You are on page 1of 3

Thành viên:

1. Lê Nguyễn Trọng Quang


2. Huỳnh Thị Hồng Nhung
3. Trần Thị Thu Thảo
4. Bùi Thị Kim Thi
TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Môn học: Toán học, Lớp 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
A. Năng lực đặc thù:
- Đọc và biểu diễn được tập hợp.
- Xác định được các phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- Thực hiện được cách viết, các ký hiệu tập hợp.
B. Năng lực chung:
Hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy biện luận.
C. Mục tiêu:
- HS làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy ví dụ về tập hợp.
- Nhận biết các phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- HS biết cách viết tập hợp, biết sử dụng các ký hiệu.
- HS nắm được kiến thức và vận dụng bài học để giải các bài tập.
D. Tổ chức hoạt động dạy:
Hoạt động 1: Các ví dụ tập hợp ( 10 phút)
a) Mục tiêu: HS cho được ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và cả
trong đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Tổ chức thực hiện:
 Giáo viên giao nhiệm vụ:
- GV: Cho HS quan sát hình 1 trong SGK rồi giới thiệu các đồ vật ( sách, bút)
trên bàn.
- GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy giới thiệu về tập hợp các đồ vật trên bàn của mình.
+ Em hãy cho ví dụ khác về tập hợp trong đời sống hằng ngày.
Ví dụ: Tập hợp các học sinh của lớp 10A1
+ Em hãy cho ví dụ khác về tập hợp trong toán học.
Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS nêu tập hợp các đồ vật trên bàn của mình.
- HS nêu ví dụ về tập hợp trong đời sống hằng ngày.
- HS nêu ví dụ về tập hợp trong toán học.
Hoạt động 2: Cách viết. Các kí hiệu ( 15 phút)
a) Mục tiêu: HS biết cách viết tập hợp, biết sử dụng các ký hiệu.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Tổ chức thực hiện:
 Giáo viên giao nhiệm vụ:
- GV: giới thiệu tập hợp thường đặt tên bằng chữ cái in hoa (A,B,C,…).
- GV: Giới thiệu cách viết tập A các số tự nhiên nhỏ hơn 4
A={ 0 ; 1; 2 ; 3 } hay A={ 1; 3 ; 2 ; 0 }…
- GV: Giới thiệu các số 0 ; 1 ;2; 3 là các phần tử của tập hợp A.
- GV: Giới thiệu các ký hiệu ∈ ,∉ và cách đọc.
- GV đặt câu hỏi:
+ Ví dụ 1: A={ 1; 2 ;3 ; 4 }
Điền số hoặc ký hiệu thích hợp vào ô trống?
3 A; 7 A; ∈ A
+ Ví dụ 2: Hãy viết tập hợp B các chữ cái a;b;c
Điền số hoặc ký hiệu thích hợp vào ô trống?
a A; 4 B; ∈ B
- GV: Để viết tập hợp A nói trên ngoài cách viết liệt kê các phần tử ta còn có
cách thứ hai là chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó
A={ x ∈ N /x < 4 }
- GV: Nhấn mạnh phần ghi nhớ được đóng khung trong SGK.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS ghi vào vở cách viết tập hợp theo GV ghi trên bảng.
- Một HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét bài của bạn.
- HS đọc phần đóng khung trong SGK.
Hoạt động 3: Vận dụng ( 18 phút)
a) Mục tiêu: HS nắm được kiến thức và vận dụng bài học để giải các bài tập.
b) Nội dung: HS hoàn thành bài tập của GV yêu cầu.
c) Tổ chức thực hiện:
 Giáo viên giao nhiệm vụ:
- GV: HS làm bài ?1; ?2; Bài 1; Bài 2 trang 6/ SGK
- GV đặt câu hỏi:
+ Khi viết một tập hợp ta cần chú ý điều gì?
+ Qua bài học hôm nay các em cần nhớ điều gì?
 HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm bài ?1; ?2; Bài 1; Bài 2 trang 6/ SGK.
+HS trả lời câu hỏi GV đặt ra.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
- HS tìm các ví dụ về tập hợp.
- Làm các bài tập 3;4;5 trang 6/ SGK.
- Chuẩn bị bài mới.

You might also like