You are on page 1of 21

Câu 1: Những đặc điểm chung về điều kiện hình thành và thành tựu của các nền văn

minh
phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa.

- Phương Đông là khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ châu Á và Bắc Phi. Được coi là “ cái nôi của
văn minh nhân loại “ với 5 nền văn minh phát triển rực rỡ bậc nhất trong lịch sử nhân loại: Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ả Rập, Ấn Độ và Trung Quốc. Các quốc gia phương Đông tuy khác nhau về vị trí, ngôn
ngữ, tôn giáo, các thành tựu văn hoá nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm chung.

1. Thời gian :
* Các nền văn minh phương Đông được hình thành từ rất sớm. Ai Cập ( cuối TNK IV TCN ); Lưỡng
Hà ( đầu TNK III TCN ); Ả Rập ( TK V ); Ấn Độ ( TNK III TCN ); Trung Quốc ( cuối TNK III )
* Nhưng cũng nhanh chóng lụi tàn : Ai Cập ( 525 TCN ); Lưỡng Hà ( 538 TCN ); Ả Rập ( 1258 )

2. Cơ sở hình thành:
* Điều kiện tự nhiên:
- Các nền văn minh phương Đông đều được hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn : Sông Nile
( Ai Cập ), sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ),
sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)... Các con sông bồi đắp nên những đồng bằng phì
nhiêu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Theo Almanach những nền văn minh thế giới : “Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường
xuất hiện gắn liền với các dòng sông – nơi con người có thể “bám” vào đó để sinh tồn ” .
* Phân tích cụ thể:
- Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp nằm dọc theo hạ lưu sông Nile.
Sông Nile bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi , dài 6700km nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài
700 km.
+ Hằng năm từ t6- t11, nước sông Nile dâng cao mang theo 1 lượng phù sa lớn bồi đắp cho đồng bằng
2 bên bờ => thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Ai Cập có thể
bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới => “Ai Cập là tặng phẩm của dòng sông Nile”.Ngoài ra
sông Nile còn là nguồn cung cấp thuỷ sản => thuận lợi cho nghề đánh cá , là con đường giao thông
quan trọng nhất Ai Cập. Cây papyrus - loại cây mà người Ai Cập sử dụng làm giấy cũng mọc 2 bên
bờ sông Nile.
- Lưỡng Hà là vùng thung lũng giữa 2 con sông Tigris và Euphrates. Chính vì thế nơi đây được người
Hy Lạp cổ gọi là Mésopotamie ( vùng đất giữa 2 con sông ).
+ Nhờ có 2 dòng sông bồi đắp mà Lưỡng Hà nổi tiếng là 1 vùng đất màu mỡ => thuận lợi cho sinh
sống và sản xuất
+ 885 km kênh đào nối 2 con sông là tuyến đường quan trọng cho tàu thuyền trong vùng
- Ấn Độ là 1 bán đảo hình tam giác nằm ở phía Nam châu Á . Miền Bắc Ấn Độ có 2 con sông lớn là
sông Ấn và sông Hằng .
+ Cả 2 dòng sông bồi đắp lên 2 đồng bằng màu mỡ ở Bắc Ấn => cái nôi của văn minh Ấn Độ
- Trung Quốc là 1 nước lớn ở Đông Á. Lãnh thổ Trung Quốc có 2 con sông lớn là Hoàng Hà ở phía
Bắc và Trường Giang ở phía Nam.
+ Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt nhưng do đó đã bồi đắp cho đất đai màu mỡ tạo điều kiện
phát triển nông nghiệp => hình thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Hoàng Hà vừa mang đến
lợi ích nhưng cũng vừa mang đến tai hoạ cho người Trung Quốc vì thế nó được coi là “Niềm kiêu
hãnh của Trung Quốc” nhưng đồng thời cũng là “Nỗi buồn của Trung Quốc”
+ Trường Giang : bồi đắp phù sa => hình thành các nền văn hoá miền Nam Trung Quốc , tuyến giao
thông huyết mạch nối liền miền Bắc với miền Nam TQ
* Dân cư
- Với điều kiện tự nhiên thuận lớn. Con người sớm đã có mặt tại phương Đông và phát triển nhanh
chóng thành các tổ chức dân cư. Tuy nhiên quá trình hình thành các cộng đồng dân cư ở phương
Đông diễn ra rất đa dạng và phức tạp.
- Ai Cập : Những người Ai Cập cổ vốn là những thổ dân châu Phi sau bị người Hamites từ Tây Á
chinh phục. Qua quá trình hỗn hợp lâu dài, 2 dân tộc đã đồng hoá và hình thành nên người Ai Cập.
Ngoài ra còn có người Libi, Xemit, Ả Rập..
- Lưỡng Hà : Từ TNK IV TCN người Xume đã di cư đến Lưỡng Hà. Về sau có thêm nhiều bộ tộc từ
các vùng xung quanh đến. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử , họ đã hoà nhập thành 1 cộng đồng dân cư
và tạo nên văn minh Lưỡng Hà
- Ấn Độ : Có 2 chủng người chính là người Dravida ở miền Nam và người Aryan ở miền Bắc. Ngoài
ra còn có người Hy Lạp, Hung Nô , Ả Rập
- Trung Quốc: ở lưu vực sông Hoàng Hà là người Hoa Hạ - tiền thân của Hán tộc sau này. Còn ở lưu
vực sông Trường Giang là tộc Bách Việt về sau bị người Hoa Hạ đồng hoá. Ngoài ra còn các bộ lạc
khác gọi là Man, Di, Nhung, Địch…

