You are on page 1of 10

Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

Mục lục
1. Giới thiệu chung về Mazda..........................................................................................................2
1.1 Giời thiệu chung.........................................................................................................................2
1.2 Mục đích việc tăng áp thông thường trên xe Mazda..........................................................3
2. Kết cấu của Dynamic Pressure Turbo........................................................................................3
2.1 Nhiệm vụ của các chi tiết:....................................................................................................4
2.1.1 Wastegate valve actuator:............................................................................................4
2.1.2 Wastegate valve.............................................................................................................4
2.1.3 Air bypass valve............................................................................................................4
2.1.4 Compressor wheel.........................................................................................................5
2.1.5 Turbine wheel...............................................................................................................5
2.1.6 Charge air cooler.................................................................................................................5
3. Nguyên lý hoạt động của Dynamic Pressure Turbo của Mazda...............................................6
4. Kết luận.........................................................................................................................................9
4.1 Ưu điểm:......................................................................................................................................9
4.2 Nhược điểm:................................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................10

PHÂN CHIA NHIỆM VỤ

STT Tên thành viên MSSV Nhiệm vụ

31 Nguyễn Hoàng Ý 103200038 1. 1 Giới thiệu chung về Mazda

Võ Nguyễn Duy
32 103200039
An 2. Kết cấu động cơ tăng áp

33 Nguyễn Hoài Anh 103200040 4. Kết luận

Nguyễn Xuân 1.2. Mục đích tăng áp trên động


34 103200043
Tuấn Đạt cơ Mazda

3. Nguyên lý hoạt động của động


35 Võ Trọng Đức 103200044
cơ tăng áp

1
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

1. Giới thiệu chung về Mazda


1.1 Giời thiệu chung

Hình 1 Giời thiệu về Mazda và công nghệ


Skyactive
Nhắc đến Mazda người ta lại nhắc đến một ông lớn trong ngành ô tô của Nhật
Bản, nổi tiếng với sự đổi mới và sáng tạo trong thiết kế và công nghệ ô tô. Được thành
lập tại Nhật Bản vào năm 1920, Mazda đã trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô
hàng đầu trên toàn cầu. Ngược lại với các hãng ô tô khác, ông lớn này luôn đi theo
con đường ô tô truyền thống dù các hãng khác đang tìm cách để đến gần hơn với ô dô
điện hoặc ô tô sử dụng pin nhiên liệu.
Ngày nay, Mazda đã luôn đặt sự chú trọng vào việc phát triển công nghệ tiên
tiến để tạo ra những chiếc xe đẳng cấp với hiệu suất cao và tính năng tiện ích. Một
trong những điểm nổi bật của Mazda là việc phát triển công nghệ động cơ SkyActiv,
một hệ thống tích hợp các công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu suất nhiên liệu, đồng
thời giữ lại sức mạnh và độ bền của động cơ.
Công nghệ Skyactiv hoạt động cốt lõi với nội dung tập trung cải thiện vào quá
trình đốt cháy nhiên liệu với tỷ số nén cao. Skyactiv là tên thương hiệu của hàng loạt
các công nghệ giúp tăng công suất động cơ, tối ưu mức tiêu thụ nhiên liệu và tăng
hiệu quả sử dụng do hãng xe Mazda phát triển.

Công nghệ Skyactiv của Mazda được phát triển rất đa dạng như Skyactive -G
là động cơ phun xăng trực tiếp với tỷ số nén lên đến 14:1, Skyactiv- D được sử dụng
trên động cơ Diesel và tỷ số nén được giảm xuống 14:1 và vẫn đảm bảo những tiêu
chuẩn khí thải toàn cầu, ngoài ra còn có các công nghệ khác như Skyactiv-X,
Skyactive-Hybrid, Skyactiv-Body,...

Ngoài công nghệ Skyactiv Mazda cũng chú trọng phát triển các hệ thống bộ trợ
giúp nâng cao hiệu suất của động cơ, giảm suất tiêu hao nhiên liệu,... Ở đây ta có thể
nhắc đến đó là động cơ tăng áp sử dụng Dynamic Pressure Turbo được Mazda đang
sử dụng trên các dòng xe như bán tải BT-50, Mazda CX-9, CX-6, CX-5. Chúng đều là

2
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

hệ thống Turbo tăng áp do Mazda phát triển đều có nguyên lý giống nhau. Ở bài báo
này chúng ta sẽ tìm hiểu động cơ tăng áp được lắp trên Mazda CX-9.

