You are on page 1of 9

ĐIỆN ẢNH TRUNG QUÓC VÀ NHŨNG PHƯƠNG IHỨC

CHIÊM LĨNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ẢNH TOÀN CẦU


TRÀN THỊ THỦY
*

LƯU THU HƯƠNG


**

Tóm tắt: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vãn hoá trong nước, điện ânh
Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình hướng đến thị trường quốc tế. Nhiều phương thức quốc tế
hoá nền điện ảnh Trung Quốc đã được các nhà làm phim nước này áp dụng như khai thác các yếu
tố văn hoá truyền thống, tạo dựng biểu tượng văn hoá và chuyển đổi mô hình sản xuất thông qua
hợp tác với các nhà sản xuất và làm phim nước ngoài. Bài viết này tập trung phân tích những nỗ
lực đê tham gia sâu hơn vào thị trường điện ảnh toàn cầu của Trung Quốc, qua đó đưa ra một số
gợi mở đối với Việt Nam.
Từ khoá: Trung Quốc, điện ành, thị trường, thế giới

Mở đầu

Năm 2012, bộ phim hài Lạc lối ở Thái Lan (AMInriốA^lnl) của đạo diễn Từ Tranh đã
trở thành bộ phim nội địa có doanh thu phòng vé cao nhất tại Trung Quốc với 1,26 tỷ
NDT (khoảng 185 triệu USD). Nhưng khi bộ phim này được chiếu tại thị trường Bắc Mỹ
vào năm 2013, nó chỉ đạt doanh thu phòng vé là 60.000 USD. Rất ít phim Trung Quốc đạt
được thành công về mặt thương mại ở nước ngoài như bộ phim Anh hùng của
Trương Nghệ Mưu đã làm được vào năm 2002. Theo Lưu Miền, tổng giám đốc bộ phận
sản xuất nội dung của Công ty Đầu tư điện ảnh Bảo Lợi (Poly Film Investment), năm
2016, phim Trung Quốc kiếm được khoảng 3,9 tỷ NDT ở nước ngoài. Mặc dù con số này
cao hơn đáng kể so với 2,7 tỷ NDT trong năm 2015, nhưng nó chỉ chiếm khoảng 8%
doanh thu của thị trường nội địa (45,7 tỷ NDT) trong năm 2016.(1)
Những con số trên cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành công nghiệp điện ảnh Trung
Quốc, nhưng tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hết. Điều này đặt ra một câu hỏi đối
với các doanh nghiệp điện ảnh cũng như các nhà làm phim Trung Quốc: cần phải làm gì
để chiếm lĩnh thị trường phim thế giới? Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp điện
ảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh việc nâng cao và tạo dấu ấn về chất lượng nghệ thuật
đồng thời chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh nhằm giúp các tác phẩm điện ảnh của
Trung Quốc đến gần hơn với thị trường toàn cầu. Bài viết này tập trung phân tích những

*TS, **ThS. Viện Nghiên cứu Trung Quốc

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 4 (248) - 2022 --------------------------------------------------------- 57


TRẤN THỊ THỦY - LƯU THU HƯƠNG

phương thức xác lập chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh thế giới của Trung Quốc, qua đó đưa
ra một số gợi mở cho ngành điện ảnh Việt Nam.
1. Khai thác và sử dụng các yếu tố văn hóa truyền thống trong sản phẩm điện ảnh
Trung Quốc