3. Văn minh phương Đông là các nền văn minh nông nghiệp:
* Kinh tế: Các quốc gia phương Đông gắn chặt với nền sản xuất nông nghiệp
- Nhờ có sự có mặt của những dòng sông lớn: sông Nile… Tại lưu vực của những con sông này là các
đồng bằng phù sa màu mỡ nên điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông đều thuận lợi ( thủy
lượng cao, đất đai màu mỡ, dễ canh tác) cho phát triển nông nghiệp
- Bước vào thời đại kim khí sớm. Biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ, đồng thau và đặc biệt
là sắt để tăng năng suất lao động
=> thuận lợi cho sx nông nghiệp và làm thủy lợi . Nhờ vậy mà nền văn minh nông nghiệp ở phương
Đông sớm phát triển và đạt đến đỉnh cao.
* Văn hóa vật chất
- Ăn : nguồn lương thực chính của người phương Đông là lúa gạo và các loại ngũ cốc.Ngoài ra còn có
các loại thực phẩm mang tính tự cung tự cấp như rau, cá và một số loại thịt gia cầm. Các loại gia vị,
hương liệu như ớt, tiêu, rau thơm, cari, v.v. vốn là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp cũng được
dùng phổ biến ở nhiều nơi.
- Mặc : gọn gàng , tiện lợi, ấm về mùa đông, mát về mùa hè
- Ở : trừ 1 số bộ lạc du mục thì chủ yếu ở nhà cố định
* Văn hóa tinh thần
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: do tính chất của nền văn minh nông nghiệp mà các quốc gia phương
Đông đều thờ các vị thần tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên:
+ Ai Cập : thần Mặt Trời Ra , thần Bầu trời Nut , Địa thần Geb , thần sông Nile Osiris, thần sa mạc
Set
+ Lưỡng Hà: Thần Anu cai quản bầu trời, thần Không Khí Enlil, thần nước Enki và thần bão tố
Marduk
+ Ấn Độ : Ganga - nữ thần sông Hằng , Indra - thần sấm sét, Agni - thần lửa
+ Trung Quốc: Long Vương
- Bên cạnh đó còn có các lễ hội nông nghiệp : hội té nước, lễ cầu mưa, cầu nắng, hội đua thuyền, lễ
tịch điền
- Do sản xuất nông nghiệp cần sự liên kết của nhiều người để tăng năng suất lao động và phòng chống
thiên tai nên người phương Đông thường có lối sống duy tình, đề cao tinh thần , trách nhiệm và tính
cộng đồng. ( Khác với phương Tây duy lý và coi trọng quyền lợi) .
- Cũng do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên nên người phương Đông thường sống hòa
hợp với thiên nhiên ( Khác với phương Tây là chinh phục tự nhiên ).
4. Văn minh phương Đông hướng nội và khép kín:
* Do vị trí địa lý:
- Hầu hết các quốc gia phương Đông đều có địa hình khép kín:
+ Ai Cập: Phía Bắc là Địa Trung Hải. Phía Đông là biển Đỏ. Phía Tây là sam mạc. Phía Nam là vùng
núi hiểm trở Nubi. Chỉ có duy nhất vùng Đông Bắc có kết nối với Tây Á
+ Lưỡng Hà : dãy núi Zagros ở phía Đông
+ Ấn Độ: dãy Himalaya ở phía Đông Bắc. Phía Nam là sơn nguyên Đêcan
+ Trung Quốc: vùng sa mạc Nội Mông, Ngoại Mông ở Bắc và Tây Bắc
* Do ảnh hưởng của lối sống nông nghiệp
- Cuộc sống nông nghiệp luôn luôn cần một sự ổn định. Người dân thường rất sợ những điều xảy ra
bất thường. Lối sống hài hoà với tự nhiên, tình cảm với mọi người, suy cho cùng, cũng là nhằm đạt tới
sự ổn định. Từ đây xuất hiện phương thức sống hướng nội và khép kín.
- Sống trong các công xã nông thôn cô lập, tách biệt, xét ở một góc độ nào đó, tính tự trị đồng nghĩa
với hướng nội và khép kín. Trong xã hội phong kiến, mô hình làng xã “kín cổng cao tường” cùng với
những thiết chế xã hội ngặt nghèo của nó càng làm cho “tầm nhìn” của cư dân nông nghiệp không
vượt khỏi “lũy tre làng”.
- Nền nông nghiệp tự cấp tự túc chỉ tạo ra được những sản phẩm vừa đủ để lưu thông trong phạm vi
“chợ làng”, không trở thành hàng hoá thương nghiệp của nền kinh tế thị trường kiểu phương Tây. Vì
thế kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng không phát triển, được coi như nghề
phụ lúc nông nhàn.Đó cũng là biểu hiện của tính hướng nội, khép kín
- Lối sống hướng nội và khép kín không thể tạo ra sự phát triển đột biến. Có lẽ đây cũng là một trong
nhiều nguyên nhân làm cho chế độ phong kiến phương Đông kéo dài sự trì trệ nhiều thế kỷ.
- Trái với phương Đông, phương Tây hướng ngoại và cởi mở. Điều này cũng dễ hiểu. Ở đó nền kinh
tế thương mại và du mục buộc người ta phải năng động, phải đi tìm thị trường ở bên ngoài và mở rộng
quan hệ.
=> Địa hình hiểm trở với sự hạn chế của các phương tiện giao thông và lối sống ổn định của người
sản xuất nông nghiệp làm cho các nền văn minh cổ đại phương Đông xuất hiện và phát triển một cách
tương đối độc lập.

5. Các tổ chức Nhà Nước ra đời sớm ( những quốc gia tảo thục )
- Nhà Nước đầu tiên ra đời vào khoảng cuối TNK IV đầu TNK III TCN
- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng là những nơi mà quá trình phân hóa xã hội và tư hữu diễn ra
sớm nhất .
- Do yêu cầu làm thủy lợi, tổ chức sản xuất và chống giặc ngoại xâm
=> Nhà Nước ra đời
+ Ai Cập: nhiều công xã nông thôn liên minh lại thành một liên minh công xã lớn hơn gọi là “nôm”
(hay châu), về sau các châu đó hợp nhất lại và phát triển thành nhà nước Ai Cập. Châu là hình thức
nhà nước phôi thai, đứng đầu châu là một “nô mác cơ” vừa là thủ lĩnh quân sự, một thẩm phán và là
một tăng lữ tối cao. Nô Mác Cơ được coi như một vị thần sống. Dần dần do nhu cầu thống nhất lại
thành thượng và hạ Ai Cập, đến cuối thiên niên kỉ IV TCN thống nhất lại thành quốc gia Ai Cập.
+ Lưỡng Hà : những quốc gia tối cổ của người Sumer ra đời ở Lưỡng Hà đã xây dựng thiết chế quân
chủ chuyên chế. Người đứng đầu Nhà nước gọi là Patesi - người đại diện cho tầng lớp quý tộc thị tộc.
Giúp việc cho Patesi là 1 hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Thời kỳ Cổ Babylon là thời
kỳ Nhà nước quân chủ chuyên chế được củng cố và hoàn thiện nhất.
+ Ấn Độ: người Aryan ở vùng Tây Bắc đã liên hiệp các bộ lạc lại thành liên minh bộ lạc. Đứng đầu
các liên minh bộ lạc có vua (Radjah) mà thực chất là tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự, quyền lực chủ
yếu vẫn thuộc về đại hội các thành viên nam giới của bộ lạc. Về sau Radjah tập trung quyền lực vào
trong tay mình và truyền ngôi cho con cháu. Xung quanh nhà vua có đội ngũ quan lại lo các công việc
như chỉ huy quân đội, thu thuế, tế lễ, thủy lợi… Đến vương triều Môrya (321-184.TCN), bộ máy nhà
nước của Ấn Độ cổ đại tương đối hoàn chỉnh có những đặc trưng của một bộ máy nhà nước chuyên
chế phương Đông. Vua được tôn sùng như một vị thần sống và được coi như người đại diện cho thần.
Dưới nhà vua là hội đồng cơ mật “Parisát” gồm đại biểu của những gia đình quý tộc tiếng tăm nhất.
Trong bộ máy nhà nước cồng kềnh, đứng đầu là các thừa Tướng cùng nhiều chức thượng thư trông
coi các bộ.
+ Trung Quốc: bộ máy nhà nước tiêu biểu cho kiểu nhà nước chuyên chế phương Đông. Nhà Hạ mở
đầu cho nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Đứng đầu nhà nước là nhà vua, dưới là “lục khanh”
(6 chức tướng) giúp vua cai trị đất nước. Nhưng nhà nước hoàn chỉnh nhất là vào thời Tây Chu. Vua
được coi là thiên tử (con trời), dưới vua là tầng lớp quý tộc quan lại phụ trách các công việc hành
chính, quân đội, nông nghiệp… Vua và tước hiệu quý tộc được truyền lại cho con cháu.
- Ở phương Đông tồn tại một hình thức Nhà nước đặc biệt được gọi là Nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền. Đặc trưng của Nhà Nước này là quyền lực tập trung toàn bộ vào tay người
đứng đầu Nhà Nước (Vua) . Nhà vua đã cùng với bộ máy quan lại tổ chức quản lý xã hội tương đối

chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, trong đó hình pháp được đề cao.
- Gắn với sự ra đời của Nhà Nước là sự ra đời của Pháp luật với những tư tưởng pháp luật xuất chúng
như tư tưởng Nhân trị của Khổng Tử, Pháp gia của Lão Tử. Và đặc biệt là bộ luật Hammurabi được
coi như bộ luật hoàn thiện nhất . Những tư tưởng, điều luật nói trên có vai trò pháp chế to lớn trong
lịch sử pháp chế phương Đông và là tiền đề cho nhiều bộ luật sau này.
6. Ảnh hưởng của tôn giáo
* Tôn giáo
- Hầu hết các quốc gia phương Đông đều thờ đa thần
+ Ai Cập: thờ rất nhiều vị Thần khác nhau, từ Thần mang hình súc vật đến những vị Thần mang hình
người, từ những Thần tầm thường đến Thần vũ trụ. Người Ai Cập cổ đại cũng sùng bái động vật, theo
họ, động vật là sự hóa thân của các vị Thần. Các loài động vật như rắn, cừu, sói, hạc…đều được coi là
những vị Thần. Người ta còn thờ những con vật không có thật như Nhân Sư (Sphinx). Việc sùng bái
tự nhiên chiếm một địa vị quan trọng, mọi hiện tượng tự nhiên đều được thần thánh hóa. Vì thế có
Thần Mặt Trời Ra, Địa Thần Geb và Thủy Thần Odirix…
+ Lưỡng Hà: tôn sùng những lực lượng tự nhiên, coi đó là những lực lượng thống trị cuộc sống của
mình. Người Lưỡng Hà thờ thần Anu, Eaua, thần Enlin... ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn
thờ nhiều thần khác như thần trồng trọt, thần chăn nuôi và các hiện tượng tự nhiên như thần Samat
(thần Mặt trời). Thần Istaro (thần Ái tình)... người ta tin rằng thần Mẹ (Inana) còn là thần bảo hộ nông
nghiệp, thần của sinh nở, thần Ea (thần Biển) còn dạy cho người ta biêt nghề thủ công, nghệ thuật,
khoa học, thần Tamuz (thần Nước) được coi như vị thần dạy bảo cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công
và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng…
+ Ấn Độ : theo đạo Bà la môn cao nhất là thần Brahma, vị thần sáng tạo thế giới. Ngoài thần Brahma
còn có thần Visnu, Siva …
- Tôn giáo giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người phương Đông. Nó cũng là
công cụ để thần thánh hóa nhà vua và bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Ai Cập: Pharaoh - ngôi nhà vĩ đại
+ Lưỡng Hà: trong toàn Lưỡng Hà của Hammurabi, thần Mardouk đã trở thành vị thần tối cao trong
toàn quốc, bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mardouk cai trị muôn dân.
+ Trung Quốc: vua được coi là “Thiên tử” - con trời
* Triết học
- Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người với vũ trụ
+ Trung Quốc: “thiên nhân hợp nhất” là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường phái, học thuyết triết học
khác nhau. Đây là cái đặc trưng rõ nét của triết học Trung Quốc (thuận thiên), ở phương Tây, vấn đề
này mờ nhạt (chế thiên). Phương tây, con người là bộ phận của tự nhiên, tách khỏi tự nhiên, chinh
phục tự nhiên…
Trang Tử (~365–290 trước CN) cho rằng, trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một.
Mạnh Tử (372 – 289 tr.CN) cho rằng, vạn vật đều đầy đủ trong ta, chỉ cần quay về với mình thì mọi
sự vật đều yên ổn không còn gì vui thú hơn.
Trong những kinh điển của Nho giáo (Kinh dịch, Luận ngữ, Trung dung, Đại học...) đều nhất quá tư
tưởng “biết đến cùng cái tính của người thì cũng có thể biết đến cùng cái tính của vạn vật trời đất”.
+ Ấn Độ: quan niệm “thiên nhân hợp nhất” lại có màu sắc khác. Upanishad cho rằng, Brahman là tinh
thần vũ trụ còn Atman là linh hồn con người. Atman chẳng qua là Brahman cơ trú trong thể xác con
người mà thôi. Như vậy, gắn con người với vũ trụ cũng là tư tưởng nhất quán trong triết học Ấn Độ
cổ đại.
Trong khi đó, triết học phương Tây lại tách con người ra khỏi vũ trụ (thế giới khách quan), coi con
người là chủ thể, còn thế giới là khách thể, con người cần nghiên cứu, chinh phục
- .Những tư tưởng triết học phương Đông ít khi tồn tại dưới dạng triết học thuần túy, mà thường được
trình bày xen kẽ hoặc ẩn giấu đằng sau những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật ... Điều này xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông, chẳng hạn như:
triết học Trung Quốc đi sâu nghiên cứu các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và luân lý; Triết học Ấn
Độ đi sâu nghiên cứu các vấn đề xã hội, tôn giáo và tâm linh. Chính vì điều đó mà chủ thể của các học
thuyết triết học phương Đông thường là các nhà hiền nhân, nhà giáo dục, nghiên cứu chính trị - xã hội
(Trung Quốc) và là nhà truyền giáo, đạo sĩ (Ấn Độ). Cũng vì vậy, ở phương Đông ít khi có những triết
gia và tác phẩm triết học độc lập.
- Triết học phương Đông phong phú, đa dạng, nhưng vận động chậm chạp, ít thấy những bước phát
triển nhảy vọt về chất có tính chất vạch thời đại.
+ Nho giáo, Phật giáo, Bàlamôn giáo, Mặc gia, Âm Dương gia... được hình thành từ thời cổ đại
(khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ IV tr.CN) nhưng đến tận thế kỷ XIX vẫn giữ nguyên tên gọi và hình
thức biểu hiện.
+ Nội dung của chúng có phát triển, nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, đi sâu vào từng chi tiết, từng tư
tưởng trên cơ sở cũ có cải biến về phương diện nào đó mà thôi.
+ Điều đó còn thể hiện ở chỗ những nhà tư tưởng ở những giai đoạn lịch sử sau thường cho mình là
học trò, là kế tục sự nghiệp của các nhà sáng lập ra học thuyết ở những giai đoạn trước, chứ không
phải phủ định học thuyết trước. Những tư tưởng mới mà họ đưa ra chỉ là để giải thích sâu hơn hoặc là
nhằm bảo vệ những ý tưởng của các vị tiền bối. Vì vậy, ở các giai đoạn sau ít thấy những trường phái,
học thuyết mới xuất hiện.
7. Các thành tựu văn hóa
* Chữ viết: Chữ viết được người phương Đông phát minh ra từ rất sớm . Ban đầu chữ viết của cư dân
phương Đông chỉ là những hình vẽ biểu thị những gì họ muốn nói. Để thể hiện những khái niệm trừu
tượng thì họ sáng tạo thêm các các ký hiệu. Đó là chữ tượng hình . Sau này người phương Đông đã
cách điệu hóa chữ tượng hình thành các nét và ghép các nét theo quy ước để diễn đạt.
- Ai Cập: Chữ viết ra đời vào cuối TNK IV TCN và tồn tại hơn 3000 năm. Người Ai Cập cổ đại sử
dụng các hình vẽ như người, động vật, cây cối, mặt trời, mặt trăng, … để diễn đạt ý. Đối với các khái
niệm trừu tượng và phức tạp thì người Ai Cập sử dụng phương pháp mượn ý . Ví dụ muốn viết chữ
khát thì vẽ hình con bò đứng cạnh chữ nước.
- Lưỡng Hà: người Lưỡng Hà phát minh ra chữ viết vào 3000 năm TCN. Do được viết trên các tấm
đất sét còn ướt và dùng que vót nhọn mà viết trên đất sét chỉ thích hợp viết những nét thẳng và ngắn
nên nó được gọi là chữ tiết hình.
- Ấn Độ: người Ấn Độ phát minh ra chữ viết từ thời văn minh Indus. Đến TK V TCN thì chữ Brami
xuất hiện về sau được nâng lên thành chữ Phạn. Ngày nay loại chữ này vẫn được Ấn Độ và Nepal sử
dụng
- Trung Quốc: từ thời Hạ, Thương, Chu ở Trung Quốc đã xuất hiện chữ giáp cốt, chữ kim văn và chữ
tiểu triện. Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng đến thời Hán Tuyên đế lại xuất hiện 1 kiểu chữ mới là chữ
lệ- tiền thân của chữ Hán ngày nay.
* Văn học:
- Do chữ viết xuất hiện từ sớm nên nền văn học phương Đông cũng sớm được hình thành và phát triển
rực rỡ và có nhiều thể loại như truyện được viết bằng văn xuôi .
+ Ai Cập: Truyện Nói Thật và Nói Láo, Lời răn dạy của Đuaúp, Lời kể của Ipuxe…
+ Lưỡng hà: Sử thi Gilgamesh, truyện Khai thiên lập địa, Nạn hồng thủy…
+ Ấn Độ: Sử thi Mahabharata , Ramayana…
- Bên cạnh đó thì thơ phương Đông cũng được ra đời sớm và đạt được nhiều thành tựu trong đó nổi
bật nhất là Kinh Thi của Trung Quốc. Ngoài ra còn có thơ trữ tình Ai Cập.
* Khoa học:
- Phương Đông là nơi phát triển của các môn toán học do nhu cầu đo đạc ruộng đất hay xây dựng các
công trình kiến trúc : người Ai Cập giỏi về hình học, người Lưỡng Hà biết giải phương trình 3 ẩn,
người Ấn Độ sáng tạo ra số 0, người Trung Quốc tính được số pi chính xác đến số thập phân thứ 106.
- Người Phương Đông đã sớm quan tâm đến vũ trụ và đạt được những kiến thức uyên thâm về thiên
văn học do nhu cầu của nghề trồng trọt ( cày cấy đúng thời vụ )
Người Ai Cập biết về 12 cung hoàng đạo, sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Biết làm lịch theo kết
quả quan sát tinh tú và quy luật dâng của nước sông Nile
Người Lưỡng Hà biết tính chu kỳ mặt trăng, sao Kim, Mộc, Thổ, nhật thực và nguyệt thực. Làm lịch
căn cứ vào mặt trăng
Người Ấn Độ biết phân biệt 5 hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Làm lịch căn cứ vào mặt trăng
Người Trung Quốc: biết được sự vận hành của sao Chổi và ghi chép được 800 vì tinh tú
- Các nước phương Đông đạt được trình độ cao về giải phẫu cơ thể người , châm cứu và sử dụng thảo
dược.( đọc thêm vở ghi để lấy minh chứng).

