You are on page 1of 22

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI


Signalling and connection control

Giảng viên: Hoàng Trọng Minh, Nguyễn Thanh Trà

Hà nội 2014
1
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.1 Giới thiệu chung


o Báo hiệu được định nghĩa là một cơ chế cho các phần tử mạng trao đổi thông
tin giữa chúng để thiết lập đường dẫn truyền thông.
o Hệ thống báo hiệu là một tập các phương pháp hoặc thủ tục cho các thực thể
mạng trao đổi thông tin để thiết lập truyền thông.
o Báo hiệu được coi là một phần của cơ chế điều khiển mạng trên khía cạnh phục
vụ quá trình kết nối truyền thông.
o Chức năng báo hiệu được thực hiện trên nhiều lớp của kiến trúc mạng.

o Báo hiệu và điều khiển kết nối là chức năng then chốt của tất cả các môi trường
mạng.

2
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.2 Nguyên tắc điều khiển hệ thống


1.2.1 Các vấn đề chung của điều khiển
o Hai mục tiêu quan trọng nhất là thích ứng và bền vững (ổn định).

o Thích ứng cho phép một hệ thống tiếp tục đạt được một số mục tiêu hiệu năng
dưới điều kiện thay đổi môi trường điều hành như tải hay lỗi thành phần mạng.
o Bền vững ngăn ngừa hệ thống trượt hoặc chuyển tới trạng thái không điều khiển
được do ảnh hưởng của các đầu vào.

Mô hình chung của một hệ thống điều khiển 3


1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.2 Nguyên tắc điều khiển hệ thống


1.2.1 Các vấn đề chung của điều khiển
a, Vấn đề mô hình hóa
o Phân tích và xác định đặc tính hoạt động của hệ thống và các thành phần thiết bị.

o Các thành phần của hệ thống được mô tả trong khái niệm nỗ lực (effort) và luồng
(flow).
o Các thành phần hệ thống có thể là thành phần chủ động hay bị động.

o Luật ràng buộc chỉ ra các phương pháp giải cho mục tiêu điều khiển và tối ưu hệ
thống.
o Các biểu thức toán học thể hiện điều hành của hệ thống là vấn đề cuối cùng của bài
toán mô hình hóa hệ thống.

4
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.2 Nguyên tắc điều khiển hệ thống


1.2.1 Các vấn đề chung của điều khiển
b, Biểu diễn toán học
o Có ba cách thông dụng để biểu diễn một hệ thống bằng toán học gồm: Biến trạng
thái, đáp ứng xung và hàm truyền đạt.
o Trong biểu diễn biến trạng thái, ta chọn một tập biến phù hợp với đặc tính trạng thái
của hệ thống.
o Rất nhiều hệ thống thực tế có một đầu vào vô hướng u và có thể biểu diễn hệ thống
bằng mô hình đáp ứng xung.
o Hàm truyền đạt của rất nhiều hệ thống thông thường đưa ra dưới dạng N(s)/D(s)
với N(s) và D(s) là đa thức trong s. Công suất lớn nhất của sin D(s) được gọi là bậc
của hàm truyền đạt.

5
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.2 Nguyên tắc điều khiển hệ thống


1.2.2 Các cách tiếp cận điều khiển hệ thống viễn thông
o Dưới góc độ tiếp cận hệ thống, hầu hết mô hình toán học đầy đủ cho hệ thống
viễn thông được biểu diễn dưới một cấu trúc logic điều khiển phân tán phức hợp
để xử lý các sự kiện và lưu lượng ngẫu nhiên.
o Mục tiêu chính của bài toán điều khiển hệ thống viễn thông là đưa ra các quyết
định tốt nhất trước sự thay đổi của lưu lượng mạng hay yêu cầu của người dùng
với điều kiện đảm bảo được tính bền vững của hệ điều khiển.
o Khái niệm về điều khiển rất rộng và thường được hiểu bởi hai thuật ngữ là điều
khiển và quản lý. Tổ chức quản lý cho mạng viễn thông thường chỉ ra cấp cao
nhất là quyết định của người điều hành PMD (People Making Decision)

6
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.2 Nguyên tắc điều khiển hệ thống


1.2.2 Các cách tiếp cận điều khiển hệ thống viễn thông
o Có thể tồn tại nhiều mô hình điều khiển trong mạng viễn thông, việc phát triển
một mô hình điều khiển nào đó phải dựa trên cấu trúc biểu diễn của mô hình
điều khiển bằng các mô hình.
o Mỗi mô hình tương xứng với lý thuyết hệ thống chỉ phản ánh được một số đặc
tính của hệ thống ví dụ như:
o Đặc tính tổng quát của hệ thống (tính toàn vẹn, ổn định, giám sát, điều
khiển, mở, động, độ tin cậy …);
o Đặc tính cấu trúc (cấu thành, kết nối, phức tạp, phân cấp, mềm dẻo…);

o Đặc tính chức năng (chịu đựng, hiệu năng, hiệu suất, chính xác, kinh tế).