1.2 Mục đích việc tăng áp thông thường trên xe Mazda


Tăng áp làm cho công suất động cơ tăng lên, đồng thời cho phép cải thiện một
số chỉ tiêu trên xe Mazda:
 Giảm thể tích toàn bộ ĐCDT ứng với một số đơn vị công suất phù hợp cho
các dòng xe gia đình.
 Giảm trọng lượng riêng của toàn bộ động cơ ứng với một số đơn vị công
suất.
 Giảm giá thành sản xuất ứng với một số đơn vị công suất.
 Hiệu suất của động cơ tăng đặc biệt là khi tăng áp tuabin khí, do công suất
tiêu hao nhiên liệu giảm.
 Có thể làm giảm lượng khí thải độc hại.
 Giảm độ ồn của động cơ.
2. Kết cấu của Dynamic Pressure Turbo

Hình 2 Sơ đồ nguyên lý của “Dynamic Pressure Turbo” trên Mazda Cx-9

Các chi tiết trong hê thống tang áp dynamic pressure turbo


- Wastegate valve actuaor: bộ kích hoạt van xả dư áp
- Wastegate valve: van xả áp dư
- Air bypass valve: van xả khí
- Intake air side: họng hút khí
- Exhaust side: họng khí thải đi ra
- Compressor wheel: cánh quạt máy nén

3
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

- Turbine wheel: cánh turbin


- Cụm EGR (EGR valve + EGR cooler)
- Charge air cooler: bộ làm mát khí nạp
2.1 Nhiệm vụ của các chi tiết
2.1.1 Wastegate valve actuator

Nhiệm vụ
của bộ kích
hoạt van
xả dư áp là
điều chỉnh
hoạt Hình 3 Wastegate valve actuator trên Mazda CX9 động của
van xả dư áp
trong hệ thống turbo để kiểm soát áp suất của khí thải và duy trì hiệu suất hoạt động
của động cơ. Khi cần thiết, bộ kích hoạt sẽ mở hoặc đóng van xả dư áp để giảm hoặc
tăng áp suất, tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của động cơ. Điều này giúp đảm bảo
độ an toàn và hiệu suất của hệ thống turbo và động cơ.
2.1.2 Wastegate valve
Van xả áp dư nhiệm vụ chính của van này
là điều chỉnh áp suất của khí thải đến
turbine của turbocharger bằng cách mở
hoặc đóng cổng xả dư áp, từ đó kiểm soát
tốc độ quay của turbine và áp suất của khí
nạp vào động cơ. Khi áp suất turbocharger
đạt mức quá cao, van xả dư áp được mở để
Hình 4 Wastegate giảm lưu lượng khí thải qua turbine, từ đó
valve

2.1.3 Air bypass valve


Có thể hiểu là van không tải trên Mazda.
Nhiệm vụ chính của van này là điều chỉnh lưu
lượng khí nạp vào buồng đốt của động cơ bằng
cách điều chỉnh sự mở hoặc đóng của van, tùy
thuộc vào điều kiện hoạt động của turbocharger và
động cơ. Khi cần thiết, van bypass khí có thể mở
ra để giảm lưu lượng khí nạp, giảm áp suất và
Hình 5 Air bypass valve ngăn chặn tăng áp quá mức trong hệ thống

4
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

2.1.4 Compressor wheel

Nhiệm vụ của máy nén là nén khí từ môi


trường bên ngoài và đẩy nó vào hệ thống
turbocharger để tạo ra áp suất cao hơn trước khi khí
được đưa vào buồng đốt của động cơ. Điều này
giúp tăng hiệu suất và công suất của động cơ bằng
cách cung cấp khí nạp được nén.
Hình 6 Compressor wheel

2.1.5 Turbine wheel

Cánh turbine hay còn gọi là turbine wheel là


một phần của turbocharger, nhiệm vụ của nó là
quay khi khí thải từ động cơ được đẩy qua từ ống
xả. Quá trình quay của cánh turbine sẽ truyền động
cho cánh nén (compressor wheel) thông qua trục
chung, từ đó nén không khí và tạo ra áp suất cao
hơn để đưa vào buồng đốt của động cơ.

