ 24 cơ sở trên. Trong 15 cơ sở chúng tôi sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong từng tầng để chọn ra 436
NVCTXH để khảo sát. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn thêm 20 cán bộ quản lí NVCTXH
và cán bộ quản lí đào tạo tại các trường có đào tạo CTXH tại các tỉnh, thành khu
vực Đông Nam Bộ.
Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá stress ở NVCTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở
NVCTXH; trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp giúp NVCTXH giảm stress, thoát
khỏi stress.
Nội dung nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng stress ở NVCTXH bao gồm: mức độ stress, biểu
hiện của stress, các tác nhân gây stress, ứng phó với stress.
Phân tích, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH.
Phương pháp tiến hành
Để thực hiện nội dung ở giai đoạn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
phương pháp chuyên gia, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp thống
kê toán học.
2.2.3. Giai đoạn 3: đề xuất biện pháp giảm stress và thực nghiệm một biện
pháp giảm stress ở nhân viên công tác xã hội
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng stress ở NVCTXH, từ đó đề
xuất các biện pháp giảm stress cho NVCTXH và tiến hành thực nghiệm biện pháp
73

tham vấn tâm lý cho NVCTXH, qua đó xác định tính hiệu quả của biện pháp này.
Nội dung nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giảm stress cho NVCTXH.
Tiến hành tham vấn tâm lý nhóm cho một số NVCTXH có mức độ stress nặng
và rất nặng.
Phương pháp tiến hành
Để thực hiện nội dung ở giai đoạn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực
nghiệm, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp mô tả
chân dung, phương pháp thống kê toán học.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích sử dụng
Làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, xây dựng cơ sở lí luận, xác lập
cơ sở phương pháp luận, định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu và góp phần
lí giải kết quả nghiên cứu thực trạng.
Cách thức tiến hành
Sưu tầm tài liệu trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
của đề tài; phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát các nghiên cứu về vấn đề này,
từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu và lấy tư liệu sử dụng trong
quá trình phân tích, lý giải, đánh giá thực trạng cũng như xây dựng biện pháp giúp
giảm stress cho NVCTXH.
2.3.2. Phương pháp chuyên gia
Mục đích sử dụng
Nhằm xin ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh
vực tâm lý học, toán thống kê về các vấn đề nghiên cứu của luận án.
Cách thức tiến hành
Xin ý kiến 6 chuyên gia về từng vấn đề: công cụ nghiên cứu; cách xử lí số liệu
hiệu quả nhất; cách tiếp cận và thực hiện tham vấn tâm lý nhóm cho NVCTXH. Khi
xây dựng xong công cụ nghiên cứu (phiếu trưng cấu ý kiến) chúng tôi gửi qua email
74

cho các chuyên gia để các chuyên gia đóng góp ý kiến. Mặt khác chúng tôi đã gặp
trực tiếp chuyên gia toán thống kê, chuyên gia tham vấn trình bày cách thức sử lý số
liệu của luận án và cách thức tiếp cận và thực hiện tham vấn nhóm để xin ý kiến
đóng góp trực tiếp từ chuyên gia.
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng để nghiên cứu vấn đề thực tiễn của
đề tài.
Mục đích điều tra
Khảo sát thực trạng stress, biểu hiện stress, các tác nhân gây stress, ứng phó
với stress và các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH.
Cách thức tiến hành
Để tiến hành điều tra, chúng tôi thực hiện hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế
công cụ nghiên cứu và giai đoạn điều tra chính thức.
Giai đoạn 1: thiết kế công cụ nghiên cứu
Giai đoạn này gồm 2 bước: thu thập ý kiến và khảo sát thử.
Bước 1 - Thu thập ý kiến:
- Mục đích nghiên cứu:
Hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu và thăm do ý kiến của NVCTXH
bằng phiếu.
- Khách thể nghiên cứu: 50 NVCTXH
- Nội dung nghiên cứu:
Việc xây dựng thông tin cho bảng hỏi được khai thác từ các nguồn chính sau:
tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; lấy ý kiến cán bộ
hướng dẫn; lấy ý kiến chuyên gia; kết quả khảo sát thăm dò thử ở NVCTXH; từ
những nguồn tư liệu này, chúng tôi xây dựng 1 bảng hỏi dành cho NVCTXH.
Phiếu trưng cầu ý kiến: phiếu này gồm 3 phần với những nội dung cần tìm hiểu
sau đây: phần 1, stress ở NVCTXH bao gồm: tự đánh giá biểu hiện stress, các tác
nhân gây stress, ứng phó với stress của bản thân NVCTXH. Phần 2, một số đặc
điểm tâm lí cá nhân và phân bổ thời gian trong ngày của NVCXTH: mức độ hài
75

lòng với nghề nghiệp; sự phân bổ thời gian làm việc trong ngày; ý định thay đổi
công việc hiện tại. Phần 3, một số thông tin cá nhân.
Bước 2 - Khảo sát thử:
- Mục đích nghiên cứu:
Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo
Chỉnh sửa và hoàn thiện công cụ đo.
- Khách thể nghiên cứu: 80 NVCTXH tại các CSXH ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra bằng bảng hỏi
- Cách thức xử lý thông tin thu được:
Dữ liệu thu được qua khảo sát được xử lý bằng chương trình IBM SPSS
Statistics 25. Đề tài sử dụng kĩ thuật phân tích độ tin cậy bằng phương pháp phân
tích hệ số Alpha của Cronback.
Nội dung nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronback nhằm kiểm tra xem
các biểu hiện stress trong từng nhóm biểu hiện, các tác nhân gây stress trong từng
nhóm tác nhân gây stress, các ứng phó trong từng nhóm ứng phó với stress có đáng
tin cậy hay không, có tốt hay không. Trên cơ sở hệ số Alpha tìm được, chúng tôi
tiến hành loại bỏ những biểu hiện stress, những tác nhân gây stress, những ứng phó
với stress được xem là có giá trị thấp.
Kết quả tính độ tin cậy Alpha của Cronback như sau (phụ lục 11):
- Biểu hiện stress ở NVCTXH; biểu hiện về mặt thể chất: Alpha = 0,925; Biểu
hiện về mặt nhận thức: Alpha = 0,916; biểu hiện về mặt cảm xúc: Alpha = 0,923; biểu hiện
về mặt hành vi: Alpha = 0.922
- Tác nhân gây stress ở NVCTXH; tác nhân từ yếu tố thời gian:
Alpha = 0,939; tác nhân từ yếu tố mối quan hệ: Alpha = 0,877; tác nhân từ yếu tố
tình huống: Alpha = 0,890; tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất: Alpha = 0,811;
tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần: Alpha = 0,948; tác nhân từ yếu tố đặc điểm
công việc của NVCTXH: Alpha = 0.945
- Ứng phó với stress ở NVCTXH; ứng phó với yếu tố thời gian : Alpha = 0,873;
76

ứng phó với yếu tố mối quan hệ: Alpha = 0,949; ứng phó với yếu tố tình huống: Alpha
= 0,864; ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất: Alpha = 0,896; ứng phó với yếu tố sức
khỏe tinh thần: Alpha = 0,946; ứng phó với yếu tố với yếu tố đặc điểm công việc của
NVCTXH Alpha = 0,949.
Giai đoạn 2: điều tra chính thức
Từ kết quả khảo sát thử chúng tôi tiến hành loại bỏ những item có độ tin cậy
thấp để hoàn thiện bảng hỏi sử dụng cho khảo sát chính thức.
Khách thể
436 NVCTXH các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ
Nội dung
Bảng hỏi dành cho NVCTXH gồm 3 phần (xem phụ lục 3):
- Phần A gồm các phần nhỏ A1, A2, A3 là các thang đo định lượng, tìm hiểu
về stress ở NVCTXH, trong đó:
+ Phần A1 gồm 31 items tìm hiểu biểu hiện stress ở NVCTXH
+ Phần A2 gồm 42 items tìm hiểu các tác nhân gây stress ở NVCTXH
+ Phần A3 gồm 36 items tìm hiểu ứng phó với stress ở NVCTXH
- Phần B gồm các phần nhỏ B1, B2, B3 là các thang đo định lượng tìm hiểu về
một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở NVCTXH, trong đó:
+ Phần B1 tìm hiểu mức độ hài lòng nghề nghiệp của NVCTXH
+ Phần B2 tìm hiểu sự phân bổ thời gian của NVCTXH trong ngày
+ Phần B3 tìm hiểu ý định thay đổi nghề nghiệp của NVCTXH
- Phần C là tìm hiểu những thông tin cá nhân về NVCTXH như giới tính, tuổi,
trình độ, lĩnh vực chuyên môn được đào tạo, số lượng các khóa tập huấn đã tham gia,
thời gian công tác, đối tượng phụ trách, dạng lao động, thu nhập, tình trạng hôn nhân,
diện cư trú.
Thang đánh giá
Thang đánh giá mức độ stress ở NVCTXH theo 5 mức độ: bình thường, nhẹ,
vừa, nặng, rất nặng.
Thang đánh giá biểu hiện stress ở NVCTXH xảy ra trong một tuần vừa qua với
5 mức độ (điều này hoàn toàn không xảy ra cho tôi = 0 điểm, xảy ra cho tôi phần nào
77

hay thi thoảng = 1 điểm, xảy ra cho tôi vừa phải hay vài lần = 2 điểm, thường xảy ra
cho tôi hay nhiều lần = 3 điểm, rất thường xảy ra hay hầu hết lúc nào cũng có = 4
điểm).
Thang đánh giá được sử dụng để đánh giá tác nhân gây stress ở NVCTXH với
5 mức độ (không có tác nhân này = 0 điểm, thi thoảng có tác nhân này = 1 điểm,
khoảng nửa thời gian có tác nhân này = 2 điểm, phần lớn thời gian có tác nhân này =
3 điểm, hầu hết thời gian có tác nhân này = 4 điểm).
Thang đánh giá được sử dụng để đánh giá ứng phó với stress ở NVCTXH với 5
mức độ (không sử dụng hoặc sử dụng mà không hiệu quả = 0 điểm; ít hiệu quả = 1
điểm; có hiệu quả vừa phải = 2 điểm; có nhiều hiệu quả = 3 điểm; có rất nhiều hiệu
quả = 4 điểm).
Cách quy đổi điểm trung bình (ĐTB) của các biểu hiện stress, tác nhân gây
stress, ứng phó với stress như sau:
Bảng 2.2. Cách quy điểm trung bình của các biểu hiện stress, tác nhân gây
stress, ứng phó với stress thành các mức độ biểu hiện stress, tác nhân gây
stress, ứng phó với stress theo định tính ở nhân viên công tác xã hội
Mức độ quy đổi định tính
Điểm trung bình Tác nhân Ứng phó với
Mức độ stress
gây stress stress
Từ 0 đến 0,5 Không xảy ra Không có tác nhân Không sử dụng
này hoặc sử dụng mà
không hiệu quả
Từ 0,51 đến 1.5 Xảy ra phần nào Thi thoảng có tác Ít hiệu quả
hay thi thoảng nhân này
Từ 1,51 đến 2,5 Xảy ra vừa phải Khoảng nửa thời Có hiệu quả vừa
hay vài lần gian có tác nhân phải
này
Từ 2,51 đến 3,5 Thường xảy ra hay Phần lớn thời gian Có nhiều hiệu quả
nhiều lần có tác nhân này
78

Từ 3,51 đến 4,0 Rất thường xảy ra Hầu hết thời gian Có rất nhiều hiệu
hay hầu hết lúc có tác nhân này quả
nào cũng có
Thang đánh giá mức độ hài lòng nghề nghiệp: không hài lòng chút nào là 0
điểm, hài lòng rất cao là 10 điểm, điểm càng cao thì mức độ hài lòng nghề nghiệp của
NVCTXH càng cao.
Thang đánh giá việc phân bổ thời gian làm việc tại cơ sở xã hội, thời gian
dành cho các công việc liên quan đến nghề nghiệp ở nhà và thời gian dành cho việc
nhà và việc cá nhân theo ngày (24 giờ), số giờ càng nhiều thì sự phân bổ thời gian
cho các công việc đó càng nhiều.
Thang đánh giá ý định thay đổi công việc theo năm mức độ: sẽ thay đổi, có thể
thay đổi, lưỡng lự, không biết, không thay đổi.
Cách tiến hành điều tra
Liên hệ trực tiếp khách thể điều tra, phát bảng hỏi cho khách thể điều tra,
hướng dẫn trả lời và giải đáp thắc mắc .
Thu phiếu và xử lý kết quả điều tra.
Nguyên tắc điều tra
Khách thể nghiên cứu tham gia trả lời độc lập, khách quan theo quan điểm cá
nhân. Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự, đảm bảo sự chuẩn bị chu
đáo về phương tiện, điều kiện, không gian và thời gian.
2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm đo stress
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ stress ở từng nhân viên công tác xã hội
Công cụ nghiên cứu
Sử dụng thang đo gốc là bảng đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress (DASS
21) của Lovibond, S.H. và Lovibond, P.F. (1995) đã được Ủy ban Anxiety / Panic
Attack tại Sydney (tháng 4 năm 2003) dịch và được chuẩn hóa tại Việt Nam – phần
đo stress (phụ lục 4). Hiện nay bảng đo lường này được sử dụng phổ biến ở Việt
Nam trong các trường học, bệnh viện, để đo lường trầm cảm, lo âu, stress ở nhiều
79

lứa tuổi và được sử dụng trong các nghiên cứu đo các hiện tượng tâm lí trên ở người
lao động.
Phiếu ghi kết quả theo mẫu
Người thực hiện
Nhà tâm lý học
Phương tiện
Phòng làm trắc nghiệm yên tĩnh, đủ ánh sáng, bàn ghế để ngồi làm trắc
nghiệm, các bản trắc nghiệm, bút.
Thời gian tiến hành
Tiến hành trong 10 phút
Cách tiến hành
Giới thiệu cho NVCTX về bảng các câu hỏi trắc nghiệm và phiếu ghi mẫu kết
quả; giải thích cho họ hiểu mục đích của việc làm trắc nghiệm và cho biết những
thông tin được bảo đảm bí mật.
Giải thích cho NVCTXH hiểu cách làm trắc nghiệm: đọc từng câu và khoanh
tròn số 0, 1, 2, hay 3 để lựa chọn câu thích hợp với những gì đã xảy ra cho mình
trong tuần lễ vừa qua. Không có câu trả lời nào đúng hay sai; trả lời theo đúng tâm
trạng thực mà không che dấu. Không nên mất nhiều thời gian để lựa chọn câu trả
lới.
Cho NVCXTH làm thử câu 1: đọc hiểu và đánh dấu vào mục đúng với thực
trạng hiện tại. Nếu NVCTXH chưa hiểu cách làm thì được hướng dẫn cách đánh
dấu. Sau đó NVCXTH tiếp tục đọc hiểu và đánh dấu vào các mục tiếp theo của trắc
nghiệm.
Sau khi NVCTXH hoàn thành phần trả lời trắc nghiệm, nhà tâm lý học thu
phiếu trắc nghiệm đã điền đầy đủ.
Xử lý kết quả nghiên cứu
Tính tổng điểm theo các số đã khoanh tròn, sau đó nhân 2; các mức độ stress
tương ứng với các điểm số như sau: Bình thường: <= 14 đ; stress ở mức nhẹ: > 14đ
- <=18 đ; stress ở mức độ vừa: >18đ - <= 25 đ; stress ở mức nặng: >25 đ - <= 33đ;
stress ở mức rất nặng: >= 34 đ.
80

Trắc nghiệm đo khí chất


Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm khí chất của từng NVCTXH
Công cụ nghiên cứu
Sử dụng thang đo gốc là bảng các câu hỏi trắc nghiệm Ayxencơ của Eysenck
(phụ lục 5). Bảng đo lường này thường được sử dụng để đo khí chất học sinh, sinh
viên, người lao động.
Phiếu ghi kết quả theo mẫu
Người thực hiện
Nhà tâm lý học
Phương tiện
Phòng làm trắc nghiệm yên tĩnh, đủ ánh sáng, bàn ghế để ngồi làm trắc
nghiệm, các bản trắc nghiệm, bút.
Cách tiến hành
Giới thiệu về bảng các câu hỏi trắc nghiệm và phiếu ghi mẫu kết quả.
Hướng dẫn NVCTXH đọc kỹ 57 câu hỏi ghi trong tờ phiếu, nếu thấy điều nào
đúng với bản thân mình thi ghi dấu (“+”) ở trước số thứ tự của câu hỏi đó, còn nếu
điều nào không đúng với bản thân thì ghi dấu (“-”) ở trước số thứ tự của câu hỏi
tương ứng. Hãy trả lời một cách trung thực, không bỏ quãng. Gặp các câu không
quen thuộc hãy cứ trả lời theo cách nghĩ của mình. Hãy trả lời theo những ý nghĩ
nảy sinh trong đầu trước tiên (chú ý tốc độ trả lời 2 -3 câu trong 1 phút).
Cho NVCXTH làm thử câu 1, nếu NVCTXH chưa hiểu cách làm thì được
hướng dẫn lại. Sau đó NVCXTH tiếp tục đọc hiểu và đánh dấu vào các câu tiếp theo
của trắc nghiệm.
Nhà tâm lí học thu phiếu trắc nghiệm sau khi NVCTXH đã hoàn thành phần
trả lời trắc nghiệm.
Xử lý kết quả nghiên cứu
Cách chấm điểm: tính điểm theo các mục a, b, c
a, Cho mỗi câu 1 điểm, nếu những câu hỏi sau đây trả lời là có (“+”): 1, 3, 8,
10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56. Cho mỗi câu 1 điểm, nếu những câu
81

hỏi sau đây trả lời là không (“-”): 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51.
b, Cho mỗi câu 1 điểm, nếu những câu hỏi sau đây trả lời là có (“+”); không
cho điểm nếu trả lời là không (“-”): 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33,
35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57.
c, Cho mỗi câu 1 điểm, nếu những câu hỏi sau đây trả lời là có (“+”): 6, 24,
36. Cho mỗi câu 1 điểm, nếu những câu hỏi sau đây trả lời là không (“-”): 12, 18,
30, 42, 48, 54.
Các điểm số thuộc mục c có chức năng kiểm tra “tính trung thực” của các câu
trả lời. Nếu tổng số điểm của các câu trả lời trong mục này lớn hơn 4 thì có nghĩa là
người trả lời không hoàn toàn trung thực với bản thân mình và tờ phiếu trả lời của họ
không có giá trị.
Các điểm số trong mục a nói lên mức độ hướng ngoại và hướng nội của người
trả lời. Nếu tổng số điểm thuộc mục a lớn hơn 12 thì có nghĩa là người trả lời hướng
ngoại, còn nhỏ hơn 12 thì họ là người hướng nội.
Các điểm số mục b nói lên mức độ ổn định và không ổn định của thần kinh. Nếu
tổng số điểm trong mục b >12 thì hoạt động thần kinh của người trả lời là không ổn
định, ngược lại nếu < 12 thì có nghĩa là họ có thần kinh ổn định.
Dựa vào cách tính trên ta có kết quả sau:
Người hướng ngoại và không ổn định là người khí chất nóng nẩy
Người hướng ngoại và ổn định là người khí chất linh hoạt
Người hướng nội và ổn định là người khí chất bình thản
Người hướng nội và không ổn định là người khí chất ưu tư
Trắc nghiệm tính lạc quan – bi quan (Life Orientation Test – Revised -
LOT– R) của Scheier, Carver và Bridges (1994)
Mục đích nghiên cứu
Trắc nghiệm này nhằm xác định nét nhân cách bi quan hoặc lạc quan của
NVCTXH
Công cụ nghiên cứu
Trắc nghiệm LOT – R được thiết kế để đánh giá sự khác biệt giữa các cá nhân
về sự lạc quan và bi quan trong việc nhìn nhận cuộc sống. LOT – R rất thích hợp để
82

sử dụng trong các nghiên cứu liên quan đến hành vi, tình cảm với khách thể là học
sinh, sinh viên, người lao động. LOT – R bao gồm 10 item, trong đó 03 item 1, 4,
10 đánh giá tính lạc quan và 03 item 3,7, 9 đánh giá tính bi quan. Item 2, 5, 6 và 8 là
những item có chức năng “làm đầy”, tránh cho khách thể biết họ đang được đánh giá
về tính lạc quan và bi quan. Mỗi item như vậy có 05 mức độ lựa chọn từ “hoàn toàn
đồng ý” đến “hoàn toàn không đồng ý”. Độ tin cậy và tính hiệu lực của LOT – R khá
cao, 0,78 cho thang bi quan và 0,75 cho thang lạc quan. Ở Việt Nam, thang đo này
đã được sử dụng trong nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương (2007) với độ tin cậy là
0,76, nghiên cứu của Nguyễn Phước Cát Tường (2010) là 0,62 và trong luận án tiến
sĩ của Đinh Thị Hồng Vân (2014). Luận án này sử dụng bản dịch của Nguyễn Phước
Cát Tường (2010) (phụ lục 6).
Người thực hiện
Nhà tâm lý học
Phương tiện
Phòng làm trắc nghiệm yên tĩnh, đủ ánh sáng, bàn ghế để ngồi làm trắc
nghiệm, các bản trắc nghiệm, bút.
Cách tiến hành
Giới thiệu về bảng các câu hỏi trắc nghiệm và phiếu ghi mẫu kết quả. Hướng
dẫn cách thức làm trắc nghiệm theo yêu cầu của trắc nghiệm. Cho NVCTXH làm
thử câu 1 và hướng dẫn lại nếu làm sai.
NVCTXH đọc từng câu và khoanh tròn số 0, 1, 2, 3 hay 4 thật chính xác những
gì mà mình đã trải nghiệm. Không có câu trả lời nào đúng hay sai. Không nên mất
quá nhiều giờ để lựa chọn.
Thu phiếu sau khi NVCTXH đã hoàn thành phần trả lời.
Xử lý kết quả nghiên cứu
Thang đo tính lạc quan bao gồm 10 item. Cách tính biến số này như sau: không
tính điểm các item 2, 5, 6 và 8; các item 1, 4 và 10 cho điểm theo các mức độ: rất
đồng ý = 4 điểm; đồng ý = 3 điểm; lưỡng lự (không đồng ý cũng không phản đối) =
2 điểm; không đồng ý = 1 điểm; rất không đồng ý = 0 điểm; với các item 3, 7 và 9,
cách cho điểm ngược lại: rất đồng ý = 0 điểm; đồng ý = 1 điểm; lưỡng lự = 2 điểm;
83

không đồng ý = 3 điểm; rất không đồng ý = 4 điểm. 0 điểm là cực kỳ bi quan và 24
điểm là cực kỳ lạc quan và nhìn chung là 15 điểm là hơi lạc quan (Scheier và các
cộng sự, 1994)
Thang đo hỗ trợ xã hội đa diện (The multidimensional Scale of perceived
social support – MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet và Farley (1988)
Mục đích nghiên cứu
Thang đo này được dùng để đánh giá các chỗ dựa xã hội của NVCTXH
Công cụ nghiên cứu
Thang đo được thiết kế để đo lường sự hỗ trợ của các chỗ dựa xã hội theo nhận
định của từng cá nhân trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Thang đo này thường
dùng để đo lường sự hỗ trợ xã hội với khách thể là học sinh, sinh viên, người lao
động. MSPSS gồm có 12 câu đánh giá ba nguồn hỗ trợ chính: gia đình, bạn bè và
những người đặc biệt khác, mỗi nguồn như vậy được khảo sát trong 04 câu hỏi với
05 mức độ lựa chọn từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Độ tin
cậy tổng thể của thang đo là 0,88, hỗ trợ từ những người đặc biệt là 0,91, gia đình là
0,87 và bạn bè là 0,85. Thang đo này đã được Nguyễn Phước Cát Tường (2010)
chuyển ngữ sang tiếng Việt, độ tin cậy và tính hiệu lực khá cao với r = 0,87 và trong
luận án tiến sĩ của Đinh Thị Hồng Vân (2014). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã
sử dụng bản dịch của Nguyễn Phước Cát Tường (2010) (phụ lục 7).
Người thực hiện
Nhà tâm lý học
Phương tiện
Phòng làm trắc nghiệm yên tĩnh, đủ ánh sáng, bàn ghế để ngồi làm trắc
nghiệm, các bản trắc nghiệm, bút.
Cách tiến hành
Giới thiệu về bảng các câu hỏi trắc nghiệm và phiếu ghi mẫu kết quả. Hướng
dẫn cách thức làm trắc nghiệm theo yêu cầu của trắc nghiệm. Cho NVCTXH làm
thử câu 1 và hướng dẫn lại nếu làm sai.
NVCTXH đọc từng câu và khoanh tròn số 0, 1, 2, 3 hay 4 theo mức độ cảm
nhận của bản thân về câu đó. Không có câu trả lời nào đúng hay sai. Không nên mất
84

quá nhiều giờ để lựa chọn.


Thu phiếu sau khi NVCTXH đã hoàn thành phần trả lời.
Xử lý kết quả nghiên cứu
Các item của thang đo chỗ dựa xã hội được cho điểm như sau: rất đồng ý = 4
điểm; đồng ý = 3 điểm; lưỡng lự = 2 điểm; không đồng ý = 1 điểm; rất không đồng
ý = 0 điểm. Tổng điểm càng cao chứng tỏ hỗ trợ xã hội càng nhiều và ngược lại.
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích sử dụng
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn
những thông tin đã thu được từ khảo sát bằng bảng hỏi trên diện rộng; hỗ trợ cho việc
đưa ra các kết luận về stress ở NVCTXH.
Nội dung phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn sâu NVCTXH và cán bộ quản lí tại các CSXH bao gồm:
mức độ stress, biểu hiện stress, các tác nhân gây stress, ứng phó với stress, một
số yếu tố ảnh hưởng tới stress và các khuyến nghị để giảm stress ở NVCTXH (phụ
lục 8).
Nội dung phỏng vấn sâu cán bộ quản lí đào tạo tại các trường có đào tạo
CTXH tập trung vào các phần: thực trạng đào tạo stress cho sinh viên, NVCTXH ở
các trường, nhu cầu của CSXH về tập huấn quản lí stress cho NVCTXH và khuyến
nghị giảm stress cho NVCTXH (phụ lục 8).
Khách thể phỏng vấn
35 NVCTXH tại các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ, 20 cán bộ quản lí ở
các CSXH tại các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và cán bộ quản lí đào tạo tại
các trường có đào tạo CTXH.
Cách tiến hành
Trên cơ sở những nội dung phỏng vấn đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng
chúng tôi tiến hành gặp trực tiếp từng cá nhân để trao đổi, thu thập thông tin liên quan
tới các câu hỏi phỏng vấn.
85

2.3.6. Phương pháp quan sát


Mục đích sử dụng
Phương pháp quan sát nhằm thu thập những thông tin của khách thể trong quá
trình nghiên cứu nhằm bổ sung, làm rõ hơn những thông tin thu được từ khảo sát bằng
bảng hỏi trên diện rộng; hỗ trợ cho việc đưa ra các kết luận về stress ở NVCTXH.
Nội dung quan sát
Quan sát những biểu hiện stress ở NVCTXH khi họ đang bị stress (phụ lục 9)
Cách thức tiến hành
Chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếp trong quá trình tiếp xúc với NVCTXH
khi họ đang thực hiện hoạt động và trong khi tham vấn nhóm cho NVCTXH.
2.3.7. Phương pháp thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm giải pháp tham vấn tâm lí. Có nhiều hình
thức tham vấn, trong luận án này, chúng tôi sử dụng hình thức tham vấn nhóm. Với
hình thức tham vấn này, chúng tôi có thể giúp đỡ được nhiều NVCTXH thoát khỏi
stress.
Mục đích tham vấn
Giúp NVCTXH nhận thức đúng các tác nhân gây stress để đưa ra các cách
ứng phó phù hợp, giúp họ giảm stress hoặc thoát khỏi tress trong hiện tại, đồng thời
giúp họ phòng ngừa hoặc giảm stress, thoát khỏi stress trong tương lai.
Kỹ thuật tham vấn
Chúng tôi tiến hành tham vấn theo tiếp cận nhận thức; tiếp cận nhận thức có
nhiều kỹ thuật tham vấn; ở đây, chúng tôi tham vấn theo phương pháp điều chỉnh
nhận thức của Aaron Beck. Phương pháp điều chỉnh nhận thức của Aaron Beck dựa
trên giả thuyết cho rằng những rối nhiễu tâm lí được duy trì bởi nhận thức không
phù hợp và ông cũng chủ động loại bỏ những rối nhiễu này bằng cách điều chỉnh,
cấu trúc lại nhận thức. Beck cho rằng khi tham vấn cần thu thập thông tin và lắng
nghe; thăm dò một cách mềm mỏng vào thế giới nhận thức của thân chủ. Beck nhấn
mạnh rằng tham vấn chỉ thành công nếu tạo lập được một mối quan hệ nồng ấm,
không phê phán giữa nhà tham vấn và thân chủ.
Theo Beck, những rối nhiễu tâm lý xảy ra khi người ta nhìn nhận thế giới này
86

như là một nơi rất nguy hiểm, đầy sự đe doạ. Khi điều này xảy ra với ai đó thì rõ
ràng ở người đó có vấn đề (có sai lệch) trong quá trình xử lý thông tin bình thường,
các quá trình nhận thức, phân tích, hiểu các tình huống hoặc sự kiện của những
người này đã bị cứng nhắc, vị kỷ hoặc lệch hướng. Họ mất đi khả năng “ngắt bỏ”
những ý nghĩ lệch lạc, mất khả năng tập trung, hồi tưởng hoặc mất khả năng suy
luận hợp lý, vì vậy họ mắc những lỗi có tính hệ thống trong việc suy luận. Những
lỗi này là cơ sở để phát sinh và duy trì một hay nhiều hình thức rối nhiễu tâm lý
cụ thể.
Beck cho rằng có 6 lỗi chính trong quá trình nhận thức - xử lý thông tin:
Suy luận tùy tiện: xuất hiện ở những người thường rút ra kết luận khi không có
bằng chứng đầy đủ hoặc khi những bằng chứng còn mâu thuẫn nhau.
Khái quát hoá thái quá: xuất hiện ở những người rút ra kết luận chỉ dựa vào
một bằng chứng ngẫu nghiên duy nhất.
Chú ý vào chi tiết: xuất hiện ở những người tập trung thái quá vào một chi tiết
và bỏ qua bối cảnh chung của vấn đề.
Tự vận vào mình: xuất hiện ở những người tự vận vào mình một sự kiện
không hề có liên quan.
Suy nghĩ tuyệt đối hoá: xuất hiện ở những người nghĩ về các thái cực thái quá
theo kiểu hoặc là tất cả hoặc không có gì hoặc chỉ toàn màu đen hoặc chỉ toàn màu
hồng.
Quan trọng hoá hoặc coi thường: xuất hiện ở những người nhìn sự việc hoặc là
quá coi trọng hoặc quá coi thường.
Mục đích của tham vấn theo Beck là điều chỉnh nhận thức theo hướng điều
chỉnh lại quá trình nhận thức - xử lý thông tin.
Áp dụng phương pháp điều chỉnh nhận thức của Aaron Beck vào quá trình
tham vấn nhóm cho những NVCTXH có stress nặng và rất nặng: nhà tham vấn phải
thiết lập một mối quan hệ tích cực, không phê phán thân chủ; thu thập bằng chứng
hoặc đặt một loạt câu hỏi để phát hiện những suy luận vô lý trong nhận thức của
thân chủ về nguyên nhân gây stress đo đó đưa ra các ứng phó tiêu cực; đánh giá lại
sự kiện, phân tích lại tình huống để tìm những ý nghĩ của thân chủ và phát hiện
87

những lỗi hoặc tính vô lý của chúng; mổ xẻ, phân tích những tiền đề sai lệch ban
đầu để tìm ra tính bất hợp lý cần phải điều chỉnh; phân tích lại tình huống hoặc sự
kiện từ các góc độ khác nhau, giúp cho thân chủ đặt mình vào vị trí của người khác,
nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác để có cái nhìn hợp lý hơn về bản
chất của tình huống hay sự kiện gây stress, nguyên nhân gây stress từ đó tìm ra các
ứng phó phù hợp thay thế những ứng phó không phù hợp; thức tỉnh những ý nghĩ
lạc quan tích cực và thực tế hơn ở thân chủ, giúp thân chủ dừng những ý nghĩ vẩn
vơ, tiêu cực và thay thế chúng bằng những ý nghĩ tích cực, tốt đẹp hơn. Mục đích là
giúp NVCTXH nhận thức chính xác nguyên nhân gây stress để họ lựa chọn được
ứng phó phù hợp.
Kế hoạch tham vấn
Thành lập nhóm
Nhóm tham vấn là nhóm cố định. Thành viên của nhóm là những NVCTXH có
mức độ stress nặng và rất nặng, cần sự giúp đỡ của nhà tham vấn và tự nguyện tham
gia tham vấn. 16 NVCTXH (10 nam, 6 nữ) ở CSXH khu vực Đông nam bộ đã tham
gia 04 phiên tham vấn nhóm. Nhà tham vấn đã đến trợ giúp các NVCTXH. Dựa trên
số lượng NVCTXH, các NVCTXH được chia thành 4 nhóm.
Khởi động nhóm
Trong giai đoạn này, nhà tham vấn và các thành viên giới thiệu và làm quen với
nhau, xác định mục tiêu, các công việc của nhóm.; xây dựng quy định, nội quy của
nhóm về cách thức chia sẻ, các thái độ cần thiết trong tham vấn (tôn trọng, lắng nghe,
khích lệ, đảm bảo bí mật).
Tiến hành tham vấn nhóm
Bước 1: tình huống gây stress, cách đánh giá về tình huống gây stress và ứng
phó với stress
- Nội dung thảo luận nhóm:
+ Hiện tại trong cuộc sống tình huống nào gây stress cho anh/chị, mô tả cụ thể
tình huống đó và tìm ra nguyên nhân gây stress cho bản thân.
+ Những ứng phó nào anh/ chị đã sử dụng để giảm stress hoặc thoát khỏi
stress?
88

- Cách thức thảo luận: cá nhân ghi vào phiếu cá nhân (phụ lục 10), sau đó
thảo luận, trao đổi, chia sẻ trong vòng 15 phút và ghi kết quả thảo luận lên giấy rocky.
Nhóm cử đại diện lên trình bày. Cuối cùng, tham vấn viên khái quát lại các vấn đề đã
chia sẻ và đồng thời nhấn mạnh những cách ứng phó tiêu cực mà NVCTXH đã sử
dụng.
Bước 2: xác định các nguyên nhân thân chủ xác định chưa chính xác trong
các tình huống gây stress cho bản thân
Nhóm thảo luận các nguyên nhân mà các cá nhân xác định chưa chính xác dẫn
tới việc cá nhân sử dụng các cách ứng phó tiêu cực; sau đó cử đại diện nhóm trình
bày.
Nhà tham vấn khái quát lại những nguyên nhân cá nhân xác định chưa chính
xác về các tình huống gây stress dẫn đến việc cá nhân sử dụng các cách ứng phó tiêu
cực.
Bước 3: kết nối các nguyên nhân thân chủ xác định chưa chính xác với các cách
ứng phó tiêu cực
Nhà tham vấn chỉ cho thân chủ thấy được mối quan hệ giữa các nguyên nhân
thân chủ xác định chưa chính xác với các cách ứng phó tiêu cực: chính những
nguyên nhân thân chủ xác định chưa chính xác đã khiến thân chủ sử dụng những
cách ứng phó tiêu cực làm cho thân chủ càng bị stress nặng hơn. Sau đó, nhà tham
vấn giúp thân chủ xác nhận lại một lần nữa những nguyên nhân mà thân chủ đưa ra
không chính xác.
Bước 4: làm rõ mục tiêu
Các cá nhân xác định nguyên nhân gây stress chưa chính xác suy nghĩ trả lời
câu hỏi của nhà tham vấn: anh/chị sẽ ứng phó như thế nào khi đối diện lại với tình
huống gây stress trên; sau đó chia sẻ với nhóm. Nhà tham vấn khái quát lại những
cách ứng phó hiệu quả.
Bước 5: phát triển nhận thức để giải quyết stress trong hiện tại, phòng ngừa
và giải quyết stress trong tương lai
Nhà tham vấn nêu và phân tích các nhóm tác nhân gây stress cho NVCTXH
nói chung.
89

Nhà tham vấn nêu và phân tích các cách ứng phó với stress tương ứng với các
tác nhân gây stress cho NVCTXH nói chung.
Các cá nhân tự đưa ra các cách ứng phó và kế hoạch thực hiện các cách ứng phó
phù hợp với tình huống stress của bản thân và chia sẻ với nhóm
Nhà tham vấn nhận xét và nhấn mạnh những ứng phó cơ bản cũng như những
điểm cơ bản trong kế hoạch ứng phó để giải quyết stress của từng cá nhân.
Bước 6: hình thành kỹ năng xác định chính xác các nguyên nhân gây stress và
đưa ra các cách ứng phó phù hợp
Các thành viên làm việc theo nhóm: mỗi nhóm thảo luận 2 tình huống gây stress
mà nhà tham vấn đưa ra nhằm xác định nguyên nhân và đưa ra các cách ứng phó phù
hợp. Sau đó nhóm cử đại diện trình bày và thảo luận. Nhà tham vấn kết luận lại
vấn đề.
Kết thúc tham vấn
Nhà tham vấn đề nghị các cá nhân nghiêm túc thực hiện kế hoạch ứng phó có
sự giám sát và hỗ trợ của nhà tham vấn. Đồng thời chia sẻ ý kiến về các buổi tham
vấn nhóm và đánh giá hiệu quả các buổi tham vấn nhóm thông qua việc trả lời các
câu hỏi trên phiếu cá nhân. Cuối cùng, nhà tham vấn kết luận các vấn đề đã chia sẻ.
Hỗ trợ thực hiện kế hoạch ứng phó; đo mức độ stress và phỏng vấn sâu sau
tham vấn
Mục đích của bước này là giám sát, hỗ trợ các cá nhân thực hiện kế hoạch ứng
phó với stress của bản thân. Đồng thời thực hiện đánh giá sự thay đổi về cách thức
ứng phó với stress và mức độ stress của các cá nhân sau 3 tháng và sau 6 tháng
tham vấn, sau khi đã thay đổi nhận thức về các tác nhân gây stress. Nhà tham vấn tiến
hành đo mức đô stress và phỏng vấn một số cá nhân về cách ứng phó với stress sau
tham vấn.
Đánh giá kết quả tham vấn
Sự thay đổi nhận thức về tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của
NVCTXH.
Kết quả tham vấn được đánh giá dựa trên các mục tiêu tham vấn. Mục tiêu giúp
NVCTXH nhận thức đúng các tác nhân gây stress để đưa ra các ứng phó phù hợp
90

được đánh giá dựa trên những thông tin định tính thu được qua quá trình chia sẻ của
NVCTXH và so sánh nhận thức của NVCTXH về các tác nhân gây stress và ứng phó
với stress trước và sau khi tham vấn. Mục tiêu giúp họ giảm stress hoặc thoát khỏi
tress trong hiện tại, đồng thời giúp họ phòng ngừa hoặc giảm stress, thoát khỏi stress
trong tương lai được đánh giá bằng việc đo mức độ stress và quá trình phỏng vấn sâu
ngay sau khi tham vấn và sau 03 tháng, 06 tháng sau tham vấn. Các thông tin đánh
giá kết quả tham vấn chủ yếu được dựa trên những ý kiến thu thập được trên phiếu
cá nhân, trắc nghiệm đánh giá mức độ stress, kết quả thảo luận của các nhóm, các ý
kiến chia sẻ của từng cá nhân và quá trình phỏng vấn sâu sau tham vấn.
2.3.8. Phương pháp mô tả chân dung
Mục đích sử dụng
Nhằm tìm hiểu stress thông qua chân dung một NVCTXH bị stress điển hình
sau khi tiến hành thực nghiệm. Kết quả này sẽ minh họa và làm rõ hơn những số
liệu thu được từ phương pháp thực nghiệm.
Nội dung nghiên cứu
Mô tả những vấn đề về mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân gây stress,
ứng phó với stress ở một NVCTXH điển hình. Đồng thời đánh giá sự thay đổi nhận
thức về nguyên nhân gây stress, ứng phó với stress và thay đổi mức độ stress ở
NVCTXH điển hình trước và sau thực nghiệm.
Cách thức tiến hành
Mô tả chân dung của NVCTXH điển hình được tiến hành như sau:
- Phỏng vấn sâu để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và công việc của NVCTXH
điển hình, trong đó chú trọng tìm hiểu những tác nhân từ hoàn cảnh gia đình và
công việc gây stress cho NVCTXH.
- Quan sát và sử dụng phiếu khảo sát để tìm hiểu biểu hiện stress ở NVCTXH
điển hình.
- Phỏng vấn sâu để đánh giá các tác nhân dẫn đến stress và ứng phó với stress
ở NVCTXH điển hình.
- Phỏng vấn sâu và sử dụng phiếu cá nhân để đánh giá sự thay đổi nhận thức
về tác nhân gây stress và ứng phó với stress cho tình huống của bản thân ở
91

NVCTXH điển hình trước và sau thực nghiệm.


- Sử dụng trắc nghiệm tâm lí (DASS 21) của Lovibond; phần câu hỏi đánh giá
mức độ stress, để đánh giá sự thay đổi mức độ stress của NVCTXH điển hình trước
và sau thực nghiệm.
2.3.9. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu được số liệu khảo sát thực tiễn, chúng tôi sử dụng chương trình IBM
SPSS Statistics 25 để xử lý và phân tích thống kê các kết quả thu được. Các thông số
và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và
phân tích thống kê suy luận cụ thể:
- Thống kê tần số được sử dụng để tính tần số NVCTXH ở các mức độ stress và
tần số các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH.
- Kiểm định independent sample T – Test và One way ANOVA để xem xét
sự khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm khách thể.
- Thống kê trung bình được sử dụng để tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn
của biểu hiện stress, tác nhân gây stress, ứng phó với stress.
- Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối tương quan giữa mức
độ stress với các nhóm biểu hiện stress, tác nhân gây stress và tương quan giữa các
biểu hiện stress, giữa các tác nhân gây stress, giữa các ứng phó với stress.
- Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định khả năng dự báo của
các yếu tố ảnh hưởng đối với sự thay đổi mức độ stress ở NVCTXH.
- Phép kiểm định cặp đôi phi tham số Wilcoxon được sử dụng để xác định sự
khác biệt về nhận thức của NVCTXH về tác nhân gây stress và ứng phó với stress
cho tình huống của bản thân trong thời điểm hiện tại trước và sau tham vấn; đồng thời
xác định sự khác biệt mức độ stress ở NVCTXH trước tham vấn và ngay sau khi tham
vấn; ngay sau khi tham vấn và sau 3 tháng tham vấn, sau 3 tháng tham vấn và sau 6
tháng tham vấn.
92

Tiểu kết chương 2


Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và chứng minh cho giả thuyết nghiên
cứu, luận án được tổ chức nghiên cứu theo 03 giai đoạn: giai đoạn 1: xây dựng cơ sở
lý luận nghiên cứu về stress ở NVCTXH; giai đoạn 2: nghiên cứu thực trạng stress ở
NVCTXH; giai đoạn 3: đề xuất biện pháp giảm stress và thực nghiệm một biện
pháp giảm stress ở NVCTXH. Trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học
và logic chặt chẽ, chúng tôi đã sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên
cứu như phương pháp cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi; phương pháp trắc nghiệm; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp
quan sát; phương pháp thực nghiệm; phương pháp mô tả chân dung; phương pháp
toán thống kê. Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ
đạo. Ở từng phương pháp, chúng tôi xác định mục đích sử dụng, nội dung nghiên
cứu và cách thức tiến hành cụ thể. Mỗi phương pháp nghiên cứu đều nhằm giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể của đề tài và tiến tới thực hiện mục đích nghiên cứu.
Các phương pháp bổ sung cho nhau và đem đến kết quả mang tính khái quát, đại
diện và đầy đủ.
93

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ STRESS
Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
3.1. Stress ở nhân viên công tác xã hội
3.1.1. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội
3.1.1.1. Đánh giá mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội
Đánh giá mức độ stress ở NVCTXH, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm đo stress
- bảng đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress của Lovibond và cộng sự (1995) đã
được Ủy ban Anxiety / Panic Attack tại Sydney (tháng 4 năm 2003) dịch và được
chuẩn hóa tại Việt Nam (DASS 21) phần câu hỏi liên quan đến tình trạng stress. Kết
quả thu được thể hiện ở biểu đồ 3.1 dưới đây:

Mức độ stress bình thường Mức độ stress nhẹ Mức độ stress vừa
Mức độ stress nặng Mức độ stress rất nặng

Biểu đồ 3.1. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội


Kết quả từ biểu đồ 3.1 cho thấy, trong 436 khách thể NVCTXH có 51,6 %
NVCTXH có mức độ stress bình thường (không bị stress); 14,7 % NVCTXH có
mức độ stress nhẹ; 15,6 % có mức độ stress vừa; 15,6 % mức độ stress nặng và 2,5
% có mức độ stress rất nặng. Như vậy có 48,4 % NVCTXH có mức độ stress từ nhẹ
tới rất nặng, trong đó có tới 33,7 % NVCTXH có mức độ stress từ mức độ vừa tới
rất nặng, đây là những NVCTXH cần được hỗ trợ, đặc biệt 18,1% NVCTXH có
94

mức độ stress nặng và rất nặng cần được thăm khám, tư vấn kịp thời để giúp họ
giảm stress hoặc thoát khỏi stress.
Mức độ stress ở NVCTXH trong nghiên cứu này gần tương đương với mức độ
stress ở nhân viên y tế trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Kim
Ngọc, Mary Chambers, Phùng Khánh Lâm, Nguyễn Văn Vĩnh Châu trên 601 nhân
viên y tế, có 65 % nhân viên y tế có mức độ stress bình thường, 16% nhân viên y tế
có mức độ stress nhẹ, 11,5% nhân viên y tế có mức độ stress trung bình, 6,2% nhân
viên y tế có mức độ stress nặng và 1,3 % nhân viên y tế có mức độ stress rất nặng
(Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Mary Chambers, Phùng Khánh Lâm,
Nguyễn Văn Vĩnh Châu, 2019). Khi Nghiên cứu mức độ stress của nhân viên y tế
các tác giả cũng đã sử dụng bảng đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress của
Lovibond, S.H. & Lovibond, P.F. (1995) đã được Ủy ban Anxiety / Panic Attack tại
Sydney (tháng 4 năm 2003) dịch và được chuẩn hóa tại Việt Nam (DASS 21).
3.1.1.2 . So sánh stress ở nhân viên công các xã hội theo các nhóm khách thể
Bằng kiểm định independent sample T – Test và One way ANOVA để xem xét
có sự khác biệt về stress giữa các nhóm khách thể hay không; chúng tôi thu được
kết quả ở bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. So sánh stress ở nhân viên công tác xã hội theo các nhóm khách thể

Nhóm Mức Nhóm Mức ý


ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
khách thể ý nghĩa khách thể Nghĩa
TP.Hồ
Chí 0,97 0,97 < 5 năm 0,94 1,21
Minh
Bà Rịa Từ 5 đến
Vũng 1,03 1,03 <10 0,81 1,12
Tỉnh/ Tàu Năm
Thời
Thành Từ 10
Đồng gian
phố 1,09 1,09 đến < 15 1,35 1,30
Nai công 0,005
năm
tác
Bình 0,705 >= 15
1,09 1,09 1,10 1,32
Dương Năm
Bình
1,20 1,271 Trẻ em 0,83 1.10
Phước
Đối
Người
Giới Nam 1,14 1,22 tượng 0,80 1,18
cao tuổi
tính hỗ trợ 0,02
Nữ 0,96 1,24 0,142 Người 1,38 1,38
95

Nhóm Mức Nhóm Mức ý


ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
khách thể ý nghĩa khách thể Nghĩa
khuyết
tật
Chưa Người
0,58 0,97 1,00 1,18
tập huấn nghiện ma túy
Người
1 khóa 0,94 1,21 0,95 1,19
tâm thần
Hợp đồng từ
Tập
2 khóa 1,12 1,23 3 tháng 0,86 1,07
huấn 0,035
CTXH Dạng tới 1 năm
lao Hợp đồng
3 khóa 1,05 1,05 1,19 1,19
động ba Năm 0,551
Hợp đồng
>= 4
1,22 1,22 không thời 1,11 1,22
Khóa 4
hạn
Trình
1,25 1,25 Biên chế 0,98 1,27
độ khác
Trung
1,06 1,06 < 7 triệu 1,05 1,22
cấp
Cao 0,669 Thu Từ 7 triệu đến
Trình 0,97 0,97 nhập 1,01 1,23
đẳng < 10 triệu
độ
Từ đại 0,929
Từ >= 10
học trở 0,99 0,99 1,02 1,35
triệu
lên
Công
Chưa
tác xã 0,91 1,20 0,97 1,17
Tình kết hôn
hội
trạng
Tâm lí 0,00
0,84 1,07 Hôn Đã kết hôn 0,91 1,18
học
nhân
Xã hội Đã li thân, li
1,48 1,44 2,08 1,33
học hôn, hoặc góa
Chuyên 0,64
môn Y tế 1,18 1,19 Thường trú 0,99 1,22

Giáo Diện
1,09 1,32 0,346
dục cư trú
Chuyên Tạm trú 1,12 1,27
môn 0,77 1,01
khác

Từ số liệu bảng 3.1 chúng tôi thấy:


Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức stress ở những NVCTXH
thuộc các nhóm tỉnh /thành phố; giới tính; trình độ; lĩnh vực chuyên môn; dạng lao
96

động; thu nhập; diện cư trú khác nhau với các giá trị sig lần lượt là: 0,705; 0,142;
0,669; 0,551; 0,929; 0,346 đều > 0,05.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở những NVCTXH thuộc
các nhóm có thời gian công tác khác nhau với sig = 0,005 < 0,05. Tiếp tục phân tích
sâu ANOVA, chúng ta thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress
ở những NVCTXH thuộc hai nhóm: nhóm có thâm niên công tác từ 5 đến <10 năm
và nhóm có thâm niên công tác từ 10 đến < 15 năm với sig = 0,03 < 0,05, các nhóm
còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về mức độ stress. Trong đó những
NVCTXH có thâm niên công tác từ 10 tới < 15 năm có mức độ stress cao hơn những
NVCTXH có thâm niên công tác từ 5 đến <10 năm với điểm TBC lần lượt là: 1,34
và 0,81 (phụ lục 11). Theo chúng tôi những NVCTXH có thâm niên công tác từ 10
tới < 15 năm có mức độ stress cao hơn những NVCTXH có thâm niên công tác từ 5
đến <10 năm là do những NVCTXH có thâm niên công tác từ 10 tới < 15 năm ở
giai đoạn lứa tuổi phải tập trung sức lực để làm những việc lớn trong đời người như
phát triển kinh tế, mua nhà, mua xe, chăm lo cho con cái và thăng tiến trong sự
nghiệp, nên thường áp lực nhiều hơn các NVCTXH có thâm niên công tác từ 5 đến
<10 năm.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở những NVCTXH thuộc
các nhóm có mức độ tập huấn CTXH khác nhau với sig = 0,035 < 0,05. Tiếp tục phân
tích sâu ANOVA, chúng tôi thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ
stress ở những NVCTXH thuộc hai nhóm: nhóm chưa tập huấn CTXH và nhóm tập
huấn CTXH từ 4 khóa trở lên với sig = 0,029 < 0,05 %, các nhóm còn lại không có
sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về mức độ stress. Trong đó những nhân viên tập
huấn từ 4 khóa CTXH trở lên có mức độ stress cao hơn những nhân viên không được
tập huấn CTXH với điểm TBC lần lượt là: 1,22 và 0,58 (phụ lục 11). Có sự khác
biệt này là do khi đi tập huấn, NVCTXH được tiếp cận với những cách làm việc
mới của các nước có sự phát triển mạnh về CTXH, xong điều này lại khó áp dụng
vào nơi họ đang công tác làm họ trăn trở, bên cạnh đó khi đi tập huấn NVCTXH
vẫn phải đảm nhận khối lượng công việc như bình thường, do vậy họ gặp khó khăn
trong việc bố trí thời gian để hoàn thành công việc trong thời gian tập huấn, chính
97

điều này gây stress ở những NVCTXH được tập huấn nhiều khóa về CTXH. Chị B
(NVCTXH trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai) chia sẻ:“Em và các đồng
nghiệp đi tập huấn thì phải đổi ca trực cho những NVCTXH khác và phải đảm bảo
số buổi làm việc như bình thường, do vậy khi đi tập huấn thường khó sắp xếp thời
gian, khối lượng công việc và nhiệm vụ học tập khá nhiều trong một khoảng thời
gian nên dễ bị stress, mặt khác những kiến thức mà chúng em học ở các lớp tập
huấn thường ít áp dụng được trong công việc hiện tại”.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở những NVCTXH thuộc
các nhóm có đối tượng hỗ trợ khác nhau với sig = 0,02 < 0,05. Tiếp tục phân tích sâu
ANOVA, chúng ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở những
NVCTXH thuộc các nhóm: nhóm có đối tượng hỗ trợ là người khuyết tật và nhóm
có đối tượng hỗ trợ là trẻ em với sig = 0,029 < 0,05 và nhóm có đối tượng hỗ trợ là
người khuyết tật và nhóm có đối tượng hỗ trợ là người cao tuổi với sig = 0,036 <0,05;
các nhóm còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về mức độ stress.
Trong đó những NVCTXH có đối tượng hỗ trợ là người khuyết tật có mức độ stress
cao hơn cả, với ĐTB lần lượt là: 1,38, 0,83 và 1,38, 0,80 (phụ lục 11). Có sự khác
biệt này là do hỗ trợ người khuyết tật, công việc nhiều hơn và áp lực cao hơn so với
hỗ trợ thân chủ là người già và trẻ em, vì người già và trẻ em đa số có khả năng thực
hiện hoạt động tự phục vụ, đôi khi các đối tượng này còn có thể hỗ trợ NVCTXH
như nấu nướng, vệ sinh…; còn đối tượng người khuyết tật thì đa số không có khả
năng tự phục vụ, nên NVCTXH làm việc với đối tượng này sẽ phải làm nhiều việc
hơn, áp lực cao hơn như vệ sinh cho đối tượng, cho đối tượng ăn uống …Những
công việc này NVCTXH làm việc với người già và trẻ em ít phải làm hơn. Mặt khác
các đối tượng khuyết tật rất đa dạng, các vấn đề của người khuyết tật phức tạp hơn
nhiều so với người già và trẻ em. Chị B (NVCTXH trung tâm công tác xã hội tỉnh
Đồng Nai) chia sẻ: “Đối tượng em hỗ trợ rất đa dạng như não úng thủy, bại não,
không có họp sọ… cách chăm sóc không giống nhau, nhiều trẻ phải ăn bằng ống
thông và trẻ rất dễ bị nghẹt đờm, khi có sự cố, không xử lí tốt có thể ảnh hưởng đến
tính mạng của trẻ và trong trường hợp như vậy thì NVCTXH thường phải kiểm điểm
trách nhiệm, nên cũng gây nhiều căng thẳng”.
98

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở những NVCTXH thuộc


các nhóm có tình trạng hôn nhân khác nhau với sig = 0,00 < 0,05. Tiếp tục phân tích
sâu ANOVA, chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở
những NVCTXH thuộc các nhóm: nhóm đã li thân, li hôn hoặc góa và nhóm chưa
kết hôn với sig = 0,00 <0,05; nhóm đã li thân, li hôn hoặc góa và nhóm đã kết hôn
với sig = 0,00 <0,05; nhóm còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về mức
độ stress. Trong đó những NVCTXH đã li thân, li hôn hoặc góa có mức độ stress cao
hơn cả, với ĐTB lần lượt là: 2,08, 0,90 và 2,08, 0,97. Có sự khác biệt này là do những
NVCTXH đã li thân, li hôn hoặc góa thường là họ đã có con, một mình phải chăm lo
cho gia đình, cho con cái không có ai san sẻ, lại sống cô đơn. Gánh nặng cuộc sống
chính là nguyên nhân làm cho họ bị stress cao hơn hẳn những người chưa kết hôn
hoặc đã có gia đình.
3.1.2. Biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội
Biểu hiện stress ở NVCTXH được khảo sát trên cơ sở tự đánh giá của
NVCTXH về mức độ những biểu hiện stress xuất hiện trong vòng 1 tuần trước thời
điểm khảo sát ở 211 NVCTXH có mức độ stress từ nhẹ đến rất nặng. Biểu hiện stress
ở NVCTXH thể hiện ở bốn mặt: thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi.

