You are on page 1of 7

ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH

HỌC THUỘC LÒNG TẤT CẢ CÁC SƠ ĐỒ =))) PLZZZZ

1. ĐIỀU KHIỂN TẦNG (Cascade Control): trang 18 bài 2


- Bản chất: điều khiển tầng là một sách lược điều khiển có cấu trúc điều
khiển mở rộng của điều khiển phản hồi vòng đơn [1]. Tư tưởng chủ đạo điều khiển
tầng phân cấp điều khiển (nhiều tầng điều khiển - tầng trên, tầng dưới) nhằm loại
bỏ sự ảnh hưởng của nhiễu ngay từ khi nó phát sinh, nâng cao chất lượng điều khiển.
Trong điều khiển tầng, tầng trên cùng thường là điều khiển phản hồi. Đa số rơi vào
trường hợp kết hợp nhiều sách lược, kết hợp kiểu có cấu trúc tầng, phản hồi +
bù nhiễu.
- Ưu điểm: nâng cao chất lượng ĐK, loại bỏ nhanh chóng sự ảnh hưởng
của nhiễu, ĐK một cách nhanh hơn.
- Nhược điểm: ĐK phức tạp, chi phí đầu tư cao (đầu tư TB đo, bộ ĐK theo
nhiều tầng khác nhau).
- Sơ đồ: 2-20, 2-21, 2-22, 2-23

2. ĐIỀU KHIỂN VÒNG ĐƠN: trang 14 bài 2


- Bản chất, đặc trưng:
o Là điều khiển phản hồi; ĐK đơn biến.
o Mỗi khâu điều khiển phản hồi (mỗi vòng điều khiển) lấy tín hiệu
của một biến ra cần điều khiển (biến được điều khiển) để điều khiển một biến điều khiển
nào đó.
- Phân loại: 2 loại
o ĐK 1 vòng đơn: từng “vòng" điều khiến phản hồi lấy tín hiệu
của 1 biến ra để đưa về Bộ ĐK phản hồi và Bộ ĐK tác động (điều khiển) trực tiếp 1
biến điều khiển tương ứng nào đó, gọi là điều khiển kiểu 1 vòng đơn. Hình 1-3 hoặc
Hình 2- 12; Hình 1-4 hoặc Hình 2-13 và Hình 2-14.
o ĐK nhiều vòng đơn: Nếu hệ thống có nhiều biến ra mà lấy tín
hiệu của từng biến ra đưa về từng bộ điều khiển độc lập để điều khiển từng biến điều
khiển tương ứng, gọi là điều khiển kiểu nhiều vòng đơn. Trong một hệ thống điều khiển
mà chỉ áp dụng sách lược điều khiển vòng đơn, gọi là “hệ thống điều khiển vòng đơn
thuần tuý". ĐK nhiều vòng đơn còn đgl ĐK đa biến theo kiểu đơn biến. Hình 1-5 (SL ĐK
VĐ thuần túy – 2 vòng đơn độc lập).

3. QT ĐƠN BIẾN VÀ QT ĐA BIẾN:


- Đặc trưng QT đơn biến: là sách lược ĐK mà ở đó bộ ĐK chỉ ĐK 1 biến,
có thể lấy tín hiện của biến nhiễu, biến CĐK. Bắt buộc là ĐK phản hồi có thể bù nhiễu
hay tỷ lệ. ghi thêm đọc thì đọc :D
o Ở sách lược điều khiển kiểu đơn biến, một Bộ điều khiển đơn
biến chỉ có 1 đầu ra là giá trị của biến điều khiển nhưng nó có thể có nhiều đầu vào - gồm giá
trị “đặt" và các biến đo được (được đo).
o Mỗi một bộ điều khiển đơn biến có nhiệm vụ duy trì một biến
cần (được) điều khiển ở một giá trị đặt mong muốn.
o Một sách lược điều khiển đơn biến có thể sử dụng một bộ điều
khiển đơn biến hoặc sử dụng nhiều bộ điều khiển đơn biến - Điều quan trọng là "đầu ra cuối
cùng của “cụm" các bộ điều khiển đó chỉ có một giá trị biến điều khiển.

