You are on page 1of 67

VẬN TẢI

Chương này trình bày những nội dung sau.


 Giới thiệu
 Gom hàng & Đóng gói
 Phương thức vận tải
 Lộ trình vận tải.
3.1 GIỚI THIỆU
Vận tải là tập họp những nghiệp vụ, thủ tục liên quan đến quá trình di chuyển hàng hóa từ nơi nhận
tới điểm trả hàng. Vận tải bao gồm các dịch vụ: gom hàng, đóng gói, vận chuyển, phân phối hay tư vấn
vận chuyên hàng hóa. Người ta đánh giá chất lượng vận tải dựa trên các tiêu chính nêu ở bảng bên
dưới.

Tiêu chí đánh giá


1. Nhanh chóng 2. An toàn
3. Linh hoạt 4. Giá cả - dịch vụ.
Nhanh chóng: Thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận đến điểm trả hàng là nhỏ nhất có thể. Phụ
thuộc vào thời gian phương tiện di chuyển, xếp dỡ, kẹt xe, thời tiết, hay do sự kết nối các phương tiện
vận tải không liên tục.

- An toàn cho lô hàng trong quá trình vận chuyển: không hư hổng, thất thoát và chất lượng hàng hóa
được đảm bảo như ban đầu.

- Linh hoạt là khả năng đáp ứng yêu cầu phải thay đổi các phương thức vận tải hay địa điểm xếp dỡ
lô hàng cho phù hợp với thực tế; đòi hỏi nhà vận tải phải linh hoạt để đưa ra phương án chuyển đổi phù
hợp với chi phí thấp.

- Giá cả - dịch vụ: Chất lượng dịch vụ tốt đi kèm với mức giá họp lý luôn là một tiêu chí để đánh giá
chất chất lượng của hoạt động giao-nhận.

3.2 GOM HÀNG & ĐÓNG GÓI

Gom hàng và đóng gói cần được thực hiện trước khi vận chuyển như được giải thích ở Hình 3.1.
Phần tiếp theo của tài liệu sẽ giới thiệu cách thức gom và đóng gói đối với một số mặt hàng.
Hình 3.1 Quy trình Gom hàng, đóng gói, vận chuyển

Gom hàng
Kết hợp các loại hàng hóa là hình thức gom những hạng mục không ảnh hưởng đến nhau thành
một khối. Gom các hạng mục không ảnh hưởng đến nhau giúp tiết kiệm diện tích đóng gói. Nếu chia
thành các hạng mục riêng biệt, sẽ có thùng đầy và thùng thiếu hàng. Vậy nên gom các hạng mục không
ảnh hưởng lại với nhau sẽ bớt đi nhiều diện tích thừa khi đóng gói. Nhược điểm của kiểu gom này là
khi gom các hàng hóa không cùng loại với nhau, cần phân loại hàng hóa sau vận chuyến. Xảy ra nhược
điểm tốn thời gian và nhầm lẫn với hạng mục có kích thước quá nhỏ. Ví dụ đóng gói kiểu gom hàng
cho móc khóa thì sẽ tốn thời gian để phân loại sau vận chuyển cũng như có thể xảy ra nhầm lẫn. Ngược
lại, nếu gom hàng cho hạng mục gấu bông cỡ lớn thỉ không xảy ra nhược điểm này do phân chia sau
vận tải sẽ dễ dàng hơn và khó nhầm lẫn.
Kết hợp phượng thức vận tải khi chỉ quan tâm đến địa điểm giao nhận hàng hóa. Việc kết hợp các
phương thức vận tải có thể vận chuyển bằng tất cả các phương tiện; bằng đường thủy, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ. Phân phối lựa chọn phương thức vận tải tuy theo loại hàng hóa, khoảng cách
di chuyển, thời gian và sự thuận tiện trong giao nhận hàng hóa. Nhược điểm của biện pháp này là khi
vận chuyến bằng đường hàng không, đường sắt, hay đường thủy đều cần phải bốc dỡ và kết họp với
đường bộ để vận chuyển đến nơi giao nhận.
Kiểu kết hợp kho bãi sẽ gom hàng dựa vào địa chỉ của hệ thống kho bãi của chuỗi, khách hàng
phải đến kho của chuỗi để giao nhận hàng hóa. Nhà xe Phương Trang và khá nhiều nhà xe khác áp
dụng biện pháp gom hàng này cho dịch vụ giao nhận hàng hóa của mình. Biện pháp này có ưu điểm dễ
kiểm soát hàng hóa, đơn giản hóa cách thức giao nhận nhưng bất tiện cho khách hàng nếu ở xa kho bãi.
Khắc phục nhược điểm này bằng cách mở rộng mạng lưới kho bãi. Nên gom hàng kiểu kết hợp kho bãi
cho hàng hóa dễ vỡ để giảm rủi ro trong vận tải, giao nhận.
Gom hàng kiểu Kết hợp thời gian vận chuyển tập hợp hàng hóa để có thể gởi đi cùng chuyến xe.
Việc gửi các hàng hóa cho kịp chuyến xe có ưu điểm nhanh chóng. Nhược điểm của kiểu gom hàng
này là sẽ có nhiều hạng mục hàng hóa được vận chuyển chung với nhau dễ gây hư hỏng. Vỉ dụ gom
mặt hàng điện tử (tivi, laptop) cùng với hải sản đông lạnh. Xảy ra trường hợp thùng hải sản cách nhiệt
không tốt gây đọng nước làm hỏng Tivi. Gom hàng không cùng hạng mục để vận chuyển cùng nhau dễ
thấy nhất là ở khoang hành lý xe khách. Hành khách mang thiết bị có thể gây cháy nổ (bật lửa, điện
thoại, laptop) trong hành lý của mình và đó thường là nguyên nhân gây cháy xe khách rất hay xảy ra
hiện nay.
Đóng gói
Ông bà ta có câu: “học ăn học nói, học gói học mở”. Vậy gói mở tức là đóng gói hàng hóa có chức
năng gì mà quan trọng đến vậy. Đóng gói có 4 chức năng chính đó là vận tải, thông tin, thuận tiện và
bảo quản sản phẩm như được trình bày ở Hình 3.3 bên dưới. 
Hình 3.3 Chức năng của đóng gói Vận tải:
Ngoài chức năng cơ bản là bảo quản sản phẩm để có thể vận tải (Hình 3.4), đóng gói còn giúp tạo
ra giá trị gia tăng, tương thích và hạn chế chiếm diện tích khi vận tải.
Hình 3.4 Bao bọc để bảo quản sản phẩm

Ví dụ dịch vụ chuyển phát nhanh gởi thư quốc tế của DHL, sau khi gom nhiều loại thư tín có cùng
điểm đến. DHL sẽ đóng gói và chỉ gởi đi một bó thư bằng phưong tiện vận tải đường không. Tại điểm
đến, DHL sẽ tách bó thư ra và giao bừng thư cho khách hàng của mình. Vậy là hoạt động đóng gói của
DHL đã tạo ra giá trị gia tăng do chỉ gởi đi một bó thư nhưng có thể thu lệ phí của nhiều thư.
Thông tin: Khi đóng gói, cần đính kèm thông tin (vận đơn) lên gói hàng hóa. Vận đơn cần có
thông tin về mã vận chuyển, hãng vận chuyển ví dụ Kerry hay Giao hàng nhanh và những điều cần lưu
ý trong quá trình vận chuyến ví dụ: chuyển phát nhanh, hàng dễ vỡ (Hình 3.5).
Hình 3.5 Một mẫu vận đơn củaShopee
Vậy là chức năng vận tải, thông tin, và bảo quản chính là chức năng “gói” của câu “Học gói”. Còn
lại chức năng thuận tiện tức là đặc tính dễ mở tương ứng với với chữ “Học mở của câu nói xưa.
Ngoài những chức năng vừa nên, người đóng gói cần cân nhắc thêm bốn yếu tố đó là trọng lượng,
giá trị hàng hóa, luật lệ và hàng dễ vỡ như được trình bày ở Hình 3.6.
Hình 3.6. Những yếu tố lưu tâm khi đóng gói

