You are on page 1of 85

I.

Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
III. Khấu trừ chi phí lãi vay
IV. Kê khai giao dịch liên kết
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý
VI. Thực tiễn về thanh kiểm tra giá giao dịch liên kết
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

Thực trạng của vấn đề chuyển giá.

Vấn đề chuyển giá đang là một vấn đề


nóng lên của toàn cầu.

Ví dụ: Facebook, Google, Amazon những


tập đoàn hoạt động ở nhiều quốc gia như ở
pháp, Mỹ, những tập đoàn này bị nêu tên
liên quan các vấn đề chuyển giá , trốn thuế
> Vấn đề mang tính chất toàn cầu.
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

1. Mô hình hoạt động của tập đoàn


 Mô hình cung cấp dịch vụ gia công  Mô hình sản xuất hợp đồng cho bên liên kết
Chuyển giá là gì? Động cơ và cách thức chuyển giá của doanh nghiệp,
các nhóm giao dịch liên kết sẽ được trình bày chi tiết ở slide sau. Còn
bên dưới sẽ là một số mô hình tập đoàn về giao dịch liên kết.
Công ty mẹ

Công ty mẹ
(1) Bán nguyên vật liệu (4) Bán hàng thành phẩm
(2) Bán máy móc thiết bị
(3) Cho vay
(4) Cung cấp dịch vụ hỗtrợ Nước ngoài
(1) Giao nguyên vật liệu ( (2) Giao hàng thành
vẫn thuộc sở hữu của phẩm thuộc sở hữu Việt Nam
công ty mẹ) của công ty mẹ
(2) Trả phí gia công
Công ty con (sản xuất)
Nước ngoài

Việt Nam
(4) Bán hàng thành phẩm

Các công ty liên


Công ty con kết khác

Lưu ý: Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam


Lưu ý: Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực như linh kiện điện tử, linh kiện ô
trong lĩnh vực may mặc, da giày
tô xe máy, cơ khí chế tạo, ….
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

1. Mô hình hoạt động của tập đoàn


 Mô hình sản xuất chịu rủi ro hạn chế  Mô hình phân phối sản phẩm của tập đoàn

Công ty mẹ Công ty mẹ

(1) Bán nguyên vật liệu


(2) Bán máy móc thiết bị (1) Bán hàng thành phẩm
(3) Cho vay (2) Cung cấp bản quyền
(4) Cung cấp bản quyền sử dụng thương hiệu,nhãn hiệu
sử dụng công nghệ sản xuất
(5) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ Nước ngoài
Nước ngoài

Việt Nam
Việt Nam

Công ty con ( sản xuất ) Công ty con ( phân phối )

Bán hàng thành phẩm


Bán hàng thành phẩm

Khách hàng độc lập


Khách hàng độc lập
Lưu ý: Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực như linh kiện điện tử, linh kiện ô
tô xe máy (các nhà cung cấp của Samsung, LG, Hon
da, Yamaha,v.v.)
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

1. Mô hình hoạt động của tập đoàn

 Mô hình cung cấp dịch vụ cho bên liên kết  Mô hình công ty sở hữu vốn đầu tư ( Holding )

Công ty mẹ/ công ty


Công ty mẹ
trong tập đoàn
Công ty con A

Nước ngoài Công ty con B

Việt Nam Công ty mẹ


(Holding)
Cung cấp dịch vụ gia công phần
mềm/ Nghiên cứu phát triển, Công ty con C
(1 ) Cung cấp dịch vụ
nghiên cứu thị trường, ….
chia sẻ chung (Nhân
sự, (Nhân sự, CNTT,
Pháp Lý)
(2) Cung cấp dịch vụ
hỗ trợ quản lý Công ty con khác
Công ty con ( sản xuất ) (3) Cung cấp khoản
vay
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

1. Mô hình hoạt động của tập đoàn


 Mô hình toàn diện
Trụ sở chính
• Cung cấp quyền sử dụng nhãn (Mỹ) • Cung cấp bí quyết sản xuất
hiệu cho hoạt động phân phối
• Cung cấp dịch vụ chia sẻ chung
• Cung cấp dịch vụ chia sẻ chung
cho toàn bộ Tập đoàn
cho toàn bộ Tập đoàn

• Cung cấp bí quyết sản xuất • Cung cấp bí quyết sản xuất
• Cung cấp dịch vụ chia sẻ chung • Cung cấp dịch vụ chia sẻ chung
cho toàn bộ Tập đoàn cho toàn bộ Tập đoàn Công ty quản lý tài chính
Văn phòng bán hàng (Hà Lan)
(Các nước khác nhau) Trung tâm mua
sắm

Trụ sở khu vực


(Singapore)

• Bán Tài sản cố định


• Bán nguyên vật liệu
• Cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý
Bán sản phẩm
Cho vay

Nhà máy sảnxuất Nhà máy sảnxuất Nhà máy sảnxuất


(Việt Nam) (Thailand) (Malaysia)
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

 Động cơ, mục đích, cách thức của chuyển giá


I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

1. Mô hình hoạt động của tập đoàn


 Ví dụ mô tả 1 – Mô hình 1
Bán hàng
thành phẩm Công ty con
Công ty mẹ
(Thuế TNDN: 10% ) (Thuế TNDN: 20% )

Chuyển giá bằng cách giảm giá bán cho công ty mẹ lợi dụng chênh lệch thuế suất

 Ví dụ mô tả 1 – Kết quả hoạt động và số thuế phải nộp

Trường hợp đúng Trường hợp chuyển giá


Công ty mẹ Công ty con Công ty mẹ Công ty con

Doanh thu thuần 1,000 800 1,000 700


Giá vốn hàng bán 800 600 700 600
Lợi nhuận gộp 200 200 300 100
Chi phí bán hàng và quản lý 100 100 100 100
Lợi nhuận thuần 100 100 200 -

Thuế TNDN 10 20 20 0

Tổng lợi nhuận 200 200


Tổng thuế TNDN 30 20
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

1. Mô hình hoạt động của tập đoàn


(1) Bán nguyên vật liệu
 Ví dụ mô tả 2 – Mô hình (2) Cấp phép bản quyền
sử dụng công nghệ sản xuất
(3) Cung cấp phí dịch vụ
Công ty mẹ Công ty con
(Thuế TNDN: 10% ) (Thuế TNDN: 20% )

Chuyển giá bằng cách tăng chi phí cho công ty con, lợi dụng chênh lệch thuế suất

 Ví dụ mô tả 2 – Kết quả hoạt động và số thuế phải nộp

Trường hợp đúng Trường hợp chuyển giá


Công ty mẹ Công ty con Công ty mẹ Công ty con

Doanh thu thuần 1,000 800 1,050 800


Giá vốn hàng bán 700 600 700 630
Lợi nhuận gộp 300 200 350 170
Chi phí bán hàng và quản lý 100 100 100 120
Lợi nhuận thuần 200 100 250 50

Thuế TNDN 20 20 25 10

Tổng lợi nhuận 300 300


Tổng thuế TNDN 40 35
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

 Các chính sách quản lý và thực tiến áp dụng của cơ quan thuế các nước
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

