You are on page 1of 26

BÀI GIẢNG HÀNG HÓA

(GOODS IN LOGISTICS AND


SUPPLY CHAIN)
CARG432809

GVHD: Ths. Trương Đình Nguyên Vũ


Ths. Chu Thị Huệ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


NỘI DUNG MÔN HỌC

• Chương 1: Khái quát chung về hàng hóa


trong hoạt động logistics và chuỗi cung
ứng
• Chương 2: Các thông số của hàng hóa
• Chương 3: Hàng bách hóa và hàng rời
• Chương 4: Hàng container
• Chương 5: Hàng chất lỏng
• Chương 6: Hàng đặc biệt
Chương 3: Hàng bách hóa và hàng rời

3.1. Hàng thông dụng / hàng bách hóa

3.2. Hàng rời và hàng đổ đống

3
3.1. Hàng thông dụng/ hàng bách hóa
3.1.1. Phân loại và tính chất hàng thông dụng
3.1.1.1. Phân loại:
- Căn cứ vào hình thức vận chuyển và cơ giới hoá xếp
dỡ
- Căn cứ vào điều kiện bảo quản và vận chuyển
3.1.1.2. Tính chất:
- Kích thước, hình dáng, khối lượng riêng, cách đóng
gói rất khác nhau
- Tính hoàn chỉnh và đồng bộ
- Tính chất lý hoá khác nhau

4
3.1.2. Vận chuyển hàng thông dụng
3.1.2.1. Phương tiện vận chuyển
Hàng thông dụng trong vận tải biển được vận chuyển
bằng tàu khô tổng hợp, tàu chuyên dụng, sà lan, ...
3.1.2.2. Phương pháp xếp hàng dưới hầm tàu
Xếp hàng thông dụng xuống hầm tàu phải đảm bảo kỹ
thuật chất xếp, tính toán sao cho tối đa trọng tải và dung
tích chở hàng của tàu, đảm bảo hàng hoá hoàn chỉnh,
an toàn khi tàu chạy
Phương pháp xếp hàng phụ thuộc vào loại hàng cụ thể

5
3.1.2. Vận chuyển hàng thông dụng
3.1.2.3. Xếp dỡ và bảo quản hàng thông dụng
a. Xếp dỡ hàng thông dụng
Người ta dùng dụng cụ và thiết bị xếp dỡ thích hợp với từng
loại hàng. Có 2 loại công cụ mang hàng: vạn năng và chuyên
dụng
b. Bảo quản hàng thông dụng ở cảng
+ Yêu cầu về kho bãi:
 Đủ khả năng bảo quản lượng hàng qua kho lớn nhất
 Đảm bảo quá trình xếp dỡ hàng cho tàu, toa xe, ôtô kịp thời
liên tục không bị gián đoạn, thuận lợi cả ngày đêm
 Kiến trúc kho phù hợp với yêu cầu bảo quản hàng hoá
 Điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh 6
3.1.2. Vận chuyển hàng thông dụng
3.1.2.3. Xếp dỡ và bảo quản hàng thông dụng
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá xếp dỡ, vận
chuyển, chất xếp.
Kho bãi cao ráo, sạch sẽ, bằng phẳng, có rãnh thoát nước,
có dụng cụ phòng cứu hoả cần thiết
+ Phương pháp xếp dỡ hàng trong kho
Xếp hàng hòm: phụ thuộc hình dáng, kích thước hòm và mục

đích xếp mà có các phương pháp khác nhau:


Xếp hàng bao: có 2 phương pháp là xếp trên pallet và không
trên pallet
 Xếp hàng bó, kiện.
 Xếp kim loại, sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị
7
3.2. Hàng rời và hàng đổ đống
3.2.1. Hàng lương thực
3.2.1.1. Tính chất:
+ Tính tự phân loại: do kích thước nặng, nhẹ, khác nhau nên khi đổ từ trên xuống thì
hạt lép, nhỏ nằm xung quanh, hạt nặng, tốt nằm chất thành đống.
+ Tính tản rời: (độ rỗng của hàng):
- Do hình dáng, độ nhám của hạt, lượng tạp chất và độ thủy phần của hạt quy định.
- Lợi dụng tích chất này, khi đóng bao, người ta lắc nhiều lần để dồn chặt hàng,
giảm thể tích.
+ Tính dẫn nhiệt:
- Dẫn nhiệt chậm nên ít ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ bên ngoài.
- Nếu ta ép lương thực chặt, trong quá trình hô hấp nhiệt dễ bị tích tụ, nhiệt không
thoát ra được làm hàng hóa ẩm mốc, hư hỏng.
+ Tính hút ẩm, hút mùi vị:
Nhiệt độ, độ ẩm của lương thực không cân bằng với độ ẩm của không khí.

