You are on page 1of 193

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC


BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
..........oOo..........

GIÁO TRÌNH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE


NGƯỜI LỚN BỆNH NGOẠI KHOA
Đối tượng: Cử Nhân Điều Dưỡng

LƯU HÀNH NỘI BỘ


09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 2

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 3

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG

CHƯƠNG 1: NGOẠI CƠ SỞ ...................................................................................................... 5


VAI TRÒ NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA ................................................................ 5
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ CHOÁNG CHẤN THƯƠNG .......................... 8
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ ........................................................................... 13
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ ................................................................................. 18
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA ........................................... 25
PHÒNG MỔ VÀ TRANG THIẾT BỊ .................................................................................... 31
BÀN MỔ VÀ VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH LÊN XUỐNG BÀN MỔ ............................ 33
NHIỆM VỤ - CHỨC NĂNG ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG MỔ ................................... 35
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÂY MÊ – GÂY TÊ ............................................................... 37
KỸ THUẬT VỆ SINH DA TRƯỚC MỔ .............................................................................. 39
KỸ THUẬT RỬA DA TRƯỚC MỔ .................................................................................... 41
KỸ THUẬT RỬA TAY, MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG VÔ KHUẨN ................................. 42
KHÂU VẾT THƯƠNG NHỎ ................................................................................................ 47
CHƯƠNG 2: TIÊU HOÁ ........................................................................................................... 49
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ THỦNG DẠ DÀY TÁ TRÀNG ...................................... 49
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ SỎI ĐƯỜNG MẬT.......................................................... 53
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ VIÊM TỤY CẤP ............................................................. 57
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ GAN............................................................ 61
CHAM SOC NGƯỜI BỆNH MỔ TẮC RUỘT ..................................................................... 65
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐẠI – TRỰC TRÀNG ......................................... 68
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO .................................................. 71
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ VIÊM RUỘT THỪA ....................................................... 76
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHÚC MẠC ................................................................. 80
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ BẸN ..................................................................... 83
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ TRĨ................................................................................... 85
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ DẪN LƯU ........................................................................ 87
CHƯƠNG 3: LỒNG NGỰC ...................................................................................................... 89
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ NGỰC.............................................................................. 89
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG NGỰC ...................... 94
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ MỞ KHÍ QUẢN ............................................................... 99
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ DẪN LƯU MÀNG PHỔI ............................................... 103
CHƯƠNG 4: TIẾT NIỆU ........................................................................................................ 106
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT HỆ NIỆU ................................ 106
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ SỎI ĐƯỜNG NIỆU ....................................................... 113
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN ............................................ 117
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG THẬN – NIỆU DẠO .......... 121
CHƯƠNG 5: CHỈNH HÌNH .................................................................................................... 126
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG ................................................. 126
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ............................................. 132
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN ..................................................... 137
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẬTKHỚP .................................................... 139
QUI TRÌNH CHĂM SÓCNGƯỜI BỆNH KÉO TẠ ............................................................ 141
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BÓ BỘT ........................................................... 145
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 4

QUI TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN MỔ XƯƠNG ..................................................... 149


QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM XƯƠNG ................................................ 154
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI ...................... 159
CHƯƠNG 6: NGOẠI KHOA KHÁC .................................................................................... 162
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG – GHÉP DA ......................................... 162
QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO ............................. 170
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ BƯỚU GIÁP.................................................................. 177
CHƯƠNG 7: KỸ THUẬT NGOẠI ........................................................................................ 181
KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU ........................................................................ 181
KỸ THUẬT CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI .......................................................... 183
KỸ THUẬT CHĂM SÓC MỞ KHÍ QUẢN ........................................................................ 186
KỸ THUẬT CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO ........................................................... 191

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 5

CHƯƠNG 1: NGOẠI CƠ SỞ

VAI TRÒ NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA

MỤC TIÊU:
1. Trình bày sơ lược lịch sử ngoại khoa
2. Trình bày những phát minh y học liên quan đến ngoại khoa
3. Trình bày những đặc điểm ngoại khoa
4. Trình bày vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa

LỊCH SỬ NGOẠI KHOA:


- Giải phẫu thời xưa: phương pháp giải phẫu đầu tiên được ghi lại ở Ai Cập vào năm
2250 trước Công Nguyên như mổ bướu cổ, rạch ung nhọt, tiền thù lao được ấn định
bởi một bộ lụât
- Y học ngoại khoa thời trung cổ: Y học thời kỳ này thì quan niệm mổ xẻ là không cần
thiết  ngoại khoa bị thoái triển nghiêm trọng. Mổ xẻ chỉ là công việc thủ công và
được giao cho thợ cắt tóc, đao phủ
- Y học thời phục hưng: Giai đoạn này Y học được phép mổ xác. Sự phát minh ra
thuốc súng và sự ra đời của nghề in làm phát triển ngành y
- Y học thời cận đại: thực sự phát triển từ thế kỷ XIX, XX
- Y học ngày nay: đã và đang phát triển với những thành tựu như: Tuần hoàn ngoài cơ
thể, vi phẫu thuật, thay thế tạng, ghép tạng, can thiệp nội soi, phẫu thuật nội soi.
NHỮNG PHÁT MINH Y HỌC LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI KHOA:
- Gây mê – hồi sức: Ngày 16/10/ 1846: thầy thuốc ở Boston là William T. G Morton
(1819-1868) trình diễn gây mê bằng ête thành công và đánh dấu mốc lịch sử giải
phẫu
- Truyền máu: James Blundell, người Anh, truyền máu lần đầu tiên cho 1 sản phụ vào
năm 1818, nhưng truyền máu chỉ thật sự bắt đầu từ 1930
- Vô trùng: Louis Pasteur (Pháp 1835-1895) đã tìm ra vi trùng, Joseph Lister (Anh
1827-1912) là người đầu tiên xử dụng phương pháp sát trùng trong phẫu thuật
- Kháng sinh: Alexander Fleming (Scotland 1881-1955) nhà vi trùng học đã tìm ra
Penicilline và sau đó có hàng trăm kháng sinh ra đời. Kháng sinh giúp rất nhiều cho
ngành y, đặc biệt cho ngành ngoại khoa
GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI KHOA:
 ĐỊNH NGHĨA:
Ngoại khoa được định nghĩa như một nghệ thuật và khoa học điều trị bệnh,
thương tổn và dị dạng bằng phẫu thuật và dụng cụ chuyên dùng. Giải phẫu có sự
tương quan gồm: người bệnh, phẫu thuật viên, điều dưỡng ngoại khoa và gây mê.
 MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHẪU LÀ:
- Giúp chẩn đoán bệnh chính xác
- Điều trị triệt căn
- Điều trị tạm thời
- Điều trị phòng ngừa
- Thẩm mỹ
- Tái tạo chỉnh hình
- Ghép cơ quan
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 6

 ĐẶC ĐIỂM:
Ngoại khoa là sự làm việc của 1 tập thể gồm

NHÓM BS KTVGMHS NHÓM ĐIỀU


NGOẠI DƯỠNG PHÒNG

NHÓM KTVCLS
NGƯỜI BỆNH NHÓM ĐD HỒI
SỨC

KTV VLTL

NHÓM ĐD KHOA NHÓM DINH DƯỠNG


HỘ LÝ

Ngoại khoa là 1 liên khoa:

Phòng hồi sức

Phòng cấp cứu


PHÒNG MỔ

Khoa khác Khoa ngoại

NHIỆM VỤ ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA:


4.1. Trại ngoại khoa:
- Nhận người bệnh từ các khoa, từ cấp cứu, từ phòng hồi sức, từ phòng mổ
- Phải biết sắp xếp người bệnh nằm theo khu vực
- Cùng hội chẩn với gây mê, phẫu thuật viên chọn phương pháp gây mê và phẫu
thuật thích hợp từng người bệnh
- Công tác tư tưởng và giáo dục cho người bệnh trước mổ
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ và chăm sóc người bệnh sau mổ
- Luôn áp dụng vô trùng ngoại khoa tuyệt đối
- Phòng ngừa nhiễm trùng chéo
- Ngăn ngừa biến chứng sau mổ
- Tham gia hướng dẫn vật lý trị liệu cho người bệnh phục hồi vận động sau mổ
- Chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh
- Giáo dục và chuẩn bị người bệnh ra viện
4.2. Phòng mổ:
 Lượng giá người bệnh trước mổ:
- Lượng giá tình trạng người bệnh: Dấu chứng sinh tồn, tri giác, tâm lý, tổng
trạng người bệnh
- Xét nghiệm tiền phẫu, tên người bệnh, phương pháp gây mê
 Can thiệp điều dưỡng trong mổ:
- Duy trì sự an toàn cho người bệnh: dụng cụ, tư thế, ánh sáng, phẫu trường
- Theo dõi tình trạng sinh lý cho người bệnh
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 7

- Thực hiện đúng nhiệm vụ Điều dưỡng được giao cho 1 cuộc phẫu thuật: Điều
dưỡng vòng trong và điều dưỡng vòng ngoài
- Luôn kết hợp cùng gây mê và ê kíp mổ thực hiện hoàn hảo phẫu thuật cho
người bệnh trong sốt thời gian phẫu thuật
- Áp dụng vô trùng tuyệt đối. Hiểu biết và xử dụng đúng các dung dịch tiệt khuẩn
 Đánh giá tình trạng người bệnh giúp chuẩn bị cho người bệnh sang phòng hồi sức
 Di chuyển người bệnh an toàn về phòng hồi sức
 Bàn giao người bệnh cùng Điều dưỡng phòng hồi sức
4.3. Điều dưỡng phòng hồi sức:
Bàn giao giữa điều dưỡng phòng mổ và điều dưỡng phòng hồi sức
- Nhận định tình trạng người bệnh sau mổ: dấu chứng sinh tồn, tri giác, vết mổ,
dẫn lưu, CVP, phương pháp phẫu thuật....
- Luôn trao dồi chuyên môn và kỹ năng trong hồi sức cấp cứu
- Xử dụng thành thạo các máy móc, dụng cụ hồi sức
- Biết thực hiện và hiểu được tác dụng phụ cuả thuốc hồi sức
- Luôn áp dụng vô trùng ngoại khoa
- Biết đánh giá người bệnh đủ tiêu chuẩn để chuyển về khoa ngoại

KẾT LUẬN:
Ngày nay, ngoại khoa đã có những bước tiến ngày càng hoàn hảo hơn giúp người
bệnh: đau ít hơn, thẩm mỹ hơn, ít mất máu hơn, ít nhiễm trùng hơn, tỉ lệ tử vong giảm
đi... Đó chính là sự nổ lực không ngừng của ngành y học. Sự nổ lực này thành công
chính là nhờ vào sự kết hợp hài hoà giữa phẫu thuật viên và điều dưỡng.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 8

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ CHOÁNG CHẤN


THƯƠNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa, sinh lý bệnh, phân loại của choáng chấn thương
2. Thực hiện được qui trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh choáng chấn thương

1. ĐỊNH NGHĨA:
Là tình trạng đáp ứng bệnh lý của cơ thể đối với sự mất quân bình giữa cung cấp
và nhu cầu dưỡng chất của tế bào, là bệnh lý toàn thân

2. PHÂN LOẠI:
- Choáng giảm thể tích: thường hay gặp nhất trong ngoại khoa là yếu tố quan trọng
trong choáng chấn thương. Nguyên nhân có thể do mất máu, mất huyết tương.
- Choáng tim: do cung lượng tim không đảm bảo tưới máu cho mô. Nguyên nhân có
thể do bệnh lý cơ tim, bên ngoài do tràn máu màng tim,…
- Choáng thần kinh: Thường sau chấn thương cột sống, chấn thương sọ não, do gây tê
tuỷ sống
- Choáng vận mạch: gặp trong choáng nhiễm trùng, choáng phản vệ, choáng chấn
thương

3. SINH LÝ BỆNH:
Sau chấn thương, choáng giảm thể tích có thể xảy ra; mất dịch cơ thể làm giảm
dịch lưu hành trong lòng mạch đưa đến giảm cơ chế bù trừ tưới máu cho mô với các đáp
ứng về:
- Nội tiết: thể tích lòng mạch giảm làm giảm cung lượng tim dẫn đến đáp ứng giao
cảm thượng thận từ đây phóng thích catecholamine. Chất này gây co mạch ngoại
biên giúp duy trì huyết áp và giúp tống máu nuôi não và tim trong thời gian ngắn
- Tim: do tác dụng cường giao cảm, sức co bóp cơ tim và nhịp tim sẽ tăng nhanh ngay
khi có mất dịch đáng kể. Tuy nhiên khi choáng hình thành và kéo dài tưới máu cơ
tim sẽ bị ảnh hưởng
- Não: lưu lượng máu não có giảm sút khi mất trên 20% thể tích máu cơ thể. Thiếu
máu xảy ra khi huyết áp tâm thu < 50 mmHg
- Phổi: không có ảnh hưởng nhiều đến sự trao đổi khí
- Gan: ít biểu hiện rõ
- Thận: đáp ứng của thận với choáng giảm thể tích trầm trọng. Độ lọc vi cầu thận giảm
do giảm máu tới thận, tái phân bố dòng máu về tuỷ nhiều hơn là về vỏ thận. Tác dụng
của angiotensin, aldosterone nhằm gia tăng tái hấp thu nước và muối giúp bù trừ sự
giảm thể tích.
- Ruột: Thiếu oxy gây thiếu máu niêm mạc đưa đến rối loạn chức năng hàng rào niêm
mạc ruột. Tái tưới máu sau hồi sức đưa đến tích tụ các chất oxy hoá làm thương tổn
tế bào, tính thẩm thấu niêm mạc ruột gia tăng và vi khuẩn đường ruột, nội độc tố
chuyển dịch qua thành ruột vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết.

QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG


1. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 9

 Dữ kiện chủ quan:


Thông tin quan trọng về sức khoẻ: Hỏi người bệnh về
- Tiền sử sức khoẻ: nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, nhiễm trùng, chấn thương cột
sống, chảy máu, chấn thương, phỏng, tiểu đường, mất nước, suy tim ứ huyết, suy
van, viêm tuỵ cấp, tắc ruột, phản ứng nặng nề do côn trùng cắn.
- Thuốc: Phản ứng quá mẩn với thuốc, thuốc chủng ngừa, gây mê, quá liều thuốc.
- Phẫu thuật và những điều trị khác: phẫu thuật lớn, đặc biệt liên quan đến mất máu
- Chuyển hoá dinh dưỡng: Đói, nôn ói, buồn nôn, chứng mày đay và ngứa
- (trong choáng phản vệ), toát mồ hôi, lạnh run.
- Bài tiết: nước tiểu giảm
- Hoạt động: yếu, chóng mặt, sự kích động, mệt, hồi hộp, đau ngực, khó thở, ho
hay không ho

 Dữ kiện khách quan: Thăm khám người bệnh.


- Thần kinh: Khởi đầu kích động, lo lắng. Sau đó thay đổi tâm thần, ngủ gà, thẩn
thờ, mê.
- Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp giảm, nhợt nhạt, mạch chỉ, tiếng tim bất
thường, mạch cổ phẳng, rối loạn nhịp tim.
- Da: tái, lạch, ẩm, nổi da gà (nhiễm trùng hay choáng phản vệ), tím tái, mề đay,
nổi mẩn.
- Tiết niệu: nước tiểu giảm, vô niệu.
- Hô hấp: thở nhanh, khò khè, ran nổ, mất tiếng thở, nghẹt thở, ho.
- Tiêu hoá: Ói, tăng hay giảm nhu động ruột.
- Tổng quát: nhiệt độ bình thường, tăng (nhiễm trùng), giảm…
- Dấu hiệu dương tính khác: rối loạn nước và điện giải, Hemoglobin và Hematocrit
giảm, thiếu máu, giảm CO2, tăng bạch cầu, giảm oxy, kiềm hô hấp và chuyển hoá
acide, BUN tăng, men gan tăng, mức độ lactate tăng, có vết thương, máu, cấy
dịch cơ thể, XQ ngực và ECG bất thường.

2. CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


2.1. Phòng ngừa choáng:
- Điều quan trọng nhất của điều dưỡng là phòng ngừa choáng xảy ra. Vì thế đều
trước tiên điều dưỡng phải nhận biết người bệnh nào có nguy cơ choáng cao nhất.
Người già, người rất trẻ, người có bệnh mãn tính, bệnh suy nhược là những người
có nguy cơ cao nhất. Với người bệnh sau phẫu thuật, sau chấn thương thì có nguy
cơ cao nhất nguyên nhân do chảy máu, chấn thương cột sống, phỏng, dị ứng thuốc,
dị ứng tôm cua, sò hến, quá liều thuốc, côn trùng cắn…
- Can thiệp điều dưỡng: là xác định những cá nhân dễ xúc cảm, nhận định qua theo
dõi và phát hiện sớm những thay đổi bất thường trên người bệnh. Điều dưỡng cần
chẩn đoán đúng, can thiệp thích hợp và lượng giá những hành động cần thực hiện.
Hầu hết những người bệnh đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim thường tìm thuốc để
can thiệp kịp thời. Hành động này giúp gia tăng tưới máu cơ tim và làm giảm hoạt
động của tim qua: nghỉ ngơi, thuốc, liệu pháp chống đông,…
- Theo dõi cẩn thận cân bằng dịch trong cơ thể cũng ngăn ngừa choáng giảm thể tích.
Theo dõi nước xuất nhập, cân nặng mỗi ngày, dẫn lưu từ vết thương… Phát hiện
chảy máu sớm và kiểm soát chảy máu ngay. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, theo
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 10

dõi nhiệt độ. Thực hiện ngay đường truyền cung cấp dịch tốt là rất quan trọng.
Trong khi chăm sóc việc ngăn ngừa nhiễm trùng như rửa tay trước và sau chăm sóc
người bệnh là thực sự cần thiết.
- Ngăn ngừa choáng phản vệ: hỏi người bệnh cẩn thận về tiền sử dị ứng thuốc nhất là
kháng sinh, hay thức ăn… Trước khi truyền máu nên hỏi người bệnh về tiền sử
truyền máu và dị ứng, nhóm máu, Rhesus. Cần kiểm tra kỹ trước khi truyền máu,
nên có 2 điều dưỡng kiểm tra với nhau trước khi truyền máu là tốt nhất và tiếp tục
theo dõi cẩn thận trong và sau truyền máu.

2.2. Sự thay đổi thận, não, tim phổi, tưới máu ngoại biên:
- Lượng giá dấu hiệu và triệu chứng sự thay đổi tưới máu mô: da lạnh tím, tái, mạch
giảm, thay đổi tâm thần, nhịp tim nhanh, nước tiểu giảm, ói.
- Can thiệp điều dưỡng: Cho người bệnh nằm đầu bằng hay tư thế thẳng, tư thế chân
cao 15-300 so với mực tim sẽ giúp máu về tim tốt. Người bệnh do co mạch máu về
nội tạng, do cơ chế bù trừ, do rối loạn giao cảm nên người bệnh dễ bị lạnh; vì thế
điều dưỡng luôn giữ ấm người bệnh bằng chăn mền. Đánh giá nước xuất nhập như
theo dõi dấu mất nước ở quần áo, bọc tả, đo lường nước vào và ra mỗi 1-2 giờ và
tuỳ vào tình trạng người bệnh, tuỳ theo y lệnh nên theo dõi qua CVP, qua lượng
nước tiểu mỗi giờ (nước tiểu bình thường 0,5-1ml/giờ / kg cân nặng). Thường khi
nước tiểu ít hơn 800ml/ 24 giờ gọi là thiểu niệu, và ít hơn 200ml/ 24 giờ gọi là vô
niệu. Với người bệnh đang choáng điều dưỡng nên đặt sonde tiểu lưu để theo dõi
nước tiểu mỗi giờ nhưng phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn, an toàn để tránh
nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Khi nhận định các dấu mất nước và rối loạn điện giải hay
thiếu máu trên lâm sàng, điều dưỡng thực hiện y lệnh cân bằng nước và điện giải
qua tĩnh mạch: máu toàn phần, plasma, dịch truyền …
- Trong giai đoạn này vấn đề dinh dưỡng cũng quan trọng, nhưng thường trong giai
đoạn cấp việc ăn uống tạm dừng lại. Khi tình trạng người bệnh tương đối ổn định
hơn thì việc cho ăn nên thực hiện nhỏ giọt qua tube Levine, không nên cho ăn qua
miệng. Động tác nhai hay căng chướng dạ dày do thức ăn làm gia tăng nhịp tim vốn
đã mệt mỏi nhiều. Thức ăn nhỏ giọt vừa giúp cho dạ dày hấp thu từ từ thức ăn
nhằm cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn để tránh tình trạng nôn ói
hay nuốt khó do người bệnh đang ở tư thế nằm đầu thấp.
- Dấu chứng sinh tồn kiểm tra mỗi 1-2 giờ. Thời gian theo dõi tuỳ thuộc vào tình
trạng người bệnh và y lệnh của bác sĩ, nhưng người bệnh luôn nằm trong tầm nhìn
điều dưỡng.
- Nếu người bệnh choáng do mất máu và có truyền máu thì điều dưỡng cần theo dõi
sát các dấu hiệu chảy máu qua vết thương, xuất huyết nội… do người bệnh khi
truyền số lượng máu nhiều có nguy cơ rối loạn đông máu do chất kháng đông từ
những túi máu. Nếu là vết thương bên ngoài thì thực hiện băng ép, theo dõi dấu
chứng sinh tồn và báo ngay bác sĩ để giải quyết.

2.3. Giảm tống máu từ tim -giảm thể tích dịch:


- Lượng giá dấu hiệu và triệu chứng của giảm tống máu tim: mệt, da tái, thiểu niệu,
tiểu ít, huyết áp giảm, mạch nhanh, dấu thiếu máu.
- Can thiệp điều dưỡng: Người bệnh nằm trên giường, nghỉ ngơi hoàn toàn giúp bảo
tồn năng lượng và để giảm nhu cầu oxy, giúp duy trì biến dưỡng cần thiết. Theo dõi
chỉ số huyết động học để đánh giá tình trạng lâm sàng của người bệnh và đáp ứng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 11

điều trị: áp lực máu, áp lực động mạch, áp lực động mạch phổi. Theo dõi các dấu
hiệu sống qua monitor, nên cài chế độ báo động trên máy. Bất kỳ dấu hiệu máy báo
bất thừơng thì điều dưỡng đều khám lại người bệnh và nhận định ngay để can thiệp
kịp thời. Giữ ấm người bệnh để giúp người bệnh thoải mái, giảm lo lắng hơn. Sự có
mặt thường xuyên của người điều dưỡng cũng giúp cho người bệnh an tâm, giảm lo
lắng.
- Đáp ứng thuốc của tim: điều dưỡng cần hiểu tác dụng chính và phụ của thuốc về
tim để đề ra kế hoạch chăm sóc thích hợp cũng như theo dõi tác dụng của thuốc
nhằm báo bác sĩ kịp thời điều chỉnh thuốc hợp lý.
- Lập kế hoạch chăm sóc ngăn ngừa người bệnh mệt, tăng nhu cầu oxy như thở oxy
theo y lệnh, nghĩ ngơi, ăn nhỏ giọt qua qua sonde dạ dày. Lưu ý tránh để bình thức
ăn qua cao, tăng áp lực dòng chảy. Chăm sóc người bệnh cấp I.
- Đo nước xuất nhập: cần theo dõi mỗi giờ, nhưng cần ghi rõ tổng lượng nước xuất
nhập chính xác vào bảng theo dõi và vào hồ sơ trong 24 giờ. Theo dõi nước mất và
rối loạn điện giải trên lâm sàng 1-2 giờ / lần, thực hiện y lệnh xét nghiệm BUN,
creatinin, Ion đồ. Thực hiện cung cấp nứơc và điện giải cho người bệnh luôn chính
xác theo số lượng, số giọt và đúng thời gian theo y lệnh, nên sử dụng kim luồn có 3
chia để có thể truyền dung dịch kết hợp.
2.4. Giảm trao đổi khí:
- Lượng giá: áp lực máu động mạch, nồng độ oxy máu ngoại biên
Can thiệp điều dưỡng:
- Cung cấp đủ oxy cho người bệnh qua: mask, canule, máy thở, lều oxy….
- Nghe phổi mỗi giờ, nghe phổi giúp phát hiện những bất thường như nghẹt đàm, và
nhất là người già trong giai đoan này giữa thừa nước và thiếu nước rất gần nhau
nên nghe phổi sẽ giúp phát hiện phù phổi cấp.
- Theo dõi suy giảm oxy: nhịp thở nhanh hơn, thở cố gắng, màu da tím, thở co kéo
liên sườn, cánh mũi phập phồng, dấu đàn hồi mao mạch giảm. Khi nhận định có các
dấu hiệu trên điều dưỡng cần chuẩn bị dụng cụ hổ trợ bác sĩ đặt nội khí quản và
thực hiện trợ giúp thở cho người bệnh ngay. Chuẩn bị nội khí quản và trợ giúp thở
theo y lệnh. Chụp phim ngực theo y lệnh.

2.5. Ngăn ngừa chấn thương: an toàn cho người bệnh khi nằm, khi di chuyển. Do tri
giác kém, do thiếu oxy não trong giai đoạn choáng nên người bệnh kích thích, bức
rức nên dễ dàng có nguy cơ té xuống giường. Người điều dưỡng luôn luôn kéo chấn
song thành giường lên cao. Nên có đệm lót tốt và chêm lót tốt ở thành giướng tránh
tổn thương da.

2.6. Ngăn ngừa tổn thương da: Chăm sóc da, xoay trở người bệnh mỗi 1-2 giờ trong
điều kiện cho phép. Theo dõi và phòng chống loét: không để người bệnh ẩm ướt,
lau khô da ngay, massage vùng dễ bị đè cấn.
2.7. Thay đổi dinh dưỡng: Cho ăn nhỏ giọt qua tube Levine, đảm bảo đủ năng lượng
cần thiết cho người bệnh tránh căng chướng dạ dày. Chỉ cho ăn khi có y lệnh hay
khi người khi bệnh ổn định.

2.8. Tâm lý người bệnh lo âu:


- Luôn giải thích thủ tục và phương pháp trước khi tiến hành kỹ thuật chăm sóc
giúp người bệnh không lo lắng.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 12

- Duy trì người bệnh an toàn nhất, môi trường yên lặng, thoải mái, tránh đau khi
xoay trở và thực hiện thủ thuật. Thực hiện thuốc giảm đau nếu có y lệnh trước khi
chăm sóc. Cho phép người bệnh tiếp xúc cùng gia đình ở điều kiện cho phép. Cung
cấp phương tiện giao tiếp nếu người bệnh không nói được. Quản lý thuốc men, giúp
người bệnh tư thế giảm đau. Người điều dưỡng luôn có mặt bên cạnh người bệnh
giúp họ an tâm tránh tình trạng căng thẳng lo lắng của người bệnh.
2.9. Duy trì tình trạng vô trùng: Thực hiện kháng sinh theo y lệnh: qua tiêm truyền,
qua bơm tiêm. Vệ sinh chung quanh, và cách ly với các bệnh nhiễm trùng khác.
Thực hiện đúng kỹ thuật khi chăm sóc người bệnh, áp dụng kỹ thuật vô trùng với
các thủ thuật. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc và an toàn khi chăm sóc người
bệnh

3. TIÊU CHUÂN LƯỢNG GIÁ:


- Người bệnh tri giác trở về bình thường
- Người bệnh không còn dấu hiệu mất nước và điện giải
- Dấu chứng sinh tồn trở về bình thường

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 13

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được việc lượng giá người bệnh trước mổ
2. Thực hiện được vai trò quản lý của điều dưỡng trong việc chuẩn bị người bệnh
trước mổ
3. Thực hiện được việc chuẩn bị cụ thể người bệnh mổ chương trình

1. ĐẠI CƯƠNG:
Giải phẫu là 1 kế hoạch có dự kiến và có sự chuẩn bị. Cả mổ cấp cứu hay mổ
chương trình đều mang tầm quan trọng như nhau. Sự chuẩn bị cuộc mổ luôn thực hiện 1
cách an toàn và hiệu quả để tránh tai biến người bệnh trong mổ, ngăn ngừa biến chứng
sau mổ và giúp người bệnh hồi phục tốt
Vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc sửa soạn người bệnh trước
mổ. Người điều dưỡng cần có những thông tin cơ bản sau:
- Điều dưỡng phải thu thập dữ kiện từ người bệnh về bệnh tât và các rối loạn kèm theo
- Điều dưỡng phải hiểu được phản ứng của người bệnh trước mổ
- Điều dưỡng phải biết đánh giá những kết quả xét nghiệm tiền phẫu
- Điều dưỡng phải biết lượng giá những thay đổi của cơ thể, nguy cơ, biến chứng, liên
quan đến phẫu thuật

2. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ CHƯƠNG TRÌNH


2.1. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
- Người bệnh lo sợ: chết, đau, gây mê, biến dạng cơ thể, xa cách người thân, thay
đổi lối sống, …
- Điều dưỡng cần nhận biết trình độ, nhận thức của người bệnh để nâng đỡ và cung
cấp những thông tin trong suốt thời gian trước mổ
- Điều dưỡng là người nâng đỡ tinh thần và giúp người bệnh giảm đau buồn, giảm
sợ hãi để duy trì và hồi phục niềm tin cho người bệnh
- Không được cho người bệnh biết tình trạng nguy kịch của bệnh
- Nói rõ tình trạng bệnh cho thân nhân, kêu gọi sự hợp tác.
2.2. HỒ SƠ BỆNH ÁN
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, xét nghiệm
- Thực hiện ký cam kết mổ
- Kiểm tra sơ kết tiền phẫu

2.3. CHUẨN BỊ VỀ THỂ CHẤT


 Lượng giá tiền phẫu:
- Khai thác tiền sử người bệnh: kinh nguyệt, thai kỳ, hoàn cảnh người bệnh,
kinh tế, bệnh tật của người bệnh và gia đình
- Đánh giá sức khỏe toàn thân: tổng trạng, cân nặng, da niêm, dấu chứng sinh
tồn, phát hiện những dấu hiệu bất thường của người bệnh
- Xác định và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ trước khi phẫu thuật
- Lập kế hoạch và thực hiện việc chuẩn bị trước mổ.
- Tham gia hội chẩn: chọn loại thuốc gây mê và phương pháp phẫu thuật tốt
nhất cho người bệnh
 Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 14

 Máu:
° Công thức máu
° Nhóm máu (GS)
° Chức năng đông máu toàn bộ
° Tốc độ lắng máu (VS)
° Đường huyết
° Protid tòan phần
° Điện giải đồ
° BUN, Creatinin
° AST, ALT, Bilirubin
° HIV
 Nước tiểu:
° Tổng phân tích nước tiểu
 Chẩn đoán hình ảnh:
° X phổi
° Siêu âm
° ECG
° CT Scan
 Khám chuyên khoa
° Tai mũi họng
° Tim mạch
° Đo chức năng hô hấp
Ngoài ra tùy tình trạng người bệnh có những vấn đề liên quan đến bệnh lý sẽ
được tiến hành thêm các xét nghiệm khác

2.4. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC TRƯỚC MỔ


 HỆ TIM MẠCH:
• Nhiệm vụ: đáp ứng nhu cầu oxy, dịch thể, dinh dưỡng cho cơ thể
• Hỏi:
- Tiền sử cao huyết áp, đau thắt ngực, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, mổ tim
- Bác sĩ đang điều trị, thuốc tim mạch đang sử dụng
• Khám: mạch, huyết áp, da niêm, tình trạng chảy máu, các bất thường trên điện
tim
• Can thiệp Điều dưỡng:
- Nếu người bệnh có nhồi máu cơ tim: chờ khoãng 6 tháng sau để tránh nguy cơ
tái phát
- Nếu người bệnh có bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, thấp tim: cần thực hiện
kháng sinh dự phòng trước mổ
- Người bệnh loạn nhịp tim cần theo dõi điện tim trước
- Nếu người bệnh dùng Digitalis cần theo dõi định lượng Kali/ huyết thanh để
tránh ảnh hưởng phụ và độc hại của thuốc mê
- Thực hiện truyền dịch đối với người bệnh mất nước trước mổ, dựa vào dung
tích hồng cầu nếu biết dung tích hồng cầu trước khi bệnh, cẩn thận với người
bệnh già vì ranh giới giữa thừa và thiếu nước rất hẹp
 HỆ HÔ HẤP:
• Nhiệm vụ: vừa là ngõ gây mê vừa là ngõ thải thuốc mê, trao đổi khí

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 15

• Hỏi: tiền sử khó thở, ho, suyễn, ho ra máu, lao, nhiễm trùng đường hô hấp kinh
niên, hút thuốc lá
• Khám: tần số nhịp thở, kiểu thở, nghe phổi
• Can thiệp:
- Nếu người bệnh có nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên điều dưỡng cần
thực hiện kháng sinh giúp điều trị dứt điểm nhiễm trùng
- Nếu người bệnh hút thuốc: cần ngưng hút thuốc trước mổ 1 tuần
- Phải ghi nhận người bệnh có bất thường về đường hô hấp
- Ghi nhận chức năng hô hấp như: Khí máu động mạch, nghe phổi
 GAN:
• Nhiệm vụ: liên quan đến đường trong máu, biến dưỡng mỡ, tổng hợp protein,
thuốc, biến dưỡng hormone, tạo bilirubine và bài tiết giải độc cho nhiều loại
thuốc mê, thuốc điều trị …
• Hỏi: tiền sử về viêm gan, chủng ngừa, dị ứng, đau hạ sườn phải, mổ gan, uống
rượu
• Khám: gan to không, vàng da, bụng ascite, dấu tuần hoàn bàng hệ…
• Người bệnh viêm gan sẽ gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát đông máu. đáp
ứng của thuốc, và nguy cơ khó hồi phục thuốc mê sau mổ.
• Can thiệp:
- Đánh giá tình trạng rối loạn đông máu, đồng thời thực hiện điều chỉnh tình
trạng chảy máu qua thuốc theo y lệnh
- Chăm sóc vàng da: thuốc giảm ngứa, uống nhiều nước
- Nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý giúp nâng đỡ chức năng gan
- Thuốc: thực hiện thuốc nâng đỡ chức năng gan, tránh những thuốc thải qua gan
 THẬN
• Nhiệm vụ: suy giảm chức năng thận liên quan đến số lượng dịch thay thế: mất
cân bằng về dịch thể và điện giải, chức năng đông máu, gia tăng nguy cơ nhiễm
trùng, vết thương lâu lành, thay đổi đáp ứng của điều trị và không tiên đoán
được sự bài tiết của thuốc
• Hỏi: phù, tiểu gắt buốt, tiểu đục, mổ thận, ghép thận...
• Khám: Cân nặng, huyết áp, nước tiểu, da niêm, xét nghiệm chức năng thận
• Can thiệp: Theo dõi mất nước, bù đủ nước và thực hiện cân bằng điện giải người
bệnh trước mổ
 THẦN KINH TRUNG ƯƠNG:
• Đánh giá: tri giác, nhận thức, thực hiện các y lệnh.
• Khai thác tai nạn về não, tủy sống ….
 CƠ XƯƠNG KHỚP:
• Hỏi tiền sử viêm xương khớp, nhất là người già vì nó sẽ làm hạn chế cử động, tư
thế người bệnh trong và sau mổ
 DINH DƯỠNG:
• Béo phì: khó khăn trong tư thế mổ và di chuyển người bệnh sau mổ, dễ nhiễm
trùng vết thương, vết thương lâu lành. Thuốc mê sẽ thấm chậm và tồn tại trong
mỡ và sẽ được giải phóng thuốc sau mổ chậm  người bệnh mê lâu hơn và tỉnh
chậm hơn
• Nếu không mổ cấp cứu, điều dưỡng cần hướng dẫn chế đệ ăn và tập luyện giảm
cân cho người bệnh trước mổ
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 16

• Suy dinh dưỡng: giảm protein, vitamin A, B...  hồi phục chậm, vết thương lâu
lành
Người già, nghèo, bệnh mãn tính thì thường có nguy cơ suy dinh dưỡng và thiếu
hụt dịch thể do thói quen kiêng ăn hay thiếu răng. Cần nâng cao thể trạng người
bệnh trước mổ
 NỘI TIẾT:
• Tiểu đường là 1 yếu tố nguy cơ cho cả 2: gây mê và giải phẫu. Người bệnh tiểu
đường có nguy cơ cao trong hạ đường huyết, tim mạch, nhiễm trùng, vết thương
lâu lành. Điều dưỡng cần xác định đường trong máu và giúp bác sĩ điều chỉnh
lượng đường trong máu
 NHIỄM TRÙNG:
• Nhiễm trùng cấp tính thường phải hủy cuộc mổ nếu là giải phẫu chương trình.
Nhiễm trùng mãn tính như lao, AID thì vẫn mổ
• Điều dưỡng cần kiểm soát nhiễm trùng trước mổ là điều cần thiết cho người
bệnh: hỏi người bệnh và cho người bệnh khám chuyên khoa tai mũi họng, răng,
tiết niệu, sinh dục. Thực hiện y lệnh trong điều trị dứt điểm nhiễm trùng trước
mổ
 THUỐC:
• Điều dưỡng hỏi người bệnh về thuốc họ đang sử dụng: vì có nguy cơ tương tác
với thuốc mê, có thể ảnh hưởng đến thuốc tim mạch, huyết áp, miễn dịch chống
đông máu … Biết được sự tương tác và phản ứng phụ của thuốc, dị ứng với các
loại thức ăn, thuốc, có lạm dụng thuốc, nghiện rượu?
 GIẢI PHẪU VÀ NHỮNG TRỊ LIỆU KHÁC:
• Hỏi người bệnh về tiền sử giải phẫu và gây mê, biến chứng sau mổ lần trước

2.5. QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG


2.5.1. Công việc cụ thể chuẩn bị người bệnh ngày trước mổ
 Hồ sơ:
- Thực hiện cam kết trước mổ:
° Ký giấy cam kết trước mổ là người bệnh tự nguyện và ưng thuận. Hồ sơ này bảo
vệ cho Bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện. Chia sẻ quyết định giữa người mổ và
người được mổ
° Phải có chẩn đoán xác định, mục đích điều trị, mức độ thành công của cuộc mổ,
nguy cơ bị thay đổi trong điều trị
° Người bệnh phải chứng tỏ đủ hiểu biết toàn diện về những thông tin được cung
cấp. Người bệnh không bị thuyết phục hay bị bắt ép
- Người được quyền ký cam kết là:
° Người bệnh có thể ký cam kết cho bản thân nếu tuổi và tình trạng tinh thần cho
phép
° Nếu như người bệnh còn nhỏ, hôn mê, rối loạn tâm thần: người thân có thể cho
phép ký cam kết thay thế
° Trong trường hợp cấp cứu có thể phẫu thuật viên phải mổ để cứu sống mà
không mặt của gia đình thì người ký tên phải là người chịu trách nhiệm về phía
bệnh viện
- Sơ kết tiền phẫu
- Kiểm tra các XN
 Người bệnh:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 17

- Cởi bỏ tư trang người bệnh và bàn giao cẩn thận


- Tháo răng giả, tóc giả, chùi sạch móng tay chân có sơn màu
- Tóc dài thắt bím lại hay buộc tóc gọn gàng
- Nên cho người bệnh vệ sinh sạch sẽ chiều hôm trước mổ, cạo lông vùng mổ và
tắm rửa sạch vùng mổ
- Tối trước mổ nhịn ăn hoàn toàn. Thường nhịn ăn uống 6-8 giờ trước mổ
- Thụt tháo tối hôm trước hoặc cho người bệnh uống thuốc xổ. Nếu mổ đại tràng
cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo sạch đại tràn g
- Cho người bệnh gặp gỡ người nhà
- Tránh để người bệnh lo âu, căng thẳng, nên khuyên người bệnh ngủ sớm, có thể
thực hiện thuốc an thần cho người bệnh đêm trước mổ
2.5.2. Sáng hôm mổ:
- Lấy dấu chứng sinh tồn
- Đeo bảng tên
- Thay băng lại vết thương sạch sẽ (nêú có)
- Truyền dịch, thực hiện thuốc theo y lệnh
- Đặt sonde dạ dày (nếu cần)
- Đặt sonde tiểu (nếu cần) ay cho người bệnh đi tiểu
- Cho người bệnh thay đồ mổ
- Điều dưỡng cùng thân nhân chuyển người bệnh đến phòng mổ
- Hướng người nhà nơi phòng đợi và những thông tin khác

3. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ CẤP CỨU


- Hồi sức
- Theo dõi
- Làm các xét nghiệm cơ bản
° Công thức máu
° Đông máu tòan bộ
° Nhóm máu
° HIV
° XQ, ECHO, ECG nếu cần
- Các xét ngiệm chuyên biệt cần thiết
- Thủ tục hành chính khẩn trương
- Thực hiện y lệnh khẩn trương, chính xác
- Chuyển người bệnh lên phòng mổ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 18

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh tại phòng hồi sức hậu phẫu
2. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh tại khoa ngoại
3. Phòng ngừa và xử trí các biến chứng sau mổ

1. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ TẠI PHÒNG HỒI SỨC
HẬU PHẪU:
1.1. Mục dích
Theo dõi để phát hiện, xử trí kịp thời biến chứng trong giai đọan giữa tỉnh và mê
1.2. Di chuyển người bệnh từ phòng mổ đến phòng hồi sức hậu phẫu:
- Người điều dưỡng phải thường xuyên kiểm tra nếu HA ổn định, thở không khò khè,
không có co kéo và có y lệnh của bác sĩ gây mê hồi sức mới chuyển
- Trách nhiệm di chuyển thuộc về điều dưỡng phòng mổ và kỹ thuật viên gây mê.
Khi di chuyển người bệnh điều dưỡng cần chú ý các vấn đề sau:
° Thời gian di chuyển ngắn nhất
° Hô hấp: theo dõi ngưng thở, thiếu oxy…
° Tuần hoàn: theo dõi chảy máu, tím tái …
° Vết mổ vừa mới khâu còn căng
° Tránh ẩm ướt và lạnh
° An toàn trong di chuyển
° Tránh người bệnh đè lên ống dẫn lưu, sút ống dẫn lưu
1.3. Nhận định tình trạng người bệnh ngay sau mổ:
- Đây là sự bàn giao giữa điều dưỡng phòng mổ và điều dưỡng phòng hồi sức
- Ngay khi đón người bệnh từ phòng mổ về Điều dưỡng cần biết:
° Các chỉ số sinh tồn
° Tuổi, tổng trạng, tình trạng thông khí
° Chẩn đoán bệnh và phương pháp giải phẫu
° Thuốc mê, kháng sinh, thuốc hồi sức, dịch truyền, máu
° Những vấn đề xảy ra trong phòng mổ
° Các loại sonde, dẫn lưu
° Thông tin đặc biệt mà phẫu thuật viên hay gây mê cung cấp
1.4. Can thiệp điều dưỡng:
1.4.1. Hô hấp:
- Mục đích: chính là duy trì thông khí phổi và phòng ngừa thiếu oxy máu
- Nguy cơ:
° Tắc đường thở: Tụt lưỡi, do nghẹt đàm, co thắt thanh quản, phù nề thanh quản
do nội khí quản
° Thiếu oxy: xẹp phổi, OAP, tắc mạch phổi, co thắt phế quản, ức chế thần kinh hô
hấp, liệt hô hấp do thuốc giãn cơ, thuốc mê, hạn chế hoạt động do đau …
- Theo dõi: sát hô hấp người bệnh:
° Tần số, tính chất nhịp thở, các dấu hiệu khó thở: Nếu nhịp thở nhanh 30 lần/
phút hay chậm dưới 15 lần/ phút thì báo cáo
° Theo dõi chỉ số oxy trên máy, khí máu động mạch
° Dấu hiệu thiếu oxy trên người bệnh: da tím tái, thở co kéo, di động của lồng
ngực kém, nghe phổi, dấu thiếu oxy trên lâm sàng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 19

- Chăm sóc:
° Làm sạch đường thở: Hút đàm nhớt và chất nôn ói, cẩn thận khi người bệnh cắt
Amidan, nghe phổi trước và sau khi hút đàm
° Tư thế người bệnh:
· Khi người bệnh mê nằm đầu bằng, mặt nghiêng sang 1 bên kê 1 gối sau lưng
với cằm duổi ra, gối gấp, và kê gối giữa 2 chân
· Nếu người bệnh tỉnh cho người bệnh nằm tư thế Fowler
° Cung cấp oxy: cho người bệnh thở oxy (thở máy, bóp bóng …)
° Giáo dục người bệnh: hướng dẫn người bệnh cách hít thở sâu
1.4.2. Tim mạch:
- Nguy cơ:
° Hạ huyết áp: mất máu, giảm thể tích dịch, bệnh lý về tim, do thuốc ảnh hưởng
đến tưới máu cho mô và các cơ quan đặc biệt là tim, não, thận.
° Cao huyết áp: do đau sau giải phẫu, bàng quang căng chướng, kích thích, khó
thở, nhiệt độ cao, người bệnh mổ tim
° Rối loạn nhịp tim: Tổn thương cơ tim hạ Kali máu, thiếu oxy, mạch nhanh,
nhiễm toan – kiềm, bệnh lý tim mạch, hạ nhiệt đo…
- Theo dõi:
° Mạch, huyết áp, ghi thành biểu đồ để dễ so sánh.
° Các dấu hiệu chảy máu qua vết mổ, dẫn lưu
° Da niêm: màu sắc, độ ẩm, nhiệt độ da, dấu hiệu đổ đầy mao mạch
° Theo dõi nước xuất nhập, điện giải
- Chăm sóc:
° Đặt máy ECG liên tục với người bệnh nặng, có bệnh tim, người già
° Nâng đỡ nhẹ nhàng tránh tụt huyết áp tư thế
° Thực hiện truyền dịch, truyền máu
° Theo dõi sát nước xuất nhập
1.4.3. Nhiệt độ:
- Người bệnh sau mổ thường sốt nhẹ: do mất nước, do sau mổ
- Sau mổ 3 ngày mà người bệnh vẫn còn sốt > 380C thì cần theo dõi dấu hiệu nhiễm
trùng: vết mổ, tiết niệu, viêm phổi
- Chăm sóc:
- Theo dõi sát nhiệt độ
- Luôn giữ ấm cho người bệnh
- Hạ nhiệt nếu bệnh nhân sốt cao
1.4.4. Tri giác:
 Theo dõi:
- Mức độ hôn mê, định hướng, cảm giác, vận động, đồng tử, động kinh, rối loạn tâm
thần
- Vật vã kích thích: do đau, thiếu oxy, bí tiểu, duy trì ở 1 tư thế quá lâu
- Run do: nhiệt độ môi trường quá thấp, truyền máu, dịch quá lạnh, thời gian mổ quá
lâu, người già, người bệnh suy dinh dưỡng, phản ứng thuốc
 Chăm sóc:
- Đánh giá tri giác người bệnh qua bảng điểm Glasgow
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh trong giai đoạn hồi tỉnh
- Thực hiện thuốc an thần, thuốc chống động kinh

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 20

- Trường hợp người bệnh gây tê tủy sống, tư thế nằm đầu bằng trên 8 giờ sau mổ.
Theo dõi vận động, cảm giác của chi dưới.
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái, phù hợp
- Công tác tư tưởng cho người bệnh khi người bệnh tỉnh
1.4.5. Tiết niệu:
 Theo dõi:
- Tổng nước xuất nhập trong 24 giờ
- Tính chất, màu sắc, số lượng nước tiểu
- Kết quả xét nghiệm BUN, creatinine, ion đồ, tổng phân tích nước tiểu
- Cân nặng, phù, huyết áp
 Chăm sóc:
- Thực hiện bù nước và điện giải theo y lệnh
- Chăm sóc người bệnh phù
- Đo huyết áp
- Chăm sóc sonde tiểu nếu có
1.5. Tiêu chuẩn lượng giá:
Người bệnh đủ tiêu chuẩn chuyển sang khoa ngoại

2. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA NGOẠI:


2.1. Nhận định tình trạng người bệnh:
- Hô hấp: thông, tính chất thở, nghe phổi, có đàm nhớt không?
- Tuần hoàn: Huyết áp, da, niêm, choáng, chảy máu, CVP..
- Thần kinh: tri giác, đồng tử..
- Dẫn lưu: thông, số lượng, màu sắc, tính chất.
- Vết mổ: chảy máu, đau, nhiễm trùng...
- Tâm lý người bệnh: lo lắng, thoải mái hay không?
- Thuốc đang sử dụng?
2.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
2.2.1. Thở không thông:
 Đảm bảo chức năng hô hấp tối ưu:
- Nâng cao sự giản nở ở phổi: tập NGƯỜI BỆNH thở sâu, xoay trở, cho ngồi dậy,
vỗ mạnh hai đáy phổi bảo người bệnh ho, thực hiện thuốc giảm đau. Trường hợp
cần thiết phải soi hút phế quản
- Theo dõi nhịp thở, đánh giá sự thông khí người bệnh
2.2.2. Người bệnh không thoải mái sau mổ:
 Giảm đau và những khó chịu sau mổ:
- Giúp người bệnh giảm đau:
° Nguyên nhân: mức độ trầm trọng của đau sau mổ phụ thuộc vào tâm sinh lý,
mức độ chịu đựng, bản chất phẫu thuật, mức độ chấn thương ngoại khoa cần
sự chuẩn bị tâm lý trước mổ
° Xử trí: Công tác tư tưởng, có thể dùng thuốc ngủ, giảm đau, tư thế giảm đau.
- Giúp người bệnh bớt vật vã:
° Nguyên nhân: Do tư thế không thích hợp, phản ứng của cơ thể lúc hồi tỉnh, đau,
băng quá chặt, cố định người bệnh, do bí tiểu …
° Xử trí: xoay trở người bệnh, cho nằm tư thế thích hợp, thuốc giảm đau, an toàn
cho người bệnh, nới lỏng dây cố định, giải quyết bí tiểu.
- Chăm sóc người bệnh nôn:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 21

° Nguyên nhân: do thuốc mê, thuốc tê


° Xử trí: Cho người bệnh nằm nghiêng, tránh chất nôn tràn vào đường thở. Hút
dịch qua tube Levine - câu nối xuống thấp
- Chăm sóc người bệnh bớt căng chướng bụng:
° Nguyên nhân: do tích lủy khí ở ruột, thao tác trên ruột gây mất nhu động ruột
° Xử trí: đặt thông trực tràng, xoay trở, vận động đi lại, mở chảy liên tục, hoặc hút
liên tục hay ngắt quản sonde dạ dày
Cho bóng hơi di chuyển theo khung đại tràng: Người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới
đầu gối, duỗi chân thẳng  hít thở sâu co đầu gối chân phải vào bụng trong 10
giây  thở ra từ từ, đồng thời duỗi chân phải ra  chân trái cũng làm giống như
thế
- Chăm sóc người bệnh bị nấc:
° Nguyên nhân: Nấc gây ra do bất cứ nguyên nhân nào kích thích thần kinh
hoành, do rối lọan thần kinh trung ương, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, suy thận,
nhiễm trùng…
° Hậu quả: mất thăng bằng kiềm toan, toác vết thương, mất nước, khó chịu, mệt
° Xử trí: loại trừ nguyên nhân nếu có thể, hường thì điều trị triệu chứng: giữ hơi
thở lại khi hít vào, uống1 ly nước lớn, úp mặt nạ cho thở oxy 10-15% đè lên
nhãn cầu, thuốclàm êm dịu, thuốc phong bế thần kinh hòanh …
- An toàn cho người bệnh:
Tránh những tổn thương cho người bệnh như té, sút dịch truyền, sút dẫn lưu
° Xử trí: cho thanh giường lên cao, cố định tốt
2.2.3. Giảm khối lượng máu và co thắt mạch máu:
 Duy trì sự tưới máu cho mô:
- Triệu chứng:
° Giảm tưới máu cho mô: Huyết áp giảm, mạch 100 lần / phút, vật vã, đáp ứng
chậm, da lạnh ẩm, xanh tím, nước tiểu dưới 30ml/giờ
° Dấu hiệu giảm lượng máu: Huyết áp giảm, nhịp tim nhanh, CVP< 4cmH2O
° Dấu hiệu tăng lượng máu: Huyết áp tăng, CVP > 15 cmH2O, ran ẩm 2 đáy phổi,
tiếng ngựa phi
- Xử trí: phát hiện sớm dấu mất máu, chảy máu …, thực hiện truyền máu
2.2.4. Khả năng thiếu hụt dịch thể:
- Nguyên nhân: do tăng tiết mồ hôi, đàm nhớt, mất nước do không ăn uống, do dẫn
lưu …
- Triệu chứng: dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải
- Xử trí:
° Duy trì dịch truyền theo số giọt thích hợp
° Theo dõi lượng nước xuất nhập, CVP
° Nhiệt độ phòng thích hợp
° Cho người bệnh uống nước nếu được giúp người bệnh bớt khô môi, miệng
° Duy trì thân nhiệt bình thường: theo dõi nhiệt độ và giữ ấm người bệnh
2.2.5. Biến đổi dinh dưỡng:
 Duy trì cân bằng dinh dưỡng
- Người bệnh có nguy cơ suy kiệt sau mổ do không ăn uống được vì thế nếu người
bệnh hết nôn và tuỳ bản chất của phẫu thuật điều dưỡng giúp người bệnh ăn uống.
Tốt nhất bằng đường miệng vì giúp kích thích dịch tiêu hoá, tăng cường chức
năng dạ dày, ruột, nhai tránh viêm tuyến mang tai, người bệnh cảm thấy ăn ngon
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 22

- Duy trì dinh dưỡng người bệnh đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp bệnh lý qua:
dịch truyền, ăn uống bằng miệng, sonde dạ dày, dẫn lưu dạ dày ra da
2.2.6. Biến đổi đào thải nước tiểu:
 Phục hồi chức năng tiểu bình thường:
- Cố gắng không thông tiểu cho người bệnh, nên áp dụng các phương pháp giúp
người bệnh tiểu bình thường
- Ghi đầy đủ số lượng, tính chất, màu sắc nước tiểu vào hồ sơ mỗi ngày
- Chăm sóc bộ phận sinh dục
- Nên rút thông tiểu sớm
2.2.7. Biến đổi trong đào thải ruột:
 Giúp người bệnh đại tiện thông thường:
- Nguyên nhân người bệnh không đi cầu: do thụt tháo trước mổ, thao tác trên ruột,
không ăn uống.
Xử trí: nếu người bệnh chưa ăn được thì giải thích để người bệnh an tâm, Nếu người
bệnh đã ăn uống được mà vẫn không đi cầu: khuyên người bệnh vận động, đi lại sớm,
thức ăn nhuận trường, uống nhiều nước. Không cho người bệnh thuốc nhuận trường nếu
không có chỉ định
- Nguyên nhân tiêu chảy sau mổ: do thuốc kháng sinh, biến chứng của bệnh, do ăn
uống không hợp vệ sinh
Xử trí: Nếu do kháng sinh cho uống sửa chua. Theo dõi số lần, số lượng phân, mùi,
dấu hiệu mất nước, và bù nước và điện giải thích hợp.
2.2.8. Khả năng nhiễm trùng, tổn thương da và ống dẫn lưu:
 Tránh nhiễm trùng và duy trì tính toàn vẹn của da
Vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua: da, hô hấp, niệu, sinh dục, máu
- Nguyên nhân:
° Da và niêm mạc bị xâm lấn bởi vết mổ, dẫn lưu, hậu môn nhân tạo, nơi xuyên
đinh …
° Giảm sức đề kháng do giải phẫu và gây mê
° Môi trường bệnh viện
° Không đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn
° Không thực hành rửa tay khi chăm sóc người bệnh
- Xử trí:
° Thực hiện chống và kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện
° Ap dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn cho người bệnh ngoại khoa
° Rưả tay trước và sau: khi chăm sóc, khi thực hiện thủ thụât trên người bệnh
2.2.9. Chăm sóc vết mổ:
- Nếu khâu kín da: vết mổ vô khuẩn thì không thay băng, sau mổ 7 ngày cắt chỉ,
nhưng nếu người bệnh già hay tình trạng người bệnh suy kiệt nhiều thì nên cắt chỉ
chậm hơn khoảng 10 ngày sau mổ
- Khâu thưa hay khâu hở da: đây là trường hợp giải phẫu có nguy cơ nhiễm trùng
nên phẫu thuật viên thường để hở da giúp thóat dịch do đó điều dưỡng phải chăm
sóc vết mổ mỗi ngày hay khi thấm ướt dịch, báo cáo tình trạng vết thương
- Chỉ thép: nên thay băng khi thấm dịch, cắt chỉ sau 14-20 ngày.
- Vết mổ chảy máu: Thường xảy ra sớm do cầm máu không kỹ hoặc do rối lọan
đông máu Nếu ít thì băng ép vết mổ, nếu chảy máu nhiều nên băng ép tạm thời,
theo dõi dấu chứng sinh tồn đồng thời báo bác sĩ khâu lại vết mổ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 23

- Vết mổ nhiễm trùng: Nếu sau 3 ngày người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
thì điều dưỡng nên mở băng quan sát và cắt chỉ và nặn mủ vết mổ, rửa sạch và
băng lại, ghi hồ sơ và báo bác sĩ, thực hiện y lệnh kháng sinh đồ
2.2.10. Chăm sóc dẫn lưu
2.2.11. Suy giảm chức năng vận động:
 Phục hồi chức năng vận động:
- Các nguy cơ khi không vận động là: viêm phổi, thuyên tắc mạch, tắc ruột, loét
giường
- Xử trí:
° Điều dưỡng xoay trở người bệnh mỗi 2 giờ / lần
° Cho người bệnh vận động, đi lại
° Tập luyện trên giường: thực hiện trong 24 giờ đầu sau mổ
° Hướng dẫn người bệnh cách thở
° Chăm sóc da
2.2.12. Tâm lý lo lắng sau mổ
 Giảm lo âu và đạt được sự thoải mái về tâm lý xã hội:
Cố gắng động viên an ủi người bệnh, giúp người bệnh thoải mái, an tâm trong gia
đình và cộng đồng
2.2.13. Lập hồ sơ và báo cáo số liệu:
- Ghi lại những triệu chứng, diển biến bất thường, than phiền của người bệnh vào
hồ sơ
- Người già:
° Chú ý: di chuyển nhẹ nhàng, theo dõi huyết áp, dấu hiệu thiếu oxy, giữ ấm
° Đôi khi người bệnh lú lẫn khó tiếp xúc, chú ý tác dụng phụ của thuốc
° Người bệnh đau cơ nên xoa bóp nhẹ nhàng, chú ý dấu hiệu viêm phổi thiếu và
thừa nước, khó ăn do thiếu răng
3. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG SAU MỔ:
3.1. Choáng:
- Phân loại: Choáng do giảm lượng máu, choáng tim, choáng thần kinh, choáng nhiễm
trùng
- Phòng bệnh: Công tác tư tưởng trước mổ, giữ ấm, giảm đau, yên tĩnh, di chuyển nhẹ
nhàng, an toàn, điều dưỡng luôn theo dõi sát dấu chứng sinh tồn và chăm sóc người
bệnh phát hiện sớm dấu hiệu choáng
- Xử trí:
° Nếu choáng cho nằm đầu thấp, chân cao
° Thông đường thở
° Phục hồi thể tích dịch máu
° Thực hiện thuốc, theo dõi dấu chứng sinh tồn
° Xác định nguyên nhân
° Ghi hồ sơ đầy đủ

3.2. Chảy máu:


- Phân loại: Nguyên phát (xảy ra trong lúc mổ), trung gian (trong những giờ đầu sau
mổ), thứ phát
- Triệu chứng: khát, da lạnh, niêm nhạt, huyết áp giảm, nhiệt độ hạ, tri giác lơ mơ
- Xử trí: Luôn tìm ra nơi chảy máu, cầm máu, thực hiện truyền máu
3.3. Nghẽn tỉnh mạch sâu:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 24

- Nguy cơ:
° Người bệnh phẫu thuật hông, chi dưới
° Người bệnh mổ thuộc hệ tiết niệu
° Người bệnh > 40 tuổi, béo phì, u ác
° Người bệnh phụ khoa
° Người bệnh phẫu thuật thần kinh
- Triệu chứng: Đau và chuột rút bắp chân, tê, phù mềm, ấn lõm
- Phòng bệnh: Giáo dục người bệnh trước mổ cách tập luyện chân sau mổ, tránh buộc
dây cố định chi, thực hiện Heparine trước mổ
- Điều trị: buộc tĩnh mạch đùi, Heparine
3.4. Biến chứng hô hấp:
- Nguy cơ: viêm phổi, xẹp phổi, thuyên tắc và nhồi máu phổi
- Xử trí: cho người bệnh ngồi dậy sớm, hít thở sâu, giữ ấm, môi trường thoáng khí,
giảm đau, thở oxy
3.5. Biến chứng ở bụng:
- Nguy cơ: liệt ruột, dãn dạ dày cấp, áp xe dưới hòanh
- Lâm sàng: Đau bụng, bụng chướng hơi khó thở
- Xử trí: Đặt sonde dạ dày, ngồi dậy, xoay trở, tập thở theo dõi dẫn lưu ổ mủ
3.6. Loạn thần sau mổ:
- Loạn thần sau mổ có thể do tâm lý như người bệnh cao tuổi, bệnh lý
- Xử trí: thuốc an thần, thân nhân ở cùng người bệnh, ánh sáng dịu, yên tỉnh, an toàn
cho người bệnh
3.7. Mê sảng:
- Mê sảng do ngộ độc: có ngộ độc toàn thân, sốt cao, mạch nhanh. Xử trí thực hiện
kháng sinh
- Mê sảng do chấn thương: tình trạng tâm thần gây ra do chấn thương, xử trí bằng
thuốc an thần
- Mê sảng do rượu cấp
3.8. Biến chứng khác:
- Sốt
- Buồn nôn và ói
- Táo bón
- Mảng mục

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 25

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa nhiễm trùng ngoại khoa
2. Trình bày được diễn biến của các nhiễm trùng ngoại khoa
3. Trình bày được cách chăm sóc loại thương tổn thường gặp

1. ĐỊNH NGHĨA
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể và sự đáp ứng của cơ thể
đối với thương tổn do vi sinh vật gây nên (vi sinh vật có thể là: vi khuẩn, siêu vi khuẩn
hoặc ký sinh trùng).
Nhiễm trùng ngoại khoa là biến chứng thường xảy ra sau chấn thương kín, vết
thương hoặc sau khi phẫu thuật. Khác với nhiễm trùng nội khoa, ở đây thường có một ổ
thuận lợi cho nhiễm trùng như: một phần cơ thể bị dập nát, các tổ chức hoại tử, vết mổ
nhiễm trùng thứ phát... thường đòi hỏi phải can thiệp ngoại khoa để giải thoát mủ hoặc
loại bỏ mô hoại tử, còn nhiễm trùng nội khoa thường không có hoặc có rất ít mô hoại tử
nhưng lại có biểu hiện toàn thân nhiều hơn.

