You are on page 1of 103

Phụ lục 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY


MÔN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

GV biên soạn: Đoàn Phước Miền


Lê Minh Tự

Trà Vinh, ………

Lƣu hành nội bộ


MỤC LỤC

Chương 1 MICROSOFT WORD .............................................................................1


1.1 Định dạng văn bản ..........................................................................................1
1.2 Thanh công cụ Header & Footer ....................................................................2
1.3 Tìm và thay thế ............................................................................................... 4
1.4 Thay đổi khoảng cách trong văn bản .............................................................. 6
1.5 Soạn thảo công thức toán học .........................................................................8
1.6 Ghi chú tài liệu ............................................................................................... 9
1.7 Cách tạo ô đánh dấu để người dùng đánh dấu trực tiếp vào nội dung file ...10
1.8 Tạo mục lục tự động .....................................................................................12
1.9 Kết chương ...................................................................................................13
Chương 2 MICROSOFT POWERPOINT .............................................................. 21
2.1 Yêu cầu chung .............................................................................................. 21
2.2 Một số định hướng cụ thể .............................................................................21
2.3 Thiết kế bài giảng tương tác .........................................................................28
2.4 Kỹ thuật TRIGGERS ....................................................................................29
2.5 Thực hành vẽ kỹ thuật và tạo trang PowerPoint tương tác ..........................30
2.6 Kết chương ...................................................................................................33
Chương 3 CHỈNH SỬA VÀ TẠO ẢNH BẰNG MICROSOFT PAINT ...............39
3.1 Giới thiệu chung ...........................................................................................39
3.2 Sử dụng Paint ................................................................................................ 40
3.3 Kết chương ...................................................................................................48
Chương 4 XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN BẰNG HÌNH ẢNH .............................. 51
4.1 X y dựng c u chuyện bằng hình ảnh với Photo Story 3 for Window ..........51
4.2 X y dựng c u chuyện bằng hình ảnh với Window Movie Maker................57
4.3 X y dựng c u chuyện bằng hình ảnh với Proshow Producer .......................70
4.4 Kết chương ...................................................................................................77
Chương 5 SỬ DỤNG INTERNET .........................................................................80
5.1 Giới thiệu về tìm kiếm cơ bản ......................................................................80
5.2 Sử dụng các từ khóa chuẩn đề tìm kiếm .......................................................82
5.3 Khai thác kết quả tìm kiếm ...........................................................................86
5.4 Sử dụng Gmail .............................................................................................. 87
5.5 Một số website dạy học Tiếng Anh .............................................................. 98
5.6 Kết chương .................................................................................................100
Chƣơng 1 MICROSOFT WORD

 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ:
Vận dụng các chức năng cơ bản cũng như chức năng nâng cao của Microsoft
Word vào việc soạn giáo án.

Tóm tắt chƣơng

Ngoài những kiến thức cơ bản trong soạn thảo văn bản mà chúng ta đã học
được trong môn Tin học đại cương. Trong chương này, chúng ta tiếp cận với một số
chức năng cơ bản thường sử dụng trong công việc giảng dạy của chúng ta sau này.

1.1 Định dạng văn bản

1.1.1 Thay đổi xác lập lề trang

Các xác lập trang giấy nằm trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup.
- Để thay đổi lề trang, nhấn nút Margins, một menu xổ xuống cho chúng ta
chọn những kiểu lề trang mình thích (mỗi kiểu lề đều có ghi chú thông số bên cạnh,
ví dụ kiểu Normal thì lề trên, dưới, trái, phải đều cách mép giấy 1 inch...).
- Nếu như các thông số lề trang chúng ta muốn xác lập không có sẵn trong
danh sách, hãy nhấn Custom Margins ở cuối menu, sau đó tự mình nhập vào thông
số mới.

1.1.2 Hiển thị các lề trang

Chọn Microsoft Office Button, nhấn tiếp Word Options. Trong hộp thoại xuất
hiện, ở khung bên trái nhấn Advanced, khung bên phải kéo thanh trượt xuống nhóm
Show document content và đánh dấu check vào hộp kiểm Show text boundaries. Cuối
cùng nhấn chọn OK.

1.1.3 Chọn hƣớng giấy cho toàn bộ tài liệu

Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Orientation và chọn một
trong hai kiểu là Portrait (trang dọc) hoặc Landscape (trang ngang).
- Dùng chuột quét chọn các đoạn văn bản mà chúng ta muốn thay đổi sang
hướng dọc hoặc ngang.
- Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Margins.
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 1
- Nhấn Custom Margins, chọn tiếp Portrait (trang dọc) hoặc Landscape
(trang ngang) trong mục Orientation.
- Trong mục Apply to, chọn Whole document. Nhấn OK.

1.2 Thanh công cụ Header & Footer

1.2.1 Chèn Header, Footer cho toàn bộ tài liệu

Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay
Footer. Một menu xổ xuống với các Header, Footer mẫu cho chúng ta chọn. Kế đến
chúng ta nhập nội dung cho Header hay Footer đó. Nhập xong nhấn đúp chuột vào
vùng nội dung của trang, lập tức Header / Footer sẽ được áp dụng cho toàn bộ trang
của tài liệu.

1.2.2 Thay đổi Header / Footer cũ bằng Header / Footer mới

Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay
Footer. Sau đó chọn lại một Header / Footer mới để thay cho Header / Footer hiện tại.

1.2.3 Không sử dụng Header / Footer cho trang đầu tiên

Tại thẻ Page Layout, chúng ta nhấn chuột vào nút góc dưới phải của nhóm Page
Setup để mở hộp thoại Page Setup. Kế đến mở thẻ Layout ra. Đánh dấu kiểm mục
Different first page bên dưới mục Headers and footers. Nhấn OK. Vậy là Header /
Footer đã được loại bỏ khỏi trang đầu tiên của tài liệu.

1.2.4 Áp dụng Header / Footer khác nhau cho trang chẵn và trang lẻ

Tại thẻ Page Layout, chúng ta nhấn chuột vào nút góc dưới phải của nhóm Page
Setup để mở hộp thoại Page Setup. Kế đến mở thẻ Layout ra. Đánh dấu kiểm mục
Different odd and even bên dưới mục Headers and footers. Nhấn OK.
B y giờ chúng ta có thể chèn Header / Footer cho các trang chẵn trên một trang
chẵn bất kỳ, chèn Header/ Footer cho các trang lẻ trên một trang lẻ bất kỳ.

1.2.5 Thay đổi nội dung của Header/ Footer

Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay
Footer. Kế đến chọn Edit Header / Edit Footer trong menu xổ xuống để chỉnh sửa nội
dung của Header / Footer.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 2


Trong khi chỉnh sửa chúng ta có thể định dạng lại font chữ, kiểu chữ, màu sắc...
cho tiêu đề Header / Footer bằng cách chọn chữ và sử dụng thanh công cụ Mini xuất
hiện bên cạnh.

1.2.6 Xóa Header / Footer

Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay
Footer. Kế đến chọn Remove Header / Remove Footer trong danh sách xổ xuống.

1.2.7 Tạo Header / Footer khác nhau cho các vùng khác nhau của tài liệu

Trước tiên, chúng ta cần tạo các ngắt vùng để ph n chia các vùng trong tài liệu.
Nhấn chuột vào vị trí muốn đặt một vùng mới. Trong thẻ Page Layout, nhóm Page
Setup, nhấn nút Breaks và chọn một kiểu ngắt vùng phù hợp trong Section Breaks, ví
dụ Continuous (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ngắt trang / ngắt vùng ở những bài viết
sau).
Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay
Footer. Kế đến chọn Edit Header / Edit Footer để chỉnh sửa nội dung cho Header /
Footer.
Trên thẻ Header & Footer, nhóm Navigation, nếu thấy nút Link to Previous
đang sáng thì nhấn vào nút này một lần nữa để ngắt kết nối giữa Header / Footer trong
vùng mới này với vùng trước đó. Chúng ta sẽ thấy mục Same as Previous ở góc trên
bên phải của Header / Footer biến mất.
Sau đó, chúng ta chỉnh sửa Header / Footer cho vùng mới này và yên t m rằng
những Header / Footer của các vùng trước đó không bị thay đổi theo.

1.2.8 Tính năng khác

 Chèn số trang vào văn bản


Số trang này sẽ được đưa vào Header hay Footer tùy ý chúng ta. Để thực hiện,
chúng ta chọn thẻ Insert, tại nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn nút Page Number.
Trong menu xuất hiện, chúng ta trỏ tới Top of Page (chèn số trang vào phần Header)
hoặc Bottom of Page (chèn vào Footer). Word 2007 cung cấp sẵn khá nhiều mẫu đánh
số trang và chúng ta chỉ việc chọn một trong các mẫu này là xong.
 Thay đổi dạng số trang

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 3


Chúng ta có thể thay đổi dạng số trang theo ý thích của mình mà định dạng
chuẩn không có sẵn. Để thực hiện, chúng ta nhấn đúp vào Header hay Footer, nơi
chúng ta đã đặt số trang. Tại thẻ Design, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn nút
Page Number, chọn tiếp Format Page Numbers.
Trong hộp thoại Page Number, tại mục Number format, chúng ta hãy chọn một
kiểu đánh số mình thích, sau đó nhấn OK.
 Bắt đầu đánh số trang bằng một số khác
Chúng ta có thể bắt đầu đánh số trang bằng một con số khác, thay vì 1 như mặc
định. Cách thực hiện:
- Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn nút Page Number,
chọn Format Page Numbers.
- Trong hộp thoại xuất hiện, chúng ta chọn Start at và nhập vào con số bắt
đầu khi đánh số trang. Nhấn OK.
Ghi chú:
Nếu tài liệu của chúng ta có trang bìa và chúng ta muốn trang đầu tiên sau đó
được bắt đầu bằng 1, tại ô Start at, chúng ta hãy gõ vào 0.
 Xóa số trang ở trang đầu tiên của tài liệu
Trong tài liệu, thường trang đầu tiên không được đánh số vì nó là trang bìa. Áp
dụng phần ghi chú ở thủ thuật “Bắt đầu đánh số trang bằng một số khác” bên trên,
trang bìa vẫn được đánh số là 0. Vì vậy chúng ta hãy thực hiện thêm bước sau để xóa
hẳn số trang ở trang đầu tiên của tài liệu.
- Nhấn chuột vào bất kỳ vùng nào của tài liệu
- Tại thẻ Page Layout, chúng ta nhấn chuột vào ô vuông góc dưới bên phải
của nhóm Page Setup để mở hộp thoại Page Setup ra.
- Nhấn chuột vào thẻ Layout trong hộp thoại, bên dưới Headers and footers,
chúng ta đánh dấu chọn vào hộp kiểm Different first page. Nhấn OK.

1.3 Tìm và thay thế

1.3.1 Tìm văn bản

Chúng ta có thể nhanh chóng tìm kiếm một từ hoặc cụm từ theo cách sau:
- Trong thẻ Home, nhóm Editing, nhấn nút Find (hoặc nhấn phím tắt Ctrl+F).

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 4


- Trong mục Find what của hộp thoại Find and Replace vừa xuất hiện, chúng
ta hãy nhập vào đoạn văn bản cần tìm.
- Để tìm mỗi một từ hoặc cụm từ, chúng ta nhấn Find Next. Để tìm tất cả từ
hoặc cụm từ cùng một lúc trong văn bản, chúng ta nhấn Find in, sau đó nhấn Main
Document.
- Muốn kết thúc quá trình tìm kiếm, chúng ta nhấn ESC.

1.3.2 Tìm và thay thế văn bản

Trong thẻ Home, nhóm Editing, chọn Replace (hoặc nhấn phím tắt Ctrl+H).
Ở mục Find what, chúng ta nhập vào đoạn văn bản muốn tìm.
Ở mục Replace with, chúng ta nhập vào đoạn văn bản muốn thay thế.
Để tìm đoạn văn bản tiếp theo, chúng ta nhấn Find Next.
Để thay thế đoạn văn bản, chúng ta nhấn Replace. Sau khi nhấn xong, Word sẽ
chuyển sang đoạn văn bản tiếp theo.
Để thay thế tất cả các đoạn văn bản tìm được, chúng ta nhấn Replace All.

1.3.3 Tìm và tô sáng đoạn văn bản tìm đƣợc

Để dễ dàng nhận biết các cụm từ tìm được, chúng ta có thể tô sáng nó trên màn
hình (không tô sáng khi in ra).
Trong thẻ Home, nhóm Editing, nhấn nút Find (Ctrl+F).
Trong hộp Find what, nhập văn bản mà chúng ta muốn tìm.
Nhấn Reading Highlight, sau đó chọn Highlight All.
Tất cả từ tìm được sẽ được tô sáng. Để tắt tính năng này đi, chúng ta nhấn
Reading Highlight lần nữa, chọn Clear Highlighting.

1.3.4 Tìm và thay thế những định dạng đặc biệt

Trong thẻ Home, nhóm Editing, chúng ta nhấn nút Replace (Ctrl+H).
Nhấn nút More nếu chúng ta không nhìn thấy nút Format.
Để tìm kiếm đoạn văn bản với định dạng đặc biệt, chúng ta hãy nhập đoạn văn
đó trong ô Find what. Nếu chỉ để tìm kiếm định dạng, hãy để trống ô này.
Nhấn nút Format, sau đó chọn định dạng mà chúng ta muốn tìm.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 5


Nhấn vào ô Replace with, sau đó nhấn Format, chọn định dạng thay thế. Nếu
chúng ta cũng muốn thay thế bằng đoạn văn bản, hãy nhập đoạn text đó vào ô Replace
with.
Nhấn Find Next, nhấn tiếp Replace để tìm và thay thế các định dạng đặc biệt.
Để thay thế toàn bộ, nhấn Replace All.

1.3.5 Tìm và thay thế các dấu đoạn, ngắt trang và các mục khác

Trong hộp thoại Find and Replace xuất hiện sau khi nhấn Ctrl+H, chúng ta
nhấn nút More nếu không thấy nút Special.
Nhấn vào ô Find what, sau đó nhấn nút Special và chọn một mục cần tìm.
Nhập những gì chúng ta muốn thay thế trong ô Replace with.
Nhấn Find Next, Replace hoặc Replace All.

1.3.6 Đánh dấu (Highlight) đoạn text

Đánh dấu đoạn text để làm nó trông nổi bật hơn. Cách thực hiện:
Tại thẻ Home, nhóm Font, chúng ta nhấn vào mũi tên bên cạnh nút Text
Highlight Color .
Chọn một màu dùng để tô sáng mà chúng ta thích (thường là màu vàng).
Dùng chuột tô chọn đoạn text muốn đánh dấu.
Muốn ngừng chế độ đánh dấu, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên cạnh nút Text
Highlight Color, chọn Stop Highlighting, hoặc nhấn ESC.
Để gỡ bỏ chế độ đánh dấu text
- Chọn đoạn text muốn gỡ bỏ chế độ đánh dấu.
- Trong thẻ Home, nhóm Font, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên cạnh nút
Text Highlight Color. Chọn No Color.

1.4 Thay đổi khoảng cách trong văn bản

1.4.1 Tạo khoảng cách đôi giữa các dòng cho toàn bộ tài liệu

Khoảng cách mặc định giữa các dòng cho bất kỳ tài liệu trống nào là “1.15”.
Chúng ta có thể tạo khoảng cách đôi nếu muốn bằng cách sau:

- Trong thẻ Home, nhóm Styles, nhấn chuột phải vào nút Normal, chọn
Modify.
- Bên dưới nhóm Formatting, nhấn nút Double Space. Nhấn OK.
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 6
1.4.2 Thay đổi khoảng cách dòng cho đoạn văn bản đang chọn

Chọn đoạn văn bản muốn thay đổi.