Hiện tại, phim nội địa Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng
lớn trước việc Hollywood liên tục mở rộng thị phần tại nước này. Việc tăng cường khả
năng cạnh tranh thị trường của phim Trung Quốc luôn là vấn đề quan trọng trong chiến
lược công nghiệp hóa điện ảnh quốc gia. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh thị trường của
một bộ phim không chỉ là khả năng cạnh tranh thương mại của nó, mà còn là khả năng
cạnh tranh văn hóa. Nói cách khác, khái niệm thương mại trong ngành công nghiệp điện
ảnh bao gồm cả yếu tố văn hóa. Khi quảng bá một bộ phim, doanh nghiệp điện ảnh không
chỉ cần đề cập đến phương thức hoạt động kinh doanh và chiến lược tiếp thị, mà còn cần
chú trọng đến các biểu hiện văn hóa của bộ phim. Neu các giá trị văn hóa được phố biến
một cách hiệu quả trong những bộ phim, thì nó không chỉ là đóng góp cho sự phát triển
của nền điện ảnh quốc gia, mà còn là đóng góp cho sự phát triến sức mạnh mềm văn hoá
của quốc gia đó.(2)
Công nghiệp điện ảnh Trung Quốc những năm gần đây phát triển nhanh chóng với
hiệu suất phòng vé khá ấn tượng. Ngày càng nhiều nhà làm phim nước ngoài chú ý đến
thị trường phim Trung Quốc và muốn hợp tác đầu tư, sản xuất phim với nước này. Sự kết
hợp giữa các yếu tố văn hóa Trung Quốc và phương Tây trong các tác phẩm điện ảnh hợp
tác sản xuất đã tạo nên đặc trưng mỹ học cho điện ảnh đương đại Trung Quốc. Một trong
những biểu hiện của đặc trưng mỹ học này là xu hướng thiết kế áp-phích quảng cáo phim
mang phong cách nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Các nhà sản xuất phim
Hollywood đã sử dụng các yếu tố văn hóa Trung Quốc trong các áp-phích phim được
chiếu ở Trung Quốc để thể hiện sự quan tâm của họ đối với thị trường phim của nước này.
Các áp phích phim thường được vẽ theo phong cách nghệ thuật truyền thống của Trung
Quốc, kết hợp với các biểu tượng, di sản văn hỏa, các địa danh lịch sử...(3) Áp-phích của
các bộ phim hoạt hình siêu anh hùng như Gấu trúc 3 (Kung Fu Panda 3) và Người nhện
(Spider Man) là những ví dụ sinh động về việc sử dụng nghệ thuật cắt giấy - một loại hình
nghệ thuật dân gian dùng để trang trí trong các dịp lễ tết và các hoạt động dân gian của
Trung Quốc trong thiết kế áp-phích.
Bốn bộ tiểu thuyết nổi tiếng trong văn học cổ Trung Quốc (Thủy Hử truyện, Tây du ký,
Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng) cũng được sử dụng như một nguồn tài nguyên văn
hóa phong phú cho việc chuyển thể, tái tạo phim và truyền hình Trung Quốc. Các nhân
vật võ hiệp trong các bộ tiểu thuyết này đã ảnh hưởng đến một số phim thuộc thế loại siêu

58 NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 4 (248) - 2022


Điện ảnh Trung Quốc...