2. DIỄN BIẾN CỦA MỘT NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA


Bệnh cảnh của một nhiễm trùng ngoại khoa rất khác nhau tùy đặc điểm của vi
sinh vật, nguyên nhân gây ra, sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Thí dụ Clostridium tetanie (gây bệnh uốn ván) sinh sôi trong mô cơ thể người bệnh, gây
rất ít hoặc không có phản ứng tại chổ nhưng lại tiết ra một ngoại độc tố (exotoxin) rất
mạnh tác động trên tế bào thần kinh ở xa ổ nhiễm trùng; hoặc Salmonella typhi (gây sốt
thương hàn) sinh sôi trong máu của người bệnh và gây ra triệu chứng toàn thân;
Streptococcus (liên cầu khuẩn) qua vết thương da rất nhỏ như một vết xây xát hoặc chổ
đạp gai thường xâm nhập vào hệ thống bạch mạch gây viêm bạch mạch cấp tính, viêm
hạch bạch huyết cấp tính hoặc viêm tấy lan tỏa.
Nhiễm trùng ngoại khoa thường diễn biến qua 4 thời kỳ:
- Thời kỳ nung bệnh: thời gian từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi bắt đầu có
triệu chứng lâm sàng.
- Thời kỳ khởi đầu: với những triệu chứng sớm như đau nhức, sốt, đỏ.
- Thời kỳ toàn phát: nhiễm trùng xuất hiện với đầy đủ triệu chứng chính. Trong thời kỳ
này có thể gặp các thể lâm sàng sau đây:
° Ổ nhiễm trùng khu trú: Ap xe nóng và viêm tấy lan toả.
° Ổ nhiễm trùng di chuyển: Viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch bạch huyết cấp
tính
° Nhiễm trùng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết (septicemie), nhiễm khuẩn mủ huyết
(septico-pyohemie) với những ổ mủ rãi ra và định cư ở các cơ quan nội tạng.
- Thời kỳ diễn biến và kết thúc: diễn biến theo một trong 3 khả năng
° Diễn biến tốt: nhiễm trùng được giải quyết nhưng cơ thể người bệnh suy sụp và
có khả năng nhiễm trùng tái phát (thí dụ nhọt ở mông)
° Cơ thể được miễn nhiễm (như trong bệnh uốn ván) hoặc ở trong tình trạng dị ứng
(do bị cảm ứng bởi vi khuẩn)
° Diễn biến xấu: có nhiều biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn
mủ huyết... có thể đưa đến tử vong.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 26

3. CÁC THƯƠNG TỔN THƯỜNG GẶP


3.1. ÁP XE NÓNG:
- Định nghĩa: Ap xe nóng là một ổ khu trú theo sau một viêm nhiễm cấp tính, như sau
một chấn thương nhiễm trùng, một mụn nhọt, một vết mổ nhiễm trùng hoặc một
viêm tấy.
- Nguyên nhân: Ap xe nóng được tạo ra bởi sự xâm nhập dưới da của những vi khuẩn
làm mủ như tụ cầu khuẩn Staphylococcus epidermidis hoặc tụ cầu khuẩn vàng
(Staphylococcus aureus): thường gặp nhất, liên cầu khuẩn. Hiếm hơn như phế cầu,
lậu cầu, trực khuẩn Coli, vi khuẩn kỵ khí (hay vi khuẩn yếm khí)
- Triệu chứng lâm sàng: Ap xe nóng tiến triển qua 2 giai đoạn:
° Giai đoạn lan toả: đau nhức, buốt ở một vùng cơ thể. Có dấu hiệu nhiễm trùng
toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, uể oải, nhức đầu... Khám có 4 triệu chứng căn bản:
Khối u hoặc vùng sượng cứng ở trung tâm và đóng bánh ở viền ngoài. Sờ ngay
khối u thấy nóng, bề mặt khối u đỏ so với da xung quanh, ấn ngay khối u rất đau.
Khi điều dưỡng thăm khám và hỏi bệnh có thể phát hiện thấy một ngõ vào như
một vết thương nhỏ, chổ tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Những dấu hiệu lan ra lằn đỏ
hoặc viêm bạch mạch, viêm hạch bạch huyết cấp tính. Hỏi người bệnh có thể phát
hiện những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh như tiểu đường, lao…
° Giai đoạn tụ mủ (sau vài ngày): đau nhói, buốt mất đi, nhường chổ cho cảm giác
căng nhức theo nhịp đập của tim làm người bệnh mất ngủ. Dấu hiệu toàn thân
nặng hơn: sốt dao động, thử máu bạch cầu tăng (tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính
tăng). Khối u đóng bánh ở viền ngoài bây giờ sờ thấy mềm hơn. Ở trung tâm có
thể phát hiện dấu chuyển sóng (fluctuation): hai đầu ngón tay đặt cách nhau vài
cm ở hai cực của ổ mủ, khi ấn bên này ngón tay bên kia bị xô nay (hình 1 B)
- Diễn biến của áp xe nóng:
° Ở giai đoạn lan toả nếu điều trị kháng sinh có thể khỏi sau vài ngày
° Ở giai đoạn tụ mủ có 2 cách: Nếu rạch áp xe tháo mủ và dùng kháng sinh, vết
rạch sẽ liền sẹo sau 5-7 ngày. Nếu không được mổ rạch tháo mủ, áp xe có thể tự
vỡ ra da và dò mủ kéo dài hoặc có thể gây những biến chứng tại chổ như viêm
bạch mạch cấp tính, viêm hạch mủ hay những biến chứng toàn thân như nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết có thể đưa đến tử vong.
- Chăm sóc:
° Điều dưỡng theo dõi nhiệt độ, nếu người bệnh sốt quá cao nên chườm mát và
thuốc giảm nhiệt theo y lệnh, nên ghi nhiệt độ thành biểu đồ để theo dõi. Người
bệnh rất đau, đây là đau thực thể, điều dưỡng đánh giá mức độ đau, tư thế giảm
đau, thực hiện thuốc giảm đau và theo dõi tác dụng thuốc. Để giảm đau cho người
bệnh tư thế cũng rất quan trọng, tránh thăm khám thường xuyên, tránh đè cấn lên
ổ áp – xe. Kháng sinh theo y lệnh, thực hiện kháng sinh đúng giờ, đúng liều, và
theo dõi diển tiến của bệnh. Phụ giúp bác sĩ rạch ổ nhiễm trùng, khi rạch mủ nên
có mẫu cấy giúp điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ. Giúp người bệnh tìm tư
thế giảm đau, tránh đè cấn lên vùng vết thương.
° Thay băng thực hiện ngày 2 lần hay có thể nhỏ giọt rửa vết thương. Dẫn lưu cần
được theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất thường xuyên. Trong khi thay băng
điều dưỡng cần quan sát và nhận định tình trạng vết thương để giúp bác sĩ điều trị
thích hợp. Vệ sinh sạch sẽ tránh lây nhiễm từ ngoài vào nhất là vùng da chung
quanh. Cách ly tốt với những vết thương khác và những người bệnh chung quanh.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 27

3.2. ÁP XE LẠNH:
Ap xe lạnh là một ổ mủ hình thành chậm thường chỉ có triệu chứng sưng, không có
triệu chứng nóng, đỏ và đau. Nguyên nhân thường do vi khuẩn lao, hiếm hơn có thể do
nấm hoặc trực khuẩn thương hàn.
 Triệu chứng lâm sàng:
- Triệu chứng tại chổ: áp xe lạnh diễn biến qua 3 giai đoạn
° Giai đoạn đầu: có một khối u nhỏ cứng di động không đau, không đỏ, không
nóng. Khối u này có thể tồn tại khá lâu trong nhiều tháng mà không biến đổi gì.

° Giai đoạn có mủ: dần dần khối u mềm lại. Khám có dấu hiệu chuyển sóng, sờ ấn
không đau. Chọc dò ở chổ da lành xa ổ áp xe sẽ rút ra được mủ loãng, vàng có
chất lợn cợn như bã đậu.
° Giai đoạn dò mủ: ổ mủ lan dần ra làm da trên ổ mủ trở nên tím, sau đó da bị loét
và vỡ mủ ra ngoài. Khi áp xe lạnh vỡ ra ngoài da thì rất khó lành, các vi khuẩn
sinh mủ có thể xâm nhập vào ổ áp xe gây bội nhiễm và lúc đó sẽ có triệu chứng
sưng, nóng, đỏ, đau. Như vậy một ổ áp xe lạnh đã biến thành áp xe nóng.
- Triệu chứng toàn thân: Vì áp xe lạnh là một biến chứng của bệnh lao do đó thường
gặp trên người bệnh gầy, suy kiệt. Cần khám toàn thân, phổi, xương, các hạch ở vùng
lân cận. Thử máu VS , bạch cầu có thể  hoặc bình thường, tỉ lệ tân bào  do tình
trạng nhiễm trùng mạn tính. Phản ứng trong da với tuberculin (+), BCG (+). X quang
phổi có thể phát hiện lao phổi.
 Điều trị: Chủ yếu là điều trị nội khoa, không rạch tháo mủ đối với áp xe lạnh vì nó sẽ
gây ra dò mủ kéo dài, trừ trường hợp lao cột sống có áp xe lạnh chèn ép gây liệt chi
dưới.
 Chăm sóc: Nhận định và lượng giá mức độ đau và thực hiện thuốc giảm đau, tư thế
giảm đau, tránh cho người bệnh đè cấn trên ổ áp-xe. Theo dõi dấu hiệu sưng, nóng,
đỏ, đau do những đợt viêm cấp. Áp-xe lạnh chủ yếu là do bệnh lý mãn tính như lao,
nấm … Vì thế người bệnh thường được điều trị nội khoa lâu dài, điều dưỡng giáo dục
người bệnh uống thuốc điều trị theo phác đồ hướng dẫn, đúng giờ, đúng liều, đúng
thời gian. Dinh dưỡng cho người bệnh rất quan trọng vì đây là 1 phần quan trọng
trong sự hồi phục của bệnh. Vừa thuốc vừa dinh dưỡng đúng người bệnh mới hồi
phục. Điều dưỡng hướng dẫn cách ăn uống, chất lượng dinh dưỡng cho người bệnh.
Cung cấp kiến thức về bệnh, cách chăm sóc, phòng ngừa, lây lan. Bệnh lý thường
không điều trị nội trú mà được điều trị ngoại trú. Vì thế việc theo dõi thường xuyên
cần được quan tâm. Người bệnh có thể là mầm lây cho cộng đồng, cho gia đình, việc
giáo dục người bệnh tự chăm sóc và tránh lây lan trong cộng đồng là nhiệm vụ quan
trọng trong giáo dục người bệnh.

3.3. VIÊM TẤY LAN TOẢ (PHLEGMON DIFFUS= CELLULITE)


 Định nghĩa: Viêm tấy lan toả là tình trạng viêm cấp tính tế bào với 2 đặc điểm: Xu
hướng lan toả mạnh không giới hạn và hoại tử các mô bị xâm nhập.
 Nguyên nhân: Vi khuẩn gây viêm tấy lan toả thường gặp nhất là loại liên cầu khuẩn
(Streptococcus), tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus); thường gây bệnh trên
người bệnh nghiện rượu, tiểu đường, suy thận …
 Triệu chứng:
- Giai đoạn khởi đầu:
° Triệu chứng toàn thân: rét run, sốt cao, mệt nhọc, buồn nôn, mất ngủ
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 28

° Khám: nơi viêm gần ngõ vào của vết thương sưng phồng lên và lan rộng, da bóng
đỏ có những chổ tái bầm ấn đau.
- Giai đoạn trễ: các mô viêm bị hoại tử, tự vỡ ra ngoài và được loại bỏ. Nếu người
bệnh không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm độc nặng có thể khiến người
bệnh tử vong trong vòng 24-48 giờ.
 Biến chứng: Viêm khớp có mủ, viêm tắc tĩnh mạch sau nhiễm trùng lan ra. Viêm mủ
màng phổi, viêm nội tâm mạc do ổ mủ di căn của nhiễm khuẩn mủ huyết.
 Điều trị: Nội khoa kháng sinh liều cao ở giai đoạn khởi đầu, mổ tháo mủ và dẫn lưu
ở giai đoạn hoại tử.
 Chăm sóc: điều dưỡng lau mát khi người bệnh sốt cao, theo dõi nhiệt độ, thực hiện
thuốc giảm sốt. Cần theo dõi hô hấp, tri giác vì người bệnh rất dễ thiếu oxy do sốt
cao. Viêm tấy lan toả làm người bệnh đau rất nhiều, điều dưỡng nên giúp người bệnh
tìm tư thế giảm đau, thực hiện thuốc giảm đau, giảm thăm khám. Đây là nhiễm trùng
rất nặng, vết thương rạch phức tạp và rộng vì thế cần thực hiện kháng sinh đúng liều,
đúng giờ. Đây là 1 vết thương rạch rộng nên điều dưỡng cần chăm sóc vết thương khi
thấm dịch hay 2 lần trong ngày. Hầu hết thầy thuốc sẽ dẫn lưu ổ mủ, điều dưỡng
chăm sóc vô khuẩn, báo cáo chính xác số lượng, màu sắc, tính chất dịch và rút từ từ
dẫn lưu theo y lệnh. Khi chăm sóc điều dưỡng tránh vết thương khép kín khi ổ mủ
bên trong vẫn tiến triển và nhu thế tình trạng người bệnh có nguy cơ dò dịch. Vết
thương lành khi có sự kết hợp giữa chăm sóc vết thương, kháng sinh và dinh dưỡng.
Việc nâng cao thể trạng người bệnh là 1 khâu quan trọng. Người bệnh luôn được
cung cấp đủ protide, vitamine như A,D,E,C, khoáng chất như Zn, Fe,..

3.4. VIÊM BẠCH MẠCH VÀ VIÊM HẠCH BẠCH HUYẾT CẤP TÍNH
 Định nghĩa: Viêm bạch mạch cấp tính là nhiễm trùng cấp tính của các mạch bạch
huyết do vi khuẩn. Khi nhiễm trùng này lan đến các hạch bạch huyết sẽ gây nên viêm
hạch bạch huyết cấp tính.
 Sinh lý bệnh: Khởi đầu qua vết thương vi khuẩn lọt vào những mạch bạch huyết
nông ở da (viêm bạch mạch lưới), kế đến lan đến những mạch bạch huyết ở sâu hơn,
chạy song song với mạch máu.
 Triệu chứng: Đau nhức một ngón tay hoặc ngón chân nơi bị vết thương, đau dọc lên
theo chi. Sốt 38o5-39oC, ớn lạnh, nhức đầu. Khám thấy phần mềm vết thương sưng
nề, da phía trên nóng, sưng đỏ với những lằn chỉ đỏ kết thành mạng lưới, ấn đau thốn
(viêm bạch mạch lưới). Ở phần chi phía trên vết thương có những lằn đỏ sẫm, song
song nhau, sờ như sợi dây cộm cứng, ấn rất đau (viêm thân bạch mạch). Hạch phía
trên vùng khoeo và háng (nếu nhiễm trùng chi dưới), vùng nách (nếu nhiễm trùng chi
trên) sưng to, di động, ấn đau, sờ nóng (viêm hạch bạch huyết cấp tính). Hạch có thể
dính chùm nhau, cứng, đau, không di động được (viêm hạch bạch huyết cấp kèm với
viêm quanh hạch), có thể tiến triển thành viêm tấy hạch (adenophlegmon): đau nhiều
hơn, sốt cao hơn, rét run, hạch sưng to, đỏ, nóng. Vài ngày sau sờ có dấu chuyển
sóng (viêm hạch mưng mủ), cần phải xẻ dẫn lưu mủ.
 Chăm sóc: Chăm sóc người bệnh sốt, ghi tình trạng sốt theo biểu đồ. Ngoài các biện
pháp giảm sốt như trên điều dưỡng còn chú ý tình trạng đau ở các hạch trên người
bệnh. Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, giảm sốt, kháng sinh. Khi tháo mủ Điều
dưỡng cần chăm sóc vết thương đúng kỹ thuật vô trùng.

3.5. NHỌT (FURONCLE) VÀ NHỌT CHÙM (ANTHRAX):


09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 29

 Định nghĩa:
Nhọt là nhiễm trùng da giới hạn, thương do tụ cầu khuẩn vàng, khởi đầu ở một nang
lông làm mủ và hoại tử ổ chân lông cùng với một phần của da chung quanh, được loại ra
ngoài dưới dạng một cùi nhọt (bourbillon).
+Nhọt chùm là nhiều nhọt kết dính với nhau bởi tình trạng làm mủ ở chân bì, thường
xuất hiện trên cơ thể suy nhược, trên người bệnh tiểu đường.

 Triệu chứng:
- Nhọt:
° Giai đoạn khởi đầu: cảm giác châm chích, ngứa, nóng ở da. Vài ngày sau nổi lên
một mụn cứng, đỏ, nhọn, bao trùm lên một lông ở giữa. Mụn to dần lên.
° Giai đoạn trễ: sau 5-6 ngày, ở đỉnh nhọt xuất hiện một mụn mủ. Sau đó mụn mủ
vỡ, chảy ra một ít mủ cùng với một cùi nhọt màu xanh hoặc vàng. Đau nhức giảm
dần, chổ nhọt vỡ để lại một sẹo trắng hình sao.
- Nhọt chùm: thường thấy ở sau gáy (do đó còn gọi là hậu bối)
° Triệu chứng khởi đầu: sốt nhẹ, vùng sau cổ căng và ngứa, xuất hiện một mảng
cứng nóng, đỏ và đau. Sau vài ngày người bệnh sốt cao hơn, đau nhức vùng gáy
nhiều hơn khiến xoay trở đầu khó khăn. Mảng sau gáy cứng đỏ, tím bầm, trên đó
xuất hiện những nốt phồng, giữa nốt phồng là một sợi lông, lúc đầu màu đỏ sẫm
sau biến thành mủ. Cận lâm sàng: bạch cầu tăng, đường huyết tăng (nếu có tiểu
đường)
° Diễn biến: sau 5-7 ngày những nốt phồng tự vỡ để lộ những ổ loét nhỏ rãi đều
như tổ ong. Đau nhức giảm dần có thể cần phải mổ để cắt lọc các mô hoại tử.
 Chăm sóc:
- Nhọt: Tránh nặn nhọt hay phá vở nhọt bằng tay hay những dụng cụ không vô khuẩn,
tránh tình trạng nhiễm trùng viêm tấy nặng. Những mụn nhọt thường xảy ra ở người
bệnh tiểu đường nên việc điều trị cần kết hợp với chuyên khoa nội tiết. Điều dưỡng
cần theo dõi đường huyết cho người bệnh thường xuyên. Điều trị triệt để những mụn
nhọt ngay. Giáo dục người bệnh khi phát hiện có những mụn nhỏ sau lưng nên khám
ở thầy thuốc ngay, không tự ý xử trí tại nhà. Giáo dục người bệnh vệ sinh da sạch sẽ
thường xuyên
- Nhọt chùm: chăm sóc vết thương sau khi rạch, nên phơi nắng, nâng cao thể trạng,
điều trị người bệnh tiểu đường.

3.6. NHIỄM KHUẨN HUYẾT - NHIỄM KHUẨN MỦ HUYẾT


 Định nghĩa:
- Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng toàn thân, do sự phóng thích vi khuẩn
và độc tố của vi khuẩn vào máu từng đợt từ một ổ nhiễm trùng trong cơ thể.
- Nhiễm khuẩn mủ huyết tương tự như nhiễm khuẩn huyết, nhưng có sự di chuyển qua
đường máu của những ổ mủ từ một ổ nhiễm trùng đến nhiều cơ quan khác trong cơ
thể.
 Triệu chứng:
 Nhiễm khuẩn huyết: có 2 triệu chứng cơ bản là rét run và sốt cao
- Rét run: rất nặng nề và kéo dài. Có sự rung cơ (secousse musculaire), răng đánh bò
cạp (claquement des dents), cảm giác lạnh thấu xương, lông ngoài da dựng đứng.
Cơn rét run tương ứng với một đợt phóng thích vi khuẩn vào máu.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 30

- Sốt cao 40-410C theo sau rét run. Tùy loại vi khuẩn mà người bệnh có thể sốt liên tục
(fievre continue), sốt dao động (fievre oscillante), sốt nối cơn (fievre remittente) hoặc
sốt ngắt quãng (fievre intermittente). Nhưng nếu nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn
huyết do các vi khuẩn Gram (-) như E. Coli, Bacteroides v.v... có khi người bệnh
không sốt hoặc nhiệt độ thấp hơn bình thường.
- Các dấu hiệu kèm theo như dấu hiệu nhiễm độc thần kinh nhức đầu dữ dội, mê sảng.
Khó thở, mạch nhanh, buồn nôn, tiểu ít. Có thể có những điểm xuất huyết hoặc bầm
máu dưới da, chảy máu cam...Tổng trạng suy sụp rất nhanh.
- Cận lâm sàng: Bạch cầu  cao (chủ yếu là Neutrophil) hoặc không tăng (nếu cơ thể tê
liệt do vi khuẩn tràn ngập trong máu). Cấy máu: vi khuẩn trong máu (cơ bản để chẩn
đoán xác định), có thể tử vong nhanh 36-48 giờ nếu không điều trị kịp thời.
 Điều trị: Kháng sinh liều cao, ngoại khoa loại bỏ ổ nhiễm trùng, hồi sức người bệnh
 Chăm sóc: Cùng bác sĩ hồi sức tích cực chống choáng nhiễm trùng, chuẩn bị người
bệnh phẫu thuật nếu có, chăm sóc người bệnh choáng nhiễm trùng, nâng cao thể
trạng người bệnh.
 Nhiễm khuẩn mủ huyết: có 3 triệu chứng căn bản
- Cơn rét run mãnh liệt và tái diễn nhiều lần rất giống bệnh sốt rét (rét-sốt-đổ mồ hôi)
- Sốt cao 400-410C, nhiệt độ dao động mỗi ngày hoặc nhiều lần trong ngày.
- Triệu chứng nhiễm độc toàn thân: mặt hốc hác, lưỡi khô, thở nhanh, mạch nhanh
nhỏ, nhức đầu, mê sảng, chán ăn.
- Khám thực thể: có thể phát hiện những ổ mủ di căn, như nhiều ổ mủ rãi rác trong cơ,
mô dưới da, áp xe phổi, thận, viêm khớp có mủ. Chẩn đoán dựa vào cấy máu có vi
khuẩn.
- Điều trị và chăm sóc giống như nhiễm khuẩn huyết.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 31

PHÒNG MỔ VÀ TRANG THIẾT BỊ

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được cấu trúc phòng mổ
2. Nêu được cách bảo quản phòng mổ

Phòng mổ là phương tiện chính của quá trình điều trị ngoại khoa. Khâu then chốt
trong tổ chức và xây dựng phòng mổ là vấn đề vô khuẩn ngoại khoa

1. KHÁI NIỆM VỀ VÔ KHUẨN VÀ TIỆT KHUẨN:


- Vô khuẩn: Ngăn ngừa nhiễm trùng vùng mổ bằng cách không cho các dụng cụ, vật
liệu, môi trường xung quanh có sự hiện diện của vi khuẩn.
- Khử khuẩn: Là phương pháp dùng hoá chất hay vật lý để diệt 1 phần vi khuẩn trên
dụng cụ, không khí….

2. CÁC YÊU CẦU KHU PHẪU THUẬT:


- Vị trí: Xây ở nơi cao ráo, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, xa bệnh phòng và các
nguồn ô nhiễm khác. Đường ra vào là 1 chiều
- Thể tích mỗi buồng mổ là 100m3 (6 x 5 x 3,5), góc tường nên xây tròn hoặc tù có 2
lần cửa, cửa đóng tự động
- Số lượng phòng: Tiêu chuẩn là có 3 loại phòng mổ: phòng mổ chương trình, phòng
mổ sạch, phòng mổ nhiễm. Tuỳ thuộc vào qui mô của bệnh viện mà bố trí nhiều hay
ít phòng mổ cho mỗi loại.
- Các phòng khác: Phòng rửa tay trước mổ, phòng tiền mê, phòng tiệt khuẩn dụng cụ
Phòng mổ cấp cứu, kho dự trữ dụng cụ, đồ vải, phòng hồi sức …
- Không khí:
º Việc thay đổi không khí trong phòng mổ rất quan trọng: nếu đặt đĩa Pêtri có môi
trường nuôi cấy vi khuẩn thì sau 45 phút nếu có 14 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa thì
không khí trong buồng mổ chưa lọc tốt, ngược lại nếu không khí đã được lọc tốt
thì sau 63 phút chỉ có 7 vi khuẩn lạc mọc.
º Không khí trong buồng mổ nên di chuyển từ trần nhà xuống sàn nhà.
º Hạn chế tối đa số người ra vào phòng mổ.
- Anh sáng: Cần có đầy đủ ánh sáng tự nhiên qua các khung cửa sổ và ánh sáng nhân
tạo gồm:
º Anh sáng khuếch tán: ánh sáng trần
º Anh sáng tập trung: ánh sáng tụ lại và không tạo bóng (đèn mổ)
- Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ từ 18-20oC và độ ẩm từ 50-60%, tốt nhất là dùng máy
điều hoà nhiệt độ
- Nước rửa tay trước khi mổ: nước phải được lọc tiệt trùng và kiểm tra hệ thống lọc
này thường xuyên
- Trang bị trong mỗi phòng mổ: càng ít càng tốt, tối thiểu là: bàn mổ, máy gây mê,
máy hút, tủ đựng dụng cụ, tủ thuốc. Các dụng cụ máy móc khác sau mổ phải chuyển
ra ngoài để lau chùi và bảo quản, khi cần mới đem vào.
- Những nguyên tắc về sức khoẻ và quần áo trong phòng mổ:
º Điều dưỡng bị cảm cúm, bị các bệnh truyền nhiễm không vào phòng mổ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 32

º Khi vào phòng mổ phải mặc quần áo hấp khử trùng của phòng mổ, ống quần phải
có thun, áo bỏ trong quần.
º Quần áo ướt phải thay ngay
º Khi rời phòng mổ phải thay quần áo khác và bỏ quần áo dơ vào bao đồ dơ để
chuyển xuống nhà giặt
º Khẩu trang: phải che kín mũi miệng, tránh nói cười hắt hơi mạnh vào khẩu trang
vì có thể vi khuẩn bay qua không khí, khi ẩm phải thay, khi tháo khẩu trang ra chỉ
chạm vào dây, không sử dụng lại sau khi tháo ra, không bỏ xuống cổ
º Nón: che kín tóc hoàn toàn
º Giầy: êm, loại dùng 1 lần

3. BẢO QUẢN PHÒNG MỔ:


Mục đích: nhằm duy trì phòng mổ luôn sạch, an toàn. (Có nội qui chi tiết việc ra vào
phòng mổ)
3.1. Trước mổ và trong mổ:
- Thực hiện đúng thủ tục vô khuẩn trước mổ
- Sát trùng kỹ vùng mổ và trải khăn che mổ vô khuẩn
- Chỉ sử dụng dụng cụ mới, vô khuẩn
- Tuân thủ đúng kỹ thuật sạch và bẩn trong khi mổ
- Buồng mổ không vượt quá 10 người
- Hạn chế việc đi lại trong phòng mổ
3.2. Sau mổ
- Cọ rửa sàn tường bằng dung dịch khử khuẩn
- Lau chùi bàn mổ, đèn mổ… bằng dung dịch khử khuẩn
- Chuyển toàn bộ dụng cụ ra ngoài trừ bàn mổ, máy gây mê, máy hút
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng mổ và thông khí
- Đóng kín cửa
- Khử khuẩn phòng mổ
3.3. Hàng tuần: dành một ngày không mổ làm vệ sinh toàn bộ phòng mổ
3.4. Chế độ kiểm tra:
- Kiểm tra vô khuẩn định kỳ trang thiết bị, dụng cụ
- Kiểm tra vô khuẩn định kỳ đối với nhân viên
- Nên phối hợp với phòng điều trị đánh giá lại tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 33

BÀN MỔ VÀ VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH LÊN XUỐNG BÀN MỔ

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được cấu tạo bàn mổ
2. Trình bày được cách vận chuyển người bệnh

1. CẤU TAỌ BÀN MỔ


1.1. Cấu tạo chung:
- Chân bàn: hình trụ ống hay khối lồng ghép để có thể di chuyển lên cao hay xuống
thấp theo yêu cầu
- Bệ: có bánh xe nhỏ dễ dàng di chuyển và có thể cố định bằng 1 bộ phận hãm khi
mổ
- Mặt bàn: có thể có 3 hoặc 4 mảnh ghép với nhau, có thể dễ dàng tháo rời phần đầu
hay phần cuối. Còn phần giữa có thể vận động được qua các đoạn khớp nối
º Hai mép của mặt bàn có các thanh dọc để lắp các ô trượt theo chiều dài của mép
và qua các lỗ ổ trượt có thể lắp thêm các phần phụ
º Dưới mặt bàn của phần giữa có khoang để lắp phim chụp lúc đang mổ
º Trên mặt bàn có 3-4 miếng đệm được bọc ny lon hay vải giả da để chống thấm
º Một số loại mặt bàn mổ có phần chân là 2 miếng chữ nhật ghép lại theo chiều
dọc và có thể tách rời ra thành hình chữ V
º Chú ý bàn mổ chuyên khoa như sản phụ khoa có thể lắp 1 cọc ngắn để lắp van
kéo khớp vệ hay bàn chỉnh hình có thêm 1 số cấu trúc khác
- Đầu bàn mổ: tất cả các bàn mổ đều có 1 khung để trải vải che mổ để biệt lập đầu
người bệnh ra khỏi vùng mổ bụng, ngực
1.2. Các bộ phận phụ của bàn mổ gồm có:
- Giá đỡ 2 tay người bệnh khi mổ bụng:1 tay truyền dịch và 1 tay để đo huyết áp
- Giá đỡ 2 đầu gối trong tư thế sản phụ khoa hay mổ tầng sinh môn
- Giá đỡ lưng hay ngực trong tư thế mổ thận hay mổ lồng ngực
- Các bao da để buộc vào chân hay băng dính để giữ tay và băng da để buộc chân.

2. VẬN HÀNH BÀN MỔ


- Nâng cao hay hạ thấp bàn mổ: nhờ 1 cái cần thường lắp ở chân bàn mổ, cần này
hoạt động như 1 cái kích hoặc bằng cơ học hoặc bằng hệ thống dầu
- Quay mặt bàn nghiêng sang phải hay trái: nhờ 1 bộ phận lắp ở đầu bàn do vô
lăng, tay quay hoặc nút ấn. Bàn có thể quay cho đầu cao hay đầu thấp cũng do 1 bộ
phận lắp ở gần đầu bàn. Mặt bàn có thể nâng cao ở đoạn giữa trong tư thế mổ thận
theo đường hố thậ. Chú ý tuyệt đại đa số các bộ phận điều khiển tư thế bàn được bố
trí ở phần đầu bàn.
Các phòng mổ có trang bị hiện đại thường theo dõi người bệnh qua các monitor với
các thông số: điện tim, mạch … do vậy cần phải lắp dây đất vào bàn để chống nhiễu.

3. BẢO QUẢN BÀN MỔ:


- Sau mổ lau sạch bàn mổ, lau chùi các vết máu và dịch, nhất là ở các khe và kẻ nhằm
chống hen rỉ để kéo dài tuổi thọ của bàn, chống nhiễm khuẩn (các vết hen rỉ hay dịch
bẩn, máu là ổ chứa nhiều vi khuẩn)
- Định kỳ cho dầu vào bánh xe, các khớp cuả bàn và các bộ phận quay nhằm sử dụng
dễ dàng và kéo dài tuổi thọ của bàn.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 34

- Hàng tuần cọ rửa bằng nước và xà phòng toàn bộ bàn mổ và sau đó phải lau khô
ngay để chống hen rỉ.
- Các phụ kiện của bàn mổ để đúng nơi qui định dễ tìm khi dùng và hàng tuần cũng
phải lau chùi như bàn mổ

4. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH LÊN XUỐNG BÀN MỔ:


4.1. Đưa người bệnh lên bàn mổ:
- Người bệnh đi lại được: điều dưỡng hạ thấp bàn mổ giúp người bệnh tự lên bàn mổ.
Nếu mặt bàn xuống hết mức mà còn quá cao với người bệnh thì dùng ghế có nhiều
bậc để người bệnh tự trèo lên. Sử dụng các phương tiện để giữ tay và chân của
người bệnh
- Người bệnh nặng không đi lại được hay đã tiền mê: điều dưỡng đẩy băng ca người
bệnh song song với bàn mổ hay tạo với bàn mổ thành chữ L để chuyển người bệnh
từ cáng sang bàn mổ với sự giúp đỡ của 2-3 điều dưỡng. Chú ý luôn giữ người bệnh
ở tư thế nằm ngang, tuyệt đối không thay đổi tư thế đột ngột, chọn tư thế để đầu
người bệnh cho thích hợp để khi di chuyển thì đầu người bệnh đặt đúng vào đầu
bàn mổ ngay lập tức. Đặt người bệnh ở tư thế mổ đúng với phương thức phẫu thuật
khi người bệnh đã được gây tê hay gây mê. Sử dụng các phương tiện để giữ tay và
chân người bệnh.
4.2. Chuyển người bệnh từ bàn mổ sang băng ca: để chuyển sang phòng hồi sức.
Điều dưỡng cần lượng giá tình trạng người bệnh:
- Thường sau mổ người bệnh chưa tỉnh hoàn toàn, mất phản xạ ho sặc do vậy nếu
nôn thì dịch dạ dày dễ trào ngược vào đường hô hấp.
- Do ảnh hưởng của thuốc mê và quá trình phẫu thuật, tuần hoàn chưa ổn định vì vậy
nếu thay đổi tư thế đột ngột dễ gây tụt huyết áp, trụy tim mạch.
- Do tác dụng của thuốc dùng trong gây mê và nhiệt độ của phòng mổ với bên ngoài
có chênh lệch, do vậy phải ủ ấm thích hợp theo mùa, chống mất nhiệt.
4.3. Quá trình chuyển người bệnh từ phòng mổ về phòng hồi sức:
- Điều dưỡng đặt băng ca song song với bàn hay tạo với bàn hình chữ L để chuyển
người bệnh với sự trợ giúp của 2-3 điều dưỡng.
- Động tác di chuyển phải nhẹ nhàng, từ từ và giữ người bệnh ở tư thế nằm ngang.
Khi sang băng ca đặt đầu người bệnh nghiêng sang một bên để phòng nôn, tránh tụt
lưỡi. Nên đặt tube Mayor để nâng góc lưỡi.
- Giữ nhiệt độ người bệnh như phủ chăn mỏng nếu là mùa hè, chăn bông nếu là mùa
đông. Nâng bộ phận đỡ dọc 2 bên cáng đề phòng người bệnh ngã. Nếu không có bộ
phận đỡ thì phải buộc giữ người bệnh hoặc có 2 điều dưỡng đi hai bên.
- Chuyển người bệnh về phòng hồi sức, bàn giao cho điều dưỡng chăm sóc sau mổ:
º Hồ sơ bệnh án để thực hiện y lệnh điều trị
º Tình trạng người bệnh lúc bàn giao: dấu hiệu sinh tồn, dẫn lưu, y lệnh chăm sóc
đặc biệt …

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 35

NHIỆM VỤ - CHỨC NĂNG ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG MỔ

MỤC TIÊU:
Trình bày được nhiệm vụ - chức năng của điều dưỡng trong phòng mổ

NỘI DUNG:
1. THÀNH PHẦN ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG MỔ:
- Điều dưỡng trưởng
- Điều dưỡng vòng trong
- Điều dưỡng vòng ngoài
- Điều dưỡng gây mê

2. CHỨC NĂNG ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG MỔ:


 Điều dưỡng trưởng:
- Phân công điều dưỡng viên mổ theo chương trình, mổ cấp cứu và phân công điều
dưỡng trực
- Điều phối chương trình mổ, tính chất từng cuộc mổ thích hợp
- Phân công điều dưỡng quản lý và bảo quản dụng cụ trong phòng mổ
- Kiểm tra đôn đốc điều dưỡng luôn thực hiện công tác vô khuẩn, đúng trình tự các
thao tác kỹ thuật
- Nhắc nhở mọi thành viên luôn thực hiện đúng nội qui phòng mổ
- Quản lý lao động, vật tư, trang thiết bị, vật liệu dụng cụ dự trữ
- Kiểm tra định kỳ vô khuẩn: dụng cụ, môi trường, nhân viên
- Liên hệ với khoa và các phòng về trang thiết bị, sửa chữa cho phòng mổ
 Điều dưỡng vòng trong:
- Theo phân công, điều dưỡng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho cuộc mổ, nếu có khó
khăn về dụng cụ nên báo qua phẫu thuật viên
- Tiến hành đúng thủ tục trước mổ: rửa tay, mặc áo choàng vô khuẩn, mang găng
tay vô khuẩn cho mình và mặc áo, mang găng vô khuẩn cho phẫu thuật viên chính
và phụ.
- Trải vải che bàn tiếp dụng cụ
- Đếm và kiểm tra dụng cụ có trong mâm
- Sắp xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ đúng cách
- Trao dụng cụ đúng kỹ thuật. Nắm chắc qui trình mổ phối hợp nhịp nhàng
- Khi mổ hở Điều Dưỡng vòng trong đứng đối diện phẫu thuật viên chính, ngược
lại khi mổ nội soi đứng cùng bên phẫu thuật viên chính.
- Kiểm tra lại dụng cụ, gạc đầy đủ trước khi đóng vết mổ
- Sau mổ:
º Kiểm tra các dụng cụ kim loại
º Chuẩn bị dụng cụ, găng … cho ca mổ sau
- Quản lý:
º Các dụng cụ kim loại đang dùng
º Định kỳ lau chùi, bảo quản các dụng cụ kim loại dự trữ, hộp hấp…
 Điều dưỡng vòng ngoài:
Là điều dưỡng trợ giúp cho toàn kíp mổ: lấy thêm dụng cụ, theo dõi dấu chứng sinh
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 36

tồn và tất cả những gì êkíp mổ cần


 Trước khi mổ:
- Chỉnh và kiểm tra đèn mổ, máy hút, dao điện, bàn mổ, buồng mổ
- Kiểm tra lại bệnh nhân: tên tuổi, chẩn đoán bệnh
- Cho bệnh nhân lên bàn mổ, tư thế bệnh nhân đúng yêu cầu cùng phẫu thuật viên
- Rửa da vùng mổ và chuẩn bị bàn tiếp dụng cụ
- Giúp êkíp mổ mặc áo choàng vô khuẩn
- Giúp điều dưỡng vòng trong mở các hộp hấp …
 Trong khi mổ:
- Lấy thêm dụng cụ, thuốc… cho cuộc mổ
- Quan sát cuộc mổ để hổ trợ cho điều dưỡng vòng trong
- Đếm gạc trước khi phẫu thuật viên đóng vết mổ
 Sau mổ
- Băng vết mổ
- Chuyển bệnh nhân cùng với điều dưỡng gây mê sang phòng hồi sức hay hậu phẫu
- Vệ sinh lại toàn bộ phòng mổ
 Điều dưỡng gây mê:
- Là người thực hiện gây mê và theo dõi dấu sinh hiệu của người bệnh
- Lượng giá người bệnh trước mổ để bảo đảm an toàn chọn phương pháp gây mê
- Cho thuốc mê và liên lạc cùng phẫu thuật viên trong suốt quá trình phẫu thuật
- Cho dịch truyền, thuốc, điện giải, máu trong mổ
- Chuyển người bệnh cùng điều dưỡng vòng ngoài sang phòng hồi sức, hậu phẫu.
- Theo dõi sự hồi tỉnh của người bệnh tại phòng hồi sức trong 24 giờ sau mổ và ghi
vào hồ sơ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 37

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÂY MÊ – GÂY TÊ

MỤC TIÊU:
1. Theo dõi và chăm sóc được NB gây mê
2. Theo dõi và chăm sóc được NB gây tê

NỘI DUNG:
1. GÂY MÊ
1.1. Bằng thuốc mê bay hơi: (GM = đHH)
Halothane, isoflurane, Sevoflurane…
- Giai đoạn 1: Thời kỳ giảm đau (khởi mê – mất tri giác).
Cần tránh tiếng động vì lúc này tiếng ồn được phóng đại hơn
- Giai đoạn 2: Thời kỳ mê sảng (kích thích)
Nên cố định tốt người bệnh tránh té ngã và sút dây dịch truyền
- Giai đoạn 3: gđ phẫu thuật.
Điều dưỡng và Gây mê theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn và diễn biến của người bệnh
- Giai đoạn 4: giai đoạn nguy hiểm
º Những thay đổi sinh lý khác: tăng tiết đàm nhớt và nước bọt. Phòng ngừa tiêm
thuốc giảm nôn, giảm tăng tiết
º Hạ nhiệt độ: ủ ấm người bệnh
º Ngạt thở: do đàm nhớt, do dị vật, tụt lưỡi, co thắt thanh quản: nên sử dụng nội
khí quản có bóng chèn
1.2. Gây mê qua tĩnh mạch:
Thiopental, Propofol, Etomidat, Ketamine, Benzodiazepine…
 Ưu điểm: Không cháy nổ, đưa thuốc vào dễ dàng, người bệnh thoải mái dễ chịu,
cần ít trang thiết bị
 Nhược điểm: Trật tĩnh mạch, giảm hô hấp mạnh, tụt HA nếu tiêm nhanh, viêm tắc
tĩnh mạch, ngộ độc
 Chăm sóc:
- Chọn tĩnh mạch lớn.
- TD dấu HST, nhất là hô hấp: cung cấp dụng cụ hô hấp hổ trợ
- Phát hiện các dấu hiệu ngộ độc thuốc
 Biến chứng:
- Hô hấp: khó thở, nhịp thở bất thường, ho, ngưng thở, nấc cụt …
- Tuần hoàn: Tim loạn nhịp, cao huyết áp, thuyên tắc khí, hạ huyết áp
- Khác: Nôn và trào ngược, tổn thương mắt, phổi, thần kinh, tổn thương do truyền
dịch
2. GÂY TÊ
2.1. GÂY TÊ TỦY SỐNG
- Là tiêm thuốc tê vào khoang dưới màng cứng
- Người bệnh mất cảm giác nhưng tri giác tỉnh, nên thận trọng khi nói chuyện đề
phòng người bệnh choáng do sợ
- Cần theo dõi những dấu hiệu sau:
º Nôn và đau, dị cảm ở chi, nói khó, hạ HA, co giật, nhức đầu, liệt hô hấp.
º Sự hấp thu thuốc tê, choáng váng, giật cơ, động kinh …
- Lượng giá điều dưỡng sau gây tê tủy sống: theo dõi huyết áp, theo dõi cảm giác và
vận động chi dưới, sự an toàn cho người bệnh
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 38

- Theo dõi các ảnh hưởng do gây tê tủy sống:


º Tuần hoàn: hạ huyết áp
º Tiêu hóa: tăng nhu động ruột, ói, do dạ dày căng
º Tiết niệu: liệt bàng quang tạm thời
º Thân nhiệt: nhiệt độ giảm do giãn mạch
- Tai biến: nhức đầu, đau lưng, bí tiểu, viêm màng não…
2.2. Gây tê vùng:
- Là dạng gây tê trong đó thuốc tê tiêm vào chung quanh khu vực do thần kinh này
chi phối
- Chăm sóc: nhận định cảm giác, màu sắc, vận động của vùng được gây tê
2.3. Gây tê tại chổ (Gây tê phong bế):
- Là tiêm dung dịch chứa thuốc tê tại chổ nơi đường dao rạch đi qua
- Chăm sóc theo dõi người bệnh tụt huyết áp do dị ứng thuốc tê, do sợ, nên để người
bệnh nằm khi gây tê
2.4. Gây tê ngoài màng cứng:
- Là tiêm một lượng lớn dung dịch chứa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng
- Chăm sóc theo dõi người bệnh tương tự như gây tê tuỷ sống

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 39

KỸ THUẬT VỆ SINH DA TRƯỚC MỔ

MỤC ĐÍCH:
- Tránh nhiễm trùng vết mổ và không nhiễm trùng hậu phẫu
- An toàn, sạch sẽ trước mổ

BẢNG KIỂM: DỤNG CỤ VỆ SINH DA TRƯỚC MỔ

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1. Kéo
2. Tấm trải không thấm nước
3. Mền
4. Xà phòng diệt khuẩn
5. Dung dịch rửa móng tay
6. Dung dịch sát khuẩn
7. Túi rác
8. Găng sạch
9. Ao choàng cho người bệnh

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 40

BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT VỆ SINH DA TRƯỚC MỔ

ST NỘI DUNG CÓ KHÔNG


T
1. Kiểm tra lại y lệnh. Xác định vùng mổ và những hướng
dẫn đặc biệt Điều dưỡng sẽ sửa soạn vùng da rộng hơn
vết mổ
2. Soạn dụng cụ và mang đến giường người bệnh
3. Báo và giải thích cùng người bệnh
4. Đóng cửa hay che bình phong
5. Điều dưỡng rửa tay và mang găng sạch
6. Đặt tấm lót không thấm nước trên giường
7. Đắp mền cho người bệnh
8. Phơi bày vùng cần sửa soạn
9. Quan sát tình trạng da: vết thương, đỏ, ngứa, …
10. Cắt lông sát chân lông nếu lông dài với kéo
11. Dùng bông thấm nước ấm làm ướt da. Sau đó rửa bằng
dung dịch sát khuẩn cho nổi bọt cho đến khi vùng da
soạn mổ thật sạch
12. Rửa sạch lai vùng da đã rửa với nước sạch
13. Lau khô da với khăn sạch
14. Rửa sạch nước sơn móng tay (nếu móng có sơn)
15. Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái
16. Rửa tay trước khi rời khỏi phòng
17. Thu dọn dụng cụ
18. Ghi vào hồ sơ: tình trạng da, vết thương …

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 41

KỸ THUẬT RỬA DA TRƯỚC MỔ

MỤC ĐÍCH:
- Bảo đảm vùng da phẫu thuật không có sự hiện diện của vi khuẩn

BẢNG KIỂM: DỤNG CỤ RỬA DA TRƯỚC MỔ

ST NỘI DUNG CÓ KHÔNG


T
1. Gạc nhỏ, gạc lớn phẫu thuật hoặc khăn nhỏ 4 cái
2. Khăn lớn hay drap 1 cái
3. Bồn hạt đậu (chén chung lớn) đựng dung dịch sát khuẩn 1 cái
4. Găng tay vô khuẩn 1 đôi
5. Que gòn (nếu rốn nằm trong vùng phẫu thuật): vài que

BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT RỬA DA TRƯỚC MỔ

ST NỘI DUNG CÓ KHÔNG


T
1. Soạn dụng cụ khi người bệnh bắt đầu gây mê
2. Cho người bệnh đúng tư thế phẫu thuật
3. Mang găng vô khuẩn
4. Dùng gạc nhỏ nhúng dung dịch sát khuẩn. Chà rửa vùng
mổ với dung dịch sát khuẩn trong 10 phút: rửa từ trong
ra ngoài theo hình xoắn ốc, từ vùng mổ ra vùng da
chung quanh, cẩn thận với vùng da có nếp gấp. Rửa
vùng nếp gấp hậu môn và hậu môn sau cùng. Làm sạch
những chổ kẽ, lõm, móng tay, móng chân, dùng que gòn
rửa sạch vùng rốn (nếu nó nằm trong vùng phẫu thuật).
5. Lau khô vùng da với khăn (gạc lớn) vô khuẩn
6. Bao phủ vùng da này bằng gạc vô khuẩn (nếu chưa mổ
ngay)
7. Thu dọn dụng cụ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 42

KỸ THUẬT RỬA TAY, MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG VÔ KHUẨN

Để tiến hành phẫu thuật cần có 1 êkíp mổ. Ê -kíp này gồm có: phẫu thuật viên, bác sĩ
phụ mổ, gây mê, điều dưỡng vòng trong. Đây là những người trực tiếp tiếp xúc với
người bệnh
Để đảm bảo vô khuẩn trước mổ, kíp mổ (trừ gây mê) cần phải tiến hành các thao tác
tiệt khuẩn. Các thao tác này cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt

1. Chỉ định: Trước khi: mổ, phụ mổ, tiếp dụng cụ trực tiếp cho cuộc mổ
2. Kỹ thuật rửa tay ngoại khoa:
 Chuẩn bị dụng cụ:
- Nước rửa tay: phải là nước vô khuẩn, phải có cần gạt bằng khuỷu tay, chân hay
cảm ứng => tránh nhiễm khuẩn vào nơi vòi nước
- Lavabo: đủ cao, rộng, tránh văng nước ra ngoài và ướt quần áo của người đứng
rửa
- Dung dịch rửa tay khử khuẩn cao
- 2 bàn chải vô khuẩn
- Khăn hay giấy lau tay vô khuẩn
- Đồng hồ cát hay đồng hồ treo tường có kim dây
- Vật chứa: Khăn hoặc giấy đã dùng rồi
 Kỹ thuật tiến hành: xem bảng kiểm
3. Kỹ thuật mặc áo choàng vô khuẩn:
- Chuẩn bị dụng cụ:
Một áo choàng vô khuẩn phù hợp về kích thước và hạng dùng
- Kỹ thuật tiến hành: xem bảng kiểm
4. Kỹ thuật mang găng tay vô khuẩn: xem bảng kiểm
- Chuẩn bị dụng cụ:
Đôi găng tay vô khuẩn phù hợp về kích cở và hạng dùng
- Kỹ thuật tiến hành: xem bảng kiểm
5. Kỹ thuật mặc áo choàng và mang găng tay vô khuẩn cho kíp mổ
- Chuẩn bị dụng cụ:
Một áo choàng vô khuẩn và đôi găng tay vô khuẩn phù hợp về kích cở và hạng sử
dụng
- Kỹ thuật tiến hành: xem bảng kiểm

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 43

BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT RỬA TAY NGOẠI KHOA

ST NỘI DUNG CÓ KHÔNG


T
1. Tháo trang sức trên tay, kiểm tra: móng tay, nón, khẩu
trang
2. Cuộn tay áo lên quá khuỷu 5 - 7 cm
3. Tư thế thẳng đứng, thân người và tay không chạm vào
thành lavabo
4. Làm ướt tay
5. Lấy dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay
6. Rửa tay nội khoa
7. Rửa sạch tay dưới vòi nước (bàn tay thấp hơn khuỷu
tay)
8. Dùng bàn chải vô khuẩn 1 lấy dung dịch rửa tay
9. Chà rửa 1 tay theo thứ tự: chà móng, ngón, lòng bàn,
mu bàn, cẳng tay (quá khuỷu tay 3-5 cm) theo vòng
xoắn ốc từ đầu ngón đến quá khuỷu tay 3-5 cm.
10. Bỏ bàn chải xuống lavabo hoặc vào nơi qui định (bàn
tay cao hơn khuỷu tay)
11. Rửa sơ tay qua vòi nước (bàn tay cao hơn khuỷu tay)
12. Dùng bàn chải vô khuẩn 2 lấy dung dịch rửa tay
13. Chà rửa tay còn lại như bước 9,10.
14. Rửa sạch hai tay dưới vòi nước
15. Lau khô tay
16. Để hai tay trên thắt lưng, trong tầm mắt và không chạm
vào nơi không vô khuẩn, dùng vai và chân mở cửa
phòng mổ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 44

BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT MẶC ÁO VÔ KHUẨN


STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG
1. Đứng trước áo choàng (thân người không chạm vào áo
choàng)
2. Dùng tay đã rửa cầm mặt trong ngực áo và bước ra chổ
trống
3. Đưa thẳng tay lên phía trước trên ngực (gốc 450 so vớni
thân người)
4. Thả áo xuống trước mặt (cẩn thận không để áo chạm
vào bất cứ phần nào không vô khuẩn)
5. Dùng 2 tay cầm vào đường nối phía trong giữa vai áo
và tay áo
6. Đưa hai tay vào tay áo và mặc áo vào, phải cẩn thận giữ
cổ tay áo phủ kín lên bàn tay
7. Điều dưỡng vòng ngoài cầm phía bên trong của vai áo
kéo áo lên trên vai của người mặc
8. Người mặc áo vô khuẩn dùng tay được dấu kín trong
tay áo lần lượt đưa sợi dây khẩu trang (nếu có), dây thắt
lưng cho điều dưỡng vòng ngoài cột lại (chú ý chỉ đưa
dây trên thắt lưng và không vòng tay ra sau lưng) hoặc
điều dưỡng vòng ngoài vòng dây ra trước để điều
dưỡng vòng trong tự cột
BẢNG KIỂM: MANG GĂNG VÔ KHUẨN (MANG GĂNG KÍN)
STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG
1. Điều dưỡng vòng trong dùng bàn tay được che phủ bởi
tay áo choàng để lấy một chiếc găng tay
2. Đặt găng tay lên lòng bàn tay kia, các ngón của găng
tay hướng lên vai, lòng găng tay úp xuống trên cổ tay,
ngón cái của găng tay đối diện với ngón cái của bàn tay
3. Đặt cho đầu của cổ găng tay nằm ngay mí ráp của cổ
tay áo rồi dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn
tay định đeo găng có che kín cổ tay áo để nắm giữ bìa
dưới của găng
4. Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay còn
lại được bao kín bằng tay áo nắm bìa phía trên của cổ
găng (phải cẩn thận để không bị tuột các ngón tay ra)
5. Kéo tròng găng vào bàn tay
6. Xong một bàn tay tiến hành mang găng cho bàn tay bên
kia giống từ bước 15
7. Sửa những ngón tay của găng tay cho ngay ngắn, xoay
nhẹ cổ tay và bàn tay

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 45

BẢNG KIỂM: MANG GĂNG VÔ KHUẨN (MANG GĂNG HỞ)

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1. Điều dưỡng vòng trong đưa hai tay lên cho những ngón
tay ra khỏi áo choàng, dùng ngón trỏ và ngón cái giữ
cửa tay áo choàng (nếu cửa tay áo rộng)
2. Dùng một tay lấy găng ngay mí gấp ngược của găng
3. Đưa những ngón tay của bàn tay đối diện vào găng
4. Đưa các ngón tay đã mang găng vào cổ găng thứ 2
5. Đeo găng cho bàn tay còn lại
6. Cho các ngón của bàn tay mang găng sau vào nếp gấp
của găng tay mang trước kéo lên phủ cổ tay áo choàng
7. Sửa những ngón tay của găng tay cho ngay ngắn, xoay
nhẹ cổ tay và bàn tay

BẢNG KIỂM: MẶC ÁO CHOÀNG VÔ KHUẨN CHO KÍP MỔ

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1. Điều dưỡng vòng trong đã rửa tay, mặc áo choàng,
mang găng vô khuẩn
2. Lấy áo choàng ra nơi trống thả áo xuống, mặt ngoài áo
đối diện với điều dưỡng
3. Dùng ngón trỏ và ngón cái nắm mặt ngoài của vai áo và
cuộn áo lại trên hai tay đeo găng
4. Đưa phần trong của áo về phía phẫu thuật viên đã rửa
và lau tay xong. Phẫu thuật viên đưa hai tay vào tay áo
(phải chú ý đừng để bàn tay không mang găng của phẫu
thuật viên chạm vào áo choàng của điều dưỡng)
5. Điều dưỡng vòng ngoài giúp cột dây ở cổ và dây thắt
lưng của áo

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 46

BẢNG KIỂM: MANG GĂNG VÔ KHUẨN CHO KÍP MỔ

ST NỘI DUNG CÓ KHÔNG


T
1. Điều dưỡng vòng trong đã rửa tay, mặc áo choàng,
mang găng vô khuẩn
2. Chọn đúng găng cho người sắp mang, mở găng ra
3. Điều dưỡng vòng trong nắm ở dưới chổ gấp của găng
tay, ngón cái đưa ra ngoài, cầm hướng lòng bàn tay của
găng tay vào đúng bàn tay người mang, banh rộng cổ
găng lúc này phẫu thuật viên đưa ngón tay chưa mang
găng vào mặt trong của găng nơi nếp gấp, kéo rộng ra
và đưa tay kia vào găng. Chú ý không được chạm vào
găng của điều dưỡng vòng trong
4. Mang xong 1 tay, điều dưỡng vòng trong làm tiếp giống
bước 3 cho tay còn lại (lúc này phẫu thuật viên đưa
ngón tay đã mang găng vào nếp gấp cổ tay găng ở mặt
ngoài của găng để kéo cổ găng rộng ra và cho tay vào
găng)

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 47

KHÂU VẾT THƯƠNG NHỎ

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các yêu cầu cơ bản khi khâu vết thương nhỏ
2. Trình bày được các đường khâu và cách khâu

1. Phân loại vết thương:


Tùy theo nguyên nhân vết thương có thể phân loại như sau:
- Phân loại theo vi sinh vật: Dựa vào sự hiện diện của vi sinh vật, vết thương được chia
làm 3 loại:
° Vết thương vô khuẩn: do phẫu thuật viên gây ra không có sự hiện diện của vi
khuẩn
° Vết thương sạch: vết thương có ít chất tiết, không có mô hoại tử
° Vết thương nhiễm: vết thương có nhiều chất tiết, hay có mô hoại tử.
- Phân loại theo tính chất:
° Vết thương khô
° Vết thương ẩm
° Vết thương dẫn lưu
° Vết thương xuất huyết
- Phân loại theo hình dạng:
° Vết thương cắt: vết trầy xước, vết dập, vết dập, vết khâu
° Vết thủng như đạn bắn, cắn, vết đâm…
2. Chỉ định:
- Các vết thương nhỏ chỉ ở da và mô cạn
- Vết thương sạch.
3. Yêu cầu cơ bản khi khâu da:
- Ráp thật đúng hai mặt cắt
- Tránh các sẹo phụ thêm vào đường rạch do chỉ và lỗ kim khâu
4. Các đường khâu:
3.1. Các mũi khâu riêng:
 Mũi khâu riêng thường: đối với các vết thương thường, nhỏ
- Các nút cách nhau 1,5 cm cho người lớn
- Lỗ chọc kim cách mép vết mổ khoảng 1cm
- Kim chọc thủng lấy hết chiều sâu của vết thương
- Đường chỉ sẽ vuông gốc với đường rạch vết thương
- Thắt nút lệch sang một bên
 Mũi riêng kiểu Blair Donati (Ble Donati): đối với các vết thương thường không
thẳng, may thẩm mĩ
- Dùng trong da dày và khó ráp sát 2 mép vết thương
- Kim xâu qua da 2 lần: lần đầu giống như các mũi khâu thường, lần 2 thì chỉ
xuyên qua bờ da của vt mà thôi
3.2. Các mũi khâu liên tục:
- Mũi vắt thường: thường dùng cho vết thương vô trùng
- Mũi vắt dây xích: xiết chặt đường khâu. thường dùng trong treo màng cứng
- Mũi khâu thẩm mĩ: khâu liên tục 2 bên vết thương tạo thành 1 đường chỉ thẳng
dưới da. Thường dùng khâu vết mổ bướu cổ, bắt con…
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 48

3.3. Mũi khâu bằng chỉ thép:


- Mũi kim bấm: thường dùng cho những đường mổ dài.
- Mũi Agrafes: dùng bấm vết thương chân dẫn lưu màng phổi sau rút
- Chỉ thép: Vết thương nhiễm trùng dễ bục, dinh dưỡng kém, mô bỡ từ lần thứ 3 trở
đi

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 49

CHƯƠNG 2: TIÊU HOÁ

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ THỦNG DẠ DÀY TÁ TRÀNG

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh thủng da dày
2. Chăm sóc được người bệnh trứơc mổ dạ dày
3. Thưc hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ dạ dày

A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ THỦNG DẠ DÀY


1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN:
 Hỏi:
- Khai thác bệnh sử: thường có tiền sử loét dạ dày
- Triệu chứng đau bụng xảy ra thình lình
° Đau bụng trên dử dội và đột ngột, liên tục và tăng hơn
° Nôn: người bệnh nôn khan, sau nôn vẫn không giảm đau
° Bí trung đại tiện
 Thăm khám:
- Nhìn: Bụng ít tham gia cùng nhịp thở, không dám di động, cơ bụng nổi rỏ, dấu hiệu
nhiễm trùng, dấu mất nước
- Sờ: bụng cứng như gỗ, co cứng, người bệnh đến trể có thấy bụng chướng
- Gõ: vùng bụng mất vùng đục trước gan, gõ đục vùng thấp
- Nghe: nhu động ruột mất hay giảm
- Toàn thân: người bệnh rơi vào cơn choáng, nhiệt độ cao thường nhiễm trùng sau 18-
24 giờ sau thủng

2. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


2.1. Đau bụng gia tăng khi người bệnh cử động hay khi thở
- Giải thích cho người bệnh hiểu nguyên nhân đau bụng
- Di chuyển, xoay trở người bệnh nhẹ nhàng
- Cho người bệnh nằm tư thế semi Fowler giúp người bệnh thở dễ dàng
- Hướng dẫn thở vào sâu nhẹ nhàng và thở chậm từ từ, theo dõi hô hấp
- Nếu có dẫn lưu dạ dày qua mũi nên hút thường xuyên tránh nôn ói tràn vào khí quản
- Thực hiện thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định
2.2. Mất nước và rối loạn điện giải do nôn ói và do liệt ruột
- Theo dõi dấu mất nước: véo da, CVP, nuớc xuất nhập, nước tiểu
- Thực hiện bù nước và điện giải: truyền dịch
- Đặt tube levine: hút, theo dõi số lượng tính chất, màu sắc, dịch thoát ra, tình trạng
bụng
- Theo dõi kết quả xét nghiệm: ion đồ, BUN, creatinine, Hct
- Nghe tiếng nhu động ruột và tình trạng chướng bụng người bệnh
- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của rối loạn điện giải
2.3. Nguy cơ thiếu oxy do người bệnh thở kém vì không dám thở do đau
- Oxy liệu pháp, theo dõi nhịp thở, tần số, tính chất thở thường xuyên
- Hướng dẫn cách thở, theo dõi thiếu oxy, nồng độ oxy trong máu
- Cho người bệnh nằm tư thế semi Fowler
2.4. Người bệnh nguy cơ rơi vào cơn choáng do đau, sợ, nhiễm trùng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 50

