You are on page 1of 30

Bài thuyết trình:

NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI


(Biomass Energy)

Thực hiện bởi : Nhóm 6


Mục lục :

I. Giới thiệu chung về NLSK.


II. Các nguồn NLSK– cách khai thác.
III.Ưu nhược điểm NLSK.
IV.Một số ứng dụng chung của NLSK.
V. Sản xuất điện từ năng lượng sinh khối.
VI.Tiềm năng phát triển của NLSK trong tương lai.
VII.Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Phần I . Năng lượng sinh khối

 Sinh khối là các vật liệu hữu cơ có nguồn gốc


từ sinh vật có khả năng tái tạo như cây cối, rác
thải, phân động vật,….
 Năng lượng sinh khối là năng lượng được sinh
ra từ nguồn sinh khối.
 Năng lượng sinh khối được xem là tái tạo vì nó
được bổ sung nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ
bổ sung của năng lượng hóa thạch vốn đòi hỏi
hàng triệu năm
Các dạng năng lượng sinh khối

 Điện năng

 Nhiệt năng

 Hơi nước và nhiên liệu qua các phương pháp


chuyển hoá như đốt trực tiếp, tua bin hơi...

 Phân hủy yếm khí, đốt kết hợp

 Khí hoá, nhiệt phân


Phần II. Nguồn gốc năng lượng sinh khối

Bã nông nghiệp (Agricultural residues) Chất thải từ động vật (Livestock residues)
Chất bã của sinh khối đã qua xử lý

Bột giấy và các chất bã trong


quá trình sản xuất giấy

cây cối, chất xơ gỗ,


Cây trồng năng lượng (Energy forestry/crops) Chất thải rắn đô thị
Cách khai thác các nguồn
năng lượng sinh khối
Để khai thác năng lượng từ sinh khối có rất nhiều cách nhưng có 4 cách chính được áp
dụng nhiều hiện nay:
• Đốt nhiệt sinh khối
• Phát điện bằng Biomass  – Biopower
• Khí hóa sinh khối
• Chuyển hóa chất lỏng sinh khối
a,Đốt nhiệt sinh khối

Cấu trúc lò bao gồm:


1. Lò phản ứng dạng lò kép, công suất cao,
phản ứng tối ưu.

2. Bộ lọc gọn nhẹ tích hợp

3. Béc đốt:

Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản, chi phí thấp đầu tư thấp, dễ vận hành.
- Tính đồng bộ cao
- Tiết kiệm năng lượng.
- Khả năng thu hồi vốn nhanh
b, Phát điện bằng Biomass  – Biopower
Cách này sử dụng nhiệt hoặc hơi nước được tạo ra bằng cách đốt nguyên liệu ( được trộn sẵn than với nguyên liệu
rắn sinh khối) để tạo ra năng lượng điện phục vụ nhu cầu sử dụng của con người

Công ty Năng Lượng Xanh


đang triển khai dự án phát
điện bằng khí hóa trấu
đồng thời thu hồi tro trấu
để sản xuất Bio-silica.
c, Khí hóa sinh khối
Công nghệ khí hóa sinh khối là quá trình phản ứng nhiệt hóa học khi đốt cháy nhiên liệu sinh
khối trong điều kiện thiếu oxy (cháy sơ cấp), sản sinh ra hỗn hợp khí gas (CO, H2, CH4). Hỗn
hợp này được đốt cháy ở giai đoạn hai khi tiếp xúc với nguồn oxy ở nhiệt độ đủ cao (cháy thứ
cấp). Quá trình này tạo ra hai sản phẩm: (1) khí tổng hợp; (2) biochar. Khí tổng hợp bị đốt cháy
để sản xuất nhiệt cho các ứng dụng công nghiệp và hộ gia đình. Biochar được sử dụng làm chất
cải tạo đất, phân bón, chất lọc nước, và các ứng dụng làm sạch môi trường khác.

Ưu điểm:
- An toàn với người sử dụng
- Tiết kiệm 50% chi phí sản xuất và nấu ăn so
với đốt than, 80% so với gas hoặc dầu
d, Chuyển hóa chất lỏng sinh khối
Một cách sản xuất nhiên liệu sinh khối thú vị khác được gọi là nhiên liệu sinh học.
Nhiên liệu sinh học là nhiên liệu lỏng được làm từ sinh khối, thường là từ thực vật. Một
số loại phổ biến bao gồm methanol và ethanol, cũng như xăng tổng hợp, dầu diesel sinh
học và nhiên liệu hàng không.
Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành các
nhóm chính như sau:
- Diesel sinh học (Biodiesel)
- Xăng sinh học (Biogasoline)
- Khí sinh học (Biogas)
Ưu điểm
- Thân thiện với môi trường
- Nguồn nhiên liệu tái sinh
Nhược điểm:
- Do nguồn cung cấp không ổn định vì phụ
thuộc vào thời tiết và nông nghiệp
Phần III: Ưu và nhược điểm NLSK
I. a.Ưu điểm của năng lượng sinh khối
1.Khả năng tái tạo nhanh.
2.Sự thay thế cho nhiên liệu hóa thạch
3.Chất thải và ảnh hưởng tới môi trường
4.Sản lượng cao.

