You are on page 1of 29

V-Phân loại Container

Theo tiêu chuẩn ISO:


Theo tiêu chuẩn ISO 6346-1995, container đường biển bao gồm 7 loại chính như
sau:
 Container bách hóa

 Container hàng rời


 Container chuyên dụng

 Container bảo ôn

 Container hở mái
 Container mặt bằng

 Container bồn

Đặc điểm của từng loại container:


 Container bách hóa: thường được sử dụng để chở hàng khô nên còn được
gọi là container khô (dry container), viết tắt là 20'DC hay 40'DC. Loại
container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
 Container hàng rời: cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc,
quặng,...) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng, và dỡ hàng dưới
đáy hoặc bên cạnh.
 Container chuyên dụng: được thiết kế đặc thù để chở## Vận chuyển hàng
hóa bằng container đường biển
Các loại container phổ biến
 Container bạt: Không có mái che và vách ngăn, phù hợp với những kiện
hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn như máy móc, sắt thép.
 Container có vách ngăn tháo dời: Những vách ngăn có thể tháo dời hoặc
gập xuống cho phép linh hoạt sắp xếp hàng hóa, thuận tiện hơn so với
container bạt.

 Container bồn: Là loại container có khung gắn một bồn chứa bên trong, có
miệng bồn trên mái để đổ chất lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm vào
trong. Thân container lắp van xả để hút hoặc dùng máy bơm để lấy hàng ra
ngoài.
VI-YÊU CẦU XẾP DỠ VÀ BẢO QUẢN
1. Kỹ thuật chất xếp bảo quản container
a) Phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn container
_ Xếp hàng container ít nhất 80% thể tích mới gọi là đầy hàng
_ Hàng hóa phải xếp chặt tận dụng để không bị xô dịch tận dụng tối đa dung tích
_ Hàng nhẹ quan tâm đến sử dụng hệ sô tận dụng dung tích hơn là hệ số lợi dụng
trọng tải
_ Khi xếp nhiều loại hàng chung một container, phải xếp hàng nặng bên dưới, hàng
nhẹ bên trên và nếu cần phải đặt thêm tấm đệm lót và chằng buộc cẩn thận.
b) Chèn lót hàng hóa
_ Tránh cho hàng hóa tiếp xúc va chạm gây hư hại cho nhau và gây hư hại cho
container.
_ Tạo điều kiện xếp hàng thành chồng lên nhau (đặc biệt là hàng mỏng mảnh dễ vỡ
hoặc đường ống tròn) làm tăng thêm lợi ích kinh tế.
_ Vật liệu chèn lót có thể là rơm rạ, cỏ khô, vỏ bào, phên tre đan, tấm chiếu,…
nhưng tất cả phải sạch sẽ, khô ráo, không dây bẩn, không tạo môi trường thuận lợi
cho côn trùng sinh sôi, gây hại

c) Gia cố container
_ Áp dụng để lấp khoảng trống giữa các kiện hàng, giữa hàng và vách nhằm phòng
tránh hàng bị xê dịch, va chạm trong quá trình vận chuyển bốc dỡ.
_ Có nhiều cách gia cố hàng:
+ Dùng trụ gỗ chống đỡ
+ Dùng giá gỗ, chốt nêm, tấm đệm
+ Dùng dây thừng, dây xích, đai nẹp hoặc lưới để buộc giữ.

d) Hạn chế hoặc giảm bớt áp lực hoặc chấn động


_ Ta có thể dùng vật có công dụng hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động :
Vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa không
khí
2.Chất xếp hàng có bao bì khác nhau vào container
a) Hàng đóng trong thùng gỗ khít hoặc gỗ thưa (wooden cases)
_ Mặt sàn không cần đệm lót
_ Hòm gỗ có phần yếu hoặc hàng chứa bên trong thuộc loại dễ vỡ thì có thể dùng
vật liệu đệm lót để giảm bớt sức chấn động.
b) Hàng đóng trong hộp giấy bìa cứng (cardboard boxes)
_ Nếu xếp chồng thành tầng thì phải xếp thẳng hàng, các hộp có góc cạnh bằng
nhau
theo kiểu “xây tường”, giúp cho các tầng liên kết bám tựa vào nhau để tránh bị
tách biệt, dễ rơi đổ

c) Hàng đóng kiện (baled cargo)