- Liệu pháp tâm lý: giúp người bệnh an tâm,


- U ấm
- Theo dõi cơn đau: thực hiện thuốc giảm đau khi chẩn đoán xác định
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn: phát hiện sớm choáng, nhiệt độ cao
- Thực hiện kháng sinh theo y lệnh
- Theo dõi da niêm, kết quả xét nghiệm chức năng thận, nước tiểu/ giờ
2.5. Người bệnh lo lắng trước mổ cấp cứu:
- Giải thích cho người bệnh lợi ích của việc mổ: đây là trường hợp cấp cứu ngoại khoa
vì tất cả các lỗ thủng có thể đưa đến nguy cơ dịch dạ dày tràn vào khoang phúc mạc
gây viêm phúc mạc tử vong
- Khuyến khích người bệnh nói lên cảm nghĩ của mình
- Cung cấp cho người bệnh những thông tin cần thiết về cuộc mổ: khâu lỗ thủng, cắt dạ
dày...
2.6. Người bệnh được chuẩn bị mổ
Chuẩn bị mổ cấp cứu: hầu hết người bệnh thủng dạ dày đều được điều trị phẫu thuật
cấp cứu
- Đặt ống hút dạ dày giúp
° Hút dịch dạ dày để hạn chế bớt phần nào dịch trong dạ dày trào ra không tràn vào
khoang phúc mạc
° Theo dõi xuất huyết dạ dày
° Giảm chướng bụng.
° Thuận lợi trong mổ
- Điều dưỡng cần theo dõi và ghi vào hồ sơ: tính chất, màu sắc, số lượng dịch hút ra
- Giải thích cho người bệnh biết việc cần thiết phải mổ
- Người bệnh không ăn uống
- Thực hiện các xét nghiệm khẩn về máu, nước tiểu, thuốc giảm đau, kháng sinh
- Truyền dịch ở tĩnh mạch lớn và gần tim, phụ giúp bác sĩ đặt CVP,
- Lấy lại dấu chứng sinh tồn trước mổ, tốt nhất nên cho người bệnh đo điện tim nếu
người già, người có bệnh lý tim mạch, bệnh nặng
- Vệ sinh vùng mổ
- Thông tiểu cho người bệnh, theo dõi sát nước xuất nhập
- Điều dưỡng hiểu biết các phương pháp giải phẫu với từng người bệnh để giải thích
giúp họ an tâm
 Cắt dạ dày:
° Gastroduodenostomy hay Billroth I operation
° Gastrojejunostomy hay Billroth II operation
 Cắt dây X: Vagotomy
 Mở rộng môn vị: Pyloroplasty
 Phẫu thuật khâu lỗ thủng qua nội soi
 Khâu lỗ thủng với điều trị thuốc kháng tiết
 Khâu lỗ thủng với điều trị tiệt trừ H. pylori
- Thông báo phương pháp gây mê
- Giáo dục người bệnh và thân nhân cách chăm sóc sau mổ: ho hít thở sâu, đi lại
sớm....
- Thông báo người bệnh sau mổ có vết mổ ở đâu, dẫn lưu như thế nào
- Thông báo tiên lượng sau mổ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 51

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ DẠ DÀY:


1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
- Tổng trạng người bệnh: tri giác, dấu chứng sinh tồn
- Dấu hiệu chảy máu sau mổ qua dẫn lưu, tube levin
- Tình trạng bụng: đau bụng, chướng, dấu hiệu bụng ngoại khoa (bụng gồng cứng)
- Tình trạng ống dẫn lưu, vết mổ
2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THỊỆP ĐIỀU DƯỠNG:
2.1. Người bệnh nguy cơ chảy máu sau mổ khâu lỗ thủng dạ dày
- Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn
- Phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu sau mổ qua: sonde dạ dày, dấu chứng sinh tồn, tình
trạng bụng, dẫn lưu, huyết áp giảm, Hct giảm
- Thực hiện các y lệnh truyền máu, truyền dịch, hồi sức người bệnh
- Công tác tư tưởng cho người bệnh
- Thực hiện chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu lại
2.2. Người bệnh chướng bụng do liệt ruột sau mổ:
- Ống hút dạ dày: cần hút ngắt quãng tránh tắc nghẽn, theo dõi sát tính chất, số lượng,
màu sắc dịch dạ dày, rút khi có y lệnh
- Tư thế Fowler, xoay trở, vận động sớm, tập thở
- Theo dõi tình trạng bụng: chướng, đau, nghe nhu động ruột
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng
2.3. Nguy cơ người bệnh nhiễm trùng qua ống dẫn lưu, vết mổ:
- Dẫn lưu: thường phẫu thuật viên sẽ đặt dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas vì thế
chúng ta cần:
- Cho người bệnh thường xuyên nghiêng về phía dẫn lưu
- Theo dõi màu sắc, số lượng, tính chất cuả dịch, nếu thấy có máu tươi chảy ra nên lấy
lại dấu chứng sinh tồn và báo bác sĩ ngay
- Rút dẫn lưu tuỳ theo mục đích điều trị
- Sonde tiểu cần rút sớm khi không còn dấu hiệu choáng: ngừa nhiễm trùng đường
niệu
- Vết mổ: Thường không thay băng nếu vết mổ vô trùng, ngày 6-7 cắt chỉ. Nếu người
già, suy dinh dưỡng, thành bụng yếu: 10 ngày cắt chỉ
- Hiện nay nếu người bệnh được khâu lỗ thủng qua nội soi dạ dày điều dưỡng cần theo
dõi người bệnh đau họng, khàn tiếng: điều dưỡng chăm sóc răng miệng, súc miệng
bằng nước muối đẳng trương
2.4. Người bệnh suy dinh dưỡng do không ăn trước mổ và sau mổ
- Dinh dưỡng: Thường trong những ngày đầu khi chưa có nhu động ruột người bệnh
được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tuỳ vào bệnh lý và phương thức phẫu thuật mà
thực hiện việc cho ăn qua đường nào, và khi nào thì được ăn
- Trong những ngày đầu đươc ăn: người bệnh ăn thức ăn mềm loãng, dễ tiêu, từ lỏng
đến đặc dần, nhai kỹ
2.5. Người bệnh lo lắng về bệnh sau mổ:
Thông thường khi thủng dạ dày điều trị chủ yếu là khâu lỗ thủng, đây là phương pháp
đơn giản, kết quả tốt nhưng không điều trị triệt để nên người bệnh kết hợp với điều trị
nội khoa
- Giáo dục:
° Cách sinh hoạt: nghĩ ngơi hợp lý, tránh lo âu
° Thuốc điều trị: uống thuốc đúng thời gian, đúng giờ, đúng thuốc, đúng liều
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 52

° Tránh dùng các thuốc gây tổn thương niêm mạc dạ dày như: Aspirine, Corticoide,

° Dùng thuốc che chở niêm mạc dạ dày
° Nên tái khám đúng hẹn hay khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, nôn ra
máu … nên đến khám ngay
° Khuyên người bệnh tránh thức ăn quá chua, quá cay, nhai kỹ khi ăn. Tránh dùng:
rượu, trà, cà phê, thuốc lá
2.6. Người bệnh có nguy cơ chảy máu, bục xì vết khâu sau mổ cắt 2/3 dạ dày:
Người bệnh mổ ở giai đoạn cấp cứu trên phẫu thuật lớn mà thời gian chuẩn bị ngắn
nên:
- Điều dưỡng theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, phòng chống choáng cho người bệnh
- Ống dẫn lưu dưới gan thường không được rút sớm. Thời gian rút thường là 5-6 ngày
sau mổ. Trong thời gian này điều dưỡng chú ý dịch chảy ra
- Ống hút dạ dày: hút, theo dõi sát và phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu
- Lượng giá dấu hiệu choáng do giảm thể tích: dấu chứng sinh tồn, dẫn lưu, chảy máu
vết mổ, lượng nước xuất nhập, tube Levine
2.7. Suy dinh dưỡng do người bệnh cắt dạ dày:
Dinh dưỡng khuyên người bệnh không cử ăn nhưng ăn nhiều lần và ăn mổi lần 1 ít,
thức ăn nhiều dinh dưỡng tránh ăn quá no phòng ngừa hội chứng Dumping (Hội
chứng dạ dày trống nhanh)
2.8. Người bệnh liệt ruột do cắt dây thần kinh X nối vị tràng, mở rộng môn vị:
- Điều dưỡng: theo dõi ống hút dạ dày kỷ hơn, nếu thấy máu tươi nên theo dõi dấu
chứng sinh tồn và báo bác sỉ
- Theo dõi chướng bụng, người bệnh sẽ chậm có nhu động ruột
- Cho người bệnh vận động sớm, tập thở bụng
- Thực hiện thuốc tăng nhu động ruột
- Nghe và đánh giá tình trạng nhu động ruột
2.9. Người bệnh có biến chứng trên người bệnh mổ cắt dạ dày do nằm lâu:
- Lượng giá các biến chứng phổi: nghe phổi, thở oxy, theo dõi nồng độ oxy qua
oxymeter, hút đàm nhớt, tần số, kiểu thở. Khuyến khích người bệnh xoay trở, hít thở
sâu
- Thăm khám ngăn ngừa nghẽn mạch và tắc mạch: vận động sớm, dùng vớ chun, kiểm
tra nơi bó cột tay chân gây cản trở tuần hoàn
- Giảm đau vết mổ: Biết cách dùng tay ấn vào vết mổ khi ho, nôn ói, dinh dưỡng tốt,
phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ

3. LƯỢNG GIÁ:
- Người bệnh ổn định, không có dấu hiệu nhiễm trùng
- Người bệnh trở về với gia đình an toàn
- Người bệnh hiểu được việc thực hiện thuốc điều trị khi xuất viện
- Người bệnh phòng ngừa được loét tái phát và điều trị sớm

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 53

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ SỎI ĐƯỜNG MẬT


MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sỏi mật
2. Thực hiện được việc chuẩn bị người bệnh trước mổ
3. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ

A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNHTRƯỚC MỔ SỎI MẬT


1. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG:
 Sỏi đường mật
- Đau: hạ sườn phải, phản ứng dội (+), Murphy (+), gồng cứng, sờ thấy túi mật
- Hội chứng tiêu hóa: nôn ói, chán ăn
- Dấu hiệu nhiễm trùng: Nhiệt độ tăng cao, lạnh run
- Dấu hiệu tắc mật: vàng da, ngứa, phân bạc màu, tiểu sậm màu
- Tam chứng Charcot: gồm đau bụng hạ sườn phải, sốt, vàng da
° Cơn đau hạ sườn phải đột ngột, đau dữ dội, kéo dài nhiều giờ, đau lan lên vai
phải hay ra sau lưng
° Sốt có kèm theo lạnh run sau khi đau vài giờ, nhiệt độ 39 – 40 0C
° Vài ngày sau xuất hiện vàng da với nhiều mức độ khác nhau
 Sỏi túi mật:
- Đau thượng vị sau ăn 10 -15 phút, đau âm ỉ, liên tục sau ói người bệnh vẫn không
giảm đau, đau lan đến hạ sườn phải
- Nếu người bệnh có nhiễm trùng khi thăm khám thấy phản ứng thành bụng,
Blumberg (+) ở hạ sườn phải

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP:


2.1. Đau bụng do tình trạng viêm nhiễm đường mật
- Lượng giá: tính chất, vị trí, mức trầm trọng, hướng lan của cơn đau
- Cho người bệnh tư thế giảm đau, thường tư thế Sim
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Thực hiện thuốc kháng giao cảm để  tiết mật, co thắt đường mật
- Công tác tư tưởng giúp người bệnh giảm đau, giảm sợ
2.2. Giảm thể tích dịch do nôn ói, do dẫn lưu dạ dày, do sốt:
- Thăm khám người bệnh để đánh giá mất nước, dấu chứng sinh tồn
- Theo dõi sát nước xuất nhập: ói và hút dịch dạ dày, điện giải, cân nặng
- Thực hiện bù nước và điện giải
2.3. Choáng do nhiễm trùng:
- Theo dõi dấu hiệu choáng, dấu chứng sinh tồn, chú ý nhịêt độ nên ghi thành biểu
đồ,
- Thực hiện hồi sức thích hợp, kháng sinh
- Thay đổi dinh dưỡng:
- Người bệnh chán ăn, cho người bệnh ăn thức ăn dễ tiêu, kiêng mở, ăn nhiều thịt,
đường
2.4. Nguy cơ tổn thương da:
- Ngứa, vàng da: vệ sinh da sạch sẽ, cho người bệnh uống nhiều nước
2.5. Người bệnh chuẩn bị phẫu thuật
- Giống như chuẩn bị thường qui trong mổ bụng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 54

- Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn


- Nâng cao thể trạng bệnh nhân
- Đặt sonde dạ dày gỉam kích thích đường mật
- Kháng sinh dự phòng
- Đặt sonde tiểu
- Đánh giá chức năng gan và thận, chức năng đông máu
- Cung cấp thông tin cuộc mổ:
° Mổ nội soi cắt túi mật, phẫu thuật mở bụng
° ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangio Pancreatography)

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ SỎI MẬT


1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
- Tổng trạng, dấu chứng sinh tồn
- Tình trạng bụng: chướng, đau, nhu động ruột
- Tình trạng da niêm, nước tiểu: màu vàng so sánh trước mổ, dấu hiệu mất nước, vàng
da
- Tình trạng dẫn lưu sau mổ: Kerh, dẫn lưu dưới gan
- Tube levine: màu sắc, số lượng, thời gian, tình trạng bụng
- BUN, creatine, Bilirubine
- Dấu hiệu mất nuớc, rối loạn điện giải

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


2.1. Người bệnh bụng chướng sau mổ cắt túi mật nội soi:
- Sau mổ cắt túi mật nội soi: chú ý chảy máu, đau lan lên vai phải và chướng bụng do
khí CO2 bơm vào ổ bụng trong khi mổ. Điều dưỡng nên cho người bệnh nằm tư thế
Sim’s trái và khuyến khích thở sâu, đi lại sớm tránh cơ hoành bị kích thích
- Theo dõi khó thở, bảo đảm thông khí
- Rút tube levin sớm giúp người bệnh dễ chịu
- Hướng dẫn người bệnh hít thở sâu,
- Thực hiện thuốc giảm đau: oxycodon (codein), acetaminophen
2.2. Chăm sóc người bệnh sau thủ thuật ERCP (Endoscopic Retrograde
cholangiopancreatography)
- Theo dõi đau bụng: đau thượng vị, bụng chướng vì có nguy cơ thủng tá tràng hay
viêm tuỵ cấp
- Theo dõi dấu hiệu choáng do đau, do chảy máu
- Nếu người bệnh ổn định cho người bệnh về 3 - 6 giờ sau thủ thuật
2.3. Đau do vết mổ: xem bài chăm sóc người bệnh sau mổ
2.4. Hệ thống dẫn lưu Kehr không đạt hiệu quả, gây loét da và đặt lâu ngày:
- Người bệnh mổ sỏi đường mật: thường phẫu thuật viên sau khi mổ sỏi đường mật
thường đặt Kerh để:
° Giải áp đường mật
° Điều trị
° Theo dõi
° Làm nòng
° Tán sỏi
- Dẫn lưu Kehr luôn được chảy ra ngoài liên tục ngay sau mổ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 55

- Quan sát chân dẫn lưu có thấm dịch mật không? Nếu có nên thay băng ngay và nếu
cần thì đặt máy hút qua chân dẫn lưu, đồng thời ngừa rơm lở da tích cực cho người
bệnh
- Theo dõi hệ thống dẫn lưu có hoạt động
° Theo dõi số lượng dịch mật:
· Thường khi người bệnh chưa có nhu động ruột trong 3 ngày đầu sau mổ thì
dịch mật qua Kehr hơi nhiều khoảng 300- 600 ml / ngày ? (TẠI SAO)
· Khi có nhu động ruột (dịch mật đã có thể xuống ruột) thì lượng mật ra dẫn lưu
sẽ giảm xuống mỗi ngày 200 ml /ngày
· Điều dưỡng ghi chú số lượng, màu sắc, tính chất dịch mật mỗi ngày
· Trường hợp Kehr không ra mật hay quá ít. Điều dưỡng cần đánh giá: Do
người bệnh thiếu nước, sỏi kẹt, gập ống, sỏi bùn, cục máu đông
° Theo dõi tính chất mật:
· Chú ý không được giơ cao bình hứng dịch khi quan sát, tránh dịch từ ngoài
chảy vào trong
· Bình thường mật vàng trong óng ánh
· Nếu mật lợn cợn có máu cục: theo dõi chảy máu
· Nếu mật màu trắng đục: theo dõi có mũ
· Nếu mật nâu lợn cợn: theo dõi còn sỏi
° Bơm rửa
· Nguyên nhân do còn sỏi hay mủ
· Điều dưỡng bơm với nước muối sinh lý ấm, áp lực nhẹ
· Bơm rửa 5-7 ngày liên tiếp dịch mật sẽ trong
° Rút Kehr: * Điều kiện:
· Thời gian 7- 8 ngày sau mổ
· Người bệnh hết đau, hết sốt, ăn uống tốt
· Nước mật giảm, vàng trong
· Siêu âm hết sỏi
· XQ có thuốc cản quang qua Kehr kiểm tra: đường mật thông
* Chuẩn bị rút:
· Khi chụp XQ xong nên cho Kehr chảy hết thuốc cản quang ra ngoài trước khi
rút
· Trong trường hợp người bệnh vẫn còn sỏi thì dẫn lưu Kehr được lưu lại và
người bệnh sẽ chờ thời gian sau se tán sỏi qua Kehr. Điều dưỡng sẽ giáo dục
người bệnh cách chăm sóc khi về nhà và tái khám định kỳ
2.5. Dẫn lưu dưới gan và dẫn lưu túi mật có tích cách phòng ngừa, chăm sóc như
trong bài dẫn lưu
2.6. Người bệnh da niêm vàng, ngứa do bilirubine ngấm qua da:
- Cho người bệnh uống nhiều nước
- Vệ sinh da sạch, tránh trầy da do gãi ngứa, cắt ngắn móng tay
- Thực hiện thuốc kháng dị ứng Theo dõi xét nghiệm Bilirubine
2.7. Dinh dưỡng bệnh lý làm người bệnh ăn kém ngon
- Người bệnh nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Người bệnh hạn chế thức ăn béo, nhiều dầu mở trong thời gian đầu,
- Cho người bệnh uống nhiều nước,
- Theo dõi các dấu hiệu khó tiêu, nặng bụng
- Vệ sinh trong ăn uống, uống thuốc kháng giun
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 56

2.8. Vận động sau mổ hạn chế: xem bài chăm sóc người bệnh sau mổ phần vận động
sau mổ
2.9. Hạn chế kiến thức
- Nếu người bệnh có cắt túi mật: cho người bệnh trong thời gian đầu hạn chế thức ăn
mở dầu, trứng, sửa, chất béo. Khoảng 2-3 tháng sau cho người bệnh tập ăn dần lại
bình thường. Hạn chế thức ăn nhiều cholesteron
- Nếu người bệnh mổ sỏi đường mật: nên cho người bệnh uống nhiều nước, ăn thức
ăn có nhiều chất dinh dưỡng, tránh thức ăn nhiều dầu mở, vệ sinh cá nhân trong ăn
uống. Sổ giun định kỳ mỗi 3-6 tháng / lần, kiểm tra siêu âm đường mật định kỳ
- Giáo dục người bệnh xuất viện còn ống dẫn lưu Kehr: cách chăm sóc, sinh hoạt, tái
khám
2.10. Nguy cơ xảy ra một số biến chứng sau mổ
- Chảy máu sau mổ
- Choáng nhiễm trùng
- Dò mật, mật tràn ra thành bung
- Viêm phúc mạc mật
- Viêm tụy cấp
- Sót sỏi
- Tổn thương ống mật chủ
- Suy gan suy thận

3. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:


- Người bệnh giảm chướng bụng
- Người bệnh bớt đau, bớt vàng da, ăn uống tốt
- Dẫn lưu Kehr họat động tốt
- Dinh dưỡng người bệnh đầy đủ đúng theo yêu cầu bệnh lý
- Người bệnh được hướng dẫn giáo dụcsức khỏe

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 57

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ VIÊM TỤY CẤP

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được việc chuẩn bị người bệnh trước mổ
2. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ

A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔVIÊM TỤY CẤP:
1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
- Đau bụng dữ dội, liên tục vùng thượng vị, thường xuất hiện sau bửa ăn thịnh soạn:
đỉnh đau từ 15-60 phút, lan đến ngực lan hay ra sau lưng, đau tăng khi nằm ngửa
- Sờ: ấn sâu thượng vị đau tăng lên, bụng mềm, nếu có viêm phúc mạc bụng gồng
cứng và kích ứng
- Bụng chướng và có ascites trung bình
- Cơ hoành: Nấc cục, đau lan đến vai phải
- Triệu chứng tiêu hóa: ói, nôn ói, liệt ruột
- Tổng trạng: người bệnh rất dễ rơi vào cơn choáng ngất
- Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp giảm, thiếu dịch, huyết áp giảm
- Grey Turner’s Sign: thay đổi màu da vùng hông lưng
- Cullen’s sign: Đổi màu da vùng quanh rốn
- Vàng da
- Phổi: tràn dịch màng phổi lan tỏa, phổi thâm nhiễm, suy hô hấp
- Tiết niệu: Nước tiểu giảm dưới 400ml/ giờ do hoại tử ống thận
- Viêm tụy: siêu âm thấy dịch tụy, sờ thấy mass
- Abcess tụy: Nhiệt độ 38oC. Đau tăng khi sờ mass,VS tăng, Bach cầu tăng

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


2.1. Người bệnh choáng do viêm tuỵ cấp:
- Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, lượng giá tình trạng người bệnh, khí máu động
mạch, chỉ số đo áp lực tĩnh mạch trung ương
- Thực hiện kháng sinh chống nhiễm trùng
- Thực hiện bồi trả nước điện giải cho người bệnh, theo dõi lượng nước xuất nhập,
- Theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ, xét nghiệm chức năng thận,
- Thực hiện thuốc giảm đau, giảm tiết dịch
2.2. Giảm thể tích dịch do viêm tụy:
- Nhận định tình trạng: suy tim, dấu hiệu choáng tuần hòan, rối loạn nước và điện
giải, nước xuất nhập, CVP, cân nặng, dấu chứng sinh tồn và áp lực máu mỗi 4 giờ
hay thường xuyên tuỳ theo y lệnh
- Theo dõi xét nghiệm Hct, hemoglobin. Xét nghiệm máu và chú ý xét nghiệm
Amylase máu và nước tiểu:(bình thường 60-180 đv somogyi/100ml), Ion đồ, BUN,
creatinin
- Thực hiện cung cấp dịch thay thế
2.3. Kiểu thở không hiệu quả do đau:
- Nhận định và đánh giá:
° Khả năng thở: hít thở sâu, ho, đàm...
° Người bệnh đau tăng khi nằm ngữa
- Theo dõi: khí máu động mạch, tình trạng bụng đau, chướng
- Can thiệp
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 58

° Hổ trợ hô hấp: thở oxy


° Tư thế: Giúp người bệnh tư thế nghỉ ngơi, giảm đau tư thế Fowler
- Điều trị nội:
• Hạn chế tạm thời họat động men tuỵ:
° Thực hiện thuốc: Antacid, Kháng H2
° Đặt sonde dạ dày: hút liên tục, không cho ăn uống
° Thực hiện thuốcAtropin, hay Octreotide (Sandostatin) làm giảm tiết dịch
• Giảm đau cho người bệnh:
° Tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh
° Thường dùng Atropin (không cho Morphin)
° Thực hiện thuốc kháng viêm steroide (soludecaron)
• Chống nhiễm trùng: thực hiện kháng sinh theo y lệnh

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ:


1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
- Về hô hấp: dấu hiệu khó thở, kiểu thở, dấu hiệu thiếu oxy
- Về tuần hòan: phát hiện sớm choáng, dấu giảm thể tích dịch
- Tình trạng bụng: chướng, đau, ống dẫn lưu, nhu động ruột
- Tình trạng dinh dưỡng người bệnh: dấu mất nước, cân nặng
- Tình trạng da: ở chân ống dẫn lưu, vết mổ.
- Tình trạng viêm tụy: đau bụng, bụng chướng, amylase tăng
- Tình trạng nhiễm trùng: nhiệt độ cao, vết mổ
2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
2.1. Người bệnh có dấu hiệu khó thở khi người bệnh còn mê:
- Thế nằm: Nếu người bệnh chưa tỉnh hay còn chóang thì cho người bệnh nằm tư
thế thẳng đầu bằng mặt nghiêng 1 bên.
- Nếu người bệnh tỉnh nên cho nằm tư thế semi -Fowler, hướng dẫn người bệnh thở
- Thực hiện oxy liệu pháp cho người bệnh
- Theo dõi liên tục tình trạng: oxy máu, dấu hiệu thiếu oxy, nhịp thở
2.2. Người bệnh có nguy cơ choáng sau mổ do tình trạng giảm thể tích dịch qua
mất máu, mất dịch
- Theo dõi và chống choáng sau mổ: Theo dõi dấu chứng sinh tồn liên tuc, dấu hiệu
chảy máu, tổng lượng nước xuất nhập mỗi giờ, dấu hiệu rối loạn điện giải trên lâm
sàng, nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận
- Thực hiện bù nước và điện giải theo y lệnh
- Ủ ấm người bệnh,
- Giúp người bệnh an tâm
2.3. Bụng chướng sau mổ do ruột chưa hoạt động:
- Theo dõi nhu động ruột, nôn ói, bụng chướng, dịch ứ đọng..
- Cho người bệnh xoay trở, hướng dẫn hít thở sâu, cho người bệnh ngồi dậy hay nằm
thư thế Fowler, nếu người bệnh không có dấu hiệu choáng
- Sonde dạ dày: Hút liên tục, theo dõi tình trạng bụng. Sonde dạ dày giúp cho tuỵ
nghỉ ngơi. Chỉ rút sonde dạ dày khi người bệnh hết đau bụng, Amylase bình thường
2.4. Nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương da do có nhiều dẫn lưu sau mổ:
- Người bệnh mổ tụy thì có rất nhiều dẫn lưu: dẫn lưu ổ tụy, dẫn lưu túi mật, dẫn lưu
Kehr, mở thông dạ dày, dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas...

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 59

- Tất cả nên câu nối xuống chai vô trùng và theo dõi dịch, thường chỉ rút khi có ý
kiến của phẫu thuật viên và tuỳ tình trạng người bệnh. Nếu chăm sóc dẫn lưu tốt thì
giúp:
- Giảm phù nề tụy:
- Dẫn lưu mô hoại tử tụy: Phẫu thuật viên có thể cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ tuỵ sau đó
đặt dẫn lưu hậu cung mạc nối và dẫn lưu Douglas. Bác sĩ cho bơm rửa và hút để
những mảnh hoại tử tụy trôi ra ngoài. Cần ngừa dịch trào ra lổ quanh chân dẫn lưu.
Việc tưới rửa và hút ở dẫn lưu thường xử dụng huyết thanh mặn đẳng trương vô
trùng và cho người bệnh nằm nghiêng về phía dẫn lưu giúp dịch thoát ra dễ dàng.
Cần thay băng ngay khi thấm ướt dịch quanh chân dẫn lưu
2.5. Nguy cơ biến chứng viêm tuỵ cấp sau mổ:
- Phát hiện sớm biến chứng viêm tụy cấp:
- Nhận định dấu hiệu: đau bụng trên, mass, đau, nhiệt độ,..
- Theo dõi xét nghiệm: Báo bác sỉ khi thấy các chỉ số xét nghiệm: Amylase, ion đồ,
Transaminase, glycemie tăng hay giảm
2.6. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng sau mổ do tình trạng nằm lâu
- Thông tiểu cần rút sớm khi người bệnh ổn định
- Ngừa viêm phổi: người bệnh rất dễ bị viêm phổi do đau và không dám thở vì thế
cần hướng dẫn người bệnh cách thở, xoay trở, ngồi day sớm...
- Loét giường: xoay trở, tránh tì đè, tránh dịch từ dẫn lưu ổ tuy tràn ra da
2.7. Nguy cơ suy dinh dưỡng do người bệnh không được ăn uống
- Nhận định tình trạng dinh dưỡng người bệnh: dấu mất nước, cân nặng
- Đo lường và báo cáo nước xuất qua tube levine
- Chăm sóc răng miệng thường xuyên
- Theo dõi đường huyết và đường niệu, đề phòng tăng đường huyết
- Theo dõi phân thấm mở khi đi cầu
- Thực hiện insuline theo y lệnh trong trường hợp viêm tụy mãn tính
- Dinh dưỡng: An khi người bệnh hết đau bụng, khi tình trạng viêm tụy đã giảm hẳn
các triệu chứng, khi amylase trở về bình thường. Sau khi rút sonde dạ dày cho
người bệnh ăn loảng nhẹ như súp, chất đạm tăng dần lên nhưng chủ yếu là đạm
thực vật, cho ăn nhiều năng lượng, vitamine, nhiều chất có cung cấp điện giải để
tránh suy dinh dưỡng. Thường sau 5-7 ngày người bệnh ăn lại, bắt đầu ăn những
chất dễ tiêu: súp rau hay bột khuấy đường
2.8. Người bệnh chưa hiểu rõ về bệnh: Hướng dẫn – Giáo dục y tế:
- Nguyên nhân của bệnh thường do nhiễm ký sinh trùng đường ruột nên giáo dục
người bệnh vệ sinh ăn uống, trong sinh hoạt, tẩy giun định kỳ.
- Truyền bá những độc hại của rượu nhằm giáo dục và hướng dẫn người nghiện rượu
cần có những hình ảnh tác hại do rượu gây ra. Nhất là những người bệnh đã bị viêm
tụy thì việc ngưng rượu là có tính chất bắt buộc
- Người bệnh có tiền sử viêm tụy cần tránh ăn những bửa ăn thịnh soạn nhiều thịt và
mở
- Người bệnh có tiền sử sỏi đường mật cũng có nguy cơ viêm tụy rất cao vì thế cần
giải phẫu sớm lấy sỏi
- Khi người bệnh đau ở vùng hạ sườn trái thì không nên ăn uống và đến ngay bệnh
viện

3. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:


09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 60

- Hết đau
- Ăn uống được
- Dinh dưỡng có tăng cân.
- Da không bị tổn thương
- Tình trạng bụng không chướng.
- Người bệnh đi lại được

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 61

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ GAN

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được việc chăm sóc người bệnh mổ ung thư gan
2. Thực hiện được việc chuẩn bị người bệnh trước mổ ghép gan
3. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ ghép gan

A. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ UNG THƯ GAN:


1. KHÁI NIỆM VỀ UNG THƯ GAN:
- Một số ít ung thư có nguồn gốc tại gan: đó là ung thư tiên phát, thông thường khối
ung thư ở gan là không can thiệp giải phẫu vì khối ung thư lan rộng nhanh chóng và
di căn khắp nơi
- Ung thu thứ phát: Các di căn ung thư vào gan được thấy ở khoảng nửa tổng số các
ung thư tiến triển: vì máu và các mạch bạch huyết từ các khoang cơ thể đếu đến gan -
-> Các ung thư ở bất kỳ đâu cũng di căn vào gan
2. XỬ TRÍ NGOẠI KHOA:
- Phương pháp là cắt bỏ thuỳ gan trong điều trị ung thư gan
- Khối ung thư tiên phát có thể cắt bỏ được toàn bộ
- Khối ung thư di căn là có giới hạn
3. CHĂM SÓC TRƯỚC MỔ:
- Công tác tư tưởng: hổ trợ, giải thích, động viên, giải thích những thông tin về cuộc
mổ giúp người bệnh an tâm
- Nâng cao tổng trạng và dịch thể cho người bệnh
- Khi người bệnh được chuẩn bị cho giải phẫu thì các nhu cầu của người bệnh về dinh
dưỡng, dịch tâm lý và các nhu cầu khác cần được đánh giá kỹ và đáp ứng tốt
- Cần cho người bệnh làm các thử nghiệm toàn diện và đầy đủ: xét nghiệm chức năng
gan, HbsAg, protid máu, xét nghiệm chức năng thận, công thức máu, ion đồ, nhóm
máu....
- Làm sạch đường tiêu hoá bằng thuốc nhuận tràng hay thụt tháo đại tràng, kháng sinh
đường ruột: giúp giảm khả năng tích tụ amoniac ở ruột
- Thực hiện các thử nghiệm đặc biệt: CT scan gan, sinh thiết, chụp đường mật, chụp
động mạch gan chọn lọc
4. CHĂM SÓC SAU MỔ:
- Sau mổ có nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, gan, thận, rối loạn
chuyển hóa
- Trong 48 giờ đầu: theo dõi hạ đường huyết --> truyền Destrose 10%
- Theo dõi tri giác, dấu chứng sinh tồn phát hiện sớm tình trạng chảy máu
- Theo dõi tình trạng nước tiểu: phát hiện sớm tình trạng suy thận
- Đánh giá đau thường xuyên: vì phẫu thuật cắt theo đường Kocher cắt nhiều cơ:
thường phẫu thuật viên may bằng Cliff
- Dẫn lưu: thường có dẫn lưu trên gan là dẫn lưu phòng ngừa nên rút sớm
- Theo dõi nước và điện giải: Mất máu + nước truyền máu + dịch
- Dinh dưỡng: Theo dõi giảm đạm + lipid  truyền đạm
- Khuyến khích người bệnh vận động sớm
5. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:
- Người bệnh nên tái khám và theo dõi thường xuyên
- Nên có siêu âm định kỳ
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 62

- Người bệnh tránh làm việc nặng


- Kiêng cử hoàn toàn rượu, thuốc lá

B. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GHÉP GAN:


- Trong hầu hết bệnh gan gây nguy hiểm chết người mà không có phương pháp điều trị
nào thì ghép gan người cho người thường được thực hiện gồm các bệnh: teo đường
mật, xơ gan,viêm gan mạn tính,Không gan tiên phát.
- Ghép gan orthotopic thường được xử dụng; giải phẩu thay thế toàn bộ gan
- Khó khăn: gây tắc,độc tính của thuốcmiễn dịch, tắc động mạch,abces gan
- Cyclosporin phối hợp cùng corticosteroid cũng cải thiện thành công trong ghép gan
 NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG BỊNH NHÂN:
- Tuần hoàn: Choáng, suy tuần hòan do mất máu trong khi mổ, theo dõi xét nghiệm
chức năng đông máu toàn bộ
- Dịch và điện giải: Ói, buồn nôn, tiêu chảy, hút dịch dạ dày đều ảnh hưởng đến cân
bằng nước và điện giải: Kali, glucose bù sớm sau mổ. Theo dõi Ca, alkalois,acidose
- Vết rạch bụng, chổ mổ:
° Theo dõi dấu hiệu chảy máu, dẫn lưu trong 24 giờ đầu
° Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: nhiệt độ tăng cao …
° Bung vết mổ, thoát vị thành bụng
° Tắc động mạch gan, tĩnh mạch cửa
- Chức năng ruột: Nhận định tiếng nhu động ruột, hơi ruột, bón, tiêu chảy, hút dịch dạ
dày khi cần thiết
- Tình trạng tinh thần: Thân nhân được báo về tình hình của người bệnh liên tục vì
giảm tối đa người thăm bệnh, Cung cấp những thông tin về những chăm sóc tiếp
theo
- Theo dõi và đánh giá chức năng gan và dữ kiện gia tăng áp lực trong não biến chứng
trầm trọng nhất là chảy máu trong não. Ghi chú lại tất cả những triệu chứng sau:
° Giảm chức năng trí tuệ, tình trạng tri giác thay đổi: Vật vả, ngũ gà
° EEG bất thường
° Thay đổi hành vi
° Kích thích
- Hô hấp:
° Tràn dịch màng phổi phải, xẹp phổi có thể xuất hiện Theo dõi liên tục về dấu
chứng sinh tồn, khí máu và pH máu
° Nhận định chức năng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, Khó thở do thiếu oxy Hổ trợ hô
hấp qua thở máy, hút đàm nhớt, thở oxy ẩm vô trùng
° Khi người bệnh rút máy thở thì cho người bệnh uống nước
- Tiết niệu:
° Thiểu niệu hay vô niệu thứ phát do ngộ độc cyclosporine, suy thận cấp
° Nên hạn chế đặt sonde tiểu
° Theo dõi tiểu khó thường xuyên, bí tiểu cấp tính, tiểu máu
- Nhiễm trùng:
° Nhận định và phát hiện sớm nhất dấu chứng nhiễm trùng: nhiệt độ, virus herpes
(miệng, họng, dạ dày) Candida hay CMV, thâm nhiễm phổi, vết thương, hệ thống
tiết niệu
° Loại bỏ mô ghép
 CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 63

1. Kiểu thở không hiệu quả:


- Khi còn nội khí quản (thường khoãng 24 giờ sau mổ) hút mỗi 2 giờ hay khi cần thiết
- Xoay trở và chăm sóc tư thế dẫn lưu giảm nguy tràn dịch màng phổi hay xẹp phổi sau
mổ
- Liệu pháp oxy theo y lệnh
- Nghe phổi để phát hiện tiếng thở bất thường
- Trợ giúp người bệnh rời khỏi giường trong 24 giờ nếu có thể
- Quan sát da niêm, ngón chân để nhận định tím tái, thiếu oxy
2. Biến đổi tim phổi, tiết niệu, não, tiêu hoá, tưới máu ngoại biên:
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn mỗi 15 phút, cho đến khi người bệnh ổn định và sau đó
mỗi 1 giờ
- Theo dõi nước xuất nhập mỗi giờ
- Theo dõi và ghi vào hồ sơ tất cả dịch dẫn lưu
- Theo dõi CVP thường xuyên, áp suất động mạch phổi, áp suất mao mạch phổi
- Quan sát cẩn thận dấu hiệu phản ứng do truyền máu vì người bệnh truyền máu nhiều
trong mỗ và sau mổ, Truyền plasma tươi và lạnh theo y lệnh
- Nhận định dấu hiệu choáng: huyết áp giảm, mạch nhanh, co thắt mạch ngoại biên,
thiểu niệu
- Cân người bệnh mỗi ngày
- Theo dõi điện giải, công thức máu, prothrombin, thời gian đông máu toàn phần, tiểu
cầu BUN, creatini, bilirubine (toàn phần, trực tiếp) SGOT, SGPT, albumine, alkaline
mỗi ngày
- Nhận định người bệnh sớm nhất dấu chứng ngay sau mổ thừa K+ (sóng T dâng lên
và phức hợp QRS rộng ra trên ECG) và K+ giảm (sóng U trên ECG, ectopic, chân
vọp bẻ)
 Nguy cơ nhiễm trùng: Người bệnh ở trong buồng vô trùng hoàn toàn
- Nên bảo vệ và cách ly nếu bạch cầu kém hơn 100 con, từ lúc người bệnh hết miễn
dịch và sẽ không còn khả năng chống lại nhiễm trùng
- Chăm sóctỉ mỉ miệng, da, những vùng ngoại biên ngăn ngừa tổn thương
- Rửa sạch và sát trùng từ ngoài vào tránh mang vi trùng vào vết thương
- Nên theo dõi nhiệt độ cơ thể nhưng không nên đặt thủy hậu môn, từ lúc này niêm
mạc hay màng nhày trong cơ thể rất yếu ớt và dể bị kích thích dẫn tới sự nhiễm trùng
- Cấy dịch cơ thể thường xuyên theo y lệnh ở: dẫn lưu, tube, vết thương hở, mô bi
sưng. Thường xuyên cấy vi trùng, nấm, Những test chẩn đoán cũng tham gia trong
việc nhiễm trùng: chọc dò tuỷ sống,...
- Quan sát vết thương: sưng, dịch mủ, mùi
- Quan sát dẫn lưu, tube: dịch tăng hay giảm, mùi, tính chất
 Nguy cơ loại bỏ mô ghép:
- Nhận định dấu hiệu loại bỏ: đau, nóng, chức năng mô ghép mất, mô ghép đau (tăng
bilirubine, tăng transaminase, giảm thời gian đông máu, giảm tiểu cầu và vàng da)
- Nhận định dấu hiệu phản ứng phụ cuả cyclosporing: cao huyết áp, lông tóc rậm,
nướu răng phì đại
- Nhận định dấu hiệu ngộ độc cyclosporine: run lẩy bẩy, ngộ độc thận
- Truyền dung dịch cyclosporine 1-3 ngày, duy trì ở mức độ 250-359mg
- Nhân định dấu hiệu và triệu chứng tác dụng phụ của OKT-3 hay những thuốc khác
dùng để điều trị mô thải (ATGAM, MALG, prednisone): run, nhiệt độ, đau ngực, nôn
ói, tiêu chảy...
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 64

 Nguy cơ da không lành:


- Nhận định da người bệnh mỗi ngày giúp phát hiện da bị đỏ hay rách da
- Cung cấp người bệnh tấm nệm êm thoáng và tránh loét, người bệnh xoay trở giúp
máu lưu thông tốt
- Chăm sóc vết thương khi thấm ướt, khi tháo băng không gây thêm tổn thương cho
mô da. Rửa sạch vết thương, trước khi đấp gạc và chân dẫn lưu nên chăm sóc ngừa
viêm lở da
 Đau:
- Không thực hiện thuốc giảm đau, trừ khi triệu chứng tâm thần thay đổi với mất chức
năng gan, và sự đáp ứng thuốc qua sự lọc cuả gan kém ngộ độc: nên cẩn thận và
theo dõi sát sự ngộ độc gan. Tránh dùng morphine
- Cho người bệnh ngủ nơi yên tịnh, và chăm sóc điều dưỡng hợp lý giúp người bệnh
ngủ được

 GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH


- Giáo dục người bệnh tự chăm sóc: đi lại, ngủ nghĩ hợp lý, giữ vết thương khô sạch,
gia tăng hoạt động dần lên, báo cáo ngay những dấu hiệu bất thường (đau tăng lên,
nóng), dẫn lưu ra máu, tránh làm việc nặng, tái khám định kỳ
- Cung cấp những thông tin cần theo dõi trong thời gian người bệnh xuất viện: dấu
hiệu nhiễm trùng, đau bụng, khó tiêu

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 65

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ TẮC RUỘT

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh trước mổ tắc ruột
2. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ tắc ruột

A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ TẮC RUỘT


1. NHẬN ĐONH TINH TRẠNG NGƯÒI BỆNH:
- Đau bụng: Đau từng cơn, giữa các cơn đau bụng có liên quan đến co thắt nhu động
ruột
- Nôn ói:
° Tắc ruột đoạn trên: nôn ói nhiều không liên quan đến chướng bụng
° Tắc ruột đoạn thấp: nôn ít, dịch đục hôi thối
° Tắc đại tràng: Nôn ói sau tắc ruột kéo dài, thường xuất phát sau đau bụng
- Táo bón:
° Táo bón và suy giảm hơi là dấu hiệu tắc ruột hoàn toàn
° Tiền sử có giải phẫu vùng bụng: Dính ruột, thoát vị là nguyên nhân tắc ruột cơ
học
- Tiền sử viêm nhiễm đường ruột: Bệnh Crohn, loét đại tràng, đưa ruột ra ngoài, ung
thư
- Thăm khám: Bụng chướng, có dấu hiệu rắn bò, dấu hiệu quai ruột nổi, bụng mềm,
không dấu cảm ứng phúc mạc
- Thăm khám toàn thân: Dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải
- Tắc ruột tiến triển
° Nghe nhu động ruột âm sắc tăng, đau bụng từng cơn
° Âm sắc cao, nghe ù ù trong tai và dồn dập (tắc ruột cơ học)
° Dần dần mất nhu động ruột hay tiếng nhu động ít (liệt ruột)
° Bụng chướng, Gaz (-)

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


2.1. Giảm thể tích dịch do tắc rụôt:
- Thẩm định lại người bệnh: các dấu hiệu mất nước, điện giải, tình trạng acidose, mất
dịch, chướng ruột, nhiễm trùng, choáng mất nứớc
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn, CVP, áp lực máu, nước tiểu, sonde dạ dày mỗi giờ
- Thực hiện bù nước, điện giải, máu, huyết thanh theo y lệnh
- Ghi chú vào hồ sơ diển biến bệnh
2.2. Người bệnh thở khó do chướng bụng
- Điều dưỡng theo dõi tình trạng hô hấp của người bệnh: vì bụng căng chướng và
không dám thở do đau
- Đo vòng bụng mỗi 4-8 giờ giúp thẩm định sự chướng bụng
- Cho nằm đầu cao giúp người bệnh giãn nở lồng ngực
- Liệu pháp oxy khi người bệnh có dấu thiếu oxy
2.3. Đau bụng:
- Theo dõi cơn đau: vị trí, thời gian kéo dài của cơn đau, khoảng cách giữa 2 cơn
đau, tính chất đau, hướng lan
- Theo dõi diển tiến cơn đau
- Giúp người bệnh tìm tư thế giảm đau
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 66

- Tránh cử động bất thình lình, hạn chế thăm khám


- Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh (nếu đã có chẩn đóan chính xác)
2.4. Người bệnh sẽ được mổ cấp cứu:
- Giải thích cho người bệnh và thân nhân giúp họ an tâm: báo và giải thích về
phương pháp vô cảm, phương pháp phẫu thuật: dẫn lưu, hậu môn nhân tạo
- Không cho người bệnh ăn uống
- Đặt sonde dạ dày và hút liên tục
- Thực hiện bù nước và điện giải
- Thực hiện các xét nghiệm trước mổ, chú ý Ion đồ

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ TẮC RUỘT


1. NHẬN ĐỊNH TINH TRẠNG NGƯÒI BỆNH:
- Tình trạng tuần hoàn: mạch, huyết áp, dấu mất nước, rối loạn điện giải, giảm thể tích
dịch
- Hô hấp: dấu hiệu khó thở, thiếu oxy
- Tình trạng hậu môn nhân tạo: phân, dịch ruột, máu
- Tình trạng bụng: chướng, đau, nhu động ruột
- Tube Levine (màu sắc dịch)
- Dẫn lưu: màu sắc, số lượng

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


2.1 Choáng sau mổ tắc ruột do mất nước và điện giải:
- Bảo đảm thông khí cho người bệnh: hút đàm nhớt, cho thở oxy
- Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn
- Phát hiện sớm dấu hiệu chóang
- Đánh giá chính xác dấu hiệu thiếu nước và rối loạn diện giải
- Thực hiện hồi sức chống choáng
- Thực hiện y lệnh chính xác khi truyền dịch
2.2 Bụng chướng sau mổ tắc ruột:
- Sonde dạ dày: hút liên tục để giúp bớt căng chướng dạ dày, lấy bớt dịch ứ đọng,
bảo vệ đường khâu mau lành. Rút khi có nhu động ruột, theo dõi và ghi lại số lượng
dịch giúp bù nước và điện giải cho người bệnh chính xác
- Tình trạng bụng: cần đánh giá để phát hiện dấu hiệu sớm của tắc ruột tái phát
- Theo dõi tình trạng hậu môn nhân tạo: phân, niêm mạc, chân da
- Theo dõi dấu hiệu thiếu oxy, khó thở
- Tư thế nằm đầu cao, nghiêng về hậu môn nhân tạo
2.3 Vận động kém sau mổ do đau sau phẫu thuật:
- Quản lý tốt tình trạng đau sau mổ
- Khuyến khích người bệnh tập luyện và vận động trên giường (nếu người bệnh còn
yếu) Cho người bệnh ho, hít thở sâu, vỗ lưng, giúp người bệnh hiểu nguy cơ nếu
không vận động
- Nếu người bệnh tỉnh ổn định nên cho người bệnh ngồi dậy sớm đi lại giúp có nhu
động ruột sớm và ngăn ngừa tắc ruột tái phát
- Theo dõi dấu tắc ruột sớm: đau bụng từng cơn, niêm mạc hậu môn nhân tạo tím tái,
gas (-)
- Thực hiện thuốc giảm đau nếu cần thiết
2.4 Người bệnh nhiễm trùng sau mổ tắc ruột
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 67

- Kháng sinh cần thực hiện đúng chính xác


- Vết mổ: thay băng khi thấm ướt
- Dẫn lưu: Chăm sóc như bài dẫn lưu
- Thông tiểu nên rút sớm khi tình trạng người bệnh ổn định
- Hướng dẫn cách thở, nghe phổi, nhiệt độ
- Hậu môn nhân tạo: cách chăm sóc và ngăn ngừa phân tràn vào vết mổ
2.5 Suy dinh dưỡng sau mổ tắc ruột:
- Dinh dưỡng: Người bệnh thường suy kiệt do nhịn ăn uống trước mổ và những ngày
đầu sau mổ vì thế việc cung cấp năng lượng cho người bệnh thật cần thiết
- Nếu người bệnh chưa có nhu động ruột nên thực hiện truyền dịch đường, đạm, điện
giải cho người bệnh
- Nếu có nhu động ruột nên khuyến khích người bệnh ăn bằng đường miệng, ăn đầy
đủ chất dinh dưỡng, nên tránh thức ăn có gaz, trái cây hay sửa quá sớm vì như thế
dễ gây chướng hơi trong lòng ruột do lên men
2.6 Thiếu kiến thức về bệnh
- Hướng dẫn người bệnh vận động ngồi dậy đi lại sớm, đi bộ, tập dưỡng sinh khi
xuất viện
- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc hậu môn nhân tạo tại nhà
- Hướng dẫn người bệnh tái khám
- Hướng dẫn phát hiện sớm dấu hiệu tắc ruột tái phát
3. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:
- Nước và điện giải được bồi hòan hửu hiệu, không xảy ra các biến chứng
- Bụng sớm có gaz, hậu môn nhân tạo họat động, bụng mềm
- Hạn chế nhiễm trùng sau mổ
- Dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ
- Người bệnh có thêm một số kiến thức y khoa để tự chăm sóc

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 68

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐẠI – TRỰC TRÀNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày qui trình chăm sóc người bệnh trước mổ
2. Trình bày qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ

A QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ


1. NHẬN ĐỊNH:
- Bệnh nhân rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy hay táo bón, hay các đợt tiêu chảy và táo bón
xen kẽ nhau
- Đau âm ỉ mơ hồ nhưng cũng có khi rõ rệt thành từng cơn, đau tức vùng hậu môn hay
đáy chậu
- Hội chứng bán tắc ruột
- Đi cầu ra máu nhiều hay ít tuỳ vị trí tổn thương
- Thay đổi hình dạng phân trong k trực tràng
- Toàn thân mệt mỏi gay sút, xanh xao, thiếu máu sụt can
- Các xét nghiệm cận lâm sàng: XQ khung đại tràng có Baryt, nội soi sinh thiết, kháng
nguyên CEA…

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG


2.1. Người bệnh được chuẩn bị soi đại tràng:
- Những người bệnh viêm đại tràng nặng không thích hợp bất kỳ cách chuẩn bị đại
tràng nào ngoại trừ thụt tháo bằng nước muối sinh lý ấm
- Không uống thuốc chứa sắt trong vòng 3-4 ngày trước khi soi
- Ngưng các thuốc gây bón 1-2 ngày trước soi
- Hỏi tiền sử sử dụng thuốc kháng đông, kháng viêm, không steroid và các thuốc gây
chống kết tập tiểu cầu
- Không ăn các thức ăn khó tiêu trong vòng 24g trước khi soi
- Tẩy sổ bằng đường uống:
° Fortran 3 lít uống vào buổi chiều ngày trước soi
° Sodium phosphate 90ml thuốc, sau đó người bệnh uống thêm ít nhất là 1 lít
nước tuỳ ý trong vòng 1-2 giờ sau đó
- Thụt tháo: Tiến hành 1-2 giờ trước khi nội soi đến khi nước ra trong
° Dặn người bệnh
° Cảm giác nay hơi đau bụng sẽ giảm dần sau khi người bệnh xì hếtt hơi trong
lòng đại tràng
° Chỉ ăn uống lại sau 1 giờ
° Hiện nay vì nhu cầu người bệnh một số nơi đã tiến hành nội soi đại tràng với
phương pháp vô cảm gây mê để đỡ đau cho người bệnh

2.2. Người bệnh được chuẩn bị đại tràng để mổ


Mục đích để nối ngay sau khi cắt, lập lại lưu thông tiêu hoá cuả ruột. Thường áp
dụng các biện pháp sau đây:
 Làm sạch lòng đại tràng bằng:
- Chế độ ăn lỏng dần trước mổ Cho người bệnh ăn cháo, súp trước mổ 3 ngày, uống
sữa trước mổ 2 ngày, uống nước đường trước mổ một ngày
- Kèm thụt tháo liên tiếp 3 ngày trước mổ, thụt tháo thật sạch đến nước trong
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 69

- Hoặc chỉ dùng Fortrans. Cho người bệnh uống 3 gói, mỗi gói pha với một lít nước
uống trong vòng một ngày trước mổ không cần thụt tháo. Lưu ý không dùng ch các
trường hợp có biến chứng dọa thủng đại tràng hoặc tắc ruột
 Khử trùng đường ruột
- Dùng các loại kháng sinh đường ruộtkết hợp diệt vi trù ng kỵ khí
- Các công tác chuẩn bị khác giống như chuẩn bị một người bệnh mổ chương trình
đường tiêu hoá

3. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:


Người bệnh được chuẩn bị an toàn cho cuộc mổ

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ


1. NHẬN ĐỊNH:
- Sode mũi dạ dày?
- Thông tiểu?
- Tình trạng bụng?
- Vết mổ?
- Hậu môn nhân tạo?
- Các ống dẫn lưu?

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DỮƠNG


2.1. Người bệnh được mổ cắt đoạn đại tràng
Theo dõi các tai biến có thể xảy ra sau mổ:
- Rách tá tràng, vỡ lách, tổn thương tuỵ: Người bệnh có biểu hiện viêm phúc mạc
- Tổn thương niệu quản: Bất thường trong tiểu tiện
- Tổn thương các động tĩnh mạch: Chảy máu vào ổ bụng hay qua các ống dẫn lưu
- Xì bục miệng nối gây viêm phúc mạc, dò phân
- Tiêu lỏng vài tuần đầu sau mổ do cắt bỏ phần hấp thu nước của đại tràng phải
2.2. Người bệnh được phẫu thuật điều trị K trực tràng
- Phẫu thuật Hartmann: người bệnh có hậu môn nhân tạo vĩnh viễn mặc dù hậu môn
thật cò giữ lại và trực tràng vẫn còn bài tiết ra chất nhầy của đoạn trực tràng còn lại
- Phẫu thuật kéo tuột (Pull-through): Cắt bỏ u và tái lập được lưu thông tiêu hóa tự
nhiên Theo dõi kỹ biến chứng bục miệng nối và biến chứng tái phát tại chỗ
- Phẫu thuật Miles: Theo dõi tai biến chảy máu, tổn thương niệu quản, bàng quang
niệu đạo(nam) và âm đạo (nữ)
- Chăm sóc vết thương vùng tầng sinh môn: thường rút meches cầm máu sau mổ 3
ngày sau đó tiếp tục thay băng nhét meches cho đến khi lành. Một số người bệnh
được đặt dẫn lưu phòng ngừa vùng tầng sinh môn Điều dưỡng phải teo dõi và chăm
sóc đến ngày rút
- Thông tiểu trong trường hợp này thường rút chậm sau khi người bệnh có thể ngồi
dậy, đi lại được
- Chăm sóc hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
- Những vấn đề sau mổ khác chăm sóc như những bệnh lý sau mổ đường tiêu hoá
2.3. Người bệnh được điều trị K di căn
- Hoá chất được sử dụng là 5 – Fluoro Uracil kết hợp với các thuốc miễn dịch.
- Phác đồ thường được sử dụng hiện nay là một đợt điều trị 5 ngày / 6 đợt

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 70

- Theo dõi người bệnh viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng trong giai đoạn đang điều trị,
kiểm tra công thức máu trước khi truyền hoá chất nếu HC giảm BC tăng đôi khi
phải điều trị đến khi ổn định
- Thường sử dụng chung với Ca để giảm độc tính cuả thuốc
- Theo dõi dấu hiệu K di căn ở xương, ở cơ quan tiêu hóa khác
- Theo dõi XN CEA, ECHO bụng tổng quát, kiểm tra nội soi nếu thấy bất thường
trên CEA, ECHO sau đợt điều trị thứ 6

3. LƯỢNG GIÁ
- Người bệnh hồi phục tốt sau mổ
- Hậu môn nhân tạo được chăm sóc đúng cách
- Phát hiện sớm các biến chứng
- Chuẩn bị tư tưởng cho quá trình hoá trị liệu sau đó

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 71

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa hậu môn nhân tạo
2. Trình bày được loại hậu môn nhân tạo, các kiểu của hậu môn nhân tạo
3. Trình bày các chỉ định làm hậu môn nhân tạo
4. Trình bày được biến chứng cấp, sớm, muộn của hậu môn nhân tạo
5. Thực hiện được qui trình chuẩn bị được người bệnh trước mổ
6. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh có hậu môn nhân tạo

1. Định nghĩa hậu môn nhân tạo:


Hậu môn nhân tạo là lỗ mở chủ động ở đại tràng ra da để đưa toàn bộ phân ra
ngoài thay thế hậu môn thật
2. Phân loại hậu môn nhân tạo:
- Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn: là trường hợp đưa đại tràng ra da và người bệnh đi cầu
qua hậu môn nhân tạo suốt đời.
- Hậu môn nhân tạo tạm thời: là những hậu môn nhân tạo chỉ sử dụng trong thời gian
nhất định, sau đó hậu môn nhân tạo sẽ được đóng lại và sẽ tái lập lại lưu thông phân
bình thường qua hậu môn thật.
3. Các kiểu làm hậu môn nhân tạo:
- Hậu môn nhân tạo kiểu quai (loop- colostomy): Là đưa 1 quai đại tràng ra da. Để giữ
không cho quai ruột tụt vào trong ổ bụng có thể dùng: 1 que thuỷ tinh hoặc ống nhựa
xỏ ngang hoặc những mũi chỉ khâu đính quai đi và quai đến với nhau và cố định vào
thành bụng. Sau đó xẻ 1 lỗ trên đoạn đại tràng đưa ra ngoài da để thoát phân
- Kiểu nòng súng: 2 đầu ruột sau khi cắt bỏ 1 đoạn, được đưa ra ngoài thành bụng cùng
1 vị trí
- Kiểu hai đầu xa nhau: 2 đầu ruột sau khi cắt bỏ 1 đoạn dài, được đưa ra ngoài thành
bụng ở 2 vị trí
- Hậu môn nhân tạo kiểu tận (end- colostomy): Cắt đoạn ruột, đưa đầu trên ra làm
HMNT và đầu dưới đóng lại (Hartmann) hay cắt bỏ đoạn ruột dưới (Miles).
4. Chỉ định làm hậu môn nhân tạo:
4.1. Bảo vệ thương tổn:
Tạo điều kiện để một sang thương bệnh lý phía dưới được nghỉ ngơi, để giữ sạch
sẽ một đường khâu, một miệng nối tránh xì bục gây viêm phúc mạc. Chỉ định trong các
trường hợp sau:
- K đại tràng trong giai đoạn trễ không còn khả năng cắt bỏ
- Viêm loét nặng đại trực tràng chảy máu nhiều
- Rò trực tràng - âm đạo hay trực tràng - bàng quang
- Vết thương trực tràng ngoài phúc mạc
- Vết thương ở đoạn đại tràng cố định
4.2. Thoát phân khi có tắc: trong các trường hợp:
- Dị dạng hậu môn trực tràng
- To đại tràng tiên thiên
- Tắc ruột do ung thư đại trực tràng
- Chít hẹp đại tràng
4.3. Làm sạch đại tràng:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 72

- Nhiều trường hợp bệnh lý (chít hẹp hậu môn, phình to đại tràng tiên thiên …)
- Chế độ ăn không có bã, tẩy ruột, thụt tháo đại tràng không đủ để làm sạch ruột, do
đó cần phải làm hậu môn nhân tạo để qua đó thụt tháo ruột thật sạch chuẩn bị cho
cuộc mổ điều trị triệt căn.
5. Biến chứng:
5.1. Biến chứng sớm:
- Chảy máu: từ mạc treo đại tràng đưa ra hay trên thành đại tràng
- Hoại tử ruột: thấy đoạn ruột đưa ra bị tím đen
- Tụt hậu môn nhân tạo gây viêm phúc mạc (nếu tụt vào trong ổ bụng) hoặc gây
nhiễm trùng thành bụng (nếu tụt vào thành bụng)
- Lòi ruột
- Nhiễm trùng vết mổ
- Tắc ruột
- Thủng đại tràng: thường do đầu canuyn đặt vào hậu môn nhân tạo để thụt tháo phân
5.2. Biến chứng muộn:
- Viêm thanh mạc đại tràng
- Hẹp hậu môn nhân tạo
- Thiếu máu – Hoại tử lỗ mở
- Thoát vị thành bụng
- Sa đại tràng
- Rò hậu môn nhân tạo
- Tiêu không tự chủ
6. Qui trình chăm sóc người bệnh trước mổ:
6.1. Lo âu về cuộc mổ sắp đến và về chẩn đoán ung thư:
- Thường tâm lý người bệnh trải qua các giai đoạn: từ chối, giận dữ, không chấp nhận
phẫu thuật, trầm cảm
- Lượng giá những phản ứng xúc cảm của người bệnh và gia đình
- Khuyến khích người bệnh phát biểu cảm xúc
- Hiểu chẩn đoán bệnh và lượng giá người bệnh nhận thức tới đâu về bệnh trạng của
họ, lắng nghe tâm trạng, nguyện vọng của người bệnh
- Cho người bệnh nói chuyện với người có hậu môn nhân tạo thành công
- Hổ trợ tâm lý trước mổ
- Có chương trình giáo dục bằng các tư liệu, bài giảng, vật trưng bày, nên cung cấp về
thông tin cuộc mổ
- Giáo dục về mặt sức khỏe: Cách chăm sóc hậu môn nhân tạo, cách sinh hoạt hàng
ngày sau mổ: chế độ ăn uống, tắm rửa, thay băng, hoạt động xã hội, công việc, sinh
hoạt tình dục
6.2. Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật (trường hợp mổ chương trình):
- Nâng cao thể trạng: Người bệnh ăn chế độ nhiều calo, ít chất cặn bả trước mổ. Thực
hiện truyền dịch trong trường hợp người bệnh nhịn ăn
- Chống nhiễm trùng: Thực hiện thuốc chống nhiễm khuẩn đường ruột vài ngày trước
mổ, kháng sinh dự phòng trước mổ.
- Đặt thông mũi dạ dày.
- Sạch đại tràng: Thụt tháo, hay cho người bệnh uống thuốc rửa ruột.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 73