3.1.2.1. Biểu hiện stress về mặt thể chất ở nhân viên công tác xã hội
Các biểu hiện stress về mặt thể chất ở NVCTXH thể hiện cụ thể ở bảng 3.2
dưới đây :
Bảng 3.2. Biểu hiện stress về mặt thể chất ở nhân viên công tác xã hội

STT Biểu hiện về mặt thể chất ĐTB ĐLC Thứ bậc
1 Nhức đầu 1,99 1,01 1
2 Buồn nôn, chóng mặt, ù tai 1,34 1,23 9
3 Toát mồ hôi 1,49 1,11 6
4 Nhức mỏi và đau, căng cơ bắp 1,73 1,15 2
5 Hay thở dài hoặc thở ngắn, thở gấp 1,66 1,15 4
6 Tăng hay giảm ngon miệng 1,69 1,19 3
7 Xuất hiện các bệnh về da 1,21 1,26 12
8 Rối loạn tiêu hóa 1,44 1,29 7
99

STT Biểu hiện về mặt thể chất ĐTB ĐLC Thứ bậc
9 Đau ngực, nhịp tim nhanh 1,03 1,07 14
10 Thường xuyên cảm lạnh hoặc cúm 1,23 1,14 11
11 Giảm khả năng tình dục 1,30 1,26 10
12 Có vấn đề về dạ dày 1,49 1,16 6
13 Tăng hoặc giảm cân 1,42 1,19 8
14 Suy giảm hệ miễn dịch 1,08 1,17 13
15 Sức khỏe giảm sút 1,61 1,28 5
TBC 1,45 0,86
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
mức độ biểu hiện càng cao trong 1 tuần
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy biểu hiện stress về mặt thể chất ở NVCTXH ở mức
độ “xảy ra phần nào hay thi thoảng” (ĐTB là 1, 45 độ lệch chuẩn (ĐLC) là 0,86).
Năm biểu hiện có thứ bậc cao nhất về mặt thể chất ở NVCTXH khi bị stress và đều
ở mức “xảy ra vừa phải hay vài lần” trong một tuần là nhức đầu; nhức mỏi và đau,
căng cơ bắp; tăng hay giảm ngon miệng; hay thở dài hoặc thở ngắn, thở gấp; sức khỏe
giảm sút với ĐTB lần lượt là: 1,99; 1,73; 1,69; 1,66 và 1,61. Điều này cho chúng ta
thấy, khi bị stress những biểu hiện về mặt thể chất dễ thấy nhất là nhức đầu; nhức mỏi
và đau, căng cơ bắp; tăng hay giảm ngon miệng; hay thở dài hoặc thở ngắn, thở gấp;
sức khỏe giảm sút. Anh N (NVCTXH cơ sở Cai nghiệm ma túy Bình Triệu, Thành
phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “ Khi bị stress em thường hay nhức đầu, mệt mỏi, hay
thở dài, ăn không ngon, sức khỏe kém đi”. Chị K (NVCTXH cơ sở Cai nghiên Ma
Túy Phú Văn, Bình Phước) nhận thấy: “Khi bị stress em thấy nhức đầu, mệt, ăn
không ngon, sức khỏe giảm sút”. Những biểu hiện có thứ bậc thấp trong nhóm này
là: đau ngực, nhịp tim nhanh; suy giảm hệ miễn dịch; xuất hiện các bệnh về da; với
ĐTB lần lượt là 1,07, 1,08, 1,21. Những NVCTXH có những biểu hiện này thì mức
độ stress của họ tương đối cao, cần được hỗ trợ nhất là những NVCTXH có biểu
hiện đau ngực, nhịp tim nhanh. Chị Ch (NVCTXH trung tâm Điều dưỡng người
bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Khi bị stress, em thấy
mệt mỏi, hay đau ngực, nhịp tim nhanh”. Qua quan sát những NVCTXH có mức độ
stress nặng và rất nặng chúng tôi thấy, đa số những NVCTXH chúng tôi quan sát
100

có mụn trên da mặt ở các mức độ khác nhau, nhiều người bị cúm, cảm lạnh do suy
giảm hệ miễn dịch, một số NVCTXH thi thoảng để tay lên ngực do đau tức ngực.
3.1.2.2. Biểu hiện stress về mặt nhận thức ở nhân viên công tác xã hội
Các biểu hiện stress về mặt nhận thức ở NVCTXH gồm các biểu hiện cụ thể ở
bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3. Biểu hiện stress về mặt nhận thức ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Biểu hiện về mặt nhận thức ĐTB ĐLC
bậc
1 Khó khăn trong tiếp thu 1,60 1,11 4
2 Hay nhầm lẫn 1,63 1,12 3
3 Giảm khả năng phán đoán, đánh giá vấn đề 1,63 1,10 3
4 Khó khăn trong việc đưa ra quyết định 1,68 1,09 2
5 Cho rằng mình có lỗi trong những sự kiện không vui
1,71 1,13 1
xảy ra
TBC 1,65 0,92
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4.0; ĐTB càng cao thể hiện
mức độ biểu hiện càng cao trong 1 tuần
Qua bảng 3.3, chúng tôi nhận thấy tất cả các mặt biểu hiện stress về mặt
nhận thức ở NVCTXH đều ở mức độ “xảy ra vừa phải hay vài lần” trong một tuần
và có ĐTB không chênh lệch nhiều. Khi bị stress biểu hiện stress có thứ bậc cao
nhất ở NVCTXH là: “Cho rằng mình có lỗi trong những sự kiện không vui xảy ra”
(ĐTB là 1,71); việc nhận thức lỗi lầm là do mình sẽ làm mức độ stress ở bản thân
tăng lên, vì vậy nên cần có người ở bên cạnh chia sẻ và cho NVCTXH thấy rõ
nguyên nhân của những sự kiện không vui xảy ra, như vậy sẽ giúp NVCTXH giảm
stress hiệu quả. Bện cạnh đó, khi bị stress NVCTXH khó khăn trong việc đưa ra
quyết định (ĐTB = 1,68); giảm khả năng phán đoán, đánh giá vấn đề (ĐTB = 1,63);
hay nhầm lẫn (ĐTB = 1,63); khó khăn trong tiếp thu (ĐTB = 1,60). Anh N
(NVCTXH cơ sở Cai nghiện ma túy Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ:
“Khi bị stress em hay quên, khó tiếp thu và hay nhầm lẫn”. Anh H (NVCTXH
trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, Thành phố Hồ Chí Minh)
chia sẻ: “Khi bị stress em thường khó khăn khi đưa ra quyết định vì việc đánh giá
101

vấn đề xảy ra giảm, thường nghĩ tới hậu quả xấu mang lại”. Điều này cho thấy, khi
bị stress nhận thức của NVCTXH suy giảm đáng kể; do vậy trong khi bị stress
NVCTXH không nên đưa ra những quyết định, đặc biệt là những quyết định quan
trọng, nên nghỉ ngơi và tìm cách thoát khỏi stress. Nếu trong trường hợp vẫn phải
thực hiện các hoạt động thì nên thực hiện những hoạt động quen thuộc, không nên
thực hiện những hoạt động đòi hỏi khả năng phán đoán, đánh giá hay đưa ra quyết
định đặc biệt là những quyết định quan trọng.
3.1.2.3. Biểu hiện stress về mặt cảm xúc ở nhân viên công tác xã hội
Các biểu hiện stress về mặt cảm xúc ở NVCTXH gồm các biểu hiện cụ thể
thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4. Biểu hiện stress về mặt cảm xúc ở nhân viên công tác xã hội

Thứ
STT Biểu hiện về mặt cảm xúc ĐTB ĐLC
bậc
1 Dễ bối rối 1,73 1,08 5
2 Dễ bực bội 2,08 1,13 1
3 Buồn phiền, chán nản 2,01 1,17 2
4 Lo lắng, hồi hộp 1,69 1,11 7
5 Dễ phật ý, tự ái 1,65 1,11 9
6 Khó thoải mái được 1,83 1,11 3
7 Khó trấn tĩnh sau bối rối 1,62 1,10 10
8 Dễ bị kích động 1,72 1,21 6
9 Mất tự tin 1,67 1,13 8
10 Không hài lòng về bản thân 1,82 1,24 4
11 Không còn hứng thú với những sở thích và hoạt 1,58 1,17 11
động hàng ngày
TBC 1,76 0,86
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
mức độ biểu hiện càng cao trong 1 tuần
Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy tất cả các biểu hiện stress về mặt cảm xúc ở
NVCTXH đều ở mức độ “xảy ra vừa phải hay vài lần” trong một tuần (ĐTB từ 1,58
đến 2.08). Trong đó biểu hiện dễ nhận thấy nhất có thứ bậc cao nhất đó là: dễ bực
102

bội (ĐTB là 2,08) ; điều này cho thấy khi bị stress khả năng tự chủ của NVCTXH
kém đi, khó kiểm soát bản thân dễ nổi nóng. Anh N (cơ sở Cai nghiện ma túy Bình
Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh) nhận thấy: “Khi bị stress em rất dễ bực bội với
những người xung quanh”. Chị H (NVCTXH trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm
thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “ Khi bị stress em thường bực bội,
nóng nảy”. Các biểu hiện có thứ bậc kế tiếp dễ nhận thấy đó là: buồn phiền, chán
nản; khó thoải mái được; không hài lòng về bản thân (ĐTB là 2,01; 1,83, 1,82); ba
cảm xúc này là ba trong bốn cảm xúc có tần suất xuất hiện nhiều hơn các cảm xúc
khác. Trong phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng nhận được tần suất khá cao những ý
kiến liên quan tới cảm xúc này. Anh N (cơ sở Cai nghiện ma túy Bình Triệu, Thành
phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Khi bị stress em thường thấy buồn chán, lo lắng, hồi
hộp”. Trường hợp khác như chị H (NVCTXH cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Nghĩa,
Bình Phước) cũng nhận định: “Khi bị stress cảm xúc thất thường không thoải mái,
em buồn mà không hiểu lý do, nhiều lúc em thấy chán nản”. Sự xuất hiện của các
cảm xúc trên sẽ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và công việc của NVCTXH, vì khi
NVCTXH buồn phiền, chán nản; khó thoải mái được; không hài lòng về bản thân
thì NVCTXH không muốn làm việc, hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống giảm
sút.
Hai biểu hiện stress về mặt cảm xúc ở NVCTXH có thứ bậc thấp hơn cả đó là:
không còn hứng thú với những sở thích và hoạt động hàng ngày; khó trấn tĩnh sau bối
rối; với ĐTB lần lượt là: 1,58, 1,62; khi NVCTXH có những biểu hiện này thì mức
độ stress ở họ tương đối cao cần được trợ giúp để thoát khỏi stress. Chị H
(NVCTXH trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, Thành phố Hồ
Chí Minh) chia sẻ: “Khi bị stress em thường mất hứng thú trong công việc, không
muốn làm việc”. Khi quan sát những NVCTXH có mức độ stress nặng và rất nặng
chúng tôi thấy, tất cả những NVCTXH mà chúng tôi quan sát đều mệt mỏi không có
hứng thú với bất cứ hoạt động nào, một số NVCTXH có tâm trạng bồn chồn, khó
trấn tĩnh lại được. Ngoài ra khi bị stress NVCTXH còn có những biểu hiện như: dễ
bối rối; dễ bị kích động; lo lắng, hồi hộp; mất tự tin; dễ phật ý, tự ái.
103

3.1.2.4. Biểu hiện stress về mặt hành vi ở nhân viên công tác xã hội
Các biểu hiện stress về mặt hành vi ở NVCTXH thể hiện cụ thể ở bảng 3.5
dưới đây:
Bảng 3.5. Biểu hiện stress về mặt hành vi ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Biểu hiện về mặt hành vi ĐTB ĐLC
bậc
1 Phản ứng thái quá với mọi tình huống 1,42 1,13 7
2 Hay bỏ dở hoạt động không rõ lí do 1,37 1,20 9
3 Ăn nhiều hoặc ít hơn 1,64 1,14 3
4 Ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều 1,88 1,14 1
5 Không chia sẻ, giao lưu 1,64 1,14 3
6 Hay nổi nóng, cáu kỉnh, không làm chủ được bản thân 1,85 1,22 2
7 Hay kêu ca, phàn nàn 1,53 1,15 4
8 Trì hoãn và sao nhãng nhiệm vụ 1,38 1,27 8
9 Dễ xảy ra sai sót trong công việc 1,47 1,05 6
10 Giảm hoạt động tình dục 1,25 1,21 10
11 Vệ sinh thân thể kém, trang phục luộm thuộm 1,01 1,21 11
12 Không kiên nhẫn khi phải chờ đợi 1,51 1,16 5
TBC 1,49 0,89
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất = 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
mức độ biểu hiện càng cao trong 1 tuần
Qua bảng kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy, biểu hiện
stress về mặt hành vi ở NVCTXH ở mức độ “xảy ra phần nào hay thi thoảng” (TBC
=1,49). Bốn biểu hiện rõ nét nhất về mặt hành vi ở NVCTXH khi bị stress và đều ở
mức “xảy ra vừa phải hay vài lần” là ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều; hay nổi nóng, cáu
kỉnh, không làm chủ được bản thân; ăn nhiều hoặc ít hơn; không chia sẻ, giao lưu
với ĐTB lần lược là 1,88, 1,85, 1,64, 1,64. Điều này cho thấy stress ảnh hưởng rõ
nhất tới việc ăn uống và giấc ngủ của người bị stress, do vậy khi bị stress có người
tăng cân vì ăn nhiều, ngủ nhiều; lại có người sút cân vì ăn ít và ngủ ít; khi bị stress
NVCTXH hay nổi nóng, cáu kỉnh, không làm chủ được bản thân; không chia sẻ,
giao lưu; điều này sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ của NVCTXH, làm cho các
mối quan hệ của NVCTXH xấu đi. Anh L (NVCTXH trung tâm Bảo trợ xã hội
104

Bình Đức, Bình Phước) chia sẻ: “Khi bị stress em rất dễ bực bội, thường không làm
chủ được bản thân, nên thường hay nổi nóng, cáu kỉnh với người thân”. Chị Th
trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) cho
rằng: “Khi bị stress, em thường im lặng, không chia sẻ, giao lưu, thường ở một
mình”. Anh H (NVCTXH trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc,
Thành phố Hồ Chí Minh) nhận thấy: “Khi bị stress em thường ăn, ngủ ít hơn và
thường sử dụng chất kích thích”. Ba biểu hiện có thứ bậc thấp hơn cả là vệ sinh thân
thể kém, trang phục luộm thuộm; giảm hoạt động tình dục và hay bỏ dở hoạt động
không rõ lí do, với ĐTB lần lượt là: 1,10, 1,25 và 1,37. Ba biểu hiện này là những
biểu hiện xuất hiện ở những NVCTXH có stress tương đối cao; cần có biện pháp hỗ
trợ những NVCTXH có những biểu hiện này. Các ý kiến từ phỏng vấn sâu cũng cho
kết quả tương đồng với số liệu trên. Chị A (NVCTXH trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật,
mồ côi Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Khi bị stress em hay trì
hoãn và sao nhãng nhiệm vụ tại trung tâm và có khi bỏ dở công việc”. Chị N
(NVCTXH trung tâm Bảo trợ người tàn tật, Hiệp Bình Chánh Thành phố Hồ Chí
Minh) nhận thấy : “Khi bị stress em hay bỏ dở công việc, không muốn làm việc”.
Khi quan sát những NVCTXH có mức độ stress nặng và rất nặng chúng tôi thấy hầu
hết NVCTXH chúng tôi quan sát trang phục luộm thuộm, đầu tóc không gọn gàng;
hay bỏ dở công việc, không muốn tiếp tục thực hiện công việc.
3.1.2.5. Tổng hợp các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội

1.5

1 1,76
1,45 1,65 1,49
0.5
0
Biểu hiện thể chất Biểu hiện nhận Biểu hiện cảm xúc Biểu hiện hành vi
thức

Biểu đồ 3.2. Tổng hợp các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội
Qua biểu đồ 3.2, chúng ta có thể thấy NVCTXH có biểu hiện stress ở cả bốn
mặt: thể chất, nhận thức, xúc cảm và hành vi. Trong đó, biểu hiện ở mặt cảm xúc là
105

rõ nét nhất (ĐTB = 1,76), kế đến là biểu hiện ở mặt nhận thức (ĐTB = 1,65), biểu
hiện ở mặt hành vi (ĐTB = 1,49) và cuối cùng là biểu hiện ở mặt thể chất (ĐTB
= 1,45). Như vậy biểu hiện về mặt cảm xúc là biểu hiện nổi bật khi NVCTXH bị
stress. Kết quả này có điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả
Tsai, Fung, Chow; kết quả nghiên cứu cho thấy những biểu hiện của stress về cảm
xúc và sự mệt mỏi là những biểu hiện phổ biến hơn cả (Tsai, E., Fung, L., Chow, L. ,
2006).

2,08 2,01 1,99 1,88 1,85 1,83 1,82 1,73 1,73 1,72

Biểu đồ 3.3. Tổng hợp 10 biểu hiện stress rõ nhất ở nhân viên công tác xã hội
Trong 10 biểu hiện rõ nét nhất khi bị stress ở NVCTXH có 2 biểu hiện về
mặt thể chất (nhức đầu; nhức mỏi và đau, căng cơ bắp); 5 biểu hiện về mặt cảm xúc
(dễ bực bội; buồn phiền, chán nản; khó thoải mái được, không hài lòng về bản thân;
dễ bối rối; dễ bị kích động) và 2 biểu hiện về mặt hành vi (ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều;
hay nổi nóng cáu kỉnh, không làm chủ được bản thân). Kết quả này có nhiều điểm
tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Cahill, J., Landsbergis, P.A., & Schnall,
106

P.L., (1995) khi họ chỉ ra những biểu hiện của stress ở NVCTXH thường bao gồm
các dấu hiệu lâm sàng thể chất như đau đầu, các vấn đề về dạ dày, rối loạn giấc ngủ,
mệt mỏi mãn tính, đau nhức cơ và các bệnh nhẹ mãn tính; tăng huyết áp, bệnh tim,
loét dạ dày và đột quỵ; hay quên, tức giận, thất vọng, lo lắng, cáu kỉnh.
Tương quan giữa mức độ stress với các mặt biểu hiện stress và tương quan
giữa các mặt biểu hiện stress với nhau ở nhân viên công tác xã hội
Tính tương quan giữa mức độ stress với các mặt biểu hiện stress và giữa các
mặt biểu hiện stress với nhau ở NVCTXH, kết qua thu được ở bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6. Tương quan giữa mức độ stress với các mặt biểu hiện stress và tương
quan giữa các mặt biểu hiện stress với nhau ở nhân viên công tác xã hội
Biểu hiện Biểu hiện Biểu hiện Biểu hiện
Mức độ stress thể chất nhận thức cảm xúc hành vi

r 1 0,532** 0,514** 0,610** 0,448**


Mức độ stress p 0,000 0,000 0,000 0,000
N 211 211 211 211 211
r 0,532** 1 0,765** 0,770** 0,797**
Biểu hiện
p 0,000 0,000 0,000 0,000
thể chất
N 211 211 211 211 211
r 0,514** 0,765** 1 0,823** 0,807**
Biểu hiện
p 0,000 0,000 0,000 0,000
nhận thức
N 211 211 211 211 211
r 0,610** 0,770** 0,823** 1 0,817**
Biểu hiện
p 0,000 0,000 0,000 0,000
cảm xúc
N 211 211 211 211 211
Biểu hiện r 0,448 **
0,797 **
0,807 **
0,817 **
1
hành vi p 0,000 0,000 0,000 0,000
N 211 211 211 211 211

Tính hệ số tương quan Pearson giữa mức độ stress và các mặt biểu hiện stress
(bảng 3.6), chúng tôi thấy biểu hiện về mặt hành vi có tương quan dương, trung bình
với mức độ stress (hệ số tương quan r = 0,448 **; mức ý nghĩa = 0,00 < 0,05); các
mặt biểu hiện thể chất, nhận thức và cảm xúc có tương quan dương, mạnh với mức
107

độ stress (hệ số tương quan lần lượt là: r = 0,532**; r = 0,514**; r = 0.610** và đều
có mức ý nghĩa = 0,00 < 0,05). Điều này có nghĩa là khi mức độ stress tăng thì các
biểu hiện stress cũng gia tăng, trong đó các mặt biểu hiện thể chất, nhận thức, cảm
xúc gia tăng mạnh hơn các biểu hiện hành vi.
Tính hệ số tương quan Pearson giữa các mặt biểu hiện stress với nhau (bảng
3.6), chúng tôi thấy tất cả các mặt biểu hiện stress đều có tương quan dương, mạnh
với nhau (hệ số tương quan từ r = 0,765** đến r = 0,823** và đều có mức ý nghĩa =
0,00 < 0,05). Điều này có nghĩa là biểu hiện stress ở bất kỳ một mặt nào đó gia tăng
đều có liên quan đến sự gia tăng biểu hiện stress ở ba mặt còn lại.
3.1.2.6. So sánh các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công các xã hội theo
các nhóm khách thể có stress khác nhau
Bằng kiểm định One way ANOVA để xem xét có sự khác biệt các mặt biểu
hiện stress ở NVCTXH theo các nhóm khách thể có stress khác nhau hay không;
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7 dưới đây:
Bảng 3.7. So sánh các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công các xã hội
theo các nhóm khách thể có stress khác nhau
Nhóm biểu hiện stress/mức độ Mức ý
ĐTB ĐLC
Stress Nghĩa
Bình thường 0,64 0,43

Biểu hiện về Nhẹ 0,92 0,44


mặt thể chất Vừa 1,34 0,71
Nặng 1,88 0,93 0,000
Rất nặng 2,51 0,77
Bình thường 0,64 0,61

Biểu hiện về Nhẹ 1,05 0,62


mặt nhận thức Vừa 1,62 0,75
Nặng 2,10 0,97
Rất nặng 2,60 0,76 0,000
Bình thường 0,67 0,55
108

Nhóm biểu hiện stress/mức độ Mức ý


ĐTB ĐLC
Stress Nghĩa
Biểu hiện về Nhẹ 1,11 0,58
mặt cảm xúc Vừa 1,71 0,63 0,000
Nặng 2,25 0,84
Rất nặng 2,89 0,52
Bình thường 0,54 0,49

Biểu hiện về Nhẹ 1,00 0,55


mặt hành vi Vừa 1,43 0,77
Nặng 1,91 0,97 0,000
Rất nặng 2,20 0,94
Từ số liệu bảng 3.7 chúng tôi thấy:
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện stress ở cả bốn mặt thể chất,
nhận thức, cảm xúc, hành vi ở NVCTXH thuộc các nhóm có mức độ stress khác
nhau; tất cả đều có sig = 0,000 < 0,05. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA, chúng tôi
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện stress ở cả bốn mặt thể chất,
nhận thức, cảm xúc, hành vi ở NVCTXH ở nhóm có stress bình thường so với các
nhóm có mức độ stress nhẹ, vừa, nặng, rất nặng (sig đều là 0,000 < 0,05). Có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện stress ở cả bốn mặt thể chất, nhận thức,
cảm xúc, hành vi ở NVCTXH ở nhóm có mức độ stress nhẹ so với các nhóm có
mức stress bình thường, vừa, nặng, rất nặng (sig đều là 0,000 < 0,05). Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện stress ở cả bốn mặt thể chất, nhận thức, cảm
xúc, hành vi ở NVCTXH ở nhóm có mức độ stress vừa so với các nhóm có mức
stress bình thường, nhẹ, nặng, rất nặng (sig đều là 0,000 < 0,05). Có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về biểu hiện stress ở cả bốn mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc,
hành vi ở NVCTXH ở nhóm có mức độ stress nặng so với các nhóm có mức stress
bình thường, nhẹ, vừa (sig đều là 0,000 < 0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về biểu hiện stress ở ba mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc ở NVCTXH ở nhóm có
mức độ stress nặng so với các nhóm có mức stress rất nặng (sig = 0,01 đến sig=
0,029). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện stress ở cả bốn mặt thể
109

chất, nhận thức, cảm xúc, hành vi ở NVCTXH ở nhóm có mức độ stress rất nặng so
với các nhóm có mức stress bình thường, nhẹ, vừa và nặng (sig đều là 0,000 <
0,05).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện stress ở mặt hành vi ở
nhóm có mức độ stress nặng và stress rất nặng (sig = 0,168> 0,05).
3.1.3.Tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Có nhiều tác nhân gây stress ở NVCTXH, có thể tập hợp thành các nhóm tác
nhân: tác nhân từ yếu tố thời gian; tác nhân từ yếu tố mối quan hệ; tác nhân từ yếu
tố tình huống; tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần; tác nhân từ yếu tố
đặc điểm công việc của NVCTXH.
3.1.3.1. Tác nhân từ yếu tố thời gian gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố thời gian gây stress ở NVCTXH gồm các tác nhân cụ thể
được thể hiện ở bảng 3.8 dưới đây:
Bảng 3.8. Tác nhân từ yếu tố thời gian gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Tác nhân nhân từ yếu tố thời gian ĐTB ĐLC
bậc
1 Thời gian quá ít mà khối lượng công việc quá nhiều
1,38 1,08 2
(việc cơ quan, gia đình, cá nhân..)
2 Thường xuyên phải làm quá thời gian theo quy định ở
1,25 1,16 4
nơi làm việc
3 Luôn phải trăn trở giải quyết vấn đề cho thân chủ ngay
1,32 1,03 3
cả khi về nhà
4 Không đủ thời gian khôi phục lại cảm xúc do ảnh
1,08 1,13 7
hưởng từ vấn đề đau buồn của thân chủ
5 Không đủ thời gian để thực hiện đầy đủ các công việc
1,19 1,08 5
trong quy trình can thiệp cho thân chủ
6 Thời gian làm việc quá nhiều (việc cơ quan, việc nhà,
1,48 1,16 1
việc cá nhân...) nên ít được nghỉ ngơi
7 Làm thêm giờ ở cơ quan và ngoài cơ quan để tăng thu
1,14 1,22 6
nhập
TBC 1,26 0,89
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
thời gian có tác nhân gây stress càng nhiều
110

Từ kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, tất các các tác nhân trong nhóm tác nhân từ yếu
tố thời gian gây stress ở NVCTXH đều ở mức độ “thi thoảng có tác nhân này” (ĐTB
từ 1,14 đến 1,48). Hai tác nhân có thứ bậc cao hơn cả là: thời gian làm việc quá nhiều
(việc cơ quan, việc nhà, việc cá nhân...) nên ít được nghỉ ngơi; thời gian quá ít mà
khối lượng công việc quá nhiều (việc cơ quan, gia đình, cá nhân..) với ĐTB lần lượt
là:1,48, 1,38. Công việc mà NVCTXH thực hiện tại các CSXH tương đối nhiều, bên
cạnh đó NVCTXH còn làm việc nhà, việc cá nhân nên đa số NVCTXH thi thoảng
thấy thời gian làm việc quá nhiều ít được nghỉ ngơi; cũng có những NVCTXH làm
việc quá nhiều trong thời gian dài nên bị stress tương đối cao. Chị Th (cán bộ quản lí
trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Đức, Bình Phước) cho rằng: “Tác nhân gây stress
cho NVCTXH ở trung tâm là do khối lượng công việc nhiều, gấp và không có thời
gian nghỉ bù khi làm quá thời gian quy định ở trung tâm”. Chị Qu (cán bộ quản lý
Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ:
“ Nguyên nhân cơ bản gây stress cho NVCTXH là do công việc quá tải, do thời gian
làm việc của NVCTXH quá nhiều, ít có thời gian nghỉ ngơi”.Chị S (NVCTXH cơ sở
cai nghiên Ma túy Phú Văn, Bình Phước) chia sẻ: “Ở cơ quan công việc của em là
tư vấn, giáo dục, tiếp nhận hồ sơ của học viên, công việc nhiều; chồng em cũng làm
cùng cơ quan nhưng thường xuyên phải ở cơ quan cả ngày chỉ về một tiếng buổi
trưa để ăn cơm, trong khi đó con em còn nhỏ, con lớn 5 tuổi, con nhỏ 2 tuổi lại hay
bệnh. Em vừa làm việc cơ quan, lại lo hết việc nhà không ai hỗ trợ nên lúc nào cũng
thấy mệt mỏi, thấy thời gian ít mà công việc quá nhiều trừ những ngày chồng em
được nghỉ ở nhà thì em mới bớt việc”.
Tiếp theo là tác nhân: luôn phải trăn trở giải quyết vấn đề cho thân chủ ngay cả
khi về nhà (ĐTB là 1,32). Về điều này chị Th (NVCTXH cơ sở tư vấn và cai nghiện
Ma túy Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ:“Thân chủ mà em tư vấn, hỗ
trợ liên quan đến sử dụng ma túy, đến nay đã điều trị xong đang gặp khó khăn về
tìm việc làm. Em có hứa với thân chủ là hỗ trợ thân chủ tìm việc làm và em đã hỏi
chỗ quen biết để giới thiệu việc làm cho thân chủ, họ chưa trả lời; nên em lo lắng
không biết họ có nhận lời hay không và nếu nhận lời thì thân chủ có làm tốt việc
hay không? do vậy mà em thấy căng thẳng”
111

Tác nhân ít gây stress nhất trong nhóm này là: không đủ thời gian khôi phục lại
cảm xúc do ảnh hưởng từ vấn đề đau buồn của thân chủ (ĐTB là 1,08). NVCTXH bị
stress từ tác nhân này thường do khi làm việc họ quá thấu cảm với thân chủ hoặc vấn
đề của thân chủ giống với những biến cố trước đây họ từng trải qua, biến cố này đã
gây tress cao ở họ. Do vậy để tránh stress do tác nhân này NVCTXH nên tránh làm
việc với những thân chủ mà vấn đề của họ giống với những biến cố đã gây stress
cao đối với bản thân mình trước đây. Vì nếu NVCTXH làm việc với những thân chủ
mà vấn đề của họ giống với những biến cố đã xảy ra với NVCTXH trước đây thì
NVCTXH sẽ nhớ lại những biến cố đó, và những hình ảnh về biến cố luôn lặp đi,
lặp lại trong họ; họ sẽ bị stress do sang chấn thứ cấp.
3.1.3.2. Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ gây stress ở NVCTXH gồm các tác nhân cụ
thể được thể hiện ở bảng 3.9 dưới đây:
Bảng 3.9. Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ gây stress
ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ ĐTB ĐLC
bậc
1 Nhiều khi không có sự hợp tác của thân chủ 1,29 0,97 1
Bất đồng quan điểm với đồng nghiệp về phương pháp
2 1,11 1,06 2
hỗ trợ thân chủ
Khó khăn trong hợp tác giữa các VNCTXH với nhân
viên tâm lí học, nhân viên y tế ... trong quá trình làm
3 việc, trợ giúp thân chủ 1,07 1,05 3
Không được mọi người coi trọng, đánh giá đúng công
4 1,11 1,05 2
sức và tâm huyết của cá nhân
5 Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên 0,83 0,99 6
Mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích
6 0,78 1,07 7
mích, bất hòa, đối xử không công bằng…)
7 Mâu thuẫn với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ 0,60 0,97 9
8 Mâu thuẫn với bạn bè, hàng xóm 0,66 0,98 8
Có khó khăn trong quan hệ với người khác (ví dụ:
9 0,92 1,03 4
không được cảm thông, bị hiểu lầm, bị ghét bỏ…)
Cô đơn không người chia sẻ hoặc phải ở một mình
10 khi bản thân không muốn (thiếu những mối quan hệ) 0,86 1,04 5
TBC 0,92 0,81
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện thời gian
có tác nhân gây stress càng nhiều
112

Từ kết quả ở bảng 3.9, chúng ta nhận thấy các tác nhân trong nhóm tác nhân từ
yếu tố mối quan hệ gây stress ở NVCTXH có mức độ “thi thoảng có tác nhân này”
(ĐTB từ 0,60 đến 1,29). Có 3 tác nhân thường gây stress hơn cho NVCTXH đó là:
nhiều khi không có sự hợp tác của thân chủ; bất đồng quan điểm với đồng nghiệp về
phương pháp hỗ trợ thân chủ và không được mọi người coi trọng, đánh giá đúng
công sức và tâm huyết của cá nhân; với ĐTB lần lượt là: 1,29 ; 1,11 ; 1,11. Điều
này cho thấy những tác nhân cơ bản gây stress ở NVCTXH đều xuất phát từ mối
quan hệ trong công việc, tuy thi thoảng mới xảy ra nhưng nếu không được giải quyết
thì sẽ gây khó khăn trong công việc và gây stress cho NVCTXH. Chị Ph (trưởng
khoa Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh)
chia sẻ: “Một trong những nguyên nhân gây stress cho NVCTXH là do thân chủ ít
hợp tác, nhiều em khuyết tật nặng không có khả năng giao tiếp bằng lời nói nên
những yêu cầu mà NVCTXH đưa ra nhiều khi các em không nhận thức được”. Anh
Th (NVCTXH trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thân Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh) chia sẻ:“Bất đồng với đồng nghiệp trong công việc, em thường xuyên
cảm thấy bực mình mà không nói ra được, không giải quyết công việc theo ý của mình
được nên em thấy rất căng thẳng”.
Tác nhân có thứ bậc thấp nhất trong nhóm tác nhân này là: mâu thuẫn với gia
đình nhà chồng hoặc nhà vợ (ĐTB = 0,60); điều này cho thấy rất ít NVCTXH bị
stress do mâu thuẫn với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ. Các gia đình trong xã hội
hiện nay đa số là gia đình hạt nhân, họ thường ở riêng không ở chung với gia đình
chồng hay vợ hoặc ở xa nên cũng ít hoặc không có mâu thuẫn với gia đình nhà
chồng hoặc nhà vợ. Chị L (NVCTXH cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn, Bình
Phước) chia sẻ:“Vợ chồng em từ miền Bắc vào đây lập nghiệp, cũng không về thăm
gia đình nhiều, mỗi lần về ở cũng không lâu, nên không có mâu thuẫn gì với gia
đình hai bên”
3.1.3.3. Tác nhân từ yếu tố tình huống gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố tình huống gây stress ở NVCTXH gồm các tác nhân cụ thể
được thể hiện ở bảng 3.10 dưới đây:
113

Bảng 3.10. Tác nhân từ yếu tố tình huống gây stress


ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Tác nhân từ yếu tố tình huống ĐTB ĐLC
bậc
1 Vấn đề của thân chủ phức tạp, khó giải quyết 1,12 0,90 4
Sự thay đổi nơi thân chủ không đáp ứng kỳ vọng của
2 1,21 1,03 3
bản thân
Phải đi lại nhiều như đi vãng gia, thăm và trao đổi
3 1,03 1,07 6
với các thân chủ
Không có không gian riêng để làm việc kín đáo với
4 thân chủ khiến cho những nguyên tắc nghề công tác 1,02 1,10 7
xã hội bị vi phạm
Lương nhân viên công tác xã hội thấp, chế độ phụ
5 cấp không có hoặc rất ít mà hiện tại phải chi tiêu 1,62 1,23 1
nhiều
6 Sự thay đổi nhân viên liên tục tại nơi làm việc 1,11 1,08 5
Những người quan trọng, có ý nghĩa với bản thân gặp
7 0,94 1,11 9
những khó khăn, thách thức, nguy hiểm, bị đe dọa
Sự thay đổi trong gia đình (sự thay đổi công việc
8 của thành viên trong gia đình, sinh con, người khác 0,88 1,06 10
ở chung …)
Thiếu hụt thông tin về những vấn đề trong công việc
9 0,97 0,99 8
và trong cuộc sống
10 Thời tiết nóng nực 1,52 1,22 2
TBC 1,14 0,80
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4.0; ĐTB càng cao thể hiện thời
gian có tác nhân gây stress càng nhiều
Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, nhóm tác nhân từ yếu tố tình huống gây stress
cho NVCTXH ở mức độ “thi thoảng có tác nhân này” (ĐTB là 1,14, ĐLC là 0,80).
Trong đó tác nhân gây stress có thứ bậc cao nhất là: lương NVCTXH thấp, chế độ
phụ cấp không có hoặc rất ít mà hiện tại phải chi tiêu nhiều ở mức độ “khoảng nửa
thời gian có tác nhân này” với ĐTB là 1,62. Điều này cho chúng ta thấy áp lực kinh
tế đối với NVCTXH tương đối cao, khoảng nửa thời gian trong cuộc sống
114

NVCTXH thấy lương không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu. Thu nhập của NVCTXH
ở nước ta thấp so với mặt bằng lương chung; khảo sát 436 NVCTXH có 43,6 %
NVCTXH có thu nhập < 7 triệu, 46,6% NVCTXH có thu nhập từ 7 đến < 10 triệu và
chỉ có 9,9 % NVCTXH có thu nhập từ 10 triệu trở lên (phụ lục 11); điều này ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống của NVCTXH. Vì thu nhập thấp, đặc biệt với những
NVCTXH sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nên ngoài công việc tại các cơ
sở xã hội, họ phải suy tính làm thêm để tăng thu nhập và phải suy tính chi tiêu cho
hợp lí, chính điều này gây stress cho NVCTXH. Tác nhân có thứ bậc cao thứ 2 gây
stress đối với NVCTXH là do thời tiết nóng nực cũng ở mức độ “khoảng nửa thời
gian có tác nhân này”, ĐTB là 1,52. Điều này chứng tỏ điều kiện làm việc ở các
CSXH chưa thật tốt và một mặt do thời tiết tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thường nóng nực, đặc biệt vào
mùa khô đã gây stress cho NVCTXH.
Kế tiếp là những tác nhân liên quan tới các tình huống trong công việc như: sự
thay đổi nơi thân chủ không đáp ứng kỳ vọng của bản thân; vấn đề của thân chủ
phức tạp, khó giải quyết ở mức độ “thi thoảng có tác nhân này”, với ĐTB là 1,21,
1,12. NVCTXH thường làm việc với nhiều thân chủ mà vấn đề của thân chủ đa
dạng, phức tạp không ai giống ai, không có công thức chung để giải quyết vấn đề
cho mọi thân chủ nên thi thoảng họ thấy khó khăn trong giải quyết vấn đề của
thân chủ và sự thay đổi của thân chủ không đáp ứng được kỳ vọng của bản thân,
chị T (NVCTXH trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh) chia sẻ:“Đôi khi người chăm sóc cho thân chủ uống thuốc, thân
chủ nhất định không chụi uống. Khi hồi gia thân chủ đã khỏe mạnh, minh mẫn,
đã hết bệnh, nhưng khoảng 90% những thân chủ hồi gia một thời gian lại trở lại
trung tâm do tái phát bệnh, phần nhiều là do thân chủ không uống thuốc đều đặn
theo đơn điều này cũng làm NVCTXH trăn trở nhiều”.
Bên cạnh những tác nhân trên, còn có những tác nhân liên quan tới công
việc cũng thi thoảng gây stress cho NVCTXH đó là: sự thay đổi nhân viên liên tục
tại nơi làm việc; phải đi lại nhiều như đi vãng gia, thăm và trao đổi với các thân chủ;
không có không gian riêng để làm việc kín đáo với thân chủ khiến cho những nguyên
115

tắc nghề CTXH bị vi phạm; thiếu hụt thông tin về những vấn đề trong công việc
và trong cuộc sống.
Tác nhân có thứ bậc thấp hơn cả là 2 tác nhân liên quan đến vấn đề của gia đình:
những người quan trọng, có ý nghĩa với bản thân gặp những khó khăn, thách thức,
nguy hiểm, bị đe dọa; sự thay đổi trong gia đình (sự thay đổi công việc của thành
viên trong gia đình, sinh con, người khác ở chung …) với ĐTB lần lượt là: 0,94 và
0.88. Điều này chứng tỏ đa số NVCTXH có cuộc sống gia đình ổn định, ít có sự thay
đổi, những người quan trọng đối với bản thân ít gặp khó khăn, thách thức. Đây cũng
là một kết quả đáng mừng vì một gia đình ổn định, người thân ít gặp khó khăn, thách
thức sẽ tiếp sức cho NVCTXH hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
3.1.3.4. Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần gây stress ở nhân viên
công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần là tác nhân ảnh hưởng trực
tiếp, gây stress cho con người nói chung và NVCTXH nói riêng, ảnh hưởng của từng
tác nhân tới stress ở NVCTXH thể hiện ở bảng 3.11 và 3.12 dưới đây:
Bảng 3.11. Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất gây stress
ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất ĐTB ĐLC
bậc
1 Bị bệnh đột ngột hoặc bị chấn thương làm cơ thể
0,89 1,05 2
đau đớn, mệt mỏi
2 Bị bệnh mãn tính 0,75 1,12 3
3 Sức khỏe suy giảm 1,01 1,09 1
4 Có vấn đề trong đời sống tình dục 0,71 1,06 4
TBC 0,84 0,93
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
thời gian có tác nhân gây stress càng nhiều
Từ kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất có
ĐTB rất thấp (ĐTB là 0,84; ĐLC là 0,93 - ở mức “thi thoảng có tác nhân này”. Các
tác nhân: sức khỏe suy giảm; bị bệnh đột ngột hoặc bị chấn thương làm cơ thể đau
đớn, mệt mỏi; bị bệnh mãn tính; có vấn đề trong đời sống tình dục; đều có ĐTB
116

thấp lần lượt là: 1,01, 0,89, 0,75, 0,71. Điều này chứng tỏ sức khỏe thể chất của đa số
NVCTXH tương đối tốt, như vậy có thể thấy yếu tố sức khỏe thể chất ít gây stress
cho NVCTXH.
Bảng 3.12. Tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần gây stress
ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần ĐTB ĐLC
bậc
Lo lắng không giải quyết được các vấn đề của thân
1 1,22 1,04 5
chủ
2 Lo lắng thân chủ không hợp tác 1,29 1,05 3
Lo lắng thân chủ chậm thay đổi trong quá trình can
3 1,38 1,13 1
thiệp
Lo lắng những việc không tốt xảy ra cho bản thân,
4 1,35 1,10 2
gia đình, bạn bè ...
Thất vọng về chính bản thân khi hỗ trợ thân chủ
5 1,26 1,08 4
không hiệu quả
TBC 1,30 0,92
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
thời gian có tác nhân gây stress càng nhiều
Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, những tác nhân gây stress từ yếu tố sức khỏe tinh
thần đều ở mức “thi thoảng có tác nhân này”. Những tác nhân thuộc nhóm tác nhân
từ yếu tố sức khỏe tinh thần, đa số đều là những lo lắng liên quan đến thân chủ, đến
công việc: lo lắng thân chủ chậm thay đổi trong quá trình can thiệp; lo lắng thân chủ
không hợp tác; thất vọng về chính bản thân khi hỗ trợ thân chủ không hiệu quả; lo
lắng không giải quyết được các vấn đề của thân chủ, với ĐTB lần lượt là: 1,38; 1,29;
1,26; 1,22. Điều này chứng tỏ NVCTXH dành nhiều tâm trí cho thân chủ, cho công
việc; chính điều này gây stress cho họ. Bên cạnh đó, lo lắng những việc không tốt
xảy ra cho bản thân, gia đình, bạn bè ... cũng là yếu tố gây stress cho NVCTXH có
thứ bậc cao trong nhóm yếu tố này (ĐTB là 1,35, thứ bậc 2). Chị Th (NVCTXH,
trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)
chia sẻ:“Chồng em đang học đại học thì nhận được thông báo từ thầy chủ nhiệm là
117

trường có vấn đề, sau đó thầy lại thông báo lại vẫn duy trì lớp học, nhưng thời gian
cấp bằng lùi lại; em đang lo lắng, băn khoăn không biết chồng em có nên theo học
lớp đại học đó nữa không, nếu theo học thì không biết có vấn đề gì không và nếu
không theo học thì có ảnh hưởng tới lương, tới vị trí việc làm không”. Như vậy
chúng ta thấy đa số tác nhân gây stress thuộc nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh
thần đều là những tác nhân do suy diễn mà ra, do vậy cần có những biện pháp hỗ trợ
giúp NVCTXH nhìn nhận rõ vấn đề của mình hơn, để giảm bớt sự lo lắng không nên
có, gây stress cho bản thân.
3.1.3.5. Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc gây stress ở nhân viên công tác
xã hội
Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc gây stress ở NVCTXH gồm các tác nhân
được thể hiện ở bảng 3.13 dưới đây:
Bảng 3.13. Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc gây stress
ở nhân viên công tác xã hội
Thứ
STT Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc ĐTB ĐLC
bậc
1 Đối tượng đa dạng 1,81 1,28 1
2 Vấn đề của thân chủ phức tạp 1,70 1,21 2
3 Môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp 1,45 1,23 5
4 Phương tiện làm việc thiếu thốn 1,49 1,25 4
Sự tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp đôi khi không dễ
5 dàng (ví du: khi thân chủ có ý định tự tử thì khó tuân 1,51 1,31 3
thủ nguyên tắc “tôn trọng quyền tự quyết của
thân chủ”)
6 Sự mơ hồ về vai trò, về phạm vi công việc, về sự 1,16 1,12 6
phát triển nghề nghiệp trong tương lai
TBC 1,52 0,99
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4.0; ĐTB càng cao thể hiện
thời gian có tác nhân gây stress càng nhiều
Số liệu từ bảng 3.8 đến 3.13 cho thấy, trong tất cả các nhóm tác nhân gây stress
ở NVCTXH thì nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH là nhóm
118

tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất cho NVCTXH, đây là nhóm tác nhân có điểm trung
bình chung cao nhất (ĐTB chung là 1,52) ở mức “khoảng nửa thời gian có tác nhân
này”. Trong đó các tác nhân gây stress nhiều hơn cả là: đối tượng đa dạng; vấn đề
của thân chủ phức tạp; với ĐTB lần lượt là: 1,81, 1,70. Đối tượng phụ trách của
NVCTXH rất đa dạng, có những NVCTXH cùng lúc phụ trách nhiều loại đối tượng
khác nhau như người già; trẻ em; người tàn tật…sự đa dạng còn thể hiện ở chỗ đa
dạng về tính cách, về cách ứng xử. Vấn đề của thân chủ phức tạp, mỗi người một
khác, do vậy không có công thức chung nhất để giải quyết các vấn đề của thân chủ,
không thể đem nguyên si cách thức can thiệp cho thân chủ này áp dụng cho thân chủ
khác, điều này gây stress cho NVCTXH.
Tác nhân “sự tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp đôi khi không dễ dàng” cũng là
một trong những tác nhân gây stress nhiều hơn những tác nhân khác cho NVCTXH
(ĐTB là 1,51) ở mức “khoảng nửa thời gian có tác nhân này”. Khi thực hiện hoạt
động nghề nghiệp, trong lúc bắt buộc phải làm trái với nguyên tắc nghề nghiệp thì
NVCTXH thường có những xung đột nội tâm, do vậy dễ gây stress cho bản thân. Như
những tình huống thân chủ dự định làm những việc trái với đạo đức và pháp luật thì
NVCTXH không thể thực hiện nguyên tắc “tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ”
và nguyên tắc: “giữ bí mật cho thân chủ”.
Tác nhân có thứ bậc kế tiếp gây stress cho NVCTXH là: phương tiện làm việc
thiếu thốn; môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp (ĐTB lần lượt là 1,49 và 1,45 -
ở mức “thi thoảng có tác nhân này”). Hiện tại các CSXH ở nước ta do eo hẹp về kinh
phí nên nhiều nơi phương tiện làm việc còn thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu công
việc; chị T (NVCTXH trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Phương tiện ở phòng vật lí trị liệu của trung tâm rất
đơn sơ, chỉ có vài vật dụng nên không đủ phương tiện để hỗ trợ thân chủ”. Đa số
môi trường làm việc ở các CSXH chưa chuyên nghiệp; công việc cơ bản ở các
CSXH chủ yếu là chăm lo việc vệ sinh, ăn uống, sức khỏe, sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ … việc hỗ trợ phát triển cho từng cá nhân chưa được quan tâm đúng mức. Chị
B (NVCTXH trung tâm Công tác xã hội, tỉnh Đồng Nai) chia sẻ: “Sáng em có mặt
tại trung tâm lúc 6 giờ ngày nào cũng vậy, em cho trẻ ăn uống, vệ sinh, tắm rửa”.
119