Trường hợp vận tải bằng đường không, đóng gói theo tính chất hàng hỏa như sau.
Hàng thông thường. Nhóm này bao gồm nhiều loại hàng hóa từ hàng khô, đồ dùng gia đình, hàng
cá nhân và các loại hàng hóa khác phục vụ nhu cầu thông thường. Khi đóng gói lưu ý sử dụng các vật
liệu độn có tính đàn hồi chèn xung quanh hàng hóa (Hình 3.7).
Hình 3.7 Chèn vật liệu có tính đàn hồi xung quanh hàng hóa khi đóng gói

Động vật sống. Có thể vận chuyển động vật sống bằng đường không. Việc vận chuyển động vật
sống bằng đường không cần tuân thủ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật sống cũng như
tuân thủ quy định của sân bay; động vật phải được nhốt trong lồng cấn thận,
Hàng mau hỏng bao gồm những hạng mục mà trạng thái hoặc tính chất ban đầu có thể bị thay đổi
khi chịu tác động của biến đổi nhiệt độ, độ ẩm hoặc thời gian do chuyến bay bị chậm trễ trong quá
trình vận chuyển. Bao gồm các loại thực phẩm có thời gian được đóng gói trong các túi nilon, hút chân
không, và bảo quản trong thùng xốp, tránh tình trạng đọng nước. Rau củ quả, trứng, trái cây cần được
bọc cẩn thận bằng các loại giấy gói bảo vệ và được bảo quản trong thùng xốp hoặc thùng carton hay
bao gai để tránh va đập trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, vật liệu dùng trong đóng gói phải có
đủ độ chắc chắn đế có thê chổng các kiện hàng lên nhau mà không bị xẹp. Yêu cầu là lảm bảo sự thông
thoáng và khối lượng các kiện hàng chồng lên nhau không gây quá tải.
Hàng nhạy cảm là những vật dụng có giá trị cao hơn so với hàng thông thường và có khả năng
mất mát trong quá trỉnh vận chuyển. Nhóm hàng này bao gồm: đồ trang sức, điện thoại, máy quay
phim, máy chụp hỉnh, máy tính xách tay, máy tính bảng (Hình 3.8). Nhóm hàng hóa này cần đóng gói
cẩn thận, thường dùng giấy bọt để bọc bên ngoài, tại các góc cạnh chống va chạm, Khi xếp nhiều hàng
hóa. nhỏ trong cùng gói hàng thì nên tách riêng và bọc từng mặt hàng riêng sau đó mới xếp vào thùng
carton.
Hình đóng gói hàng nhạy cảm
Hàng nguy hiểm là những mặt hàng có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, sự an toàn, tài sản
hoặc môi trường khi được vận chuyển bằng đưởng không.

Nó bao gồm 9 nhóm danh mục khác nhau, chủ yếu là các chất gây cháy nổ, các chất độc, các dung
dịch hóa học, chất gây nhiễm phóng xạ. Để đóng gói hàng hóa chất cần có các bịch, các thùng chứa
chuyên dụng để đóng gói. Khi đóng gói cần tuân thủ Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Khoản 3, Điều 5 của
nghị định này được qui định như sau.
Yêu cầu về bao bì
a) Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời
tiết và các tác động thông thường khi bốc - xếp, vận chuyển; bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản
riêng. Trước khi nạp hóa chất cần kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng
để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng
không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi
nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa
chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc - xếp, vận chuyển.
Hàng ướt thường không được đưa lên khoang hành khách của máy bay. Có thể mang mỹ phẩm lên
khoang hành khách, tuy nhiên nó có thể bị đổ chảy do va đập nên phải xếp chúng gọn gàng vào túi có
khóa rồi cho vào vali đựng hành lý xách tay.
Hàng đóng cùng đá ướt như cá tươi, đông lạnh, thủy hải sản cần cho vào thùng cách nhiệt và xếp
vào khoang lạnh riêng của máy bay.
Container
Hàng hóa xuất-nhập khẩu thường đóng gói bằng container và vận chuyển bằng đường biển (Hình
3.9). Ở Việt Nam người ta thường đóng container những mặt hàng nông sản như gạo, tiêu, điều, cà phê
để xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm nghệ cao như máy móc - thiết bị, đồ điện tử, gia dụng cũng bằng
container.
Hình 3.9 Đóng container để xuất nhập khẩu, vận tải đường biển

3.3 PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI


Vận tải là huyết mạch nuôi sống chuỗi cung ứng, có 4 phương thức vận tải cơ bản được sử dụng
hiện nay đó là đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không với tỷ trọng được thống kê ở Bảng
3.1 và Hình 3.10.
Bảng 3.1 Tỷ trọng phương tiện vận tải (Việt Nam, 2011)

TT Phương tiện Phần trăm (%)


1 Đường thủy 75.1
2 Đường sắt 1.9
3 Đường bộ 15.7
4 Đường không 0.2
5 Đa phương thức 7.0

Hình 3.10 Tỷ trọng phương tiện vận tải (Việt Nam, 2011)
Sales

0%7% Đường thủy


16% Đường sắt
Đường bộ
2% Đường không
Đa phương thức

75%
Vận tải đường thủy chiếm 75.1% (Bảng 3.1) đơn giá 207đ - 350đ/kg.km (2011), thích hợp với
hàng hoá cồng kềnh, số lượng lớn, hàng lâu hỏng, hàng giá trị thấp, hàng rời như vật liệu xây dựng,
than đá.
Tuy tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và mạng lưới đường sông-biển, bến cảng.
Nhưng với thương mại quôc tế thì đây lại là phương tiện thông trị với hơn 50% giá trị giao dịch (tính
bằng USD) và hơn 90% khối lượng hàng giao dịch.
Đường sắt
Đường sắt (Bảng 3.1) vận chuyển 1.9% khối lượng hàng hóa. Tốc độ vận chuyển trung bình từ 50
– 60 km/h; khoảng cách trung bình khoảng 1152 km; đơn giá bình quân từ 220đ - 780đ/kg/km (chưa
bao gồm thuế VAT, năm 2011 giá thay đổi tùy theo bậc cước).
Thời gian vận chuyển dài do công tác xếp-dỡ hàng hóa, Quá trình xếp dỡ nàng từ kho lên tàu (do
kho không gần đường tàu), từ tàu về kho thường cần sự hỗ trợ của cả phương tiện đường bộ (Hình
3.11) nên làm tăng thời gian chuyển vận. Ngoài ra, thời gian chuyển vận còn bị kéo dài do cần thời
gian để phân loại hàng hóa, thời gian tránh tàu do nước ta chỉ có một đường ray khổ hẹp và tàu hàng là
đối tượng không ưu tiên trong chạy tàu.
Hình 3.11. Xe tải hỗ trợ xếp-dỡ hàng lên toa tàu

