You are on page 1of 20

Trường đại học bách khoa Hà Nội

Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường

Môi Trường và Con Người


Đề tài: Các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động
sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, ảnh hưởng sức khỏe và
các biện pháp quản lý

GVHD: ThS. Võ Thị Lệ Hà


Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Văn Minh Hiếu
Lê Trường Giang
Nguyễn Hoàng Anh
Mai Hải Đăng
Nguyễn Trọng Xứng
1
Đinh Quang Dương
2
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1 Môi trường và vai trò của môi trường

2 Vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động sản


xuất công nghiệp ở Việt Nam

3 Các ảnh hưởng đến sức khỏe con người

4 Các biện pháp quản lý


3
I. Môi trường và vai trò của môi trường

1. Môi trường là gì?


Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố : các yếu tố
tự nhiên, các yếu tố vật chất nhân tạo.
I. Môi trường và vai trò của môi trường
2. Chức năng của môi trường
• Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
• Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của
con người
• Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống
• Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người :Rừng tự nhiên, Các thuỷ vực, Động
– thực vật, Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió, dầu mỏ
• Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài như: Ozon trong khí quyển
có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

4
II. Vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động 5
sản xuất công nghiệp ở Việt Nam

1. Ô nhiễm môi trường đất


Ô nhiễm môi trường đất là tất cả các hiện tượng làm
nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đất thực chất do các tác động của
con người làm biến đổi các yếu tố sinh thái vượt ra ngoài
phạm vi chống chịu của sinh vật.
Ở Việt Nam: Ô nhiễm đất ở các khu công nghiệp và đô
thị, bao gồm: chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất
thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.
6
• Chất thải xây dựng: Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp,
bêtông, nhựa,…
• Chất thải kim loại: Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, Cu và Ni)
thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị.
• Chất thải khí: CO2, SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axít, làm
tăng quá trình chua hoá đất.
• Chất thải hóa học và hữu cơ: chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm,
màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất….
7
2. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các
tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước,và trở nên
độc hại với con người và sinh vật..
Ở Việt Nam nước thải công nghiệp là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm nước
Nước thải công nghiệp có thành phần phụ thuộc vào
ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.
Ở Việt Nam: một số nhà máy có lượng nước thải
rất lớn chưa được xử lý, ví dụ: Vedan, Vissan,…
8

Vedan: Nguồn nước thải của Công ty Vedan từ các


nguồn như: Nước chảy tràn; Nước thải sinh hoạt của
cán bộ công nhân viên và nước thải sản xuất.

Công ty súc sản Vissan: Nước thải của công ty chủ


yếu là huyết, phân (trâu, bò, heo) và một số phế phẩm
như da, lông, các phần hư hỏng loại bỏ của khâu chế
biến.v.v…
Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải
9
3. Ô nhiễm môi trương không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành
phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các
khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm
tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con
người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác
Một số hoạt động sản xuất công nghiệp ở Việt Nam
gây ô nhiễm môi trường không khí:
• Ngành công nghiệp luyện kim
• Công nghiệp vật liệu xây dựng
• Khí thải chất ô nhiễm từ lò đốt
• Ngành khai thác than
10

• Ngành công nghiệp luyện kim: nhà máy luyện gang từ


quặng sắt ở Thái nguyên, nhà máy này vừa luyện gang và
luyện cốc, khí thải của nhà máy chứa nhiều CO, CO2, CyHx,

SOx, NH3 và bụi


• Công nghiệp vật liệu xây dựng:
- Sản xuất xi măng: Nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng.
Bao gồm hai công nghệ chính là xi măng lò đứng và xi măng lò quay.
Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao
và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt.
- Sản xuất gạch đất nung: Tại các cơ sở công nghiệp lớn, gạch đất
Nhà máy luyện cốc ở Thái Nguyên
nung trong các lò tuy-nen dùng nhiên liệu là dầu diesel các nhà máy
này phát thải vào không khí chất gây ô nhiễm do đốt dầu vẫn đang tồn
tại, còn chưa được giải quyết triệt để. Chất gây ô nhiễm là tro bụi,
CO2, SOx.
11

• Khí thải chất ô nhiễm từ lò đốt: lò hơi, lò nung, lò rèn, buồng sấy, lò đốt rác…Quá trình
cháy trong lò sẽ sinh ra khí thải có nồng độ CO2, CO, SOx, NOx và tro bụi.
• Ngành khai thác than: ít có nguy cơ trực tiếp gây ô nhiễm không khí, có chăng chỉ có nguồn
phát sinh bụi từ các tuyến vận chuyên