Chị P (NVCTXH trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh) chia sẻ: “Hàng ngày công việc của em là vệ sinh cho trẻ, cho trẻ ăn uống”.
Anh L (trưởng phòng Trung Tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai) chia sẻ về công
việc hàng ngày của NVCTXH ở trung tâm là:“Cho đối tượng ăn, vệ sinh chỗ ở cho
đối tượng, hướng dẫn một số đối tượng khỏe lao động, như cùng vệ sinh lán ở, vệ
sinh khuôn viên nơi ở”. Chị Th (trưởng khoa Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ
côi Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Một trong những tác nhân gây
stress cho NVCTXH là do môi trường làm việc không thuận lợi; trách nhiệm, quyền
hạn chưa được phân công rõ ràng”.
Tác nhân có thứ bậc thấp nhất trong nhóm tác nhân này là: sự mơ hồ về vai trò,
về phạm vi công việc, về sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Điều này chứng
tỏ chỉ một số ít NVCTXH có sự mơ hồ về vai trò về phạm vi công việc, về sự phát
triển nghề nghiệp trong tương lai. Đây là một dấu hiệu tốt vì khi hiểu rõ về vai trò, về
phạm vi công việc, sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai thì NVCTXH sẽ chủ
động trong công việc, công việc sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm stress cho họ.
3.1.3.6. Tổng hợp các tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Tổng hợp các tác nhân gây stress, chúng tôi thu được kết quả như sau:

1.5

1
1,52
1,26 1,14 1,3
0.5 0,92 0,84

0
Tác nhân từ Tác nhân từ Tác nhân từ Tác nhân từ Tác nhân từ Tác nhân từ
yếu tố thời yếu tố mối yếu tố tình yếu tố sức yếu tố sức yếu tố đặc
gian quan hệ huống khỏe thể khỏe tinh điểm công
chất thần việc

Biểu đồ 3.4. Tổng hợp các tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội

Qua biểu đồ 3.4, chúng ta có thể thấy, tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc
120

của NVCTXH gây stress cho NVCTXH ở mức cao nhất “khoảng nửa thời gian có tác
nhân này” (TBC = 1,52); các tác nhân còn lại đều gây stress cho NVCTXH ở mức
“thi thoảng có tác nhân này” thứ bậc lần lượt từ cao xuống thấp là tác nhân từ yếu tố
sức khỏe tinh thần (TBC = 1,30); tác nhân từ yếu tố thời gian (TBC = 1,26); tác nhân
từ yếu tố tình huống (TBC = 1,14); tác nhân từ yếu tố mối quan hệ (TBC = 0,92) và
cuối cùng là tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất (TBC = 0,84). Như vậy tác nhân
gây stress thường xuyên hơn cả là tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của
NVCXTH. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì mỗi NVCTXH tối thiểu dành 8 tiếng trong
một ngày để thực hiện hoạt động nghề nghiệp, trong thời gian này NVCTXH chịu tác
động bởi tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc.

2
1.8
1.6
1.4
1.2
1
0.8
1,81
0.6 1,7 1,62 1,52 1,51 1,49 1,48 1,45
0.4 1,38 1,38
0.2
0

Đối Vấn đề Lương, Thời tiết Sự tuân Phương Thời Môi Lo lắng Thời
tượng của Thân phụ cấp nóng thủ NT tiện làm gian gian
trường thân chủ quá ít
đa dạng
chủ thấp mà nực nghề việc làm việc làm việc chậm mà công
Phức tạp phải chi nghiệp thiếu nhiều, ít chưa thay đổi việc quá
tiêu đôi khi
nhiều thốn được chuyên … nhiều
không dễ nghỉ nghiệp
dàng ngơi

Biểu đồ 3.5. Tổng hợp 10 tác nhân gây stress thường xuyên nhất
ở nhân viên công tác xã hội
Qua biểu đồ 3.5, chúng ta thấy các tác nhân gây stress thường xuyên nhất cho
NVCTXH có tới 5 tác nhân thuộc nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của
NVCTXH: môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp; phương tiện làm việc thiếu
thốn; sự tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp đôi khi không dễ dàng; vấn đề của thân
121

chủ phức tạp; đối tượng đa dạng. Hai tác nhân thuộc nhóm tác nhân từ yếu tố tình
huống: thời tiết nóng nực; lương NVCTXH thấp, chế độ phụ cấp không có hoặc rất
ít mà hiện tại phải chi tiêu nhiều. Hai tác nhân thuộc nhóm tác nhân từ yếu tố thời
gian: thời gian quá ít mà khối lượng công việc quá nhiều (việc cơ quan, gia đình, cá
nhân); thời gian làm việc quá nhiều (việc cơ quan, việc nhà, việc cá nhân) nên ít
được nghỉ ngơi. Một tác nhân thuộc nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần là lo
lắng thân chủ chậm thay đổi trong quá trình can thiệp. Như vậy có thể thấy trong 10
tác nhân tác động thường xuyên nhất gây stress cho NVCTXH thì có tới 9 tác nhân
thuộc nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH hoặc liên quan tới
công việc của NVCTXH. Điều này cho thấy tác nhân chi phối mạnh nhất và thường
xuyên nhất gây stress cho NVCTXH là tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của
NVCTXH hoặc liên quan tới công việc của NVCTXH.
Kết quả này phần lớn trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Hiệp hội nhân
viên công tác xã hội Mỹ nghiên cứu năm 2018 trên 3.653 hội viên. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nguyên nhân dẫn tới stress của những NVCTXH này là: thiếu thời gian,
công việc nặng nhọc, lương bổng không cân xứng, đền bù không thỏa đáng, thân
chủ khó khăn, thách thức (dẫn theo Lê Chí An et al., 2012)
Kết quả nghiên cứu này cũng có nhiều điểm tương đồng với kết quả nghiên
cứu của Tác giả Phạm Mạnh Hà. Trong nghiên cứu này tác giả đã tìm thấy nguyên
nhân ảnh hưởng tới mức độ stress nghề nghiệp đó là công việc quá tải, cơ hội phát
triển nghề nghiệp và thu nhập. Bên cạnh đó các nhân tố như cuộc sống gia đình, xã
hội cũng có ảnh hưởng tới mức độ stress (Phạm Mạnh Hà, 2011).
Tương quan giữa mức độ stress với các tác nhân gây stress và tương quan
giữa các tác nhân gây stress với nhau ở nhân viên công tác xã hội
Tính tương quan giữa mức độ stress với các tác nhân gây stress và tương quan
giữa các tác nhân gây stress với nhau ở NVCTXH, kết quả thu được ở bảng 3.14
dưới đây:
122

Bảng 3.14. Tương quan giữa mức độ stress với các tác nhân gây stress và tương
quan giữa các tác nhân gây stress với nhau ở nhân viên công tác xã hội
Tác Tác Tác Tác Tác Tác nhân
Mức nhân nhân từ nhân nhân nhân từ từ yếu tố
độ từ yếu yếu tố từ từ yếu yếu tố đặc điểm
stress tố thời mối yếu tố tố sức sức công việc
gian quan tình khỏe khỏe của
hệ huống thể tinh NVCTXH
chất thần
r 1 0,584** 0,572** 0,506** 0,474** 0,446** 0,420**
Mức độ stress p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 436 436 436 436 436 436 436
** ** ** **
Tác nhân từ r 0,584** 1 0,695 0,748 0,586 0,677 0,584**
yếu tố thời p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
gian N 436 436 436 436 436 436 436
** ** ** **
Tác nhân từ r 0,572** 0,695 1 0,799 0,713 0,663 0,576**
yếu tố mối p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
quan hệ N 436 436 436 436 436 436 436
Tác nhân từ r 0,506** 0,748 **
0,799 **
1 0,728 **
0,747 **
0,682**
yếu tố tình p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
huống N 436 436 436 436 436 436 436
Tác nhân từ r 0,474** 0,586 **
0,713 **
0,728 **
1 0,624 **
0,554**
yếu tố sức p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
khỏe thể chất N 436 436 436 436 436 436 436
Tác nhân từ r 0,446** 0,677 **
0,663 **
0,747 **
0,624 **
1 0,644**
yếu tố sức p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
khỏe tinh thần N 436 436 436 436 436 436 436
Tác nhân từ r 0,420** 0,584 **
0,576 **
0,682 **
0,554 **
0,644 **
1
yếu tố đặc
p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
điểm công việc
của NVCTXH N 436 436 436 436 436 436 436
Tính hệ số tương quan Pearson giữa mức độ stress với các nhóm tác nhân gây
stress (bảng 3.14), chúng tôi thấy: nhóm tác nhân từ yếu tố thời gian; nhóm tác nhân
từ yếu tố mối quan hệ và nhóm tác nhân từ tình huống có tương quan dương, mạnh
với mức độ stress (hệ số tương quan lần lượt là: r = 0,584**; r = 0,572**; r = 0,506**
và đều có mức ý nghĩa = 0,00 < 0,05). Nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất;
nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần và nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm
123

nghề CTXH có tương quan dương, trung bình với mức độ stress (hệ số tương quan
lần lượt là: r = 0,474**; r = 0,446**; r = 0,420 ** và đều có mức ý nghĩa = 0,00 <
0,05). Điều này có nghĩa là khi tác nhân gây stress gia tăng thì mức độ stress cũng
gia tăng.
Tính hệ số tương quan Pearson giữa các nhóm tác nhân gây stress với nhau (bảng
3.14), chúng tôi thấy tất cả các nhóm tác nhân gây stress đều có tương quan dương,
mạnh với nhau (hệ số tương quan từ r = 0,554** đến r = 0,799** và đều có mức ý
nghĩa = 0,00 < 0,05). Điều này có nghĩa là tác nhân gây stress ở bất kỳ nhóm tác nhân
nào gia tăng đều có liên quan đến sự gia tăng các tác nhân ở các nhóm còn lại.
3.1.4. Ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội
Tương ứng với năm nhóm tác nhân gây stress ở NVCTXH là năm nhóm ứng
phó để giảm thiểu hoặc loại bỏ tác nhân gây stress giúp NVCTXH giảm stress hoặc
thoát khỏi stress.
3.1.4.1. Ứng phó với yếu tố thời gian
Ứng phó với yếu tố thời gian gồm các ứng phó được thể hiện ở bảng 3.15 dưới
đây:
Bảng 3.15. Ứng phó với yếu tố thời gian
Thứ
STT Ứng phó với yếu tố thời gian ĐTB ĐLC
bậc
Nhận thức rõ những việc mình có thể và không thể hoàn
thành trong một thời gian nhất định để lập kế hoạch có 1,77 1,12 4
1
tính khả thi cao
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên công việc: làm ngay những
công việc khẩn cấp và quan trọng; sau đó đến những công
2 2,37 1,19 1
việc quan trọng nhưng không khẩn cấp; những công việc
không quan trọng chỉ làm khi có thời gian rảnh.
Từ chối làm thêm những việc không thuộc lĩnh vực,
3 1,78 1,30 3
nhiệm vụ của mình
4 Giảm dần danh sách “những việc cần làm” 1,79 1,17 2
Giao hoặc nhờ người khác làm bớt công việc khi công
5 1,67 1,23 5
việc quá nhiều
Cân bằng giữa công việc trong cơ sở xã hội, công việc
6 2,37 1,17 1
gia đình và những công việc cá nhân …..
TBC 1,96 0,85
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện ứng
phó khi bị stress càng hiệu quả
124

Từ kết quả ở bảng 3.15 cho thấy, nhóm ứng phó với yếu tố thời gian được
NVCTXH sử dụng ở mức độ “có hiệu quả vừa phải” (TBC = 1,96, ĐLC = 0,85). Hai
ứng phó khá quan trọng được NVCTXH sử dụng ở mức “có nhiều hiệu quả” đều có
thứ bậc 1 đó là: sắp xếp theo thứ tự ưu tiên công việc, làm ngay những công việc khẩn
cấp và quan trọng, sau đó đến những công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp,
những công việc không quan trọng chỉ làm khi có thời gian rảnh; cân bằng giữa công
việc trong cơ sở xã hội, công việc gia đình và những công việc cá nhân … với ĐTB
là 2,37. Bốn ứng phó tiếp theo đều được NVCTXH sử dụng ở mức “có hiệu quả vừa
phải”: giảm dần danh sách “những việc cần làm”; từ chối làm thêm những việc không
thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ của mình; nhận thức rõ những việc mình có thể và không
thể hoàn thành trong một thời gian nhất định để lập kế hoạch có tính khả thi cao; giao
hoặc nhờ người khác làm bớt công việc khi công việc quá nhiều; với ĐTB lần lượt
là: 1,79 ; 1,78 ; 1,77 ; 1,67. Điều này cho thấy đa số NVCTXH đã biết cách quản lí
thời gian tương đối khoa học, giúp NVCTXH giảm stress. NVCTXH biết cách quản
lí thời gian khoa học một phần là do nhiều NVCTXH đã được tham gia tập huấn hoặc
học trong chương trình đào tạo chính quy với hình thức chuyên đề hoặc học phần
quản lí stress đối với NVCTXH trong đó có cách quản lí thời gian hiệu quả. Anh Th
giám đốc trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã
hội chia sẻ: “Trường đã mở nhiều lớp quản lý căng thẳng cho NVCTXH làm việc
với người nghiện, người nhiễm HIV, người lang thang xin ăn… để giảm bớt căng
thẳng cho đối tượng này”. Thầy H phó trưởng khoa CTXH, cơ sở II, Trường Đại
Học Lao động – Xã hội chia sẻ: “Năm 2013 khoa dạy thử nghiệm chuyên đề quản lí
stress cho 60 NVCTXH; năm 2014 khoa dạy chuyên đề quản lí stress cho sinh viên
chính quy năm cuối; từ năm 2016 khoa dạy chuyên đề quản lí stress cho sinh viên tại
chức năm cuối của một số tỉnh, thành và hiện tại quản lí stress cho NVCTXH là học
phần tự chọn trong chương trình đào tạo chính quy, tại chức ngành Công tác xã
hội”. Thầy Ch Trưởng khoa CTXH trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ:“Hiện tại khoa CTXH đưa học phần quản lí stress
cho NVCTXH là học phần tự chọn vào chương trình đào tạo đại học các hệ chính
quy, tại chức và chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CTXH”
125

3.1.4.2. Ứng phó với yếu tố mối quan hệ


Ứng phó với yếu tố mối quan hệ gồm các ứng phó được thể hiện ở bảng 3.16
dưới đây:
Bảng 3.16. Ứng phó với yếu tố mối quan hệ
Thứ
STT Ứng phó với yếu tố mối quan hệ ĐTB ĐLC
bậc
Chủ động giải quyết khúc mắc, bất đồng với người
1 2,42 1,09 4
thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ...
Biết lắng nghe ý kiến, tâm tư của người thân, bạn
2 2,65 1,14 1
bè, đồng nghiệp, thân chủ
Tự nguyện giúp đỡ người thân, bạn bè, đồng
3 2,57 1,10 2
nghiệp, thân chủ
Gửi, trả lời nhanh chóng email, tin nhắn... của
4 2,31 1,15 6
người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ
Ở bên người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ
5 2,37 1,12 5
... khi họ cần hỗ trợ
Bày tỏ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân
6 chủ biết họ quan trọng ra sao đối với mình 2,31 1,12 6

Tha thứ lỗi lầm của người thân, bạn bè, đồng
7 2,50 1,14 3
nghiệp, thân chủ
TBC 2,45 0,87
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
ứng phó khi bị stress càng hiệu quả
Từ kết quả ở bảng 3.16 cho thấy nhóm ứng phó với yếu tố mối quan hệ được
NVCTXH sử dụng ở mức độ “có hiệu quả vừa phải” (ĐTB chung là 2,45). Trong số
các ứng phó trên, 03 ứng phó có thứ bậc cao hơn cả và đều ở mức sử dụng “có rất
nhiều hiệu quả” là: biết lắng nghe ý kiến, tâm tư của người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, thân chủ; tự nguyện giúp đỡ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ; tha
thứ lỗi lầm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ; với ĐTB lần lượt là: 2,65 ;
126

2,57; 2,50. Điều này chứng tỏ nếu mối quan hệ của NVCTXH không tốt, gây stress
thì cách cải thiện mối quan hệ có rất nhiều hiệu quả là lắng nghe ý kiến, tự nguyện
giúp đỡ, tha thứ lỗi lầm của đối tác trong mối quan hệ đó. Vì khi được lắng nghe ý
kiến, đối tác thấy mình được tôn trọng ; tự nguyện giúp đỡ khi đối tác gặp khó khăn
thì đối tác sẽ biết ơn; tha thứ lỗi lầm cho người khác thì cũng là cho mình một cơ hội,
sẽ thấy trong lòng nhẽ nhõm hơn, do đó mối quan hệ nhanh chóng được cải thiện.
Bên cạnh những ứng phó trên khi cải thiện mối quan hệ NVCTXH còn sử dụng
những ứng phó khác như: chủ động giải quyết khúc mắc, bất đồng với người thân,
bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ...; ở bên người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ
... khi họ cần hỗ trợ; bày tỏ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ biết họ
quan trọng ra sao đối với mình; gửi, trả lời nhanh chóng email, tin nhắn... của người
thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ. Như vậy có thể thấy, để cải thiện mối quan hệ,
giúp giảm stress cho bản thân thì chính mỗi cá nhân là người phải chủ động cải
thiện mối quan hệ đó; hãy cởi mở hơn, nhân ái hơn, vì người khác hơn thì nhất định
các mối quan hệ sẽ được cải thiện, trở nên tốt hơn.
3.1.4.3. Ứng phó với yếu tố tình huống
Ứng phó với yếu tố tình huống gồm các ứng phó được thể hiện ở bảng 3.17
dưới đây:
Bảng 3.17. Ứng phó với yếu tố tình huống
Thứ
STT Ứng phó với yếu tố tình huống ĐTB ĐLC
bậc
1 Đưa ra mục tiêu cần đạt được phù hợp với khả năng
2,40 1,00 4
của bản thân
2 Thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn 2,61 1,05 1
3 Thay đổi bản thân để cải thiện tình huống gây stress 2,56 1,07 2
4 Điều chỉnh, đưa ra tiêu chuẩn hợp lí cho bản thân,
2,42 1,07 3
thân chủ và người khác
Tìm đến các tổ chức, đoàn thể xã hội để nhờ sự hỗ
trợ, giúp đỡ (công đoàn, đoàn thanh niên tại các cơ 2,06 1,27 5
5
sở xã hội…) khi bản thân gặp vấn đề khó giải quyết
Tới các chuyên gia tâm lý, khi bản thân cảm thấy
mình bị stress ở mức ảnh hưởng đến sức khỏe thể 1,88 1,34 6
6
chất và tinh thần
TBC 2,32 0,86
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện
ứng phó khi bị stress càng hiệu quả
127

Từ kết quả ở bảng 3.17 cho thấy nhóm ứng phó với yếu tố tình huống được
NVCTXH sử dụng ở mức độ “có hiệu quả vừa phải” (ĐTB chung là 2,32). Hai ứng
phó có thứ bậc cao nhất và đều được NVCTXH sử dụng ở mức “có rất nhiều hiệu
quả” đó là: thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn; thay đổi bản thân để cải thiện
tình huống gây stress. Điều này chứng tỏ NVCTXH rất chủ động trong việc giảm
stress cho bản thân; điều này có được một phần do tính chất nghề nghiệp, NVCTXH
là người luôn đi hỗ trợ người khác, mặt khác nhiều NVCTXH học cách chủ động
giảm stress cho bản thân từ các khóa tập huấn và các khóa học theo chương trình đào
tạo chính quy, nên NVCTXH biết rằng cần phải thay đổi chính mình là cách thay đổi
tích cực, hiệu quả nhất.
Các ứng phó kế tiếp được NVCTXH sử dụng ở mức “có hiệu quả vừa phải”
đó là: đưa ra mục tiêu cần đạt được phù hợp với khả năng của bản thân; điều chỉnh,
đưa ra tiêu chuẩn hợp lí cho bản thân, thân chủ và người khác; cùng có ĐTB là 2,4.
Điều này cho thấy khi tư duy sát thực tế, đưa ra được mục tiêu, tiêu chuẩn phù hợp
sẽ giúp NVCTXH giảm stress, vì khi đưa ra những mục tiêu, tiêu chuẩn sát thực tế
thì NVCTXH sẽ đạt được, đem lại cảm xúc vui vẻ, còn nếu đưa ra những tiêu
chuẩn, mục tiêu quá cao không đạt được sẽ thất vọng, chán nản và căng thẳng.
Hai ứng phó có thứ bậc thấp hơn cả là: tìm đến các tổ chức, đoàn thể xã hội để
nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ (công đoàn, đoàn thanh niên tại các CSXH…) khi bản thân
gặp vấn đề khó giải quyết; tới các chuyên gia tâm lý, khi bản thân cảm thấy mình bị
stress ở mức ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần; có ĐTB lần lượt là: 2,06;
1,88. Điều này chứng tỏ khi gặp stress đa số NVCTXH có xu hướng tự mình tìm cách
giải quyết; chỉ có một số NVCTXH khi không giải quyết được hoặc khi stress cao họ
mới nhờ tới những người khác như các tổ chức, chuyên gia tâm lí. Bởi vì NVCTXH
là những người đi hỗ trợ người khác, nên họ biết cách để xử lí tình huống của bản
thân, bên cạnh đó do thời gian và điều kiện kinh tế eo hẹp nên chỉ một số NVCTXH
khi họ thấy tình trạng stress của mình quá cao không thể tự xử lí được, họ mới nhờ
tới sự hỗ trợ của người khác.
3.1.4.4. Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần
Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần thể hiện ở bảng 3.18 và 3.19
dưới đây:
128

Bảng 3.18. Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất

STT Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất ĐTB ĐLC Thứ bậc
1 Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục, hít thở
sâu, yoga, ngủ đủ giấc …. 2,67 1,21 2

2 Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường sử


dụng các loại vitamin B, C, axit amin, ma-giê... 2,62 1,19 3

Thư giãn, tận hưởng cuộc sống, làm điều mình


thích như nghe nhạc, hát karaoke, vẽ, viết, đọc 2,79 1,14 1
3
sách, hoạt động xã hội hay tĩnh tại

TBC 2,70 1,07


Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện ứng
phó khi bị stress càng hiệu quả
Tất cả các ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất đều được NVCTXH sử dụng ở
mức “có nhiều hiệu quả”. Ứng phó có thứ bậc cao nhất đó là: thư giãn, tận hưởng
cuộc sống, làm điều mình thích như nghe nhạc, hát karaoke, vẽ, viết, đọc sách, hoạt
động xã hội hay tĩnh tại (ĐTB = 2,79). Đây là ứng phó dễ làm, hầu hết tất cả những
NVCTXH bị stress đều sử dụng ứng phó này, ứng phó này mang lại hiệu quả tức thời.
Đa số những NVCTXH mà chúng tôi phỏng vấn đều sử dụng ứng phó này ở các mức
độ khác nhau. Chị Ph (NVCTXH trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh
Bình Dương) chia sẻ: “Để thoát khỏi stress em thường nghe nhạc, mua sắm, đi uống
cà phê với bạn bè”. Chị K (NVCTXH cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn, tỉnh Bình
Phước) chia sẻ: “Khi bị stress em thường đi uống cà phê, thư giãn cùng bạn bè;
nghe nhạc”. Bên cạnh đó chị Th (cán bộ quản lí trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Đức,
tỉnh Bình Phước) cũng nhận định:“Để ứng phó với stress các NVCTXH ở trung tâm
thường nghỉ ngơi, thư giãn; làm điều mình thích như tham gia các hoạt động vui
chơi, giải trí lành mạnh, để tái sử dụng sức lao động”. Tiếp theo là các chiến lược:
rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục, hít thở sâu, yoga, ngủ đủ giấc ….; có chế
độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường sử dụng các loại vitamin B, C, axit amin, ma-
giê... (ĐTB là 2,67 ; 2,62). Điều này chứng tỏ đa số NVCTXH luôn quan tâm tới việc
129

tăng cường sức khỏe cho bản thân để có thể ứng phó với stress. Chính vì quan tâm
tới việc tăng cường sức khỏe mà đa số NVCTXH đều có sức khỏe tương đối tốt (thể
hiện ở bảng 3.11), chính vì vậy yếu tố sức khỏe thể chất là yếu tố ít gây stress nhất
trong các yếu tố gây stress ở NVCTXH (thể hiện ở biểu đồ 3.4).
Bảng 3.19. Ứng phó với yếu tố yếu tố sức khỏe tinh thần
Thứ
STT Ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần ĐTB ĐLC
bậc
1 Ngăn chặn, cắt ngang những suy nghĩ tiêu cực 1,82 1,36 8
2 Suy nghĩ tích cực, tìm kiếm ưu điểm, nhớ lại thành
2,25 1,23 5
công, điểm lại những may mắn của bản thân
3 Tập trung toàn bộ sức lực để thay đổi mọi chuyện 2,02 1,19 7
4 Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của bản thân
2,26 1,14 4
để hiểu rõ hơn về nó
5 Tìm kiếm mặt tích cực trong các tình huống gây
2,27 1,18 3
Stress
Biết cười trong cuộc sống bằng cách tạo thói quen
hài hước, kết thân với người vui tính, xem phim hài 2,50 1,24 2
6
hay đọc chuyện cười
7 Tạo một lối sống thư thái hơn 2,51 1,17 1
8 Dùng phương pháp tưởng tượng để hình dung một
2,03 1,27 6
khung cảnh mà bản thân hạnh phúc
TBC 2,21 0,95
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4.0; ĐTB càng cao thể hiện ứng
phó khi bị stress càng hiệu quả
Từ kết quả ở bảng 3.19 cho thấy, nhóm ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần
được NVCTXH sử dụng ở mức độ “có hiệu quả vừa phải” (TBC là 2,21). Hai ứng
phó có thứ bậc cao hơn cả được NVCTXH sử dụng ở mức “có nhiều hiệu quả” là: tạo
một lối sống thư thái hơn; biết cười trong cuộc sống bằng cách tạo thói quen hài hước,
kết thân với người vui tính, xem phim hài hay đọc chuyện cười; với ĐTB là 2,51 và
2,50. Đây là hai ứng phó rất hữu hiệu vì khi có lối sống thư thái hơn, không áp lực
con người sẽ thoát khỏi stress. Đặc biệt tạo thói quen hài hước và biết cười trong cuộc
sống sẽ giúp NVCTXH nhanh chóng thoát khỏi stress.
130

Tiếp theo là những ứng phó NVCTXH sử dụng ở mức “có hiệu quả vừa phải”:
tìm kiếm mặt tích cực trong các tình huống gây stress (ĐTB = 2,27); khi có những sự
cố trong cuộc sống xảy ra cho NVCTXH thì đây là cách hữu hiệu giúp NVCTXH
thoát khỏi stress. Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của bản thân để hiểu rõ hơn
về nó (ĐTB = 2,26); chiến lược này được sử dụng hiệu quả khi tình huống gây stress
cho NVCTXH xuất phát từ việc thiếu thông tin.
Tiếp theo là những ứng phó: suy nghĩ tích cực, tìm kiếm ưu điểm, nhớ lại thành
công, điểm lại những may mắn của bản thân; dùng phương pháp tưởng tượng để hình
dung một khung cảnh mà bản thân hạnh phúc; tập trung toàn bộ sức lực để thay đổi
mọi chuyện (ĐTB lần lượt là: 2,25; 2,03 ; 2,02). Với tất cả các tình huống gây stress
thì sử dụng 3 ứng phó này đều có hiệu quả tích cực, vì suy nghĩ tích cực, tìm kiếm ưu
điểm, nhớ lại thành công, điểm lại những may mắn của bản thân hay dùng phương
pháp tưởng tượng để hình dung một khung cảnh mà bản thân hạnh phúc đều đem lại
những xúc cảm tính cực, chính xúc cảm này giúp NVCTXH thoát khỏi stress. Ứng
phó chủ động và hữu hiệu nhất trong mọi tình huống gây stress là ứng phó: tập trung
toàn bộ sức lực để thay đổi mọi chuyện; đây là ứng phó thiết thực và khả thi nhất để
thoát khỏi stress.
Ứng phó ít hiệu quả nhất đó là: ngăn chặn, cắt ngang những suy nghĩ tiêu cực.
Ứng phó này chỉ sử dụng đối với những tình huống stress do suy diễn mà ra.
3.1.4.5. Ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của nhân viên công tác xã hội
Ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH được thể hiện ở bảng
3.20 dưới đây:
131

Bảng 3.20. Ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc
của nhân viên công tác xã hội
Ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của Thứ
STT ĐTB ĐLC
NVCTXH bậc
Tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn,
1 2,70 1,05 1
kỹ năng nghề nghiệp công tác xã hội
Thường xuyên tham gia họp nhóm chuyên môn chia
2 2,41 1,14 5
sẻ chuyên môn đặc biệt các ca làm việc thực tế.
Tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, lãnh đạo để giải quyết
3 2,45 1,07 4
các vấn đề của thân chủ và các công việc khác
Tìm cơ hội để phát huy được hết năng lực, sở
4 2,45 1,09 4
trường về công tác xã hội của mình
Luôn tìm cách đưa ra được giải pháp tối ưu hỗ trợ
5 2,61 1,01 2
thân chủ
Góp phần tăng dần tính chuyên nghiệp về công tác
6 2,54 1,08 3
xã hội ở môi trường làm việc
TBC 2,53 0,90
Ghi chú: điểm thấp nhất = 0; điểm cao nhất= 4,0; ĐTB càng cao thể hiện ứng
phó khi bị stress càng hiệu quả
Từ kết quả ở bảng 3.20 cho thấy, nhóm ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc
của NVCTXH được NVCTXH sử dụng ở mức độ “có nhiều hiệu quả” (TBC = 2,53).
Ba ứng phó có thứ bậc cao hơn cả và đều được NVCTXH thực hiện ở mức “có nhiều
hiệu quả” đó là: tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp CTXH; luôn tìm cách đưa ra được giải pháp tối ưu hỗ trợ thân chủ; góp phần
tăng dần tính chuyên nghiệp về CTXH ở môi trường làm việc; với ĐTB lần lượt là:
2,70; 2,61; 2,54. Điều này chứng tỏ đa số NVCTXH đều đưa ra được những ứng phó
phù hợp, hiệu quả, thiết thực để ứng phó với stress do đặc điểm công việc của
NVCTXH, mặt khác thể hiện NVCTXH luôn hướng về nghề, muốn nâng cao năng
lực của bản thân để đáp ứng yêu cầu của nghề và muốn nghề CTXH phát triển hơn,
tính chuyên nghiệp được tăng cường. Khi thực hiện có hiệu quả các ứng phó này thì
NVCTXH không những ứng phó được stress trong hiện tại mà còn phòng ngừa để
không xảy ra stress trong tương lai.
132

Tiếp theo là những ứng phó được NVCTXH thực hiện ở mức “có hiệu quả vừa
phải”: tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, lãnh đạo để giải quyết các vấn đề của thân chủ
và các công việc khác; thường xuyên tham gia họp nhóm chuyên môn chia sẻ chuyên
môn đặc biệt các ca làm việc thực tế (ĐTB lần lượt là: 2,45 ; 2,42). Điều này chứng
tỏ đa số NVCTXH chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội để giải quyết stress do công
việc gây ra, tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, lãnh đạo, hay họp nhóm chuyên môn chia
sẻ ca làm việc thực tế và nếu có khó khăn thì sẽ có sự hỗ trợ của đồng nghiệp để tìm
giải pháp, đây là những giải pháp hết sức thiết thực và hiệu quả vừa giúp giải tỏa
stress vừa nâng cao trình độ chuyên môn, giúp phòng ngừa stress trong tương lai.
Bên cạnh đó ứng phó: tìm cơ hội để phát huy được hết năng lực, sở trường về
CTXH của mình cũng được NVCTXH sử dụng ở mức “có hiệu quả vừa phải” (ĐTB
= 2,45). Ứng phó này có hiệu quả khi NVCTXH bị stress do không phát huy được
hết năng lực, sở trường. Môi trường làm việc của NVCTXH chưa chuyên nghiệp,
nên nhiều khi NVCTXH không phát huy được hết sở trường của bản thân, cảm thấy
công việc nhàm chán, khó có khả năng phát triển bản thân nên làm cho họ bị stress,
chị B (NVCTXH trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai) chia sẻ:“Công việc hàng
ngày của em là vệ sinh và cho trẻ ăn uống, em được học nhiều kiến thức về quản lí
ca nhưng không áp dụng được”
3.1.4.6. Tổng hợp các ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội
Tổng hợp các ứng phó với stress, chúng tôi thu được kết quả như sau:

3
2.5

2
2,45 2,69 2,53
1.5 2,32 2,21
1 1,96

0.5
0
Ứng phó với Ứng phó với Ứng phó với Ứng phó với Ứng phó với Ứng phó với
yếu tố thời yếu tốmối yếu tố tình yếu tố sức yếu tố sức yếu tố đặc
gian quan hệ huống khỏe thể chất khỏe tinh thần điểm công
việc của
NVCTXH

Biểu đồ 3.6. Tổng hợp các ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội
133

Qua biểu đồ 3.6, chúng ta có thể thấy mức độ hiệu quả của các nhóm ứng phó
từ cao tới thấp như sau: hai nhóm ứng phó được NVCTXH sử dụng ở mức “có nhiều
hiệu quả” là ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất (ĐTB = 2,69); kế đến là nhóm ứng
phó với yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH (ĐTB = 2,52); các nhóm ứng phó
khác đều được NVCTXH sử dụng ở mức “có hiệu quả vừa phải” là nhóm ứng phó
với yếu tố mối quan hệ (ĐTB = 2,45), nhóm ứng phó với yếu tố tình huống (ĐTB =
2,32), nhóm ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần (ĐTB = 2,20) và nhóm ứng phó
với yếu tố thời gian (ĐTB = 1,96). Như vậy nhóm ứng phó hiệu quả hơn cả mà
NVCTXH sử dụng là nhóm ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất. Điều này chứng tỏ
NVCTXH có ý thức trong việc tăng cường sức khỏe thể chất, khi có cơ thể khỏe
mạnh thì NVCTXH có thể tránh hoặc ứng phó với stress hiệu quả.
Tổng hợp10 ứng phó với stress có hiệu quả nhất, chúng tôi thu được kết quả
như sau:

2.8
2.75
2.7
2.65
2.6 2,79
2.55 2,7 2,67 2,65
2.5 2,62 2,61 2,61
2,57 2,56 2,54
2.45
2.4
Thư Tích cực Rèn Biết Có chế Luôn Thay Tự Thay đổi Góp
giãn, học hỏi luyện lắng độ dinh tìm đổi lối nguyện bản thân phần
tận nâng cao sức khỏe nghe ý dưỡng cách sống giúp đỡ để cải tăng tính
hưởng kiến lành đưa ra theo người thiện chuyên
chuyên ... tập
cuộc của mạnh… được cách thân… tình nghiệp …
môn… thể
sống,
dục… người giải tích cực huống
làm thân… pháp tối hơn gây
điều ưu hỗ stress
mình trợ thân
thích… chủ

Biểu đồ 3.7. Tổng hợp 10 ứng phó hiệu quả nhất với stress
ở nhân viên công tác xã hội
Trong 10 ứng phó với stress có hiệu quả nhất có 2 ứng phó với yếu tố mối quan
hệ: biết lắng nghe ý kiến, tâm tư của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ; tự
nguyện giúp đỡ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thân chủ. Hai ứng phó với yếu tố
134

tình huống: thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn; thay đổi bản thân để cải thiện
tình huống gây stress. Ba ứng phó tăng cường sức khỏe thể chất: thư giãn, tận hưởng
cuộc sống, làm điều mình thích như nghe nhạc, hát karaoke, vẽ, viết, đọc sách, hoạt
động xã hội hay tĩnh tại; rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục, hít thở sâu, yoga,
ngủ đủ giấc ….; có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường sử dụng các loại
vitamin B, C, axit amin, ma-giê...Ba ứng phó với stress do đặc điểm công việc của
NVCTXH: tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
CTXH; luôn tìm cách đưa ra được giải pháp tối ưu hỗ trợ thân chủ; góp phần tăng
dần tính chuyên nghiệp về CTXH ở môi trường làm việc. Như vậy chúng ta thấy
NVCTXH chọn những ứng phó tích cực và trực tiếp hướng vào nguồn gốc, tác nhân
gây stress để ứng phó có hiệu quả với stress.
Kết quả này cũng có nhiều điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu về stress
của Ntombenhle brenda moyane. Kết quả cho thấy các hành động ứng phó hiệu quả
nhất của NVXH là: nghỉ làm, tham gia các hoạt động khác, ngăn chặn tác nhân gây
căng thẳng, thảo luận với các đồng nghiệp khác tại nơi làm việc; quản lý thời gian
tốt, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc, tăng cường khả năng sáng tạo và nâng cao
lòng tự trọng (Ntombenhle brenda moyane, 2016).
Tương quan giữa các nhóm ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội
Tính tương quan giữa các nhóm ứng phó với stress ở NVCTXH, kết quả thu
được ở bảng 3.21 dưới đây:
Bảng 3.21. Tương quan giữa các nhóm ứng phó với stress
ở nhân viên công tác xã hội
Ứng Ứng Ứng phó Ứng phó với
Ứng phó Ứng phó
phó với phó với yếu yếu tố đặc
với yếu với yếu tố
yếu tố với yếu tố sức điểm công
tố mối sức khỏe
thời tố tình khỏe thể việc của
quan hệ tinh thần
gian huống chất NVCTXH
Ứng phó với R 1 0,480** 0,520** 0,448** 0,472** 0,481**
yếu tố thời P 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
gian N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó với R 0,480 **
1 0,683 **
0,543 **
0,673 **
0,694**
135

Ứng Ứng Ứng phó Ứng phó với


Ứng phó Ứng phó
phó với phó với yếu yếu tố đặc
với yếu với yếu tố
yếu tố với yếu tố sức điểm công
tố mối sức khỏe
thời tố tình khỏe thể việc của
quan hệ tinh thần
gian huống chất NVCTXH
yếu tố mối P 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
quan hệ N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó với R 0,520 **
0,683 **
1 0,700 **
0,668 **
0,737**
yếu tố tình P 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
huống N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó với R 0,448 **
0,543 **
0,700 **
1 0,589 *
0,679**
yếu tố sức P 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
khỏe thể chất N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó với R 0,472** 0,673** 0,668** 0,589** 1 0,708**
yếu tố sức P 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
khỏe tinh thần N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó với R 0,481** 0,694** 0,737** 0,679** 0,708** 1
yếu tố đặc P 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
điểm công việc
của N
436 436 436 436 436 436
NVCTXH

Tính hệ số tương quan Pearson giữa các nhóm ứng phó với stress với nhau
(bảng 3.21); chúng tôi thấy, nhóm ứng phó với yếu tố thời gian có tương quan
dương, trung bình với các nhóm: ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất, ứng phó với
yếu tố sức khỏe tinh thần, ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH,
ứng phó với yếu tố mối quan hệ (hệ số tương quan lần lượt là, r = 0.448 **, r =
0,472**, r = 0,481**, r = 0,480 ** và đều có mức ý nghĩa = 0,00 < 0.05). Các nhóm
ứng phó còn lại đều có tương quan dương mạnh với nhau (hệ số tương quan từ r =
0,520 ** đến r = 0,737**, và đều có mức ý nghĩa = 0,00 < 0,05). Điều này có nghĩa
là khi cá nhân sử dụng gia tăng các ứng phó ở bất kỳ nhóm nào thì cũng có xu
hướng sử dụng gia tăng các ứng phó ở các nhóm còn lại với các mức độ khác nhau.
136

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở nhân viên công tác xã hội
3.2.1. Tính lạc quan hay bi quan của nhân viên công tác xã hội
Tìm hiểu tính lạc quan hay bi quan của NVCTXH, chúng tôi sử dụng trắc
nghiệm đo tính lạc quan – bi quan (Life Orientation Test – Revised -LOT– R) của
Scheier, Carver và Bridges (1994) (phụ lục 6). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.22
dưới đây:
Bảng 3.22. Tính lạc quan hay bi quan của nhân viên công tác xã hội
Tổng điểm lạc Tổng điểm lạc
quan, bi quan SL % quan, bi quan SL % ĐTB ĐLC
của NVCTXH NVCTXH
1 0 0 13 57 13,0
2 0 0 14 51 11,7
3 0 0 15 34 7,8
4 0 0 16 34 7,8
5 1 0,2 17 20 4,6
6 0 0 18 22 5,0
7 3 0,7 19 19 4,4 13,65 3,66
8 10 2,3 20 10 2,3
9 28 6,4 21 6 1,4
10 43 9,9 22 4 0,9
11 30 6,9 23 3 0,7
12 60 13,8 24 1 0,2
Tổng 175 40,2 261 59,8
Điểm thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 24 điểm càng cao thể hiện tính bi quan
càng giảm tính lạc quan càng cao
Số liệu thu được ở bảng 3.22 cho thấy, tính lạc quan ở NVCTXH ở mức độ
trung bình (ĐTB = 13,65); số NVCTXH có tính lạc quan cao hơn bi quan (59,8 % so
với 40,2 %). Đa số NVCTXH có điểm số từ 8 đến 20; số NVCTXH rất bi quan rất
ít, chỉ có 4 NVCTXH có điểm <= 7, trong đó không có NVCTXH nào có điểm từ 0
tới 4. Số NVCTXH rất lạc quan cũng rất ít, chỉ có 13 NVCTXH có điểm số từ 21
đến 24. Từ số liệu này cho chúng ta thấy khi bị stress có 59,8 % NVCTXH dễ thoát
khỏi stress hơn, họ nhìn nhận vấn đề một cách tích cực và 41,2 % NVCTXH không
137

dễ dàng thoát khỏi stress vì họ nhìn nhận vấn đề một cách tiêu cực. Do vậy chúng ta
cần có những biện pháp giúp NVCTXH nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, tăng
tính lạc quan cho họ. Khi NVCTXH có những suy nghĩ không tích cực sẽ ảnh
hưởng tới hiệu quả hỗ trợ đối tượng. Chị T (NVCTXH trung tâm điều dưỡng người
bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ:“Người bệnh tâm thần
thường tái phát bệnh, khó chữa khỏi hoàn toàn; nên nhiều lúc em cũng cảm thấy
chán nản do công sức mình hỗ trợ người bệnh mà hiệu quả không như mong
muốn”.
3.2.2. Mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên công tác xã hội
Khảo sát mức độ hài lòng đối với công việc của NVCTXH, chúng tôi thu được
kết quả ở bảng 3.23 dưới đây :
Bảng 3.23. Mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên công tác xã hội
Điểm hài lòng đối với Số Số
% % ĐTB ĐLC
công việc lượng lượng
1 1 0,2
2 0 0
3 4 0,9 75
17,2
4 20 4,6
5 50 11,5
6 79 18,1 7.0 1,55
7 114 26,2
8 109 25 361 82,8
9 31 7,1
10 28 6,4
Tổng 436 100 436 100
Điểm thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 10 điểm càng cao thể hiện sự hài lòng
đối với công việc càng cao
Số liệu thu được ở bảng 3.23 cho thấy, NVCTXH có mức độ hài lòng đối với
công việc ở mức khá (ĐTB = 7/10), 82,8% NVCTXH có mức độ hài lòng đối với
công việc ở mức trên trung bình, trong đó 51,1 % có điểm số hài lòng đối với công
việc là 7 và 8; bên cạnh đó có 17,2% NVCTXH có mức độ hài lòng đối với công
138

việc từ trung bình trở xuống. Như vậy có thể thấy tuy thu nhập của NVCTXH thấp,
song đa số NVCTXH hài lòng đối với công việc của mình, điều này giúp NVCTXH
an tâm công tác, dồn tâm lực cho nghề và giúp giảm stress cho NVCTXH. Tuy nhiên
vẫn còn 17.2% NVCTXH có mức độ hài lòng đối với công việc từ thấp tới trung
bình, do vậy chúng ta cần có các biện pháp tăng mức độ hài lòng đối với công việc
ở những NVCTXH này, giúp NVCTXH an tâm công tác và giảm stress do công
việc. Những NVCTXH có mức độ hài lòng thấp đối với công việc có nhiều nguyên
nhân trong đó đối tượng hỗ trợ và môi trường làm việc là nguyên nhân trong những
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới mức độ hài lòng đối với công việc ở NVCTXH;
Anh Q (NVCTXH trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Khi làm việc với người tâm thần trong thời gian dài,
NVCTXH cũng bị ảnh hưởng từ người bệnh nên độ nhanh nhậy, linh hoạt, khả
năng phát triển bản thần hạn chế hơn nhiều so với môi trường làm việc khác;
điều này góp phần dẫn tới sự chán nản, căng thẳng, mệt mỏi cho NVCTXH”
3.2.3. Khí chất của nhân viên công tác xã hội
Tìm hiểu khí chất của NVCTXH, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm đo khí chất -
trắc nghiệm Ayxencơ (H.J.Eysenck, 1964) (phụ lục 5). kết quả ở biểu đồ 3.8 dưới đây:

Biểu đồ 3.8. Khí chất ở nhân viên công tác xã hội


Biểu đồ 3.8 cho thấy NVCTXH có khí chất ở cả 4 loại: khí chất linh hoạt, khí
chất nóng nẩy, khí chất bình thản và khí chất ưu tư. Tỷ lệ các loại khí chất ở NVCTXH
139

tương đối đồng đều: khí chất linh hoạt 29,1 %; khí chất nóng nảy 26,1 %; khí chất
bình thản 25,7 %; khí chất ưu tư 19 %. NVCTXH thuộc mỗi loại khí chất có những
đặc điểm khác nhau, nên ảnh hưởng tới mức độ stress ở họ. Do vậy chúng ta cần có
những biện pháp giúp tăng cường những ưu điểm của NVCTXH ở mỗi loại khí chất
và hạn chế những nhược điểm, giúp NVCTXH giảm stress.
3.2.4. Chỗ dựa xã hội của nhân viên công tác xã hội
Tìm hiểu chỗ dựa xã hội của NVCTXH, chúng tôi sử dụng thang đo hỗ trợ xã
hội đa diện (The multidimensional Scale of perceived social support – MSPSS) của
Zimet, Dahlem, Zimet và Farley (1988) (phụ lục 7). Kết quả được thể hiện ở bảng
3.24 dưới đây :
Bảng 3.24. Chỗ dựa xã hội của nhân viên công tác xã hội
Tổng điểm Tổng điểm chỗ
chỗ dựa xã hội SL % dựa xã hội của SL % ĐTB ĐLC
của NVCTXH NVCTXH
1 0 0 25 6 1.4
2 0 0 26 15 3,4
3 0 0 27 13 3,0
4 0 0 28 10 2,3
5 0 0 29 14 3,2
6 1 0,2 30 17 3,9
7 5 1,1 31 15 3,4
8 1 0,2 32 24 5,5
9 1 0,2 33 22 5,0
29.56 9.18
10 2 0,5 34 20 4,6
11 8 1,8 35 27 6,2
12 2 0,5 36 36 8,3
13 3 0,7 37 12 2,8
14 5 1,1 38 10 2,3
15 5 1,1 39 11 2,5
16 3 0,7 40 6 1,4
17 19 4,4 41 7 1,6
18 2 0,5 42 9 2,1
140

19 7 1,6 43 7 1,6
20 1 0,2 44 4 0,9
21 35 8,0 45 4 0,9
22 7 1,6 46 3 0,7
23 7 1,6 47 2 0,5
24 19 4,4 48 9 2,1
Tổng 133 30.4 303 69,6

Điểm thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 48 điểm càng cao thể hiện chỗ dựa xã hội
càng nhiều
Từ số liệu ở bảng 3.24 cho thấy, chỗ dựa xã hội của NVCTXH ở mức trên
trung bình (29,56/48), trong đó có 30,4 % NVCTXH có chỗ dựa xã hội từ trung bình
trở xuống (từ 6 đến 24 điểm) và 69,6 % NVCTXH có chỗ dựa xã hội ở mức trên trung
bình (từ 25 đến 48 điểm). Như vậy có thể thấy chỗ dựa xã hội của NVCTXH còn hạn
chế, một số lượng không nhỏ NVCTXH có chỗ dựa xã hội còn rất hạn chế (30,4 %) ;
mà chỗ dựa xã hội là nguồn lực rất cần thiết giúp NVCTXH giảm stress, vì vậy chúng
ta cần có những biện pháp giúp NVCTXH tăng cường sự hỗ trợ xã hội để giúp giảm
stress. Khi có chỗ dựa xã hội vững chắc, đặc biệt có sự chia sẻ của vợ hoặc chồng sẽ
giúp NVCTXH nhanh chóng giảm stress hoặc thoát khỏi stress. Chị L (NVCTXH
cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn, tỉnh Bình Phước) chia sẻ: “Hàng ngày em phải
đảm nhận tất cả việc nhà lại chăm sóc 2 con nhỏ nên thường xuyên thấy mệt mỏi,
căng thẳng; chỉ khi chồng em được nghỉ phép, anh ấy chia sẻ việc nhà với em thì
em mới có thời gian rảnh để thư giãn và thấy bớt căng thẳng”.
3.2.5. Thời gian làm việc của nhân viên công tác xã hội
Thời gian làm việc của NVCTXH bao gồm thời gian làm việc tại cơ sở xã hội,
thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà và thời gian làm việc nhà và việc cá nhân.
Thời gian làm việc tại cơ sở xã hội của nhân viên công tác xã hội
Khảo sát thời gian làm việc tại cơ sở xã hội của NVCTXH, chúng tôi thu được
kết quả ở bảng 3.25 dưới đây:
141

Bảng 3.25. Thời gian làm việc tại cơ sở xã hội của nhân viên công tác xã hội

Thời gian làm việc


Số lượng % ĐTB ĐLC
tại cơ sở xã hội
6 2 0,5
7 6 1,4
8 337 77,2
9 18 4,1
10 30 6,9
11 2 0,5 8,67 1,70
12 22 5,0
13 1 0,2
14 9 2,1
16 9 2,1
Tổng 436 100

Từ số liệu ở bảng 3.25 cho thấy, thời gian làm việc trung bình của NVCTXH
tại cơ sở xã hội là 8,67 giờ/ ngày. Đa số NVCTXH làm việc 8 giờ/ ngày (77,2%), một
số NVCTXH do tính chất công việc mà số giờ làm việc cao hơn, cao nhất là 16 giờ/
ngày, đây là những NVCTXH làm toàn thời gian ở các CSXH, họ chỉ nghỉ vào giờ
ăn trưa và ngủ vào ban đêm, nếu có những việc đột xuất thì ban đêm họ cũng phải
giải quyết. Chị S (NVCTXH cơ sở cai nghiện ma túy Phú Văn, tỉnh Bình Phước)
chia sẻ: “Chồng em là NVCTXH ở cùng cơ sở nơi em làm việc, anh làm việc trực
tiếp với học viên cai nghiện và ở cơ sở toàn thời gian, chỉ tranh thủ 1 tiếng buổi
trưa về nhà ăn cơm và 1 tháng được nghỉ 5 ngày phép”
Thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà của nhân viên công tác xã hội
Khảo sát thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà của NVCTXH, chúng tôi thu
được kết quả ở bảng 3.26 dưới đây:
142

Bảng 3.26. Thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà của nhân viên công tác xã hội

Thời gian làm việc


nghề nghiệp Số lượng % ĐTB ĐLC
ở nhà
0 106 24,3
1 70 16,1
2 153 35,1
3 47 10,8 1,77 1,39
4 44 10,1
5 16 3,7
Tổng 436 100
Số liệu bảng 3.26 cho thấy thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà của NVCTXH
trung bình 1,77 giờ / ngày. Có 24,3% NVCTXH không phải thực hiện các công việc
nghề nghiệp ở nhà ; số NVCTXH dành 2 giờ/ ngày làm công việc nghề nghiệp ở nhà
chiếm tỷ lệ cao nhất (35,1%), sau đó đến số NVCTXH dành 1 giờ/ ngày làm các công
việc nghề nghiệp ở nhà (16.1%); có 10,8 % NVCTXH dành 3 giờ/ ngày, 10,1%
NVCTXH dành 4 giờ/ ngày và 3,7 % NVCTXH dành 5 giờ/ ngày để giải quyết các
công việc nghề nghiệp ở nhà. Điều này chứng tỏ đa số NVCTXH dành tương đối
nhiều thời gian cho công việc nghề nghiệp ở nhà, đây cũng là yếu tố không nhỏ gây
stress cho NVCTXH. Chị Th (NVCTXH cơ sở tư vấn và cái nghiên ma túy Bình
triệu, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ :“Em thường tư vấn cho các đối tượng cai
nghiện ma túy cho nên ngoài thời gian làm việc ở cơ sở, khi các đối tượng có vấn đề
lại điện thoại cho em bất kể thời gian nào, nên nhiều khi chồng em tỏ ra bực bội”.
Thời gian làm việc nhà và việc cá nhân của nhân viên công tác xã hội
Khảo sát thời gian làm việc nhà và việc cá nhân của NVCTXH, chúng tôi thu
được kết quả ở bảng 3.27 dưới đây:
143

Bảng 3.27. Thời gian làm việc nhà và việc cá nhân


của nhân viên công tác xã hội
Thời gian làm việc
Số lượng % ĐTB ĐLC
nhà và việc cá nhân
0 16 3,7
1 15 3,4
2 121 27,8
3 160 36,6
4 81 18,6 3,01 1,35
5 19 4,4
6 11 2,5
7 13 3,0
Tổng 436 100

Số liệu bảng 3.27 cho thấy, thời gian làm việc nhà và việc cá nhân trung
bình ở NVCTXH là 3,01 giờ/1 ngày. Có 3,7 % NVCTXH không làm việc nhà và
việc cá nhân, đây thường là những NVCTXH làm việc toàn thời gian ở các CSXH.
Có 2,5 % NVCTXH dành 1 h /ngày làm việc nhà và việc cá nhân, cũng thường là
những NVCTXH có thời gian làm việc ở cơ quan quá nhiều. Đa số các NVCTXH
có thời gian làm việc nhà và việc cá nhân là 2 đến 3 h/ ngày, 2 h/ ngày (27,8%), 3
h/ngày (36,6%), có tới 18,6 % NVCTXH làm việc nhà và việc cá nhân 4 h/ ngày, số
NVCTXH có thời gian làm việc nhà và việc cá nhân từ 5 đến 7 h không nhiều, 5
h/ngày (4,4%), 6 h/ ngày (2,5 %), 7 h/ngày là 3%. Những NVCTXH có thời gian làm
việc nhà và việc cá nhân nhiều thường là do làm thêm hoặc quán xuyến hết việc nhà
nên dễ bị stress. Chị S (NVCTXH cơ sở cai nghiên Ma túy Phú Văn, tỉnh Bình
Phước chia sẻ: “Em thấy rất căng thẳng em thường hay mất ngủ vì áp lực công việc
nhà không ai phụ giúp; hàng ngày em dạy từ 5 h 30 sáng, 6 h thay đồ xong, gọi 2 con
dậy (con lớn 5 tuổi rưỡi, con nhỏ 2 tuổi) đánh răng, rửa mặt, mặc đồ rồi đưa các bé
tới trường, sau đó ra chợ mua thức ăn cho gia đình rồi đến cơ quan làm việc, tới 11 h
về nấu cơm trưa, ăn xong tới cơ quan làm việc tới 5 h về đón con, cơm nước dọn
dẹp 9 h mới lên giường ngủ, mà hai bé nhà em lại hay ốm đau”.
144

3.2.6. Ý định thay đổi công việc của nhân viên công tác xã hội

Biểu đồ 3.9. Ý định thay đổi công việc của nhân viên công tác xã hội
Biểu đồ 3.9 cho thấy, có 42,7 % NVCTXH cho biết họ không thay đổi công
việc; 19,3 % NVCTXH không biết mình có thay đổi công việc hay không; 18.1%
NVCTXH lưỡng lự; 11,7 % NVCTXH cho rằng có thể thay đổi công việc và chỉ có
8.3% NVCTXH khảng định mình sẽ thay đổi công việc. Như vậy có thể thấy số
NVCTXH khảng định mình sẽ thay đổi công việc không nhiều 8.3 %, có thể những
NVCTXH này đã có những dự định trong tương lai. Có 42,7% NVCTXH khảng định
mình không thay đổi công việc, đây thường là những NVCTXH tâm huyết với nghề,
họ dành nhiều tâm lực cho nghề; có tới 38,1 % ở các mức không biết, lưỡng lự và có
thể thay đổi công việc, những NVCTXH này chưa thực sự an tâm, gắn bó với nghề,
điều này cũng góp phần gây stress cho NVCTXH, do vậy cần phải có các biện pháp
giúp NVCTXH an tâm, gắn bó với nghề, giúp giảm stress cho NVCTXH. Ý định
thay đổi công việc của NVCTXH một phần phụ thuộc vào cơ hội việc làm của
NVCTXH, khi có những cơ hội việc làm khác thì NVCTXH có sự so sánh giữa các
công việc và đôi khi có ý nghĩ từ bỏ công việc hiện tại: Anh T (NVCTXH trung tâm
Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa tỉnh Bình Dương) chia sẻ: “Trước đây em đi nạo mủ
cao su, thu nhập cũng tương đương thu nhập khi làm việc ở trung tâm Bảo trợ xã
hội, tuy nhiên công việc đơn giản hơn, ít gây căng thẳng hơn so với làm việc tại
trung tâm Bảo trợ xã hội; nên cũng có lúc, khi làm việc căng thẳng em cũng có suy
nghĩ về việc lựa chọn công việc nào cho tương lai, tuy nhiên hiện tại em đã xác định
sẽ làm việc tại trung tâm Bảo trợ xã hội”.
3.2.7. Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ stress ở
nhân viên công tác xã hội
Trước khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở
145

NVCTXH; chúng tôi tìm hiểu tương quan giữa các yếu tố với mức độ stress ở
NVCTXH để tìm ra các yếu tố có tương quan với mức độ stress, chính những yếu tố
tương quan với mức độ stress là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ
stress ở NVCTXH.
Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với mức độ stress ở nhân viên công
tác xã hội
Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố tính lạc quan hay bi quan, sự hài lòng
nghề nghiệp, khí chất, chỗ dựa xã hội, thời gian làm việc tại CSXH, thời gian làm
việc nghề nghiệp ở nhà, thời gian làm việc nhà và việc cá nhân, ý định thay đổi
công việc với mức độ stress ở NVCTXH, chúng tôi thu được kết quả sau:

Mức độ hài lòng


đối với công việc

r= - 0,40**
Tính lạc quan
hay bi quan Chỗ dựa xã
* r= - 0,495** r= - 0,516** hội
Mức độ
stress ở
NVCTX
r=0,265** r= 0,53**
Thời gian làm Thời gian làm
việc nghề nghiệp việc nhà và
ở nhà r= 0,479** r= 0,479** việc cá nhân

Ý định thay đổi


công việc
Khí chất

Thời gian
làm việc tại
CSXH

Sơ đồ 3.1. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với mức độ stress
ở nhân viên công tác xã hội
146

Kết quả nghiên cứu cho thấy: yếu tố thời gian làm việc tại CSXH không có sự
tương quan tuyến tính với mức độ stress ở NVCTXH (sig = 0,910 > 0,05). Các yếu tố
còn lại có tương quan tuyến tính với mức độ stress ở NVCTXH (đều có sig = 0,000 < 0,05)
(phụ lục 11), trong đó có 2 yếu có tương quan tuyến tính âm, trung bình với mức độ
stress đó là: mức độ hài lòng đối với công việc (r = - 0,40), tính lạc quan hay bi quan (r = -
0,495), chỗ dựa xã hội tương quan âm, mạnh với mức độ stress (r = - 0,516). Điều này
có nghĩa là khi mức độ hài lòng đối với công việc ; tính lạc quan hay bi quan; chỗ dựa xã
hội của NVCTXH gia tăng thì mức độ stress ở NVCTXH giảm, trong đó chỗ dựa xã
hội của NVCTXH gia tăng thì mức độ stress giảm mạnh nhất. Bốn yếu tố còn lại có
tương quan tuyến tính dương với mức độ stress; trong đó yếu tố thời gian làm việc nghề
nghiệp ở nhà có tương quan dương, yếu với mức độ stress ( r = 0,265); yếu tố thời gian
làm việc nhà và việc cá nhân có tương quan dương, mạnh với mức độ stress (r = 0,53);
yếu tố khí chất và ý định thay đổi công việc có tương quan dương, trung bình với mức độ
stress (r = 0,479) và (r = 0,479). Điều này có nghĩa là khi thời gian làm việc nghề
nghiệp ở nhà; thời gian làm việc nhà và việc cá nhân; khí chất và ý định thay đổi công
việc ở NVCTXH gia tăng thì mức độ stress ở NVCTXH cũng gia tăng; trong đó thời
gian làm việc nhà và việc cá nhân gia tăng thì mức độ stress ở NVCTXH gia tăng mạnh
nhất.
Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ stress ở nhân viên công
tác xã hội.
Để có cái nhìn toàn diện về sự dự báo của các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ
stress ở NVCTXH, chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy đơn biến để tìm hiểu khả
năng dự báo mức độ stress ở NVCTXH của từng yếu tố, nhằm tìm hiểu vai trò của
từng yếu tố dự báo mức độ stress ở NVCTXH; bên cạnh đó chúng tôi sử dụng phân
tích hồi quy đa biến để tìm hiểu khả năng dự báo của tổng thể các yếu tố tác động đến
mức độ stress ở NVCTXH. Kết quả thu được ở sơ đồ 3.2 dưới đây:
147

Mức độ hài lòng


đối với công việc

Tính lạc quan R= 15,8


hay bi quan r Chỗ dựa xã hội

R 24,3
R= R= 26,5

Thời gian làm R= 6,8 Mức độ Thời gian làm


việc nghề stress ở R = 28 việc nhà và việc
nghiệp ở nhà NVCTXH cá nhân

R = 22,7 R= 22,8

Khí chất Ý định thay đổi


R = 54,7 công việc

Tổng hợp các yếu


tố

Sơ đồ 3.2. Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ stress ở nhân
viên công tác xã hội
Từ sơ đồ 3.2 kết quả hồi quy đơn biến cho thấy, các yếu tố tính lạc quan hay bi
quan, mức độ hài lòng đối với công việc, chỗ dựa xã hội, thời gian làm việc nghề
nghiệp ở nhà, thời gian làm việc nhà và việc cá nhân, khí chất, ý định thay đổi công
việc có thể dự báo được mức độ stress có ý nghĩa. Chúng có thể giải thích từ 6.8 %
đến 28% sự thay đổi mức độ stress ở NVCTXH.
Trong các yếu tố, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ stress ở NVCTXH
là “thời gian làm việc nhà và việc cá nhân”. Yếu tố này có thể giải thích ở mức cao
nhất (28 %) sự thay mức độ stress ở NVCTXH.
Kế đến là yếu tố chỗ dựa xã hội, tính lạc quan hay bi quan, ý định thay đổi công
việc, khí chất, sự hài lòng nghề nghiệp các yếu tố này giải thích được lần lượt là
26,5%, 24,3%, 22,8 %, 22,7%, 15,8% sự thay đổi mức độ stress ở NVCTXH.
Yếu tố “thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà” có ảnh hưởng ít nhất, yếu tố
này chỉ giải thích 6,8 % sự thay đổi mức đô stress ở NVCTXH.
Từ sơ đồ 3.2 kết quả hồi quy đa biến cho thấy, sự kết hợp tất cả các yếu tố có
148

khả năng giải thích 54,7% sự biến thiên mức độ stress ở NVCTXH. Như vậy, sự kết
hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng có khả năng giải thích cao hơn hẳn so với từng yếu
tố riêng lẻ. Trong mô hình tổ hợp các yếu tố ảnh hưởng này, yếu tố làm việc nhà và
việc cá nhân có mức độ dự báo cao nhất ((β = 0,262), thứ hai là khí chất ((β = 0,192),
tiếp đến là sự hài lòng nghề nghiệp ((β = - 0,102), thời gian làm việc nghề nghiệp ở
nhà ((β = 0,099), ý định thay đổi công việc ((β = 0,095), tính lạc quan (- 0,067), cuối
cùng là yếu tố chỗ dựa xã hội ((β = - 0,27) có mức độ dự báo thấp nhất trong các yếu
tố được đưa vào mô hình dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH.
3.3. Một số biện pháp giúp giảm stress ở nhân viên công tác xã hội
Biện pháp 1: nâng cao nhận thức cho nhân viên công tác xã hội về mức độ
stress, biểu hiện stress, tác nhân gây stress
Cơ sở đề xuất biện pháp
Kết quả ở bảng 3.6 và 3.14 cho thấy: mức độ stress có tương quan dương,
trung bình tới mạnh với các biểu hiện stress; tương quan dương, trung bình tới mạnh
với các tác nhân gây stress. Do vậy nếu NVCTXH có nhận thức rõ ràng về các biểu
hiện, mức độ stress ở bản thân, tìm ra và phân tích được tác nhân gây stress để giảm
thiểu các tác nhân gây stress thì sẽ giúp NVCTXH giảm stress.
Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức của NVCTXH về mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân
gây stress, giúp NVCTXH kiểm soát được mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân
gây stress cho bản thân, giúp giảm stress cho bản thân.
Nội dung của biện pháp
Trong biện pháp này cần giúp NVCTXH nhận thức được các biểu hiện stress
về mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi và các mức độ stress, trên cơ sở đó
NVCTXH nhận biết được biểu hiện stress của bản thân khi bị stress và mức độ stress
của bản thân, để nhờ sự trợ giúp khi cần thiết. Đồng thời giúp NVCTXH nhận thức
rõ các tác nhân chung gây stress cho NVCTXH bao gồm các nhóm tác nhân: tác nhân
từ yếu tố thời gian; tác nhân từ yếu tố mối quan hệ; tác nhân từ yếu tố tình huống; tác
nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần và tác nhân từ yếu tố đặc điểm công
việc của NVCTXH. Trên cơ sở nhận thức được các tác nhân gây stress nói chung,
149

mỗi NVCTXH xác định chính xác tác nhân gây stress cho mình, để có cách ứng phó
hiệu quả với stress.
Cách thức thực hiện biện pháp
Có nhiều cách thức nâng cao nhận thức của NVCTXH về mức độ stress, biểu
hiện stress, tác nhân gây stress như tổ chức các lớp tập huấn, hay hội thảo chuyên đề
về stress cho NVCTXH. Cũng có thể lồng ghép nội dung nâng cao nhận thức cho
NVCTXH về stress vào các chương trình tập huấn nghiệp vụ CTXH cho NVCTXH.
Hay có thể xuất bản các ấn phẩm có số lượng hợp lí như tờ rơi, sách giới thiệu mỏng
về stress. Các phương tiện truyền thông đại chúng như sách, báo … cũng là những
hình thức hữu hiệu để nâng cao nhận thức của NVCTXH về mức độ stress, biểu
hiện stress, tác nhân gây stress.
Biện pháp 2: rèn luyện kỹ năng ứng phó với stress cho nhân viên công tác
xã hội
Cơ sở đề xuất biện pháp
Đa số các nhóm ứng phó với stress đều được NVCTXH sử dụng ở mức “có
hiệu quả vừa phải”; đó là nhóm ứng phó với yếu tố mối quan hệ; nhóm ứng phó với
yếu tố tình huống; nhóm ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần; và nhóm ứng phó
với yếu tố thời gian (biểu đồ 3.6). Do vậy nếu nâng cao được kỹ năng ứng phó với
stress cho NVCTXH thì hiệu quả sử dụng các ứng phó sẽ được tăng cường, sẽ giúp
NVCTXH giảm stress.
Mục tiêu của biện pháp
Rèn luyện kỹ năng ứng phó với stress, giúp NVCTXH biết cách lựa chọn, sử
dụng hiệu quả và hợp lí các ứng phó và ứng phó kịp thời với stress, giúp giảm stress
cho bản thân.
Nội dung của biện pháp
Trong biện pháp này, trước hết cần làm cho NVCTXH hiểu rõ bản chất của
ứng phó; các ứng phó chung của NVCTXH với stress, bao gồm các nhóm ứng phó
tương ứng với các nhóm tác nhân gây stress nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ tác nhân
gây stress giúp NVCTXH giảm stress hoặc thoát khỏi stress. Cụ thể bao gồm các
nhóm ứng phó: ứng phó với yếu tố thời gian; ứng phó với yếu tố mối quan hệ; ứng
150

phó với yếu tố tình huống; ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần; ứng phó
với yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH. Trên cơ sở đó rèn luyện cho NVCTXH
kỹ năng lựa chọn ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể của bản thân và ứng
phó hiệu quả với stress.
Cách thức thực hiện biện pháp
Việc hình thành kỹ năng ứng phó với stress cho NVCTXH có thể thực hiện bằng
việc tổ chức các lớp tập huấn. Trong lớp tập huấn giảng viên sử dụng các tình huống
giả định và cho NVCTXH thảo luận theo nhóm để giải quyết các tình huống giả định.
Mặt khác từng NVCTXH tìm các ứng phó phù hợp và đưa ra kế hoạch ứng phó với
tình huống stress của bản thân và chia sẻ với lớp. Bên cạnh đó mỗi NVCTXH lựa
chọn các đối tượng bị stress tại các CSXH và hỗ trợ các đối tượng xã hội giảm
stress, thoát khỏi stress có sự giám sát của giảng viên... Các CSXH cũng có thể tổ
chức các cuộc thi ứng phó với stress, mời các chuyên gia tham vấn về stress về
tham vấn và hướng dẫn hình thành kỹ năng ứng phó với stress cho NVCTXH.
Biện pháp 3: nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố cá nhân và xã hội
tác động đến mức độ stress cho nhân viên công tác xã hội
Cơ sở đề xuất biện pháp
Các yếu tố cá nhân và xã hội tác động đến mức độ stress ở NVCTXH là: tính
lạc quan hay bi quan; mức độ hài lòng đối với công việc; chỗ dựa xã hội; thời gian
làm việc nghề nghiệp ở nhà, thời gian làm việc nhà và việc cá nhân, khí chất, ý định
thay đổi công việc. Các yếu tố này dự báo được mức độ stress ở NVCTXH (R lần
lượt là: 24,3, 15,8, 26,5, 6,8, 28, 22,7, 22,8 “sơ đồ 3.2”). Do vậy, khi NVCTXH
được nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố cá nhân và xã hội tác động đến mức
độ stress, thì NVCTXH sẽ huy động được những yếu tố cá nhân và xã hội theo
hướng tích cực giúp giảm stress cho bản thân.
Mục tiêu của biện pháp
Giúp NVCTXH đánh giá đúng đắn mức độ tác động của các yếu tố cá nhân và
xã hội đến mức độ stress ở cá nhân. Từ đó giúp NVCTXH có ý thức thay đổi bản
thân, huy động được những yếu tố cá nhân và xã hội một cách hiệu quả giúp giảm
stress ở bản thân.
151

Nội dung của biện pháp


Giúp NVCTXH hiểu rõ ý nghĩa, bản chất, tầm quan trọng của tính lạc quan
hay bi quan; mức độ hài lòng đối với công việc; khí chất; chỗ dựa xã hội; thời gian
làm việc; ý định thay đổi công việc.
Giúp NVCTXH nhận thức rõ sự tác động của các yếu tố tính lạc quan hay bi
quan; mức độ hài lòng đối với công việc; khí chất; chỗ dựa xã hội; thời gian làm việc;
ý định thay đổi công việc đến mức độ stress ở NVCTXH.
Hướng dẫn NVCTXH tự đánh giá các yếu tố cá nhân và xã hội ở bản thân như:
tính lạc quan hay bi quan; mức độ hài lòng đối với công việc; khí chất; chỗ dựa xã
hội; thời gian làm việc, ý định thay đổi công việc thông qua các thang đo, bảng
kiểm, trắc nghiệm hoặc bảng tự đánh giá.
Hướng dẫn NVCTXH thay đổi các yếu tố cá nhân có lợi cho việc giảm stress
và cách huy động các yếu tố xã hội giúp giảm stress ở bản thân.
Cách thức thực hiện biện pháp
Để nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố cá nhân và xã hội tác động đến
mức độ stress ở NVCTXH có thể sử dụng các hình thức như: lồng ghép trong các
hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, các lớp tập huấn kỹ năng...
Biện pháp 4: tổ chức tham vấn tâm lý giúp giảm stress cho nhân viên công
tác xã hội
Cơ sở đề xuất biện pháp
NVCTXH đã sử dụng cách ứng phó: tới các chuyên gia tâm lý, khi bản thân
cảm thấy mình bị stress ở mức ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần để ứng
phó với stress (ĐTB = 1,88 - ở mức có hiệu quả vừa phải “bảng 3.17”). Do vậy cần
tổ chức tham vấn và tăng cường chất lượng tham vấn tâm lí cho NVCTXH giúp họ
giảm stress.
Mục đích của biện pháp
Tham vấn tâm lí cho NVCTXH giúp NVCTXH ứng phó hiệu quả với stress;
giúp họ giảm stress hoặc thoát khỏi stress.
Nội dung của biện pháp
Trong quá trình tham vấn cần giúp NVCTXH nhận diện rõ mức độ stress, biểu
152

hiện stress nói chung và mức độ stress, biểu hiện stress của chính bản thân NVCTXH.
Bên cạnh đó, cần giúp họ nhận biết những tác nhân gây stress nói chung cho
NVCTXH và tác nhân gây stress cho bản thân họ trong thời điểm hiện tại. Mặt khác
giúp NVCTXH nhận biết đầy đủ các ứng phó với stress; trên cở sở đó NVCTXH lựa
chọn được ứng phó hiệu quả với tình huống stress của bản thân và nhanh chóng thoát
khỏi stress.
Cách thức thực hiện biện pháp
Tham vấn tâm lí có thể tổ chức theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, tuy nhiên
hiện nay hướng tiếp cận được áp dụng phổ biến hơn cả đó là hướng tiếp cận nhận
thức. Tham vấn có thể tổ chức với các hình thức tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm
tùy theo vấn đề cần tham vấn của NVCTXH và số lượng NVCTXH cần hỗ trợ tham
vấn cũng như lực lượng tham vấn viên.
Biện pháp 5: nâng cao khả năng phòng, tránh stress cho nhân viên công tác
xã hội
Cơ sở đề xuất biện pháp
Có nhiều tác nhân gây stress cho NVCTXH, trong đó tác nhân từ yếu tố đặc
điểm công việc gây stress cho NVCTXH ở mức cao nhất “khoảng nửa thời gian có
tác nhân này” (TBC = 1,52); các tác nhân gây stress cho NVCTXH ở mức “thi
thoảng có tác nhân này” bao gồm: tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần (TBC =
1,30); tác nhân từ yếu tố thời gian (TBC = 1,26); tác nhân từ yếu tố tình huống (TBC
= 1,14); tác nhân từ yếu tố mối quan hệ (TBC = 0,92); tác nhân từ yếu tố sức khỏe
thể chất (TBC = 0,84) (biểu đồ 3.4). Do vậy khi NVCTXH nâng cao khả năng
phòng, tránh stress, có nghĩa là không để hoặc giảm thiểu các tác nhân gây stress
diễn ra thì sẽ giúp họ không bị stress.
Mục đích của biện pháp
Giúp NVCTXH nâng cao khả năng phòng tránh các tác nhân gây stress,
giúp họ không bị stress hoặc giảm thiểu stress.
Nội dung của biện pháp
Giúp NVCTXH cách phòng, tránh các tác nhân gây stress. Cách phòng tránh
tác nhân gây stress từ yếu tố thời gian như quản lý thời gian một cách khoa học, có
153

nghĩa là sắp xếp theo thứ tự ưu tiên công việc: làm ngay những công việc khẩn cấp
và quan trọng; sau đó đến những công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp;
những công việc không quan trọng chỉ làm khi có thời gian rảnh. Cách phòng
tránh tác nhân gây stress từ yếu tố mối quan hệ như chủ động thiết lập và tăng
cường mối quan hệ; chủ động giải quyết khúc mắc, lắng nghe ý kiến, giúp đỡ, tha
thứ lỗi lầm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. thân chủ. Cách phòng tránh tác
nhân gây stress từ yếu tố tình huống như thay đổi bản thân, lối sống của bản thân
theo hướng tích cực; đưa ra mục tiêu, tiêu chuẩn hợp lý cho bản thân, thân chủ và
người khác; tìm sự hỗ trợ khi bản thân gặp khó khăn. Cách phòng tránh tác nhân từ
yếu tố sức khỏe thể chất như tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ
giấc, thư giãn, tận hưởng cuộc sống. Cách phòng tránh tác nhân từ yếu tố sức khỏe
tinh thần như suy nghĩ tích cực, sống lạc quan, luôn vui vẻ, tạo thói quen hài hước,
kết bạn với người vui tính, tạo lối sông thư thái, tìm hiểu rõ các thông tin liên quan
tới bản thân. Cách phòng tránh tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của
NVCTXH như nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; tìm sự hỗ trợ
từ đồng nghiệp, lãnh đạo để giải quyết công việc khi cần.
Cách thức thực hiện biện pháp
Có nhiều cách thức nâng cao khả năng phòng, tránh stress cho NVCTXH như
tổ chức các lớp tập huấn về cách phòng tránh tác nhân gây stress. Có thể đưa cách
phòng tránh tác nhân gây stress thành một nội dung trong chương trình tập huấn
nghiệp vụ CTXH cho NVCTXH. Sau khi tập huấn cho NVCTXH về cách phòng
tránh tác nhân gây stress thì yêu cầu họ thực hiện phòng tránh trong cuộc sống và
hoạt động nghề nghiệp, có giám sát và đánh giá việc thực hiện.
3.4. Kết quả thực nghiệm biện pháp tham vấn tâm lý cho những nhân viên
công tác xã hội rơi vào vào trạng thái stress
Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tiến hành thực nghiệm biện pháp tham
vấn tâm lí cho 16 NVCTXH rơi vào trạng thái stress ở mức độ nặng và rất nặng, để
nhằm xác định tính khả thi của biện pháp này. Quá trình tham vấn tâm lí dựa theo
tiếp cận nhận thức. Mục đích, kỹ thuật, kế hoạch, cách tiến hành, đánh giá kết quả
tham vấn đã được trình bày trong chương 2. Kết quả tham vấn chúng tôi trình bày
dưới đây.
154

3.4.1. Tình huống gây stress, cách đánh giá về tình huống gây stress và ứng
phó với stress của nhân viên công tác xã hội
Các vấn đề gây stress mà NVCTXH trong nhóm thực nghiệm gặp phải rất đa
dạng và phong phú. Nó khá tương đồng với kết quả khảo sát trên mẫu chung về tác
nhân gây stress cho NVCTXH. Trong cuộc sống và công việc những vấn đề khiến
NVCTXH thường bị stress đó là vấn đề thiếu thốn tiền bạc, áp lực công việc, các mối
quan hệ không tốt. Anh Q (NVCTXH trung tâm Điều dưỡng người bệnh Tâm thần
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tác nhân gây stress cho em là do áp
lực khi làm việc với đối tượng; áp lực thời gian hoàn thành công việc và việc sắp xếp
giữa công việc gia đình và việc cơ quan”. Đa số NVCTXH cho thấy: “Tác nhân gây
stress là áp lực thực hiện công việc tại các CSXH”. Bên cạnh đó những tác nhân từ
gia đình cũng gây stress cho NVCTXH; Chị S ( NVCTXH cơ sở Cai nghiên ma túy
Phú Văn, tỉnh Bình Phước) chia sẻ: “Tác nhân gây stress cho em là do con nhỏ hay
bệnh, lo trả nợ vì vay lãi 200 triệu để mua đất và vợ, chồng đôi lúc bất hòa ”.
Nhiều NVCTXH bị stress do các mối quan hệ không tốt. Vấn đề nẩy sinh stress
từ các mối quan hệ thì đa số NVCTXH nhìn nhận về tác nhân gây stress tương đối
tiêu cực, thường đổ lỗi cho người khác mà không thấy lỗi từ phía bản thân mình. Chị
Th (NVCTXH cơ sở tư vấn và cai nghiện Ma túy Bình Triệu, Thành Phố Hồ Chí
Minh) chia sẻ, tác nhân gây stress cho bản thân là: “Do chồng em không hiểu công
việc của em; chồng em nghi vấn về mối quan hệ giữa em và thân chủ mà em phụ
trách, vì thân chủ hay gọi điện cho em khi em ở nhà để nhờ kiếm việc làm”. Anh T
(NVCTXH trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
chia sẻ: “Em bị stress là do tổ trưởng không tôn trọng ý kiến của em, xem thường
em; tổ trưởng là người không thể hợp tác được”.
Cách ứng phó của NVCTXH với stress còn hạn chế, chủ yếu các NVCTXH sử
dụng các cách ứng phó như nghỉ ngơi, nghe nhạc, mua sắm, nhậu say... chị S
(NVCTXH cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn, tỉnh Bình Phước) cho biết: “Khi bị
stress em thường nghe nhạc, đi mua sắm, tâm sự với mẹ”, anh N (NVCTXH trung
tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, tỉnh Bình Dương) chia sẻ: “Khi bị stress em
thường chơi bóng đá, tập gym, đi bộ để giảm stress” . Anh Th (NVCTXH trung tâm
155

Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh) cho biết:
“Thường thì em hay ra một góc hay gốc cây ngồi hút thuốc cho bớt căng thẳng”.
Thậm chí có anh T (NVCTXH trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ
Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh) còn cho rằng: “Khi bị stress em thường nhậu, sau
những lần nhậu say thì lại thấy mệt mỏi, căng thẳng thêm”. Những cách ứng phó
mà NVCTXH trong nhóm thực nghiệm sử dụng rất hạn chế do vậy mà ít có tác
dụng giảm stress ở NVCTXH.
3.4.2. Sự thay đổi nhận thức về tác nhân gây stress và ứng phó với stress ở
nhân viên công tác xã hội
Nhận thức về các tác nhân gây stress và ứng phó với stress cho tình huống của
bản thân trước và sau tham vấn ở NVCTXH có thay đổi rõ ràng. Đối với các tác nhân
gây stress, trước khi tham vấn có một số NVCTXH nhận thức chưa thực sự rõ ràng
về các tác nhân gây stress cho tình huống của bản thân, nhất là những NVCTXH bị
stress do các mối quan hệ, họ thường cho rằng tác nhân gây stress là do đối tác, mà
chưa nhìn thấy tác nhân từ bản thân mình; sau tham vấn họ đã nhận thức tương đối
rõ ràng về tác nhân gây stress cho mình. Đối với ứng phó với stress, trước khi tham
vấn hầu hết NVCTXH có nhận thức hạn chế, họ nhận thức được một ít ứng phó với
stress thì sau tham vấn họ đã nhận thức được nhiều ứng phó với stress cho tình huống
của bản thân.
Bảng 3.28. Nhận thức về tác nhân gây stress cho bản thân trước và sau tham
vấn ở nhân viên công tác xã hội
Trước Sau
TT Nhận thức về tác nhân gây stress tham vấn tham vấn
SL % SL %
1 Không nhận thức được tác nhân gây stress 0 0 0 0
Nhận thức được phần nào (một ít) tác nhân
2 12 75 0 0
gây strees
Nhận thức được phân nửa tác nhân gây
3 4 25 0 0
stress
Nhận thức được phần nhiều tác nhân gây
4 0 0 11 68,75
stress
5 Nhận thức được tất cả tác nhân gây stress 0 0 5 31,25
Tổng 16 100 16 100
156

Phép kiểm định cặp đôi phi tham số Wilcoxon, giá trị Z thu được là – 3.753 (trị
tuyệt đối của Z > 1.96) và có giá trị p liên quan là 0.000 < 0.05 đã cho thấy nhận thức
của NVCTXH về tác nhân gây stress cho bản thân trong thời điểm hiện tại trước và
sau tham vấn có sự khác biệt rõ. Sau tham vấn, đa số NVCTXH đã nhận thức phần
nhiều về tác nhân gây stress cho bản thân trong thời điểm hiện tại.
Bảng 3.29. Nhận thức về ứng phó với stress cho tình huống
của bản thân trước và sau tham vấn ở nhân viên công tác xã hội
Trước Sau tham
TT Nhận thức về ứng phó với stress tham vấn vấn
SL % SL %
Không nhận thức được ứng phó với
1 0 0 0 0
stress
Nhận thức được phần nào (một ít) ứng
2 12 75 0 0
phó với strees
Nhận thức được phân nửa ứng phó với
3 4 25 0 0
stress
Nhận thức được phần nhiều ứng phó với
0 0 13 81,25
4 stress
Nhận thức được tất cả ứng phó với
5 0 0 3 18,75
stress
Tổng 16 100 16 100

Phép kiểm định cặp đôi phi tham số Wilcoxon, giá trị Z thu được là – 3.598 (trị
tuyệt đối của Z > 1.96) và có giá trị p liên quan là 0.000 < 0.05, đã cho thấy nhận thức
của NVCTXH về ứng phó với stress ở bản thân trong thời điểm hiện tại trước và sau
tham vấn có sự khác biệt rõ. Sau tham vấn, đa số NVCTXH đã nhận thức phần nhiều
ứng phó với stress ở bản thân trong thời điểm hiện tại.
Sự nhận thức của NVCTXH về tác nhân gây stress và ứng phó với stress càng
được thể hiện rõ trong việc giải quyết 08 tình huống giả định. Mỗi nhóm được giao
02 tình huống. Trong 8 tình huống thì có 6 tình huống NVCTXH đã nhận thức được
rõ các tác nhân gây stress và đưa ra ứng phó phù hợp. Chỉ có 02 tình huống, NVCTXH
chưa nhận thức đầy đủ các tác nhân gây stress và đưa ra ứng phó chưa thực sự đầy
đủ. Tuy nhiên sau đó khi trao đổi, thảo luận NVCTXH cũng đã nhìn nhận đầy đủ
tác nhân gây stress và đưa ra được ứng phó phù hợp.
157

3.4.3. Sự thay đổi mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội trước và sau
tham vấn
Bảng 3.30. Mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội trước và sau tham vấn

Trước tham Ngay sau Sau tham vấn Sau tham vấn
Mức độ
vấn tham vấn 3 tháng 6 tháng
TT stresss
SL % SL % SL % SL %
1 Bình thường 0 0 0 0 5 31,25
2 Nhẹ 0 0 4 25 6 37,50
3 Vừa 0 0 8 50 7 43,75 5 31,25
4 Nặng 12 75 6 37,5 5 31,25
5 Rất nặng 4 25 2 12,5
Tổng 16 100 16 100 16 100 16 100

Phép kiểm định cặp đôi phi tham số Wilcoxon về mức độ stress của NVCTXH
trước và ngay sau khi tham vấn, có giá trị Z thu được là – 3.162 ( trị tuyệt đối của Z
> 1.96) và có giá trị p liên quan là 0.002 < 0.05, cho thấy mức độ stress của NVCTXH
trước và ngay sau tham vấn có sự khác biệt rõ. Ngay sau tham vấn, đa số NVCTXH
đã giảm mức độ stress. Điều này góp phần khảng định tham vấn nhóm có tác dụng
giảm stress cho NVCTXH.
Phép kiểm định cặp đôi phi tham số Wilcoxon về mức độ stress của NVCTXH
ngay sau khi tham vấn và sau 3 tháng khi tham vấn, có giá trị Z thu được là – 3.000
(trị tuyệt đối của Z > 1.96) và có giá trị p liên quan là 0.003 < 0.05, cho thấy mức độ
stress của NVCTXH ngay sau tham vấn và 3 tháng sau tham vấn có sự khác biệt rõ.
Đa số NVCTXH giảm mức độ stress sau 3 tháng tham vấn so với ngay sau khi tham
vấn. Điều này một lần nữa khảng định tác dụng của tham vấn nhóm tới việc giảm
stress cho NVCTXH. Tuy nhiên vẫn có 7 NVCTXH không thay đổi mức độ stress.
Tiếp tục sử dụng phép kiểm định cặp đôi phi tham số Wilcoxon về mức độ stress
của NVCTXH sau 3 tháng khi tham vấn và sau 6 tháng khi tham vấn, có giá trị Z thu
được là – 3.153 (trị tuyệt đối của Z > 1.96) và có giá trị p liên quan là 0.002 < 0.05,
cho thấy mức độ stress của NVCTXH sau 3 tháng tham vấn và sau 6 tháng tham vấn
158

có sự khác biệt rõ. Điều này góp phần khảng định thêm tác dụng của tham vấn
nhóm tới việc giảm stress cho NVCTXH. Đa số NVCTXH giảm mức độ stress sau
6 tháng tham vấn so với sau 3 tháng tham vấn, có 12 NVCTXH (75 %) có mức độ
stress sau 6 tháng tham vấn nhỏ hơn sau 3 tháng tham vấn, tuy nhiên vẫn còn 4
NVCTXH có mức độ stress sau 3 tháng tham vấn và sau 6 tháng tham vấn bằng
nhau.
Số liệu bảng 3.30 cho thấy có sự biến đổi rõ rệt mức độ stress ở những
NVCTXH tham gia thực nghiệm trước tham vấn, ngay sau khi tham vấn, sau tham
vấn 3 tháng và sau tham vấn 6 tháng. Trước tham vấn có 12 NVCTXH (75%) có
mức độ stress nặng, 4 NVCTXH (25%) có mức độ stress rất nặng. Ngay sau khi
tham vấn chỉ còn 2 NVCTXH (12,5%) có mức độ rất nặng; 6 NVCTXH (37,5 %)
có mức độ nặng; 8 NVCTXH (50%) có mức độ vừa. Sau 3 tháng tham vấn không
còn NVCTXH nào có mức độ stress rất nặng; chỉ còn 5 NVCTXH (31,25 %) có
mức độ stress nặng; 7 NVCTXH (43,75 % ) có mức độ stress vừa và 4 NVCTXH
(25%) có mức độ stress nhẹ. Sau 6 tháng tham vấn không còn NVCTXH nào có
mức độ stress nặng và rất nặng, chỉ còn 5 NVCTXH (31,25%) có mức độ stress vừa;
6 NVCTXH (37, 50%) có mức độ stress nhẹ và có 5 NVCTXH (31,25 %) thoát khỏi
stress. Điều này cho thấy tác dụng của tham vấn nhóm đối với việc giảm stress ở
NVCTXH; do vậy để giảm stress cho NVCTXH cần tăng cường tham vấn nói
chung và tham vấn nhóm cho NVCTXH.
Qua kết quả thực nghiệm biện pháp tham vấn tâm lý, cho thấy NVCTXH có
sự gia tăng nhận thức rõ rệt về tác nhân gây stress và ứng phó với stress sau thực
nghiệm so với trước thực nghiệm. Bên cạnh đó kết quả thực nghiệm cũng cho
thấy mức độ stress ở NVCTXH giảm rõ rệt sau thực nghiệm so với trước thực
nghiệm. Kết quả này cho phép khảng định biện pháp tham vấn tâm lí là biện
pháp có hiệu quả để trợ giúp NVCTXH giảm stress.
3.4.4. Phân tích trường hợp điển hình trong thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành phân tích 1 trường hợp điển hình thể hiện sự thay đổi rõ nét
mức độ stress trước và sau thực nghiệm để minh chứng thêm cho kết quả thực nghiệm.
Trường hợp : chị N
159

