You are on page 1of 20

Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

CHƯƠNG 1 : CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH HỔ

1.1 Đặc điểm địa lý – tự nhiên của bồn trũng Cửu Long

Bồn trũng Cửu Long nằm trên thềm lục địa Việt Nam có tọa độ từ 9o – 11o vĩ Bắc, từ
106o 30’ – 109o kinh Đông với diện tích 56000 km2 kéo dài 400 km theo hướng Đông Bắc –
Tây Nam (Hình 1.1).

Hình 1.1 : Vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long

Bồn trũng Cửu Long là bồn trũng được thăm dò và khai thác nhiều nhất ở Việt Nam
và là nơi đầu tiên mà người ta phát hiện ra dầu được chứa trong đá móng granit với trữ lượng
lớn. Vì vậy, bồn trũng Cửu Long được đánh giá là nơi có sự hấp dẫn kinh tế dầu khí và hiện

1
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

nay khu vực này đã hình thành quần thể khai thác đầu tiên và lớn nhất trên thềm lục địa Việt
Nam.

1.2 Các thành tạo địa chất bồn trũng Cửu Long

Hình 1.2 : Cột địa tầng tổng hợp bồn trũng Cửu Long

Các thành tạo địa chất bồn trũng Cửu Long đã được nhiều nhà địa chất nghiên cứu với
nhiều phương pháp khác nhau như địa chấn, cổ sinh địa tầng, địa vật lý giếng khoan, thạch
học …. Qua các phân tích trên người ta thấy bồn trũng Cửu Long bao gồm các tập trầm tích
kainozoi phủ bất chỉnh hợp lên đá móng được thành tạo trước kainozoi do các hoạt động
macma (Hình 1.2).

2
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Dựa vào các kết quả trên có thể phân chia địa tầng địa chất theo các đơn vị sau:

1.2.1 Móng trước Kainozoi.

Các mẫu lấy được từ các giếng khoan xuyên vào móng cho thấy ở bồn trũng Cửu
Long chủ yếu là đá granite, granodiorit, diorit có tuổi tuyệt đối từ 108 – 178 triệu năm. Các đá
này tương đương với một số phức hệ đá xâm nhập của lục địa trong giai đoạn này như: phức
hệ Đèo Cả, phức hệ Ankroet Định Quán. Ngay tại mặt móng có cả đỉnh vỏ phong hóa. Các đá
phun trào và đá biến chất cũng tham gia một phần vào việc tạo thành khối móng trước
Kainozoi. Đá móng bị nứt nẻ và bị biến đổi mạnh do các quá trình kiến tạo từ đó tạo ra các
đới vò nhàu. Các khe nứt được lắp đầy bởi thạch anh, epidot thứ sinh (Hình 1.3).

Hình 1.3 Bản đồ cấu tạo móng trước Kainozoi bồn trũng Cửu Long

1.2.2 Các thành tạo trầm tích Kainozoi.

Các thành tạo trầm tích Kainozoi bao gồm các loại đá lục nguyên tướng châu thổ và
ven biển. Các trầm tích này có bề dày chung từ 3000m đến 8000m phủ bất chỉnh hợp lên
móng trước Kainozoi. Càng về trung tâm bồn bề dày trầm tích càng tăng.

1.2.2.1 Trầm tích hệ Paleogene – thống Eocene – điệp Cà Cối.

3
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Cho đến nay đá trầm tích cổ nhất ở bồn trũng Cửu Long được tìm thấy gồm: cuội, sạn
sỏi, cát kết hạt thô đến trung bình xen lẫn với lớp sét dày và chỉ phát hiện được một ít ở các
giếng khoan ngoài khơi bồn trũng Cửu Long và ở giếng khoan Cửu Long 1 (Phụng Hiệp –
Cần Thơ) ở độ sâu 550 – 2100m. Cuội có kích thước lớn hơn 10 cm. Thành phần của cuội bao
gồm: granite, gabro có lẫn sét đen, xanh, nâu, đỏ thẫm… và có độ chọn lọc kém. Trầm tích có
nguồn gốc lục địa được tích tụ trong điều kiện dòng chảy mạnh, có đôi chỗ trầm tích rất gần
nguồn vật liệu cung cấp. Quá trình tích lũy trầm tích được bắt đầu vào thời kỳ đầu của quá
trình sụt lún tách giãn hình thành các địa hào. Bề dày trầm tích thay đổi từ 0 – 300m, được
giới hạn tại sườn một số hố sụt sâu của bồn trũng Cửu Long.

1.2.2.2 Trầm tích hệ Paleogene – thống Oligocene.

Theo kết quả nghiên cứu địa chấn, thạch học, địa tầng cho thấy bồn trũng Cửu Long
được thành tạo bởi sự lắp đầy địa hình cổ bao gồm các tập trầm tích lục nguyên có môi trường
sông hồ, đầm lầy, ven biển; chúng phủ bất chỉnh hợp lên móng trước kainozoi. Ở khu vực
trung tâm bồn trũng có thể trầm tích Oligocene được phủ bất chỉnh hợp lên các loại trầm tích
lót đáy tuổi Eocene. Theo kết quả phân chia đơn vị địa tầng trầm tích Oligocene được chia
làm hai điệp:

Trầm tích Oligocene dưới điệp - Trà Cú: Bao gồm các tập sét kết màu đen, xám xen
kẽ với các lớp cát hạt từ mịn đến trung bình có độ chọn lọc tốt được gắn kết chủ yếu bởi xi
măng kaolinit. Trầm tích được lắng đọng trong môi trường đầm lầy, ven biển, châu thổ. Phần
trên là lớp sét dày. Ở các khu vực địa hình nâng cổ thường không gặp hoặc gặp các lớp sét có
bề dày mỏng. Trong điệp này sét chiếm từ 60% - 90% các lớp sét xen kẽ có khi đạt đến bề
dày 30m. Tổng bề dày trầm tích thay đổi từ 0 – 750m.