Đường bộ
Là loại hình vận tải hóa được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Số liệu của năm 2011 (Bảng 3.1) chỉ
ra rằng loại hình vận tải này chiếm 15.7% khối lượng vận tải. Đơn giá trung bình 1.200 - 3.000đ/kg.km
(2011); khoảng cách trung bình: 438 km. Khối lượng chuyên vận trung bình: 17.5 đến 21 tấn.
Ưu điểm của phương tiện này là linh hoạt trong quá trình vận chuyển. Vận tải đường bộ có thể
đưa hàng về tận nơi được yêu cầu chứ không phải chuyển sang loại phương tiện nhỏ khác. Thời gian
vận chuyển do 2 bên tự thống nhất, trong quá trình vận chuyển thì có thể thay đổi lộ trình. Ngoài ra,
nhờ sự dồi dào số lượng hãng vận chuyển nên dễ đạt được lợi thế kinh tế.
Nhược điểm là sự giới hạn về tải trọng, kích thước và đơn giá chuyển vận cao.
Để cung ứng hàng hoá với hệ số sử dụng thiết bị cao, tăng linh hoạt; bán lẻ có thể sử dụng ôtô tải
trọng nhỏ. Đây là những xe có kích thước chỉ hơn ôtô cá nhân một ít; có tính cơ động cao, có thể vào
các lối nhỏ-hẹp. Nhược điểm của phương tiện này là chi phí chuyển vận khá cao, khoảng
3.500đ/kg.km.
Đường không
Vận tải đường không Là hình thức vận tải ra đời muộn nhất. Hình thức vận tải này lại đang đóng
vai trò quan trọng trong vận tải nội địa và quốc tế; thị trường nội địa, vận tải đường không chiếm 0.2%
khối lượng hàng hóa chuyển vận.
Hình 3.12 Vận tải đường không (Air cargo)

Vận tải đường không luôn dẫn đầu về tốc độ chuyển vận với vận tốc trung bình khoảng từ 1180
đến 1670 km/h tùy theo chiều bay so với chiều quay của trái đất (Hình 3.13). Phương tiện này vận
chuyển 21% giá trị hàng hóa trao đổi quốc tệ.
Hình 3.13 Tốc độ của vận tải đường không

Tóm lại, có ba phương thức chính để vận tải hàng hóa cho chuỗi ở thị trường nội địa đó là đường
bộ, đường sắt và đường thủy với năng lực của từng loại hình được trình bày ở Hình 3.14 bên dưới.
Bằng đường bộ không thể chuyển lô hàng có trọng lượng hơn 25 tấn. Đường sắt không quá 100 tấn,
còn đường biển thì về cơ bản, không giới hạn tải trọng của lô hàng.
Hình 3.14 Năng lực của ba toại hình vận tải chính ở thị trường nội địa
Hiệu quả sử dụng năng lượng của ba loại hình vận tải cho thị trường nội địa được tổng hợp ở Hình
3.15 bên dưới. Một lít dầu cho một tấn hàng, xe tải đi được quãng đường là 26.26 km, tàu hỏa đi được
85.38 km còn tàu thủy đi được 217.2 km.
Hình 3.15 Hiệu quả sử dụng năng lượng của ba loại hình vận tải

Vậy dù không phổ biến cho quãng đường ngắn và tốc độ chậm nhưng đường thủy vẫn luôn chiếm
một vị thế quan trọng trong ngành vận tải dựa trên tiêu chí giá thành và khả năng chuyển vận. Vận tải
đường thủy có thể vận chuyển được các loại hàng hóa đường dài với chi phí thấp nhất.
Việt Nam đang trong quá tình đẩy mạnh xuất-nhập khẩu hàng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu của
nước ta chủ yếu là gạo, cà phê, tiêu, điều, quần áo, giày dép. Trong khi các mặt hàng nhập khẩu hầu hết
là máy móc thiết bị với khối lượng lớn. Do đó vận chuyển đường thủy đóng vai trò quan trọng đối với
quá trình xuất - nhập khẩu hàng hóa cho chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, đường bộ lại là lựa chọn duy nhất cho việc vận chuyên hàng hóa ở cự li ngắn và trung
bình.
Giao nhận bằng xe mảy đang là một xu hướng vận chuyển hàng hóa ở cự ly cực ngắn đang được
ưa chuộng hiện nay. Trung bình mỗi ngày, một nhân viên có thể giao được khoảng 80 đơn hàng.
Để giao-nhận bằng xe máy, nhân viên giao hàng cần.
1. Nhận, đóng gói hàng hóa cho các đơn hàng.
2. Các gói hàng cần sắp xếp thứ tự của lộ trình để tiết kiệm thời gian giao-nhận.
Đa phương thức
Ở nghiên cứu của mình tác giả Hoàng Tiến đã tiến hành phỏng vấn hơn 20 chuỗi có hệ thống vận
tải hoạt động hiệu quả, kết quả cho thấy họ đã chuyển hàng hóa bởỉ ít nhất hai hình thức kết hợp, Biện
pháp sử dụng nhiều phương thức vận tải nhưng không xếp dỡ hàng hóa khi thay đổi phương thức được
gọi là vận tải đa phương thức. Phương pháp vận tải này được giao cho một tổ chức nên chỉ có một vận
đơn và một giá cước.
Hoạt động vận tải đa phương thức cho một chuỗi cung ứng được trình bày ở Hình 3.16 như sau.
Để đến được kho, hàng hóa được vận tải với số lượng lớn bằng đường thủy, rồi chuyển đến kho nằm
sâu trong nội địa bằng xe tải. Hàng hóa sau đó được phân phối đến bán lẻ bằng xe tải nhỏ.
Hình 3.16 Vận tải đa phương thức trong chuỗi cung ứng

Tóm lại, vận tải đa phương thức có thể phối hợp giữa các phương tiện sau.
 Đường sắt & đường bộ  Đường sắt & đường thủy
 Đường sắt & đường không  Đường bộ & đường không
 Đường bộ & đường thủy  Đường thủy & đường không
 Đường thủy & đường không  Kết hợp nhiều loại với nhau.
Giao hàng tại Vinamilk
Công ty sữa Việt Nam Vinamilk giao hàng theo mô hình được trình bày ở Hình 3.17 bên dưới.
Hình 3.17 Mô hình giao hàng ở Vinamilk
Vinamilk giao khâu vận chuyển hàng hóa đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ cho tập đoàn Phú Thái.
Vinamilk đặt ra điều kiện thiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm sữa của các thương
hiệu khác đối với đại lý bán độc quyền sản phẩm của Vinamilk. Ngược lại nhóm sản phẩm kem, sữa
chua, sữa tươi, Vinarnilk chọn cách phân phối ồ ạt bởi đây là hàng tiêu dùng thiết yếu.
Vinamilk bán lẻ qua hai kênh đó là truyền thống và hiện đại. Kênh truyền thống với hơn 1.400 đại
lý cấp 1, 5000 đại lý, 178.000 điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm của Vinamiỉk cũng như các kênh
phân phối trực tiếp khác như trường học, bệnh viện. Kênh truyền thống này bán được hơn 80% sản
lượng sữa của công ty. Để hỗ trợ mạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày
sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội. Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.
Kênh hiện đại như hệ thống siêu thị, Metro. Nhờ hệ thống nhà máy sữa được đầu tư ở nhiều địa
phương cùng các trung tâm phân phối trải đều khắp cả nước mà sản phẩm sữa tươi của công ty dễ dàng
chuyển đến hệ thống Metro, siêu thị với thời gian chuyển vận không quá 8 giờ. Nhờ ưu điểm qui mô
này nên với các sản phẩm sữa của Vinamilk, khi giá nguyên liệu mua vào cao công ty có thể bán với
giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận.
Với chính sách khuyến khích mở đại lý, và thưởng theo doanh số; bán hàng nên hệ thống đại lý
của Vinamilk đã mở rộng và phủ khắp cả nước. Trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính
thức, thậm chí có tỉnh-thành có tới 7 đại lý chính thức. Tuy nhiên việc quản lý các đại lý này trong việc
tuân thủ các qui định về độc quyền, chất lượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa thì rất khó khăn.
Hạn chế trong việc vận chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được chồng tối đa 8 thùng
nhưng nhiều đại lý, bán lẻ của Vinamilk lại chất đến 15 thùng, đã vậy còn không cẩn thận trong việc
vận chuyến; điều này ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Hạn chế trong bảo quản: Một số loại sữa tươi nếu bảo quản dưới 6°C thì thời hạn sử dụng là 45
ngày, ở nhiệt độ 15°C thì thời hạn sử dụng còn 20 ngày. Cuối cùng nếu để ở nhiệt độ thường (khoảng
27°C) thỉ sau 2 đến 3 ngày sữa sẽ bị chua. Tức là có khả năng xảy ra tình trạng sản phẩm sữa tươi bị
biến chất dù còn trong thời hạn sử dụng do việc bảo quản kém của đại lý/bán lẻ.
Khách đặt hàng online ở eShop của Vinamilk sẽ được giao hàng miễn phí cho đơn hàng nhiều hơn
300 nghìn đồng. Đơn vị thực hiện việc giao hàng là công ty Giao Hàng Nhanh (GHN) với thời gian
quy định tại Chính sách giao hàng đăng tải trên website của Vinamilk.
3.4 LỘ TRÌNH VẬN TẢI
Tìm hành trình tối ưu có tác dụng nâng cao hệ sổ sử dụng của phương tiện vận tải, giảm chi phí
vận tải, rút ngắn quãng đường, hoặc giảm thời gian cung ứng hàng.
Việc tìm hành trình được tiến hành trên cơ sở nhũng bản đồ có tỷ lệ lớn của khu vực thị trường
với các điểm cần cung ứng hàng cụ thể. Nếu mạng lưới quá dày đặc thì có thể chia nhỏ thành nhiều
vùng, và lập biểu đồ giao hàng cùng trách nhiệm quản lý cho từng vùng riêng biệt.
Trước hết cần tách những hành trình đến các cửa hàng (lớn) mà 1 dung lượng mỗi lần giao hàng
nhiều hơn 1 xe. Sau đó, lập hành trình cho các cửa hàng mà lượng hàng nhỏ hơn một xe, và kết hợp
chở đến nhiều diêm khác nhau bằng hành trình tối ưu.
Bài toán vận tải
Là dạng chuyên biệt của bài toán quy hoạch tuyến tính với kích thước nguồn và đích phải bằng
nhau. Áp dụng khi có nhiều nhà cung ứng hay kho hàng phục vụ cho nhiều khách hàng với cùng một
chủng loại sản phẩm.
Ví dụ 3.1 Với yêu cầu chuyển vận được nêu ở Hỉnh 3.18 và Bảng 3.2; đơn giá nêu ở Bảng 3.3.
Hãy lập kế hoạch chuyển vận với mục tiêu cực tiểu chi phí?
Bảng 3.2 Yêu cầu chuyển vận