8
3.2. Hàng rời và hàng đổ đống
3.2.1. Hàng lương thực
3.2.1.2. Yêu cầu bảo quản:
 Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, mùi vị, màu sắc, sâu bọ.
Phải thông gió kịp thời, đúng lúc để giảm nhiệt độ và độ

ẩm lương thực, không để hiện tượng tỏa nhiệt của ngũ


cốc trong thời gian dài.
Nếu lương thực đảm bảo độ khô sạch, bảo quản tốt

nhất là bịt kín đống lương thực, không cần thông hơi
hay đảo.
Nếu độ thủy phần <16%: bơm khí CO2 để hạn chế sự

hô hấp.
 Nếu độ thủy phần >16%: thông gió tự nhiên.
9
3.2. Hàng rời và hàng đổ đống
3.2.1. Hàng lương thực
3.2.1.3. Yêu cầu xếp dỡ:
Lương thực phải khô sạch (nếu độ ẩm vượt quá độ ẩm

cho phép và lẫn nhiều tạp chất làm cho vi sinh vật, sâu
bọ phát triển).
Hầm tàu, kho bãi và các công cụ xếp dỡ, vật liệu che

đậy phải sạch sẽ, khô ráo, không có mùi hôi.


 Kho phải quét dọn và diệt chuột.
 Không xếp trực tiếp hàng xuống nền kho.
Hàng lương thực được đóng vào bao đay, vải để dễ hô

hấp.
 Không giẫm, đạp và móc trực tiếp vào hàng.
10
3.2. Hàng rời và hàng đổ đống
3.2.1. Hàng lương thực
3.2.1.4. Yêu cầu vận chuyển:
Khi xếp hàng rời phải xếp đầy các hầm chính và hầm

dự trữ.
Nếu tàu không có các hầm chính thì hầm phụ phải có

vách dọc bằng 1/3 chiều cao của hầm.


Công ước quốc tế quy định: khi chở hàng rời mỗi

khoang chứa hàng phải đổ đầy tới miệng. Nếu hàng


không đầy khoang thì phải phủ lớp ván hoặc bạt lên trên
để đảm bảo hàng không dịch chuyển.

11
3.3. Hàng phân hóa học
3.3.1. Tính chất:
• Tan nhiều trong nước, hút ẩm mạnh.
• Có tính độc.
• Dễ ăn mòn kim loại, dễ cháy nổ.
3.3.2. Yêu cầu bảo quản xếp dỡ:
• Bảo quản trong kho kín, nơi khô ráo.
• Phân hóa học đóng bao khi xếp dỡ không vứt, ném.
• Xếp xa các loại hàng khác.
• Phải có đệm lót cách ly sàn kho, mạn và đáy tàu.
• Khi xếp dỡ sử dụng thiết bị chu kỳ hoặc liên tục.
• Công nhân xếp dỡ phải được trang bị dụng cụ phòng hộ lao động.
• Độ cao chất xếp phù hợp, đối với bao mềm độ cao
3.3.3. Yêu cầu vận chuyển:
• Sử dụng tàu chuyên dụng.
• Đóng bao giấy hoặc nylon 30-50kg.
• Giao nhận nguyên hầm/nguyên tàu theo mớn nước/đếm bao.
12
3.2.4. Hàng quặng
3.2.4.1. Định nghĩa và phân loại
+ Định nghĩa
Quặng là những loại đất, đá trong đó chứa một hàm lượng
kim loại hoặc á kim nào đó, có loại là hỗn hợp đất đá phi
kim loại. Trong vận tải có khi ta có tên riêng như quặng
apatit, quặng phốt phát, quặng piarit. Giá trị của quặng do
hàm lượng của những chất có thể dùng được quyết định.
+ Phân loại.
- Quặng kim loại.
Chỉ những loại quặng có hàm lượng kim loại cụ thể hoặc
ôxít cao nhất của nó là lớn nhất so với các nguyên tố khác.
Quặng sắt: gồm có quặng oxy hoá ngậm nước, không
ngậm nước, oxy hoá từ tính và quặng sắt cacbonat. 13
Quặng sắt oxy hoá không ngậm nước có màu đỏ hồng, là hỗn hợp
oxyt sắt Fe2O3 chứa đến 56-58% sắt
Quặng từ tính (manhetit) là quặng sắt có nam châm (FeO.Fe2O3) hàm
lượng sắt có từ 55 – 60%, nước từ 2-12%, 5% S. Quặng này gồm
những hạt nhỏ hợp thành những cục to, dễ vỡ. Nó là loại quặng quý,
giàu nhất thế giới có ở Trại Cau (Thái Nguyên).
Quặng oxy hoá có ngậm nước (Hamotit nâu) có công thức:
Fe2O3.H2O1; 2Fe2O3.H2O; Fe2O.H2O
Là quặng có màu nâu. Quặng này thường chứa nhiều phốt pho và lưu
huỳnh. Những mỏ quặng sắt này thường rải rác ở Hà Tĩnh, Nghệ An,
Thanh Hoá, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, đảo Cái Bầu.
Quặng có lưu huỳnh (Firit sắt Fe2S2) là quặng hỗn hợp sắt và lưu

