You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐIỆN

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ ĐỒ ÁN LIÊN MÔN 1

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN HỆ


THỐNG NHIỆT ĐỘ TRONG LÒ NHIỆT

Nhóm: 13

GVHD: TS. Trần Thị Minh Dung


Sinh viên thực hiện: (Lớp SH 20TDH1)
Phạm Dương Thạch
Nguyễn Văn Thọ
Đặng Minh Hưng
Trương Công Cường
--------------------------------
Nguyễn Lê Thanh Xuân

Năm học 2021-2022


Nhóm 13 – 20TDH1 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt quá trình thực hiện, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng
được sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời từ quý Thầy Cô và các bạn nên Đồ án đang
hoàn thành đúng tiến độ. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo kinh nghiệm quý báu.
Bản báo cáo tiến độ giữa kỳ của nhóm bao gồm:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ
Chương 2: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ LÒ NHIỆT
Chương 3: NHẬN DẠNG ĐỐI TƯỢNG VÀ MÔ PHỎNG TRÊN MATLAB
Chương 4: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU & MÔ PHỎNG MẠCH PID BẰNG OPAMP
Chương 5: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Bài báo cáo tiến độ giữa kỳ này tụi em biết là vẫn còn nhiều thiếu sót
nhất là phần nhận dạng hệ thống và mô phỏng trên matlab vì vậy mong thầy cô
đóng góp cho tụi em để phần cuối kỳ đồ án của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng nhóm thực hiện xin chúc Thầy Cô sức khoẻ, thành công và tiếp
tục đào tạo những sinh viên giỏi đóng góp cho đất nước. Nhóm thực hiện xin
chân thành cảm ơn.

Trân trọng

Nhóm 13 – 20TDH1 2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ...5
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................5
1.2. Ứng dụng thực tế.....................................................................................5
1.1.1. Điều hòa nhiệt độ..............................................................................5
1.1.2. Lò ấp trứng.......................................................................................6
1.1.3. Bếp hồng ngoại..................................................................................6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT
ĐỘ LÒ NHIỆT....................................................................................................7
2.1. Vài nét cơ bản về hệ thống......................................................................7
2.2. Một số yêu cầu công nghệ của đề tài......................................................8
2.3. Phương hướng giải quyết ban đầu.........................................................8
2.4. Quy trình công nghệ (sơ thảo) của nhóm đưa ra..................................9
CHƯƠNG 3: NHẬN DẠNG ĐỐI TƯỢNG VÀ MÔ PHỎNG TRÊN
MATLAB.............................................................................................................9
3.1. Lý thuyết phương pháp Nicholes-Ziegler..............................................9
3.2. Thực tế các bước nhận dạng.................................................................10
3.3. Mô phỏng trên Matlab..........................................................................13
CHƯƠNG 4: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU & MÔ PHỎNG MẠCH PID BẰNG
OPAMP..............................................................................................................16
4.1. Mạch khuếch đại thuật toán.................................................................16
4.2. Các mạch khuếch đại thuật toán..........................................................16
4.2.1. Mạch khuếch đại đảo......................................................................17
4.2.2. Mạch khuếch đại không đảo..........................................................17
4.2.3. Mạch tích phân...............................................................................18
4.2.4. Mạch vi phân...................................................................................18
4.2.5. Mạch cộng đảo................................................................................18
4.2.6. Mạch khuếch đại dảo với trở kháng vào lớn................................19
4.2.7. Mạch trừ..........................................................................................19
4.2.8. Mạch đệm........................................................................................20
4.3. Mạch PID................................................................................................20

Nhóm 13 – 20TDH1 3
4.3.1. Giới thiệu về mạch PID..................................................................20
4.3.2. Đặc tính bộ điều khiển P,I,D..........................................................22
CHƯƠNG 5: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.....................................................22
5.1. Mạch công suất......................................................................................22
5.1.1. Nguyên lý mạch...............................................................................22
5.1.2. Giải thích nguyên lý........................................................................23
5.1.3. Code của Arduino...........................................................................25
5.2. Thi công mạch công suất.......................................................................25
5.3. Mạch đọc nhiệt độ..................................................................................26
5.4. Mô hình lò nhiệt của nhóm hiện tại.....................................................28
........................................................................................................................28
KẾT LUẬN........................................................................................................29

