You are on page 1of 3

KĨ THUẬT KWL VÀ KWLH

1. Khái niệm
Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong
đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn
biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời
về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng.
Bảng KWL
K W L
Liệt kê những điều em đã biết Liệt kê những điều em muốn Liệt kê những điều em đã học
về… biết thêm về… được về…

2. Cách tiến hành


− Sau khi giới thiệu tổng quan và mục tiêu của vấn đề, chủ đề, GV yêu cầu HS điền
những điều đã biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng.
− GV khuyến khích HS suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu về vấn
đề, chủ đề.
− Trong và sau quá trình học tập, HS điền vào cột L những điều vừa học được.
− Cuối cùng, HS sẽ so sánh với những điều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng
tính chính xác của những điều đã biết (cột K), mức độ đáp ứng nhu cầu của những điều m
uốn biết (cột W) ban đầu.
3. Ưu điểm và hạn chế
a. Ưu điểm
− Tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực tự chủ và tự học.
− Tạo hứng thú học tập cho HS, khi những điều HS cần học liên quan trực tiếp đến n
hu cầu nhận thức của các em.
− Giúp GV đánh giá và HS tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt độn
g học tập kế tiếp.
b. Hạn chế
HS có thể gặp khó khăn khi diễn đạt điều các em đã biết, muốn biết một cách rõ ràng
và chính xác.
* Một số lưu ý khi sử dụng
− Cần lưu trữ cẩn thận bảng KWL vì sau khi hoàn thành cột K và cột W, có thể phải
mất thêm một khoảng thời gian mới có thể thực hiện tiếp các cột còn lại (cột L và cột H).
− GV có thể thêm cột H vào bảng nhằm khuyến khích HS ghi lại những dự định tiếp
tục tìm hiểu các nội dung liên quan đến vấn đề, chủ đề vừa học.
Bảng KWLH
K W L H
Liệt kê những điều em Liệt kê những điều em Liệt kê những điều Các em sẽ tiếp tục
đã biết về… muốn biết thêm về… em đã học được tìm hiểu như thế
về… nào?

4. Ví dụ minh hoạ
Dạy học Lập phương trình đường tròn khi biết tọa độ tâm và một điểm đi qua.
– Mục tiêu hoạt động: Dựa vào giả thiết đã cho và đề xuất cách giải bài toán.
– Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Yêu cầu mỗi HS kẻ bảng KWL (như dưới đây)
Họ và tên HS:………………………………..Lớp….
Liệt kê những điều em đã Liệt kê những điều em Liệt kê những điều em đã học
biết muốn biết thêm được
…. … …

+ Đầu tiên GV yêu cầu HS viết những điều đã biết dựa vào giả thiết bài toán.
+ GV đặt câu hỏi sau đây “Em có thể sử dụng các đại lượng đã biết này để viết ngay
được phương trình của đường tròn không?”  dự kiến câu trả lời là “không”.
+ Từ đây, GV đề nghị: Hãy ghi điều em muốn biết vào cột W  dự kiến các ý muốn
biết gắn với câu hỏi gợi ý ở trên.
+ Sau khi tổ chức dạy học xong kiến thức bài mới (Lập phương trình đường tròn), GV
yêu cầu HS ghi lại điều em đã học được (cách tìm bán kính và phương trình đường tròn)
vào cột L.

You might also like