You are on page 1of 3

- Lời mở: Trong cuộc sống thường nhật, "tiền tệ" là một thứ rất quen thuộc và dường

như chúng là một vật không thể thiếu, gắn liền với mọi sinh hoạt và lao động của con
người. Chính Karl Marx là người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc
về bản chất của tiền tệ. Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào nội dung đầu tiên: Nguồn gốc và
bản chất của tiền tệ - đây là một nội dung hết sức quan trọng vì vậy mình mong mọi
người sẽ chú ý lắng nghe và hợp tác với tụi mình.

- Về nguồn gốc của tiền tệ thì “tiền tệ” chính là kết quả của quá trình phát triển sản xuất
và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
- Bàn về "Bản chất" của tiền tệ thì ta có 3 bản chất tương ứng với 3 gạch đầu dòng cần
nắm: Thứ nhất, Tiền là một hàng hóa đặc biệt. Thứ hai, Tiền là kết quả của quá trình
phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa và Thứ ba, Tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá
chung cho thế giới hàng hóa.

- Không biết là các bạn ở đây có ai thắc mắc rằng: Vì sao ta phải nghiên cứu về lịch sử
hình thành của tiền tệ và rốt cuộc chúng ta nghiên cứu về nó nhằm mục đích gì? Câu trả
lời đó là: Nếu chúng ta nắm rõ được lịch sử hình thành của tiền tệ thì nghĩa là chúng ta
đang từng bước một nắm bắt được nội dung của phần "Tiền tệ" trong chương trình Mác
2, từ đó ta sẽ hiểu được phần nào đó những vấn đề đang tồn đọng trong đời sống kinh
tế - xã hội...Tóm lại, nếu ta hiểu được phần nội dung này thì ta sẽ có thể nhìn nhận thế
giới một cách đa diện và đa chiều hơn.

- Đến với mục tiếp theo, ta sẽ đi vào tìm hiểu: "BỐN HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA GIÁ
TRỊ" bao gồm: Hình thái đơn giản hay ngẫu nhiên, hình thái đầy đủ hay mở rộng, hình
thái chung và hình thái tiền. Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu về: Hình thái đơn giản hay ngẫu
nhiên. Về định nghĩa thì...(nêu ra).
VÍ DỤ chúng ta có thể nhìn thấy trên slide: 20 vuông vải đổi bằng một cái áo -> Có thể
thấy đây là một mối quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên và tỉ lệ trao đổi cũng
ngẫu nhiên -> Mặc dù, lúc đầu quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên nhưng dần
dần nó đã trở thành "quá trình xã hội" diễn ra một cách đều đặn, từ đó thúc đẩy quá
trình sản xuất hàng hóa -> Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện hình thái thứ hai.

- Hình thái thứ hai có tên là: Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị (nói một cách đơn
giản thì ta có thể hiểu đây là "phiên bản nâng cấp" của Hình thái đơn giản hay ngẫu
nhiên). Hình thái này xuất hiện khi mà một sản phẩm nào đó như 20 vuông vải chẳng
hạn được trao đổi với nhiều hàng hóa khác.
VÍ DỤ: 20 vuông vải không chỉ có thể đổi thành 1 cái áo như hình thái đầu tiên, mà 20
vuông vải có thể đổi thành 10 đấu chè/40 đấu cà phê/0.2 gam vàng...Bên cạnh đó, TỈ LỆ
TRAO ĐỔI ĐÃ KHÔNG CÒN MANG TÍNH CHẤT NGẪU NHIÊN như trước mà dần dần
do lao động quyết định (điều này nhằm mục đích tạo nên một cuộc trao đổi cân bằng
nhất có thể).
Tuy nhiên, hình thái này vẫn còn bộc lộ nhược điểm của hình thái trước, đó là: Vẫn là
sự trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng, giữa người mua và người bán do đó khi nhu cầu
trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không phù hợp sẽ làm cho trao đổi không thực
hiện được.(Chẳng hạn, người có vải cần đổi lấy áo, nhưng người có áo lại không cần
vải mà cần chè…). -> Để khắc phục nhược điểm của hình thái này trong quá trình sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì đòi hỏi ta phải có một vật ngang giá chung, khi đó hình thái
thứ ba xuất hiện.

