You are on page 1of 114

THUẾ

VÀ HỆ THỐNG
THUẾ VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Ngọc Thụy Vy
Bộ môn Nghiệp vụ
nguyenngocthuyvy.cs2@ftu.edu.vn
0909251889
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ THUẾ
MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
i. Hiểu và trình bày được khái niệm về thuế.
ii. Hiểu và giải thích được bản chất và các đặc trưng cơ bản của
thuế.
iii. Hiểu và có thể phân loại được các loại thuế theo các tiêu chí
khác nhau.
iv. Hiểu và giải thích được các yếu tố cấu thành một sắc thuế.
v. Hiểu và giải thích được vai trò của thuế trong nền kinh tế thị
trường.
vi. Hiểu và giải thích được các nguyên tắc thuế khóa.
vii. Hiểu và phân biệt được 3 phương pháp: trốn thuế, tránh thuế
và hoạch định thuế.
viii. Hiểu được mục tiêu, cách thức và nội dung thực hiện hoạch
định thuế trong doanh nghiệp.
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

• Khái niệm, bản chất và phân loại thuế


2.1.

• Các yếu tố cấu thành một sắc thuế


2.2.

• Chức năng và vai trò của thuế


2.3.

• Các nguyên tắc thuế khóa


2.4.

• Hoạch định thuế


2.5.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1. Khái niệm thuế
• thuế là đối giá của hàng hóa và dịch vụ
Thuyết khế ước
công mà chính phủ cung cấp.

• thuế là một phần tài sản công dân đóng


Thuyết tương đẳng
góp để yên hưởng phần tài sản còn lại.

Thuyết khế ước và thuyết tương đẳng:


 Cho rằng thuế không mang tính bắt buộc mà được xây dựng và thực
hiện dựa trên cơ sở tự nguyện dựa trên cơ sở trao đổi ngang giá hàng
hóa – dịch vụ công.
 Mang tính xoa dịu do tập trung vào quyền lợi hơn là nghĩa vụ từ thuế.
 Thể hiện tính công bằng của thuế theo chiều hướng công bằng theo lợi ích
kinh tế của người nộp thuế dựa trên cơ sở người hưởng thụ nhiều hàng
hóa – dịch vụ công hơn sẽ nộp thuế nhiều hơn.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1. Khái niệm thuế

• thuế là một món nợ xã hội.


Thuyết • Học thuyết thể hiện tính công bằng theo khả
trái khoản năng hấp thụ thuế của người nộp thuế dựa
xã hội trên cơ sở người nộp thuế có thu nhập cao
hơn sẽ nộp thuế nhiều hơn.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1. Khái niệm thuế
• E.R.A Seligman: thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi
người cho chính phủ để trang trải các chi phí vì quyền lợi
chung, không căn cứ vào các lợi ích riêng được hưởng.
Học thuyết • Philip E. Taylor: thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi
quyền lực chính phủ để trang trải các chi phí vì quyền lợi chung mà ít
căn cứ vào lợi ích riêng được hưởng.
nhà nước • Simon James và Christopher Nobes: thuế là một khoản thu
do nhà nước thực hiện mà không có sự hoàn trả tương
ứng

• K. Marx: Thuế là cơ sở kinh tế của nhà nước, là thủ đoạn


đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sản vật mà người
K. Marx và dân đóng góp để dùng cho việc chi tiêu của nhà nước.
F. Engels • F. Engels: Để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đóng
góp của công dân cho nhà nước, đó là thuế.

Học thuyết quyền lực nhà nước có sự dung hòa:


 Một mặt nhấn mạnh tính cưỡng chế của thuế.
 Một mặt đề cập đến lợi ích chung của xã hội nhận được từ thuế.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1. Khái niệm thuế
Tương ứng với từng giai đoạn phát triển cụ thể, nền kinh tế -
xã hội đã có nhiều học thuyết đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về thuế.
Tuy nhiên cho đến nay, các khái niệm đều thừa nhận:
(i) Thuế là một khoản nộp của tổ chức và cá nhân cho nhà
nước theo luật định nhằm chu cấp cho các chi phí của
chính phủ.
(ii) Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1. Khái niệm thuế
 Theo giáo sư G. Jeze trong “Tài chính công”:
“Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất bắt
buộc, không hoàn trả trực tiếp mà công dân đóng góp cho
nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp
những chi phí của nhà nước.”
 Sau này khái niệm trên được điều chỉnh như sau:
“Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất bắt
buộc, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp
cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp
những chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức
năng kinh tế – xã hội của nhà nước”.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1. Khái niệm thuế
• Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản
Góc độ phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành lên
phân phối thu quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (Quỹ ngân
sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho thực hiện
nhập các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
• Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước theo luật
định để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện
Góc độ các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
người nộp thuế • Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập
còn lại.

• Thuế là biện pháp đặc biệt theo đó, nhà nước sử dụng
Góc độ quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu
kinh tế học vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng
kinh tế xã hội của nhà nước.

• Thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính
phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ
Góc độ thu, nộp vào ngân sách.
pháp luật • Thuế không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa các
bang hay vùng lãnh thổ.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1 Khái niệm thuế
 Theo Luật Quản Lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày
13/06/2019
“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ
chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của
các luật thuế.”
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.1. Khái niệm thuế
Về phương diện pháp luật, hệ thống thuế nhà nước là
khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp
luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước.
Về phương diện kinh tế, hệ thống thuế nhà nước là khoản
hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tài sản
xã hội, thu nhập quốc dân.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.2. Đặc điểm của thuế

3
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.3. Bản chất của thuế
Kinh tế Chính trị Xã hội
Một phần thu nhập xã hội
được tập trung để phục vụ Các nhà nước khác Thuế liên quan đến mọi tổ
nhu cầu chi tiêu của Nhà nhau thì thuế cũng chức, cá nhân trong xã hội.
nước. khác nhau về đối
tượng, cách thức và
Kinh tế là cơ sở của thuế, mục đích thu do sự Thuế điều chỉnh các quan
thuế phải hợp lý, phù hợp khác biệt trong nhiệm hệ phân phối, phân phối lại
với hoạt động kinh tế. vụ chính trị trong mỗi thu nhập trong xã hội.
giai đoạn, đặc điểm
của phương thức sản Thuế chịu tác động của
Nền tảng kinh tế thay đổi
xuất hoặc kết cấu của các yếu tố tâm lý, tập quán
và phát triển, thuế cũng của các tầng lớp dân cư,
thay đổi và phát triển theo. giai cấp truyền thống văn hoá xã
hội của dân tộc.
Tính xã hội mở rộng cả
trên phạm vi thế giới
(chẳng hạn thuế chống
bán phá giá của WTO).
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
Thẩm quyền
đánh thuế

Cách thiết kế
Cơ sở thuế
mức thu

Mối quan hệ
Phương thức
giữa thuế
đánh thuế
và thu nhập
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
Thẩm quyền đánh thuế

Thuế trung ương


Federal taxes

Thuế địa phương


Local taxes
Cách phân loại này chỉ tồn tại ở các quốc gia có phân quyền tự chủ về
ngân sách và thuế cho các địa phương, phổ biến là các quốc gia có thể
chế liên bang.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
Thuế • Thuế trung ương là loại thuế do chính quyền
trung ương (liên bang) ban hành và được thu
trung ương nộp vào ngân sách trung ương.