Nhóm 13 – 20TDH1 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì các nhu cầu về điện tử, tự động hóa
cũng tăng cao.
Xã hội hiện nay công nghệ số đang quá phát triển, tuy nhiên ở 1 số lĩnh vực mạch điện tử vẫn
được sử dụng rộng rãi.
Trong thực tế thì có vô số ứng dụng của mạch điện tử, để thử nghiệm và làm ra 1 mạch điện
tử thì tụi em đã chọn đề tài “lò nhiệt”, sử dụng cảm biến LM35, opamp cùng với việc kết hợp
giải thuật điều khiển PID.
Nhiệt độ là một đại lượng vật lí hiện diện khắp nơi và trong nhiều lĩnh vực, trong công
nghiệp cũng như trong sinh hoạt. Nhiệt độ trở nên là mối quan tâm hằng đầu cho các nhà
thiết kế máy và điều khiển nhiệt độ trở thành một trong những mục tiêu của ngành Điều
Khiển Tự Động.
Trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, vấn đề đo và kiểm soát nhiệt độ là một quá trình không
thể thiếu được, nhất là trong công nghiệp. Đo nhiệt độ trong công nghiệp luôn gắn liền với
quy trình công nghệ của sản xuất, việc đo và kiểm soát nhiệt độ tốt quyết định rất nhiều đến
chất lượng của sản phẩm trong các ngành công nghiệp thực phẩm, luyện kim, xi măng, gốm
sứ, công nghiệp chế tạo động cư đốt trong …
1.2. Ứng dụng thực tế.
1.1.1. Điều hòa nhiệt độ.
Chắc hẳn với ai trong chúng ta đã không còn xa lạ với những chiếc điều hoà
nhiệt độ, ngay trong những ngày hè nóng bức được học tập và làm việc trong
một căn phòng có điều hoà nhiệt độ quả thực là một trải nghiệm hết sức tuyệt
vời. Hoặc ngược lại ngay trong mua đông giá rét được hệ thống sưởi ấm cơ thể
làm ấm căng nhà, đó đều là những trải nghiệm vô cùng tuyệt. Hơn thế chúng ta
còn có thể điều khiển nhiệt độ của môi trường tuỳ ý chỉ thông qua một vài nút
nhấn.

Nhóm 13 – 20TDH1 5
1.1.2. Lò ấp trứng.

1.1.3. Bếp hồng ngoại.

Nhóm 13 – 20TDH1 6
Ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng khác được sử dụng trong các nhà máy, công
xưởng trên thế giới, trong các ngành, & hầu hết các lĩnh vực như: luyện kim,
bảo quản, y tế, …vv…, hầu như ngành nào cũng gặp phải những vấn đề về nhiệt
độ và điều khiển nhiệt độ.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT


ĐỘ LÒ NHIỆT
2.1. Vài nét cơ bản về hệ thống.
Sơ đồ khối cơ bản:

Một hệ thống thường có có đầu vào, đầu ra, Bộ điều khiển điều khiển
thiết bị chấp hành tác động lên đối tượng và tín hiệu phản hồi về. Với
đề tài này:
 Đầu vào, đầu ra đều là nhiệt độ
 Bộ điều khiển được chọn là PID
 Thiết bị chấp hành nhóm thống nhất là Bóng đèn sợi đốt
 Đối tượng điều khiển là Thùng xốp
 Bộ hồi tiếp tín hiệu nhóm lựa chọn cảm biến đo nhiệt

Nhóm 13 – 20TDH1 7
Sơ đồ cơ bản mô tả hệ thống (vị trí tương đối):

Theo khuông khổ để tài mà Thầy Cô đã giao Nhóm em đã phác thảo sơ


bộ Mô hình Lò nhiệt của nhóm em như hình ảnh trên, mô hình bao gồm:
 1 Thùng xốp để giả định lò nhiệt;
 Thiết bị gia nhiệt là bóng đèn sợi đốt 220VAC;
 Bộ điều khiển PID & mạch công suất biến đổi tín hiệu điều khiển từ
bộ điều khiển thành giá trị điện áp tương ứng để điều khiển độ sáng
bóng đèn sợi đốt;
 Cảm biến nhiệt độ LM35 được đặt trong thùng xốp đo nhiệt độ và
phản hồi về hộp điều khiển;
 Tại hộp điều khiển ngoài mạch PID & Mạch công suất còn có các cơ
cấu cài đặt nhiệt độ & màn hình hiển thị nhiệt độ theo thời gian thực.