Trong thẻ Home, nhóm Paragraph, nhấn nút Line Spacing.
Chọn khoảng cách chúng ta muốn, chẳng hạn 2.0
Ghi chú:
Nếu muốn đặt nhiều khoảng cách giữa các dòng nhưng khoảng cách này không
có trong menu xuất hiện khi nhấn nút Line Spacing, chúng ta hãy chọn Line Spacing
Options, và nhập vào khoảng cách mà chúng ta thích.
 Các kiểu khoảng cách dòng mà Word hỗ trợ
Các kiểu khoảng cách dòng Mô tả
Tùy chọn này hỗ trợ font lớn nhất trong dòng đó,
thêm vào một lượng khoảng trống nhỏ bổ sung.
Single (dòng đơn)
Lượng khoảng trống bổ sung tùy thuộc vào font chữ
mà chúng ta đang sử dụng.
1.5 lines Gấp 1,5 lần khoảng cách dòng đơn.
Double Gấp 2 lần khoảng cách dòng đơn.
Lựa chọn này xác lập khoảng cách dòng tối thiểu cần
At least thiết để phù hợp với font hoặc đồ họa lớn nhất trên
dòng.
Cố định khoảng cách dòng và Word sẽ không điều
Exactly
chỉnh nếu sau đó chúng ta tăng hoặc giảm cỡ chữ.
Xác lập khoảng cách dòng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ
% so với dòng đơn mà chúng ta chỉ định. Ví dụ,
Multiple
nhập vào 1.2 có nghĩa là khoảng cách dòng sẽ tăng
lên 20% so với dòng đơn.

1.4.3 Thay đổi khoảng cách trƣớc hoặc sau các đoạn

Chọn đoạn văn bản chúng ta muốn thay đổi khoảng cách trước hoặc sau nó.
Trong thẻ Page Layout, nhóm Paragraph, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên cạnh
mục Before (trước) hoặc After (sau) để thay đổi bằng giá trị chúng ta muốn.

1.4.4 Thay đổi khoảng cách giữa các ký tự

Chọn đoạn văn bản mà chúng ta muốn thay đổi.


Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 7
Trong thẻ Home, nhấn chuột vào nút mũi tên ở góc dưới phải của nhóm Font để
mở hộp thoại Font.
Nhấn chọn thẻ Character Spacing ở hộp thoại này. Trong mục Spacing, nhấn
Expanded để mở rộng hay Condensed để thu hẹp khoảng cách và chỉ định số khoảng
cách trong mục By.

1.4.5 Co dãn văn bản theo chiều ngang

Chọn đoạn văn bản chúng ta muốn căng ra hoặc thu lại.
Trong thẻ Home, nhấn chuột vào nút mũi tên ở góc dưới phải của nhóm Font để
mở hộp thoại Font.
Nhấn chọn thẻ Character Spacing ở hộp thoại này. Tại mục Scale, nhập vào tỉ lệ
% mà chúng ta muốn. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì đoạn văn bản sẽ được kéo ra,
ngược lại, nó sẽ được thu lại.

1.5 Soạn thảo công thức toán học

1.5.1 Viết một phƣơng trình

Với Word 2007, để nhập một phương trình, chúng ta có thể chèn các biểu tượng
trong hộp thoại Symbol; sử dụng tính năng Math AutoCorrect để chuyển chữ thành
biểu tượng; hay sử dụng cách sau:
- Trong thẻ Insert, nhóm Symbols, nhấn vào mũi tên bên dưới nút Equation,
sau đó chọn Insert New Equation.
- Trên thanh công cụ xuất hiện thêm thẻ Design, và chúng ta có thể nhấn
chuột vào các nút trong nhóm Symbols để chèn các ký hiệu toán học, hay nhấn chuột
vào các nút trong nhóm Structures để chèn vào tài liệu một cấu trúc toán học có sẵn,
sau đó chỉnh sửa lại.
Chú ý
Để hiển thị danh sách đầy đủ các ký hiệu toán học trong nhóm Symbols, chúng
ta nhấn nút More ở góc dưới phải của nhóm.

1.5.2 Sử dụng các biểu tƣợng trong Math AutoCorrect

Nhấn Microsoft Office Button, sau đó nhấn Word Options.


Trong khung bên trái, nhấn Proofing, sau đó nhấn nút AutoCorrect Options.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 8


Trong hộp thoại AutoCorrect, nhấn chọn thẻ Math AutoCorrect, sau đó đánh
dấu kiểm trước 2 mục Use Math AutoCorrect rules outside of math regions và mục
Replace text as you type. Ghi nhớ các ký tự ở mục Replace (ký tự chúng ta nhập) và
mục With (ký tự toán học sẽ thay thế).
Nhấn OK 2 lần để đóng các hộp thoại lại.
B y giờ chúng ta hãy gõ thử các ký tự (mục Replace) và nhấn phím khoảng
trắng, nó sẽ biến đổi thành ký tự toán học tương ứng. Ví dụ: \approx, nhấn khoảng
trắng sẽ biến thành dấu.

1.5.3 Chèn một phƣơng trình thông dụng

Trong thẻ Insert, nhóm Symbols, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên bên dưới nút
Equation. Một menu xuất hiện với danh sách các phương trình thông dụng. Muốn sử
dụng cái nào, chúng ta chỉ việc nhấn chọn cái đó để chèn vào tài liệu và chỉnh sửa lại
theo ý thích.
Thêm một phương trình vào danh sách các phương trình thông dụng
- Chọn một phương trình muốn thêm.
- Bên dưới Equation Tools, trong thẻ Design, nhóm Tools, nhấn nút
Equation, sau đó chọn Save Selection to Equation Gallery.
- Trong hộp thoại Create New Building Block, chúng ta nhập vào tên của
phương trình tại mục Name.
- Tại danh sách Gallery, chọn Equations. Nhấn OK.

1.5.4 Thay đổi phƣơng trình đƣợc soạn thảo

Chúng ta chỉ việc nhấn chuột vào phương trình muốn chỉnh sửa và thay đổi
theo ý thích.
Thay đổi phương trình được soạn thảo trong Word phiên bản cũ hơn
Để thay đổi một phương trình được soạn thảo ở phiên bản cũ, sử dụng Equation
3.0 add-in hay Math Type add-in, chúng ta cần sử dụng add-in mà đã viết phương trình
này.

1.6 Ghi chú tài liệu

1.6.1 Đánh dấu sự thay đổi và ghi chú trong tài liệu

Theo dõi sự thay đổi trong khi chỉnh sửa

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 9


Mở tài liệu mà chúng ta muốn theo dõi.
Trong thẻ Review, nhóm Tracking, nhấn nút Track Changes.
Thay đổi tài liệu theo ý chúng ta (chèn, xóa, di chuyển hay định dạng văn
bản...). Lập tức ở bên trái trang tài liệu sẽ xuất hiện những hiển thị sự thay đổi này.

1.6.2 Tắt chế độ theo dõi sự thay đổi

Trong thẻ Review, nhóm Tracking, nhấn vào nút Track Changes một lần nữa để
tắt chế độ theo dõi trong khi chỉnh sửa.

1.6.3 Thay đổi cách Word đánh dấu

Chúng ta có thể đổi màu và những định dạng mà Word dùng để đánh dấu sự đổi
trong tài liệu bằng cách nhấn vào mũi tên bên cạnh nút Track Changes, và nhấn chọn
mục Change Tracking Options.
Nếu chúng ta muốn xem tất cả những thay đổi ngay trong tài liệu thay vì hiển
thị những thông tin bên trái tài liệu, ở nhóm Tracking, nhấn vào nút Ballons, sau đó
chọn Show all revisions inline.
Để làm nổi bật vùng hiển thị những thông tin bên lề trái tài liệu, hãy nhấn nút
Show Markup và chọn Markup Area Highlight.

1.7 Cách tạo ô đánh dấu để ngƣời dùng đánh dấu trực tiếp vào nội dung file

Bước 1: Tạo bảng


Trong thẻ Insert, nhóm Tables, nhấn nút Table, sau đó chọn Insert Table.
Trong hộp Number of columns, gõ vào 2.
Trong hộp Number of rows, nhập vào số dòng mà chúng ta muốn, mỗi dòng là
một mục chọn trong danh sách sẽ tạo. Nhấn OK.
Bước 2: Chèn vào những ô check box và nhập liệu
Để thêm vào những ô cho phép người dùng đánh dấu check trực tiếp trong file,
chúng ta cần sử dụng thẻ Developer.
Hiện thẻ Developer
- Nhấn nút Microsoft Office Button , chọn Word Options.
- Trong hộp thoại xuất hiện, chọn mục Popular ở khung bên trái.
Đánh dấu chọn mục Show Developer tab in the Ribbon. Nhấn OK.
Thêm vào các ô check box

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 10


- Nhấn vào ô đầu tiên bên trái của bảng.
- Trong thẻ Developer, nhóm Controls, nhấn nút Legacy Tools.
Bên dưới Legacy Forms, chọn Check Box Form Field.
Ghi chú:
Nếu ô check box có nền màu xám, chúng ta nhấn nút Legacy Tools , chọn Form
Field Shading để gỡ bỏ nền xám đó đi.
Nhấn vào ô kế tiếp, nơi chúng ta muốn chèn tiếp một check box. Sau đó nhấn
Ctrl+Y để chèn check box vào.
Sau khi đã chèn xong hết các check box, chúng ta nhấn chuột vào ô đầu tiên
bên phải của bảng và nhập vào các khoản mục tương ứng với từng check box bên trái.
Bước 3: Hoàn thiện lại bố cục
Nhấn chuột phải vào bảng, trỏ đến mục AutoFit và chọn AutoFit to Contents.
Nhấn chuột phải vào bảng, chọn Table Properties. Sau đó mở thẻ Table trong
hộp thoại mới xuất hiện.
Nhấn nút Options, ở hộp Left, Right, nhập vào khoảng cách giữa check box và
đoạn text bên cạnh, ví dụ 0.19cm. Nhấn OK.
Trong thẻ Table, nhấn nút Borders and Shading, sau đó nhấn vào thẻ Borders.
Bên dưới mục Setting, nhấn None, và nhấn OK hai lần để đóng các hộp thoại
lại.
Bước 4: Khóa form
Để người dùng có thể đánh dấu chọn trực tiếp vào file tài liệu, chúng ta cần
khóa form lại. Lưu ý, khi khóa form lại chúng ta không thể chỉnh sửa chữ cũng như bố
cục của tài liệu, do đó hãy đảm bảo thực hiện bước này sau cùng.
Nhấn vào nút Design Mode trong nhóm Controls của thẻ Developer để tắt chế
độ Design.
Trong thẻ Developer, nhóm Protect, nhấn nút Protect Document, sau đó chọn
Restrict Formatting and Editing.
Trong khung Protect Document, bên dưới Editing restrictions, đánh dấu chọn
Allow only this type of editing in the document.
Trong combo box bên dưới, chọn Filling in forms.
Bên dưới Start enforcement, nhấn nút Yes, Start Enforcing Protection.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 11


Để đặt mật khẩu, không cho người dùng gỡ bỏ chế độ bảo vệ, hãy nhập vào mật
khẩu trong ô Enter new password (optional) và xác nhận lại mật khẩu ở ô bên dưới.
B y giờ chúng ta có thể gửi file tài liệu này cho người dùng đánh dấu chọn vào,
sau đó họ lưu lại và gửi lại cho chúng ta. Rất hữu ích nếu chúng ta muốn thực hiện một
cuộc thăm dò khảo sát nào đó qua e-mail...

1.8 Tạo mục lục tự động

1.8.1 Các bƣớc tạo mục lục

Tạo một mục lục tự động giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức bằng
cách tận dụng những tiện ích có sẵn. Để tạo ra mục lục, chúng ta đánh dấu cấp độ nội
dung và tiến hành chèn mục lục bằng chức năng có sắn của trình soạn thảo.
Đánh dấu nội dung và trích xuất thành mục lục:
Bước 1: Mở văn bản chúng ta cần tạo mục lục tự động
Bước 2: Chúng ta chọn References trên trình đơn.
Bước 3: Lựa chọn vùng chức năng tạo mục lục tự động Table of Contents..
Bước 4: Mục lục tự động được tạo trên nguyên tắc cấp độ nội dung, vì vậy, để
tạo nó chúng ta phải lựa chọn cấp độ nội dung cho phù hợp. Ví dụ: 3 phần mở đầu, nội
dung, kết luận.. chúng ta chọn level 1, các nội dung nhỏ hơn sẽ chọn level lớn hơn như
level 2. Level 3.... Phần trình bày dưới sẽ hướng dẫn chi tiết để các chúng ta dễ hình
dung.
Để đánh dấu đề mục trong bảng mục lục, các chúng ta chỉ cần đặt vị trí trỏ
chuột vào dòng chứa đề mục và xác định mức (level):
Sau khi đã hoàn thành việc xác định mức độ các đề mục trong bảng mục lục các
chúng ta di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần chèn mục lục và nhấn chọn biểu tượng
Table of Contents...
Chúng ta có thể chọn những kiểu trình bày sẵn có(Automatic...) hoặc tùy chọn
chi tiết bằng cách nhấn chọn Insert Table of Contents...
Xuất hiện hộp thoại Index and Tables, chọn thẻ Table of Contents
Print Preview: Kiểu mục lục sẽ hiển thị khi in
Web Preview: Kiểu mục lục sẽ hiển thị ở dạng trang web
Show page numbers: Hiển thị số trang.
Right align page numbers: Hiển thị số trang bên lề phải.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 12


Use hyperlinks instead of page numbers: Có sử dụng liên kết từ mục lục tới
trang đặt Heading.
Tab leader: Chọn loại đường tab từ cuối các Heading đến số trang.
Show levels: Số cấp độ Heading.
Nút Show Outlining Toolbar: Cho hiển thị thanh công cụ Outlining trên cửa sổ
MS Word.
Nút Options...: Mở hộp thoại Table of Contents Options: Tùy chọn thêm một số
tính năng khác.
Nút Modify...: Mở hộp thoại Style, sửa đổi định dạng font chữ cho nội dung
phần mục lục tự động.
Trường hợp trong file đã có mục lục tự động, và chúng ta đồng ý thay đổi định
dạng font chữ bằng hộp thoại Style sẽ xuất hiện thông báo: "Chúng ta có muốn thay
thế định dạng cho bảng nội dung mục lục không?"
Chọn nút Yes: Đồng ý. Ngoài font chữ của nội dung bảng mục lục thay đổi, MS
Word còn tự động cập nhật lại số trang cho các đề mục.
Nhấn chọn OK trong hộp thoại Table of Contens để hoàn tất việc chèn mục lục
tự động vào văn bản.

1.8.2 Chỉnh sửa mục lục tự động

Tại mục lục tự động mới được tạo ra ta có thể chỉnh sửa như với mọi văn bản
bình thường khác, tức là chúng ta có thể chọn font chữ, cỡ chữ, cách dòng, màu sắc...
thích hợp theo ý của chúng ta.
Trong quá trình chỉnh sửa văn bản, số trang có thể thay đổi, do vậy nếu chúng
ta muốn cập nhật lại chỉ cần click chuột vào Update Table. Hộp thoại Update Table
hiện ra với 2 lựa chọn:
Update pages numbers only: chỉ cập nhật số trang.
Update entire table: cập nhật cả số trang và nội dung mục lục.
Tùy vào yêu cầu của chúng ta mà có lựa chọn thích hợp.