Trầm tích Oligocene trên - điệp Trà Tân: Bao gồm các trầm tích sông hồ đầm lầy
và các trầm tích biển nông. Ngoài ra, các trầm tích Oligocene trên còn chịu ảnh hưởng của các
hoạt động macma, do đó còn tìm thấy các đá phun trào như bazan, andezit, ryolit. Trầm tích
Oligocene thượng có thể chia làm hai phần theo đặc trưng thạch học: phần dưới của điệp gồm
xen kẽ những lớp cát kết, tuf, cuội kết, các lớp sét và một số tập đá phun trào (bazan porfia),
thỉnh thoảng có những lớp than kẹp mỏng. Phần trên của điệp đặc trưng bởi những lớp sét đen
dày đặc trưng cho môi trường lắng đọng tam giác châu ven biển. Khu vực đới nâng Côn Sơn
có tỷ lệ cát nhiều hơn sét. Tổng bề dày thay đổi từ 1000m – 1300m.

1.2.2.3 Trầm tích hệ Neogene – phụ thống Miocene hạ - điệp Bạch Hổ.

4
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Trầm tích này nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Oligocene. Bề mặt bất chỉnh hợp được
phản xạ khá tốt trên mặt cắt địa chấn. Đây là bề mặt bất chỉnh hợp quan trong nhất trong mặt
cắt địa tầng Kainozoi. Các thành tạo tuổi Miocene hạ rất phổ biến trong bồn trũng. Dựa vào
các tài liệu cổ sinh, địa vật lý, thạch học thì điệp này được chia làm ba phụ điệp:

Phụ điệp Bạch Hổ dưới: Trầm tích là những lớp cát kết xen kẽ với những lớp sét kết
và bột kết, càng gần với phần trên của phụ điệp khuynh hướng cát hạt thô càng rõ. Cát kết
thạch anh màu xám sáng, độ hạt từ nhỏ đến trung bình, độ chọn lọc trung bình. Chúng được
gắn kết bằng xi măng sét, kaolinit lẫn một ít cacbonat. Bột kết từ màu xám đến xám nâu, xanh
đến xanh tối, trong phần dưới chứa nhiều sét. Ở phần rìa bồn trũng Cửu Long, trầm tích cát
chiếm tỷ lệ lớn (60%) và giảm dần về phía trung tâm của bồn. Trầm tích được thành tạo trong
môi trường gần bờ biển. Ở phần dưới của hệ tầng phát hiện một số đá xâm nhập (dạng đai
mạch) và các đá phun trào (bazan và vụn núi lửa) bề dày từ vài mét đến vài trăm mét, Bề dày
chung của phụ điệp từ 600m – 1000m.

Phụ điệp Bạch Hổ giữa: Phần trên chủ yếu là sét kết và bột kết đôi chỗ gặp những
kẹp than và glauconit. Phần dưới phụ điệp là những lớp cát hạt nhỏ lẫn với lớp bột rất mỏng.

Phụ điệp Bạch Hổ trên: Trầm tích của phụ điệp này chủ yếu là sét bột dẻo màu nâu
đến xám thỉnh thoảng có những lớp kẹp mỏng cát xen kẽ. Thành phần chính là hidromica và
montmorillonit có chứa hóa thạch rất đặt trưng là Rotalidea, do đó nhiều nhà địa chất gọi đây
là tầng sét Rotalia. Trầm tích tướng biển nông ven bờ và tiền châu thổ. Bề dày trầm tích trung
bình là 200m.

1.2.2.4 Trầm tích hệ Neogene – phụ thống Miocene trung – điệp Côn Sơn.

Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích Miocene hạ bao gồm xen kẽ
các tập cát dày với các lớp sét vôi màu xanh thẫm, đôi chỗ gặp những kẹp than mỏng và vôi
sét (chiếm khoảng 5%). Các lớp cát này chủ yếu là cát kết arkoze, cát kết cuội sỏi (chiếm
khoảng 50% - 80%) màu xám vàng, xốp dạng khối. Môi trường lắng đọng từ trầm tích biển
nông sang trầm tích sông, đầm lầy ven biển. Bề dày của điệp khoảng 250m – 900m.

1.2.2.5 Trầm tích hệ Neogene – phụ thống Miocene thượng – điệp Đồng Nai.

Trầm tích được phân bố rộng rãi trên toàn bộ bồn trũng Cửu Long và cả một phần của
đồng bằng sông Cửu Long (số liệu từ giếng khoan Cửu Long 1). Trầm tích điệp này nằm bất
chỉnh hợp trên trầm tích điệp Côn Sơn. Phần dưới gồm những lớp cát xen kẽ những lớp sét
mỏng, đôi chỗ lẫn với cuội sạn kích thước nhỏ. Thành phần chủ yếu của cát là thạch anh với

5
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

một ít các mảnh đá biến chất, tuf, tinh thể pyrit. Trong sét, đôi chỗ gặp than nâu hoặc bột màu
xám sáng. Phần trên là cát thạch anh có kích thước lớn, độ chọn lọc kém, hạt sắc cạnh. Trong
cát gặp nhiều mảnh hóa thạch sinh vật, glauconit, than và cả tuff. Môi trường trầm tích là tam
giác châu, sông, ven biển. bề dày điệp 500m – 750m.