- Tiếp theo là Hình thái chung của giá trị: Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu
hiện ở MỘT HÀNG HÓA ĐÓNG VAI TRÒ LÀM VẬT NGANG GIÁ CHUNG. Tức, các
hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới mang đổi lấy hàng
hóa cần dùng -> Chính điều này đã khắc phục được nhược điểm của hình thái thứ nhất
và thứ hai và VẬT NGANG GIÁ CHUNG TRỞ THÀNH MÔI GIỚI, thành phương tiện
trong trao đổi hàng hóa.
TUY NHIÊN, hình thái này lại có một mặt hạn chế đó là: "Giới hạn về yếu tố vùng miền",
tức là người ở vùng miền này sẽ không biết về "vật ngang giá chung" ở vùng miền khác
là gì. Ví dụ: Trong khu vực tôi sinh sống là khu vực miền biển, "ngọc trai ở biển" được
coi là "vật ngang giá chung", là một vật ngang giá cố định được nhiều người trong khu
vực của tôi biết đến và ưa chuộng để trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, người đến từ một
khu vực khác như khu vực miền núi khi đến khu vực của tôi mà nếu họ muốn đổi lấy
hàng hóa thì họ sẽ có một tâm lý hoang mang bởi lẽ họ không biết được giá trị của "vật
ngang giá chung" ở khu vực miền biển của tôi là ngọc trai sẽ có giá trị như thế nào.) và
chính tâm lý hoang mang đó nghĩa là hình thái này còn khiếm khuyết => hình thái thứ tư
là hình thái tiền ra đời.

- Hình thái thứ tư là Hình thái tiền: Ở đây, giá trị của tất cả các hàng hóa đều được biểu
hiện ở một hàng hóa thống nhất và cố định giữa các vùng địa phương trong một quốc
gia. Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò là tiền tệ nhưng về sau được cố định lại ở
kim loại quý là vàng và bạc; tới cuối cùng thì là chế độ “bản vị vàng” - tức chỉ coi vàng
đại diện cho tiền tệ.
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao vàng lại được đóng vai trò là phương tiện trung gian để
trao đổi hàng hóa? Thứ nhất, bản thân vàng cũng là một hàng hóa, cũng có giá trị sử
dụng và giá trị (giá trị sử dụng của vàng như dùng làm đồ trang sức, dụng cụ y học, linh
kiện điện tử)…giá trị của vàng thì được đo bằng lượng lao động cần thiết để sản xuất ra
nó (thời gian để tìm kiếm, khai thác và chế tác). Do đó nó có thể mang trao đổi với các
hàng hóa khác. Thứ hai, nó có những ưu thế đặc biệt thích hợp với vai trò tiền tệ như:
dễ chia nhỏ, dễ vận chuyển, dễ bảo quản... Chính vì những yếu tố trên nên vàng ĐÓNG
VAI TRÒ LÀ VẬT NGANG GIÁ CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HÀNG HÓA KHÁC.

- Tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nội dung “Chức năng của tiền” - nói một cách
tổng quát thì “tiền” có 5 chức năng cơ bản: Thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông -
Phương tiện cất trữ - Phương tiện thanh toán - Tiền tệ thế giới. Bây giờ, mình sẽ đi vào
từng chức năng của tiền tệ.
Thứ nhất, “Tiền là thước đo giá trị” vì đơn giản Tiền được dùng để đo lường và biểu
hiện giá trị của các hàng hoá khác. Các bạn hình dung, giả sử: Một con ngựa được đổi
lấy một lượng vàng tức là cái “tiền vàng” này đang thực hiện “thước đo giá trị của con
ngựa”, sở dĩ “tiền vàng” đo được giá trị là bởi vì vàng cũng là một loại hàng hóa và nó
có giá trị. Hao phí lao động để tạo ra một lượng vàng bằng với hao phí lao động để nuôi
một con ngựa. Ngoài ra, khi giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền
nhất định thì chúng ta gọi đó là “GIÁ CẢ HÀNG HÓA”. Ở đây, giá cả của một con ngựa
chính là một lượng vàng; giá trị của hàng hóa cho một lượng vàng là một con ngựa.
Như vậy ,”giá trị hàng hóa” chính là nội dung, là cơ sở của “giá cả hàng hóa”. Trong
điều kiện không đổi, “giá trị hàng hóa” càng cao thì “giá cả hàng hóa” cũng càng cao và
ngược lại.

