You are on page 1of 10

Chuỗi cung ứng lạnh (Cold chain)

1. Khái niệm:

- Một chuỗi lạnh hay chuỗi cung ứng lạnh hoặc chuỗi mát là một chuỗi cung ứng có kiểm soát
nhiệt độ.

- Hiểu một cách đơn giản thì chuỗi cung ứng lạnh (cold chain) là chuỗi cung ứng có khả năng
kiểm soát và duy trì nhiệt độ, độ ẩm, … (điều kiện bảo quản) cho các loại hàng hóa đặc thù, đảm
bảo nhu cầu lưu trữ cũng như kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trước khi phân phối ra thị
trường.

Lưu ý rằng: chuỗi cung ứng lạnh gắn với hàng hóa đặc thù như: thực phẩm, thủy hải sản, hàng
đông lạnh, nông sản, dược phẩm (đặc biệt là vacxin), …

(Chuỗi cung ứng mà các hàng hóa được luân chuyển không đòi hỏi yêu cầu về bảo quản, dải
nhiệt độ, độ ẩm nhất định thì đó là các chuỗi cung ứng thường.)

2.Cấu trúc:

- Xét trên tính vật lý:


Hai thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng lạnh đó là: Hệ thống mạng lưới nhà kho lạnh và Hệ
thống phương tiện vận tải lạnh, trong đó:

 Mạng lưới nhà kho lạnh: Đảm nhận vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và bảo quản
hàng hóa tại những “điểm nút” Logistics nhất định. Những mặt hàng nhạy cảm và dễ
hỏng hóc sẽ được kiểm soát tốt hơn về nhiệt độ bảo quản. Hàng hóa sẽ được lưu trữ tại
đây, trước khi tiếp tục chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng hay tại những điểm phân
phối khác.
 Phương tiện vận tải lạnh: Bao gồm những loại phương tiện vận chuyển chuyên dụng, ví
dụ như: xe tải, xe container đông lạnh, những thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận
chuyển,… Phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc
phân phối, đảm bảo những điều kiện tối ưu về nhiệt độ, độ ẩm,… của hàng hóa, trong
suốt quá trình giao – nhận.

Chuỗi cung ứng lạnh sẽ cung cấp các khoảng nhiệt độ thích hợp cho mỗi loại sản phẩm trong
toàn bộ quá trình cung ứng. Tùy theo tính chất của từng loại hàng hóa mà chuỗi cung ứng lạnh sẽ
cung cấp các khoảng nhiệt độ thích hợp cho sản phẩm trong toàn bộ quá trình cung ứng với các
tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến là:
 Mức đông lạnh sâu – Deep Frozen (từ -28 đến -30 độ C): Đây là mức nhiệt độ lạnh
nhất, chủ yếu dành cho việc vận chuyển thủy hải sản.
 Mức đông lạnh – Frozen (từ -16 đến -20 độ C): Chủ yếu dành cho vận chuyển thịt.
 Mức lạnh – Chiller (từ 2 đến 4 độ C): Đây là mức chuẩn nhiệt độ bên trong tủ lạnh,
thường được sử dụng để vận chuyển mặt hàng trái cây và rau củ quả, nhằm giữ được thời
hạn sử dụng tối ưu nhất.
Giám sát chuỗi lạnh trong hậu cần thực phẩm

Ngoài ra mức từ 2 đến 8 độ C, là thích hợp để bảo quản dược phẩm thông thường. Khoảng nhiệt
từ 12 đến 14 độ C thích hợp cho chuỗi cung ứng chuối, là một trong những loại trái cây sản xuất
và vận chuyển nhiều nhất thế giới.

- Xét theo phương thức tổ chức

Bên cạnh những thành phần vật lý kể ở trên, khi nhắc tới chuỗi cung ứng kho lạnh, thì doanh
nghiệp cũng cần phải xem xét đến cả những thủ tục để quản lý quá trình vận hành, quy trình
kiểm soát và sử dụng các trang thiết bị vật lý và vận tải tối ưu.

Các chuỗi cung ứng lạnh thường tập trung vào 3 hợp phần chính là:

 Trang bị các thiết bị dự trữ và vận chuyển hàng hóa an toàn đồng bộ trong điều kiện khí
hậu được kiểm soát.
 Đào tạo các nhà quản lý và nhân viên có chuyên môn trong điều hành, sử dụng và duy trì
các thiết bị chuyên dụng.
 Xây dựng các thủ tục để quản lý các quá trình vận hành, quy trình kiểm soát và sử dụng
các thiết bị tối ưu.