1.2.2.6 Trầm tích hệ Neogene – thống Pliocene – hệ đệ tứ - điệp Biển Đông.

Trầm tích của điệp này nằm phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích Miocene, trầm tích đánh
dấu một giai đoạn mới của bồn trũng Cửu Long ( biển được mở rộng trong toàn bồn). Bao
gồm các lớp sét, trầm tích lục nguyên và cacbonat xen kẽ. Thành phần khoáng vật gồm thạch
anh (60% - 85%), oligioclaze, octoclaze, mica; sét cacbonat sáng màu, sét montmorilllonit
màu nâu phân lớp có chứa nhiều mảnh vỏ sinh vật. Trầm tích được thành tạo trong môi
trường biển ấm với độ mặn trung bình. Bề dày trầm tích từ 400m – 700m.

1.3 Các đơn vị cấu trúc của bồn trũng Cữu Long.

Dựa vào cơ sở cấu trúc hiện đại, cấu trúc bồn trũng Cửu Long được phân chia thành
bốn cấu trúc chính như sau (hình 1.4):

Dãy nâng trung tâm: Ngăn cách phụ bồn trũng Tây Nam Cửu Long với phụ bồn
trũng Đông Nam Cửu Long, có kích thước trung bình 25km x 220km. Trục dãy nâng này có
hướng Đông Bắc – Tây Nam, đới nâng này nối với đới nâng Côn Sơn ở phía Nam và phát
triển theo hướng Đông Bắc và kết thúc tại phía Bắc mỏ Bạch Hổ. Trên dãy nâng này có rất
nhiều giếng khoan thăm dò và khai thác thuộc hai mỏ Bạch Hổ và Rồng. Triển vọng dầu khí ở
đây rất khả quan do gần nguồn sinh dầu và có nhiều đứt gãy thông với nguồn sinh dầu và là
nơi tập hợp đủ điều kiện sinh chứa chắn.

Phụ bồn Đông Nam Cửu Long : Nằm ở phía Đông dãy nâng trung tâm,có diện tích
khoảng 30kmx110km. Trục của trũng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với độ dốc cánh
Đông Nam lớn hơn độ dốc cánh Tây Bắc. Ranh giới phía Bắc là hệ thống đứt gãy Nam Rạng
Đông, phía Tây là hệ thống đứt gãy Đông Bạch Hổ, phía Đông tiếp giáp với một sườn dốc của
khối nâng Côn Sơn.

Phụ bồn Tây Nam trũng Cửu Long: Nằm ở phía Tây Bạch Hổ, có đặc điểm cấu trúc
chủ yếu là phương Đông Tây và sâu dần về phía Đông. Ở phụ bồn này triển vọng dầu khí
không mấy khả quan do nằm cách xa nguồn sinh dầu khí, tầng chắn không đảm bảo.

Phụ bồn Bắc trũng Cửu Long: nằm về phía Đông Bắc mỏ Bạch Hổ bao gồm nhiều
khối nâng nhỏ như khối 13, 14, 15… Các yếu tố cấu trúc chính trục Đông Bắc – Tây Nam.

6
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Hình 1.4: Các yếu tố cấu trúc chính của bồn trũng Cửu Long

1.4 Lịch sử phát triển địa chất bồn trũng Cữu Long.

7
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bồn Cửu Long bị tác động và chi phối
bởi các chế độ địa động lực được thể hiện bởi các giai đoạn khác nhau. Đó là các giai đoạn cố
kết móng, tách giãn và oằn võng và cuối cùng là giai đoạn của các hoạt động tân kiến tạo.

1.4.1 Giai đoạn cố kết móng

Giai đoạn này liên quan đến sự hội tụ của lục địa Gonvana (Ấn – Úc) và Nauraxia (Âu
– Á) vào cuối Mesozoi đã hình thành thềm lục địa Sunda và tiêu hủy hoàn toàn đại dương
Tethys. Quá trình xâm nhập và phun trào mạnh mẽ của các thể plutonic và Voncanic ở các
khu vực xung quanh bồn Cửu Long đã kéo theo các chuyển động khối tảng và tạo ra hàng loạt
các đứt gãy và phân dị bề măt địa hình cổ vào cuối Mesozoi tạo thành các khối nâng và sụt.
Bồn Cửu Long được hình thành trên các khối sụt khu vực vào thời kỳ tiền tách giãn Paleocene
– Eocene và có hình thái bồn trũng giữa núi.

1.4.2 Giai đoạn tách giãn và oằn vòng.

Bồn trũng kiểu rift: thời kỳ tách giãn xảy ra trong giai đoạn Oligocene tạo nên các địa
hào hẹp, phân bố dọc theo các đứt gãy sâu nằm kề các khối plutonic. Lấp đầy các địa hào này
là các trầm tích vụn thô được bào mòn từ các khối nâng kế cận. Quá trình tách giãn tiếp tục
vào cuối Oligocene các địa hào mở rộng và nối thông với nhau trở thành đầm hồ thuận lợi cho
tích tụ của các trầm tích mịn giàu vật chất hữu cơ. Đồng thời sự liên thông giữa các địa hào
còn mở ra con đường liên kết chính giữa các đầm hồ và biển. Chính vì vậy mà cuối thời kỳ
Oligocene có mặt không chỉ trầm tích đầm hồ mà còn có cả trầm tích châu thổ và biển.

