You are on page 1of 4

NHỮNG LẦN NHÀ TÁO ĐỐI MẶT VỚI THỬ THÁCH VÀ

CÁCH HỌ VƯỢT QUA


Là một tổ chức kinh doanh có giá trị vốn hóa đạt tới mức 3000 tỷ USD
( năm 2023 ), có thể nói Apple là một trong những công ty thành công
nhất thế giới hiện nay. Trên con đường đến với thành công như ngày
hôm nay, Nhà Táo đã không ít đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn và
từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm.
Một trong trường hợp điển hình mà Apple đã gặp phải đó là vụ khủng
hoảng Antennagate - vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử của Táo Khuyết
hơn 10 năm trước. Nguyên nhân chính là khi iPhone 4 được ra mắt và
giao bán trên toàn thế giới, người dùng đã phát hiện ra rằng khi cầm
điện thoại ở tay trái, các thanh báo hiệu kết nối với wifi đều biến mất và
đôi khi, các cuộc gọi bị hủy hoàn toàn, chính vì phần bắt sóng nằm trên
khung sườn của điện thoại nên khi cầm ở một số tư thế đặc biệt, cột sóng
của iPhone 4 giảm xuống đáng kể. Trong suốt 3 tuần, Apple không có
phản hồi gì về sự cố này, cuối cùng Steve Jobs đã mở cuộc họp để công
bố vấn đề và giải pháp xử lí.Trong phần trình bày của mình, ông đã thừa
nhận rằng sản phẩm của công ty ông có vấn đề về phần cứng: “Chúng tôi
không hoàn hảo. Chúng tôi biết điều đó. Bạn biết điều đó. Và điện thoại
của chúng tôi cũng không hoàn hảo. Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để hiểu
ra vấn đề thực sự là gì", Steve Jobs nói. Cuối cùng, ông đã đưa ra giải
pháp bằng cách cung cấp cho khách hàng một chiếc ốp lưng điện thoại
miễn phí, những khách hàng đã mua ốp để khắc phục trục trặc sẽ được
hoàn tiền. Trong khi nhắc lại về chính sách hoàn tiền của công ty, ông
cũng nói rằng chỉ 0,55% số người mua iPhone 4 đã gọi cho Apple để
khiếu nại.
Qua cuộc họp báo của Steve Job Nhà Táo đã cho chúng ta thấy được cách
họ giải quyết vấn đề rất rõ ràng:
1. Lắng nghe, không phản ứng khi chưa chuẩn bị kỹ
2. Xác định tường tận vấn đề.
3. Khi xảy ra khủng hoảng chúng ta không nên phản ứng ngay lập
tức sau đó mà chưa có sự tìm hiểu cặn kẽ vấn đề (đôi khi vấn đề
không phải từ phía chúng ta) và có những phát ngôn vội vàng.
Khủng hoảng này ảnh hưởng đến thành bại của một sản phẩm
chiến lược của Apple, nhưng ta thấy Apple chọn giải pháp im
lặng để tìm hiểu và đến 22 ngày sau đó mới chính thức có động
thái.
4. Nhận trách nhiệm.
5. Chia sẻ / chuyến hướng trách nhiệm của vấn đề.
6. Giới hạn lại vấn đề.
7. Đưa ra giải pháp khắc phục.
Sau khi khủng hoảng Antenagate, Táo Khuyết đã thể hiện bản lĩnh của
một ông lớn và cho chúng ta thấy được bài học kinh nghiệm giái trị trong
việc xử lí vấn đề gặp phải trong kinh doanh.
Bài Học Từ Cách Apple Xử Lý Khủng Hoảng Antennagate (saga.vn)
https://www.vietnambusinessinsider.vn/10-nam-ke-tu-antennagate-vu-be-
boi-lon-nhat-trong-lich-su-apple-a8467.html?
fbclid=IwAR1FhXJUOE6vrUgf7SGxY8P-KinAstkbrbClKfr6CpcNd19QLknrXZEP-bw