Nhờ 3 thành phần như trên mà chuỗi cung ứng lạnh không chỉ đảm bảo điều kiện về nhiệt độ, độ
ẩm của hang hóa cung ứng mà tốc độ cung ứng cũng nhanh chóng và kịp thời.
3. Phân loại:
Vận chuyển hàng hóa được kiểm soát nhiệt độ:
Trong chuỗi cung ứng lạnh, đôi khi các doanh nghiệp trong quá trình gửi hàng sẽ gặp một số rắc
rối. Nhất là trong những trường hợp cần giao hàng nhanh chóng, gấp trong vòng một hay hai
ngày, đối với loại hàng hóa cần phải kiểm soát nhiệt độ.

Trong trường hợp đặc biệt này, phương thức vận tải phù hợp nhất là vận chuyển đường hàng
không. Một số mặt hàng khác, ví dụ như dược phẩm, nội tạng hoặc những sản phẩm khoa học
đời sống khác, cũng yêu cầu phải kiểm soát cụ thể về tình trạng nhiệt độ trong quá trình vận
chuyển.

Nhưng câu hỏi làm thể nào để bảo quản hàng hóa ở nhiệt độ thích hợp lại là thử thách không hề
nhỏ. Bởi vì nhiệt độ của hàng hóa rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Từ thời điểm
đóng gói hàng hóa tại kho, cho đến khi hàng hóa được xếp lên máy bay và giao hàng tại đích
đến, thì nhiệt độ có thể thay đổi nhanh chóng, dễ dàng từ -18 độ C lên đến 40 độ C.

- Bảo quản ở nhiệt độ mát

Trong vận tải hàng hóa nói chung, việc giữ nhiệt độ hàng hóa ổn định theo yêu cầu và thông
thừng ở mức dưới nhiệt độ môi trường thông thường. Những mức nhiệt độ thông thường trong
Chuỗi cung ứng lạnh được quan tâm đó là:

- Từ -18 đến 0 độ C
- Từ 2 đến 8 độ C
- Trên 8 đến 15 độ C
- Bảo quản ở nhiệt độ ẩm

Không giống với loại hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ mát, thì hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt
độ ẩm sẽ phức tạp hơn một chút. Ở chặng bay trên không, nhiệt độ có thể đạt xuống âm độ khi
máy bay lên độ cao trên 10000m. Nhưng quá trình bảo quản dưới mặt đắt, chỉ mỗi kho lạnh tại
sân bay là không đủ điều kiện theo yêu cầu của bên phía gửi hàng.

Do đó, nhà chuyên chở cần chuẩn bị những thiết bị chuyên dụng khác nhau để bảo quản hàng
hóa ở nhiệt độ ẩm. Dưới đây là một số thiết bị chuyên dụng phục vụ bảo quản trong Chuỗi cung
ứng lạnh:

- Envirotainer: Đây là loại container chở hàng không chuyên dụng, dành riêng cho vận tải
hàng không (ULD). Loại container này được trang bị bộ motor, pin và đá khô, để có thể
duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng 72 giờ. Giải pháp này thường được nhiều bên lựa
chọn khi vận chuyển sản phẩm dược phẩm.AcuTemps: Thiết bị này được trang bị máy
nén chuyên dụng và pin duy trì nhiệt độ với dung lượng lên đến 100 giờ. Vì không sử
dụng đá khô nên thiết bị này hoàn toàn có thể được sử dụng trên bất kỳ loại máy bay nào.

- Đá khô: Chính là Carbon Dioxide (CO2) ở thể rắn. Loại “đá” này có kích thước và hình
dạng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Trong quá trình sử
dụng, đá khô sẽ bốc hơi và sẽ được coi là chất nguy hiểm. Do đó, chi phí vận chuyển có
dùng đá khô có thể cao hơn bình thường và không phải loại máy bay nào cũng có thể
nhận chở được (đá khô được xếp vào loại hàng nguy hiểm).