• Thuế địa phương là loại thuế do chính quyền


địa phương ban hành và được thu nộp vào
Thuế ngân sách địa phương.
• Tùy theo cách thức tổ chức chính quyền của
địa phương một quốc gia có thể có nhiều cấp độ thuế địa
phương, chẳng hạn như: thuế bang, thuế
vùng, thuế tỉnh...

Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung – dân chủ.
Vì vậy, hiện nay ở Việt Nam không tồn tại thuế trung ương và thuế địa phương.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
Cơ sở thuế
Thuế thu nhập
Income taxes
Thuế tài sản
Property taxes
Thuế tiêu dùng
Consumption taxes
Bạn có thể phân biệt ba loại thuế trên không?
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
• Thuế thu nhập là loại thuế đánh vào phần thu nhập kiếm
Thuế được của các tổ chức và cá nhân.

thu nhập • Cơ sở thuế thu nhập là phần thu nhập kiếm được trong một
thời kỳ nhất định của người nộp thuế.

• Thuế tài sản là loại thuế đánh vào phần thu nhập tích trữ
dưới dạng tài sản.

Thuế
• Cơ sở thuế tài sản là giá trị của tài sản mà người nộp thuế
có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Bản chất của cơ sở
tài sản thuế chính là phần thu nhập đã được tạo ra trong quá khứ
của người nộp thuế.
• Nhà nước thường chỉ đánh thuế vào những tài sản có giá
trị lớn và có thể kiểm soát được.

• Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào phần thu nhập đem
Thuế tiêu dùng ở hiện tại của người nộp thuế.

tiêu dùng • Cơ sở thuế tiêu dùng là phần thu nhập đã kiếm được hoặc
sẽ kiếm được của người nộp thuế đem tiêu dùng ở hiện tại.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
Phương thức đánh thuế

Thuế trực thu


Direct taxes
Thuế gián thu
Indirect taxes
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
• Thuế trực thu là loại thuế do người chịu thuế trực tiếp nộp thuế
Thuế cho nhà nước.
• Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của
trực thu người nộp thuế, ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập cá nhân

• Thuế gián thu là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân
hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc
cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
Thuế • Ví dụ: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt.
gián thu • Dưới góc độ quy định pháp luật thuế, khác với thuế trực thu,
người nộp thuế chính là người phải chịu thuế, với thuế gián thu,
người nộp thuế và người chịu thuế (người trả thuế) không đồng
nhất.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
Thuế trực thu Thuế gián thu
Ưu điểm Ưu điểm
Thuế trực thu rất có tác dụng trong việc điều (i) Ít gây ra những phản ứng từ phía người
hoà thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh chịu thuế mỗi khi chính phủ có chủ trương
lệch về thu nhập và tài sản giữa các tầng tăng thuế do người chịu thuế ít có cảm giác
lớp dân cư do thuế trực thu trực tiếp điều bị nhà nước đánh thuế
tiết vào thu nhập, tài sản của tổ chức và cá (ii) Có khả năng đáp ứng nguồn thu kịp thời,
nhân, có xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện ổn định cho ngân sách nhà nước.
và khả năng đóng góp của người nộp thuế.

Nhược điểm Nhược điểm


(i) Dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế Do thuế gián thu được tính trên giá cả hàng
hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu hoá, dịch vụ, không tính tới điều kiện, hoàn
quy định mức thuế suất cao. cảnh của đối tượng chịu thuế, vì vậy, không
(ii) Việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức đảm bảo được sự công bằng xã hội, thậm
tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với chí còn mang tính luỹ thoái.
diện thu thuế rộng và phân tán, do vậy khó
tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho
ngân sách nhà nước.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
 Sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu chỉ rõ ràng ở góc
độ pháp lý, tức là theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế
có là người chịu thuế không hay người nộp thuế là người phải có
trách nhiệm kê khai, nộp thuế cho một người khác.
 Dưới góc độ kinh tế, gánh nặng thuế thực sự do ai chịu không phụ
thuộc vào đó là thuế trực thu hay thuế gián thu mà phụ thuộc vào
độ co giãn của của cung cầu hàng hóa, dịch vụ.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
Mối quan hệ giữa thuế
và thu nhập
Thuế lũy tiến
Progressive taxes

Thuế lũy thoái


Regressive taxes

Thuế tỷ lệ
Proportional taxes
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
• Thuế lũy tiến là loại thuế mà tỷ lệ phần trăm số thuế phải gánh
chịu so với thu nhập của người chịu thuế tăng lên khi thu nhập
Thuế tăng.
• Tiêu biểu cho loại thuế này là thuế thu nhập cá nhân trong
lũy tiến trường hợp áp dụng biểu thuế lũy tiến đối với thu nhập.
• Đối với thuế lũy tiến, người giàu chịu thuế nhiều hơn người
nghèo.

• Thuế lũy thoái là loại thuế mà tỷ lệ phần trăm số thuế phải gánh

Thuế chịu so với thu nhập của người chịu thuế giảm đi khi thu nhập
tăng.

lũy thoái
• Tiêu biểu cho loại thuế này là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt.
• Với loại thuế này, người nghèo chịu thuế nhiều hơn người giàu.

• Thuế tỷ lệ là loại thuế mà tỷ lệ phần trăm số thuế phải gánh chịu

Thuế so với thu nhập của người chịu thuế không đổi khi thu nhập
tăng.

tỷ lệ • Tiêu biểu cho loại thuế này là thuế thu nhập doanh nghiệp trong
trường hợp sắc thuế này chỉ áp dụng một thuế suất phổ thông
cho mọi mức thu nhập của người nộp thuế.
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế

Cách thiết kế mức thu

Thuế tuyệt đối

Thuế giá trị


2.1. Khái niệm, bản chất
và phân loại thuế
2.1.4. Phân loại thuế
• Thuế tuyệt đối là loại thuế mà mức thuế được xác định bằng
mức tiền tuyệt đối trên một đơn vị vật lý của đối tượng bị đánh
thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích...), độc lập với giá trị
tiền tệ của chúng.
Thuế • Ưu điểm: đơn giản, không cần phải xác định giá trị của đối
tượng bị đánh thuế.
tuyệt đối • Nhược điểm: không thích ứng trong trường hợp tiền tệ bị mất
giá.
• Ở một số nước, loại thuế này thường được áp dụng dưới hình
thức thuế rượu, thuế thuốc lá, thuế bia...