Chức năng Thứ hai: “Tiền là Phương tiện lưu thông”. Chức năng phương tiện lưu thông
của tiền thể hiện ở chỗ TIỀN LÀM TRUNG GIAN CHO VIỆC TRAO ĐỔI HÀNG HÓA.
Tiền tệ sẽ vận động theo công thức: Hàng – Tiền – Hàng (khi hàng chuyển từ tay người
bán sang người mua thì tiền cũng sẽ chuyển từ tay người mua sang người bán). Lúc
đầu, ta dùng vàng thoi/bạc nén cho lưu thông nhưng sau người ta dùng các loại tiền
đúc/tiền giấy để cho thuận lợi, thuận tiện.

- Chức năng Thứ ba: “Tiền là phương tiện cất trữ” - Tiền có thể thực hiện được chức
năng phương tiện cất trữ. Cất trữ tiền nghĩa là ta đang cất trữ của cải.
Ví dụ: Trong trao đổi hàng hóa giản đơn, 2 cân gạo có thể đổi lấy 1 cân táo nhưng
người có 2 cân gạo tạm thời chưa muốn đổi lấy táo thì họ sẽ đi cất gạo vào trong kho
(nhưng điều này gặp rất nhiều rủi ro vì hàng hóa cất trữ có thể bị hỏng và giá trị đương
nhiên sẽ không thể bảo tồn) -> Nên khi tiền ra đời, nó đã thực hiện được chức năng
phương tiện cất trữ, người dân có thể yên tâm thực hiện việc cất trữ tiền, tiền có thể
được rút ra khỏi lưu thông và cất trữ dưới dạng: tiền vàng, tiền giấy, tài khoản ngân
hàng…

- Chức năng Thứ tư: “Tiền là Phương tiện thanh toán” - Kinh tế hàng hóa phát triển tất
yếu sẽ nảy sinh việc “mua chịu - bán chịu”. Tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh
toán có thể để trả nợ, nộp thuế, trả lãi… Và các hình thức thanh toán trong thời đại 4.0
có thể là tiền mặt/không cần tiền mặt, bởi ta có sự “hỗ trợ” đắc lực của các app tiền điện
tử như: Momo, Zalopay…- đây chắc hẳn không còn là một thuật ngữ, một khái niệm quá
xa lạ đối với các bạn đúng không nào? Hay các app chuyển khoản của các ngân hàng
(ngân hàng điện tử), ví dụ: Ngân hàng Công thương Vietinbank có app Vietinbank
IPay…

- Chức năng Thứ năm: “Tiền với vai trò là Tiền tệ thế giới”: Khi trao đổi hàng hóa mở
rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì
xuất hiện chức năng “tiền tệ thế giới” - lúc này, tiền được dùng để mua bán, thanh toán
quốc tế với nhau. Dĩ nhiên là để thanh toán với vai trò là “tiền tệ thế giới” thì các nước
phải có sự thống nhất, chấp thuận đồng tiền của nhau. Ngoài tiền vàng, thì các “đồng
tiền mạnh” như: Dollar Mĩ, Bảng Anh, Euro…sẽ được nhiều quốc gia sử dụng làm đồng
tiền chung.
Ví dụ: Đồng tiền Euro được sử dụng bởi 19 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu bao
gồm các nước như Bỉ, Đức, Hà Lan, Hy Lạp…

Và mình đã trình bày xong nội dung của phần “Tiền tệ”, sau đây là phần trình bày của
bạn Hiền về nội dung “Thị trường”.

You might also like