- Định vị trí của lỗ mở hậu môn nhân tạo: vị trí nên ở ngoài cơ thẳng bụng, vị trí lỗ mở
nên nằm trong tầm nhìn và tầm tay của người bệnh
- Vị trí nên tránh đặt hậu môn nhân tạo: Đường thắt lưng, vùng da lõm xếp nếp, sẹo
mổ cũ. Vùng có thoát vị, vùng có xương gồ lên, rốn, vùng chịu ảnh hưởng tia xạ
- Chú ý thận trọng về những lời phàn nàn của người bệnh
- Thực hiện cân bằng nước và điện giải trước mổ
- Nên đặt sonde tiểu: giúp theo dõi chính xác lượng nước xuất nhập, giúp vùng đáy
chậu được khô sau mổ
7. Qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ có hậu môn nhân tạo:
7.1. Nhận định: Những điều cần quan sát trong những ngày đầu sau mổ:
 Miệng lỗ mở:
- Tuần hoàn máu: màu, nơi khâu chỉ, tụt hậu môn nhân tạo vào trong, dịch tiết,
niêm mạc nên ẩm, hồng
- Sự phù nề: màng nhày phù nhẹ, trong suốt là bình thường, nếu tăng hơn là bất
thường.
 Đối với vùng da xung quanh lỗ mở:
- Da có bị rơm lơ, đỏ, xì dò phân
Lưu ý: Tránh dùng các chất sát trùng vì có thể gây dị ứng. Dùng túi thích hợp,
thay túi đều, lỗ cắt phải vừa tránh quá rộng hay quá hẹp, cạo sạch lông nơi vùng dán
túi
- Thường có 2 quan điểm khi đưa hậu môn nhân tạo ra ngoài:
º Rửa sạch ruột trước và trong mổ  sau đó đưa hậu môn nhân tạo ra ngoài và
đặt túi hậu môn ngay sau mổ
º Phẫu thuật viên xẻ hậu môn nhân tạo nhưng sau đó khâu mũi chỉ chờ, băng
kín lại bằng gạc Vaseline
7.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
7.2.1. Sự tổn thương da do vết mổ và lỗ hậu môn nhân tạo:
- Người bệnh có hậu môn nhân tạo chưa xẻ miệng: hậu môn nhân tạo được bao phủ
bằng gạc thấm vaselin. Nếu thấm máu ướt băng chỉ thay lớp băng ngoài, luôn luôn
giữ cho niêm mạc hậu môn nhân tạo luôn ẩm không bị khô. Theo dõi tình trạng bụng,
cơn đau, màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo, theo dõi chảy máu quanh chân hậu
môn nhân tạo.
- Người bệnh có hậu môn nhân tạo đã xẻ miệng rồi: thường sau 48 giờ sẽ xẻ miệng hậu
môn nhân tạo. Điều dưỡng cần rửa sạch phân trào ra. Quấn gạc thấm vaselin quanh
dứơi chân ruột (ngừa phân đổ vào ổ bụng). Trong vài ngày đầu nên bôi pommade
oxyt kẽm lên da quanh hậu môn nhân tạo ngừa rơm lở da.
- Nếu hậu môn nhân tạo bên phải, hay đưa ruột non ra da điều dưỡng cần theo dõi sự
mất nước và càng chú ý hơn việc phòng lở loét da cho người bệnh vì đây là loại dịch
lỏng mang tính chất kiềm.
- Sau khi xẻ miệng hậu môn nhân tạo ruột có thể phù nề hay chướng, điều dưỡng cần
theo dõi màu sắc niêm mạc. Nếu phân quá cứng không ra được, điều dưỡng có thể
mang găng có tẩm chất trơn nong nhẹ nhàng vào miệng hậu môn nhân tạo và lấy
phân ra hoặc dùng ống thông hậu môn bơm 100-200ml nước muối sinh lý để kích
thích nhu động ruột và làm mềm phân.
- Ống cao su hoặc que thủy tinh giữ cố định quai ruột ở thành bụng sẽ được rút sau 5-7
ngày.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 74

7.2.2. Người bệnh lo lắng về hậu môn nhân tạo đang mang:
- Tâm lý: khi chăm sóc điều dưỡng nên tế nhị, giải thích để tránh người bệnh bị mặc
cảm và hướng dẫn người bệnh cách hoà nhập vào cuộc sống, giúp người bệnh lấy lại
niềm tin trong cuộc sống.
- Hướng dẫn cách rửa thay túi đựng phân: Ngay tại bệnh viện nên hướng dẫn người
bệnh tự chăm sóc túi đựng phân với tất cả túi: cách thay, cách lắp túi phân, cách pha
dung dịch, cách làm túi đựng phân tự tạo, cách rửa và chăm sóc hậu môn nhân tạo.
- Giúp người bệnh ngăn ngừa loét da chung quanh chân hậu môn nhân tạo.
- Cung cấp những thông tin sách báo về cách chăm sóc hậu môn nhân tạo.
- Tập điều chỉnh chức năng hậu môn nhân tạo: tuỳ theo sinh hoạt của người bệnh, điều
dưỡng có thể tập cho người bệnh đi cầu đúng giờ thích hợp bằng cách thụt tháo mỗi
ngày và tập tối thiếu 1 tuần.
- Dinh dưỡng: Khuyên người bệnh ăn những thức ăn ít chất xơ, tránh thức ăn có nhiều
gia vị (khi người bệnh cần tham gia sinh hoạt ngoài cộng đồng), không nên dùng các
chất kích thích nhu động ruột như thuốc xổ.
Chú ý hai vấn đề: đủ dinh dưỡng và thức ăn có ảnh hưởng đến chức năng của hậu
môn nhân tạo: khuyên người bệnh uống nhiều nước, nhai kỹ thức ăn, ăn chậm, ăn
những thức ăn giàu dinh dưỡng.
- Đối với lỗ mở hồi tràng ra da: chú ý mất nước và rối loạn điện giải.
- Vận động: Tránh làm việc nặng khi đang mang hậu môn nhân tạo hay mới đóng hậu
môn nhân tạo.
- Vệ sinh thân thể: tắm rửa bình thường nhưng tránh chà sát xà phòng lên hậu môn
nhân tạo.
- Hướng dẫn người bệnh khám lại.
- Trong trường hơp hậu môn nhân tạo tạm thời thường người bệnh sẽ được hẹn tái
khám đóng lại hậu môn nhân tạo sau 2 tháng (hoặc thời gian ngắn hơn nếu là ruột
non). Ngoài ra nên dặn dò người bệnh đến bệnh viện ngay nếu thấy chảy máu, không
ra phân, chướng bụng, đau bụng …
7.2.3. Người bệnh đau sau phẫu thuật:
- Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh
- Tạo môi trường thư giản, thăm viếng và điện thoại
- Giúp người bệnh có tư thế thoải mái: thay đổi tư thế, kỹ thuật thư giãn…
7.2.4. Người bệnh được chỉ định đóng hậu môn nhân tạo:
- Điều kiện đóng hậu môn nhân tạo:
º Thường sau 2-3 tháng (Tuỳ tình trạng người bệnh)
º Đoạn dưới phải thông
º Chung quanh miệng hậu môn nhân tạo không nhiễm trùng
- Chuẩn bị đóng hậu môn nhân tạo. Chuẩn bị trước 3 ngày: Phải đảm bảo đại tràng
sạch và không nhiễm trùng.
º Chế độ ăn: chuyển dần từ chế độ ăn đặc sang lõng: cơm (ngày đầu), cháo (ngày
thứ hai), sữa hoặc trà đường (ngày thứ ba). Chiều tối hôm trước nhịn ăn uống
hoàn toàn để sáng hôm sau mổ.
º Thụt tháo ở hậu môn nhân tạo xuống hậu môn thật ngày một lần (2 ngày trước
mổ), ngày 2 lần (ngay trước ngày mổ).
º Rửa sạch đại tràng: Uống dung dịch Fortrans trước 1 ngày với 3 gói, mỗi gói pha
một lít nước điều dưỡng cần bảo đảm sạch phân trong lòng ruột.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 75

º Thực hiện kháng sinh đường ruột, kháng sinh dự phòng trước mổ.
7.2.5. Nguy cơ có các biến chứng sau mổ đóng hậu môn nhân tạo:
- Bục xì miệng nối hậu môn nhân tạo gây viêm phúc mạc hay rò tiêu hóa khu trú: theo
dõi dấu hiệu xì dò phân qua vết mổ, hay lỗ đóng hậu môn nhân tạo, nhiệt độ, đau
bụng
- Chảy máu miệng nối hay ở thành bụng.
- Hẹp miệng nối hậu môn nhân tạo: theo dõi bón, rặn khi đi cầu, số lần đi cầu.
- Tắc ruột.
- Nhiễm trùng vết mổ thành bụng chỗ đóng hậu môn nhân tạo: thay băng khi thấm
dịch.
7.3. Tiêu chuẩn lượng giá:
- Người bệnh tham gia sinh hoạt trong gia đình, xã hội, công việc 1 cách tự tin.
- Người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo thành thạo.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 76

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ VIÊM RUỘT THỪA

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được chăm sóc người bệnh trước mổ
2. Thực hiện được chăm sóc người bệnh sau mổ

A. BỆNH HỌC:
1. GIẢI PHẪU HỌC:
- Vị trí: Ruột thừa là 1 ống có 1 đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng, nằm cách
van hồi manh tràng 2, 5 mm. Đáy ruột thừa là điểm tập trung của 3 dải cơ dọc. Đây
cũng là vị trí giải phẫu
- Mạch máu: xuất phát từ động mạch đại tràng phải. Tĩnh mạch ruột thừa đổ vào hồi
manh tràng và theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên về tĩnh mạch cửa, hệ thống hạch
bạch huyết chạy dọc theo mạc treo ruột thừa
2. GIẢI PHẪU BỆNH:
- Viêm ruột thừa sung huyết: thành ruột thừa cứng, mạch máu giãn nở to, niêm mạc
sung huyết phù nề
- Viêm ruột thừa nung mủ: Ruột thừa sưng to thành dầy có mủ, có giả mạc, niêm mạc
loét từng chỗ có mủ, rất thối
- Viêm ruột thừa hoại tử: thanh mạc sưng to, chỗ hoại tử đỏ sẫm tím đen trên thành có
chỗ thủng
3. NGUYÊN NHÂN:
- Phì đại các nang bạch huyết: chiếm 60% chảy máu các trường hợp
- Ứ đọng sạn, phân trong lòng ruột thừa
- Vật lạ như: hột ớt…
- Bướu
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
4.1. Triệu chứng cơ năng:
- Đau bụng: thường xuất phát từ thượng vị lan xuống rốn và sau vài giờ lan xuống
hố chậu phải (đây là triệu chứng điển hình). Đau âm ỉ, liên tục, tăng khi thay đổi
tư thế
- Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, nôn nhẹ, tiêu lỏng trong trường hợp người
bệnh trong thể nhiễm độc
4.2. Triệu chứng thực thể:
- Nhìn: bụng di động, không chướng. Khi người bệnh đến trễ bụng dưới di động
kém.
- Sờ:
° Điểm Mc-Burney: là điểm 1/3 đường nối gai chậu trước trên bên phải đến rốn
° Điểm Lanz: điểm nối 1/3 phải và trái của đường nối gai chậu trước trên
° Dấu Rosving: An vào hố chậu trái người bệnh đau hố chậu phải
° Phản ứng dội (Blumberg): An từ từ trên thành bụng rồi buông tay nhanh người
bệnh thấy đau nhói
° Phản ứng và co cứng thành bụng
° Dấu hiệu cơ thắt lưng: Thường trong giai đoạn muộn hay trong trường hợp
ruột thừa nằm sau manh tràng
° Dấu hiệu cơ bịt: Trong trường hợp ruột thừa nằm sát cơ bịt trong

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 77

° Thăm trực tràng âm đạo


4.3. Triệu chứng toàn thân:
- Sốt nhẹ 37,50C - 380C
- Mạch 90 – 100 lần/ phút
- Người mệt mỏi, môi khô, lưỡi dơ
5. CẬN LÂM SÀNG:
- Công thức máu: Bạch cầu tăng 7000 - 10000, Bạch cầu đa nhân trung tín >75%
- Siêu âm: Hình ảnh ruột thừa viêm
6. DIỄN TIẾN VÀ BIẾN CHỨNG:
- Viêm phúc mạc xuất hiện ngay
- Viêm phúc mạc sau 48 giờ
- Viêm phúc mạc 2 thì
- Viêm phúc mạc 3 thì
- Apxe ruột thừa
- Đám quánh ruột thừa
7. ĐIỀU TRỊ:
- Mổ cấp cứu khi có chẩn đoán xác định
- Đường mổ thường là điểm Mc-Burney, cắt ruột thừa
- Mổ nội soi

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC TRƯỚC MỔ


1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
- Đau bụng: Thường không đau thành cơn. Đau âm ỉ liên tục, vị trí thường ở vùng
rốn sau lan đến thường vị và cuối cùng khu trú ở chậu phải
- Ghi vào hồ sơ để giúp bác sĩ biết rõ diển biến bệnh
- Dấu hiệu nhiễm trùng: nhiệt độ tăng nhẹ, môi khô, lưỡi dơ
- Dấu hiệu rối loạn tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
- Khám các điểm đau: Mac-Burney, Lanz,
- Nếu người bệnh đến trễ điều dưỡng cần phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm
độc
2. CHẨN ĐÓAN VÀCAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG
2.1 Đau bụng liên quan bệnh lý
- Lượng giá vị trí đau, tính chất, mức độ đau
- Tư thế giảm đau
- Chỉ thực hirện thuốc giảm đau khi có chẩn đóan chính xác
2.2 Lo lắng vì phải mổ cấp cứu
- Lượng giá mưc độ căng thẳng của người bệnh
- Nâng đỡ về tinh thần: Giải thích cho người bệnh hiểu về cần giải phẫu giúp người
bệnh an tâm
2.3 Người bệnh phải can thiệp phẫu thuật
- Giúp Bác sĩ thực hiện các thủ thuật chẩn đoán
- Không cho người bệnh ăn uống
- Không thụt tháo cho người bệnh
- Thực hiện khẩn các XN tiền phẫu
- Thực hiện thuốc
- Vệ sinh trước mổ
- Lấy dấu chứng sinh tồn
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 78

- Đặt tube Levine


- Đặt sonde tiểu nếu cần
- Chuyển người bệnh đến phòng mổ cùng thân nhân
3. LƯỢNG GIÁ
- Giảm đau
- An tâm điều trị
- Cuộc mổ được chuẩn bị tốt
C. QUI TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ
1. NHẬN ĐỊNH:
- Tình trạng tri giác nếu người bệnh được gây mê
- Cảm giác chi, vận động nếu gây tê tủy sống
- Đau?
- Tình trạng bụng
- Các dấu hiệu chảy máu?

2. CHẨN ĐÓAN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG


2.1. Sau mổ VRTcấp:
- Người bệnh có thể được can thiệp mổ nội soi hay chỉ gây tê tủy sống
- Khi người bệnh tỉnh cho nằm tư thế Fowler. Giúp người bệnh ngồi dậy sớm, đi lại
quanh giường. Ngừa biến chứng phổi và liệt ruột
- Sau 6-8 giờ người bệnh tỉnh, rút tube levine, cho người bệnh uống ít nước khi
người bệnh có nhu động ruột thì cho người bệnh ăn uống bình thường
- Vết mổ vô trùng không thay băng, ngày thứ 6-7 sau mổ cắt chỉ
- Người bệnh mổ nội soi cắt ruột thừa không cần thay băng, không cần cắt chỉ nếu
khâu da bằng chỉ không tan. Cho đi lại càng sớm càng tốt
2.2. Trường hợp giải phẫu ruột thừa có biến chứng:
- Thường do ruột thừa vỡ đưa đến viêm phúc mạc, abces ruột thừa, ruột thừa hoại tử
- Người bệnh có dẫn lưu: chăm sóc dẫn lưu ổ bụng
- Cho người bệnh nằm tư thế Fowler nghiêng về phiá có đặt dẫn lưu
- Điều dưỡng cần ghi rõ màu sắc, tính chất, số lượng vào hồ sơ
- Dẫn lưu phòng ngừa cần báo bác sĩ để rút ra sớm
- Nếu dẫn lưu ổ mủ ruột thừa thường rút chậm hơn. Khi có chỉ thị rút thì rút từ từ
mỗi ngày 1-2 cm cho đến khi ống tự sút ra
- Vết mổ:
º Trường hợp khâu da thưa: Điều dưỡng thay băng hàng ngày, ghi lại tình trạng
vết thương mỗi ngày
º Trường hợp vết mổ để hở hay nhiễm trùng: thay băng khi thấm dịch, khi vết mổ
có tổ chức hạt tốt thì khâu da thì hai
2.3. Theo dõi chăm sóc người bệnh có biến chứng sau mổ
- Chảy máu do tụt chỗ khâu động mạch ruột thừa:
Lâm sàng:
º Theo dõi máu chảy qua dẫn lưu
º Đau bụng
º Huyết áp tụt, mạch nhanh, da xanh, niêm tái, vã mồ hôi …
Xử trí: Điều dưỡng cần phát hiện sớm, hồi sức và chuẩn bị người bệnh mổ lại
- Chảy máu vết mổ:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 79

Lâm sàng: Máu thấm băngvết mổ Thường xảy ra sau mổ rất sớm vài giờ sau mổ
Xử trí: Điều dưỡng dùng gạc thấm oxy già ấn ngay vào chỗ chảy
º Nếu máu vẫn chảy với số lượng nhiều, nên báo bác sĩ khâu mạch máu, đồng
thời ghi lại số lượng chảy và theo dõi dấu chứng sinh tồn
- Tắc ruột:
º Lâm sàng: Thường xảy ra ngày vào ngày thứ 3-4 sau mổ hay muộn hơn Đau
bụng từng cơn, dấu hiệu rắn bò, dấu hiệu quai ruột nổi, bí trung đại tiện, Gas (-)
º Xử trí: Để phòng ngừa điều dưỡng cho người bệnh ngồi dậy sớm, hít thở, tập
vận động bụng sau mổ
- Abces và viêm tấy thành bụng:
º Lâm sàng: đau vết mổ có gia tăng không, quan sát băng có thấm ướt, mùi hôi,
º Xử trí: Mở băng quan sát dấu hiệu nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu có
tình trạng nhiễm trùng: cắt chỉ, rửa sạch mủ, thay băng và nên ghi vào hồ sơ tình
trạng vết mổ, đã cắt bao nhiêu mối chỉ, thực hiện thuốc kháng sinh theo kháng
sinh đồ, theo dõi nhiệt độ
- Abces túi cùng Douglas:
º Lâm sàng: nhiệt độ tăng, người bệnh mót đi tiêu nhiều lần, tiêu chảy, đau bụng
Thăm khám trực tràng thấy túi cùng Douglas phồng và đau
º Xử trí: chuẩn bị người bệnh mổ lại
- Dò phân:
º Lâm sàng: khi thay băng thấy dịch màu vàng lợn cợn, thối, chảy ra nơi vết mổ
hay qua dẫn lưu
º Xử trí: Điều dưỡng ghi số lượng và tính chất phân, chăm sóc thay băng thường
xuyên, tránh rơm lở da. Hướng dẫn người bệnh cách ăn uống nhiều dinh dưỡng
giúp mau lành đường dò
2.4. Người bệnh han chế kiến thức:
- Hướng dẫn Người bệnh vệ sinh trong ăn uống
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Có thể cắt chỉ vết mổ ở địa phương
- Phát hiện sớm dấu hiệu tắc ruột sau mổ: đau bụng từng cơn, bí trung đại tiện thì
nhịn ăn uống và đến bệnh viện ngay

3. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:


- Giảm đau
- Vết mổ lành tốt
- Không xảy ra các biến chứng
- Biết CS khi về nhà

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 80

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHÚC MẠC

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc
2. Thực hiện được việc chuẩn bị người bệnh trước mổ
3. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa

A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ


1. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG:
• Hỏi: tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phúc mạc: điểm đau khởi đầu
• Khám:
- Nhận định đau: vị trí xuất hiện đau
- Xác định tình trạng hiện tại và tính chất cơn đau, nhu động ruột, bụng căng
chướng nhiều hơn, bụng gồng cứng như gỗ
- Sờ: bụng cứng như gỗ, dấu cảm ứng phúc mạc (+)
- Gõ: mất vùng đục trước gan
- Nghe: nhu động ruột có giảm
- Nôn ói, nôn khan
- Nhiệt độ: rất cao
- Bí trung đại tiện
- Biểu hiện choáng nhiễm trùng: nhiệt độtăng cao, tri giác xấu dần…

2. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG


2.1. Nguy cơ thể tích dịch giảm do tích tụ dịch trong khoang phúc mạc thứ phát
do chấn thương, nhiễm trùng hay thiếu máu
- Thẩm định lại người bệnh thận trọng các dấu hiệu mất nước, điện giải, tình trạng
acidose, choáng giảm thể tích do chấn thương, mất dịch, chướng ruột, nhiễm trùng
- Bù nước, điện giải, máu, huyết thanh theo y lệnh
- Dấu chứng sinh tồn, CVP, áp lực máu, nước tiểu, sonde dạ dày mỗi giờ
- Ghi chú vào hồ sơ diển biến bệnh
- Cung cấp năng lượng, vitamine và protide cho người bệnh bằng mọi cách
2.2. Biến đổi dinh dưỡng do nôn
- Theo dõi số lượng tính chất dịch nôn ói. Tránh chất nôn tràn vào khí quản
- Theo dõi Ion đồ, dấu mất nước
- Thực hiện đặt sonde dạ dày giúp người bệnh giảm ói, đồng thời theo dõi sát nước
xuất từ dạ dày
- Giúp người bệnh sạch sẻ, khô ráo
- Thực hiện bù nước đủ và đúng

2.3. Kiểu thở không hiệu quả do đau


- Điều dưỡng thẩm định tình trạng hô hấp của người bệnh vì bụng căng chướng và
giảm thở do đau
- Theo dõi các dấu hiệu thở khó
- Người bệnh nằm đầu cao giúp gia tăng thể tích lồng ngực

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 81

- Liệu pháp oxy, theo dõi tình trạng oxy trong máu của người bệnh, trợ giúp phương
pháp thở khi thích hợp
2.4. Lo lắng về cuộc mổ sắp tới
- Công tác tư tưởng: giúp người bệnh an tâm qua những thông tin cần thiết về cuộc
mổ, về bệnh tật, cho gặp gở trao đổi cùng người nhà
- Giải thích những trường hợp biến chứng có thể xảy ra
- Thực hiện thuốc giảm đau có sự tham gia hợp tác của người bệnh
2.5. Đau bụng liên quan đến phúc mạc và bụng căng chướng
- Thẩm định lại các vùng đau và các dấu khám lâm sàng ổ bụng: đau tăng hay giảm
đi, căng chướng, gồng cứng.
- Giúp người bệnh giảm đau ở những tư thế thích hợp, hạn chế thăm khám nhiều lần,
tránh những cử động bất thình lình, điều dưỡng di chuyển người bệnh nhẹ nhàng
- Thực hiện thuốc giảm đau cho người bệnh
2.6. Người bệnh được chuẩn bị trước mổ
- Lấy lại dấu chứng sinh tồn.
- Giải thích cho người bệnh an tâm.
- Không cho người bệnh ăn uống
- Giải thích lợi và hại của giải phẫu để người bệnh hợp tác
- Ghi rõ những diễn biến và triệu chứng của người bệnh vào hồ sơ
- Làm khẩn các xét nghiệm tiền phẫu
º Máu: nhóm máu, công thức máu, thời gian máu chảy, thời gian máu đông,
đường huyết creatmin, BUN, ECG.
º Nước tiểu: Thử đường đạm.
- Đặt ống hút dạ dày cho người bệnh (Giúp người bệnh bớt căng chương bụng và dễ
chịu Ngừa dịch trào ngược khi gây mê)
- Truyền dịch và tiêm thuốc theo y lệnh.
- Thông tiểu (Theo dõi lượng nước tiểu và nước xuất nhập)
- Thực hiện kháng sinh
- Vệ sinh vùng da sắp mổ

B. QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ:
1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
- Nhận định tình trạng người bệnh khi bàn giao từ phòng mổ  phòng hồi sức. Tri
giác, dấu khó thở, dấu chứng sinh tồn, dẫn lưu, bụng, tube Levine, những diển biến
trong cuộc mổ
- Nhận định tình trạng người bệnh từ phòng hồi sức về trại ngoại khoa: dấu chứng sinh
tồn, tình trạng nhu động ruột, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng bụng ….
2. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
2.1. Bệnh nhân choáng do giảm thể tích dịch
- Theo dõi nước xuất nhập và dấu hiệu rối loạn điện giải: Véo da, CVP, dấu chứng
sinh tồn, Ion đồ
- Theo dõi nhiệt độ: nên có bảng biểu đồ theo dõi
- Theo dõi tri giác
- Thực hiện bù nước và điện giải: truyền dịch, kháng sinh điều trị
2.2. Người bệnh khó thở do tình trạng bụng căng chướng, đau sau mổ:
Bảo đảm thông khí, thở oxy, hút đàm nhớt
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 82

- Theo dõi:
º Chỉ số oxy trong máu
º Bụng chướng, dấu hiệu phản ứng phúc mạc, gồng cứng. Nghe nhu động ruột
º Cơn đau và đánh giá mức độ đau
- Chăm sóc:
º Tư thế: Mê: cho nằm đầu bằng mặt nghiêng 1 bên
Tỉnh: Tư thế Fowler, chân co đầu gối giúp người bệnh thoải mái
º Tube levine: hút liên tục hay ngắt quảng tránh nghẹt, câu nối thấp. Theo dõi: Số
lượng, tính chất, màu sắc dịch dạ dày. Rút khi có nhu động ruột và tuỳ vào từng
bệnh lý
º Người bệnh cần có liệu pháp giảm đau qua monitor và thuốc
º Điều dưỡng taọ môi trường nghỉ ngơi và yên lặng
º Giúp người bệnh vận động, xoay trở
2.3. Biến chứng nhiễm trùng do dẫn lưu ổ bụng sau mổ, vết mổ
- Theo dõi màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu
- Câu nối thấp: Bình chứa thấp hơn dẫn lưu 60cm
- Chăm sóc dẫn lưu: bảo đảm kỹ thuật vô khuẩn
- Rút dẫn lưu đúng muc đích điều trị
- Vết mổ thường khâu thưa hay chỉ thép do tình trạng ổ bụng nhiễm: thay băng thường
xuyên, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
- Thực hiện kháng sinh đúng liều, đúng giờ
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng giảm:
- Cung cấp dinh dưỡng theo y lệnh, ngăn ngừa biến chứng kém hấp thu
- Cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh qua các đường tùy theo từng người bệnh: ăn,
truyền dịch, bơm thức ăn qua dạ dày, ruột...
2.5. Người bệnh chưa tham gia chăm sóc sau mổ:
- Tại bệnh viện: Giáo dục người bệnh ngồi dậy vận động tránh các biến chứng như:
viêm phổi, thuyên tắc tĩnh mạch, tắc ruột.
- Hướng dẫn người bệnh cách ngồi dậy khi có dẫn lưu, hậu môn nhân tạo. Cách giữ
gìn vết mổ, giúp người bệnh cùng hợp tác tốt với điều dưỡng
- Khi xuất viện: Hướng dẫn cách quản lý vết mổ, vết rút dẫn lưu, về dinh dưỡng, cách
cho ăn, những dấu hiệu bất thường như: đau bụng, sốt,
- Tái khám theo lời dặn
- Theo dõi biến chứng: tắc ruột, viêm phúc mạc thứ phát
3. LƯỢNG GIÁ
- Người bệnh không choáng
- Người bệnh thở dễ dàng, bụng không căng chướng
- Người bệnh không nhiễm trùng vết mổ và chân dẫn lưu
- Dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 83

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ BẸN

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh trước mổ
2. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ

A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ


1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
 Hỏi:
- Tư thế thường bị thoát vị, cách xử trí, thời gian xuất hiện
- Nôn ói, căng chướng, đau: dấu hiệu sớm của tắc ruột
 Khám:
- Tư thế người bệnh nằm ngữa hay ngồi: có thể thấy khối mềm vùng thoát vị bẹn
khi người bệnh thay đổi tư thế, khi ho, ở trẻ em khi chúng cười hay khóc
2. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
2.1. Chuẩn bị người bệnh mổ thoát vị theo chương trình
- Thụt tháo hay uống Fortrans ngày trươc mổ
- Cho thức ăn nhẹ ngày trước mổ, sáng nhịn ăn hoàn toàn
- Vệ sinh vùng bộ phận sinh dục
2.2. Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu do thoat vị bẹn nghẹt
- Nếu người bệnh có thoát vị bẹn nghẹt thì chuẩn bị mổ cấp cứu như một người bệnh
tắc ruột
2.3. Người bệnh có nguy cơ chảy máu sau mổ:
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn trong những giờ đầu
- Theo dõi chảy máu sau mổ: qua vết mổ, mạch, huyết áp
- Theo dõi Hct
- Theo dõi đau bụng
2.4. Người bệnh không thay băng do vết mổ sạch
- Vết mổ khô không thay băng sau 5-7 ngày cắt chỉ
- Theo dõi nhiệt độ, đau vết mổ
2.5. Người bệnh có nguy cơ thoát vị lại sau mổ:
- Tránh cho người bệnh ho hay bón vì có thể gây tăng áp lực bụng, bục chỉ, thoát vị
lại
- Ngày thứ 2 cho người bệnh ngồi dậy
- Đối với người bệnh có thành bụng yếu hay người già thì chú ý việc vận động đi lại
trể hơn Ngày thứ 3 có thể cho người bệnh đi lại quanh giường
- Tránh đi xe đạp trong 2 tuần đầu sau mổ
- Tránh làm việc nặng trong 2-3 tháng sau mổ
- Báo cho người bệnh biết có nguy cơ bị thoát vị lại
- Hiện nay có giải phẫu mổ nội soi người bệnh có thể vận động sớm sau mổ và thời
gian nằm viện ngắn ngày hơn và tỉ lệ tái phát ít hơn
2.6. Người bệnh lo lặng về chế độ ăn sau mổ:
- Hướng dẫn cho người bệnh ăn bình thường sau mổ nhưng lưu ý chế độ ăn thức ăn
nhuận trường tránh táo bón
3. LƯỢNG GIÁ:
- Người bệnh sau mổ không chảy máu
- Không nhiễm trùng vết mổ
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 84

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 85

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ TRĨ

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các phương pháp điều trị trĩ
2. Thực hiện việc chuẩn bị người bệnh trước mổ trĩ
3. Thực hiện được qui trình điều dưỡng chăm sóc sau mổ trĩ

1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:


- Tiêm dung dịch làm xơ cứng búi trĩ: chích nước đang sôi, phenol 5%, polidocanol...
Biến chứng: làm lóet qua mô cơ lành, nhiễm trùng, phản ứng thuốc
- Thắt búi trĩ bằng dây thun: búi trĩ thiếu máu nuôi xơ cứng và hoại tử  rụng (# 7
ngày)
- Làm lạnh: bằng dung dịch nitrogen, carbondioxid: lạnh  hoại tử rụng: sẹo mềm,
đẹp, không đau
- Giải phẫu cắt trĩ: thường cho biến chứng hẹp hậu môn
- Điều trị nội khoa: bôi thuốc giảm đau, tê, kháng sinh, làm mềm phân

2. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNHTRĨ:


2.1. Người bệnh đau do nhiễm trùng búi trĩ hay do tắc mạch
- Chuẩn bị người bệnh: thực hiện khám hay soi trực tràng
- Nên cho người bệnh ngâm mông ngày 2-3 lần vàsau khi đi cầu bằng nước ấm (thời
gian ngâm 10-15 phút, nhiệt độ nước 40-450 C) giúp máu tới vùng chậu: giảm phù
nề và giảm đau
- Đặt thuốc hay bơm thuốc chống co thắt chống đau giúp người bệnh dễ chịu thoải
mái. Thực hiện thuốc giảm đau
- Lượng giá mức độ đau, tính chất, ngưỡng đau, mất thoải mái,
- Dùng túi hay gối thấm dịch đặt dưới mông người bệnh
- Khuyến khích tắm ngồi giúp thoải mái và sạch
- Dùng túi lạnh đặt vào búi trĩ giúp bớt sung huyết
2.2. Bón:
- Người bệnh đi cầu ngay, nhanh, không ngồi lâu, không cố gắng
- Duy trì đủ nước trong ngày, thức ăn nhuận trường
- Khuyến khích người bệnh vận động, thể dục
- Cho người bệnh thuốc trước khi đi cầu, có thể ngay sau mổ vì người bệnh có thể sợ
đau
- Theo dõi người bệnh xem có đau khi đi cầu
2.3. Chảy máu:
- Lấy dấu chứng sinh tồn,
- Phân có máu không, dấu mất máu, dấu chảy máu quanh hậu môn
2.4. Chuẩn bị người bệnh trước mổ:
- Điều dưỡng cho người bệnh đi cầu, vệ sinh sạch vùng hội âm,
- Chú ý cách ngâm rửa hậu môn tránh nhiễm trùng
- Người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh trước mổ nếu có tình trạng nhiễm trùng

3. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ TRĨ:


 Nhân định tình trạng người bệnh:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 86

- Đau: mức độ đau,


- Chảy máu: số lượng,
- Meche cầm máu: Có thấm băng, màu sắc, mùi
- Tình trạng vết thương: dấu hiệu nhiễm trùng, sưng nề, mùi..
- Vận động: Người bệnh ngồi hay nằm, …
 Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
3.1. Người bệnh chảy máu
- Nếu người bệnh mổ trĩ không cần nằm viện nên điều dưỡng chỉ theo dõi chảy máu
trong những giờ đầu sau đó cho người bệnh về và hướng dẫn người bệnh cách
chăm sóc tại nhà như
º Theo dõi chảy máu sau mổ: quan sát băng có thấm ướt máu không Thay băng
khi thấm ướt
º Ngâm rửa hậu môn với nước muối sinh lý ấm ngày 3 lần và sau khi đi cầu
º Tái khám khi có dấu hiệu đau tăng lên
- Nếu người bệnh mổ bằng phương pháp cổ điển: Phẫu thuật viên thường nhét meche
hậu môn cầm máu, và meche này được rút sau 24 giờ. Trước rút meche nên cho
người bệnh ngâm mông
3.2. Đau sau giải phẫu
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Tìm tư thế thích hợp giúp giảm đau
3.3. Bón sau mổ:
- Dinh dưỡng: cho người bệnh ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn nhiều xơ Tránh táo
bón: nên ăn thức ăn nhuận trường và uống nhiều nước
3.4. Người bệnh có nguy cơ bị trĩ tái phát
- Giáo dục: Tránh táo bón, tập đi cầu đúng giờ, tránh các chất kích thích như rượu, cà
–fê, thuốc lá, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu
- Tránh làm việc trong 1 tư thế quá lâu
- Tập thể dục
4. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:
- Không chảy máu
- Giảm đau
- Không bón, dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước
- Thay đổi thói quen sinh họat

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 87

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ DẪN LƯU

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được mục đích, vị trí, phương pháp đặt ống dẫn lưu
2. Trình bày được nguyên tắc chăm sóc ống dẫn lưu
3. Thực hiện được chăm sóc theo dõi các loại ống dẫn lưu trên cơ thể
4. Thực hiện được qui trình kỹ thuật chăm sóc ống dẫn lưu

Ống dẫn lưu là một hệ thống, một vật thể đặt từ một vùng, một khoang của cơ thể để
dẫn lưu dịch, máu hoặc chất tiết ra ngoài.

1. MỤC ĐÍCH:
 Điều trị:
Nếu không đặt dẫn lưu thì diễn tiến sẽ trầm trọng hơn hoặc đe dọa tính mạng người
bệnh: dẫn lưu ổ abcès, tụ dịch, máu, giải áp, dịch từ cơ quan ...
 Phòng ngừa:
- Tránh nhiễm trùng các cơ quan xung quanh.
- Tránh loét miệng vết thương.
- Đề phòng tụ dịch sau mổ hay theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ.
 Theo dõi:
Theo dõi diễn tiến nơi ta can thiệp: xì bục đường khâu miệng nối
2. CÁC VỊ TRÍ ĐẶT ỐNG DẪN LƯU:
- Dẫn lưu ổ bụng: dẫn lưu Douglas, dưới gan, hố lách, Kehr, túi mật
- Dẫn lưu lồng ngực: trung thất, màng phổi.
- Dẫn lưu tiết niệu: hố thận, bể thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang ra da.
- Dẫn lưu vết thương: phần mềm, ổ abcès
- Dẫn lưu xương, ổ khớp
- Dẫn lưu đầu: Shunt, dẫn lưu vết mổ dưới da đầu, dẫn lưu giải áp não thất, dẫn lưu ổ
abces não …
3. TIÊU CHUẨN DẪN LƯU:
- Ít gây phản ứng cho cơ thể
- Ống có vạch cản quang để dễ theo dõi khi chụp X-quang
- Mềm mại không gây loét các tổ chức xung quanh
- Trơn nhẵn không gây bám dính
4. TIÊU CHUẨN ĐẶT DẪN LƯU:
- Nơi thấp nhất của ổ dịch
- Hạn chế xuyên qua khớp, thần kinh, mạch máu
- Đường vào ngắn nhất
- Dẫn lưu không nên đặt trùng lên vết thương, vết mổ
- Dẫn lưu đặt ở vị trí dễ chăm sóc
5. CÁC LOẠI ỐNG DẪN LƯU:
 Căn cứ theo chất liệu
- Gạc (mèche): dẫn lưu dịch thấm, cầm máu. Khi ướt không còn tác dụng
- Ống cao su mềm (penrose: lam cao su): Dẫn lưu theo luật mao dẫn, thẩm mỹ, những
trường hợp dẫn lưu nong, dưới da
- Ống dẫn lưu cao su (tubes): dẫn lưu từ những hốc sâu, theo lực thủy tĩnh: Drain,
Nelaton, Foley, Pezzer
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 88

- Phối hợp:
º Ống trong lam cao su (penrose drain)
º Dẫn lưu kiểu xì gà (cigarette drain)
º Sump drains
 Căn cứ trên tác dụng
- Dẫn lưu hở (thụ động)
- Dẫn lưu kín (chủ động)
- Kết hợp
6. NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU:
- Biết rõ cơ quan đặt dẫn lưu
- Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối hệ thống dẫn lưu.
- Người bệnh nằm tư thế giúp dẫn lưu dịch thông tốt.
- Câu nối đúng cách, tránh tắc nghẽn, dây câu có đường kính lớn hơn đường kính ống
dẫn lưu.
- Bình hứng luôn đặt thấp hơn vị trí dẫn lưu 60cm.
- Hút dịch liên tục hay ngắt quảng tuỳ mục đích điều trị.
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu, ghi hồ sơ.
- Bơm rửa ống dẫn lưu tuỳ mục đích điều trị và thời gian cho phép.
- Luôn luôn theo dõi dấu hiệu mất nước, tình trạng nước xuất nhập.
- Luôn đảm bảo chân dẫn lưu khô, sạch, ngừa rơm lở da tích cực, phát hiện sớm dấu
hiệu nhiễm trùng.
- Rút khi đạt mục đích điều trị, xoay ống trước khi rút (trừ dẫn lưu Kehr)
- Luôn giáo dục người bệnh tham gia vào sự tự chăm sóc như: cách ngồi dậy, di
chuyển, xoay trở khi có dẫn lưu để giúp người bệnh an tâm
7. BIẾN CHỨNG:
- Chảy máu
- Nhiễm trùng ngược dòng
- Nhiễm trùng chân dẫn lưu
- Sút ống
- Nghẹt ống
- Tổn thương các cơ quan xung quanh
- Đau, khó chịu cho người bệnh

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 89

CHƯƠNG 3: LỒNG NGỰC

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ NGỰC

MỤC TIÊU:
1. Trình bày mục đích của giải phẫu lồng ngực
2. Thực hiện chăm sóc người bệnh trước mổ ngực
3. Thực hiện qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ ngực

1. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHẪU LỒNG NGỰC:


- Giải phẫu các bệnh về phổi: ung thư phổi, u phổi, lấy dị vật trong nhu mô phổi, dẫn
lưu abces phổi
- Bệnh về màng phổi: mủ màng phổi, tràn dịch màng phổi
- Bệnh về tim: bệnh van tim, bệnh dày dính màng tim
- Thoát vị cơ hoành
- Chấn thương: chấn thương ngực, tràn máu màng phổi, vở trung that
2. QUI TRÌNH CHĂM SÓC TRƯỚC MỔ:
2.1. Nhận định:
 Hỏi:
- Có dấu hiệu và triệu chứng: ho khạc, khái huyết, đau ngực, khó thở
- Tiền sử hút thuốc lá: thời gian đã hút, số luợng điều thuốc trong ngày
- Bệnh lý kèm theo: đau ngực, bệnh tim, bệnh phổi, tiểu đường …
 Khám:
- Tình trạng tim phổi người bệnh: mức độ đáp ứng khi nghỉ, khi sinh hoạt
- Người bệnh khó thở kiểu nào
- Nghe phổi: cường độ tiếng thở ở những vùng khác nhau
- Nhìn: cân đối của lồng ngực, kiểu thở
- Sờ: đánh giá âm thở
- Gỏ: Đánh giá tiếng gỏ bất thường
- Đánh giá chức năng hô hấp tim mạch trước mổ
º Thực hiện đo phế dung khí
º XQ tim phổi, ECG, siêu âm tim
º Đo khí máu động mạch
º Xét nghiệm cơ bản máu, Ion đồ chú ý Kali, CO 2 content
º Nhóm máu
- Tuổi, tổng trạng chung, dấu chứng sinh tồn, phù, nước xuất nhập
2.2. Chẩn đoán điều dưỡng và can thiệp điều dưỡng:
2.2.1. Trao đổi khí giảm do tổn thương tim phổi:
 Tăng cường trao đổi khí:
- Giúp người bệnh tránh các chất kích thích phế quản như cấm hút thuốc 1 tuần trước
mổ, khói bụi, mùi bị dị ứng
- Uống nhiều nước giúp loãng đàm và ẩm giúp tiết dịch dễ dàng
- Dẫn lưu tư thế: giúp dẫn lưu lồng ngực thoát dịch dễ dàng
- Thực hiện thuốc giản phế quản
- Khuyến khích người bệnh tham gia đo phế dung ký
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 90

2.2.2. Đường thở không thông do tắc nghẽn


 Tăng cường thanh thải đường thở
- Làm sạch đường thở: thở oxy ẩm, dẫn lưu tư thế, nghe, gỏ ngực giúp so sánh trước
mổ và sau mổ. Theo dõi số lượng đàm
2.2.3. Lo lắng về phương pháp mổ và tự chăm sóc sau mổ
 Am hiểu về phương pháp mổ và kỹ thuật tự chăm sóc:
- Giúp người bệnh hiểu về vết mổ, dẫn lưu ở ngực, phương pháp mổ, đau, nội khí
quản, thở máy,..
- Hướng dẫn người bệnh cách ho, thở sâu, thực hiện các kỹ thuật giảm đau
 Giảm lo âu
- Lắng nghe ý kiến người bệnh
- Công tác tư tưởng giúp người bệnh có niềm tin vào êkip mổ
- Vì thường phẫu thuật ngực là phẫu thuật lớn nên người bệnh thường lo lắng. Tránh
người bệnh chóang do sợ trước mổ
2.2.4. Phẫu thuật ngựcvà các vấn đề liên quan
- Cho người bệnh ngưng thuốc lá trong vòng 1 tuần trước mổ
- Hướng dẫn người bệnh cách thở sâu, tập thở giúp tăng chức năng trao đổi khí ở
phổi, đồng thời giúp người bệnh có sự hiểu biết và tham gia tự tập thở trong thời
gian hậu phẫu giúp người bệnh giảm biến chứng sau mổ
- Với người bệnh có tình trạng viêm nhiễm ở phổi:
º Làm sạch đường thở: hút đàm nhớt, dẫn lưu tư thế, soi hút phế quản
º Làm giảm quá trình viêm: kháng sinh theo kháng sinh đồ
- Với người bệnh quá suy kiệt: Nâng cao tổng trạng, cung cấp vitamine, protide qua
các đường: ăn, truyền dịch …
º Giúp bác sĩ điều trị dứt điểm các nhiễm trùng khác
º Đối với người bệnh mổ van tim nên thực hiện kháng sinh trước mổ
º Chăm sóc răng miệng sạch sẽ
- Với người bệnh đang điều trị thuốc tim mạch hay thuốc hô hấp: điều dưỡng cần báo
cáo và ghi hồ sơ đầy đủ, thực hiện y lệnh ngưng thuốc trước khi phẫu thuật
- Ngày trước mổ người bệnh tắm rửa sạch sẽ, cạo lông ở nách- ngực, sửa soạn vùng
da mổ
- Cho người bệnh thức ăn nhẹ dễ tiêu, chiều nhịn ăn hoàn toàn
- Thụt tháo
- Thực hiện thuốc an thần, ngưng các thuốc điều trị dài hạn
2.3. Lượng giá:
- Người bệnh an tâm trước mổ
- Người bệnh được chuẩn bị kỹ trước mổ
2.4. QUI TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ HỆ HÔ HẤP
2.4.1. Nhận định tình trạng người bệnh:
- Tổng trạng người bệnh, cân nặng, tri giác
- Điều dưỡng thẩm định: tần số thở, kiểu thở, âm thở là vấn đề chủ yếu xác định sự
thông khí nghe phổi đánh giá âm phổi
- Hệ thống dẫn lưu màng phổi
- Đau, kiểu thở, di động lồng ngực
2.4.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 91

2.4.2.1. Đường thở không thông liên quan đến không dám ho, sợ đau, phương
pháp phẫu thuật và tư thế
- Kỹ thuật ho và hít thở sâu ngăn ngừa xẹp nhu mô phổi hay lấy chất tiết dễ dàng
giúp đường thở thông tốt. Người bệnh sẽ được hổ trợ thở sâu 10 lần / giờ.
- Khi thở sâu 4-6 lần thì giúp người bệnh ho sâu từ phổi ra cổ họng: Cho người bệnh
ôm gối vào ngực trên vết thương để nâng đỡ cơ và giúp người bệnh ho và thở sâu
có hiệu lực gia tăng thông khí, không đau. Thực hiện thuốc giảm đau thường xuyên
vì người bệnh rất đau khi ho, thở sâu, di chuyển.
- Đặt người bệnh tư thế Fowler, nên thay đổi tư thế mỗi 2 giờ giúp phổi giản nở đủ
và gia tăng tưới máu ở 2 phổi, giúp tim tống máu dễ dàng
- Nghe phổi trước và sau khi thở sâu và ho để đánh giá sự thông khí
- Thực hiện dẫn lưu tư thế, vỗ lưng, rung qua vùng không mổ để dẫn lưu trọng lực
chất dịch ra khỏi phổi và hút đàm
- Quan sát đàm và chất tiết về màu sắc, tính chất.
- Tránh mất nước và phát hiện sớm nhiễm trùng
- Ở bên người bệnh giúp họ an tâm
- Cung cấp thông tin phản hồi giảm lo lắng người bệnh
2.4.2.2. Suy giảm khả năng trao đổi khí do khí và dịch dẫn lưu qua dẫn lưu
màng phổi chưa hiệu quả
- Dẫn lưu màng phổi bảo đảm thông và phát hiện chảy máu
- Cung cấp oxy qua mũi hay mask, thẩm định người bệnh mổi 1-2 giờ để đánh giá
đáp ứng trị liệu. Nghe phổi 2-3 giờ / lần đánh giá đường thở người bệnh và cần
thiết thử khí máu động mạch cho người bệnh đánh giá đủ oxy trong máu không
- Quan sát biến chứng tràn khí màng phổi hay tràn máu màng phổi: thở ngắn, nhanh
nông, khó thở, ho, thiếu oxy.
- Chăm sóc hệ thống dẫn lưu màng phổi: coi bài chăm sóc người bệnh có dẫn lưu
màng phổi
2.4.3. Tiêu chuẩn lượng giá:
- Đường thở thông người bệnh thở dể dàng
- Dẫn lưu màng phổi thông

2.5. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ HỆ TIM MẠCH:
2.5.1. Nhận định tình trạng người bệnh:
- Mạch, huyết áp, nước xuất nhập, màu sắc và nhiệt độ ở da
- Nghe tim: đánh giá tiếng tim bất thường, nhịp tim
- Nên có monitor đo ECG liên tục
- Tình trạng phù, khó thở
- Dấu hiệu xuất huyết, mất nước hay thừa nứớc, Ion đồ
- Hoạt động dẫn lưu màng tim
2.5.2. Chẩn đóan và can thiệp điều dưỡng:
2.5.2.1. Người bệnh rối loạn nước và điện giải sau mổ do mất dịch, máu
- Dịch truyền và cân bằng điện giải cũng làm thay đổi triệu chứng hệ tim mạch. Dịch
truyền vào ảnh hưởng đến sự tống máu của tim Nên duy trì dịch truyền trong 2-
5ngày đầu sau mổ giúp đáp ứng lại hậu quả của stress, giảm thể tích máu và nâng
huyết áp.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 92

- Sự thừa dịch có thể xảy ra khi truyền dịch quá nhanh, khi người bệnh có bệnh mãn
tính, người bệnh già.
- Thiếu dịch liên quan đến truyền dịch chậm hay bù không đủ, mất nước trước mổ,
trong mổ, sau mổ do ói, chảy máu, dẫn lưu, hút
- Giảm kali có thể kết quả do thải qua nước tiểu, sonde dạ dày, khi người bệnh chưa
được cung cấp thêm chất potassium, thuốc lợi tiểu
- Tình trạng tim mạch cũng ảnh hưởng đến dòng máu chảy và tưới máu mô
- Người bệnh cần được thực hiện cân bằng nước và điện giải 1 cách chính xác, an
toàn theo y lệnh
- Điều dưỡng theo dõi chính xác nước xuất nhập và ghi chú cẩn thận vào hồ sơ, luôn
đánh giá rối loạn điện giải trên lâm sàng và trên kết quả xét nghiệm
2.5.2.2. Người bệnh tắc mạch máu do không vận động sau mổ
- Sự hình thành cục máu đông sau mổ do gia tăng sản xuất tiểu cầu và mức lưu hành
của glucocorticoid
- Khi cục máu đông lưu hành ở tĩnh mạch chi, hâu quả do không hoạt động, tư thế
người bệnh, sức ép, sự đình trệ mạch máu, giảm tưới máu
- Nghẽn tĩnh mạch sâu thường ở người già, béo phì, bất động là nguy cơ tiềm tàng
đưa đến nghẽn mạch phổi do 1 mảnh của cục máu tróc ra nó có thể là nguyên nhân
gây nhồi máu phổi
- Vấn đề chi dưới: Tập vận động chi khuyến khích thực hiện 10-12lần/1-2giờ, cho
người bệnh mang vớ thun giản, sử dụng dụng cụ kích thích, massage chân,
- Khi có y lệnh nên cho người bệnh vận động, đi lại tùy vào tình trạng người bệnh
- Heparin liều thấp cũng được xử dụng phòng bệnh hình thành thrombosis và
embolism. Chú ý các dấu hiệu chảy máu vết mổ, bầm máu ở da,xét nghiệm chức
năng đông máu toàn bộ

2.5.2.3. Người bệnh ngất sau mổ do tư thế


- Ngất: là 1 triệu chứng do phản xạ tim mạch, do sự giảm tưới máu của tim, giảm
dịch, thiếu máu nảo. Ngất thường xảy ra do hạ huyết áp tư thế, do thay đổi tư thế
đột ngột ở những người bệnh già, người bệnh nằm bất động lâu ngày
- Điều dưỡng có thể ngăn ngừa ngất: phải biết cách thay đổi tư thế người bệnh. Đầu
tiên cho người bệnh nằm đầu cao 1-2 phút, sau đó cho người bệnh đứng cạnh
giường, đồng thời vẩn tiếp tục theo dõi người bệnh qua monitor mạch về tính chất
và tần số tim mạch.
- Nếu người bệnh ngất điều dưỡng cho người bệnh ngồi sát vào thành giường trong
lúc vẫn theo dõi mạch qua monitor. Nếu người bệnh than phiền rằng cảm giác mệt
khi di chuyển thì nên giúp người bệnh ngồi xuống ghế hay ngồi xuống nền nhà cho
đến khi người bệnh cảm thấy ổn thì cho người bệnh về giường
2.5.3. Lượng giá:
- Người bệnh thở dễ dàng, không có dấu hiệu mất nước, rối loạn điện giải, hệ thống
dẫn lưu màng phổi hoạt động tốt
- Người bệnh vận động tốt sau mổ, không có ngất khi di chuyển
2.6. BIẾN CHỨNG
- Choáng
- Suy hô hấp
- Dầy dính màng phổi
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 93

- Viêm phổi
- Nhiễm trùng vết mổ
- Suy tim
- Tràn dịch màng phổi, màng tim thứ phát

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 94

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG


NGỰC

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được sự phân loại chấn thương và vết thương ngực
2. Trình bày được các thương tổn của chấn thương ngực, vết thương ngực
3. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh tràn khí và tràn máu màng phổi

1. PHÂN LOẠI:
- Chấn thương kín: do va chạm với một vật thể cùn (như bánh lái xe hơi) gây nên.
Chấn thương biểu hiện bên ngoài rất ít, nhưng có thể ảnh hưởng trầm trọng đến các
cơ quan bên trong, như vỡ lách, vỡ gan..
- Chấn động dội (contrecoup trauma: là loại chấn thương kín đặc biệt, trong đó tạng bị
tổn thương không những ở phía va chạm với ngoại vật mà còn ở phía đối diện. Do
lực va chạm mạnh, tạng bị lắc lui và tới ở trong khung bằng xương bao bọc chung
quanh, nếu lực chấn thương quá mạnh có thể xé rách chỗ bám của tạng và các mạch
máu lớn
- Vết thương sắc: do 1 vật đâm hay xuyên qua các mô hvào cơ thể qua da

2. CÁC TỔN THƯƠNG


2.1. Tràn khí màng phổi:
- Là sự hiện diện của không khí ở giữa lá thành và lá tạng trong khoang màng phổi.
Tràn khí màng phổi có thể liên quan đến tràn máu màng phổi, có thể do chấn
thương từ 1 vật cùn vào thành ngực
- Có 2 loại:
• Tràn khí màng phổi kín: không liên quan đến vết thương ngực, có những tiếng bọt
khí trong khoang màng phổi. Thường do:
º Thương tổn phổi do thở máy
º Thương tổn phổi do đặt catheter dưới đòn
º Dò thực quản
º Tổn thương phổi do gãy sườn
º Người bệnh khí phổi thủng, lao, viêm phổi, ung thư phổi
º Sau phẫu thuật mổ ngực
º Ở người bệnh khoẻ mạnh khoãng 20-40 tuổi, có hút thuốc lá. Xảy ra sau khi ho,
sau khi làm việc quá sức
• Tràn khí màng phổi hở: khi không khí đi vào khoang màng phổi xuyên qua chổ
hở ở thành ngực do:
º Bị dao đâm,
º Bị bắn hay mở ngực, dẫn lưu thành ngực
º Lỗ hở ở thành ngực được băng bằng 1 miếng compress cũng cho phép khí tràn
vào và làm căng lồng ngực  không nên di chuyển cho đến khi có thầy thuốc
đến
2.2. Tràn máu màng phổi:
- Là sự tích tụ của máu ở giửa lá thành và lá tạng trong khoang màng phổi. Trong
trường hợp chấn thương nạn nhân có thể vừa tràn máu vừa tràn khí màng phổi

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 95

- Nguyên nhân: chấn thương ngực, ung thư phổi, biến chứng của phương pháp chống
đông, nghẻn phổi, rách phổi do dính, mổ ngực,
 Triệu chứng lâm sàng của tràn khí và tràn dịch màng phổi:
º Người bệnh thở nhanh, nông, tím tái, thiếu oxy. Đau ngực, ho không có máu
º Không nghe âm thổi ở vùng bị tổn thương, nhịp tim nghe giảm
º XQ: thấy tràn khí, tràn máu
 Điều trị:
º Nếu khí hay dịch trong khoang màng phổi ít thì tự màng phổi sẽ hấp thu, không
điều trị
º Nếu dịch trong khoang màng phổi lượng trung bình thì dùng kim ponction rút
dịch
º Phương pháp điều trị tốt nhất là dẫn lưu màng phổi nếu lượng nhiều
º Tràn khí tự phát thường có chỉ định giải phẫu
2.3. Gãy sườn: là hình thức phổ biến cuả chấn thương ngực. Xương sườn thứ 4-9 là
hay bị nhất do nó ít được bảo vệ qua cơ ngực. Nếu gãy vụn hay di động thì rất
nguy hiểm cho phổi và màng phổi
 Triệu chứng lâm sàng: Đau nơi chổ gãy, thở nông để giảm đau, và chính vì thế
người bệnh dễ bị xẹp phổi
 Điều trị: Mục đích của điều trị là giảm đau giúp gia tăng nhịp thở và màng phổi
giãn nở tốt
º Gây tê thần kinh liên sườn tại chổ trên và dưới 2 xương sườn thường được xử
dụng.
º Thuốc tác dụng giảm đau trong vài giờ tới vài ngày.
º Băng ngực cố định thì không là phương pháp phổ biến. Hầu như đây là phương
pháp điều trị cần tránh vì nó hạn chế sự giãn nở phổi và tiên lượng sẽ bị xẹp
phổi. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh gắng sức
º Hướng dẫn người bệnh cách thở
º Thuốc ngủ cũng được xử dụng nhưng phải thận trọng vì nó có thể làm ức chế hô
hấp
2.4. Đụng giập sườn: hậu quả làm gãy nhiều xương sườn và thành ngực không vững
sẽ không duy trì sự thở và thông khí  sẽ rơi vào hô hấp ngược chiều. Khi thở
vào thì lồng ngực bị kẹt, khi thở ra thì lồng ngực căng phồng. Hô hấp đão ngược
sẽ gây cản trở thông khí của phổi ở vùng tổn thương. Vì thế gây thiếu oxy. Khó
khăn lớn nhất là đường dưới ngực sẽ bị tổn thương. Kết hợp với đau và tổn
thương ở ngực làm mất đi sự nâng thành ngực và góp phần làm thay đổi kiểu
thở
 Triệu chứng lâm sàng:
º Thường người bệnh bị giập ngực tỉnh thì thăm khám bằng cách quan sát: người
bệnh thở nhanh, nông, tím tái, tim đập nhanh.
º Người bệnh mê do gãy nhiều xương sườn: giảm oxy, thành ngực di động bất đối
xứng và không theo nhịp thở, sờ sự di động lồng ngực, tiếng nổ lép bép xương
sườn,
º Kiểm tra XQ để chẩn đoán xác định
 Xử trí tại cho:
º Cho người bệnh nằm nghiêng về phiá mảng sườn di động. Đặt 1 túi đựng gòn
dày, chắc vào ổ gãy. Nếu có dị vật thì không nên lấy dị vật ra

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 96

º Chăm sóc: theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, phòng chống choáng, trấn an người
bệnh, chuyển viện ưu tiên, giúp người bệnh giảm đau bằng thuốc và giúp người
bệnh hít thở nhẹ nhàng
 Phương pháp điều trị tại bệnh viện:
º Thông khí, Thở oxy ẩm
º Giúp giãn nở ngực và đảm bảo đủ oxy: Thở áp suất dương (PEEP: Possitive
end-expiratory pressure)
º Cố định thành ngực cơ bản: Có thể phục hồi hình thể, làm lồng ngực vững chắc,
phục hồi sinh lý của xương sườn bằng cách:
· Giải phẫu: kết hợp xương bằng kim loại
· Kéo liên tục mảng sườn
· Đặt dẫn lưu màng phổi: giúp lấy dịch và khí ra khỏi khoang màng phổi là
giúp phổi giãn nở tốt và thống khí tốt
3. BỆNH HỌC: Sinh lý bệnh
Bình thường khoang màng phổi có áp suất âm từ 10-12mmHg, nhờ đó mà phổi nở ra
trong khi hô hấp. Nếu khoang màng phổi bị rách do một vết thương từ ngoài thành ngực
(như dao hoặc vật nhọn đâm) hay do nguyên nhân từ bên trong (như xương sườn gãy
hoặc vỡ nang khí của phổi), khí tràn vào khoang màng phổi làm giảm áp suất âm này.
Tùy vào lượng khí tràn vào ban đầu sau đó có tiếp tục vào nữa hay không (như trong
tràn khí màng phổi có áp lực), phổi sẽ không thể dãn hết mức như trước được. Do áp lực
khoang màng phổi tăng và phổi bị xẹp, trung thất sẽ di lệch về phía phổi lành. Sự di lệch
này làm tăng áp lực lên các mạch máu lớn dẫn máu về tim do đó sẽ làm giảm máu trở về
tim. Nếu tràn khí màng phổi không được chữa trị, dần dần cung lượng tim sẽ bị giảm
đưa đến suy tuần hoàn toàn thân.
4. CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG NGỰC:
- Duy trì thông khí, thở oxy ẩm áp suất cao
- Thiết lập 2 đường truyền lớn
- Cởi bỏ quần áo và thăm khám vùng ngực tổn thương
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn, tri giác, độ bảo hoà oxy, nước tiểu xuất
- Lượng giá mức độ căng của màng phổi, nếu quá căng thì phụ giúp BS chọc dò dẫn
lưu
- Băng vết thương với băng không cho không khí đi qua,
- Không lấy dị vật, cố định nó với băng chèn chặt
- Khám xét lại có tổn thương khác như chảy máu và điều trị thích hợp
- Đặt người bệnh ở tư thế semi Fowler hay nằm nghiêng về phía tổn thương

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


TRÀN DỊCH VÀ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI

1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:


- Đánh giá tình trạng suy hô hấp, dấu hiệu thiếu oxy, đàm, tính chất cơn ho
- Nghe phổi: Âm sắc giảm,
- Nhìn: Tình trạng di động của thành ngực giảm
- Sờ: dấu hiệu tràn khí dưới da
- Tình trạng tim mạch: Huyết áp, nhịp tim, nước xuất nhập,
- Xét nghiệm: Khí máu, điện giải, công thức máu
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 97

- XQ ngực: thẳng, nghiêng


- Hệ thống dẫn lưu màng phổi: số lượng, màu sắc, tính chất dịch
- Tâm lý: lo âu, đau, bối rối.
- Biến chứng: xẹp phổi, hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS (Acute respiration distress
symptom)), sung huyết phổi, nhiễm trùng, phù phổi cấp, tắc mạch phổi

2. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP:


2.1. Suy giảm khả năng thở:
- Nhận định thông khí: nhịp thở, tần số thở, tính chất thở, căng giãn lồng ngực, suy
hô hấp, co kéo lồng ngực..
- Trợ giúp đặt dẫn lưu màng phổi, chăm sóc và theo dõi tình trạng dẫn lưu
- Ngăn ngừa yếu tố nguy cơ người bệnh rơi vào tình trạng suy hô hấp: nghẹt đàm,…
- Duy trì người bệnh ở tư thế dễ thơ: tư thế Fowler
- Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh cách hít thở sâu
- Hút đàm
- Phòng ngừa nhiễm trùng do dẫn lưu, nội khí quản, thở máy, do hút đàm
- Ap dụng kỹ thuật vô trùng khi chăm sóc

2.2. Suy giảm trao đổi khí:


- Lượng giá dấu hiệu chứng tỏ người bệnh giảm sự trao đổi khí: Bồn chồn, bức rức,
lo lắng, cánh mũi phập phồng, tím tái vùng môi miệng
- Thở oxy, theo dõi khí máu, PaCO2, PaO2, khí máu động mạch, ECG
- Theo dõi chức năng thận và tổng nước xuất nhập: thiếu oxy mô mãn tính và thay
đổi biến dưỡng
- Theo dõi điện giải sự thay đổi thường ảnh hưởng đến trao đổi oxy và trao đổi biến
dưỡng
- Nhiệt độ: sự dao động này là thay đổi biến dưỡng và nhiễm trùng thứ phát
2.3. Người bệnh không tống suất được đàm
- Lượng giá người bệnh không khả năng bài tiết đàm nhớt: giúp người bệnh khạc
đàm với phương pháp thích hợp: tư thế Fowler, ho, hút đàm, …
- Nghe phổi cẩn thận: tính chất thở, âm phổi, ho, đàm
2.4. Mệt: Lượng giá kiểu mệt, Yếu tố liên quan đến mệt, giúp người bệnh tư thế thoải
mái Thực hiện thuốc
2.5. Dinh dưỡng: ăn nhiều lần, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, theo dõi cân nặng Nên ăn
tư thế đầu cao
2.6. Khả năng thiếu dịch
- Trong tình trạng nặng, lượng giá dấu hiệu chảy máu dạ dày thứ phát do stress sinh
lý, theo dõi hemoglobine, Hct, quan sát phân, chất nôn ói, tính chất dịch dạ dày,
dấu chứng sinh tồn
2.7. Suy giảm khả năng vận động: giúp người bệnh xoay trở ngồi dậy, tập vận động
tứ chi
2.8. Sợ: Lượng giá mức độ sợ do thiếu không khí, do tình trạng bệnh

3. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:


- Hướng dẫn người bệnh cách xoay trở, cách thở sâu giúp màng phổi căng giãn

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 98

- Hướng dẫn người bệnh tránh tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp, tránh cảm
lạnh, tránh gío lùa

4. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ


- Phổi người bệnh giãn nở tốt, nghe rì rào phế nang rỏ, người bệnh không bị mệt,
không dấu khó thở
- Người bệnh thông hiểu các vấn đề chăm sóc và phòng ngừa bệnh khi xuất viện

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 99

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ MỞ KHÍ QUẢN


(TRACHEOTOMY)

MỤC TIÊU:
1. Nêu được định nghĩa mở khí quản
2. Nêu được 4 lợi ích của mở khí quản
3. Trình bày được trường hợp mở khí quản
4. Trình bày thành phần của canule Krisaberg
5. Thực hiện qui trình chăm sóc người bệnh có mở khí quản

1. ĐẠI CƯƠNG:
Mở khí quản là 1 vết rạch ở khí quản tạo ra 1 lổ mơ từ khí quản ra da và đặt canule
Krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn vào và cho phép không khí đi qua, giúp lấy chất tiết
hay dị vật ở khí quản.
Nơi mở thường ở đốt 2,3,4 vòng sụn khí quản.