Hình 7 Turbin wheel

2.1.6 Charge air cooler


Charge air cooler có nhiệm vụ làm
mát không khí nạp vào động cơ sau khi
khí nạp bị nén bởi tăng áp. Khi không khí
được nén, nhiệt độ của nó sẽ tăng lên, do
đó cần phải làm mát lại trước khi đưa vào
động cơ. Charge air cooler giúp giảm
nhiệt độ khí nạp về gần nhiệt độ môi
trường, từ đó tăng mật độ không khí và
lượng không khí vào xylanh, nâng cao
Hình 8 Charge air hiệu suất động cơ.
cooler

5
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

Hình 9 Sơ đồ cấu trúc trên Dynamic Pressure


3. Turbo Nguyên lý
hoạt động của Dynamic Pressure Turbo của Mazda
Dynamic Pressure Turbo là một sáng kiến tuyệt vời đi kèm bên cạnh là công
nghệ SkyActiv làm nên tên tuổi của hãng đã góp phần biến Mazda CX-9 trở thành
một mẫu xe hiện đại và được đón nhận rất nhiều ở Châu Mỹ. Dynamic Pressure Turbo
là hệ thống tăng áp xung, sử dụng động năng của dòng khí thải từ động cơ để cung cấp
thêm khối lượng không khí nạp vào trong một chu trình với mục đích chính là có thể
nâng cao được công suất hiện có mà vẫn đảm bảo được kích thước nhỏ gọn có thể lắp
trên các mẫu SUV 5 đến 7 chỗ. Vậy nguyên lý hoạt động của mẫu động cơ tăng áp
này như thế nào?
Bộ tăng áp DPT dựa trên nguyên lý của chu trình lý tưởng. Một bộ tăng áp
bằng turbin sẽ bao gồm một tuabin và một máy nén được liên kết bởi một trục chung.
Mục tiêu của bộ tăng áp là cải thiện hiệu suất kích thước trên đầu ra của động cơ bằng
cách giải quyết một trong những hạn chế chính của nó. Một động cơ ô tô hút khí tự
nhiên chỉ sử dụng hành trình hướng xuống của piston để tạo ra một khu vực áp suất
thấp để hút không khí vào xi lanh. Vì số lượng phân tử không khí và nhiên liệu xác
định năng lượng tiềm năng có sẵn để buộc piston xuống hành trình đốt cháy, và do áp
suất tương đối ổn định của khí quyển, cuối cùng sẽ có giới hạn về lượng không khí và
do đó nhiên liệu làm đầy buồng đốt. Khả năng làm đầy xi lanh bằng không khí này là
hiệu quả thể tích của nó. Vì bộ tăng áp làm tăng áp suất tại điểm không khí đi vào xi
lanh, và lượng không khí đưa vào xi lanh phần lớn là chức năng của thời gian và áp
suất, nên sẽ hút nhiều không khí hơn khi áp suất tăng. Áp suất nạp, trong trường hợp
không có bộ tăng áp được xác định bởi khí quyển, có thể được kiểm soát tăng lên
bằng bộ tăng áp.

6
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

Quá trình tăng áp của động cơ được diễn ra khi khí thải đi qua hệ thống thải (4-
3-1 exhaust system). Vậy tại sao lại có tên gọi là 4-3-1? Ở các động cơ truyền thống
hệ thống khí thải sẽ được bố trí như sau

Hệ thống ống xả trên hệ thống tăng Hệ thống ống xả trên hệ thống tăng
áp thường áp DPT

