You are on page 1of 29

27 Cây cỏ - hoa trái

CÓ CHẤT ĐỘC
CHẾT NGƯỜI
Giới thiệu
• Thiên nhiên ưu ái với con người nhưng cũng
cho con người nhiều bài học khi không biết tôn
trọng thiên nhiên. Cỏ cây hoa trái cho con
người các sản phẩm dùng làm thức ăn, uống,
làm thuốc, nhưng cỏ cây hoa trái cũng sẽ
trừng phạt ai không hiểu về chúng.
• TL này cung cấp thông tin về > 20 cỏ cây-hoa
tráí (thương thấy ở VN) có chất độc để các bạn
tham khảo, tranh bị ngộ độc.
1/ Cây ngót nghẻo
Đây là loại cây thân thảo dài
1 - 2m, lá hình mũi mác, đầu
tận cùng bằng một tua cuộn
hình xoắn ốc quấn bám cho
thân leo.
Trái dạng nang hình chuỳ
dài, chứa nhiều hạt, khi chín
có màu đỏ tươi. Mùa hoa
vào tháng 5 - 6, mùa quả từ
tháng 6 - 8.

• Độc nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin, chỉ cần 5mg
cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh.
• Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ,
đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu
chảy, tiêu máu nặng dẫn tới truỵ tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô
hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Tiếp đó là xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những
ngày thứ hai, thứ ba tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc sau 1 - 2
tuần.
2/Cây lá ngón
Khi những cơn mưa đầu
mùa đổ xuống các cánh
rừng ở độ cao 200 -
2.000m, cũng là lúc loài
lá ngón Gelsemium
elegans khoe sắc từng
chùm hoa vàng rực rỡ.
Cây và lá ngón rất dễ
nhầm với cây rau sắng

• Chỉ cần một chiếc lá mỏng manh hay chùm hoa đẹp đẽ kia xâm nhập vào cơ
thể các loài máu nóng, lập tức độc tính ancaloit sẽ gây ra triệu chứng khát
nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó là mỏi cơ, giảm
thân nhiệt, hạ huyết áp, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim
đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
• Mức độ độc của cây giảm theo thứ tự: rễ, lá, hoa, quả, thân cây. Các nhà
khoa học đã tìm thấy 17 đơn phân ancaloit gây độc được chiết ra từ lá ngón.
3/Cây sui
Có tên KH là Antiaris
toxicaria, còn được
gọi là cây thuốc bắn.
Vỏ cây được một số
vùng phía Bắc nước
ta lấy sợi dùng làm
chăn, nhưng lại có
độc tố khủng khiếp.

• Từ xa xưa, các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã


biết dùng nhựa của loài cây này tẩm vào mũi tên săn thú
rừng, chỉ cần một phát trúng đích thì ngay cả một con bò
rừng cũng không có cơ hội sống sót
4/ Cây
bồng bồng

Bồng bồng có tên


khoa học Calotropis
gigantea, có hoa to,
đẹp và mọc rất nhiều
ven đường các tỉnh
miền Trung.

• Nhựa của nó với liều thấp sẽ gây nôn, liều cao gây độc
mạnh như nhức đầu, chóng mặt, sốt, nổi ban khắp người,
yếu sức sẽ bị ép tim, ngủ lịm, khó thở và ngừng thở nếu
không được cấp cưu giải độc.
5/Cà độc dược
Còn gọi là mạn đà la, tên khoa
học là Datura metel, thuộc họ
Cà(Solanaceae).
Trong cây (ở lá và hột có hàm
lượng cao nhất) có chứa
nhiều ancaloit (hàm lượng toàn
phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu
là scopolamin, còn có
hyoscyamin, atropin và các
saponin, flavonoit, tanin...

Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn
đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co
thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi…như ngộ độc Benladon
6/Cà gai leo

• Có tên khoa học là Solanum hainanense Hance


Solanaceae, thuộc họ cà. Họ cà gai rất phong phú, có rất
nhiều loài, trong đó có cây chứa độc giống cây cà độc dược
nhưng độc tính mạnh hơn.
• Nhiều người tử vong vì dùng nhầm cà độc dược. Trẻ em vô
tình cũng dễ ăn phải và ngộ độc rất nặng
7/Cây sừng trâu

• Sừng trâu Strophanthus


caudatus thuộc họ trúc đào
Apocynaceae (một loài có
độc tính), hoa rất đẹp, quả
ngộ nghĩnh như chiếc sừng
trâu, nhưng độc tính thuộc
loại mạnh. Cả lá, rễ, hạt và
nhựa đều độc.