Nguồn Công suất Đích Yêu cầu


1. Cung ứng 1 150 A. Siêu thị A 200
2. Cung ứng 2 175 B. Siêu thị B 100
3. Cung ứng 3 275 C. Siêu thị C 300
Tổng 600 tấn Tổng 600 tấn

Bảng 3.3 Đơn giá ($/tấn

A B C
Đích
 
  Bán lẻ A Bán lẻ B Bán lẻ C
Nguồn

1. Cung ứng 1 6$ 8$ 10$


2. Cung ứng 2 7 11 11
3. Cung ứng 3 4 5 12
Hình 3.18 Sơ đồ chuyển vận

Bảng vận tải


Để giải bài toán vận tải, cần lập Bảng vận tải như được mô tả ở Bảng 3.4. Sử dụng hàng để mô tả
Nguồn, có 3 nguồn đó là 1, 2 và 3 với khả năng cung ứng ghi ở cột Công suất. Sử dụng Cột để mô tả
Đích, có 3 đích đó là A, B và c với nhu cầu ghi ở hàng “Cầu”. Cuối cùng, ghi đơn giá vận tải vào góc
trên-phải của từng ô thuộc Bảng vận tải.
Lưu ý là bài toán vận tải luôn yêu cầu tống Nguồn bằng tổng Đích và Bảng vận tải cũng phải thỏa
mãn điều này. Bổ sung nguồn ảo hoặc đích ảo với đơn giá bằng 0 để cân bằng Nguồn-Đích khi xảy ra
sự mất cân đối giữa hai thành phần này.
Bảng 3.4 Bảng vận tải

Quy trình
Giãi bài toán vận tải theo qui trình 2 bước như được nêu ở Hình 3.19 bên dưới. Bước 1, tìm lời
giải bài ban đầu sử dụng một trong 3 phương pháp đó là: Góc Tây Bắc, Chi phí thấp nhất hoặc xấp xỉ
Vogel. Bước 2, tìm lời giải tối ưu sử dụng một trong 2 phương pháp: Duyệt tuần tự hoặc Phân phối cải
tiến.
Hình 3.19 Quy trình giải bài toán vận tải

Lời giải ban đầu - Góc Tây Bắc


Góc Tây Bắc là một trong ba phương pháp có thể sử dụng để tìm lời giải ban đầu. Tiến hành bằng
cách phân bổ tải trọng tối đa cho các ô thuộc góc trên bên trái của Bảng vận tải. Tải trọng tối đa phải
thỏa mãn hàng-cột tức là nguồn có khả năng cung ứng và đích có nhu cầu. Hoàn thành lời giải ban đầu
khi tất cả yêu cầu của nguồn/đích được thỏa mãn.
Sử dụng phương pháp góc Tây Bắc để tìm lời giải ban đầu cho Ví dụ 3.1 được kết quả trình bày ở
Bảng 3.5. Đầu tiên gán tải trọng tối đa cho ô 1A do ô này thuộc góc ưu tiên. Tải trọng tối đa 150 thỏa
mãn cả hàng lẫn cột nên được chọn. Xét tiếp các ô liền kề ô 1A tức là IB, 2B, và 2A để gán tải trọng.
Hoàn thành lời giải ban đầu khi tất cả các yêu cầu của Nguồn/Đích. được thỏa mãn.
Bảng 3.5 Lời giải ban đầu sử dụng phương pháp góc Tây Bắc

Chi phí vận tải của lời giải ban đầu (góc Tây Bắc)
Z = 6x1A + 8x1B + 10x1C + 7x2A + 11x2B + 11x2C + 4x3A + 5x3B + 12x3C
Z = 6(150) + 8(0) + 10(0) + 7(50) + 11(100) + 11(25) + 4(0) + 5(0) + 12(275) =5.925 $
- Phương pháp góc Tây-Bắc tuy đơn giản nhưng lời giải có thể chưa tối ưu vì mục tiêu của bài
toán là tìm chi phí cực tiểu nhưng phương pháp này không xét yếu tố chi phí khi tìm lời giải ban đầu.
Phương pháp Chi phí thấp nhất kỳ vọng khắc phục được nhược điểm này.
Chi phí thấp nhất
Chi phí thấp nhất là một ương ba phương pháp có thể sử dụng để tìm lời giải ban đầu. Tiến hành
bằng cách phân bổ tải trọng nhiều nhất vào các ô có chi phí đơn vị bé nhất của bảng vận tải.
Phân bổ tải trọng vào Bảng vận tải 3.4 sử dụng phương pháp Chi phí thấp nhất. Phân bổ tải 200
đến ô 3A đầu tiên do ô này có chi phí đơn vị thấp nhất (Bảng 3.6). Tải 200 thỏa mãn cả hàng (275) lẫn
cột (200); ngoài ra không xét các chi phí đơn vị khác thuộc cột A (đơn giá là 6 và 7) do cột này đã đầy
tải (200).
Bảng 3.6 Đầu tiên, phân bổ tải tối đa đến ô 3A do chi phí đơn bị bé nhất của ô này

Phân bổ tải 75 đến ô 3B do ô này có chi phí đơn vị thấp nhất (Bảng 3.7). Tải 75 này thỏa mãn cả
hàng lẫn cột (100); ngoài ra không xét các chi phí đơn vị khác thuộc Hàng 3 do hàng này đã đầy tải
(275).
Bảng 3.7 Ô kế 3B được chọn do chi phí đơn vị bé nhất của ô này