anh hùng của phương Tây. Những yếu tố văn hóa truyền thống của Trung Quốc như tinh
thần thượng võ, nhân vật anh hùng trượng nghĩa, sự bền bỉ theo đuổi mục đích... đã xuất
hiện trong những bộ phim hành động của Hollywood như: Cô dâu báo thù (Kill Bill), Ma
trận (Matrix), Nhiệm vụ bất khả thi 3 (Mission: Impossible 3), Quái thú vỏ hình (The
Predator).., Đây chính là những yểu tố vãn hóa hấp dẫn khiến dòng phim võ thuật của
Trung Quốc có thể đạt được thành công ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, và trở thành một
dòng phim có những ảnh hưởng nhất định đến xu hướng làm phim của Hollywood.
Một nguồn tài nguyên văn hóa khác cũng được tận dụng trong thiết kế áp-phích phim
cũng như trong ngôn ngữ biểu đạt của điện ảnh Trung Quốc là tranh phong cảnh Trung
Quốc. Nhiều nhà phê bình coi tranh phong cảnh là hình thức độc đáo của nghệ thuật
truyền thống Trung Quốc, là hình thức phổ biến nhất để thể hiện văn hóa Trung Quốc ở
phương Tây. Do đó, các nhà làm phim phương Tây chọn cách tung ra các áp-phích phim
lấy bối cảnh của các bức tranh phong cảnh Trung Quốc để diễn tả vẻ đẹp phương Đông.
Trong bộ phim Ảnh (lí, 2017), đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã sử dụng phương pháp vẽ
tranh sơn thủy - một phong cách hội họa truyền thống của Trung Quốc, để biểu đạt câu
chuyện phim, tạo ra một thứ ngôn ngữ điện ảnh mang đặc sắc Trung Hoa. Trương Nghệ
Mưu đã hòa trộn một cách tài tình những yếu tố mỹ học truyền thống (nghệ thuật thư
pháp, nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, triết lý Thái cực đồ trong triết học Trung Hoa cổ
đại...) với những thủ pháp và kỹ thuật điện ảnh hiện đại để tạo ra một thứ ngôn ngữ điện
ảnh đặc sắc Trung Hoa.
Việc kết hợp các yếu tố văn hóa truyền thống để biểu đạt những vấn đề của xã hội đương
đại đã trở thốnh nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của các nhà làm phim Trung Quốc.
Đồng thời, cách thức này còn khiến cho điện ảnh Trung Quốc trở thành một phương thức
quan trọng trong quá trình tăng cường sức ảnh hưởng về văn hóa của nước này.
2. Tạo dựng biểu tượng văn hóa trong điện ảnh Trung Quốc

Bên cạnh những khâu quan trọng trong sản xuất và kinh doanh, phương thức quảng bá
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm điện ảnh ra với thế giới. Theo
Kulthep Narụla, một thành viên của Hội đồng Điện ảnh quốc gia Thái Lan, “Hàn Quốc
xuất khẩu vãn hóa nhạc pop bằng cách tạo ra những người nổi tiếng. Để các bộ phim
Trung Quốc được khán giả chấp nhận và hiểu rõ hơn, điện ảnh Trung Quốc cũng cần phải
quảng bá những người nổi tiếng của mình đến với khán giả nước ngoài”.<4) Việc tạo dựng
hình ảnh và biếu tượng văn hóa là yếu tố mà ngành công nghiệp điện ảnh của bất cứ quốc
gia nào cũng chú trọng đầu tư. Những biểu tượng văn hóa này là đặc điểm để nhận diện
căn cước quốc gia đồng thời cũng là cầu nối giữa các nền văn hóa trên thế giới. Điện ảnh
Trung Quốc đã tạo ra những biểu tượng màn bạc được thế giới biết đến như Dương Tử