- Túi Gel: Đây là những túi dạng kín, chứa chất làm mát dạng lỏng, có tác dụng hấp thụ
nhiệt và duy trì nhiệt độ. Chúng thường không được xem là hàng nguy hiểm trong vận
chuyển đường hàng không và chi phí mua túi Gel cũng thường rẻ hơn nhiều so với mua
đá khô.
Vận chuyển hàng hóa không cần kiểm soát nhiệt độ:

Vận đơn hàng không – Airway Bill:

Vận đơn hàng không (AWB) là loại chứng từ bắt buộc dành cho tất cả hàng hóa, đặc biệt là các
hàng hóa dễ hư hỏng và cần được bảo quản nhiệt độ phù hợp trong Chuỗi cung ứng lạnh. Trên
AWB, bắt buộc phải thể hiện đầy đủ những thông tin về tên hàng hóa, khung nhiệt độ yêu cầu,
người gửi hàng, người nhận hàng và những tính chất đặc biệt khác của hàng hóa (nếu có).

Ngay từ khâu kiểm tra giá cả và lấy booking thì các hãng hàng không đã remark ở trên hệ thống
của airlines về lô hàng cần được kiểm soát nhiệt độ. Đồng thời, thông tin về nhiệt độ yêu cầu bắt
buộc cũng phải có trên Airway bill để nhân viên kho hàng ở cả 2 đầu xuất – nhập, làm đúng theo
yêu cầu có trên Hướng dẫn gửi hàng (hay còn gọi là Phiếu cân – VGM).

Nhãn mác – Label

Tất cả các lô hàng hóa không cần kiểm soát nhiệt độ đều phải có dán nhãn mác, nhằm tuân thủ
chặt chẽ theo quy định của IATA và từng hãng hàng không riêng về mặt hàng hóa dễ hư hỏng.

Đóng gói theo đúng tiêu chuẩn

Khi thực hiện đóng gói hàng hóa dễ hỏng để vận chuyển bằng đường hàng không, thì bao bì bọc
sản phẩm phải được thiết kế dựa vào sự thay đổi độ cao, duy trì nhiệt độ bên trong và đồng thời
điều chỉnh theo nhiệt độ ở bên ngoài. Chúng phải đủ chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau và
chịu được sự khắc nghiệt khi vận chuyển và xếp dỡ khi đang ở trên mặt đất cũng như trên không.

Mỗi loại hàng hóa dễ hỏng cần có những cách thức đóng gói và bảo quản khác nhau. Nhiều mặt
hàng vận chuyển cần đảm bảo phải có “vật liệu đóng gói” phù hợp, để tránh bất kỳ trường hợp
xảy ra rò rỉ, rơi vãi hoặc nhiễm bẩn từ những mặt hàng để cùng chung khác.

Tùy theo đặc thù của hàng hóa, doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng những loại vật liệu trong Chuỗi
cung ứng lạnh như: thùng xốp, hộp, sọt, thùng nhựa, túi nilon, thùng gỗ, tấm trải nilon, hộp carton phủ
sáp,… Bên cạnh đó các vật liệu hút nước và làm lạnh kèm theo (nếu có) cũng được sử dụng như: đá khô,
đá Gel, khí hóa lỏng làm lạnh,… trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Bất kể sử dụng loại bao bì nào để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng, thì mỗi bao bì đều phải được
dán nhãn và đánh dấu phù hợp. Hơn nữa, nội dung trên dán nhãn trong chuỗi cung ứng lạnh phải
rõ ràng và đầy đủ để có thể phục vụ việc kiểm kê chính xác nhất.
4. Quản lý tốt chuỗi cung ứng lạnh mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Chuỗi cung ứng lạnh là nhân tố quan trọng đảm bảo tính “toàn vẹn” cho sản phẩm/hàng hóa.

Quản lý tốt chuỗi cung ứng lạnh giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro, gia tăng cơ hội bán,
tối về quy trình, chất lượng cũng như doanh thu của tổ chức. Ý nghĩa của chuỗi cung ứng lạnh
đối với doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh bao gồm:

* Kéo dài thời gian lưu trữ, giảm tỷ lệ hư hỏng, giữ chất lượng sản phẩm tốt nhất

Thống kê nhanh cho thấy, với chuỗi cung ứng lạnh, thời gian sử dụng của hàng hóa có thể được
kéo dài hơn gấp 2 – 3 lần so với thông thường, tỷ lệ hao hụt hay hư hỏng cũng giảm đi khoảng
60 – 70%.