2. TRƯỜNG HỢP MỞ KHÍ QUẢN:


- Người bệnh thở qua đường thở nhân tạo trong thời gian dài
- Tắc nghẽn đường hô hấp trên: dị vật, hốc xương… (CC)
- Chảy máu đường hô hấp trên
- Người bệnh tri giác xấu hơn (CC)
- Mất khả năng tống xuất đàm nhớt đường hô hấp dưới
- Bệnh uốn ván, bạch hầu, bại liệt thể hành não (CC)
- Người bệnh bị tổn thương do nội khí quản và đau
- Ngừng thở khi ngủ
- Tổn thương thanh quản hay khí quản: do u hầu họng
- Phỏng đường thở
- Chấn thương cổ và thanh quản: gây dập nát, phù nề (CC)

3. LỢI ÍCH:
- Mở khí quản giúp giảm được khoảng chết (khoảng 150 ml)
- Giúp người bệnh thở dễ dàng hiệu quả
- Dễ dàng lấy dị vật, hút đàm nhớt
- Dễ lắp máy thở

4. THỰC HIỆN QUI TRÌNH CHĂM SÓC:


4.1. Người bệnh mở khí quản có bóng chèn:
- Có chỉ định trong thở máy và bảo vệ đường thở thông thương giữa đường thở trên
và dưới
- Giúp chất tiết, thức ăn không lọt vào khí quản nhưng nó không tham gia giữ ống
mở khí quản. Khi bơm bóng chèn sẽ kín sự thông thương giữa ống ngoài canule
và thành khí quản. Áp lực trong bóng chèn từ 20 - 25 cm H2O. Cần theo dõi tình
trạng chèn ép thiếu máu nuôi tại thành khí quản
4.2. Suy giảm khả năng trao đổi khí
 Nguyên nhân:
- Hít máu vào đường thở, đàm nhớt ở vùng hầu họng, hít chất nôn ói
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 100

- Tăng tiết đàm nhớt ở khí phế quản


- Mất khả năng ho và hít thở sâu
- Hạn chế giản nở lồng ngực từ sự bất động
- Do những nguyên nhân khác: béo phì, mất nước, viêm phổi, tràn khí
 Can thiệp điều dưỡng:
- Ngay sau khi mở khí quản điều dưỡng phải hút đàm nhớt thường xuyên mỗi 5-10
phút/ 1 lần trong 3-4 giờ đầu sau đó hút khi người bệnh có đàm
- Lượng giá nồng độ oxy trong máu.
- Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt: dấu hiệu khó thở, tím tái…
- Nghe phổi trước và sau khi hút đàm.
- Người bệnh luôn nằm trong tầm nhìn của điều dưỡng 24/24 giờ
- Hút đàm: nên cung cấp oxy trước và sau khi hút đàm
º Ống hút nhỏ hơn hoặc bằng 2/3 đường kính canule.
º Thời gian mỗi lần hút không quá 10 - 15 giây (vì mỗi lần hút áp lực oxy giảm
xuống 30mm Hg).
- Ngưng hút ngay khi có dấu hiệu suy giảm hô hấp trong lúc hút cho người bệnh bị
nghẹt đàm và có dấu hiệu thiếu oxy: cung cấp oxy ngay khi hút bằng bóp bóng
oxy ẩm.
- Cung cấp đủ oxy cho người bệnh. Cho oxy ẩm để tránh biến chứng khô phổi, xẹp
phổi
- Nên cho người bệnh tập vật lý trị liệu lồng ngực tuỳ theo tình trạng người bệnh và
lý do mở khí quản.
- Ghi chú: về hút đàm, đáp ứng của người bệnh, đánh giá chức năng lồng ngực và
điều trị.
- Người bệnh thở máy hay điều trị thở ngắt quảng nên dùng canule có bóng chèn.
- Cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên.
- Cung cấp đủ nước cho người bệnh.
- Duy trì nhiệt độ bình thường.
4.3. Tình trạng nhiễm trùng phổi do lổ mở khí quản ra da:
 Nguyên nhân:
- Do hút đàm không đảm bảo vô khuẩn,
- Do viêm nhiễm chung quanh chân da dưới canula
- Do ẩm ướt gạc che chân canula.
 Can thiệp điều dưỡng:
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn, nhận định màu sắc đàm, theo dõi shock, chảy máu,
suy hô hấp, biến chứng của mở khí quản
- Lượng giá vết thương trong suốt mỗi phiên trực, và ghi hồ sơ cẩn thận: chảy máu,
mủ, tình trạng mô chung quanh, quan sát da dưới canule
- Chăm sóc canule mỗi khi ẩm ướt hay mỗi phiên trực, rửa vết thương khi ẩm ướt
- Bảo đảm vô khuẩn khi hút đàm
- Rửa nòng trong mỗi 4 giờ
- Chăm sóc sau khi đặt: quan sát chảy máu hay mạch đập ở canule
- Tránh dùng bình phun, bột phấn, che gạc hoặc, giấy mỏng có chứa cotton tránh
người bệnh hít ngoại vật vào đường thơ. Cẩn thận khi cạo râu hay cắt tóc cho
người bệnh tránh lông tóc rớt vào khí quản.
- Dùng gạc che chân mở khí quản nên cắt trước hay dùng gạc không bị tưa chỉ, có
chiều dài có thể gấp thành hình chử U.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 101

4.4. Nguy cơ sút canule:


- Cột dây có gút, độ căng của gút vừa đủ để được 2 ngón tay giữa da và dây cột.
- Tránh để nút cột ở vùng động mạch cảnh hay gáy người bệnh.
- Quan sát da có bị dị ứng dây.
- Trong trường hợp sút canule: điều dưỡng nên gọi người đến giúp đồng thời dùng
kềm banh rộng lổ mở, cho thở oxy hổ trợ trước khi có người đến đặt lại canule
mới, theo dõi sát hô hấp người bệnh.
4.5. Người bệnh lo lắng về bệnh tật của mình:
- Lượng giá mức độ lo lắng người bệnh
- Giải thích cách hút đàm tạo sự tự tin cho người bệnh.
4.6. Người bệnh không giao tiếp được bằng lời:
- Người bệnh không giao tiếp bằng lời được nên cung cấp cho người bệnh các dụng
cụ giao tiếp thông tin: giấy, bút, phấn, bảng, chuông gọi
- Có thể giao tiếp qua dấu hiệu, người bệnh cần được học tập điệu bộ trước mổ
- Chăm sóc hồi phục: hướng dẫn người bệnh dùng tay che canule để nói nhưng cẩn
thận không thực hiện với những người bệnh nặng, khó thở
4.7. Nguy cơ suy dinh dưỡng do mở khí quản:
- Phát hiện sớm dấu mất nước, suy dinh dưỡng
- Truyền dịch hay ăn qua tube levine hay bằng miệng.
- Cân người bệnh mỗi ngày và theo dõi nước xuất nhập.
- Chăm sóc hồi phục: đánh giá khả năng nuốt.
- Nếu ăn qua tube levine nên bơm bóng chèn trước khi ăn và xả bóng sau khi ăn 15
phút, người bệnh phải nằm đầu cao khi ăn và giữ tư thế sau khi ăn 30phút.
- Nếu người bệnh nặng, hôn mê: nên cho thức ăn nhỏ giọt qua sonde
- Kiểm soát và cung cấp dinh dưỡng đủ cho người bệnh, giúp người bệnh ngon
miệng nên cho người bệnh ngữi, nhìn, nếm thức ăn trước khi ăn.
- Cho người bệnh uống nhiều nước giúp loãng đàm.
4.8. Quản lý khi người bệnh xuất viện:
- Phải hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách chăm sóc canule tại nhà gồm:
thay băng, hút đàm, thay canule nòng trong, thay dây, cho ăn qua sonde dạ dày.
- Người bệnh phải biết nơi mua canule và nơi trở lại tái khám.
4.9. Tập cho người bệnh trước khi rút canule:
- Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh tham gia tự thở qua mũi.
- Đầu tiên nên cho người bệnh che canule 5-20 phút, tuỳ thuộc vào tình trạng hô
hấp, tự tin của người bệnh. Sau đó tăng dần thời gian.
- Theo dõi tình trạng oxy máu người bệnh.
 Chuẩn bị và rút canule:
- Lượng giá khả năng thở, hiệu quả ho, phản xạ nuốt.
- Phúc trình bất kỳ triệu chứng bất thường bệnh cho thầy thuốc.
- Bít lại canule và gia tăng thời gian.
- Chuẩn bị dụng cụ cấp cứu hô hấp.
- Rút canule.
- Theo dõi hô hấp người bệnh sau rút.
- Che lại lổ mở, kiểm tra và thay băng mổi ngày, quan sát các dấu hiệu nhiễm
trùng.

5. BIẾN CHỨNG: Phòng ngừa và xử trí các biến chứng:


09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 102

- Tắc nghẽn đường thở do cục máu đông trong những giờ đầu sau mổ: trong giai
đoạn này điều dưỡng hút đàm mỗi 5-10 phút /1 lần để tránh máu cục làm tắc
nghẽn đường thở.
- Chảy máu: thường có nguy cơ chảy máu trong những giờ đầu sau mổ. Theo dõi
số lượng máu chảy và báo bác sỹ.
- Tắc nghẽn đường thở do đàm nhớt: hút đàm nhớt thường xuyên và nên nghe phổi
trước và sau khi hút đàm.
- Tràn khí dưới da: Theo dõi khó thở
- Nhiễm trùng chân mở khí quản: rửa sạch và thay băng khi ẩm ướt
- Viêm phổi: hút đàm, bảo đảm hệ thống hút đàm vô trùng, hướng dẫn người bệnh
hít thở sâu
- Dò khí thực quản: người bệnh ăn sặc, thở khó.
- Hẹp khí quản: Người bệnh thở khó, nói khó, thở có tiếng rít.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 103

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ DẪN LƯU MÀNG PHỔI

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được chức năng sinh lý màng phổi
2. Trình bày được hệ thống ống dẫn lưu màng phổi
3. Trình bày được vị trí đặt, biến chứng trong và sau khi đặt
4. Thực hiện được chăm sóc người bệnh có dẫn lưu màng phổi
5. Trình bày được biến chứng sau khi đặt dẫn lưu màng phổi

1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ:


 Màng phổi gồm 2 lá: lá thành và lá tạng, giữa 2 lá là 1 khoang ảo.
 Có 3 chức năng:
5.1. Chức năng bài tiết: Màng phổi tiết ra 1 ít chất dịch cho 2 lá màng phổi trượt lên
nhau dễ dàng trong động tác thở
5.2. Chức năng hấp thu: Khi dịch hay khí tràn vào khoang màng phổi nếu ít sẽ được
hấp thu. Sự hấp thu mạnh nhất là nhờ mạng lưới hạch bạch huyết
5.3. Chức năng cơ học: Là trạng thái chân không ở khoang màng phổi giúp cho 2 lá phổi sát
vào nhau và nhờ đó luôn luôn nở ra tới thành ngực. Nó tạo áp lực -5cm H2O khi thở ra và -
20 cm H2O khi hít vào. Khi ho mạnh thì áp lực trong xoang màng phổi tụt xuống từ - 40cm
đến –50cm H2O và sau đó tăng vọt len +50 cm H2O. Vì thế khi khoang màng phổi có bất kỳ
lỗ thủng nào cũng làm cho không khí uà vào xoang màng phổi và như thế làm mất trạng thái
âm tính. Phổi sẽ co lại, chức năng hô hấp bị rối loạn.
2. MỤC ĐÍCH ĐẶT DẪN LƯU
- Điều trị
- Chẩn đóan
- Phòng ngừa và theo dõi
3. VỊ TRÍ ĐẶT DẪN LƯU
- Các cơ quan nguy hiểm đều nằm phía trong và phía dưới núm vú
- Nếu vẽ 1 đường ngang và 1 đường thẳng thành hình chử thập qua núm vú thì góc
trên ngoài là góc an toàn. Đặt dẫn lưu sát bờ trên xương sườn dưới khe liên sườn đã
chọn Trong trường hợp tràn khí hay tràn dịch màng phổi do chấn thương nên đặt dẫn
lưu liên sườn 4- 5 đường nách giữa
4. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG DO ĐẶT DẪN LƯU
- 1 Rách và gây chảy máu động tĩnh mạch liên sườn
- 2 Tràn khí màng phổi
- 3 Tràn khí dưới da
- 4 Tổn thương các cơ quan trong ổ bụng
- 5 Đầu ống đặt vào khỏang trống phần mềm dưới da

5. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG DẪN LƯU


 Ống dẫn lưu
- Chất liệu: Ống Argyle bằng chất liệu PVC được tráng bằng một lớp silicone, có vạch
cản quang dọc theo chiều dài ống...
- Kích thước: dùng từ to đến nhỏ 16Fr đến 36Fr, người lớn thường dùng số 28-36 Fr
 Ống nối: là ống nối giữa dây câu và dẫn lưu.
 Dây câu nối: tiếp với ống dẫn lưu, dây nên trong suốt, chiều dài 60cm.
 Chai hứng:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 104

- Dung tích: ít nhất là1 lít


- Trong suốt và trong bình chứa lượng dịch đủ ngập ống thủy tinh dài từ 2- 3cm, bình
phải có vạch ghi đơn vị.
- Có nắp kín: có 2 ống thủy tinh vừa khít:
º Ống dài: ngập trong nước vô khuẩn 2-3 cm.
º Ống ngắn chỉ đi qua nút chai.
6. NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI:
- 1 Kín và 1 chiều.
- 2 Hệ thống ống phải thông.
- 3 Vô khuẩn hoàn toàn.
- 4 An toàn cho người bệnh.
7. CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI
- Giữ ống thẳng và không căng, không cho người bệnh nằm đè lên.
- Luôn giữ điểm nối kín giữa dẫn lưu - dây câu - bình chứa
- Giữ mực nước trong bình kín và ống dài luôn ngập trong nước 2-3cm vì nước có thể
bị bốc hơi.
- Đặt 1 miếng băng bên ngoài chai dẫn lưu và ghi chú: mức dịch đổ vào, ngày giờ thay
bình, tên điều dưỡng thực hiện.
- Bất kỳ sự thay đổi nào về tính chất, chất lượng, số lượng nên ghi và báo cáo rỏ số
lượng dịch ra trong 30’ trong 2 giờ đầu sau khi đặt dẫn lưu màng phổi,mỗi giờ trong
24 giờ sau, mỗi 2 giờ sau đó và mỗi 8 giờ khi ổn định.
- Quan sát bọt khí trong bình và mực nước lên xuống trong ống thuỷ tinh hay dẫn lưu
màng phổi. Nếu không thấy mực nước lên xuống ở ống thuỷ tinh thì:
º Quan sát nếu người bệnh khó thở tím tái thì hệ thống bị tắc
º Nếu người bệnh vẩn thở tốt thì phổi dãn nở tốt
º Thực hiện kiểm tra XQ phổi
- Kiểm tra sự sủi bọt trong bình kín. Bình thường nước sẽ dao động lên xuống trong
ống theo nhịp thở của người bệnh. Đôi khi sự sủi bọt ngắt quảng xảy ra trong trường
hợp dẫn lưu khí. Nhưng khi sự sủi bọt tiếp tục và không dứt thì điều dưỡng xác định
lại xem bình còn kín không, đồng thời nên kẹp ống lại cho đến khi ngừng sủi bọt.
Sau đó tìm điểm rò khí để băng lại và băng các điểm nối, hay có thể nên thay hệ
thống mới ngăn ngừa rò khí
- Nên có monitor theo dõi dấu hiệu sống người bệnh thường xuyên trong trường hợp
nặng, nghe phổi, quan sát lồng ngực người bệnh để phát hiện bất kỳ bất thường sự di
động lồng ngực
- Không bao giờ nâng cao hệ thống bình nước ngang ngực người bệnh, để chai hứng ở
nơi an toàn: bảo đảm chai hứng không bể, không lật đổ và nước trong chai không cạn
nước. Nếu chai lật nhào hay đổ nước thì kẹp ống ngay lại và thay chai khác ngay
- Khuyến khích người bệnh ho, hít thở sâu giúp giãn nở lồng ngực đễ phổi giãn nỡ
hoàn toàn tránh nguy cơ xẹp phổi. Tập thở 5-6 lần / 2 giờ
- Cho người bệnh nằm tư thế semi Fowler, nếu không có chống chỉ định nên xoay trở
người bệnh mỗi 2 giờ nghiêng về dẫn lưu, tập dang tay mỗi ngày 3 lần
- Khi di chuyển hay thay hệ thống nên kep ống lại. Luôn luôn có 2 kềm to để trên
giường người bệnh
- Khi bị tuột ống: dùng tay hay gạc vaselin kẹp kín mí da lại ngay tránh khí tràn vào
khoang màng phổi

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 105

- Nếu có máy hút thì gắn vào ống ngắn. Người lớn hút áp lực -20 đến -25 cm H2O, trẻ
em hút áp lực -10 đến -15cm H2O
8. RÚT DẪN LƯU:
- Thường không để quá 72 giờ
- Rút khi phổi dãn nở tốt trên lâm sàng và X-quang
- Dịch giảm 50-100ml trong 8 giờ
- Rút dẫn lưu màng phổi trong thì hít vào
- Rút ống xong nên cố định kín vết thương chân dẫn lưu
- Quan sát hô hấp và theo dõi biến chứng
9. BIẾN CHỨN VÀ TAI BIẾN SAU ĐẶT DẪN LƯU
- Viêm phổi: hướng dẫn người bệnh cách thở, vận động, giữ ấm, vệ sinh răng miệng
- Xẹp phổi: hướng dẫn người bệnh cách tập thở sâu 5-6 lần trong 2 giờ ngay sau khi
đặt cho đến khi xuất viện
- Nhiễm trùng chân dẫn lưu: Thay băng khi thấm dịch
- Nhiễm trùng vết mổ: luôn thay vết mổ vô trùng trước,
- Khó thở do dày dính màng phổi: hướng dẫn người bệnh hít thở sâu 5-6 lần mỗi 2 giờ
trong thời gian có dẫn lưu màng phổi cũng như khi đã rút dẫn lưu
- Dò khí qua hệ thống: băng kín các mối nối và chân dẫn lưu
- Bể bình
- Sút ống dẫn lưu
- Gập ống và tắc nghẽn

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 106

CHƯƠNG 4: TIẾT NIỆU

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT HỆ NIỆU

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được giải phẫu và chức năng hệ tiết niệu
2. Thực hiện được các xét nghiệm cận lâm sàng
3. Thực hiện được chăm sóc người bệnh trước mổ hệ niệu
4. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ hệ niệu
5. Trình bày và chăm sóc được các loại dẫn lưu hệ niệu

1. GIẢI PHẪU Và CHỨC NĂNG HỆ TIẾT NIỆU:


Hệ tiết niệu có liên quan chặt chẽ với hệ sinh dục.
Hệ tiết niệu gồm:
- Hai thận: gồm thận phải và thận trái, thận nằm sau phúc mạc trong ổ thận, thận
phải thường thấp hơn thận trái. Về mặt chức năng thận là cơ quan lọc nước tiểu để
thải các chất thải của chuyển hóa, đào thải chất độc, giữ vững hằng định nội môi
(cân bằng nước và điện giải…). Ngoài ra nó còn tham gia quá trình tạo máu nhờ
chất Renin và Erythropoietin
- Hai niệu quản: phải và trái là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Niệu
quản dài khoảng 25cm, có 3 chổ hẹp: khúc nối niệu quản - bể thận, nơi bắt chéo
động mạch chậu, và đoạn trong thành bàng quang.
- Một bàng quang: có nhiệm vụ chứa nước tiểu giữa 2 lần đi tiểu. Dung tích chứa
khoảng 250-300ml, sức chứa tối đa có thể đến 2-3 lít.
- Một niệu đạo: là đoạn cuối của hệ tiết niệu có nhiệm vụ dẫn nước tiểu ra ngoài.
Có sự khác biệt giữa niệu đạo nam và nữ:
º Niệu đạo nam: vừa là cơ quan bài tiết nước tiểu vừa tham gia vào hệ sinh dục
(dẫn tinh dịch). Niệu đạo nam dài 16cm gồm 3 đoạn: niệu đạo tuyến tiền liệt,
niệu đạo màng, và niệu đạo xốp.
º Niệu đạo nữ: dài 3cm chạy dọc trước âm đạo và tận cùng bằng lỗ ngoài niệu
đạo nằm ở phần trước tiền đình âm đạo

2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ:


 Các chỉ định phẫu thuật thuộc hệ niệu:
- Cắt thận do: u, chảy máu thận
- Lấy sỏi niệu
- Ghép thận
- Tái tạo niệu quản, niệu đạo
- Phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến
- Phẫu thuật ung thư bàng quang, thận v.v..
 Các thủ thuật niệu:
- Lấy sỏi, nong niệu quản qua nội soi bàng quang - niệu quản
- Lấy sỏi bàng quang qua nội soi
 Nhận định tình trạng người bệnh:
- Đánh giá mức độ lo sợ của người bệnh về cuộc mổ sắp đến. Cung cấp thông tin
cho người bệnh hiểu:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 107

º Về vết mổ bên hông


º Người bệnh có các dẫn lưu sau mổ
º Tư thế nằm nghiêng sau mổ và đau
- Nhận định tình trạng người bệnh:
º Lâm sàng: huyết áp, cân nặng, phù, nước tiểu, đau bụng, đau lưng, rối loạn
tiêu hoá, nước xuất nhập
º Cận lâm sàng: BUN, creatinin, tổng phân tích nước tiểu …
 Chăm sóc trước mổ:
Chăm sóc trước mổ được chuẩn bị giống như bài chăm sóc trước mổ chung
nhưng cần chú ý:
- Nước và điện giải cho người bệnh
- Theo dõi kết quả xét nghịêm chức năng thận
- Thực hiện các thủ thuật niệu khoa trước mổ: điều dưỡng chuẩn bị cho người
bệnh, thực hiện an toàn các thủ thuật niệu khoa, các xét nghiệm cân lâm sàng

3. QUI TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ:


 Nhận định điều dưỡng:
- Nước tiểu: màu sắc, số lượng, tính chất, mùi của nước tiểu
º Nếu người bệnh có ống thông tiểu thì nước tiểu ra 0,5-1 ml/kg cân nặng /giờ
º Nếu người bệnh tự tiểu thì đánh giá tính chất đi tiểu
º Nếu sau mổ 6-8 giờ mà người bệnh không có nước tiểu thì điều dưỡng phải
thăm khám bàng quang để đánh giá có cầu bàng quang không?
- Tình trạng chảy máu sau mổ qua dẫn lưu, vết mổ, nước tiểu
- Tổng trạng người bệnh: dấu chứng sinh tồn, cân nặng, phù, da niêm
- Mức độ đau: vết mổ, hông lưng, dẫn lưu
- Tình trạng hô hấp: khó thở do đau …
- Tình trạng dẫn lưu
- Tình trạng nước xuất nhập
 Chẩn đoán điều dưỡng và can thiệp điều dưỡng:
2.1. Nước tiểu bất thường do sau mổ tiết niệu:
- Ngay sau mổ 1-2 giờ: nước tiểu và các dẫn lưu khác nên được báo cáo chính xác và
riêng biệt
- Các dẫn lưu nước tiểu không được kẹp hay tưới rửa khi chưa có y lệnh đặc biệt
- Tổng nước tiểu xuất bình thường 30-50ml/ giờ
- Theo dõi cân nặng so sánh với trước mổ
- Ghi lại: màu sắc, số lượng, tính chất nước tiểu, bất thường về máu, mủ, sỏi qua dẫn
lưu
2.2. Bí tiểu cấp tính do phẫu thuật:
- Nếu người bệnh tự tiểu: điều dưỡng giúp người bệnh tiểu đúng tư thế
- Nếu người bệnh tiểu khó: điều dưỡng giúp người bệnh tự tiểu được qua các kỹ thuật
như:
º Nghe tiếng nước chảy
º Đắp ấm vùng trên xương mu
º Cho người bệnh nằm trên bô tiêu kín đáo
º Cho người bệnh đến nhà vệ sinh
- Nếu người bệnh tiểu qua dẫn lưu:

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 108

º Chăm sóc hệ thống ống thông niệu đảm bảo đảm đúng kỹ thuật vô trùng, hệ thống
ống thông câu nối an toàn vô trùng
º Rút thông tiểu sớm để tránh tình trạng nhiễm trùng tiểu.
º Mỗi ngày nên cân người bệnh giúp cân bằng điện giải và nước, cho người bệnh
uống nhiều nước
2.3. Khó thở do đau vết mổ sau mổ:
Do vết mổ nằm ở bên dưới xương sườn 12 và gần cạnh dưới cơ hoành nên người
bệnh sẽ hạn chế thở do đau hướng dẫn tập thở, ngồi dậy, thực hiện thuốc giảm đau.
Phải bảo đảm thông khí
2.4. Bụng căng chướng do cầu bàng quang, do liệt ruột
Sau mổ người bệnh căng chướng bụng do có cầu bàng quang sau mổ, nguyên nhân
phổ biến hơn là liệt ruột.
- Theo dõi nhu động ruột, đau bụng, căng chướng bụng
- Người bệnh sẽ uống nước khi có nhu động ruột, bù đủ nước
- Cho người bệnh xoay trở, ngồi dậy nếu được
- Giúp người bệnh đi tiểu
- Cho người bệnh nằm tư thế Fowler, hít thở sâu, đặt tube Levine, đặt ống thông trực
tràng..
2.5. Người bệnh gặp nhiều biến chứng sau mổ do dẫn lưu: xem phần dẫn lưu tiết
niệu
2.6. Người bệnh lo lắng do nước tiểu qua dẫn lưu:
- Giải thích và hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc
- Báo cáo cụ thể số lượng, tính chất của nước tiểu qua dẫn lưu
- Chăm sóc da ở chân dẫn lưu
 Tiêu chuẩn lượng giá:
- Người bệnh sau mổ không có biến chứng: về hệ niệu, nước tiểu
- Người bệnh tiểu bình thường

4. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH & THỰC HIỆN CÁC XÉT NGHIỆM
Giải thích cho người bệnh về mục đích của các xét nghiệm giúp xác định chức năng
thận và sự bài tiết nước tiểu. Người bệnh không ăn uống, hạn chế uống nước, không
uống thuốc trước 24 giờ và nhất là các thuốc có ảnh hưởng đến thận nếu như không có
chỉ định
4.1. Xét nghiệm nước tiểu: nên lấy nước tiểu vào buổi sáng, sau khi vệ sinh sạch bộ
phận sinh dục.
• Lý học:
- Khối lượng:1-1,5 lít / 24 giờ, > 3 lít là đa niệu, < 800ml là thiểu niệu, <200ml là
vô niệu
- Màu sắc: bình thường trong, có màu vàng nhạt
- Tỷ trọng: 1.015-1.025, nước tiểu ban đêm cô đặc hơn ban ngày
• Hoá: Những chất bình thường trong nước tiểu: đạm, đường, cetone hemoglobine,
sắc tố mật, muối mật, pH nước tiểu là 5,5- 6,5
- Cặn lắng: Trụ, tế bào
- Vi trùng: Tiêu chuẩn nhiễm trùng niệu đạo vào số lượng khuẩn lạc đếm được
sau khi cấy 1 ml nước tiểu:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 109

° 105: có nhiễm trùng tiểu


° Từ 104 –105 nghi ngờ
° <104 vấy trùng
° Các tinh thể: phosphat, oxalate, urate
Trước khi lấy nên vệ sinh vùng sinh dục bằng nước sạch, lấy nước tiểu giữa dòng,
chai hứng nước tiểu phải vô trùng
4.2. Xét nghiệm về máu: người bệnh nhịn đói trước 8 giờ
- Urée: 20-40mg/dL, BUN: 5-20mg/dL
- Creatinine: 0,8-1,5mg/dl
- Ion đồ
- Thăng bằng kiềm toan: pH máu 7,35-7,45
- Các chất chỉ điểm sinh học:
° PSA (Prostatic Specific Antigen) bình thường: <4ng/ml
° HCG (Beta Hunman Chorionic Gonadotrophin): bình thường 20-30 ng/ml
4.3. 2.4. X quang bộ niệu không chuẩn bị
- Mô tả: chụp film bụng
- Mục đích: xác định hình ảnh hệ niệu, phát hiện sỏi, bất thường thận, niệu quản,
bàng quang, khối u to.
- Biến chứng: không
- Chống chỉ định ở phụ nữ có thai
- Chuẩn bị: người bệnh cần thụt tháo sạch đại tràng trước 3-5 giờ. Tiêu chuẩn phim
tốt là thấy được bóng 2 cơ thắt lưng - chậu
4.4. X quang bộ niệu có tiêm thuốc cản quang
(UIV = Urographie Intra Veinneuse)
- Mô tả: tiêm vào tĩnh mạch thuốc cản quang có chứa chất Iode tan trong nước, tiêm
nhiều lần trong nhiều phút và theo dõi ảnh chụp trên nhiều film để quan sát thuốc
bài tiết qua thận, niệu quản
- Mục đích: thấy hình ảnh của hệ tiết niệu, chức năng bài tiết của thận, niệu quản,
hình ảnh bất thường của hệ niệu.
- Biến chứng: dị ứng thuốc,
- Không thể thực hiện nếu Urée máu >0,8g/l hay BUN >40mg/dl, suy thận cấp, tiểu
đường không ổn định, mất nước
- Chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
- Chăm sóc:
° Công tác tư tưởng, thủ tục trước thủ thuật, hỏi tiền sử dị ứng thuốc,
° Đêm trước thủ thuật: thụt tháo, không ăn uống cho đến khi thực hiện
° Sau thủ thuật: cho người bệnh ăn, uống nhiều nước. Theo dõi nước xuất nhập,
nôn ói, dị ứng
4.5. Chụp X quang ngược chiều có thuốc cản quang
- Chụp X quang niệu đạo- bàng quang ngược chiều (UCR=Urethro-Cystographie
Rétrograde) dùng ống thông Foley đặt vào niệu đạo, vào bàng quang và bơm thuốc
cản quang
- Giúp phát hiện trường hợp sỏi, hẹp niệu đạo, bướu bàng quang
- Chụp X quang niệu quản - thận ngược chiều (UPR =Uréthro- Pyélographie-
Rétrograde): dùng máy nội soi bàng quang cho vào niệu quản 1 thông niệu quản và
bơm vào 7-10ml thuốc cản quang
- Giúp phát hiện thận câm, sỏi thận hoặc sỏi niệu quản không cản quang
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 110

4.6. Siêu âm:


- Mục đích chẩn đoán, lượng giá hình ảnh bất thường ở hệ niệu, mức độ ứ nước thận,
sỏi, khối u, sau ghép thận, teo hẹp niệu quản, bất thường bàng quang
- Chuẩn bị: giải thích thủ tục, kín đáo giúp người bệnh không bối rối, đòi hỏi bàng
quang phải đầy nước
4.7. CT-scan, MRI (Magnetic Resonnance Imaging)
- Mục đích: Chẩn đoán các bất thường hệ niệu.
- Chuẩn bị: Lượng gía người bệnh có dị ứng thuốc, theo dõi dấu hiệu dị ứng thuốc,
nên lấy hết những vật kim loại ra khỏi người bệnh

5. CHĂM SÓC DẪN LƯU TIẾT NIỆU


5.1. Giới thiệu dẫn lưu niệu khoa:
- Ống thông được cấu tạo bởi chất liệu: cao su, plastic, kim loại hay những vật liệu
khác dùng để dẫn lưu, tiêm hay dẫn lưu dịch qua cơ thể. Tiến trình mà ống thông
qua hốc cơ thể thì gọi là hệ thống dẫn lưu.
- Những dẫn lưu đặt bên trong cơ thể thường có bóng để giữ dẫn lưu
- Điều dưỡng phải hiểu lý do đặt dẫn lưu, liên quan khoa học cơ bản, kỹ thuật vô
khuẩn, chăm sóc dẫn lưu thích hợp
- Giới thiệu dẫn lưu: có nhiều loại ống, kích cở, hình dáng.
- French là đơn vị đo, 1 French = 0.33mm đường kính. Phái nam thường dùng cỡ từ
16-18F. Phái nữ thường dùng cỡ 14-16F
- Hệ niệu thường có các loại dẫn lưu: niệu đạo, niệu quản, dẫn lưu bể thận, dẫn lưu
hố thận, dẫn lưu bàng quang, dẫn lưu Retzuis, dẫn lưu vùng hội âm
5.2. Chỉ định đặt dẫn lưu niệu khoa:
- Giảm căng bàng quang do tắc, liệt, không tiểu được
- Giảm áp lực bàng quang trước mổ và trong trường hợp mổ bụng vùng thấp hay mổ
vùng chậu
- Dễ dàng cho những phẫu thuật sửa chữa niệu đạo và chung quanh
- Cố định, tái tạo, nong niệu đạo hay niệu quản để lành vết thương sau mổ hay sau
chấn thương
- Điều trị tưới rửa bàng quang
- Đo lường chính xác nước tiểu xuất cho những người bệnh nặng
- Đo được nước tiểu tồn lưu
- Nghiên cứu cấu trúc giải phẫu hệ tiết niệu
- Dẫn lưu điều trị, phòng ngừa, nong niệu quản, nong niệu đạo
- Bơm rửa sỏi, mủ thận …
5.3. Các loại ống dẫn lưu niệu khoa:
 Dẫn lư u niệu đạo:
- Dẫn lưu niệu đạo là dẫn lưu đi qua niệu đạo qua cơ vòng bàng quang vào bàng
quang để dẫn lưu nước tiểu. Có nhiều nguyên tắc cơ bản chăm sóc người bệnh có
dẫn lưu niệu đạo. Người bệnh có dẫn lưu niệu đạo thường được quản lý ở bệnh viện
nhưng không vì thế mà không có nguy cơ nhiễm trùng. Cần tuân thủ biện pháp vô
khuẩn khi đặt dẫn lưu. Sau đó phòng chống và duy trì vô khuẩn với hệ thống kín.
Bơm rửa bàng quang không thực hiện thường xuyên nếu không cần thiết
- Trong thời gian có dẫn lưu điều dưỡng nên giúp hệ thống thông tốt, theo dõi dịch
xuất nhập, an toàn và ngăn ngừa nhiễm khuẩn

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 111

- Cần cho người bệnh cùng tham gia chăm sóc để giúp người bệnh không phiền
muộn vì: phơi trần cơ thể, thay đổi cơ thể, lệ thuộc vào người khác
- Khi cần thiết mới đặt dẫn lưu niệu đạo và rút sớm khi hết tác dụng
- Với người bệnh đi lại được, nên hướng dẫn họ cách theo dõi dẫn lưu
- Nếu cần đặt dẫn lưu niệu đạo nên thực hiện vô khuẩn, kín và 1 chiều. Nên đổ túi
chứa thường xuyên và để thấp hơn bàng quang, nếu tắc thì thay dẫn lưu mới. Phải
duy trì dòng chảy thông suốt
- Chăm sóc bộ phận sinh dục, bao gồm rửa sạch đầu tiểu và ống dẫn lưu với xà
phòng và nước, sau đó thoa kháng sinh mỡ. Không nên dùng phấn và lotion gần
dẫn lưu. Phải cố định dẫn lưu đúng tư thế để tránh di động và căng niệu đạo
- Hệ thống vô khuẩn hoàn toàn. Tưới rửa khi tắc hay do cục máu đông nếu nghi ngờ.
Nếu đặt trong thời gian dài nên uống nhiều nước để thải cặn lắng. Nếu cần tưới rửa
với dẫn lưu ngắn ngày nên dùng dẫn lưu 3 nhánh. Lấy 1 ít nước tiểu cấy thì nên
dùng kim 21 để rút ở bên ngoài ống, trước khi làm nên sát trùng bên ngòai ống
bằng dung dịch sát khuẩn
- Thường sau khi đặt dẫn lưu dưới 2 tuần thì không cần thiết thay dẫn lưu khác. Với
dẫn lưu đặt lâu chỉ thay khi dây sờ cứng, hay chức năng ống giãm. Túi hứng nếu
muốn dùng lại nên rửa lại bằng xà phòng và nước và nếu không muốn dùng ngay
lại nên ngâm rửa dung dịch dấm ngăn ngừa vi trùng Pseudomonas
 Dẫn lưu niệu quản
- Dẫn lưu đi qua đường niệu đạo đến bàng quang vào niệu quản qua màn hình nội soi
bàng quang
- Qua giải phẫu: đặt từ bên trong từ niệu quản và dẫn lưu ra thành bụng
- Dẫn lưu niệu quản dùng như nòng sau giải phẫu ngăn ngừa tắc do phù.
- Thường xuyên báo cáo riêng lượng nước tiểu ở dẫn lưu niệu quản với các dẫn lưu
niệu khác
- Người bệnh nên nằm tại giường trong thời gian có dẫn lưu niệu quản cho đến khi
có chỉ định đi lại
- Dẫn lưu thường lưu lại sau giải phẫu lấy sỏi hay tắc niệu quản do khối u
- Nơi chân dẫn lưu cần được chăm sóc thường xuyên tránh tổn thương da
- Lượng nước tiểu ở bồn thận dung tích # 3-5ml, nếu dung tích nước tiểu gia tăng thì
tổn thương mô thận vì thế không nên cột dẫn lưu niệu quản, Nếu lượng nước tiểu
giảm nên báo bác sĩ ngay
- Nếu có y lệnh tưới rửa dẫn lưu niệu quản nên áp dụng vô khuẩn tuyệt đối
- Dẫn lưu nên theo dõi ít nhất 1-2 giờ sau đặt.
- Nước tiểu còn qua đường niệu đạo. Do đó cần báo cáo nước tiểu qua dẫn lưu niệu
quản và qua niệu đạo
- Thĩnh thoãng dẫn lưu niệu quản dùng như làm nòng và không có tác dụng dẫn lưu.
Điều quan trọng là nên liên hệ với bác sĩ để điều dưỡng biết tác dụng của loại dẫn
lưu để biết cách chăm sóc
 Dẫn lưu bàng quang ra da:
• Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là phương pháp đơn giãn nhất và cổ xưa nhất
để chuyển dòng nước tiểu
• Có 2 cách:
- Gây tê tại chổ dùng trocar đặt và khâu cố định ống trên da
- Đặt trong khi gây mê toàn diện
• Chăm sóc: băng chân dẫn lưu, ngừa rơm lở da tích cực
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 112

- Dẫn lưu bàng quang trên xương mu thường dùng tạm thời cho những người bệnh
như u xơ tiền liệt tuyến, bơm rửa cầm máu, giúp giải thoát nước tiểu khi chấn
thương hay khi phẫu thuật niệu đạo
- Cũng có khi dài hạn: bị rò, đặt thay thế dẫn lưu niệu đạo..
- Dẫn lưu bàng quang thường dẫn lưu kém do tắc cơ học bởi thành dẫn lưu cọ vào
thành bàng quang, do cặn lắng, do máu cục.
- Điều dưỡng can thiệp: dẫn lưu trọng lực và ngăn ngừa ống dẫn lưu cuộn tròn,
xoay trở, vuốt ống, tưới rửa khi có y lệnh, câu nối xuống thấp. Uống nhiều nước
- Điều dưỡng cần chăm sóc cẩn thận vùng da quanh chân dẫn lưu, ngừa rơm lở da
tích cực. Theo dõi dấu hiệu xì dò nước tiểu.
 Dẫn lưu bể thận
- Dẫn lưu bể thận thì được đặt trong bể thận để giải quyết tắc nghẽn ở thận. Chăm
sóc cơ bản giống như dẫn lưu niệu quản.
- Chất qua dẫn lưu bể thận là nước tiểu.
- Dẫn lưu không bao giờ được cuộn lại, không giơ cao lên trên, không kẹp khi chưa
có y lệnh điều trị
- Nếu người bệnh than phiền đau nhiều nơi dẫn lưu thì nên xem lại dẫn lưu có thông
không, luôn câu bình chứa thấp hơn dẫn lưu 60cm, bình kín vô trùng
- Khi có y lệnh rửa thì chỉ bơm mỗi lần không hơn 5ml nước muối sinh lý, và tuân
thủ nghiêm ngặt kỹ thuật vô trùng
- Khi bơm ngăn ngừa căng phồng ở thận và tổn thương niệu quản. Nếu người bệnh
than đau thì ngưng lại.
- Nhiễm trùng và sót sỏi là biến chứng có liên quan với dẫn lưu thận
 Dẫn lưu hố thận: là phòng ngừa, dịch ra thường là máu, dịch tiết, chăm sóc như
các dẫn lưu phòng ngừa khác

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 113

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ SỎI ĐƯỜNG NIỆU

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được nguyên nhân tạo sỏi, yếu tố nguy cơ
2. Trình bày được các phương pháp lấy sỏi
3. Qui trình chăm sóc người bệnh trước mổ sỏi đường niệu
4. Qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi thận - niệu quản

1. NGUYÊN NHÂN TẠO SỎI:


1.1. Do rối loạn toàn thân: Rối loạn chuyển hóa các chất:
 Sỏi calci: Có 3 dạng tăng calci niệu:
- Do hút thu: hay còn gọi là tăng calci niệu do tăng tuyến cận giáp nguyên phát xảy
ra trên người có bướu lành tuyến cận giáp, gãy xương lớn và bất động lâu ngày,
dùng nhiều sinh tố D và corticoid, di căn của ung thư xương
- Do hấp thu: sự hấp thu calci niệu tại ruột làm tăng calci niệu nhưng không làm tăng
calci huyết, có 3 nguyên nhân:
° Sự giảm calci huyết kích thích thận bài tiết 1.25 DHCC chất liên hệ tới hấp thu
calci tại ruột
° Tổn thương tại ruột: ký sinh trùng
° Giảm các chất ức chế kết tinh sỏi
- Tăng calci niệu do thận:
 Sỏi oxalate:
- Nguồn ngoại sinh: thực phẩm có chứa acid oxalic như rau xanh, cacao..
- Nguồn nội sinh: ký sinh trùng đường ruột đã có sẳn acid oxalate trong hệ tiêu hóa,
acid oxalic liên hệ mật thiết với chuyển hóa glucid nên thiếu sinh tố B6 sẽ sinh sỏi
 Sỏi phosphate:
- Sỏi phosphat kết tinh ở nước tiểu có pH > 6,8-7 và sỏi thường kết hợp với nhiễm
trùng, vi khuẩn sinh sỏi chủ yếu là vi khuẩn gam (-), thường xảy ra ở những người
ăn chay
 Sỏi urat: thường pH nước tiểu < 6
- Lượng acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu
- Nước tiểu cô đặc
- Bệnh thống phong
- Hoá trị liệu ung thư
- Thức ăn có chất purine như lòng đỏ trứng, lòng bò, thịt cá, khô mắm
1.2. Rối loạn tại chổ:
- Tổn thương do người bệnh nằm lâu
- Ứ đọng nước tiểu lâu ngày
- Nhiễm trùng niệu đóng vôi
2. YẾU TỐ NGUY CƠ
- Nồng độ nước tiểu tăng do mất nướcgiúp việc kết tủa xuất hiện
- Ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng và sinh sỏi
- Do chế độ ăn uống, do PH nước tiểu
- Bất động lâu ngày.
3. ĐIỀU TRỊ
- Can thiệp cơ học: Tán sỏi qua siêu âm, nội soi qua niệu quản lấy sỏi, phá sỏi ngoài cơ
thể, phá sỏi qua da
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 114

- Thuốc: tan sỏi


- Tiết chế
- Phẫu thuật: mở thận lấy sỏi
4. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ:
5.4. Nhận định điều dưỡng:
- Xác định cơn đau: thời gian, kiểu đau
- Thói quen tiết chế gần đây: ăn nhiều chất có purin, uống nhiều nước trái cây hay trà
có nhiều chất kết tủa oxalate
- Thuốc đang điều trị
- Hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu: nhiễm trùng niệu, bất động.
- Đường tiểu: tổng phân tích nước tiểu, cặn lắng,
- Máu: nồng độ calcium, phosphor …
- X-quang: chụp bụng không sửa soạn (KUB), chụp hệ niệu xuôi dòng (UIV), chụp hệ
niệu ngược dòng (UPR)
5.5. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
4.2.1. Đau do tưới rửa thải sỏi
- Kiểm soát cơn đau: Dùng thuốc ngủ, thuốc giãn cơ tùy tình trạng người bệnh giúp
người bệnh giảm đau
- Theo dõi nước xuất nhập, uống nhiều nước.
- Cho người bệnh đi lại giúp người bệnh thoát sỏi,
4.2.2. Nguy cơ nhiễm trùng do kẹt sỏi:
- Quan sát và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng niệu, theo dõi nhiệt độ
- Thực hiện kháng sinh
- Cho người bệnh uống nhiều nước.
- Theo dõi nước tiểu: màu sắc, số lượng và tính chất đi tiểu
- Vệ sinh bộ phận sinh dục.
4.2.3. Nguy cơ mất dịch do rối loạn nước xuất nhập:
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn, nước xuất nhập và cân nặng
- Cung cấp đủ nước khi người bệnh dùng thuốc lợi tiểu, thức ăn có nhiều Kali, tránh
thức uống dễ tạo sỏi, có các chất kích thích,
5. QUI TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ:
5.1. Nhận định điều dưỡng:
- Tổng trạng người bệnh sau mổ, dấu chứng sinh tồn, cân nặng,
- Dấu hiệu chảy máu sau mổ
- Tình trạng nước tiểu: màu sắc, số lượng
- Hệ thống dẫn lưu thông: câu nối, thông, bình chứa.
- Tình trạng nước xuất nhập
- Đau sau mổ: vết mổ, dẫn lưu, bụng …
- Dấu hiệu nhiễm trùng: do vết mổ, do nhiễm trùng tiểu,
5.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
5.2.1. Hô hấp kém do người bệnh đau sau mổ:
- Theo dõi đau, tình trạng hô hấp.
- Hướng dẫn người bệnh cách thở
- Cho người bệnh cử động sớm, ngồi dậy, tập thơ, thuốc giảm đau
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn, tri giác người bệnh, đánh giá tổng trạng người bệnh
thường xuyên
- Tư thế: người bệnh nằm tư thế Fowler, tránh đè lên vết mổ
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 115

5.2.2. Vết mổ cần chăm sóc sau mổ:


- Vết thương vô trùng, khô: không thay băng để đến ngày cắt chỉ.
- Vết thương có nhiều dịch tiết thì thay băng khi thấm dịch
- Theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
- Chăm sóc ngừa rơm lỡ da
5.2.3. Ống dẫn lưu cần chăm sóc sau mổ: phẫu thuật viên thường đặt dẫn lưu hố
thận (cạnh thận), dẫn lưu bể thận và dẫn lưu niệu đạo.
 Nguyên tắc chăm sóc dẫn lưu: xem bài chăm sóc dẫn lưu
 Dẫn lưu hố thận:
- Thường là dẫn lưu phòng ngừa
- Thường dùng ống drain để dẫn lưu
- Dịch thường ra là máu hay ít nước tiểu, nhưng khi nước tiểu ra nhiều trên
200ml/ ngày và kéo dài thì theo dõi rò nước tiểu.
- Rút sau 2-3 ngày sau mổ
 Dẫn lưu bể thận:
- Đây là dẫn lưu để điều trị
- Thường dùng ống Pezzer để dẫn lưu
- Dịch thoát ra thường là nước tiểu hoặc mủ hoặc cặn hoặc sỏi …
- Bơm rửa nếu có chỉ định: bơm khoảng 10ml / lần, theo dõi nếu người bệnh
đau, căng tức hay có chảy máu thì ngưng ngay
- Bảo đảm vô khuẩn, chăm sóc vùng da nơi chân dẫn lưu
- Theo dõi sát số lượng, màu sắc, tính chất dịch chảy ra. Nếu trong những ngày
đầu mà không thấy dịch chảy ra nên theo dõi: nghẹt ống, dấu hiệu thiếu
nước… báo bác sĩ
- Ghi riêng lẻ số lượng nước tiểu và dịch qua dẫn lưu bể thân
- Nếu hệ thống đặt trên 2 tuần thì nên thay dẫn lưu khác bằng sonde Foley vào
đúng vị trí và phải thấy dẫn lưu ra nước tiểu. Sau đó bơm khoảng 5 ml vào
bóng Foley giữ ống lưu lại bể thận
- Rút dẫn lưu bể thận:
 Điều kiện rút:
° Thời gian 10 -12 ngày (ít nhất là 7 ngày)
° Nước tiểu ra trong
° Tổng trạng người bệnh tốt không sốt
° XQ niệu có chất cản quang thấy thông, không sỏi
° Siêu âm không thấy sỏi
 Sau đó kẹp ống thông lại trong 24 giờ nếu không thấy đau tức, không sốt thì
rút. Nhưng nếu người bệnh thấy căng tức và đau thì nên tháo ra sau đó cột
lại, khi người bệnh ổn thì rút theo y lệnh
 Dẫn lưu niệu đạo:
- Dùng ống Foley
- Dịch ra là nước tiểu
- Theo dõi sát số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu
- Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày
- Cố định ống đúng cách
° Nam giới: cố định ở gai chậu trước trên
° Nữ giới: cố định dọc mặt trong đùi
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 116

5.2.4. Người bệnh lo lắng sỏi tái phát do thức ăn:


- Khi có nhu động ruột cho ăn ngay và ăn bình thường, người bệnh uống nhiều nước
3-4 lít trong suốt cả ngày
- Người bệnh có sỏi calci nên hạn chế ăn: tôm cua, sò
- Người bệnh có sỏi Urat nên hạn chế thức ăn có chất Purine, thịt, tôm, đậu, thức ăn
lên men
- Người bệnh có sỏi oxalate hạn chế thức ăn có chất oxalic: trà, café, đậu, spinach
(rau xanh thẩm)
5.3. Giáo dục người bệnh:
- Khuyên người bệnh uống nhiều nước trong ngày.
- Hạn chế những thức ăn tạo sỏi.
- Điều trị và phòng bệnh nhiễm trùng tiểu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, bệnh
cường giáp.
- Khi có dấu hiện bất thường tái khám. Kiểm tra siêu âm niệu định kỳ
5.4. Lượng giá:
- Dấu hiệu và triệu chứng sỏi niệu hết: nước tiểu trong, không nhiễm trùng, không
đau
- Người bệnh hồi phục sau phẫu thuật: vết mổ không nhiễm trùng
- Người bệnh biết cách phòng ngừa sỏi tái phát: tiết chế thức ăn tạo sỏi, uống nhiều
nước, điều trị dứt điểm nhiễm trùng niệu, uống thuốc đúng

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 117

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các chỉ định điều trị bệnh lý u xơ tiền liệt tuyến
2. Chăm sóc được người bệnh trước mổ
3. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ

1. GIẢI PHẪU BỆNH và SINH LÝ BỆNH:


- U xơ (bướu) tiền liệt tuyến phát sinh quanh niệu đạo trên lồi tinh
- Trong u xơ có 3 loại: tổ chức sợi, tổ chức tuyến và tổ chức cơ
- U xơ phát triển thành 2 cách:
° Phát triển sang 2 bên
° Phát triển lên trên đẩy cổ bàng quang lên cao
- U xơ tiền liệt tuyến phát triển qua 3 giai đoạn:
° Giai đoạn bù trừ hiệu quả: người bệnh không có triệu chứng đáng kể
° Giai đoạn bù trừ kém hiệu quả: người bệnh có nứơc tiểu tồn lưu
° Giai đoạn biến chứng: nước tiểu tồn lưu >100ml
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
2.1. Triệu chứng cơ năng:
- Triệu chứng bàng quang quá mẩn cảm: tiểu gấp, tiểu đêm nhiều lần
- Bế tắc đường tiểu dưới:
° Tiểu khó: 3 dấu hiệu
 Phải rặn khởi động mới tiểu được
 Tia nước tiểu yếu
 Tiểu làm nhiều giai đoạn
° Có nước tiểu tồn lưu:
 Tiểu xong có cảm giác tiểu chưa hết
 Phải đi tiểu lại trong vòng 2 giờ
2.2. Triệu chứng thực thể:
- Thăm khám tiền liệt tuyến qua hậu môn: thấy tiền liệt tuyến to đều, có hình tròn,
mất rảnh giữa
3. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG:
- Siêu âm: cho thấy hình ảnh rõ và đáng tin cậy và thấy nước tiểu tồn lưu
- PSA (prostatic specific antigen): là kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến. bình
thường 2 - 3 ng
PSA tăng theo tỉ lệ thuận với trọng lượng của tiền liệt tuyến, Nếu tỉ số > 30 ng thì
nên làm sinh thiết vì nguy cơ cao là ung thư
- Các xét nghiệm đánh giá tình trạng chung của người bệnh
- Xét nghiệm chức năng thận (BUN, creatinine), Ion đồ
4. Chỉ định điều trị
 Điều trị nội khoa bảo tồn: trường hợp
- Người bệnh rối loạn đi tiểu nhẹ, nước tiểu tồn lưu từ 30 - 50ml
- Người bệnh có rối loạn trung bình, nước tiểu tồn lưu 50 - 100ml
 Điều trị ngoại khoa:
- Rối loạn đi tiểu nặng, nước tiểu tồn lưu trên 100ml
- Các phương pháp giải phẫu: Cắt đốt nội soi, mổ hở bóc u.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 118

5. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng trước mo:


2.1. Đau do căng chướng bàng quang do người bệnh không tiểu được:
* Người bệnh giảm khó chịu do căng chướng bàng quang:
- Đặt sonde tiểu giúp người bệnh tiểu được giảm căng chướng bàng quang
- Theo dõi nước tiểu, lượng giá tình trạng thoải mái dễ chịu của người bệnh và duy
trì bảo đảm dòng chảy nước tiểu thông.
2.2. Nguy cơ nhiễm trùng tiểu do đặt sonde, do bệnh sinh, do ứ máu tiết niệu:
* Không có biểu hiện của nguy cơ nhiễm trùng:
- Lượng giá nhiệt độ, mùi, nước tiểu đục, cần phát hiện sớm nhất dấu hiệu nhiễm
trùng.
- Cho người bệnh uống nhiều nước
- Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật đặt sonde tiểu cũng như khi chăm sóc
2.3. Lo sợ giảm khả năng tình dục, nghi ngờ ung thư, thiếu hiểu biết về phương pháp
mổ và hậu phẫu:
* Giảm lo sợ về cuộc mổ, về tình dục sau mổ.
- Giúp người bệnh hiểu biết về cuộc mổ
- Thực hiện chăm sóc người bệnh trước mổ và sau mổ (xem bài giảng chăm sóc
người bệnh trước mổ và sau mổ).
- Gặp gỡ người bệnh và trả lời các câu hỏi kín đáo riêng tư cho người bệnh
6. Qui trình chăm sóc người bệnh sau mổ
 Nhận định tình trạng người bệnh:
- Tình trạng chảy máu sau mổ: qua hệ thống dẫn lưu, thay đổi chỉ số sinh tồn: mạch
tăng, huyết áp giảm, da niêm
- Tìm hiểu nguyên nhân về tình trạng đau, bức rức, vật vã
- Dẫn lưu: thông, màu sắc, câu nối
- Vết mổ: nhiễm trùng, đau, thấm băng, dò nước tiểu
 Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
3.1. Đau do co thắt bàng quang do tưới rửa cục máu đông, do sonde tiểu, do
phương pháp mổ
- Duy trì sonde tưới rửa thông suốt, an toàn
- Giảm đau: Cho người bệnh những bài tập ngủ sâu, thư giản, thuốc giảm đau
3.2. Nguy cơ nhức đầu sau mổ do người bệnh gây tê tủy sống:
- Cho người bệnh nằm đầu bằng từ 6-8 giờ sau mổ
- Theo dõi cơn đau đầu chóng mặt của người bệnh, vận động và cảm giác chi.
- Thực hiện thuốc giảm đau.
3.3. Nguy cơ chảy máu trong những ngày đầu sau mổ:
- Theo dõi mạch, huyết áp, da niêm, Hct, nước tiểu có màu đỏ không
- Cho người bệnh nằm yên và nằm đầu bằng, nên cho người bệnh tập vận động tay
chân nhẹ nhàng tránh tình trạng thuyên tắc mạch sau mổ
- Thăm chừng nghẹt ống: nếu nước chảy ra thành bụng là dấu hiệu bị nghẹt ống:
điều dưỡng quan sát lại hệ thống câu nối có bị gập góc, dẫn lưu bị đè cấn không,
gập góc cổ túi chứa.
- Theo dõi sự xuất huyết ở chai hứng qua dẫn lưu:
° Nước rửa có màu đỏ: đang chảy máu
° Nước rửa màu hồng: ngưng chảy máu

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 119

- Thường để cầm máu sau mổ phẫu thuật viên thường bơm 30ml dịch vào bóng ống
Foley, kéo căng ống và cột nơ trên ống ngay lổ sáo để chèn bóng vào cổ bàng
quang.
- Theo dõi lượng nước tiểu vào và ra: số lượng ra nhiều hơn số lượng đưa vào
- Điều dưỡng chuẩn bị dung dịch rửa (NaCl9%) 10-20 lít ngay khi người bệnh đến
phòng hồi sức. Nguyên tắc cho chảy ống dẫn lưu niệu đạo ra dẫn lưu bàng quang.
Chai hứng thấp hơn mặt giường 50-60 cm và cho chảy áp lực nhanh tránh làm
nghẹt ống do máu cục nếu người bệnh đang chảy máu
- Theo dõi triệu chứng mắc rặn. Để loại trừ nguyên nhân khác cũng gây tình trạng
mắc rặn với tình trạng mắc rặn do chảy máu: Điều dưỡng nên thực hiện thụt tháo
trước mổ, không đặt nhiệt độ hay sonde hậu môn sau mổ.
- Sau mổ 4 giờ tháo nơ cầm máu ở lổ sáo và theo dõi xuất huyết
- Hạ áp lực bong bóng của sonde Foley khi thấy nước rửa có màu hồng
- Thực hiện thuốc giảm đau theo chỉ định
3.4. Nguy cơ tổn thương niệu đạo sau mổ
- Câu nối đúng vị trí: tránh chấn thương niệu đạo do sonde tiểu
- Chăm sóc bộ phận sinh dục tránh viêm nhiễm
- Theo dõi nguy cơ nhiễm trùng: theo dõi và đánh giá màu sắc, tính chất, số lượng
nước tiểu, nhiệt độ cơ thể. tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi thông tiểu cũng như
khi chăm sóc
- Thay ống
3.5. Nguy cơ tổn thương da và niêm mạc do dẫn lưu:
- Trường hợp 1: Nếu nước tiểu ra trong và người bệnh không có xuất huyết:
° 2-3 ngày sau mổ rút dẫn lưu bàng quang ra da ra với điều kiện là sonde niệu
đạo thông
° 1-2 ngày sau thì rút dẫn lưu Retzius
- Trường hợp 2: Nếu nước tiểu ra đỏ thì sonde Pezzer giữ lại để bơm rửa cầm máu
° 2-3 ngày sau thì rút dẫn lưu Retzuis nếu dịch ra ít
° 10-12 ngày sau mới rút sonde Pezzer. Trước rút phải đảm bảo sonde niệu đạo
thông
° Sau rút nên câu nối dẫn lưu niệu đạo chảy liên tục vào chai hứng giúp vết mổ
nơi chân dẫn lưu bàng quang lành. Sau khi vết thương trên bàng quang lành
thì cột sonde niệu đạo lại mỗi 2 giờ để tập bàng quang làm việc lại
° Sau 2 tuần thì rút sonde niệu đạo
- Trường hợp 3: trong trường hợp phẫu thuật nội soi
° Phẫu thuật viên đặt dẫn lưu niệu đạo bằng thông Foley 3 nhánh để bơm rửa.
° Rút sau khi nước tiểu trong, không có dấu hiệu chảy máu
° Sau rút sonde niệu đạo nên chú ý: Theo dõi số lượng, tính chất đi tiểu vì có thể
người bệnh tiểu không kiểm soát
- Nguy cơ nhiễm khuẩn khoang Retzuis: khi chăm sóc nên cho hút dịch qua dẫn
lưu, thay băng thường xuyên. Rút dẫn lưu sớm khi hết dịch, khi có chỉ định
- Vết mổ: Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ do dẫn lưu bàng quang: Chăm sóc vết mổ
mỗi ngày, khi thấm ướt, nếu có nhiễm khuẩn Pseudomonas nên thay băng và đấp
dấm
3.6. Nguy cơ kém ăn do phẫu thuật trên người lớn tuổi:

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 120

- Ăn ngay khi có nhu động ruột, thức ăn mềm, dễ nhai, hợp khẩu vị, đầy đủ chất
dinh dưỡng.
- Thức ăn nhuận trường tránh bón.
- Uống nhiều nước
3.7. Nguy cơ xuất huyết thứ phát vào ngày thứ 7-12 do gắng sức
- Tránh gia tăng áp lực trong bụng gây chảy máu sau mổ:
- Không để người bệnh bị táo bón, ho, bơi, lái xe, hoạt động tình dục quá sức,
không làm việc nặng, không xách nặng trong sau 6 tuần sau mổ, không được rặn
đi cầu trong thời gian này.
- Thực hiện thuốc giảm ho nếu người bệnh ho, tránh bị cảm lạnh, viêm họng.
- Nguy cơ viêm tinh hoàn: thường được thắt ống dẫn tinh khi giải phẫu nên điều
dưỡng chú ý cắt mối chỉ ở tinh hoàn. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
3.8. Người bệnh tiểu không tự chủ do tổn thương cơ dưới ụ núi sau mổ:
- Đặt sonde niệu đạo lại và giúp người bệnh tập tiểu qua sonde.
- Sau đó cho rút sonde cho người bệnh tiểu bình thường. Trong thời gian này nên
giúp người bệnh có phương tiện đi tiểu dễ dàng.
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn: cho người bệnh uống nhiều nước, vệ sinh bộ phận sinh
dục
3.9. Người bệnh hẹp niệu đạo do ống thông tiểu, do nhiễm trùng niệu đạo
- Tránh nguy cơ hẹp niệu đạo do đặt sonde, do nhiễm trùng tiểu
- Nếu có hẹp niệu đạo nên hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện nong niệu đạo
định kỳ
3.10. Xuất tinh ngược dòng:
- Công tác tư tưởng người bệnh an tâm
- Khuyên người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau giao hợp
7. Giáo dục người bệnh:
- Khuyên người bệnh nên tái khám đinh kỳ vì có nguy cơ biến thành ác tính về sau.
- Nếu có hẹp niệu đạo nên đến bệnh viện nong niệu đạo định kỳ.
- Khuyên người bệnh uống nhiều nước
8. Tiêu chuẩn lượng giá:
- Người bệnh tiểu bình thường, không có dấu hiệu chảy máu
- Nếu người bệnh ung thư tuyến tiền liệt: người bệnh biết đến điều trị tại chuyên khoa

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 121

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG THẬN –


NIỆU ĐẠO

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh chấn thương thận
2. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh chấn thương niệu đạo

CHẤN THƯƠNG THẬN


A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG THẬN
1. Nhận định tình trạng người bệnh chấn thương thận:
 Hỏi bệnh: Hỏi về cơ chế chấn thương, thời gian, xử trí ban đầu
 Khám:
- Người bệnh có rơi vào tình trạng choáng sau chấn thương: Tri giác giảm, rối loạn
dấu chứng sinh tồn, da xanh, niêm nhạt …
- Tình trạng bụng: đau vùng hông lưng, hướng lan khối máu tụ vùng hông lưng
- Tình trạng nước tiểu: màu sắc (đỏ → đang chảy máu, nghiệm pháp 3 ly?), tính
chất đi tiểu?
- Khám giúp phát hiện những tổn thương khác kèm theo

2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng cho người bệnh chấn thương thận:
2.1. Chăm sóc trong trường hợp chấn thương nhẹ: Điều trị bảo tồn
 Người bệnh bất động do phòng ngừa tình trạng chảy máu tiếp tục sau chấn thương:
thời gian 10 ngày
- Vận động tay chân nhẹ nhàng tại giường tránh mọi hoạt động gắng sức
- Theo dõi:
° Dấu tắc mạch chi do bất động: nhiệt độ và cảm giác chi?
° Dấu hiệu chảy máu tái phát: độ lan ở vùng bầm máu hông lưng, màu sắc nước
tiểu, nếu nước tiểu nhạt dần là tốt
° Dấu chứng sinh tồn thường xuyên hay 3 lần / ngày
° Xét nghiệm: về chức năng thận, Hct, hồng cầu
° Tình trạng bụng: chướng không? Hướng lan của khối máu tụ hố thắt lưng, đau
vùng bụng, vùng hông lưng?
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Truyền máu: bù lại lượng máu đã mất
- Tránh gắng sức vào ngày thứ 8-9
 Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng do chấn thương thận:
- Thuốc kháng sinh: tiêm thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng đường tiêm
- Theo dõi nhiệt độ mỗi ngày
- Ap dụng kỹ thuật vô khuẩn trong chăm sóc người bệnh
 Người bệnh lo lắng về vấn đề dinh dưỡng khi bất động:
- Người bệnh ăn uống bình thường, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều lần khuyến khích
người bệnh uống nhiều nước
2.2. Chăm sóc người bệnh chấn thương nặng: có 2 trường hợp
 Người bệnh mổ cấp cứu do tình trạng chảy máu thận
- Rất nặng: có tổn thương kèm theo các cơ quan khác, choáng nặng.
- Truyền 500ml máu mà huyết áp không lên, hay lên rồi xuống lại
- Khối máu tụ quanh thận lớn dần lan đến đường ngang rốn
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 122

- Điều dưỡng chuẩn bị người bệnh trước mổ như bài chăm sóc trước mổ
º Xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận đối diện: UIV, siêu âm
º Di chuyển người bệnh phải nhẹ nhàng
º Theo dõi Hct, huyết áp, mạch, da niêm, CVP, tri giác
º Đặt sonde tiểu: theo dõi sát màu sắc, số lượng, tính chất của nước tiểu
º Theo dõi hướng lan của khối máu tụ, phản ứng nửa bụng bên chấn thương
º Truyền dịch, nếu Hct ≤ 20%: điều dưỡng thực hiện truyền máu cho người
bệnh
 Người bệnh chuẩn bị mổ từ 7 -14 ngày sau chấn thương khi ngưng chảy máu:
- Khối máu tụ không lan quá đường ngang rốn
- Nước tiểu đỏ nhưng không có máu cục
- Truyền 500ml máu huyết áp người bệnh ổn định
- Chảy máu kéo dài - Thương tổn thận nặng
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ như bài chăm sóc người bệnh trước mổ

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ DO CHẤN THƯƠNG THẬN:


1. Nhận định tình trạng người bệnh sau mổ:
 Hỏi:
- Đau: Vị trí, cường độ, tính chất
- Dấu hiệu choáng: mạch nhanh, huyết áp tụt,..
- Theo dõi tình trạng chảy máu: Dẫn lưu có máu không? Có máu tụ vùng bụng
không? nước tiểu đỏ không? dấu chứng sinh tồn ổn định không?
- Tình trạng thông khí?
- Dấu tắc mạch chi do bất động, do đau
2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
2.1. Người bệnh khó thở do đau, do tư thế:
- Mê: cho người bệnh nằm đầu bằng mặt nghiêng1 bên, tỉnh cho người bệnh nằm tư
thế Fowler, nghiêng về phía dẫn lưu
- Thực hiện thuốc giảm đau và hướng dẫn người bệnh thở, liệu pháp oxy nếu cần
- Theo dõi tình trạng thiếu oxy, kiểu thở, dấu khó thở
2.2. Người bệnh có nguy cơ chảy máu sau mổ:
- Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn trong 24 giờ đầu sau mổ
- Theo dõi sát nước tiểu: số lượng, màu sắc qua dẫn lưu bàng quang ra da được câu
nối vô trùng. Nếu thấy nước tiểu màu đỏ với số lượng quá nhiều thì điều dưỡng nên
báo lại bác sĩ
- Theo dõi tình trạng bụng người bệnh: chướng hơi, dấu máu tụ, đau
- Theo dõi dẫn lưu và hút ngắt quãng
- Vận chuyển, xoay trở nhẹ nhàng
- Thực hiện thuốc giảm đau giúp người bệnh bớt vật vả
- Theo dõi Hct, Hồng cầu
2.3. Nguy cơ hoạt động ống dẫn lưu không đạt hiệu quả sau mổ thận:
 Dẫn lưu hố thận: Phòng ngừa
- Chỉ ra ít máu nhưng không ra nước tiểu, thường rút sớm 24-48 giờ sau mổ (tuỳ
phẫu thuật viên). Điều dưỡng theo dõi màu sắc, số lượng dẫn lưu. Bảo đảm hệ
thống vô trùng
 Dẫn lưu bể thận: Điều trị

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 123

- Nếu thấy máu cục hay máu tươi ra khoãng 200ml / ngày thì nên báo lại bác sĩ. Theo
dõi sát dấu chứng sinh tồn, da niêm mạc, tri giác người bệnh
- Thường dẫn lưu này ra nước tiểu
- Chăm sóc mỗi ngày, thay băng vô trùng dẫn lưu,
- Theo dõi sát nước tiểu ở cả dẫn lưu và dẫn lưu niệu đạo
- Cho người bệnh uống nhiều nước
- Dẫn lưu bể thận được rút tuỳ theo mục đích giải phẫu, tình trạng người bệnh
º Nếu chỉ để theo dõi khâu buộc mạch máu hay chảy máu thứ phát thì mục đích
của dẫn lưu có tính cách phòng ngừa. Vì thế khi dẫn lưu ra nước tiểu tốt, không
có máu và sau 3 ngày thì rút.
º Nếu để dẫn lưu làm nòng thì dẫn lưu này để sau 3 tuần.
 Dẫn lưu bàng quang:
- Chăm sóc mỗi ngày
- Nếu máu cục hay máu đỏ tươi thì nên báo bác sĩ.
- Thường rút sớm sau 3 ngày nếu nước tiểu ra trong.
- Chăm sóc da, phòng ngừa rơm lở da.
2.4. Người bệnh suy kiệt sau mổ
- Dinh dưỡng: thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, bảo đảm đủ dinh dưỡng.
- Thực hiện truyền dịch hổ trợ nếu có y lệnh.
- Theo dõi cân nặng.
2.5. Người bệnh tổn thương da do vết mổ và lổ dẫn lưu:
- Băng: thay băng khi thấm ướt, chăm sóc dẫn lưu mỗi ngày.
- Chăm sóc da ở người bệnh phù.
- Chân dẫn lưu nên luôn khô sạch.
2.6. Nguy cơ chảy máu thứ phát do vận động nặng khi xuất viện
- Giáo dục người bệnh tránh làm việc nặng trong 3 tháng đầu sau mổ
- Theo dõi kiểm tra huyết áp thường xuyên
- Theo dõi tiểu ra máu không
- Kiểm tra định kỳ qua siêu âm

CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO


 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO TRƯỚC
A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO
TRƯỚC
1. Nhận định tình trạng người bệnh:
 Hỏi: cơ chế chấn thương, thời gian và xử trí ban đầu
- Do chấn thương từ bên trong:
º Do thông tiểu bằng thông cứng và lạc đường
º Sỏi kẹt niệu đạo, tai biến khi gắp sỏi
º Do tai biến đặt sonde tiểu lâu ngày và cố định sonde sai tư thế
- Do chấn thương từ bên ngoài:
º Do té ngã ngồi ở tư thế hai chân dạng ra, vùng tầng sinh môn đập lên vật cứng
 Khám:
- Người bệnh có bí tiểu không? Dấu hiệu bàng quang (+) khi người bệnh không tiểu
được.
- Tìm hiểu cơ chế và nguyên nhân chấn thương, tìm dấu hiệu máu tụ hình cánh
bướm, máu chảy ở đầu dương vật.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 124

- Dấu hiệu tổn thương cơ quan khác


2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng chấn thương niệu đạo trước:
2.1. Người bệnh không tiểu được do chấn thương: Nguyên tắc xử trí:
- Nếu người bệnh tiểu bình thường: chuyển người bệnh khám chuyên khoa để có chỉ
định điều trị thích hợp
- Nếu người bệnh không tiểu được: khám người bệnh có cầu bàng quang không?
º Nếu người bệnh không có cầu bàng quang: không nên đặt thông tiểu qua đường
niệu đạo, nên chuyển lên đúng chuyên khoa để dẫn lưu bàng quang ra da dẫn
lưu nước tiểu
º Nếu có cầu bàng quang: không nên đặt thông tiểu mà nên chọc dò lấy nước tiểu
tạm thời, hay dẫn lưu bàng quang ra da để dẫn lưu nước tiểu tránh nước tiểu tràn
xuống vùng chấn thương gây nhiễm trùng
2.2. Người bệnh lo lắng sau chấn thương:
- Thường sau chấn thương người bệnh sẽ điều trị bảo tồn và sau 14 ngày thì người
bệnh mới có chỉ định mo.
- Nếu hẹp niệu đạo hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện nong niệu đạo định kỳ

B. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ CHẤN THƯƠNG NIỆU
ĐẠO TRƯỚC
1. Người bệnh tiểu qua sonde niệu đạo do tái tạo niệu đạo sau mổ:
- Chăm sóc bộ phận sinh dục.
- Không rút dẫn lưu niệu đạo, sau 10 ngày điều dưỡng xã bóng và sonde tự sút ra
- Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng tiểu.
- Cho uống nhiều nước.
2. Người bệnh có tổn thương da do dẫn lưu bàng quang ra da, do vết mổ
- Theo dõi và chăm sóc dẫn lưu bàng quang ra da, dẫn lưu niệu đạo
- Theo dõi nước tiểu: qua dẫn lưu bàng quang ra da, qua sonde tiểu
- Vết mổ: tránh ẩm ướt, theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng
3. Người bệnh bị hẹp niệu đạo do sau mổ chấn thương niệu đạo:
- Khi xuất viện hướng dẫn người bệnh thực hiện chỉ dẫn của thầy thuốc, Nong niệu
đạo định kỳ tránh biến chứng hẹp niệu đạo

 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO SAU


A. NGUYÊN NHÂN:
- Thường đụng dập với lực rất mạnh và thường kèm theo chấn thương bụng kín, và vỡ
xương chậu
- Vì thế thường người bệnh rơi vào tình trạng choáng và bệnh cảnh nặng mà triệu
chứng về chấn thương niệu đạo sau thì nghèo nàn

B. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO SAU:


1. Nhận định tình trạng người bệnh:
 Hỏi: Tìm hiểu cơ chế chấn thương
 Khám:
- phát hiện dấu hiệu choáng. Lương giá tình trạng choáng và xử trí choáng
- Theo dõi đau và chảy máu do gãy xương
- Phát hiện chấn thương kèm theo

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 125

2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:


2.1. Người bệnh choáng do chấn thương:
 Nguyên tắc xử trí:
- Hồi sức chống chóang
- Chăm sóc người bệnh gãy xương: thường kết hợp cả 2 thương tổn: vỡ xương chậu
và tổn thương niệu đạo sau
º Vỡ xương chậu: cho người bệnh nằm trên ván cứng, tránh xoay trở, giảm đau, ủ
ấm, công tác tư tưởng giúp người bệnh an tâm
º Thương tổn niệu đạo sau: Cần dẫn lưu nước tiểu ngay để tránh nhiễm trùng,
nhưng không nên thông tiểu vì gây tổn thương thêm hay nhiễm trùng thêm
 Kế hoạch chăm sóc:
- Khám để xác định gãy xương chậu:
º Ép giữa khung chậu  người bệnh đau
º Người bệnh không đứng dậy được
- Xử trí: Đặt người bệnh lên ván cứng. Chăm sóc người bệnh gãy xương chậu: bất
động, giảm đau
- Phòng chống choáng: Giảm đau, u ấm, theo dõi chảy máu, truyền dịch, trấn an
người bệnh
2.2. Người bệnh tổn thương da do vết mổ và dẫn lưu:
Chăm sóc dẫn lưu bàng quang ra da, chăm sóc vết mổ

C. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:


Khi xuất viện: tái khám theo lời dặn và nong niệu đạo định ky.

D. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:


Người bệnh tiểu không còn ra máu, người bệnh tự tiểu bình thường

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 126

CHƯƠNG 5: CHỈNH HÌNH

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày giải phẫu và chức năng hệ xương
2. Trình bày được các phương pháp điều trị gãy xương
3. Nhận định được tình trạng người bệnh gãy xương
4. Thực hiện qui trình điều dưỡng người bệnh gãy xương

1. GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG HỆ XƯƠNG:


- Bộ xương người gồm 296 xương, chia thành:
- Gồm các xương trục: xương sọ, xương mặt, cột sống, xương sườn, xương ức và các
xương phụ: xương chi trên, xương chi dưới
- Chức năng cuả bộ xương là nâng đỡ, bảo vệ, vận động, tạo máu và trao đổi chất
- Sự tăng trưởng của hệ xương gồm:
º Sự cốt hoá là quá trình biến đổi mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc
ngấm đầy muối calci và mô xương. Có 2 hình thức cốt hoá:
˚ cốt hoá trực tiếp (cốt hoá màng): chất căn bản của mô liên kết ngấm Calci và
biến thành xương. Các xương được hình thành bằng cách này gọi là xương
màng
˚ cốt hoá sụn: chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn, sau đó
sụn này biến thành xương
º Sự tăng trưởng:
˚ Tăng trưởng theo chiều dài: nhờ sụn đầu xương nối giữa đầu và thân xương.
Khoảng 25 tuổi thì ngừng tăng trưởng
˚ Tăng trưởng theo chiều dày: là do sự phát triển của cốt mạc
º Sự tái tạo xương: khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành tổ chức liên kết. Tổ
chức này sẽ ngấm calci, biến thành xương và làm lành xương
2. ĐỊNH NGHĨA
Gãy xương là sư phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân
cơ học dẫn đến gián đọan truyền lực qua xương
3. NGUYÊN NHÂN
- Gãy xương chấn thương là lực bên ngoài tác động lên xương lành mạnh. Lực gây
chấn thương tạo ra gãy xương trực tiếp và gãy xương gián tiếp.
- Gãy xương bệnh lý là nếu 1 xương có bệnh trước như bệnh lý u xương, loãng
xương, viêm xương … chỉ cần 1 chấn thương nhẹ cũng gãy xương Gọi là gãy xương
bệnh lý
- Gãy xương do mỏi là trạng thái của xương lành mạnh nhưng không bị gãy do chấn
thương gây ra nhưng do những chấn thương nhẹ được nhắc đi nhắc lại lâu dần gây
gãy xương.
4. CÁC THỂ DI LỆCH ĐIỂN HÌNH CỦA GÃY XƯƠNG:
- Di lệch sang bên (dislocatio ad latus)
- Di lệch dọc trục chồng ngắn
- Di lệch dọc trục xa nhau
- Di lệch gấp góc
- Di lệch xoay
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 127

5. PHÂN LOẠI:
 Gãy xương kín:
- Gãy xương kín độ 0: gãy xương không tổn thương mô mềm, thường là gãy xương
gián tiếp không di lệch hoặc di lệch ít.
- Gãy xương kín độ 1: có xây xát da nông. Gãy xương đơn giản hay mức độ trung bình
- Gãy xương kín độ 2: xây xát da sâu và cơ khu trú do chấn thương. Nếu có chèn ép
khoang cũng xếp vào giai đọan này. Gãy xương do chấn thương trực tiếp mức độ
trung bình hay nặng.
- Gãy xương kín độ 3: Chạm thương da rộng, giập nát cơ, có hội chứng chèn ép
khoang thực sự hay đứt mạch máu chính. Gãy xương do chấn thương trực tiếp mức
độ trung bình hay nặng.
 Gãy xương hở:
- Gãy xương hở độ 1: Da bị thủng do đoạn xương gãy chọc thủng từ trong ra. Xương
gãy đơn giản ít bị nhiễm trùng.
- Gãy xương hở độ 2: Rách da, chạm thương da khu tru do chính chấn thương trực tiếp
gây ra, nguy cơ nhiễm trùng mức độ trung bình.
- Gãy xương hở độ 3: Rách da, tổn thương phần mềm rộng lớn, kèm theo tổn thương
thần kinh, mạch máu. Gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch chính có nguy
cơ nhiễm trùng lớn.
- Gãy xương độ 4: đứt lìa chi hay gần lìa chi.
6. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH VÀ TUỔI TÁC ĐẾN LOẠI GÃY XƯƠNG
- Ở trẻ em: bộ xương đang tăng trưởng, màng xương dày nên gặp các loại gãy cành
tươi, gãy xương cong tạo hình.
- Ở người già: có loãng xương nên có 1 số xương xốp yếu dễ bị gãy lún đốt sống, gãy
cổ xương đùi. Ở giới nữ từ sau tuổi mãn kinh thì gãy xương do loãng xương xuất
hiện sớm hơn
7. TÁC ĐỘNG CỦA GÃY XƯƠNG Ở TOÀN THÂN Và TẠI CHỔ
- Choáng chấn thương sau gãy xương: Hai yếu tố gây choáng trong gãy xương là
chảy mất máu và đau. Để tiên lượng 1 nạn nhân có nguy cơ choáng sẽ dựa vào mức
độ trầm trọng của xương gãy như gãy xương lớn, gãy nhiều xương, tổn thương nhiều
mô mềm, đa chấn thương và các dấu hiệu trước choáng như mạch nhanh, chỉ số
choáng là giữa mạch trên huyết áp tâm thu > 1 (bình thường là 0,5), dấu hiệu móng
tay hồng trở lại muộn trên 2 giây sau khi bấm

Mạch > 1
Huyết áp tâm thu

- Chảy máu: gây mất máu dẫn đến tình trạng choáng do mất máu nhất là gãy xương
đùi, xương chậu. Chảy máu gây ra máu tụ dẫn đến chèn ép khoang. Gãy xương có
đứt mạch máu kèm theo dập tủy cũng gây nguy cơ tắc mạch máu do mở
- Đau đớn: đôi khi đau đớn cũng làm người bệnh rơi vào tình trạng choáng. Để giảm
đau sau gãy xương điều cần thiết phải làm là bất động tốt xương gãy và tránh xử trí
thô bạo xương gãy. Công tác tư tưởng nạn nhân an tâm
- Tắc mạch máu do mỡ: Gãy xương có dập nát tuỷ có nguy cơ cao khả năng mở
trong tuỷ xương tràn vào trong mạch máu gây tắc mạch mạch máu do mở là nguyên
nhân gây tử vong

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 128

- Chèn ép khoang cấp tính: nếu máu tụ vùng xương gãy lớn sẽ gây cản trở máu gây
hội chứng chèn ép khoang.
- Rối loạn dinh dưỡng: chảy máu sau gãy xương gây ra khối máu tụ trung bình cũng
góp phần gây hội chứng rối loạn dinh dưỡng
- Co rút các cơ tại vùng gãy: các cơ xung quanh vùng xương gãy tổn thương, phù nề
cũng làm cản trở máu lưu thông đưa đến thiếu máu ở cơ do đó cơ bị co trút cơ. Mặt
khác xương gãy có di lệch làm xương ngắn đi và cơ chùng lại và sau đó tự ngắn đi.
Bất kỳ 1 kích thích nào cũng như đau, xương chưa bất động cũng làm cơ co lại
- Chèn ép thần kinh ngoại biên: tổn thương trực tiếp thần kinh bị rách hay đứt. Nếu
do chèn ép cục bộ cũng gây rối loạn về thần kinh
- Nhiễm trùng: Bất kỳ gãy xương nào có tổn thương da, gãy xương hở là nguy cơ
nhiễm trùng rất cao
8. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA GÃY XƯƠNG:
8.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương:
- Biến dạng
- Cử động bất thường
- Tiếng lạo xạo
8.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của xương gãy:
- Đau
- Sưng bầm tím
- Mất cơ năng
9. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG:
XQ: cho biết đầy đủ chi tiết của gãy xương, tối thiểu 2 bình diện: mặt và bên
10. CHẨN ĐOÁN:
10.1. Dựa vào:
- Cơ chế gãy xương
- Các dâu hiệu lâm sàng
- Các hình ảnh XQ
10.2. Phải khẳng định:
- Gãy các xương nào
- Có biến chứng đe doạ tính mạng không
- Có các biến chứng khác không
10.3. Tình trạng nạn nhân:
- Có biến chứng gì không
- Có tổn thương kết hợp không
11. ĐIỀU TRỊ
- Mục đích: Làm liền xương gãy theo đúng hình dạng ban đầu và phục hồi tốt chức
năng vận động
- Nguyên tắc: Nắn các di lệch, bất động tốt và liên tục đủ thời gian, tập vận động chủ
động sớm
- Phương pháp:
º Điều trị bảo tồn kinh điển: bó bột
º Bảo tồn cải tiến: sự bất động có tính tương đối (ví dụ: đặt nẹp, mang đai vải…)
º Cố định ngoài
º Phẫu thuật: mổ kết hợp xương, đóng đinh nội tủy, bắt nẹp, cắt lọc trong gãy
xương hở

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 129

º Kéo tạ: chỉ là giai đoạn đầu áp dụng cho 1 số gãy xương không vững trước khi bó
bột hay khi mổ kết hợp xương

 Cấp cứu nạn nhân gãy xương chi:


• Những điều cần làm:
- Yêu cầu đám đông tách ra
- Xem xét nạn nhân tìm theo thứ tự cấp cứu: nghẹt thở, chảy máu mạch máu lớn, gãy
xương, vết thương
• Chống choáng:
- Nhận định đường thở, kiểu thở, tuần hoàn, dấu hiệu chảy máu
- Điều trị bất kỳ tổn thương nào liên quan đến tính mạng nạn nhân
- Băng ép nơi chảy máu bằng băng vô khuẩn
- Trấn an, cho nạn nhân uống nước ấm, ủ ấm, nghỉ ngơi
- Không di chuyển nạn nhân khi chưa giảm đau và chưa bất động chi gãy
• Bất động xương gãy:
- Bất động chi gãy trên và dưới 2 khớp.
- Kiểm tra mạch trước và sau khi nẹp chi
- Không cố gắng kéo thẳng chi gãy, hay nơi trật khớp
- Không sờ nắn vào nơi xương nhô ra
- Dội rửa sạch xương hở bằng nước vô khuẩn, băng kín giữ ẩm và sạch
- Nâng đỡ chi cao lên
- Đặt túi nước đá nơi vùng tổn thương

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG


2.5. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG
 Nơi gãy và mô chung quanh:
- Màu da thay đổi, phù, nhiều hay ít, bầm máu, chảy máu, tụ máu
- Biến dạng chi tổn thương. Tiếng lạo xạo của xương gãy
- Đau: đánh giá mức độ đau,
- Dấu hiệu chèn ép khoang: đau, tê, liệt, mất mạch, tím Giới hạn cử động, mất cử
động
 Toàn thân: Tím tái, lơ mơ, khó thở, choáng, thay đổi huyết áp, đổ mồ hôi, sợ và lo âu,
bệnh lý kèm theo, chấn thương kèm theo
2.6. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
2.1. Suy giảm chức năng vận động liên quan đến xương gãy và chấn thương mô
mềm
- Nhận định chung quanh vùng xương gãy, mô mềm như dấu hiệu bầm, sưng nề, vết
thương rách da, mô dập nát, tình trạng vết thương …
- Giữ nhẹ nhàng mô tổn thương bằng sự cố định vững khớp trên và dưới vùng gãy,
tránh tổn thương thêm và đau tăng. Luôn luôn nhớ rằng bất kỳ trong trường hợp
nào cũng không nắn sửa xương khi chưa giảm đau hay gây tê cho nạn nhân.
- Đắp đá lạnh giảm phù nề, làm ngưng chảy máu cho nạn nhân
- Sau gãy xương, do chảy máu gây máu tụ chèn ép kèm theo tổn thương cơ nên chi
phù nề nên điều dưỡng nâng đỡ chi cao bằng gối giúp máu tĩnh mạch hồi lưu, giảm
sưng. Nên đặt dọc theo chiều dài chi.
- Cho người bệnh nghỉ ngơi giúp người bệnh giảm căng thẳng, giúp phục hồi cơ thể
sau chấn thương, giải thích sự ích lợi của sự nghỉ ngơi
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 130

- Kiểm tra dấu hiệu chèn ép thần kinh, mạch máu: mỗi giờ nhất là những gãy xương
lớn.
- Nhận định dấu hiệu tổn thương mô mềm: chảy máu, phù nề, tình trạng vùng da
chung quanh vết thương.
- Giúp người bệnh duy trì đựơc tư thế chức năng tối đa mà không gây đau đớn cho
người bệnh, chêm lót tốt những vùng cố định, thường xuyên thăm hỏi người bệnh.
Trợ giúp người bệnh thay đổi tư thế mỗi 2 giờ
- Nhận định toàn bộ về bó bột, kéo tạ, băng vết thương mỗi 1-2 giờ đầu và sau đó là
mỗi 4 giờ, ghi chú mức độ vận động, đo chi
- Hướng dẫn người bệnh tập liên tục vận động cơ, cố gắng với cơ bị viêm, các cơ tứ
đầu đùi, cơ tam đầu, mông, tập mỗi 4 giờ
2.2. Đau liên quan đến chèn ép thần kinh:
- Nhận định: mức độ, tính chất, thời gian của đau. Các chèn ép cấp tính thường biểu
hiện bằng dấu hiệu điển hình của rối loạn cảm giác và vận động. Thí dụ như đau ở
ống trụ, khi ấn vào rãnh trụ đau chói và lan truyền theo đường đi xuống cẳng tay
của thần kinh trụ.
- Giúp người bệnh tư thế giảm đau mà không ảnh hưởng đến tổn thương. Thay đổi tư
thế mỗi 2 giờ giúp cơ không bị mệt. Thực hiện thuốc giảm đau.
2.3. Đau liên quan đến chèn ép khoang sau gãy xương:
Ap lực trong khoang bình thường là 0-5mmHg, khi gồng cơ chủ động áp lực tăng
lên 50mmHg nhưng sau khi hết gồng cơ thì áp lực tụt xuống trị số bình thường sau 5
phút Chèn ép khoang là sự tăng áp lực trong 1 hay nhiều khoang làm giảm lưu thông
máu qua khoang dẫn đến thiếu máu cục bộ. Nếu chèn ép kéo dài gây tổn thương cơ và
rối loạn thần kinh. Điều dưỡng cần nhận định dấu hiệu đa doạ của chèn ép khoang là
đau dữ dội ngày càng tăng, kéo dài đau khi sờ lên mặt da cứng và căng bóng Phát hiện
sớm đau là dấu hiệu sớm nhất của chèn ép khoang. Đây là dấu hiệu sớm điều dưỡng
cần can thiệp ngay để phòng ngừa. Những dấu hiệu chèn ép rõ rệt là đau có kèm biểu
hin thần kinh: cảm giác tê bì như kiến bò, giảm cảm giác, rối loạn vận động (cơ yếu đi)
> Điều dưỡng cần theo dõi thường xuyên và phát hiện sớm dấu hiệu chèn ép khoang vì
thời gian chèn ép khoang 6 giờ được coi là trị số ngưỡng. Nếu dước 6 giờ có hy vọng
điều trị bảo tồn, nhưng trên 6 giờ thì có chỉ định phẫu thuật. Mốc thời gian như sau:
- 6 giờ: giới hạn điều trị bảo tồn
- 6-15 giờ phẫu thuật có thể giữ được chi
- > 15 giờ đoạn chi để cứu sống nạn nhân
2.4. Biến dạng cơ thể hay sự mất tạm thời chức năng độc lập của cơ thể
- Nhận định sự nhận thức và mức độ độc lập của từng người bệnh.Tạo người bệnh có
khoảng riêng tư, giúp người bệnh tự vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc mình ở mức độ
cho phép. Giúp người bệnh tự nâng người lên: thay tả, xoay trở, vệ sinh. Tự tập
những cơ không tổn thương, hướng dẫn hay hổ trợ tập những cơ tổn thương. Giúp
người bệnh ăn uống tốt tránh sụt cân: duy trì sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến hình
dạng cơ thể
- Khuyến khích những thành viên trong gia đình duy trì quan hệ tốt sự tôn trọng với
người bệnh
2.5. Giảm tưới máu mô do chấn thương:
- Nhận định tình trạng mô tổn thương: mức độ tổn thương, dấu chảy máu, mô hạt,
….

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 131

- Kiểm tra: màu sắc, nhiệt độ, mạch ngoại biên, phù, đau, chức năng vận động, đổ
đầy máu ngoại biên, so sánh vùng tổn thương với chung quanh
2.6. Tổn thương da do bất động, do bó bột, kéo tạ:
- Nhận định bề mặt của da với các dấu hiệu chèn ép: đỏ, đau, tình trạng vết thương
- Xoay trở mỗi 2 giờ, massage lưng, mông tránh bị chèn ép, loét, giúp máu lưu thông
tốt. Cho người bệnh phơi nắng. Theo dõi dấu hiệu tắc mạch do bất động. Tập vận
động. Dinh dưỡng: cho người bệnh ăn đầy đủ chất, uống nhiều nước
2.7. Nguy cơ nhiễm trùng do do vết thương, do gãy xương hở, do xuyên đinh, do
dẫn lưu, do môi trường bệnh viện:
- Nhận định dấu hiệu nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau
- Luôn ap dụng kỹ thuật vô khuẩn khi chăm sóc vết thương, che chở vùng xương lộ
ra, cắt lọc mô cơ hoại tử, chăm sóc dẫn lưu.Thực hiện kháng sinh theo kháng sinh
đồ. Theo dõi nhiệt độ, đau nhức.
2.8. Chăm sóc gãy xương trẻ em:
- Trẻ em lành xương nhanh hơn người lớn và cơ chế tự điều chỉnh biến dạng cho nên
thường điều trị bảo tồn. Vì thế điều dưỡng chăm sóc kéo tạ qua da: thường trọng
lượng tạ không quá 3 kg, theo dõi sự liền xương mỗi ngày như đo chi, XQ
- Nếu trẽ được bó bột điều dưỡng chăm sóc trẻ bó bột, phát hiện sớm chèn ép, rối
loạn tuần hoàn, giúp trẽ thoải mái, dễ chịu
- Vật lý trị liệu: không xoa bóp dù là nhẹ nhàng nhất là vùng khớp vì dễ gây cứng
khớp vĩnh viễn, đơ khớp sau bó bột chỉ là tạm thời và không cần can thiệp
2.7. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:
- Khuyên không cho người bệnh mang nặng trên chi tổn thương
- Giúp người bệnh lấy lại sức cơ bằng dinh dưỡng và luyện tập
- Giúp người bệnh đánh giá cơn đau và cách giảm đau
- Giúp người bệnh xoay trở, vận động ngăn ngừa loét da, phơi nắng, chăm sóc da,
hướng dẫn cách đi nạng, vệ sinh cá nhân, tái khám đúng thời gian,..

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 132

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên người bệnh chấn
thương cột sống
2. Thực hiện được qui trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh chấn thương cột sống

1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:


 Chấn thương cột sống cổ:
- Đau cột sống cổ hay đau lan ra rễ dây thần kinh ra tay
- Đơ cột sống cổ do co rút cơ cạnh cột sống cổ
- Vẹo cột sống cổ
- Giới hạn cử động cột sống cổ
- Suy hô hấp cấp
- Hội chứng liệt tủy cổsau chấn thương. Có 3 hội chứng liệt tủy là:
° Hội chứng lịệt tuỷ trước: tổn thương vận động
° Hội chứng liệt tủy sau: mất cảm giác sâu
° Hội chứng liệt tủy trung tâm: liệt nhiều 2 tay, ít ở 2 chân
- Hội chứng dập tuỷ: tổn thương cắt đứt dẫn truyền thần kinh: gây liệt vĩnh viễn 2 chi
dưới.
 Chấn thương cột sống lưng:
- Đau:1 điểm trên cột sống, hay đau khi ấn
- Gù: sờ thấy khối nhô lên ở vùng tổn thương
- Bầm máu, tụ máu: ít thấy
- Co rút cơ cạnh thắt lưng - thắt lưng
- Giới hạn cử động cột sống lưng - thắt lưng: đơ cột sống
- Biến chứng thần kinh.
- Liệt vận động:
- Rối loạn cảm giác nông (đau, nóng, lạnh) và sâu (dị cảm). Rối loạn cơ vòng bàng
quang và hậu môn: bí tiểu, táo bón.
- Rối loạn phản xạ: mất hay giảm phản xạ gân xương nếu người bệnh bị liệt mềm từ
đầu, tăng trong chèn ép tuỷ. Nếu tổn thương dập tủy hoàn toàn: Babiski (+) liệt mềm
chuyển sang liệt cứng
- Rối loạn dinh dưỡng: loét da, teo cơ, thay đổi da móng …
2. CẬN LÂM SÀNG:
- XQ: cột sống thẳng nghiêng.
- CT–Scan: đánh giá mức độ tổn thương.
- MRI: chẩn đoán tổn thương tuỷ
3. ĐIỀU TRỊ:
- Kéo tạ.
- Phẫu thuật.
- Chăm sóc phục hồi.

QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG


1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
Dử kiện chủ quan:
- Thông tin quan trọng về sức khoẻ:
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 133

° Tiền sử: chấn thương do: tai nạn xe, thể thao, đạn bắn, té…
° Có uống rượu hay thuốc an thần không khi chấn thương?
- Tâm lý: giận dữ, trầm cảm, từ chối, lo sợ.
- Tình trạng người bệnh:
° Vận động: kém sức, cử động, cảm giác mất dưới chổ tổn thương, thở chậm, thở
yếu
° Cảm giác: đau ngay tại vùng tổn thương hay trên, tê liệt, kiến bò, co giật cơ, nóng
bỏng
Dử kiện khách quan:
- Da: tái tím, lạnh, người bệnh không đổ mồ hôi dưới chổ tổn thương
- Hô hấp:
° Chấn thương ở C1 –C3: ngưng thở, mất khả năng ho sặc
° Chấn thương ở C4: ho giảm, thở bằng cơ hoành, thở tăng thông khí
° Chấn thương ở C5 –C6: giảm hô hấp, tím tái
- Tim mạch: Chấn thương trên T5: mạch chậm, huyết áp giảm, hạ huyết áp tư thế,
mạch đập giảm
- Tiêu hoá: Giảm hay mất nhu động ruột, bụng chướng (tổn thương vùng T5), bón, đi
cầu không tự chủ.
- Tiết niệu: Bàng quang căng (tổn thương T1, L2), mất trương lực bàng quang nếu giai
đoạn cấp.
- Sinh dục: dương vật cương, mất khả năng tình dục.
- Thần kinh:
° Hoàn toàn: Liệt mềm, mất cảm giác vùng dưới tổn thương, liệt chân tay (tổn
thương phía trên C7) liệt 2 chi dưới (tổn thương phía dưới C7) tăng phản xạ gân
cơ sâu, Babinski (+) 2 bên
° Không hoàn toàn: Mất hay giảm phản xạ tự động
- Vận động: Mất trương lực cơ (trong tình trạng mềm nhũn) gãy xương (trong tình
trạng liệt co cứng)
2. MỤC TIÊU CHĂM SÓC:
- Duy trì các chức năng thần kinh ở mức độ tốt nhất
- Người bệnh không hay để lại ít nhất biến chứng về vận động
- Trả người bệnh về cho cộng đồng ở mức tốt nhất
3. CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
3.1. Cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe:
Thông báo nguy cơ thông thường, tham vấn, giáo dục cách an toàn trong sinh hoạt,
trong di chuyển, mang dây an toàn trong xe hơi, đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe đạp,
không uống rượu khi lái xe
3.2. Khi cấp cứu người bệnh:
Việc sơ cứu rất quan trọng với tính mệnh người bệnh cũng như những di chứng về
sau: cần biết cách sơ cứu an toàn cho đến khi được chẩn đoán và kéo sọ. Gồm:
- Đặt người bệnh nằm ngữa, đầu bằng (không gối) trên ván cứng hay băng ca
- Dằn túi cát 2 bên cổ sao cho đầu và cổ không xê dịch khi di chuyển
- Cột đầu, ngực, vai, mào chậu, đùi, cẳng chân người bệnh vào ván cứng hay băng -
ca
- Chuyển người bệnh đến chuyên khoa là tốt nhất
3.3. Bất động xương gãy:

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 134

Tốt nhất nên bất động cổ giúp bảo vệ thần kinh. Có thể dùng túi cát bất động cổ để
tránh xoay cổ. Cho người bệnh tư thể thẳng trục khi di chuyển người bệnh đến chuyên
khoa.
3.4. Kéo tạ do chấn thương cột sống cổ:
- Trong chấn thương cổ người bệnh được kéo Crutchfield hay Vinke hay 1 loại kéo tạ
khác. Hệ thống kéo gồm sợi dây thừng kéo căng từ giữa trung tâm của kẹp qua 1
ròng rọc và cuối cùng là quả ta. Hệ thống kéo này kéo liên tục. Bất lợi của kẹp sọ là
phải thay đổi vị trí. Nếu có thì cố gắng giử độ căng của cổ và nên kêu gọi người tập
trung giúp đỡ. Bao cát cần dùng trong thời gian này để cố định cổ trong thời gian
đặt lại. Trọng lượng tạ kéo =1/10-1/7 trọng lượng cơ thể. Mức độ bệnh càng nhẹ,
sức nặng của kéo càng nặng. Sau 2-7 ngày kéo nặng thì giảm và duy trì ở 1-2,5 kg
đối với người lớn. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và can thiệp điều trị, hệ thống
kéo có thể bỏ ra sau 2-4 tuần sau chấn thương. Sau khi lấy hệ thống tạ ra thì cần cố
định cổ người bệnh bằng nẹp cổ cho phép người bệnh cử động nhiều hơn và ngồi
được trên xe lăn
- Chăm sóc da chu đáo trong thời gian kéo tạ là cần thiết vì giảm cảm giác, tuần hoàn
kém, bất động và tăng tiết mồ hôi làm da rất dễ bị tổn thương
- Nhiễm trùng chân đinh do kéo tạ: Chăm sóc 2 lần mỗi ngày với nước muối sinh lý
và bao chân đinh bằng dầu kháng sinh như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi
khuẩn.
3.5. Mất chức năng hô hấp:
Trong 48 giờ đầu sau chấn thương, phù nề gia tăng quá mức, mất chức năng hô hấp
và suy hô hấp xuất hiện Không thực hiện thuốc giảm đau bằng morphine. Nếu người
bệnh khó thở dử dội hay khí máu động mạch giảm thì người bệnh được đặt nội khi
quản hay mở khí quản và thở máy. Nếu người bệnh ngưng thở thì nên cho thở máy
ngay. Nguy cơ viêm phổi và xẹp phổi rất cao do người bệnh bị liệt cơ liên sườn vì thế
người bệnh thở bụng do đó người bệnh không tiết được đàm nhớt ứ đọng và khả năng
ho giảm. Người bệnh cũng có thể nghet mũi và co thắt phế quản.
- Điều dưỡng luôn thẫm định tiếng thở, khí máu động mạch, thể tích thở, màu da,
kiểu thở, khả năng thở, số lượng, màu của đàm. PaO2 > 60mmHg, PaCO2 <
45mmHg
- Người điều dưỡng cần theo dõi nồng độ oxy qua monitor, duy trì oxy cho người
bệnh đầy đủ.
- Vật lý trị liệu lồng ngực: giúp người bệnh ho để tống đàm nhớt. Điều dưỡng để nắm
tay hay gót bàn tay giữa rốn và ức và dùng sức ấn tới giúp người bệnh ho.
- Hút đàm, đo dung tích phổi
3.6. Tuần hoàn không ổn định:
Do mất sự đáp ứng dây X, nhịp tim chậm thường <60 lần / phút. Bất kỳ 1 sự kích
thích nào như hút đàm, xoay trở thì người bệnh thì có nguy cơ ngưng tim. Mất hệ giao
cảm nên mạch máu ngoại biên kém hậu quả người bệnh rất dễ bị hạ huyết áp tư thế.
Mất trương lực cơ nên việc giúp máu hồi lưu không hiệu quảmáu chảy chậm
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn thường xuyên. Nếu mạch chậm thì nên dùng Atropin
theo y lệnh. Huyết áp giảm thì nên dùng thuốc vận mạch như Dopamine và dịch
thay thế
- Dùng vớ thun giản giúp máu hồi lưu tốt tránh thuyên tắc mạch. Vớ này được thay
mỗi 8 giờ đễ được chăm sóc da. Dùng những túi khí giúp tăng tuần hoàn máu khi
chêm lót
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 135

- Theo dõi Hct, Hemoglobin, để đánh giá tình trạng mất máu và phòng ngừa choáng
giảm thể tích.
3.7. Dịch và duy trì dinh dưỡng:
- Trong suốt 48 - 72 giờ sau chấn thương. do tình trạng liệt ruột nên đặt dẫn lưu dạ
dày giải áp, người bệnh chưa ăn uống qua miệng được nên người bệnh cần được
theo dõi dịch và điện giải. Cung cấp dịch cơ bản theo yêu cầu. Nếu người bệnh có
nhu động ruột hay có đánh hơi thì cho người bệnh ăn. Người bệnh cần rất nhiều
chất dinh dưỡng, protein cao để cung cấp năng lượng và cải tạo tế bào. Nếu người
bệnh chấn thương cột sống cổ thì nên nhận định tình trạng nuốt của người bệnh
trươc khi cho ăn bằng miệng. Nếu người bệnh không hồi phục thì nên cung cấp
dinh dưỡng hổ trợ
- Nên cung cấp thức ăn nhiều chất xơ giúp người bệnh đi tiêu. Người bệnh có thể
chán ăn do tâm lý, do thức ăn không hợp khẩu vị. Nên kiểm soát dinh dưỡng người
bệnh, cân mỗi ngày và ghi vào hồ sơ để theo dõi
3.8. Bàng quang và ruột:
Bàng quang không giữ nước tiểu do mất phản xạ, mất tự chủ bàng quang và cơ
vòng. Do người bệnh mất cảm giác nên bàng quang ứ đọng nước tiểu và có nguy cơ
viêm thận, suy thận. Bàng quang căng quá mức có thể vỡ.
- Người bệnh thường đặt sonde tiểu sau khi chấn thương: Chăm sóc hệ thống vô
trùng hoàn toàn, nên duy trì lượng dịch 1800-2000ml/ ngày giúp thuận tiện tập bàng
quang, tránh tạo sỏi, tránh nhiễm trùng. Theo dõi sát lượng nước tiểu
- Nên kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, cấy nước tiểu, xét nghiệm pH nước tiểu, theo
dõi chất lượng, màu sắc nước tiểu.
3.9. Bón trên người bệnh chấn thương cột sống:
- Là vấn đề ở người bệnh vì phản xạ tư chủ và không tự chủ giảm hoặc mất nên việc
thải phân kém.
- Dùng thuốc nhét hậu môn, thuốc nhuận trường, nhưng hạn chế thụt tháo vì sẽ ảnh
hưởng đến sự phục hồi liệt cơ vòng hậu môn.
3.10. Kiểm soát nhịêt độ: vì không co mạch, giảm nhiệt do mồ hôi vùng dưới tổn
thương.
Điều dưỡng theo dõi nhiệt độ phòng và duy trì nhiệt độ hợp lý. Giúp người bệnh
duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp.
3.11. Loét, chảy máu dạ dày do stress:
Là vấn đề đối với người bệnh chấn thương tủy sống vì: đáp ứng của sinh lý cơ thể
với chấn thương quá nặng, stress tâm lý, dùng corticoid liều cao trong điều trị phù tuỷ
 nguy cơ xuất huyết tiêu hoá. Đỉnh cao nguy hiểm từ 6-14 ngày sau chấn thương.
- Theo dõi máu trong phân, trong dạ dày qua tube levine mỗi ngày
- Theo dõi Hct
- Khi thực hiện thuốc corticoid cần bổ sung thêm thuốc tráng dạ dày. Dùng thuốc
kháng H2 để giảm tiết HCl của dạ dày. Sự chảy máu tiêu hoá cũng ảnh hưởng đến
viêm phổi hít
3.12. Mất cảm giác do sau chấn thương:
Điều dưỡng cần bù lại sự thiếu vắng cảm giác  mất cảm giác. Giao tiếp, nhạc,
mùi thơm nồng, mùi vị ưa thích, cho người bệnh đọc, xem tivi. Tránh cho người bệnh
tự thu mình
3.13. Phản xạ mất do sau chấn thương:

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 136

- Choáng do chấn thương tuỷ sống thì được giải quyết, phục hồi phản xạ cũng cần
được thực hiện. Do mất kiểm soát của chức năng thần kinh cao nên có các phản xạ
không thích hợp, và quá mức. Co thắt, cương cứng khi kích thích, bối rối, mất thoải
mái.
- Người bệnh được cung cấp thông tin rõ ràng về huấn luyện các phản xạ, ruột, bàng
quang, tình dục. Dùng phương pháp tắm ấm, tắm nước xoáy điều trị, thuốc trị co
thắt, thuốc giản cơ.
3.14. Mất phản xạ tự động:
- Là tim mạch mất bù trừ ngay tức thì do phản xạ các nhánh hệ thần kinh tự động do
đó bàng quang căng, bị kích thích. Co thắt bàng quang, trực tràng, kích thích của
da, hay kích thích của đáp ứng đau từ receptor có lẽ do mất phản xạ tự động.
- Biểu hiện: Huyết áp tối đa giảm, nhìn mờ, đau đầu toát mồ hôi trên mức của tổn
thương, thở nhanh (30-40lần /phút), da lông dựng đứng, mũi sung huyết, nôn ói
- Can thiệp: điều dưỡng nâng đầu người bệnh lên 450
- Nhận định để xác định nguyên nhân: Nguyên nhân phổ biến là bàng quang kích
thích: xử trí đặt ngay sonde tiểu lấy nước tiểu giúp giảm căng bàng quang. Đặt nhẹ
nhàng, chậm, nên thoa dầu có thuốc tê vào sonde tiểu khi đặt để giảm cảm giác kích
thích niệu đạo vì có thể làm tăng triệu chứng. Sau đó theo dõi dấu chứng sinh tồn
cho đến khi ổn định.
3.15. Giáo dục người bệnh khi về nhà:
- Người điều trị và chuyên gia tâm lý nên kết hợp chăm sóc người bệnh.
- Có những triệu chứng sẽ trở thành mãn tính và kéo dài suốt đời với người bệnh. Tập
trung trong việc hồi phục người bệnh: xe lăn, điện, dụng cụ cơ học. Tập thở giúp
người bệnh không lệ thuộc máy thở, phục hồi thần kinh thì phải hoàn tất ít nhất sau
1 năm chấn thương.
- Bàng quang thần kinh: Liệt vĩnh viễn nên hướng dẫn người bệnh cách đặt thông
tiểu tại nhà, đánh giá bàng quang, thuốc, dinh dưỡng hạn chế calci (1g/ngày), nước
(1800-2000ml/ngày) ngăn cản tạo sỏi, đặt sonde tập tiểu.
- Đại tiện: do mất phản xạ tự động nên người bệnh dễ bị bón nên cho người bệnh ăn
thức ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước.
- Sinh dục: nên mời chuyên khoa tâm lý tình dục giúp người bệnh
- Vận động, đi lại: vật lý trị liệu kết hợp cùng người bệnh và gia đình kiên trì tập
luyện.
- Trả người bệnh về xã hội: giáo dục hướng nghiệp
Tóm lại chấn thương cột sống thường để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến cuộc
sống của chính người bệnh mà còn là vấn đề quan tâm của gia đình và xã hội. Đòi hỏi sự
kiên trì tập luyện mới có kết quả.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 137

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được phương pháp điều trị bong gân
2. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh bong gân

1. KHÁI NIỆM:
- Đụng giập: là những vùng bị bầm nhưng không tổn thương trên da
- Sự căng giản cơ: là kéo cơ, dây chằng do sự kéo căng quá mức
- Bong gân: là đứt dây chằng giữ 2 đầu xương (dây chằng khớp). Dây chằng giũ khớp
là1 tổ chức gồm nhiều sợi collagen có tính ít đàn hồi và rất chắc. Bong gân là sự đứt
các sợi này do căng giản đột ngột quá mức (dây chằng đứt không gọi là bong gân)
- Tác nhân gây ra bong gân có cơ chế chấn thương gián tiếp: lực uốn bẻ kéo căng quá
mức làm cho các sợi collagen của dây các chằng bị đứt
2. PHÂN LOẠI: có 3 mức độ
- - Độ 1: đứt 1 phần, dây chằng chỉ bị giản nhẹ
- - Đô 2: đứt nhiều hơn 25 % nhưng dây chằng chưa đứt hẳn. Dây chằng bị giản nhiều
- - Độ 3: dây chằng bị đứt hẳn
3. ĐIỀU TRỊ
- Thuốc: giảm đau, an thần và theo công thức:
° I: (Ice) chườm lạnh 20’ -30‘, nghĩ 30’ làm liên tục trong 24-72 giờ
° C: (Compression) băng ép, treo tay
° I: (Immobilization) bất động vùng tổn thương (có thể băng thun hay bó bột)
° E: (Elevation) nâng cao chi tổn thương
Không tập vận động trong thời gian chảy máu, chỉ tập sau bong gân 7-10 ngày và còn
tuỳ vào tổn thương. Không mang nặng
- Phục hồi bằng giải phẫu: khi dây chằng bị đứt hoàn toàn, mẻ xương nơi bám dây
chằng, tạo hình dây chằng trong bong gân cũ
4. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN:
 Nhận định tình trạng người bệnh:
- Đau vùng tổn thương: đau chói ngay khi tổn thương, sau đó đau giảm và đau tê tê,
sau vài giờ đau dử dội lại, cử động đau tăng hơn
- Sưng nề vùng tổn thương ; Bầm tím
 Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
4.1. Đau do bong gân:
- Đánh giá mức độ đau
- Thực hiện thuốc giảm đau, an thần, tâm lý liệu pháp
- Người bệnh cần được bất động vùng tổn thương
- Không cho người bệnh xoa bóp, chườm nóng trên vùng tổn thương
4.2. Người bệnh suy giảm vận động do bong gân:
- Nhận định ngay vùng tổn thương: đau, sưng, …
- Chăm sóc vùng tổn thương nhẹ nhàng tránh tổn thương thêm
- Đấp lạnh giúp giảm phù nề và chảy máu
- Nâng chi cao lên giúp máu hồi lưu tốt  giảm phù nề
- Tập hết biên độ vận động cho người bệnh ở mức độ không đau
- Dùng phương pháp treo chi lên để giúp giảm đau  gia tăng thoải mái
- Kiểm tra thần kinh mạch máu giúp phát hiện sớm các biến chứng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 138

- Trợ giúp người bệnh đi nạng (nếu được)


- Thực hiện thuốc giảm đau, kháng viêm
- Trợ giúp người bệnh vệ sinh cá nhân
- Không vận động trong giai đoạn viêm tấy
4.3. Cơ tổn thương không còn hoạt động như bình thường:
- Giúp người bệnh an tâm rằng chức năng cơ tái họat động sau khi có điều trị thích
hợp
- Khuyến khích người bệnh tiếp tục vận động chi trong giới hạn cho phép, cần thận
trọng có thể bị tổn thương lại
4.4. Giáo dục người bệnh:
- Cung cấp người bệnh kiến thức về tổn thương và biến chứng
- Giáo dục người bệnh và gia đình trong thực hiện: thuốc, thay quần áo, và những
hoạt động hàng ngày, cách đi nạng
- Giáo dục người bệnh thận trọng: không tập khi đau, không làm việc nặng, tránh đi
lại qúa gắng sức nếu chi dưới
 Tiêu chuẩn lượng giá:
- Người bệnh phục hồi lại tầm hoạt động khớp tổn thương
- Người bệnh trở về cuộc sống thường ngày: công việc gia đình và xã hội

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 139

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẬTKHỚP

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các loại trật khớp, phương pháp điều trị, biến chứng của trật khớp
2. Thực hiện qui trình chăm sóc người bệnh trật khớp

1. KHÁI NIỆM:
Trật khớp là 1 tổn thương trầm trọng của cấu trúc dây chằng chung quanh ổ khớp.
Hậu quả 2 đầu xương tách hẳn ra khỏi ổ khớp
2. PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP :
 Theo giải phẫu: mức độ di lệch
- Trật khớp hoàn toàn
- Bán trật
- Gãy trật
 Theo thời gian:
- Trật khớp cấp cứu <24 giờ, sớm > 24 giờ sau tai nạn
- Trật khớp đến sớm (< 3 tuần) sau tai nạn
- Trật khớp cũ: (> 3 tuần) sau tai nạn
 Theo lâm sàng:
- Trật khớp kín
- Trật khớp hở (vết thương khớp)
- Trật khớp khoá (kẹt)
- Trật khớp kín biến chứng thần kinh
 Theo mức độ tái phát:
- Trật khớp lần đầu
- Trật khớp tái diễn
- Trật khớp thường trực
 Theo vị trí: xác định bằng vị trí trật của chỏm hoặc thành phần xa của khớp
- Trật khớp vai: là trật khớp giữa xương cánh tay và xương bả vai
- Trật khớp khuỷu: giữa đầu dưới xương cánh tay và đầu trên 2 xương cẳng tay
- Trật khớp háng: thường do chấn động mạnh,
- Người ta chia
° Trật khớp ra trước
° Trật khớp ra sau
° Trật khớp ra ngoài
° Trật khớp vào trong
° Trật khớp lên trên
° Trật khớp xuống dưới

3.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:


 Các trật khớp đến sớm có thể điều trị bảo tồn được:
- Nắn khớp.
- Bất động: dựa vào 2 yếu tố: thời gian lành bao khớp, xương gãy và sự phục hồi chức
năng của bao khớp
- Tập vận động.
 Giải phẫu: chỉ định thường dè dặt
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 140

4. BIẾN CHỨNG:
- Đơ khớp
- Viêm cơ cốt hoá
- Lỏng khớp
- Cứng khớp
- Trật khớp tái diễn
5. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẬT KHỚP:
A. Nhận đinh tình trạng người bệnh:
- Hỏi người bệnh: cơ chế, thời gian xảy ra trật khớp
- Tâm lý: đau đớn, lo sợ,
- Nhìn: biến dạng khớp,
- Sờ: có dấu hiệu lò xo,Ổ khớp rổng,
- Suy giảm chức năng vận động
B. Chẩn đoán và Can thiệp điều dưỡng ;
1.1. Người bệnh lo lắng do nắn khớp:
- Công tác tư tưởng: giúp người bệnh giảm sợ
- Chuẩn bị và phụ giúp bác sĩ trong việc nắn khớp
- Thực hiện thuốc giảm đau an thần trong và sau khi nắn
1.2. Bất động sau nắn khớp:
- Giải thích người bệnh thời gian bất động ngắn
- Cho người bệnh bất động hoàn toàn vùng trật khớp
- Gồng cơ nhẹ nhàng vùng bất động
1.3. Tập vận động khớp trong và sau thời gian bất động:
- Tập gồng cơ trong bột, tập các khớp không bị bất động
- Khớp vai: bó bột bất động 1-3 tuần, sau đó tập vận động: xoay vòng vai, bò tường,
lau lưng
- Khớp khuỷu tập nhẹ nhàng sau 2-3 tuần bất động: bó bột, sau đó tập duổi khớp
khủyu
- Khớp háng: không bất động lâu dài, sau 6 tuần người bệnh mới được đi chống chân
đau
- Tránh xoa bóp các khớp vì dễ gây biến chứng viêm cơ cốt hoá
C. Giáo dục người bệnh:
- Giải thích cho người bệnh biết ổ khớp suy yếu chức năng sau chấn thương vì thế có
nguy cơ tái trật khớp
- Giải thích cho người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi có trật khớp
- Không xoa bóp các khớp với tất cả các loại thuốc
D. Tiêu chuẩn lượng giá:
- Người bệnh không tái trật khớp lại
- Người bệnh lấy lại vận động bình thường

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 141

QUI TRÌNH CHĂM SÓCNGƯỜI BỆNH KÉO TẠ

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được mục đích, các hình thức, biến chứng của kéo tạ
2. Thực hiện được việc chuẩn bị người bệnh kéo tạ
3. Thực hiện qui trình chăm sóc người bệnh kéo tạ

1. MỤC ĐÍCH KÉO TẠ


1.1. Khái niệm:
- Kéo tạ là phương pháp dựa trên trọng lực (của 1 tạ kéo) làm mỏi cơ để nắn lại
xương kéo tạ chỉ là giai đoạn đầu của các phương pháp điều trị khác như băng bột
hay mổ kết hợp xương
- Kéo tạ là kéo liên tục lâu dài để vừa nắn vừa bất động
- Kéo nắn là kéo liên tục trong thời gian ngắn để nắn gãy xương trước khi bất động
bằng các hình thức khác
- Có 2 lực: trọng lượng tạ và trọng lượng người bệnh (tư thế của người bệnh)
1.2. Mục đích:
- Giảm tình trạng gãy xương hay trở về với mãnh xương ở vị trí ban đầu hay giúp
thẳng trục cơ thể
- Giảm co cơ sau chấn thương hay ngăn ngừa co rút cơ làm đoạn xương gãy sai vị trí
và gây đau.
- Phòng ngừa hay chỉnh biến dạng bởi sự co cơ và da chung quanh khớp hay phần
tổn thương
1.3. Các kiểu kéo:
- Kéo bằng tay trong những trường hợp gãy xương nhỏ, đơn giãn hay trật khớp.
- Kéo qua da: dùng cho trẻ em
- Kéo qua xương: kéo trực tiếp qua xương gãy hay kéo qua bao khớp
- Có rất nhiều tư thế kéo và nhiều loại khung khác nhau: Khung Braun, Thomas,
Rieunau, Russel

2. BIẾN CHỨNG
 Do xuyên đinh: chảy máu do rạch 1 vết thương nhỏ để xuyên đinh; nhiễm trùng nếu
không áp dụng nguyên tắc vô trùng khi thực hiện thủ thuật
 Do kéo:
- Tư thế kéo không đúng: làm chậm tiến trình lành xương, hay cal leach, cal giả
- Trọng lượng tạ kéo không đúng: nếu nhẹ quá k đủ tác dụng kéo, nếu nặng quá
xương kéo dản hơn nên mất sự tiếp xúc giữa 2 mặt xương làm chậm quá trình lành
xương
- Cả 2 đưa đến tình trạng xương gãy di lệch  cal lệch hay khớp giả
 Do nằm lâu:
- Ứ đọng phổi: kéo tạ thường phải nằm tại chỗ từ trên vài tuần vì thế rất dễ ứ đọng
phổi do tư thế và nhất là người già, người có tiền sử hút thuốc
- Táo bón: do không đi lại, không vận động, kèm theo tư thế đi cầu không thích hợp,
không kín đáo, nên việc táo bón khó tránh được
- Chậm liền xương, loãng xương: calci muốn hấp thu từ máu vào xương nhờ quá
trình vận động tập luyện. Do mất calci qua vùng xương gãy, do thiếu vận động, do

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 142

cung cấp các chất dinh dưỡng hạn chế nên có nguy cơ chậm liền xương, loãng
xương nhất là người già
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: tdo tiêu tiểu tại chổ, ứ đọng nước tiểu do tiểu tư thế
nằm loét da
- Viêm xương: do đinh xuyên qua xương khi thực hiện không áp dụng nguyên tắc vô
khuẩn, do không chăm sóc chân đinh
- Teo cơ –đơ khớp: do kéo tạ hạn chế vận động
- Rối loạn dinh dưỡng: người bệnh nằm tại chổ không vận động, gãy xương gây
thiếu máu nuôi...
- Viêm tắc tĩnh mạch: thường xảy ra ở người già, béo phì.
3. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH KÉO TẠ:
 Chuẩn bị tâm lý người bệnh
Tâm lý lo âu, sợ: giải thích cho người bệnh biết công việc sẽ làm, quá trình điều trị
để người bệnh hợp tác
 Chuẩn bị dụng cụ xuyên đinh:
Dụng cụ xuyên đinh: Kim Steinmann hoặc Krischner (hay băng keo nếu kéo da)
khoan tay hay khoan máy vô trùng, khăn lỗ, ống tiêm, chén chung alcool, thuốc tê,
kềm Kelly, thuốc tê, gạc vô trùng, găng tay vô trùng
 Dụng cụ kéo tạ:
- Cung móng ngựa
- Dây treo tạ
- Các quả cân
- Khung kéo (khung Braun, hay các giàn kéo treo theo Russel)
- Giường bệnh
- Dụng cụ bảo vệ đầu đinh
 Thực hiện:
• Xuyên đinh:
- Thao tác thực hiện hoàn toàn vô trùng (thực hiện như 1 tiểu phẫu)
- Trước tiên người bệnh nên đặt chi trên khung kéo xương
- Người phụ đứng bên người bệnh đối diện với phẫu thuật viên, giữ yên bàn chân
cho thẳng góc với mặt phẳng trên khung kéo.
- Phẫu thuật viên:
° Chọn mốc để xuyên đinh
° Tiêm thuốc tê, rạch da, khoan đúng vị trí chính xác. Nên dùng khoan tay hơn
khoan máy. Phẫu thuật viên chỉ khoan 1 lần như thế đinh không bị lỏng
(xương bám chắc vào đinh).
- Khi phẫu thuật viên tì lên khoan thì người phụ 1 tay vẫn giữ chân không xoay, 1
tay kia làm lực đối trọng cho phẫu thuật viên ấn đinh khoan xuyên qua xương.
• Dán băng keo (kéo da):
Dùng băng keo bản lớn (băng thun dính), một đầu dán vào da, đầu kia dán vào
dụng cụ kéo. Quấn băng tăng cường ở phần băng dán vào da
• Lắp đặt chi vào khung kéo
4. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐANG KÉO TẠ
A. Nhận định tình trạng người bệnh:
- Lượng giá tâm lý người bệnh khi đang kéo tạ: an tâm, hay lo lắng
- Tư thế: khung kéo, tư thế người bệnh đúng tư thế cơ năng
- Toàn thân: các dấu hiệu nhiễm trùng, khó thở, loét da
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 143

- Vệ sinh cá nhân: da sạch sẽ, mùi mồ hôi, răng miệng, tiêu tiểu
- Dinh dưỡng: ăn ở tư thế nào trên giường, thức ăn
- Vận động: người bệnh tự xoay trở, người bệnh cần sự hổ trợ
- Vết thương: màu sắc, tình trạng vết thương
- Nơi xuyên định: đau, tiết dịch, dấu hiệu nhiễm trùng
- Hệ thống kéo tạ: trọng lượng tạ, dây, tư thế người bệnh, khung kéo thời gian kéo
B. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
4.1. Người bệnh cần được kéo tạ do gãy xương
- Giải thích mục đích kéo tạ, cung cấp thông tin về kéo tạ
- Hướng dẫn người bệnh vận động trong khi kéo tạ
- Chuẩn bị tâm lý an toàn cho người bệnh kéo tạ
4.2. Người bệnh lo lắng và không thoải mái do kéo tạ:
- Hướng dẫn người bệnh cách tham gia vào vịêc tự chăm sóc: thay đổi tư thế, tự vệ
sinh cá nhân, hít thở sâu, tập vận động chủ động chi lành, gồng cơ chi kéo tạ
- Cung cấp thông tin về thời gian, quá trình lành xương
- Cho người bệnh giải trí qua sách báo, trang bị thêm các phương tiện nghe nhìn giúp
người bệnh giải trí
4.3. Người bệnh trong thời gian kéo tạ do gãy xương
 Duy trì lực kéo tạ:
- Đúng rãnh ròng rọc
- Hệ thống ròng rọc phải trơn nhẵn và hoạt động tốt
- Dây kéo phải vững chắc, thẳng không chùng, các nút cột phải chắc chắn
- Trục dây kéo bình thường song song với trục của xương gãy
 Tạ kéo: phải đo chiều dài chi để tăng giảm trọng lượng tạ
- Tạ ở tự thế tự do, không chạm vào thành giường
- Trọng lượng tạ thay đổi tùy theo chi gãy, thường 1/101/7 trọng lượng cơ thể, nếu
người bệnh đau nhiều cũng nên giảm tạ. Trọng lượng tạ tăng tối đa trong tuần đầu
tiên. Sau đó là thời gian duy trì (khoảng 2 tuần) tuần lể cuối cần giảm tạ, khi đã
hình thành cal xương
- Tránh nhấc tạ
- Khi di chuyển phải cố định tạ vào thành giường, tránh đặt tạ trên giường, tránh tạ
đong đưa.
- Khi tăng tạ phải tăng từ từ
- Kê cao chân giường ở hướng kéo tạ
- Bảo đảm các dụng cụ, chăn màn, nệm không ảnh hưởng đến dụng cụ kéo tạ
- Tạ cách mặt đất # 15-20 cm
 Tư thế kéo: xem hình
 Chăm sóc nơi xuyên đinh kéo tạ:
- Cần giữ sạch và khô chân đinh
- Tránh móng ngựa tì vào da
- Đảm bảo móng ngựa bám sát vào trong đinh
- Quan sát da, phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng
 Chăm sóc da nơi khác: ngăn ngừa loét, phơi nắng, vệ sinh da tránh bệnh ngoài da.
 Vận động hổ trợ:
- Chi đang kéo: gồng cơ, tập các khớp trong tầm mức cho phép
- Chi lành: tập hết biên độ khớp
4.4. Người bệnh có nhiều biến chứng do kéo tạ
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 144

- Viêm phổi: ủ ấm, hít thở sâu, tập thở.