Bb.Nhược điểm của năng lượng sinh khối


1.Khí thải
2.Thiệt hại về môi trường
3.Chi phí lớn
4.Thiếu ổn định về nguồn nguyên liệu
Phần IV: Ứng dụng của năng lượng sinh
khối
 Biogas

 Sản xuất  Methanol, Ethanol, Dầu diesel sinh học(biodiesel)


 Phát điện ( nhà máy điện rác )
Biogas
• Biogas sử dụng nguyên liệu đa dạng, thường là tận dụng
các chất thải, phế thải, phế phẩm trong nông lâm ngư
nghiệp.
• Quy mô gia đình thường sử dụng phân gia súc, quy mô
lớn hơn có thể phát triển sử dụng các loại rác đô thị và rác
công nghiệp làm nguyên liệu.
• Không chỉ xử lý chất thải hữu cơ, làm sạch môi trường,
phát triển Biogas còn cung cấp bã thải là phân bón có giá
trị cao cho nông nghiệp, tăng độ phì cho đất.
• Các hầm ủ Biogas có thể xây dựng với công suất bất kỳ,
vốn đầu tư nhỏ, nguyên liệu sẵn có nên nó khá phù hợp
với nền kinh tế các nước đang phát triển.
•  Người ta sử dụng năng lượng Biogas để đun nấu, thắp
sáng, chạy máy…
Sản xuất

 Sinh khối dạng rắn có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu lỏng để phục vụ nhu
cầu khách hàng. Ba dạng nhiên liệu phổ biến sản xuất từ sinh khối (biofuel) là
methanol, ethanol, và biodiesel.
 Methanol là cồn từ gỗ, được dùng thay thế trực tiếp cho các dạng nhiên liệu từ
nhiên liệu hóa thạch như xăng và dầu diesel. 
 Ethanol là nhiên liệu dạng lỏng, không màu, trong suốt, dễ cháy. Ethanol được
dùng như phụ gia cho xăng.
 Biodiesel là sản phẩm của quá trình kết hợp cồn (trong đó có ethanol) với dầu
chiết ra từ đậu nành, hạt nho, mỡ động vật, hoặc từ các nguồn sinh khối khác.
Dùng thay thế trực tiếp cho các dạng nhiên liệu từ nhiên liệu hóa thạch như xăng
và dầu diesel.
Phát điện
 Hiện nay trên quy mô toàn cầu, sinh
khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư,
chiếm tới 14-15% tổng năng lượng tiêu
thụ của thế giới. 
 Hiện nay trên thế giới có sáu hệ thống
điện sinh học lớn, bao gồm: Đốt biomass
trực tiếp, đồng đốt cháy, khí hoá, tiêu hoá
kỵ khí, nhiệt phân và hệ thống điện sinh
học nhỏ, module. Ước tính tới năm 2020,
sản lượng điện sinh khối của thế giới là
hơn 30.000 MW. Phối cảnh Nhà máy điện rác Sóc Sơn 

 Nhà máy điện rác tương tự như nhà máy nhiệt điện, chỉ khác ở chỗ nhiên
liệu không giống nhau và phải trang bị thêm hệ thống xử lý làm s ạch khói,
khí khá phức tạp.
Phần V : Sản xuất điện từ năng lượng sinh khối

Hiện nay có khá nhiều kĩ thuật chuyển sinh khối thành điện
năng
• Công nghệ đốt trực tiếp và lò hơi ( Directed fired Conventioner
Steam Boiler)
• Đốt liên kết
• Nhiệt phân
• Khí hóa sinh khối
I. Công nghệ đốt trực tiếp và lò hơi

 Là 2 phương pháp phổ biến được vận dụng ở hầu hết


các nhà máy điện năng lượng sinh khối
 Các hệ thống đốt trực tiếp truyền thống là hệ thống
vine hoặc lò hơi stocker
 Khi nóng được chuyển qua tuabin và quay cánh tuabin
vận hành roto máy phát điện
 Sinh khối phải được hun khô cắt thành mảnh vụn hoặc
ép thành bánh để sử dụng đốt trực tiếp
 Nhiệt tạo ra từ quá trình đun cung cấp cho tuabin máy
phát điện có thể điều nhiệt nhà máy và các công trình
xây dựng khác
II. Phương pháp đốt liên kết

 Kết hợp sinh khối với than để tạo thành năng


lượng
 Nhà máy dạng này sinh khối được đốt trực tiếp
trong lò nung( như hình bên)
 Phương pháp này có khả thi rất lớn vì kĩ thuật hỗ
trợ tương đối đơn giản và có sẵn
 Phương pháp này đang được quan tâm tại các
quốc gia Đan Mạch, Hoa Kỳ
III. Nhiệt phân sinh khối