Thực hiện tương tự cho đến khi tất cả các Nguồn và Đích thỏa yêu cầu được kết quả trình bày ở
Bảng 3.8 như sau.
Bảng 3.8 Lời giải ban đầu sử dụng phương pháp chỉ phi thấp nhất

Chi phí vận tải của lời giải ban đầu - phương pháp Chi phí thấp nhất.
Z = 6(0) + 8(25) + 10(125) + 7(0) + 11(0) + 11(175) + 4(200) + 5(75) + 12(0) = 4.550 $
Xấp xỉ Vogel
Xấp xỉ Vogel là một trong ba phương pháp được áp dụng đề tìm lời giải ban đầu. Phương pháp
này dựa trên định nghĩa chi phí cơ hội; tức là sự khác biệt giữa chi phí bé nhất với chi phí bé liền kề
trong cùng hàng (hay cột).
Tiến hành theo qui trình nêu ở Hình 3.20. Bước 1, tính chi phí cơ hội cho mỗi hàng và cột của
Bảng vận tải. Bước 2, phân bổ tải trọng tối đa đển hàng hay cột có chi phí cơ hội lớn nhất. Khi phân
tải, cần lưu ý chọn ô có chi phí đơn vị bé nhất trong hàng hay cột có chi phí cơ hội lớn nhất.
Bước 3, loại hàng (nguồn) đã hểt khả năng cung cấp hay cột (đích) đã được thỏa mãn cầu. Tính lại
chi phí cơ hội cho những hàng/cột còn lại. Lặp lại các Bước 2, 3 cho đến khi nào tất cả nguồn và đích
(hàng/cột) đều thỏa yêu cầu.
Hình 3.20 Quy trình tìm lời giải ban đầu bằng phương pháp xấp xỉ Vogel
Ví dụ 3.2 Tìm lời giải ban đầu cho ví dụ 3.1 sử dụng phương pháp xấp xỉ Vogel ?
Lời giải
Giải theo qui trình đã nêu ở Hình 3.20, chi tiết như sau.
Bước 1. Tính chi phí cơ hội cho tất cả hàng và cột của Bảng 3.4, được kết quả trình bày ở Bảng
3.9. Ví dụ, Hàng 1 có chi phí đơn vị thấp nhất là 6, chi phí thấp liền kề là 8, nên chi phí cơ hội cho
hàng này là (8 - 6)f bằng 2.
Bảng 3.9 Chi phí cơ hội cho hàng và cột của bảng vận tải

Bước 2 (qui trình Hình 3.20) phân bổ tối đa tải trọng đến Hàng 2, ô 2A do ô này có chi phí đơn vị
bé nhất được kết quả trình bày ở Bảng 3.10.
Bảng 3.10 Phân bố tải trọng đến ô có chi phí đơn vị bé nhất

Bước 3 (qui trình nêu ở Hình 3.20) loại Hàng 2 ra khỏi Bảng vận tải. Tính lại chi phí cơ hội sau đi

đã loại Hàng 2 (đã hết công suất 175) được kết quả chi phí cơ hội cũng trình bày ở Bảng 3.10.

Quay lại Bước 2, tiến hành phân bổ tải trọng tối đa cho Cột B, ô 3B được kết quả trình bày ở Bảng

3.11.
Bảng 3.11 Phân bổ tối đa tải trọng đến ô 3B do có chi phí đơn vị bé nhất cột B

Hàng 3 của Bảng 3.11 có chi phí cơ hội lớn nhất, phân bổ tải trọng đến Hàng 3, các ô 3A và 3C
được kết quả Trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12 Hàng 3 được chọn để phân bố tải trọng

Tiến hành Bước 3 bằng cách gạch Hàng 3 khỏi Bảng vận tải được kết quả cũng trình bày ở Bảng
3.12. Cuối cùng chỉ còn mỗi ô 1C nên tiến hành phân bổ tải trọng còn lại là 150 đến ô này để hoàn
thành lời giải (Bảng 3.13); phương pháp xấp xỉ Vogel có chi phí vận tải là.
Z = 6(0) + 8(0) + 10(150) + 7(175) + 11(0) + 11(0) + 4(25) + 5(100) + 12(150) = 5.125 $
Bảng 3.13 Lời giải ban đầu sử dụng phương pháp xấp xỉ Vogel

Với số liệu của Ví dụ 3.1 này, phương pháp xấp xỉ Vogel và cả Chi phí thấp nhât đều cho kết quả
ban đầu tốt hơn phương pháp góc Tây Bắc.
Lời giải tối ưu - Duyệt tuần tự (Stepping-Stone)
Duyệt Tuần Tự là một trong 2 phương pháp được sử dụng để tìm Lời giải tối ưu (Bước 2, Hình
3.19). Sau khi đã tìm lời giải ban đâu sử dụng một trong ba phương pháp đã trình bày ở phần trên, áp
dụng phương pháp duyệt tuần tự để cải thiện lời giải ban đầu nhằm có được nghiệm tối ưu. Tiến hành
Duyệt Tuần Tự theo qui trình nêu ở Hình 3.21 bên dưới.
Bước 1 Tính chỉ số cải tiến Iij cho tất cả các ô rỗng có tạo thành chu trình với ô có gán tải trọng
của lòi giải ban đầu. Cách tính giá trị cúa chỉ số này được nêu ở Ví dụ 3.3 bên dưới.
Bước 2 Nếu chỉ số cải tiến Iij của mọi ô rỗng đều > 0, lời giải hiện tại là tối ưu. Nêu tồn tại một số
giá trị Iij âm, chọn ô có Iij âm nhất, điều chỉnh tải trọng cho các ô liên quan (ô có tạo thành chu trình
với ô rỗng); xong quay lại Bước 1.
Ví dụ 33 Áp dụng phương pháp Duyệt tuần tự để tìm lời giải tối ưu cho Ví dụ 3.1.
Lời giải
Sử dụng phương pháp Chi phí thấp nhất để tìm lời giải ban đầu được kết quả đã trình bày ở Bảng
3.8.
Bước 1 (qui trình Hình 3.21), tính chỉ số cải tiến cho các ô rỗng có tạo chu trình với các ô có gán
tải; Hình 3.22 trình bày một số chu trình thường gặp khi thực hiện bước này. Vì tính đơn giản, tài liệu
này chỉ chọn hình chữ nhật khi xét chu trình (nêu ở phía trái Hình 3.22).
Bảng 3.14 Tìm chu trình để tính chỉ số cải tiến Iij cho ô rỗng 1A

1A1B  3B  3A 6$ - 8 +5 -4 = -1$
Hình 3.22 Một số chu trình thường gặp

Ô rỗng 1A có tạo thành chu trình với các ô có gán tải nhu được mô tả ở Bảng 3.14. Đánh dấu
dương cho ô rỗng, các ô kế tiếp được đánh dấu dương/âm xen kẻ lẫn nhau được kết quả chỉ số cải tiến
ỈỊj cho 1A như sau.
Iij = 6$ - 8 + 5 -4 = -l$
Tính chỉ số cải tiến Iij cho các ô còn lại. Ô rỗng 2A không tạo thành chu trình (hình chữ nhật) với
các ô có gán tải nên không tính chỉ số cải, tiến Iij cho ô này. Chu trình cho ô rỗng 2B được mô tả ở
Bảng 3.15, và chỉ số cải tiến được tính như sau.
Iij = + $11 - 11 + 10 - 8 = + $2
Bảng 3.15 Chu trình và chỉ số cải tiến cho ô 2B, I2B = +2 $