Thuế • Thuế theo giá trị là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng
một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên cơ sở thuế.

giá trị • Ưu điểm: dễ thích ứng trong trường hợp lạm phát, số thuế thu
được tỷ lệ thuận theo giá trị của cơ sở thuế.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế

Cơ sở pháp lý của thuế


 Thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân đã
được quy định rõ trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản (luật gốc)
của nước ta. Điều 47 Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã quy
định: "Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định".
 Việc quy định nghĩa vụ đóng góp của dân là một vấn đề lớn của
mỗi một quốc gia, cho nên phải do cơ quan quyền lực cao nhất
của Nhà nước là Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc
Bộ luật.
 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định Quốc hội có quyền:
"Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật".
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế

1. Tên gọi
6. Thủ tục 2. Đối
kê khai, tượng
thu nộp chịu thuế
và quyết (cơ sở
toán thuế)
SẮC
THUẾ
5. Chế độ 3. Đối
ưu đãi tượng
thuế nộp thuế
4. Thuế
suất, biểu
thuế
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế

2.2.1. Tên gọi


Tên gọi của mỗi sắc thuế thể hiện đối tượng tác động của
sắc thuế hoặc mục tiêu của việc áp dụng sắc thuế đó.
VD:
 Thuế giá trị gia tăng
 Thuế thu nhập doanh nghiệp
 Thuế tiêu thụ đặc biệt
 Thuế bảo vệ môi trường
 Thuế nhà thầu
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế

2.2.2. Đối tượng chịu thuế (cơ sở thuế)


Tax = Tax rate * Tax base
 Đối tượng chịu thuế là mục tiêu tác động của thuế.
 Đối tượng chịu thuế có thể là hàng hóa – dịch vụ, thu nhập hay tài
sản.
 Mỗi quốc gia có thể có cách gọi cụ thể khác nhau của cơ sở thuế.
 Chẳng hạn như, theo các luật thuế của Việt Nam, cơ sở thuế được
quy định là “đối tượng chịu thuế”.
 Một số quốc gia khác thì quy định là “đối tượng tính thuế” hoặc “đối
tượng đánh thuế”.
 Tuy nhiên, về bản chất thì tất cả cách cách gọi này đều phản ánh
đó là cơ sở thuế, tức là trả lời cho câu hỏi thuế tính trên cái gì, dựa
vào cái gì để xác định ra số thuế phải nộp với một mức thuế nhất
định.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế

2.2.3. Đối tượng nộp thuế


 Yếu tố này xác định rõ tổ chức, cá nhân nào có nghĩa vụ
phải kê khai và nộp một khoản thuế cụ thể hoặc tổ chức,
cá nhân nào không phải kê khai và nộp một khoản thuế cụ
thể nào đó theo quy định của luật thuế.
 Tùy thuộc vào tính chất trực thu hay gián thu của thuế, đối
tượng nộp thuế có thể là đối tượng chịu thuế hay chỉ là
người có trách nhiệm pháp lý phải nộp số tiền thuế đã
nhận của đối tượng chịu thuế vào kho bạc Nhà nước.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế

2.2.3. Đối tượng nộp thuế


 Phân biệt đối tượng nộp thuế với đối tượng tính thuế
Đối tượng nộp thuế: người đóng thuế cho NN
Đối tượng tính thuế: hoạt động/vật chịu thuế, cơ sở thuế
 Phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế cuối cùng
Người nộp thuế Ξ người chịu thuế
Người nộp thuế ≠ người chịu thuế
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
• Còn được gọi là mức thuế.
• Thuế suất là yếu tố quan trọng nhất của một
sắc thuế, phản ánh yêu cầu và mức độ động
viên của Nhà nước trên một cơ sở tính thuế,
Thuế suất đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của
người nộp thuế.
• Thuế suất chính là đại lượng thể hiện mức độ
điều tiết trên một đơn vị cơ sở thuế.
• Mức thuế trả lời cho câu hỏi thu bao nhiêu.

• Biểu thuế là bảng tổng hợp các thuế suất hoặc


mức thuế nhất định trong một sắc thuế.
Biểu thuế • Ví dụ: biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; biểu
thuế thu nhập cá nhân; biểu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
Thuế suất tuyệt đối
cố định

Thuế suất Thuế suất tuyệt đối


tuyệt đối lũy tiến

Thuế suất tuyệt đối


lũy thoái

Thuế suất tương


Thuế suất
đối cố định Thuế suất
tương đối lũy tiến
Thuế suất Thuế suất tương toàn phần
tương đối đối lũy tiến Thuế suất
tương đối lũy tiến
Thuế suất Thuế suất tương từng phần
hỗn hợp đối lũy thoái
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
VD: Trích Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất
khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn
hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
5. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng
• 1. Xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh không quá
1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này.
• 2. Xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000cc
thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi, kể cả lái xe thuộc nhóm
hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
này.
• 3. Xe ô tô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 và xe có
động cơ dùng để chở hàng hóa có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 05 tấn, thuộc
nhóm hàng 87.04 (trừ ô tô đông lạnh, ô tô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ô tô xi
téc, ô tô bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; ô tô chở xi măng kiểu bồn và ô tô chở bùn có
thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%.
• 4. Các loại xe ô tô khác thuộc các nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất
bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô mới cùng chủng loại
thuộc cùng nhóm hàng quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
VD: Trích Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất
khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn
hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
VD: Trích Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất
khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn
hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tuyệt đối
Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được ấn định bằng một mức
tuyệt đối dựa trên đơn vị vật lý của cơ sở thuế.
Ví dụ:
 Thuế bảo vệ môi trường đối với than 30.000 đồng/tấn
 Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng cây hàng
năm 100 kg thóc/ha.
 Thuế nhập khẩu đối với ô tô đã qua sử dụng.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tuyệt đối
Thuế suất tuyệt đối thường ổn định trong một thời gian dài.
Ưu điểm:
 Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán.
 Ngăn chặn được hiện tượng gian lận về thuế qua giá.
 Nhà nước chủ động trong việc kiểm soát số thuế
 Người nộp thuế chủ động trong việc tính toán số thuế.
Nhược điểm:
 Dễ bị lạc hậu khi mức giá có sự biến động lớn.
 Chưa tạo nên sự công bằng thực sự trong điều tiết thu nhập
của người nộp thuế.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tuyệt đối
Điều kiện áp dụng:
 Áp dụng đối với hàng hóa cao cấp;
 Trong trường hợp khó xác định mức thuế cần thu.
 Khuyến khích tiêu dùng và sản xuất hàng hóa cao cấp với quy
mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tuyệt đối
a. Thuế suất tuyệt đối cố định
Mô tả mặt hàng Thuộc nhóm Đơn vị  Mức thuế
mã số trong tính (USD)
Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi
1. Xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, kể cả lái xe,      
có dung tích xi lanh động cơ:
- Dưới 1.000 cc 8703 Chiếc 3.500
- Từ 1.000 cc đến dưới 1.500 cc 8703 Chiếc 8.000
2. Xe từ 10 – 15 chỗ ngồi, kể cả lái xe