1.9 Kết chƣơng

Như vậy, qua chương này chúng ta đã nghiên cứu thêm được một số chức năng
n ng cao nhằm đáp ứng đầy đủ những kỹ năng giúp chúng ta soạn giảng hiệu quả. Tuy

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 13


nhiên, để có thể thành thạo được các kỹ năng này, đòi hỏi chúng ta cần thực hành
nhiều lần theo hướng dẫn ở trên.
 Câu hỏi củng cố:
1. Hãy trình bày lại tất cả các thao thao tác trên?
2. Tự thực hành theo trình tự hướng dẫn.
3. Thực hành theo yêu cầu sau:
a) Dựa trên lý thuyết đã học, sinh viên hãy soạn giáo án với nội dung bên dưới.
b) Định dạng trang: Khổ A4 đứng, lề trên, lề dưới, lề phải 2cm, lề trái 3cm
c) Tạo mục lục tự động cho giáo án.
d) Tạo Printed Watermark với nội dung là tên của giáo viên biên soạn.
e) Giãn dòng 1.5line.
f) Đánh số trang và tạo Header and Footer (Header: Giáo án MN; Footer: Tên
giáo viên soạn và số trang)

NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
Chủ đề nhánh: QUÊ HƢƠNG
(Quê hƣơng là gì? Đặc sản quê hƣơng)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 08/4 đến ngày 12/4/2019

I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo
hiệu lệnh (MT1).
- Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật các vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
(MT2)
- Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của bàn tay, ngón tay,
phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ (MT3).
- Trẻ biết được ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức
ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng (MT4).
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết quê hương là nơi trẻ sinh ra và lớn lên cùng những người th n trong
gia đình và làng xóm (MT8).
- Trẻ biết kể tên và nói đặc điểm của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10
tháng 3 m lịch) (MT12).
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 14
- Trẻ ph n biệt được khối cầu và khối trụ (MT13)
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung bài thơ, c u chuyện về chủ đề Quê hương - đất
nước - Bác Hồ (MT16).
- Trẻ diễn đạt được những nhu cầu, suy nghĩ băng c u đơn, c u ghép (MT17).
- Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ (MT18).
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Trẻ thể hiện được sự quan t m đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội, của quê
hương, đất nước (MT22).
- Trẻ biết thực hiện một số qui định ở nơi công cộng (MT25).
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
(MT26).
- Trẻ biết lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc (MT28).
- Trẻ thực hiện được xếp hình và thoa hồ dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc,
hình dáng (MT30)
- Trẻ nhận xét, giữ gìn sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét
(MT31)
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về quê hương
- Đặc sản quê hương
- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và công trình công cộng quê hương
- Bài hát, bài thơ, truyện, trò chơi về chủ đề
- Đĩa nhạc
- Các nguyên vật liệu: bút chì, giấy màu, hồ dán,…
- Động tác thể dục
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
THỨ HAI THỨ BA THỨ TƢ THỨ NĂM THỨ SÁU
Đón trẻ - Trao đổi với phụ huynh về các loại c y gần gũi với trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ, về việc ăn uống của trẻ ở nhà
MT: - Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
(MT1).
 Cho cháu khởi động
 Tập các ĐT phát triển nhóm cơ và hô hấp
TD sáng
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 15
+ Hô hấp: Hít vào, thở ra.
+ ĐT tay vai 3: Đưa ra trước, gập khuỷu tay
+ ĐT bụng lườn 2: Nghiêng người sang bên.
+ ĐT ch n 3: Đứng, một ch n đưa lên trước, khuỵu gối.
+ ĐT bật nhảy 2: Bật tách ch n, khép ch n
 Mỗi ĐT tập 4 lần x 4 nhịp.
MT: - Trẻ biết quê hương là nơi trẻ sinh ra và lớn lên cùng những người th n trong gia đình
và làng xóm (MT8).
- Trẻ diễn đạt được những nhu cầu, suy nghĩ băng c u đơn, c u ghép (MT17).
- Trẻ biết - Biết những - Một số danh - Một số di - Một số
quê hương, người hàng lam thắng cảnh tích lịch sử công trình
làng xóm của xóm. quê hương. quê hương. công cộng
mình. Từ: hàng xóm, Từ: Ao Bà Om, Từ: đền thờ quê hương.
Từ: quê láng giềng, Ao vuông, cây Bác, thờ cúng, Từ: bệnh
hương, làng quan tâm, giúp xanh, chùa Âng, bảo tàng, Long viện, bác sĩ,
TCTV xóm, địa chỉ, đỡ, yêu Danh lam thắng Đức y tá, điều
sinh ra, sinh thương. cảnh Câu: dưỡng, bệnh
sống Câu: Câu: Đền thờ Bác ở nhân
Câu: Quan tâm giúp Ao Bà Om ở Long Đức. Câu:
Quê hương đỡ hàng xóm Trà Vinh Đền thờ Bác là Bệnh viện là
là nơi con nơi thờ cúng nơi khám
sinh ra và Bác. sức khỏe cho
lớn lên. mọi người.
Quê con ở Bệnh nh n
Tiểu Cần. phải tu n
theo lời dặn
bác sĩ.
MT: - Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật các vận động cơ bản và các tố chất trong vận động (MT2)
- Trẻ biết quê hương là nơi trẻ sinh ra và lớn lên cùng những người th n trong gia đình và
làng xóm (MT8).
- Trẻ ph n biệt được khối cầu và khối trụ (MT13)
- Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ (MT18).
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 16
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát (MT26).
PTTC PTNT PTTM PTNN PTNT
- VĐ: Chạy - KPKH: Làng - GDAN : - LQVH: Em - LQVT:
HĐ 15m trong xóm của em. + Dạy hát: Quê yêu miền nam Ph n biệt
chung
khoảng 10s hương tươi đẹp khối cầu và
- TCVĐ : + NH: Quê khối trụ
Bóng bay hương
xanh + TCAN: Nhìn
hình đoán tên
bài hát
MT: - Trẻ MT: - Trẻ diễn MT: - Trẻ biết MT: - Trẻ thể MT: - Trẻ
lắng nghe và đạt được thực hiện một số hiện được sự ph n biệt
hiểu nội những nhu qui định ở nơi quan t m đến được khối
dung bài thơ, cầu, suy nghĩ công cộng di tích lịch sử, cầu và khối
c u chuyện băng c u đơn, (MT25). cảnh đẹp, lễ trụ (MT13)
HĐNT
về chủ đề câu ghép - Trò chuyện về hội, của quê - So sánh
Quê hương - (MT17). những quy định hương, đất khối cầu và
đất nước - - Quan sát thời nơi công cộng nước (MT22). khối trụ
Bác Hồ tiết hôm nay - Chơi các góc - Quan sát Đền - Chơi các
(MT16). - Chơi các góc thờ Bác góc
- Kể - Chơi các góc
chuyện : Sự
tích Ao Bà
Om
- Chơi các
góc
MT: - Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, phối hợp
tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ (MT3).
- Trẻ diễn đạt được những nhu cầu, suy nghĩ băng c u đơn, c u ghép (MT17).
- Trẻ thể hiện được sự quan t m đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội, của quê hương, đất nước
(MT22).
- Trẻ biết thực hiện một số qui định ở nơi công cộng (MT25).
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 17
- PV : Gia - PV : Gia - PV : Gia đình - PV : Gia - PV : Gia
đình đình Cửa hàng thực đình đình
Cửa hàng Cửa hàng thực phẩm Cửa hàng thực Cửa hàng
thực phẩm phẩm Biết thể hiện phẩm thực phẩm
HĐ góc Nhận biết vai Biết công việc thái độ khi chơi Biết phối hợp Nhập vai và
chơi của từng vai vai chơi thể hiện tốt
chơi vai chơi
- XD: Ngôi - XD: Ngôi - XD: Ngôi nhà - XD: Ngôi - XD: Ngôi
nhà nhà Lắp ráp băng đá nhà nhà
Xây nhà Xây hàng rào, X y bồn hoa, Xây hoàn
cổng cây xanh chỉnh bến xe
- NT : Nặn theo - NT : Biểu
- NT : Tô - NT : Xé dán ý thích - NT : Vẽ diễn VN
màu tranh tranh phong cảnh chủ đề
quê hương - HT : Kể quê hương - HT : Làm
- HT : Xem - HT : Lắp chuyện theo - HT : Xem Sách về các
tranh ảnh về ghép tranh quê tranh tranh DTLS, DLTC,
quê hương hương DLTC DTLS
MT: - Trẻ MT: - Trẻ MT: - Trẻ biết MT: - Trẻ lắng MT: - Trẻ
biết được ăn thực hiện được lựa chọn, thể nghe và hiểu biết kể tên và
để cao lớn, xếp hình và hiện các hình nội dung bài nói đặc điểm
khoẻ mạnh, thoa hồ dán để thức vận động thơ, c u của ngày Giỗ
thông minh tạo ra sản theo nhạc chuyện về chủ Tổ Hùng
và biết ăn phẩm có màu (MT28). đề Quê hương Vương

khác nhiều loại sắc, hình dáng - VĐ : Quê - đất nước - (Mùng 10
thức ăn khác (MT30) hương tươi đẹp Bác Hồ tháng 3 âm
nhau để có Trẻ nhận xét, (MT16). lịch)
đủ chất dinh giữ gìn sản - LQ bài thơ: (MT12).
dưỡng phẩm tạo hình Em yêu miền - Trò chuyện
(MT4). về màu sắc, nam về ngày Giỗ
- Trò chuyện hình dáng, Tổ Hùng
về thực đường nét Vương
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 18
phẩm và ích (MT31)
lợi của việc - TH: Dán dây
ăn uống đối cờ
với sức khỏe.
Nêu - Đọc tiêu chuẩn bé ngoan
gƣơng
- Nhận xét bé ngoan
- Cắm hoa.

Trà Vinh, ngày tháng năm 2019


Duyệt của PHT

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 19


Tài liệu tham khảo
[1] Võ Phước Hưng, Trầm Hoàng Nam, Tài liệu giảng dạy môn Tin học Ứng dụng cơ
bản, Đại học Trà Vinh, lưu hành nội bộ, 2017.

[2] Nguyễn Ngọc Tuấn, Tổng Quan Về Diện Mạo Mới Và Những Cải Tiến, NXB
Giao thông vận tải, 2006.

[3] Lê Quốc Bảo Anh, Hướng Dẫn Sử Dụng Microsoft Office 2007, NXB Thống kê,
2008.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 20


Chƣơng 2 MICROSOFT POWERPOINT

 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ:
- Trình bày một số yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể khi sử dụng PowerPoint
trong soạn giảng.
- Vận dụng thành thạo các kỹ năng soạn bài giảng trình chiếu.

Tóm tắt chƣơng

Trong chương này, ngoài những kỹ năng, nhưng thao tác n ng cao trong
PowerPoint chúng ta còn được tìm hiểu thêm về những yêu cầu cụ thể, những nguyên
tắc chung khi chúng ta soạn một bài giảng trình chiếu.

2.1 Yêu cầu chung

Thiết kế bài dạy bằng PowerPoint phải dựa trên lý luận dạy học, đặc biệt là lý
luận dạy học hiện đại. Do vậy, PowerPoint chỉ là phần mềm có tính chất hỗ trợ cho
giáo viên thể hiện ý tưởng sư phạm của mình một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, logic. Thông tin ngắn gọn, cô đọng, được bố trí
và trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp
Thể hiện đồng bộ và hợp lý các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt
động nhận thức.
Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh; tăng cường
trao đổi, hợp tác giữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo...
Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, logic
của kiến thức.
Sử dụng bài dạy đúng kế hoạch, tiến trình với tư thế, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói,
ánh mắt của giáo viên hợp lý.

2.2 Một số định hƣớng cụ thể

2.2.1 Cấu trúc thể hiện bài dạy

Thực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng. Về cấu trúc thể hiện ý tưởng, có thể
thực hiện theo một vài cách tiếp cận sau:

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 21


 Sử dụng lƣu đồ

Giới thiệu Vấn đề 1 Vấn đề 2.. Kết luận Kết thúc

Cách tiếp cận này thường


Hình được
1. Cấu sử bài
trúc dụng nhiềusửbởi
giảng tínhlƣu
dụng đơnđồ
giản và logic của nó.
Theo đó, bài giảng được bắt đầu bằng cách công bố tóm tắt những nội dung
(vấn đề) chính cần trình bày, kế đến là lần lượt từng vấn đề được đề cập và giải quyết.
Sau mỗi vấn đề thường có những tóm tắt và kết luận. Cuối cùng là các nội dung để kết
thúc bài giảng.
 Sử dụng cấu trúc hình sao

Hình 2. Bài giảng sử dụng cấu trúc hình sao

Kích thích: Mục đích của phần này là đưa học sinh vào trạng thái bị kích thích,
các em sẽ hưng phấn, tích cực, chủ động chuẩn bị cho việc lĩnh hội tri thức được thuận
lợi và hiệu quả. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để kích thích người học, dưới đ y là một
số biện pháp mang lại hiệu quả cao:
- Trình bày một c u chuyện ngắn hay một ví dụ g y tranh cãi (có thể x y
dựng c u chuyện bằng hình ảnh – chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau)
- Sử dụng các c u hỏi khêu gợi, c u hỏi mở khiến học sinh hứng thú, tích
cực tranh luận, đưa ra các phương án trả lời…
- Sử dụng một lời trích dẫn, nhận định liên quan tới nội dung bài học khiến
học sinh rất quan t m hay cảm thấy bất ngờ.
- Khai thác những con số thống kê đáng chú ý về chủ đề bài dạy.
- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như m thanh, hình ảnh, hoạt hình, phim...

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 22


Trình bày tổng quan: Phần này nhằm cung cấp cho học sinh một cách ngắn
gọn nội dung học tập, các yêu cầu các em phải đạt được thông qua bài dạy (mục tiêu).
Để làm tốt điều này, giáo viên phải ý thức được rõ ràng bài dạy đề cập tới nội dung
nào (nội dung), liên quan tới hệ thống kiến thức khác ra sao (tính kế thừa, sự tích hợp),
nội dung được dạy cho ai (đối tượng), các em mong đợi gì ở bài dạy (mục tiêu)...
Thể hiện nội dung: Dựa trên cơ sở những thông tin đã được thiết kế trong bài
dạy, giáo viên và học sinh lần lượt khám phá tri thức theo cách đã được xác định rõ
ràng trong kế hoạch bài dạy. Chú ý sau mỗi phần, giáo viên thường đưa ra những nhận
định có tính chất kết luận, tổng kết giúp học sinh nhận biết và khắc s u từng phần
trong tổng thể nội dung bài dạy. Cũng nên dẫn dắt, kể các c u chuyên liên quan... khi
chuyển từ nội dung này sang nội dung khác.
Tóm tắt: Giai đoạn này sẽ giúp học sinh xem xét lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã được học. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nhớ tốt hơn theo cách sắp xếp các kiến thức
theo một cấu trúc chặt chẽ, logic.
Kết luận và hoạt động: Những kết luận quan trọng của bài dạy, những hoạt
động để vận dụng hay kiểm tra sự hiểu biết của học sinh trên cơ sở những kết luận đó
là những nội dung chính cần được thể hiện trong phần này. Cũng tại đ y, giáo viên có
thể đưa ra các hoạt động bước đầu đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của bài dạy.
 Sử dụng biểu đồ dạng xƣơng cá