 Hướng dẫn của OECD


I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

 Các chương trình hành động của BEPS

Đảm bảo phân bổ giá chuyển nhượng phù hợpvới


1 Thách thức trong nền kinh tế kỹ thuật số
8, giá trị được tạo ra – Tài sản vô hình
Đảm bảo phân bổ giá chuyển nhượng phù hợpvới
9,
2 Thỏa thuận lưỡng tính không cân xứng giá trị được tạo ra – Rủi ro và vốn
10
Đảm bảo phân bổ giá chuyển nhượng phù hợpvới
giá trị được tạo ra – các giao dịch có rủi ro cao
Siết chặt các quy định về các tập đoànnước
3
ngoài bị chi phối Thiết lập các phương pháp thu thập và phântích
11 dữ liệu dựa trên các khuôn khổ các hànhđộng
Giới hạn việc làm xói mòn cơ sở thu thuế thông BEPS
4 qua các khoản lãi vay được trừ và các khoản
thanh toán tài chính khác Yêu cầu công bố thông tin trong các thỏa thuậnlập
12
kế hoạch thuế
Những thông lệ thuế không lành mạnh có xét
5
đến yếu tố minh bạch và bản chất
13 Xem xét lại hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

6 Ngăn chặn lạm dụng hiệp ước quốctế Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp hiệuquả
14
hơn

Tránh sự dàn xếp cố ý để tạo thành cơ sở


7 thường trú chịu thuế ở một quốc gia 15 Các công cụ đa phương
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

 Quy định của BEPS đối với Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Phương pháp tiếp cận ở ba cấp độ cho việc lập Hồ sơ xác định giá GDLK

Hỗ trợ cơ quan thuế trong việcđá


nh giá rủi ro về mặt thuế và xác Báo cáo lợi nhuận
liên quốc gia (“CbCR”)
định giá giao dịch liên kết
Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
Mục tiêu cung cấp những thông tin trên Phương pháp
Đảm bảo người nộp thuế đưa mức yêu cầu cho việc phân tích
rủi ro về xác định giá GDLK tiếp cận
ra được bằng chứng thuyết phục
Hồ sơ thông tin tập đoàn
cho việc thiết lập giá chuyển
toàn cầu (“Master File”)
nhượng phù hợp với nguyên tắc
giao dịch độc lập

Cung cấp thông tin cần thiết cho Hồ sơ quốc gia


cơ quan thanh tra thuế. Cả ba hồ sơ này phải ( “Local File”)
thống nhất với nhau
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

Tổng quan về hoạt động phân bổ thu nhập, thuế và hoạt động kinh doanh theo quốc gia cư trú

Tài sản hữu


Lợi nhuận Tổng số Thuế thu Vốn Lợi nhuận Số lượng hình ngoại trừ
Quốc gia Bên Bên (lỗ) trước Thuế TNDN nhập đã nộp đăng ký lũy kế nhân viên tiền và các khoản
độc lập Liên kết Tổng thuế phải nộp ( Năm hiện tại ) tương đương tiền

Danh mục các công ty con của tập đoàn theo nước, vùng lãnh thổ nơi cư trú
Tên tập đoàn đa quốc gia
Các hoạt động kinh doanh

Điều hành, quản lý và cá

Nắm giữ cổ phần hoặc cá


Bán hàng, tiếp thị h
Nghiên cứu và

Cung cấp dịch vụ cho các


Chế tạo hoặc

Tài chính nội b

Các dịch vụ tài chín


Nắm giữ hoặc quản

Công ty không
ộ tập đoàn

h theo quy định


oặc phân phối

hoạt động
lý tài sảntrí tuệ

sản xuất
phát triển

bên không liên quan

c công cụ vốn khác


c dịch vụ hỗtrợ

Bảo hiểm
Mua hàng

Khác
Các công ty
Quốc gia hoặc lãnh thổ đăng k
là đối tượn
Quốc gia ý kinh doanh nếu khác với qu
g cư trú ở n
ốc gia hoặc lãnh thổ cư trú thu
ước sở tại
ế
1
2
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

 Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia


Tổng quan về hoạt động phân bổ thu nhập, thuế và hoạt động kinh doanh theo quốc gia cư trú

Tài sản hữu


Bên Bên Thuế thu
Lợi nhuận Tổng số Vốn Lợi nhuận Số lượng hình ngoại trừ
Quốc gia độc lập Liên kết Tổng nhập đã nộp
(lỗ) trước Thuế TNDN đăng ký lũy kế nhân viên tiền và các khoản
thuế phải nộp ( Năm hiện tại ) tương đương tiền

Việt Nam 1000 1000 (500) 0 (…) 500

Caymans 1500 1500 1400 0 10

 Quy định VN về các mẫu kê khai giao dịch


Mẫu 1 – Kê khai các thông tin về giao
Năm 2016 về trước dịch liên kết
Từ năm 2017
Mẫu 03-7/TNDN
Mẫu 2 – Danh sách thông tin tài liệu trong
hồ sơ quốc gia

Các mẫu này được nộp cùng hồ sơ Mẫu 3 – Danh sách thông tin tài liệu trong
quyết toán thuế TNDN trong vòng hồ sơ toàn cầu
( cụ thể là trong 90 ngày kể từ ngày Mẫu 4 – Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
Kết thúc năm tài chính ) ( CBCR )
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

 Quy định Việt Nam về hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Tổng quan về hoạt động phân bổ thu nhập, thuế và hoạt động kinh doanh theo quốc gia cư trú

Từ năm 2017 về đi
Từ năm 2016 về trước

Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu -


Mô tả thông tin về tập đoàn và hoạt
động tập đoàn

Hồ sơ xác định giá thị trường – Được Hồ sơ quốc gia - Cung cấp thông tin
lập và lưu giữ hàng năm chi tiết về hoạt động và các giao dịch
tại từng quốc gia tương ứng

Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia


( CBCR ) - Trường hợp có thể cung cấp

Về hồ sơ tập đoàn, hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, các trường hợp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết, th
ời hạn nộp hồ sơ, thanh kiểm tra giao dịch liên kết mời bạn xem tiếp ở các slide tiếp theo.
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

2. Các bên có quan hệ liên kết


 Khoản 1, Điều 5, Nghị định 132 - Các bên có quan hệ liên kết

A. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.

B. Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác

2. Các bên có quan hệ liên kết ( tiếp )

 Khoản 2, Điều 5, Nghị định 132 - Các bên có quan hệ liên kết

2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:

A. Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.

B. Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc
gián tiếp

C. Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc
gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết ở Việt Nam

2. Các bên có quan hệ liên kết ( tiếp )

Bên A Bên C Bên A


100%
25% 25% 25%
Bên B
Bên B Bên A Bên B 25%

Bên C

Bên A Bên A Bên B Bên A Bên B


50% 51% 49% 20% 80%

Bên B Bên C Bên C

25% 100% 100%

Bên C Bên D Bên D


I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

2. Các bên có quan hệ liên kết ( tiếp )


 Khoản 2, Điều 5, Nghị định 132 - Các bên có quan hệ liên kết

D. Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm
cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có
bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp
đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay

Khoản vay: 100 tỷ VND


Bên A Bên B
Vốn chủ sở hữu: 200 tỷ VNĐ
Nợ trung dài hạn: 150 tỷ VNĐ

Khoản vay: 100 tỷ VND Bảo lãnh


Ngân hàng Bên B Bên A

Vốn chủ sở hữu: 200 tỷ VNĐ


Bên C Bên D
Nợ trung dài hạn: 150 tỷ VNĐ
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

2. Các bên có quan hệ liên kết ( tiếp )


 Khoản 2, Điều 5, Nghị định 132 - Các bên có quan hệ liên kết

E. Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh G. Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu
đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động
doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong
viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ
50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ
nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc
một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha
định có quyền quyết định các chính sách tài chính mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai. cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em
dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác
F. Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban
mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại;
lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo
cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và
có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc
cháu ruột
hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.
Bên C
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