Một trong những chiến lược không thể nói tới đã làm nên tên tuổi của
“ông lớn” trong ngành công nghệ đó là chiến dịch marketing “Think
Different” giúp Apple vượt qua tiến trình khó khăn vất vả và là cột mốc
mà Nhà Táo đạt được những thành công vang dội trong con đường sự
nghiệp của họ. Sau khi quay trở lại với vị trí CEO, Steve Jobs nhận ra
rằng ông cần một sáng tạo độc đáo cho chiến dịch sắp tới có thể giúp
Apple vực dậy sau thất bại, ông cũng như độ ngũ của mình bắt đầu vào
việc sáng tạo nội dung ngay lặp tức. Đội ngũ phát minh sáng tạo đã tìm
thấy rất nhiều bài báo đánh giá Apple một cách xấu đi, họ phản hồi về
việc Apple có thị trường nhỏ bé và ngày càng thu hẹp lại, trong khi đó
ứng dụng tương trợ thì lại ít, để hoàn toàn xử lí vấn đề này, Craig
Tanimoto – Giám đốc thẩm mỹ và nghệ thuật đã có một ý tưởng cực kì
độc đáo, đó là việc sử dụng hình ảnh chỉ có hai màu trắng đen về những
người nổi tiếng đã làm thay đổi thê giới như: Albert Einstein, Bob Dylan,
Martin Luther King, Jr., John Lennon, Martha Graham, Muhammad Ali,
… cùng với thông điệp: “Hãy nghĩ độc lạ” , trên cùng mỗi bức ảnh minh
họa có logo hình trái táo 7 màu khác với tone màu trắng đen và dòng chữ
“Think Different”. Tại thời điểm đó, đây là một ý tưởng mang tính đột
phá và độc đáo nhất tạo nên sự lôi cuốn và kích thích tâm lýgiới truyền
thông lẫn người theo dỏi . Khởi đầu chiến dịch là đoạn phim quảng cáo
có tên là “ Crazy Ones ” ( Những kẻ điên rồ ) được đạo diễn bởi Jennifer
Golub, đoạn phim dài một phút được làm từ những thước phim trắng đen
về những nhân vật nổi tiếng có đóng góp lớn thay đổi thế giới, kết thúc
đoạn phim là một bé gái mở to mắt. Sau đó, Steve Jobs và đội ngũ của
mình đã tung ra những mẫu quảng cáo tập trung khắc họa nhân vật cùng
với logo nhỏ của Apple và slogan “Think Different” trên những trang báo
lớn như Newsweek, Times,… Sau khi được tung ra, đoạn phim quảng
cáo đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi, mặc dù cũng tồn tại những bình
luận tiêu cực nhưng dù xấu hay tích cực Apple – một tên thương hiệu lúc
đó tưởng chừng như đã bị lãng quên – cũng đã thành công xuất sắc trong
việc trở thành tâm điểm của mọi người. Sau 12 tháng, thành công xuất
sắc mà chiến dịch “ Think Different ” đem lại cho Apple khởi đầu trở nên
rõ ràng hơn. Doanh số tăng vọt, CP tăng gấp 3. Một năm sau ngày ra đời
chiến dịch, Apple tung ra iMac – lúc bấy giờ đã trở thành máy tính hút
khách nhất trong lịch sử vẻ vang .
Chiến dịch đã thành công xuất sắc với nhiều phần thưởng, gồm có Emmy
Award năm 1998 cho quảng cáo hay nhất và Grand Effie Award năm
2000 cho chiến dịch hiệu suất cao nhất.

https://teecafe.vn/chien-luoc-marketing-think-different-1651547367
https://camnangkhoinghiep.vn/chien-luoc-kinh-doanh-cua-apple/?
fbclid=IwAR3O8oQcNOIwCPDJbe7D0s8nuDRVeAY3WvDoxhK10FJ-
rLyiS0_AZSV6t0M

You might also like