2B2C  1C  1B
+ $11- 11 + 10-8 = + $2.
Chu trình cho ô rỗng 3C được mô tả ở Bảng 3.16, và chỉ số cải tiến Ỉ3C được tính như sau.
Iij = + $12 -10 + 8 - 5 = + $5
Bảng 3.16 Chu trình và chỉ số cải tiến cho ô 3C, I3C= +5$

3C1C  1B  3B
+ $12 -10 + 8 - 5 = + $5.
Bước 2 (qui trình ở Hình 3.21) xét giá trị chỉ số cải tiến Iij của tất cả các ô rỗng có tạo thành chu
trình. Chọn ô có chỉ số cải tiến âm nhất (ô 1A, Bảng 3.17) để tiến hành điều chỉnh tải trọng của ô này.
Tải trọng tối thiểu của chu trình là 25 nên chọn tải trọng này để điều chỉnh. Điều chỉnh bằng cách bổ
sung tải trọng tối thiểu cho ô có gán dấu cộng thuộc chu trình và trừ bớt tải trọng tối thiểu cho ô có gán
dấu trừ (Bảng 3.18). Chiều quay của chu trình không làm ảnh hưởng đến kết quả điều chỉnh.
Bảng 3.17 Chọn ô rỗng 1A để cải tiến do có chỉ số cải tiến âm nhất IA =-1$

Điều chỉnh được kết quả trình bày ở Bảng 3.18. Quay lại Bước 1, tính lại chỉ số tải tiến Iij cho các
ô rỗng
Bảng 3.18 Bảng vận tải kết quả điều chỉnh

Tính lại chỉ số cải tiến Iij cho các ô rỗng. Chỉ số cải tiến Iij cho ô rỗng 1B được trình bày ở bảng
3.19
Bảng 3.19 Tính lại chỉ số cải tiến cho ô rỗng 1B, I1B = +1$

1B —> 3B —> 3A —> 1A +$8 - 5 + 4 - 6 = +$l


Ô rỗng 2B không tạo thành chu trình nên không tính chỉ số cải tiến. Chi số cải tiến cho ô rỗng 2A
được trình bày ở Bảng 3.20.
Bảng 3.20 Chỉ số cải tiến cho ô rỗng 2A, I2A = 0$

2A -> 2C —1C ->1A + $7 - 11 +10-6 = $0


Tiếp theo, chỉ số cải tiến cho ô rỗng 3C được trình bày ở Bảng 3.21.
Bảng 3.21 Chỉ số cải tiến cho ô rỗng 3C, I3C = +4$

- Dừng qui trình duyệt tuần tự do chỉ số cải tiến Iịj của các ô rỗng không âm.
Chi phí vận chuyển
x1A = 25 tấn, x2C = 175 tấn, x3A = 175 tấn, x1C =125 tấn, và x3B = 100 tấn.
Z = $6(25) + 8(0) +10(125) + 7(0) + 11(0) + 11(175)+ 4(175) + 5(100) + 12(0) = 4.525 $; hết Ví
dụ 3.3.
Phân phối cải tiến (Modified Distribution Method)
Phân phối cải tiến là một trong hai phưong pháp cần tiến hành để tìm lời giải tối ưu (Bước 2, Hình
3.19). Sau khi đã có lời giải ban đầu, áp dụng qui trình nêu ở Hình 3.23 để tìm lời giải tối ưu.
Hình 3.23 Qui trình tìm lời giải tối ưu sử dụng phương pháp phân phối cải tiến
Bước 1: Ở bảng vận tải của lời giải ban đầu, thêm cột bên trái Ui và hàng bên trên Vj. Thiết lập
công thức tính đơn giá cho các ô có gán tải.
Ui + Vj = Cij (*) (3.1)
Cij: đơn giá
Bước 2: Tính giá trị của các chỉ số Ui, Vj rồi tính trị chỉ số cải tiến kij cho tất cả các ô rỗng.
kij = cij - ui - v (3.2)
Bước 3: Chọn ô có chỉ số cải tiến kịj âm nhất để phân bổ lại tải trọng.
Ví dụ 3.4 Áp dụng qui trình phân phối cải tiến để tìm lời giải tối ưu cho Ví dụ 3.1 với lời giải ban
đầu nêu ở Bảng 3.8.
Lời giải
Bước ỉ (qui trình nêu ở Hình 3.23) thêm cột Ui bên trái và hàng Vj trên cùng của lời giải ban đầu
được kết quả trình bày ở Bảng 3.22 bên dưới.
Bảng 3.22 Thêm các chỉ số Ui, Vj vào lời giải ban đầu
Thiết lập công thức tính đơn giá cho các ô có gán tải (Công thức 3.1).
x1B: U1 + vB = 8 (1)
x1C: u1 + vc =10 (2)
x2C: u2 + vc = 11 (3)
x3A: u3 + vA = 4 (4)
x3B: u3 + vB = 5 (5)
Thực hiện Bước 2, Hình 3.23 bằng cách tính giá trị cho các chỉ số Ui, Vj. Có 5 phương trình
nhưng có đến 6 biến; để giải cần giả sử U1 = 0, tính được giá trị cho các chỉ số Ui, Vj như sau cần.
vB = 8 (1)
vc =10 (27
u2= 1, u3 = -3, VA=7
Điền giá trị các chỉ số Ui, Vj vào Bảng 3.22 được kết quả trình bày ở Bảng 3.23. Dùng Công thức
3.2 để tính chỉ số cải tiến cho các ô rỗng.
kij = cij - ui - vj
Tính chỉ số cải tiến cho các ô rỗng của Bảng 3.23.
X1A: k1A = c1A - u1 - vA = 6 - 0 - 7 = -1
x2A: k2A = c2A - u2 - vA = 7 -1 - 7 = -1
X2B: k2B = c2B - u2 - vB = 11- 1+ 8 = +2
x3C: k3c = c3C - u3 -vc = 12 - (-3) -10 = +5.
Bước 3: Chỉ số cải tiến tại ô 1A âm nhất và tạo thành chu trình nên chọn ô này đế phân bố lại tải
trọng. Xét chu trình ô 1A với các ô có gán tải (Bảng 3.24), thấy rằng tải nhỏ nhất của chu trình này là
25 nên điều chỉnh cộng 25 cho ô 1A và 3B. Tương tự, điều chỉnh trừ 25 cho ô 1B và 3A đuợc kết quả
trình bày ở Bảng 3.25.
Bảng 3.24 Xác định ô có chỉ số cải tiến âm nhất

Lặp lại Bước 1 của qui trinh Hình 3.23 bằng cách tính lại giá trị của các chỉ số Ui, Vj.
Bảng 3.25 Bảng vận tải sau khi đã phân bố lại tải trọng
Thiết lập công thức tính chi phí đơn vị cho các ô có gán tải.
x1A: u1 + vA = 6 (1)
x1C: ui + vc=10 (2)
x2C: u2 + vC = 11 (3)
x3A: u3 + vA = 4 (4)
x3B: u3+vB = 5 (5)
Tiến hành Bước 2 bằng cách tính lại trị của các chỉ số ui, vi, với. u1 = 0.
vA = 6 (1)
vc=10 (2)
u2= 1, u3 = -2, vB = 7
Điền trị ui, vj vào Bảng 3.25 được kết quả trình bày ở Bảng 3.26 bên dưới.
Bảng 3.26 Trị ui, vj của bảng vận tải mới
Tính chỉ số cải tiến của các ô rỗng (Công thức 3.2).
kịj = cij - ui - vj
Tính chỉ số cải tiến cho các ô rỗng của Bảng 3.26.
x1B : k1B = c1B – u1 - VB = 8- 0- 7 = +1
x2A: k2A = c2A - u2 - vA = 7 -1 - 6 = 0
x2B: k2B = c2B - u2 - VB = 11 – 1-7 = +3
x3C: k2B = c2B - u3 - vc = 12 - (-2) - 10 = +4
Do các chỉ số cải tiến không âm nên dừng và giải pháp hiện tại ở Bảng 3.26 là lời giải tối ưu.
Chi phí vân chuyển
x1A = 25 tấn, x1C = 125 tấn, x2C = 175 tấn, x3A =175 tấn, và x3B = 100 tấn.
Z = $6(25) + 8(0) + 10(125) + 7(0) + 11(0) + 11(175) + 4(175) + 5(100) + 12(0) = 4.525 $; hết Ví
dụ 3.4.
Bài toán vận tải không cân bằng
Tổng cung khác tổng cầu, sẽ không thể hoàn thành Bảng vận tải dẫn đến không giải được bài toán.
Xử lý như sau; nếu tổng cầu vượt quá cung, một hàng giả được đưa vào bảng vận tải như được giải
thích ở Bảng 3.27
Bảng 3.27 Hàng giả (Dummy) được thêm vào để cân bằng Bảng vận tải