huỳnh, màu vàng có ánh kim. Tỷ trọng loại này rất lớn 4,9-5,2 t/m3
dùng để chế axit sunfuaric, sau đó sản phẩm phụ oxyt sắt để luyện
gang.
Quặng sắt có Cacbon (xiderit Fe2O3) có màu vàng, hàm lượng sắt có

chừng 27-36%, quặng này có ở Thái Nguyên.


14
 Quặng măng gan là loại quặng cứng bề ngoài trông lấp lánh có lớp
oxy hoá tác dụng bảo vệ hợp chất bên trong, tỷ trọng của nó 7,29.
Công nghiệp luyện kim đen tiêu thụ khoảng 90-95% măng gan.
- Quặng phi kim loại.
 Quặng phốt phát: có tính dòn, dễ vỡ, tỷ trọng 1,8-3,2, hàm lượng
nước trên 2% khi nhiệt độ thấp dễ đông kết, chủ yếu dùng trong công
nghiệp phân hoá học.
 Thạch cao: màu trắng, tỷ trọng 2,3 dễ tan trong nước, đặc biệt ở
nhiệt độ 30-370C tan rất mạnh.
 Đá bạch vân: màu xám trắng, phơn phớt vàng, bóng như thuỷ tinh, tỷ
trọng 1,8-2,9 dùng trong kỹ nghệ làm vật liệu chịu lửa.
Ngoài ra các loại trên trong thực tế còn có quặng W (vonfram), quặng
Cu (đồng), quặng nhôm, chì và các loại vật liệu kiến trúc khác như
đất đá, cát, sỏi,...

15
3.2.4.2. Tính chất của quặng.
- Có tỷ trọng lớn và thể tích riêng nhỏ.

Bảng phân loại quặng

Tỉ trọng Thể tích riêng Loại tính Tỉ trọng Thể tích riêng
Loại quặng
γ (T/m3) u (m3/T) quặng γ (T/m3) u (m3/T)