- Dưới 2.000 cc 8702 Chiếc 9.500


- Trên 2.000 cc đến 3.000 cc 8702 Chiếc 13.000
- Trên 3.000 cc 8702 Chiếc 17.000

Quyết định 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011


2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tuyệt đối
b. Thuế suất tuyệt đối lũy tiến
VD: Lệ phí môn bài
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tuyệt đối
c. Thuế suất tuyệt đối lũy thoái
VD:
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối
Mức thuế tương đối là mức thuế được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên
đơn vị giá trị của cơ sở thuế.
Ví dụ:
 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên thu nhập tính
thuế.
 Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt quy định thuế suất đối với dịch vụ
kinh doanh vũ trường, masage, karaoke là 30%.
Ưu điểm:
 Khắc phục được ảnh hưởng của biến động giá cả.
Nhược điểm:
 Có khả năng xảy ra hiện tượng gian lận giá khi tính giá trị cơ sở
thuế.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tương đối
a. Thuế suất tương đối cố định
Mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên
cơ sở tính thuế, không thay đổi theo quy mô của cơ sở tính thuế.
Ví dụ:
 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên thu nhập
tính thuế.
 Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định thuế suất đối với dịch vụ kinh
doanh vũ trường, masage, karaoke là 30%.
Ưu điểm:
 Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu, dễ kiểm tra.
 Tăng số thu cũng với tăng cơ sở thuế
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.1. Thuế suất tương đối
a. Thuế suất tương đối cố định
VD:
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối
b. Thuế suất tương đối lũy tiến
Thuế suất lũy tiến là thuế suất tăng dần theo sự tăng lên của cơ
sở tính thuế (thường là thu nhập chịu thuế hoặc trị giá tài sản chịu
thuế).
Có hai loại thuế suất luỹ tiến: thuế suất lũy tiến từng phần và thuế
suất lũy tiến toàn phần.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối
b. Thuế suất tương đối lũy tiến
• Biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc của cơ sở thuế là một
mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng
bậc thuế.
• Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương
ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng
Thuế suất bậc.
• VD: biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ kinh
lũy tiến doanh, từ tiền lương, tiền công trực tiếp theo quy định tại Luật Thuế
từng phần thu nhập cá nhân
• Ưu điểm: do thuế được đánh tăng dần theo mức tăng của thu nhập,
tài sản, sát với khả năng đóng góp của đối tượng nộp thuế nên đáp
ứng được mục tiêu công bằng xã hội theo chiều dọc, vì vậy, thường
được sử dụng trong các sắc thuế thu nhập và thuế tài sản.
• Nhược điểm: kỹ thuật tính toán thuế phức tạp.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối
b. Thuế suất tương đối lũy tiến
VD: Thuế suất tương đối lũy tiến từng phần
Phần thu nhập Phần thu nhập
Thuế suất
Bậc thuế tính thuế/năm tính thuế/tháng
(%)
(triệu đồng) (triệu đồng)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối
b. Thuế suất tương đối lũy tiến
• Biểu thuế cũng gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức
thuế suất và thuế suất cũng tăng dần theo sự tăng của cơ
sở tính thuế.
• Khác với thuế suất luỹ tiến từng phần, số thuế phải nộp
được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở thuế áp dụng mức
thuế suất tương ứng.
Thuế suất • Ưu điểm: việc tính toán xác định số thuế phải nộp đơn giản,
lũy tiến nhanh chóng hơn so với thuế suất lũy tiến từng phần.
toàn phần • Nhược điểm: gây ra sự thay đổi có tính đột biến về tổng số
thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế, dẫn đến tình trạng
bất hợp lý về mức thu nhập còn lại sau thuế giữa những
người có mức cơ sở tính thuế ở hai bậc thuế liền kề, do đó
không đáp ứng được mục tiêu công bằng xã hội.
• Vì những lý do này, loại thuế suất này thực tế hiện nay ít có
quốc gia nào áp dụng.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối
b. Thuế suất tương đối lũy tiến
VD: Thuế suất tương đối lũy tiến toàn phần
Bậc Lợi tức chịu Thuế suất (%)
thuế một tháng Ngành SX Ngành Ngành thương
Vận tải phục vụ nghiệp, ăn uống

1 Đến 500 đồng 12 16 24


2 Đến 1.000 đồng 15 20 30
3 Đến 1.500 đồng 18 24 38
4 Đến 2.000 đồng 22 29 46
5 Đến 2.500 đồng 26 34 54
6 Đến 3.000 đồng 30 40 60

Nghị định về việc thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 6-11-1986 và về việc bổ sung Nghị
định của Hội đồng Bộ trưởng số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 về thuế công thương nghiệp
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối
b. Thuế suất tương đối lũy thoái
 Thuế suất lũy tiến là thuế suất giảm dần theo sự tăng lên của
cơ sở tính thuế (thường là thu nhập chịu thuế hoặc trị giá tài
sản chịu thuế).
 Ở một số nước trên thế giới, để khuyến khích các doanh nghiệp
nhỏ và vừa phát triển thành các công ty có quy mô lớn hơn,
người ta đã áp dụng thuế suất lũy thoái đánh trên lợi nhuận của
công ty.
 Ở Mỹ, theo luật thuế năm 1991, thuế An sinh xã hội cũng là loại
thuế áp dụng thuế suất lũy thoái.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.2. Thuế suất tương đối

Thuế suất lũy tiến có thể áp dụng với thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt được không?
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.3. Thuế suất hỗn hợp
Thuế suất hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế suất tuyệt đối và thuế suất
tương đối.
VD: Trích Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu
thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế
tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
Thuế suất pháp định
Statutory tax rate

Thuế suất biên


Marginal tax rate
Thuế suất
Thuế suất trung bình
Average tax rate

Thuế suất hiệu dụng


Effective tax rate
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
VD: Thuế suất pháp định, thuế suất biên, thuế suất trung
bình, thuế suất hiệu dụng
 At the end of the year, XYZ Corporation has taxable income of
$50,000. Its tax rate is 15%, so it pays a tax of $7,500.
 Suppose it sells some inventory on the last day of the year for a net
gain of $20,000.
 Then its total taxable income would be $50,000 + $20,000 = $70,000.
 The gain would put the corporation in the 25% bracket.
 Thus, the marginal rate on this income is 25%, and the additional tax
would be $20,000 × 25% = $5,000.
 The average rate is computed as the total tax divided by the total
tax base.
 The average tax rate in this example is:
 ($7,500 + $5,000)/($50,000 + $20,000) = 17.9%.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
VD: Thuế suất pháp định, thuế suất biên, thuế suất trung
bình, thuế suất hiệu dụng
 The effective tax rate is total taxes divided by economic income.
 For corporations, most analysts use financial-accounting income as
the denominator when calculating effective tax rates.
 The corporation in this example has $70,000 of taxable income.
Suppose the only book-tax differences in income are an additional
$30,000 of interest from tax-free municipal bonds.
 Then the corporation’s financial accounting earnings would be
$100,000, and its effective tax rate would be ($7,500 +
$5,000)/$100,000) = 12.5%.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
VD: Thuế suất pháp định, thuế suất biên, thuế suất trung
bình, thuế suất hiệu dụng