Ngược lại nếu tổng cung vượt quá cầu, cột giả được đưa vào nhu được giải thích ở Bảng 3.28.
Lưu ý là đơn giá của cột hay hàng giả bằng 0, là nhỏ nhất và được xét như đơn giá thực tế.
Bảng 3.28 Cột giả (dummy) được thêm vào để cân bằng

Suy biến
Bài toán vận tải với m hàng (nguồn), n cột (đích) thì phải có ít nhât m + n - 1 ô được gán tải trọng,
nếu không thì gọi là suy biến. Bảng vận tải ở Bảng 3 29 có số ô được gán tải là 4, không thỏa điều kiện
m + n - 1 = 3+3-1=5 nên suy biến.
Bảng 3.29 Bài toán suy biến

Với bài toán suy biến, không áp dụng được phương pháp duyệt tuần tự và cả phân phối cải tiên.
Để giải được bài toán suy biến, một ô với lượng vận tải = 0 (ô nhân tạo), có tạo thành chu trình với ô
trống được đưa vào bảng vận tải như được giải thích ở Bảng 3.30.
Bảng 3.30 Lượng vận tải bằng 0 được gán cho ô 1A

Áp dụng phương pháp duyệt tuần tự để tìm lời giải tối ưu với lời giải ban đầu được trình bày ở
Bảng 3.30. Tính chỉ số cải tiến Iij cho các ô trống có tạo thành chu trình với các ô được gán tải trọng
như sau.
x2A: 7-11+10-6 = 0 (chu trình: 2A-2C-1C-1A)
x2B: 11-11 + 10-8 = +2 (chu trình: 2B-2C-1C-1B)
x3B: 5-8 + 6-4=-l (chu trình: 3B-1B-1A-3A)
x3C: 12 -10 + 6 - 4 = +4 (chu trình:3C-lC-lA-3A).
Ô x2B có chỉ số cải tiến âm nhất nên được chọn để điều chỉnh, kết quả điều chỉnh được trình bày
ở Bảng 3.31. Lặp lại việc tính chi số cải tiến Iij cho các ô trống cho đến khi tất cả trị của chỉ số này
dương thì dừng vì đã tìm được lời giải tối ưu.
Bảng 3.31 Bảng vận tải sau điều chỉnh

Lịch vận tải


Xây dựng lịch vận tải sử dụng kết quả của bài toán vận tài nhằm cực tiểu chi phí. Tiến hành xây
dựng lịch vận tải theo qui trình 3 bước như được trình bày ở Hình 3.24 dưới đây.
Hình 3.24 Qui trình xây dựng lịch vận tải
Bảng 3.31 Bảng vận tải sau điều chỉnh

Lịch vận tải


Xây dựng lịch vận tải sử dụng kết quả của bài toán vận tài nhằm cực tiểu chi phí. Tiến hành xây
dựng lịch vận tải theo qui trình 3 bước như được trình bày ở Hình 3.24 dưới đây.
Bảng 3.31 Bảng vận tải sau điều chỉnh

Lịch vận tải


Xây dựng lịch vận tải sử dụng kết quả của bài toán vận tài nhằm cực tiểu chi phí. Tiến hành xây
dựng lịch vận tải theo qui trình 3 bước như được trình bày ở Hình 3.24 dưới đây.
Hình 3.24 Qui trình xây dựng lịch vận tải

Bước 1: Tách khối lượng vận tải từ lời giải tối ưu. Nếu khối lượng vận tải ỉớn hơn tải trọng của
phương tiện thì chia khối lượng này thành nhiều khối con, mỗi khối con tương ứng với tải trọng của
phương tiện. Ghi nhận thời gian để phương tiện có thể chuyển khối lượng từ nguồn đến đích của cung
đường.
Bước 2: Xác định số lượng phương tiện vận tải có thể huy động cho các cung đường.
Bước 3: Phân bổ khối lượng vận tải đến phương tiện.
Ví dụ 3.5 Áp đụng qui trình nêu ở Hình 3.24 để xây dựng lịch vận tải cho khối lượng được nêu ở
Bảng 3.26 ở trên với số lượng phương tiện cho các cung đường được trình bày ở Bảng 3.32 bên dưới.
Bảng 3.32 Số lượng phương tiện vận tải cho các cung đường

*Tải trọng của một phương tiện là 50 đơn vị khối lượng


Lời giải
Bước 1: Tách khối lượng vận tải khỏi Bảng vận tải (Bảng 3.26) được kết quả trình bày ở Bảng
3.33 bên dưới.
Bảng 3.33 Tách khối lượng vận tải