- Đặc trưng QT đa biến:


o Một biến ra nào đó có thể là biến cần điều khiển hoặc là biến
không cần điều khiến (ví dụ một biến trạng thái nào đó là biến ra không cần điều khiển).
Ví dụ: biến nhiệt độ “T" ở tài liệu [1]- xem Hinh 5-2; Hinh 5-12 ; Hình 5-14 và Hình
5-19.
o Một biến quá trình nào đó nó là biến ra “được điều khiển" nhưng
nó lại không phải là mục đích đích thực của qúa trình.
o Nét đặc trưng quan trọng nhất của các quá trình đa biến là : Ở
đó, các biến "vào" và các biến “ra" thường có mỗi tương quan chéo lẫn nhau – Một biến
vào có thể ảnh hưởng đến nhiều biến ra và một biến ra có thể chịu sự tác động và ảnh
hưởng của nhiều biến vào như biểu diễn ở Hình 2-24.
- Ví dụ:
o Bồn chứa có chức năng ổng định h: QT đơn biến – 1 biến ra.
o Bồn chứa có chức năng ổng định h, Fra: QT đa biến – 2 biến ra.
- So sánh khác nhau:
o Không thể căn cứ vào số lượng biến vào.
o QT đơn biến: 1 biến ra duy nhất.
o QT đa biến: có nhiều biến ra.
o Sơ đồ biến: 1-3, 1-4.

4. ĐỐI TƯỢNG ĐK CÓ MỐI TƯƠNG QUAN CHÉO LẪN NHAU:

- Sơ đồ về mối tương quan giữa các biến vào – ra cho thấy ở các
quá trình thực tế mọi sự thay đổi của các biến vào (biến nhiễu và biến điều khiển) có
thể làm thay đổi không phải chỉ một biển ra nào đó, mà nó làm thay đổi một số hoặc tất
cả các biến ra.
- Hình 2-24a: mô tả môi tương quan chéo giữa các biển nhiễu Z
với các biến ra Y.
- Hình 2-24b: mô tả môi tương quan chéo giữa các biển Điều
khiển X với các biến ra Y.
- Tuy nhiên, trong thực tê, mỗi tương quan chéo giữa các biến vào
và các biến ra không phải đơn giản và “thuần tuý" chi giữa các biến nhiễu hay chỉ giữa
các biến điều khiển với các biên ra như nêu trên, mà chúng thường có tương quan kiêu
đan xen nhau rất phức tạp.

- Đối tượng điều khiển có một số biến vào và một số biến ra có mối
tương tượng quan chéo lần nhau, gọi là đối tượng có nhiêu môi tương quan (Hình 2-
25b).
- Đôi tượng điều khiển mà ở đó không có môi tương quan chéo giữa
các biến khi từng biến vào chỉ tác động, ảnh hưởng tới một biến ra tương ứng nào đó,
gọi là đối tượng có một mối tương quan (Hình 2-25a).
- Trong các quá trình công nghệ nói chung, hầu hết đều là quá
trình đa biến. Một trong các quá trình đa biến đơn giản là quá trình khuấy trộn với tư
cách là một đối tượng điều khiến (Hình 2-5).

5. CÁCH NHẬN BIẾT MỘT ĐK NÀO ĐÓ LÀ ĐƠN BIẾN HAY ĐA BIẾN:


- Phải hiểu rõ đặc trưng của từng loại nêu trên :v (câu 3 á)
- Căn cứ vào Bộ ĐK có 1 hay nhiều đầu ra.
- Đơn biến: bộ ĐK đơn biến chỉ có 1 đầu ra là giá trị của biến ĐK nhưng
nó có thể có nhiều đầu vào gồm cả gtri cài đặt và gtri biến được đo. Mỗi bộ ĐK đơn
biến có nhiệm vụ duy trì biến cần ĐK nào đó ở 1 giá trị cài đặt mong muốn. SL này
cũng có thể sử dụng 1 hoặc nhiều bộ ĐK đơn biến nhưng quan trọng là đầu ra chỉ có 1
biến ĐK.
- Đa biến: ở đầu ra của bộ ĐK đa biến (còn gl Bộ ĐK đa biến kiểu tập
trung) có 2 biến ĐK trở lên và có nhiều giá trị đầu vào bao gồm các giá trị cài đặt và tín
hiệu đo được kể cả các giá trị đo được của các biến nhiễu.

