You are on page 1of 15

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

BÁO CÁO PHÂN TÍCH BỂ

BỒN GIỮA NÚI (INTRAMONTANE BASIN,


TROUGHS AND GRABEN)

GV hướng dẫn: SV thực hiện:


TSKH. Phạm Huy Long Trương Đoàn Tuấn Kiệt
Trợ giảng: Phạm Thị Như Quyền
NỘI DUNG
1 • Đặt vấn đề

2 • Vị trí bể

3 • Cơ chế thành tạo

4 • Tổ hợp thạch kiến tạo

5 • Khoáng sản liên quan

6 • Ví dụ

7 • Kết luận & kiến nghị

8 • Tài liệu tham khảo


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bể trầm tích là vùng bề mặt Trái Đất rộng lớn, bị sụt lún gần như
liên tục trong hàng chục triệu năm, có trật tự địa tầng liên tục và luôn
được lắng đọng trầm tích do sông ngòi và các dòng chảy của biển
hoặc đại dương mang đến từ các khu vực có địa hình tương đối cao
hơn.
Quá trình kiến tạo là tiêu chí hàng đầu để phân biệt các kiểu bể
trầm tích khác nhau. Trong các kiểu bể đó thì có kiểu bể trầm tích
giữa núi, là một đối tượng sẽ được đề cập sau đây với một cái nhìn
tổng quan và khái quát nhất.
VỊ TRÍ BỂ

Các bối cảnh kiến tạo ở một


đai va mảng lục địa (theo
A.H.G Mitchell và M.S
Garson, 1981)
VỊ TRÍ BỂ

Các bể, trũng và địa hào giữa núi (intramontane basins,


troughs and graben) phát triển trong hoặc liền sau va mảng ở trong
hoặc gần các đới va mảng. Một vài bể trong số đó được gọi là bể kiểu
Pannon được tạo thành thọat đầu bởi căng giãn sau các đai uốn nếp -
vảy chờm khi chúng tiếp tục di chuyển vào bể rìa.
CƠ CHẾ THÀNH TẠO
Các trũng địa hào có liên quan với va mảng có thể hoặc là địa hào rift
căng giãn (extentional rift graben) cắt qua các đai uốn nến, là bể trượt bằng
(strike-slip basin) song song hoặc gần song song với đai núi.
CƠ CHẾ THÀNH TẠO

Va mảng là chế độ địa động lực quan trọng để sinh ra các đai uốn nếp tạo núi.
Đó không phải là sự kiện xảy ra trong chốc lát mà là một quá trình dài với nhiều
dịch chuyển thẳng đứng và nằm ngang đáng kể của các khối vỏ lục địa trong điều
kiện chiếm ưu thế của nén ép và nâng cao chung địa hình.
Cơ chế đứt gãy chờm nói chung chiếm ưu thế ở gần đới khâu, nhưng xa hơn ở
mảng chờm lên trên lại phổ biến các đứt gãy trượt bằng với các kiến trúc căng giãn
kèm theo.
Liên quan với biến dạng va mảng thường xảy ra hoạt động biến chất mạnh mẽ
và hoạt động xâm nhập do nóng chảy vỏ tạo ra granit cao nhôm (kiểu S). Tuy
nhiên, tiếp sau va mảng có thể có xâm nhập và phun trào vôi - kiềm (kiểu I), kế
đến là magma kiềm (kiểu A) do hệ quả của sự nâng lên nhanh chóng sinh ra chế
độ kiến tạo căng giãn cục bộ hoặc hoạt động tàn dư nóng chảy mảng đại dương rơi
xuống sâu như ở Đông đới khâu Klaeng – Bentong Raub.
CƠ CHẾ THÀNH TẠO
TỔ HỢP THẠCH KIẾN TẠO

Các trầm tích molas có nguồn gốc từ:

- Các đá trầm tích, xâm nhập, phun trào ở rìa lục địa tích cực bị uốn nếp,
vò nhàu rất mạnh mẽ.
- Đá của vỏ đại dương cổ (opholit), di chỉ các đá trầm tích - phun trào rìa
lục địa thụ động.
- Granit cao nhôm (kiểu S), có xâm nhập và phun trào vôi - kiềm (kiểu
I), magma kiềm (kiểu A)

Ngoài ra, các trầm tích molas ở đây còn cho thấy thành phần vật liệu
trầm tích: phong phú đa dạng, các đá tảng từ các dãy núi gần kề. Độ chọn
lọc, độ mài tròn: kém.
KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN

Trong các bồn trầm tích này có thể có:


- Khoáng tích sulfur Pb-Zn-Cu
- Trầm tích màu đỏ chứ U-V-Cu
- Ở vùng khí hậu ẩm ướt, nơi có các thảm thực vật phát
triển mạnh mẽ là nguồn cung cấp VLHC, vì vậy các tầng
trầm tích có tiềm năng dầu khí (tuy nhiên không lớn).
- Than đá
- Đá phiến cháy
VÍ DỤ

- Bể Altiplano nằm ở rìa


Tây của lục địa Nam Mỹ.
Thuộc phạm vi các nước
Peru, Bolivia, Argentina
và Chile.

- Bể này nằm giữa 2 dãy


núi Western Cordillera và
Eastern Coedillera.

Bể Altiplano
VÍ DỤ
- Bể Altiplano (bể giữa núi):
là một bể được hình thành
theo kiểu trượt bằng trải qua
quá trình biến dạng đồng
trầm tích phù hợp với các
chuyển động trong suốt giai
đoạn hoạt động kiến tạo của
Andes trong Neogene.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu các loại bể trầm tích mang lại lợi ích quan
trọng trong việc tìm kiếm, thăm dò các tiềm năng về khoáng
sản (trong đó có dầu khí), mà đặc biệt hơn hết là nghiên cứu
bồn giữa núi. Vì bồn giữa núi bao gồm nhiều bối cảnh kiến
tạo và kèm theo đó là các khoáng sản liên quan. Vì thế cần
nghiên cứu chuyên sâu về loại bồn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] La Thị Chích - Phạm Huy Long (2011), Địa chất kiến trúc, đo vẽ bản
đồ địa chất và một số vấn đề cơ bản của kiến tạo, NXB Đại học quốc gia
TP HCM.
[2] Phạm Huy Long (2017), Bài giảng phân tích bể trầm tích, Đại học
Dầu khí Việt Nam.
[3] Nguồn internet: www.google.com
THANK YOU !

You might also like