Câu 2 Phật giáo: bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của thuyết Tứ diệu đế và những ảnh hưởng
của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam

§ Phật giáo là đạo giáo có bề dày lịch sử và tầm ảnh hưởng vẫn mạnh mẽ xuyên suốt từ quá
khứ cho tới hiện tại

§ Bối cảnh ra đời:

o Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa – Cồ đàm) sáng lập, sống trong khoảng thời gian
từ năm 563 tới 483 Tr.CN ở miền Trung Bắc Ấn Độ
o Ra đời vào cuối thiên niên kỉ I Tr.CN ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya
và hiện là vùng biên giới giữa Ấn Độ với Nepal

o Câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: từ một thái tử tên là Tất Đạt Đa, có
cha là Tịnh Phạn và mẹ là Ma Gia. Ngài được sinh ra khi mẫu thân của Ngài nằm
mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào hông của mình và lời của nhà tiên tri A Tư
Đà nói rằng Ngài sẽ trở thành một vị vua hoặc một nhà hiền triết vĩ đại. Ngày
Ngài ra đời cũng là ngày mà mẫu thân của Ngài mất đi. Lúc đản sanh, Ngài bước
đi bảy bước và nói “ta đã đến nơi”. Ngài bắt đầu cuộc sống ở hoàng tộc, cũng đã
lập gia đình nhưng sau cùng Ngài lại chọn kết thúc cuộc sống hoan lạc ở tuổi 29
và trở thành một người tìm đạo đi lang thang hành khất, tìm chân lý đích thực của
cuộc sống

o Trên cuộc hành trình chu du khắp đất Ấn Độ xưa của mình, Ngài đã suy nghĩ đến
một hướng giải thoát sâu kín, thầm lặng khi con người cứ chìm vào dục vọng,
định kiến,… Ngài đã thực hiện 3 lần thỉnh cầu và gióng lên tiếng trống Pháp và
cũng là lúc Ngài tuyên bố rằng con đường cứu khổ, con đường đến với cõi bất
sanh đã được khai mở à Phật giáo ra đời

o Phần địa hình ở Ấn Độ tương đối khép kín (phía Bắc là dãy Himalaya cao lớn cô
lập các vùng bình nguyên), con đường duy nhất để liên lạc với bên ngoài lúc ấy là
đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị lúc bấy giờ là văn
hóa Vệ Đà (Veda) với tư tưởng thờ phụng nhiều thần thánh. Sau khoảng thời gian
phát triển thì Vệ Đà trở thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hóa thành
bốn giai cấp chính (đẳng cấp Bà La Môn thống trị - Thu Đà La – Vệ Xa – Sát Đế
Ly – còn có giai cấp hà tiện, khổ cực nhất là Baria, bị các giai cấp trên đối xử như
thú vật, vô cùng tủi nhục và tối tăm) à chế độ xã hội – chính trị bất công.

o Vào giữa thiên niên kỉ I Tr.CN bắt đầu xuất hiện một số tư tưởng chống đạo Bà La
Môn à xã hội khao khát tình yêu thương, ánh sáng và con đường để có thể giải
thoát khỏi áp bức bóc lột. Trong hoàn cảnh đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã
xuất hiện và giải cứu những mảnh đời đau khổ

o à Phật giáo là tiếng nói để bênh vực các giai cấp thấp hèn trong xã hội và cũng là
thể hiện sự bình đẳng giữa các giai cấp. Chỉ ra chân lý về nguyên nhân của các
nỗi khổ ở đời và sự giải thoát khỏi chúng
§ Thuyết Tứ diệu đế: đi sâu vào tìm hiểu căn nguyên nỗi khổ đau của con người và tìm ra
phương pháp để chấm dứt nỗi đau khổ ấy bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành

o Khổ đế:

Ä “Khổ” có nghĩa là tất cả những gì bản thân chán ghét, không có hứng thú,
làm mình khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi và muốn chối bỏ, xua đuổi nó.
“Đế” là chân lý bất di bất dịch không thay đổi. à “Khổ đế” là sự thật về
bản chất đau khổ, là một bài giảng của Đức Phật về nỗi khổ để ta có thể
trực diện nhìn nhận, không né tránh hay chối bỏ nó, học hỏi từ khổ đau
và đạt được tự do tự tại khi giải thoát khỏi khổ đau.