2.2. Một số yêu cầu công nghệ của đề tài.


 Hệ thống phải hoạt động tốt
 Có thể hiển thị và cài đặt được nhiệt độ mong muốn
 Khi bị nhiễu tác động hệ thống vẫn ổn định & giữ nhiệt độ được cài
đặt
 Bộ điều khiển PID phải là bộ điều khiển tương tự analog sử dụng IC
thuật toán OPAMP.
 Thời gian đáp ứng của hệ thống diễn ra nhanh
2.3. Phương hướng giải quyết ban đầu.
 Nhóm họp bàn và phân chia khối lượng công việc phù hợp

Nhóm 13 – 20TDH1 8
 Nhanh chóng tìm hiểu và hoàn thành phần mô phỏng trên các phần
mềm về các mạch điện công suất
 Từ đó thành lập quỹ nhóm & tiến hành mua linh kiện – dụng cụ để có
được mô hình sơ bộ cũng như mạch công suất của đề tài
 Qua đó tiến hành thí nghiệm đo đạc các thông số đầu vào đầu ra để
chuẩn bị cho bước nhận dạng hệ thống cũng như các bước tiếp theo.

2.4. Quy trình công nghệ (sơ thảo) của nhóm đưa ra.

CHƯƠNG 3: NHẬN DẠNG ĐỐI TƯỢNG VÀ MÔ PHỎNG TRÊN


MATLAB
3.1. Lý thuyết phương pháp Nicholes-Ziegler.
Hàm truyền của lò nhiệt được xác định bằng phương pháp thực nghiệm. Cấp nhiệt độ
tối đa cho lò (công suất vào P = 100%), nhiệt độ lò tăng dần. Sau một thời gian nhiệt
độ lò đạt đến giá trị bão hòa. Đặc tính nhiệt độ theo thời gian có thể biểu diễn như
hình 2.9a. Do đặc tính chính xác của lò nhiệt khá phức tạp nên ta xấp xỉ bằng đáp ứng
gần đúng như hình 2.9b.
Hình 2.9 Thí nghiệm xác đinh hàm truyền lò nhiệt

Nhóm 13 – 20TDH1 9
a. Đặc tính chính xác; b. Đặc tính gần đúng

Ta xác định hàm truyền gần đúng của lò nhiệt đúng định nghĩa:
C (s)
G(s)=
R(s)
Do tín hiệu vào là hàm nấc đơn vị (P=100 %) nên:
1
R(s)=
s
Tín hiệu ra gần đúng (H2.9b) chính là hàm:
c (t )=f (t – T 1) trong đó: f (t)=K (1−e−t / T ) 2

Tra bảng biến đổi laplace ta được:


K
F (s )=
s (1+T 2 s )
Do vậy, áp dụng định lý chậm trễ ta được:
K e−T . s1

C (s )=
s (1+T 2 s )
Suy ra hàm truyền của lò nhiệt là:
−T s
Ke 1

G(s)=
1+T 2 s
Trong đó:
K: Khâu quán tính hệ số khuếch đại được tính bởi công thức:
Nhiệt độ xác lập
K=
% công suất
T 1: Khâu trễ thời gian.
T 2: Hằng số thời gian.
- Khi nhiệt độ ban đầu khác không, K được tính từ độ tăng nhiệt độ đầu ra so với môi
trường. Để áp dụng cho hệ tuyến tính, ta lấy khai triển Taylor của e−T s, hàm truyền
1

trở thành:
K
G(s)=
(T 2 s+ 1)(T 1 s+ 1)
- Tóm lại, Ziegler-Nichols xấp xỉ hàm truyền lò với hệ bậc nhất có trễ hay hệ tuyến tính
bậc hai, và cho phép tìm hàm truyền bằng thực nghiệm khi vẽ quá trình quá độ hệ thống
với đầu vào là hàm nấc.

3.2. Thực tế các bước nhận dạng.


- Lấy số liệu

Hình 2.9 Đặc tính của lò nhiệt

Nhóm 13 – 20TDH1 10
Vị trí của các khối cần nhận dạng:

Sau khi đã có được đối tượng cũng như các cơ cấu chấp hành & cảm biến
đọc nhiệt độ ta tiến hành lấy số liệu đầu vào u ( t ) và đầu ra y '(t ) của đối tượng
cần nhận dạng (Khung xanh lá ở sơ đồ trên):
Ta kết nối arduino đọc cảm biến nhiệt độ LM35 với lap top để xuất tín
hiệu lên laptop như trên và dùng phần mềm Terminal lấy số liệu.