- Táo bón: cho người bệnh uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều xơ, cho người bệnh
tập vận động bụng, cung cấp dụng cụ đi tiêu tại chỗ an toàn, kin đáo
- Khớp giả: cho người bệnh luôn đúng tư thế trong thời gian kéo tạ, luyện tập thường
xuyên, phơi nắng, bất động tốt nơi chi gãy, thuốc, ăn uống nhiều chất calci
- Loãng xương: phơi nắng, vận động, thuốc và thức ăn có nhiều calci
- Nhiễm trùng: chăm sóc chân đinh mỗi ngày, vết thương theo phương pháp vô
khuẩn, thực hiện kháng sinh
- Loét da do chèn ép: cho người bệnh nâng mông mỗi 2 giờ, massage, vận động,
xoay trở mỗi 2 giờ
- Sỏi tiết niệu: cho người bệnh uống nhiều nước, cung cấp phương tiện kín đáo khi đi
tiểu, tránh người bệnh nhịn tiểu, vệ sinh bộ phận sinh dục
4.5. Người bệnh sau khi tháo tạ:
- Người bệnh được chuyển sang bước điều trị tiếp theo và chăm sóc theo bước điều
trị đó (bó bột, phẫu thuật kết hợp xương, đặt khung cố định ngoài...)
C. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH
- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc nơi xuyên đinh
- Hướng dẫn người bệnh cách ăn uống
- Hướng dẫn người bệnh tư thế đúng trong suốt thời gian kéo, và cách ngăn ngừa các
biến chứng trong thời gian kéo tạ
- Cung cấp thông tin sau kéo tạ như: phẫu thuật, bó bột…
- Cung cấp những thông tin khi người bệnh xuất viện: tránh làm nặng với chi gãy,
tránh tổn thương nơi gãy, không làm việc nặng hay gắng sức
D. LƯỢNG GIÁ
- Người bệnh không bị viêm xương
- Chi không di lệch.
- Người bệnh an tâm

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 145

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BÓ BỘT

MỤC TIÊU:
1. Trình bày 1 số khái niệm về bột
2. Trình bày các mục đích bó bột
3. Thực hiện được các bước chuẩn bị người bệnh bó bột
4. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh trong bó bột và sau khi tháo bột
5. Trình bày được các biến chứng bột và xử trí

1. KHÁI NIỆM VỀ BỘT:


- Công thức:
CaSO4 ngậm ½ H20  CaSO4 2 H2O + Q
Q làm người bệnh có cảm giác nóng, đôi khi sinh ra phỏng
- Các loại bột: Bột Resine, bột thủy tinh, bột tổng hợp, bột Bình Trị Thiên, bột thạch
cao (Gypsin)
2. MỤC ĐÍCH BÓ BỘT:
- Bất động xương: gãy xương, viêm xương
- Bất động khớp: Bong gân độ (1, 2), trật khớp sau khi kéo nắn.
- Dùng trong phẫu thuật tạo hình, tổn thương mô mềm nhiều, khâu nối gân- thần kinh,
co rút khớp, ghép da
- Giảm đau, ngăn ngừa biến dạng, ngăn ngừa gãy xương bệnh lý
3. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH BÓ BỘT:
 Chuẩn bị tâm lý người bệnh: giải thích mục đích bó bột, thời gian, và những thông tin
về bó bột để người bệnh hợp tác
 Chuẩn bị người bệnh trước khi bó bột:
- Nắn xương, nắn khớp, đặt tư thế đúng
- Nếu có vết thương phải thay băng sạch sẻ (chú ý không được băng tròn theo vòng
chi), lấy hết dị vật
- Chăm sóc da: dùng nước ấm lau sạch da vùng được bó
- Lấy vòng vàng, nhẩn nếu có
- Thực hiện thuốc giảm đau, an thần
 Chuẩn bị các dụng cụ bó bột:
- Số lượng bột, kích thước cuộn bột, nẹp bột
- Độn lót bảo vệ da, vùng tì đè: Gòn không thấm nước, vớ jersey
- Nước ngâm bột: trong thau có nhiều nước, chú ý nhiệt độ,
- Kéo
- Bàn chỉnh hình, khung nắn xương
 Thực hành bó bột:
• Giữ chi: đúng tư thế sau khi nắn và giữ chi vững trong suốt thời gian bó bằng lòng
bàn tay. Không được nâng đỡ chi với ngón tay
• Mang vớ jersey: ôm sát chi, vớ dài hơn bột
• Quấn bông: càng mỏng càng tốt, chú ý 2 đầu bột
• Quấn bột:
- Chọn loại bột: bột cứng nhanh dùng cho bột nhỏ ở bàn tay, cổ tay, nẹp bột. Bột
lâu cứng dùng cho bột lớn ở ngực, bụng, đùi, cẳng chân vì thời gian quấn bột lâu
- Chọn cở bột: Chi trên bột # 15cm, chi dưới # 20cm
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 146

- Nhúng bột vào nước: nước phải đủ cao thấm trọn cuộn bột, nhiệt độ thích hợp:
nhiệt độ môi trường, tránh xoắn bột khi văt bột
- Kỹ thuật căn bản khi quấn bột: Nguyên tắc 4 Đ (Đủ, Đúng, Đạt, Đẹp)
° Phải lăn cuộn bột bằng lòng bàn tay tránh chèn ép khi bột khô
° Quấn bột từ gốc chi ra
° Vuốt đều từng lớp bột
° Nâng đỡ bột bằng lòng bàn tay
° Chổ gập góc phải cắt góc
° Làm nẹp bột phải đúng tư thế, chú ý tư thế
• Chăm sóc sau bó bột:
- Lau sạch bột dính trên da
- Tránh làm biến dạng, gãy bột
- Ghi chép lên bột: ngày giờ, tên người thực hiện, dấu cửa sổ nếu có vết thương.
4. Các tai biến do bó bột:
- Nơi bó bột bị sưng nề
- Bột bó quá chặt
- Di lệch thứ phát trong bột
5. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU KHI BÓ BỘT:
A. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
 Ngay sau khi bó:
- Tình trạng chi được bó: đau, tê, mất mạch, nhiệt độ chi, nóng rát.
- Tình trạng bột: khô hay ướt
- Tư thế: Xem lại tư thế vùng bó bột đúng chưa, nắn đúng chưa
- Tâm lý: lo lắng hay an tâm sau khi bó
- Thực hiện kiểm tra XQ
 Vài ngày sau: Ngoài các vấn đề trên cần chú ý:
- Dấu hiệu đau nhức gia tăng do tình trạng nhiễm trùng: Nhiệt độ gia tăng, mùi hôi,
bột thấm dịch
- Tình trạng nơi bó và vùng da nơi bó bột, vết thương, ngứa trong bột
- Tình trạng bột: bột lỏng hay chèn ép, dấu hiệu chèn ép do sưng nề
B. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
4.1. Sự suy giảm khả năng vận động do bó bột:
- Nhận định mức độ vận động của cơ không tổn thương
- Nằm trên giường có mặt phẳng cứng khi bột chưa khô, không được cử động chi bó
bột đến khi bột khô hoàn toàn
- Hướng dẫn người bệnh tập vận động trong mức độ cho phép, gồng cơ trong bột:
giúp cơ khoẻ và tránh teo cơ. trợ giúp hoặc tập luyện các đầu chi nơi bó bột
- Nếu chi dưới: Hướng dẫn người bệnh đi nạng an toàn, đi tì chống 1 phần chân đau
- Nếu chi trên: Giúp người bệnh treo tay lên vai 1 cách an toàn thoải mái, dùng dây
treo bảng rộng.
4.2. Đau do bột hay do chấn thương:
- Nhận định và lượng giá mức độ đau
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Khi nâng đỡ bột không được dùng những ngón tay vì sẽ đè vào nơi bột chưa khô
tạo thành hõm và gây đè nén trên phần da khi bột khô
- Cắt xén những phần đè ép, để hạn chế các phần không cần bất động, tránh gây chèn
ép nhất là bó bột không độn
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 147

- Theo dõi các dấu chứng quan trọng gây ra do chèn ép trong 12 - 24 giờ sau khi bó
bột như dâu hiệu 5P. Cần rạch rộng bột và nâng cao phần chi bó bột để giảm phù nề
- Theo dõi sự chèn ép cục bộ: do bó không đều tay hay do đè ép từ u xương
- Theo dõi sự chèn ép toàn chi bó bột: do bó quá chặt hay do tình trạng phù nề sau
chấn thương tăng
- Kiểm tra bột bó có vừa hay quá lỏng
- Kê cao chi trên gối giúp máu hồi lưu tốt  giảm sưng nề
- Theo dõi dấu hiệu loạn dưỡng của chi: xương mất calci, khớp đau
4.3. Bón do không vận động ở người bệnh bó bột chi dưới, bột bụng:
- Nghe nhu động ruột và theo dõi tình trạng đi cầu của người bệnh
- Cho người bệnh uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ.
- Kín đáo, tiện nghi
- Tập vận động bụng, hít thở sâu. Ghi chú dấu hiệu khó thở, lo lắng, nôn ói, ở những
người bệnh bó bột bụng
4.4. Nguy cơ bệnh tiết niệu do nằm lâu:
- Cho người bệnh uống nhiều nước.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
- Kín đáo, tiện nghi trong khi tiểu.
- Đánh giá lượng nước vào và ra.
4.5. Người bệnh không thoải mái do bó bột:
- Ngứa do dị ứng da do bột: thực hiện thuốc kháng dị ứng, người bệnh không dùng
vật cứng gãy trong bột, khi ngứa dùng tay gỏ lên bột
- Lấy vụn bột, lau rửa sạch sẽ da 2 đầu da vùng bó bột,
- Cho người bệnh những bài tập luyện
- Hướng dẫn người bệnh tự vệ sinh
- Hướng dẫn người bệnh nhìn vào gương đễ xem những vùng không nhìn được.
- Tránh che phủ bột vì dễ gây ẩm bột, làm bột lâu khô (nếu bột mới bó còn ướt)
- Giữ bột luôn sạch sẽ và khô ráo
- Theo dõi chất tiết thấm nơi bột, mùi bột
- Người bệnh có vết thương cần mở cửa sổ trên bột để chăm sóc và theo dõi
4.6. Suy giảm vận động do phù nề, teo cơ, yếu cơ sau tháo bột
- Lượng giá sức cơ, đánh giá mức độ phù nề sau tháo bột: Sau khi tháo bột màu da
nơi bó sẫm màu, nhiều vết lốm đốm đóng vẫy, bắp thịt teo nhão, lông rụng.
- Săn sóc da người bệnh: rửa sạch da, xử dụng kem làm ẩm da,
- Phơi nắng
- Tập cơ: vận động, massage chi, kê chi cao, theo dõi phù nề
- Tập đi nạng hỗ trợ. Hướng dẫn người bệnh đi nạng an toàn
- Dinh dưỡng: cung cấp vitamine A, D, C, Calci, protide
C. LƯỢNG GIÁ:
- Người bệnh vận động tốt trong bột
- Người bệnh an tâm điều trị: bó bột đúng thời gian, không biến chứng
- Sau bó bột người bệnh đi nạng được an toàn

6. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ:


 Chèn ép điểm:

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 148

-Nguyên nhân: do nâng đỡ bột bằng ngón tay, có hạt hay cục bột, vùng xương nhô
ra do không đệm lót tốt, khi bột chưa khô đã đặt chi xuống giường, xẻ bột khi bột
còn ướt, cử động sớm khi bột chưa khô.
- Triệu chứng: nóng rát, đau liên tục, da tê, cử động ngón khó
- Xử trí: mở cửa sổ để giải quyết nguyên nhân, thay bột khác
 Chèn ép toàn thể:
- Nguyên nhân: độn lót không tốt, chi phù nề nhiều do chảy máu, nhiễm trùng, kỹ
thuật bó sai.
- Triệu chứng: đau, căng tức, dị cảm, liệt vận động
- Xử trí: Rạch dọc bột tất cả các khớp, banh rộng, kê cao chi không quá 20cm
- Dự phòng: khi cho người bệnh về thì rạch bột và thông báo những bất thường
giúp người bệnh theo dõi và phát hiện kịp thời hay tự người bệnh banh rộng bột
trước khi đến bệnh viện.
 Lỏng bột:
- Nguyên nhân: do giảm phù nề, do độn lót nhiều quá
- Triệu chứng: vận động  đau, cảm giác nghe lục cục, giới hạn trên và dưới thấy
lỏng
- Biến chứng: can lệch, lệch đầu xương
- Xử trí: thay bột
- Dự phòng: Không rút các vật độn bên trong bột, dặn người bệnh tái khám đúng
hẹn, hay khi thấy dấu hiệu lỏng bột

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 149

QUI TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN MỔ XƯƠNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định mổ xương
2. Liệt kê được những điều thuận lợi, bất lợi mổ xương
3. Trình bày được tai biến do mổ xương
4. Chăm sóc bệnh nhân trước và sau mổ xương
5. Thực hiện qui trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ xương

1. MỤC ĐÍCH:
- Nắn, bất động xương gãy
- Giúp lành xương sớm
2. CHỈ ĐịNH & CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
 Chỉ định tuyệt đối:
- Gãy xương khó nắn kéo và cố định
- Gãy xương kèm theo đứt dây chằng, sai khớp tái diễn nhiều lần
- Gãy nơi đầu xương
- Gãy nhiều vị trí, dễ tạo khớp giả
 Chỉ định tương đối:
Các bệnh lý về xương: viêm xương, ung thư xương
 Chống chỉ định:
- Xương đang nhiễm trùng
- Nơi xương gãy mô xấu, thiếu da, sẹo xấu
- Xương không vững được sau khi mổ
- Gãy lồng (trừ gãy cổ xương đùi)
3. THUẬN LỢI Và BẤT LỢI CỦA MỔ XƯƠNG
 Thuận lợi:
- Xương gãy sau giải phẫu được nắn sửa gần như toàn diện theo ý muốn.
- Không kéo dài thời gian nằm điều trị.
- Vận động được sớm tránh được nhiều biến chứng do nằm lâu.
 Bất lợi:
- Biến gãy xương kín thành gãy xương hở.
- Nguy cơ nhiễm trùng, bị mất máu nhiều khi mổ xương lớn.
- Rối loạn quá trình lành xương  do cắt đứt cơ, mạch máu, thần kinh.
- Đặt vật lạ vào đôi khi phải mổ lại để lấy ra.
- Đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên khoa.
4. TAI BIẾN:
- Đối với mô: co rút cơ do cắt nhiều mô cơ, nhiễm trùng phần mềm (vết mổ).
- Đối với xương: Do tác dụng kim loại đặt vào trong trường hợp mổ kết hợp xương:
viêm xương, xương khó lành.
- Mạch máu thần kinh: có thể tổn thương tùy theo mức độ khác nhau.
- Tại chổ toàn thân: nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch, thuyên tắc, choáng...
5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ XƯƠNG:
5.1. Trước mổ người bệnh cần đạt các yêu cầu:
- Người bệnh không sốt
- Dinh dưỡng: protide >60g/ dl
- Hồng cầu đủ, Hct bình thường
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 150

- Không có nhiễm trùng da chung quanh xương gãy


5.2. Trước mổ:
- Công tác tư tưởng: giúp bệnh nhân biết phương pháp giải phẫu
- Vệ sinh vùng da trước mổ 12-24 giờ: rửa da, cắt ngắn lông vùng mổ, cắt rộng
theo qui định của giải phẫu chỉnh hình
- Thụt tháo buổi tối trước mổ nếu mổ chi dưới
- Chụp XQ ngực, xét nghiệm máu nhất là đánh giá hồng cầu, calci, phosphate
- Tháo bột để chăm sóc da nếu có, nên đặt chi trong nẹp
- Tháo hệ thống kéo tạ (nếu có) và bất động chi bằng khung Thomas
- Thay băng vết thương nếu cần, tránh xử dụng dung dịch sát trùng có màu
- Không ăn uống sáng ngày mổ
- Thực hiện kháng sinh dự phòng
- Hướng dẫn bệnh nhân cách tập vận động sau khi giải phẫu
5.3. Sau mổ:
- Theo dõi dấu sinh hiệu đến khi ổn định: chú ý huyết áp, mạch, nhiệt độ
- Phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu qua dẫn lưu, nơi bó bột, vết mổ
- Chăm sóc bệnh nhân đau sau mổ: thuốc giảm đau, công tác tư tưởng …
- Câu nối hệ thống dẫn lưu kín vô trùng và theo dõi số lượng, tính chất, màu sắc
dịch chảy ra, chú ý chảy máu
- Không thay băng vết mổ vô trùng, Điều dưỡng không tháo băng trước 24 giờ sau
mổ tránh nguy cơ chảy máu. Khi băng thấm nhiều máu chỉ thay băng lớp ngoài
chú ý khi thay băng cần chú ý nhẹ nhàng, khi tháo băng tránh tình trạng chảy máu
Nên băng ép nếu có dấu hiệu chảy máu
- Cần theo dõi dấu hiệu chèn ép do phù nề, do máu tụ chèn ép, do băng ép quá chặt:
Nâng cao vùng giải phẫu giúp giảm phù nề, kiểm tra mạch, dấu hiệu chèn ép
khoang do máu tụ: dấu hiệu 5 P:
° Pain: đau
° Pallor: tím tái
° Paresthesia: yếu liệt
° Paralysis: liệt
° Pulselessners: mất mạch
- Trong trường hợp mổ viêm xương thì cần cắt lọc mô hoại tử, xương chết, máu tụ
Khuyến khích bệnh nhân hít thở sâu,
- Cho bệnh nhân ăn bình thường khi không nôn ói
- Phục hồi chức năng:
° Tập chủ động: Tập vận động 24 giờ sau mổ các phần không cần bất động:
xoay trở, vận động, tập gồng cơ, co duổi, kéo ròng rọc, tập các khớp, tập cơ
dẻo dai
° Tập thụ động chi bị bệnh: không gây đau, không gây phù nề thêm, gồng cơ
° Tập trong khi sinh hoạt: nằm ngồi, đứng, đi
- Cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, đúng tư thế cơ năng
- Trong trường hợp đoạn chi: Ngoài những chăm sóc trên điều dưỡng chú ý phục
hồi cho bệnh nhân: cách lắp đặt bộ phận giả, cách đi nạng và trên hết là vấn đề
chấp nhận sự biến dạng cơ thể, cách di chuyển, và cảm giác chi “MA”
- Nếu có cắt lọc vết thương: giảm đau, chăm sóc vết thương, thực hiện kháng sinh
6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ ĐOẠN CHI
6.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 151

- Rửa sạch da bằng dung dịch sát khuẩn không màu


- Xác định có mạch ngoại biên
- So sánh phù nề, màu sắc, nhiệt độ da, đau với mô của cơ thể bên đối diện
- Kiểm tra dấu chứng sinh tồn để phát hiện tình trạng nhiễm trùng
- Rửa sạch vết thương
6.2. Nhận định điều dưỡng sau mổ
- Dẫn lưu tại mõm cụt
- Tình trạng phù nề sau mổ
- Băng kín nhưng không quá chặt
- Đánh giá đau
- Tình trạng vận động của các chi còn lại
- Tâm lý an tâm
- Mức độ vận động
- Biến chứng: chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, chi ma, …
6.3. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
 Biến dạng cơ thể do đoạn chi
- Nhận định tình trạng tâm lý hình dáng cơ thể do mất chi: Cho bệnh nhân nói lên
cảm giác của mình
- Bệnh nhân và gia đình cùng hợp tác tham gia cùng thay băng vết thương
- Bệnh nhân tham gia vào việc mặc quần áo, tăng cường sức cơ, tự chăm sóc, giao
tiếp trong xã hội, tự tham gia vào việc hồi phục
 Suy giảm chức năng vận động:
- Lượng giá khả năng duy trì sự vận động chi
- Tập vận động tăng cường sức cơ chi lành
- Hướng dẫn bệnh nhân đi nạng, lắp chi giả
- Cho bệnh nhân thực tập các vận động trong sinh hoạt hằng ngày như: vệ sinh cá
nhân, cách tự phục vụ
 Đau do cảm giác bàn chân ma do đoạn chi:
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Khuyến khích vận động giúp giảm phù nề
- Giải thích với bệnh nhân tình trạng chi ma, an toàn tránh té ngã
- Kê chi cao an toàn, tránh va chạm, chèn ép.
 Nguy cơ nhiễm trùng mõm cụt:
- Thay băng mỗi ngày, rửa vết thương nhẹ nhàng
- Chú ý tháo băng nhẹ nhàng, thấm ướt băng trước khi tháo tránh làm đau vì
thường ngay đầu xương có mạch máu, thần kinh. Nên che chở vết thương bằng
gạc có tẩm dung dịch mù u hay ẩm để lần sau tháo băng không bị tổn thương hay
đau thêm
Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử

7. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ KẾT HỢP XƯƠNG


A. Nhận định tình trạng bệnh nhân:
 Tại chổ
- Vết mổ: băng thấm dịch không
- Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất
- Tình trạng vết thương: sự phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm
 Cơ quan liên quan
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 152

- Tình trạng tim phổi, tuần hoàn, dấu chứng sinh tồn, tri giác,
- Tình trạng sức cơ
- Tình trạng nước xuất nhập, nước tiểu qua sonde
 Tâm lý: Biến dạng cơ thể, Bất động, đau,
 Biến chứng: tắc mạch, huyết khối, mất mạch do hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng vết
mổ,
B. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
7.1. Đau sau mổ:
- Cho bệnh nhân nằm nghĩ tại giường
- Nhận định tình trạng đau do: vết thương, do chèn ép, do dị vật...
- Xoay trở bệnh nhân thường xuyên và giúp bệnh nhân tư thế dễ chịu
- Giải thích tình trạng bệnh nhân, giáo dục bệnh nhân thích nghi và cách tự chăm sóc
vệ sinh cá nhân trong giới hạn cho phép
- Giúp bệnh nhân đi lại
7.2. Bệnh nhân bó bột sau mổ: xem bài chăm sóc người bệnh bó bột
7.3. Nguy cơ biến chứng do bất động sau mổ: vận động chi lành, tập gồng cơ chi
mổ, kê cao chi, xoa bóp cơ, theo dõi dấu chèn ép
7.4. Nguy cơ chảy máu sau mổ:
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn
- Theo dõi dấu chảy máu qua băng, dẫn lưu
- Theo dõi Hct, da niêm,
- Bất động tốt sau mổ, tránh thay băng trước 24 giờ sau mổ, thực hiện băng ép sau
mổ, tháo băng nhẹ nhàng an toàn
7.5. Nguy cơ biến chứng các cơ quan khác sau mổ xương:
- Giúp bệnh nhân hít thở sâu
- Theo dõi cơn đau ngực khó thở,
- Theo dõi nhịp thở, chú ý nhiệt độ
- Chăm sóc bộ phận sinh dục phòng ngừa nhiễm trùng tiểu
- Tránh tình trạng tắc mạch chi sau mổ, theo dõi dấu hiệu chèn ép: kê chi cao nên kê
toàn bộ chiều dài chi.
- Chăm sóc theo dõi vết mổ
- Thực hiện kháng sinh
7.6. Phòng ngừa mất máu, chóang do giảm thể tích dịch: bù dịch, theo dõi nước
tiểu, Hct, dấu mất nước, truyền máu nếu cần
7.7. Dinh dưỡng bệnh nhân sau mổ xương: cho bệnh nhân uống nhiều nước + cung
cấp nhiều chất có nhiều vitamine và nhất là protide và calci. Ăn ngay khi bệnh
nhân tỉnh
7.8. Bệnh nhân lo sợ đi lại sau mổ:
- Tập cho bệnh nhân đi lại khi có ý kiến chuyên mô, hướng dẫn cách đi nạng. Cho
bệnh nhân đong đưa chân trên giường
- Di chuyển cho bệnh nhân từ giường qua xe.
- Cho bệnh nhân đi lại trong nạng. Chú ý nếu bệnh nhân đau thì ngưng tập
- An toàn trong giai đoạn này tránh gãy xương thứ phát hay biến dạng sau mổ
C. GIÁO DỤC BỆNH NHÂN:
- Giáo dục bệnh nhân tái khám đúng kỳ hạn, biết thời gian lấy đinh ra
- Bệnh nhân duy trì tập vật lý trị liệu tránh loãng xương sau mổ
- Giáo dục bệnh nhân các dấu hiệu của viêm xương
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 153

- Dinh dưỡng: ăn đủ chất, nhất là thành phần calci giúp xương lành tốt

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 154

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM XƯƠNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa, giải phẫu bệnh, phân loại viêm xương
2. Thực hiện đuợc qui trình chăm sóc người bệnh viêm xương

1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm xương chấn thương là các nhiễm trùng xương do vi trùng thường không đặc
hiệu từ ngoài vào sau gãy xương hở, sau các phẫu thuật, sau mổ kết hợp xương trong gãy
kín cũng như gãy hơ. (Ngô Bảo Khang)

2. SINH BỆNH HỌC:


- Viêm xương là tình trạng nhiễm trùng xương mà hậu quả từ mô xương hoại tử và
mô tuỷ. làm tình trạng xương yếu đi và có nguy cơ gãy xương tự động hay chỉ cần 1
chấn thương nhẹ. Viêm xương có lẽ là nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn, siêu vi,
vi trùng lao (tubercle baciliti), nấm… hay do nhiễm bẩn bởi các vật lạ của những chất
liệu như đinh, nẹp, ốc, khớp giả. Staphylocococcus aureus, Streptococcus pyogenes
là vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm xương. Mẩm bệnh thường vào trực tiếp
trong xương qua gãy xương hở, do lây lan từ ở 1 vùng nhiễm trùng khác trên cơ thể,
hay do nhiễm trùng máu, hay sau mổ xương. Viêm xương có 2 loại cấp tính và mãn
tính. Cả 2 hình thức viêm xương có sinh bênh học giống nhau nhưng khác nhau về
nguyên nhân, tiến trình và triệu chứng.
- Viêm xương liên quan đến nhiễm trùng ống, tuỷ xương khoang dưới màng xương>
Khời đầu mô xương và mạch máu bị tàn phá bởi sự phân giải protein giải phóng
men bởi mầm bệnh. Bởi giảm bout dòng máu chảy, sự di chuyển những mảnh vở từ
vùng nhiễm trùng ra suy giảm. Vì thế nhiễm trùng lan rộng xuyên qua xương và dưới
màng xương, tích tụnhững mảnh xương hoại tử. Sự riêng lẽ từ xương nghỉ ngơi và
hình thành 1 chất gọi là mảnh xương mục. Những mảnh xương mục trở thành bồn
chứa cho sự phát triển của vi khuẩn.
- Sự nguy hại tới xương và màng xương kích thích hoạt động tạo xương và mô xương
mới, gọi là bao xương hình thành xung quanh mô xương chết. Sự hình thành bao
xương với đầy mô hoại tử không có có mạch máu và xung quanh mạch lại nghèo
nàn, do đó làm giảm mạch máu tới nuôi, kéo theo các kháng thể bạch cầu và kháng
sinh thâm nhập khó khăn, Hiệu quả chống nhiễm trùng kém.

3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ


 Giai đoạn cấp tính
- Tổn thương mô mềm: các mô mềm bị dập nát trong gãy xương hở, do máu tụ sau mổ
kết hợp xương không đựơc dẫn lưu tốt
- Tổn thương xương:những mảnh xương rời nhỏ thiếu máu nuôi dưỡng đưa đến hoại
tử là ổ nhiễm trùng
 Giai đoạn mạn tính:
- Tổn thương mô mềm: bao gồm các lỗ dò ra da và các đường dò thông vào xương, các
đường dò có nhiều ngóc ngách và nhiều mủ và chung quanh lỗ dò là những tổ chức
xơ bao bọc như 1 kén làm tình trạng viêm xương không lành
- Các tổn thương xương: Ở giữa 2 khối cal xương lớn do sự phục hồi tạo xương mới có
hốc không đều của viêm xương chứa đầy mủ. Ống tuỷ có nhiều mạch máu tạo xương
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 155

mới mạnh mẽ và bít kín dần ống tuỷ. Các đầu xương xơ chai dễ tạo thành xương
chết, nhiễm trùng, kích thích tạo xương mới bao bọc xương chết, cũng như kềm giữ
mô mềm hoại tử và mủ tạo đường dò.

4. PHÂN LOẠI:
Theo thời gian diễn biến có 2 giai đoạn:
- Viêm xương chấn thương cấp tính nhiễm trùng ổ xương trong 3-4 tuần đầu
- Viêm xương chấn thương mạn tính
° Viêm màng xương do sẹo xơ chai loét
° Viêm xương có lỗ dò
° Viêm xương có xương chết, xương tù
° Viêm xương kéo dài ung thư hoá
4.1. Viêm xương cấp tính
- Viêm xương cấp tính thường thây ở trẻ em nhiều hơn người lớn, nam gấp 4 lần nữ.
Thường do Staphylococcuc aureus
- Biểu hiện lâm sàng: tuỳ thuộc vào mức độ kéo dài của nhiễm trùng hay đường
nhiễm bẩn. Khi nhiễm trùng phát triển trực tiếp vào trong máu từ vi trùng, người
bệnh đột ngột thấy nhiệt độ cao, mạch nhanh,Vận động hạn chế và đau dử dội vùng
cơ thể bệnh do co cơ chung quanh. Ban đỏ, nóng, phù nề xung quanh vúng xương
viêm.
- Chẩn đoán
° Bạch cầu tăng
° XQ thấy vùng xương bị tàn phá, mô xương hư
° Cấy kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp
- Mục tiêu điều trị là loại bỏ nguồn gốc nhiễm trùng và phòng ngừa sự lan rộng của
nhiễm trùng chung quanh mô. Điều trị bao gồm cắt lọc mô chết, xử dụng kháng
sinh triệt để. Kháng sinh phối hợp để ngăn ngừa sự phát triển của kháng khuẩn có
lẽ cho những điều trị viêm xương trên 1 năm.
- Bởi vì những mảng xương mục và bao xương làm suy giảm tuần hoàn tới chổ viêm
xương, do đó cần rửa sạch lấy mô xương chết... trước khi đánh kháng sinh thì điều
trị mới hiệu quả. Phẫu thuật cắt lọc hay tưới rửa liên tục mô chết với dung dịch
nước muối hay dung dịch có kháng sinh luôn được áp dụng
- Biến chứng của viêm xương cấp tính là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, thuyên
tắc mạch, nếu điều trị không triệt để viêm cấp tính sẽ biến thành mãn tính
4.2. Viêm xương mãn tính:
- Viêm xương mãn tính là đặc điểm là tiến trình viêm diển biến từ từ của nhiều hốc
xương với những mảng xương chết và bao xương xuyên qua xương
- Biểu hiện lâm sàng: Đau vùng viêm xương từng đợt do viêm tiến triển và đau giảm
khi tình trạng viêm giảm. Đau nhiều khi về đêm. Vùng xung quanh viêm xương đỏ,
song, ấm và đau. Những triệu chứng khác gồm biến dạng xương, xẩm màu da, teo
cơ vùng xung quanh xương viêm, và tạo đường dò ra da.
- Chẩn đoán
° XQ thấy nhiều mô xương chết, đường dò
° Cấy mũ xác định vi khuẩn làm kháng sinh đồ
- Điều trị: Phẫu thuật cắt lọc mô chết, nạo sạch đường dò, lấy xương chết, dẫn lưu,
mở rộng vết thương, kháng sinh trị liệu. Mở cửa sổ bột để chăm sóc vết thương và
bó bột phòng ngừa gãy xương. Nẹp chi cũng cần thiết để hổ trợ xương chi. Trong
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 156

những trường hợp đặc biệt kháng nhiều thuốc hay khó khăn trong việc loại bỏ vi
khuẩn thầy thuốc áp dụng phương pháp tạo chuyển nắp cơ để giúp cung cấp máu
tới nuôi vùng xương liên quan. Ghép xương cũng được yêu cầu điều trị. Dùng oxy
cao áp cũng hiệu quả trong điều trị. Khi điều trị không thành công đôi khi người
bệnh cần được đoạn chi
- Biến chứng: co cứng cơ, nhiễm trùng xương khớp, giảm sự phát triển xương, gãy
xương vụn, gãy xương bệnh lý.

5. QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG


A. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG:
 Dữ kiện chủ quan:
• Thông tin về sức khỏe:
- Tiền sử: chấn thương xương, gãy xương hở, vết thương nhiễm trùng
- Thuốc: lạm dụng thuốc, thuốc giảm đau, kháng sinh
- Phẫu thuật hay những điều trị khác
• Toàn thân
- Tình trạng sức khỏe: suy kiệt, nhiễm trùng
- Chuyển hóa- dinh dưỡng: sốt, lạnh run, mất cân, chán ăn, mệt mỏi
- Nhận thức: Đau tăng khi cử động vùng viêm xương
- Bệnh lý kèm theo: AIDS, tiểu đường, lao, ung thư …
 Dữ kiện khách quan:
- Tổng trạng: bức rức, sốt âm ỉ có lúc sốt cao, dấu hiệu nhiễm trùng, môi khô, lưởi
dơ, mệt mỏi, da xanh niêm nhạt
- Da: toát mồ hôi, nổi mẩn da, vùng da chung quanh xương viêm đỏ, phù nề, đau nếu
viêm xương cấp tính. Trong viêm xương mãn tính da xẩm màu
- Cơ xương khớp: Đau, phù, ấm co cơ. trong viêm xương mãn tính có teo cơ. Giới
hạn cử động, dẫn lưu vết thương
- Nhận định mô xương: mô xương đen, vở vụn, đường dò…
- Dấu hiệu khác: cấy máu (+), bạch cầu tăng,VS tăng
- Toàn thân: nhiệt độ cao, mạch nhanh, suy kiệt
B. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
5.1. Đau liên quan đến tình trạng viêm:
- Nhận định mức độ trầm trọng của cơn đau, vị trí, áp dụng các phương pháp giảm
đau thích hợp. Tránh những họat động làm gia tăng tuần hoàn
- Nâng đỡ nhẹ nhàng khi cử động chi người bệnh để giúp người bệnh giảm đau và
ngăn ngừa gãy xương bệnh lý
- Duy trì người bệnh ở tư thế thẳng đúng, ngăn ngừa tư thế bất thường hay căng cơ
dẩn đến đau tăng
- Hạn chế di chuyển, hướng dẫn người bệnh sử dụng dụng cụ hổ trợ khi di chuyển
(nạng..) ngăn ngừa gãy xương bệnh lý, đau tăng làm căng thẳng trên xương
- Tránh đụng chạm vào thành giường ngăn ngừa người bệnh đau
- Thực hiện thuốc giảm đau
5.2. Người bệnh không thoải mái do tình trạng nhiễm trùng:
- Theo dõi nhiệt độ mỗi 4 giờ, ghi thành biểu đồ, theo dõi đáp ứng của điều trị
- Cho người bệnh nằm phòng lạnh, quần áo nhẹ mỏng, thuốc hạ sốt, lau mát
- Cho người bệnh uống nhiều nước
- Quan sát da, lau khô sạch mồ hôi
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 157

- Thực hiện thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ


6.3. Nguy cơ nhiễm trùng lây lan liên quan đến vết thương, dẫn lưu
Theo dõi các vết thương hở, vết thương dẫn lưu không bảo đảm tình trạng vô
khuẩn bởi những người chăm sóc. Do đó điều dưỡng phải biết cách chăm sóc giúp
giảm yếu tố nguy cơ nhiễm trùng. Ap dụng các biện pháp cách ly để ngăn cản sự lây
nhiễm chéo từ vết thương này sang vết thương khác, từ vết thương người bệnh này
sang vết thương người bệnh khác
6.4. Phù nề ảnh hưởng đến tiến trình viêm và sự bất động
- Đo chu vi tứ chi mỗi ngày để có dữ kiện đánh giá điều trị mức độ phù nề
- Nâng chi cao lên giúp máu hồi lưu
- Theo dõi mạch chi mỗi khi nâng cao chi bởi vì mạch sẽ giảm xuống do giảm lượng
máu tại chi cũng dễ làm tình trạng phù nề gia tăng
- Gồng cơ chi bệnh giúp máu lưu thông tốt
6.5. Suy giảm vận động cơ thể do đau và phù nề
- Trợ giúp người bệnh tập vận động chi lành và chi bệnh giúp tăng cường sức cơ
- Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh đi lại không bị biến chứng khác

6.6. Người bệnh chuẩn bị mổ cắt lọc:


- Công tác tư tưởng cho người bệnh
- Thực hiện kháng sinh dự phòng
- Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các thủ thuật chẩn đoán
- Rửa sạch vết thương, chăm sóc da trước khi chuyển người bệnh lên phòng mổ
6.7. Chăm sóc người bệnh sau mổ viêm xương:
- Chăm sóc vết thương mỗi khi thấm dịch
- Chăm sóc dẫn lưu:thay băng, câu nối vô trùng, an toàn, rút khi hết tác dụng
- Theo dõi nhiệt độ người bệnh, ghi biểu đồ nhịệt độ
- Giúp người bệnh cách vận động đi lại
- Kê chi cao giảm phù nề
- Theo dõi các dấu hiệu chèn ép chi sau mổ

C. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH


- Dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ protide, vitamine A, D, C, E, calci. Vì người bệnh
thường do viêm nhiễm lâu ngày thể trạng suy kiệt nhiều.
- Thực hiện kháng sinh đầy đủ
- Tập vận động chi tăng cường sức cơ giúp người bệnh đi lại tránh té ngã
- Nếu người bệnh đang trong tình trạng đau nên cho người bệnh nghĩ ngơi tại giường
Phơi nắng
- Hướng dẫn người bệnh cách đi lại tránh té ngã, hay làm việc gắng sức trên chi bệnh
tránh nguy cơ gãy xương bệnh lý. Hướng dẫn cách tự chăm sóc vết thương tại nhà,
giữ vết thương sạch sẽ
- Hướng dẫn người bệnh uống thuốc đúng liều, đúng thời gian tại nhà
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Tái khám định kỳ

D. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:


- Người bệnh giảm đau, bớt phù nề, tình trạng viêm giảm
- Tình trạng vết thương giảm viêm nhiễm
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 158

- Thể trạng không có dấu hiệu nhiễm trùng

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 159

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ KHUNG CỐ ĐỊNH


NGOÀI

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa, chỉ định, chống chỉ định biến chứng của khung cố
định ngoài
2. Thực hiện qui trình chăm sóc người bệnh có khung cố định ngoài

1. Định nghĩa:
Cố định ngoài là phương tiện cố định xương gãy bằng dụng cụ kim loại đặt bên ngoài
chi gãy (thông qua các đinh hoặc kim ngang qua xương).
2. Ưu và khuyết điểm của khung cố định ngoài:
 Ưu điểm:
- Cố định xương gãy vững chắc mà không đặt các dụng cụ kim loại vào trong ổ gãy
(tránh được các biến chứng nhiễm trùng)
- Dụng cụ đơn giản có thể dễ dàng tự chế được
- Có thể đặt kín (như băng bột) sau khi dùng các khung nắn xương
- Không bất động khớp (giúp người bệnh dễ dàng tập vận động phục hồi chức năng)
- Có thể điều chỉnh được sau khi đặt (giúp kéo dài chi)
- Khung cố định ngoài dùng cho nhiều vị trí dùng cố định xương như mặt, hàm, tứ chi,
khung chậu, ngón tay hay ngón chân, xương sườn… Gia tăng tối đa khả năng họat
động các khớp liên quan trong lúc vẫn duy trì được sự bất động tại chổ cần điều trị
- Người bệnh có thể xuất viện, khung giúp người bệnh có thể giữ được những xương
không vững, những vùng cơ yếu hay giảm chức năng trong lúc người bệnh di chuyển
- Sử dụng trong trường hợp xương hay mô bị nhiễm trùng (đinh được đặt trên hay dưới
vùng nhiễm trùng)
 Khuyết điểm:
- Khung cồng kềnh gây vướng
- Có thể nhiễm trùng chân đinh gây viêm xương
3. Giới thiệu:
- Khung cố định ngoài trên 1 mặt phẳng hay nhiều mặt phẳng
- Các loại khung: Wagner, Roger Anderson, Murray, Hoffman, dụng cụ Ace-Fischer.
- Đinh có nhiều loại, kích cở tuỳ thuộc vào xương và vị trí cần điều trị. (đinh
Steinmann, đinh Schanz, đinh Kirscner)
4. Chỉ định và chống chỉ định:
 Chỉ định:
- Dùng trong gãy xương hở
- Gãy xương hở nhiễm trùng
- Kéo dài chi
- Xương gãy không vững
 Chống chỉ định và thận trọng:
- Xương gãy quá nhiều: có nhiều đinh cũng là nguyên nhân làm xương yếu và dễ gãy
- Viêm xương tủy nặng và lan tỏa
- Lạm dụng hay căng cơ trong cử động là nguyên nhân làm lỏng đinh hay đinh không
vững
- Lổ vào và ra của chân đinh cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng da và xương

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 160

- Khi rút đinh ra có thể gãy xương lại do nhiều lổ đinh xuyên qua xương  người
bệnh nên đi chậm, tránh gắng sức hay mang vác nặng vì có nhiều nguy cơ gãy xương
lại
5. Biến chứng:
 Do đinh xuyên:
- Nhiễm trùng chân đinh
- Làm tổn thương giải phẫu (mạch máu, thần kinh, gân cơ …)
- Đau do căng da
 Do khung cố định ngoài:
- Cố định xương trong tình trạng còn di lệch: hậu quả sau này là cal lệch hay khớp giả
6. Chuẩn bị người bệnh:
- Rửa da tỉ mỉ, cạo lông tránh tổn thương da
- Rửa sạch vết thương
- Chụp XQ
- Kháng sinh

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI


1. Điều trị nội:
- Thực hiện thuốc giảm đau, giảm sốt
- Chườm lạnh
- Nâng chi trên gối
- Treo tay hay dùng nạng
2. Nhận định tình trạng người bệnh:
 Vùng tổn thương và khung cố định ngoài:
- Nhận định của từng đinh trong và ngoài khung
- Màu sắc, nhiệt độ, phù nề vùng chi
- Mạch ngoại biên
- Khả năng di động của các khớp và cơ kế cận
 Dấu hiệu khác:
- Dấu chứng sinh tồn nhất là nhiệt độ
- Đau đầu hay những đau khác
- Dấu hiệu tổn thương thần kinh do chèn ép
- Nhiễm trùng
 Tâm lý:
- Do thay đổi hình dạng cơ thể
- Hạn chế mức độ cử động do khung
- Đau cấp tính
3. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng:
3.1. Suy giảm khả năng vận động do chấn thương và do khung cố định:
- Nhận định lại tầm mức cử động của những mô, khớp không tổn thương
- Giúp người bệnh nghỉ ngơi tại giường cho đến khi hồi phục và hết đau
- Vận động với treo tay hay với nạng: khả năng vận động tối đa các khớp
- Thay đổi tư thế để tránh lóet do tì đè
3.2. Thay đổi hình dạng cơ thể do khung cố định ngoài:
- Nhận định những biểu lộ về lo lắng của người bệnh
- Cung cấp kiến thức cần thiết về thời gian, ích lợi, hướng dẫn sự tư chăm sóc khung
cố định ngoài cho người bệnh an tâm
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 161

- Hướng dẫn người bệnh những tư thế thuận tiện trong di chuyển và tránh va chạm
chung quanh do khung cố định ngoài
3.3. Da bị tổn thương do đinh, chấn thương, do vết thương:
- Nhận định những dấu hiệu chèn ép da và dấu nhiễm trùng da
- Chăm sóc vết thương, vết mổ, chăm sóc chân đinh rửa dẫn lưu
3.4. Đau do liên quan đến chấn thương hay dụng cụ cố định:
- Đánh giá cơn đau, báo cáo khi đau tăng lên
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Thường đau cấp tính trong 24-48 giờ đầu, nhưng sẽ giảm đau dần trong 5-7 ngày
sau
- Ghi chú những thay đổi cảm giác, tê: dấu hiệu chèn ép mạch
- Đấp ấm giúp giảm đau và phù nề
- Thực hiện chụp XQ xem tình trạng xương gãy được cố định như thế nào, có cần
chỉnh sửa lại không?
- Theo dõi các biến chứng do đinh xuyên như: căng da, bàn chân rớt
4. Giáo dục người bệnh:
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà chăm sóc đinh tại nhà
- Người bệnh lo lắng khi di chuyển hay cử động: hướng dẫn người bệnh mang nặng từ
từ, tập vận động cơ, tập vận động khớp, tập đi với khung cố định ngoài bằng nạng,
bằng xe di chuyển
5. Lượng giá:
- Người bệnh lấy lại được tầm mức hoạt động
- Vết thương và chân đinh không nhiễm trùng

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 162

CHƯƠNG 6: NGOẠI KHOA KHÁC

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG – GHÉP DA

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được phân loại bỏng
2. Trình bày được cấp cứu và quản lý người bệnh bỏng ngay khi nhập viện
3. Trình bày được bệnh học và chăm sóc các giai đoạn của bỏng
4. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh bỏng

1. PHÂN LOẠI BỎNG


1.1. Theo độ sâu:
- Độ 1: Thương tổn chỉ ở lớp sừng như cháy nắng
- Độ 2: Thương tổn hết lớp thượng bì cho đến màng đáy, chia làm 2 mức độ:
º Bỏng bề mặt da có những đặc điểm: mụn nước (nông), dấu hiệu ấn da đổi màu
mất (+), vết thương ẩm, lông còn chắc, đau đớn nhiều, châm kim chảy máu
nhiều.
º Bỏng da sâu có những đặc điểm: mụn nước sâu hơn, lớp trung bì màu trắng, dấu
hiệu ấn mất (+), mất tính đàn hồi, lông còn dính, cảm giác đau giảm nhiều,
châm kim sâu tới lớp trung bì mới biết
- Độ 3: Thương tổn đến phần nông của lớp bì, chia làm 2 mức độ:
º Bỏng độ 3a: Bỏng toàn bộ lớp da: mụn bỏng, dấu hiệu ấn mất(-), tổn thương
khô, lông - tóc - móng rụng, mất cảm giác đau, đâm kim sâu tới hết lớp da mới
rỉ máu.
º Bỏng độ 3b sâu: da bị phá huỷ khô, ở đáy vếtt thương dấu hiệu ấn mất (-) vùng
tổn thương đã cháy đen, có thể thấ những tĩnh mạch bị tắc ở dưới, lông - tóc -
móng rụng ra, cảm giác đau mất.
- Độ 4: Hoại tử lớp da và các cơ quan bên dưới, cháy lớp cân cơ xương.
1.2. Theo diện tích bỏng:
Độ rộng trên cơ thể người bệnh là hình ảnh dễ nhận biết. Trên diện tích bị bỏng
cơ thể đã mở cửa thông thương cho vi khuẩn xâm nhập, cho dịch mất đi và mất nhiệt.
Với đánh giá chính xác diện tích bỏng rất có ý nghĩa trong giai đoạn choáng bỏng.
1.3. Theo vị trí bỏng:
có ý nghĩa quan trọng trong thẫm mỹ, trong cuộc sống như vùng cổ ngực thì ảnh
hưởng đến hô hấp; các lổ tự nhiên như mắt, tai, mũi, miệng ảnh hưởng đến hình dáng
thẫm mỹ mà nó còn ảnh hưởng đến giác quan; bộ phận sinh dục ảnh hưởng đến khả
năng tình dục, tiết niệu; vùng khớp ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt.

Theo Wallace: Qui tắc số 9


- Đầu mặt cổ: 9%
- Thân trước: Ngực: 9%
Bụng: 9%
- Thân sau: Lưng: 9%
Mông: 9%
- Chi trên: 9% x2

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 163

- Chi dưới: Mặt trước: 9%x2


Mặt sau: 9%x2
- Vùng sinh dục ngoài: 1%

 Chú ý:
- Lòng bàn tay 1%
- Đầu trẻ em: Mới sanh: 20%
1 tuổi: 16%
5 tuổi: 14%

2. YẾU TỐ NGUY CƠ:


Tuổi càng lớn sự hồi phục càng chậm. Người bệnh có kèm theo bệnh khác về hô hấp,
tim mạch, thận, tiểu đường thì càng làm chậm khả năng hồi phục, người bệnh tiểu đường
nguy cơ hoại tử vết thương, người bệnh nghiện rượu, suy dinh dưỡng, chấn thương kèm
theo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương.

3. CẤP CỨU Và QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH BỎNG


3.1. Sơ cứu:
- Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng: Đưa nạn nhân ra khỏi vùng gây nạn, Tưới nước lạnh khi
bỏng
- Bảo vệ vết bỏng tránh nhiễm trùng: không bôi chất gì lên vết bỏng không làm vở
các nốt phồng
- Phòng và chống choáng bỏng: ủ ấm, giảm đau, an ủi, động viên bệnh nhân
- Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tránh làm tổn thương và đau đớn thêm
3.2. Cấp cứu bỏng:
- Bỏng nhẹ: thay băng vết thương
- Bỏng nặng: hồi sức, chống sốc
º Hồi sức hô hấp: thở oxy 100% nếu bệnh nhân biến chứng ngạt
º Chống sốc bỏng: giúp bác sĩ bồi hoàn nước và điện giải, theo dõi nước xuất
nhập / giờ, cân nặng, DCST, CVP, tri giác, thực hiện thuốc giảm đau, ủ ấm bệnh
nhân
º Thực hiện kháng sinh và tiêm SAT cho bệnh nhân
º Xử trí cấp cứu vết bỏng: làm sạch vết thương, Rửa bằng nước vô khuẩn, cắt lọc
mô hoại tử

3.3. Chăm sóc vết bỏng:


- Vết thương rửa sạch, phá các nốt phồng, băng gạc mở có tẩm kháng sinh, bên ngoài
cho băng thấm hút, ngoài cùng dùng băng ép nhẹ. Thay băng lần 1 vào ngày thứ 5,
lần 2 vào ngày thứ 10.
- Ngày thứ 15 cho bệnh nhân vào bồn tắm có dòng nước xoáy: giúp lấy băng dễ
dàng, không đau, không chảy máu, dễ quan sát, làm sạch các mô hoại tử, kích thích
mô hạt và mạch máu đến nuôi tốt
- Chú ý cần theo dõi băng nếu có mùi hôi và băng thấm dịch thì phải thay băng lại
- Băng: có 2 cách
º Băng kín: băng kín vết thương sau khi rửa sạch

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 164

º Băng hở: không băng vết thương mà để trần, nhưng bệnh nhân nằm trong vùng
vô khuẩn (Drap và giường, phòng được tiệt khuẩn), có thể đắp các màng sinh
học như màng ối đông khô… Với phương pháp này giúp vết thương mau khô,
dễ quan, sát, giảm đau không thaó băng, kinh tế, và dễ lành hơn
- Không nên đắp gạc vaselin lên vết thương có mủ

4. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỎNG
4.1. Giai đoạn cấp cứu: là thời kỳ đòi hỏi phải tái giải quyết ngay sau giai đoạn sơ
cứu. Giai đoạn này bắt đầu với mất dịch, phù nề và tiếp tục cho đến khi điều trị
phục hồi lượng dịch và người bệnh có nước tiểu
- Rối loạn nước và điện giải: Người bệnh bỏng dễ dàng mất nước qua nốt bỏng, qua
mất nhiệt, qua sốt, qua thành mạch gồm: nước, sodium, protein. Vì thế người bệnh
có nguy cơ choáng do giảm thể tích dịch.
- Vết thương và tình trạng viêm: bỏng tạo ra những vết thương trên cơ thể như cửa
ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vì thế nguy cơ nhiễm trùng cao cho vết thương, toàn
thân.
- Suy giảm miển dịch: bỏng dẫn đến stress, giảm sức đề kháng cho cơ thể, người
bệnh bỏng thường rơi vào choáng do đau, do mất nước. Người điều dưỡng chú ý
đến tình trạng số lượng nước tiểu, nếu nước tiểu ít thường biểu hiện mất nước là có
nguy cơ tổn thương thận. Ngoài ra dấu hiệu liệt ruột cơ năng cũng thường xảy ra
cho người bệnh bỏng có thể do tình trạng rối lọan điện giải hay do choáng. Điều
dưỡng thường xuyên theo dõi tình trạng bụng chướng, đau, nghe nhu động ruột mỗi
giờ nếu như người bệnh bỏng chưa có nhu động ruột trở lại.