Hình 3. Cấu trúc bài giảng sử dụng biểu đồ xƣơng cá

Theo cách tiếp cận này, bài giảng không trực tiếp đề cập tới thông điệp chính
cần truyền đi mà nó được bắt đầu với những thông tin hỗ trợ, trên cơ sở đó, dẫn dắt,
liên hệ và đi tới kết luận vấn đề chính cần đề cập.
Nội dung thông tin: Không thể và không nên đưa tất cả các thông tin cần trình
bày với học sinh trên slide mà chỉ đưa những thông tin ngắn gọn, những từ khóa quan
trọng. Trên cơ sở những thông tin ấy, giáo viên và học sinh trao đổi, đàm thoại, hoạt
động để hiểu s u, hiểu rõ... vấn đề. Do vậy, trên một slide không trình bày quá nhiều ý,
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 23
sử dụng các c u ngắn gọn, súc tích, đơn giản và dễ nhớ. Để cho nội dung trình diễn
khoa học, có tính logic và trực quan, việc chuyển tải nội dung dưới dạng sơ đồ cần
được khai thác triệt để. Dưới đ y là một số gợi ý:
- Tăng cường sử dụng các biểu tượng đồ hoạ, các sơ đồ khối thay thế chữ
viết.
- Mỗi slide chỉ nên thể hiện một ý.
- Sử dụng các cụm từ khoá hơn là một c u văn hoàn chỉnh.
- Chuyển đổi c u thành các ý.
- Chỉ nên có 5 đến 6 dòng trên một slide.
- Mỗi dòng chỉ nên có không quá 6 từ.
- Sử dụng danh sách có thứ tự (danh sách có các kí hiệu như 1, 2, 3; a, b,
c...). khi tầm quan trọng của các ý là khác nhau hoặc danh sách theo một trật tự nhất
định.
- Sử dụng danh sách không có thứ tự (danh sách có các kí hiệu đồ hoạ trước
mỗi ý) khi không có sự ph n biệt về tầm quan trọng của các ý.
- Khuyến khích sử dụng các biểu tượng hình ảnh thay cho các dấu đầu c u
trong danh sách.
Thể hiện nội dung bài dạy: Đảm bảo về độ lớn chữ viết, độ tương phản, vùng
hiển thị thông tin quan trọng, yếu tố ngắt dòng, …
- Độ lớn chữ viết: Đ y là một yếu tố cần được quan t m nhằm đảm bảo cho
tất cả người học có thể thu nhận thông tin một cách rõ ràng trên màn chiếu. Có thể
tham khảo tiêu chuẩn dưới đ y:
Khoảng cách từ người quan sát tới màn chiếu (m) 3 6 9 12 15 18 21 24
1 2 4 5 6 7 8 1
Chiều cao tối thiểu của chữ (mm)
2 5 0 0 0 5 0 00
+ Cần chú ý rằng, chiều cao của chữ trên màn chiếu phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách từ máy chiếu tới màn chiếu, khả năng
phóng to, thu nhỏ của máy chiếu... Do vậy, tuỳ thuộc vào phòng học và trang thiết bị
cụ thể mà chọn kiểu chữ và cỡ chữ để đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Trong thực tế,
nên chọn cỡ chữ tối thiểu 20pt.
+ Còn về kiểu chữ, nên sử dụng các kiểu chữ không ch n vì đ y là kiểu
chữ dễ đọc. Nên lựa chọn và sử dụng không quá hai kiểu chữ nhằm đảm bảo tính c n
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 24
bằng và nhất quán trong bài trình bày. Hạn chế sử dụng chữ in hoa vì nó sẽ làm mất
hình dạng của ký tự g y khó đọc cho người quan sát. Ví dụ:
Nên dùng kiểu CHỮ KHÔNG CHÂN
Không nên dùng kiểu chữ có ch n, hình dạng phức tạp
KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NỘI DUNG BẰNG CHỮ IN HOA
- Đảm bảo độ tương phản: Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ
đọc, cần đảm bảo nguyên tắc phối hợp giữa màu nền và màu chữ. Đó là, nếu màu nền
là màu sáng thì màu chữ sẽ là màu tối và ngược lại. Có thể tham khảo một số cặp màu
chữ - nền sau:
Màu nền Màu vàng Màu trắng Màu xanh Màu trắng Màu đen
Màu chữ Màu đen Màu đỏ, xanh Màu trắng Màu đen Màu vàng
Trong thực tế, có hai phong cách trình bày:
+ Một là màu nền tối, màu chữ sáng. Cách chọn này đảm bảo độ tương
phản tốt, tuy nhiên, lớp học có thể bị tối, g y khó khăn cho học sinh ghi chép các nội
dung, kiến thức chính.
+ Hai là màu nền sáng, màu chữ tối. Cách chọn này cũng đảm bảo độ
tương phản tốt, lớp học sáng, học sinh có thể ghi chép tốt. Tuy nhiên, màu nền sáng
trong một thời gian dài có thể g y ức chế cho người học.
- Xác định vùng hiển thị thông tin quan trọng: Một nghiên cứu chỉ ra rằng,
khi mắt người nhìn vào một hình chữ nhật thì sự tập trung chú ý không giống nhau với
các vùng khác nhau. Theo sơ đồ này, mắt người sẽ tập trung chú ý nhiều nhất vào phía
trên, bên trái của khung hình chữ nhật. Đ y chính là vùng người thiết kế nên đặt những
đối tượng, thông tin quan trọng.

- Đảm bảo yếu tố ngắt dòng: Việc ngắt dòng không phù hợp sẽ làm cho
người học rất khó đọc và ghi nhớ thông tin trình bày. Ví dụ dưới đ y sẽ minh hoạ điều
này:

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 25


Ngắt dòng không PHÙ HỢP Ngắt dòng PHÙ HỢP
PowerPoint là một phần PowerPoint là một phần mềm ứng dụng
mềm ứng dụng cho cho phép thiết kế và x y dựng trình diễn
phép thiết kế và x y
dựng trình diễn
- Khai thác ý nghĩa các biểu tượng: Logo, biểu tượng không những có thể
cung cấp các thông tin về người trình bày, về tổ chức, cá nh n... mà còn có tác dụng hỗ
trợ quá trình nhận thức cho người học. Do vậy, trong bài trình bày, trên các slide nên
sử dụng các biểu tượng phù hợp với nội dung được đề cập.
- Màu sắc và cấu trúc thông tin trong slide nhất quán: Không nên sử dụng
quá nhiều màu sắc trong một trình diễn (không quá 3 màu), điều này có thể khiến
người học mệt mỏi. Cách bố trí các nội dung trong slide, màu nền, màu chữ nên trình
bày đồng bộ.
- Hoạt hình các đối tượng trong slide: Hoạt hình các đối tượng trong slide là
cách thức làm cho từng thông tin hiển thị phù hợp với tiến trình dạy học của người
thầy. PowerPoint cung cấp rất nhiều hoạt hình rất sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để
định hướng người học tập trung vào nội dung trình bày, cần thiết sử dụng các hoạt
hình đơn giản, ch n phương.
- Nhấn mạnh các thông tin trong slide: Nhấn mạnh nội dung thông tin nào
đó là một sức mạnh của PowerPoint và cũng là yêu cầu quan trọng khi thể hiện thông
tin trong giờ dạy. Có nhiều cách thức để nhấn mạnh một nội dung nào đó như sử dụng
chức năng hiệu ứng (animation). Với chức năng này, có thể tác động tới các đối tượng
thông tin trong slide theo 4 cách khác nhau đó là: Entrance (xuất hiện); Emphasis
(nhấn mạnh); Exit (biến mất) và Motionpath (chuyển động tới một vị trí mới).

2.2.2 Sử dụng bài giảng PowerPoint trong giờ học

Luyện tập cách trình bày: Để đảm bảo thành công khi sử dụng bài giảng bằng
PowerPoint, điều cần thiết là phải tập giảng trước.
Nhập đề thu hút sự chú ý: Yêu cầu này đúng trong mọi trường hợp dạy học. Với
việc trình diễn bài giảng điện tử điều này càng cần thiết. Đ y chính là biện pháp hạn
chế sự căng thẳng, mệt mỏi... khi người nghe tập trung thời gian quá nhiều trên màn
chiếu.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 26


Tư thế đứng và chỉ dẫn thông tin: Cần phải di chuyển, sử dụng que chỉ, đèn rọi
một cách hợp lý. Với hình thức dạy học này, cần tránh đi lại quá nhiều trong lớp học
khi giảng bài.
Không đọc nguyên văn các thông tin trình chiếu: Bài dạy sẽ phản tác dụng nếu
người trình bày chỉ đọc nguyên văn nội dung thông tin trình chiếu. Chú ý là những
thông tin trình chiếu cho học sinh chỉ là những ý ngắn gọn, súc tích, có tính gợi nhớ.
Trên cơ sở những thông tin đó, giáo viên sẽ trao đổi, đàm thoại, có cơ hội tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh và giúp các em hiểu rõ hơn về thông tin, nhận định...
được trình chiếu.
Giao tiếp bằng mắt: Thường xuyên thể hiện sự nhiệt tình, quan t m của mình
thông qua ánh mắt. Điều này không những thu hút được sự tập trung chú ý của học
sinh mà còn giúp giáo viên nhận biết được những thông tin phản hồi về giờ dạy, bài
học...
Sử dụng giọng nói, điệu bộ: Đ y là những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp
dẫn, phong cách riêng của giáo viên. Giọng nói cần phải to, rõ và nên thể hiện theo
kiểu trò chuyện, có nhấn mạnh, tránh nói đều đều hay theo kiểu diễn kịch, biến đổi
ngữ điệu và tốc độ nói, ngắt quãng để nhấn mạnh. Bên cạnh đó cần thiết phải thể hiện
sự nhiệt huyết, đam mê trong khi giảng bài.
Sử dụng các biện pháp g y phấn chấn đúng lúc: Trạng thái tinh thần của học
sinh như hứng thú, tích cực nhận thức... sẽ đóng vai trò quan trọng tới chất lượng giờ
dạy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của các em như cấu trúc bài
giảng, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ... của giáo viên. Bên cạnh đó, có một vài biện pháp
giáo viên có thể áp dụng để g y phấn chấn cho học sinh là kể các c u chuyện; nêu các
con số thống kê, tạo sự so sánh, đặt các c u hỏi, bắt chước, tạo sự chờ đợi hồi hộp và
sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như m thanh, hoạt hình...
Khai thác tối đa các phương pháp dạy học tích cực: Ứng dụng CNTT trong dạy
học sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu trong giờ dạy không khai thác được các
phương pháp dạy học tích cực. Cần quán triệt tư tưởng này ngay từ khi thiết kế bài
dạy. Cụ thể hơn, trong trường hợp này, CNTT chỉ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ
để thực hiện thuận lợi hơn các phương pháp dạy học tích cực.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 27


2.3 Thiết kế bài giảng tƣơng tác

Phần mềm Microsoft PowerPoint đã khá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên,
chúng ta chỉ quan t m tới việc chèn chữ, hình ảnh, hoạt hình hay phim vào nội dung
trình bày và để minh họa cho bài học càng nhiều càng tốt nhưng chưa quan t m thích
đáng đến ý tưởng sư phạm, sự phù hợp, thời điểm sử dụng của nội dung thiết kế.
Bên cạnh đó một khả năng khá hay của PowerPoint chưa được quan t m nhiều
đó là vẽ hình trực tiếp vào slide, hoạt hình cho các đối tượng theo tiến trình bài học và
điều khiển sự xuất hiện của chúng một cách tùy ý nhờ tính năng Trigger.
Ví dụ: Khi thể hiện nội dung của một số loại hình biểu diễn như: nội dung của
phương pháp chiếu góc thứ nhất, thứ ba; nội dung của phương pháp hình chiếu trục
đo; nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt; nội dung của phương pháp hình chiếu
phối cảnh… Dưới đ y là một số hình ảnh ví dụ cho nội dung của phương pháp hình
cắt mặt cắt.

Hình 4. Minh họa nội dung của phƣơng pháp hình cắt mặt cắt

Trong slide này, giáo viên (học sinh) sẽ lần lượt nhắp chuột vào các nút lệnh ở
phía bên phải màn hình theo thứ tự từ trên xuống. Các đối tượng, quá trình sẽ lần lượt
xuất hiện mỗi khi nhắp vào nút lệnh tương ứng đảm bảo đúng theo nội dung của
phương pháp và tiến trình dạy học. Nhắp chuột vào nút lệnh “làm lại” mọi đối tượng
sẽ được xóa khỏi màn hình, quá trình có thể thực hiện lại từ đầu.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 28


Hình 5. Luyện tập nội dung phƣơng pháp HC-MC có các nút đã thay đổi vị trí

Sau khi đã tìm hiểu xong nội dung ở slide trên, slide này được thiết kế với mục
đích vận dụng xem học sinh đã hiểu bài chưa bằng cách tráo đổi vị trí các nút lệnh. Để
thực hiện được, học sinh phải nhận dạng các nút lệnh để thực hiện lại qui trình x y
dựng hình cắt, mặt cắt.

2.4 Kỹ thuật TRIGGERS

Khi chèn các đối tượng (chữ, hình ảnh, phim…) vào slide của PowerPoint, theo
mặc định, chúng sẽ xuất hiện ngay từ đầu khi slide đó được trình chiếu. Để điều khiển
sự xuất hiện, biến mất, di chuyển hay nhấn mạnh một đối tượng nào đó, phần mềm
PowerPoint cung cấp cho người dùng 4 nhóm hiệu ứng hoạt hình với các ý nghĩa khác
nhau thể hiện trong bảng sau:
Ý nghĩa của hiệu ứng
STT Tên nhóm hiệu ứng
Trước hiệu ứng Sau hiệu ứng
1 Entrance Chưa xuất hiện Xuất hiện
2 Emphasis Đã có Được nhấn mạnh
3 Exit Đã có Biến mất
4 Motion Paths Di chuyển tới vị trí mới
Đã có
theo một đường nào đó

Nhờ có các hiệu ứng này mà chúng ta có thể thực hiện các thao tác trình bày
thông tin giống như khi sử dụng phấn bảng như viết, vẽ bảng (nhóm entrance); xóa
bảng (nhóm exit); sử dụng các thao tác nhấn mạnh thông tin (nhóm emphasis)…
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 29
Khi các đối tượng trong slide đã được gán hiệu ứng, bên cửa số Animation Task
Pane sẽ xuất hiện một danh sách các hiệu ứng đã gán cho các đối tượng. Trong chế độ
trình diễn slide, thứ tự thực hiện các hiệu ứng cho các đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí
của mỗi hiệu ứng trong danh sách này. Do vậy, muốn thay đổi lại trình tự thực hiện
các hiệu ứng đã gán cho đối tượng, ta phải thay đổi lại vị trí của hiệu ứng trong danh
sách ở cửa số Animation Task Pane. Điều này sẽ g y khó khăn cho giáo viên khi muốn
kích hoạt các hiệu ứng gán cho các đối tượng trong slide một cách tùy ý trong quá
trình dạy học.
Để khắc phục điều này, PowerPoint cung cấp thêm chức năng Triggers cho
phép người dùng kích chuột vào một đối tượng nào đó để kích hoạt một hiệu ứng đã
gán cho một đối tượng trong slide. Kĩ thuật này được thực hiện như sau:
Bước 1: Gán hiệu ứng cho đối tượng
Bước 2: Gán “Cò” (đối tượng kích chuột để kích hoạt hiệu ứng ở bước 1) cho
hiệu ứng bằng cách:
- Nhắp đúp chuột vào dòng hiệu ứng tương ứng trong cửa số Animation
Task Pane
- Chọn tab “Timing”
- Nhắp chọn nút “Triggers”
- Chọn “Start effect on click of:” và lựa chọn đối tượng làm “Cò” để kích
hoạt hiệu ứng.
Với kĩ thuật này, có thể tạo nhiều ứng dụng tương tác khác như:
- Tạo sơ đồ tương tác
- Tạo bức tranh tương tác
- Tạo trò chơi ô chữ
- Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm
- Tạo trò chơi giải mã bức tranh

2.5 Thực hành vẽ kỹ thuật và tạo trang PowerPoint tƣơng tác

2.5.1 Vẽ kỹ thuật

 Tạo đƣờng gạch chéo

- Vẽ một đoạn thẳng

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 30


- Copy làm 2
- Kích chuột phải vào 1 đoạn thẳng, chọn Format…
- Mục Line, chọn Paterned line
- Trong cửa sổ mở ra, chọn đường gạch chéo
- Chọn kích thước của đường khoảng 6pt
 Vẽ bình chứa chất lỏng…
- Vẽ bình chứa (Hình chữ nhật, tròn, elýp….)
- Kích chuột phải vào hình, chọn Format…
- Mục Fill, chọn Fill Effect
- Chọn thẻ Pattern,
- Chọn hình dạng mong muốn
 Vẽ lò xo, cuộn dây, tạo chuyển động…
Vẽ hình
- Vẽ vòng tròn rỗng (no fill)
- Copy ra làm nhiều vòng
A B - Xếp các vòng tròn tạo lò xo
R L C
- Vẽ hình chữ nhật cùng màu nền để che bớt
phần thừa. Sau đó Group lại
Đặt hiệu ứng (Animation)
- Slide Show \ Custum Animation
- Chọn đối tượng cần đặt hiệu ứng (kích chuột
trái vào đối tượng đó).
- Kích vào Add Effect, chọn một trong 4 kiểu:
Entrance: Hiệu ứng xuất hiện trong slide
Emphasis: Nhấn mạnh
Exit: Hiệu ứng ra khỏi slide
Motion paths: Hiệu ứng chuyển động
 Chuyển động thẳng

- Vẽ vật chuyển động


- Chọn Slide Show\Custom Animation
- Chọn Add Effect

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 31


- Chọn Motion Paths
- Kích vào Down
- Chọn Effect Options
Bỏ Smooth End
Chọn thẻ timing, chọn very fast.