Ä Có những nỗi khổ mà ai cũng đã phải trải qua, từ khi sinh ra cho tới khi
bệnh tật, già yếu rồi mất đi. Đó là những nỗi khổ về thân (về thể xác).
Bên cạnh đó còn có nỗi khổ về tâm (về mặt tinh thần) bởi con người luôn
có những suy nghĩ, trạng thái tiêu cực trước cuộc đời; có những ham
muốn, suy nghĩ tham lam, giận dữ, … Tâm thì khao khát những gì mà ta
chưa có, và ta lại chưa biết trân trọng những gì mà ta đang có. Tâm chấp
ngã chỉ khiến con người khổ đau, dễ tiêu cực hơn và vẫn cứ xoay quanh
trong sự bất mãn , nỗi khổ về tâm gồm: cầu mà không có được, yêu mà
phải xa lìa, không ưa mà phải gặp gỡ, năm ấm hưng thịnh>

Ä Hình thái của khổ đau căn bản: khổ từ sự không rõ ràng, không chắc chắn
của hạnh phúc giả tạm (hoại khổ), khổ do bất mãn, khổ do phải xa lìa
thân xác, khổ do khổ hết lần này tới lần khác, khổ vì bản chất thăng trầm
của đời sống, khổ vì cô độc hiện diện khắp nơi và bao trùm cuộc sống

Ä 8 loại đau khổ (dukkha – Phạn ngữ): sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng
hội, cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức)

o Tập đế (Nhân đế): nguyên nhân, nguồn gốc của đau khổ

Ä Vô minh là trạng thái tâm không sáng suốt, không ổn định. Là cội nguồn
của tham – sân – si lôi kéo con người tạo nghiệp để rồi tái sinh và chịu
quả khổ à là nguyên nhân căn bản

Ä Nguyên nhân Chấp ngã (tham – sân – si): tham lam, giận dữ, si mê. Sự vô
minh khiến con người bám lấy cái tôi, cho rằng tất cả thuộc về tôi, “tôi”
là tâm điểm. Tham lam chạy theo nhu cầu bất tận của bản thân, tìm mọi
cách thỏa mãn tham vọng cá nhân. Từ đó mà dẫn đến nhiều hậu quả sau
này. Tội ác và bạo lực xảy ra đều bắt nguồn từ tham vọng ích kỷ của con
người. Vì bám chấp vào “cái tôi” nên ta luôn tự đồng hóa với cảm xúc
của mình và trở thành nô lệ cho tham luyến, sân hận, đố kỵ, kiêu mạn à
Đau khổ không lối thoát

Ä Quy luật Nghiệp: xuất phát từ gốc tiếng Phạn “Karma”, nghĩa là hành động
có tác ý. Được bắt nguồn từ bản chất, suy nghĩ của tâm thông qua hoạt
động của thân, khẩu và ý (tam nghiệp) Tất cả mọi hành động của tam
nghiệp sẽ đem lại kết quả tất yếu sau này à quy luật tự nhiên, không loại
trừ đối tượng nào, bao trùm cả về không gian lẫn thời gian. Hành động
tạo tác thiện lành sẽ đem lại một kết quả tốt đẹp. Hành động tạo tác bất
chính sẽ đem đến kết quả xấu à khách quan, công bằng. Ta có thể thấy
được bản thân là chủ nhân cho số phận của mình, không có bất cứ
Thượng đế hay đấng siêu hình nào ban phúc hay giáng họa. à Giúp giải
thích rõ ràng, logic, triệt để nguyên nhân của khổ đau. Khi suy nghĩ, nói
và làm với những xúc tính tiêu cực (tham lam, giận dữ, kiêu mạn, đố kỵ,
…) là đồng nghĩa với việc tạo nghiệp trong luân hồi à nghiệp chồng chất
từ vô thủy kiếp tạo nên quả khổ khiến ta mãi không thể giải thoát khỏi
khổ đau bất tận.

o Diệt đế:

Ä “Diệt” là chấm dứt, dập tắt. “Diệt đế” là sự chấm dứt nguyên nhân dẫn tới
khổ đau, con người có thể diệt khổ và tự mình diệt khổ để đến với con
đường được giải thoát. Là sự thật về diệt khổ, về Niết-bàn (sự chấm dứt
hoàn toàn của khổ đau, là sự vắng mặt của tham – sân – si, là tâm giác
ngộ tuyệt đối và nhận thức thế gian thông thường)

Ä Tập đế là nguyên nhân, Khổ đế là kết quả. Để có thể xóa bỏ nỗi khổ đau và
đến với con đường giải thoát thì phải tận diệt từ cái gốc rễ - chính là Tập
đế. Như vậy thì Khổ đế sẽ không còn và đưa con người về trạng thái
thuần nguyên ban đầu. Niết-bàn chính là tại đây chứ không phải ở một
nơi trừu tượng nào khác

o Đạo đế: là sự thật về con đường giải thoát khổ đau, hướng đến giác ngộ Niết-bàn
Ä “Đạo” là con đường, là phương pháp thực hiện để đạt được an lạc, hạnh
phúc trong đời sống hàng ngày hay hạnh phúc tuyệt đối Niết-bàn.

Ä Bát chính đạo: là những chỉ dẫn của Đức Phật về cách thực hành tu tập
nhằm đưa hành giả thoát khỏi mọi vọng tưởng, giúp trí tuệ hiểu biết đúng
đắn. Tám khía cạnh khác nhau có mối quan hệ tương hỗ mật thiết, cần
được thực hành đồng thời.

Khai sáng trí Chính kiến: sự hiểu biết, quan điểm đúng đắn. Có được khi giác ngộ về Khổ đế và
tuệ (Tuệ) Tập/Nhân đế, nhìn sự qua bản chất của chúng. Là yếu tố tiên quyết của Bát chính
đạo bởi chỉ có chính kiến mới đem lại suy nghĩ và hành động đúng đắn

Chính tư duy: là suy nghĩ đúng đắn, là thanh lọc tâm hồn để loại trừ những tư
tưởng bất thiện, vun đắp cái thiện bên trong. Nếu chính kiến nói về nhận thức thì
chính tư duy nói về sức mạnh tinh thần (ý chí) để điều khiển hành động ở bản
thân

Chính ngữ: lời nói đúng đắn hỗ trợ cho việc trưởng dưỡng tâm linh. Chỉ đạt được
Tu dưỡng đạo khi không nói dối (đặc biệt là lừa dối có chủ đích), không nói lời ác, vu không, thị
đức (trì giới) phi à là lời nói chân thật, hòa nhã và có ý nghĩa thực sự

Chính nghiệp: là làm việc tốt, xa lìa cái xấu, ý chỉ những tạo tác liên quan đến
hành động của thân. Không được làm tổn hại hay cướp đoạt mạng chúng sinh,
không được trộm cắp đồ không phải của mình, không được dâm dục bất chính

Chính mệnh: là phương tiện sinh sống đúng đắn. Dạy ta phải kiếm sống bằng
nghề lương thiện, xa lìa công việc liên quan tới vũ khí, chất độc/chất gây nghiện,
… hoặc làm tổn hại mạng sống của chúng sinh (giết mổ). Những công việc mâu
thuẫn với chính ngữ và chính nghiệp cũng cần phải từ bỏ vì không đem lại chính
mệnh
Chính tinh tấn: là yếu tố quan trọng để thực hành 7 chi còn lại của Bát chính đạo.
Nếu không tinh tấn một cách đúng đắn thì không thể làm bất cứ chi nào và bị sai
lệch trong hành động của mình. Có được dựa trên sức mạnh nội tâm, cần từ bỏ
điều xấu đã lỡ phát sinh, ngăn chặn cái chưa phát sinh, phát khởi và duy trì những
việc thiện lành đã phát sinh à chính tinh tấn phải được dẫn dắt bởi chính kiến

Chính niệm: là tỉnh giác, nhận biết rõ được những gì đang diễn ra ở hiện tại. Giúp
đẩy lùi vọng tưởng, so sánh đối đãi để nhìn nhận bản chất của hiện tượng

Xác định tư Chính định: phương pháp thiền định chân chính. Được hiểu là sự chú tâm, an
tưởng (Định) định tâm vào một đối tượng nhất định. Khi tâm thanh tịnh, vững vàng thì phiền
não tạm thời lắng xuống, tâm trở nên sáng hơn và trí tuệ dần được khai sáng. Có
được khi tinh tấn công phu thiền định.