_ Không dùng móc câu để di chuyển hàng
_ Không xếp chung hàng đóng kiện với các loại hàng nặng khác, có bao bì hành
dáng sắc cạnh.
_ Khi bốc dỡ bằng xe nâng, cần đề phòng quá tải trên mặt sàn container.
_ Đề phòng cháy vì vật liệu đóng kiện thường thuộc loại dễ cháy
d) Hàng đóng bao túi (bagged cargo)
_ Vật liệu thường là giấy dày (đựng xi măng, phân bón, đường,….), đay dệt (đựng
hạt, ngũ cốc), vải dày (đựng bột),….
_ Thường là các loại hạt, viên nhỏ hoặc dạng bột nên dễ rơi vãi, do đó cần dùng
tấm lót phủ mặt sàn container trước khi xếp hàng vào.
_ Khi xếp hàng nhiều tầng tùy độ bền chắc của vật liệu bao túi và nên xếp theo
chiều ngang container để giảm bớt áp lực lên bức vách

e) Hàng đóng thùng tròn (drums)


_ Dùng để đựng chất lỏng có đặc tính dễ lăn trượt và khi chất xếp với nhau không
tránh khỏi độ rỗng chất xếp (broken stowage).
_ Cần lưu đề phòng rò rỉ bằng cách xem xét kỹ bao bì, hướng miệng và nút bao bì
lên trên và được đóng chặt.
_ Thùng được xếp thẳng đứng, được chèn buộc cẩn thận hoặc đặt trên pallet để cố
định vị trí. Nếu phải xếp nằm thì phải đảm bảo miệng nút bao bì khít kín và tăng
cường việc nêm chèn, chống đỡ

f) Hàng đóng thành cuộn (rolled and coiled cargo)


_ Nên xếp cuộn theo chiều thẳng đứng, nếu cuộn hàng đủ sức chịu đựng.
_ Phải xếp khít sát các cuộn hàng, ở giữa các cuộn có thể độn lót vật liệu mềm và
nếu xếp thành chồng, tầng thì giữa các chồng, tầng cũng cần đệm lót vật liệu mềm.
_ Tránh xếp trực tiếp sát vách hoặc cửa container nên dành khe hở nhỏ cho việc
chèn đệm.
g) Hàng đóng pallet (palletized cargo)
_ Kích thước của pallet phải phù hợp với kích thước của container để tiện đưa hàng
vào.
- Phải chằng buộc pallet cẩn thận bằng dây nhựa hoặc đai sắt.
- Khi xếp pallet phải chừa khoảng trống cách vách độ 20cm để đề phòng va đập

h) Hàng có chiều cao, chiều ngang quá khổ (over width/ over length cargo)
_ Phải kiểm tra trước kích cỡ để tính toán khả năng chuyên chở bằng container.
_ Kiểu container mặt bằng thường được sử dụng, nhưng khi xếp hàng không được
quá khổ container trên 1 foot (0,3048m).
_ Container chở hàng quá khổ thường phải xếp trên boong bởi vậy cần chằng buộc
cẩn thận để cố định vị trí

i) Hàng không bao bì


_ Là máy móc, sắt thép thô, nặng nên chủ yếu sử dụng container mặt bằng để vận
chuyển.
_ Cách vận chuyển hàng ra cảng gửi hoặc từ cảng đến vào kho nội địa bằng
phương tiện vận tải thích hợp.
_ Bốc dỡ hàng nặng hoặc siêu nặng phải tính toán đến năng lực của cẩu, phải
chuẩn
bị chu đáo các dụng cụ bốc dỡ như: dây cáp, dây xích, thừng chão, móc kẹp,...
_ Chọn lựa cách tiếp nhận qua sà lan hoặc thẳng, trực tiếp lên bãi

j) Hàng lỏng và chất khí (liquid and gaseous cargo)