Hình 10 Hệ thống tăng áp thường và DPT

Ở các dòng động cơ thông thường đường ống xả sẽ bố trí theo dạng 4-1. Áp
suất của khí thải sẽ được tập trung, sau đó mới được đưa đến Turbin, tuy nhiên
phương pháp này có các nhược điểm, nếu thứ thứ tự làm việc của động cơ là 1-3-4-2,
áp suất khí thải của các máy sẽ bị chồng lên nhau và chúng sẽ giữ lại một phần khí
thải lại trong xilanh trước, ví dụ xilanh 2 và 4, xupap xilanh 2 mở khí thải được thoạt
ra ngoài trong khi đó xupap thải 4 vẫn còn chưa đóng hoàn toàn, điều này sẽ khiến 1
phần khí thải bị giữ lại trong xilanh làm cho nhiệt độ khí nạp mới bị tăng lên ( lớn)
sẽ dễ xảy ra hiện tượng kích nổ. Để quản lý xung khí thải như ở động cơ turbo cuộn
đôi, Mazda tách khí thải của động cơ thành ba nhánh riêng biệt với ống xả 4-3-1 được
tích hợp ở đầu. Hai xi-lanh bên trong thổi khí thải vào một ống dẫn chung, trong khi
các xi-lanh bên ngoài đẩy khí thải qua các ống riêng lẻ. Việc tách khí có hai tác dụng.
Đầu tiên: Quá trình thu gom sử dụng khí thải chuyển động nhanh từ xi lanh bắt đầu
hành trình xả của nó để giúp hút khí thải áp suất thấp còn lại ra khỏi xi lanh ngay khi
bắt đầu hành trình nạp ở đoạn liền kề. Thứ hai: Bằng cách tách khí thải thành ba
đường dẫn, bộ tăng áp được tạo ra với các xung được đo đều hơn, giống như động cơ
tăng áp cuộn đôi. Những xung định giờ đó cải thiện khả năng phản hồi và giúp giảm
độ trễ turbo.
Tùy theo điều kiện làm việc của động cơ mà lượng thí thải đi qua Turbo được
điều chỉnh thông qua một van được liên kết với bầu chân không (wastegate valve
actuator). Tuy nhiên nếu ở giai đoạn này không có gì khác biệt thì Dynamic Pressure
Turbo sẽ giống như các dòng động cơ tăng áp khác đều xảy ra hiện tượng trễ Turbo.
(Độ trễ của turbo tăng áp là khoảng thời gian bướm ga được mở mạnh cho đến khi
cảm nhận được momen xoắn tăng đột ngột từ một động cơ tăng áp. Độ trễ này xuất

7
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

hiện từ thời gian để động cơ tạo ra đủ áp suất khí thải làm quay cánh quạt turbo và
bơm khí nạp vào động cơ. Độ trễ này dài nhất khi xe ở tốc độ vòng quay thấp hoặc tải
trọng không lớn).
Hệ thống Turbo áp suất động đặt trên động cơ 2.5 lít của CX-9 kết hợp các yếu
tố của turbo twin-scroll và turbo có hình dạng biến đổi theo tỷ lệ vào một gói nhỏ.
Giống như một turbo có hình dạng biến đổi theo tỷ lệ, CX-9 hạn chế luồng khí thải ở
vòng tua máy thấp để tăng tốc khí thải, giúp turbo vận hành nhanh hơn. Đường ống
thải được chia thành 2 phần như hình, một bướm gió được bố trí trên cửa đường ống
lớn hơn. Ở tốc độ thấp (n<1620 rpm), bướm gió đóng kín lại không cho khí thải đi qua
cửa lớn. Với tiết diện đường ống nhỏ hơn, tốc độ luồng khí thải được tăng lên đáng kể
cải thiện được hiện tượng trễ trên turbo (việc này được Mazda vì như việc chúng ta
dùng tay bóp nhỏ 1 đầu ống nước đang chảy để vận tốc nước được cao hơn). Ở tốc độ
cao, bướm gió mở hoàn toàn đồng thời van EGR cũng được mở nhằm hạn chế sự cản
dòng khí thải của quá trình thải trong động cơ cũng như đưa khí xả về để hạ nhiệt độ
trong buồn đốt nhờ bộ ẺGR cooler.

Hình 11 Cách xử lý tăng áp của Mazda khi động cơ vận hành ở tốc độ thấp dưới
1620 rpm

