You are on page 1of 14

CHƯƠNG 6:

YÊU CẦU XẾP DỠ, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN HÀNG NGUY HIỂM
3.1 Yêu cầu xếp dỡ:
 Kiểm tra công cụ xếp dỡ, phương tiện vận chuyển.
 Công nhân phải có trang bị phòng độc và tiêu độc kịp thời.
 Trong phạm vi quy định không được phát sinh lửa.
 Xếp dỡ phải tiến hành vào ban ngày, trời mát.
 Khi xếp dỡ phải mắc lưới an toàn giữa mạn tàu và cầu tàu hay giữa mạn
tàu với nhau, đối với hàng độc phải dùng lưới dày.
 Không được phép cẩu qua 50% sức cẩu của thiết bị.
 Không dùng xe bánh xích, bánh bọc sắt.
 Không được phép dỡ các loại hàng kỵ nhau cùng lúc.-Ngưng xếp dỡ khi
trời mưa.
Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói khi vận chuyển
3.2Yêu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm:
 Tại cảng khởi hành: khi nhận giấy vận chuyển trong vòng 10 ngày phải
duyệt và trả lời cho chủ hàng biết.
 Hàng nguy hiểm được ưu tiên xếp và vận chuyển trước.
 Cảng phải xác báo thời gian cho chủ hàng đưa hàng xuống cảng tối thiểu là
trước 24 giờ.
 Công an hoặc cảng vụ kiểm tra và chứng nhận các nội dung: tên hàng, nhãn
hiệu quy cách bao bì, khối lượng, ...
 Không tập trung hàng quá lâu tại cầu cảng.
 Cảng dỡ: thông báo thời gian dỡ hàng để chủ hàng đến cảng nhận hàng.
 Không áp dụng cho nhóm hàng thuộc loại.
 Tàu chở hàng nguy hiểm được ( chia thành 2 nhóm sau ):

+ Tàu hàng hay tàu khách, số người trên tàu không quá 25 người hoặc số lượng
người theo tỉ lệ 1 người/3 mét chiều dài tàu (LOA).
+ Các hoá chất, nguyên liệu hay hàng hoá nguy hiểm được xếp xuống tàu theo
phân loại như sau:

 Category A:
 Tàu hàng hay tàu khách, số người trên tàu không quá 25 người hoặc số lượng
người theo tỉ lệ 1 người/3 mét chiều dài tàu thì xếp trên boong hoặc dưới
khoang.
 Tàu chở khách mà số lượng khách đã vượt so với quy định thì xếp trên boong
hoặc dưới khoang.
 Category B:
 Tàu hàng hay tàu khách, số người trên tàu không quá 25 người hoặc số lượng
ngườitheo tỉ lệ 1 người/3 mét chiều dài tàu thì chỉ xếp trên boong hoặc dưới
khoang.
 Tàu khách mà số lượng khách đã vượt so với quy định thì chỉ xếp trên boong.
3.3Yêu cầu bảo quản hàng nguy hiểm:
Những ảnh hưởng của hàng nguy hiểm sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người
lao động và doanh nghiệp, đó là vấn đề được quan tâm nhiều những năm gần đây.
Vì vậy, yêu cầu về an toàn trong bảo quản hóa chất nguy hiểm cần được đặt ra cấp
bách.
 Bảo quản hầm hàng phải khô ráo, sạch sẽ.
 Bảo quản trong kho chuyên dùng. Cửa sổ quét sơn trắng, che lưới sắt.
Trong kho có thiết bị chống sét, chống cháy nổ. Khống chế nhiệt độ, độ
ẩm trong kho.
 Xếp đúng theo chỉ dẫn trên bao bì. Ký nhãn hiệu trên bao bì hướng ra
ngoài.
 Không xếp chung các loại hàng kỵ nhau.
 Xếp đống phải bằng phẳng.
 Cửa thông gió đảm bảo thông thoáng.
 Thời hạn bảo quản không được quá lâu.
 Trong kho không tiến hành sửa chữa, hàn xì bao bì → có khả năng sinh ra
tia lửa.
CHƯƠNG 7

YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC LƯU TRỮ, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO


QUẢN HÀNG TƯƠI SỐNG

3.1 Yêu cầu và cách thức lưu trữ hàng tươi sống:

Hàng tươi sống sẽ dễ hư hỏng nếu không được bảo quản trong các điều kiện
kiểm soát nhiệt độ theo quy định. Chúng có thời hạn sử dụng ngắn và chỉ có
thể kéo dài bằng cách bảo quản trong các điều kiện quy định.
Mỗi loại hàng mau hỏng cần có cách thức đóng gói và lưu trữ khác nhau. Các
mặt hàng vận chuyển cần đảm bảo có “lớp đónggói” phù hợp để tránh bất kỳ
trường hợp rò rỉ, rơi vãi hoặc nhiễm bẩn từ các hàng hóa đểchung khác.