 Vật chuyển động tròn đều

- Vẽ vật chuyển động


- Chọn Custom Animation
- Chọn Add Effect
- Chọn Motion Paths
- Kích vào Circle
- Chọn Effect Options
Bỏ Smooth End, Smooth start
Chọn thẻ timing, chọn Repeat, Until next
click
 Vẽ chuyển động ném xiên
- Vẽ vật chuyển động
- Chọn Custom Animation
- Chọn Add Effect
- Chọn Motion Paths
- Kích vào Draw Custom Path
- Kích vào Curve, vẽ quỹ đạo chuyển động.
- Chọn Effect Options: Bỏ Smooth End và
Chọn thẻ timing, chọn fast.
 Vẽ vật dao động
- Vẽ vật chuyển động
- Chọn Custom Animation
- Chọn Add Effect
- Chọn Motion Paths

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 32


- Kích vào Right
- Chọn Effect Options
Chọn Auto – Reverse
Chọn thẻ timing,Repeat Until Next Click
 Con lắc lò xo
- Vẽ lò xo đơn giản:
- Vẽ hai đoạn thẳng song song
- Kích vào AutoShapes, chọn Lines, Free
Form
- Xóa hai đoạn thẳng song song đi.

2.5.2 Sử dụng Triggers cho hiệu ứng

 Soạn bài trắc nghiệm


- Đánh c u hỏi vào 1 text box
- Đánh các phương án trả lời. Mỗi phương
C u hỏi (Phần dẫn) án trong 1 text box riêng
- Tạo các text box “Đúng”, “Sai”
1. Phương án1 Sai rồi, cố lên nhé - Đặt hiệu ứng Entrance cho text box
“Đúng”
2. Phương án2 Đúng rồi, chúc mừng
em - Trong Effect Option:

3. Phương án3 Sai rồi, cố lên nhé After Animation: Hide on next click
- Trong Timing, chọn Triggers / Start on
4. Phương án4 Sai rồi, cố lên nhé click of…., chọn đối tượng là đáp án đúng.
- Đặt hiệu ứng tương tự cho text box “Sai”,
đối tượng là các đáp án sai.

2.6 Kết chƣơng

Để sau này chúng ta có thể soạn giảng tốt, những kiến thức trong chương này sẽ
là những kiến thức hết sức hữu ích. Tuy nhiên, để tạo ra một bài giảng trình chiếu hiệu
quả, chúng ta cần tìm hiểu thêm một số phần mềm khác như cắt phim, cắt nhạc, chỉnh
sửa ảnh… Những nội dung này, chúng ta sẽ được nghiên cứu tiếp ở phần sau.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 33


 Câu hỏi củng cố:
1. Nêu yêu cầu chung khi soạn bài giảng trình chiếu?
2. Hãy cho biết những định hướng cụ thể khi chuẩn bị soạn bài giảng trình
chiếu?
3. Thế nào là bài giảng tương tác?
4. Tự thực hành theo hướng ở phần lý thuyết.

Thực hành
Bài 1.
Yêu cầu:
1. Dựa vào phần lý thuyết đã học, sinh viên hãy thiết kế side thí nghiệm bên dưới.
2. Dùng hiệu ứng để các đinh ốc rơi từ từ theo thứ tự A, B,…E khi ngọn đèn đốt
thanh sắt

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 34


Bài 2.
Yêu cầu:
1. Dựa vào phần lý thuyết đã học, sinh viên hãy thiết kế side thí nghiệm bên dưới.
2. Dùng hiệu ứng để các đinh ốc rơi từ từ theo thứ tự: đinh ốc trên thanh Thủy tinh
rơi trước, kế đến là đinh ốc trên thanh đồng, cuối cùng là đinh ốc trên thanh
nhôm.

Bài 3.
Yêu cầu:
1. Dùng kỹ thuật Triggers để tạo trò chơi ô chữ bên dưới.
2. Các c u hỏi gợi ý:
Hàng ngang 1: Tên gọi bộ phận làm đèn xe đạp phát sáng?
Hàng ngang 2: Để xác định chiều đường sức từ của ống d y khi biết chiều dòng
điện, ta phải dùng quy tắc nào?
Hàng ngang 3: Đ y là một ứng dụng của nam ch m?
Hàng ngang 4: Dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
Hàng ngang 5: Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam ch m được gọi là gì?
Hàng ngang 6: Tính chất từ của nam ch m còn được gọi là?
Hàng ngang 7: Một dụng cụ có thể hút được sắt, thép?
Hàng ngang 8: Một bộ phận của nam ch m điện?
Hàng ngang 9: Lực xuất hiện trên đoạn d y dẫn đặt trong từ trường có dòng
điện chạy qua gọi là gì?
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 35
3. Tạo m thanh là tiếng vỗ tay khi học sinh trả lời đúng từ hàng ngang.

C u gợi ý

Bài 4.
Yêu cầu:
Dùng kỹ thuật Triggers để tạo c u hỏi trắc nghiệm bên dưới.

Bài 5.
Yêu cầu:
Thiết kế Slide và sử dụng kỹ thuật Trigger.
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 36
Bấm nút Bắt đầu để tiến hành di chuyển các đĩa từ cột 1 qua cột 3.
Quy luật:
- Chỉ có 3 cột để di chuyển.
- Một lần chỉ được di chuyển một đĩa (không được di chuyển đĩa nằm giữa).
- Một đĩa chỉ có thể được đặt lên một đĩa lớn hơn (không nhất thiết hai đĩa này
phải có kích thước liền kề, tức là đĩa nhỏ nhất có thể nằm trên đĩa lớn nhất)

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 37


Tài liệu tham khảo
[1] Võ Phước Hưng, Trầm Hoàng Nam, Tài liệu giảng dạy môn Tin học Ứng dụng cơ
bản, Đại học Trà Vinh, lưu hành nội bộ, 2017.
[2] Nguyễn Ngọc Tuấn, Tổng Quan Về Diện Mạo Mới Và Những Cải Tiến, NXB
Giao thông vận tải, 2006.
[3] Lê Quốc Bảo Anh, Hướng Dẫn Sử Dụng Microsoft Office 2007, NXB Thống kê,
2008.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 38


Chƣơng 3 CHỈNH SỬA VÀ TẠO ẢNH BẰNG MICROSOFT PAINT

 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ:
- Vận dụng được các công cụ đơn giản để cắt sửa ảnh.
- Ứng dụng các ảnh đã chỉnh sửa vào soạn giảng.
Tóm tắt chƣơng
Đ y thực sự là một công cụ rất hữu ích trong việc quản lý và duyệt ảnh số. Bên
cạnh chức năng đó, công cụ cũng có tính năng chỉnh sửa ảnh nhưng ở mức độ rất cơ
bản. Công cụ này tương thích với các định dạng ảnh như BMP, EMF, GIF, JPEG,
PNG, TIFF, và WMF...

3.1 Giới thiệu chung

Microsoft Paint, thường được gọi là Paint, là một ứng dụng đồ họa máy
tính đơn giản được bao gồm trong tất cả các phiên bản của Microsoft Windows. Ứng
dụng này chủ yếu mở và lưu các tệp như Windows bitmap (24-bit, 256 màu, 16 màu,
và đơn sắc, tất cả đều có đuôi .bmp extension), JPEG, GIF (không có hình ảnh động
hoặc minh bạch, mặc dù phiên bản Windows 98, bản năng cấp Windows 95 và phiên
bản Windows NT4 đã hỗ trợ sau đó), PNG (không có kênh alpha) và trang đơn TIFF.
Ứng dụng có thể ở chế độ màu hoặc hai màu đen và trắng, nhưng không có chế độ
màu xám. Với sự đơn giản của nó, nó nhanh chóng trở thành một trong những ứng
dụng được sử dụng nhiều nhất trong các phiên bản Windows.
Phiên bản đầu tiên của Paint được giới thiệu với phiên bản đầu tiên của
Windows, Windows 1.0, vào tháng 11 năm 1985. Đ y là phiên bản được cấp phép
của PC Paintbrush của Tập đoàn ZSoft và chỉ được hỗ trợ đồ họa đơn sắc 1-bit theo
định dạng "MSP" độc quyền. Phiên bản này sau đó đã bị thay thế bởi Paintbrush
trong Windows 3.0 với giao diện người dùng được thiết kế lại, hỗ trợ màu sắc và hỗ
trợ các định dạng tệp BMP và PCX.
Trong Windows XP và các phiên bản sau, Paint (mspaint.exe) sử dụng GDI+ và
do đó có thể lưu hình ảnh JPEG, GIF, TIFF và PNG (ngoài BMP) mà không yêu cầu
bộ lọc đồ họa bổ sung. Tuy nhiên, độ trong suốt của kênh alpha vẫn không được hỗ trợ
bởi vì phiên bản GDI+ của Paint chỉ có thể xử lý hình ảnh có độ s u bit từ 24 hoặc

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 39


thấp hơn. Hỗ trợ lấy hình ảnh từ máy quét hoặc máy ảnh kỹ thuật số cũng được thêm
vào Paint.
Phiên bản của Paint trong Windows 7, Windows 8 và Windows 10 (lên
đến phiên bản 1607) sử dụng Ribbon GUI. Nó cũng có tính năng "artistic" brushes
bao gồm các sắc thái khác nhau của màu xám và một số mức độ minh bạch cho kết
quả thực tế hơn. Để thêm vào chủ nghĩa hiện thực, chổi vẽ dầu và màu nước chỉ có thể
vẽ cho một khoảng cách nhỏ trước khi người dùng phải nhấp lại vào (điều này cho
thấy ảo giác rằng các bàn chải sơn đã hết màu). Ứng dụng Paint b y giờ có thể hoàn
tác tới 50 thay đổi tiếp theo. Nó cũng có các hình dạng khử răng cưa, có thể được thay
đổi kích cỡ một cách tự do cho đến khi chúng được rasterized khi một công cụ khác
được chọn.

3.2 Sử dụng Paint

3.2.1 Mở Paint

- Đối với Windows 7: Chọn nút Start  All Programs  Accessories  Paint

Hình 6: Cách mở Paint


- Đối với Windows 8, Windows 10: Chọn biểu tượng hình cửa sổ (hoặc ấn Phím
Windows), gõ Paint vào ô tìm kiếm phần mềm, sau đó tìm và chọn Paint.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 40


3.2.2 Làm quen với giao diện Paint

Hình 7: Giao diện Paint

- Paint có một ribbon (1) với các thanh công cụ tương tự như các thanh công cụ
trong Microsoft Office. Chúng ta mở ribbon này, nhưng cũng có thể đóng nó để tạo
thêm không gian cho hình ảnh của chúng ta. Chúng ta có thể mở và đóng ribbon này
bằng cách nhấp đúp vào bất kỳ tab nào của nó.
- Khi ứng dụng Paint khởi chạy chúng ta sẽ nhìn thấy một canvas màu trắng (2)
xuất hiện trên màn hình. Tưởng tượng canvas là một mảnh giấy, và chúng ta có thể vẽ
hoặc viết lên đó. Chúng ta có thể điều chỉnh kích thước canvas trước khi bắt đầu thực
hiện chỉnh sửa file ảnh. Trên Windows 7 và các phiên bản mới hơn: Trên tab Home,
click chọn Resize. Sau đó chọn Pixels rồi nhập kích thước mà chúng ta muốn vào
khung horizontal và khung vertical. Hoặc nếu muốn điều chỉnh kích thước theo %,
chúng ta chọn Percentage rồi nhập % mà chúng ta muốn điều chỉnh tăng hoặc giảm
kích thước canvas hiện tại. Cho ví dụ, nếu muốn điều chỉnh kích thước hình ảnh 50%,
ta nhập 50 vào từng khung. Để tăng gấp đôi kích thước hiện tại, ta nhập 200 vào mỗi
khung.
- Tab Home bao gồm các công cụ chỉnh sửa hình ảnh mà chúng ta có thể sử dụng
để sửa đổi hình ảnh của mình.
- Tab thứ hai là View. Các nút được tìm thấy ở đ y thay đổi cách hiển thị hình
ảnh nhằm hỗ trợ chúng ta thực hiện các thay đổi.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 41


3.2.3 Mở file ảnh có sẵn

Hình 8: Mở tập tin có sẵn

Trên ứng dụng Paint chúng ta có thể mở nhiều định dạng ảnh khác nhau, bao
gồm *.bmp, .gif, .jpg/.jpeg, .tif/.tiff, .ico, and .png bằng cách nhấp chuột vào thực

đơn sau đó chọn Open, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + O để mở.
Để mở hình ảnh trong Paint cách dễ nhất là mở file đó bằng Paint từ bên trong File
Explorer. Nhấp chuột phải hoặc nhấn và giữ vào file ảnh cần mở trong File Explorer,
chọn Open with và chọn Paint như hình bên dưới.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 42


Hình 9: Mở tập tin có sẵn từ File Explorer

3.2.4 Cắt ảnh

Chọn một phần của hình ảnh mà chúng ta muốn giữ lại. Nhấp hoặc chạm vào
công cụ Select từ thanh công cụ Home, sau đó bấm và kéo hình ảnh để chọn một khu
vực. Khi chúng ta hài lòng với lựa chọn của mình, hãy nhấp vào Crop và hình ảnh sẽ
được thay đổi (chỉ giữ lại vùng chúng ta chọn).

Hình 10: Thao tác cắt ảnh

Hãy nhớ rằng bên cạnh lựa chọn hình chữ nhật mặc định, có tùy chọn thứ hai
là "Free-form". Sau khi chúng ta chọn "Free-form", hãy nhấp và kéo con trỏ chuột
để vẽ bất kỳ hình nào chúng ta muốn. Hình dạng của vùng chọn không bị hạn chế,

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 43


nhưng kết quả cuối cùng vẫn là một hình chữ nhật vừa với vùng chọn. Khi chúng ta đã
thực hiện xong việc lựa chọn vùng, hãy làm theo các bước tương tự để cắt hình ảnh.

Hình 11: Chọn kiểu quét khối

Để sử dụng các công cụ này, đầu tiên click vào góc trên cùng phía bên trái hình
ảnh của chúng ta, sau đó giữ chuột khi chúng ta di chuyển xung quanh. Việc lựa
chọn Rectangular khá đơn giản, tuy nhiên chúng ta sẽ phải cẩn thận hơn với công
cụ Freeform. Thả chuột ra sau khi chúng ta đã lựa chọn xong.

3.2.5 Hiệu chỉnh Xoay, phóng to, thu nhỏ hình ảnh

Chúng ta có thể làm méo ảnh bằng cách sử dụng tính năng Skew. Click vào
hình ảnh, sau đó chọn Resize/Skew (nếu sử dụng Windows 7 hoặc các phiên bản mới
hơn, hoặc chỉ cần click chọn Resize trên thanh công cụ).

Hình 12: Xoay và thay đổi kích cỡ hình


Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 44
Để kéo dài/bóp méo ảnh theo độ, chúng ta nhập một số bất kỳ (theo độ) và
khung horizontal và vertical.