2. Các bên có quan hệ liên kết ( tiếp )


 Khoản 2, Điều 5, Nghị định 132 - Các bên có quan hệ liên kết

H. Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường
trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

I. Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh
nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp

K. Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

Bên C
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

2. Các bên có quan hệ liên kết ( tiếp )


Khoản 2, Điều 5, Nghị định 132 - Các bên có quan hệ liên kết
L/ Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp
của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu
tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc
với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này

Ông/Bà A

Bên B Bên C

Bên C
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

3. Kê khai thông tin về giao dịch liên kết hàng năm

Thông tư 66 (2016 về trước) Nghị định 20/ 132 (2017 trở đi)

 Theo Mẫu GCN-01/QLT cho các năm tài  Mẫu số 01 từ năm tài chính 2017
chính 2013 về trước và được thay thế bằng
Mẫu Phụ lục 03-7/TNDN cho các năm tài  Mẫu số 01 phải được nộp trong vòng 90 ngày
chính 2014-2016. kể từ ngày kết thúc năm tài chính

1. Người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất,


 Các mẫu này được nộp cùng hồ sơ quyết thương mại và dich vụ
toán thuế TNDN trong vòng 90 ngày kể từ 2. Người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng,
ngày kết thúc năm tài chính tín dụng

3. Người nộp thuế là các công ty chứng khoán,


công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
 Mẫu 03-7 yêu cầu người nộp thuế tự đánh
giá và kê khai phần điều chỉnh về GTT (tức là  Mẫu số 01 yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kết
điều chỉnh đối với giá chuyển nhượng hoặc quả kinh doanh của mình một cách tự nguyện theo ba
điềuBên
chỉnhClợi nhuận cho mục đích thuế TNDN). (3) mẫu dành cho
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

3. Kê khai thông tin về giao dịch liên kết hàng năm ( tiếp )
Thông
 Ngoài tư01,
Mẫu 66 Doanh
(2016 về tước)cần kê khai và nộp các Mẫu sau:
nghiệp

Lưu ý: Báo cáo lợi nhuận liên


Hồ sơ Quốc gia quốc gia chỉ áp dụng:
Nghị2 định 20/ 132 (2017 trở đi)
Mẫu

• Đối với công ty mẹ ở Việt Nam, doanh thu


hợp nhất của Tập đoàn trên 18 nghìn tỷ VNĐ
Hồ sơ Tập đoàn toàn cầu
Mẫu 3 • Đối với công ty con ở Việt Nam có công ty
mẹ tối hậu ở nước ngoài, công ty con phải lưu
giữ báo cáo này của công ty ẹ nếu công ty mẹ
phải lập và nộp cho cơ quan thuế sở tại.
Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
Mẫu 4
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

4. Bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết


Thông pháp
 Phương tư 66tiếp
(2016
cậnvềở tước)
ba cấp độ cho việc lập Hồ sơ xác định giá GDLK

Mục tiêu Báo cáo lợi nhuận liên Phương pháp tiếp cận
quốc gia cung cấp những
thông tin trên mức yêu
 Hỗ trợ cơ quan thuế trong việc đánh giá rủi Báo cáo lợi nhuận liên
Nghị định 20/ 132 (2017 trở đi) cầu cho việc phân tích rủi
ro về mặt thuế và xác định giá GDLK ro về xác định giá GDLK quốc gia (“CbCR”)

 Đảm bảo người nộp thuế đưa ra được bằng


chứng thuyết phục cho việc thiết lập giá chuyển Hồ sơ thông tin tập đoàn
nhượng phù hợp với nguyên tắc giao dịch độc toàn cầu (“Master File ”)
lập

Báo cáo lợi nhuận liên


quốc gia cung cấp những
 Cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan thông tin trên mức yêu
cầu cho việc phân tích rủi
Hồ sơ quốc gia (“Local
thanh tra thuế. ro về xác định giá GDLK File”)
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

4. Bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )

Các thông tin chính trong Hồ sơ Tập đoàn toàn cầu

Thông tư 66 (2016 về tước)


 Cơ cấu tổ chứcMục tiêu

 Thông tin về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn

Nghị định
 Tài 20/
sản vô132
hình(2017 trởđoàn
của Tập đi)

 Các hoạt động tài chính nội bộ Tập đoàn

 Kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế của Tập đoàn

Các thông tin chính trong Hồ sơ Quốc gia

 Thông tin cơ bản ề hoạt động kinh doanh

 Thông tin về các Giao dịch liên kết

 Thông tin tài chính


I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

5. Thời hạn nộp hồ sơ

Trong quá
 Thông trình
tư 66 thanhvề
(2016 kiểm tra: theo NĐ20, 15 ngày làm việc.Tuy nhiên, NĐ132 chỉ quy định là theo Luật
tước)
Thanh tra, và thườngvài ngày làm việc.

 Trong quá trình tham vấn: 30 ngày làm việc và có thể được gia hạn thêm 15 ngày làm việc nếu có lý do
Nghị định
chính 20/ 132 (2017 trở đi)
đáng.

6. Các trường hợp được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
1. Ngưỡng miễn trừ nghĩa vụ lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cho người nộp thuế quy mô nhỏ:

 Tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng (xấp xỉ 2,27 triệu Đô la Mỹ)

 Tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng (xấp xỉ 1,36 triệu
Đô la Mỹ).
I. Tổng quan các quy định về xác định giá giao dịch liên kết
ở Việt Nam

6. Các trường hợp được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (tiếp)

2. Người nộp thuế đã ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) và thực hiện
nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về APA.

3. Ngưỡng miễn trừ đối với tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế thực hiện chức năng đơn giản và không
Nghị định 20/ 132 (2017 trở đi)
phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác tài sản vô hình:

 Trong quá trình thanh kiểm tra: theo NĐ20, 15 ngày làm việc.Tuy nhiên, NĐ132 chỉ quy định là theo Luật
Thanh tra, và thườngvài ngày làm việc.

 Trong quá trình tham vấn: 30 ngày làm việc và có thể được gia hạn thêm 15 ngày làm việc nếu có lý do
chính đáng.

4. Người nộp thuế ở Việt Nam, chỉ thực hiện các giao dịch liên kết với các bên ở Việt Nam, trong đó không
có sự khác biệt về thuế suất và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế. Trong trường hợp này, bên cạnh
được miễn lập hồ sơ thì còn được miễn kê khai Mẫu 01. -> Đây là điểm mới trong Nghị định 132.
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

 Là phương pháp so sánh đơn giá của hàng hóa/ dịch vụ trong giao dịch liên kết với giá trong các giao dịch
độc lập dùng để so sánh.