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 4 (248) - 2022 59


TRẤN THỊ THỦY - LƯU THU HƯƠNG

Quỳnh, Châu Nhuận Phát, Trương Mạn Ngọc, Thành Long, ... của Hồng Kông; Củng
Lợi, Chương Tử Di... của đại lục. Sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng này trong các
dự án điện ảnh của Hollywood và các liên hoan phim thế giới chính là cách thức góp phần
quảng bá hình ảnh đất nước Trung Quốc ra với thế giới. Sự nổi tiếng của họ đóng vai trò
quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của công luận đối với các vấn đề xã hội, đồng thời
thúc đẩy sự phát triển của văn hóa xuyên quốc gia.
Các giá trị văn hóa truyền thống là nguồn tài nguyên phong phú đang được các nhà
làm phim tận dụng để phát triển điện ảnh Trung Quốc. Hình tượng Khổng Tử được khai
thác trong phim Khổng Tử (?LT) của Hồ Mai, hay Kinh kịch, loại hình nghệ thuật tinh
hoa của Trung Quốc, được khán giả thế giới biết đến qua các bộ phim Bả vương biệt cơ
(ISƯM®), Mai Lan Phương (#5^77) của Trần Khải Ca... Những bộ phim này là các ví dụ
cụ thể về cách di sản văn hóa truyền thống Trung Quốc được khai thác và sử dụng trong
điện ảnh. Đây cũng là một trong những đường lối phát triển vãn hoá của Trung Quốc
trong những năm gần đây: sử dụng quá khứ để phục vụ hiện tại, loại bỏ những gì không
còn phù hợp và bảo tồn những điều cốt yếu.(5)
Ngoài ra còn có thể kể đến thể loại phim võ thuật kungfil, một thể loại đã tạo ra đặc
điểm riêng biệt cho điện ảnh Trung Quốc và có thể coi là biểu tượng văn hóa của đất
nước này. Dòng phim kungfu thậm chí đã ảnh hưởng đến phong cách của dòng phim
hành động ở Hollywood. Loạt phim Gấu trúc Panda (Kungfu Panda) của hãng
DreamWorks Animation lấy bối cảnh trong một phiên bản thể loại võ hiệp giả tưởng của
Trung Quốc cố đại với hình ảnh gấu trúc - một trong những bảo vật quốc gia của Trung
Quốc được nhân cách hóa một cách sinh động. Loạt phim này được đề cử giải Oscar cho
hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và giành được 11 giải Emmy, và trở thành một hiện
tượng truyền thông tại Mỹ. Hiện tượng này chắc hẳn cũng đã tác động đến nhận thức của
các nhà sản xuất và làm phim Trung Quốc về việc khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên
văn hóa quốc gia, thay vì chỉ chứng kiến các nhà làm phim nước ngoài sử dụng nguồn tài
nguyên đó. Vạn Lý Trường Thành, một trong những kỳ quan vĩ đại nhất thế giới, địa
điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc cũng trở thành chủ đề trong nhiều bộ phim như Vạn
ỉỷ trường thành 2016) của Trương Nghệ Mưu... Đạo diễn Trương Nghệ Mưu luôn
biết cách khai thác các giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc trong các bộ phim của
ông. Với Đèn lồng đỏ treo cao (±ếIử^rlĩwJS, 1991), ông đã sử dụng hình ảnh đèn lồng
như một phương tiện biểu đạt nghệ thuật đầy tinh tế và trở thành một biểu tượng văn hóa
của Trung Quốc.
Có the nói, với lịch sử hơn 5.000 năm, Trung Quốc là một đất nước có nền văn minh
và văn hóa giàu có với nhiều giá trị và biểu tượng văn hóa. Điều này tạo nên một nguồn
tài nguyên văn hóa dồi dào cho điện ảnh Trung Quốc khai thác và phát triển.

60 NGHIÊN CỨU TRƯNG QUÔC số 4 (248) - 2022


Điện ảnh Trung Quốc...