3.2.6 Lƣu ảnh

Hình 13: Lƣu hình ảnh

Click chọn , sau đó chọn Save As và đặt một tên, tìm vị trí để lưu file.
Chúng ta sẽ nhìn thấy tùy chọn để chọn định dạng cho file. JPG là định dạng tốt nhất,
ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các định dạng khác

3.2.7 Nhập văn bản và vẽ ảnh

- Paint cung cấp công cụ nhập văn bản trong phần Tools của thanh công
cụ Home. Kích vào nó và sau đó gõ văn bản trên hình ảnh. Sự thay đổi thứ hai cho
hình ảnh là một hình dạng được chọn từ thư viện của Paint. Đối với các hình dạng,
chúng ta chọn hình muốn chèn, kéo hình trên ảnh để xác định kích thước của hình
dạng. Đối với những công cụ này, phần Colors trong tab Home xác định màu được sử
dụng cho đường viền và màu nền của hình.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 45


Hình 14: Nhập chữ và vẽ các đƣờng cơ bản

- Hướng dẫn sử dụng công cụ Curve :


o Bước 1: Chọn công cụ đường cong (Curve) kích và kéo trên vùng vẽ
được đoạn thẳng.
o Bước 2: Kích 1 vị trí trên đường thẳng và kéo cong đường thẳng.
o Bước 3: Kích tiếp 1 vị trí khác trên đường cong và kéo cong tiếp để hoàn
thành đường cong.
- Lưu ý rằng khi chúng ta nhấp chuột ra ngoài vùng đang chèn hình dạng hay
nhập chữ, các thay đổi sẽ được áp dụng, chúng bị nhúng trong hình ảnh và chúng ta
không thể chọn chúng nữa. Chúng ta chỉ có thể hoàn tác các thay đổi bằng cách
nhấn CTRL + Z.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 46


3.2.8 Đảo ngƣợc màu

Hình 15: Chuyển màu ảnh

Công cụ duy nhất mà Paint không có sẵn trong thanh công cụ Home là công
cụ Invert color. Chúng ta cần nhấp chuột phải hoặc nhấn vào hình ảnh để mở menu
ngữ cảnh. Invert color là tùy chọn cuối cùng trong danh sách.
Kết quả sau khi sử dụng Invert color được thể hiện như hình bên dưới

Hình 16: Kết quả chuyển màu ảnh

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 47


3.2.9 Công cụ vẽ trên Paint

Hình 17: Mô tả các công cụ trên Paint

- Pencil: vẽ tự do theo nét bút chì (Màu vẽ ở Color 1). Pencil là công cụ vẽ tự do
giống như một c y bút chì thật. Chiều rộng của đường có thể được điều chỉnh bằng
cách click vào Menu Size và chọn một chiều rộng khác cho đường. Để vẽ, rất đơn giản
chúng ta chỉ cần click vào chuột khi di chuyển chuột canvas.
- Fill: tô nền cho hình vẽ khép kín (Màu tô ở Color 1). Còn được gọi là "Paint
Bucket," công cụ Fill sẽ đổ màu toàn bộ một khu vực chúng ta chọn bằng một màu
duy nhất. Nhấp vào biểu tượng trông giống như một thùng sơn, sau đó chọn một màu
từ bảng màu. B y giờ, click vào khung để đổ màu mà chúng ta đã chọn. Công cụ Fill
sẽ “lấp đầy” không gian giữa tất cả các dòng. Chúng ta có thể thử tạo một hình vuông
hoặc hình tròn với công cụ shape bằng một màu, sau đó sử dụng các công cụ Fill để
thay đổi màu sắc của duy nhất hình đó.
- Eraser: tẩy xóa đường vẽ (Vùng xóa đổi màu thành màu ở Color 2). Nếu chúng
ta muốn loại bỏ một phần của hình ảnh, công cụ Eraser sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của
chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy nó trong phần Tools của thanh công cụ Home.
Nhấp để chọn nó. Để thay đổi kích thước của công cụ Eraser, hãy sử dụng
phần Size trên thanh công cụ. Màu được sử dụng cho công cụ Eraser là Color 2.

- Biểu tượng Eyedropper là biểu tượng đại diện của công cụ Color Picker.
Click vào công cụ này sau đó click vào vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Khu vực mà chúng ta
click sẽ làm màu nền cho công cụ tiếp theo mà chúng ta lựa chọn.

3.3 Kết chƣơng

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc cắt sửa ảnh chuyên nghiệp. Tuy
nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu để soạn giảng thì Paint là phần mềm phù hợp. Paint
đơn giản, gọn nhẹ không cần máy tính có cấu hình mạnh và được hỗ trợ sẵn.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 48


 Câu hỏi củng cố:
1. Hãy nêu một số thao tác cơ bản cắt sửa ảnh?
2. Tự thực hành tạo, cắt sửa ảnh theo hướng dẫn của phần lý thuyết trên.

Thực hành
Yêu cầu:
Vẽ hình cá, bướm, xe và chuồn chuồn như bên dưới. Mỗi hình là 1 tập tin ảnh.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 49


Tài liệu tham khảo
[1] What‟s Microsoft Paint, https://www.digitalunite.com/technology-guides/creating-
documents/microsoft-programs/what-microsoft-paint, 10/7/2019.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 50


Chƣơng 4 XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN BẰNG HÌNH ẢNH

 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ:
- Hiểu khái niệm câu chuyện bằng hình ảnh trong giảng dạy.
-Ứng dụng phần mềm Photo Story, Windows Movie Maker và Proshow
Producer để xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh.

Tóm tắt chƣơng

Trong chương này, chúng ta sẽ làm quen với hai phần mềm để tạo c u chuyện
hình ảnh đơn giản: Photo Story và Windows Movie Maker.
Photo Story là phần mềm miễn phí cho phép tạo slide từ các hình ảnh, với nhạc
nền, phụ đề, lời tường thuật… do chính người dùng thiết lập riêng biệt trên mỗi hình
ảnh, để có thể tạo nên một c u chuyện với những hình ảnh minh họa và lời thuyết trình
sinh động. (Lưu ý: máy tính cần phải cài đặt Windows Media Player 10 trở lên để sử
dụng phần mềm)
Windows Movie Maker là một phần mềm được tích hợp trong các phiên bản
của hệ điều hành Windows. Hiện nay cũng có nhiều phần mềm có ứng dụng tương tự,
nhưng phần mềm Windows Movie Maker là một phần mềm tương đối dễ sử dụng,
giao diện th n thiện.

4.1 Xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh với Photo Story 3 for Window

4.1.1 Giao diện của Photo Story

Tại giao diện đầu tiên của chương trình khi chúng ta mới kích hoạt

Hình 18. Giao diện phần mềm Photo Story


Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 51
4.1.2 Tạo mới một Slideshow

Tại giao diện trên, chọn Begin a new story rồi nhấn Next để tạo mới 1
slideshow.
Nhấn nút Import Pictures ở bước tiếp theo, chọn thư mục chứa các hình ảnh cần
sử dụng để tạo slide. Sau khi các hình ảnh được nhập vào chương trình, chúng sẽ thấy
chúng được xếp thành một danh sách nằm ở phía dưới. Chúng ta có thể thay đổi vị trí
bằng cách kéo thả đến vị trí cần thiết.

Hình 19. Chọn ảnh cần tạo mới một slide show

B y giờ là lúc chúng ta có thể bắt đầu tiến hành chỉnh sửa và thêm hiệu ứng lên
các hình ảnh. Để tiến hành, ta chọn 1 hình ảnh có trong danh sách, rồi nhấn vào nút
Edit.

4.1.3 Hiệu chỉnh

Chọn Edit Picture, hộp thoại Edit Pictures hiện ra. Tại hộp thoại này, chúng ta
có thể tùy chọn để xoay hình, cắt hình cho phù hợp với khung trình chiếu (bằng cách
đánh dấu vào tùy chọn Crop), hoặc thêm hiệu ứng vào hình ảnh (chọn tab Add Effect
rồi chọn hiệu ứng mong muốn, đánh dấu vào mục „Apply the selected effect to all the

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 52


pictures in your story‟ để thêm hiệu ứng cho tất cả các hình ảnh đã chọn), ngoài ra
chương trình còn cung cấp tính năng khử mắt đỏ cho hình ảnh…

Hình 20. Hiệu chỉnh thông số ảnh

Nhấn Save để lưu lại hiệu ứng cho hình ảnh. Chúng ta có thể lần lượt tiến hành
chỉnh sửa và thêm hiệu ứng cho từng hình ảnh.

4.1.4 Tạo tiêu đề và chú thích ảnh

Sau khi đã hoàn thành các bước chỉnh sửa và thêm hiệu ứng, quay trở lại giao
diện chính và nhấn Next để sang bước tiếp theo. Tại bước này, ta có thể thêm vào tiêu
đề hoặc đặt chú thích cho từng hình ảnh. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ thấy bên dưới có
mục Effect để thêm hiệu ứng cho hình ảnh nếu cần (mục này tương tự với tính năng
Add Effect ở trên).

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 53


Hình 21. Tạo tiêu đề chú thích cho mỗi ảnh trong slide show

4.1.5 Chèn âm thanh cho Slideshow

Tiến hành lần lượt trên các hình ảnh nếu cần. Sau đó, nhấn Next để tiếp tục.
B y giờ, chương trình sẽ cho phép chúng ta thu m bằng cách sử dụng microphone và
nhấn nút Record Narration. Điểm nổi bật của chương trình đó là cho phép chúng ta ghi
m trên lần lượt từng hình ảnh, điều này sẽ có tác dụng trong trường hợp chúng ta
đang diễn giải về hình ảnh hoặc kể một c u chuyện với hình ảnh minh họa. Sau khi
hoàn thành thu m minh họa cho 1 hình ảnh, nhấn Stop để tạm ngừng và chuyển qua
hình ảnh kế tiếp.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 54


Hình 22. Chèn âm thanh cho slide show

Sau khi hoàn thành, nhấn Next để tiếp tục. Bước này, chương trình sẽ cho phép
ta chọn nhạc nền cho đoạn Slide. Chúng ta có thể chọn nhạc nền từ file nhạc riêng của
mình (bằng cách nhấn Select Music và chọn file nhạc tương ứng) hoặc chọn nhạc từ
danh sách chương trình cung cấp (bằng cách nhấn vào Creat Music)

Hình 23. Chọn nhạc nền cho slide show

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 55


Hình 24. Tùy chỉnh thông số nhạc nền cho slide show

Tại đ y, ta có thể lựa chọn nhạc theo thể loại, theo phong cách, theo giai điệu
hoặc thậm chí theo t m trạng… điều này sẽ rất hữu ích để minh họa cho c u chuyện
bằng hình ảnh của chúng ta.

4.1.6 Xuất bản Slideshow

Sau khi hoàn thành việc chọn nhạc, nhấn Next để sang bước cuối cùng. Tại
bước này, ta có thể chọn hình thức để lưu slide vừa tạo được dưới dạng file video, gửi
chúng qua email hoặc lưu trên các thiết bị giải trí cầm tay. Chúng ta nên chọn cách
thức lưu trên máy tính để có được chất lượng hình ảnh và m thanh tốt nhất. Nhấn nút
Browser để chọn vị trí lưu file, nhấn Settings để thay đổi một vài thuộc tính (nếu cần),
cuối cùng nhấn Next để quá trình lưu file diễn ra.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 56


Hình 25. Xuất bản slide show

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành các bước để tạo 1 slide, dùng để chia sẻ các
hình ảnh với mọi người, hoặc là một c u chuyện sinh động với những hình ảnh minh
họa. Rất hữu ích cho việc soạn giáo án điện tử.

4.2 Xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh với Window Movie Maker

4.2.1 Giới thiệu tính năng của Windows Movie Maker

Một số tính năng của Windows Movie Maker:


- Chỉnh sửa các đoạn phim trình chiếu hoàn chỉnh hơn.
- Cắt ghép một số cảnh quay lại với nhau.
- Chèn m thanh, chỉnh sửa m thanh.
- Chèn lời thuyết minh; Chèn hình ảnh; Tăng độ màu sáng tối.
- Tạo hiệu ứng chuyển cảnh; Thêm văn bản chú thích cho ảnh.
- Và còn nhiều chức năng khác nữa.

4.2.2 Khởi động Windows Movie Maker

Vào Start chọn All Program \ Movie Maker hoặc vào đường dẫn C:\Program
Files\Windows Live\Photo Gallery chọn Movie Marker, ta sẽ thấy giao diện sau:

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 57


Hình 26. Giao diện chính phần mềm Windows Move Maker

4.2.3 Một số chức năng trên giao diện chính

1. Capture Video
Capture from video device Đưa phim vào từ camera, Webcam.
Import video: Nhập phim vào
Import picture: Nhập ảnh vào
Import audio or music: Đưa m thanh hoặc nhạc nền.
2. Edit Movie
Show collections Hiện bộ sưu tập.
View video effects Hiệu ứng cảnh.
View video transitions Hiệu ứng chuyển cảnh.
Make titles or credits Tạo tiêu đề hoặc lời giới thiệu.
Make an AutoMovie Tạo đoạn phim tự động.
3. Finish Movie
Save to my computer Lưu phim vào máy tính.
Save to CD Lưu vào CD
Send in e-mail Gửi qua e-mail
Send to the Web Tải phim lên Web
Send to DV camera Đưa phim vào máy ảnh kỹ thuật số

4.2.4 Tạo phim trong Windows Movie Maker

Chọn Capture from video device, hệ thống sẽ tự kết nối với thiết bị quay.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 58


Hình 27. Chọn thiết bị thu ảnh (Minh họa với webcam)

Chọn Next:

Đặt tên cho đoạn


phim (tên mặc định
là Untitled)

Thư mục mặc định lưu file là My Video

Có thể chọn thư mục khác, nhấn vào Browse

Hình 28. Đặt tên tập tin và chọn vị trí lƣu trữ

Chọn Next

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 59


Hình 29. Thiết lập các thông số chất lƣợng ảnh

Chọn Next

Hình 30. Tiến hành chụp ảnh

Sau khi kết thúc quay chọn Stop Capture.

4.2.5 Cắt, ghép phim và chỉnh sửa phim

 Chèn phim (Import video)

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 60


Tại khung bên trái trên - Movie Tasks ở mục 1 chọn Import video, mở file
video có sẵn mà chúng ta muốn tác động. File này sẽ được đưa vào khung Collections
ở giữa và sẽ được tách thành nhiều đoạn clip nhỏ, mỗi đoạn chỉ khoảng vài chục gi y
hoặc nhiều hơn là một vài phút trình chiếu. (File này có thể là file chúng ta vừa quay
được hoặc file được download từ Internet). Với các định dạng (.avi; .mpg; .m1v; .mp2;
.mp2v; .mpeg; .mpe; .mpv2; .wm; .wmv; .asf.)
Từ khung Collections bấm chuột chọn những đọan clip thích hợp, có thể bấm
để xem trước ở khung bên phải. Khi đã chọn đoạn clip ưng ý thì bấm chuột kéo nó
xuống khung Storyboard/Show Timeline bên dưới.

Kéo đoạn phim từ


ô này xuống dưới

Hình 31. Thao tác chọn đoạn phim cần chèn

Có thể chọn nhập thêm một video khác theo trình tự trên rồi cũng tiếp tục chọn
những clip từ video thứ hai này để kéo xuống Storyboard/Show Timeline để nối với
những clip thuộc video thứ nhất. Tương tự như vậy với video thứ ba, thứ tư…
 Cắt, ráp phim
Chọn đoạn phim cần cắt trên thanh thước thời gian (timeline), sau đó chọn biểu

tượng - hoặc nhấn phím Ctrl– L


để tách các đoạn phim ra thành nhiều đoạn nhỏ.
- Click phải chuột lên đoạn phim cần copy, chọn Copy (Ctrl – C) hoặc cắt
Cut (Ctrl – X).
- Đem đến vị trí cần ghép nối, chọn Past (Ctrl – V).

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 61


Đặt tên cho đoạn phim sản phẩm bằng cách tại khung Movie Tasks ở phía trên,
bên trái bấm vào Make titles or credit. Một khung mới sẽ xuất hiện và hỏi Where do
you want to add a title? Nghĩa là chúng ta muốn đặt tựa đề vào vị trí nào với các tùy
chọn là:

Hình 32. Chọn vị trí đặt tên tiêu đề cho đoạn phim

 title at the beginning: ở đầu đoạn phim


 title before the selected clip: trước đoạn clip lựa chọn
 title on the selected clip: ngay trong đoạn clip đã chọn
 title after the selected clip: phía sau đoạn clip đã chọn
 credit at the end: giới thiệu ở cuối phim
Bấm chọn vị trí đặt tiêu đề thích hợp, hộp Enter Text for Title xuất hiện, gõ
những thông tin cần thiết vào khung này. Kéo thanh trượt xuống để thấy các hiệu ứng
khác mà chúng ta có thể tạo cho dòng tiêu đề tại More option là:

Gõ vào title

Hình 33. Nhập tên tiêu đề cho đoạn phim

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 62


Các hiệu ứng chuyển động của dòng ký tự. Khi chọn điều này thì hộp Choose
the Title Animation xuất hiện với rất nhiều hiệu ứng được liệt kê ở bên dưới. Bấm
chuột chọn hiệu ứng nào thì hiệu quả sẽ được trình bày thử (Preview) cho chúng ta ở
khung bên phải.