Sau khi nhiệt độ bão hoà thì sẽ được một file như sau:

Nhóm 13 – 20TDH1 11
Từ những dữ liệu này ta Copy sang Matlab & vẽ được đáp ứng gần đúng của
đối tượng:

Nhóm 13 – 20TDH1 12
Tính toán như lý thuyết ta được các thông số như sau:

K=83 – 30=53
T 1=43 sec
T 2=532 sec

Ta được hàm truyền đối tượng:


53
G(s)=
(532 s+1)(43 s+1)

3.3. Mô phỏng trên Matlab.


 Khai báo giá trị của T 1 , T 2 , K ở command window để có thể chạy được sơ đồ ở phần
simulink theo như khảo sát đã thực hiện.

 Ta sử dụng Simulink - Matlab để vẽ ra sơ đồ khối của lò nhiệt và tìm ra các thông số


cho bộ PID của lò nhiệt.

Nhóm 13 – 20TDH1 13
 Ta nhấn vào khối đầu vào, với nhiệt độ mong muốn của lò nhiệt là 40 độ nên ta sẽ cho
giá trị đặt final value là 0.4.

Nhóm 13 – 20TDH1 14
 Khối gani là tượng trưng cho cảm biến LM35. Do điện áp tuyến tính theo nhiệt độ của
LM35 là 10mV/°C nên ta lấy giá trị 1/100.
 Kích đúp chuột vào PID ta được bảng block Parameters: PID → Chọn Tuner.

 Bảng PID Tuner được mở ra. Điều chỉnh thanh Respose Time (second) và Transient

behavior sao cho đồ thị mịn và có độ lọt vố nhỏ hơn 10%.

Nhóm 13 – 20TDH1 15
 Ta sử dụng các thông số P, I, D, N ở góc cuối phía bên phải bảng PID Tuner (hình
trên). Sau đó ta nhập vào bảng block Parameters: PID.

´ Ta thu được tín hiệu ổn định với nhiệt độ mong muốn là 40 °C

CHƯƠNG 4: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU & MÔ PHỎNG MẠCH PID BẰNG
OPAMP

Nhóm 13 – 20TDH1 16
4.1. Mạch khuếch đại thuật toán.
Mạch khuếch đại thuật toán (tiếng Anh: operational amplifier), thường được gọi tắt là op-
amp là một mạch khuếch đại "DC-coupled" (tín hiệu đầu vào bao gồm cả tín hiệu BIAS) với
hệ số khuếch đại rất cao, có đầu vào vi sai, và thông thường có đầu ra đơn.
Hiện nay các bộ khuếch đại thuật toán đóng vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi
trong kĩ thuật khuếch đại, tính toán, điều khiển, tạo hàm, sử dụng ổn áp… Trong kĩ thuật
mạch tương tự, các mạch tính toán và điều khiển được xây dựng chủ yếu dựa trên bộ khuếch
đại thuật toán.
Bộ khuếch đại thuật toán và các bộ khuếch đại thông thường khác nhau có đặc tính tương
tự. Cả 2 loại đều dùng để khuếch đại điện áp, dòng điện và công suất. Tính ưu việt của bộ
khuếch đại thuật toán là tác dụng của mạch điện có bộ KDTT có thể thay đổi được dễ dàng
bằng việc thay đổi các phần tử mạch ngoài. Để thực hiện được điều đó, bộ KDTT phải có đặc
tính cơ bản là: hệ số khuếch đại lớn, trở kháng cửa vào rất lớn và trở kháng cửa ra rất nhỏ.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, do công nghệ chế tạo linh kiện vi điện tử ngày càng phát
triển, nên đã chế tạo ra các mạch tích hợp (các vi mạch) của KĐTT, mặc dù vậy, những phiên
bản lắp ráp bằng linh kiện rời cũng được sử dụng nếu cần những tiện ích vượt quá tầm của
các IC.
4.2. Các mạch khuếch đại thuật toán.
4.2.1. Mạch khuếch đại đảo.

Nhóm 13 – 20TDH1 17
4.2.2. Mạch khuếch đại không đảo.

4.2.3. Mạch tích phân.

Nhóm 13 – 20TDH1 18
4.2.4. Mạch vi phân.