_ Rút hàng vào ra bồn thường dùng máy bơm.
_ Vì là hàng lỏng nên cần kiểm tra kỹ độ chắc chắn, kín nước của bồn, của nắp đậy
đề phòng rò rỉ.
_ Đối với hàng lỏng thuộc diện hàng nguy hiểm dễ cháy nổ, độc hại,…thì phải tuân
thủ “quy tắc vận chuyển hàng nguy hiểm” của IMO (IMDG Code) và các biện
pháp phòng tránh thích hợp.
_ Đối với hàng lỏng là thực phẩm thì phải đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh trong bốc
dỡ và vận chuyển (rượu, bia, sữa tươi…).
k) Hàng khô rời (dry bulk cargo)
_ Chở bằng container hàng khô rời hoặc container mái mở. Hàng được rót vào
container từ miệng phễu bố trí ở phần mái container và được thoát ra từ miệng
thoát ở phần dưới của vách container bằng máy bơm, máy hút, ống mềm, cẩu
ngoạm hay bằng thủ công.
_ Hàng chở rời có đặc tính xê dịch nên cần lưu ý san cào mặt bằng đến tận các góc
container, phân bổ khối lượng và trọng lượng làm cho container có thể ổn định và
cân bằng trong khi bốc dỡ và vận chuyển.
_ Đối với một số hàng thuộc diện hàng nguy hiểm hoặc đặt dưới chế độ kiểm dịch
như hóa chất độc, thức ăn gia súc thì cần phải tuân thủ các chế độ quy
định quốc tế hoặc địa phương tương ứng.

l) Hàng mát, lạnh, đông (cool, cold and frozen cargo)


_ Trừ rau quả tươi vận chuyển trên đường gần, trong thời gian ngắn theo cách vận
chuyển thông thường, còn đại bộ phận hàng tươi sống khác dễ bị ôi thiu đều được
chở bằng container mát hoặc đông lạnh, dưới một nhiệt độ thấp được duy trì trong
suốt thời gian vận chuyển.
_ Hàng đông (frozen cargo): duy trì ở độ lạnh từ -60C trở xuống gồm các loại thịt,
cá, tôm, bơ,…
_ Hàng lạnh (cold cargo): yêu cầu bảo quản ở độ lạnh trên bề mặt từ -10C đến
+50C như trứng, trái cây,…
_ Hàng mát (cool cargo): ở độ mát từ +50C đến +160C như rau quả tươi, một số
dược phẩm, phim ảnh

m) Hàng xếp hỗn hợp chung một container


_ Xem xét, kiểm tra tính chất, đặc điểm, hình dáng bên ngoài thích hợp hay không
thích hợp cho việc xếp hỗn hợp.
_ Thông thường cần tránh xếp chung các hàng khô với hàng lỏng hoặc ẩm ướt, xếp
chung các loại hàng có mùi khắc kỵ nhau như trà với thuốc lá, cà phê, bột cá, các
loại hàng nguy hiểm độc hại cần phải tách biệt nhau hoặc cách xa các loại thực
phẩm…
_ Trong điều kiện cho phép xếp hỗn hợp cũng cần có thêm biện pháp ngăn cách,
phòng tránh tiếp xúc trực tiếp để đảm bảo an toàn hàng hóa
3. Chất xếp container xuống hầm tàu
a. Những căn cứ khi lập hồ sơ xếp hàng trên tàu
Giới hạn xếp chồng
Cảng xoay vòng
Phân bổ trọng lượng
Điểm tiếp lạnh
Hạn chế năng lực của cẩu tàu
Giới hạn trọng tải tàu
Trình tự phân ngăn và sơ đồ bãi xuất
Ảnh: Sơ đồ xếp hàng

b. PHÂN BỐ TRỌNG LƯỢNG


-Container nặng nên xếp càng thấp càng tốt vì lý do ổn định tàu.
-Trọng lượng được phân bố đều hai bên mạn và mũi lái.
-Phân bổ trọng lượng phù hợp với giới hạn tải trọng trên boong và dưới hầm.
Lưu ý:
Trong hầm, xếp hết lớp dưới đến lớp trên, trừ những tàu có rãnh dẫn hướng các lớp
phải có khóa liên kết.