Hình 34. Chọn hiệu ứng cho tiêu đề đoạn phim

Change the text font and color: Thay đổi kích cỡ, màu sắc của ký tự, chọn loại
font, chọn vị trí xuất hiện, chọn màu nền…

Hình 35. Thiết lập màu chữ và font chữ cho tiêu đề đoạn phim

Chọn Done, add title to movie để đưa những thay đổi vào đoạn phim.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 63


Chúng ta có thể lồng tiếng của mình vào bằng cách chọn vào Tool \ Narrate

Timeline hoặc chọn vào biểu tượng bên dưới. Hộp thoại Narrate Timeline xuất
hiện:

Hình 36. Tiến hành ghi âm

- Chọn Start Narration để bắt đầu ghi m.


- Chọn Stop Narration để ngừng ghi m.
- Chọn Done để hoàn tất việc ghi m.

4.2.6 Tạo Video Clip

 Chèn hình (Import picture)


Tại khung bên trái trên - Movie Tasks ở mục 1 chọn Import pictures hộp thoại
sau xuất hiên:

Hình 37. Chọn ảnh cần import

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 64


- Chọn các file hình ảnh, chọn tiếp Import.

Hình 38. Tiếp tục chọn ảnh cần import từ bộ sƣu tập ảnh

Tương tự như phần tạo phim, chúng ta kéo rê các hình ảnh ở khung Collection
xuống các ô bên dưới (có thể sắp xếp lại thứ tự xuất hiện theo ý muốn)

Hình 39. Chọn ảnh cần import bằng thao tác kéo rê chuột

 Tạo hiệu ứng cho ảnh

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 65


Chọn hiệu ứng cho các hình ảnh: Click phải chuột lên từng hình ảnh chọn
Video effects.

Hình 40. Chọn hiệu ứng cho các ảnh

Tại hộp thoại này, chọn hiệu ứng ở ô Available Effects (ô bên trái), chọn Add -
chọn hiệu ứng, chọn Remove - huỷ bỏ hiệu ứng. Có thể chọn nhiều hiệu ứng cho một
ảnh, và cũng có thể thay đổi thứ tự các hiệu ứng bằng nút Move Up hoặc Move Down.
Trong khi tạo một Video Clip chúng ta cũng có thể lồng file m thanh vào, bằng
cách chọn Import Audio and Music (cách làm tương tự như import một file ảnh). Sau
đó kéo rê flie m thanh này xuống ô bên dưới (Nếu chúng ta đặt file này ở ô đầu tiên
thì âm thanh sẽ xuất hiện ngay khi clip bắt đầu)
Ngoài ra chúng ta cũng có thể tạo các tiêu đề (title) giống như phần tạo một
video ở trên.

4.2.7 Chèn âm thanh

 Chèn file âm thanh (Import audio or music)


Tại khung bên trái trên - Movie Tasks ở mục 1 chọn Import audio or music, mở
file audio or music có sẵn mà chúng ta muốn tác động. File này sẽ được đưa vào
khung Collections ở giữa. (Flie này có thể là flie download từ Internet). Với các định
dạng (.wav; .aif; .aiff; .aifc; .snd; .mp3; .au; .mpa; .mp2; .wma; .asf)

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 66


Hình 41. Chọn tập tin audio cần import

Chọn file audio, chọn Import.


Tiếp theo, chọn file audio or music cần tác động. Kéo rê file này từ khung
Collection xuống ô Storyboard bên dưới.
Chọn mục Show timeline xuất hiện màn hình như bên dưới để cắt sửa.

Hình 42. Chọn từ bộ sƣu tập các audio

 Cắt sửa file âm thanh


Thao tác sao chép, cắt, dán tương tự như một đoạn phim.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 67


Chọn vị trí cần cắt trên thanh thước thời gian (timeline), sau đó chọn -

hoặc nhấn phím Ctrl – L để tách các


đoạn m thanh ra thành nhiều đoạn nhỏ.
- Click phải chuột lên m thanh cần copy chọn Copy (Ctrl – C) hoặc cắt Cut
(Ctrl – X).
- Đem đến vị trí cần ghép nối, chọn Past (Ctrl – V).
- Để kéo các đoạn cho liên tục, trỏ chuột đến đầu đoạn cần kéo khi con trỏ xuất
hiện ( ) đè giữ trái chuột kéo rê.

Hình 43. Chỉnh sửa đoạn ghi âm

Ngoài ra chúng ta có thể xóa đoạn m thanh không cần thiết bằng cách click
phải chuột lên đoạn đó và chọn Delete.

4.2.8 Xuất bản VideoClip

Sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa phim, tạo video clip, chỉnh sửa audio... Chúng
ta thực hiện theo cách sau:
Lưu vào máy tính (Save to my computer)
Chọn Save to my computer

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 68


- Đặt tên file ở mục 1
- Chọn thư mục cần lưu ở mục 2

Hình 44. Chọn vị trí lƣu trữ

- Đặt tên file, chọn thư mục lưu. Chọn Next

Hình 45. Tiến trình lƣu trữ Video clip

Chọn Next

Hình 46. Tiến trình xử lý thao tác lƣu trữ video clip

Cuối cùng chọn Finish.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 69


Nếu chọn vào mục này, sẽ tự
động play sau khi chọn Finish
với Windows Media Player

Hình 47. Hoàn thành thao tác lƣu trữ video clip

4.3 Xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh với Proshow Producer

4.3.1 Tổng quan

Proshow Gold & Proshow Producer là sản phẩm của hãng Photodex, là một
phần mềm thông dụng hiện nay cho phép người sử dụng tạo những đoạn phim hay
những đoạn flash dưới dạng trình diễn show ảnh.
Proshow producer là một trong những phần mềm làm video từ các hình ảnh
chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay của hãng Photodex với rất nhiều hiệu ứng đẹp
và độc đáo. Ngoài ra, phần mềm còn có rất nhiều các chức năng hữu ích khác như cắt
ghép video, thay thế nhạc nền cho một video nào đó, chú thích cho video, tạo các đoạn
intro thật ấn tượng cho một album.
Đ y là phần mềm chuyên dùng để tạo các bộ album video ảnh với các hiệu ứng
chuyển cảnh cực đẹp và độc đáo, tương thích nhiều loại file ảnh, cho phép thay
thế nhạc nền video,….Chúng có thể xuất ra nhiều định dạng tùy chọn khác nhau, bao
gồm DVD, CD cùng tùy chọn phim HD mới hay các tùy chọn xuất ra
Flash,QuickTime…
Thao tác nhanh, dễ sử dụng, hiệu quả cao gây thích thú cho người xem, đó là tính năng
vượt trội của chương trình này. Chính những lý do trên mà phần mềm này được thông
dụng và thường xuyên, nhiều người dùng khi làm Slide Shows.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 70


Hình 48: Biểu tƣợng phần mềm Proshow Producer

4.3.2 Giao diện của Proshow Producer

Hình 49: Giao diện Proshow Producer

Tab menu bao gồm: File, Edit, Show, Slide, Audio, Tools, Windows….
Tab icon bao gồm: New, Open, Save, Winzard, Add Blank, Add title, Import…
Folder List: Khu vực này hiển thị key thư mục trên máy tính của chúng ta, nơi
mà chúng ta có thể tìm đến thư mục chứa ảnh, audio… các công cụ cần thiết có trong
video. Các chúng ta không nên để tên thư mục, đường dẫn là Tiếng Việt có dấu, sẽ rất
dễ bị lỗi và chương trình sẽ không hiểu và không hiển thị được hình ảnh.
File List: Là nơi hiển thị hình ảnh, nhạc có trong Folder chúng ta chọn trong
phần Folder List. Nó như kiểu hiển thị ảnh Thumbnail để chúng ta xem trước vậy.
Cửa sổ PreView: Cho phép chúng ta xem trước trong lúc làm Clip.
Các Slide: Tại đ y chúng ta có thể kéo thả hình ảnh, Video clip từ Folder List ở
phía trên vào các ô này, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp để xuất ra Video hoàn chỉnh.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 71


Soundtrack: Ở phía cuối cùng đó, mình quên không đánh dấu. Tại đ y chúng ta
có thể kéo thả các bản nhạc nền cho clip. Cũng giống như phần Slide, chúng ta cũng
có thể kéo thả bao nhiêu bài hát đều được.

4.3.3 Chèn ảnh

Chúng ta có thể kéo thả từng cái một hoặc nhấn “Ctrl + A” để chọn tất cả và
kéo chúng cùng một lúc cũng được. Những hình nào đã được thêm vào thì sẽ có trạng
thái dấu checkbox màu xanh dương.

Hình 50: Hình đã đƣợc chọn

Những hình ảnh có thể được thêm nhiều lần, số lần được thêm sẽ được thể hiện
ở gốc phải của hình ảnh.

Hình 51: Chèn hình vào phần mềm

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 72


4.3.4 Chèn âm thanh

Hình 52: Chèn âm thanh vào phần mềm

Chọn tab Timeline, kéo m thanh (ở File List) xuống SoundTrack, sắp xếp cho
phù hợp.
Xóa m thanh (ở Soundtrack): kích phải trên đoạn m thanh chọn Remove
Soundtrack.
Chèn thêm m thanh: kéo m thanh chèn vào giữa 2 đoạn m.
Điều chỉnh thời gian của hình và hiệu ứng cho phù hợp với m thanh.

4.3.5 Chèn hiệu ứng

Giờ là bước chúng ta sẽ tạo hiệu ứng giữa 2 slide ảnh (transition) chọn vào chữ
AB như hình bên dưới.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 73


1

Hình 53: Thay đổi hiệu ứng

(1) Danh sách bảng hiệu ứng


(2) Chế độ xem trước các hiệu ứng.
Để chọn ngẫu nhiên cho tất cả các hiệu ứng chuyển slide (transition) thì chúng
ta nhấn chuột phải vào ô Slide và chọn Randommize => chọn tiếp Randommize
Transition hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + 3.

Hình 54: Tùy chọn hiệu ứng ngẫu nhiên

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 74


4.3.6 Hiệu chỉnh

Để làm được việc này thì ta click đúp chuột vào một Slide bất kỳ, lúc này sẽ
xuất hiện một cửa sổ mới và tại đ y có rất nhiều tính năng hấp dẫn cho phép chúng ta
tùy chỉnh hình ảnh của mình.

Hình 55: Tùy chỉnh trừng hình trong phần mềm

Layout Setting: Bố trí và hiệu chỉnh lớp.


Adjustments: Tạo hiệu ứng masks, ánh sáng, bóng mờ…..
Tạo các chuyển động, trình diễn cho hình ảnh.
Tại phần Aspect Tatio chúng ta có thể lựa chọn kiểu màn hình vuông (4:3) hoặc
màn hình rộng (16:9). Nếu như chúng ta up video lên youtube thì nên chọn tỷ lệ là
(16:9).
Tại phần Layers nhấn vào All Layers : Lựa chọn số lượng Layers trong 1
Slide. All Categories tức là lựa chọn sắp xếp, lựa chọn hiệu ứng theo chủ đề.
Sau khi đã chọn cho mình được một Style ưng ý chúng ta click vào Apply
Style để áp dụng hiệu ứng đó lên Slide. Nếu như xuất hiện một bảng thông báo thì cứ
nhấn OK.
Lúc này tại phần Layers sẽ xuất hiện khá nhiều layers khác nhau. Tất cả các
layers này kết hợp lại sẽ tạo nên hiệu ứng chuyển, sau khi đã ưng ý thì nhấn OK để
hoàn tất.
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 75
Để chèn chữ vào trong video thì ta nhấn vào lựa chọn Captions và nhấn vào
dấu + . Lúc này chúng ta hãy nhìn sang phía bên phải tại khung Selected Caption Text,
đ y chính là khung cho phép chúng ta gõ các đoạn text vào.
Chúng ta có thể lựa chọn Font chữ, màu chữ, kích thước chữ tại phần Caption
Format. Để phóng to, thu nhỏ chữ, hoặc di chuyển chữ chúng ta có thể kéo thả trực
tiếp tại cửa sổ Preview.
Tương tự như trên, nếu như chúng ta muốn thêm các đoạn text khác gì nhấn vào
dấu + hoặc xóa bớt một dòng text thì nhán vào dấu - , để chỉnh thứ tự ta sử dụng mũi
tên lên xuống ở khung Captions.

4.3.7 Xuất bản

Cuối cùng là nhấn vào Puclic để xuất ra clip. Tại đ y có các lựa chọn như in ra
đĩa, up lên youtube, upload lên facebook….

Hình 56: Chọn lệnh xuất bản tập tin video

Chọn độ ph n giải cho Video tại ô Quality. Chọn độ ph n giải mà chúng ta


muốn 1080p (Best) hoặc 360p(normal) => cuối cùng nhấn vào Save Video To My
Computer để lưu lại.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 76


Hình 57: Chọn độ phân giải cho video

4.4 Kết chƣơng

Sau khi nghiên cứu chương này, chúng ta đã trang bị thêm một số kỹ năng hữu
ích cho quá trình soạn bài giảng trình chiếu. Tuy đ y không phải là những phần mềm
chuyên nghiệp nhưng chức năng của nó đáp ứng đủ cho chúng ta soạn bài giảng. Đặc
biệt, Photo Story và Proshow Producer là phần mềm miễn phí và Windows Movie
Maker đã được tích hợp trong phiên bản Windows XP, tuy nhiên chúng ta có thể cài
đặt trên Windows 7 hoặc Windows 8.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 77


 Câu hỏi củng cố:
1. Hãy cho biết thế nào là C u chuyện bằng hình ảnh?
2. C u chuyện bằng hình ảnh có thể áp dụng trong trường hợp nào?
3. Tự thực hành theo hướng dẫn.

Thực hành
Yêu cầu:
1. Sinh viên chuẩn bị trước các ảnh sau:

2. Chuẩn bị bài nhạc “Mỗi bước ta đi”, định dạng .MP3


3. X y dựng c u chuyện hình ảnh để dạy bài “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 78


Tài liệu tham khảo
[1] How to Use Movie Maker, https://www.minitool.com/moviemaker/use-movie-
maker.html, 12/7/2019.
[2] Windows Photo Story 3, http://www.windowsmoviemakers.net/PhotoStory3/,
14/7/2019.
[3] Getting Started with ProShow Producer, https://www.proshowblog.com/2015/08/getting-
started-with-proshow-producer-7/, 11/7/2019.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 79


Chƣơng 5 SỬ DỤNG INTERNET

 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ:

Vận dụng các kỹ thuật tìm kiếm trên Google.


Thiết lập địa chỉ Email cá nhân và tạo nhóm Gmail.

Tóm tắt chƣơng

Một trong các ứng dụng nổi tiếng của Google là công cụ tìm kiếm, công cụ này
giúp người dùng Internet có thể dễ dàng tìm được trang Web có các thông tin cần thiết.
Google hỗ trợ sử dụng nhiều ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ tiếng Việt.
Sử dụng công cụ tìm kiếm Google bằng cách truy cập vào Web Site
http://www.google.com.vn/

Hình 58. Giao diện tìm kiếm với Google

5.1 Giới thiệu về tìm kiếm cơ bản

Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với Google (Search)
hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ
liên kết đến trang Web có từ khóa, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở
được trang Web có thông tin muốn tìm. Nhấn vào nút Xem trang đầu tiên tìm được thì
Google sẽ tìm và tự động mở trang Web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Các lựa chọn
tìm kiếm trên:
- Web: Tìm trên cả các Web Site.
- Những trang viết bằng tiếng Việt: Chỉ tìm những trang hiển thị tiếng Việt.
- Những trang từ Việt Nam: Chỉ tìm những trang từ Việt Nam.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 80


Ngoài ra để cho kết quả tìm kiếm được chính xác hơn Google còn cho phép sử
dụng các thông số và điều kiện chọn lọc kèm theo từ khóa. Sau đ y là các thông số và
điều kiện lọc thông dụng:

5.1.1 Loại bỏ một từ nào đó ra khỏi kết quả tìm kiếm

Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm nhưng không có từ
bị loại bỏ.
Cú pháp: từ khóa - từ
Ví dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính – máy, Google sẽ tìm các trang
có từ khóa vi tính nhưng không có từ máy trong đó.