3. Chuyển đổi mô hình hợp tác sản xuất trong ngành điện ảnh Trung Quốc

Theo Michael Berry - nhà nghiên cứu văn hóa tại Đại học California, một trong
những thay đổi căn bản trong ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc trong giai đoạn
1990 đến nay là sự chuyển đổi từ mô hình “điện ảnh nhà nước” sang mô hình “giải
lãnh thổ hóa” (deterritorialized)(6). “Giải lãnh thổ hoá” là khái niệm gắn liền với xu
hướng toàn cầu hoá (được xem là một biểu hiện của toàn cầu hóa) và diễn ra song song
với tiến trình hiện đại hoá.
Sự chuyển đổi mô hình quản lý và sản xuất phim trong ngành điện ảnh Trung Quốc đã
tạo ra những khuôn mẫu “phim Trung Quốc mang đặc điểm Hollywood”. Khuôn mẫu này
là sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa Trung Quốc với phong cách và kỹ thuật hiện đại của
điện ảnh Hollywood. Khuôn mầu này bao gồm các hạng mục như: Phim bom tấn Trung
Quốc theo phong cách Hollywood, phim do Trung Quốc và Hollywood hợp tác sản xuất,
phim Trung Quốc làm lại từ các tác phẩm Hollywood... Sự chuyển đổi này kéo theo sự
xuất hiện của các nhà làm phim thuộc hai nền văn hóa (bicultural) cũng như việc lựa chọn
diễn viên quốc tế. Những bộ phim như Cậu bé Karate (The Karate Kid, 2010), Tô-tem sói
(Wolf Totem, 2015)... được thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi đó. Vì thế nó được mô
phỏng theo những quy chuẩn thẩm mỹ và kỹ nghệ Hollywood. Thực tế cho thấy, những
bộ phim được thực hiện theo mô hình này đă đem lại doanh thu phòng vé rất lớn cho điện
ảnh Trung Quốc. Tiêu biểu như Chiến lang 2 (àÊ2l 2) của đạo diễn Ngô Kinh đã lập kỷ
lục doanh thu phòng vé với 5,697 tỷ NDT (năm 2017).(7) Đây là sản phẩm được thực hiện
theo khuôn mẫu phim anh hùng của Hollywood, kể câu chuyện về một cựu sĩ quan đặc
nhiệm Trung Quốc bị kẹt lại trong cuộc nội chiến ở một quốc gia châu Phi. Gần đây,
tháng 11/2021, bộ phim Trường Tân Hồ (Kỳậỉffl) về chủ đề chiến tranh Triều Tiên của
đạo diễn Ngô Kinh cũng đang tạo ra sự bùng nổ phòng vé tại Trung Quốc. Mặc dù đang
trong thời gian công chiếu nhưng phim đã đạt doanh thu phòng vé tương đương với Chiến
lang 2 năm 2017, với 5,69 tỷ NDT (khoảng 891 triệu USD).(8) {Hình 1).
Hợp tác sản xuất là phương thức để điện ảnh Trung Quốc hội nhập toàn cầu, và ngược
lại, để phim nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc. Trong những thời kỳ trước, quy
mô đầu tư vào thị trường phim nước ngoài và xuất khẩu phim của Trung Quốc rất hạn hẹp.
Tuy nhiên, những năm gần đây, khi Trung Quốc trở thành thị trường điện ảnh lớn thứ hai
thế giới, nhiều nhà đầu tư và nhà sản xuất phim nước ngoài đã sẵn sàng hợp tác với Trung
Quốc. Hiện tại, một nửa các quốc gia trong danh sách top 10 thị trường phòng vé quốc tế
đã ký thỏa thuận họp tác sản xuất với Trung Quốc, và số lượng dự án hợp tác ngày càng
tăng. Dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số sản phẩm trong thị trường phim Trung
Quốc, nhưng các sản phẩm họp tác sản xuất đã đóng góp một tỷ lệ phần trăm đáng kể
trong tổng doanh thu phòng vé. Năm 2014, sản phẩm hợp tác sản xuất chỉ chiếm 6%

NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 4 (248) - 2022 61


TRẤN THỊ THỦY - LƯU THU HƯƠNG

trong tổng sản phẩm phim chiếu ở Trung Quốc, nhưng đã đóng góp khoảng 50% tổng
doanh thu phòng vẻ. Trong quý đầu tiên của năm 2015, sản phẩm hợp tác sản xuất đóng
góp khoảng 60% tổng doanh thu phòng vé.(9> Phương thức hợp tác sản xuất mang lại kết
quả cùng có lợi cho Trung Quốc và đối tác nước ngoài, vì phim hợp tác sản xuất được coi
là sản phẩm “Made in China” nên được hưởng ưu đãi như những phim do các hãng phim
trong nước sản xuất, còn phía Trung Quốc vừa huy động được nguồn vổn vừa tiếp cận
được với kỹ năng làm phim chuyên nghiệp của các nền điện ảnh lớn. Tuy nhiên, phương
thức này phải đối mặt với những khó khăn về quyền sở hữu, sự khác biệt văn hóa và
phong cách làm việc. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm hợp tác sản xuất đều nhắm vào thị
trường Trung Quốc. Bộ phim Tô-tem sói phát hành năm 2015 là một sản phẩm hợp tác
sản xuất giữa Trung Quốc và Pháp. Bộ phim sử dụng nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc,
bối cảnh chính được quay ở Trung Quốc và hầu hết diễn viên là người Trung Quốc. Bộ
phim đã thành công tại thị trường Trung Quốc với doanh thu phòng vé lên đến 700 triệu
NDT chỉ trong 35 ngày.(10)
Hình ỉ: Doanh thu phòng vé của một số bộ phim Trung Quốc
sản xuất theo khuôn mẫu Hollywood