Tùy theo đặc thù của hàng hóa chúng ta có thể sử dụng các loại vật liệu như:
thùng xốp, túi nylon, hộp carton phủ sáp, thùng gỗ, hộp, sọt, thùng nhựa, tấm
trải nylon cùng các vật liệu hút nước và các vật liệu đảm bảo nhiệt độ kèm
theo (nếu có) như: đá khô, đá gel, khí hóa lỏng,…trong quá trình vận chuyển.

3.2 Yêu cầu và cách thức vận chuyển hàng tươi sống:

a) Yêu cầu vận chuyển:

Vận chuyển hàng tươi sống ( được coi là hàng hóa dễ hư hỏng ) được quy
định bởi “Hiệp định Vận chuyển Quốc tế Thực Phẩm Dễ Hư Hỏng trên Thiết
bị đặc biệt được sử dụng cho Vận chuyển loại hàng hóa này (Hiệp ước
ATP)”, thiết lập các tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện tối ưu trong việc vận
chuyển thực phẩm được tiêu thụ .

Mỗi loại hàng hóa hư hỏng sẽ có nhiệt độ bảo quản riêng. Điều này, đòi hỏi
các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa cần được trang bị các thiết bị và
vật dụng cần thiết để đảm bảo nhiệt độ ổn định trong suốt chuyến đi.

Chọn phương tiện chuyên dụng vận chuyển hàng hóa phù hợp, đáp ứng tiêu
chuẩn và được trang bị đầy đủ thiết bị để đảm bảo nhiệt độ ổn định trong suốt
chuyến đi. Cụ thể như:

 Khả năng giữ lanh: có các nguồn làm lạnh không sử dụng cơ học, có thể kiểm
soát nhiệt độ bên trong và bên ngoài phù hợp ở mức từ -20 độ đến 30 độ C.
 Khả năng cách nhiệt: có các vật liệu cách nhiệt phù hợp để tránh sự thất thoát
về nhiệt và sự giao tiếp giữa môi trường bảo quản bên trong và bên ngoài.
Tủ cấp đông: có cơ chế làm lạnh nhanh duy trì nhiệt độ bảo quản hàng hóa ở
mức âm hợp lý (-12 đến -20 độ C).

 Khả năng kiểm soát môi trường: Có chức năng kiểm soát môi trường bên
trong bao gồm kiểm soát nồng độ CO2, O2, độ ẩm,… (Chỉ cần thiết đối với
một số mặt hàng có yêu cầu về kiểm soát môi trường bảo quản).

Trong đó, container lạnh là phương tiện vận chuyển hàng hóa tươi sống giúp
giữ chất lượng hàng hóa tốt nhất khi di chuyển đường dài. Container lạnh
được thiết kế chuyên biệt tương tự như tủ lạnh lớn có thể kiểm soát và duy trì
bảo quản nhiệt độ của hàng hóa: thủy hải sản, trái cây, sữa,...

b) Cách thức vận chuyển:


Hiện nay có rất nhiều hình thức vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng.

 Bằng đường bộ:

+ Bằng xe tải: Xe tải vận chuyển hàng dễ hư hỏng có các hệ thống làm lạnh
khác nhau, có thể hoặc không được cơ giới hóa (băng hoặc đá khô thường
được sử dụng).

+ Bằng đường sắt: Các toa xe lửa nên có lớp lót cách ly, cũng như hệ thống
đặc biệt để làm lạnh, bốc xếp và dỡ hàng. Đá khô thường được sử dụng để
giữ lạnh hàng hóa.

 Bằng đường biển:

Hàng hóa được vận chuyển trong các tàu giữ lạnh được trang bị đầy đủ các
hệ thống lưu thông không khí. Ngoài ra cũng có thể gửi trong các container
lạnh (thường được gọi là refeers). Thông thường, các nhà vận hành logistics
chịu trách nhiệm gom hàng và tách hàng.