Bồn trũng oằn võng: Đầu Miocene thời kỳ tách giãn kết thúc mở đầu cho một thời kỳ
mới, đó là thời kỳ oằn võng, vào thời kỳ này quá trình sụt lún vẫn tiếp tục đồng thời với quá
trình co rút thể tích của các trầm tích Oligocene đã được tích tụ ở các trũng sâu. Vai trò của
các đứt gãy đã giảm hẳn so với thời kỳ tách giãn. Do vậy các trầm tích sét được tạo thành chủ
yếu và đáng kể là sét Rotalia. Cuối Miocene, do có sự tham gia của sông Mê Kông nên môi
trường trầm tích thay đổi, đồng thời bồn được mở rộng về phía đồng bằng châu thổ như hiện
nay.

1.4.3 Giai đoạn tân kiến tạo.

Sau thời kỳ oằn võng giai đoạn tân kiến tạo được kế tiếp với sự sụt lún không chỉ tiếp
tục ở trung tâm bồn mà còn cả ở khối nâng Côn Sơn. Do đó, bồn Cửu Long không còn là cấu
trúc oval nữa mà nó đã hòa chung vào cấu trúc của toàn thềm lục địa Nam Việt Nam. Thời kỳ
này đáy biển Đông tiếp tục sụt lún đồng thời phần đất liền của Đông Dương được nâng cao

8
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

cùng với các hoạt động núi lửa bazan, kiềm. Các hoạt động tân kiến tạo đã góp phần tạo nên
diện mạo thềm lục địa hiện nay, là bồn kiểu thềm lục địa có cấu trúc dạng tuyến kéo dài theo
hai phương cắt chéo nhau Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam.

Tóm lại, hoạt động kiến tạo trong giai đoạn Mesozoi muộn đóng vai trò tạo móng bồn
trũng Cửu Long, là nơi di trú hiện nay của dầu khí. Giai đoạn kainozoi sớm đóng vai trò tạo
bồn trầm tích kiểu rift và là giai đoạn tích lũy vật chất hữu cơ và dần dần biến thành dầu khí.
Giai đoạn Kainozoi muộn tạo ra lớp phủ và tiếp tục nhấn chìm các thành tạo trầm tích chứa
vật chất hữu cơ của Kainozoi sớm và tiếp tục biến thành dầu khí. Dầu cư trú trong móng theo
các khe nứt tách được phát sinh và phát triển sau trầm tích, thường sinh kèm đứt gãy và phát
triển chủ yếu vào cuối Oligocene.

1.5 Đặc điểm kiến tạo bồn trũng Cửu Long.

Bề dày trầm tích kainozoi lấp đầy bồn trũng khá lớn, tại trung tâm bồn lên đến hơn
8km. Trầm tích được hình thành trên vỏ lục địa qua các giai đoạn kiến tạo khác nhau. Các
hình thái của bồn tương ứng với ứng suất căn giãn; vì vậy các đứt gãy trong bồn chủ yếu là
đứt gãy thuận cộng với sự hình thành các địa lũy, địa hào. Đây chính là các kênh dẫn cho sự
dịch chuyển dầu khí từ dưới sâu lên.

Phần lớn các đứt gãy quan trọng trong bồn trũng Cửu Long là các đứt gãy thuận kế
thừa từ móng và phát triển đồng sinh với quá trình lắng đọng trầm tích. Các đứt gãy nghịch
hiện diện ít do sự nén ép địa phương hay nén ép tầng. Có hai hệ thống đứt gãy sâu khu vực:

+ Hệ thống đứt gãy chạy theo phương Đông Nam – Tây Bắc bao gồm nhiều đứt gãy
lớn.

+ Hệ thống đứt gãy sâu Tây Nam – Đông Bắc gồm hai đứt gãy chạy song song nhau.
Đứt gãy thứ nhất chạy dọc theo rìa biển, đứt gãy thứ hai chạy dọc theo rìa Tây Bắc khối nâng
Côn Sơn. Các đứt gãy này có góc cắm 10o – 15o so với phương thẳng đứng, cắm sâu đến lớp
bazan và hướng cắm về phía trung tâm bồn trũng.

Ngoài các đứt gãy sâu khu vực, bồn trũng Cửu Long còn tồn tại các đứt gãy có biên độ
kéo dài nhỏ hơn (chỉ có thể tồn tại trong trầm tích kainozoi). Kết quả xây dựng bản đồ cấu tạo
của bồn trũng cho thấy bình đồ cấu trúc Kainozoi bị phức tạp hóa bởi ba hệ thống đứt gãy
chính: Đông Bắc – Tây Nam, Đông – Tây, Đông Nam – Tây Bắc.

1.6 Khái quát mỏ Bạch Hổ.

9
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

1.6.1 Vị trí địa lý.

Mỏ Bạch Hổ nằm trong lô 09 thuộc bồn trũng Cữu Long thềm lục địa Việt Nam, cách
bờ biển Vũng Tàu 120km về hướng Đông – Đông Nam. Tọa độ địa lý : 9030 – 9050 vĩ bắc
107050 – 108000 kinh Đông.

Mỏ Bạch Hổ là một bộ phận quan trọng của khối nâng trung tâm của bồn trũng Cửu
Long vì ngoài Bạch Hổ còn có mỏ Rồng, Rạng Đông, Sói,…và nhiều mỏ nhỏ khác cũng nằm
trong khối nâng trung tâm cuả bồn trũng Cửu Long.