5.1.2 Phải có một từ nào đó ra trong kết quả tìm kiếm

Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm và bắt buộc phải có
thêm từ bắt buộc.
Cú pháp: từ khóa + từ
Ví dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính + máy, Google sẽ tìm các trang
có từ khóa vi tính và có từ máy trong đó.

5.1.3 Rút gọn từ khóa cần tìm

Dùng để đại diện cho một, nhiều ký tự hoặc nhiều từ khóa quá dài.
Cú pháp: Từ khóa * từ khóa
Ví dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google máy * tính Google sẽ tìm các trang có từ
khóa máy vi tính.

5.1.4 Tìm chính xác từ khóa

Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ khóa được chỉ định.
Cú pháp: "từ khóa"
Ví dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google "máy tính" Google sẽ cho ra kết quả là
máy tính, nhưng nếu dùng từ khóa máy tính thì kết quả có thể là máy vi tính.

5.1.5 Tìm kiếm văn bản

Lựa chọn mặc định của Google, chọn trong thẻ “Tìm kiếm trên Web”. Ví dụ:
tìm cụm từ “phẫu thuật”

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 81


5.1.6 Tìm kiếm video

Video.google.com.vn, sau đó nhập vào tên video cần tìm kiếm


Tìm kiếm nâng cao: Chế độ n ng cao cho phép hạn chế phạm vi, điều kiện tìm
kiếm, nhờ đó kết quả nhanh chóng và chính xác hơn. Chọn chế độ này bằng cách trong
cửa sổ tìm kiếm của Google, kích chọn vào mục “Tìm kiếm n ng cao”

Hình 59. Tìm kiếm nâng cao với Google

Ngoài ra Google còn cho phép tìm kiếm chuyên biệt theo chủ đề: sách (Book
Search), học bổng (Scholar Search)... Truy cập vào các chủ đề này theo đường dẫn:
http://www.google.com.vn/options/

5.2 Sử dụng các từ khóa chuẩn đề tìm kiếm

5.2.1 Tìm kiếm thông tin trong site nhất định

Yêu cầu 1: Tìm kiếm thông tin về giáo án trên site giaoan.violet.vn

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 82


Hình 60. Tìm kiếm thông tin theo từ khóa nhất định

Yêu cầu 2: Với mục đích tìm các đề thi cũ, tìm kiếm các file có định dạng .pdf
trên site tuoitre.com.vn

Hình 61. Tìm kiếm theo định dạng file tại vị trí cụ thể

Yêu cầu 3: Tìm kiếm các bài viết về bộ trưởng Phạm Vũ Luận trên trang
dantri.com.vn
Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 83
Hình 62. Tìm kiếm theo từ khóa tại một vị trí cụ thể

5.2.2 Tìm kiếm theo định dạng file

Yêu cầu: Tìm các file flash có định dạng .swf về lĩnh vực sinh học

Hình 63. Tìm kiếm theo định dạng file

5.2.3 Tìm kiếm hình ảnh

Mở trang google.com.vn, click chuột vào link Hình ảnh ở đầu trang.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 84


Trong ô tìm kiếm gõ vào nội dung cần tìm hình ảnh rồi Enter hoặc nhấn nút
Tìm kiếm
Các hình ảnh liên quan tới từ khóa hiện ra với các thông tin về định dạng và
kích thước ở phía dưới.
Chúng ta có thể lọc bớt hình ảnh theo kích thước, chủng loại, màu sắc mong
muốn bằng cách click vào “Tìm kiếm n ng cao” hoặc “Hiển thị tùy chọn”

Hình 64. Click vào hình ảnh để xem ở kích thƣớc to hơn.

Muốn xem ở kích thước thật của hình ảnh, click vào link “Xem hình cỡ đầy
đủ”.
Muốn download hình ảnh về máy, ta nháy phải chuột, chọn “Save image as…”

Hình 65. Tìm kiếm với từ khóa chuẩn define

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 85


- Tìm định nghĩa của một từ, một cụm từ
- Tra từ ngữ kỹ thuật, ký hiệu viết tắt (ATM, AT&T ...).
So với các từ điển online thông thường, sử dụng từ khóa define trong Google sẽ
tra được nhiều nghĩa một lúc hơn và nhanh hơn vì nó tìm từ rất nhiều source cùng một
lúc.

Hình 66. Minh họa tìm kiếm phần mềm với Google

5.3 Khai thác kết quả tìm kiếm

Sau khi Google trả về kết quả tìm kiếm mong muốn, ta có thể sử dụng toàn bộ
kết quả lưu dưới dạng một file HTML hoặc chỉ sử dụng một phần kết quả tìm được
bằng thao tác chép (Copy) nội dung thông thường.
Mở kết quả tìm kiếm:
- Mở ngay trong cửa sổ hiện tại: kích chọn vào liên kết mong muốn
- Mở trong cửa sổ khác: trên liên kết mong muốn, kích chọn phím phải
chuột, chọn “Open Link in New window” hoặc “Open Link in New Tab”.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 86


Hình 67. Mở nội dung liên kết trong cửa sổ mới

- Để lưu dưới dạng HTML: kích chọn menu File trên trình duyệt, chọn
“Save As” dưới dạng HTML.
- Để lưu dưới dạng văn bản: lựa chọn khối văn bản muốn chép (dùng con
trỏ chuột bôi đen) --> chọn thao tác copy (Ctrl + C) --> mở 1 chương trình soạn thảo
văn bản: dán nội dung vừa copy vào (Ctrl + V).

5.4 Sử dụng Gmail

5.4.1 Đăng ký một tài khoản

Vào địa chỉ http://gmail.com hay http://mail.google.com.vn

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 87


Hình 68. Tạo tài khoản với Gmail

Đăng ký thành công, sau nầy, vào địa chỉ Gmail, chỉ cần sign in để sử dụng
mail.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 88


5.4.2 Sử dụng thƣ điện tử

Hình 69. Gởi email với tài khoản Gmail

Nếu bấm CC (carbon copy) và BCC (blind carbon copy) thì xuất hiện:
CC: đồng gửi thư này cho một hay nhiều người khác, cách nhau dấu phẩy.
Ví dụ:
CC: abc@yahoo.com, abc@gmail.com
BCC: đồng gởi mà che dấu th n phận người nhận
Ý nghĩa:
To: << Nh n vật chính>> có vai trò quan trong nhất khi nhận thư
CC: Đồng gởi các nh n vật thứ yếu (dùng cho trường hợp công khai)
BCC: Gởi thư mời thầu, 1 đơn xin việc gởi cho nhiều nơi khác nhau, gởi thư
chào hàng mà không muốn lộ danh sách khách hàng.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 89


Hình 70. Đồng gửi trong Gmail

Attach file: muốn gởi file đính kèm, bấm vào mục Attach, chọn file có sẳn trên
đĩa, kết thúc như hình trên.

5.4.3 Thiết lập email

Thay đổi các thông số phù hợp check mail.


Language: chọn ngôn ngữ thể hiện, ta có thể chọn tiếng Việt nếu muốn. Và khi
bật tiếng Việt xong, các trang còn lại không cần giải thích thêm.
Maximum pages: ấn định tổng số Email/trang
My Picture: Chọn ảnh (nhỏ) để làm Avatar = ảnh đặc trưng thể hiện chủ nh n
email.
Contact‟s picture: hình ảnh người tiếp xúc với mình..
Signature: chữ ký. Nên tranh thủ ghi thêm ít dòng liên hệ đến mình như Chức
vụ, nghề nghiệp, kỹ năng, phone… vừa là chữ ký vừa là quảng cáo cho bảng th n
mình, đ y cũng là hình thức tự tiếp thị.
Vacation reponder: tự động trả lời khi thư người khác gởi tới mình (nghỉ hè,
bận công tác hay không có điều kiện kết nối Net trong một khoảng thời gian nhất định)

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 90


Hình 71. Cấu hình tài khoản Gmail

5.4.4 Thay đổi password và các thông số khác

Vào menu “Cài đặt” để sử dụng chức năng đổi mật khẩu
Sử dụng menu con là “Tài khoản” để vào màn hình đổi mật khẩu.

Chức năng “Đổi mật khẩu”

Hình 72. Thay đổi password của tài khoản Gmail

Chọn vào chức năng “Đổi mật khẩu” để thực hiện việc đổi mật khẩu.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 91


Hình 73. Nhập mới mật khẩu tài khoản Gmail

Ở màn hình này, chúng ta nhập lại mật khẩu cũ được cấp(theo danh sách) vào ô
“Mật khẩu hiện tại của bạn” và nhập 2 lần mật khẩu mới. Lưu ý là mật khẩu mới cần
phải tối thiểu là 6 ký tự. Click vào nút “Đổi mật khẩu” để hoàn tất quá trình

5.4.5 Forwarding và POP/IMAP

Forward: chuyển tiếp thư. Ý nghĩa: A gởi cho B, B forwarding cho C, như vậy
C nhận thư gốc từ A qua trung gian của B một cách tự động

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 92


Hình 74. Thiết lập chuyển tiếp thƣ trong Gmail

POP (Post office Protocol): tạm dịch giao thức thư tín văn phòng, cho phép
nhận thư trạng thái offline, nghĩa là tải thư về đĩa cứng, có thể đọc thư mà không cần
kết nối Internet. Tuy nhiên POP3 chỉ có tác dụng với các Webmail có hổ trợ POP3, ví
dụ như gmail, yahoo.com.vn, yahoo.ca, hotmail.com nhưng Yahoo.com không hổ trợ
POP3

5.4.6 Tạo Contacts (danh bạ)

New contact

Hình 75. Tạo Contact trong tài khoản Gmail

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 93


New Contact: tạo thêm danh sách các thành viên mới (phải có).

5.4.7 Tạo Group Gmail

Khái niệm: Là hình thức sinh hoạt nhóm, thảo luận, trao đổi thông tin dựa trên
nền Internet Vào http://groups.google.com.vn/ -> chọn tạo nhóm mới (create a group)

Tạo nhóm mới

Hình 76. Tạo nhóm với Google Group

Để tạo nhóm mail (group mail), sử dụng 3 bước cơ bản:


Bước 1: Tạo một Account của Gmail (xem phần hướng dẫn sử dụng gmail)
Bươc 2: Thiết lập nhóm
Bước 3: Mời mọi người tham gia
Tạo group mail

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 94


Hình 77. Tiến hành tạo nhóm

Thiết lập nhóm

Hình 78. Thiết lập thông tin nhóm

Thêm thành viên: qua mail và trực tiếp

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 95


Hình 79. Thiết lập thông tin nhóm

Hoàn tất

Hình 80. Hoàn tất thiết lập thông tin nhóm

Sử dụng Forum trong Gmail Group


Màn hình làm việc của Google Groups chia làm 2 khung: khung bên trái là
danh sách hay nội dung các bài viết, khung bên phải là hệ thống menu gồm các mục.
Khi chọn mục "Trang chủ" ở khung bên phải thì Khung bên trái có dạng:

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 96


Hình 81. Sử dụng Forum trong Gmail Group

Trong khung trái lệt kê lần lượt là: danh sách các Cuộc thảo luận, danh sách các
Thành viên tham gia nhóm, danh sách các Trang (là những bài viết dài, định dạng
phức tạp, một chủ đề lớn), danh sách các Tệp đã tải lên. Ở cuối thanh tiêu đề của mỗi
mục đều có một nút cho phép bổ sung một đối tượng mới của mục. Khi nháy vào tên
bài trong một danh sách thì nội dung chi tiết của bài hiện ra ở khung trái.
Khung bên phải màn hình có các mục sau:
- Trang chủ: hiện trang chủ của nhóm.
- Cuộc thảo luận: hiện danh sách các Cuộc thảo luận ở khung trái.
- Thành viên: hiện danh sách tất cả các thành viên ở khung trái.
- Trang: hiện danh sách tất cả các Trang ở khung trái.
- Tệp: hiện danh sách tất cả các tệp đã tải lên.
- Thông tin về nhóm này: hiện thông tin về nhóm này.
- Chỉnh sửa thông tin thành viên: dùng để chỉnh sửa thông tin thành viên
- Cài đặt nhóm: thiết lập các cài đặt cho nhóm. Cho phép chỉnh sửa các thông
tin chung của nhóm, quyền hạn truy cập, thay đổi giao diện (kiểu giao diện, màu sắc
và phông chữ), điều hướng các mục của menu, cài đặt về email, chọn các danh mục
cho nhóm, các cài đặt n ng cao (ngôn ngữ, xóa toàn bộ nhóm).
- Tác vụ quản lý: duyệt bài trước khi đăng, duyệt các thành viên đang chờ xử
lý, quản lý thành viên.
- Mời thành viên: mời thành viên tham gia nhóm.
- Những liên kết được tài trợ: Google giới thiệu các bài viết và các trang web
có đề tài giống các đề tài thuộc nhóm của bạn.
- Thông tin nhóm: thông tin tóm tắt về nhóm.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 97


5.5 Một số website dạy học Tiếng Anh

Ngày nay, Internet đang ngày càng trở nên phổ cập và quen thuộc với trẻ em.
Nhiều website hay với những phần mềm và dịch vụ miễn phí giúp trẻ học tốt hơn, đặc
biệt là học Tiếng Anh. Một số trang web hay và miễn phí giúp các em nhỏ học tiếng
Anh dễ dàng hơn, đồng thời bổ sung thêm nhiều kiến thức tự nhiên và xã hội rất thú vị.
 Trang http://www.britishcouncil.org/kids.htm

Hình 82. Trang web học tiếng Anh 1

Ưu điểm: Đ y là trang web học tiếng Anh cho trẻ em của Hội đồng Anh với nội
dung phong phú, đa dạng, được chia thành từng mục nhỏ như trò chơi, học các bài hát
Tiếng Anh, truyện ngắn Tiếng Anh và tập viết văn..., tất cả đều được thể hiện dưới
dạng Flash rất sinh động.
Nhược điểm: Web có rất nhiều mục nhỏ, nhiều hoạt động khác nhau và toàn bộ
bằng Tiếng Anh nên các em nhỏ sẽ phải mất một chút thời gian để tự mình khám phá.
 Trang http://www.englishclub.com/young-learners/index.htm

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 98


Hình 83. Trang web học tiếng Anh 2

 Trang http://www.free-english.com/vietnamese/Games.aspx

Hình 84. Trang web học tiếng Anh 3

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 99


Hình 85. Trang web học tiếng Anh 4

5.6 Kết chƣơng

 Câu hỏi củng cố:


1. Trình bày thao tác tạo Email bằng Gmail?
2. Thiết lập các thông số trên Email?
3. Tạo nhóm Gmail?

Thực hành
Yêu cầu:
1. Mỗi sinh viên tạo một địa chỉ Email cá nh n.
2. Tạo nhóm Gmail gồm tất cả các thành viên của lớp.
3. Gửi các bài thực hành ở các bài trước cho các bạn trong lớp.
4. Sử dụng các chức năng tìm kiếm n ng cao của Google để tìm tài liệu.
5. Tìm hiểu một số trang hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 100


Tài liệu tham khảo
[1] Võ Phước Hưng, Trầm Hoàng Nam, Tài liệu giảng dạy môn Tin học Ứng dụng cơ
bản, Đại học Trà Vinh, lưu hành nội bộ, 2017.

[2] Nguyễn Khắc Quốc, Nguyễn Ngọc Đan Thanh, Phương tiện kỹ thuật dạy học và
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học, Đại học Trà Vinh, lưu hành
nội bộ, 2014.

Tài liệu giảng dạy môn: UD CNTT TRONG GDMN 101

You might also like