Lớp container tiếp xúc sàn tàu hoặc boong tàu, phải gắn vào chốt định vị.
Các hàng container theo row nếu không có rãnh hướng dẫn phải liên kết với nhau
bằng gù nối.
Container xếp trên boong từ lớp thứ hai trở lên phải chằng buộc đúng quy định.
4. Chất xếp hàng container trên bãi
Container hàng xuất: FCL và LCL, xếp phân tách theo cảng dỡ hàng, tàu, cỡ và
loại, nhóm trọng lượng.
Container hàng nhập :
+Loại FCL: phân tách theo hãng tàu, cỡ và loại, với những lô hàng lớn có thể
xếp phân tách theo B/L.
+Loại LCL: phân tách theo hãng tàu, cỡ và loại, chủ khai thác.
Containe
r chuyển tải: Xếp như container hàng xuất.
Container rỗng: Xếp phân cách theo hãng tàu, cỡ và loại, chủ khai thác.
Container đặc biệt: xếp phân cách theo cỡ và loại, chủ khai thác.
Container loại bệ phẳng, hở nóc: Phân tách theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm
trọng lượng.
Container quá cao: Chỉ xếp 1 tầng.
Container quá rộng: không nên xếp thành khối. Khi cần xếp cách hàng, phân tách
theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.
5.Cách đánh số container ở tàu
A.Hệ thống đánh số dùng 6 ký số:
Bay - Row - Tier
BAY: 2 số đầu của mã số, vị trí container xếp theo chiều dọc tàu, đánh số tăng dần
từ mũi tàu về phía đuôi tàu.
ROW: 2 số giữa của mã số, chỉ vị trí container xếp theo chiều ngang của tàu, đánh
số tăng dần từ giữa tàu về phía hai mạn.
TIER: 2 số cuối của mã số, vị trí container theo chiều cao xếp chồng trên tàu.
Container được đánh dấu trên hình có vị trí là: 180386 (Bay - Row - Tier)
B.Hệ thống đánh số gồm 4 ký số
BAY: 2 số đầu của mã số, chỉ vị trí container xếp theo chiều dọc của tàu.
TIER: bằng số thứ 3 của mã số, chỉ vị trí container theo chiều cao xếp chồng trên
tàu.
ROW: số cuối cùng của mã số, chỉ vị trí container theo chiều ngang của tàu, đánh
số tăng dần từ giữa tàu về phía 2 mạn.