NVCTXH, tại cơ sở xã hội ở Thành Phố Hồ Chí Minh


Hoàn cảnh gia đình và công việc
N 36 tuổi, là con gái đầu lòng trong gia đình có 2 chị em. Bố N là công an, còn
mẹ là công nhân nhà máy mì Vifon nay đã nghỉ hưu. Hiện N đã có chồng và 2 con;
con gái đầu lòng học lớp 2, con trai học lớp mẫu giáo lớn; chồng N là tài xế. N đã có
nhà riêng, không ở cùng bố, mẹ chồng; kinh tế ở mức trung bình, đủ trang trải cuộc
sống.
Cuối năm 2014, N vào làm ở CSXH với vai trò NVCTXH chăm sóc trực tiếp
trẻ em nam; năm 2016, N thi đỗ và vào học ngành Công tác xã hội K 2016 – 2020
tại cơ sở II, trường Đại học Lao động – Xã hội. Đầu năm 2020, N chuyển công tác
sang bộ phận khác của CSXH với vai trò NVCTXH chăm sóc trực tiếp trẻ em nữ,
khi tham gia thực nghiệm N vừa mới chuyển công tác.
Áp lực công việc tại CSXH, học tập, công việc gia đình và chưa quen với môi
trường làm việc mới đã làm cho N rơi vào trạng thái stress.
Biểu hiện stress
Qua những lần quan sát chúng tôi thấy, N biểu hiện sự căng thẳng trên nét mặt,
giảm khí sắc, giảm sự tập trung chú ý, hành động chậm chạm, gò bó, né tránh nhiệm
vụ, cô lập bản thân, ít tiếp xúc với bạn bè và những người xung quanh.
Qua phiếu khảo sát N chúng tôi thu được:
- Về mặt thể chất: nhức đầu; tăng hay giảm ngon miệng rất thường xảy ra. Nhức
mỏi và đau, căng cơ bắp; hay thở dài, thở ngắn, thở gấp; cảm lạnh hoặc cúm; thường
xảy ra. Buồn nôn, chóng mặt, ù tai; xuất hiện các bệnh về da ; toát mồ hôi; tăng hoặc
giảm cân; rối loạn tiêu hóa; giảm khả năng tình dục; sức khỏe giảm sút xảy ra vừa
phải. Suy giảm hệ miễn dịch; tim đập nhanh; có vấn đề về dạ dày thi thoảng xảy ra.
- Về mặt nhận thức: khó khăn trong việc đưa ra quyết định; giảm khả năng
phán đoán, đánh giá vấn đề thường xảy ra. Cho rằng mình có lỗi trong những việc
không vui xảy ra ở mức vừa phải. Hay nhầm lẫn, khó khăn trong tiếp thu xảy ra ở
mức thi thoảng.
- Về mặt cảm xúc: dễ bực bội; buồn phiền, chán nản; không hài lòng về bản
thân; lo lắng, hồi hộp thường xảy ra. Dễ bối rối; khó thoải mái được; mất tự tin; dễ
160

phật ý, tự ái; khó trấn tĩnh sau bối rối xảy ra ở mức vừa phải. Dễ bị kích động; không
còn hứng thú với những sở thích và hoạt động hàng ngày diễn ra ở mức thi thoảng.
- Về mặt hành vi: nổi nóng, cáu kỉnh, không làm chủ được bản thân; ăn nhiều
hoặc ít hơn; ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều; không chia sẻ giao lưu thường xảy ra. Không
kiên nhẫn khi phải chờ đợi; hay kêu ca, phàn nàn; dễ xảy ra sai sót trong công việc
xảy ra vừa phải. Phản ứng thái quá với mọi tình huống; hay bỏ dở hoạt động không
rõ lí do; trì hoãn và sao nhãng nhiệm vụ; giảm hoạt động tình dục; vệ sinh thân thể
kém, trang phục luộm thuộm thi thoảng xảy ra.
Kết quả trắc nghiệm tâm lí đánh giá mức độ stress
Kết quả trả lời thang đo DASS 21 của Lovibond; phần câu hỏi các yếu tố liên
quan với tình trạng stress, N ở mức độ stress nặng (28 điểm). Đây là mức độ cần được
can thiệp. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể stress sẽ nặng hơn và ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe của N.
Đánh giá các tác nhân dẫn đến stress
N tự đánh giá tác nhân gây stress cho mình là do: mới chuyển công tác sang
bộ phận khác, chưa quen với công việc mới, chưa hiểu được tâm lí của các em nữ ;
công việc mới có nhiều vấn đề cần giải quyết; chưa quen với môi trường mới; đồng
nghiệp mới chưa thân thiện; N cho rằng đồng nghiệp mới không giúp đỡ, không chân
thành với mình, do vậy N đa nghi, không tin tưởng đồng nghiệp. Bên cạnh đó N phải
làm nhiều công việc gia đình, vấn đề nội trợ, con nhỏ. Mặt khác N đang học đại học
hệ vừa làm, vừa học nên N không thể sắp xếp được thời gian để giải quyết hết tất cả
công việc nên N rất áp lưc.
Cách ứng phó với tình huống stress mà thân chủ đã sử dụng
N đã sử dụng các cách ứng phó để ứng phó với stress đó là: nghe nhạc để tĩnh
tâm; đi ăn cùng với gia đình; ngủ; đi chơi, mua sắm để giải tỏa tâm lí.
Đánh giá nhận thức về tác nhân gây stress cho tình huống của bản thân
trước và sau tham vấn
N tự đánh giá trước tham vấn N nhận thức được phần nào (một ít) tác nhân gây
stress; sau tham vấn N nhận thức được phần nhiều tác nhân gây stress.Trước tham
vấn N cho rằng một trong những tác nhân gây stress là do đồng nghiệp mới chưa thân
161

thiện; không giúp đỡ, không chân thành với mình, do vậy N đa nghi, không tin tưởng
đồng nghiệp, chính nhận thức chưa thực sự chính xác này, làm mối quan hệ giữa N
và đồng nghiệp mới không tốt, do vậy N thấy khó chụi khi tới nơi làm việc. Sau khi
tham vấn nhóm, N đã nhận thức rõ ràng hơn, N thấy rằng mối quan hệ của N với đồng
nghiệp mới chưa tốt là một phần do bản thân N chưa chủ động thiết lập mối quan hệ
với đồng nghiệp mới và do không tin tưởng đồng nghiệp mà N không thân thiện với
đồng nghiệp, không chia sẻ khó khăn và nhờ đồng nghiệp giúp đỡ, giải thích những
vấn đề mà N chưa biết; điều này làm gia tăng stress cho bản thân.
Đánh giá nhận thức về ứng phó với stress cho tình huống của bản thân
trước và sau tham vấn
N tự đánh giá trước tham vấn N nhận thức được phần nào (một ít) ứng phó với
stress; sau tham vấn N nhận thức được phần nhiều ứng phó với stress cho tình huống
của bản thân. Trước tham vấn chính vì chỉ nhận thức được một ít ứng phó với stress
nên N chỉ sử dụng một số ứng phó đơn giản: nghe nhạc để tĩnh tâm; đi ăn cùng với
gia đình; ngủ; đi chơi, mua sắm để giải tỏa tâm lí. Sau tham vấn nhóm, N đã thấy
cần sử dụng nhiều ứng phó hơn, đặc biệt N thấy rằng cần chủ động sử dụng các ứng
phó thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp như: tâm sự, chia sẻ, tìm kiếm sự đồng
cảm từ đồng nghiệp; chủ động giải quyết khúc mắc, bất đồng với đồng nghiệp; biết
lắng nghe ý kiến, tâm tư của đồng nghiệp; uống cà phê... cùng đồng nghiệp; gửi, trả
lời nhanh chóng tin nhắn... của đồng nghiệp để cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp
giúp giảm stress. Bên cạnh đó N cũng nhận thấy cần sử dụng ứng phó với yếu tố thời
gian để quản lí thời gian khoa học hơn giúp giảm stress.
Đánh giá mức độ stress trước và sau tham vấn
Trước và sau tham vấn chúng tôi đều sử dụng thang đo stress DASS 21 để đo
mức độ stress của N. Trước tham vấn, N ở mức độ stress nặng (28 điểm). Ngay sau
khi tham vấn, N vẫn ở mức độ mức độ stress nặng, tuy nhiên có giảm 2 điểm so với
trước (26 điểm). 3 tháng sau khi tham vấn mức độ stress của N đã có chuyển biến rõ
rệt, mức độ stress ở N ở mức độ vừa ; N cho biết: “Sau khi em thực hiện các ứng phó
đã nhận thức được thì mối quan hệ của em với đồng nghiệp đã được cải thiện, em
đã thân thiện hơn với đồng nghiệp, em đã quen dần với công việc mới, đã hiểu tâm
162

lí các em nữ, tuy nhiên em vẫn còn thấy không đủ thời gian để giải quyết hết các
công việc, em có quá nhiều công việc cần giải quyết”. 6 tháng sau tham vấn mức độ
stress ở N ở mức độ nhẹ; N cho biết: “Hiện tại các đồng nghiệp đã vui vẻ với em, em
thấy thân thiết, tin tưởng đồng nghiệp hơn ; công việc của em cũng tiến triển thuận
lợi hơn; em đã quen với công việc và hiểu tâm lí các em mà mình phụ trách nên
giải quyết công việc nhanh hơn trước; ở nhà, chồng em cũng đảm nhận một số công
việc; em đã sắp xếp được công việc và có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn”.
Hướng giải quyết tiếp theo dành cho N
Về phía N:
- N cần tiếp tục sử dụng các ứng phó hiệu quả với stress, đặc biệt các ứng
phó để tăng cường hơn nữa mối quan hệ với đồng nghiệp.
- Cần tăng cường năng lực giải quyết công việc bằng cách học hỏi đồng
nghiệp hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để giải quyết công việc nhanh hơn,
chuyên nghiệp hơn.
- N cần quản lí thời gian khoa học hơn nữa
Về phía gia đình
Những người thân trong gia đình đặc biệt là chồng N cần quan tâm chia sẻ, san
sẻ nhiều công việc gia đình hơn nữa để giúp N có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư
giãn.
Về phía cơ sở xã hội :
- Giảm bớt khối lượng công việc cho N.
- Giúp đỡ N khi N gặp khó khăn trong công việc.
- Tạo điều kiện cho N đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn để giúp
N tăng cường năng lực giải quyết công việc.
163

Tiểu kết chương 3


Qua đánh giá thực trạng cho thấy gần 48,4 % NVCTXH có stress ở mức độ từ
nhẹ đến rất nặng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ stress ở NVCTXH
xét theo thâm niên công tác, mức độ tham gia tập huấn CTXH, đối tượng hỗ trợ,
tình trạng hôn nhân.
Nhân viên công tác xã hội có biểu hiện stress ở bốn mặt: xúc cảm, nhận thức,
hành vi, thể chất. Trong các mặt biểu hiện stress có 2 mặt biểu hiện ở mức: “xảy ra
vừa phải hay vài lần” đó là biểu hiện về mặt cảm xúc và biểu hiện về mặt nhận thức.
Biểu hiện về mặt hành vi và biểu hiện về mặt thể chất ở mức độ: “xảy ra phần nào
hay thi thoảng”.
Nhóm tác nhân gây stress nhiều nhất cho NVCTXH ở mức “khoảng nửa thời
gian có tác nhân này này” là nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của
NVCTXH. Các nhóm tác nhân còn lại đều gây stress cho NVCTXH ở mức “thi
thoảng có tác nhân này”.
NVCTXH sử dụng đa dạng các ứng phó để ứng phó với stress. Trong đó hai
nhóm ứng phó: ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất; ứng phó với yếu tố đặc điểm
công việc của NVCTXH, được NVCTXH sử dụng ở mức “có nhiều hiệu quả”. Các
nhóm ứng phó còn lại đều được NVCTXH sử dụng ở mức “có hiệu quả vừa phải”.
Mức độ stress có tương quan dương, trung bình tới mạnh với các biểu hiện
stress; tương quan dương, trung bình tới mạnh với các tác nhân gây stress. Các mặt
biểu hiện stress có tương quan dương, mạnh với nhau; các tác nhân gây stress có
tương dương, mạnh với nhau; các ứng phó với stress có tương quan dương, trung
bình tới mạnh với nhau.
Các yếu tố tính lạc quan hay bi quan, mức độ hài lòng đối với công việc, chỗ
dựa xã hội, thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà, thời gian làm việc nhà và việc cá
nhân, khí chất, ý định thay đổi công việc có thể dự báo được mức độ stress có ý nghĩa.
Trong các yếu tố, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ stress ở NVCTXH là “thời
gian làm việc nhà và việc cá nhân”. Sự kết hợp tất cả các yếu tố có khả năng dự báo
mức độ stress cao nhất ở NVCTXH
Có 05 biện pháp giúp giảm stress cho NVCTXH: nâng cao nhận thức cho
164

NVCTXH về mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân gây stress; rèn luyện kỹ năng
ứng phó với stress cho NVCTXH; nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố cá nhân
và xã hội tác động đến mức độ stress cho NVCTXH; tổ chức tham vấn tâm lý giúp
giảm stress cho nhân viên công tác xã hội; nâng cao khả năng phòng, tránh stress
cho NVCTXH.
Biện pháp tham vấn tâm lý đã được thực nghiệm. Kết quả sau tham vấn cho
thấy nhận thức của NVCTXH về tác nhân gây stress, ứng phó với stress cho bản thân
trong thời điểm hiện tại trước và sau tham vấn có sự khác biệt rõ; sau tham vấn
NVCTXH đã nhận thức rõ rệt hơn về tác nhân gây stress và ứng phó với stress. Có
sự biến đổi rõ rệt mức độ stress và ngày càng giảm dần ở những NVCTXH tham gia
thực nghiệm ngay sau khi tham vấn, sau tham vấn 3 tháng và sau tham vấn 6 tháng.
Phân tích trường hợp điển hình trong thực nghiệm làm rõ nét hơn biện pháp
tham vấn nhóm có tác dụng giảm stress cho NVCTXH. Qua trường hợp điển hình
giúp khảng định thêm sự gia tăng nhận thức về nguyên nhân gây stress và ứng phó
với stress trước và sau tham vấn cũng như sự biến đổi mức độ stress, mức độ tress giảm
dần ngay sau khi tham vấn, sau tham vấn 3 tháng và sau tham vấn 6 tháng.
165

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về stress ở NVCTXH, chúng
tôi rút ra những kết luận sau đây:
1.1. Về mặt lý luận
Sau khi đã tổng quan và nghiên cứu lý luận về các vấn đề liên quan đến luận
án, chúng tôi quan niệm: stress ở NVCTXH là trạng thái mất cân bằng của cơ thể,
biểu hiện ở mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi; xuất hiện khi NVCTXH
đáp ứng lại những tác động từ hoạt động nghề CTXH, hoạt động hàng ngày; môi
trường sống và làm việc của cá nhân hay từ chính bản thân họ. Stress ở NVCTXH
có 05 mức độ: mức độ bình thường; mức độ stress nhẹ; mức độ stress vừa; mức độ
stress nặng và mức độ stress rất nặng. Stress ở NVCTXH biểu hiện ở 04 mặt: thể
chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Các tác nhân gây stress ở NVCTXH có 05
nhóm tác nhân: tác nhân từ yếu tố thời gian; tác nhân từ yếu mối quan hệ; tác nhân
từ yếu tố tình huống ; tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần ; tác nhân từ
yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH. Tương ứng với 05 nhóm tác nhân là 05
nhóm ứng phó với stress ở NVCTXH: ứng phó với yếu tố thời gian; ứng phó với yếu
tố mối quan hệ; ứng phó với yếu tố tình huống ; ứng phó với yếu tố sức khỏe thể
chất và tinh thần ; ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH. Có 06 yếu
tố tác động, ảnh hưởng, dự báo mức độ stress ở NVCTXH đó là : tính lạc quan hay bi
quan; mức độ hài lòng đối với công việc; khí chất; chỗ dựa xã hội; thời gian làm việc;
ý định thay đổi công việc.
1.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy:
Đa số NVCTXH có stress ở mức độ bình thường (không có stress), khoảng
gần một nửa NVCTXH có stress ở mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ stress ở NVCTXH xét theo thâm niên công tác, mức độ
tham gia tập huấn CTXH, đối tượng hỗ trợ, tình trạng hôn nhân.
NVCTXH có biểu hiện stress ở 04 mặt; trong đó, biểu hiện ở mặt xúc cảm là
rõ nét nhất, kế đến là biểu hiện ở mặt nhận thức, biểu hiện ở mặt hành vi và cuối
166

cùng là biểu hiện ở mặt thể chất. Trong các mặt biểu hiện stress có 02 mặt biểu hiện
ở mức: “xảy ra vừa phải hay vài lần” đó là biểu hiện về mặt cảm xúc và biểu hiện
về mặt nhận thức. Biểu hiện về mặt hành vi và biểu hiện về mặt thể chất ở mức độ:
“xảy ra phần nào hay thi thoảng”.
Nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của NVCTXH gây stress cho
NVCTXH ở mức cao nhất “khoảng nửa thời gian có tác nhân này này”. Các nhóm
tác nhân còn lại đều gây stress cho NVCTXH ở mức “thi thoảng có tác nhân này”
và có thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần; tác
nhân từ yếu tố thời gian; tác nhân từ yếu tố tình huống; tác nhân từ yếu tố mối quan
hệ và tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất.
02 nhóm ứng phó được NVCTXH sử dụng ở mức “có nhiều hiệu quả” là nhóm
ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất; kế đến là nhóm ứng phó với yếu tố đặc điểm
công việc của NVCTXH. Các nhóm ứng phó còn lại được NVCTXH sử dụng ở mức
“có hiệu quả vừa phải” và có thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: ứng phó với yếu tố
mối quan hệ; ứng phó với yếu tố tình huống; ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần
và ứng phó với yếu tố thời gian.
Mức độ stress có tương quan dương, trung bình tới mạnh với các biểu hiện
stress; tương quan dương, trung bình tới mạnh với các tác nhân gây stress. Các mặt
biểu hiện stress có tương quan dương, mạnh với nhau; các tác nhân gây stress có
tương dương, mạnh với nhau; các ứng phó với stress có tương quan dương, trung
bình tới mạnh với nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ stress ở NVCXTH bao gồm: thời gian làm
việc nhà và việc cá nhân; chỗ dựa xã hội; tính lạc quan hay bi quan; ý định thay đổi
công việc; khí chất; sự hài lòng nghề nghiệp; thời gian làm việc nghề nghiệp ở nhà.
Các yếu tố này có thể dự báo được mức độ stress có ý nghĩa. Trong đó yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến mức độ stress ở NVCTXH là: thời gian làm việc nhà và việc
cá nhân. Sự kết hợp tất cả các yếu tố có khả năng dự báo mức độ stress cao nhất ở
NVCTXH.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất 05 biện
pháp giúp giảm stress cho NVCTXH đó là: nâng cao nhận thức cho NVCTXH về
167

mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân gây stress; rèn luyện kỹ năng ứng phó với
stress cho NVCTXH; nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố cá nhân và xã hội
tác động đến mức độ stress cho NVCTXH; tổ chức tham vấn tâm lý giúp giảm
stress cho NVCTXH và nâng cao khả năng phòng, tránh stress cho NVCTXH.
Biện pháp tham vấn tâm lý cho những NVCTXH có mức độ stress nặng và rất
nặng đã được thực nghiệm. Kết quả tham vấn cho thấy NVCTXH có sự thay đổi
nhận thức về tác nhân gây stress, ứng phó với stress trước và sau tham vấn; sau
tham vấn NVCTXH đã nhận thức rõ rệt hơn về tác nhân gây stress và ứng phó với
stress. Mức độ stress ở NVCTXH có thay đổi rõ rệt, mức độ stress ở NVCTXH
giảm ngay sau khi tham vấn so với trước tham vấn, sau tham vấn 03 tháng so với
ngay sau khi tham vấn và sau tham vấn 06 tháng so với sau 03 tháng tham vấn.
Biện pháp tham vấn tâm lý có tác dụng giảm stress cho NVCTXH được rõ nét
hơn qua phân tích trường hợp điển hình trong thực nghiệm. Qua trường hợp điển
hình cho thấy sự gia tăng nhận thức về nguyên nhân gây stress và ứng phó với stress
trước và sau tham vấn; bên cạnh đó là sự giảm dần mức độ stress ngay sau khi tham vấn,
sau tham vấn 03 tháng và sau tham vấn 06 tháng.
Kết quả nghiên cứu thực tế về stress ở NVCTXH đã chứng minh được các giả
thuyết nghiên cứu, làm rõ mức độ stress, biểu hiện stress, tác nhân gây stress, ứng
phó với stress và các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở NVCTXH cũng như sự tác động
của việc thay đổi nhận thức về tác nhân gây stress, ứng phó với stress đến mức độ
stress ở NVCTXH.
2. Kiến nghị
Để giúp NVCTXH phòng ngừa hoặc giảm stress, thoát khỏi stress; chúng tôi
kiến nghị với cơ quan quản lý các CSXH; CSXH và bản thân NVCTXH những vấn
đề sau:
2.1. Đối với bản thân nhân viên công tác xã hội
Giữ gìn sức khỏe bằng việc ăn, uống đủ chất; sinh hoạt điều độ; ngủ đủ; thực
hiện các bài tập để tăng cường sức khỏe; khám sức khỏe định kỳ.
Tăng cường kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức tốt đời sống cá nhân, biết cân
đối sắp xếp hợp lý giữa thời gian làm việc tại các cơ sở xã hội, thời gian dành cho
168

các công việc liên quan đến nghề nghiệp ở nhà, thời gian dành cho việc nhà và việc
cá nhân.
Tăng cường thiết lập và phát triển các mối quan hệ; chủ động tạo nguồn hỗ trợ
xã hội.
Đưa ra mục tiêu cần đạt được sát với thực tế, suy nghĩ tích cực, lạc quan.
Luôn học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Tự cân bằng cuộc sống, nâng cao hiểu biết về stress, kết hợp thực hành những
bài tập giảm stress thường xuyên và liên tục.
Đương đầu với stress, xác định đúng tác nhân gây stress và giải quyết stress
bằng sự nỗ lực của bản thân và tìm sự trợ giúp của gia đình, đồng nghiệp, các tổ
chức đoàn thể, các chuyên gia tham vấn.
2.2. Đối với cơ sở xã hội
Tổ chức, sắp xếp, phân công công việc hợp lý, khoa học phù hợp với năng lực
và các đặc điểm tâm lí cá nhân của NVCTXH; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
tạo điều kiện cho NVCTXH phát triển và thăng tiến trong công việc, giúp
NVCTXH an tâm công tác, gắn bó với nghề.
Cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị nơi làm
việc; bố trí phòng làm việc hợp lý; khắc phục các yếu tố bất lợi như nhiệt độ, không
khí ô nhiễm. Bên cạnh đó đưa yếu tố thẩm mỹ vào trong lao động như màu sắc và
âm nhạc tạo môi trường lao động hấp dẫn cho NVCTXH.
Chăm lo đời sống tinh thần cho NVCTXH như tổ chức văn nghệ, thể thao, thăm
quan, du lịch...trên cơ sở đó giúp NVCTXH phát triển các mối quan hệ nhằm xây dựng
bầu không khí tâm lí lành mạnh, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
Minh bạch thông tin, cung cấp đầy đủ các thông tin của CSXH cho NVCTXH
để giúp NVCTXH hiểu rõ các hoạt động tại CSXH, giúp họ gắn kết hơn với cơ sở
và tăng mức độ hài lòng đối với công việc.
Đánh giá khách quan, công bằng dựa trên cơ sở đóng góp và công hiến thực sự
của từng NVCTXH.
Tạo điều kiện cho NVCTXH học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,
tạo môi trường thuận lợi để NVCTXH có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế,
169

tăng tính chuyên nghiệp của môi trường làm việc; trên cơ sở đó nâng cao hứng thú
nghề nghiệp cho NVCTXH.
Tổ chức tập huấn quản lý stress cho NVCTXH và phát hành các ấn phẩm về
stress lưu hành nội bộ, giúp NVCTXH nâng cao nhận thức về stress, biểu hiện
stress, tác nhân gây stress và hình thành kỹ năng ứng phó với stress.
Nắm bắt tâm lí của NVCTXH để kịp thời phát hiện những NVCTXH có stress
ở mức độ vừa, nặng và rất nặng để có sự can thiệp, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế, tăng cường khám sức khỏe, quan tâm, hỗ
trợ những NVCTXH có sức khỏe không tốt; cải thiện chất lượng bữa ăn cho
NVCTXH tại các CSXH.
Kết nối với cơ sở, chuyên gia cung cấp dịch vụ tham vấn miễn phí cho
NVCTXH khi họ có nhu cầu trợ giúp.
Tăng cường hoạt động của tổ chức công đoàn tại cơ sở xã hội, để kịp thời động
viên, hỗ trợ các NVCTXH khi cần thiết, giúp NVCTXH gắn kết với cơ sở xã hội.
Luôn tìm các biện pháp giúp CSXH ngày càng phát triển; tăng thu nhập cho
NVCTXH.
2.3. Đối với cơ quan quản lí các cơ sở xã hội và cơ quan làm chính sách,
pháp luật
Xây dựng chính sách lương, phụ cấp phù hợp đảm bảo đời sống cho
NVCTXH.
Xây dựng định mức lao động phù hợp cho NVCTXH, để họ có đủ thời giờ
phục hồi sức lực sau thời gian làm việc.
Xây dựng các chính sách, quy định về hệ thống giám sát, quy trình làm việc
hàng ngày... nhằm tăng tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc tại các
CSXH.
Tăng cường các chính sách nhằm khuyến khích khả năng tham gia của
NVCTXH vào các chương trình đào tạo nâng cao trình độ.
Tăng cường kinh phí giúp các CSXH cải thiện điều kiện làm việc, mua trang
thiết bị làm việc.
Có những chính sách khuyến khích, thu hút người có phẩm chất tốt, năng lực
tốt tham gia công tác trong ngành CTXH.
170

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Anderson, D. G. (2000). Coping strategies and burnout among veteran child
protection workers. Child Abuse & Neglect, 24(6), 839-848.
doi:10.1016/S0145- 2134(00)00143-5
Avero, P., Corace, K. M., Endler, N. S., & Calvo, M. G. (2003). Coping Styles and
Threat Processing. Personality and Individual Differences, 35, 843-861.
Bhatti, N., Hashmi, M.A., Raza, S.A., Shaikh, F.M., Shafiq, K. (2011). Empirical
Analysis of Job Stress on Job Satisfaction among University Teachers in
Pakistan, International Business Research Vol. 4, No. 3; July 2011.
Bob Montgomery, Lynette Evans (Dũng Tiến và Thúy Nga dịch). (2004). Những
phương cách hữu hiệu phòng chống stress.Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.
Bourne E.J. (2000). The anxiety & phobia workbook. New Harbinger Publication, Inc
Bộ Lao động Thương binh – Xã hội – Bộ nội vụ. (2015). Thông tư liên tịch quy
định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
công tác xã hội. Hà Nội.
Bùi Thị Xuân Mai. (2016). Nhập môn công tác xã hội – Tài liệu hướng dẫn thực hành
(dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở). Hà Nội :Unicef.
Cahill, J., Landsbergis, P.A., & Schnall, P.L. (1995). Reducing occupational stress:
An introductoryguidefor managers, supervisors, and union members.
Carver C.S, Scheiner M.F.(1989). Assessing coping strategies: A theoretically
based approach, Journal of personality and social psychology, Vol.56, p.267-
283.
Chaudhry, A.Q. (2013), Analysis of occupational stress ò univestity faculty to
improve the quality of their work, Journal of Quality and Technology
Management Volume IX, Issue I, June 2013, Page 12 – 29. (tvt)
Симонов. (1970). Теоpий отpажeия Псиxoфизuология змоций "Науka".
Coffey, M., Dugdill, L., & Tattersall, A. (2004). Stress in social services: Mental
well- being, constraints and job satisfaction. The British Journal of Social
Work, 34(5), 735-746. doi:10.1093/bjsw/bch088
171

Collings, J.A. & Murray P.J. 1996.Predictors of stress amongst social workers: An
empirical study. British Journal of social work, (26)3:375-387
Collins, S. (2008). Statutory social workers: Stress, job satisfaction, coping, social
support and individual differences. British Journal of Social Work, 38(6), 1173-
1193. doi:10.1093/bjsw/bcm047.
Courage, M., & William, D. (1986). An approach to the study of burnout in
professional care providers in human service organizations. Journalof Social
Service Research, 10(1), 7-21.
Cox, K., & Steiner, S. (2013). Self-care in social work: A Guide for practitioners,
supervisors, and administrators.Washington, DC: NASW Press.
Craig, C.D. & Sprang, G. (2010). Compassion satisfaction, compassion fatigue, and
burnout in a national sample of trauma treatment therapists. Anxiety, Stress, &
Coping, 23 (3), 319-339. DOI: 10.1080/10615800903085818
Dane, B. (2000). child welfare workers: An innovative approach for interacting with
secondary trauma. Journal of Social Work Education, 36(1), 27-38.
Dillenburger, K. (2004). Causes and alleviation of occupational stress in child care
work. Child Care in Practice, 10(3), 213-224.
doi:10.1080/1357527042000244356
Dollard, M.F., Winefield, H.R. and Winefield, A.H., (2001). Occupational strain and
efficacy in human service workers: When the rescuer becomes the victim.
London: Kluwer Academic Publishers.
DuBois and Miley.(2008). Social Work: An Empowering Profession.
Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, Tâm lý học và đời sống, Nxb Khoa học
xã hội Hà Nội: Hà Nội,1994.
Đặng Phương Kiệt. (1998). Stress và đời sống. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Đặng Phương Kiệt. (2001). Cơ sở tâm lý học ứng dụng. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc
Gia.
Đặng Phương Kiệt. (2004). Stress và sức khỏe. Hà Nội: Nxb Thanh niên.
Đỗ Thị Lệ Hằng. (2014). Căng thẳng của học sinh trung học phổ thông. Luận án Tiến
sĩ Tâm lý học. Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Hà Nội.
172

Đỗ Văn Đoạt. (2013). Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ
của sinh viên đại học sư phạm. Luận án Tiến sĩ Tâm lý học. Học viện Khoa học
xã hội Việt Nam. Hà Nội.
Earle, N. (2008). Social work in social change: The profession and education of
social workers in South Africa. Cape Town: HSRC Press.
Elisa J. Grant – Vallone .(2001). An examination of work and personal life conflict,
organizational support, and employee health among internatipnal expatriates.
Internationnal Journal of Intrecultural Relations. Pages 261 -278 Retrieved
fromhttps://WWW.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0147176701000
037#.
Endler, N. S., & Parker, J. D. A. (1990). Multidimensional Assessment of Coping:
A Critical Evaluation. Journal of Personality and Social Psychology, 58(5),
844-854.
Зинченко В .П., Б. Г. Мешеpакова .(1996). Психолотический словарь, Под. pед.
М.Пpесс, 440c.
Fernet, C., Austin, S., Tre´panier, S. G. & Dussault, M. (2013). How do job
characteristics contribute to burnout? Exploring the distinct mediating roles of
perceived autonomy, competence, and relatedness. European Journal of Work
and Organizational Psychology, 22(2): 123 -137.
Ferreri (1997). Nguyễn Việt dịch và biên soạn. Stress từ bệnh học tâm thần đến cách
tiếp cận trong điều trị.
Fricchione, G. L., Ivkovic, A., & Yeung, A.S. (2016). The science of stress: living under
pressure. In G. L. Fricchione, A. Ivkovic, & A.S. Yeung (Eds.), University of Chicago
Press. University of Chicago Press.
Frydenberg, E. (2008), Adolescent coping: Advances in theory, research and
practice. Taylor & Francis.
Gatchel Robert J., Baum Andrew .(1983). An Introduction to Health Psychology.
ISBN 0394348001, 9780394348001.
Gerrig, R.J. và Zimbardo, P.G. (2013). Tâm lý học và đời sống. Hà Nội: Nxb Lao
động.
173

Herbert, T. B., & Cohen, S. (1996). Measurement issues in research on psychological


stress. In H. B. Kaplan (Ed.), Psychosocial stress: Perspectives on structure,
theory, life course, and methods. New York: Academic Press.
Himle, D., Jayaratne, S. & Thyness, P. (1986). Predictors of job satisfaction,
burnout and turnover among social workers in Norway and the USA: A
crosscultural study. International Social Work, 29, 323– 334.
Hoppock, R. (1935). Job Satisfaction. New York and London Harper and brothers.
Jayaratne, S. & Chess, W. (1984). Job satisfaction, burnout, and turnover: A national
study. Social Work, 24, 448–453.
Judith Lazaraus Thùy Chi và Ngọc Mai dịch. (2001). Cách giảm căng thẳng tốt
nhất.
Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin.
Johnson, S.Smith, T.J.Mycrs. (1968).Vigilance throughout seve days
sorydeprivatoin – Psycho...Sci, P.293 -294.
Johnson, S., Cooper, C., Cartwright, S., Donald, I., Taylor, P., & Millet, C.
(2005). The experience of work‐related stress across occupations. Journal of
Managerial Psychology, 20(2), 178–187. 10.1108/02683940510579803
[CrossRef] [Google Scholar].
Kadushin, A. (2002). Supervision in social work. (3rd Ed). New York: Columbia
University Press.
Kim, H. (2010). Job conditions, unmet expectations, and burnout in public child
welfare workers: how different from other social workers? Children and Youth
Services Review. Retrieved From
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0190-7409(10)00335-X.
Kim, H., Ji, J. & Kao, D. (2011). Burnout and physical health among social workers:
three-year longitudinal study. Social Work, 56(3):258-268.
Kumarmahi. (2007). Stress coping skills, Inc.
Lazarus, R.S. (1966). Psychological Stress and the Coping Process. McGraw-Hill,
New York.
Lazarus & Folkman .(1984). Stress, appraisal, and coping, NY.
174

Lawson, G. & Myers, J.E. (2011). Wellness, Professional Quality of Life, and
Career Sustaining Behaviors: What Keeps Us Well? Journal of Counseling
and Development, 89, 163-171.
Lee, R., & Ashforth, B. (1996). A meta-analytic examination of the correlates of the
three dimensions of job burnout. Journal of Applied Psychology , 81,123-33.
Lêbêđév – A.I.Panôv .(1986). Tâm lí học xã hội trong quản lí. Tập bài giảng của các
giáo sư Liên Xô tại trường quản lí trung ương, tập III.
Lê Chí An, Nguyễn Thụy Diễm Hương, Mai Xuân Huấn, Bùi Thị Xuân Mai và
Nguyễn Hữu Tân. (2012). Quản lý Stress đối với nhân viên xã hội. Thành phố
Hồ Chí Minh: WWO.
Lê Văn Hảo và Larsen, K.S., Hành vi tổ chức trong một thế giới đang thay đổi. Nxb
Đại học Quốc Gia Hà Nội: Hà Nội, 2012.
Lloyd, C., King, R., & Chenoweth, L. (2002). Social work, stress and burnout: A
review. Journal of Mental Health,11(3), 255-265.
doi:10.1080/09638230020023642.
Lovibond, S.H. & Lovibond, P.F. (1995). Manual for the Depression Anxiety &
Stress Scales. (2nd Ed.)Sydney: Psychology Foundation
Magnavita, N., Soave, P. M., Ricciardi, W., & Antonelli, M. (2020). Occupational
stress and mental health among anesthetists during the COVID‐19
Pandemic. International Journal of Environmental Research and Public
Health, 17(21), 8245. 10.3390/ijerph17218245 [PMC free article] [PubMed]
[CrossRef] [Google Scholar]
Mariammal, T., Amutha J.A. and Sornaraj, R. (2012), Work influenced occupational
stress and cardiovascular risk among teachers and office workers, Journal of
Chemical and Pharmaceutical Research, 2012, 4(3):1807-1811.
McLean, J. and Andrew, T., (2000). Commitment, satisfaction, stress and control
among social services managers and social workers in the UK. Administration
in Social Work, 23, 93-117.
Meyer A. (1948). The life chart and the obligation of specifying positive,McGraw –
Hill Book Company Inc, NY.
175

Minh Nguyên. (2018). Giảm giờ làm giúp con người sống thọ hơn. Nhận từ
https://vnexpress.net/suc-khoe/giam-gio-lam-giup-con-nguoi-song-tho-hon-
3821444.html
Nelson-Gardell, D., & Harris, D. (2003). Childhood abuse history, secondary
traumatic stress, and child welfare workers. Child Welfare, 82(1), 5-26.
Nguyễn Huy Lâm. (2002). Stress căn bệnh thời đại của phụ nữ. Đồng Nai : Nxb Tổng
hợp.
Nguyễn Hữu Thụ.(2009). Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của
sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.Đề tài nghiên cứu. Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn Hà Nội. Hà Nội.
Nguyễn Minh Tiến (dịch và tổng hợp).(2015). Stress là gì ?. Nhận từ
http://tamlytrilieu.com/stress1.htm
http://ngthienhoang.blogspot.com/2015/02/stress-la-gi-phan-01.html
http://ngthienhoang.blogspot.com/2015/02/stress-la-gi-phan-02.html
Nguyễn Quang Uẩn. (2005). Giáo trình Tâm lí học đại cương. Hà Nội: Nxb Đại học
Sư phạm.
Nguyễn Thành Khải. (2001). Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lí. Luận án Tiến sĩ
Tâm lý học. Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Hà Nội.
Nguyễn Thị Ngọc.(2014). Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp – các chiều kích kiệt sức
nghề nghiệp của nhân viên xã hội đang làm việc tại một số cơ sở xã hội thành
phố Hồ Chí Minh. Trường Tâm lý thực hành Paris – EPP- Đại học Y Phạm
Ngọc Thạch.Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thúy Dung. (2016). Stress và ứng phó với stress của cán bộ quản lí giáo
dục những vấn đề lí luận và thực tiễn.Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
Ntombenhle brenda moyane. (2016). Social workers’ experiences of occupational
stress. School: human and community development.
O’Driscoll, M. P., & Cooper, C. L. (2002). Job related Stress and Burnout. In P. Warr
(Ed.), Psychology at Work, (fifth ed.). London: Clays Ltd.
Oláh, a. (1995). Coping strategies among adolescents: A cross-cultural study, Journal
of Adolescence, 18(4), 491–512.
176

Palmer, S., Puri, A. (2006). Coping with Stress at University a Survival Guide, SAGE
Publications Ltd 1 Oliver’s Yard 55 City Road London EC1Y 1SP.
Papathanasiou, I.V., Tsaras, K., Neroliatsiou, A., & Roupa, A.R. (2015). Stress: Concepts.
Theoretical models and nursing Interventions. American Journal of Nursing science,
4 (2), 45 -50. https://doi.org/10.11648/j.ajns.s.2015040201.19
Phạm Mạnh Hà. (2011). Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của giảng viên
ĐHQG Hà Nội, nguyên nhân và những biện pháp phòng ngừa. Đề tài nghiên
cứu cấp cơ sở. Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Hà Nội.
Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn. (1995). Tâm lý học. Hà Nội:
Nxb Giáo dục.
Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Mary, Chambers, Phùng Khánh Lâm,
Nguyễn, Văn Vĩnh Châu. (2019). Khảo sát sức khỏe tâm trí của nhân viên y tế
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Tạp chí Y tế Cộng
đồng, số 47, 24 – 30.
Phạm Thị Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Thị Thu Hường và
Nguyễn Thị Lý. (2019). Một số biện pháp phòng ngừa, ứng phó với stress của
Điều dưỡng viên bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí khoa học và công
nghệ ĐHTN ,197(04), 113 – 118.
Phạm Thị Thanh Hương. (2015). Stress trong thể thao. Luận án Tiến sĩ Tâm lí học.
Học viện khoa học xã hội Việt Nam. Hà Nội.
Phan Thị Mai Hương. (2007). Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó
khan. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Poulsen, I, Weichen neu stellen! Ein Praxis hand buchzur Selbstfürsorge und
Burnout prävention fürFachkräfteinsozialen und pädagogischen Berufen
(BoD– Bookson Demand, 2018)
Quốc hội. (1979). Nghị quyết về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu – Cô đảo trực thuộc
trung ương.
Regehr, C., Hemsworth, D., Leslie, B., Howe, P., & Chau, S. (2004). Predictors of
post traumatic distress in child welfare workers: a linear structural equation
model. Children and Youth Services Review, 26, 331-346
177

Rita Raudeliunaite & Giedre Volff. (2018). The causes of stress at work amongst
social workers. SHS Web of Conferences 85, 03004 (2020). Int. Conf. society.
health. welfare. 2018 https://doi.org/10.1051/shsconf/20208503004
Robert Heller (Nguyễn Thị Thiên Hương và Trần Thị Thu Hà biên dịch). (2004).
Nghệ thuật giảm thiểu tress, cẩm nang quản trị kinh doanh. Hà Nội : Nxb Văn
hóa thông tin.
Ross, R.R. and Altmaier, E.M. (1994). Intervention in occupational stress, A
Handbook of Counselling for stress at work, Sage Publication Ltd.
Rovas, L, J. Lapenien˙e, R. Baltrušaityte,˙ Visuomenes˙ sveikata 1, 80–85 (2012)
Um, M.Y. & Harrison, D.F. 1998. Role stressors, burnout, mediators, and job
satisfaction: A stress-strain-outcome model and an empirical test. Social Work
Research, 22(2):100–116
Sakai Y, Akiyama T, Miyake Y, Kawamura Y, Tsuda H, Kurabayashi L, et al. (2005).
Temperament and job stress in Japanese company employees. J Affect
Disord.;85:101–12, http://dx.doi.org/10.1016/j.jad.2004.03.012.
Scheier, Michael F.; Carver, Charles S. (1985). Optimism, coping and health:
Assessment and implications of generalized outcome expectancies, Health
Psychology, 4(3), 219-247.
Selye, H. (1956). The stress of life, McGraw – Hill Book Company, New York.
Shannon, C., & Saleebey, D. (1980). Training child welfare workers to cope with
burnout. Child Welfare,59(8), 463-468.
Siegrist, J.A. (1996). Adverse health effects of high-effort/low-reward conditions.
Journal of Occupational Health Psychology, 1, 27-41.
Storey, J., & Billingham, J. (2001). Occupational stress and social work. Social Work
Education, 20(6), 659-670. doi:10.1080/02615470120089843.
Thủ tướng chính phủ. (2010). Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010
– 2020. Hà Nội.
Torres, R.M., Lambert, M.D., Lawver, R.G. (2009). Job Stress among Secondary
Ag
Teachers: An Explanatory Study, American Association for Agricultural Education
178

Research Conference Proceedings May 20 - 22, 2009, Louisville, KY.


Tô Như Khuê. (1976). Phòng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời sống và
lao động.
Tô như Khuê. (1980). Đại cương tâm lí học kỹ thuật quan sự. Bộ môn Sinh lý học
lao động quân sự.
Tô Như Khuê. (1995). Cảm xúc và căng thẳng cảm xúc trong lao động. Tài liệu huấn
luyện về bảo hộ lao động cho công nhân sửa chữa bảo dưỡng cột An ten viba,
H, tr 28 – 45.
Tô Như Khuê .(1997). Đại cương tâm sinh lý học lao động, và tâm lí học kỹ thuật.
Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2019.
Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Liên Hương .(2016). Tình trạng căng thẳng và một số
yếu tố liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu nghị Việt
đức năm 2015. Tạp chí Y tế Cộng đồng, số 40, 20 -25.
Trịnh Viết Then. (2016). Stress ở giáo viên mầm non. Luận án Tiến sĩ Tâm lí học.
Học viện khoa học xã hội Việt Nam. Hà Nội.
Truter, E., Fouché, A., & Theron, L. (2017). The resilience of child protection
social workers: Are they at risk and if so, how do they adjust? A systematic
meta‐synthesis. British Journal of Social Work, 47, 846–863. [Google
Scholar]
Tsai, E., Fung, L., Chow, L. (2006). Sources and manifestations of stress in female
kindergarten teachers, International Education Journal, 7(3), 364370. ISSN 1443-
1475 © 2006 Shannon Research Press.
Um, M. and Harrison, D.F., .(1998). Role stressors, burnout, mediators, and job
satisfaction: A stress-strain-outcome model and an empirical test. Social Work
Research, 22, 100-115.
Vũ Dũng . (2008). Từ điểm Tâm lí học. Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa.
Vũ Thị Lụa và Lê Văn Nguyễn .(2015). Biểu hiện stress của nhân viên xã hội tại một
số cơ sở xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Tâm lí học xã hội, số 6, 42 -
49.
Vũ Thị Lụa .(2016). Chiến lược ứng phó với stress của nhân viên xã hội tại một số
179

cơ sở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế sang
chấn tâm lý và các hoạt động trợ giúp, 483 – 490.
Vũ Thị Lụa .(2017). Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới stress của nhân viên xã hội
tại một số cơ sở xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Tâm lí học xã hội, số
2, 66 – 73.
Walonick, D.S. (1993). Causes and cures of stress in organizations. Retrieved from
http://statpac.org/walonick/organizational-stress.htm
Whitaker, T., Weismiller, T., & Clark, E.J. (2006). Assuring the sufficiency of a
frontline workforce: A national study of licensed social workers. Washington,
DC: National Association of Social Workers, Center for Workforce Studies.
180

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Vũ Thị Lụa. (2020). Chiến lược ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã
hội. Kỷ yếu khoa học cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trường Đại học Sư
Phạm thành phố Hồ Chí Minh năm học 2020 – 2021, 365 – 377. Thành phố Hồ Chí
Minh: Nxb. Đại học Sư Phạm.
2. Vũ Thị Lụa. (2021). Biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội tại khu
vực Đông Nam Bộ. Tạp chí Tâm lí học, số 4, 87-97.
3. Vũ Thị Lụa. (2022). Tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội. Tạp
chí Tâm lí học, số 1, 62-78.
PL1

PHỤ LỤC 1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN


(Dành cho nhân viên công tác xã hội)

Kính chào anh/chị!


Nhằm đưa ra những giải pháp giúp NVCTXH giảm tải căng thẳng (còn gọi
là stress) trong công việc và cuộc sống, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về stress ở
nhân viên công tác xã hội. Các thông tin được cung cấp bởi anh/chị là rất hữu ích
đối với nghiên cứu này. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của
anh/chị bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây.
Câu 1: khi bị stress, anh/chị thường thấy bản thân mình có những biểu hiện
gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 2 : những tác nhân nào trong hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống
thường gây stress cho anh/chị ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Câu 3 : anh/chị thường dùng những cách thức nào để ứng phó, giải tỏa stress
cho bản thân ?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

Câu 4 : theo anh/chị những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức độ stress ở
anh/chị?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn anh/chị.


PL2

PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA THỬ


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho nhân viên công tác xã hội)

Kính chào anh/chị!


Nhằm đưa ra những biện pháp giúp NVCTXH giảm tải căng thẳng (còn gọi
là stress) trong công việc và cuộc sống, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về stress ở
nhân viên công tác xã hội. Các thông tin được cung cấp bởi anh/chị là rất hữu ích
đối với nghiên cứu này. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của
anh/chị bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây. Các câu hỏi không có tính đánh
giá là tốt hay xấu. Chúng tôi mong có được các ý kiến chân thành từ anh/chị để
nghiên cứu có kết quả chân thực.
Mọi thông tin từ khảo sát chỉ dành cho mục đích nghiên cứu và kiến nghị
chính sách.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của anh/chị.