Nhựa cây sừng trâu thường được trộn với nhựa cây thuốc bắn để tẩm vào mũi
tên săn thú. Hạt là nguyên liệu chế strophanthin pha thuốc tiêm trị bệnh tim vì
trong hạt chứa các glycozit có tác động đối với tim (nhưng dùng quá liều chỉ định
sẽ gây ngộ độc). Khi ngộ độc, người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng
mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt
mờ dần và nhịp tim rối loạn, lúc nhanh lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không
cấp cứu kịp thời có thể tử vong
8/Cây Trúc đào (Oleander)
Trúc đào là một
trong những loài
hoa có độc tính
cao nhất và chứa
nhiều hợp chất có
độc, nhiều hợp
chất trong số này
có thể gây tử vong
ở người, đặc biệt
Loại hoa đỏ và hoa
là trẻ em. vàng đều độc

• Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ
phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Chỉ cần ăn
phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính
mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em.
9/ Cây hoa Đỗ quyên
Tên khoa học:
Rhododendron
occidentale
Tất cả các bộ phận
của cây đều có chất
độc Andromedotoxin
và Arbutin glucoside

• Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng


buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó
thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ
quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
11.Cây sơn
tên khoa học Rhus
succedanea được
trồng rất phổ biến ở
nước ta (vùng Phú
Thọ) để lấy nhựa,
và cũng mọc tự
nhiên trong rừng

• Chất laccol trong sơn ta gây dị ứng mạnh đối với da.
Những người có cơ địa dị ứng chỉ đi ngang qua cây hay
ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng, bỏng rát, khó chịu.
12/Bạch
hoa xà
Cây cùng họ với Hoa nhài,
Lá giống lá hoa nhài, bứt lá
khỏi thân cây thấy nhiều
nhựa. Nhựa này có chất ăn
mòn da rất mạnh; đông y
chữa được 1 số bệnh, đắp
cho vỡ mụn nhọt

• có các thành phần flavonoid, phenol, triterpen, các hợp chất


plumbagin 0,91%, chitranon, zeylenon, matrinon…; axít hữu cơ: acid
palmitic, linoleic… bạch hoa xà cấm dùng cho phụ nữ có thai. Và do vị
thuốc này có độc tính mạnh nên chủ yếu chỉ được dùng ngoài
13/ Găng tu hú
• Cây gỗ nhỏ cao tới
8m, có gai to, nhọn,
dài 5-15mm. Lá hình
xoan ngược, có lông
mềm trên cả hai mặt.
Hoa màu vàng lục hay
trắng thường đơn, hầu
như không cuống. Quả
mọng, hình cầu hay
hình trứng,

quả chứa saponin trung tính và acid, tinh dầu và acid nhựa. Quả khô
chứa một lượng nhỏ saponin kết tinh gọi là ursosaponin. Còn có b-
sitosterol và một triterpen mới Lá thường dùng làm thạch (Sương
sâm). Rễ nghiền ra dùng duốc cá. Quả dùng nhuộm vàng, Như vậy
rễ và quả rất độc
14/ Cây lá Cơi
• Có nơi gọi là cây Ngón -
Pterocarya
tonkinensis Pterocarya
tonkinensis (Franch.) họ Hổ
đào, Rất phổ biến ở ven các
sông, suối nhiều nơi ở miền
Bắc Việt Nam từ Lào Cai,
Yên Bái, Hoà Bình, Bắc-Thái,
Lạng Sơn, Thanh-Nghệ.
• Cây nhỡ leo cao 5-10m; các
nhánh có màu nâu và lỗ bì
nâu xám. Lá kép lông chim
có 3-6 đôi lá chét mọc đối Trong lá, thân và rễ cây chứa tanin và
hay gần đối, mép lá có răng quinon và cả juglon, có nhiều trong lá
cưa, răng có tuyến, mặt dưới (0,33%), có ít hơn ở trong rễ (0,17%)
lá hơi có lông; các lá chét và trong thân (0,08%). Lá rất độc với
càng lên càng to dần. Hoa
đơn tính họp thành đuôi sóc chuột và người nhưng ít độc đối với cá
đơn tính rất dày hoa. nên ngươi dân dung làm “bả duốc cá”
15/Thàn mát
• Cây to cao 10-15m. Cành
màu nâu đỏ có chấm trắng.
Lá có kích thước lớn, kép
lông chim 2 lần, rất nhẵn.
Hoa trắng, xếp thành chùm
nách nằm ở gốc các nhánh
hằng năm. Quả thót lại từ
1/3 trên đến tận gốc, có
mũi nhọn dài, mỏng không
có cánh và không mép lồi.
Hạt đơn độc hình bầu dục,
dẹt, màu nâu nhạt đến nâu
cánh gián
• Một vài nơi ở Hà Nội có Hạt thường được dùng để duốc cá:
trồng để lấy bóng mát có tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào
dạo đua nhau tìm chát cây
này với tên “Cây xưa” dòng nước suối đã ngăn lại, cá sẽ
chết và nổi lên.
16/ Ba đậu
(ba nhân, mần
để, cây đết)