Thuế suất hiệu dụng càng nhỏ hơn thuế suất pháp định
thì doanh nghiệp hoạch định thuế càng hiệu quả.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.4. Thuế suất tối ưu
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.4. Thuế suất tối ưu
Lý thuyết thuế tối ưu
 Hệ thống thuế tối ưu là tập hợp các loại thuế sao cho tối đa
hóa phúc lợi xã hội (tối thiểu tổn thất xã hội).
 Quy tắc Ramsey: Thuế suất của các hàng hóa được thiết kế
sao cho tỷ số giữa tổn thất xã hội biên và doanh thu (thuế) biên
là một hằng số.
 Quy tắc độ co giãn nghịch đảo: khi độ co giãn của cầu hàng
hóa cao, nên đánh thuế với thuế suất thấp; khi độ co giãn của
cầu hàng hóa thấp, nên có thuế suất cao.
 Quy tắc cơ sở thuế rộng: việc đánh thuế nhiều hàng hóa với
một thuế suất vừa phải sẽ tốt hơn so với đánh thuế rất ít hàng
hóa với thuế suất cao.
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.4. Thuế suất, biểu thuế
2.2.4.4. Thuế suất tối ưu
Đường cong Laffer
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.5. Chế độ ưu đãi
 Ưu đãi thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc
thuế, theo đó, quy định cụ thế các trường hợp, đối tượng nộp
thuế được phép miễn thuế hoặc giảm bớt nghĩa vụ thuế so với
thông thường (vì một số lý do khách quan bất khả kháng như
thiên tai, địch họa hoặc tai nạn bất ngờ, hoặc vì một số lý do
nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước...).
 Có nhiều loại ưu đãi thuế được áp dụng phổ biến trên thế giới,
đó là: Miễn thuế vô thời hạn, miễn thuế có thời hạn, giảm thuế
có thời hạn, thuế suất ưu đãi, tín dụng thuế đầu tư…
2.2. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
2.2.6. Thủ tục kê khai, thu nộp, quyết toán
thuế
 Yếu tố này thể hiện quy định của nhà nước về hình thức thu nộp, thủ
tục thu nộp, kê khai, quyết toán thuế, thời gian thu nộp... nhằm đảm
bảo sự minh bạch, rõ ràng của chính sách, tạo cơ sở pháp lý để xử lý
các trường hợp vi phạm luật thuế.
 Ngoài các yếu tố cơ bản trên đây, trong các sắc thuế còn quy định rõ
trách nhiệm quyền hạn của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan
trong quá trình thi hành luật thuế; các hình thức vi phạm hành chính
và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính...
 Ở nước ta, các quy định liên quan đến quản lý thuế nêu trên, như về
trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, kê khai, thu nộp, quyết
toán thuế, xử lý vi phạm… trước đây được quy định trong các Luật
thuế. Tuy nhiên, các quy định này đã được chuyển vào nội dung quy
định của Luật Quản lý thuế
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Chức năng của thuế

Tài khóa

Điều tiết Phân phối và


nền kinh tế phân phối lại
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
Công cụ huy động
nguồn tài chính
đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của
chính phủ

Công cụ điều tiết Công cụ điều tiết


vĩ mô nền kinh tế - thu nhập thực hiện
xã hội công bằng xã hội
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của chính phủ
 Đây là chức năng mang tính chất lịch sử, gắn liền với sự ra đời của thuế
và ngày càng được khẳng định.
 Trong cơ cấu tổng thu ngân sách tại các quốc gia thì thuế là khoản thu
chủ yếu, giữ vai trò nổi bật.
 Để thực hiện tốt vai trò huy động nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà
nước, chính sách thuế được xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 Chính sách thuế cần bao quát các nguồn thu có khả năng động viên
cho ngân sách nhà nước trên cơ sở xác định tỷ lệ động viên so với
GDP.
 Chính sách thuế, khi xây dựng và thực hiện, cần chú trọng đến khía
cạnh công bằng trong điều tiết thu nhập, từ đó thực hiện sự bình đẳng
giữa các đối tượng chịu sự điều tiết thu nhập của thuế.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của chính phủ
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của chính phủ
Vietnam tax revenue (%GDP)
23.00

22.00

21.00

20.00

19.00

18.00

17.00
2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của chính phủ
Cơ cấu thu Ngân sách nhà nước
100.0%
98.0%
96.0%
94.0%
92.0%
90.0%
88.0%
86.0%
84.0%
82.0%
2013 2014 2015 2016 2017 2018

Taxes and Fees Capital revenues Grants


2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của chính phủ
CƠ CẤU THUẾ CỦA VIỆT NAM
100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
2013 2014 2015 2016 2017 2018

Thuế GTGT hàng sản xuất trong nước Thuế GTGT hàng NK (tính cân đối) Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế XK, NK, TTĐB và BVMT hàng NK
Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tài nguyên Thuế thu nhập cá nhân Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Thuế môn bài Thuế bảo vệ môi trường Lệ phí trước bạ
Thu phí và lệ phí
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính phủ
Cơ cấu thuế của Việt Nam
Thuế GTGT Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế XK, NK, TTĐB và BVMT hàng NK Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân Thuế khác Thu phí và lệ phí