Xin anh/chị cho biết, anh/chị có đồng ý tham gia vào nghiên cứu này của
chúng tôi không? Nếu không đồng ý, xin anh/chị hãy gửi lại bản khảo sát này cho
người điều tra. Nếu đồng ý xin xin anh/chị hãy đánh dấu (×) vào chữ đồng ý và tiếp
tục trả lời phiếu hỏi

1. Đồng ý 2. Không đồng ý

A. STRESS Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI


Câu A1. Anh/chị vui lòng cho biết trong một tuần qua, anh/chị thấy mình
có những biểu hiện dưới đây hay không? (khoanh tròn vào các mức độ phù hợp: 0 =
điều này hoàn toàn không xảy ra cho tôi; 1= xảy ra cho tôi phần nào hay thi thoảng;
2 = xảy ra cho tôi vừa phải hay vài lần; 3 = thường xảy ra cho tôi hay nhiều lần; 4 =
rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có)
PL3

Điều này Xảy ra Xẩy ra Thường Rất


hoàn cho tôi cho tôi xảy ra thường
toàn phần vừa phải cho tôi, xảy ra,
STT không nào hay hay vài hay hay hầu
Những biểu hiện
xảy ra thi lần nhiều lần hết lúc
cho tôi thoảng nào
cũng có
Về mặt thể chất
1 Mệt mỏi 0 1 2 3 4

2 Nhức đầu 0 1 2 3 4

3 Buồn nôn, chóng mặt, ù tai 0 1 2 4

4 Toát mồ hôi 0 1 2 3 4

5 Nhức mỏi và đau, căng cơ 0 1 2 3 4


bắp
6 Chuột rút hoặc co thắt cơ 0 1 2 3 4

7 Hay thở dài hoặc thở ngắn, 0 1 2 3 4


thở gấp
8 Tăng hay giảm ngon miệng 0 1 2 3 4

9 Xuất hiện các bệnh về da 0 1 2 3 4

10 Rối loạn tiêu hóa 0 1 2 3 4

11 Đau ngực, nhịp tim nhanh 0 1 2 3 4

12 Thường xuyên cảm lạnh 0 1 2 3 4


hoặc cúm
13 Giảm khả năng tình dục 0 1 2 3 4

14 Có vấn đề về dạ dày 0 1 2 3 4

15 Có chứng tăng huyết áp 0 1 2 3 4


hoặc huyết áp cao
PL4

16 Tăng hoặc giảm cân 0 1 2 3 4

17 Suy giảm hệ miễn dịch 0 1 2 3 4

18 Sức khỏe giảm sút 0 1 2 3 4


Về mặt nhận thức
19 Trí nhớ giảm sút, hay quên 0 1 2 3 4

20 Chú ý giảm, khó tập trung 0 1 2 3 4


vào công việc
21 Khó khăn trong tiếp thu 0 1 2 3 4

22 Hay nhầm lẫn 0 1 2 3 4

23 Giảm khả năng phán đoán, 0 1 2 3 4


đánh giá vấn đề
24 Khó khăn trong việc đưa ra 0 1 2 3 4
quyết định
25 Suy nghĩ nhiều 0 1 2 3 4

26 Thường nghĩ đến hậu quả 0 1 2 3 4


xấu do hoạt động hàng ngày
mang lại
27 Thường hình dung lại 0 1 2 3 4
những sự kiện không vui
vừa diễn ra
28 Cho rằng mình có lỗi trong 0 1 2 3 4
những sự kiện không vui
xảy ra
29 Nhận thấy mình khó thư 0 1 2 3 4
giãn được
Nhận thấy mình khó chấp 0 1 2 3 4
30 nhận việc đang làm bị gián
đoạn
Nhận thấy mình khó chấp
31 nhận việc có cái gì đó xen 0 1 2 3 4
PL5

vào cản trở việc mình đang


làm
32 Thấy mọi việc quá tải 0 1 2 3 4

Về mặt cảm xúc


33 Dễ bối rối 0 1 2 3 4
34 Dễ bực bội 0 1 2 3 4
35 Buồn phiền, chán nản 0 1 2 3 4
36 Lo lắng, hồi hộp 0 1 2 3 4
37 Dễ phật ý, tự ái 0 1 2 3 4
38 Khó thoải mái được 0 1 2 3 4
39 Khó trấn tĩnh sau bối rối 0 1 2 3 4
40 Dễ bị kích động 0 1 2 3 4
41 Mất tự tin 0 1 2 3 4
42 Không hài lòng về bản thân 0 1 2 3 4
Không còn hứng thú với 0 1 2 3 4
43 những sở thích và hoạt động
hàng ngày
Về mặt hành
44 Phản ứng thái quá với mọi 0 1 2 3 4
tình huống
45 Hay bỏ dở hoạt động không 0 1 2 3 4
rõ lí do
46 Ăn nhiều hoặc ít hơn 0 1 2 3 4
47 Ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều 0 1 2 3 4
48 Không chia sẻ, giao lưu 0 1 2 3 4
Hay nổi nóng, cáu kỉnh, 0 1 2 3 4
49 không làm chủ được bản
thân
50 Hay kêu ca, phàn nàn 0 1 2 3 4
51 Trì hoãn và sao nhãng 0 1 2 3 4
nhiệm vụ
52 Dễ xảy ra sai sót trong công 0 1 2 3 4
PL6

việc
53 Sử dụng chất kích thích 0 1 2 3 4
54 Hay khóc thầm 0 1 2 3 4
55 Giảm hoạt động tình dục 0 1 2 3 4
56 Vệ sinh thân thể kém, trang 0 1 2 3 4
phục luộm thuộm
57 Không kiên nhẫn khi phải 0 1 2 3 4
chờ đợi

Câu A2. Anh /chị vui lòng cho biết ý kiến của anh chị về những tác nhân
gây stress cho anh/ chị (khoanh tròn vào các ô số tương ứng với các mức độ: 0 =
không có tác nhân này; 1 = thi thoảng có tác nhân này; 2 = khoảng nửa thời gian có
tác nhân này; 3 = phần lớn thời gian có tác nhân này; 4 = hầu hết thời gian có tác
nhân này).
Không có Thi Khoảng Phần Hầu hết
tác nhân thoảng nửa thời lớn thời thời gian
này có tác gian có gian có có tác
STT Tác nhân nhân tác nhân tác nhân nhân này
này này này
Tác nhân từ yếu tố thời gian
Thời gian quá ít mà khối 0 1 2 3 4
1 lượng công việc quá nhiều
(việc cơ quan, gia đình, cá
nhân..)
Thường xuyên phải làm 0 1 2 3 4
2 quá thời gian theo quy định
ở nơi làm việc
Luôn phải trăn trở giải 0 1 2 4
3 quyết vấn đề cho thân chủ
ngay cả khi về nhà
Không đủ thời gian khôi 0 1 2 3 4
4 phục lại cảm xúc do ảnh
hưởng từ vấn đề đau buồn
của thân chủ
PL7

Không đủ thời gian để thực 0 1 2 3 4


5 hiện đầy đủ các công việc
trong quy trình can thiệp
cho thân chủ
Thời gian làm việc quá 0 1 2 3 4
6 nhiều (việc cơ quan, việc
nhà, việc cá nhân...) nên ít
được nghỉ ngơi
Làm thêm giờ ở cơ quan và 0 1 2 3 4
7 ngoài cơ quan để tăng thu
nhập
8 Phải dành nhiều thời gian 0 1 2 3 4
cho bạn bè, gia đình
Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ
9 Nhiều khi không có sự hợp 0 1 2 3 4
tác của thân chủ
10 Bất đồng quan điểm với 0 1 2 3 4
đồng nghiệp về phương
pháp hỗ trợ thân chủ
Khó khăn trong hợp tác 0 1 2 3 4
giữa các nhân viên công tác
xã hội với nhân viên tâm lí
11 học, nhân viên y tế ... trong
quá trình làm việc, trợ giúp
thân chủ
Không được mọi người coi 0 1 2 3 4
trọng, đánh giá đúng công
12
sức và tâm huyết của cá
Nhân
13 Mâu thuẫn với đồng 0 1 2 3 4
nghiệp, cấp trên
14 Mâu thuẫn trong gia đình 0 1 2 3 4
(ly hôn, tranh chấp, xích
mích, bất hòa, đối xử
PL8

không công bằng…)


15 Mâu thuẫn với gia đình 0 1 2 3 4
nhà chồng hoặc nhà vợ
16 Mâu thuẫn với bạn bè, 0 1 2 3 4
hàng xóm
Có khó khăn trong quan hệ 0 1 2 3 4
17 với người khác (vd: không
được cảm thông, bị hiểu
lầm, bị ghét bỏ…)
Cô đơn không người chia sẻ 0 1 2 3 4
18 hoặc phải ở một mình khi
bản thân không muốn (thiếu
những mối quan hệ)
19 Không yêu thích nghề 0 1 2 3 4
công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố tình huống
20 Vấn đề của thân chủ phức 0 1 2 3 4
tạp, khó giải quyết
21 Sự thay đổi nơi thân chủ 0 1 2 3 4
không đáp ứng kỳ vọng
của bản thân
22 Phải đi lại nhiều như đi 0 1 2 3 4
vãng gia, thăm và trao đổi
với các thân chủ
Không có không gian riêng 0 1 2 3 4
để làm việc kín đáo với thân
23 chủ khiến cho những
nguyên tắc nghề công tác
xã hội bị vi phạm
24 Chưa đủ chuyên môn kiến 0 1 2 3 4
thức về công tác xã hội
đáp ứng yêu cầu công việc
25 Lương nhân viên công tác 0 1 2 3 4
xã hội thấp, chế độ phụ cấp
PL9

không có hoặc rất ít mà hiện


tại phải chi tiêu nhiều
26 Sự thay đổi nhân viên liên 0 1 2 3 4
tục tại nơi làm việc
27 Gặp bế tắc, thất bại trong 0 1 2 3 4
cuộc sống
Những người quan trọng, có 0 1 2 3 4
28 ý nghĩa với bản thân gặp
những khó khăn, thách
thức, nguy hiểm, bị đe dọa
Sự thay đổi trong gia đình 0 1 2 3 4
(sự thay đổi công việc của
29 thành viên trong gia đình,
sinh con, người khác ở
chung …)
30 Thiếu hụt thông tin về 0 1 2 3 4
những vấn đề trong công
việc và trong cuộc sống
31 Thời tiết nóng nực 0 1 2 3 4
Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần
Bị bệnh đột ngột hoặc bị 0 1 2 3 4
32 chấn thương làm cơ thể
đau đớn, mệt mỏi
33 Bị bệnh mãn tính 0 1 2 3 4
34 Sức khỏe suy giảm 0 1 2 3 4
35 Có vấn đề trong đời sống 0 1 2 3 4
tình dục
36 Lo lắng không giải quyết 0 1 2 3 4
được các vấn đề của thân
chủ
37 Lo lắng thân chủ không 0 1 2 3 4
hợp tác
38 Lo lắng thân chủ chậm thay 0 1 2 3 4
đổi trong quá trình can thiệp
PL10

39 Lo lắng những việc không 0 1 2 3 4


tốt xảy ra cho bản thân, gia
đình, bạn bè ...
40 Thất vọng về chính bản 0 1 2 3 4
thân khi hỗ trợ thân chủ
không hiệu quả
41 Không kiên định, không có 0 1 2 3 4
chính kiến khi giải quyết
các vấn đề của thân chủ
42 Không chủ động và tích cực 0 1 2 3 4
ngăn ngừa trước hay ứng
phó với những tình huống
căng thẳng
43 Luôn bi quan, có thái độ 0 1 2 3 4
tiêu cực trong mọi vấn đề
Tác nhân từ đặc điểm công việc của NVCTXH
44 Việc sử dụng những kỹ 0 1 2 3 4
năng nào để làm việc với
một ca cụ thể không được
xác định rõ ràng
45 Đối tượng đa dạng 0 1 2 3 4
46 Vấn đề của thân chủ phức 0 1 2 3 4
tạp
47 Môi trường làm việc chưa 0 1 2 3 4
chuyên nghiệp
48 Phương tiện làm việc thiếu 0 1 2 3 4
thốn
49 Công việc đòi hỏi nhiều 0 1 2 3 4
kiến thức, kỹ năng
Sự tuân thủ nguyên tắc 0 1 2 3 4
nghề nghiệp đôi khi không
dễ dàng (ví du: khi thân chủ
50 có ý định tự tử thì khó tuân
thủ nguyên tắc “tôn trọng
PL11

quyền tự quyết của thân


chủ”)
Sự mơ hồ về vai trò, về 0 1 2 3 4
51 phạm vi công việc, về sự
phát triển nghề nghiệp
trong tương lai
48

Câu A.3. Khi bị stress (căng thẳng) anh/chị đã làm như thế nào? Hãy
khoanh tròn vào ô số phù hợp với ứng phó của anh/chị khi đó (0 = không sử dụng
hoặc sử dụng mà không hiệu quả; 1= ít có hiệu quả; 2 = có hiệu quả vừa phải; 3= có
nhiều hiệu quả; 4 = có rất nhiều hiệu quả)
Không Ít hiệu Có hiệu Có Có rất
sử dụng quả quả vừa nhiều nhiều
Ứng phó hoặc sử phải hiệu quả hiệu quả
STT dụng mà
không
hiệu quả
Ứng phó với yếu tố thời gian
Nhận thức rõ những việc 0 1 2 3 4
mình có thể và không thể
hoàn thành trong một thời
1
gian nhất định để lập kế
hoạch có tính khả thi cao
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 0 1 2 3 4
công việc: làm ngay những
công việc khẩn cấp và quan
2 trọng; sau đó đến những
công việc quan trọng nhưng
không khẩn cấp; những
công việc không quan trọng
chỉ làm khi có thời gian
rảnh.
Từ chối làm thêm những 0 1 2 4
3 việc không thuộc lĩnh vực,
nhiệm vụ của mình
PL12

Giảm dần danh sách “những 0 1 2 3 4


4 việc cần làm”

Giao hoặc nhờ người khác 0 1 2 3 4


5 làm bớt công việc khi công
việc quá nhiều
Cân bằng giữa công việc 0 1 2 3 4
6 trong cơ sở xã hội, công
việc gia đình và những công
việc cá nhân …..
Ứng phó với yếu tố mối quan hệ
Tâm sự, chia sẻ, tìm kiếm 0 1 2 3 4
sự đồng cảm từ người thân,
7
bạn bè, đồng nghiệp, thân
chủ
Vui mừng khi người thân, 0 1 2 3 4
bạn bè, đồng nghiệp, thân
8
chủ có tin vui, đạt thành
tích tốt trong hoạt động
Chủ động giải quyết khúc 0 1 2 3 4
mắc, bất đồng với người
9
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
thân chủ...
Biết lắng nghe ý kiến, tâm 0 1 2 3 4
tư của người thân, bạn bè,
10
đồng nghiệp, thân chủ
11 Tự nguyện giúp đỡ người 0 1 2 3 4
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
thân chủ
Đi du lịch, xem phim, uống 0 1 2 3 4
cà phê... cùng người thân,
12
bạn bè, đồng nghiệp, thân
chủ
PL13

Gửi, trả lời nhanh chóng 0 1 2 3 4


email, tin nhắn... của người
13
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
thân chủ
Ở bên người thân, bạn bè, 0 1 2 3 4
đồng nghiệp, thân chủ ...
14
khi họ cần hỗ trợ
Bày tỏ cho người thân, bạn 0 1 2 3 4
bè, đồng nghiệp, thân chủ
15
biết họ quan trọng ra sao
đối với mình
Tỏ lòng biết ơn người thân, 0 1 2 3 4
bạn bè, đồng nghiệp, thân
16
chủ mỗi khi được giúp đỡ
hoặc hợp tác
Tha thứ lỗi lầm của người 0 1 2 3 4
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
17
thân chủ
Ứng phó với yếu tố tình huống
Đưa ra mục tiêu cần đạt 0 1 2 3 4
được phù hợp với khả năng
18
của bản thân
Cải thiện môi trường làm 0 1 2 3 4
việc tại các cơ sở xã hội,
19
môi trường sống của bản
thân tích cực hơn
20 Thay đổi lối sống theo 0 1 2 3 4
hướng tích cực hơn
21 Thay đổi bản thân để cải 0 1 2 3 4
thiện tình huống gây stress
22 Điều chỉnh, đưa ra tiêu 0 1 2 3 4
chuẩn hợp lí cho bản thân,
thân chủ và người khác
PL14

23 Không cố kiểm soát những 0 1 2 3 4


gì không thể kiểm soát được
Tìm đến các tổ chức, đoàn 0 1 2 3 4
thể xã hội để nhờ sự hỗ trợ,
24
giúp đỡ (công đoàn, đoàn
thanh niên tại các cơ sở xã
hội…) khi bản thân gặp
vấn đề khó giải quyết
Tới các chuyên gia tâm lý, 0 1 2 3 4
khi bản thân cảm thấy mình
25
bị stress ở mức ảnh hưởng
đến sức khỏe thể chất và
tinh thần
Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần
Rèn luyện sức khỏe bằng 0 1 2 3 4
cách tập thể dục, hít thở
26
sâu, Yoga, ngủ đủ giấc ….
Có chế độ dinh dưỡng lành 0 1 2 3 4
mạnh, tăng cường sử dụng
27
các loại vitamin B, C, axit
amin, ma-giê...
Thư giãn, tận hưởng cuộc 0 1 2 3 4
sống, làm điều mình thích
28
như nghe nhạc, hát karaoke,
vẽ, viết, đọc sách, hoạt động
xã hội hay tĩnh tại
29 Dùng thuốc an thần 0 1 2 3 4

30 Ngăn chặn, cắt ngang 0 1 2 3 4


những suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tích cực , tìm kiếm 0 1 2 3 4
ưu điểm, nhớ lại thành
31
công, điểm lại những may
mắn của bản than
PL15

32 Tập trung toàn bộ sức lực 0 1 2 3 4


để thay đổi mọi chuyện
Tìm hiểu thông tin liên 0 1 2 3 4
quan đến vấn đề của bản
33
thân để hiểu rõ hơn về nó
Tìm kiếm mặt tích cực 0 1 2 3 4
trong các tình huống gây
34
stress
Tự thưởng cho mình khi 0 1 2 3 4
thành công một ca làm việc
35
với thân chủ hay thành công
trong cuộc sống
Biết cười trong cuộc sống 0 1 2 3 4
bằng cách tạo thói quen hài
36
hước, kết thân với người vui
tính, xem phim hài hay đọc
chuyện cười
37 Tạo một lối sống thư thái 0 1 2 3 4
hơn
Dùng phương pháp tưởng 0 1 2 3 4
tượng để hình dung một
38
khung cảnh mà bản thân
hạnh phúc
39 Viết nhật ký 0 1 2 3 4

Ứng phó với stress do đặc điểm công việc của NVCTXH
Nhận thức đầy đủ về mục 0 1 2 3 4
tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ
40
của bản thân trong công
việc tại cơ sở xã hội
Tích cực học hỏi để nâng 0 1 2 3 4
cao trình độ chuyên môn, kỹ
41
năng nghề nghiệp công tác
xã hội
PL16

Thường xuyên tham gia họp 0 1 2 3 4


nhóm chuyên môn chia sẻ
42
chuyên môn đặc biệt các ca
làm việc thực tế.
Tìm sự hỗ trợ từ đồng 0 1 2 3 4
nghiệp, lãnh đạo để giải
43
quyết các vấn đề của thân
chủ và các công việc khác
Tìm cơ hội để phát huy 0 1 2 3 4
được hết năng lực, sở
44
trường về công tác xã hội
của mình
Luôn tìm cách đưa ra được 0 1 2 3 4
giải pháp tối ưu hỗ trợ thân
45
chủ
Góp phần tăng dần tính 0 1 2 3 4
chuyên nghiệp về công tác
46
xã hội ở môi trường làm
việc

B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN


TRONG NGÀY CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Câu B1. Nếu cho rằng mức độ hài lòng với nghề nghiệp hiện tại rất cao là
10 điểm và không hài lòng chút nào là 0 điểm. Anh/chị hãy cho điểm mức độ hài
lòng với nghề nghiệp hiện tại của mình? (Anh/chi hãy khoanh tròn vào số tương
ứng).
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
PL17

Câu B2. Phân bổ thời gian của anh/chị trong ngày như thế nào?

Số giờ (Ước lượng theo


STT Nội dung
ngày 24 giờ)
1 Thời gian làm việc tại cơ sở xã hội
2 Thời gian dành cho các công việc liên quan đến
nghề nghiệp ở nhà.

3 Thời gian dành cho việc nhà và việc cá nhân


Câu B3. Anh/chị có ý định thay đổi công việc hiện tại để tìm công việc
khác không?
Sẽ thay đổi Có thể thay đổi Lưỡng lự Không biết Không thay đổi
C. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN
C1. Giới tính của anh/chị:
Nam Nữ
C 2. Trình độ của anh/chị?
Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
Trình độ khác
C3. Lĩnh vực chuyên môn được đào tạo của anh/chị:
Công tác xã hội Tâm lí học Xã hội học Y tế Giáo dục
Chuyên môn khác:.....................
C4. Anh/chị đã tham gia bao nhiêu khóa tập huấn về công tác xã hội:
1 khóa 2 khóa 3 khóa 4 khóa >= 5 khóa
C5. Thời gian mà anh chị công tác tại cơ quan là bao nhiêu năm:
< 5 năm 5 - <10 năm 10 - < 15 năm 15 - < 20 năm
> 20 năm
C6. Dạng hợp đồng lao động của anh/chị với nơi công tác?
Hợp đồng một năm Hợp đồng ba năm Hợp đồng không thời
hạn Biên chế (viên chức)
Dạng khác ...
C7. Thu nhập trung bình một tháng (lương và các khoản khác) ở cơ quan
công tác của anh/chị?
Dưới 4 triệu Từ 4 đến dưới 7 triệu Từ 7 đến dưới 10 triệu
Từ 10 đến dưới 13 triệu Từ 13 triệu trở lên
C8. Tình trạng hôn nhân của của Anh/chị?
PL18

Chưa kết hôn Đã kết hôn Đã ly thân, li hôn hoặc góa


C11. Diện cư trú hiện tại của gia đình:
Thường trú Tạm trú

Kính chúc anh/chi sức khỏe và thành công!


PL19

PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐIỀU TRA CHÍNH THỨC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN


(Dành cho nhân viên công tác xã hội)

Kính chào anh/chị!


Nhằm đưa ra những biện pháp giúp NVCTXH giảm tải căng thẳng (còn gọi
là stress) trong công việc và cuộc sống, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về stress ở
nhân viên công tác xã hội. Các thông tin được cung cấp bởi anh/chị là rất hữu ích
đối với nghiên cứu này. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của
anh/chị bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây. Các câu hỏi không có tính đánh
giá là tốt hay xấu. Chúng tôi mong có được các ý kiến chân thành từ anh/chị để
nghiên cứu có kết quả chân thực.
Mọi thông tin từ khảo sát chỉ dành cho mục đích nghiên cứu và kiến nghị
chính sách.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của anh/chị.

Xin anh/chị cho biết, anh/chị có đồng ý tham gia vào nghiên cứu này của
chúng tôi không? Nếu không đồng ý, xin anh/chị hãy gửi lại bản khảo sát này cho
người điều tra. Nếu đồng ý xin xin anh/chị hãy đánh dấu (×) vào chữ đồng ý và tiếp
tục trả lời phiếu hỏi

1. Đồng ý 2. Không đồng ý

A. STRESS Ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI


Câu A1. Anh/chị vui lòng cho biết trong một tuần qua, anh/chị thấy mình
có những biểu hiện dưới đây hay không? (khoanh tròn vào các mức độ phù hợp: 0 =
điều này hoàn toàn không xảy ra cho tôi; 1= xảy ra cho tôi phần nào hay thi thoảng;
2 = xảy ra cho tôi vừa phải hay vài lần; 3 = thường xảy ra cho tôi hay nhiều lần; 4 =
rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có)
PL20

Điều này Xảy ra Xẩy ra Thường Rất


hoàn cho tôi cho tôi xảy ra thường
toàn phần vừa phải cho tôi, xảy ra,
STT không nào hay hay vài hay hay hầu
Những biểu hiện
xảy ra thi lần nhiều lần hết lúc
cho tôi thoảng nào
cũng có
Về mặt thể chất
1 Nhức đầu 0 1 2 3 4

2 Buồn nôn, chóng mặt, ù tai 0 1 2 4

3 Toát mồ hôi 0 1 2 3 4

4 Nhức mỏi và đau, căng cơ 0 1 2 3 4


bắp
5 Hay thở dài hoặc thở ngắn, 0 1 2 3 4
thở gấp
6 Tăng hay giảm ngon miệng 0 1 2 3 4

7 Xuất hiện các bệnh về da 0 1 2 3 4

8 Rối loạn tiêu hóa 0 1 2 3 4

9 Đau ngực, nhịp tim nhanh 0 1 2 3 4

10 Thường xuyên cảm lạnh 0 1 2 3 4


hoặc cúm
11 Giảm khả năng tình dục 0 1 2 3 4

12 Có vấn đề về dạ dày 0 1 2 3 4

13 Tăng hoặc giảm cân 0 1 2 3 4

14 Suy giảm hệ miễn dịch 0 1 2 3 4

15 Sức khỏe giảm sút 0 1 2 3 4


PL21

Về mặt nhận thức


16 Khó khăn trong tiếp thu 0 1 2 3 4

17 Hay nhầm lẫn 0 1 2 3 4

18 Giảm khả năng phán đoán, 0 1 2 3 4


đánh giá vấn đề
19 Khó khăn trong việc đưa ra 0 1 2 3 4
quyết định
20 Cho rằng mình có lỗi trong 0 1 2 3 4
những sự kiện không vui
xảy ra
Về mặt cảm xúc
21 Dễ bối rối 0 1 2 3 4
22 Dễ bực bội 0 1 2 3 4
23 Buồn phiền, chán nản 0 1 2 3 4
24 Lo lắng, hồi hộp 0 1 2 3 4
25 Dễ phật ý, tự ái 0 1 2 3 4
26 Khó thoải mái được 0 1 2 3 4
27 Khó trấn tĩnh sau bối rối 0 1 2 3 4
28 Dễ bị kích động 0 1 2 3 4
29 Mất tự tin 0 1 2 3 4
30 Không hài lòng về bản thân 0 1 2 3 4
Không còn hứng thú với 0 1 2 3 4
31 những sở thích và hoạt động
hàng ngày
Về mặt hành
32 Phản ứng thái quá với mọi 0 1 2 3 4
tình huống
33 Hay bỏ dở hoạt động không 0 1 2 3 4
rõ lí do
34 Ăn nhiều hoặc ít hơn 0 1 2 3 4
35 Ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều 0 1 2 3 4
36 Không chia sẻ, giao lưu 0 1 2 3 4
PL22

Hay nổi nóng, cáu kỉnh, 0 1 2 3 4


37 không làm chủ được bản
thân
38 Hay kêu ca, phàn nàn 0 1 2 3 4
39 Trì hoãn và sao nhãng 0 1 2 3 4
nhiệm vụ
40 Dễ xảy ra sai sót trong công 0 1 2 3 4
việc
41 Giảm hoạt động tình dục 0 1 2 3 4
42 Vệ sinh thân thể kém, trang 0 1 2 3 4
phục luộm thuộm
43 Không kiên nhẫn khi phải 0 1 2 3 4
chờ đợi

Câu A2. Anh /chị vui lòng cho biết ý kiến của anh chị về những tác nhân
gây stress cho anh/ chị (khoanh tròn vào các ô số tương ứng với các mức độ: 0 =
không có tác nhân này; 1 = thi thoảng có tác nhân này; 2 = khoảng nửa thời gian có
tác nhân này; 3 = phần lớn thời gian có tác nhân này; 4 = hầu hết thời gian có tác
nhân này).
Không có Thi Khoảng Phần Hầu hết
tác nhân thoảng nửa thời lớn thời thời gian
này có tác gian có gian có có tác
STT Tác nhân nhân tác nhân tác nhân nhân này
này này này
Tác nhân từ yếu tố thời gian
Thời gian quá ít mà khối 0 1 2 3 4
1 lượng công việc quá nhiều
(việc cơ quan, gia đình, cá
nhân..)
Thường xuyên phải làm 0 1 2 3 4
2 quá thời gian theo quy định
ở nơi làm việc
Luôn phải trăn trở giải 0 1 2 4
quyết vấn đề cho thân chủ
PL23

3 ngay cả khi về nhà

Không đủ thời gian khôi 0 1 2 3 4


4 phục lại cảm xúc do ảnh
hưởng từ vấn đề đau buồn
của thân chủ
Không đủ thời gian để thực 0 1 2 3 4
5 hiện đầy đủ các công việc
trong quy trình can thiệp
cho thân chủ
Thời gian làm việc quá 0 1 2 3 4
6 nhiều (việc cơ quan, việc
nhà, việc cá nhân...) nên ít
được nghỉ ngơi
Làm thêm giờ ở cơ quan và 0 1 2 3 4
7 ngoài cơ quan để tăng thu
nhập
Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ
8 Nhiều khi không có sự hợp 0 1 2 3 4
tác của thân chủ
9 Bất đồng quan điểm với 0 1 2 3 4
đồng nghiệp về phương
pháp hỗ trợ thân chủ
Khó khăn trong hợp tác 0 1 2 3 4
giữa các nhân viên công tác
10
xã hội với nhân viên tâm lí
học, nhân viên y tế ... trong
quá trình làm việc, trợ giúp
thân chủ
Không được mọi người coi 0 1 2 3 4
trọng, đánh giá đúng công
11
sức và tâm huyết của cá
nhân
PL24

12 Mâu thuẫn với đồng nghiệp, 0 1 2 3 4


cấp trên
Mâu thuẫn trong gia đình 0 1 2 3 4
(ly hôn, tranh chấp, xích
13
mích, bất hòa, đối xử
không công bằng…)
14 Mâu thuẫn với gia đình 0 1 2 3 4
nhà chồng hoặc nhà vợ
15 Mâu thuẫn với bạn bè, 0 1 2 3 4
hàng xóm
Có khó khăn trong quan hệ 0 1 2 3 4
16 với người khác (vd: không
được cảm thông, bị hiểu
lầm, bị ghét bỏ…)
Cô đơn không người chia sẻ 0 1 2 3 4
17 hoặc phải ở một mình khi
bản thân không muốn (thiếu
những mối quan hệ)
Tác nhân từ yếu tố tình huống
18 Vấn đề của thân chủ phức 0 1 2 3 4
tạp, khó giải quyết
Sự thay đổi nơi thân chủ 0 1 2 3 4
19 không đáp ứng kỳ vọng
của bản thân
Phải đi lại nhiều như đi 0 1 2 3 4
20 vãng gia, thăm và trao đổi
với các thân chủ
Không có không gian riêng 0 1 2 3 4
để làm việc kín đáo với thân
21 chủ khiến cho những
nguyên tắc nghề công tác
xã hội bị vi phạm
Lương nhân viên công tác 0 1 2 3 4
xã hội thấp, chế độ phụ cấp
PL25

22 không có hoặc rất ít mà hiện


tại phải chi tiêu nhiều
23 Sự thay đổi nhân viên liên 0 1 2 3 4
tục tại nơi làm việc
Những người quan trọng, có 0 1 2 3 4
24 ý nghĩa với bản thân gặp
những khó khăn, thách
thức, nguy hiểm, bị đe dọa
Sự thay đổi trong gia đình 0 1 2 3 4
(sự thay đổi công việc của
25 thành viên trong gia đình,
sinh con, người khác ở
chung …)
Thiếu hụt thông tin về 0 1 2 3 4
26 những vấn đề trong công
việc và trong cuộc sống
27 Thời tiết nóng nực 0 1 2 3 4
Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần
Bị bệnh đột ngột hoặc bị 0 1 2 3 4
28 chấn thương làm cơ thể
đau đớn, mệt mỏi
29 Bị bệnh mãn tính 0 1 2 3 4
30 Sức khỏe suy giảm 0 1 2 3 4
31 Có vấn đề trong đời sống 0 1 2 3 4
tình dục
Lo lắng không giải quyết 0 1 2 3 4
32 được các vấn đề của thân
chủ
33 Lo lắng thân chủ không 0 1 2 3 4
hợp tác
Lo lắng thân chủ chậm thay 0 1 2 3 4
34 đổi trong quá trình can thiệp
35 Lo lắng những việc không 0 1 2 3 4
tốt xảy ra cho bản thân, gia
PL26

đình, bạn bè ...


Thất vọng về chính bản 0 1 2 3 4
36 thân khi hỗ trợ thân chủ
không hiệu quả
Tác nhân từ đặc điểm công việc của NVCTXH
37 Đối tượng đa dạng 0 1 2 3 4
38 Vấn đề của thân chủ phức 0 1 2 3 4
tạp
39 Môi trường làm việc chưa 0 1 2 3 4
chuyên nghiệp
40 Phương tiện làm việc thiếu 0 1 2 3 4
thốn
Sự tuân thủ nguyên tắc 0 1 2 3 4
nghề nghiệp đôi khi không
dễ dàng (ví du: khi thân chủ
41 có ý định tự tử thì khó tuân
thủ nguyên tắc “tôn trọng
quyền tự quyết của thân
chủ”)
Sự mơ hồ về vai trò, về 0 1 2 3 4
42 phạm vi công việc, về sự
phát triển nghề nghiệp
trong tương lai
48

Câu A.3. Khi bị stress (căng thẳng) anh/chị đã làm như thế nào? Hãy
khoanh tròn vào ô số phù hợp với ứng phó của anh/chị khi đó (0 = không sử dụng
hoặc sử dụng mà không hiệu quả; 1= ít có hiệu quả; 2 = có hiệu quả vừa phải; 3= có
nhiều hiệu quả; 4 = có rất nhiều hiệu quả)
PL27

Không Ít hiệu Có hiệu Có Có rất


sử dụng quả quả vừa nhiều nhiều
Ứng phó hoặc sử phải hiệu quả hiệu quả
STT dụng mà
không
hiệu quả
Ứng phó với yếu tố thời gian
Nhận thức rõ những việc 0 1 2 3 4
mình có thể và không thể
hoàn thành trong một thời
1
gian nhất định để lập kế
hoạch có tính khả thi cao
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 0 1 2 3 4
công việc: làm ngay những
công việc khẩn cấp và quan
2 trọng; sau đó đến những
công việc quan trọng nhưng
không khẩn cấp; những
công việc không quan trọng
chỉ làm khi có thời gian
rảnh.
Từ chối làm thêm những 0 1 2 4
3 việc không thuộc lĩnh vực,
nhiệm vụ của mình
4 Giảm dần danh sách “những 0 1 2 3 4
việc cần làm”
Giao hoặc nhờ người khác 0 1 2 3 4
5 làm bớt công việc khi công
việc quá nhiều
Cân bằng giữa công việc 0 1 2 3 4
6 trong cơ sở xã hội, công
việc gia đình và những công
việc cá nhân …..
PL28

Ứng phó với yếu tố mối quan hệ


Chủ động giải quyết khúc 0 1 2 3 4
mắc, bất đồng với người
7
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
thân chủ...
Biết lắng nghe ý kiến, tâm 0 1 2 3 4
tư của người thân, bạn bè,
8
đồng nghiệp, thân chủ
9 Tự nguyện giúp đỡ người 0 1 2 3 4
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
thân chủ
Gửi, trả lời nhanh chóng 0 1 2 3 4
email, tin nhắn... của người
10
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
thân chủ
Ở bên người thân, bạn bè, 0 1 2 3 4
đồng nghiệp, thân chủ ...
11
khi họ cần hỗ trợ
Bày tỏ cho người thân, bạn 0 1 2 3 4
bè, đồng nghiệp, thân chủ
12
biết họ quan trọng ra sao
đối với mình
Tha thứ lỗi lầm của người 0 1 2 3 4
thân, bạn bè, đồng nghiệp,
13
thân chủ
Ứng phó với yếu tố tình huống
Đưa ra mục tiêu cần đạt 0 1 2 3 4
được phù hợp với khả năng
14
của bản thân
15 Thay đổi lối sống theo 0 1 2 3 4
hướng tích cực hơn
16 Thay đổi bản thân để cải 0 1 2 3 4
thiện tình huống gây stress
PL29

17 Điều chỉnh, đưa ra tiêu 0 1 2 3 4


chuẩn hợp lí cho bản thân,
thân chủ và người khác
Tìm đến các tổ chức, đoàn 0 1 2 3 4
thể xã hội để nhờ sự hỗ trợ,
18
giúp đỡ (công đoàn, đoàn
thanh niên tại các cơ sở xã
hội…) khi bản thân gặp
vấn đề khó giải quyết
Tới các chuyên gia tâm lý, 0 1 2 3 4
khi bản thân cảm thấy mình
19
bị stress ở mức ảnh hưởng
đến sức khỏe thể chất và
tinh thần
Ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần
Rèn luyện sức khỏe bằng 0 1 2 3 4
cách tập thể dục, hít thở
20
sâu, Yoga, ngủ đủ giấc ….
Có chế độ dinh dưỡng lành 0 1 2 3 4
mạnh, tăng cường sử dụng
21
các loại vitamin B, C, axit
amin, ma-giê...
Thư giãn, tận hưởng cuộc 0 1 2 3 4
sống, làm điều mình thích
22
như nghe nhạc, hát karaoke,
vẽ, viết, đọc sách, hoạt động
xã hội hay tĩnh tại
23 Ngăn chặn, cắt ngang 0 1 2 3 4
những suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tích cực , tìm kiếm 0 1 2 3 4
ưu điểm, nhớ lại thành
24
công, điểm lại những may
mắn của bản thân
PL30

25 Tập trung toàn bộ sức lực 0 1 2 3 4


để thay đổi mọi chuyện
Tìm hiểu thông tin liên 0 1 2 3 4
quan đến vấn đề của bản
26
thân để hiểu rõ hơn về nó
Tìm kiếm mặt tích cực 0 1 2 3 4
trong các tình huống gây
27
stress
Biết cười trong cuộc sống 0 1 2 3 4
bằng cách tạo thói quen hài
28
hước, kết thân với người vui
tính, xem phim hài hay đọc
chuyện cười
29 Tạo một lối sống thư thái 0 1 2 3 4
hơn
Dùng phương pháp tưởng 0 1 2 3 4
tượng để hình dung một
30
khung cảnh mà bản thân
hạnh phúc
Ứng phó với stress do đặc điểm công việc của NVCTXH
Tích cực học hỏi để nâng 0 1 2 3 4
cao trình độ chuyên môn, kỹ
31
năng nghề nghiệp công tác
xã hội
Thường xuyên tham gia họp 0 1 2 3 4
nhóm chuyên môn chia sẻ
32
chuyên môn đặc biệt các ca
làm việc thực tế.
Tìm sự hỗ trợ từ đồng 0 1 2 3 4
nghiệp, lãnh đạo để giải
33
quyết các vấn đề của thân
chủ và các công việc khác
Tìm cơ hội để phát huy 0 1 2 3 4
được hết năng lực, sở
PL31

34 trường về công tác xã hội


của mình
Luôn tìm cách đưa ra được 0 1 2 3 4
giải pháp tối ưu hỗ trợ thân
35
chủ
Góp phần tăng dần tính 0 1 2 3 4
chuyên nghiệp về công tác
36
xã hội ở môi trường làm
việc

B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN


TRONG NGÀY CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Câu B1. Nếu cho rằng mức độ hài lòng với nghề nghiệp hiện tại rất cao là
10 điểm và không hài lòng chút nào là 0 điểm. Anh/chị hãy cho điểm mức độ hài
lòng với nghề nghiệp hiện tại của mình? (Anh/chi hãy khoanh tròn vào số tương
ứng).
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu B2. Phân bổ thời gian của anh/chị trong ngày như thế nào?

Số giờ (Ước lượng theo


STT Nội dung
ngày 24 giờ)

1 Thời gian làm việc tại cơ sở xã hội


2 Thời gian dành cho các công việc liên quan đến
nghề nghiệp ở nhà.
3 Thời gian dành cho việc nhà và việc cá nhân
Câu B3. Anh/chị có ý định thay đổi công việc hiện tại để tìm công việc
khác không?
Sẽ thay đổi Có thể thay đổi Lưỡng lự Không biết Không thay đổi
C. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN
C1. Giới tính của anh/chị:
Nam Nữ
PL32

C 2. Trình độ của anh/chị?


Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
Trình độ khác
C3. Lĩnh vực chuyên môn được đào tạo của anh/chị:
Công tác xã hội Tâm lí học Xã hội học Y tế Giáo dục
Chuyên môn khác:.....................
C4. Anh/chị đã tham gia bao nhiêu khóa tập huấn về công tác xã hội:
1 khóa 2 khóa 3 khóa 4 khóa >= 5 khóa
C5. Thời gian mà anh chị công tác tại cơ quan là bao nhiêu năm:
< 5 năm 5 - <10 năm 10 - < 15 năm 15 - < 20 năm
> 20 năm
C6. Dạng hợp đồng lao động của anh/chị với nơi công tác?
Hợp đồng một năm Hợp đồng ba năm Hợp đồng không thời
hạn Biên chế (viên chức)
Dạng khác ...
C7. Thu nhập trung bình một tháng (lương và các khoản khác) ở cơ quan
công tác của anh/chị?
Dưới 4 triệu Từ 4 đến dưới 7 triệu Từ 7 đến dưới 10 triệu
Từ 10 đến dưới 13 triệu Từ 13 triệu trở lên
C8. Tình trạng hôn nhân của của Anh/chị?
Chưa kết hôn Đã kết hôn Đã ly thân, li hôn hoặc góa
C9. Diện cư trú hiện tại của gia đình:
Thường trú Tạm trú

Kính chúc anh/chi sức khỏe và thành công!


PL33

PHỤ LỤC 4. VĂN BẢN TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ


MỨC ĐỘ STRESS
Anh/chị vui lòng đọc mỗi câu và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2, 3 ứng với
tình trạng mà anh/chị cảm thấy trong suốt một tuần qua. Không có câu trả lời
đúng hay sai. Lưu ý: đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào. Mức độ đánh giá: 0 =
không đúng với tôi chút nào cả; 1= đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng mới
đúng; 2 = đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng; 3: hoàn toàn
đúng với tôi hoặc hầu hết thời gian là đúng.
Mức độ
Không Đúng với Đúng với Hoàn
đúng với tôi phần tôi phần toàn đúng
Tình trạng bản thân cảm thấy
tôi chút nào hoặc nhiều, với tôi
STT trong suốt 1 tuần qua
nào cả thỉnh hoặc hoặc hầu
thoảng phần lớn hết thời
mới thời gian gian là
Đúng là đúng đúng
1 Tôi thấy khó mà thoải mái 0 1 2 3
được
2 Tôi có xu hướng phản ứng 0 1 2 3
thái quá với mọi tình huống
3 Tôi thấy mình đang suy nghĩ 0 1 2 3
quá nhiều
4 Tôi thấy bản thân dễ bị kích 0 1 2 3
động
5 Tôi thấy khó thư giãn được 0 1 2 3
Tôi không chấp nhận được 0 1 2 3
6 việc có cái gì đó xen vào cản trở
việc tôi đang làm
7 Tôi thấy mình khá dễ phật ý, 0 1 2 3
tự ái
PL34

PHỤ LỤC 5. VĂN BẢN TRẮC NGHIỆM ĐO KHÍ CHẤT


Trắc nghiệm Ayxencơ (H.J.Eysenck, 1964): Anh /chị hãy đọc kỹ 57 câu hỏi
ghi sau đây. Nếu thấy điều gì đúng với bản thân mình thì ghi dấu “+” ở phía trước
số thứ tự của câu hỏi đó, còn nếu điều nào không đúng với bản thân thì ghi dấu “-” ở
trước của câu hỏi tương ứng. Hãy trả lời một cách trung thực không bỏ quãng. Gặp
các câu không quen thuộc hãy cứ trả lời theo cách nghĩ của mình. Hãy trả lời theo
những ý nghĩ nẩy sinh trong đầu trước tiên (chú ý tốc độ trả lời 2 -3 câu trong 1
phút).
1. Anh/chị có thường xuyên bị lôi cuốn vào những cảm tưởng, những ấn
tượng mới mẻ hoặc đi tìm cảm xúc mạnh mẽ để giải buồn và làm cho mình phấn chấn
lên không?
2. Anh/chị có thường xuyên cảm thấy cần có những người ý hợp, tâm
đồng để động viên và an ủi mình không?
3. Anh/chị là người vô tư, không bận tâm đến điều gì phải không?
4. Anh/chị cảm thấy rất khó khăn khi phải từ bỏ những ý định của mình
hoặc phải trả lời người khác chữ “không” phải không?
5. Anh/chị có cân nhắc, suy tính trước khi hành động không?
6. Khi đã hứa làm một việc gì, anh/chị có luôn luôn giữ lời hứa không?
bất kể lời hứa đó có thuận lợi với mình không?
7. Anh/chị thường hay thay đổi tâm trạng lúc vui, lúc buồn phải không?
8. Anh/chị có hay nói năng, hành động một cách bột phát vội vàng
không suy nghĩ không?
9. Có khi nào anh/chị cảm thấy mình là người bất hạnh mà không có
nguyên nhân rõ ràng không?
10. Anh/chị có thể xếp mình vào loại người không bao giờ phải lúng túng,
ấp úng, mà luôn luôn sãn sàng đối đáp với mọi nhận xét hoặc bất chấp tất cả để
tranh cãi đến cùng hay không?Anh/chị có cảm thấy rụt rè, ngại ngùng khi muốn bắt
chuyện với một bạn khác giới dễ mến chưa quen biết hay không?
11. Thi thoảng anh/chị có nổi nóng, tức giận không?
12. Anh/chị có hành động một cách bồng bột, nông nổi không?
13. Anh/chị có hay ân hận với những lời nói hay việc làm mà đáng lẽ
không nên nói hay làm như vậy không?
14. Anh/chị thích đọc sách hơn là trò chuyện với người khác phải không?
15. Anh/chị có dễ phật ý không?
PL35

16. Anh/chị có thích thường xuyên có mặt trong nhóm, hội của mình
không?
17. Anh/chị hay có những ý nghĩ mà anh/chị muốn giấu không cho người
khác biết phải không?
18. Có đúng đôi khi anh/chị là người đầy nhiệt tình với mọi công việc,
nhưng cũng có lúc hoàn toàn chán chường, uể oải phải không?
19. Anh/chị có thích thà rằng có ít bạn nhưng là bạn thân hay không?
20. Anh/chị có hay mơ ước không?
21. Lúc người ta quát tháo anh/chị, thì anh/chị cũng quát lại phải không?
22. Anh/chị có thấy mình day dứt mỗi khi có sai lầm không?
23. Tất cả mọi thói quen của anh/chị đều tốt và hợp với mong muốn của
anh/chị phải không?
24. Anh/chị có khả năng làm chủ được tình cảm của mình và hoàn toàn
vui vẻ trong các buổi họp phải không?
25. Anh/chị có cho mình là người nhậy cảm và dễ hưng phấn không?
26. Người ta có cho anh/chị là người hoạt bát, vui vẻ không?
27. Sau khi làm xong một công việc quan trọng nào đó, anh/chị có thường
hay cảm thấy mình có thể làm được việc đó tốt hơn hay không?
28. Trong đám đông anh/chị thường im lặng phải không?
29. Đôi khi anh/chị cũng hay thêu dệt chuyện phải không?
30. Anh/chị thường không ngủ được vì có nhiều ý nghĩ lộn xộn trong đầu
phải không?
31. Nếu anh/chị muốn biết một điều gì thì anh/chị tự tìm lấy trong sách
báo chứ không đi hỏi người khác phải không?
32. Có bao giờ anh/chị hồi hộp không?
33. Anh/chị có thích những công việc đòi hỏi sự chú ý thường xuyên
không?
34. Anh/chị có hay run sợ không?
35. Nếu không bị kiểm tra thì anh/chị có chụi mua vé tàu hay xe không?
36. Anh/chị có thấy khó chụi khi sống trong một tập thể mà mọi người
hay giễu cợt nhau không?
37. Anh/chị có hay bực tức không?
38. Anh/chị có thích những công việc phải làm gấp không?
39. Anh/chị có hồi hộp trước một sự việc không hoặc có thể xảy ra
PL36

không?
40. Anh/chị đi đứng ung dung, thong thả phải không?
41. Có khi nào anh/chị đến chỗ hẹn, hoặc đi làm, đi học muộn hay không?
42. Anh/chị có hay thấy những cơn ác mộng không?
43. Có đúng anh/chị là người thích nói chuyện đến mức không bao giờ bỏ
lỡ cơ hội nói chuyện cả với những người không quen biết không?
44. Có nỗi đau nào đó làm cho anh/chị lo lắng không?
45. Anh/chị có cảm thấy mình rất bất hạnh nếu như trong một thời gian
dài không được tiếp xúc rộng rãi với mọi người không?
46. Anh/chị có thể gọi mình là người dễ xúc động, dễ phản ứng không?
47. Trong số những người quen, có người mà anh/chị không ưa thích một
cách công khai phải không?
48. Anh/chị có cho mình là người hoàn toàn tự tin không?
49. Anh/chị có dễ phật ý khi mọi người chỉ ra lỗi lầm của mỉnh trong
công tác hay các thiếu sót riêng tư của mình hay không?
PL37

PHỤ LỤC 6. VĂN BẢN TRẮC NGHIỆM TÍNH LẠC QUAN –


BI QUAN
(Life Orientation Test – Revised -LOT– R) của Scheier, Carver và Bridges (1994)
Anh/chị vui lòng trả lời thật chính xác như những gì anh/chị đã trải nghiệm.
Không có câu trả lời “đúng” hoặc “không đúng”. Trả lời theo đúng cảm nhận của
chính mình chứ không phải là anh/chị trả lời theo phương án mà anh/chị nghĩ “hầu
hết mọi người” sẽ trả lời như thế. Nếu anh/chị rất không đồng ý hãy khoanh tròn vào
số 0; không đồng ý hãy khoanh tròn vào số 1; lưỡng lự (không đồng ý cũng không
phản đối) hãy khoanh tròn vào số 2; đồng ý hãy khoanh tròn vào số 3; rất đồng ý hãy
khoanh tròn vào số 4.
Rất Không Lưỡng Đồng ý Rất
TT Trải nghiệm của bản thân không đồng ý lự đồng ý
đồng
Ý
Vào những khi chưa biết chuyện gì
sẽ xảy ra, tôi vẫn luôn mong chờ
1 0 1 2 3 4
những điều tốt đẹp sẽ đến.
2 Tôi dễ dàng thư giãn. 0 1 2 3 4
Nếu có điều gì có thể gây bất ổn
cho tôi, tôi nghĩ nó chắc chắn sẽ
3 0 1 2 3 4
xảy ra như thế.
4 Tôi luôn luôn lạc quan về tương 0 1 2 3 4
lai của mình.
5 Tôi rất thích các bạn của mình. 0 1 2 3 4
6 Việc giữ bản thân luôn bận rộn rất 0 1 2 3 4
quan trọng đối với tôi.
Tôi hầu như không bao giờ trông
đợi mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng
7 0 1 2 3 4
mong muốn của mình.
8 Tôi không dễ dàng trở nên bực 0 1 2 3 4
tức.
9 Tôi hiếm khi trông đợi những điều 0 1 2 3 4
tốt đẹp đến với mình.
Nhìn chung, tôi trông chờ nhiều
điều tốt đẹp đến với mình hơn là
10 0 1 2 3 4
những điều xấu.
PL38

PHỤ LỤC 7. VĂN BẢN THANG ĐO HỖ TRỢ XÃ HỘI


ĐA DIỆN
(The multidimensional Scale of perceived social support – MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet
và Farley (1988)
Chúng tôi rất muốn biết cảm nhận của các anh/chị về những câu dưới đây.
Các anh/chị vui lòng đọc từng câu một cách kỹ càng, sau đó khoanh tròn vào mức độ
thể hiện rõ cảm nhận của anh/chị về câu đó.
Rất Rất
TT Cảm nhận của bản thân không Không Lưỡng Đồng ý đồng ý
đồng đồng ý lự
Ý
Tôi có một người đặc biệt ở bên
1 tôi khi tôi gặp hoàn cảnh khó 0 1 2 3 4
khăn.
Có một người đặc biệt mà tôi có
2 thể chia sẻ niềm vui và nỗi 0 1 2 3 4
buồn.
3 Gia đình tôi thực sự cố gắng 0 1 2 3 4
giúp đỡ tôi.
Tôi nhận được sự giúp đỡ và hỗ
4 trợ cần thiết về tinh thần và tình 0 1 2 3 4
cảm từ gia đình.
5 Tôi có một người đặc biệt thực 0 1 2 3 4
sự là nguồn an ủi đối với tôi.
6 Bạn bè tôi thực sự cố gắng giúp 0 1 2 3 4
đỡ tôi.
7 Tôi có thể dựa vào bạn bè mỗi 0 1 2 3 4
khi có những vấn đề khó khăn.
Tôi thực sự có thể nói chuyện
8 với gia đình về những vấn đề khó 0 1 2 3 4
khăn của mình.
PL39

Tôi có những người bạn mà tôi


9 có thể chia sẻ niềm vui và nỗi 0 1 2 3 4
buồn.
Có một người đặc biệt trong đời
10 sống này luôn quan tâm đến 0 1 2 3 4
những cảm xúc và tâm trạng của
tôi.
11 Gia đình tôi luôn sẵn lòng giúp 0 1 2 3 4
tôi đưa ra những quyết định.
12 Tôi có thể nói với bạn bè tôi về 0 1 2 3 4
những khó khăn của mình.
PL40

PHỤ LỤC 8. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU


PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 1
(Dành cho nhân viên công tác xã hội)
Họ và tên : ………………………………………………..
Địa điểm phỏng vấn: ……………………………………………………..
Thời gian phỏng vấn: …………………………………………………
Một số vấn đề cần trao đổi trứớc khi phỏng vấn: giới thiệu, làm quen,
thông báo về mục đích, nội dung phỏng vấn, một số thông tin cá nhân của người
được phỏng vấn (tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp, khóa đào tạo,
tập huấn về công tác xã hội về quản lí stress. ).
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Anh/chị có hay bị stress không? ở mức độ nào?
2. Khi bị stress anh/chị có những biểu hiện nào?
- Về mặt thể chất
- Về mặt nhận thức
- Về mặt cảm xúc
- Về mặt hành vi
3. Những tác nhân gây stress cho anh/chị bao gồm những tác nhân nào?
4. Khi bị stress, anh/chị làm gì để thoát khỏi stress?
5. Theo anh/chị có những yếu tố nào ảnh hưởng đến stress ở nhân viên công
tác xã hội?
6. Theo anh/chị có những giải pháp nào giúp giảm stress ở nhân viên công
tác xã hội?