• Cây gỗ nhỏ cao 3-6m, phần


cành nhiều. Lá mọc so le,
mép khía răng. Lá non màu
hồng đỏ. Hoa mọc thành
chùm ở đầu cành. Quả nang
nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có
vỏ cứng màu vàng nâu xám.

Hạt chứa khoảng 30-50% dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid,
có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố
phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một
albuminoza rất độc là croitin,
17/Cây củ đậu
Tên khoa học pachyrhizus
erosus (L) urb, Fabaceae. Cây
được trồng khắp mọi nơi,

Bộ phận gây độc chính là ở lá và


hạt, đều có thành phần chất
rotenon và tephrosin. Những
chất này rất độc với người, nếu
ăn phải toàn thân co giật, đau
bụng dữ dội, miệng nôn trôn
tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp
tim, mê man bất tỉnh và tử vong
do suy hô hấp.
18/ Cây
phụ tử
Cây phụ tử (Aconitum
napellus) còn được
gọi là cây Thầy Tu vì
đầu của hoa giống
như đầu nhà tu hành
Vị thuốc “Phụ tử”
nhập từ Trung quốc

• Loài cây này chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn
phải thậm chí là chạm vào nó. Ai bị ngộ độc thường có triệu trứng tiết
nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da,
huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong
19/Ma hoàng (Ephedra)
• Các loài thực vật này
sống trong các vùng có
khí hậu khô trên một
khu vực rộng, chủ yếu
ở Bắc bán cầu, suốt từ
miền nam châu Âu,
miền bắc châu Phi, tây
nam và miền trung châu
Á, tây nam Bắc Mỹ và ở Thành phần
Nam Mỹ Alcaloid (ít nhất
• Nước ta chưa thấy cây 1%), chủ yếu là
này. Vị thuốc phải nhập ephedrin.
từ Trung Quốc.

Các amin kích thích thần kinh giao cảm như ephedrin làm tăng nhịp
tim và huyết áp, vì thế nó có thể là nguy hiểm đối với những người có
tiền sử liên quan đến các bệnh tim mạch.
Hồi núi có hoa màu hồng rất đẹp.
Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, 20/Cây hồi núi
dài, và cong lên như hình lưỡi liềm.
Lá và quả có tinh dầu, mùi vừa
giống đại hồi, vừa giống tiêu.
Mọc hoang khắp vùng rừng núi ở
trong nước. (Rất giống cây đại hồi
mà chúng ta thường dùng làm gia
vị, nên phải lưu ý để tránh nhầm
lẫn, vì cây hồi núi có độc).

• Tên khoa học Illicium griffithii Hook.f.et Thoms,Thuộc họ hồi Illiciaceae


• Là cây cao 8-15 m. Lá hình bầu dục, không rụng, dai, nhẵn, phiến lá
nguyên, dài 6-8cm, rộng 2.5-3cm, thành từng cụm 4-5 lá một giống như
mọc thành vòng giả, cuống lá dài 8-10cm. Hồi núi có hoa màu hồng rất
đẹp, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, dài, và
cong lên như hình lưỡi liềm
21/ Cây hạt Trẩu:
Là cây to, cao từ 8m trở
lên,, thân nhẳng. Cây mọc
hoang và cũng được trồng
khắp nơi trong nước. Lá
đa dạng nhưng có đặc
điểm chung: ở gốc phiến
lá và kẽ thùy bao giờ cũng
có 2 tuyến đỏ nổi rõ.
Hoa màu trắng, đốm tía.
Quả hình trứng màu lục,
cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ.
Lá và hạt đều có • Còn gọi là cây Dầu Sơn, Ngô đồng,
saponozit rất độc Thiên niên đồng, Mộc du thụ. Thuộc họ
thầu dầu (Euphorbiaccae)
22/ Cây Hoàng nàn
• Còn gọi là Vỏ Dãn. Thuộc họ
Mã Tiền (Loganiaccae)