 Có hai loại phương pháp, gồm:

Loại 1 Loại 2

 So sánh giá giao dịch độc lập nội bộ: so  So sánh giá giao dịch độc lập bên ngoài:

sánh giao dịch giữa hai bên có quan hệ liên kết so sánh giao dịch thực hiện giữa hai bên liên

với giao dịch tương tự do một bên tham gia vào kết với giao dịch tương tự thực hiện giữa hai

giao dịch liên kết thực hiện với bên độc lập bên độc lập, không có quan hệ liên kết với các
bên tham gia vào các giao dịch liên kết
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập ( tiếp )

 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập nội bộ:
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập ( tiếp )


 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập bên ngoài:
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập ( tiếp )


 Một số đặc điểm của phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

 Là phương pháp trực tiếp nhất (so sánh giá với giá)

 Là phương pháp được ưu tiên nhất trong số 5 phương pháp

 Áp dụng của phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập trong thực tiễn

 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập nội bộ:

 Cung cấp dịch vụ gia công

 Bán hàng hóa thành phẩm (vừa bán cho bên liên kết và bên độc lập)

 Mua bán máy móc thiết bị (ví dụ bên liên kết mua từ bên độc lập để bán lại cho công ty)

 Trả phí lãi vay

 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập bên ngoài:

 Mua các hàng hóa cơ bản được niêm yết trên các sàn giao dịch hàng hóa (commodity exchange)

 Mua bán máy móc thiết bị

 Trả phí lãi vay

 Trả phí bản quyền


II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập ( tiếp )


 Thứ tự ưu tiên của tiêu thức so sánh lựa chọn đối tượng so sánh độc lập

Ví dụ mô tả 1: Xác định mức phí gia công


Phương pháp

Công ty mẹ
• So sánh giá giao dịch độc lập Đơn giá: 1$/sản
phẩm
Giao dịch liên kết

Tiêu thức chính Công ty A Giao dịch độc lập

• Đặc tính hàng hóa, dịch vụ


Khách hàng độc lập
• Điều kiện hợp đồng (điều khoản Đơn giá: 1$/sản
Giao hàng, điều khoản thanh toán, v.v.) phẩm

Công ty A cung cấp dịch vụ gia công hàng may mặc cho cả công ty mẹ và
Khách hàng độc lập. Một số điều kiện để áp dụng Phương pháp so sánh giá:
Tiêu thức bổ trợ
 Sản phẩm giống nhau và công đoạn gia công như nhau
 Điều khoản giao hàng (ví dụ FOB/CIF) và thanh toán (30/45/60 ngày)
• Chức năng thực hiện
giống nhau
• Điều kiện thị trường  Công ty A chỉ thực hiện chức năng gia công trong cả hai giao dịch,
không thực hiện chức năng khác
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

Ví dụ mô tả 2: Xác định mức phí bản quyền


Trả phí cấp phép sử dụng
công nghệ sản xuất
Công ty A Công ty mẹ
Phí bản quyền = X % *
doanh thu thuần

Tỉ lệ phí bản quyền Tỷ lệ phí bản quyền: X nằm trong từ 2%


Hợp đồng chuyển giao công nghệ 1 1% đến 5%
Hợp đồng chuyển giao công nghệ 2 2%
Hợp đồng chuyển giao công nghệ 3 3%
Lưu ý

Hợp đồng chuyển giao công nghệ 4 5%


• Số liệu trong ví dụ này chỉ mang tính
Hợp đồng chuyển giao công nghệ 5 7% minh họa

Giá trị nhỏ nhất 1% • Việc xác định tỷ lệ phí bản quyền chỉ
được sử dụng Phương pháp so sánh giá
Giá trị bách phân vị thứ 35 2%
giao dịch độc lập
Giá trị trung vị 3%

Giá trị bách phân vị thứ 75 5%


Giá trị lớn nhất 7%
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

Ví dụ mô tả 3: Xác định chi phí lãi vay

Trả lãi xuất (X%) cho


Công ty A khoản vay ngắn hạn Bên liên kết

 Tìm kiếm giao dịch độc lập để so sánh xác định lãi suất:

Có thể cân nhắc báo cáo của ngân hàng nhà nước NHNN - Thông tin Hoạt động ngân hàng tuần
từ 14-18/12/2020

Lưu ý

• Việc xác định lãi suất chỉ được


sử dụng phương pháp so sánh
giá giao dịch độc lập

• Đối với các khoản vay có giá trị lớn,


có thể đòi hỏi các phân tích tài chính
phức tạp
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

Một số lưu ý

 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập khó áp dụng trên thực tế do một số vấn đề sau:

 Không tìm được hàng hóa/ dịch vụ tương đồng trên thị trường để so sánh

 Các giao dịch có khác biệt về điều kiện hợp đồng, chức năng các bên, v.v. và không điều chỉnh được các khác
biệt này để có thể so sánh.
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

2. Phương pháp giá bán lại


 Áp dụng đối với trường hợp mua hàng hóa từ bên liên kết để bán cho các bên độc lập

 Giá mua từ bên liên kết được xác định bằng giá bán cho bên độc lập trừ đi một mức lợi nhuận gộp nhất
định và các chi phí khác như hải quan, bảo hiểm, vận chuyển. Mức lợi nhuận gộp để chi trả các chi phí bán
hàng, các chi phí hoạt động khác và đạt được một mức lợi nhuận thuần nhất định.

 Tỷ suất lợi nhuận: tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần (Gross Margin - GM)

 Phương pháp giá bán lại nội bộ và Phương pháp giá bán lại bên ngoài

Mua hàng Bán hàng


Bên liên kết Công ty bạn Bên độc lập

Giá vốn: ??? Giá bán: $100

X% là tuân theo nguyên Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
tắc giao dịch độc lập chưa (Gross Margin) = X% = (100-giá vốn)/100
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

2. Phương pháp giá bán lại ( tiếp )


 Phương pháp giá bán lại nội bộ:

Mua hàng Bán hàng


Bên liên kết Công ty bạn Bên độc lập
Giao dịch liên kết

Mua hàng Giao dịch độc lập

Bên độc lập

Mua hàng Bán hàng


Bên liên kết Công ty bạn Bên độc lập
Giá $X
Giao dịch liên kết

Mua hàng Bán hàng


Bên độc lập Bên độc lập Bên độc lập
Giao dịch độc lập
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

2. Phương pháp giá bán lại ( tiếp )


Áp dụng cho trường hợp của các nhà phân phối thực hiện hoạt động mua và bán lại hoặc phân phcác tài sản h
ữu hình mua từ các bên liên kết, trong đó nhà phân phối:

 Không tạo ra tài sản vô hình gắn liền với sản phẩm bán ra;

 Không tham gia vào quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ tài sản vô hình do bên liên kết sở hữu gắn
với sản phẩm bán ra
 Không thực hiện gia công, chế biến, lắp ráp làm thay đổi đặc tính sản phẩm

 Không gắn nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng giá trị sản phẩm

Thứ tự ưu tiên của tiêu thức so sánh lựa chọn đối tượng so sánh độc lập:

Phương pháp Tiêu thức chính Tiêu thức bổ trợ

• Chức năng thực hiện (phân • Đặc tính hàng hóa, dịch vụ
• phối bán buôn, bán lẻ, v.v.) • Điều kiện hợp đồng (điều khoản
Giá bán lại
• Điều kiện thị trường giao hàng, điều khoản thanh toán, v.v.)
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

2. Ví dụ mô tả 2. Ví dụ mô tả (tiếp)
Công ty A nhập khẩu hàng nông sản từ công ty  Xác định đối tượng so sánh độc lập và tỷ suất
mẹ để phân phối bán buôn cho các khách hàng lợi nhuận gộp phù hợp:
độc lập ở Việt Nam theo đơn đặt hàng ở mức
giá cố định (ví dụ 100$/sản phẩm). Câu hỏi đặt
ra: giá mua của Công ty A từ công ty mẹ là bao
nhiêu để tuân thủ nguyên tắc giao dịch độc lập?

Công ty mẹ

Hàng
X$
nông sản

Công ty A

Hàng
100$ Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu là 10% (nằm
nông sản trong khoảng biên độ giao dịch độc lập).Mức
giá X = 100 (1-10%) = $90 Lợi nhuận gộp của
Khách hàng độc lập Công ty A = $10
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

3. Phương thức giá vốn cộng lãi


 Áp dụng đối với trường hợp xác định giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho bên liên kết trong đó
chi phí giá vốn phát sinh với các bên độc lập

 Giá bán cho bên liên kết bằng giá vốn phát sinh với bên độc lập cộng thêm một mức lợi nhuận
gộp nhất định. Mức lợi nhuận gộp để chi trả các chi phí bán hàng, các chi phí hoạt động khác và đạt được
một mức lợi nhuận thuần nhất định.

 Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (Gross Cost Plus - GCP)

 Phương pháp giá vốn cộng lãi nội bộ và Phương pháp giá vốn cộng lãi bên ngoài

Đầu vào Đầu ra


Bên độc lập Công ty của bạn Bên liên kết
Chi phí 40 Giá bán 50

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn Giá bán đã tuân thủ nguyên tắc
= (50-40)/40 = 25% gia dịch độc lập chưa?
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

3. Phương thức giá vốn cộng lãi ( tiếp )


 Phương pháp giá vốn cộng lãi nội bộ

Đầu vào Đầu ra


Bên độc lập Công ty của bạn Bên liên kết
Tỷ suất lợi nhuận?

Đầu ra Tỷ suất
lợi nhuận: X%

Bên độc lập

 Phương pháp giá vốn cộng lãi bên ngoài


Đầu vào Đầu ra
Bên độc lập Công ty của bạn Bên liên kết
Tỷ suất lợi nhuận?

Đầu vào Đầu ra


Bên độc lập Bên độc lập Bên độc lập
Tỷ suất lợi nhuận: X%
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

3. Phương thức giá vốn cộng lãi ( tiếp ) Ví dụ mô tả - Phân bổ chi phí trong mô hình
Holding
 Phương pháp giá vốn cộng lãi được áp dụng
rộng rãi để xác định giá trong các giao dịch liên kết Công ty con A
ví dụ các giao dịch sau:

Côn ty mẹ
 Cung cấp dịch vụ gia công Công ty con B
(Holding

 Giá bán sản phẩm sản xuất theo hợp đồng


Công ty con C

 Mua bán hàng hóa hữu hình  Phù hợp với chức năng Holding, công ty mẹ cung
Bên liên kết
cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các công ty
con, bao gồm các phạm vi công việc sau:
 Cung cấp dịch vụ nội bộ Tập đoàn
 Công nghệ thông tin
 Pháp lý
 Vv… Bên độc lập
 Nhân sự
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

3. Ví dụ mô tả - Phân bổ chi phí trong mô hình Holding ( tiếp )


 Phí dịch vụ mà Công ty mẹ thu các công ty con được tính theo các bước sau:
Công ty con A
 Bước 1: Tính tổng phí công ty mẹ phải thu để cung cấp dịch vụ, sử dụng Phương pháp giá vốn
cộng lãi

 Bước 2: Phân bổ phí cho các công ty con dựa trên các tiêu chí nhất định (doanh thu,Công
số lượng
ty con B
user, hoặc số lượng nhân sự)

3. Ví dụ mô tả - Phân bổ chi phí trong mô hình Holding ( tiếp )


Công ty con C
 Bước 1: Tính tổng phí công ty mẹ phải thu để cung cấp dịch vụ, sử dụng Phương pháp giá vốn
cộng lãi
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

3. Ví dụ mô tả - Phân bổ chi phí trong mô hình Holding ( tiếp ) Công ty con A

 Bước 2: Phân bổ phí dịch vụ cho các công ty con


Công ty con B
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

4. Phương pháp so sánh lợi nhuận thuần


 Là phương pháp mở rộng của Phương pháp giá bán lại và Phương pháp Giá vốn cộng lãi ty
Công (dựa
con A
trên lợi nhuận thuần, thay vì lợi nhuận gộp)

 Có thể được áp dụng để xác định giá của từng giao dịch hoặc tổng hợp nhiều giao dịch (trên cơ
sở toàn bộ công ty) Công ty con B

 Tỷ suất lợi nhuận sử dụng

 Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu thuần (Operating Margin - OM)

 Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ lãi vay và thuế TNDN trên tổng chi phí (Net Cost Plus - NCP)

 Khắc phục được hạn chế của phương pháp so sánh lợi nhuận gộp (do khác biệt về cách hạch toán
kế toán)

 Có thể áp dụng rộng rãi đối với hầu hết tất cả giao dịch liên kết
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

4. Ví dụ mô tả – Sản xuất theo hợp đồng

Công ty con A

Côn ty mẹ Côn ty con Các công ty


(Holding ( sản xuất ) liên kết ty
Công khác
con B
Bán hàng Bán hàng
thành phẩm thành phẩm

 Công ty con chuyên sản xuất thành phẩm theo đơn hàng từ các bên liên kết.

 Yêu cầu xác định giá bán hàng phù hợp,tuân thủ theo nguyên tắc giao dịch độc lập.

 Phương pháp xác định giá phù hợp: So sánh tỷ suất lợi nhuận thuần.
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

4. Ví dụ mô tả – Sản xuất theo hợp đồng ( tiếp )

Công ty con A

Công ty con B
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

5. Phương pháp phân bổ lợi nhuận

 Các trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận của các bên liên kết:
Công ty con A

 Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết tổng hợp, đặc thù, duy nhất, khép kín trong
tập đoàn
Công ty con B

 Các hoạt động phát triển sản phẩm mới, sử dụng công nghệ độc quyền, tham gia vào chuỗi giá trị
giao dịch độc quyền của tập đoàn

 Quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình độc quyền, không có căn
cứ để xác định giá giữa các bên liên kết

 Các giao dịch có liên quan chặt chẽ, thực hiện đồng thời

 Các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

5. Phương pháp phân bổ lợi nhuận ( tiếp )

 Công
Người nộp thuế tham gia các giao dịch liên kết kinh tế số, không có căn cứ để xác định giátygiữa
con A
các bên liên kết

 Công ty con B
Người nộp thuế tham gia việc tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực trong tập đoàn

 Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế được phân bổ trên tổng lợi nhuận của giao dịch liên
kết, bao gồm lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các bên tham gia giao dịch liên kết cóthể
thu được

 Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế là tổng lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội.

 Các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới

 Lợi nhuận phụ trội xác định theo tỷ lệ phân bổ dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu,chi
phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tắc giao dịch
độc lập
II. Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

5. Ví dụ mô tả
Công ty con và công ty mẹ cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển, tạo ra tài sản vô hình (thô
ng tin kỹ thuật, bí quyết, v.v.) để sản xuất ô tô điện.
Công ty con A
Ô tô điện sau đó được phân phối rộng rãi trên thị trường, mang lại tổng lợi nhuận là 1,000 tỷ VNĐ.

Yêu cầu: Phân bổ tổng lợi nhuận như thế nào thì hợp lý cho các công ty?

 Phương pháp xác định giá: Phương pháp phân bổ lợi nhuận Công ty con B

 Bước 1: Xác định lợi nhuận cơ bản

 Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội

5. Ví dụ mô tả ( tiếp )
 Bước 1: Xác định lợi nhuận cơ bản  Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội
III. Khấu trừ chi phí lãi vay

1. Quy định chung về khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN
 Quy định chung (Khoản 3, Điều 16 của Nghị định 132):
Công ty con A
 Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuếđược trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ
Côngvay
hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho ty con B sinh
phát
trong kỳ cộng chi phí khấu hao (tức EBITDA) phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

 Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế
tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được
trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này.

 Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm kể từ năm tiếp
sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ
III. Khấu trừ chi phí lãi vay

Một số lưu ý
Công ty
 Nếu doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ giao dịch liên kết nào thì chi phí lãi vay không bị khống con A
chế

 Nếu doanh nghiệp phát sinh bất kỳ giao dịch liên kết nào thì toán bộ chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế
TNDN sẽ bị khống chế ở mức 30% EBITDA.