§ Những ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam:

o Phật giáo được truyền bá, du nhập vào Việt Nam rất sớm. Được gói gọn trong 4 giai
đoạn: từ đầu công nguyên đến hết thời kì Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát
triển à thời nhà Lý – Trần là giai đoạn hưng thịnh à thời Hậu Lê đến cuối thế kỉ 19 là
giai đoạn suy thoái à từ đầu thế kỉ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng

o Về tư tưởng, đạo lý, đạo đức: đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi. Giáo lý nghiệp
nhân quả báo cũng được truyền vào nước ta rất sớm và trở thành lối sống tín ngưỡng
sáng tỏ của người Việt Nam có suy nghĩ, có hiểu biết. Đạo lý Tứ Ân: ân cha mẹ, ân
sư trưởng, ân quốc gia, ân chúng sanh

o Về văn học: đạo lý từ bi, tư tưởng nhân nghĩa, quy luật nhân quả của Phật Giáo mang
dấu ấn đậm nét trong văn học Việt Nam
- “ Đã mang lấy nghiệp vào thân

Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa”

( luật nhân quả ) Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du

- Ca dao tục ngữ : Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách

- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: “ Việc nhân nghĩa cốt để yên dân”

o Về ngôn ngữ: ảnh hưởng từ chữ Ấn, nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Phật
giáo cũng được nhiều người sử dụng. Ví dụ như: tội nghiệp quá!, hằng hà sa số để
diễn tả vật gì đó quá nhiều (ý chỉ cát sông Hằng là vô tận, không thể đếm được), ở
hiền gặp lành,…

o Về phong tục tập quán: ăn chay (xuất phát từ quan niệm từ bi), thờ Phật, cúng rằm,
mùng một, lễ chùa, cúng sao giải hạn, cưới hỏi, tổ chức lễ hội,… Khi được truyền
vào Việt Nam thì Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bản địa à sự dung
hòa và khai phóng của Phật giáo là một trong những nét đặc trưng nổi bật

o Về nghệ thuật sân khấu: (hát chèo, hát bội, cải lương, kịch nói). Các vở chèo cổ như:
Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Kim Nhan,…

o Về nghệ thuật tạo hình (kiến trúc: chùa, tháp, lầu,…) giống với mô hình kiến trúc của
Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Ví dụ: Chùa Một Cột, chùa Hương, chùa Thiên
Mụ, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), đền Bà chúa kho,… (điêu khắc) như: tượng Phật
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp), Bộ tượng Thập Bát (Chùa Tràng,
Mỹ Tho), tượng Tuyết Sơn chùa Trăm gian (Hà Tây),… (hội họa) như: “chùa Thầy”
của Nguyễn Gia Trí, “Lễ chùa” của Nguyễn Siêu,…

o Về kinh tế: xuyên suốt tư tưởng kinh tế của Phật giáo là việc xây dựng phát triển kinh
tế lành mạnh, bền vững, gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Đóng góp
lớn nhất là Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo.

o à Phật giáo đã thâm nhập vào tâm hồn và lối sống của dân tộc Việt Nam, rồi trở thành
bản chất và bản sắc dân tộc Việt. Ảnh hưởng từ triết lý, tư tưởng, đạo đức,… đến văn
hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán,… Phật giáo cũng đã từng đóng vai trò trong
việc củng cố tinh thần đoàn kết của toàn dân và đấu tranh bảo vệ đất nước
Câu 3
Thành tựu kiến trúc Hy Lạp cổ đại :

* Ra đời và hình thành :

- F.Engels đã từng phát biểu : “ Kiến trúc Hy Lạp cổ đại tựa như một buổi sớm mai tươi sáng , tỏa
chiếu ánh sáng khắp nơi” ( Tô Mộng Vi , 2010, tr, 115 ) . Một nền kiến trúc mang nặng sự hoàn mỹ
của nghệ thuật .Là một trong 2 nền kiến trúc vĩ đại của nhân loại. Hình thành từ rất lâu đời , tạo sự
chuyển hướng tích cực và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nền nghệ thuật kiến trúc hiện nay .

- Ra đời , hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn : miền Nam bán đảo Balkans, khu vực Tiểu Á ,
vùng ven Hắc Hải , Ý , Sicilia , Pháp , Tây Ban Nha và Ai Cập.

- Trải qua các thời kỳ sau :

+ Tiền Hy Lạp : từ 3000 TCN, gồm giai đoạn Aegea (ngày nay dường như không còn bất cứ dấu tích
nào) và giai đoạn Creta và Mycenae.

Vd : Cung vua Minos ở Knossos, Thành Tiryns

Hy Lạp chính thống : từ 650 - 30 TCN

Vd : Quần thể kiến trúc công cộng phổ biến Agora , Quần thể kiến trúc Acropol

* Đặc điểm :

- Đặc điểm chung

+ Thời tiền Hy Lạp

● Xây cất có chiều sâu.


● Công trình có lầu và cầu thang.
● Sử dụng mái bằng.
● Các phòng liên kết với nhau bằng sân trong và giếng trời.
● Có hệ thống kênh cấp, thoát nước.
● Trang trí bằng sơn, cửa cung điện 2 cánh.
● Tường dày.
● Cột, kèo gỗ, lanh tô gỗ và đá lớn không gọt đẽo.
● Công trình tiêu biểu : Cung vua Minos ở Knossos ,Thành Tiryns , Cổng Sư Tử ,Kho báu của
Atreus (lăng Agamemnon)

+ Thờ Hy Lạp chính thống :

● Xuất hiện các loại hình kiến trúc công cộng, như: quảng trường tôn giáo Acropolis, quảng
trường thương mại Agora, đền thờ, nhà hát, sân vận động,...
● Hình thức bên ngoài được xử lý đạt trình độ cao: đường nét, gờ chỉ hài hòa, sử dụng nhuần
nhuyễn màu sắc.
● Sử dụng thức cột Doric, Ionic, Corinthien.

- Kiến trúc Hy Lạp chính thống được biết đến rộng rãi và đc nghiên cứu nhiều về sau , bởi lẽ nó tồn
tại sau và hiện nay vẫn còn những tàn tích chứng minh về một nền kiến trúc vĩ đại của nhân loại

+ Công năng : diễn ra các các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn chương, diễn
thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. => Kiến trúc được xây
dựng thành các quần thể mang tính công cộng : sân bãi thi đấu , hội trường , các hành lang cột và các
loại đền đài

VD: Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến thời bấy giờ : Agora-quảng trường dân dụng ,
Acropol-quần thể kiến trúc thánh địa

- Các công trình đền đài được biết đến rộng rãi , đối tượng để nghiên cứu về đặc điểm kiến trúc thời
bấy giờ .

+ Mặt bằng đền thờ được tạo thành bởi 3 phần chính gồm: tiền sảnh (pronaos), gian thờ (naos) và
phòng để châu báu (pantheon). Một số đền thờ còn có thêm hậu sảnh (opisthodomos).