6. ĐA BIẾN KIỂU TẬP TRUNG VÀ PHI TẬP TRUNG: (khác nhau)

Hình 2.29 – Sơ đồ tổng quát cấu trúc ĐK đa biến kiểu tập trung.

Tín hiệu tiếp nhận được (nhiễu, biến ra) đều đưa về Bộ ĐK tập trung (Bộ ĐK trung
tâm) để ĐK biến ra Xi.

Hình 2.30 – Sơ đồ tổng quát cấu trúc ĐK đa biến kiểu phi tập trung – theo kiểu đơn biến.

Được xem như phân chia thành các ĐK nhỏ riêng biệt, không tập trung. Ở đó, từng
khâu ĐK đều có 1 biến vào và 1 biến ra theo kiểu ĐK đơn biến (ĐK kiểu phân tán).

7. ĐẶC TRƯNG CỦA ĐK ĐA BIẾN PHI TẬP TRUNG (ĐKQT ĐA BIẾN THEO
KIỂU ĐƠN BIẾN):
- Ở sách lược điều khiển kiểu đơn biến, một Bộ điều khiển đơn biến chỉ có 1 đầu
ra là giá trị của biến điều khiển nhưng nó có thể có nhiều đầu vào - gồm giá trị “đặt" và các
biến đo được (được đo).
- Mỗi một bộ điều khiển đơn biến có nhiệm vụ duy trì một biến cần (được) điều
khiển ở một giá trị đặt mong muốn.
- Một sách lược điều khiển đơn biến có thể sử dụng một bộ điều khiển đơn biến
hoặc sử dụng nhiều bộ điều khiển đơn biến - Điều quan trọng là "đầu ra cuối cùng của “cụm"
các bộ điều khiển đó chỉ có một giá trị biến điều khiển.
- Nếu mục đích điều khiển của một bộ điều khiển hoặc một tổ hợp bộ điều khiến
chỉ nhằm vào một biến quá trình duy nhất thì cho dù bộ điều khiển đó là điều khiển bù nhiễu
thuần tuý, điều khiển tỷ lệ thuần tuý, điều khiển phản hồi thuần tuý hay kết hợp giữa các sách
lược điều khiển đó thì bản chất nó vẫn là điều khiển kiểu đơn biến.
- Trong một hệ thống điều khiển kiểu đơn biến, các vòng điều khiển là có sự
tương tác nhau nên mỗi khi có sự thay đổi giá tri đặt cho bộ điều khiển nào đó nó cũng có thể
làm thay đổi một cách không mong muốn đối với nhiều biến được điều khiển.

 ƯU ĐIỂM:
- Mỗi một bộ điều khiển đơn biến có nhiệm vụ duy trì một biến điều khiển nên
nó ĐK theo kiểu cục bộ một cách rất chủ động.
- Cho phép sử dụng tối đa những hiểu biết về QTCN → Từ đó đưa ra những SL
hợp lý.
- Là SL khá đơn giản và đã được kiểm chứng rất nhiều trong thực tiễn ứng dụng.
- Bộ ĐK đơn biến nào đó bị lỗi, bị trục trặc thì ít ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống,
chỉ ảnh hưởng mang tính cục bộ.

 NHƯỢC ĐIỂM:
- Chất lượng ĐK không được cao.

8. ĐIỀU KHIỂN ĐA BIẾN TẬP TRUNG:


 ƯU ĐIỂM:
Chất lượng ĐK cao nhất bởi vì kgacws phực được những sự ảnh hưởng, tác động
của các biến nhiễu có thể đo được, khắc phục được sự ảnh hưởng liên quan chéo phức tạp của
các biến vào và ra ở QT đa biến.
 NHƯỢC ĐIỂM:
Khi Bộ ĐK bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

 KHẮC PHỤC:
Phải áp dụng 2 SL trong hệ thống ĐK để khắc phục nhược điểm của từng SL để
từ đó nâng cao chất lượng ĐK.

You might also like