 Lãi vay bị khống chế là tổng chi phí lãi vay, bao gồm vay từ bên liên kết và các bên độc lập (gồm cả ngân
hàng thương mại).

 Lãi vay để tính mức khống chế là lãi vay thuần (bằng tổng chi phí lãi vay trừ thu nhập từ lãi tiền gửi cho vay)

 Chi phí khấu hao để tính EBITDA là chi phí khấu hao máy móc thiết bị, không bao gồm chi phí phân bổ

 Nếu EBITDA âm thì toàn bộ chi phí lãi vay thuần trong năm không được trừ (lưu ý vẫn được trừ phần chi phí
bằng thu nhập lãi tiền gửi/ cho vay)

 Nếu EBITDA âm, chi phí lãi vay không được trừ trong năm có được chuyển sang trừ các năm tiếp theo không
vẫn là một vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau

 Phần chi phí lãi vay được vốn hóa vào giá trị dự án đầu tư thì không phải chịu khống chế (có công văn hướng
dẫn)
IV. Kê khai giao dịch liên kết theo phụ lục 1: Nghị định 132

 Phụ lục I - Kê khai giao dịch liên kết


Phụ lục I được nộp kèm tờ khai Quyết toán thuế TNDN hàng năm đối với người nộp thuế có
giao dịch liên kết.
Công
Mục tiêu của Phụ lục I: giúp cơ quan Thuế đánh giá rủi ro chuyển giá của người nộp thuế. ty con
Hàng nămAcơ
quan thuế có thể rà soát rủi ro này và thực hiện thanh kiểm tra theo chuyên đề chuyển giá đối với người
nộp thuế.

 Việc kê khai Phụ lục I được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục của Nghị định 132
Cấu trúc của Phụ Lục I theo Nghị định 132 bao gồm:

 Thông tin chung của người nộp thuế


 Mục I – Thông tin về các bên liên kết

 Mục II – Các trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch
liên kết
 Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết
 Mục IV – Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết

 Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ
 Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng
 Dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Phụ lục I - Kê khai giao dịch liên kết

 Thông tin về người nộp thuế

Ghi thông tin tương Công ty con A


ứng với thông tin đã
ghi tại Tờ khai quyết
toán thuế thu nhập
doanh nghiệp

 Mục I: Thông tin về các bên liên kết


Người nộp thuế đánh dấu "x" vào cột hình thức quan hệ liên kết kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Trường hợp bên liên kết
thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh dấu "x" vào các ô tương ứng

Ghi tên quốc gia, Ghi mã số thuế của các bên liên kết Đánh dấu X vào ô tương ứng. Trường
Ghi đầy đủ tên của vùng lãnh thổ nơi - Bên liên kết tại Việt Nam, ghi rõ MST hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một
từng bên liên kết bên liên kết là đối - Bên liên kết ở nước ngoài, ghi rõ MST, hình thức liên kết, đánh dấu X vào tất
tượng cư trú mã định danh. Nếu không có, ghi rõ lý do cả các ô tương ứng.
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Phụ lục I - Kê khai giao dịch liên kết


 Mục II – Các trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá
giao dịch liên kết
* Người nộp thuế đánh dấu "x" vào dòng trường hợp miễn trừ áp dụng tương ứng
Công ty con A

Lưu ý: trong trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai Phụ lục I thì vẫn phải điền thông tin cơ bản, tick vào phần
được miễnkê khai ở Mục II này và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế. Người nộp thuế không cần kê khai các phần khác
ở Mục III và Mục IV dưới đây.
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết

Phần I – Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh (tức bao gồm cả với bên liên kết và bên độc lập

Công ty con A
Phần II – Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết, bao gồm

Mục 1 – Hàng hóa, bao gồm

1.1. Hàng hóa hình thành tài sản cố định

1.2. Hàng hóa không hình thành tài sản cố định

Mục 2 – Dịch vụ, bao gồm

2.1. Nghiên cứu, phát triển

2.2. Quảng cáo, tiếp thị

2.3. Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo

2.4. Hoạt động tài chính (phí bản quyền và các khoản tương tự, và lãi vay)

2.5. Dịch vụ khác

Cơ quan thuế so sánh tỷ lệ giữa Phần II và Phần I để đánh giá tác động của các giao dịch liên kết
Đến kết quả hoạt động kinh doanh của người nộp thuế
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết
Phần I – Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh

Thu nhập từ hoạt động Các khoản thu hộ được


Giá trị kê ở cột 3 = Doanh thu thuần + tài chính + Thu nhập khác - ghi nhận vào doanh thu

Giá trị kê ở cột 7 = Giá trị hàng bán + Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý chung

Các khoản thu hộ chi


+ Chi phí khác - hộ được ghi nhận vào chi phí

Lưu ý: các cột khác ở Mục I này không kê khai, ngoài 2 cột 3 và cột 7 như trình bày ở trên.
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )

Phần II – Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết

• Giá trị kê ở Cột 3 và Cột 7: giá trị của giao dịch được ghi nhận trên sổ sách. Giao dịch tạo ra doanh thu
được ghi nhận ở Cột 3, trong khi giao dịch tạo ra chi phí được ghi nhận ở Cột 7

• Giá trị kê ở Cột 4 và Cột 8: giá trị xác định lại theo giá giao dịch độc lập, thường được kê khai bằng giá
trị ghi nhận trên sổ sách của giao dịch nếu không có vấn đề về chuyển giá. Trong trường hợp nếu doanh
nghiệp muốn điều chỉnh giá mua, bán thì kê khai giá điều chỉnh trên các cột này

• Phương pháp xác định giá kê khai ở Cột 6 và Cột 10 là Phương pháp để cấu thành nên giá trị của
giao dịch. Các Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết đã được thảo luận trong Module 3 và được
trình bày ở Slide tiếp theo.

• Các giao dịch thu hộ, chi hộ (hoàn trả trên chi phí thực tế phát sinh) được kê khai ở Cột 12.
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Kê khai các Phương pháp xác định giá GDLK

 Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )

Phần II – Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết

Lưu ý: đối với người nộp thuế thuộc các trường hợp được miễn lập hồ sơ xác định giá giao
dịch liên kết thì chỉ phải kê khai giá trị giao dịch được ghi nhận trên sổ sách (Cột 3 và Cột 7),
không phải kê khai các cột khác.
- Lý do là vì trong các trường hợp này, rủi ro về chuyển giá của người nộp thuế là thấp và cơ quan thuế
cho rằng các giao dịch của người nộp thuế ghi nhận trên sổ sách đã tuân thủ theo nguyên tắc giao dịch
độc lập. Do đó, không cần kê khai các Cột 4 và Cột 8, cũng như các cột còn lại.
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục IV – Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết
* Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ *
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục IV – Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )
* Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ *
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục IV – Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )
* Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ *
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục IV – Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )
* Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ *
IV. Kê khai giao dịch liên kết

 Mục IV – Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết ( tiếp )
* Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ *
IV. Kê khai giao dịch liên kết

Một số lưu ý
Công
 Mục tiêu: tách biệt kết quả hoạt động kinh doanh với bên liên kết và bên độc lập. Trường hợp ty con
kết quả A doanh
kinh
với bên liên kết (Cột 3) không phù hợp thì người nộp thuế cân nhắc điều chỉnh theo hồ sơ xác định giá giao dịch
liên kết.

 Doanh thu được tách biệt hoàn toàn với bên liên kết và bên độc lập.

