You are on page 1of 1

Um, ngoài sử dụng 2 công thức tính cỡ mẫu theo tỷ lệ và giá trị trung bình mà em được

học ở môn PPNCKH thì khi tiến hành điều tra người ta còn sử dụng một số phương
pháp khác. Mình kể chi tiết luôn:
1. Theo Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair &
ctg (1998)). ==> Quy tắc em hỏi chính là cái quy tắc của Hachter này đây.
Trong đó, biến quan sát tức là những tiêu chí (hay nói cách khác nghĩa là toàn
bộ các câu hỏi trong bảng hỏi trừ ra những câu hỏi về thông tin khách hàng ở cuối, hay
đặc điểm hành vi của họ ở đầu bảng hỏi).
VD: thang đo lường chất lượng dịch vụ của Parasuramant có 22 biến thì số
lượng biến quan sát khi làm đề tài về đánh giá sự hài lòng nào đó sẽ có khoảng 25 biến
(thêm 3 câu hỏi để gộp thành nhóm biến Hài Lòng, để tiến hành hồi quy nữa): 25*5
=125 mẫu

2. Theo Gorsuch (1983), Phân tích nhân tố EFA cần có mẫu ít nhất 200 quan sát;

3. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA
là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến
trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005).

4. Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích
hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m +
50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình.

http://dainganxanh.wordpress.com/2012/03/02/co-mau-trong-phan-tich-nhan-to-va-hoi-quy/

You might also like