Quặng sắt 1,2 ÷ 1,4 0,71 ÷ 0,38 Tính quặng 2.4÷2,7 0,37÷0,42
sắt
Quặng niken 1,3 ÷1,4 0,71 ÷ 0,77 Tính quặng 2,8 0,35÷4,0
titan
Quặng đồng 1,27 ÷ 0,5 ÷ 0,79 Tính quặng 1,8÷2,4 0,35÷0,55
2,0 kẽm
Quặng kẽm 2,6 ÷ 2,7 0,37 ÷ 0,38 Tính quặng 2,2÷4,0 0,25÷0,31
chì
Quặng apatit 3,0 ÷ 3,2 0,7 Tính quặng 2,0÷2,7 0,35÷0,50
đồng
Quặng bôxít 1,2 ÷ 1,4 0,71 ÷ 0,83 16
- Tính di động: Nếu loại quặng hoặc tinh quặng có góc nghỉ tự nhiên
(Angle of repose) nhỏ hơn 35o thì coi đó là hàng nguy hiểm vì hàng hóa có khả
năng chuyển rời khỏi vị trí ban đầu dưới tác động của sóng. Do vậy nhất thiết
phải áp dụng các biện pháp đề phòng thích đáng theo luật chở hàng rời.
- Tính nhão chảy: Do bản thân quặng có độ ẩm lớn, dưới tác động rung
của tàu làm nước nổi lên phía trên quặng bị nhão và khi tàu bị lắc hàng hóa sẽ
dịch chuyển về một bên mạn làm nghiêng tầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính
ổn định tàu.
- Tính đông kết: Với những loại quặng có độ ẩm lớn (so với độ ẩm tiêu
chuẩn hoặc độ ẩm giới hạn của bản thân quặng) gặp nhiệt độ thấp (nhỏ hơn
0oC) thì bị đông kết thành từng tảng gây khó khăn cho việc xếp dỡ và vận
chuyển.
- Tính sinh gỉ và hao mòn: Do quặng bị ôxi hóa, sinh gỉ dẫn đến hao mòn.
- Tính bay bụi: Quặng có tính bay bụi, nhất là với tinh quặng.
- Tính lún: Tính lún thường xảy ra với tinh quặng. Trên biển trong điều kiện
thời tiết xấu, đống hàng quặng có thể lún tới 20%.
- Tính tỏa hơi độc, tỏa nhiệt: Một số loại quặng có tính chất bốc hơi độc và
có tính chất tự nóng.
17
3.2.4.3. Yêu cầu bảo quản:
 Phải có đệm lót để tránh ăn mòn vỏ tàu.
Phải thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện

nguồn nhiệt phải đảo quặng để giải nhiệt cho


đống hàng.
 Không rót quặng quá cao.
Bãi phải cao ráo, gia cố vững chắc, phải phân
riêng từng khu vực để tránh lẫn lộn các loại
quặng.
Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, khí độc để tiến hành
thông gió kịp thời.
 Có tấm phủ trừ bụi.
18
3.2.4.4. Yêu cầu xếp dỡ:
Khi san hàng dồn về hai vách, hai sườn nhằm
tăng quán tính cho tàu.
Dàn hàng sang hai bên mạn tàu để giảm lực cắt

ngang.
 Không xếp tập trung vào một hầm.
Đổ quặng theo hình chóp để nâng cao trọng tâm
tàu.
Độ cao đống quặng không vượt quá áp lực cho

phép.

19
3.2.4.5. Yêu cầu vận chuyển:
- Quặng là loại hàng nặng, khi chất xếp xuống tàu không
đảm bảo kĩ thuật thì trọng tâm của tàu quá thấp, chiều
cao tâm ổn định (GM) quá nhỏ, tàu sẽ lắc nhiều, gây ảnh
hưởng không tốt đến kết cấu của vỏ tàu và an toàn khi
chạy tàu.
- Phải san hàng đảm bảo lực dàn đều các khoang nếu
không sẽ làm cho tàu mất cân bằng về trọng lượng và lực
nổi gây hiện tượng thân tàu bị lực uốn cong hoặc gẫy khi
gặp sóng lớn. Mặt khác vì quặng có tỷ trọng lớn nên quán
tính chuyển động cũng lớn, quán tính này làm cho tàu khi
lắc dọc càng nguy hiểm, mũi lái ngập sâu trong nước,
sức cản của nước đối với tàu tăng không có lợi cho việc
lợi dụng tốc độ khi chạy, hoặc đuôi tàu nâng lên sẽ làm
cho sức cản của tàu tăng lên và hiệu suất của chân vịt
giảm đi nhiều. 20
- Sử dụng tàu chuyên dụng để vận chuyển quặng sẽ giảm được
tính lắc và ổn định của tàu tốt hơn, có kết cấu vững chắc, tỷ khối nhỏ,
đáy trong tương đối cao.
- Nếu không có tàu chuyên dụng phải dùng tàu một tầng boong
để vận chuyển thì phải gia cố đáy tàu bằng gỗ tốt cách đáy ngoài 60 –
90 cm. Khi đổ quặng xuống tàu theo hình chóp nón với mục đích
nâng cao trọng tâm tàu lên. Nếu có hai tầng boong thì nên xếp 1/5 –
1/4 lượng quặng lên boong trên.
- Việc san hầm tàu phải đúng kĩ thuật vì nó tác dụng rất lớn trong
việc tăng độ ổn định của tàu, giảm tính lắc, tăng hiệu suất chân vịt.
- Khi san hàng cố gắng dồn hàng về hai vách, hai sườn tàu để
tăng thêm quán tính di chuyển ngang, giảm độ lắc ngang, bảo vệ
cường độ tàu khi xếp quặng phải căn cứ vào tỷ lệ khối lượng hàng
chứa trong từng hầm để xếp một cách đều đặn ở các hầm tàu, tuyệt
đối không nên tập trung xếp một hầm. Đặc biệt chú ý độ cao đống
quặng không được vượt quá áp lực cho phép trên 1 m2 để tàu chịu áp
lực đều.