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
2013 2014 2015 2016 2017 2018
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính phủ
Thuế Phí Lệ phí
Thuế là một khoản thu Phí là một khoản tiền mà Lệ phí được xác định là
mang tính chất bắt buộc cá nhân, tổ chức phải trả một khoản tiền đã được
mà các cá nhân, tổ chức nhằm bù đắp cơ bản các cơ quan Nhà nước, tổ
phải nộp cho Nhà nước chi phí, đồng thời mang chức có thẩm quyền ấn
khi có đủ những điều kiện tính chất phục vụ khi cá định mức thu mà các cá
nhất định theo quy định nhân, tổ chức được cơ nhân, tổ chức bắt buộc
của pháp luật, đây là một quan nhà nước, các đơn phải nộp khi được các cơ
trong những khoản thu vị sự nghiệp công lập và quan nhà nước cung cấp
không phải bồi hoàn trực các tổ chức được cơ quan các dịch vụ công, các
tiếp của Nhà nước đối với nhà nước có thẩm quyền công việc phục vụ công
các tổ chức và các cá giao cung cấp dịch vụ việc quản lý nhà nước
nhân nhằm đáp ứng nhu công được ban hành theo
cầu chi tiêu của Nhà quy định của pháp luật.
nước với mục đích vì lợi
ích chung.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính phủ
Điểm giống nhau
Một là, cả thuế, phí Hai là, là những Ba là, cá nhân, tổ Bốn là, cá nhân, tổ
và lệ phí đều là một khoản mà cá nhân, chức chỉ phải đóng chức sẽ nộp các
trong những khoản tổ chức bắt buộc thuế, phí, lệ phí khoản tiền căn cứ
thu bắt buộc của phải đóng. trong một số trường vào các văn bản
Nhà nước, đóng góp hợp và điều kiện pháp luật do cơ quan
vào Ngân sách Nhà nhất định theo quy Nhà nước có thẩm
nước của quốc gia. định của pháp luật. quyền ban hành đã
được phê duyệt.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.1. Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính phủ
Điểm khác nhau
Một là, luật Hai là, vị trí, Ba là, tính Bốn là, Năm là, tính Sáu là, cơ
điều chỉnh. vai trò. bắt buộc. phạm vi áp hoàn trả. quan thu.
dụng và
người ban
hành.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
 Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến
khích, hạn chế hoặc ổn định kinh tế.
 Thuế có thể được sử dụng để khắc phục những bất cân bằng của thị
trường.
 Chính sách thuế được nhà nước sử dụng như một công cụ góp phần
điều tiết vĩ mô nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
và thiết lập sự công bằng tương đối trong xã hội.
 Thông qua chính sách thuế, chính phủ bày tỏ quan điểm, chủ trương
và hành động của mình đối với các chương trình kinh tế - xã hội.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
Vai trò của chính sách thuế:
 Chính sách thuế góp phần định hướng cho đầu tư trong nước, thực
hiện chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài, phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước.
 Chính sách thuế có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh
doanh, góp phần vào việc xác lập quan hệ cân đối giữa cung và cầu
hàng hóa - dịch vụ và tác động đến cân bằng thị trường.
 Chính sách thuế góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của
nhà nước trong từng thời kỳ nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế khi
gia nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
a. Tác động của thuế gián thu đến sản xuất và tiêu dùng
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
a. Tác động của thuế gián thu đến sản xuất và tiêu dùng
Cho đường cung – cầu của mặt hàng A:
 P = - 0,6 Qd + 1,230,000
 P = 2.5 Qs – 4,970,000
Yêu cầu: Xác định mức giá và sản lượng cân bằng khi Chính phủ đánh thuế 3,000
đ/sp trên giá bán hàng hóa.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
a. Tác động của thuế gián thu đến sản xuất và tiêu dùng
Khi chưa có thuế, giá cả và sản lượng cân bằng:
 Q= 2,000,000 đơn vị sp
 P = 30,000 đ
Khi có thuế, do người bán sẽ phải nộp phần thuế này, nên đường cung sẽ thay
đổi:
 P= 2.5 Qs – 4,970,000 + 3,000 = 2.5 Qs – 4,967,000
Đường cầu không thay đổi
Sau khi có thuế, sản lượng và mức giá cân bằng mới là:
 Q = 1,999,032 đơn vị sp
 P = 30,580.65 đ
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
a. Tác động của thuế gián thu đến sản xuất và tiêu dùng
Kết luận: Khi thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ bán ra, sẽ có sự chia sẻ
gánh nặng chịu thuế giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
a. Tác động của thuế gián thu đến sản xuất và tiêu dùng
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
b. Tác động của thuế trực thu đến sản xuất và tiêu dùng
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
b. Tác động của thuế trực thu đến sản xuất và tiêu dùng
Giả sử quốc gia A có thuế suất 10% trên USD 20,000 đầu tiên của thu
nhập chịu thuế, 25% trên USD 30,000 tiếp theo, 40% cho thu nhập chịu thuế
trên USD 50,000. Chính phủ cung cấp USD 4,000 miễn trừ cho mỗi thành viên
trong gia đình.
Yêu cầu:
i) Gia đình ông A có 3 người kiếm được USD 54,000/năm. Hãy tính thuế suất
biên, thuế suất trung bình và thuế suất thực tế.
ii) Gia đình ông B có 4 người kiếm được USD 74,000/năm. Hãy tính thuế suất
biên, thuế suất trung bình và thuế suất thực tế.
iii) Giả sử Chính phủ thay đổi luật thuế áp dụng một thuế suất tỷ lệ 30% với mức
giảm trừ là USD 8,000. Điều này khiến cho thuế lũy tiến hơn hay lũy thoái
hơn? Giải thích.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
b. Tác động của thuế trực thu đến sản xuất và tiêu dùng
Thu nhập Thuế suất
  0 đến 20.000$ 0%
  >20.000$ đến 30.000$ 10%
  >30.000$ đến 50.000$ 25%
  >50.000$ 40%
Mức miễn trừ gia cảnh $4000/người.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
b. Tác động của thuế trực thu đến sản xuất và tiêu dùng
i) Gia đình A
Số thành viên: 03 người
 Tổng thu nhập: 54,000$/ năm
 Khoản giảm trừ: 4,000$ * 3 = 12.000$
 Thu nhập chiu thuế: 54,000$ - 12,000$ = 42,000$
 Số tiền thuế phải nộp:
20,000$ * 0% + 10,000$ * 10% + 12,000$ * 25% = 4,000$
 Thuế suất trung bình: 4,000$ / 54,000$ = 7.41%
Nếu không có suất miễn trừ thì thuế suất thực tế là 40%, nhưng nhờ có suất
miễn trừ nên thuế suất thực tế chỉ còn là 25%.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
b. Tác động của thuế trực thu đến sản xuất và tiêu dùng
ii) Gia đình B
 Số thành viên: 04 người
 Tổng thu nhập: 74,000$/năm
 Khoản giảm trừ: 4,000$*4 = 16,000$
 Thu nhập chịu thuế: 74,000$ - 16,000$ = 58,000$
 Số tiền thuế phải nộp là :
 20,000$*0% + 10,000$*10% + 20,000$*25% + 8,000$*40% = 9,200$
 Thuế suất trung bình: 9,200$ / 74,000$ = 12.43%
 Thuế suất thực tế: 40%.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
b. Tác động của thuế trực thu đến sản xuất và tiêu dùng
iii) Nhà nước áp dụng thuế suất 30% và mức giảm trừ gia cảnh là $8,000
Gia đình A
 Khoản giảm trừ: 8,000 * 3= 24,000$
 Thu nhập chịu thuế: 54,000 – 24,000 = 30,000$
 Thuế phải nộp: 30,000 * 30% = 9,000 $
 Thuế suất trung bình: 9,000 / 54,000 = 16.67%
Gia đình B
 Khoản giảm trừ: 8.000 * 4= 32,000$
 Thu nhập chịu thuế của GĐ B: 74,000 – 32,000 = 42,000$
 Thuế phải nộp: 42,000 * 30% = 12,600 $
 Thuế suất trung bình : 12,600 / 74,000 = 17.03%
=> Phương pháp đánh thuế mới này làm cho thuế mang tính luỹ tiến hơn.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.3. Công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội
 Về nguyên tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách công
bằng; thuế phải có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân
phối lần đầu để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng.
 Chính sách thuế giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết công bằng
thu nhập giữa các tầng lớp dân cư vốn bị phân hóa khi phát triển nền
kinh tế thị trường.
 Việc điều tiết thu nhập để thực hiện công bằng được thực hiện theo
hai hướng: công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều
dọc.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.3. Công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội
 Công bằng theo chiều ngang: một hệ thống được gọi là công bằng theo chiều
ngang nếu những cá nhân có cùng một khả năng nộp thuế (được đo lường
theo căn cứ tính thuế) cùng chịu một khoản thuế như nhau.
 Công bằng theo chiều dọc: một hệ thống thuế được gọi là công bằng theo
chiều dọc nếu những cá nhân có khả năng nộp thuế cao hơn sẽ nộp thuế nhiều
hơn các cá nhân có khả năng nộp thuế thấp hơn.
 Trong thực tế, công bằng theo chiều ngang rất khó xác định bởi vì mỗi người
có sự lựa chọn nội sinh.
 Trong khi tính công bằng theo chiều ngang liên quan đến việc xác định cơ sở
thuế thì tính công bằng theo chiều dọc liên quan đến việc xác định cấu trúc
thuế suất (lũy tiến, tỷ lệ, lũy thoái).
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.3. Công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội
 Công bằng trong hệ thống thuế phụ thuộc phần lớn vào việc nhận
định các vấn đề kinh tế xã hội của nhà nước, nền tảng đạo đức và
truyền thống của mỗi dân tộc.
 Công bằng chỉ mang tính chất tương đối.
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.3. Công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội
VD: Công bằng theo chiều ngang
Ông A có tổng thu nhập chịu thuế là 50 triệu đồng, trong khi đó ông B cũng có
thu nhập chịu thuế là 50 triệu đồng và cả hai đều không có thêm bất cứ khoản
thu nhập chịu thuế khác.
Yêu cầu:
Hai ông A và B có nên nộp thuế như nhau không?
2.3. Chức năng và vai trò của thuế
2.3.1. Vai trò của thuế
2.3.1.3. Công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội
VD: Công bằng theo chiều ngang
 Nếu chỉ xem xét về thu nhập chịu thuế phát sinh như nhau thì câu trả lời là có và cả
hai sẽ nộp tiền thuế như nhau.
 Nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ hơn hoàn cảnh gia đình thì ông A có 3 con dưới 18
tuổi trong khi ông B độc thân. Dựa trên cơ sở chứng cứ mới này thì ông A và ông B
không nên nộp cùng một khoản tiền thuế như nhau.
 Tính công bằng theo chiều ngang của thuế thu nhập thể hiện thông qua việc bao gồm
các biến số có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến hoàn cảnh kinh tế của cá nhân.
 Nhưng việc xác định kỹ lưỡng căn cứ tính thuế sẽ làm gia tăng số lượng quy định
trong luật thuế.
 Việc này có thể cải thiện tính công bằng theo chiều ngang nhưng laị khiến cho luật
thuế trở nên phức tạp.
2.4. Các nguyên tắc thuế khóa
4 nguyên lý thuế khóa của Adam Smith
+ 6 nguyên lý bổ sung
 Tính công bằng
 Tính chắc chắn
 Tính thuận tiện trong việc nộp thuế
 Tính kinh tế của việc thu thuế
 Thiết kế đơn giản
 Tính trung lập
 Khuyến khính tăng trưởng và hiệu quả kinh tế
 Tính minh bạnh
 Tính tuân thủ
 Độ tin cậy về nguồn thu
2.4. Các nguyên tắc thuế khóa
5 thuộc tính của hệ thống thuế “tốt”
Hiệu quả Đơn giản Linh hoạt
kinh tế về mặt hành chính
Hệ thống thuế không nên Hệ thống thuế phải dễ Hệ thống thuế nên có khả
can thiệp vào sự phân bổ dàng và tương đối không năng đáp ứng một cách dễ
nguồn lực hiệu quả. tốn kém khi thực thi. dàng và tự động trong
một số trường hợp khi
tình hình kinh tế thay đổi.