Mỏ Bạch Hổ có dạng kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam, chiều sâu mực nước
ở khu vực mỏ gần 50m. Chiều cao biên độ sóng của khu vực này khoảng 3 – 5 m, tuy nhiên
khi biển động chiều cao có thể lên tới 10m.

10
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Hình 1.5 : Vị trí mỏ Bạch Hổ trong bồn trũng Cữu Long

11
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

1.6.2 Khí hậu

Khí hậu vùng mỏ là nhiệt đới gió mùa gồm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng năm tới tháng mười, là mùa gió Tây Nam. Thời gian mưa trong
ngày thường không kéo dài nhưng lớn và kèm theo gió giật đạt tốc độ 25m/s. Nhiệt độ không
khí từ 25 – 320C, độ ẩm không khí khoảng 87 – 89%. Mùa khô kéo dài từ tháng mười một tới
tháng tư , là mùa gió Đông Bắc với tốc độ có thể đạt tới 20m/s. Nhiệt độ không khí từ 25 –
300C.

1.6.3 Lịch sử nghiên cứu mỏ Bạch Hổ

Công tác tìm kiếm - thăm dò mỏ Bạch Hổ được bắt đầu từ tháng 2 – 1974 do công ty
Mobil của Mỹ tiến hành bằng việc đo địa vật lý với mạng lưới 400 x 400m ở lô 09 thuộc thềm
lục địa phía Nam Việt Nam.

Đến tháng 1 – 1975 công tác thăm dò địa vật lý được tiến hành với mạng lưới chi tiết
hơn 200 x 200m. Công tác khảo sát thực địa và xử lý tài liệu do công ty GST của Mỹ tiến
hành.

Tháng 3 – 1975 ở vòm phía Nam mỏ Bạch Hổ, công ty Mobil đã tiến hành khoan
giếng khoan đầu tiên BH – 1 đến độ sâu 3026m với mục đích tìm kiếm dầu khí và kết quả là
phát hiện dầu khí khu vực này.

Đầu năm 1978 công ty GECO của Nauy đã tiến hành thăm dò địa vật lý theo mạng
lưới chi tiết 100 x 100m với tổng số 731 km tuyến địa chấn, nếu kể cả số km đã đo trước đây
thì mật độ tuyến là 1.97 km/km2.

Từ 1980 đến 1986 liên đoàn VIO của của Liên Xô cũ đã thăm dò địa chấn tại bồn
trũng Cữu Long. Trong giai đoạn này ở mỏ Bạch Hổ đã đo 759km địa chấn, mạng lưới tuyến
ở đây là 0.26 – 0.75 km x 0.4 – 0.6 km, mật độ mạng lưới là 4.38 km2.

Mỏ Bạch Hổ đã được đưa vào khai thác từ 26 – 6 – 1986, đến nay tổng sản lượng khai
thác đã hơn 100 triệu tấn dầu thô và hơn 1.3 tỷ m3/ năm khí đồng hành.

Hiện nay mỏ Bạch Hổ bao gồm nhiều giếng khoan, giàn khoan cố định, giàn nhẹ BK
và một giàn công nghệ trung tâm, kết hợp với một số tàu chứa và khoan. Ngoài ra còn có hệ
thống nối mỏ và lien mỏ với nhau đảm bảo vận chuyển các sản phẩm khai thác, cung cấp chất
lỏng để ép vỉa duy trì áp suất và khí cao áp cho khai thác bằng phương pháp Gaslift.

12
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

1.7 Đặc điểm địa chất mỏ Bạch Hổ.

1.7.1 Địa tầng

Cũng như địa tầng bồn trũng Cữu Long, địa tầng mỏ Bạch Hổ bao gồm các hệ tầng :
Móng trước Kainozoi, hệ tầng Cà Cối tuổi Eocene, hệ tầng Trà Cú tuổi Oligocene sớm, hệ
tầng Trà Tân tuổi Oligocene muộn, hệ tầng Bạch Hổ tuổi Miocene sớm, hệ tầng Côn Sơn tuổi
Miocene giữa, hệ tầng Đồng Nai tuổi Miocene muộn, hệ tấng Biển Đông.

Hình 1.6 : Địa tầng tổng hợp mỏ Bạch Hổ

13
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Móng trước Kainozoi

Chủ yếu là đá macma granitoit kết tinh chứa các đai mạch diabaz và bazan andesite
poocfia. Đá móng đặc trung bởi tính bất đồng nhất cao về thành phần thạch học.Theo số liệu
mẫu lõi, trên vòm trung tâm chủ yếu là đá granit biotit hai mica. Vòm Bắc là đá granodiorit
sáng xám và adamelit với hàm lượng monzonit thạch anh cao, monzodiorit thạch anh và
diorite á kiềm.Vòm Nam là đá granit, granodiorit, monzodiorit thạch anh.Tuổi tuyệt đối của
đá móng khoảng 89 triệu năm tới 245 +- 7 triệu năm.

Trầm tích Kainozoi:

Hệ Paleogene

Thống Oligocene

Hệ tầng Trà Cú ( E13):

Hệ tầng tuổi Oligocene sớm, chiều dày dạt tới 600m, được thành tạo trong điều kiện
lục địa với các tướng sông, hồ và đầm lầy, phát triển không đều theo diện tích cũng như theo
chiều sâu, có dạng thấu kính.

Các tầng sản phẩm trong đá bột và cát kết, được đánh dấu từ trên xuống dưới là VIa,
VI, VII, VIII, IX, X, XI.