7. Để giảm stress ở nhân viên công tác xã hội anh/chị có khuyến nghị gì:
- Đối với bản thân nhân viên công tác xã hội
- Đối với cơ sở xã hội
- Đối với cơ quản quản lí các cơ sở xã hội và cơ quan làm chính sách,
pháp luật

8. Anh/chị mô tả công việc làm hàng ngày của anh/chị tại cơ sở xã hội.
PL41

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 2


(Dành cho cán bộ quản lí tại các cơ sở xã hội)
Họ và tên : ………………………………………………..
Địa điểm phỏng vấn: ……………………………………………………..
Thời gian phỏng vấn: …………………………………………………
Ngày tháng năm phỏng vấn: …………………………………………
Một số vấn đề cần trao đổi trứớc khi phỏng vấn: giới thiệu, làm quen,
thông báo về mục đích, nội dung phỏng vấn, một số thông tin cá nhân của người
được phỏng vấn (tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp, khóa đào tạo,
tập huấn về công tác xã hội về quản lí stress. ).
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Anh/chị thấy nhân viên công tác xã hội hay bị stress không? ở mức độ
nào?
2. Khi nhân viên công tác xã hội bị stress anh/chị thấy họ có những biểu
hiện nào?
- Về mặt thể chất
- Về mặt nhận thức
- Về mặt cảm xúc
- Về mặt hành vi
3. Anh/chị thấy có những tác nhân nào gây stress cho nhân viên công tác xã
hội?
4. Anh/chị thấy nhân viên công tác xã hội đã sử dụng những ứng phó nào để
ứng phó với stress?
5. Theo anh/chị có những yếu tố nào ảnh hưởng đến stress ở nhân viên Công
tác xã hội?
6. Theo anh/chị có những giải pháp nào giúp giảm stress ở nhân viên Công
tác xã hội?

7. Để giảm stress ở nhân viên công tác xã hội anh/chị có khuyến nghị gì:
- Đối với bản thân nhân viên công tác xã hội
- Đối với cơ sở xã hội
- Đối với cơ quản quản lí các cơ sở xã hội và cơ quan làm chính sách,
pháp luật
8. Anh/chị mô tả công việc làm hàng ngày của NVCTXH tại cơ sở nơi
anh/chị đang làm việc?
PL42

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 3


(Dành cho cán bộ quản lí đào tạo tại các trường có đào tạo công tác xã hội)
- Họ và tên:
- Địa điểm phỏng vấn: ……………
- Thời gian phỏng vấn: ………………………
- Ngày tháng năm phỏng vấn: ………………
Một số vấn đề cần trao đổi trứớc khi phỏng vấn: giới thiệu, làm quen,
thông báo về mục đích, nội dung phỏng vấn, một số thông tin cá nhân của người
được phỏng vấn (tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp, khóa đào tạo,
tập huấn về công tác xã hội, quản lí stress. ).
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Theo anh/chị có cần thiết mở các khóa tập huấn về quản lí stress cho nhân
viên công tác xã hội không? lí do:…………………
2. Vấn đề đào tạo tập huấn về stress ở nhân viên công tác xã hội trong
chương trình của nhà trường có không?
3. Trường anh/ chị đã mở bao nhiêu khóa tập huấn về stress cho nhân viên
công tác xã hội? hiệu quả thế nào?
4. Nội dung của khóa tập huấn là gì? thời lượng bao nhiêu? trong đó bao
nhiêu thời lượng lí thuyết, bao nhiêu thời lượng thực hành? phản hồi của người học
về tính hữu ích của các khóa tập huấn về stress?
5. Theo anh /chị nhu cầu của cơ sở xã hội về tập huấn quản lí stress cho
nhân viên công tác xã hội như thế nào?
6. Để giảm stress ở nhân viên công tác xã hội anh/chị có khuyến nghị gì:
- Đối với bản thân nhân viên công tác xã hội
- Đối với cơ sở xã hội
- Đối với cơ quản quản lí các cơ sở xã hội và cơ quan làm chính sách,
pháp luật
PL43

PHỤ LỤC 9. PHIẾU QUAN SÁT


(Dành cho nhân viên công tác xã hội)

Họ và tên:.............................................................................................
Địa điểm quan sát: ……………………………………………………..
Thời gian quan sát: …………………………………………………

NỘI DUNG QUAN SÁT:


- Biểu hiện về mặt thể chất
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
- Biểu hiện về mặt nhận thức
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
- Biểu hiện về mặt cảm xúc
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
- Biểu hiện về mặt hành vi
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
PL44

PHỤ LỤC 10. PHIẾU CÁ NHÂN


Họ và tên:
Giới tính:
Câu 1: anh/chị hãy mô tả tình huống stress hiện tại của anh/chị?
………………………………………………………………………………
Câu 2: những tác nhân nào đã gây ra stress cho anh/chị trong thời điểm hiện
tại?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 3: hiện tại anh/chị đã sử dụng cách ứng phó nào (làm thế nào) để giảm
stress hay thoát khỏi stress?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Câu 4: hãy đánh giá nhận thức của anh/chị về tác nhân gây stress cho bản
thân trong thời điểm hiện tại trước và sau tham vấn?
Trước tham vấn Sau tham vấn
a. Không nhận thức được tác nhân gây a. Không nhận thức được tác nhân gây
stress stress
b. Nhận thức được phần nào (một ít) tác b. Nhận thức được phần nào (một ít) tác
nhân gây strees nhân gây strees
c. Nhận thức được phân nửa tác nhân c. Nhận thức được phân nửa tác nhân
gây stress gây stress
d. Nhận thức được phần nhiều tác nhân d. Nhận thức được phần nhiều tác nhân
gây stress gây stress
e. Nhận thức được tất cả tác nhân gây e. Nhận thức được tất cả tác nhân gây
stress stress
Câu 5: hãy đánh giá nhận thức của anh/chị về ứng phó cho tình huống của
bản thân trước và sau tham vấn?
Trước tham vấn Sau tham vấn
a.Không nhận thức được ứng phó với a. Không nhận thức được ứng phó với
stress stress
b. Nhận thức được phần nào (một ít) ứng b. Nhận thức được phần nào (một ít) ứng
PL45

phó với strees phó với strees


c. Nhận thức được phân nửa ứng phó với c. Nhận thức được phân nửa ứng phó với
stress stress
d. Nhận thức được phần nhiều ứng phó d. Nhận thức được phần nhiều ứng phó
với stress với stress
e. Nhận thức được tất cả ứng phó với e. Nhận thức được tất cả ứng phó với
stress stress
PL46

PHỤ LỤC 11. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1. Tính crobach alpha
1.1. Tính crobach alpha khảo sát thử 80 nhân viên công tác xã hội
1.1.1.Tính crobach alpha biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội
1.1.1.1. Tính crobach alpha Biểu hiện về mặt thể chất
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0

Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.925 15
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
BH2 7.5375 69.492 .592 .923
BH3 8.1500 72.306 .645 .921
BH4 8.0500 72.403 .540 .923
BH5 7.7625 69.626 .625 .921
BH7 8.0750 72.956 .551 .923
BH8 7.9250 65.615 .853 .913
BH9 8.1750 73.209 .471 .925

BH10 8.0000 69.316 .685 .919


BH11 8.1625 73.556 .520 .924
BH12 8.1000 72.927 .670 .921
BH13 8.0875 69.068 .771 .917
PL47

BH14 7.9500 70.554 .680 .919


BH16 7.9125 64.511 .837 .914
BH17 8.2375 74.209 .506 .924
BH18 7.9250 65.741 .767 .917

1.1.1.2. Tính crobach alpha biểu hiện về mặt nhận thức


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0

Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.916 5

Item-Total Statistics
Scale Cronbach's Alpha
Scale Mean Variance Corrected if Item
if Item if Item Item-Total Deleted
Deleted Deleted Correlation
BH21 2.7125 9.144 .779 .898
BH22 2.6375 9.576 .725 .908
BH23 2.7000 9.630 .831 .892
BH24 2.5000 8.405 .812 .892
BH28 2.5500 8.656 .803 .893
PL48

1.1.1.3. Tính crobach alpha biểu hiện về mặt cảm xúc


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.923 11
Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
BH33 7.4875 54.405 .660 .918
BH34 7.1625 50.695 .755 .913
BH35 7.1500 51.218 .752 .913
BH36 7.2625 52.475 .641 .919
BH37 7.5000 54.253 .622 .919
BH38 7.4500 53.187 .743 .914
BH39 7.6125 53.734 .776 .913
BH40 7.5625 54.350 .607 .920
BH41 7.4500 53.466 .694 .916
BH42 7.3875 52.367 .663 .918

BH43 7.6000 52.522 .749 .914


PL49

1.1.1.4. Tính crobach alpha biểu hiện về mặt hành vi


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0

Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.922 12

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
BH44 6.8875 56.380 .674 .918
BH45 6.6750 51.513 .754 .912
BH46 6.2375 49.550 .766 .912
BH47 6.1375 50.297 .732 .913
BH48 6.5500 51.339 .754 .912
BH49 6.4750 50.404 .718 .914
BH50 6.7125 55.119 .578 .919
BH51 6.7875 54.575 .666 .916
BH52 6.6250 52.566 .695 .915
BH55 6.7375 54.424 .575 .919
BH56 6.8000 55.301 .567 .920
BH57 6.5750 52.349 .681 .915
PL50

1.1.2. Tính crobach alpha yếu tố gây stress ở nhân viên công tác xã hội
1.1.2.1. Tính crobach alpha yếu tố thời gian
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items

.939 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
TN1 5.1875 31.116 .709 .938
TN2 5.4500 28.453 .901 .920
TN3 5.2500 30.342 .810 .929
TN4 5.5500 31.846 .772 .933
TN5 5.3750 30.769 .797 .930
TN6 5.2375 28.918 .836 .927
TN7 5.5250 29.873 .788 .931

1.1.2.2. Tính crobach alpha yếu tố mối quan hệ


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0

Excluded 0 .0
a

Total 80 100.0
a. Listwise
deletion based on
PL51

all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.877 10
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
TN9 3.4250 18.020 .653 .866
TN10 3.7000 19.504 .669 .860
TN11 3.6625 19.366 .713 .856
TN12 3.7375 18.880 .729 .854
TN13 3.9375 21.680 .533 .870
TN14 3.9875 20.848 .591 .866
TN15 4.0875 21.397 .630 .864
TN16 4.1375 22.171 .480 .873
TN17 4.0250 21.873 .553 .869
TN18 4.0000 21.722 .546 .869
1.1.2.3. Tính crobach alpha yếu tố tình huống
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure

Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items
PL52

.890 10
Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
TN20 6.7750 36.784 .661 .877
TN21 6.6750 34.830 .771 .868
TN22 6.7000 37.377 .578 .883
TN23 6.8375 37.252 .562 .884
TN25 6.2375 32.563 .744 .872
TN26 6.8000 38.694 .575 .883
TN28 7.0500 39.086 .546 .885
TN29 7.1000 39.534 .513 .886
TN30 7.0000 38.987 .604 .882
TN31 6.5500 33.947 .757 .869

1.1.2.4. Tính crobach alpha yếu tố sức khỏe thể chất


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.811 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
TN32 1.1625 3.733 .707 .724
PL53

TN33 1.4375 4.882 .560 .799


TN34 .9500 2.934 .800 .679
TN35 1.3250 4.880 .528 .809

1.1.2.5. Tính crobach alpha yếu tố sức khỏe tinh thần


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.948 5
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's Alpha if Item
Scale Mean Variance if Corrected Deleted
if Item Deleted Item Item-Total
Deleted Correlation
TN36 3.7875 18.195 .857 .937
TN37 3.6750 17.817 .871 .934
TN38 3.5625 17.059 .914 .926
TN39 3.5875 18.245 .796 .947
TN40 3.6375 17.702 .856 .937

1.1.2.6. Tính crobach alpha yếu tố đặc điểm công việc của nhân viên công
tác xã hội
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
PL54

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.945 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
TN45 5.4875 29.772 .782 .941
TN46 5.4750 28.961 .851 .933
TN47 5.6875 30.952 .833 .936
TN48 5.5500 28.732 .868 .930
TN50 5.6000 28.749 .888 .928
TN51 5.8250 30.501 .784 .940

1.1.3. Tính crobach alpha các ứng phó với stress ở nhân viên công tác
xã hội
1.1.3.1. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố thời gian
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Stati Stics


Cronbach's Alpha N of Items

.873 6
Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
PL55

UP1 10.0250 21.569 .687 .849


UP2 9.4750 22.658 .664 .854
UP3 9.9500 20.504 .680 .852
UP4 9.9375 22.110 .624 .860
UP5 10.1125 21.013 .714 .844
UP6 9.6250 21.377 .691 .849
1.1.3.2. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố mối quan hệ
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0

Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.949 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if
Item
Deleted

UP9 14.0625 40.591 .805 .942


UP10 13.7875 38.043 .867 .937
UP11 13.8250 39.083 .879 .936
UP13 13.9750 40.658 .828 .940
UP14 13.9750 40.835 .852 .938
UP15 14.1000 42.167 .795 .943
UP17 13.8500 42.230 .768 .945
PL56

1.1.3.3. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố tình huống
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.864 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
UP18 11.0750 19.918 .544 .860
UP20 11.0125 18.772 .655 .842
UP21 10.9750 18.101 .708 .832

UP22 11.0250 17.847 .779 .821


UP24 11.4500 18.276 .641 .844
UP25 11.6500 16.939 .651 .846
1.1.3.4. Tính crobach alpha ứng phó gia tăng sức khỏe thể chất
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
PL57

.896 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if
Item
Deleted
CUP26 5.5125 3.620 .816 .834
CUP27 5.3875 3.734 .809 .839
CUP28 5.2500 4.215 .766 .878

1.1.3.5. Tính crobach alpha ứng phó gia tăng sức khỏe tinh thần
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Stat Istics
Cronbach's Alpha N of Items
.946 8
Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
CUP30 12.9375 66.591 .724 .944
CUP31 12.4125 64.473 .837 .937
CUP32 12.8250 68.146 .818 .939
CUP33 12.4750 64.911 .865 .935
CUP34 12.4250 63.513 .870 .934
CUP36 12.1250 65.123 .827 .937
PL58

CUP37 12.0375 65.024 .806 .939


CUP38 12.6875 68.648 .695 .946
1.1.3.6. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của
nhân viên công tác xã hội
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 80 100.0
Excludeda 0 .0
Total 80 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure
Reliability Stati Stics
Cronbach's Alpha N of Items
.949 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
CUP41 12.1500 22.990 .815 .942
CUP42 12.4875 22.405 .776 .948
CUP43 12.4125 23.334 .874 .937
CUP44 12.4625 22.277 .874 .935
CUP45 12.3875 23.228 .886 .935
CUP46 12.3500 21.648 .862 .937
1.2. Tính crobach alpha toàn mẫu khảo sát 436 nhân viên công tác xã
hội
1.2.1. Tính crobach alpha biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội
1.2.1.1. Tính crobach alpha biểu hiện về mặt thể chất
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
PL59

Total 436 100.0


a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.944 15
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
BH2 13.4083 129.736 .624 .942
BH3 14.0344 126.465 .746 .939
BH4 13.7959 128.650 .659 .941
BH5 13.5849 127.517 .676 .941
BH7 13.7500 127.429 .686 .941
BH8 13.7317 125.811 .737 .939
BH9 14.1124 126.900 .729 .939
BH10 13.8807 125.586 .743 .939

BH11 14.1697 131.865 .613 .942


BH12 14.0206 127.804 .760 .939
BH13 14.0619 126.527 .731 .939
BH14 13.7592 127.590 .689 .940
BH16 13.8739 127.099 .711 .940
BH17 14.1445 128.165 .721 .940
BH18 13.8417 124.786 .756 .939
1.2.1.2. Tính crobach alpha biểu hiện về mặt nhận thức
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
PL60

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure

Reliability Stati Stics


Cronbach's Alpha N of Items

.911 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
BH21 4.5826 13.697 .801 .885
BH22 4.5367 13.946 .773 .891
BH23 4.5206 13.887 .792 .887

BH24 4.4679 13.923 .784 .888


BH28 4.5069 14.163 .717 .903

1.2.1.3. Tính crobach alpha biểu hiện về mặt cảm xúc


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.948 11
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if
Item Deleted
BH33 11.9771 82.078 .770 .943
PL61

BH34 11.7339 80.697 .768 .943


BH35 11.8050 79.698 .803 .941
BH36 11.9472 83.489 .669 .946
BH37 12.0596 81.836 .780 .942

BH38 11.9725 80.592 .821 .941


BH39 12.1445 81.076 .805 .941
BH40 12.1055 80.288 .803 .941
BH41 12.0069 82.053 .742 .944
BH42 11.9289 81.533 .726 .944
BH43 12.1537 82.181 .742 .944

1.2.1.4. Tính crobach alpha biểu hiện về mặt hành vi


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items
.947 12
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
BH44 11.1261 89.517 .770 .942
BH45 11.1353 88.103 .822 .940
BH46 10.7844 89.696 .728 .943

BH47 10.6147 89.428 .711 .944


PL62

BH48 10.9014 88.972 .750 .943


BH49 10.7638 87.146 .785 .941
BH50 11.0206 89.312 .765 .942
BH51 11.1651 88.423 .783 .941
BH52 10.9794 90.581 .743 .943
BH55 11.1881 90.590 .701 .944
BH56 11.3922 91.094 .722 .943
BH57 10.9289 89.344 .741 .943

1.2.2. Tính crobach alpha yếu tố gây stress ở nhân viên công tác xã hội
1.2.2.1. Tính crobach alpha yếu tố thời gian
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.900 7
Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

TN1 7.4450 29.912 .651 .892


TN2 7.5803 28.240 .746 .881
TN3 7.5046 29.556 .729 .883
TN4 7.7477 28.442 .752 .880
TN5 7.6399 29.114 .732 .883
TN6 7.3486 28.384 .736 .882
PL63

TN7 7.6881 29.222 .613 .897

1.2.2.2. Tính crobach alpha yếu tố mối quan hệ


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items
.936 10
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Deleted Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
TN9 7.9335 56.104 .634 .935

TN10 8.1078 53.490 .750 .930


TN11 8.1514 53.756 .743 .930
TN12 8.1101 54.135 .715 .931
TN13 8.3922 53.545 .812 .927
TN14 8.4404 52.914 .782 .928
TN15 8.6170 54.416 .760 .929
TN16 8.5619 54.311 .760 .929
TN17 8.3050 53.973 .743 .930
TN18 8.3624 53.772 .750 .930
PL64

1.2.2.3. Tính crobach alpha yếu tố tình huống


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.906 10

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
TN20 10.3028 54.225 .651 .898
TN21 10.2087 51.034 .786 .890
TN22 10.3876 52.003 .681 .896
TN23 10.4014 51.147 .723 .893
TN25 9.8028 51.800 .588 .903
TN26 10.3142 52.267 .659 .897
TN28 10.4839 51.827 .669 .897
TN29 10.5436 52.226 .673 .896
TN30 10.4495 52.464 .713 .894
TN31 9.9037 52.446 .555 .905
1.2.2.4. Tính crobach alpha yếu tố sức khỏe thể chất
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
PL65

Total 436 100.0


a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items
.877 4

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Total Correlation Alpha if
Item
Deleted
TN32 2.4725 8.130 .742 .840
TN33 2.6101 7.779 .743 .839
TN34 2.3463 8.006 .731 .844
TN35 2.6445 8.156 .724 .847
Item-Total Statistics
1.2.2.5. Tính crobach alpha yếu tố sức khỏe tinh thần
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.913 9
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

TN32 8.9748 45.123 .680 .905


TN33 9.1124 45.314 .613 .909
PL66

TN34 8.8486 44.685 .686 .904


TN35 9.1468 44.406 .726 .901
TN36 8.6376 44.218 .762 .899
TN37 8.5711 44.351 .743 .900
TN38 8.4794 43.160 .772 .898
TN39 8.5115 45.244 .637 .908
TN40 8.5986 44.926 .671 .905

1.2.2.6. Tính crobach alpha yếu tố đặc điểm công việc của nhân viên công
tác xã hội
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedur

Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items
.889 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Correlation Alpha if
Item
Deleted
TN45 7.2982 24.826 .692 .872
TN46 7.4060 24.812 .748 .863
TN47 7.6583 24.713 .738 .864
TN48 7.6147 24.486 .742 .864
TN50 7.5917 24.486 .703 .870
TN51 7.9472 26.901 .611 .884
PL67

1.2.3. Tính crobach alpha các ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã
hội
1.2.3.1 Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố thời gian
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.806 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
UP1 9.9817 19.715 .516 .786
UP2 9.3830 18.683 .584 .771
UP3 9.9725 18.376 .542 .782
UP4 9.9679 18.367 .634 .760
UP5 10.0803 18.773 .545 .780
UP6 9.3876 18.951 .568 .775

1.2.3.2. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố mối quan hệ
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
PL68

Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items
.889 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
UP9 14.7110 28.312 .649 .876
UP10 14.4794 27.151 .721 .868
UP11 14.5596 27.314 .742 .865
UP13 14.8165 28.026 .630 .879
UP14 14.7615 27.561 .698 .871
UP15 14.8257 28.071 .652 .876
UP17 14.6307 27.581 .685 .872

1.2.3.3. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố tình huống
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.853 6
Item-Total Statistics
PL69

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

UP18 11.5275 20.714 .568 .841


UP20 11.3211 19.460 .683 .821
UP21 11.3739 18.956 .723 .813
UP22 11.5092 18.995 .724 .813
UP24 11.8739 18.584 .608 .836
UP25 12.0505 18.485 .571 .845

1.2.3.4. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố sức khỏe thể chất
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.893 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
UP26 5.4106 4.652 .809 .832
UP27 5.4518 4.740 .814 .828
UP28 5.2890 5.144 .751 .881
PL70

1.2.3.5. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố sức khỏe tinh thần
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
Total 436 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability StatiStics
Cronbach's Alpha N of Items
.905 8
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected Item- Cronbach
Item Deleted Total Correlation 's Alpha
if Item
Deleted

UP30 15.8394 45.266 .576 .905


UP31 15.4106 43.921 .748 .888
UP32 15.6330 44.858 .713 .891
UP33 15.3945 44.782 .755 .888
UP34 15.3899 44.569 .742 .889
UP36 15.1560 43.668 .756 .887
UP37 15.1468 44.811 .729 .890
UP38 15.6216 45.983 .585 .903

1.2.3.6. Tính crobach alpha ứng phó với yếu tố đặc điểm công việc của
nhân viên công tác xã hội
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 436 100.0
Excludeda 0 .0
PL71

Total 436 100.0


a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.912 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

UP41 12.4679 20.847 .727 .901


UP42 12.7569 20.042 .742 .899
UP43 12.7110 20.565 .744 .898
UP44 12.7110 19.898 .805 .889
UP45 12.5482 20.970 .753 .897
UP46 12.6193 20.319 .762 .896

2. Tính tần số khách thể nghiên cứu theo từng nhóm khác thể
Gioitinh
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nam 167 38.3 38.3 38.3
Nữ 269 61.7 61.7 100.0
Total 436 100.0 100.0

Trinhdo
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Trình độ khác 36 8.3 8.3 8.3

TRung cấp 125 28.7 28.7 36.9


PL72

Cao đẳng 72 16.5 16.5 53.4


Đại học trở lên 203 46.6 46.6 100.0
Total 436 100.0 100.0
Linhvucchuyenmon

Cumulativ
Frequency Percent Valid Percent e Percent
Valid Công tác xã hội 184 42.2 42.2 42.2
Tâm lí học 31 7.1 7.1 49.3
Xã hội học 50 11.5 11.5 60.8
Y tế 87 20.0 20.0 80.7
Giáo dục 54 12.4 12.4 93.1
Chuyên môn khác 30 6.9 6.9 100.0
Total 436 100.0 100.0
TaphuanCTXH

Cumulative
Percent
Frequency Percent Valid Percent
Valid Chưa tập huấn 36 8.3 8.3 8.3

1 khóa 150 34.4 34.4 42.7

2 khóa 83 19.0 19.0 61.7

3 khóa 62 14.2 14.2 75.9

>=4 khóa 105 24.1 24.1 100.0

Total 436 100.0 100.0

Thoigiancongtac

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid <5 năm 103 23.6 23.6 23.6


PL73

5 - <10 năm 155 35.6 35.6 59.2


10 - < 15 năm 118 27.1 27.1 86.2

Từ 15 năm trở lên 60 13.8 13.8 100.0


Total 436 100.0 100.0
Thanchu

Cumulativ
Frequency Percent Valid Percent e Percent
Valid Trẻ em 78 17.9 17.9 17.9
Người cao tuổi 65 14.9 14.9 32.8
Người khuyết tật 111 25.5 25.5 58.3
Người nghiện ma túy 90 20.6 20.6 78.9
Người tâm thần 92 21.1 21.1 100.0
Total 436 100.0 100.0
Danglaodong

Valid Percent Cumul


Frequency Percent ative
Percent
Valid Hợp đống từ 3 tháng tới 36 8.3 8.3 8.3
1 năm
Hợp đồng 3 năm 31 7.1 7.1 15.4
Hợp đồng không thời 138 31.7 31.7 47.0
hạn
Biên chế (viên chức) 231 53.0 53.0 100.0
Total 436 100.0 100.0
Thunhap
Cumulativ
Frequency Percent Valid Percent e Percent
Valid Từ 0 đến dưới 7 triệu 190 43.6 43.6 43.6
PL74

Từ 7 đến dưới 10 203 46.6 46.6 90.1


triệu
Từ 10 trở lên 43 9.9 9.9 100.0
Total 436 100.0 100.0
Honnhan

Valid Percent Cumulative


Frequency Percent Percent
Valid Chưa kết hôn 113 25.9 25.9 25.9

Đã kết hôn 284 65.1 65.1 91.1


Đã li thân, li hôn hoặc góa 39 8.9 8.9 100.0
Total 436 100.0 100.0
Cutru

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tạm trú 117 26.8 26.8 26.8
Thường trú 319 73.2 73.2 100.0
Total 436 100.0 100.0
Tỉnhthanhpho

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình Phước 71 16.3 16.3 16.3
Bình Dương 32 7.3 7.3 23.6
TP. Hồ Chí Minh 267 61.2 61.2 84.9
"Đồng Nai" 32 7.3 7.3 92.2
"Vũng Tàu" 34 7.8 7.8 100.0
Total 436 100.0 100.0
PL75

3. Mức độ stress
3.1. Tần số mức độ stress
Mucdostress
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Bình thường 225 51.6 51.6 51.6

Nhẹ 64 14.7 14.7 66.3


Vừa 68 15.6 15.6 81.9
Nặng 68 15.6 15.6 97.5
Rất nặng 11 2.5 2.5 100.0
Total 436 100.0 100.0

3.2. Kiểm định T – Test và ANOVA sự khác biệt mức độ stress giữa các
nhóm khách thể
3.2.1. Kiểm định T – Test sự khác biệt mức độ stress theo giới tính
Group Statistics

Gioitinh N Mean Std. Deviation Std. Error


Mean
Mucdostress Nam 167 1.1377 1.22187 .09455
Nữ 269 .9591 1.24071 .07565

Independent Samples Test


Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means
Variances

95% Confidence
Sig. Std. Interval of the
(2- Mean Error Difference
taile Differ Diffe
d) ence rence Lower Upper
F Sig. T df
PL76

Mucdostr Equal .0 .977 1.470 434 .142 .17862 .121 - .41747


ess varian 0 52 .06023
ces 1
assum
Ed
Equal 1.475 356.14 .141 .17862 .121 - .41676
varian 6 09 .05952
ces
not
assum
Ed

3.2.2. Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm trình độ
Oneway

Descriptives
Mucdostress
95% Confidence
Interval for Mean

Std. Std. Lower Upper Minim Maxim


Error Bound Bound um um
N Mean Deviatio
n
Trình độ 36 1.250 1.25071 .20845 .8268 1.6732 .00 4.00
Khác 0
TRung 125 1.056 1.25276 .11205 .8342 1.2778 .00 4.00
cấp 0
Cao đẳng 72 .9722 1.23302 .14531 .6825 1.2620 .00 4.00
Đại học 203 .9901 1.22672 .08610 .8204 1.1599 .00 4.00
trở lên
Total 436 1.027 1.23518 .05915 .9113 1.1438 .00 4.00
5
Test of Homogeneity of Variances
PL77

Levene Statistic
df1 df2 Sig.
Mucdostress Based on Mean .104 3 432 .958
Based on Median .165 3 432 .920
Based on Median .165 3 358.414 .920
and with adjusted df

Based on trimmed mean .099 3 4 .


32 960

ANOVA
Mucdostress
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

Between Groups 2.387 3 .796 .520 .669


Within Groups 661.283 432 1.531
Total 663.670 435

3.2.3. Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm lĩnh vực
chuyên môn
Oneway
Descriptives
Mucdostress

95% Confidence
Std. Interval for Mean
Deviat Std. Lower Upper Mini Maxim um
io n Error Bound Bound m um
N Mean
Công tác xã 184 .9076 1.1997 .08845 .7331 1.0821 .00 4.00
hội 9
Tâm lí học 31 .8387 1.0676 .19175 .4471 1.2303 .00 3.00
1
PL78

Xã hội học 50 1.480 1.4461 .20452 1.0690 1.8910 .00 4.00


0 8
Y tế 87 1.183 1.1962 .12825 .9290 1.4389 .00 4.00
9 0
Giáo dục 54 1.018 1.3245 .18025 .6570 1.3800 .00 4.00
5 3

Chuyên 30 .7667 1.0063 .18372 .3909 1.1424 .00 3.00


môn khác 0
Total 436 1.027 1.2351 .05915 .9113 1.1438 .00 4.00
5 8

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic
df1 df2 Sig.
Mucdostress Based on Mean 3.966 5 430 .002
Based on Median 1.579 5 430 .165
Based on Median 1.579 5 364.815 .165
and with adjusted df

Based on trimmed 3.726 5 430 .003


mean

ANOVA
Mucdostress
Sum of Squares
Df Mean Square F Sig.
Between Groups 18.161 5 3.632 2.420 .035

Within Groups 645.509 430 1.501


Total 663.670 435
Robust Tests of Equality of Means
Mucdostress
PL79

Statistica df1 df2 Sig.


Welch 2.150 5 119.960 .064
a. Asymptotically F distributed.
3.2.4. Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm số lượng
khóa tham gia tập huấn
Oneway
Descriptives
Mucdostress
95% Confidence
Interval for Mean

Std. Std. Minim Maxim


Error Lower Upper um um
N Mean Deviatio
n Bound Bound

Chưa tập 36 .5833 .96732 .16122 .2560 .9106 .00 4.00


huấn
1 khóa 150 .9400 1.21086 .09887 .7446 1.1354 .00 4.00

2 khóa 83 1.120 1.23365 .13541 .8511 1.3899 .00 4.00


5
3 khóa 62 1.048 1.19325 .15154 .7454 1.3514 .00 4.00
4
>=4 khóa 105 1.219 1.34437 .13120 .9589 1.4792 .00 4.00
0
Total 436 1.027 1.23518 .05915 .9113 1.1438 .00 4.00
5
Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.


Mucdostress Based on Mean 4.718 4 431 .001
Based on Median 3.252 4 431 .012
Based on Median and with 3.252 4 319.563 .012
adjusted df
PL80

Based on trimmed mean 4.645 4 431 .001


ANOVA
Mucdostress
Sum of Squares
Df Mean Square F Sig.

Between Groups 12.848 4 3.212 2.127 .077


Within Groups 650.822 431 1.510
Total 663.670 435

Robust Tests of Equality of Means


Mucdostress
Statistica df1 df2 Sig.
Welch 2.648 4 157.425 .035
a. Asymptotically F distributed.
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent
Variable: Mucdostress
Tamhane
95% Confidence
(I) (J) Mean Interval
TaphuanCTX H TaphuanCTX Difference Std. Lower Upper
H (I-J) Error Bound Bound
Sig.
Chưa tập 1 khóa -.35667 .18912 .483 -.9050 .1916
huấn 2 khóa -.53715 .21054 .119 -1.1425 .0682
3 khóa -.46505 .22126 .325 -1.1009 .1707
>=4 khóa -.63571 * .20786 .029 -1.2333 -.0382
1 khóa Chưa tập huấn .35667 .18912 .483 -.1916 .9050
2 khóa -.18048 .16766 .964 -.6562 .2952
3 khóa -.10839 .18094 1.000 -.6248 .4081
>=4 khóa -.27905 .16428 .614 -.7439 .1858
PL81

2 khóa Chưa tập huấn .53715 .21054 .119 -.0682 1.1425


1 khóa .18048 .16766 .964 -.2952 .6562
3 khóa .07209 .20323 1.000 -.5064 .6506
>=4 khóa -.09857 .18854 1.000 -.6329 .4358
3 khóa Chưa tập huấn .46505 .22126 .325 -.1707 1.100
9
1 khóa .10839 .18094 1.000 -.4081 .6248
2 khóa -.07209 .20323 1.000 -.6506 .5064
>=4 khóa -.17066 .20044 .994 -.7408 .3995
>=4 khóa Chưa tập huấn .63571 * .20786 .029 .0382 1.233
3
1 khóa .27905 .16428 .614 -.1858 .7439
2 khóa .09857 .18854 1.000 -.4358 .6329
3 khóa .17066 .20044 .994 -.3995 .7408
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
3.2.5. Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm thời gian
công tác tại cơ quan
Oneway
Descriptives
Mucdostress
95% Confidence
Std. Interval for Mean
Deviatio Std. Lower Upper Mini Maxi
n Error Bound Bound mum mum
N Mean
<5 năm 103 .9417 1.21126 .1193 .7050 1.1785 .00 4.00
5
5 - <10 năm 155 .8129 1.11534 .0895 .6359 .9899 .00 4.00
9
10 - < 15 118 1.347 1.30336 .1199 1.1098 1.5851 .00 4.00
Năm 5 8
Từ 15 năm 60 1.100 1.32384 .1709 .7580 1.4420 .00 4.00
trở lên 0 1
PL82

Total 436 1.027 1.23518 .0591 .9113 1.1438 .00 4.00


5 5
Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic
df1 df2 Sig.
Mucdostress Based on Mean 3.645 3 432 .01
3
Based on Median 2.962 3 432 .03
2
Based on Median and 2.962 3 378.464 .03
with adjusted df 2

Based on trimmed mean 3.450 3 432 .01


7

ANOVA
Mucdostress
Sum of Squares
Df Mean Square F Sig.
Between Groups 20.291 3 6.764 4.541 .004

Within Groups 643.379 432 1.489


Total 663.670 435

Robust Tests of Equality of Means


Mucdostress
Statistica df1 df2 Sig.
Welch 4.412 3 190.441 .005
a. Asymptotically F distributed.
PL83

3.2.6. Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm thân chủ
phụ trách
Oneway
Descriptives
Mucdostress
95% Confidence
Std. Interval for Mean
Deviatio Std. Lower Upper Mini Maxi
n Error Bound Bound mum mum
N Mean
Trẻ em 78 .8333 1.09801 .1243 .5858 1.0809 .00 4.00
3
Người cao 65 .8000 1.17527 .1457 .5088 1.0912 .00 3.00
tuổi 7
Người khuyết 111 1.378 1.38205 .1311 1.1184 1.6383 .00 4.00
tật 4 8
Người nghiện 90 1.000 1.18036 .1244 .7528 1.2472 .00 3.00
ma túy 0 2
Người tâm 92 .9565 1.18519 .1235 .7111 1.2020 .00 4.00
thần 6
Total 436 1.027 1.23518 .0591 .9113 1.1438 .00 4.00
5 5
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.

Mucdostress Based on Mean 4.207 4 431 .002


Based on Median 2.079 4 431 .083
Based on Median 2.079 4 396.409 .083
and with adjusted df
Based on trimmed 3.986 4 431 .003
mean
ANOVA
Mucdostress
PL84

Sum of Squares
Df Mean Square F Sig.
Between Groups 20.502 4 5.126 3.435 .009
Within Groups 643.168 431 1.492
Total 663.670 435
Robust Tests of Equality of Means
Mucdostress
Statistica df1 df2 Sig.
Welch 3.001 4 207.053 .020
a. Asymptotically F distributed.

Post Hoc Tests


Multiple Comparisons
Dependent Variable: Mucdostress Tamhane
95% Confidence
Mean Interval
Difference Std. Lower Upper
(I) Thanchu (J) Thanchu (I-J) Error Bound Bound
Sig.
Trẻ em Người cao tuổi .03333 .19159 1.000 -.5121 .5788
Người khuyết -.54505 * .18073 .029 -1.0572 -.0329
tật
Người nghiện -.16667 .17589 .985 -.6658 .3324
ma túy
Người tâm thần -.12319 .17529 .999 -.6205 .3741
Người cao tuổi Trẻ em -.03333 .19159 1.000 -.5788 .5121

Người -.57838 * .19611 .036 -1.1355 -.0212


khuyết
tật
Người -.20000 .19165 .971 -.7452 .3452
nghiện
ma túy
Người tâm -.15652 .19110 .995 -.7002 .3871
PL85

thần
Người khuyết tật Trẻ em .54505 * .18073 .029 .0329 1.0572
Người cao .57838 * .19611 .036 .0212 1.1355
tuổi
Người .37838 .18080 .319 -.1335 .8902
nghiện
ma túy
Người tâm .42186 .18021 .185 -.0883 .9320
thần
Người nghiện ma Trẻ em .16667 .17589 .985 -.3324 .6658
túy Người cao .20000 .19165 .971 -.3452 .7452
tuổi
Người -.37838 .18080 .319 -.8902 .1335
khuyết
tật
Người tâm .04348 .17535 1.000 -.4535 .5405
thần
Người tâm thần Trẻ em .12319 .17529 .999 -.3741 .6205
Người cao .15652 .19110 .995 -.3871 .7002
tuổi
Người -.42186 .18021 .185 -.9320 .0883
khuyết
tật
Người -.04348 .17535 1.000 -.5405 .4535
nghiện
ma túy
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
PL86

3.2.7.Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm dạng lao
động
Oneway
Descriptives
Mucdostress
95% Confidence
Std. Interval for Mean
Deviatio Std. Lower Upper Minim Maxim
n Error Bound Bound um um
N Mean
Công tác xã 184 .9076 1.19979 .08845 .7331 1.0821 .00 4.00
hộ8
Tâm lí học 31 .8387 1.06761 .19175 .4471 1.2303 .00 3.00

Xã hội học 50 1.480 1.44618 .20452 1.0690 1.8910 .00 4.00


0
Y tế 87 1.183 1.19620 .12825 .9290 1.4389 .00 4.00
9
Giáo dục 54 1.018 1.32453 .18025 .6570 1.3800 .00 4.00
5
Chuyên 30 .7667 1.00630 .18372 .3909 1.1424 .00 3.00
môn khác
Total 436 1.027 1.23518 .05915 .9113 1.1438 .00 4.00
5
Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic
df1 df2 Sig.
Mucdostress Based on Mean 3.966 5 430 .002
Based on Median 1.579 5 430 .165
Based on Median 1.579 5 364.815 .165
and with adjusted df
Based on trimmed 3.726 5 430 .003
mean
PL87

ANOVA
Mucdostress
Sum of Squares
Df Mean Square F Sig.
Between Groups 18.161 5 3.632 2.420 .035

Within Groups 645.509 430 1.501


Total 663.670 435
Robust Tests of Equality of Means
Mucdostress
Statistica df1 df2 Sig.
Welch 2.150 5 119.960 .064
a. Asymptotically F distributed.
3.2.8. Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm thu nhập
trung bình ở cơ quan công tác
Oneway
Descriptives
Mucdostress
95% Confidence
Std. Interval for Mean
Deviatio Std. Lower Upper Mini Maxi
n Error Bound Bound mum mum
N Mean
Từ 0 đến dưới 190 1.052 1.21602 .0882 .8786 1.2267 .00 4.00
7 triệu 6 2
Từ 7 đến dưới 203 1.004 1.23279 .0865 .8343 1.1755 .00 4.00
10 triệu 9 3
Từ 10 trở lên 43 1.023 1.35380 .2064 .6066 1.4399 .00 4.00
3 5
Total 436 1.027 1.23518 .0591 .9113 1.1438 .00 4.00
5 5
Test of Homogeneity of Variances
PL88

Levene Statistic
df1 df2 Sig.
Mucdostress Based on Mean .164 2 433 .849
Based on Median .073 2 433 .929
Based on Median and .073 2 431.148 .929
with adjusted df
Based on trimmed .086 2 433 .917
mean
ANOVA
Mucdostress
Sum of Squares
Df Mean Square F Sig.

Between Groups .224 2 .112 .073 .929


Within Groups 663.446 433 1.532
Total 663.670 435

3.2.9. Kiểm định ANOVA sự khác biệt mức độ stress theo nhóm tình
trạng hôn nhân
Oneway
Descriptives
Mucdostress
95% Confidence
Std. Interval for Mean
Deviatio Std. Lower Upper Mini Maxi
n Error Bound Bound mum mum
N Mean
Chưa kết hôn 113 .9735 1.16849 .1099 .7557 1.1912 .00 4.00
2
Đã kết hôn 284 .9049 1.18356 .0702 .7667 1.0432 .00 4.00
3
Đã li thân, li 39 2.076 1.32555 .2122 1.6472 2.5066 .00 4.00
PL89

hôn hoặc góa 9 6

Total 436 1.027 1.23518 .0591 .9113 1.1438 .00 4.00


5 5
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic
df1 df2 Sig.
Mucdostress Based on Mean .524 2 433 .593
Based on Median .432 2 4 .
33 650
Based on Median and with .432 2 4 .
adjusted df 32.903 650
Based on trimmed mean .511 2 4 .
33 600

ANOVA
Mucdostress
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 47.547 2 23.774 16.708 .000

Within Groups 616.123 433 1.423


Total 663.670 435
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent Variable: Mucdostress LSD
95% Confidence
Interval
Mean Std. Error Lowe
Difference Sig. r
(I-J) Boun
d
(I) (J) Honnhan
Honnhan
Chưa kết Đã kết hôn .06852 .13267 .606 - .3293
PL90

hôn .1922
Đã li thân, li hôn -1.10347* .22153 .000 - 1.538 -.6681
hoặc góa 9
Đã kết hôn Chưa kết hôn -.06852 .13267 .606 - .1922
.3293
Đã li thân, li hôn hoặc góa -1.17199* .20370 .000 - 1.572 -.7716
4
Đã li Chưa kết hôn 1.10347* .22153 .000 .6681 1.5389
thân, li Đã kết hôn 1.17199* .20370 .000 .7716 1.5724
hôn hoặc
góa
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
3.2.10. Kiểm định T-Test sự khác biệt mức độ stress theo nhóm diện cư trú
T-Test
Group Statistics

Std. Error
Cutru N Mean Std. Deviation Mean

Mucdostress Tạm trú 117 1.1197 1.27416 .11780


Thường trú 319 .9937 1.22087 .06836

Independent Samples Test


Levene's Test for Equality t-test for Equality of Means
of Variance
S
Sig. Std. 95%
(2- Mea Error Confidence
tailed n Differen Interval of
) Diffe ce the
F Sig. T df
ren Difference
ce Lower Upper
PL91

Muc Equal .7 .38 .94 43 .1259 .13352 -.13650 .38835


do varianc 5 6 34 .346 3
stres e s 4
s assumed
Equal .92 19 56 .1259 .13619 -.14264 .39449
variance s 5 9. 3
not 04
Assumed 2
4. Biểu hiện stress, tác nhân gây stress và ứng phó với stress ở nhân
viên công tác xã hội
4.1. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của biểu hiện stress, tác gây
stress và ứng phó với stress ở nhân viên công tác xã hội
4.1.1. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của biểu hiện stress ở nhân viên
công tác xã hội
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
BH1 211 .00 4.00 1.9858 1.00702
BH2 211 .00 4.00 1.3412 1.22558
BH3 211 .00 4.00 1.4929 1.11428
BH4 211 .00 4.00 1.7299 1.14975
BH5 211 .00 4.00 1.6588 1.14939
BH6 211 .00 4.00 1.6872 1.18995
BH7 211 .00 4.00 1.2133 1.26379
BH8 211 .00 4.00 1.4408 1.29470
BH9 211 .00 4.00 1.0284 1.07311
BH10 211 .00 4.00 1.2322 1.14147
BH11 211 .00 4.00 1.2986 1.26150
BH12 211 .00 4.00 1.4882 1.16439
BH13 211 .00 4.00 1.4218 1.19415
BH14 211 .00 4.00 1.0806 1.16625
BH15 211 .00 4.00 1.6066 1.27681
BH16 211 .00 4.00 1.6019 1.11389
BH17 211 .00 4.00 1.6303 1.12370
BH18 211 .00 4.00 1.6303 1.09798
PL92

BH19 211 .00 4.00 1.6777 1.08690


BH20 211 .00 4.00 1.7109 1.12835
BH21 211 .00 4.00 1.7251 1.08245
BH22 211 .00 4.00 2.0758 1.13134
BH23 211 .00 4.00 2.0095 1.17104
BH24 211 .00 4.00 1.6872 1.10702
BH25 211 .00 4.00 1.6540 1.10786
BH26 211 .00 4.00 1.8341 1.11097
BH27 211 .00 4.00 1.6209 1.10339
BH28 211 .00 4.00 1.7156 1.20503
BH29 211 .00 4.00 1.6682 1.13132
BH30 211 .00 4.00 1.8246 1.24310
BH31 211 .00 4.00 1.5782 1.16998
BH32 211 .00 4.00 1.4171 1.13242
BH33 211 .00 4.00 1.3697 1.19755
BH34 211 .00 4.00 1.6398 1.13939
BH35 211 .00 4.00 1.8768 1.13556
BH36 211 .00 4.00 1.6351 1.14414
BH37 211 .00 4.00 1.8483 1.21723
BH38 211 .00 4.00 1.5261 1.14768
BH39 211 .00 4.00 1.3839 1.27224
BH40 211 .00 4.00 1.4739 1.04792
BH41 211 .00 4.00 1.2512 1.21045
BH42 211 .00 4.00 1.0095 1.21495
BH43 211 .00 4.00 1.5118 1.16439
Biểu hiện thể chất 211 .13 3.73 1.4471 .85756
Biểu hiện nhận 211 .00 4.00 1.6502 .92042
thức
Biểu hiện cảm xúc 211 .09 4.00 1.7630 .85998
Biểu hiện hành vi 211 .08 3.50 1.4953 .88512
BHC 211 .16 3.53 1.5650 .80540
Valid N (listwise) 211
PL93

4.1.2. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn tác gây stress ở nhân viên công
tác xã hội
Descriptive Statistics
Std.
N Minimum Maximum Mean Deviation
TN1 436 .00 4.00 1.3807 1.08363

TN2 436 .00 4.00 1.2454 1.16139


TN3 436 .00 4.00 1.3211 1.03173
TN4 436 .00 4.00 1.0780 1.13193
TN5 436 .00 4.00 1.1858 1.07847
TN6 436 .00 4.00 1.4771 1.15746
TN7 436 .00 4.00 1.1376 1.22027
TN8 436 .00 4.00 1.2867 .96985
TN9 436 .00 4.00 1.1124 1.06079
TN10 436 .00 4.00 1.0688 1.04599
TN11 436 .00 4.00 1.1101 1.04685
TN12 436 .00 4.00 .8280 .98739
TN13 436 .00 4.00 .7798 1.07089
TN14 436 .00 4.00 .6032 .97126
TN15 436 .00 4.00 .6583 .98036
TN16 436 .00 4.00 .9151 1.02818
TN17 436 .00 4.00 .8578 1.03633
TN18 436 .00 4.00 1.1193 .90439
TN19 436 .00 4.00 1.2133 1.03409
TN20 436 .00 4.00 1.0344 1.07477
TN21 436 .00 4.00 1.0206 1.09839
TN22 436 .00 4.00 1.6193 1.22877
TN23 436 .00 4.00 1.1078 1.07846
TN24 436 .00 4.00 .9381 1.10727
TN25 436 .00 4.00 .8784 1.06410
TN26 436 .00 4.00 .9725 .99385
TN27 436 .00 4.00 1.5183 1.21755
PL94

TN28 436 .00 4.00 .8853 1.05293


TN29 436 .00 4.00 .7477 1.12265
TN30 436 .00 4.00 1.0115 1.08801
TN31 436 .00 4.00 .7133 1.06476
TN32 436 .00 4.00 1.2225 1.04102
TN33 436 .00 4.00 1.2890 1.05000
TN34 436 .00 4.00 1.3807 1.12526
TN35 436 .00 4.00 1.3486 1.09650