+ Đặc điểm nổi bật dễ thấy ở đền thờ Hy Lạp là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài

+ Cơ sở để phân chia các loại đền đài theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó

+ 8 loại đền thờ tiêu biểu

· Loại cổ nhất : có dạng hình chữ nhật , lối vào chính ở cạnh ngắn , 2 cột chính cạnh ngắn ( cột
đôi ở hiên ) : đền thờ thần Themis ở Rhamnus

· Loại thứ 2 giống loại đền t1 , nhưng thiết kế thêm 2 cột ở cạnh ngắn phía sau , tạo thành dạng
cột đôi ở cả 2 đầu : đền thờ Artemis ở Eleusina

· Loại đền t3 vẫn mang kiểu kiến trúc HCN nhưng thay vì 2 cột mà là 4 cột đặt phía trước ,
dạng hàng cột mặt trước : ngôi đền ở Selinus

· Loại t4 : giống thiết kế của dạng đền thứ 2 , có các cột ở 2 cạnh ngắn trước và sau nhưng lại
thay bằng 4 cột chứ không phải 2 như trên , hàng cột 2 đầu

· Loại đền hình tròn , vành ngoài cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột bao quanh :
Tholos ở Epidaurus

· Loại đền dạng chữ nhật và tường : vẫn mang hình dạng chữ nhật , thay cột bằng tường chịu
lực chính nhưng vẫn ghép thêm cột : đền thờ thần Zeus
· Loại hàng cột chạy bao quanh lấy vòng ngoài : cột bao quanh vành ngoài chu vi : đền
Parthenon , đền Paestum

· Loại đền cuối cùng ; vẫn là hcn , có 2 hàng cột chạy bao xung quanh công trình : đền thờ
Apollo ở Miletos

- Ngoài ra , thức cột hay hình dáng cột cũng góp phần o nhỏ tạo nên đặc trưng đầy độc đáo, vẻ
đẹp đầy nghệ thuật của công trình kiến trúC Hy Lạp cổ đại

+ Đặc điểm : mang sức sống cho công trình , đại diện cho vẻ khỏe mạnh , trong sáng với khả năng
chịu đựng sự khắc nghiệt của thời gian . Mang phong cách tân cổ điển

+ 3 loại thức cột cơ bản :

· Cột Doric : là thức cột cổ nhất và đầu tiên

+ Tạo ra vào khoảng khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ 5, do
người Dorian sáng tạo .

+ Đặc điểm : Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói
chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột. So sánh với
vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng
của đấu trường Colosseum và có khả năng chịu lực cao nhất.

+ Công trình điển hình : đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena, Hy Lạp.

· Cột Ionic :

+ ra đời từ thế kỷ VI trước CN , từ một vùng duyên hải miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ gọi là
Lonia

+ Đặc điểm : có nét nữ tính hơn , mảnh dẻ và giàu tính trang trí . Có 24 gờ sống đứng ,
ngoài ra thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ ,bên trên có khắc hình xoắn
ốc loe ra rồi cuộn vào trong .

+ Công trình điển hình : đền Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae

· Cột Corinth :

+ ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Do kiến trúc sư
Callimachus sáng tạo ra.
+ Đặc điểm : đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống
như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Đây là thức cột
hoa mỹ và tỉ mỉ , công phu bằng các chi tiết hoa lá đậm chất thiên nhiên . Phù hợp sử
dụng với mẫu lâu đài tráng lệ

+ Công trình điển hình : đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.

· => Về sau đc người La Mã kế thừa và phát triển , sáng tạo thêm 2 loại cột mới là
Toscan và Composite

* Các công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại

- Đền Parthenon : thờ nữ thần Athena ở Acropolis , xây dựng vào tk thứ 5 tcn . Đây được xem là
công trình nổi tiếng nhất và đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Đền sử dụng cột Doric,
mái lợp bằng đá cẩm thạch, điêu khắc trang trí bằng đá cẩm thạch trắng.

- Thành cổ Acropolis : thành phòng thủ của Athens, đồng thời là thành phòng thủ cổ nổi tiếng nhất thế
giới. Công trình nằm trên một khối đá bằng phẳng, cao 150m, có lối vào là một cửa ngõ hoành tráng.

- Đền thờ thần Zeus : xây dựng trên một dải đất lũng sông dưới núi Olympus vào khoảng năm 468 -
456 TCN. Đền có phong cách kiến trúc dạng cột, chiều dài khoảng 64m, chiều rộng 27m và chiều cao
30m. Có 38 cột đá làm cột chống mái, chế trụ cho đền.

- Ngoài ra còn nhiều : nữ thần Athena Nike , Đền thờ thần Poseidon , Đền thờ Apollo , Nhà hát
ngoài trời Ephesus Ancient Theatre ..........

* Tóm lại : kiến trúc Hy Lạp cổ đại không có sự đồ sộ về quy mô nhưng lại gây ấn tượng về
nghệ thuật và trang trí , thể hiện sự sáng tạo vị đãi và óc thẩm mỹ tinh tế của

người Hy Lạp xưa. Chính vì lẽ đó, văn hóa Hy Lạp hay kiến trúc đều có sự ảnh hưởng sâu sắc
đến nền văn minh Phương tây từ xưa đến nay .

Thành tựu kiến trúc La Mã cổ đại

* Kiến trúc La Mã cổ đại là một trong hai lối kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới xuất hiện trước công
nguyên, đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật và các đường lối phong cách thiết kế nội thất
và xây dựng sau này.

* Kiến trúc La Mã cổ đại được hình thành vào khoảng giữa thế kỉ VIII, khi các liên minh “quốc gia
thành bang” ra đời, thủ đô là Roma, bắt đầu thời kì Vương quốc. Thời gian đầu, người La Mã lấy kiến
trúc Hy Lạp làm gốc và tiếp tục phát triển nó.
* Nó bao gồm hai giai đoạn chính: Cộng hòa và Đế quốc La Mã.

- Trong giai đoạn cộng hòa (753-27 TCN) : các công trình xây dựng tập trung vào các công trình công
cộng như di tích, biểu tượng, đài phun nước, hầm mộ và hệ thống đường bộ. Các công trình này
thường được xây dựng từ đá, gạch và bê tông, với các cột và trụ được làm bằng đá hoặc đá vôi.

- Trong giai đoạn đế quốc (27 TCN - 476 CN), kiến trúc La Mã cổ đại phát triển mạnh mẽ hơn ,
những loại hình kiến trúc mới như khải hoàn môn, các quảng trường mang tên riêng của các nhà vua,
đền thờ thần . Các loại hình khác như nhà hát, nhà hát hình tròn, nhà tắm công cộng cũng có quy mô
hoành tráng, nghệ thuật kiến trúc hoa lệ chưa từng thấy.

=> Xã hội cùng các yếu tố như sự giàu có và mật độ dân số cao tại các thành phố buộc người La Mã
cổ đại khám phá ra giải pháp kiến trúc mới phù hợp và giải quyết vđ . Việc sử dụng các mái vòm và
khung vòm cùng với vốn kiến thức về vật liệu xây dựng, cho phép họ để đạt được những thành công
chưa từng có trong việc xây dựng các cấu trúc để sử dụng công cộng. Ví dụ như các cầu cạn dẫn nước
của Roma, các phòng tắm của Diocletian và các Phòng tắm của Caracalla, các đại giáo đường và đấu
trường La Mã.

* Đặc điểm :

- Các công trình kiến trúc được xây dựng với số lượng lớn với các loại kiến trúc tiêu biểu như : đền
thờ ( mếu) , các công trình hành chính , các quảng trường , nhà tắm công cộng , cầu dẫn nước , đường
xá.( dân dụng , đáp ứng nhu cầu )

- Các công trình mang tính đồ sộ , hoành tráng , gây ấn tượng về sức mạnh , biểu tượng cho quyền lực
của những vị hoàng đế cho khởi công chúng , đó là biểu tượng của Thành Rome , của cả 1 đế chế tồn
tại lâu trong lịch sử .