 Biến chứng:
- Thận: rối loạn chức năng thận, thận là cơ quan có thể ảnh hưởng nặng nề trong
bỏng, trong những trường hợp bỏng nặng người bệnh rất có nhiều nguy cơ rơi vào
suy thận không hồi phuc. Ngày đầu tiên của bỏng là ngày nguy hiểm nhất của thận
do tình trạng giảm khối lượng tuần hoàn, lưu lượng máu qua thận ít đi, mặt khác do
những tế bào huỷ hoại do bỏng tung ra những sản phẩm dị hoá, những quá trình này
gây tác hại về mặt cơ học hay hoá học ở ống thận.
- Tim mạch: rối loạn nhịp tim, choáng do thiếu dịch, nhiễm trùng huyết do vết
thương hoại tử...
- Hô hấp: biến chứng ở phổi và phù nề, tắc đường hô hấp do bỏng đường hô hấp trên
và do bỏng hít, ngạt, giảm đau, an thần.
 Chăm sóc vết thương: sau khi người bệnh đã ổn định. Mục đích thay băng vết
thương là làm sạch, lấy mô hoại tử, giảm số lượng vi trùng hiện diện, tránh tổn
thương da thêm, giúp người bệnh thoải mái.
- Bỏng nông:
Rửa sạch vết thương, băng bằng gạc thấm ướt mở. Điều dưỡng phá vở những nốt
bỏng vì nơi đây vi trùng có sẳn ở chân lông, tuyến chất nhờn có nhiều chất dinh dưỡng
nhất sẽ thuận lợi phát triển vi trùng. Đấp thuốc mở hay băng ẩm có chất kháng khuẩn,
băng thêm gạc khô dầy giúp hút dịch, băng ép nhẹ. Thay băng vào ngày thứ 5, điều
dưỡng cần theo dõi vết thương nếu không đau nhiều, không thấm dịch, không mùi,
không sốt điều dưỡng rửa sạch vết thương băng lại băng băng ẩm.Thay băng lần 2 vào
ngày thứ 10; điều dưỡng rửa sạch, băng ẩm, nhưng băng mỏng hơn và tiếp tục theo
dõi. Ngày thứ 15 cho người bệnh tắm bỏng, các lớp băng bong ra dễ dàng, vùng bỏng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 165

sẽ lên da non đỏ hồng. Trong giai đoạn này điều dưỡng cần theo dõi vết thương
thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm trùng làm cho tình trạng vết thương tiến triển
sâu hơn.
- Bỏng sâu độ 3:
º Loại này có thể tự lành nhưng thường để lại sẹo lớn do đó thày thuốc thường
dùng phương pháp mổ hớt dần từng lớp. Thường được tiến hành vào ngày thứ 3
sau tai nạn vì lúc này độ sâu vết bỏng đã ổn định, sự phù nề được tái hấp thu
một lượng lớn. Chuẩn bị trước mổ điều dưỡng rửa sạch vết thương lấy hết chất
mở và dịch ứ đọng, chuẩn bị vùng cho da thật sạch và băng kín vô trùng.
º Chăm sóc sau mổ điều dưỡng thay băng vào ngày thứ 5 sau mổ. Theo dõi dấu
hiệu nhiễm trùng, băng bằng thuốc mở kháng khuẩn.
- Bỏng sâu độ 4:
Thường thày thuốc áp dụng mổ hớt dần từng lớp, cắt lọc sâu, ghép da cuống. Người
điều dưỡng theo dõi chăm sóc và đảm bảo vô trùng tuyệt đối khi chăm sóc vết thương.
Phương pháp tắm bỏng trong giai đoạn này giúp lấy mô hoại tử, chất tiết, kích thích
mô hạt mọc, giúp người bệnh sạch sẽ, giúp người bệnh thỏai mái, giảm đau, nhưng tắm
không quá 20 phút vì sẽ làm người bệnh mất dịch và điện giải, lạnh, nguy cơ nhiễm
trùng. Tiêu chuẩn nước để tắm: sạch, nhiệt độ 40oC.
 Băng vết bỏng: Khi chăm sóc vết bỏng cần lưu ý: Rửa tay, thay găng vô khuẩn
mới khi thay băng, khi rửa vết thương đắp gạc, băng cho mỗi người bệnh. Nhiệt độ
phòng 2904C. Có 2 loại băng:
º Băng kín: băng kín vết thương bằng gạc kháng sinh mở.
º Băng hở: vết thương được phủ băng mở kháng sinh nhưng không băng, người
bệnh được nằm ở vùng vô khuẩn.
 Quản lý thuốc: tiêm ngừa phong đòn gánh cho tất cả người bệnh bỏng, thực hiện
thuốc giảm đau bằng đường tĩnh mạch, thuốc che chở niêm mạc dạ dày, thuốc
kháng sinh, bù dịch nước và điện giải.
 Dinh dưỡng: người bệnh bỏng thường bị mất nhiệt lượng nhiều do bốc hơi qua vết
bỏng, nhiễm trùng. Vì thế cần làm giảm quá trình chuyển hoá của người bệnh như
giữ nhiệt độ và độ ẩm cao trong không khí (nhiệt độ phòng từ 23 đến 320C, độ ẩm
từ 25 đến 50%), làm giảm đau đớn cho người bệnh.
º Người lớn: 25 Calo/ kg + 40 Calori cho mỗi phần trăm diện tích bị bỏng.
º Trẻ em: 40-60 Calo/kg cân nặng + 40 Calo cho mỗi phần trăm diện tích bị bỏng.
º Trong trường hợp người bệnh sút cân cần báo cáo lại và thực hiện nâng cao thể
trạng người bệnh. Khi nhu động ruột người bệnh giảm hay liệt ruột thì nâng đỡ
thể trạng bằng dịch truyền. Người bệnh có nhu động ruột có thể cho ăn qua tube
Levine, thức ăn loãng nhưng cung cấp nhiều protein, viatmine A,B, C khoáng
chất, sắt, folate. Năng lượng 5000 Kcalo/ngày. Nếu người bệnh khá hơn thì có
thể cho người bệnh ăn qua đường miệng bình thường.
4.2. Giai đoạn cấp tính: là giai đoạn vết thương ổn định.
- Thay đổi chức năng sinh lý: biến dạng cơ thể, đau, vết thương họai tử, ghép da, và
tái tạo chỉnh hình. Biểu hiện lâm sàng là vết thương khô và mô thoái hoá trắng
thành nâu sậm, mất cảm giác, phần dầy sâu tiết dịch, nốt phồng đau, và nhiễm
trùng. Xét nghịêm Ion đồ phát hiện các dấu hiệu lâm sàng do rối loạn điện giải
- Biến chứng: Trong giai đoạn cấp tính người bệnh có rất nhiều biến chứng như
nhiễm trùng vết bỏng, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp …Tình trạng hô
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 166

hấp và tim mạch cũng bị ảnh hưởng như khó thở, viêm phổi, rối loạn vận mạch.
Thần kinh người bệnh thấy ác mộng, lo sợ, khủng hoảng tinh thần và có thể có tổn
thương não. Trong giai đoạn này vấn đề xương khớp cũng biểu hiện như co rút cơ,
mất tư thế cơ năng, hạn chế hoạt động, teo cơ đơ khớp. Chức năng tiêu hóa cũng có
nguy cơ cao là loét dạ dày hay chảy máu dạ dày. Tiểu đường làm chậm lành vết
thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Trị liệu: Thầy thuốc thường cho y lệnh cung cấp dịch thay thế, cung cấp dinh
dưỡng và thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm. Việc chăm sóc vết thương và
băng theo tư thế cơ năng cũng rất quan trọng cho người bệnh. Để người bệnh phục
hồi và trả người bệnh về với đời sống bình thường thì vai trò vật lý trị liệu cũng cần
thực hiện trong giai đoạn này. Tình trạng hoại tử vết thương cũng có nguy cơ cao
trong nhiễm trùng vết thương nên việc cắt lọc mô hoại tử, ngăn ngừa nhiễm trùng,
kích thích mô hạt mọc tốt và chuẩn bị cho ghép da giúp rút ngắn thời gian lành vết
thương, tái tạo chỉnh hình.
- Quản lý điều dưỡng: Lượng giá và chăm sóc người bệnh đau, chăm sóc vết thương,
nâng đỡ tinh thần
4.3. Giai đoạn phục hồi: Mục đích giai đoạn này là giúp người bệnh trở lại cùng cuộc
sống, thiết lập lại chức năng cơ thể, và tái tạo chỉnh hình vết thương ghép da. Biểu
hiện lâm sàng là hạn chế vận động, đau khi vận động, sẹo xấu. Do người bệnh đau
nên không tập luyện, người bệnh có nguy cơ co rút cơ, cứng khớp, sẹo co rút, sẹo
xấu, biến dạng cơ thể, sẹo phì đại. Trị liệu và quản lý điều dưỡng là vật lý trị liệu,
tái tạo chỉnh hình. Trong giai đoạn này gia đình và người bệnh là người tự điều trị
chính cho người bệnh với sự trợ giúp của nhóm tâm lý, vật lý ttị liệu, điều dưỡng
tại nhà, nhóm dinh dưỡng. Dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng đủ các chất. Không
cử ăn

A. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG


1. NHÂN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
- Vết thương: mức độ và nguyên nhân bỏng (nhiệt, hoá chất, điện..)
- Sự thay đổi dịch và choáng: mạch tăng, huyết áp giảm tiểu ít theo dõi CVP,
potassium 
- Đường thở: phù nề đường thở, cháy xém lông mũi, miệng hay mũi đầy bụi khói, đàm
sẩm màu, ho, tím tái, khó thở.
- Ngộ độc CO: nôn ói, đau ngực, thở nhanh, bối rối, kích động, phản xa
- Thần kinh: thay đổi tri giác, chấn thương sọ não, cột sống cổ.
- Tim mạch: rối loan nhịp, thay đổi thể tích dịch, tưới máu mô kém.
- Hô hấp: thở nhanh nông, thiếu oxy.
- Xương khớp: gãy xương, giảm vận động, biến dạng, nhô xương, cơ.
- Tăng chuyển hóa và mất nhiệt: cơ thể người bệnh dễ bị lạnh, giảm cân
- Máu: Hct giảm, tiểu hemoglobine.
- Tiêu hoá: tổn thương miệng, nôn ói, chảy máu dạ dày, lóet dạ dày, liệt ruột
- Thận: biến chứng của choáng dẫn đến thiểu niệu, tiểu huyết sắt tố, tiểu myoglobin.
- Đau: đánh giá mức độ đau
- Tâm lý: mức độ lo lắng về hình dạng cơ thể
- Nhiễm trùng: vết bỏng tiết dịch, mùi, sốt.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 167

2. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG


2.1. Tổn thương da do vết bỏng
- Lượng giá mức độ và độ sâu vết thương.
- Rửa vết thương nhẹ nhàng, tránh đau đớn khi thay băng.
- Tắm bỏng.
- Thực hiện cách ly vết thương tránh nhiễm trùng.
- Áp dụng kỹ thuật vô trùng khi chăm sóc vết thương.
- Băng hở hay băng kín vết thương.
2.2. Mất nước và điện giải do thoát dịch qua vết thương
- Theo dõi nước xuất nhập, dấu mất nước và điện giải trên lâm sàng.
- Dấu chứng sinh tồn, CVP, tổng nước tiểu trong ngày.
- Thực hiện bù đủ dịch và điện giải, căn cứ lượng nước tiểu (bình thường 50ml/ giờ)
- Theo dõi Ion đồ
2.3. Suy giảm khả năng vận động
- Tập vận động chủ động và thụ động ngăn ngừa co rút cơ và teo cơ.
- Tập vật lý trị liệu, người bệnh tập là chính
- Cố định chi đúng tư thế khi băng vết thương, hướgn dẫn người bệnh tự xoay trở,
vận động.
2.4. Người bệnh kém dinh dưỡng
- Theo dõi và nghe nhu động ruột.
- Lượng giá cân nặng và tình trạng dinh dưỡng người bệnh.
- Cung cấp thức ăn qua đường miệng, sonde dạ dày, lổ mở dạ dày.
- Cung cấp protein 2-4g/kg/ngày, vitamine Các, A, D...
- Năng lượng: 3500-5000 Kcalorie /ngày.
2.5. Táo bón
- Người bệnh không ăn cho đến khi có nhu động ruột lại.
- Cung cấp thức ăn nhiều xơ, nước trái cây để cải thiện liệt ruột.
- Cho người bệnh vận động.
- Thực hiện thuốc nhuận trường.
2.6. Mất nhiệt
- Kiểm soát nhiệt độ môi trường, và giữ ấm người bệnh.
- Duy trì đủ calorie trong ngày.
2.7. Đau
- Lượng giá cơn đau. Thực hiện thuốc giảm đau.
- Tư thế thoải mái, tắm bệnh, kỹ thuật thư giãn.
2.8. Tâm lý thất vọng, mặc cảm do biến dạng cơ thể
- Khuyến khích người bệnh nói lên cảm giác của mình về hình dáng hiện tại của
người bệnh. Theo dõi dấu hiệu chán nản và lãnh đạm.
- Giúp người bệnh lấy lại niềm tin và phục hồi lại vận động
3. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:
Giáo dục người bệnh trong chăm sóc vết thương nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng.
Hướng dẫn người bệnh về dinh dưỡng. Vật lý trị liệu tích cực giúp phục hồi teo cơ cứng
khớp. Cho người bệnh thông tin về phẫu thuật tái tạo chỉnh hình, giúp người bệnh tham
gia vào cộng đồng

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 168

4. LƯỢNG GIÁ
Vết bỏng lành, dinh dưỡng đầy đủ. Người bệnh vận động trở lai.Người bệnh không
biến chứng nhiễm trùng, mất cân, co rút, sẹo xấu.

B. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GHÉP DA


1. Định nghĩa:
- Ghép da rời: Lấy 1 mãnh da ở nơi nào rồi ghép lên chổ thiếu da. Mảnh da ghép sống
được là nhờ sự thẫm thấu chất dinh dưỡng từ nơi nhận.
- Vạt da: là 1 mãnh da hay 1 phần mô được bóc tách ra thành khối để ghép. Vạt da có
khối lượng lớn nên cần phải khâu nối mạch máu của vạt vào mạch máu nơi nhận để
tái lập tuần hoàn nuôi sống vạt da
- Chuyển ghép: là di chuyển chất liệu từ nơi này sang nơi khác để ghép và sau đó dùng
các kỹ thuật vi phẫu để tái lập tuần hoàn cho vạt da.
2. Phẫu thuật ghép da có nhiều loại:
- Da tự thân: da cùng 1 người, loại da này sẽ sống vĩnh viễn trên nền ghép
- Da đồng loại: lấy ở người khác, chỉ che phủ tạm thời, không được để quá 5 ngày mà
không thay băng.
- Da dị loại: ở loài vật, phải thay băng mỗi ngày, nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Da nhân tạo: silicone, Polyvinyl Chlorid derivate, cũng chỉ mang tính chất tạm thời.
3. Các dạng ghép da rời:
- Che phủ toàn phần
- Che phủ một phần
º Ghép da xen kẽ
º Ghép da ngực vằn
º Ghép da tem thư
º Ghép da lưới
4. Tính chất của da ghép khi chọn lựa:
- Da ghép càng mỏng càng dễ dính, dễ sống, nhưng sẹo dễ co rút
- Da ghép càng dầy càng khó dính, dễ chết
5. Chuẩn bị ngưòi bệnh ghép da
- Toàn thân: thể trạng khá, tốt hơn, lên cân, người bệnh không có dấu hiệu nhiễm
trùng, không sốt, protid máu > 60g/l và hồng cầu, Hct, Bạch cầu, VS bình thường.
- Vùng da cho: Tắm rửa sạch trước 3 ngày và nên tắm sạch nhất vùng da sắp cho để
giúp mảnh da ghép không nhiễm trùng do những vi khuẩn bám vào chân lông vì thế
phần da cho cần cạo lông ngày trước mổ, nhưng tránh không để có vết thương trên da
nên sử dụng dao cạo râu là tốt nhất. Sáng ngày mổ rửa sạch da, sát trùng da nhưng
tránh sử dụng dung dịch có màu sau đó băng kín vô khuẩn trên vùng da đó.
- Vùng da được ghép: Mô hạt mọc tốt bằng với nền da, không tụ dịch, không mủ,
không có dấu hiệu nhiễm trùng. Điều dưỡng rửa sạch vết thương, lấy hết dị vật, máu
tụ, dịch ứ đọng, mô hoại tử. Băng kín vết thương bằng gạc vô khuẩn
6. Chăm sóc sau mổ ghép da rời
6.1. Chăm sóc mãnh da ghép:
- Tất cả các mãnh ghép đều được băng ép và bất động để khỏi bị bóc ra hay máu tụ
dưới mãnh ghép. Nếu ở chi thì nên theo dõi dấu hiệu chèn ép thiếu máu nuôi do
băng ép. Không thay băng, nếu mở băng quá sớm sẽ làm mãnh ghép bong ra. Nếu
băng qua dơ chỉ thay lớp băng ngoài. Nếu băng quá khô nên thấm gạc ẩm bằng
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 169

nước muối sinh lý. Điều dưỡng theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng qua nhiệt độ người
bệnh tăng cao, người bệnh đau nhiều hơn, băng thấm dịch đổi màu, có mùi hôi.
- Thời gian thay băng như sau: nếu băng sạch thay băng vào ngày thứ 5 và nếu cần
kiểm tra thì thay băng vào ngày thứ 3.
- Cách thay băng cần thấm ướt băng trước khi mở băng, hết sức nhẹ nhàng khi tháo
băng. Ấn nhẹ ở những vùng da phồng nước giúp thoát dịch, cắt bớt những mãnh da
hoại tử khô cứng. rửa sạch nhẹ nhàng, thấm hút dịch sau đó băng ẩm lại, ép nhẹ
6.2. Chăm sóc mãnh da cho: Không thay băng, để 8-10 ngày băng tự động tróc ra và
tự lành, giúp người bệnh phơi nắng, vận động bình thường. Hướng dẫn người bệnh
không tự động tháo băng sớm.
7. Chăm sóc sau mổ ghép vạt da:
7.1. Theo dõi người bệnh và vạt da ghép: 30 phút trong 4 giờ đầu sau mổ cho đến
khi ổn định, mỗi giờ trong 4 giờ sau, mỗi 2 giờ trong ngày đầu, 4-6 giờ trong 2 -3
ngày sau.
- Điều dưỡng theo dõi màu sắc vùng da ghép, bình thường hồng hơn da thường do
mao quản dãn nở. Theo dõi tuần hoàn da dấu hiệu nhấp nháy da là dùng ngón tay
ấn nhẹ lên vạt da và thả tay ra để quan sát sự trở về của màu sắc vạt da, bình thường
1-2 giây, nếu đàn hồi quá nhanh điều dưỡng nghĩ đến ứ máu tĩnh mạch, nếu quá
chậm > 2-3 giây chứng tỏ giảm lưu lượng máu. Chúng ta cũng cần theo dõi nhiệt
độ, bình thường ấm nhưng nếu nóng kèm theo nhiệt độ cơ thể cần xem lại người
bệnh có nhiễm trùng không. Vấn đề không kém phần quan trọng đó là tình trạng vạt
da, bình thường mềm, đàn hồi. Nếu căng, phù nề nhẹ đó là dấu hiệu chèn ép nhẹ.
Nếu quá căng, đỏ tím có nốt phồng đó là dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu. Theo dõi
băng nếu máu thấm băng nhiều có nguy cơ tạo thành garo chèn ép vạt da.
7.2. Chăm sóc vết thương: Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, tránh va chạm và đảm
bảo vùng da ghép bất động tốt. Nếu băng thấm máu nhiều nên thay băng bên ngoài
nếu trước 3 ngày sau ghép. Nếu ổn định thay băng vào ngày thứ 2-3. Nếu có vết
thương hở thì nên thay băng hàng ngày, băng ẩm, lỏng nên để hở vạt da theo dõi.
Chăm sóc nẹp bột sạch. Rút dẫn lưu sớm 48 giờ sau mổ. Cắt chỉ muộn 12-14 ngày
sau mổ.
7.3. Chăm sóc toàn thân: Người bệnh cần được cung cấp dinh dưỡng: protide,
vitamine, khoáng chất, nước… Không hút thuốc lá vì thuốc lá cũng làm cho nguy
cơ chậm lành mảnh da ghép. Hướng dẫn người bệnh vận động tại giường, xoay trở
tốt để giúp người bệnh thoải mái. Giúp ngăn ngừa bệnh ngoài da và nhiễm trùng
mảnh ghép người bệnh nên vệ sinh thân thể sạch sẽ. Điều dưỡng giúp người bệnh
giảm tâm lý lo âu, giúp người bệnh an tâm và hợp tác điều trị và chăm sóc.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 170

QUI TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa, chỉ định giải phẫu ở bệnh nhân chấn thương sọ não
2. Chăm sóc bệnh nhân cấp cứu chấn thương sọ não
3. Thực hiện chăm sóc bệnh nhân mổ chấn thương sọ não
4. Thục hiện qui trình chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não

1. ĐỊNH NGHĨA:
Chấn thương sọ não được định nghĩa là lực đập vào hộp sọ gây tổn thương nặng hay
nhẹ ở: da đầu, xương sọ, màng não, mô não
2. CHỈ ĐỊNH GIẢI PHẪU:
- Khẩn: Máu tụ ngoài màng cứng, maú tụ dưới màng cứng, máu tụ trong não, lún sọ hở
- Bán cấp: Lún sọ kín, nứt sàng sọ trước, nứt sàng sọ giữa
- Điều trị bảo tồn: dập não, chấn động não, phù não

3. CHĂM SÓC CẤP CỨU BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO:


 Nhận định những dấu hiệu:
- Có vết rách xương sọ, vỡ sọ hay lõm sọ
- Bầm hay giập mặt, dấu hiệu Battle’s (dấu hiệu mắt kính)
- Cơ mặt cử động không cân xứng
- Dấu tăng áp lực nội sọ:
º Đồng tử: không đều hay giãn đồng tử
º Tri giác giảm: Lời nói bối rối, lẫn lộn, sai ý. Glasgow <12 điểm
º Có dấu hiệu thần kinh khu trú
º Dấu chứng sinh tồn rối loạn
- Động kinh: ngay sau chấn thương,
- Tiêu tiểu không tự chủ,
- Gồng cơ: Giảm hay tăng phản xa. Tư thế gồng mất vỏ, mất não
- Dịch não tuỷ hay máu dò ra tai, mũi
 Can thiệp:
- Theo dõi đường thở: dị vật, đàm nhớt, dấu hiệu khó thở hay ngưng thở
- Đảm bảo đường thở thông: hút đàm nhớt, đặt nội khí quản, đặt tube Mayor tránh
cắn lưởi. Nên đặt thông dạ dày tránh hiện tượng nôn vào khí quản
- Cung cấp đủ oxy: Liệu pháp oxy
- Cố định cổ và khám phát hiện chấn thương cổ kèm theo
- Thiết lập ngay 1 đường truyền với kim luồn 2-3 chia.
- Xử trí cầm máu vết thương trên sọ. Khám phát hiện dấu chảy máu mũi máu tai,
vết thương sọ não
- Hỏi lại cơ chế chấn thương qua bệnh nhân hay người chứng kiến tai nạn
- Cởi bỏ quần áo nạn nhân và ủ ấm họ
- Khám và phát hiện những tổn thong kèm theo
- Tiếp tục theo dõi: dấu chứng sinh tồn, tri giác, nhịp tim, đồng tử, dấu thần kinh
khu trú

4. CHĂM SÓC TRƯỚC MỔ:


09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 171

- Thực hiện hồi sức nội khoa nếu bệnh nhân choáng, phòng chống choáng
- Cạo sạch tóc bệnh nhân, tránh rách da gây nhiễm trùng
- Rửa sạch vết thương và băng vô trùng: tránh dùng dung dịch sát khuẩn trên vết
thương, không thăm dò hay băng ép vết thương, không lấy mô não hay nhét mô não
vào trong hộp sọ
- Không cho bệnh nhân ăn uống, không rửa dạ dày bằng ống
- Faucher, không thụt tháo.
- Đặt thông tiểu
- Đặt tube Levine
- Công tác tư tưởng cho gia đình

5. CHĂM SÓC SAU MỔ:


Chia 3 giai đoạn
5.1. Giai đoạn chuyển tiếp bắt đầu sau mổ: đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất
đối với người bệnh
- Tư thế thẳng, an toàn, cho nằm đầu cao 15-300, giữ ấm người bệnh
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn thường xuyên
- Hô hấp: Đường thở thông, hút đàm nhớt, bảo đảm đủ oxy
- Tuần hoàn: Duy trì dịch truyền và theo dõi chính xác theo y lệnh nước xuất nhập
- Dẫn lưu não thất: kín, hoàn toàn vô trùng, theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất
dịch thoát ra.
- Dẫn lưu da đầu: rút sớm sau 24 giờ
- Vết mổ: chăm sóc vô trùng, cắt chỉ chậm, băng dầy ở vùng da đầu không có hộp sọ.
Tránh nằm cấn lên vùng vết mổ
- Theo dõi dấu tăng áp lực nội sọ: tri giác, đồng tử, động kinh co cơ, liệt.
- Chăm sóc người bệnh hôn mê
5.2. Giai đoạn tổng quát:
- Thực hiện các y lệnh chăm sóc người bệnh hôn mê
- Vệ sinh cá nhân
- Chống loét
- Ngăn ngừa biến chứng
5.3. Giai đoạn phục hồi:
Giúp người bệnh trở về đời sống bình thường ở mức độ tốt nhất và giúp gia đình
cùng tham gia trong việc phục hồi những di chứng của người bệnh như: động kinh,
mất ngôn ngữ, mất trí nhớ…
QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
1. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG:
- Liệt thần kinh sọ:
º Khứu giác: mất mùi 2 bên,
º Thị giác: Liệt vận nhản, nhìn đôi, rung giật nhản cầu, mù
º Thính giác: nghe kém
- Mức độ ý thức: thay đổi tâm thần, kích động, trầm cảm, loạn thần, mê sảng, hôn mê,
quên sau chấn thương
- Đầu: nhức đầu
- Chức năng vận động: yếu, liệt nhẹ, liệt, tư thế mất vỏ, tư thế mất não, mất phản xa.
- Dấu hiệu kích thích màng não: cứng gáy, dấu Kernig, dấu Brudzinski.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 172

- Tổn thương: Nứt sọ, lún xương, tụ máu dưới màng cứng, chảy máu màng kết, chảy
máu mủi,vết bầm máu chung quanh ổ mắt, chảy máu tai,vết bầm máu xương chủm
- Phù não/ tăng áp lực nội sọ:
º Thay đổi mức độ hôn mê
º Thở chậm, cố gắng
º Thay đổi huyết áp và mạch, nhịp tim chậm
º Biếng ăn, nôn ói hay ói vọt
º Đồng tử: giản, mất đối xứng
º Phù gai thị
º Thay đổi chức năng vận động: Liệt bán thân
º Babinski (+)
º Nhìn: đôi
- Tụt não:
º Mê sâu hơn đồng thời thay đổi chức năng vận động và đồng tử
º Thở acidosis hay alkalosis, thở Cheyne-Stockes
º Cứng gáy, đau đầu.
º Giãn nở đồng tử 1 bên hay 2 bên. Mất phản xạ mắt
º Tăng huyết áp, mạch chậm, loạn nhịp tim
º Gồng cứng mất vỏ hay mất não
- Tiểu não: Co đồng tử, mê sâu, ngưng thở hay mất điều hoà nhịp thở
- Chảy máu:
º Tụ máu màng cứng, mất ý thức trong thời gian ngắn, tăng áp lực nội sọ, giãn nở
đồng tử 1 bên.
º Chảy máu dưới màng cứng: gia tăng hôn mê, đau đầu, tăng áp lực nội sọ, động
kinh, giãn nở đồng tử 1 bên
º Chảy máu trong não: tăng áp lực nội sọ, giảm cảm giác và vận động
- Dấu hiệu sống:
º Huyết áp giảm, mạch chậm hay nhanh và yếu
º Thở nông hay ngưng thở tạm thời, tăng thông khí, Cheyne Stokes
º Nhiệt độ tăng cao liên quan đến tổn thương vùng hạ đồi và thiếu máu não.
- Vấn đề khác: giảm trí nhớ, đau nhức khớp, Pakinson, hội chứng sau hôn mê, đau đầu,
ngủ gà, mất nước, tiểu nhiều, choáng.
- Biến chứng ngoài não: Gãy cổ, chấn thương ngực, tụ máu mô mềm, chảy máu dạ
dày, thiếu máu, giảm huyết áp.

2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


2.1. Đường thở không thông
- Lượng giá khả năng sạch đàm nhớt
- Hút đàm: Cung cấp oxy vào phổi 100% trước và sau khi hút đàm Không hút quá 10
giây/ lần tránh thiếu oxy máu.
- Duy trì đường thở thông qua nội khí quản, mở khí quản, máy thở nếu có chỉ định.
Nghe phổi 1-2 giờ, ghi chú tính chất và sự gia tăng thông khí.
- Máy thở: chú ý thể tích thở (tỉ số, oxy, nút báo động)
- Ghi chú khi thấy P02 và PC02 .
- Kiểm tra dấu chứng sinh tồn mỗi 1-2 giờ.
- Cố định cổ và tránh gập cổ cho đến khi biết bệnh nhân không chấn thương cổ.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 173

- Theo dõi tình trạng tri giác, dấu chứng sinh tồn, dấu thần kinh khu trú 15-30/ lần
cho đến khi ổn định, sau đó 1-2 giờ.
- Giữ thuốc cấp cứu và dụng cụ thông khí bên giường.
- Không ăn bằng miệng ngăn ngừa tắc đường thở vào khí quản.
2.2. Thay đổi tưới máu mô não:
- Lập bảng theo dõi dấu hiệu thần kinh mỗi 15 - 30 phút.
- Theo dõi dấu thiếu oxy não.
- Can thiệp hay phòng ngừa tăng áp lực nội sọ: thuốc điều trị, truyền dịch theo y
lệnh, tư thế đầu cao 300
- Nếu dùng steroid cần theo dõi:
º Kiểm tra phát hiện chảy máu qua phân, qua tube levine.
º Xét nghiệm nước tiểu tìm: pH, đường và ceton mỗi 2 giờ phát hiện khởi đầu của
tiểu đường. Thực hiện phynotadine IM mỗi ngày.
º Kiểm soát chảy máu,
º Thực hiện thuốc antacide ngăn ngừa hay giảm kích thích dạ dày
- Cho bệnh nhân nằm đầu cao 300 giúp dẫn lưu tĩnh mạch não tốt, theo dõi dấu hiệu
phù não
- Xét nghiệm Ion đồ, CTM
- Kiểm soát dịch truyền tổng số dịch cho phép trong 24 giờ. Báo cáo chính xác nước
xuất nhập và bàn giao cho mỗi phiên trực
- Thực hiện thuốc chống động kinh theo chương trình, theo dõi tác dụng chính và
phụ thuốc chống động kinh duy trì và ngăn ngừa cơn động kinh
2.3. Người bệnh được phục hồi cảm giác và thay đổi nhận thức (nhìn, nghe, xúc
giác,vị giác, ngửi)
- Lượng giá định hướng và mức độ hôn mê.
- An toàn cho bệnh nhân: Giữ chấn song cao trong thời gian bệnh nhân ở 1 mình.
- Duy trì môi trường yên lặng, làm giảm những kích thích tối thiểu.
- Giúp tái định hướng cho bệnh nhân: thời gian, nơi chốn, con người
- Lập chương trình nghỉ ngơi, bảo đảm giấc ngủ đủ và tốt, phân bố ánh sáng phù hợp
- Kích thích cảm giác sờ, nếm, bệnh nhân nhận biết các vùng trên cơ thể bệnh nhân
- Cung cấp thông tin cho gia đình các diển biến của bệnh, và cần nhất là sự hợp tác
của người thân
2.4. Những chấn thương tiềm tàng liên quan đến động kinh:
- Cho bệnh nhân nằm giường thấp và chấn song cao, sau khi dùng thuốc an thần hay
khi bệnh nhân rối loạn tâm thần,
- Cho bệnh nhân chuông gọi dễ dàng
- Cho bệnh nhân ngồi xe lăn, cáng, khoá khi di chuyển
2.4.1. Trước động kinh: ngăn ngừa:
º Có dụng cụ thở Oxy cạnh giường giúp bệnh nhân đủ oxy
º Có dụng cụ hút đàm
º Giường có chắn song
º Cho thở oxy tránh thiếu oxy não,
º Phải biết các dấu hiệu tiền triệu
2.4.2. Trong thời gian động kinh:
º Duy trì thông đường thở
º Nâng đỡ và bảo vệ đầu, nghiêng sang bên
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 174

º Ngăn ngừa chấn thương:


· Cho bệnh nhân nằm xuống nền nhà nếu bệnh nhân ngồi trên ghế
· Kê gối dọc 2 bên song giường nếu bệnh nhân nằm trên giường
· Di chuyển những vật xung quanh ra xa.
· Nới lỏng quần áo.
· Theo dõi bệnh nhân: ghi chú thường xuyên số lần, vùng động kinh, kéo dài
của cơn.
2.4.3. Sau động kinh:
º Duy trì đường thở, hút đàm, thở oxy.
º Kiểm tra dấu chứng sinh tồn và tình trạng tri giác.
º Tái định hướng môi trường.
º Nâng đỡ tâm lý, tư thế thoải mái, xoay trở, vệ sinh răng miệng khi có chất tiết và
máu
2.5. Giảm vận động và bảo vệ da:
- Phát hiện sớm loét giường.
- Chăm sóc da, massage da mỗi 1-2 giờ giúp tuần hoàn đến nuôi da tốt.
- Xoay trở bệnh nhân nhẹ nhàng, chậm mỗi 1-2 giờ và khi cần thiết nếu không chống
chỉ định.
- Giữ tư thế đúng: dùng nệm cố định hay ván giường khi thay đổi tư thế nằm sấp hay
ngữa. Dùng ván bàn chân kê bàn chân đúng tư thế ngừa bàn chân rơi: hướng dẫn
bệnh nhân không đẩy chống đối lại ván bàn chân.
- Thực hiện phương pháp chống thuyên tắc mạch hay cục máu đông:
º Dùng vớ chống thuyên tắc mạch chi dưới giúp máu hồi lưu tốt.
º Phát hiện dấu hiệu thuyên tắc: đỏ,đau,sưng,ấm,..tại chi.
º Phát hiện dấu chảy máu do thuốc chống đông qua phân, nước tiểu, vết mổ, nơi
tiêm thuốc.
- Ngăn ngừa teo cơ đơ khớp: Khuyến khích tự vận động. Tránh tập vận động quá
sức, quá mệt, nên có chương trình tập luyện phù hợp với sức khỏe bệnh nhân với
phương pháp vật lý trị liệu.
2.6. Theo dõi cân bằng dinh dưỡng:
- Nên đặt tube levine cho bệnh nhân ăn ngay sau mổ.
- Nếu bệnh nhân không mổ thì cũng nên cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân qua
miệng nếu bệnh nhân tỉnh hay qua sonde dạ dày khi tri giác giảm
2.7. Suy giảm vệ sinh cá nhân:
- Giúp bệnh nhân ăn uống, truyền dịch hay ăn qua tube levine.
- Giúp vệ sinh răng miệng mỗi 2 giờ,vệ sinh cá nhân.
- Chăm sóc mắt ngăn ngừa loét giác mạc: che mắt kín.
- Duy trì chức năng ruột với sự bài tiết đều đặn.
- Chăm sóc da.
2.8. Hình dạng thân thể, rối loạn nhân cách:
- Lượng giá và ghi chú mức độ liên quan và rối loạn của bệnh nhân.
- Tái định hướng thời gian, con người, nơi chốn.
- Giải thích cẩn thận bệnh nhân đang làm gì và tại sao.
- Trả lời những câu hỏi đơn giản và trung thực.
- Điều chỉnh những thông tin không chính xác.
- Bệnh nhân cần được riêng tư.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 175

2.9. Lo lắng:
- Trợ giúp bệnh nhân tái lập chức năng sinh lý, tâm lý nhiều nhất ở mức độ cho phép.
- Khuyến khích gia đình cũng là thành viên chăm sóc bệnh nhân là vai trò chủ động
quyết định chăm sóc.
2.10. Giảm giao tiếp bằng lời nói:
- Đánh giá khả năng giao tiếp.
- Triển khai khả năng giao tiếp cùng bệnh nhân: viết chì, hình ảnh, sờ mó, điệu bộ,
phát âm.

3. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH


- Hướng dẫn gia đình trong chăm sóc.
- Giải thích phương pháp điều trị.
- Stress và hướng xử trí.
- Khuyến khích hoạt động độc lập: Cần cung cấp dụng cụ nâng đỡ theo chỉ định, tập
luyện đều, bệnh nhân tự vận động.
- Thực hiện dinh dưỡng theo bệnh lý: Bổ sung ăn uống, ăn ít và nhai chậm ăn nhiều
lần.
- An toàn: chấn song, ghế tắm, nạng, xe lăn.
- Hướng dẫn, tránh dùng thuốc quá liều chỉ định.
- Từng bước cho bệnh nhân tham gia vào sinh hoạt cộng đồng.
- Giúp bệnh nhân lấy lại niềm tin về cảm giác lo âu, sợ, thay đổi hình dạng.
- Giáo dục bệnh nhân và gia đình về động kinh.

4. TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ:


- Đường thở thông tốt, kiểu thở hiệu quả.
- Sự tưới máu não và tuỷ sống tốt.
- Ít biến chứng về tổn thương.
- Vận động tốt.
- Tự chăm sóc tốt.
- Toàn vẹn về da.
- Tâm lý thoải mái.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 176

THANG ĐIỂM GLASGOW

• Mở mắt (eye opening)


Tự nhiên E4
Với tiếng động 3
Với kích thích đau 2
Không 1
• Vận động (motor response)
Theo yêu cầu tốt M6
Phản ứng khi kích thích đau
+ Chính xác 5
+ Không chính xác 4
+ Gập tứ chi 3
+ Duỗi tứ chi 2
+ Không 1
• Lời nói (verbal response)
Trả lời tốt V5
Trả lời lầm lẩn 4
Nói các chử vô nghĩa 3
Nói không thành tiếng 2
Không 1

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 177

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ BƯỚU GIÁP

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được bệnh học tuyến giáp
2. Thực hiện được chăm sóc người bệnh trước mổ tuyến giáp
3. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh mổ tuyến giáp

1. ĐẠI CƯƠNG:
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nặng 15-25 gam. Nội tiết tố do tế bào
tuyến giáp tiết ra rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của cơ thể và tiến hóa của nòi
giống. Trong tuyến giáp có rất nhiều mạch máu, có 560ml máu chảy qua 100 gam tổ
chức tuyến / phút. Thể tích tuyến giáp tuỳ thuộc vào dinh dưỡng, giới, tuổi, khí hậu.

2. TÁC DỤNG CUẢ HORMONE TUYẾN GIÁP:


- Ảnh hưởng lên chuyển hoá cơ bản cuả cơ thể.
- Gia tăng tiêu thụ mức độ oxy.
- Ảnh hưởng lên chuyển hóa chất đạm.
- Gia tăng chuyển hóa mỡ.
- Gia tăng phân hủy chất glycogène, muối chất khoáng, vitamine...

3. MỨC ĐỘ Và CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG:


3.1. Mức độ:
- Bướu giáp độ 1: chỉ nhìn thấy khi người bệnh nuốt.
- Bướu giáp độ 2: bướu lộ dưới da.
- Bướu giáp độ 3: Bướu lộ hẳn ra khỏi vòng co.
- Bướu giáp độ 4: Sa xuống phía dưới xương ức.
3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng:
- Đo chuyển hóa cơ bản: ⊥ (±10% - ±15%):
CHCB cao  cường giáp, CHCB thấp  suy giáp
- Cholesterone trong máu: ⊥180-220 mg%,
Cholesterone  trong suy giáp,trong cường giáp
- Thử nghiệm hấp thu Iode đồng vị phóng xạ trong 24 giờ
- Nghiệm pháp Werner: <50%  cường giáp
- Định lượng T.S.H (thyroid stimulating hormone) T3 và T4:
º T.S.H: Nam (1,72 ± 0,99 mUI/l) Nữ (1,81 ±1,03 mUI/l)
º T3 : Nam (1,979 ± 0,588nmol/l) Nữ (1,99 ± 0,522nmol/l)
º T4 : 51 –151 nmol/l
- Siêu âm: Giúp phát hiện bướu khó, đo chính xác thể tích tuyến giáp, theo dõi và
đánh giá kết quả điều trị

4. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA:


- Tất cả các bướu giáp mà điều trị nội khoa thất bại.
- Bướu giáp thể nhân nhu mô cần cắt bỏ sớm vì có nguy cơ ung thư cao.
- Bướu giáp có dấu hiệu chèn ép.
- U độc.
- K tuyến giáp giai đoạn đầu.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 178

- Thẩm mỹ.
- Basedow có biến chứng.

5. CHĂM SÓC TRƯỚC MỔ:


Cần chuẩn bị tốt trước mổ phòng biến chứng sau mổ.
- Ổn định cường giáp:
Nếu sử dụng Iode để điều trị cường giáp nên cho uống với nước hay nước trái cây hút
qua ống hút sau bửa ăn. Theo dõi dấu hiệu ngộ độc Iode: phù nề niêm mạc miệng, tiết
nhiều chất nhầy, nước miếng, nôn và nôn ói, kích ứng da. Nếu có dấu hiệu ngộ độc thì
ngưng uống Iode ngay, báo cáo và ghi chú lại.
- Kiểm soát tim mạch: ECG, SGOT, Ion đồ, siêu âm tim, dấu chứng sinh tồn chú ý
nhất là mạch.
- Giáo dục người bệnh cách tự chăm sóc sau mổ giúp người bệnh hợp tác: hít thở sâu,
ho, tập vận động chân.
- Hướng dẫn người bệnh trước mổ: cách xoay đầu đe tránh căng thẳng vết may cũng
như nâng đầu người bệnh khi di chuyển sau mổ.

6. QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ:
A. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:
- Tri giác: tỉnh, lừ đừ,bức rứt. ….
- Tình trạng hô hấp:
º Thở châm, tiếng thở bất thường
º Than phiền căng cổ họng, khó nuốt, khó thở, băng quá chặt.
- Tình trạng tuần hoàn:
º Thay đổi mạch và huyết áp.
º Thay đổi về màu da: lạnh, ẩm ướt.
- Thiếu cân bằng điện giải:
º Co thắt thanh quản.
º Đau đầu.
º Tetanie: giật cơ, Dấu hiệu Chvostek’ s hay Trousseau ‘s (dấu hiệu thiếu calci
máu)
º Than phiền tình trạng tê và ngứa môi, ngón tay, chân.
- Tổn thương dây thần kinh thanh âm:
º Thay đổi cường độ và độ vang của tiếng nói.
º Mất tiếng, giọng khàn, âm giảm, tiếng thì thầm.
- Vết mổ: đỏ, sưng, dẫn lưu, nhiệt độ, đau.
- Phù nề mô chung quanh vết mổ
- Chảy máu nhiều sau mổ

B. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


6.1. Suy giảm tuần hoàn do chảy máu:
- Lượng giá điện giải, hemoglobin, Hct, phát hiện sớm nhất dấu hiệu chảy máu.
- Đo dấu chứng sinh tồn, màu sắc da niêm, tri giác.
- Kiểm tra chảy máu ở băng vết mổ.
- Thực hiện băng cầm máu nếu có.
- Thực hiện dịch truyền, truyền máu.
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 179

6.2. Kiểu thở không hiệu quả do phù nề thanh quản, đau do tổn thương thanh
khí quản sau mổ:
- Lượng giá tần số, thở sâu, kiểu thở. Phát hiện sớm nhất dấu hiệu chèn ép khí quản
do phù nề hay chảy máu: khó thở, thở không đều, cổ sưng, nuốt khó, chảy máu vết
mổ.
- Đánh giá mức độ hôn mê, hoảng sợ, kích thích, tím tái.
- Luôn để sẳn dụng cụ hút đàm và khay mở khí quản phòng trường hợp chèn ép
thanh quản.
- Cần chuẩn bị dụng cụ cấp cứu, trước trong và sau khi rút nội khí quản.
6.3. Đau vết mổ do sau mổ:
- Cho người bệnh tư thế semi-Fowler để giúp người bệnh thở dễ.
- Đo sự phù nề vết mổ: đắp đá lạnh quanh cổ khi thích hợp.
- Xoay đầu và ngực tránh căng vết mổ.
- Nên cho người bệnh tập xoay cổ từ từ # 3-4 lần /ngày.
- Người bệnh được hướng dẫn tập cổ như: gập, duỗi, dang, nghiêng sang bên.
- Người bệnh có sẹo ở cổ và có thể nguỵ trang che dấu sẹo bằng khăn choàng cổ,
vòng cổ trang sức,áo cổ cao.
- Bệnh nhân: Nên uống trong ngày đầu sau mổ, ăn thức ăn mềm vào ngày thứ 2
6.4. Ý thức / thay đổi nhận thức do hạ calci máu:
- Lượng giá dấu hiệu hay triệu chứng thiếu calci: chuột rút.
- Kiểm tra dấu Chvostek’ s và Trousseau’s mỗi 2 giờ.
- Kiểm tra vận động mỗi 2 giờ.
- Dấu chứng sinh tồn trong mỗi 4 giờ.
- Quan sát sự thay đổi cá tính.
- Nên tiêm dung dịch calcium gluconate và dụng cụ tiêm tĩnh mạch bên giường để
tiêm ngay khi hạ calci máu.
6.5. Suy giảm tiếng nói trong giao tiếp:
- Lượng giá cường độ và âm vang cuả tiếng nói 1-2 giờ sau mổ giúp đánh giá sự hồi
phục của dây thanh âm. Quan sát cách phát âm
- Không khuyến khích người bệnh nói để ngăn ngừa phù nề dây thanh âm. Người
bệnh có thể khàn tiếng trong vài ngày.
- Theo dõi phù nề vết mổ.
C. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:
- Giúp người bệnh biết các dấu hiệu và triệu chứng nhược giáp, cường giáp, hạ calci
máu
- Giúp người bệnh biết tên, tác dụng, liều, thời khoá biểu, chỉ định thường qui, tác
dụng phụ của thuốc hormone tuyến giáp.
- Giúp người bệnh tự chăm sóc vết mổ.
Người bệnh được ổn định tuyến giáp trong suốt thời gian mổ. Điều trị trước mổ hoàn
tất bởi việc uống thuốc antithyroid từ 1 –2 tháng để ổn định tuyến giáp và với Iodine
chuẩn bị trong 7-10 ngày....
Cắt nhầm tuyến phó giáp hay tổn thương gây giảm calci trong máu và tetany.
Sự thiệt hại tổn thương thanh quản trong suốt thì mổ  người bệnh mất tiếng, khàn
tiếng bởi liệt dây thừng thanh âm.
Suy giáp vĩnh viễn sau 1 năm khi cắt bỏ bán phần tuyến giáp ở người bệnh Basedow

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 180

D. LƯỢNG GIÁ:
- Khi người bệnh ra viện: Chức năng tim mạch, hô hấp trở về bình thường.
- Điện giải bình thường.
- Thỏai mái hơn.
- Giao tiếp tiếng nói rõ.

7. BIẾN CHỨNG:
- Chảy máu sau mổ
- Mất tiếng, khàn tiếng: Tạm thời do phù nề sau đặt nội khí quản, do viêm thanh quản
sau mổ, vĩnh viễn do cắt lầm dây thần kinh quặt ngược
- Hạ calci máu
- Xẹp khí quản
- Nhiễm trùng vết mổ
- Thiểu năng gíáp
- Cơn bảo giáp: Đây là biến chứng đáng sợ nhất: nhiệt độ tăng cao, mạch tăng, huyết
áp giảm, vật vã, hôn mê và chết rất nhanh nếu không cấp cứu kịp thời.

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 181

CHƯƠNG 7: KỸ THUẬT NGOẠI

KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU

MỤC TIÊU:
1. Nêu đủ 2 mục đích chăm sóc dẫn lưu
2. Kể được 2 chỉ định
3. Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc dẫn lưu

1. MỤC ĐÍCH:
- Ngừa nhiễm trùng.
- Hệ thống dẫn lưu đạt hiệu quả
2. CHỈ ĐỊNH:
- Băng thấm dịch
- Thay túi chứa mới
3. DỤNG CỤ:
3.1. Dụng cụ vô trùng:
- Khay trải khăn vô trùng:
* Dụng cụ trong mâm:
- 2 kềm
- 1 kéo
- Gòn viên
- Gạc:
º 2 miếng gạc dầy để che chân dẫn lưu
º 5-6 miếng gạc mỏng
- 2 chén chung:
º 1 đựng dung dịch rửa
º 1 đựng dung dịch sát trùng
* Dụng cụ ngoài mâm:
- 1 bồn hạt đậu vô trùng
- Dây câu nối và túi chứa
3.2. Dụng cụ sạch
- 1 kiềm sạch
- Tấm lót.
- 1 bồn hạt đậu
- Băng keo
- 2 đôi găng tay sạch
- Túi đựng băng dơ
- Thao đựng dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ
- Chai dung dịch rửa tay nhanh
4. QUI TRÌNH KỸTHUẬT: theo bảng kiểm

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 182

BẢNG KIỂM CHĂM SÓC DẪN LƯU

ST NỘI DUNG CÓ KHÔNG


T
1. Mang dụng cụ đến giường, báo và giải thích
2. Treo túi chứa mới
3. Cho bệnh nhân nằm tư thế thuận tiện.
4. Phơi bày nơi có DL.
5. Trải tấm lót
6. Đặt bồn hạt đậu sạch
7. Sát khuẩn tay nhanh
8. Mang găng sạch
9. Tháo băng dơ, bỏ găng tay
10. Mang găng tay sạch mới
11. Mở mâm đúng cách
12. Lấy kềm vô khuẩn an toàn.
13. Cắt gạc, sắp xếp lại dụng cụ trong mâm.
14. Rửa da xung quanh DL 5cm
15. Rửa thân DL 5cm
16. Lau khô da - ống
17. Sát trùng da - ống
18. Đặt băng.
19. Cố định băng.
20. Kẹp dẫn lưu bằng kiềm sạch
21. Mở bồn hạt đậu vô trùng
22. Tháo rời đầu dưới dẫn lưu và dây câu nối.
23. Rửa, lau khô, sát trùng đầu dưới DL.
24. Gắn hệ thống dây câu và túi chứa mới.
25. Dọn dẹp dụng cụ.
26. Cho BN nằm tiện nghi.
27. Ghi hồ sơ.

5. NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý


- Rửa vết mổ trước, dẫn lưu sau
- Dẫn lưu sạch trước, nhiễm sau
- Khuyến khích bệnh nhân vận động sớm, nhất là dẫn lưu ổ bụng
- Rút dẫn lưu đúng thời gian.
- Dẫn lưu bụng rút nên xoay ống ngoại trừ Kehr
- Nếu thấy bất thường nên báo bác sĩ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 183

KỸ THUẬT CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI


1. MỤC ĐÍCH:
- Chống nhiễm trùng
- Đảm bảo hệ thống dẫn lưu hiệu quả
2. CHỈ ĐỊNH:
- Khi nước trong bình quá 2/3
- Khi nước trong bình đổi màu
- Khi bể bình
- Sau mỗi 8 giờ
3. TIẾN HÀNH:
- Quan sát vết thương: vết mổ có cần thay băng không
- Quan sát hô hấp: thở oxy, dấu hiệu khó thở
- Người bệnh đang có máy hút, áp lực hút
- Bình chứa dịch: số lương dịch, màu sắc?
4. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Theo bảng kiểm
Mang khẩu trang, rửa tay chuẩn bị dụng cu
5. THỰC HIỆN KỸ THUẬT: Theo bảng kiểm
6. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
- Thao tác nhẹ nhàng khi chăm sóc
- Quan sát bình hứng dịch về màu sắc, số lượng và ghi vào hồ sơ chính xác thời gian
ghi trên thành bình đến khi thay bình
- Trong thời gian thay băng nên theo dõi dấu hiệu khó thở, thực hiện cho thở oxy ngay
cho người bệnh.
- Sau khi thay xong cho người bệnh hít sâu hay ho mạnh để quan sát mực nước lên
xuống trong ống theo nhịp thở để biết hệ thống ống đã thông

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 184

BẢNG KIỂM DỤNG CỤ

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1. Mâm trải khăn vô trùng:
Dụng cụ trong mâm:
2. 2 kềm kelly
3. 1 kéo
4. 1 chén chung rót dung dịch nước muối
5. 1 chén chung đựng dung dịch sát trùng
6. Gòn viên
7. Gạc che chân dẫn lưu 2 miếng dầy, kích thước 10x10 cm,
được chẻ giữa
8. Gạc rời khoảng 6-8 miếng
-1 miếng để kẹp ống dẫn lưu
-2-3 miếng cầm tay để tháo rời ống dẫn lưu và dây câu
nối.
-2 miếng để gắn ống dẫn lưu vào dây câu nối
9. Sắp xếp dụng cụ gọn gàng trên mâm
10. Đậy mâm đúng cách
Dụng cụ ngoài mâm:
11. Bồn hạt đậu vô trùng 1
12. Đổ nước muối sinh lý vào chai hứng dịch đúng mức an
toàn
13. Lắp chai với dây câu mới
14. Làm dấu mức nước bằng băng keo: ghi mức nước và số
lượng nước đổ vào, tên điều dưỡng, ngày giờ thay chai
15. Bồn hạt đậu sạch 1
16. Kềm lớn sạch 2
17. Găng tay sạch 2
18. Tấm lót 1
19. Băng keo Urgo 2 miếng hoặc băng keo luạ
20. Thao đựng dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ
21. Chai dung dịch rửa tay nhanh
22. Túi đựng băng dơ
23. Máy hút (nếu cần)

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 185

KỸ THUẬT CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI

ST NỘI DUNG CÓ KHÔNG


T
1 Mang dụng cụ đến giường, giải thích với người bệnh
2 Đặt bình chứa mới nơi an toàn, đầu câu nối nên được che
chở vô trùng
3 Cho người bệnh nằm tư thế thuận tiện semie Fowler, tay
dang lên cao
4 Phơi bày nơi có dẫn lưu
Trải tấm lót, đặt bồn hạt đậu sạch dưới phía dẫn lưu
6 Sát khuẩn tay
7 Mang găng sạch
8 Tháo băng dơ, bỏ găng tay cũ
9 Mang găng mới
10 Mở mâm đúng cách
11 Lấy kềm vô khuẩn an toàn
12 Cắt gạc
13 Sắp xếp lại dụng cụ
14 Rửa da chân dẫn lưu từ trong ra ngoài với dung dịch nước
muối sinh lý
15 Rửa ống dẫn lưu dài ra 5 cm
16 Lau khô da, ống
17 Sát trùng da, ống
18 Đặt băng
19 Cố định băng
20 Kẹp dẫn lưu bằng 2 kềm lớn
21 Tháo băng keo chỗ nối
22 Mở bồn hạt đậu vô trùng
23 Tháo rời đầu dưới dẫn lưu và dây câu nối
24 Rửa, lau khô, sát trùng đầu dưới của dẫn lưu ngược từ
đầu ống lên trên 5cm
25 Gắn hệ thống dây câu mới an toàn
26 Cố định nơi câu nối
27 Tháo 2 kềm kẹp ống dẫn lưu
28 Quan sát sự hoạt động của hệ thống dẫn lưu
29 Dọn dẹp dụng cụ
30 Cho người bệnh nằm lại tiện nghi
31 Ghi hồ sơ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 186

KỸ THUẬT CHĂM SÓC MỞ KHÍ QUẢN

MỤC TIÊU:
1. Soạn được 2 mâm dụng cụ trước khi chăm sóc mở khí quản (MKQ)
2. Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc MKQ trong bảng kiểm

NỘI DUNG:
1. Chỉ định:
- Các trường hợp NB có mở khí quản
- Thay băng mỗi 4 giờ hoặc khi băng bị thấm ướt
2. Nhận định:
• Tình trạng BN:
- Xem tổng trạng người bệnh
- Tri giác: tỉnh hay mê
- Tình trạng hô hấp: tần số, nhịp thở, kiểu thở, người bệnh có khó thở không, có trợ
giúp thở không (thở oxy, thở máy …)
- Nếu thở oxy: nên thay ống mỗi 8 giờ
- Tình trạng đàm nhớt: màu sắc, số lượng, tính chất, mùi.
- Người bệnh dễ bị kích thích không
• Nơi MKQ:
- Mở khí quản có nòng trong không
- Tình trạng gạc che chân mở khí quản
- Tình trạng da chung quanh chân MKQ
- Dây cố định canuyl
3. Chuẩn bị dụng cụ theo bảng kiểm:
4. Thực hiện kỹ thuật theo bảng kiểm:
5. Những điểm cần lưu ý:
- Theo dõi và đánh giá tình trạng thiếu oxy của bệnh nhân suốt quá trình thực hiện kỹ
thuật
- Chăm sóc MKQ phải nhẹ nhàng tránh kích thích
- Nếu là ống MKQ 2 nòng thì vặn chốt và lấy nòng trong ra ngâm vào bồn hạt đậu có
chứa dung dịch oxy già (tiếp sau bước thứ 7a của KT hút đàm) và hút lại đàm nhớt
nòng ngoài.
- Đặt nòng trong vô trùng mới vào (tiếp sau bước thứ 20 của KT CS MKQ) (thời gian
không quá 10 phút)
- Cho người bệnh thở không khí ẩm

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 187

BẢNG KIỂM: DỤNG CỤ HÚT ĐÀM NHỚT

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1 Nhận định tình trạng người bệnh
2 Mang khẩu trang, rửa tay
3 Mâm trải khăn vô khuẩn
 Các dụng cụ vô khuẩn trong mâm:
4 2 ống hút đàm
5 2 chén chung đựng nước muối sinh lý hoặc nước cất
6 Gạc nhỏ: vài miếng
 Dụng cụ ngoài mâm:
8 Vài ống hút đàm vô trùng
9 1 ống thở oxy vô trùng (nếu cần)
10 Vài đôi găng tay vô trùng (bằng ½ ống hút đàm)
11 Máy hút đàm
12 Kềm sạch gắp băng dơ
13 Dung dịch rửa tay nhanh
14 Thau đựng dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ sau sử
dụng
15 Túi đựng rác

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 188

BẢNG KIỂM: DỤNG CỤ CHĂM SÓC MỞ KHÍ QUẢN

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1 Nhận định tình trạng người bệnh
2 Mang khẩu trang, rửa tay
3 Mâm trải khăn vô khuẩn
 Các dụng cụ vô khuẩn trong mâm:
4 2 kềm kelly
5 1 kéo
6 1 chén chung đựng nước muối sinh lý
7 1 chén chung đựng dung dịch sát trùng
8 Gòn viên
9 Gạc: - Lớn: 4 miếng (1mỏng, 1 dầy, 2 vừa)
- Nhỏ: 4 – 5 miếng
10 Que gòn
11 Dây buộc
 Dụng cụ ngoài mâm:
12 Găng tay sạch
13 Kềm sạch để gắp băng dơ
14 Băng keo
15 Dung dịch rửa tay nhanh
16 Thau đựng dung dịch khử khuẩn ngâm dụng cụ sau sử
dụng
17 Túi đựng rác

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 189

BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT CHĂM SÓC MỞ KHÍ QUẢN

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1. Mang dụng cụ đến bên giường, báo và giải thích cho NB
2. Cho người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới vai
3. Bộc lộ nơi mở khí quản
4. Đặt túi đựng rác thuận tiện
5. Dùng kềm sạch gắp bỏ gạc che trên canule
6. Tăng oxy tối đa cho NB thở trong 3phút (nếu có thở oxy)
7. Cắm điện, thử máy hút đàm
8. Tắt nguồn oxy (nếu có)
9. Cho ống oxy vào gạc hay túi rác
10. Tiến hành hút đàm (theo bảng kiểm hút đàm đính kèm)
11. Mang găng sạch
12. Đặt ống oxy mới vào (nếu có)
13. Mở mâm dụng cụ thay băng MKQ
14. Lấy kềm đúng cách
15. Chuẩn bị gạc che chân ống MKQ
16. Chuẩn bị dây cố định ống MKQ
17. Sắp xếp lại dụng cụ trong mâm
18. Dùng kềm sạch gắp băng dơ che chân MKQ cho vào túi
rác
19. Đặt miếng gạc vừa lên ngực người bệnh gần canule, gắp
gạc nhỏ để lên giữ cánh canule
20. Dùng kềm gắp gòn thấm nước muối rửa sạch mặt trên
miệng canule, không lau khô, không sát trùng
21. Rửa sạch bên ngoài ống MKQ (thành ống, mặt trên và
bên 2 cánh canule), lau khô, sát trùng
22. Rửa sạch mặt dưới 2 cánh canule và chân da nơi MKQ
rộng ra 5cm, lau khô, sát trùng
23. Thay dây cố định mở khí quản:
- Dời dây cũ về 1 phía
- Xỏ dây mới
- Cố định dây mới
- Cắt gọn phần dư của dây mới
- Cắt bỏ dây cũ
- Sát trùng lại phần cánh canule, da nơi dây cũ
24. Đặt gạc che chân mở khí quản
25. Đặt gạc mỏng vô trùng che lổ trên canule, cố định gạc
26. Thấm nước muối ướt phần gạc nơi miệng canule (nếu
người bệnh không thở oxy)
27. Cho người bệnh nằm tiện nghi
28. Dọn dẹp dụng cụ
29. Ghi hồ sơ

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 190

BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT HÚT ĐÀM NHỚT

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


1. Đã thực hiện từ bước 1 đến bước 9 trong bảng kiểm kỹ
thuật chăm sóc mở khí quản
2. Mở mâm dụng cụ hút đàm đúng cách
3. Mang găng tay vô khuẩn
4. Gắn ống hút đàm vào dây nối
5. Dùng gạc cầm đầu dưới ống hút chừa 1 đoạn để hút
6. Nhúng đầu ống vào chén chung (gần) để thử máy và làm
trơn đầu ống
7. Hút đàm nơi MKQ theo nguyên tắc hút đàm:
- Đưa vào đúng vị trí mới hút
- Thời gian mỗi lần hút không quá 10 - 15 giây
- Tổng thời gian cho mỗi lần hút đàm  5 phút
a. Hút đàm nòng trong của ống MKQ (nếu có)
b. Hút đàm nòng ngoài của ống MKQ
8. Bỏ ống hút đàm – lưu ý tránh làm nhiễm khuẩn tay găng
vô trùng
9. Gắn ống hút đàm mới vào dây nối
10. Hút đàm ở mũi – miệng, tráng ống vào chén chung (xa)
11. Bỏ ống hút + bỏ găng tay vào túi rác
12. Đậy mâm hút đàm để trên bàn ở đầu giường

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 191

KỸ THUẬT CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc hậu môn nhân tạo
2. Hướng dẫn được người bệnh và thân nhân cách chăm sóc

1. MỤC ĐÍCH:
- Hậu môn nhân tạo sạch
- Ngừa rơm lở da chung quanh hậu môn nhân tạo
- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc hậu môn nhân tạo

2. CHỈ ĐỊNH:
- Hậu môn nhân tạo quá dơ
- Phân đầy 2/3 túi chứa phân

3. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:


3.1. NHẬN ĐỊNH:
 Tình trạng người bệnh:
- Người bệnh phẫu thuật ngày thứ mấy
- Trên bụng có dẫn lưu không
- Vết mổ vô trùng hay có dấu hiệu nhiễm trùng
 Hậu môn nhân tạo:
- Bên nào của ổ bụng
- Kiểu nào
- Xẻ miệng ngày thứ mấy
- Màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo
- Quan sát phân
- Quan sát da chung quanh hậu môn nhân tạo
- Loại túi người bệnh đang xử dụng

3.2. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:


Điều dưỡng mang khẩu trang, rửa tay trước khi soạn dụng cụ
 Dụng cụ vô trùng:
- Khay trải khăn vô trùng: dụng cụ trong mâm:
- 2 kềm
- 2 chén chung:
º 1 chén đựng nước muối sinh lý 0.9 %
º 1 chén đựng dung dịch sát trùng (chú ý nếu có rơm lở da không nên xử
dụng cồn Iode)
- Gòn: nhiều ít tuỳ hậu môn nhân tạo sạch hay dơ
- Gạc: ít nhất 1 hoặc 3 miếng
 Dụng cụ sạch:
- Túi đựng phân – thước đo – bút vẽ
- kéo
- Bồn hạt đậu
- Vải trải cao su
- 2 đôi găng tay sạch
09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 192

- Chai dung dịch rửa tay nhanh


- Thau đựng dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ sau sử dụng
- Túi đựng rác

4. THỰC HIỆN KỸ THUẬT: Theo bảng kiểm


5. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
- Che chở kỹ vết mổ tránh phân tràn qua
- Nếu vết mổ ướt hay dơ nên thay băng trước, băng kín lại vết mổ (nếu hậu môn
nhân tạo quá dơ tràn sang vết mổ nên rửa sạch hậu môn nhân tạo trước, sau đó
điều dưỡng soạn mâm khác thay băng vết mổ)
- Không sử dụng dung dịch có màu, hay dung dịch oxy già rửa niêm mạc hậu môn
nhân tạo
- Nếu có rơm lở da không dùng dung dịch cồn Iode để sát khuẩn da
- Hậu môn nhân tạo mới xẻ miệng vào những ngày đầu nên quấn chân hậu môn
nhân tạo bằng gạc vaselin
- Nếu lỗ mở hồi tràng ra da nên ngừa rơm lở da tích cực
- Chú ý bù nước và điện giải cho người bệnh
- Que thủy tinh rút sau mổ 5-6 ngày
- Tập đi tiêu đúng giờ
- Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc hậu môn nhân tạo tại nhà, cho người
bệnh tự thực tập cho điều dưỡng xem
- Hướng dẫn về dinh dưỡng
- Tái khám đúng hẹn hay khi có dấu hiệu bất thường
- Giúp người bệnh tự tin và cùng tham gia vào sinh hoạt gia đình, xã hội, công việc,
vui chơi giải trí

09/ 2019
Giáo trình CSSK Người lớn bệnh ngoại khoa Cử Nhân Điều Dưỡng 193

BẢNG KIỂM: CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG


Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh, báo và giải
1.
thích
Cho người bệnh nằm thuận tiện: nghiêng về phía hậu
2.
môn nhân tạo giúp phân không tràn vào vết mổ
3. Bộc lộ nơi có hậu môn nhân tạo
4. Đặt tấm lót dưới hậu môn nhân tạo
5. Kê bồn hạt đậu dưới hậu môn nhân tạo
6. Sát khuẩn tay nhanh và mang găng tay sạch
Lấy túi đựng phân, quan sát phân và đánh giá số lượng
7. phân, tất cả gom gọn lại bỏ vào túi rác y tế. Tháo bỏ găng
tay
8. Mang găng tay sạch mới
9. Mở mâm vô trùng và sắp xếp lại dụng cụ trong mâm
Rửa niêm mạc hậu môn nhân tạo nhẹ nhàng bằng cách
10.
chậm xoay
11. Rửa da xung quanh chân hậu môn nhân tạo rộng ra 5cm
12. Dùng gạc lau khô da
Sát trùng da xung quanh chân hậu môn nhân tạo rộng ra
13.
5cm.
14. Đo túi hậu môn – vẽ và cắt túi theo kích thước đã đo
Dời bồn hạt đậu qua một bên, gấp tấm lót dưới hậu môn
15.
nhân tạo che lại phần bị ướt
16. Dán túi đựng phân mới vào
17. Dọn bồn hạt đậu và tấm lót dưới hậu môn nhân tạo
18. Tháo găng tay sạch cho vào túi rác y tế
Cho người bệnh nằm tiện nghi, báo người bệnh việc đã
19.
xong
20. Mang dụng cụ dùng xong về phòng xử lý dụng cụ
21. Ghi hồ sơ

09/ 2019

You might also like