Nguồn: Statista.com

Các tập đoàn giải trí của Trung Quốc đang ngày càng chú ý đến Hollywood. Nhiều nhà
đầu tư Trung Quốc đã quan tâm đến việc mua cổ phần của các hãng phim ở kinh đô điện
ảnh này. Tập đoàn Bona Film Group đã đạt được thỏa thuận đầu tư 235 triệu USD vào

62 NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 4 (248) - 2022


Điện ảnh Trung Quốc...

Tập đoàn Seelig, công ty có thỏa thuận với Fox đế đồng tài trợ cho một số bộ phim sắp ra
mắt của mình. Trong khi đó, Mario Gabelli, người nắm giữ cổ phần lớn thứ hai tại
Viacom, đã thúc giục Tập đoàn Sumner Redstone bán cổ phần trong Hãng phim
Paramount của mình cho Tập đoàn Alibaba để tạo ra các quỳ mới và thúc đẩy nhiều dự án
sản xuất phim ở Trung Quốc. Năm 2015, Tập đoàn giải trí Alibaba Pictures của Trung
Quốc đã đầu tư cho bộ phim Mission: Impossible - Rogue Nation của Hãng phim
Paramount và là đối tác chính thức cho buổi ra mắt phim ở Trung Quốc.(11)
4. Một Số gọi mở đối với sự hội nhập điện ảnh thế giói của Việt Nam

Điện ảnh là một trong những ngành công nghiệp văn hoá trụ cột của Việt Nam. Trong
“Chiến lượẹ phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030” (ban hành năm 2016), điện ảnh là một trong năm ngành được đặt ra
những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 với mức doanh thu khoảng 150 triệu USD, trong đó
phim Việt đạt khoảng 50 triệu USD.(12) Điều này cho thấy sự kỳ vọng cùa những nhà
hoạch định chiến lược đối với một trong nhừng cánh chim đầu ngành của công nghiệp
văn hoá Việt Nam. Tổng kết sau 3 nám thực hiện, Chiến lược đã cho thấy, công nghiệp
điện ảnh nước ta đã hoàn thành vượt mức 16% mục tiêu kỳ vọng này với doanh thu gần
174 triệu USD.(13) Tuy nhiên, những con số này dường như chưa thể phản ánh hết bức
tranh của ngành công nghiệp điện ảnh của Việt Nam hiện nay.
Điện ảnh Việt Nam vần còn thiếu vắng các tác phẩm thuộc dòng phim nghệ thuật và
phim độc lập. Trong những kỳ tích phòng vé gần đây của điện ảnh Việt Nam, dòng phim
hài và hài lãng mạn vẫn đang chiếm chủ yếu. Tính đến năm 2019, bảy trong tám bộ phim
thành công nhất mọi thời đại tại Việt Nam là phim hài.(14) Những dòng phim thuộc thể
loại phim chiến tranh, phim lịch sử chưa thu hút được sự quan tâm của các hãng phim tư
nhân sản xuất vì yêu cầu vốn đầu tư rất lớn. Sự kết hợp giữa nguồn vốn nhà nước và hãng
phim tư nhân chỉ mới dừng lại ở một số phim thương mại như Những đứa con của làng
(2014), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015). Mặc dù đây cũng là đại diện tiêu biểu cho
thấy tiềm năng trong sự hợp tác từ nguồn vốn ngân sách và các doanh nghiệp tư nhân,
nhưng cho đến nay, vẫn chưa có những đại diện tiếp theo, đặc biệt là các dòng phim nghệ
thuật và phim độc lập - những dòng phim hầu như rất khó thu hồi vốn và cần đến nguồn
vốn tài trợ công. Nhìn lại những bước đi gần đây của Chính phủ Trung Quốc có thể thấy
rằng, họ đặc biệt coi trọng yếu tố văn hoá truyền thống trong điện ảnh đương đại. Dòng
phim này vừa có thể góp phần tạo nên dấu ấn riêng trên thị trường điện ảnh thế giới, vừa
góp phần xây dựng và quảng bá sức mạnh mềm văn hoá. Việt Nam vốn là một quốc gia
giàu truyền thống lịch sử, với nhiều câu chuyện hấp dẫn, là suối nguồn sáng tạo quý giá