Là một dây leo mọc hoang ở các


vùng rừng núi miền Bắc nước ta.
Cành gầy, nhẵn, có những móc
mọc đối ở cành non. Thân có vỏ
xám với những đám màu vàng
đỏ. Lá mọc đối, hơi bầu dục. Quả
hình cầu, vỏ ngoài cứng, trong
chứa nhiều hạt hình khuy áo, rất
giống hạt mã tiền. Vỏ và hạt
hoàng nàn rất độc.
23/ Cây Mã tiền
Còn gọi là Củ chi. Thuộc họ
Mã tiền (Loganiacae)
Mọc hoang rất nhiều ở miền Nam
nước ta. Là một cây nhỏ, vỏ xám,
cây non có gai. Lá mọc đối, phiến
lá hình bầu dục. Hoa nhỏ, màu
hồng, họp thành xim thành tán.
Quả mọng hình cầu, to bằng quả
cam, có chứa cơm màu trắng và
nhiều hạt hình khuy áo.
Một số mã tiền được khai thác ở
miền Bắc nước ta là dây leo, có
đường kính thân 10-15 cm, chiều
dài có thể 30-40 mét. Mã tiền rất
độc khi dùng với liều cao, rất dễ
tử vong khi ngộ độc.
24/ Cây
Sừng dê
Còn gọi là Cồng
cộng, Sừng Bò...
Thuộc họ Trúc Đào
(Apocynaccae).
Độc tính tương tự cây
“Sừng trâu”, đôi khi
gọi lẫn tên 2 cây này

• Là một cây nhỏ, cao từ 3-5 mét.Cây mọc hoang rất phổ biến ở Việt
Nam. Toàn thân và lá khi bẻ có mủ màu trắng sữa. Lá mọc đối, hơi
giống hình thìa, tràng hoa hình phễu rộng, xẻ 5 cánh màu vàng,
đầu cánh hẹp lại thành hình sợi. Quả khô gồm 2 đại dính vào nhau
chứa nhiều hạt có cuống và chùm lông mịn dài.
Toàn thân cây sừng dê đều có chất độc, nhất là hạt. Người ta còn
dùng cây sừng dê để chế thuốc tẩm độc tên dùng trong săn bắn.
25/Hành biển
Cây có một dò rất lớn, có
thể nặng từ 3-8 kg. Vào
mùa Xuân có lá hình
mác, cuối mùa Hạ, lá khô
và xuất hiện cán hoa dài
mang nhiều hoa nhỏ màu
trắng hay xanh lục.
Hành biển rất độc, người
ta dùng nước sắc để diệt
chuột và sâu bọ.

Là cây mọc hoang tại những bãi cát quanh vùng biển Địa Trung Hải và
những nước ở Bắc Phi...
Việt Nam đã di thực và trồng một số nơi trong nước.
26/ Cây mù mắt
• Mọc hoang và được trồng
làm cảnh ở miền Bắc
nước ta. Lá hình mác
nhọn, mép có răng cưa.
Hoa mọc ở kẽ lá, 4 lá dài,
5 cánh hoa màu trắng.
Quả nang, có hai ô đựng
nhiều hạt nhỏ.
Cây có nhựa mủ rất độc,
dây vào mắt có thể làm
mù mắt, nếu nếm vào có
Là một cây thuộc loại thân thảo,
cảm giác nóng bỏng.
cao khoảng 0,5 m. Thuộc họ Lộ
Biển (Lobeliaceae)
27/ Cây Ô đầu Việt Nam
Là một loại cây thân thảo. Cao 0,6-1
mét. Thân mọc thẳng đứng, có lông.
Lá hình mắt chim, chia thành ba
thùy, có răng cưa ở nữa trên. Hoa
lớn màu xanh tím, mọc thành chùm
dài 5-15 cm. Quả có 5 đại, mỏng
như giấy, hạt có vẩy ở trên mặt.
Người ta thường thái mỏng, ngâm
rượu dùng xoa bóp đau nhức, sai
khớp, dập gãy chân tay. Người ta
còn dùng tẩm độc đầu các mũi tên
để săn bắn.

• Còn gọi là Củ Gấu Tàu; Củ Ấu Tàu. Thuộc họ Mao Lương (Ranunculaccae)


Cây mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới miền Bắc nước ta.
• Phân biệt với Vị thuốc Ô đầu = phụ tử là dược liệu nhập từ Trung quốc
Thay lời kết
• Hãy thận trọng khi sử dụng cỏ câu-hoa trái
khi chưa biết tác dụng và độc tính của nó !

-----------------------------------------------

ST tổng hợp Phạm Huy Hoạt 4- 2013

You might also like