21
3.2.5. Hàng than (Bánh mì của ngành công nghiệp)
3.2.5.1. Phân loại:
 Theo hàm lượng carbon: than bùn, than non, than mỡ, than gầy,..
 Theo độ to nhỏ: than luyện, than cám, …
3.2.5.2. Tính chất:
-Tính đông kết: than có lượng nước trên 5% vận chuyển vào mùa
đông, bảo quản lâu ngày làm cho than đông kết, nhất là than cám.
- Tính phân hóa:
Phân hóa vật lý: do tính dẫn nhiệt của than kém, khi gặp nóng bề mặt
ngoài của than dãn nở, gây nứt. Do lượng nước trong than lớn, khi
gặp lạnh co lại làm cho than vỡ, nát.
Phân hóa hóa học: do tác dụng của oxy phân hóa các chất hữu cơ
trong than thành những chất mới → làm giảm chất lượng than.

22
- Tính tự cháy và tính oxy hóa:

là chất không bền, có khả năng phân hủy thành nước và


oxy gây nổ và phát nhiệt lượng lớn.
- Tính dễ cháy dễ nổ: trong than có lưu huỳnh, hydro,
photpho khi gặp tia lửa phát nổ.
- Tính độc hại và gây ngứa:
rất độc

23
3.2.5.3. Yêu cầu bảo quản:
Bãi có nền xi măng thoát nước tốt, làm trôi các chất dễ

cháy trong than.


 Bãi có diện tích dự trữ bằng 1/6 diện tích bãi.
Than đổ thành đống to khi thời gian lưu kho ngắn, nếu
thời gian lưu kho dài nên đổ thành đống nhỏ → tránh
phát sinh nhiệt.
Mặt đống than phải phẳng, có độ dốc → tránh đọng

nước.
Độ cao đống than thích hợp với thời gian bảo quản và

phương tiện xếp dỡ.


Thường xuyên đo nhiệt độ đống than. Nếu nhiệt độ

>600C thì tiến hành tản nhiệt bằng cách dời đống than.
 Bãi than cách các kho bãi khác 70m.
24
3.2.5.4. Yêu cầu xếp dỡ:
•Độ cao rót đống hàng tránh hiện tượng vỡ nát và oxy
hóa.
•Đối với than chứa lưu huỳnh và 75% nước khí than có nhiệt
độ 350C không nhận xếp xuống tàu.
•Không xếp than cùng với các chất dễ cháy nổ.
•Hiện tượng than có nguồn nhiệt:
•Trên mặt đống than gần nguồn nhiệt ban đêm có đốm trắng,
khi gặp mưa và ánh sáng mặt trời thì tan ra.
•Xuất hiện than thành bụi.
•Xuất hiện hơi nước trên mặt đống than và có mùi các chất
khí.
•Ban đêm có hiện tượng phát sáng.

25
3.2.5.5. Yêu cầu vận chuyển:
Phải có vách cách nhiệt giữa hầm máy, lò hơi với hầm
than.
Các ống dẫn hơi, dẫn nhiệt, dẫn nước nóng đi qua hầm
than phải dùng vật liệu cách nhiệt bịt kín.
 Phải có điều kiện thông gió.
Phòng thủy thủ, hầm dụng cụ sát với hầm than phải kín

hơi.
 Phải có đèn an toàn trong hầm than.
 Thường xuyên đo nhiệt độ và thải khí độc.
 Mở cửa hầm thải khí độc trước khi dỡ hàng.
 Cấm lửa gần nơi có thông gió hoặc khí than.
 Thủy thủ phải có đầy đủ các thiết bị phòng hộ lao động. 26

You might also like