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỚC số 4 (248) - 2022 ------------------------------------------------------------ 63


TRẦN THỊ THỦY - LƯU THU HƯƠNG

đối với dòng phim nghệ thuật. Do vậy, sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước đối với dòng
phim này sẽ là động lực để ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam phát triển trọn vẹn hon.
Phim Việt Nam càn có tầm nhìn rộng hon, vươn ra các thị trường nước ngoài. Trong
một vài năm trở lại đây, Việt Nam đã có những đại diện tham gia phát hành phim ở thị
trường quốc tế như Hai Phượng, Cua lại vợ bầu, Bổ già.. .Tuy nhiên, so với số lượng gần
50 phim điện ảnh được sản xuất mỗi năm, thì những ứng viên này vẫn còn rất ít ỏi. Điện
ảnh Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và quan trọng
nhất là nguồn nhân lực. Việt Nam hiện có hai trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với số lượng hàng nghìn sinh viên có bằng cử nhân về
chuyên ngành đạo diễn và biên kịch nhưng điện ảnh Việt Nam vẫn còn thiếu các biên
kịch giỏi và đạo diễn hay.(15) Chính các nhà làm phim đã lên tiếng về việc phải cải cách
các chương trình đào tạo tại nhà trường chính quy, thay vì những môn học cao siêu mà
không thiết thực thì phải cập nhật các chương trình đào tạo với những phương pháp hiện
đại hơn. Hoặc việc cổ vũ các tổ chức tư nhân tham gia vào công tác đào tạo nghề làm
phim ở Việt Nam cũng cần phải được coi trọng hơn.
Mặt khác, điện ảnh Việt Nam chưa có quá trình hợp tác chặt chẽ với các hãng phim
quốc tế, vì vậy việc quốc tế hoá các mô hình sản xuất kinh doanh phim ở nước ta vẫn còn
gặp nhiều khó khăn. Sự xuất hiện của một số đạo diễn, diễn viên Việt kiều như Victor Vũ,
Leon Quang Lê, Ngô Thanh Vân... đã tạo ra những không gian nghệ thuật mới mẻ cho
dòng phim hành động Việt Nam. Nhưng không phải sản phẩm nào của họ cũng tạo nên
các cú hích cho phòng vé Việt. Năm 2017, bộ phim Lôi Báo của Victor Vũ mặc dù có sự
góp sức từ biên đạo hành động của Hoa Kỳ - Vincent Wang nhưng cũng phải rút khỏi rạp
khi còn chưa đủ hoà vốn do kịch bản thiếu lô-gic. Rõ ràng, trong khi Việt Nam chưa đủ
tiềm lực về kinh tế để tham gia sâu vào thị trường điện ảnh thế giới hay thu hút sự đầu tư
của các nhà sản xuất quốc tế ngay tại “sân nhà” như cách mà Trung Quốc đang quốc tế
hoá nền điện ảnh của mình thì việc dựa vào nội lực của đội ngũ văn nghệ sỳ của ngành và
sự chắp cánh từ cơ chế, chính sách của Nhà nước là điều kiện cần thiết để điện ảnh Việt
Nam vươn ra thế giới.
Kết luận