 Giá vốn hàng bán và các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi nhận theo doanh thu.
Trong trường hợp không hạch toán chi tiết chi phí tạo ra doanh thu với bên liên kết và bên độc lập, có thể phân
bổ theo doanh thu hoặc chi tiêu khác phù hợp.

 Các chỉ tiêu doanh thu tài chính, chi phí tài chính, chi phí khấu hao, và các chỉ tiêu ở sau đó (trừ chỉ tiêu 17): chỉ
phải kê khai ở cột tổng (Cột 6), không phải tách biệt theo Cột 3 và Cột 5. Lý do: các chỉ tiêu này để tính mức khống
chế lãi vay (30%EBITDA) và chi phí lãi vay được trừ trong kỳ và chuyển tiếp. Việc tính toán này được thực hiện
trên cơ sở toàn bộ công ty.

 Chỉ tiêu 17: kê tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu/ chi phí của hoạt động kinh doanh với bên liên kết. Logic của cơ
quan thuế: nếu tỷ suất này âm hoặc thấp hơn biên độ giao dịch độc lập thì phải điều chỉnh về biên độ lợi nhuận
của các công ty trong ngành (dựa theo phân tích so sánh trong hồ sơ quốc gia).
 Đối với doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết thì chỉ phải kê khai giá trị ở cột tổng
(Cột 6), không phải tách ra Cột 3 và Cột 5.
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

1. Mua Tài sản cố định


 Phương pháp xác định giá: So sánh giá giao dịch độc lập
Công ty con A
 Hồ sơ chứng từ (ngoài chứng từ giữa công ty và bên liên kết ) :

 Tài sản mới: chứng từ mua của bên liên kết từ các bên độc lập

 Tài sản đã qua sử dụng: chứng từ mua gốc của bên liên kết từ bên độc lập và chi tiết khấu
hao theo quy định

 Mục đích: chứng minh giá mua của công ty từ bên liên kết không bị chênh lệch quá nhiều so với giá
bên liên kết mua từ bên độc lập

 Rủi ro: Chi phí khấu hao Tài sản cố định không được trừ để tính CIT nếu không có đầy đủ chứng từ
hợp lý hợp lệ hoặc mức giá không phù hợp.

2. Trả phí dịch vụ nội bộ Tập đoàn

 Phí dịch vụ nội bộ bao gồm: Hỗ trợ quản lý, kinh doanh, kỹ thuật, công nghệ thông tin, v.v.

 Phương pháp xác định giá thường được sử dụng: Giá vốn cộng lãi, So sánh lợi nhuận thuần
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

 Điều kiện để được xem là hợp lý hợp lệ để khấu trừ CIT (Khoản 2, Điều 16, Nghị định 132):
 Dịch vụ có giá trị thương mại, tài chính và trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh của người nộp thuế
 Dịch vụ được thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh tương tự của các bên độc lập
 Phí dịch vụ được tính tuân thủ nguyên tắc giao dịch độc lập (có bảng tính phí cụ thể)

Lưu ý: cơ quan thuế tập trung rất nhiều vào các tiêu chí trên để đánh giá tính hợp lý hợp lệ của
các khoản phí dịch vụ nội bộ
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

2. Trả phí dịch vụ nội bộ Tập đoàn

 Điều kiện để được xem là hợp lý hợp lệ để khấu trừ CIT (Khoản 2, Điều 16, Nghị định 132):

 Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến
ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế;

 Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân
viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ
người nộp thuế;

 Chi phí thanh toán cho bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa,
dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế;cụ thể)

 Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế
thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh của người nộp thuế.
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

2. Trả phí dịch vụ nội bộ Tập đoàn


 Các chất vấn trên thực tế của cơ quan thuế

 Thiếu hồ sơ chứng từ
 Dịch vụ không đem lại lợi ích kinh tế cho người nộp thuế tại Việt Nam
 Dịch vụ không liên quan/không cần thiết cho hoạt động kinh doanh
của người nộp thuế tại Việt Nam
Bản chất giao dịch  Dịch vụ trùng lặp

 Không có chính sách xác định giá GDLK và phân tích so sánh
 Không có bảng tính phí dịch vụ chi tiết
Phí dịch vụ
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

2. Trả phí dịch vụ nội bộ Tập đoàn (tiếp) – Phân tích tình huống

Tình huống

• Bên A là công ty con của Trụ sở chính đặt tại Hoa Kỳ

• Trụ sở chính cung cấp dịch vụ quản lý cho Bên A và các công ty con khác, bao gồm CNTT, Nhân sự,
Chất lượng, Pháp lý, Tài chính

• Phí dịch vụ (300.000 USD/năm) được Trụ sở chính phân bổ cho Bên A và các công ty con khác dựa
vào các tiêu chí phân bổ (như số người dùng, doanh thu, v.v.)

Các câu hỏi chính của cơ quan thuế

• Chứng minh dịch vụ đã thực sự được cung cấp?

• Chứng minh dịch vụ đem lại lợi ích cho người nộp thuế?

• Phí dịch vụ có được xác định/ tính toán hợp lý / đáng tin cậy không?
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

2. Trả phí dịch vụ nội bộ Tập đoàn (tiếp) – Phân tích tình huống

Lợi thế của người nộp thuế

• Có thể cung cấp hồ sơ chứng từ

• Có thể cung cấp phân tích chi tiết về lợi ích của từng loại dịch vụ

• Trụ sở chính đã xây dựng chính giá GDLK rõ ràng / lưu trữ chi tiết phân bổ phí dịch vụ

Điểm lưu ý chính

• Người nộp thuế cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho phí dịch vụ nội bộ Tập đoàn trước những câu hỏi
khó của cơ quan thuế
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

3. Trả phí bản quyền


 Phí bản quyền được trả cho việc chuyển giao quyền sử dụng Tài sản vô hình, bao gồm:

 Tài sản vô hình tiếp thị: thương hiệu, nhãn hiệu, danh sách khách hàng

 Tài sản vô hình sản xuất: bí quyết, công nghệ, tài liệu kỹ thuật, v.v.

 Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết thường được sử dụng: So sánh giá giao dịch độc lập

 Các điều kiện để phí bản quyền được xem là hợp lý, hợp lệ theo quy định và trong thực tế:

 Chứng minh tài sản vô hình thực tế đã được chuyển giao

 Chứng minh bên chuyển giao có quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản vô hình được chuyển giao

 Chứng minh bên nhận chuyển giao có lợi ích từ việc nhận chuyển giao tài sản vô hình

 Chứng minh phí bản quyền được xác định theo nguyên tắc giao dịch độc lập (thông thường phải có
phân tích so sánh)
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

3. Trả phí bản quyền ( tiếp )


 Phân tích chức năng DEMPE

Phân tích tài sản vô hình phải căn cứ quyền sở hữu tài sản; lợi nhuận tiềm năng từ tài sản vô hình; các
hạn chế về phạm vi địa lý trong việc sử dụng, khai thác quyền đối với tài sản vô hình; vòng đời của tài
sản vô hình; các quyền và mối quan hệ mang lại lợi ích kinh tế; việc người được nhượng quyền có tham
gia phát triển tài sản vô hình và chức năng hoạt động, khả năng kiểm soát rủi ro kinh doanh trên thực tế
của từng bên liên kết liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai
(chức năng DEMPE) thác tài sản vô hình
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

3. Trả phí bản quyền ( tiếp )


 Các chất vấn trên thực tế của cơ quan Thuế

 Vai trò của các bên trong các chức năng DEMPE (Phát triển,
Gia tăng, Duy trì, Bảo vệ và Khai thác) là gì?
 Có hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản vô hình thực sự được
chuyển giao hay không?
Bản chất giao dịch
 Lợi ích kinh tế của tài sản vô hình là gì?
 Người nộp thuế ở Việt Nam có được lợi ích gì?
 Bên chuyển giao đã đăng ký quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp
pháp đối với tài sản vô hình hay chưa?