TN36 436 .00 4.00 1.2615 1.08299


TN37 436 .00 4.00 1.8050 1.27796
TN38 436 .00 4.00 1.6972 1.20729
TN39 436 .00 4.00 1.4450 1.23146
TN40 436 .00 4.00 1.4885 1.25482
TN41 436 .00 4.00 1.5115 1.30511
TN42 436 .00 4.00 1.1560 1.12177
Yếu tố thời gian 436 .00 3.71 1.2608 .88987
Yếu tố mối quan hệ 436 .00 3.60 .9220 .81394
Yếu tố tình huống 436 .00 3.80 1.1422 .79819
Yếu tố sức khỏe thể 436 .00 4.00 .8394 .92508
chất
Yếu tố sức khỏe tinh 436 .00 4.00 1.3005 .91652
thần
Yếu tố đặc điểm nghề 436 .00 4.00 1.5172 .98981
CTXH
Yếu tố chung 436 .02 3.52 1.1531 .74811
Valid N (listwise) 436

4.1.3. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của ứng phó với stress ở nhân
viên công tác xã hội
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CUP1 436 .00 4.00 1.7729 1.11677
PL95

CUP2 436 .00 4.00 2.3716 1.18594


CUP3 436 .00 4.00 1.7821 1.29571
CUP4 436 .00 4.00 1.7867 1.16773
CUP5 436 .00 4.00 1.6743 1.22779
CUP6 436 .00 4.00 2.3670 1.16588
CUP7 436 .00 4.00 2.4197 1.09144
CUP8 436 .00 4.00 2.6514 1.14170
CUP9 436 .00 4.00 2.5711 1.09837
CUP10 436 .00 4.00 2.3142 1.15266
CUP11 436 .00 4.00 2.3693 1.12193
CUP12 436 .00 4.00 2.3050 1.11667
CUP13 436 .00 4.00 2.5000 1.13563

CUP14 436 .00 4.00 2.4037 .99534


CUP15 436 .00 4.00 2.6101 1.04575
CUP16 436 .00 4.00 2.5573 1.07165
CUP17 436 .00 4.00 2.4220 1.06604
CUP18 436 .00 4.00 2.0573 1.26996
CUP19 436 .00 4.00 1.8807 1.33889
CUP20 436 .00 4.00 2.6651 1.21211
CUP21 436 .00 4.00 2.6239 1.18643
CUP22 436 .00 4.00 2.7867 1.14386
CUP23 436 .00 4.00 1.8165 1.35894
CUP24 436 .00 4.00 2.2454 1.23059
CUP25 436 .00 4.00 2.0229 1.18978
CUP26 436 .00 4.00 2.2615 1.14289
CUP27 436 .00 4.00 2.2661 1.17946
CUP28 436 .00 4.00 2.5000 1.24384
CUP29 436 .00 4.00 2.5092 1.17343
CUP30 436 .00 4.00 2.0344 1.26717
CUP31 436 .00 4.00 2.6950 1.05092
CUP32 436 .00 4.00 2.4060 1.14183
CUP33 436 .00 4.00 2.4518 1.06995
PL96

CUP34 436 .00 4.00 2.4518 1.09123


CUP35 436 .00 4.00 2.6147 1.00718
CUP36 436 .00 4.00 2.5436 1.08296
Cách ứng phó với yếu tố 436 .00 4.00 1.9591 .85107
thời gian
Cách ứng phó với yếu tố 436 .00 4.00 2.4472 .86941
mối quan hệ
Cách ứng phó với yếu tố 436 .00 4.00 2.3219 .86370
tình huống
Cách ứng phó với yếu tố 436 .00 4.00 2.6919 1.07241
sức khỏe thể chất
Cách ứng phó với yếu tố 436 .00 4.00 2.2070 .94903
sức khỏe tinh thần
CUPVYTDDNCTXH 436 .00 4.00 2.5271 .89640
Cách ứng phó chung 436 .28 3.92 2.3253 .74589
Valid N (listwise) 436
4.2. Mối tương quan giữa mức độ stress với các mặt biểu hiện stress, các
tác nhân gây stress và mối tương quan giữa các mặt biểu hiện stress, các tác gây
stress và các ứng phó với stress với nhau
4.2.1 Mối tương quan giữa mức độ stress với các mặt biểu hiện stress và
mối tương quan giữa các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công tác xã hội
Correlations
Biểu hiện Biểu hiện Biểu hiện Biểu hiện
Mucdostress thể chất nhận thức cảm xúc hành vi
Mucdostress Pearson 1 .532** .514** .610** .448**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 211 211 211 211 211
Biểu hiện thể Pearson .532** 1 .765** .770** .797**
chất Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 211 211 211 211 211
Biểu hiện Pearson .514 **
.765 **
1 .823 **
.807**
nhận thức Correlation
PL97

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000


N 211 211 211 211 211
Biểu hiện Pearson .610** .770** .823** 1 .817**
cảm xúc Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 211 211 211 211 211
Biểu hiện Pearson .448** .797** .807** .817** 1
hành vi Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 211 211 211 211 211
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
4.2.2. Mối tương quan giữa mức đô stress với các tác nhân gây stress và
tương quan giữa các tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội

TN TN TN TN TN TN T
TYT TYT TYT TYT TYT YTĐ
thời mối tình sức khỏe sức Đ CV
Muc do stress
gian quan huống thể khỏe CNV
ss
hệ chất tinh CTXH
thần
Mucdostre Pearson 1 .584** .572** .506** .474** .446** .420**
ss Correlation
Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 436 436 436 436 436 436 436
TN từ Pearson .58 1 .695** .748** .586** .677** .584**
yếu tố Correlation 4**
thời gian Sig. (2- .00 .000 .000 .000 .000 .000
tailed) 0
N 436 436 436 436 436 436 436
TN từ yếu Pearson .57 .695** 1 .799** .713** .663** .576**
tố mối Correlation 2**
quan hệ Sig. (2- .00 .000 .000 .000 .000 .000
tailed) 0
N 436 436 436 436 436 436 436
PL98

TN từ yếu Pearson .50 .748** .799** 1 .728** .747** .682**


tố tình Correlation 6**
huống Sig. (2- .00 .000 .000 .000 .000 .000
tailed) 0
N 436 436 436 436 436 436 436
TN từ yếu Pearson .47 .586 **
.713 **
.728 **
1 .624 **
.554**
tố sức Correlation 4**
khỏe thể Sig. (2- .00 .000 .000 .000 .000 .000
chất tailed) 0
N 436 436 436 436 436 436 436
TN từ yếu Pearson .44 .677** .663** .747** .624** 1 .644**
tố sức Correlation 6**
khỏe tinh Sig. (2- .00 .000 .000 .000 .000 .000
thần tailed) 0
N 436 436 436 436 436 436 436
TN từ yếu Pearson .42 .584** .576** .682** .554** .644** 1
tố đặc Correlation 0**
điểm CV Sig. (2- .00 .000 .000 .000 .000 .000
của tailed) 0
NVCTXH

4.2.3. Mối tương quan giữa các nhóm ứng phó với stress ở nhân viên
công tác xã hội
Correlations
Ứng Ứng Ứng Ứng Ứng phó Ứng
phó phó phó với phó với yếu phó với
với với yếu tố với tố sức đặc
yếu yếu tố tình yếu khỏe tinh điểm
tố mối huống tố thần công
thời quan sức việc
gian hệ khỏe của
thể NVCT
chất XH
Ứng phó với yếu Pearson Correlati 1 .480** .520** .448** .472** .481**
tố thời gian On
Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó với yếu Pearson Correlati .480 1 .683 **
.543 .673**
**
.694**
tố mối quan hệ On **
PL99

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000


tailed)
N 436 436 436 436 436 436

Ứng phó Pearson Correlati .520** .683** 1 .700** .668** .737**


với yếu tố On
tình huống Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó Pearson Correlati
với On .448** .543** .700** 1 .589* .679**
yếu tố sức
khỏe
thể chất
Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó
với Pearson Correlati On .472** .673** .668** .589** 1 .708**
yếu tố sức
khỏe
tinh thần
Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 436 436 436 436 436 436
Ứng phó
với đặc
điểm công
việc của Pearson Correlati On .481** .694** .737** .679** .708** 1
NVCTXH

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000


tailed)
N 436 436 436 436 436 436
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
4.3. So sánh các mặt biểu hiện stress ở nhân viên công các xã hội theo
các nhóm khách thể có stress khác nhau
4.3.1. So sánh các mặt biểu hiện stress về mặt thể chất ở nhân viên công
các xã hội theo các nhóm khách thể có stress khác nhau
Descriptives
Biểu hiện thể chất
95% Confidence
Interval for Mean
Std. Std. Lower Upper Minim Maxim
Deviation Error Bound Bound um um
N Mean
PL100

Bình 225 .5639 .43498 .02900 .5067 .6210 .00 2.00


thường
Nhẹ 64 .9156 .44226 .05528 .8052 1.0261 .20 2.20

Vừa 68 1.3412 .71334 .08651 1.1685 1.5138 .13 2.80

Nặng 68 1.8814 .93112 .11291 1.6560 2.1068 .13 3.33

Rất nặng 11 2.5091 .76552 .23081 1.9948 3.0234 1.27 3.73

Total 436 .9913 .80481 .03854 .9155 1.0670 .00 3.73

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df df Si
1 2 g.
Biểu hiện thể chất Based on Mean 34.430 4 431 .000
Based on Median 33.600 4 431 .000
Based on Median and 33.600 4 343.567 .000
with
adjusted df
Based on trimmed 34.162 4 431 .000
mean

Robust Tests of Equality of Means


Biểu hiện thể chất
Statistic df df2 Sig
a
1 .
Welch 61.59 4 59.19 .00
9 4 0
a. Asymptotically F distributed.
Mean 95% Confidence
Differe Std. Sig Interval
(IMucdostress (J) nce (I-J) Error . Lower Upper
Mucdostress Bound Bound
Bình thường Nhẹ -.35177* .08434 .000 -.5175 -.1860
Vừa -.77732* .08238 .000 -.9392 -.6154
Nặng -1.31752* .08238 .000 -1.4794 -1.1556
Rất nặng -1.94524* .18383 .000 -2.3066 -1.5839
Nhẹ Bình thường .35177* .08434 .000 .1860 .5175
Vừa -.42555* .10368 .000 -.6293 -.2218
Nặng -.96575* .10368 .000 -1.1695 -.7620
PL101

Rất nặng -1.59347* .19431 .000 -1.9754 -1.2116

Vừa Bình thường .77732* .08238 .000 .6154 .9392


Nhẹ .42555* .10368 .000 .2218 .6293
Nặng -.54020* .10210 .000 -.7409 -.3395
Rất nặng -1.16791* .19347 .000 -1.5482 -.7877
Nặng Bình thường 1.31752* .08238 .000 1.1556 1.4794
Nhẹ .96575* .10368 .000 .7620 1.1695
Vừa .54020* .10210 .000 .3395 .7409
Rất nặng -.62772* .19347 .001 -1.0080 -.2475
Rất nặng Bình thường 1.94524* .18383 .000 1.5839 2.3066
Nhẹ 1.59347* .19431 .000 1.2116 1.9754
Vừa 1.16791* .19347 .000 .7877 1.5482
Nặng .62772* .19347 .001 .2475 1.0080
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

4.3.2. So sánh các mặt biểu hiện stress về mặt nhận thức ở nhân viên công
các xã hội theo các nhóm khách thể có stress khác nhau
Biểu hiện nhận thức
95% Confidence
Interval for
N Mean Std. Std. Mean Minim Maxim
Deviation Error Lower Upper um um
Bound Bound
Bình thường 225 .6436 .60509 .04034 .5641 .7230 .00 4.00
Nhẹ 64 1.0469 .62411 .07801 .8910 1.2028 .20 3.20
Vừa 68 1.6147 .74699 .09059 1.4339 1.7955 .00 3.20
Nặng 68 2.1000 .97031 .11767 1.8651 2.3349 .00 3.80
Rất nặng 11 2.6000 .76420 .23041 2.0866 3.1134 1.40 4.00
Total 436 1.1307 .92260 .04418 1.0439 1.2176 .00 4.00
Descriptives
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
Biểu hiện nhận thức Based on Mean 11.084 4 431 .000
Based on Median 11.230 4 431 .000
Based on Median and 11.230 4 417.975 .000
with
adjusted df
PL102

Based on trimmed 11.213 4 431 .000


mean

Biểu hiện nhận thức


ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 157.410 4 39.353 79.682 .000
Within Groups 212.858 431 .494
Total 370.268 435

Robust Tests of Equality of Means


Biểu hiện nhận thức
Statistica d d S
f1 f2 ig.
W 6 4 6 .
elch 2.768 0.493 000
a. Asymptotically F distributed.
Dependent Variable: Biểu hiện nhận thức LSD
Mean Difference (I- 95% Confidence Interval
J) Std. Error Sig.
(I) Mucdostress (J) Mucdostress Lower Bound Upper Bound

Bình thường Nhẹ -.40332* .09956 .000 -.5990 -.2076

Vừa -.97115* .09725 .000 -1.1623 -.7800

Nặng -1.45644* .09725 .000 -1.6476 -1.2653

Rất nặng -1.95644* .21701 .000 -2.3830 -1.5299

Nhẹ Bình thường .40332* .09956 .000 .2076 .5990

Vừa -.56783* .12239 .000 -.8084 -.3273

Nặng -1.05312* .12239 .000 -1.2937 -.8126

Rất nặng -1.55312* .22938 .000 -2.0040 -1.1023

Vừa Bình thường .97115* .09725 .000 .7800 1.1623

Nhẹ .56783* .12239 .000 .3273 .8084

Nặng -.48529* .12052 .000 -.7222 -.2484

Rất nặng -.98529* .22839 .000 -1.4342 -.5364

Nặng Bình thường 1.45644* .09725 .000 1.2653 1.6476

Nhẹ 1.05312* .12239 .000 .8126 1.2937

Vừa .48529* .12052 .000 .2484 .7222

Rất nặng -.50000* .22839 .029 -.9489 -.0511

Rất nặng Bình thường 1.95644* .21701 .000 1.5299 2.3830

Nhẹ 1.55312* .22938 .000 1.1023 2.0040

Vừa .98529* .22839 .000 .5364 1.4342

Nặng .50000* .22839 .029 .0511 .9489


PL103

Multiple Comparisons
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
4.3.3. So sánh các mặt biểu hiện stress về mặt cảm xúc ở nhân viên công
các xã hội theo các nhóm khách thể có stress khác nhau
Biểu hiện cảm xúc
Descriptives
95% Confidence
Interval for
N Mean Std. Std. Mean Minim Maxim
Deviation Error Lower Upper um um
Bound Bound
Bình 225 .6691 .54558 .03637 .5974 .7408 .00 2.82
thường
Nhẹ 64 1.1065 .57623 .07203 .9626 1.2505 .18 2.91
Vừa 68 1.7126 .63250 .07670 1.5595 1.8657 .55 3.09
Nặng 68 2.2487 .83830 .10166 2.0458 2.4516 .09 3.73
Rất nặng 11 2.8926 .51717 .15593 2.5451 3.2400 2.18 4.00
Total 436 1.1985 .89993 .04310 1.1138 1.2832 .00 4.00

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.


Biểu hiện cảm Based on Mean 6.502 4 431 .000
xúc Based on Median 4.870 4 431 .001
Based on 4.870 4 358.274 .001
Median and with
adjusted df
Based on trimmed 6.197 4 431 .000
mean
PL104

ANOVA
Biểu hiện cảm xúc
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 188.135 4 47.034 123.488 .000
Within Groups 164.157 431 .381
Total 352.292 435

Robust Tests of Equality of Means


Biểu hiện cảm xúc
Statistica d d S
f1 f2 ig.
W 1 4 6 .
elch 12.111 1.766 000
a. Asymptotically F distributed.
Multiple Comparisons
Depende
nt Variable: Biểu
Mean Difference 95% Confidence Interval
hiện cảm xúc (I-J)
(I) Mucdostress (J) Mucdostress Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
LSD
Bình thường Nhẹ -.43744* .08743 .000 -.6093 -.2656
Vừa -1.04348* .08540 .000 -1.2113 -.8756
Nặng -1.57957 *
.08540 .000 -1.7474 -1.4117
Rất nặng -2.22347* .19057 .000 -2.5980 -1.8489
Nhẹ Bình thường .43744 *
.08743 .000 .2656 .6093
Vừa -.60603* .10748 .000 -.8173 -.3948
Nặng -1.14213* .10748 .000 -1.3534 -.9309
Rất nặng -1.78603* .20144 .000 -2.1819 -1.3901
Vừa Bình thường 1.04348* .08540 .000 .8756 1.2113
Nhẹ .60603 *
.10748 .000 .3948 .8173
Nặng -.53610* .10584 .000 -.7441 -.3281
Rất nặng -1.18000 *
.20056 .000 -1.5742 -.7858
Nặng Bình thường 1.57957* .08540 .000 1.4117 1.7474
Nhẹ 1.14213 *
.10748 .000 .9309 1.3534
Vừa .53610 *
.10584 .000 .3281 .7441
Rất nặng -.64390* .20056 .001 -1.0381 -.2497
Rất nặng Bình thường 2.22347 *
.19057 .000 1.8489 2.5980
Nhẹ 1.78603* .20144 .000 1.3901 2.1819
Vừa 1.18000* .20056 .000 .7858 1.5742
Nặng .64390* .20056 .001 .2497 1.0381
PL105

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.


4.3.4. So sánh các mặt biểu hiện stress về mặt hành vi ở nhân viên công
các xã hội theo các nhóm khách thể có stress khác nhau
Biểu hiện hành vi
Descriptives
95% Confidence
Interval for
N Mean Std. Std. Mean Minimu Maxim
Deviation Error Lower Upper m um
Bound Bound
Bình 225 .5356 .49492 .03299 .4705 .6006 .00 2.58
thường
Nhẹ 64 .9987 .54826 .06853 .8617 1.1357 .17 2.50
Vừa 68 1.4338 .77247 .09368 1.2468 1.6208 .25 3.00
Nặng 68 1.9093 .97393 .11811 1.6736 2.1451 .17 3.50

Rất nặng 1 2 .9 . 1. 2. . 3
1 .2045 3939 28324 5735 8356 08 .08
T 4 1 .8 . .9 1. . 3
otal 36 .0000 5726 04106 193 0807 00 .50

ANOVA
Biểu hiện hành vi
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 133.518 4 33.380 77.280 .000
Within Groups 186.162 431 .432
Total 319.681 435

Biểu hiện hành vi


Robust Tests of Equality of Means

Statistica df df S
1 2 ig.
PL106

Welc 55.734 4 59.000 .000


h
a. Asymptotically F distributed.
Mean 95% Confidence
Difference (I- Std. Error Sig. Interval
(I) Mucdostress (J) Mucdostress J) Lower Bound Upper
Bound
Bình thường Nhẹ -.46314* .09311 .000 -.6461 -.2801
Vừa -.89827* .09095 .000 -1.0770 -.7195
Nặng -1.37376 *
.09095 .000 -1.5525 -1.1950
Rất nặng -1.66899* .20294 .000 -2.0679 -1.2701
Nhẹ Bình thường .46314* .09311 .000 .2801 .6461
Vừa -.43513 *
.11446 .000 -.6601 -.2102
Nặng -.91062 *
.11446 .000 -1.1356 -.6856
Rất nặng -1.20585* .21451 .000 -1.6275 -.7842
Vừa Bình thường .89827* .09095 .000 .7195 1.0770
Nhẹ .43513 *
.11446 .000 .2102 .6601
Nặng -.47549 *
.11271 .000 -.6970 -.2540
Rất nặng -.77072* .21358 .000 -1.1905 -.3509
Nặng Bình thường 1.37376* .09095 .000 1.1950 1.5525
Nhẹ .91062 *
.11446 .000 .6856 1.1356
Multiple Comparisons
Dependent Variable: Biểu hiện hành vi LSD
Vừa .47 . . .25 .69
549* 11271 000 40 70
Rất - . . - .12
nặng .29523 21358 168 .7150 46
Rất nặng Bình 1.6 . . 1.2 2.0
thường 6899* 20294 000 701 679
Nhẹ 1.2 . . .78 1.6
0585* 21451 000 42 275
Vừa .77 . . .35 1.1
072* 21358 000 09 905
Nặng .29 . . - .71
523 21358 168 .1246 50
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
PL107

5. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội
5.1. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các yếu tố ảnh hưởng tới mức
độ stress ở nhân viên công tác xã hội
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Tinhlacquan 436 5.00 24.00 13.6491 3.36285
hailongnghenghiep 436 1.00 10.00 6.9862 1.54913
Choduaxahoi 436 6.00 48.00 29.5550 9.11783
Hoigianlvcongso 436 6.00 16.00 8.6720 1.69523
Thoigianlvcongsoonha 436 .00 5.00 1.7729 1.38839
Thoigianlvnhacanhan 436 .00 7.00 3.0115 1.34672
Ydinhdoiviec 436 .00 4.00 1.2362 1.32930
Valid N (listwise) 436

5.2. Số lượng và tỷ lệ % các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ stress ở nhân
viên công tác xã hội
Tinhlacquan
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid 5.00 1 .2 .2 .2
7.00 3 .7 .7 .9
8.00 10 2.3 2.3 3.2
9.00 28 6.4 6.4 9.6
10.00 43 9.9 9.9 19.5
11.00 30 6.9 6.9 26.4
12.00 60 13.8 13.8 40.1
13.00 57 13.1 13.1 53.2
14.00 51 11.7 11.7 64.9
15.00 34 7.8 7.8 72.7
16.00 34 7.8 7.8 80.5
PL108

17.00 20 4.6 4.6 85.1


18.00 22 5.0 5.0 90.1
19.00 19 4.4 4.4 94.5
20.00 10 2.3 2.3 96.8
21.00 6 1.4 1.4 98.2
22.00 4 .9 .9 99.1
23.00 3 .7 .7 99.8
24.00 1 .2 .2 100.0
Total 436 100.0 100.0
Hailongnghenghiep
Cumulati
Frequency Percent Valid Percent ve
Percent
Valid 1.00 1 .2 .2 .2
3.00 4 .9 .9 1.1
4.00 20 4.6 4.6 5.7
5.00 50 11.5 11.5 17.2
6.00 79 18.1 18.1 35.3
7.00 114 26.1 26.1 61.5
8.00 109 25.0 25.0 86.5
9.00 31 7.1 7.1 93.6
10.00 28 6.4 6.4 100.0
Total 436 100.0 100.0

Khichat

Cumula
Frequency Percent Valid Percent tive
Percent
Valid Khí chất linh hoạt 127 29.1 29.1 29.1

Khí chất nóng nẩy 114 26.1 26.1 55.3


PL109

Khí chất bình thản 112 25.7 25.7 81.0


Khí chất ưu tư 83 19.0 19.0 100.0
Total 436 100.0 100.0
Choduaxahoi
Cumulat
Frequency Percent Valid Percent ive
Percent
Valid 6.00 1 .2 .2 .2
7.00 5 1.1 1.1 1.4
8.00 1 .2 .2 1.6
9.00 1 .2 .2 1.8
10.00 2 .5 .5 2.3
11.00 8 1.8 1.8 4.1
12.00 2 .5 .5 4.6
13.00 3 .7 .7 5.3
14.00 5 1.1 1.1 6.4
15.00 5 1.1 1.1 7.6
16.00 3 .7 .7 8.3
17.00 19 4.4 4.4 12.6
18.00 2 .5 .5 13.1
19.00 7 1.6 1.6 14.7
20.00 1 .2 .2 14.9
21.00 35 8.0 8.0 22.9
22.00 7 1.6 1.6 24.5
23.00 7 1.6 1.6 26.1

24.00 19 4.4 4.4 30.5


25.00 6 1.4 1.4 31.9
26.00 15 3.4 3.4 35.3
27.00 13 3.0 3.0 38.3
28.00 10 2.3 2.3 40.6
29.00 14 3.2 3.2 43.8
30.00 17 3.9 3.9 47.7
PL110

31.00 15 3.4 3.4 51.1


32.00 24 5.5 5.5 56.7
33.00 22 5.0 5.0 61.7
34.00 20 4.6 4.6 66.3
35.00 27 6.2 6.2 72.5
36.00 36 8.3 8.3 80.7
37.00 12 2.8 2.8 83.5
38.00 10 2.3 2.3 85.8
39.00 11 2.5 2.5 88.3
40.00 6 1.4 1.4 89.7
41.00 7 1.6 1.6 91.3
42.00 9 2.1 2.1 93.3
43.00 7 1.6 1.6 95.0
44.00 4 .9 .9 95.9
45.00 4 .9 .9 96.8
46.00 3 .7 .7 97.5
47.00 2 .5 .5 97.9
48.00 9 2.1 2.1 100.0
Total 436 100.0 100.0
Thoigianlvcongso
Cumulative Percent
Frequency Percent Valid
Percent
Valid 6.00 2 .5 .5 .5
7.00 6 1.4 1.4 1.8
8.00 337 77.3 77.3 79.1
9.00 18 4.1 4.1 83.3

10.00 30 6.9 6.9 90.1


11.00 2 .5 .5 90.6
12.00 22 5.0 5.0 95.6
PL111

13.00 1 .2 .2 95.9
14.00 9 2.1 2.1 97.9
16.00 9 2.1 2.1 100.0
Total 436 100.0 100.0
Thoigianlvcongsoonha

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid .00 106 24.3 24.3 24.3


1.00 70 16.1 16.1 40.4
2.00 153 35.1 35.1 75.5
3.00 47 10.8 10.8 86.2
4.00 44 10.1 10.1 96.3
5.00 16 3.7 3.7 100.0
Total 436 100.0 100.0
Thoigianlvnhacanhan

Cumulati
Frequency Percent Valid Percent ve
Percent
Valid .00 16 3.7 3.7 3.7
1.00 15 3.4 3.4 7.1
2.00 121 27.8 27.8 34.9
3.00 160 36.7 36.7 71.6
4.00 81 18.6 18.6 90.1

5.00 19 4.4 4.4 94.5


6.00 11 2.5 2.5 97.0
7.00 13 3.0 3.0 100.0
Total 436 100.0 100.0
PL112

Ydinhdoiviec
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không thay đổi 186 42.7 42.7 42.7

Không biết 84 19.3 19.3 61.9


Lưỡng lự 79 18.1 18.1 80.0
có thể 51 11.7 11.7 91.7
Sẽ thay đổi 36 8.3 8.3 100.0
Total 436 100.0 100.0
5.3. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với mức độ stress ở nhân
viên công tác xã hội
Correlations
Tinhlacq Hailong Khic Ch hoig Thoi Tho Ydi
uan nghengh hat od ianl gianl igia nhd
iep uax vco vcon nlv oivi
aho ngs gsoo nha ec
Muc
i o nha can
dostr ess
han
Mucdostress Pearson 1 -.495** -.400** .479* - .005 .265* .53 .47
Correlati * .51 * 0** 9**

on 6**
Sig. (2- .000 .000 .000 .00 .910 .000 .00 .00
tailed) 0 0 0

N 436 436 436 436 43 436 436 436 436


6
Tinhlacquan Pearson - 1 .309** - .45 - - - -
Correlati .495* .269* 8** .027 .184* .27 .36
on * * * 8** 9**

Sig. (2- .000 .000 .000 .00 .573 .000 .00 .00
tailed) 0 0 0
PL113

N 436 436 436 436 43 436 436 436 436


6
Hailongnghe Pearson - .309** 1 - .30 - -.063 - -
nghiep Correlati .400* .238* 6** .085 .25 .34
on * * 4** 4**
Sig. (2- .000 .000 .000 .00 .077 .186 .00 .00
tailed) 0 0 0
N 436 436 436 436 43 436 436 436 436
6
Khichat Pearson .479* -.269** -.238** 1 - .079 .122* .38 .36
Correlati * .34 8** 0**
on 6**
Sig. (2- .000 .000 .000 .00 .100 .011 .00 .00
tailed) 0 0 0
N 436 436 436 436 43 436 436 436 436
6
Choduaxahoi Pearson - .458** .306** -1 - - - -
Correlati .516* .346* .042 .164* .26 .42
on * * * 2** 6**

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .381 .001 .00 .00
tailed) 0 0
N 436 436 436 436 43 436 436 436 436
6
hoigianlvcon gso Pearson .005 -.027 -.085 .079 - 1 - - .04
Correlati .04 .242* .33 9
on 2 * 7**

5.4. Hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới stress


5.4.1.Hồi quy đơn biến
5.4.1.1. Hồi quy sự hài lòng nghề nghiệp
Regression
Variables Entered/Removeda
PL114

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 hailongnghenghiepb . Enter

a. Dependent Variable: Mucdostress


b. All requested variables entered.
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate Durbin-Watson

1 .400a .160 .158 1.13344 1.289


a. Predictors: (Constant), hailongnghenghiep
b. Dependent Variable: Mucdostress
ANOVAa

Sum of
Model Squares df Mean F Sig.
Square
1 Regression 106.119 1 106.119 82.603 .000b
Residual 557.551 434 1.285
Total 663.670 435
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. Predictors: (Constant), hailongnghenghiep
Coefficientsa

Standar
Unstandardi dized
zed Coefficients Coeffici
Ents
Collinearity Statistics
Tol
Std. Sig era
Error T . nce
Model B Beta VIF
PL115

1 (Constant) 3.25 .251 12.96 .00


5 7 0
Hailongnghen -.319 .035 -.400 -9.089 .00 1.0 1.000
ghiep 0 00
a. Dependent Variable: Mucdostress

Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
hailongnghengh
Condition
Model Dimension Eigenvalue (Constant) iep
Index
1 1 1.976 1.000 .01 .01
2 .024 9.139 .99 .99
a. Dependent Variable: Mucdostress
Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. N
Deviation

Predicted Value .0666 2.9361 1.0275 .49391 436


Residual -2.29847 3.93336 .00000 1.13213 436
Std. Predicted Value -1.945 3.864 .000 1.000 436

Std. Residual -2.028 3.470 .000 .999 436


a. Dependent Variable: Mucdostress
5.4.1.2. Hồi quy tính lạc quan, bi quan
Regression
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method


PL116

1 Tinhlacquanb . Enter

a. Dependent Variable: Mucdostress


b. All requested variables entered.
Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of


Model R R Square Square the Estimate Durbin-Watson

1 .495a .245 .243 1.07433 1.397


a. Predictors: (Constant), Tinhlacquan
b. Dependent Variable: Mucdostress
ANOVAa
Sum of
Model Squares Df Mean F Sig.
Square
1 Regression 162.756 1 162.756 141.015 .000b
Residual 500.914 434 1.154
Total 663.670 435
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. Predictors: (Constant), Tinhlacquan
Coefficientsa
Standardiz
ed
Unstandardized Coefficients Coefficien Collinear
ts ity
Statistics
Std. t Sig. Toleran
Model B Error Beta ce VI
F
1 (Constant 3.510 .215 16.303 .000
)
Tinhlacq -.182 .015 -.495 - .000 1.000 1.
PL117

00
0
uan 11.875
a. Dependent Variable: Mucdostress
Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions

Model Dimension Eigenvalue (Constant) Tinhlacquan


Condition Index
1 1 1.971 1.000 .01 .01
2 .029 8.248 .99 .99
a. Dependent Variable: Mucdostress
Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. N


Deviation
Predicted Value -.8552 2.6007 1.0275 .61168 436
Residual -2.05505 2.67252 .00000 1.07309 436
Std. Predicted Value -3.078 2.572 .000 1.000 436

Std. Residual -1.913 2.488 .000 .999 436


a. Dependent Variable: Mucdostress
5.4.1.3. Hồi quy chỗ dựa xã hội
Regression
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method


1 Choduaxahoib . Enter

a. Dependent Variable: Mucdostress


PL118

b. All requested variables entered.


Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of


Square the Estimate
Model R R Square Durbin-Watson
1 .516a .267 .265 1.05900 1.413
a. Predictors: (Constant), Choduaxahoi
b. Dependent Variable: Mucdostress

Coefficientsa
Unstandardize Standardized Collinearity
d Coefficients Coefficients Statistics
Std. Toleran
Model B Error Beta ce VIF
t Sig.
1 (Const 3.09 .172 17.970 .000
ant) 5
Chodu - .006 -.516 -12.561 .000 1.000 1.000
axahoi .070
a. Dependent Variable: Mucdostress
Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions

Model Dimension Eigenvalue (Constant) Choduax


Condition Index ahoi
1 1 1.956 1.000 .02 .02
2 .044 6.641 .98 .98
a. Dependent Variable: Mucdostress
Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N


PL119

Predicted Value -.2627 2.6752 1.0275 .63780 436


Residual -2.60526 2.86370 .00000 1.05778 436
Std. Predicted Value -2.023 2.583 .000 1.000 436

Std. Residual -2.460 2.704 .000 .999 436


a. Dependent Variable: Mucdostress
5.4.1.4. Hồi quy khí chất
Regression
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method


1 Khichatb . Enter
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. All requested variables entered.
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate Durbin-Watson
1 .479a .229 .227 1.08574 1.293
a. Predictors: (Constant), Khichat
b. Dependent Variable: Mucdostress
ANOVA

Sum of
Model Squares Df Mean F Sig.
Square
1 Regression 152.059 1 152.059 128.991 .000b
Residual 511.611 434 1.179
Total 663.670 435
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. Predictors: (Constant), Khichat
Coefficientsa
PL120

Standardiz
ed
Unstandardized Coefficients Coefficien Collinearity
t Statistics
s
Toleran
t Sig.
Model B Std. Beta ce VIF
Error
1 (Consta .299 .083 3.615 .000
nt)
Khichat .541 .048 .479 11.357 .000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: Mucdostress
Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition Index Variance Proportions

(Constant) Khichat

1 1 1.777 1.000 .11 .11


2 .223 2.823 .89 .89
a. Dependent Variable: Mucdostress

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N


Predicted Value .2986 1.9229 1.0275 .59124 436
Residual -1.92288 3.70143 .00000 1.08449 436
Std. Predicted Value -1.233 1.514 .000 1.000 436

Std. Residual -1.771 3.409 .000 .999 436


a. Dependent Variable: Mucdostress
PL121

5.4.1.5. Hồi quy thời gian làm việc ở nghề nghiệp ở nhà
Regression
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method


1 Thoigianlvcongsoonhab . Enter

a. Dependent Variable: Mucdostress


b. All requested variables entered.

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate Durbin-Watson

1 .265a .070 .068 1.19238 1.435


a. Predictors: (Constant), Thoigianlvcongsoonha
b. Dependent Variable: Mucdostress
ANOVAa

Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 46.624 1 46.624 32.793 .00
0b
Residual 617.046 434 1.422
Total 663.670 435
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. Predictors: (Constant), Thoigianlvcongsoonha
Coefficientsa
Standardi
zed
Unstandardized Coefficients Coefficie Collinearity
Nts Statistics
PL122

Std. Tolera
Model B Error Beta nce VIF
t Sig.
1 (Constant) .609 .093 6.576 .000
Thoigianlvcong .236 .041 .265 5.727 .000 1.000 1.000
Soonha
a. Dependent Variable: Mucdostress

Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
Condition Thoigianlvcong
Model Dimension Eigenvalue Index (Constant) soonha

1 1 1.788 1.000 .11 .11


2 .212 2.902 .89 .89
a. Dependent Variable: Mucdostress
Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. N


Deviation
Predicted Value .6095 1.7885 1.0275 .32739 436
Residual -1.78847 3.39054 .00000 1.19101 436
Std. Predicted Value -1.277 2.324 .000 1.000 436

Std. Residual -1.500 2.844 .000 .999 436


a. Dependent Variable: Mucdostress
5.4.1.6. Hồi quy thời gian làm việc nhà và việc cá nhân
Regression
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method


PL123

1 Thoigianlvnhacanhan . Enter
b

a. Dependent Variable: Mucdostress


b. All requested variables entered.
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate Durbin-Watson
1 .530a .281 .280 1.04826 1.291
a. Predictors: (Constant), Thoigianlvnhacanhan
b. Dependent Variable: Mucdostress
ANOVAa
Sum of
Model Squares Df Mean F Sig.
Square
1 Regression 186.769 1 186.769 169.968 .000b
Residual 476.900 434 1.099
Total 663.670 435
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. Predictors: (Constant), Thoigianlvnhacanhan

Coefficientsa
Standardi
zed
Unstandardized Coefficients Coefficie
Nts
Collinearity Statistics
Std.
Error T Sig.
Model B Beta Tolerance VIF
1 (Constant -.438 .123 - .000
) 3.55
6
Thoigianl .487 .037 .530 13.0 .000 1.000 1.000
PL124

vnhacanh 37
an
a. Dependent Variable: Mucdostress
Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
Thoigianlvnhac
Model Dimension Eigenvalue (Constant) anhan
Condition
Index
1 1 1.913 1.000 .04 .04
2 .087 4.691 .96 .96
a. Dependent Variable: Mucdostress
Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. N
Deviation

Predicted Value -.4377 2.9682 1.0275 .65525 436


Residual -1.99505 3.43772 .00000 1.04705 436
Std. Predicted Value -2.236 2.962 .000 1.000 436

Std. Residual -1.903 3.279 .000 .999 436


a. Dependent Variable: Mucdostress
5.4.1.7. Hồi quy ý định thay đổi công việc
Regression
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method


1 Ydinhdoiviecb . Enter

a. Dependent Variable: Mucdostress


b. All requested variables entered.
Model Summaryb
PL125

Adjusted R Std. Error of


Model R R Square Square the Estimate Durbin-Watson
1 .479a .229 .228 1.08547 1.461
a. Predictors: (Constant), Ydinhdoiviec
b. Dependent Variable: Mucdostress
ANOVAa
Sum of
Model Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 152.312 1 152.312 129.270 .000b
Residual 511.358 434 1.178
Total 663.670 435
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. Predictors: (Constant), Ydinhdoiviec
Coefficientsa
Standardiz
ed
Unstandardized Coefficients Coefficie Collinearity
n Statistics
ts

T Sig. Toleran
Model B Std. Beta ce VIF
Error
1 (Constant .477 .071 6.719 .000
)
Ydinhdoi .445 .039 .479 11.370 .000 1.000 1.000
viec
a. Dependent Variable: Mucdostress

Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions
Model Dimension Eigenvalue Condition Index (Constant) Ydinhdoiviec
PL126

1 1 1.681 1.000 .16 .16


2 .319 2.297 .84 .84
a. Dependent Variable: Mucdostress
Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. N
Deviation
Predicted Value .4772 2.2578 1.0275 .59173 436
Residual -2.25779 3.52278 .00000 1.08422 436
Std. Predicted Value -.930 2.079 .000 1.000 436
Std. Residual -2.080 3.245 .000 .999 436
a. Dependent Variable: Mucdostress
5.4.2. Hồi quy đa biến
Regression
Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of


Model R R Square Square the Estimate Durbin-Watson
1 .745a .555 .547 .83105 1.477
a. Predictors: (Constant), Ydinhdoiviec,
Thoigianlvcongsoonha, Thoigianlvnhacanhan, hailongnghenghiep,
Tinhlacquan, Khichat, Choduaxahoi

b. Dependent Variable: Mucdostress

Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Removed Method
1 Ydinhdoiviec, . Enter
Thoigianlvcongsoonha,
Thoigianlvnhacanhan,
hailongnghenghiep,
Tinhlacquan,
Khichat,
PL127

Choduaxahoib

a. Dependent Variable: Mucdostress


b. All requested variables entered.
ANOVAa

Sum of
Model Squares Df Mean F Sig.
Square
1 Regression 368.076 7 52.582 76.136 .000b
Residual 295.594 428 .691
Total 663.670 435
a. Dependent Variable: Mucdostress
b. Predictors: (Constant), Ydinhdoiviec,
Thoigianlvcongsoonha, Thoigianlvnhacanhan, hailongnghenghiep,
Tinhlacquan, Khichat, Choduaxahoi
Coefficientsa
Standar
dized
Unstandardized Coefficients Coeffic Collinearity Statistics
i
ents T Sig.
Std.
Model B Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant 2.10 .320 6.592 .000
) 6
Tinhlacq - .014 -.182 -4.771 .000 .718 1.392
uan .067
hailongng - .029 -.128 -3.572 .000 .813 1.230
henghiep .102
Khichat .192 .042 .170 4.571 .000 .754 1.326
PL128

Choduax - .005 -.199 -5.080 .000 .680 1.471


ahoi .027
Thoigianl .099 .030 .111 3.298 .001 .913 1.095
vcongsoo
nha
Thoigianl .262 .033 .285 7.850 .000 .788 1.270
vnhacanh
an
Ydinhdoi .095 .037 .102 2.587 .010 .672 1.489
viec
a. Dependent Variable: Mucdostress
Collinearity Diagnosticsa
Con Variance Proportions
diti
M Dim Eige on (Co Tinhl hailongn Kh Thoigianl Thoigianl Ydin
od el ensi nval Ind nsta acqu ghenghi ich Chodua vcongsoon vnhacanh hdoiv
on ue ex nt) an ep at xahoi ha an iec
1 1 6.51 1.00 .00 .00 .00 .00 .00 .01 .00 .00
7 0
2 .659 3.14 .00 .01 .00 .06 .01 .01 .00 .27
6
3 .346 4.34 .00 .00 .00 .29 .00 .62 .01 .01
2
4 .260 5.00 .00 .00 .00 .38 .00 .32 .00 .51
2
5 .127 7.17 .00 .01 .01 .22 .01 .00 .83 .07
2
6 .045 12.0 .01 .01 .30 .02 .77 .01 .00 .01
01
7 .034 13.8 .00 .78 .31 .00 .14 .01 .00 .00
55
8 .012 22.9 .99 .19 .38 .03 . .02 .14 .11
59 0
6
a. Dependent Variable: Mucdostress
PL129

Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. N
Deviation
Predicted Value -.6281 4.0296 1.0275 .91986 436
Residual -2.09808 2.43399 .00000 .82433 436
Std. Predicted Value -1.800 3.264 .000 1.000 436

Std. Residual -2.525 2.929 .000 .992 436


a. Dependent Variable: Mucdostress
5. Thực nghiệm giải pháp tham vấn tâm lí cho nhân viên công tác xã
hội
5.1. Sự thay đổi nhận thức về tác nhân gây stress ở nhân viên công tác
xã hội trước và sau tham vấn
Descriptive Statistics
Std. Percentiles
Deviatio Minim Maxi 50th
n um mum 25th (Median) 75th
N Mean
Nhận thức tác 16 1.250 .44721 1.00 2.00 1.000 1.0000 1.750
nhân gây stress 0 0 0
cho bản thân
trước tham vấn
Nhận thức tác 16 3.312 .47871 3.00 4.00 3.000 3.0000 4.000
nhân gây stress 5 0 0
cho bản thân sau
tham vấn
Wilcoxon Signed Ranks Test
Ranks
N Mean Rank Sum of Ranks

Nhận thức nguyên nhân Negative Ranks 0a .00 .00


gây stress cho bản thân sau
Positive Ranks 16b 8.50 136.00
tham vấn - Nhận thức
Ties 0c
PL130

nguyên nhân gây stress cho Total 16


bản thân trước tham
vấn
a. Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân sau tham
vấn < Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân trước tham vấn
b. Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân sau tham
vấn > Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân trước tham vấn
c. Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân sau tham
vấn = Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân trước tham vấn
Test Statisticsa
Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân sau tham vấn -
Nhận thức nguyên nhân gây stress cho bản thân trước tham vấn
Z -3.753 b
Asymp. Sig. (2-tailed) .000
a. Wilcoxon Signed Ranks Test
c. Based on negative ranks.
5.2. Sự thay đổi nhận thức về ứng phó với stress ở nhân viên công tác
xã hội trước và sau tham vấn
NPar Tests

Descriptive Statistics
Mean Std. Minimu Maximu 25th
N Deviation m m
Nhận thức ứng phó 16 1.2500 .44721 1.00 2.00 1.0000
với
tình huống stress của
bản thân trước tham
vấn
Nhận thức ứng phó 16 3.1875 .40311 3.00 4.00 3.0000
với
tình huống stress
của bản thân sau
tham vấn

Wilcoxon Signed Ranks Test


PL131

Ranks

N Mean Rank Sum of Ranks


Nhận thức ứng phó với Negative Ranks 0a .00 .00
tình huống stress của bản
thân sau tham vấn - Nhận Positive Ranks 16b 8.50 136.00
thức ứng phó với tình
Ties 0c
huống stress của bản thân
Total 16
trước tham vấn
a. Nhận thức ứng phó với tình huống stress của bản thân
sau tham vấn < Nhận thức ứng phó với tình huống stress của bản thân
trước tham vấn
b. Nhận thức ứng phó với tình huống stress của bản thân
sau tham vấn > Nhận thức ứng phó với tình huống stress của bản thân
trước tham vấn
c. Nhận thức ứng phó với tình huống stress của bản thân
sau tham vấn = Nhận thức ứng phó với tình huống stress của bản thân
trước tham vấn
Test Statisticsa
Nhận thức ứng phó với tình huống stress của bản thân sau tham vấn - Nhận thức
ứng phó với tình huống stress của bản
thân trước tham vấn

Z -3.598 b
Asymp. Sig. (2-tailed) .000
a. Wilcoxon Signed Ranks Test
b. Based on negative ranks.
5.3. Sự thay đổi mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội trước và
ngay sau khi tham vấn
NPar Tests
Descriptive Statistics
Percentiles
Std. Minim Maxim 50th
PL132

N Mean Deviation um um 25th (Median) 75th

Mức độ stress của 16 3.250 .44721 3.00 4.00 3.000 3.0000 3.7500
NVCTXH trước 0 0
tham vấn
Mức độ stress của 16 2.625 .71880 2.00 4.00 2.000 2.5000 3.0000
NVCTXH ngay 0 0
sau tham vấn
Wilcoxon Signed Ranks Test
Ranks

N Mean Rank Sum of


Ranks
Mức độ stress của Negative Ranks 10a 5.50 55.00
NVCTXH ngay sau tham
vấn - Mức độ stress của Positive Ranks 0b .00 .00
NVCTXH trước tham vấn
Ties 6c
Total 16
a. Mức độ stress của NVCTXH ngay sau tham vấn < Mức
độ stress của NVCTXH trước tham vấn
b. Mức độ stress của NVCTXH ngay sau tham vấn > Mức
độ stress của NVCTXH trước tham vấn
c. Mức độ stress của NVCTXH ngay sau tham vấn = Mức
độ stress của NVCTXH trước tham vấn

Test Statisticsa
Mức độ stress của NVCTXH ngay sau tham vấn - Mức độ stress
của NVCTXH trước tham vấn
Z -3.162 b
Asymp. Sig. (2-tailed) .002
a. Wilcoxon Signed Ranks Test
b. Based on positive ranks.
5.4. Sự thay đổi mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội ngay sau
tham vấn và sau tham vấn 3 tháng
NPar Tests
PL133

Descriptive Statistics

Percentiles
Std.
N Mean 50th
Deviatio
Mini Maxi (Median) 75th
n 25th
mum mum
Mức độ stress 16 2.625 .71880 2.00 4.00 2.000 2.5000 3.000
của NVCTXH 0 0 0
ngay sau tham
vấn

Mức độ stress 16 2.062 .77190 1.00 3.00 1.250 2.0000 3.000


của NVCTXH 5 0 0
sau 3 tháng tham
vấn

Wilcoxon Signed Ranks Test


Ranks

N Mean Rank Sum of Ranks


Mức độ stress của Negative Ranks 9a 5.00 45.00
NVCTXH sau 3 tháng tham
Positive Ranks 0b .00 .00
vấn - Mức độ stress của
NVCTXH ngay sau tham Ties 7c
vấn Total 16
a. Mức độ stress của NVCTXH sau 3 tháng tham vấn < Mức độ stress
của NVCTXH ngay sau tham vấn
b. Mức độ stress của NVCTXH sau 3 tháng tham vấn > Mức độ stress
của NVCTXH ngay sau tham vấn
d. Mức độ stress của NVCTXH sau 3 tháng tham vấn = Mức độ stress của
NVCTXH ngay sau tham vấn
Test Statisticsa
PL134

Mức độ stress của NVCTXH


sau 3 tháng tham vấn - Mức độ
stress
của NVCTXH ngay sau tham vấn
Z -3.000 b
Asymp. Sig. (2-tailed) .003
a. Wilcoxon Signed Ranks Test
b. Based on positive ranks.
5.5. Sự thay đổi mức độ stress ở nhân viên công tác xã hội ba tháng sau
tham vấn và 6 tháng sau tham vấn
NPar Tests
escriptive Statistics
Std. Percentiles
Deviatio n Mini Maxi 50th
N Mean mum mum 25th (Median) 75th
Mức độ stress của 16 2.062 .77190 1.00 3.00 1.250 2.0000 3.000
NVCTXH sau 3 5 0 0
tháng tham
vấn
Mức độ stress của 16 1.000 .81650 .00 2.00 .0000 1.0000 2.000
NVCTXH sau 6 0 0
tháng tham
vấn
Wilcoxon Signed Ranks Test
Ranks
N Mean Rank Sum of Ranks

Mức độ stress của Negative Ranks 12a 6.50 78.00


NVCTXH sau 6 tháng tham
Positive Ranks 0b .00 .00
vấn - Mức độ stress của
NVCTXH sau 3 tháng tham Ties
4c
vấn
Total 16

a. Mức độ stress của NVCTXH sau 6 tháng tham vấn < Mức độ stress
của
PL135

NVCTXH sau 3 tháng tham vấn

b. Mức độ stress của NVCTXH sau 6 tháng tham vấn > Mức độ stress
của
NVCTXH sau 3 tháng tham vấn
c. Mức độ stress của NVCTXH sau 6 tháng tham vấn = Mức độ stress
của
NVCTXH sau 3 tháng tham vấn

Test Statisticsa
Mức độ stress của NVCTXH
sau 6 tháng tham vấn - Mức độ
stress của NVCTXH sau 3 tháng
tham
vấn
Z -3.153 b
Asymp. Sig. (2-tailed) .002
a. Wilcoxon Signed Ranks Test
b. Based on positive ranks.

You might also like