Điều nào tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho doanh nghiệp. Các đơn vị có thêm thời gian phân
phối và đưa các sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng.

* Nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo lòng trung thành

Với những sản phẩm được lưu trữ, bảo quản tốt hơn, người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hơn.
Từ đó, gắn kết mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, tạo ra nguồn doanh thu đều đặn,
ổn định, đảm bảo tính bền vững cho mô hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của tổ chức.

* Nâng cao chất lượng cuộc sống, mở ra cơ hội hợp tác Quốc tế, phát triển nền kinh tế bền
vững

Chất lượng sản phẩm được nâng cao, và giữ được lâu hơn giúp cho sự thỏa mãn hay mức sống
nói chung của xã hội được cải thiện. Ngoài ra, quản lý chuỗi cung lạnh tốt tạo điều kiện cho các
sản phẩm có đủ điều kiện để xuất khẩu tới các thị trường tiêu thụ trên thế giới, từ đó, thu hút
thêm dòng tiên, nâng cao doanh thu, phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các Quốc
gia.

Chuỗi cung ứng lạnh đang dần trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở các thị trường xuất khẩu
hàng hóa đặc thù lớn như tại Việt Nam. Đây là “chìa khóa” cho những thách thức về khả năng
kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp trong quản lý chuỗi cung ứng các sản phẩm nhạy cảm,
đặc thù như dược phẩm, thiết bị y thế, thực phẩm.

1 Ví dụ thự c tế: vì đó mà gần như các doanh nghiệp trên toàn cầu rất đề cao về cold

chain, một ví dụ gần đây là bài tạp chí trên ACW Daily “ICL mở rộng khả năng chuỗi cung

ứng lạnh với sự hợp tác của FreshLinc”


Hai công ty đã làm việc cùng nhau về vận tải container vận tải đường biển, hiện đang hợp tác
giao hàng chặng cuối cho vận tải hàng không của Vương quốc Anh.

https://www.aircargoweek.com/icl-expands-cold-chain-capabilities-in-collaboration-with-
freshlinc/

5. Sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam và trên thế giới:
Theo thống kê, trong hai thập niên trở lại đây, các quốc gia có tốc độ tăng trưởng chuỗi lạnh
nhanh nhất là Pháp, Đức, Phần Lan, Tây Ban Nha và Brazil, đây cũng là các quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, bền vững hoặc có các ngành nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu. Ấn Độ và
Trung Quốc, hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là những nước xuất khẩu nông nghiệp
hàng đầu cũng là những quốc gia có sự tăng trưởng nhanh về các chuỗi cung ứng lạnh trong các
năm gần đây.
Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất
của VN (23%) cũng đã nhanh chóng hình thành Kế hoạch phát triển ngành Logistics Chuỗi Lạnh
nông sản vào năm 2010, các tỉnh và thành phố Trung Quốc đã có kế hoạch 5 năm (2011-2015)
cho logistics chuỗi lạnh.

Ví dụ

Bắc Kinh có kế hoạch tăng tỷ lệ chuỗi lưu thông lạnh của các loại trái cây và rau quả, thủy sản,
và các sản phẩm thịt hiện nay từ 10%, 30% và 50% đến 20%, 45% và 70% tương ứng giai đoạn
2011-2015.

Chuỗi cung ứng lạnh phổ biến ở các nước phát triển và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của
các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Chuỗi cung ứng lạnh là giải pháp cho những thách
thức về khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp trong quản lý chuỗi cung ứng các sản
phẩm dược, mẫu thử sinh học, thiết bị y tế hay các sản phẩm nhạy cảm khác. Gần 130 tỷ USD
sản phẩm dược chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh để đảm bảo sản phẩm
dược giữ được tình trạng nguyên vẹn khi đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Theo dự báo của Business Monitor, sự gia tăng dân số ở Việt Nam sẽ đẩy mạnh sức tiêu thụ
thuốc từ khoảng 3.3 tỷ USD năm 2013 lên gần 10 tỷ USD vào năm 2020. Chính phủ cũng đã ban
hành các chính sách khích lệ sự phát triển ngành dược, điển hình như mục tiêu thúc đẩy giá trị
tiêu thụ thuốc nội chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ, và thúc đẩy sản xuất thuốc trong nước sẽ đáp
ứng 20% nhu cầu nguyên liệu thô vào năm 2030.

You might also like