Có thể thấy rằng, mặc dù sở hữu thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, nhưng ngành
điện ảnh Trung Quốc đang có sự chuyển đổi không ngừng trong phương thức làm phim
để tiếp tục mở rộng thị phần ra toàn cầu. Quá trình đó cho chúng ta thấy có hai xu hướng
được các nhà sản xuất nước này áp dụng song song là việc chú trọng vào khai thác giá trị
văn hoá truyền thống và quốc tể hoá mô hình sản xuất thông qua đẩy mạnh hợp tác với
các nước khác. Trên thực tế, sự thay đổi trong phương thức sản xuất phim đã đưa đến
những thành công nhất định về mặt doanh thu của điện ảnh Trung Quốc, số lượng các bộ

64------------------------------------------------------------ NGHIÊN CỨU TRUNG QUÔC số 4 (248) - 2022


Điện ảnh Trung Quốc...

phim đạt doanh thu phòng vé vượt thời đại ngày càng tăng. Trong tầm nhìn của thập kỷ
tới, Việt Nam đặt ra kỳ vọng về việc điện ảnh sẽ sớm trở thành một ngành công nghiệp
vãn hoá đi đầu. Việc mở rộng tầm nhìn trong hợp tác với quốc tế là một trong phương
thức quan trọng để nhanh chóng đưa kỳ vọng này thành hiện thực.

S3

TÀI LIỆU TRÍCH DẦN

(1) Wang Kaihao, 2017, Chinese films seek elusive overseas success, https://www.chinadaily.
com.cn/business/2017-06/05/content_29614141.htm. truy cập ngày 25/11/2021.
(2) Leilei Jia, 2014, Cultural values presented in Chinese movies, Academy for International
Communication of Chinese Culture and Springer-Verlag Berlin Heidelberg.
(3) Zhang Xinjian, 2019, Hollywood blockbusters look to Chinese Culture, https://www.
chinadaily.com.cn/a/201901/09/WS5c356750a31068606745fbl8.html, truy cập ngày 25/11/2021.
(4) Wang Kaihao, 2017, tldd.
(5) Chinadaily, 2013, Confucius' lessons still relevant, Xi says, https://usa.chinadaily .
com. cn/china/2013-11 /27/content_ 17133357.htm
(6) Michael Berry, 2013, Chinese Cinema With Hollywood Characteristics, or How The
Karate Kid Became a Chinese Film , The Oxford Handbook of Chinese Cinemas.
(7) Box Office Mojo, Top Lifetime Grosses, https://www.boxofficemojo.com/chart/top_
lifetime_gross/?area=xww
(8) Reuters, 2021, Korean War blockbuster set to become China's highest-grossing film,
https://www.reuters.com/world/china/korean-war-blockbuster-set-become-chinas-highest-grossing-
film-2021-11-24/, truy cập ngày 6/12/2021.
(9), (10) Deloitte, 2017, Technology media telecommunications, https://www2.deloitte.
com/content/ darn/Deloitte/cn/Documents/technology-media-telecommunications/deloitte-cn-tmt-
china-íĩlm-industry-en-161223 .pdf

(11) Financial Times, China to become world’s largest movie market within 2 years,
https://www.ft.corn/content/90810812-9ccd-lle5-b45d-4812f209f861
(12) Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hỏa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/9/2016 số 1755/QĐ-TTg.
(13) Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, 2021, Báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Quyết định
số 1755/GĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển.
(14) Trần Hữu Tuấn, 2019, Báo cáo điện ảnh Việt Nam 2018-2019: Làm sao để vươn mình
trước một tương lai bất định, Báo cáo này được hồ trợ bởi Busan Asian film school, tr.8.
(15) Trần Hữu Tuấn, 2019, tlđd. tr.29.

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 4 (248) - 2022 ------------------------------------------------------------ 65

You might also like