(*) Tải trọng của phương tiện: 50 đơn vị khối lượng


Bước 2: số lượng phương tiện có thể huy động cho các tuyến (cung đường) đã cho ở Bảng 3.32.
Bước 3: Phân bổ tải trọng đến phương tiện.
Từ sơ đồ chuyển vận (Hình 3.18) thấy rằng các phương tiện cùng xuất phát cùng nguồn có thể
ghép với nhau trong chuyển vận. Cụ thể là xe 1 chỉ chuyển có 14 tải trọng cho Tuyến 1, đồng thời xe
này cũng chỉ chuyển 14 tải trọng cho Tuyến 2. Vậy nên kết hợp tức là chất đầy tải cho xe này từ Nguồn
1, sau khi dỡ tải Tuyến 1 tức ở Đích A, xe này sẽ di chuyển từ Đích A đến Đích C với 14 tải trọng
(Tuyến 2). Thời gian để di chuyển giữa hai đích này là 6 giờ; tiết kiệm thời gian hơn so với việc phải
quay về Nguồn 1, rồi từ Nguồn 1 mới đi Đích C (Bảng 3.34).
Ngoài ra Lịch vận tải này chỉ mới xét việc mang tải từ nguồn đến đích mà chưa xét theo chiều
ngược lại. Để xét theo chiều ngược lại thì xem đích là nguồn và thực hiện lại bài toán xây dựng lịch
vận tài như đã được giải thích.
Bảng 3.34 Lịch vận tải
Lắp thiết bị theo dõi
Dựa trên phân tích do David tiến hành, những doanh nghiệp vận tải hàng đầu đạt được mức giao
hàng đúng hạn lên đến 96.6% hoặc hơn. Những doanh nghiệp ở mức trung bình đạt tỷ lệ giao hàng
đúng hạn ở mức 90.8%. Trong đó, những doanh nghiệp tụt hậu chỉ đạt mức 83%. Xét ở khía cạnh tài
chính, những doanh nghiệp tụt hậu phải liên tục trả giá cao cho việc giao hàng kém hiệu quả của mình.
Họ phải chi tiêu nhiều hơn nhưng lại giao hàng chậm và được ít hàng hơn.
David kết luận rằng chuẩn hóa qui trình và tự động hóa khả năng theo dõi hàng hóa cho phép nâng
cao hiệu quả của hoạt động vận tải.
Hình 3.25 Hệ thống quản lý vận tải ESYS (công ty ELCOM)
Thiết bị theo dõi gắn ở các phương tiện vận tải, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý vận tải
hỗ trợ những đặc tính sau đây.
- Giám sát từ xa lộ trình của phương tiện vận tải thời gian thực.
- Giám sát tiêu hao nhiên liệu, tự động cảnh báo về trung tâm khi phương tiện vận tải di
chuyển vượt quá tốc độ cho phép.
- Lưu giữ lộ trình từng xe trong thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng, tìm kiếm và mô phỏng lại lộ
trình đã đi của từng xe.
- Cho phép thêm các điểm riêng vào bản đồ số: điểm cảnh báo, chú ý. Cuối cùng, có thể kết
hợp với một số cảm biến đặc thù khác để gửi các thông số cần quan tâm như nhiệt độ, trọng lượng,...
về trung tâm điều khiển hồ trợ người quản lý kiểm soát quá trình.
- Thông qua những tính năng vừa nêu, David hàm ý rằng thiết bị theo dõi phương tiện vận tải
cùng phần mềm hỗ trợ giúp giảm rất nhiều qui trình thủ công nhưng nâng cao hiệu quả cho hoạt động
vận tải, giao-nhận.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này đã giới thiệu khái niệm vận tải, giải thích cách thức gom và đóng gói cho từng mặt
hàng. Nội dung chương còn đề cập đến phương thức vận tải đó là đường thủy, đường sắt, đường bộ,
dượng không và đa phương thức. Phần lộ trình giới thiệu về bài toán vận tải và biện pháp để hình thành
lộ trình vận tải dựa trên kết quả của bài toán vận tải. Phần cuối của chương trình bày về nội dung lắp
đặt thiết bị theo dõi I cho phương tiện vận tải.
BÀI TẬP
Doanh nghiệp hiện có 2 trung tâm phân phối và đang nghiên cứu phương án mở trung tâm thứ 3
tại một trong hai địa điểm: Vũng Tàu (VT) hoặc Đồng Nai (DN). Các trung tâm này sẽ phối hợp với
nhau tạo thành một hệ thống nhất phục vụ cho 3 nhóm khách hàng chính A, B, C. Đơn giá vận tải từ
các trung tâm đến khách hàng được cho ở bảng bên dưới. Hãy dùng bài toán vận tải để ra quyết định
xem doanh nghiệp nên đặt trung tâm phân phối ở đâu thì thuận lợi?
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 3.1 Tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá vận tải
a. Nhanh chóng, an toàn, linh hoạt, giá cả - dịch vụ.
b. Gom hàng, đóng gói.
c. Vận chuyển, phân phối hay tư vấn vận chuyển hàng hóa
d. Tất cả các ý trên.
Câu 3.2 Các hình thức của gom hàng
a. Kết hợp các loại hàng hóa, kết hợp thời gian vận chuyển
b. Kết hợp các phương thức vận chuyển
c. Kết hợp kho bãi
d. Tất cả các ý trên.
Câu 3.3 Gom hàng kiểu kết hợp kho-bãi có những nhược điểm nào sau đây
a. Khi gom các hàng hóa không cùng loại với nhau, cần phân loại hàng hóa sau vận chuyển
b. Khi vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt, hay đường thủy đều cần phải bốc dỡ và kết
hợp với đường bộ để vận chuyển đến nơi giao-nhận.
c. Gây bất tiện cho khách hàng khi giao nhận hàng hóa
d. Tất cả các ý trên.
Câu 3.4 Gom hàng kiểu kết họp thời gian vận chuyển có nhược điểm gì?
a. Khi gom các hàng hóa không cùng loại với nhau, cần phân loại hàng hóa sau vận chuyển
b. Khi gom hàng vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt, hay đường thủy đều cần phải
bốc dỡ và kết hợp với đường bộ để vận chuyển đến nơi giao-nhận
c. Gây bất tiện cho khách hàng khi giao nhận hàng hóa
d. Gom hàng hóa không cùng loại với nhau dễ gây hư hỏng.
Cân 3.5 Chọn chức năng của đóng gói.
a. Dễ dàng xếp dỡ, tăng độ cute cho sản phẩm, thuận tiện và bảo quản sản phẩm
b. Vận tải, thông tin, thuận tiện và bảo quản sản phẩm
c. Tăng mức nhận diện thương hiệu, vận tải, thông tin, đễ vận chuyển
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3.6 Cách đóng gói nào phù hợp với hàng nhạy cảm
a. Vận chuyển bằng đường không cần tuân thủ Công ước về buôn bán quốc tế
b. Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời
tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.
c. Nhóm hàng hóa này cần đóng gói cẩn thận, thường dùng giấy bọt để bọc bên ngoài, tại các góc
cạnh chống va chạm.
d. Đóng gói trong các túi nilon hút chân không, đóng gói trong các thùng xốp hoặc carton hay bao
gai để tránh va đập trong quá trình vận chuyển.
Câu 3.7 Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải
a. Đa phương thức vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai hình thức: vận tải kết hợp.
b. Đa phương thức vận chuyển hàng hóa bởi nhiều doanh nghiệp vận tải.
c. Đa phương thức vận chuyển hàng hóa bởi tất cả các hình thức vận tải kết hợp.
d. Cần nhiều vận đơn khi vận tải bằng phương pháp đa phương thức.
Câu 3.8 Thiết lập lộ trình vận tải để
a. Giảm chi phí nhân công giao hàng, giảm tiền hàng để khách hàng có sản phẩm giá rẻ hơn, rút
ngắn thời gian vận chuyển
b. Tìm hành trình tối ưu có tác dụng nâng cao hệ số sử dụng của phương tiện vận tải, giảm chi phí
vận tải, rút ngắn quãng đường, hoặc giảm, thời gian cung ứng hàng
c. Tìm lộ trình tối ưu
d. Cả a và b đúng.
Cân 3.9 Chọn phương pháp được dùng để tìm lời giải ban đầư cho bài toán vận tải.
a. Góc Tây Bắc
b. Chi phí thấp nhất
c. Xấp sỉ Volgel
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3.10 Phương pháp phân phối cải tiến dùng để
a. Tìm lời giải tối ưu cho bài toán vận tải
b. Tìm lời giải ban đầu cho bài toán vận tải
c. Tìm chỉ số cải tiến Iij
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3.11 Sử dụng các thiết bị theo dõi để
a. Giám sát hành trình phương tiện vận tải thời gian thực
b. Kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu
c. Kiểm soát nhiệt độ thùng hàng.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 3.12 Ở phân phối cải tiến, chỉ số Kij đạt yêu cầu khi
a. Kij >0 b. Kịj = 0 c. Kij < 0 d. Kij < 0
Câu 3.13 Trong bài toán vận tải không cân bằng, nếu tổng cầu vượt cung.
a. Hàng sẽ đưa đều vào các bảng, và giải bài như bình thường
b. Đưa một hàng giả vào bảng vận tải hàng nguồn
c. Đưa một cột giả vào bảng vận tải cột đích
d. Đưa hàng giả vào bảng vận tải cả cột nguồn và đích.
Câu 3.14 Nếu khối lượng vận tải lớn hơn tải trọng của phương tiện thì
a. Sử dụng các phương tiện khác có tải trọng lớn hơn bằng cách thuê ngoài để có thể vận tải hết
đơn hàng một lần
b. Chia khối lượng này thành nhiều khối con, mỗi khối con tương ứng với tải trọng của phương
tiện
c. Cả a và b đúng
d. Cả a và b sai.
Câu 3.15 Công thức tính đơn giá cho các ô có gán tải.
a. m + n - 1
b. kij = cij - ui - vj
c. ui + vj = cij
d. Tất cả đều sai.

You might also like