You are on page 1of 2

Đề cương lịch sử văn minh

Câu 1 : Những đặc điểm chung về điều kiện hình thành của các nền văn minh Ai
Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa.
Từ xa xưa, đi cùng với sự xuất hiện của con người, chính những dòng nước đã đem
lại nền tảng cho sự sống, xây dựng nên những nền văn minh. Với con người,
những nơi có dòng sông chảy qua đều là những vùng đất may mắn là phước lành
được ban từ thượng đế. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa là bốn nền văn
minh như thế.
Nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa hình thành trên những vùng
đất tương đối rộng lớn được bồi đắp bởi sông Nile (Ai Cập), sông Ti-grơ và Ơ-
phrát(Lưỡng Hà), sông Ấn- Hằng(Ấn Độ), sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung
Quốc). Những con sông này đem lại một lượng khổng lồ phù sa màu mỡ cho đất
đai, cung cấp lượng nước dồi dào cho nông nghiệp, mang lại những nguyên liệu
cần thiết cho sự sống và con đường đi lại, giao thương cho cư dân của bốn nền văn
minh. Nhờ có nền nông nghiệp phát triển mặc cho công cụ vẫn còn thô sơ, đời
sống kinh tế cũng phát triển theo, đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển rực
rỡ của bốn nền văn minh này.
Nền văn minh Lưỡng Hà nằm trên vùng chảy qua của hai con sông lớn là Tigris và
Euphrates. Vào mùa xuân, tuyết ở cao nguyên Acmenia tan ra làm nước ở hai con
sông này dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả một vùng rộng lớn. Nhưng chính
nhờ nước lụt, đất đai ở đây không ngừng được bồi đắp và trở nên màu mỡ giúp
nông nghiệp rồi sau đó là kinh tế phát triển.
 
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh nằm ở Đông Bắc Châu Phi, tập trung dọc theo
hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực đất nước Ai Cập ngày nay. Hàng năm, từ tháng
6 đến tháng 11, nước sông Nile dâng cao đem theo một lượng lớn phù sa bồi đắo
cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ giúp kinh tế phát triển và
hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới.

Miền bắc Ấn Độ có hai dòng sông lớn chảy qua là sông Ấn và sông Hằng. Cả hai
dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ. Vì vậy
nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.

Trung Quốc suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung
Quốc có hai con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà ở phía Bắc và Trường Giang ở
phía Nam. Hoàng Hà hay gây ngập lụt nhưng do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm
màu mỡ, tạo điều kiện thuậ lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy nơi đây
trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc.
Tuy nhiên, những dòng sông này cũng đem lại cho cả bồn nền văn minh này những
thách thức. Những thách thức này không phải là để kìm nén lại sự phát triển của
các nền văn minh, trái lại nó là động cơ để văn minh được hình thành.
Do nghề nông và chăn nuôi phát triển, lương thực được tích trữ và ổn định, nhân
khẩu gia tăng. Chẳng bao lâu sau chiến tranh và phân hóa giai cấp xảy ra, sinh ra
các quốc gia có người cai trị đứng ra chỉ đạo mọi người, nền văn minh cũng từ đó
được nảy sinh.
Bên cạnh đó, các dòng sông cũng đặt ra yêu cầu về trị thủy, đòi hỏi một tổ chức
đứng ra để diều hành và xử lý, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của nhà nước – yếu tố
quan trọng nhất cho sự xuất hiện của một nền văn minh.
Ở Ai Cập, nửa sau thiên kỉ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
phân hóa giàu nghèo, các công xã nông thôn đầu tiên đã liên hiệp lại thành những
nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần trở thành hai miền Thượng và Hạ Ai
Cập rồi thống nhất thành nước Ai Cập. Tiếp sau đó là sự xuất hiện và tàn lụi của
nhiều các vương triều.
Vào khoảng đầu thiên kỉ III TCN, ở miền nam Lưỡng Hà, nơi cư trú của người
Xume, do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến phân hóa giàu nghèo, đã
xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ lấy 1 thành thị là trung tâm gọi là thành bang.

You might also like