Hệ tầng Trà Tân ( E23 )

Hệ tầng tuổi Oligocene muộn, chiều dày thay đổi từ 45 – 1800m nằm trong khoảng
giữa các tầng phản xạ SH – 11 và SH – 7, gồm các lớp sét kết chiếm từ 40 – 70%, bột và cát
kết. Đá có màu xám, xám đen và nâu đỏ. Ở phần trên, sét kết màu đen có hàm lượng vật chất
hữu cơ cao. Trong nhiều giếng khoan gặp các vỉa đá bazơ nguồn gốc núi lửa dày tới 20m và
đôi khi là các vỉa than mỏng. Trầm tích được thành tạo trong điều kiện lục địa, tướng sông,
hồ, đầm lầy và cả biển nông ven bờ.

Hệ tầng được chia thành hai phần. Phần thứ nhất thuộc phần dưới lát cắt nằm giữa SH
– 11 và SH – 10 gồm cát và sét kết, có các tầng sản phẩm là Ia và Ib.Phần thứ hai nằm ở phía
trên giữa SH – 10 và SH – 7, chủ yếu là sét và sét kết, có các tầng sản phẩm là I, II, III, IV, V.

14
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Hệ Neogene:

Thống Miocene

Phụ thống Miocene dưới:

Hệ tầng Bạch Hổ ( N11)

Hệ tầng tuổi Miocene sớm, có chiều dày thay đổi từ 770 – 900m. Tầng này nằm giữa
SH – 3 và SH – 7 gồm các lớp cát kết xen kẽ với lớp bột kết, cát kết màu xám, xám tối. Ở
tầng nóc gặp một lớp sét monmorilonit và sét kết dày có diện tích phát triển rộng thường được
dùng làm tầng chuẩn và được gọi là tầng sét “Rotalia ” có chiều dày khoảng 35 – 150m.

Vòm Bắc và Vòm Trung tâm có hai tầng sản phẩm là tầng 23 và 24 có thành phần là
cát kết thạch anh và cát kết arkoze. Vòm Nam có thêm tầng sản phẩm 25, 26, 27 dạng thấu
kính.

Phụ thống Miocene giữa

Hệ tầng Côn Sơn ( N 21)

Chiều dày trầm tích khoảng 850 – 900m, nằm giữa tầng phản xạ SH – 2 và SH – 3 với
thành phần chủ yếu là cát kết arkoze, đôi chổ là cát xen lớp không đều với bột kết, sét, các vỉa
mỏng dâm kết, sét vôi và than nâu.

Phụ thống Miocene trên

Hệ tầng Đồng Nai ( N31).

Hệ tầng có chiều dảy khoảng 500 – 600m, nằm giữa tầng phản xạ SH – 2 và SH – 1
với thành phần chủ yếu là cát kết thạch anh lẫn sạn, xen kẽ với bột sét và sét. Vỉa mỏng dạng
thấu kính.

Thống Neogene và Đệ Tứ

Hệ tầng Biển Đông ( N2 – Q ).

Hệ tầng có chiều dảy trầm tích đạt 650 – 700m. Thành phần chủ yếu là cát hạt thô bở
rời, đôi khi là cát, dâm kết với các phân lớp mỏng gồm bột kết và sét vôi. Trong hệ tấng này
không phát hiện dầu khí.

1.7.2 Macma

15
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Các đá xâm nhập ( các đai và mạch ) được phát hiện trong mặt cắt trầm tích Oligocene
dưới, Oligocene trên và phần thấp của Miocene dưới. Chúng bao gồm loạt thể xâm nhập còn
kẹp các lớp trầm tích mỏng bên trong. Tuổi của các đá xâm nhập này đa số là Oligocene, là
thời gian có ứng suất căng giãn cực đại ở Nam Việt Nam và ở bể Cửu Long. Một số thể xâm
nhập có thể có tuổi Miocene sớm và chúng có thể liên quan đến biến cố núi lửa cùng thời.
Phân bố của các thể xâm nhập mang tính địa phương.

Các đá phun trào được bắt gặp ở trong trầm tích Miocene dưới. Pha hoạt động núi lửa
này phát triển trên một vùng rộng lớn cùng với các vụn núi lửa của nó đã tạo nên một tầng
phản xạ địa chấn mạnh trong trầm tích Miocene dưới ở phần Tây phụ bể Bắc. Pha núi lửa này
được cho là có liên quan đến sự kết thúc tách giãn đáy biển Đông ( khoảng17 triệu năm
trước).

Các đá núi lửa Miocene trên, Pliocene – Đệ Tứ và hiện tại phân bố rộng rãi ở Bắc bể
Nam Côn Sơn, phần đuôi phía Bắc của đới nâng Côn Sơn và Bể Cữu Long và trên lục địa
Việt Nam. Pha núi lửa này có liên quan tới tăng cao dị thường nhiệt độ của Manti.

1.7.3 Đặc điểm kiến tạo

Mỏ Bạch Hổ nằm trên cấu trúc nếp lồi hình thành trên khối nâng của móng. Cấu trúc
theo mặt móng là một khối nâng lớn, cấu tạo phức tạp, có phương gần với hướng kinh tuyến,
kích thước 28 x 6 km với nhiếu đứt gãy kiến tạo lớn theo hướng Đông Bắc, có chiều dài và
biên độ giảm dần theo chiều hướng lên của trầm tích và mất hẳn khi lên Miocene. Phần nhô
lên của móng, biên độ cấu tạo đạt đến 1800 – 2000m, ở tầng trầm tích Oligocene biên độ
giảm xuống còn 900m, trầm tích Miocene giảm còn 70m.