4.2.5. Mạch cộng đảo.

4.2.6. Mạch
khuếch
đại dảo
với trở
kháng vào
lớn.

Hệ số
khuếch đại của
mạch:

K ’=
Rn
R1( )
1+
R2
R3

4.2.7. Mạch trừ.


Nếu các điện trở được chọn thỏa mãn:
R a Rc
=
Rb Rd
Nhóm 13 – 20TDH1 19
Ta có :
Rb
v 0= (v b−v a )
Ra

4.2.8. Mạch đệm.

v ¿=v out

Nhóm 13 – 20TDH1 20
Vì V ¿ có điện trở trong lớn nên khi kết nối với linh kiện khác hoặc mạch khác sẽ
gây sụt áp mạnh và điện áp ra lúc đó sẽ rất nhỏ so với V ¿. Ta sử dụng bộ đệm để
tránh hiện tượng đó.

4.3. Mạch PID


4.3.1. Giới thiệu về mạch PID.
Bộ diều khiển PID ( A propotional integral derivative controller) là bộ
điều khiển sử dụng kĩ thuật điều khiển theo vòng lặp có hồi tiếp được sử dụng
dụng rãi trong các hệ thống điều khiển tự động.
Một bộ điều khiển PID cố gắng hiệu chỉnh sai lệch giữa tín hiệu ngõ ra và
ngõ vào sau đó đưa ra một tín hiệu điều khiển quá trình cho phù.
Bộ điệu khiển PID đã và đang được sử dụng rộng rãi để điều khiển
MIMO bởi vì tính đơn giản của nó cả về cấu trúc lẫn nguyên lí làm việc. Bộ
điều chỉnh này làm việc rất tốt trong các hệ thống có quán tính lớn như điều
khiển nhiệt độ, điều khiển mức,… và trong các hệ điều khiển tuyến tính hay có
mức độ phi tuyến thấp.

Nhóm 13 – 20TDH1 21
PID là một trong những lý thuyết cổ điển và cũ nhất dung cho điều khiển
tuy nhiên nó vẫn ứng dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

PID cũng là mạch hay được sử dụng trong kĩ thuật điều khiển để mở rộng
phạm vi tần số điều khiển của mạch và trong nhiều trường hợp tăng tính ổn định
của hệ thống điều khiển một dải tần số rộng.

(
U r =−
C 1 R2
+
C 2 R1 )
U v−
1
R1 C 2
∫ U v dt−R 2 C 1
dUv
dt

Đặt:

{
C1 R 2
K p= +
C2 R 1
T i=R1 C 2
T d=R 2 C 1

Suy ra:
1 dUv
U r =−K p−
Ti
∫ U v dt−T d
dt

Nhóm 13 – 20TDH1 22
Như vậy, ta thấy điện áp ra là một hàm của tỉ lệ điện áp vào, tích phân điện áp
vào, vi phân điện áp vào. Nên mạch này được gọi là mạch PID.
4.3.2. Đặc tính bộ điều khiển P,I,D.
- Thành phần tỉ lệ (Kp) có tác dụng làm tăng và giảm độ đáp ứng của hệ chứ
không làm triệt tiêu sai số xác lập của hệ (steady-state error)
- Thành phần tich phân (K i) có tác dụng triệt tiêu sai số xác lập nhưng có thể
làm giảm tốc độ đáp ứng của hệ.
- Thành phần vi phân (Kd) làm tăng độ ổn định của hệ thống, giảm độ lọt vố và
cải thiện tốc độ đáp ứng của hệ.
- Ảnh hưởng của các thành phần Kp, Ki, Kd đối với hệ kín được tóm tắt trong
bảng sau:

Đáp ứng Thời gian Vọt lố Thời gian Sai số xác


vòng kín lên xác lập lập

Kp Giảm Tăng Thay đổi nhỏ Giảm

Ki Giảm Tăng Tăng Thay đổi


nhỏ

Kd Thay đổi Giảm Giảm Thay đổi


nhỏ nhỏ
Lưu
Ảnh hưởng của các thông số PID lên đối tượng

ý rằng quan hệ này không phải chính xác 100% vì Kp, Ki, Kd còn phụ thuộc vào
nhau. Trên thực tế, thay đồi một thành phần có thể ảnh hưởng đến hau thành
phần còn lại. Vì vậy bảng trên chỉ có tác dụng tham khảo khi chọn Kp, Ki, Kd.
CHƯƠNG 5: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
5.1. Mạch công suất.
5.1.1. Nguyên lý mạch.
Nhóm sử dụng mạch kích Triac cùng với mạch phát hiện điểm không làm công cụ để
thay đổi điện áp rơi trên thiết bị chấp hành (bóng đèn sợi đốt). Bên cạnh đó để có thể
điều chỉnh điện áp rơi trên bóng đèn một cách chính xác hơn nhóm quyết định dùng
Arduino làm thành phần trung gian điều khiển áp lớn nhỏ tuỳ ý cấp cho bóng đèn.

