You are on page 1of 5

BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TRONG CNHH

Mã môn học: CH3452

Họ và tên sinh viên: MSSV:


Lớp:
Thứ: ngày / tháng / năm Thời gian:
Địa chỉ thí nghiệm: C4 - 313
Bài thực hành: Chu trình lạnh C2 - C3
1. Mục đích:
- Xây dựng chu trình lạnh.
- Chuyển sang dạng Template.
2. Nội dung:
- Thiết lập chu trình lạnh theo sơ đồ mô phỏng đã cho.
- Làm bài tập về máy nén hai cấp và tháp tách ba pha.
- Sử dụng Case study, Recycle và Adjust.
3. Kết quả:
- Bài tập chu trình lạnh:

+ Một số kết quả:


Lưu lượng các dòng là không đổi, Molar Flow = 116.1 kgmole/h
Nhiệt độ và áp suất dòng đi qua van VLV-100 giảm mạnh (dòng 1; 2),
ΔP (Pressure Drop) = 1939 (kPa)
Áp suất dòng 3 là Pressure = 198.8 (kPa)
Công suất của E-100 là Duty = 1.737e+006 (kJ/h)
Công suất của K-100 là 204.7 kW
+ Khảo sát Case study: Sự phụ thuộc của Molar Flow dòng vào (dòng 2) với Heat
Flow của Chiller:
Nhận thấy khi nhiệt cấp vào Chiller càng tăng thì lưu lượng dòng 2 càng tăng. Hay
nói cách khác lưu lượng dòng vào càng lớn thì nhiệt lượng cần cấp cho Chiller càng
lớn.

- Bài tập Tháp tách ba pha:

+ Một số kết quả:


Nhiệt độ và áp suất các pha tách ra được giữ không đổi (20℃, 200.0 kPa)
Pha nặng tách ra chỉ chứa cấu tử H2O nguyên chất.
+Khảo sát Case study: Ảnh hưởng của nhiệt độ dòng vào 1 tới lượng H2O tách ra:

Nhận xét:
+ Khoảng nhiệt độ < 20℃: Thu được gần hoàn toàn lượng H2O nguyên chất có
trong dòng vào 1 (~ 40 kgmole/h).
+ Từ 20℃ tới 100℃: Lượng H2O thu được càng giảm mạnh.
+ Khoảng nhiệt độ > 100℃: Không thu được H2O ở pha nặng ( Molar Flow = 0
kgmole/h)
- Adjust: Tìm nhiệt độ dòng vào 1 sao cho thu được hoàn toàn lượng H2O nguyên
chất từ dòng 1 (40 kgmole/h): Nhiệt độ tìm được là -64.47℃
- Bài tập Máy nén hai cấp:

Một số kết quả:


Thành phần hai pha sau tháp tách cuối cùng:

Nhiệt độ và áp suất các pha ra khỏi tháp tách được giữ không đổi so với dòng vào.
Đối với Recycle, để giữ áp suất không đổi thì nhiệt độ và lưu lượng của dòng có thể
bị thay đổi.
4. Phân tích, biện luận, đánh giá kết quả:
- Đối với bài tập chu trình lạnh: Lưu lượng dòng càng lớn thì lượng nhiệt trao đổi
càng lớn.
- Đối với bài tập tháp tách ba pha:
+ Lưu lượng dòng lỏng và dòng hơi đi ra khỏi thiết bị tách phụ thuộc vào nhiệt độ
dòng khí vào.
+ Nhiệt độ càng thấp thì lượng H2O nguyên chất tách ra ở pha lỏng càng tăng, trong
khi nhiệt độ cao > 100℃ thì lúc này H2O tồn tại chủ yếu ở thể hơi, không thu được
ở pha lỏng nặng.
+ Sử dụng tháp tách ba pha thì có thể tách các cấu tử tốt hơn.
- Đối với bài máy nén hai cấp:
+ Trước khi đưa dòng nguyên liệu vào máy nén cần cho dòng khi đi qua tháp tách
pha để có thế tách được dòng khí (có Vapour phase fraction bằng 1) đưa vào máy
nén.
+ Sau khi nén lần đầu,nhiệt độ dòng khí sẽ tăng nên trước khi đưa vào nén lần 2 ta
cần làm lạnh về nhiệt độ hợp lí và đưa vào tháp tách pha.
+ Sau đó sử dụng Recycle để tuần hoàn dòng lỏng đi ra khỏi tháp tách để có thể tách
triệt để hơn.
5. Những phát hiện mới khi làm thực hành:
- Biết sử dụng công cụ Adjust để tính toán giá trị của một thông số sao cho đạt giá trị
mong muốn đối với một thông số khác, mà không cần cùng thứ nguyên.
- Để tuần hoàn dòng lỏng sử dụng Recycle, trong đó phải biết kết hợp Mixer và
Valve và 2 dòng phải cùng nhiệt độ và áp suất.
- Khi nhập dữ liệu của dòng đầu tiên, ta thấy chưa đủ thông số để dòng hoạt động
nhưng dòng môi chất đi qua các thiết bị tạo nên một chu trình khép kín. Khi đó dòng
hoạt động và tự tính toán ra dữ liệu còn thiếu.

You might also like