Thân dầu chủ yếu của mỏ nằm chủ yếu trong khối nâng của móng granitoit có chiều
cao lớn, tới hơn 1800m, trải theo hướng Đông Bắc với chiều dài hơn 28km, rộng 5 – 7 km, có
dạng địa lũy và bị phân chia bởi nhiều đứt gãy. Phần cao nhất của khối nâng nằm ở chiều sâu
3100m và đường bình đồ khép kín cuối cùng nằm ở độ sâu 4450m.

Cấu trúc của mỏ bị phân chia bởi các đứt gãy kiến tạo, về phía trên theo lát cắt biên độ
cũng như tần suất xuất hiện giảm dần. Số lượng đứt gãy ghi nhận nhiều nhất là ở trong đá
móng, sau đó là các phức hệ trung gian tương ứng với SH – 12 và SH – 10, cuối cùng là tầng
kiến trúc nền tương ứng với SH – 5. Các đứt gãy Oligocene có vai trò quan trọng trong việc
hình thành cấu tạo, chúng không chỉ có mặt trong phức hệ trung gian mà còn phát triển cả ở
trong móng. Chúng đóng vai trò chủ yếu không những trong việc hình thành cấu trúc mà cả

16
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

việc hình thành hệ thống nứt nẻ trong đá móng. Các đứt gãy chính có đường phương theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam và Đông Nam – Tây Bắc với chiều dài và biên độ lớn. Chúng
phân bố gần như song song với nhau, trong đó có một số đứt gãy nối với nhau và bị đan xen
với nhau bởi các đứt gãy phân nhánh nhỏ hơn. Ở phía Tây Bắc và Đông Nam, cấu tạo bị giới
hạn bởi các đứt gãy. Hệ thống Tây Bắc gồm các đứt gãy F1, F2, F3 là các đứt gãy nghịch, so
le với nhau, dài từ 8 – 20km. Biên độ lớn nhất của chúng thay đổi từ 400 – 1800m. Hệ thống
đứt gãy Đông Nam gồm các đứt gãy F4, F5, F6 chạy song song với trục chính của cấu tạo,
gồm cả một số đứt gãy thuận có biên độ từ vài chục mét tới hơn 2000m. Mặt trượt của hầu hết
đứt gãy thuận này nghiêng về phía Đông Nam, một số mặt trượt nghiêng về phía Tây Bắc chỉ
quan sát được ở phía Nam.

Đứt gãy Neogene có số lượng không nhiều, phương á kinh tuyến và Đông Bắc, biên
độ không quá 100m, thường ít khi dài quá 3 – 4km. Tuy nhiên, chúng thường là màn chắn
kiến tạo của một số thân dầu trong lát cắt Miocene.

Đứt gãy trong móng phần lớn đều không có vai trò chắn nên ít ảnh hưởng tới cấu trúc
thân dầu, ngoại trừ các đứt gãy nghịch ở phía Tây và một số khối phía Bắc. Nhưng ở trầm tích
Oligocene các đứt gãy lại là các yếu tố quyết định cho sự hình thành các thân dầu có dạng
chắn kiến tạo.

1.7.4 Hệ thống dầu khí.

1.7.4.1 Tầng sinh

Khả năng sinh dầu của đá trầm tích phụ thuộc vào số lượng, chất lượng và mức độ
trưởng thành của vật chất hữu cơ chứa trong nó.

Bằng các phương pháp địa hóa, các thông số về số lượng, chất lượng và mức độ
trưởng thành của vật chất kữu cơ trong trầm tích Oligocene và Miocene được xác định là có
tiềm năng sinh dầu khí.

Các kết quả nghiên cứu về thành phần thạch học và địa hóa cho thấy trầm tích
Oligocene tồn tại nhiều lớp sét, bột sét dày có màu xám đen, xám sẫm, xám xanh và nâu,
cứng chắc đôi khi chứa than, cấu tạo khối lớp hoặc phân lớp có mặt trượt. Các tầng sét này
phân bố rộng rãi và liên tục toàn vùng. Trong Oligocene nó phân bố chủ yếu trong Oligocene
trên và chỉ là những lớp xen kẹp trong Oligocene dưới. Hàm lượng vật chất hữu cơ chứa trong
sét khá cao, chỉ số cacbon hữu cơ ( TOC ) từ 2 – 3.2 và có nguồn gốc tướng sông hồ, đầm lầy.

17
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Giá trị nhiệt phân S2 = 5.0 mg/g, chỉ số hidro ( HI ) = 300 mg/g và khả năng phản xạ Vitrinite
R0 = 0.75.

Các trị số trên cho thấy vật chất hữu cơ trong trầm tích Oligocene có khả năng tạo dầu
tốt và được đánh giá là đã rơi vào giai đoạn tạo dầu.

1.7.4.2 Tầng chứa

Mức độ chứa dầu của các tầng trầm tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : độ rỗng, độ
thấm, thành phần thạch học và các tính chất hóa lý khác của đá.

Các tầng chứa chủ yếu của mỏ Bạch Hổ là Miocene dưới, Oligocene và tầng móng.
Trầm tích được tạo thành trong điều kiện lục địa, quạt bồi tích. Đá chứa chủ yếu là cát kết
arkose có màu xám tro, xám sáng, phân lớp dày, giàu vảy mica, có độ hạt thay đổi từ thô đến
mịn. Hạt có kích thước từ 0.5 – 0.25 mm từ bán sắc cạnh đến bán tròn cạnh, độ chọn lọc trung
bình đến kém. Khoáng vật phụ là epidot và ziacon, xi măng gắn kết là sét cacbonat.