 Bằng đường hàng không:

Đây là lựa chọn tốt nhất để vận chuyển hàng dễ hư hỏng. Mỗi sân bay có
một khu vực đặc biệt để xử lý hàng dễ hỏng, nơi nhiệt độ có thể được kiểm
soát bằng cách sử dụng các buồng đông lạnh. Những khu vực này có các
điểm kiểm tra hải quan được bảo vệ mọi lúc bởi các nhân viên có trình độ
chuyên môn cao, đảm bảo rằng hàng hóa luôn được giữ ở nhiệt độ tối ưu.

Trong các cách thức vận chuyển trên, cách thức tốt nhất để vận chuyển hàng
tươi sống là đường hàng không. Do mỗi sân bay có một khu vực để xử lý
hàng hóa dễ hỏng, nơi nhiệt độ được kiểm soát bằng cách sử dụng các buồng
đông lạnh. Những khu vực này có nhân viên kiểm tra thường xuyên đảm bảo
rằng hàng hóa luôn được giữ ở nhiệt độ tối ưu.
Tuy nhiên, cách thức này có chi phí khá đắt đỏ nên có thể chọn hình thức
vận chuyển hàng hóa bằng container lạnh thông qua đường bộ và đường biển
hoặc vận chuyển bằng xe tải lạnh, xe tải gắn thùng bảo ôn bằng đường bộ.
Bởi các phương tiện này đều được trang bị hệ thống làm lạnh, cho phép điều
chỉnh nhiệt độ phù hợp, có khả năng giữ nhiệt cao giúp giữ hàng hóa dễ hư
hỏng luôn tươi ngon, chất lượng khi đến tay khách hàng.

3.3 Yêu cầu và cách thức bảo quản hàng tươi sống:
a) Đối với hàng tươi sống : hoa quả, rau
 Cất giữ rau quả dưới hầm đất.
 Vận chuyển hoa quả thường đóng hộp carton và xếp mỗi quả mỗi ngăn
riêng, có lót vật liệu êm xốp.
 Bao có lỗ, lưới, thùng gỗ có khe, sọt -> thoáng, tránh đổ mồ hôi, hơ hấp
binhg thường.
 Xếp cách xa nguồn nhiệt, tránh chèn ép làm hoa quả bị bẹp.
 Sử dụng tàu ướp lạnh hoặc bảo quản rau quả trong container lạnh.
b) Đối với hàng tươi sống : thịt, thủy hải sản
 Những sản phẩm qua nữa chế biến thường được làm đông lạnh, trọng
lượng mỗi khay từ 3-5kg, dưới khay có khe hở, đặt trên giá đỡ.
 Không xếp chung với những loại hàng dễ nhiễm mùi như gạo, chè,
café hàng bay bụi.
 Vận chuyển bằng tàu ướp lạnh, nhiệt độ trong hầm phải đảm bảo.
 Kho ướp lạnh không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
 Sàn làm bằng vật liệu dễ rửa, có thiết bị thông gió.
 Thường xuyên đo độ ẩm trong hầm.
 Thùng carton, khay xốp hoặc khay nhựa phải được xemxét kỹ năng và
tính thích hợp với chức năng bảo vệ hànghố trong hành trình dài.
 Xếp hàng hóa sao cho luồng khí có thể đi vào tự do nhưng vẫn giữ
nguyên được sự ổn định của hàng hóa tươi sống.
 Trong các thùng xe lớn, nếu hàng hóa không phủ đượckín toàn bộ mặt
sàn thì ưu tiên xếp chồng lên cao, độ cao của các chồng bằng nhau.
 Người chuyên chở phải thường xuyên kiểm tra độ lạnhcủa hàng hố,
đảm bảo luôn giữ nhiệt độ cho phép, ngoài ra cũng lưu ý tới sự mất
nước, sấy khơ, xâm nhập của nước, vết lấm tấm đen, thay đổi màu sắc,
mùi vị.
 Trong quá trình sắp xếp hàng hóa phải có khoảng cách nhất định để
không khí có thể tự do luân chuyển.
 Thông gió phải luôn được đóng, đặc biệt là hàng đông lạnh.
 Với mỗi loại sản phẩm có một điều kiện nhiệt độ và thông gió khác
nhau, vì thế nếu có quá nhiều sản phẩm để cung thì có thể không đảm
bảo an toàn chất lượng hàng hóa.

You might also like