Trách nhiệm chính trị Công bằng


minh bạch Hệ thống thuế phải công
Hệ thống thuế nên được bằng về cách đối xử tương
thiết kế minh bạch, sao đối với các cá nhân khác
cho các cá nhân có thể xác nhau.
nhận họ phải nộp bao
nhiêu.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.1. Phân biệt hoạch định thuế, trốn thuế, tránh thuế

 Nghĩa vụ thuế của một cá nhân hoặc tổ chức có thể được giảm qua 3
phương pháp – hoạch định thuế, tránh thuế và trốn thuế.
 Các phương pháp này là khác biệt và có thể thay thế cho nhau.
 Hoạch định thuế và tránh thuế là những cách hợp pháp để giảm nợ
thuế nhưng tránh thuế không được khuyến khích vì nó thao túng luật
pháp vì lợi ích riêng của một người. Trong khi đó hoạch định thuế là
một phương pháp lý tưởng.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.1. Phân biệt hoạch định thuế, trốn thuế, tránh thuế
Trốn thuế - Tax evasion

Trốn thuế là phương pháp giảm số thuế phải nộp bằng cách vi phạm
pháp luật.

Phương pháp này bao gồm hành động cố ý không nộp tờ khai thuế
hoặc thanh toán nghĩa vụ thuế hoặc cả hai.

Phương pháp này cũng bao gồm thao túng hồ sơ thu nhập chịu thuế,
che giấu sự thật bằng cách giảm thu nhập hoặc tăng chi phí, cũng như
các thủ thuật ngầm khác để không đóng thuế.

Trốn thuế là một hành vi tội phạm có ý nghĩa nghiêm trọng. Nếu bạn
bị bắt, bạn sẽ bị phạt thông qua các khoản tiền phạt nặng hoặc ngồi
tù. Trốn thuế là một tội nghiêm trọng.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.1. Phân biệt hoạch định thuế, trốn thuế, tránh thuế
Tránh thuế - Tax avoidance

Tránh thuế có thể được coi là vùng trung gian giữa trốn thuế và hoạch
định thuế.

Mặc dù về mặt kỹ thuật không vi phạm pháp luật, đây là một hành
động thiếu đạo đức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi
pháp luật.
Tránh thuế là phương pháp giảm số thuế phải nộp bằng cách sắp xếp
các vấn đề tài chính theo những cách mà chính phủ không lường
trước để không bị coi là bất hợp pháp.

Phương pháp này làm biến dạng các quy tắc của hệ thống thuế và lợi
dụng các lỗ hổng trong quy định của pháp luật.