Qua các tài liệu địa vật lý giếng khoan và mẫu lõi đã xác định được các trị số về độ
rỗng, độ thấm, độ bảo hòa và chiều dày của các tầng chứa trong Oligocene của khu vực. Độ
rỗng trung bình khoảng 0.85, chiều dày trung bình khoảng 40m.

1.7.4.3 Tầng chắn

Từ kết quả tổng hợp cho thấy, trong Oligocene mỏ Bạch Hổ có ba tầng chắn với
những đặc điểm khác nhau :

Tầng chắn 1:

Phủ trực tiếp lên tầng chứa có tuổi Miocene sớm. Tầng này có sự bảo tồn chiều dày
tốt, bình ổn về hệ số phân lớp và thành phần khoáng vật sét, độ hạt khá thô.

Tầng chắn 2:

Phủ trực tiếp lên tầng chứa thuộc hệ tầng Trà Tân. Chiều dày giảm dần ở vòm. Thành
phần khoáng vật sét hầu như không thay đổi theo chiều sâu và diện tích.

Tầng chắn 3:

Nằm tại phần nóc hệ tầng Trà Cú. Có sự phân dị rõ ràng về chiều dày và thành phần
khoáng vật sét từ đỉnh vòm về cánh. Thành phần độ hạt có kích thước nhỏ chiếm ưu thế và
hiện tượng argilit phân phiến ở những giếng khoan sâu có thể làm tăng khả năng chắn của
tầng này.

18
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

1.7.4.4 Bẫy

Một trong những điều kiện bắt buộc để hình thành các tích tụ dầu khí là sự có mặt của
các bẫy dầu. Mỏ Bạch Hổ chủ yếu có các dạng bẫy sau :

Bẫy cấu trúc : Bẫy hình thành bởi sự biến dạng của vỉa chứa dầu như uốn nếp hoặc đứt
gãy.

Trong bẫy cấu trúc phân ra :

Dạng vòm : Đây là loại bẫy hình thành ở các cấu trúc địa phương có cấu tạo đơn giản.

Dạng khối : Là phần nhô cao, kẹp bởi các đứt gãy thuận – nghịch.

Bẫy địa tầng : hình thành bởi sự trầm tích và biến đổi thứ sinh của đá chứa. Đó là các
thân cát nằm kẹp trong các tầng sét.

1.8 Lịch sử phát triển địa chất mỏ Bạch Hổ.

Thời kì Mezozoi muộn – đầu kainozoi

Trước Đệ Tam, bồn trũng Cữu Long cũng như thềm lục địa Đông Nam Á bị ảnh
hưởng nhiều lần của các quá trình nâng lên, uốn nếp, bốc mòn và macma mạnh. Khu vực
nghiên cứu cũng chịu sự ảnh hưởng này. Các thành tạo trước Kainozoi bị đập vỡ và phân cách
thành từng khối có kích thước và biên độ sụt lún không đồng nhất tạo các địa lũy và địa hào
hẹp. Những khối nhô cao bị phong hóa mạnh và bị bào mòn trong một thời gian dài. Vật liệu
phong hóa và bốc mòn được lắng động ở các địa hào và trũng kế cận, đồng thời làm triệt tiêu
từng phần các trũng trước Kainozoi. Vào thời kì này khu vực nghiên cứu là một bộ phận của
đới nâng trung tâm bồn trũng Cữu Long, bị khống chế bởi hệ thống các đứt gãy ở hai sườn
Đông và Tây. Các hoạt động xâm nhập và phun trào càng làm phức tạp thêm cấu trúc của nó
và tạo nên sự khác biệt về đặc điểm địa chất của từng khối trong khu vực.

Thời kì Oligocene

Là thời kì tách giãn và hình thành các địa hào dọc theo các đứt gãy. Các địa hào này
được lắp đầy trầm tích với chiều dày lớn chứng tỏ quá trình tách giãn sụt lún diễn ra mạnh
mẽ. Qúa trình Rift được kéo dài đến Oligocene. Các trầm tích lấp đầy bao gồm các đá lục
nguyên ( trầm tích sét và cát ). Đá argilit có màu den sẫm và xám đen, trong khi cát kết và bột
kết có màu xám còn đá phun trào thì thỉnh thoảng có gặp.

19
Chương 1 : Cấu Trúc Địa Chất Mỏ Bạch Hổ

Thời kì Miocene

Đặc trưng nổi bật của giai đoạn này là sự lún mạnh mang tính khu vực của toàn bể nói
chung và của khu vực nghiên cứu nói riêng kế tiếp sau thời kì tách giãn Oligocene. Hoạt động
của các đứt gãy giảm dần, chúng tái hoạt động vào Miocene giữa. Biển tiến theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam, các trầm tích hạt mịn hình thành, điển hình là tập sét rotalia – tầng chắn khu
vực của toàn mỏ. Hiện tượng tái hoạt động trong quá trình oằn võng ở thời kì Miocene của
các đứt gãy là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy quá trình dịch chuyển hidrocacbon vào bẫy. Vào
cuối Miocene các hoạt động nén ép và hoạt động mạnh mẽ của sông MêKong đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến môi trường trầm tích.

Thời kì Pliocene – Đệ Tứ

Do ảnh hưởng của quá trình lún chìm, biển tiến toàn khu vực nên cấu tạo mỏ Bạch Hổ
trong giai đoạn này có tính ổn định. Các thành tạo trầm tích có chiều dày lớn, gần như nằm
ngang trên thành tạo cổ hơn.

20

You might also like