Hình 12 Hệ thống EGR trên


Mazda
8
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

Máy nén và Turbin được liên kết động trục, khí turbin nhận động năng của
dòng khí thải và chuyển thành chuyển động quay, máy nén cũng sẽ quay theo và hút
không khí từ bộ lọc không khí bên ngoài. Chức năng chính của máy nén là cung cấp
không khí có áp suất cho bộ làm mát khí nạp. Mặc dù có thể dẫn không khí trực tiếp
từ máy nén đến đường ống nạp nhưng nhiệt độ không khí sau khi đi qua bộ lọc không
khí là khoảng 45°C, tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài. Do hoạt động của máy nén,
nhiệt độ không khí này tăng lên khoảng 200°C.Nếu khí nạp quá nóng cũng sẽ giảm
công suất động cơ và có thể gây kích nổ trên trong động cơ. Do đó, bộ làm mát khí
nạp (charge air cooler) đóng vai trò quan trọng trong bộ tăng áp bằng cách làm mát
không khí, tăng mật độ không khí và cung cấp nhiều oxy hơn để đốt cháy nhiên liệu
hiệu quả trong buồng đốt của động cơ. Sau khi được nén lên áp suất P k thì dòng khí
nạp sẽ được điều tiết cung cấp vào động cơ. Hoặc điều chỉnh chạy ở chế độ không tải
thông qua van không tải (air bypass valve) giúp động cơ hoạt động hiệu quả ở mọi tốc
độ và chế độ tải khác nhau.
4. Kết luận
4.1 Ưu điểm:
Dynamic Pressure Turbo là hệ thống tăng áp đầu tiên trên thế giới có khả năng
thay đổi mức độ xung khí thải tùy thuộc vào tốc độ của động cơ. Nên DPT khắc phục
được nhược điểm của Tăng áp Turbo truyền thống, cho phép đáp ứng được momen
cần thiết cho động cơ.
Điều độc đáo ở hệ thống Dynamic Pressure Turbo là nó thay đổi mức độ xung
của khí thải, thay vì chỉ điều chỉnh tốc độ và hướng của khí thải lực vận hành bộ tăng
áp được tăng lên và tập trung, cho phép năng lượng được tối đa hóa và giảm nhiễu
giữa các xung khí thải
Tăng hiệu suất động cơ: Giúp xe tăng tốc nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, đặc biệt ở
dải tốc độ thấp. Tiết kiệm nhiên liệu hơn so với động cơ hút khí tự nhiên cùng dung
tích.
Độ bền cao: Mazda sử dụng công nghệ tiên tiến để chế tạo động cơ tăng áp,
đảm bảo độ bền và độ tin cậy cao.
Hệ thống tăng áp Skyactiv-G độc đáo: Hệ thống này kết hợp công nghệ tăng áp
với công nghệ đánh lửa nén tự động, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu hơn
nữa
4.2 Nhược điểm:
Dynamic Pressure Turbo có hiệu suất động kém ở tốc độ RPM thấp, bao gồm
cả độ trễ turbo, khiến xe phản ứng chậm chạp khi tăng tốc đột ngột. xảy ra khi bạn
nhấn ga và động cơ mất một vài phút để tạo ra đủ công suất

9
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng
Hệ thống tăng áp Dynamic Pressure Turbo Động cơ tăng áp

Giá thành cao: Xe sử dụng động cơ tăng áp thường có giá cao hơn so với xe sử
dụng động cơ hút khí tự nhiên cùng dung tích. Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cũng có
thể cao hơn.
Nóng hơn động cơ hút khí tự nhiên: Động cơ tăng áp thường tạo ra nhiều nhiệt
hơn, do đó cần có hệ thống làm mát tốt hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ
của động cơ nếu không được bảo dưỡng đúng cách.
Dynamic Pressure Turbo (DPT) là một công nghệ turbocharging được phát
triển bởi Mazda để cải thiện hiệu suất động cơ và tăng cường trải nghiệm lái xe. DPT
hoạt động bằng cách tận dụng áp suất động học của luồng khí tại tốc độ cao khi xe
đang chạy. Thay vì dùng một bánh xe cố định như turbocharger thông thường, DPT sử
dụng một van có thể điều chỉnh để điều chỉnh lưu lượng khí vào turbine, tạo ra hiệu
ứng turbocharging mạnh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] DYNAMIC PRESSURE TURBO [SKYACTIV-G 2.5T]
[2] https://corksport.com/blog/mazdas-dynamic-pressure-turbo-an-introduction/
[3] https://corksport.com/blog/performance-parts-for-the-skyactiv-g-turbo-2-5l/
[4]https://www.reddit.com/r/mazda3/comments/nawmpk/
skyactivg_20l25l_twinscrew_supercharger_kit_by/?rdt=36735
[5] https://www.youtube.com/watch?v=HDUMHt7MGRY
[6] Giáo trình tăng áp động cơ đốt trong phần I, Võ Nghĩa- Lê Anh Tuấn, NXB Đại
học Bách Khoa Hà Nội.

10
GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng

You might also like