+ Vd : đấu trường Circus Maximus : sức chứa 350,000 người , nơi diễn ra các cuộc đua tốc độ khốc
liệt của các chiến sa , cũng là nơi diễn ra các cuộc hành quyết của những kẻ đc cho là kẻ thù của thành
Rome

- Kết cấu cấu các công trình của La Mã cổ đại có nhiều tiến bộ hơn do việc tìm ra cách thức xây kiểu
mái vòm bằng đá và đặc biệt là sáng chế ra bê tông – hỗn hợp chết dẻo kỳ diệu này đã đem đến sự
trường tồn lâu dài cho các kiến trúc bằng đá :

+ Kiến trúc kiểu mái Vòm : là phát minh vĩ đại của người La Mã. Thay vì sử dụng các khối đá nặng
hàng tấn để xây dựng những công trình lớn như Kim Tự Tháp hay đền Parthenon, người La Mã đã
phát minh ra mái vòm trong khi xây dựng.
· Phần tường xây dựng bằng cách đặt các viên đá xen kẽ nhau, đến phần vòm, ở chân
vòm nửa tròn có đá chèn đáy vòm (Imposte), ở đỉnh vòm có đá khóa vòm (Keystone),
các phần cong khác là đá cuốn hình nêm (Voussoir).

· Vòm La Mã được sử dụng phổ biến, thông thường có ba loại vòm chính:

· Vòm nửa trụ, có dạng hình ống, với hình thức nửa tròn (Barrel Vault, Voute en
berceau).

· Vòm giao thoa (Intersecting - Vault, Voute d’arêtes), còn gọi là vòm khía (Groined
Vault) vì hai nửa vòm ở phần giao nhau có khía.

· Trong trường hợp hai nhịp vòm bằng nhau, hình chiếu của khía có dạng hình chữ
thập, nên còn gọi là vòm chữ thập (Cross Vault).

· Vòm bán cầu (Coupole).

· Nhìn từ ngoài vào, các công trình mái vòm của người La Mã đồ sộ không kém gì
kim tự tháp. Tuy nhiên, khi bước vào bên trong, không gian trở nên rộng vô tận chứ
không hạn hẹp như trong các đền thờ Hy Lạp. Các mái vòm trải rộng ra và lan tỏa
theo không gian vòm, tạo thành không gian 3 chiều trên trần nhà. Nhờ đó, không gian
rộng rãi và sáng sủa hơn.

+ Một phát minh cx không kém phần vĩ đại của người La Mã cổ đại , đóng góp 1p ko hề nhỏ cho việc
xây dựng các công trình đồ sộ thời đó mà còn kéo dài , ứng dụng tới tận ngày nay . Đó là Bê tông :

· Để có được kiến trúc mái vòm lạ mắt, người La Mã cần một loại nguyên liệu có tính kết dính
tốt và bền vững với thời gian

· tạo nên bê tông từ cao su, vôi sống, cát và tro bụi của núi lửa

· Đẩy nhanh quá trình xây dựng đối với các công trình mang tính đồ sộ , hoành tráng và là chất
bảo quản cho sự trường tồn của các công trình đó cho đến ngày nay

· Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là đền Pantheon vẫn sừng sững với thời gian sau hơn
2000 năm lịch sử.

- Góp phần tạo nên vẻ đẹp và sự độc đáo của các công trình kiến trúc La Mã đó chính là các thức cột :

+ Người La Mã tiếp tục kế thừa thành tựu về 3 dạng thức cột trong văn hóa , kiến trúc của người Hy
Lạp :
· Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric ít được sử dụng trong các công trình công cộng hơn
kiến trúc Hy Lạp, bởi lẽ người La Mã thích vẻ đẹp giàu sang và tinh tế của các thức cột Ionic và
thức cột Corinthian.Và vì vậy, trong phiên bản của kiến trúc La Mã, thức cột Doric thường có một
vài sửa đổi như thêm phần đế cột và một vài chi tiết ở đầu cột.

· Thức cột Toscan – hậu thân của thức cột Doric: phù hợp hơn với các công trình bình thường
và có thể áp dụng rộng rãi hơn: khỏe khoắn, bình dị, đơn giản.Thiết kế mảnh mai hơn, nhỏ hơn.
Ngoài ra trục cột Toscan thường trơn tru, nhẵn bóng chứ không có các đường sáo (rãnh) như thức
cột Doric.

· Thức cột Composite (hay phức hợp) : cuối thời Cộng hòa, Roman tạo ra thức cột đậm chất
diêm dúa và tỉ mỉ, đó là cột Composite . Kiểu cột được thiết kế theo kiểu La Mã kết hợp giữa thức
cột Ionic và Corinthian Hy Lạp.Yếu tố trang trí lá của phong cách Corinthian kết hợp với các thiết
kế cuộn (volute) đặc trưng cho phong cách Ionic làm cho cột Composite trang trí công phu và tỉ
mỉ hơn các cột khác . Mang bóng dáng của lối kiến trúc xa hoa thời baasyh

* Các công trình kiến trúc vĩ đại :

- Đấu trường Colosseum : biểu tượng của đế chế La Mã

+ Xây dựng vào khoảng năm 70-80 sau Công nguyên.

+ Công dụng : nơi diễn ra các trận đấu đầy nguy hiểm , chết chóc của các dũng sĩ , các nô lệ mong
muốn tự do thời bấy giờ . Ngoài ra còn là nơi biểu diễn công chúng, sau thời Trung cổ trở thành
nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, pháp trường…

+ Sử dụng đến 100.000 khối đá travertine liên kết bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Vòng cột trụ xen kẽ
cửa vòm giúp công trình tự nâng đỡ khối lượng đồ sộ của chính mình và có thể chứa được đến
80.000 người. Công trình là khối hình elip khổng lồ với các dãy bậc thang dùng làm khán đài,
vòng quanh sân đấu trung tâm cung hình elip. Phía dưới sàn gỗ là một hệ thống phòng ốc và lối đi
phức tạp dành cho các loài dã thú và những trang thiết bị phục vụ cho các trận đấu.

=> Dù đã hoang phế đi nhiều do động đất và nạn cướp đá, đấu trường La Mã vẫn giữ kết cấu ban
đầu, trở thành “chứng nhân lịch sử” cho một nền văn minh và là biểu tượng kiến trúc của thời đại
từ 2.000 năm trước.

- Đền Pathenon : Một trong những công trình vĩ đại nhất của đế chế La Mã

+ Xây dựng vào khoảng 118-126 sau Công nguyên

+ Công dụng : diễn ra các hoạt động thờ các vị thần – “ ngôi đền của các vị thần”
+ Biểu tượng cho tư duy kiến trúc đỉnh cao và sự phồn thịnh thời La Mã. Phía trước đền là hàng
hiên với cột trụ bằng đá hoa cương xám, đỉnh cột kiểu Corinth, trụ cột bằng đá cẩm thạch trắng.
Điểm độc đáo của công trình nằm ở mái vòm hình bán cầu , trên đỉnh có một vòng tròn, mặt khác
đây là chỗ duy nhất đưa ánh sáng vào đền, tạo luồng sáng huyền bí được ví như “đồng hồ mặt trời
khổng lồ thành Rome”. Chịu tải cho mái vòm khổng lồ này, tường đền hình trụ dày đến 6,2m.

- Khải Hoàn Môn

+ xây dựng vào năm 312 sau Công nguyên

+ kỷ niệm chiến thắng của Hoàng đế La Mã Constantinus I. Đây là khải hoàn môn lớn nhất Rome
hiện tại

+ Cổng có chiều cao 21m, rộng 25,9m và sâu 7,4m. Phía trên các cổng là tầng áp mái kiểu Attic, vật
liệu là gạch trát vữa và đá cẩm thạch. Phần chính giữa của khải hoàn môn là các cột trụ theo thức
Corinth quen thuộc thời La Mã và tầng áp mái với dòng chữ tôn vinh hoàng đế phía trên.

You might also like