Nếu không cẩn thận, các phương pháp tránh thuế có thể gây nguy
hiểm cho bạn vào một ngày nào đó với những hậu quả tương tự như
trốn thuế
2.5. Hoạch định thuế
2.5.1. Phân biệt hoạch định thuế, trốn thuế, tránh thuế

Hoạch định thuế - Tax planning

Hoạch định thuế là quá trình phân tích tình hình tài chính
một cách hiệu quả nhất.

Thông qua hoạch định thuế, chúng ta có thể làm giảm số


thuế phải nộp một cách hợp pháp.

Hoạch định thuế liên quan đến việc hoạch định thu nhập
một cách hợp pháp để tận dụng các khoản miễn trừ và
khấu trừ khác nhau.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.1. Phân biệt hoạch định thuế, trốn thuế, tránh thuế
1. Bản chất: Hoạch định thuế và tránh thuế là hợp pháp trong khi
trốn thuế là bất hợp pháp
2. Thuộc tính: Hoạch định thuế là có đạo đức. Tránh thuế là vô đạo
đức. Trốn thuế là bất hợp pháp và bị phản đối.
3. Động cơ: Hoạch định thuế là phương pháp tiết kiệm thuế. Tuy
nhiên, tránh thuế là lách thuế. Trốn thuế là một hành vi che giấu
thuế.
2.5. Hoạch định thuế
Đặc điểm và sự khác biệt giữa trốn thuế, tránh thuế và
lập kế hoạch thuế
4. Hậu quả: Tránh thuế dẫn đến việc hoãn nghĩa vụ thuế. Trốn thuế
dẫn đến hình phạt hoặc phạt tù.
5. Mục tiêu: Mục tiêu của việc tránh thuế là giảm trách nhiệm thuế
bằng cách lợi dụng khe hở trong luật trong khi trốn thuế được
thực hiện để giảm trách nhiệm thuế bằng cách thực hiện các
biện pháp không công bằng. Hoạch định thuế được thực hiện để
giảm trách nhiệm thuế bằng cách áp dụng các quy định và đạo
đức của pháp luật.
6. Được phép: Hoạch định thuế và tránh thuế được cho phép
trong khi trốn thuế không được phép.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.1. Tổng quan
• Tối ưu hóa (không phải tối thiểu hóa) trách nhiệm
Mục tiêu thuế.

• Đối với quản trị doanh nghiệp:


• Hoạch định thuế trong tương lai là rất quan trọng để đạt
được kết quả kinh doanh tốt.
Vai trò • Thuế ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp bởi vì
các quyết định hàng ngày nhìn chung đều dựa vào giá trị
hiện tại đã được điều chỉnh rủi ro của các dòng tiền sau
thuế.

• Tạo lập cơ sở kinh doanh


Phương • Chuyển đổi hoạt động

pháp •
Tính toán thời gian
Phân chia cơ sở thuế
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
a. Tạo lập cơ sở kinh doanh
Một hình thức hoạch định thuế nhằm khai thác những lợi thế của
ưu đãi thuế đó là việc chuyển một hoạt động sang một địa bàn khác
được hưởng thuế suất thuế thấp hơn.
Ví dụ: trong những năm qua nhiều công ty đã chuyển trụ sở về hoạt
động ở những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nơi có
mức thuế suất ưu đãi thấp hơn so với ở địa bàn cách đó không xa.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
a. Tạo lập cơ sở kinh doanh
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
b. Chuyển đổi hoạt động
Một hình thức hoạch định thuế thể hiện sự chuyển đổi hoạt động
sang những hoạt động có lợi thế về thuế đối với thu nhập hoặc tài
sản được tạo ra.
Ví dụ: Quảng cáo để bán hàng sẽ tạo ra thu nhập thường xuyên và
bị đánh thuế ngay và sẽ tạo ra hình ảnh của công ty và kèm theo là
tài sản thương hiệu (tài sản vô hình), khoản này chưa bị đánh thuế
ngay mà chỉ bị đánh thuế khi tài sản vô hình này được bán (thu nhập
về vốn).
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
c. Tính toán thời gian
Một hình thức hoạch định thuế thể hiện những kỹ thuật chuyển thu
nhập bị đánh thuế (cũng có thể được gọi là cơ sở thuế) sang kỳ kế
toán tiếp sau, điều này sẽ làm tăng giá trị hiện tại của dòng tiền.
Ví dụ:
 Khấu hao nhanh cho phép tăng chi phí được trừ của tài sản cố định trong
những năm đầu và vì vậy đã trì hoãn được khoản thuế phải nộp sang
những năm sau.
 Một ví dụ khác nữa đó là trường hợp xác định kế hoạch chuyển lỗ sang
những năm sau hợp lý sẽ làm giảm trách nhiệm thuế phát sinh.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
d. Phân chia cơ sở thuế
Một hình thức hoạch định thuế thể hiện những kỹ thuật phân tán
cơ sở thuế ra cho hai hoặc nhiều đối tượng nộp thuế để khai thác
những sự khác nhau về thuế suất.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
d. Phân chia cơ sở thuế
Ví dụ:
 Thuế thu nhập cá nhân có mức thuế suất cao nhất là 35% nhưng thuế
suất tiêu chuẩn của thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
 Một ông chủ của công ty TNHH không có người phụ thuộc tạo ra
700.000.000 đồng lợi nhuận và trả lương cho ông ta là 672.000.000
đồng (mức lương hợp lý), như vậy thu nhập chịu thuế của công ty là
28.000.000.
 Nếu không trả lương sẽ phải nộp thuế thu nhập là 700.000.000 x 20% =
140.000.000 đồng.
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
d. Phân chia cơ sở thuế
Ví dụ:
 Nếu có trả lương cho chủ công ty TNHH, ông ta chỉ phải đóng thuế thu
nhập cá nhân là 7.000.000 + (672.000.000 - 108.000.000 - 384.000.000) x
25% = 1 02.000.000 đồng và công ty phải trả 5.600.000 đồng (= 28.000.000
x 20%) tiền thuế.
 Tổng cộng tiền thuế mà công ty và ông ta phải trả lúc này là 107.600.000
đồng (= 102.000.000 + 5.600.000).
 Bằng hoạch định thuế này ông ta đã tiết kiệm được số thuế thu nhập mỗi
năm là 37.400.000 đồng (=140.000.000 - 102.600.000).
2.5. Hoạch định thuế
2.5.2. Hoạch định thuế
2.5.2.2. Phương pháp
d. Phân chia cơ sở thuế
Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc
công ty đa quốc gia có thể thực hiện cách thức phân chia cơ sở
thuế này để làm giảm trách nhiệm thuế của mình.
Tuy nhiên, việc thực hiện theo kế hoạch này của các công ty đa
quốc gia đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí và bị sự ngăn chặn bởi các
biện pháp chống chuyển giá mà các quốc gia đưa ra.
Bài tập Chương 2

You might also like