Một lò đốt rác loại


nhỏ
12
III. Các ảnh hưởng đến sức khỏe con người

1. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất tới sức khỏe con


người
• Đất bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe con người. Hậu quả sức khỏe do tiếp xúc
với ô nhiễm đất rất khác nhau tùy thuộc vào loại chất
ô nhiễm và con đường tấn công .
• Phơi nhiễm mãn tính với crom, chì và các kim loại
khác có thể gây ung thư, có thể gây rối loạn bẩm sinh
• Phơi nhiễm mãn tính với benzene, Thủy ngân và
cyclodienes, … được biết là có liên quan đến tỷ lệ mắc
bệnh bạch cầu, tổn thương thận cao hơn.
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới sức khỏe con người 13

• Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và
Cộng đồng về tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
cho thấy: Chất lượng nguồn nước ở nước ta đang ngày
càng suy thoái nghiêm trọng
• Nước ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp chứa hàm
lượng kim loại nặng cao.
• Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước ảnh hưởng
đến con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính
như ung thư, viêm da, tiêu chảy... ngày càng gia tăng.
• Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho
các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp đặc biệt là
bà con nuôi trồng thuỷ hải sản.
14
3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người

Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con
người đang ngày càng được quan tâm khi các nghiên cứu đã
chứng minh có mối liên hệ giữa một số bệnh nghiêm trọng giữa
các nhóm tuổi khác nhau và ô nhiễm không khí. Chẳng hạn như:
 Biến chứng thần kinh và tâm lý
 Kích ứng mắt
 Các bệnh ngoài da
 Các bệnh mãn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư...
 Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi,
khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân.
15
IV. Các biện pháp quản lý

Để đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp (KCN), chúng ta cần thực
hiện một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường KCN:
• Về thu hút đầu tư : Thu hút đầu tư vào KCN theo hướng ưu tiên những ngành công
nghiệp sạch, phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của địa phương;
• Về cơ chế, chính sách: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực
hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong KCN. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KCN.
Ngoài ra, chủ đầu tư KCN xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải.
16
Một số biện pháp xử lý rác thải công nghiệp hiệu quả:
Phương pháp chôn lấp an toàn
- Kỹ thuật xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp sẽ giảm thiểu khả năng phát tán rác ra
môi trường. 
- Điều kiện rác thải được áp dụng là:
• Chất thải ít hữu cơ hoặc vô cơ.
• 100% Không chứa phóng xạ
• Không chứa chất lây nhiễm, gây nổ.
• Không có chất lỏng, tỷ lệ rỉ nước thấp. 
• Đặc biệt là không có lốp xe. 

Tạo hố và chôn lấp chất thải


17

Đối với nước thải công nghiệp, một số phương pháp xử lý hiện nay là:
Phương pháp hóa học: có thể sử dụng để xử lý nước chứa các kim loại nặng (đồng, chì,…), nước thải
ngành dệt, nhuộm, nước thải có nồng độ axit cao.
Phương pháp này có thể được triển khai theo hai phương án:
• Oxy hóa khử: những thành phần độc hại có trong nước thải sẽ phản ứng với các chất oxi hóa (Clo,
kali pemaganat, clorat canxi,…) và chuyển hóa thành các chất ít độc hơn, sau đó được loại ra khỏi
nước thải.
• Trung hòa: dùng các tác nhân trung hòa, kiềm, axit, hoặc vật liệu lọc axit để trung hòa và làm giảm
mức độ ảnh hưởng của nước thải khi thải ra môi trường.
18

Phương pháp hóa lý: áp dụng các quá trình hóa học
và vật lý nhằm loại bỏ bớt thành phần gây ô nhiễm
trong nước thải công nghiệp.
Công nghệ nổi trội của phương pháp này là:
• Công nghệ keo tụ tao bông: thích hợp xử lý nước
thải mực in, xử lý nước thải sơn, dệt nhuộm, … vì
quá trình keo tụ tạo bông có khả năng khử màu và
cặn lơ lửng rất tốt. Nước thải nhiễm dầu và kim loại
nặng cũng có thể áp dụng
Cụm bể hóa lý
• Công nghệ trích ly pha lỏng: Áp dụng cho nước thải
công nghiệp chứa ion kim loại, phenol, dầu, axit hữu
cơ,… tuy nhiên chi phí cho công nghệ này khá tốn
kém.
19
Một số phương pháp xử lý khí thải thông dụng và hiệu quả cao:

• Phương pháp sử dụng thiết bị tĩnh điện để hút bụi:


phương pháp này thường được áp dụng trong các nhà
máy sản xuất xi măng, xí nghiệp may mặc,…
• Phương pháp sử dụng vật liệu / hóa chất phản ứng:
phương pháp xử lý khí thải này sử dụng các loại hóa chất
gây phản ứng để tạo ra khí C02 và hơi nước. Nó được áp
dụng đối với các nhà máy thải ra dung môi hữu cơ.
• Phương pháp đốt: sử dụng hệ thống hút, sau đó cho
vào hệ thống bình nén khí để đốt. phương pháp này có
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
thể áp dụng đốt các loại khí dễ cháy như C0, hơi sơn,…
Thanks for
watching

20

You might also like