You are on page 1of 2

KĨ THUẬT KWL VÀ KWLH

Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt
đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên
quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời về những
câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng.

Bảng KWL

1. Cách tiến hành


 Sau khi giới thiệu tổng quan và mục tiêu của vấn đề, chủ đề, GV yêu cầu HS điền những điều đã
biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng.
 GV khuyến khích HS suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu về vấn đề, chủ đề.
 Trong và sau quá trình học tập, HS điền vào cột L những điều vừa học được.
 Cuối cùng, HS sẽ so sánh với những điều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xác
của những điều đã biết (cột K), mức độ đáp ứng nhu cầu của những điều muốn biết (cột W) ban
đầu.

2. Ưu điểm và hạn chế

+ Ưu điểm
 Tạo điều kiện cho HS phát triển NL tự chủ và tự học.
 Tạo hứng thú học tập cho HS, khi những điều HS cần học liên quan trực tiếp đến nhu cầu nhận
thức của các em.
 Giúp GV đánh giá và HS tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt động học tập kế
tiếp.

+ Hạn chế
HS có thể gặp khó khăn khi diễn đạt điều các em đã biết, muốn biết một cách rõ ràng và
chính xác.

* Một số lưu ý khi sử dụng


 Cần lưu trữ cẩn thận bảng KWL vì sau khi hoàn thành cột K và cột W, có thể phải mất thêm một
khoảng thời gian mới có thể thực hiện tiếp các cột còn lại (cột L và cột H).
 GV có thể thêm cột H vào bảng nhằm khuyến khích HS ghi lại những dự định tiếp tục tìm hiểu
các nội dung liên quan đến vấn đề, chủ đề vừa học.
 Trong môn Hoá học, KTDH này thường được sử dụng với các nội dung mà HS ít nhiều có vốn
kiến thức đã học từ lớp trước, chủ đề trước hoặc vốn kiến thức, kinh nghiệm có trong thực tiễn ví
dụ những chủ đề với nội dung mới là các chất vô cơ, chất hữu cơ thường gặp hoặc đã được tìm
hiểu ở chương trình môn KHTN ở cấp THCS.

3. Ví dụ minh họa
Khi dạy về chủ đề tốc độ phản ứng, có thể sử dụng bảng KWLH vì HS đã có cơ hội tìm hiểu
sơ lược về tốc độ phản ứng và chất xúc tác trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Đồng thời,
HS cũng dễ dàng liên hệ những hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến các yếu tố ảnh
hưởng đến tốc độ phản ứng.

Trước khi bắt đầu chủ đề, GV yêu cầu HS điền vào cột K và W. Dựa trên những điều các em
đã biết và muốn biết, GV tổ chức các hoạt động học tập có thể huy động các kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm của các em đã có về tốc độ phản ứng.

Trong quá trình học tập chủ đề, HS thường xuyên cập nhật vào cột L. Kết thúc chủ đề, GV
yêu cầu HS hoàn chỉnh cột L và điền thêm thông tin vào cột H. Lúc này HS có cơ hội đối
sánh những điều đã học được trong chủ đề với kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đã có. Bước
này giúp HS chính xác hoá những kiến thức, kĩ năng về chủ đề, đồng thời xem xét việc đáp
ứng các nhu cầu tìm hiểu của bản thân về chủ đề này sau quá trình học tập. Cột H giúp HS
luôn có tư duy mở, không dừng lại ở những điều vừa khám phá trong giới hạn thời gian của
chủ đề. Điều này góp phần phát triển NL tự chủ, tự học và kĩ năng tự học suốt đời cho HS.

You might also like