 Chính sách xác định giá GDLK như thế nào?


 Đã thực hiện phân tích so sánh để xác định tỷ lệ phí bản quyền
Khấu trừ thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập hay chưa?
Thu nhập doanh nghiệp  Hợp đồng Chuyển giao Công nghệ đã được đăng ký hay chưa?
 Phí bản quyền Chuyển giao Công nghệ và Phí li-xăng nhãn hiệu
đã được tách biệt chưa?
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

3. Trả phí bản quyền ( tiếp )


Tình huống

Công ty mẹ Các bên liên kết

Phí bản quyền: % Chuyển giao (1) Bán sản phẩm (1) Bán sản phẩm
trên tổng doanh thu công nghệ

ABC Bên độc lập


Nhà sản xuất theo hợp đồng
(2) Bán sản phẩm

Các câu hỏi chính của cơ quan thuế

 Có hồ sơ chứng từ gì

 Chính sách giá GDLK và phân tích so sánh như thế nào?
 Bên chuyển giao (chủ sở hữu) đã đăng ký quyền sở hữu hợp pháp công nghệ chưa?
 Tại sao tính phí bản quyền/phí giấy phép trên cả doanh thu bán hàng cho bên liên kết?
 Tại sao ABC vẫn phải trả phí bản quyền khi công nghệ đã được chuyển giao trong
thời gian dài rồi?
V. Nhóm các giao dịch liên kết cần lưu ý

3. Trả phí bản quyền ( tiếp ) – Phân tích tình huống


 Vấn đề của người nộp thuế

 Không lưu trữ hồ sơ chứng từ để chứng minh công nghệ thực sự được chuyển giao và lợi ích liên quan
mà ABC nhận được từ công nghệ chuyển giao

 Không nắm rõ cách thức xác định phí bản quyền/ Công ty mẹ không xây dựng chính sách giá GDLK

 Hợp đồng Chuyển giao Công nghệ chưa được soạn thảo phù hợp theo quy định

 Hệ quả và kết quả

 ABC mất nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập hồ sơ chứng từ
 Cơ quan thuế chỉ chấp nhận phí bản quyền đối với giao dịch bán hàng cho bên độc lập

 Bài học được rút ra

 Rà soát lại toàn bộ giao dịch trả phí bản quyền trên phương diện thuế và pháp lý
 Lập và lưu trữ hồ sơ xác định giá GDLK (phân tích DEMPE và phân tích so sánh)
 Lập và lưu trữ riêng hồ sơ chứng từ
 Cập nhật và đăng ký Hợp đồng Chuyển giao Công nghệ
VI. Thực tiễn về thanh kiểm tra giá giao dịch liên kết

1. Tình hình thanh tra/kiểm tra giá giao dịch liên kết
 Tổng quan kết quả thanh tra/kiểm tra giá GDLK năm 2020

Tổng số doanh nghiệp bị Tổng số thuế truy thu Giảm lỗ Điều chỉnh tăng thu nhập chịu
thanh tra/ kiểm tra thuế

263 278,82 tỷ 3.366,16 tỷ 3.125,84 tỷ


(Số liệu 10 tháng đầu năm - Theo thông tin tổng hợp từ Tổng cục Thuế)

 Kết quả thanh tra/kiểm tra giá GDLK quý I năm 2021

Tổng số doanh nghiệp bị Điều chỉnh tăng thu nhập chịu


Tổng số thuế truy thu Giảm lỗ
thanh tra/ kiểm tra thuế

18 24,3 tỷ 617,8 tỷ 184,2 tỷ


(Theo báo cáo của Tổng cục Thuế)
 Nhận định về chương trình thanh tra/kiểm tra giá GDLK năm 2021

Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính Phủ và Kết luận của Phó T tướng thường trực Chính phủ tại hội nghị
toàn quốc về công tác ngành Thuế năm 2020: “Trọng tâm công tác Thuế năm 2021 tập trung vào thanh tra,
kiểm tra hoạt động chuyển giá, quản lý việc xác định giá tính thuế, phát hiện và ngăn chặn các hành vi chuyển
giá, trốn lậu thuế”
Cơ quan Thuế (CQT) sẽ tập trung vào các trường hợp có rủi ro cao về giá GDLK, đặc biệt những doanh nghiệp
FDI, thực hiện GDLK và có kết quả kinh doanh lỗ/ bất ổn.Việc thanh tra, kiểm tra sẽ được thực hiện rộng rãi đối
với người nộp thuế (NNT) trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhận định của KPMG:
VI. Thực tiễn về thanh kiểm tra giá giao dịch liên kết

2. Kịch bản thanh tra/kiểm tra giá GDLK thường gặp

01 02 03 04

KIỂM TRA TÍNH KIỂM TRA KẾT KIỂM TRA CÁC GĐLK BIÊN BẢN
TUÂN THỦ QUẢ KINH DOANH ĐẶC THÙ THANH TRA

CQT thường tập trung CQT thường ấn định/điều CQT yêu cầu hồ sơ chứng NNT cần viết rõ
rà soát việc tuân thủ của chỉnh đối với doanh nghiệp từ chứng minh lợi ích đối quan điểm trong
NNT, bao gồm sự đầy đủ, lỗ hoặc có kết quả thấp hơn với NNT và tính hợp lý của Biên bản thanh tra
chính xác, đúng thời hạn khoảng giá giao dịch độc lập các mức phí phải trả trong nếu không đồng ý
của việc: chuẩn. Các vấn đề CQT tập các giao dịch: với các kết luận của
trung bao gồm: CQT. Đây là cơ sở
• Nộp các mẫu kê • Phí bản quyền chuyển để NNT thực hiện
khai GDLK • Lựa chọn đối tượng so giao công nghệ hoặc các bước khiếu nại
sánh độc lập để tính thương hiệu,nhãn hiệu
• Lập hồ sơ xác định tiếp theo.
khoảng giá giao dịch
giá GDLK độc lập • Phí dịch vụ nội bộ tập
đoàn
CQT có quyền ấn định • Sử dụng dữ liệu nội
giá hay lợi nhuận trong bộ của NNT • Thanh toán chi phí lãi
trường hợp NNT không vay
• Sử dụng dữ liệu phân tách
tuân thủ theo đúng quy
theo từng phân khúc kinh
định.
doanh của NNT
VI. Thực tiễn về thanh kiểm tra giá giao dịch liên kết

3. Điều chỉnh chuyển giá của Cơ quan Thuế - Ví dụ 1


 Ấn định Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ công ty

 Ấn định Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ công ty – Phân tích so sánh
VI. Thực tiễn về thanh kiểm tra giá giao dịch liên kết

3. Điều chỉnh chuyển giá của Cơ quan Thuế - Ví dụ 1


 Điều chỉnh lợi nhuận đối với bán hàng cho bên liên kết

195 =
1,500*13%

 Không cho khấu trừ chi phí thuế TNDN

Cơ quan Thuế không cho do


anh nghiệp khấu trừ chi phí
bản quyền ($100) và chi phí
dịch vụ nội bộ

Tập đoàn ($100) do không


chứng minh được tính hợp
lý hợp lệ của các khoản chi
phí này theo quy định.

You might also like