Container được đánh dấu trên hình có vị trí là: 3433

6. Cách đánh số container trên bãi


-Row (hàng): số hiệu hàng gồm từ 2 đến 3 số.
-Số hiệu Line (Bay) (cột): gồm 2 số để xác định vị trí trong từng hàng, thường
được đánh số 01, 02, 03…
-Số hiệu Tier (tầng, chồng): vị trí xếp chồng của container, bắt đầu từ lớp đầu tiên
là số 1 hoặc chữ cái A.
VII- VẬN CHUYỂN (ĐƯỜNG BIỂN, HÀNG KHÔNG)
Những mặt hàng phù hợp để vận chuyển bằng container đường biển
 Hàng có khối lượng lớn lên đến vài chục tấn.
 Hàng xuất nhập khẩu chủ lực như gạo, tiêu, điều, cà phê.
 Hàng công nghệ cao như đồ điện tử, máy móc, thiết bị.
Quy trình vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển
Thông thường, hoạt động vận chuyển container hàng hóa bằng đường biển sẽ thực
hiện theo một quy trình nghiệm ngặt, được công ty vận tải xây dựng và đưa vào áp
dụng thường xuyên. Củ thể:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và trao đổi thêm thông tin, sau đó ký kết
hợp đồng vận chuyện
Bước 2: Lấy hàng trực tiếp từ kho khách hàng và di chuyển đến bến cảng
Bước 3: Thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết và sắp các thùng container vừa
hàng lên tàu và vận chuyển
Bước 4: Hàng hóa tới cảng đến, bốc dỡ xuống và di chuyển đến địa chỉ giao hàng.
Áp dụng một quy trình vận tải nghiêm ngặt như thế này, đó là điều hết sức cần
thiết và đảm bảo mọi khâu trong quá trình vận chuyển container đường biển luôn
diễn ra một cách hiệu quả và an toàn, tránh những sự cố rủi ro gây thiệt hại không
cần thiết cho chủ hàng.
Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển
 Linh hoạt lịch trình: Các cảng lớn trên thế giới đều có nơi neo đậu tàu của
Việt Nam, trong nội địa cũng có nhiều cảng cho tàu cập bến với mức phí
hợp lý.
 An toàn và tiện lợi: Hàng hóa được đóng gói trong container theo phương
thức LCL (hàng lẻ) hoặc FCL (nguyên container), giúp bảo quản an toàn,
chống trộm cắp và hư hỏng do thời tiết.
 Chi phí hợp lý: So với các phương thức vận tải khác, vận chuyển hàng hóa
bằng container đường biển có cước phí thấp hơn.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
1. Ký kết hợp đồng vận chuyển
 Đơn vị vận chuyển (Forwarder) và công ty sử dụng dịch vụ ký kết hợp đồng
vận chuyển, thỏa thuận về các điều khoản, phương thức vận tải.
2. Booking
 Forwarder gửi phiếu Booking cho công ty, bao gồm thông tin về sân bay đi,
sân bay đến, thời gian khởi hành, loại hàng và số lượng. Công ty chuẩn bị
hàng hóa và giao cho Forwarder.
3. Đóng hàng
 Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cần được đóng gói cẩn thận,
đúng quy cách và có mã ký hiệu cho từng kiện hàng. Công ty vận chuyển
hàng ra kho của sân bay. Tại đây, Forwarder xác nhận thông tin lô hàng và
cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FTC).
4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
 Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ để làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho lô hàng
khi được vận chuyển ra sân bay.
5. Phát hành vận đơn hàng không (AWB)
 Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, hãng hàng không phát hành vận
đơn chủ (MAWB) và vận đơn hàng không (AWB). Công ty giữ lại AWB để
gửi cho người nhập khẩu.
6. Nhận chứng từ qua email
 Forwarder gửi bản scan của AWB và các chứng từ liên quan cho người nhập
khẩu qua email.
7. Thông báo hàng đến
 Đại lý của hãng vận tải sẽ thông báo cho người nhập khẩu về ngày giờ giao
hàng dự kiến và tình hình vận chuyển hàng hóa.
8. Lệnh giao hàng
 Khi hàng đến, Forwarder nộp các khoản phí như phí lệnh giao hàng, phí làm
hàng và phí lao vụ. Forwarder nhận lệnh giao hàng và bộ chứng từ kèm theo
lô hàng.
9. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
 Người nhập khẩu có thể tự làm thủ tục hải quan nhập khẩu hoặc nhờ
Forwarder hỗ trợ.
10. Nhận hàng
 Forwarder lấy hàng về từ kho của hãng hàng không, thanh lý tờ khai và vận
chuyển hàng đến tận nơi cho người nhập khẩu.
Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không
 A2A (Airport to Airport): Vận chuyển từ sân bay khởi hành đến sân bay
đích.
 ATA (Actual Time of Arrival): Thời gian đến thực tế.
 ATD (Actual Time of Departure): Thời gian khởi hành thực tế.
 AWB (Air Waybill): Vận đơn hàng không.
 Booking: Đề nghị đặt chỗ trên máy bay.
 Dimensional Weight: Trọng lượng thể tích.
 FTC (Forwarder’s Certificate of Transport): Giấy chứng nhận vận
chuyển của Forwarder.
 GSA (General Sales Agent): Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không
chỉ định.
 IATA (International Air Transport Association): Hiệp hội Vận tải Hàng
không Quốc tế.
 POD (Proof Of Delivery): Bằng chứng giao hàng.
 TACT (The Air Cargo Tariff): Bảng cước vận tải đường hàng không.
 Volume charge: Cước phí hàng không tính theo dung tích hàng.
 Weight charge: Cước phí vận tải đường hàng không tính theo trọng lượng
hàng hóa.
Ưu điểm và nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Ưu điểm:
 Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Máy bay là phương tiện vận tải có tốc
độ cao nhất hiện nay.
 An toàn cao: Hàng hóa ít bị hư hỏng do va chạm và ít xảy ra tình trạng đổ
vỡ, thất lạc hay mất cắp.
 Phí bảo hiểm thấp: Rủi ro khi vận chuyển hàng bằng đường hàng không ít
hơn so với các phương thức khác.
 Tiết kiệm chi phí lưu kho: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
thường có khối lượng nhỏ, gọn nhẹ và cần vận chuyển nhanh, giúp tiết kiệm
diện tích và thời gian lưu kho.
Nhược điểm:
 Chi phí vận chuyển cao: Để đảm bảo an toàn tối đa, giá cước vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không thường cao hơn so với các phương thức
khác.
 Khối lượng vận chuyển hạn chế: Kích thước hàng hóa vận tải hàng không
bị giới hạn để đảm bảo an toàn.
 Thủ tục phức tạp: Do yêu cầu về an ninh và an toàn, vận tải hàng không có
nhiều quy định và thủ tục phức tạp.
 Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Điều kiện thời tiết xấu có thể khiến máy bay
bị trì hoãn hoặc hủy chuyến, làm chậm thời gian vận chuyển hàng hóa.

You might also like