 Là quá trình đốt sinh khối ở nhiệt độ rất cao và


thiếu ôxi
 Quá trình đốt sinh khối tạo ra dầu nhiệt
phân( Pyrolysis oil), than hoặc khí tổng hợp
 Các sản phẩm này có thể sử dụng tương tự như
dầu khí để tạo ra điện năng
 Tiến trình đốt: Hun khô sinh khối để tang tối đa
hiệu suất sau đó tương tự như quá trình đốt trực
tiếp khi nguội lại dầu nhiệt phân có dạng lỏng ,
màu nâu và được sử dụng như nhiên liệu đốt
gasifier
IV. Khí hóa sinh khối

 Sinh khối dạng rắn chuyển thành khí tổng hợp( Syngas)
 Khí này cung cấp cho các tuabin chu trình liên hợp
CCGT( nhà máy điện chu trình hỗn hợp) hoặc chuyển đổi
khác như nhà máy nhiệt điện chạy than
 Các lò chuyển đổi sinh khối rắn thành khí đốt nóng. Khí
sinh học có thể được làm sạch và lọc để phân loại và tách
các tạp chất
 Hiệu suất của những hệ thống dạng này có thể lên đến 60%
Chương VI: Tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối

Cơ cấu năng lượng sơ cấp Việt Nam (2000-2015)


1. Tiềm năng sinh khối gỗ
-Bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng, phế phẩm gỗ công nghiệp(mùn cưa,vỏ cây..),bã thải từ rừng,gỗ từ cây
xanh đô thị,…
-Trữ lượng gần 25 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu thô
2.Tiềm năng sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp

-Phụ phẩm nông nghiệp là các chất dư thừa sau các vụ thu hoạch
-Bao gồm: rơm rạ, bã mía, vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ đậu,…
-Ước tính hàng năm có đến 40 triệu tấn rơm rạ, 8 triệu tấn trấu, 6
triệu tấn bã mía, trên 50 triệu tấn vỏ cà phê, vỏ đậu,…
-Tuy nhiên, thực tế là một tỷ lệ khá lớn các bã nông nghiệp này
vẫn còn bị bỏ phí hoặc sử dụng không đúng cách, gây các ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường, sinh thái và lương thực.
3.Tiềm năng sinh khối từ chất thải gia súc

-Chất thải gia súc, như phân trâu, bò, heo và gà, có thể
được chuyển thành gas hoặc đốt trực tiếp nhằm cung
cấp nhiệt và sản xuất năng lượng
-Nguồn khí sinh học thu được ước tính 5 tỉ m3, tương
đương 2.5 triệu tấn dầu
-Mới được khai thác trong các hộ gia đình, quy mô nhỏ
và chủ yếu để chiếu sáng, đun nấu thức ăn.
4.Nguồn sinh khối khác
-Chất thải ở các trung tâm thương mại, cơ quan, trường hoc,
nhà dân có một hàm lượng nhất định của các vật chất hữu
cơ có xuất xứ từ cây, là một nguồn năng lượng tái tạo không
nhỏ.
-Khí ở các bãi chôn lấp, phần lớn trong quá trình phân hủy
yếm khí, sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình phân hủy chất
thải hữu cơ của vi sinh vật có một lượng lớn khí methane,
có thể được thu thập, chuyển dạng và dùng để tạo ra năng
lượng
Phần VII: Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

I. Năng lượng sinh khối ở Việt Nam

 Công nghệ khí sinh học (Biogas) đã được đưa vào áp dụng.  Việc sử dụng Biogas mang
lại lợi ích rất lớn, như có thể xử lý chất thải, đun nấu, phát điện, thắp đèn,…Tuy nhiên
chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình. 

 Việt Nam đã có một số nhà máy điện rác đang hoạt động. Trong đó, Nhà máy Phát điện
Gò Cát có công suất 2,43 MW, Nhà máy Xử lý chất thải rắn phát điện Cần Thơ có công
suất 6 MW và Nhà máy Xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu xử lý rác Nam
Sơn có công suất 0,6 MW. Nhiều dự án sắp xây dựng nhà máy điện rác ở Sóc Sơn, Phú
Thọ , Hậu Giang,…
II. Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Cơ hội Thách thức :


1. Tiềm năng lớn chưa được khai thác 1. Sự cạnh tranh về nhu cầu nguyên liệu
2. Nhu cầu ngày càng phát triển sinh khối
3. Các chính sách và thể chế đang từng 2. Sự cạnh tranh về chi phí của các công
bước hình thành tạo thuận lợi cho phát nghệ
triển năng lượng tái tạo nói chung và 3. Trở ngại về môi trường
năng lượng sinh khối nói riêng 4. Thiếu nhận thức của xã hội về năng
4. Môi trường quốc tế thuận lợi lượng sinh khối
5. hiếu các chính sách và thể chế cụ thể của
chính phủ

You might also like