Nhóm 13 – 20TDH1 23
- Mạch điện mô phỏng:
- Mô tả hoạt động: Khi ta thay đổi giá trị điện áp đưa vào ngõ vào Analog A1(tuỳ chọn)

của Aruino (Tức: thay đổi giá trị biến trở RV1) thì giá trị điện áp trên bóng đèn L1 sẽ
bị thay đổi to nhỏ tuỳ vào vị trí của con chạy biến trở RV1.
5.1.2. Giải thích nguyên lý.

Nhóm 13 – 20TDH1 24
 Điện lưới 220VAC – 50Hz hình sin sau khi qua cầu đi-ốt sẽ được thay đổi với tần số
nhân đôi 100Hz như sau:

 Ta thấy trên đồ thị có những lúc điện áp rơi về 0 và mạch phát hiện điểm không sẽ
nhận biết những điểm đó để đưa vào Arduino hiểu để xử lý, áp 220VAC hình sin
thông qua các thành phần tiếp theo như: Zener ổn áp 5.1V, PC817 (opto quang cách
ly) trở thành các xung gai ngay tại những điểm không đó.
 Về mạch kích Triac: sẽ nhận tín hiệu từ arduino trên về sau khi đã delay (thời gian
delay càng lớn thì áp – xoay chiều rơi trên bóng đèn càng nhỏ) và đưa ra xung kích
Triac đúng lúc => thay đổi dạng điện áp cấp cho bóng đèn => điều khiển được độ
sáng bóng đèn => thay đổi nhiệt độ toả ra của bóng.
Các dạng sóng của các mạch và sự thay đổi của điện áp rơi trên bóng đèn được
mô tả như sau:
Khi có điện áp vào arduino lần lượt từ trái qua là 4.5V & 2.5V, đồ thị:

Từ trên xuống lần lượt là dạng xung gai từ mạch phát hiện điểm không; xung
kích từ arduino đưa vào mạch kích triac; đồ thị thứ 3 là dạng điện áp nhận
được của bóng đèn sợi đốt.

Nhóm 13 – 20TDH1 25
5.1.3. Code của Arduino

5.2. Thi công mạch công suất.


Danh sách linh kiện:
- Cầu diot
- PC817
- MOC3020
- Triac BTA16-800B
- Diode zener 5.1V
- Điện trở 330, 470, 1k, …
- Biến trở 10k
- Điện trở sứ (công suất) 10k hoặc hơn
- Dây điện to, nhỏ
- Bo đồng đục lỗ

Nhóm 13 – 20TDH1 26
- Chì hàn, nhựa thông ,…
- Arduino UNO R3 & cáp nạp
- Và các dụng cụ làm mạch điện tử khác như kìm, mỏ hàn, …
Một số hình ảnh khi thực hiện thi công như sau:

5.3. Mạch đọc nhiệt độ.


Nhóm dùng arduino để đọc nhiệt đọ từ cảm biến LM35 và truyền dữ liệu về
laptop thông qua cáp.
- Code arduino:

Nhóm 13 – 20TDH1 27
Ảnh thực tế:

Ở đây nhóm nhận thấy chưa cần hiển thị nhiệt độ lên LCD nên nhóm chỉ nguyên cứu mạch
hiển thị nhiệt độ lên LCD như sau:

Nhóm 13 – 20TDH1 28
5.4. Mô hình lò nhiệt của nhóm hiện tại.

Nhóm 13 – 20TDH1 29
Ảnh khi nhóm lấy số liệu:

KẾT LUẬN
Từ sơ đồ mạch nguyên lí ta có thể hiểu được nguyên tắc hoạt động của hệ thống cũng
như các linh kiện.Với bài thiết kế hệ thống đo và điều khiển nhiệt độ đã giúp chúng em hiểu
được nguyên lí hoạt động của 1 số loại cảm biến hiện nay đặc biệt là LM35 và nguyên lí hoạt
động của hệ thống.
Tuy nhiên vì đây là lần đầu tiên làm bài tập lớn nên chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót
trong quá trình trình bày. Cho nên chúng em rất muốn có thêm sự đóng góp ý kiến của thầy
cô và các bạn để có thể hoàn thành tốt hơn và có kinh nghiệm cho những bài tập sau này.
Chúng em xin trân thành cảm ơn !

Nhóm 13 – 20TDH1 30

You might also like