7
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.2 Nguyên tắc điều khiển hệ thống


1.2.2 Các cách tiếp cận điều khiển hệ thống viễn thông
o Các đặc điểm cơ bản của điều khiển tình huống trong hệ thống viễn thông:

1. Yêu cầu một lượng nhất định các dữ liệu ban đầu dựa trên thông tin về một đối
tượng điều khiển, các luật hoạt động và tiếp cận cho điều khiển.

2. Sự lựa chọn ngôn ngữ mô tả tình huống hiện thời của đối tượng.

3. Ngôn ngữ định nghĩa tình huống phản ánh thực tế số học và các mối quan hệ
đặc tính hóa đối tượng điều khiển và lượng hóa các hiểu biết.

4. Phân loại các tình huống và tổ hợp vào trong các lớp.

5. Hướng dẫn và luật điều khiển, là luật ánh xạ logic LTR (Logic Transfromational
Rule).

8
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.2 Nguyên tắc điều khiển hệ thống


1.2.2 Các cách tiếp cận điều khiển hệ thống viễn thông
o Các đặc điểm cơ bản của điều khiển tình huống trong hệ thống viễn thông:

6. Các hệ thống điều khiển tình huống không nhằm mục tiêu điều khiển tối ưu.

7. Các quyết định từng bước không xác định chiến lược điều khiển cho các đối
tượng điều khiển thời gian thực. Các đối tượng này cần có các quyết định đệ quy
để có được quyết định cuối cùng.
o Các vấn đề trên cho thấy các hệ thống viễn thông sử dụng tiếp cận điều khiển
tình huống và cần có các tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá định tính hoặc định
lượng các yêu cầu điều khiển.

9
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.3 Các thuộc tính của hệ thống điều khiển


o Điều khiển được là thuộc tính của một hệ thống khi chuyển từ trạng thái này sang
trạng thái khác trong một khoảng thời gian yêu cầu.
o Khả năng giám sát được của hệ thống là khi hệ thống đảm bảo khả năng thu thập
thông tin về mỗi thành phần của vector trạng thái.
o Nhận dạng được là khả năng xây dựng các mô hình toán học cho một hệ thống và
thu thập thông tin đặc tính của hệ thống mô phỏng trên cơ sở kết quả giám sát.
o Thuật ngữ bền vững được sử dụng để xác định các đặc tính cả các hệ thống phức
tạp như hệ thống điều khiển viễn thông và các hệ thống điều khiển đơn giản.
o Đặc tính bất biến của hệ thống là khả năng duy trì một số trạng thái đầu ra khi có
một số hoạt động khác biệt tại đầu vào.

10
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.4 Các giải pháp điều khiển hệ thống viễn thông


1.4.1 Điều khiển cung cấp QoS
o Vấn đề cung cấp chất lượng dịch vụ mạng được thông qua các thỏa thuận và
hợp đồng lưu lượng theo một số tham số QoS sau: thông lượng lượng mạng, độ
tin cậy, tổn thất gói, trễ và biến động trễ (Rec Y.1540).

Cấu trúc logic của thỏa thuận cung cấp chất lượng dịch vụ

11
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.4 Các giải pháp điều khiển hệ thống viễn thông


1.4.1 Điều khiển cung cấp QoS
o Các thuật toán điều khiển chính thường gồm điều khiển tình huống, cận tối ưu
thay vì điều khiển tất định thông qua các tiếp cận xác suất.

Các kỹ thuật cung cấp QoS cho mạng viễn thông

Các kỹ thuật cho mặt bằng điều khiển: điều khiển chấp nhận cuộc gọi; kỹ thuật
định tuyến QoS; kỹ thuật dự trữ tài nguyên.

12
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.4 Các giải pháp điều khiển hệ thống viễn thông


1.4.1 Điều khiển cung cấp QoS
Kỹ thuật cho mặt bằng dữ liệu: Đó là một nhóm kỹ thuật liên quan trực tiếp tới các
luồng lưu lượng người sử dụng. Một số kỹ thuật điển hình như quản lý bộ đệm,
tránh tắc nghẽn, lập lịch và xếp hàng, phân loại và chia cắt lưu lượng.

Các kỹ thuật liên quan tới mặt bằng quản lý: Đo kiểm để kiểm tra các tham số
luồng dữ liệu thực tế để so sánh với giá trị yêu cầu trong SLA; Giao thức dự phòng
tài nguyên RSVP (Resource reservation Protocol).

Các mô hình cung cấp dịch vụ


13
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.4 Các giải pháp điều khiển hệ thống viễn thông


1.4.2 Tiếp cận RACS và RASF
o Phân hệ điều khiển chấp nhận và tài nguyên RACS (The Resource and Admission
Control Sub-System) thực hiện các chức năng điều khiển cho mạng truy nhập và
các nút biên thuộc mức thực thi lõi.

Kiến trúc của phân hệ RACS

14
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.4 Các giải pháp điều khiển hệ thống viễn thông


1.4.2 Tiếp cận RACS và RASF
o Chức năng của RACF (Resource Admission Control Function) xác định tài nguyên
khả dụng và thực hiện điều khiển quản trị tài nguyên.

Kiến trúc của phân hệ RACF


o RACF gồm hai khối chức năng:Thực thi các chính sách và luật yêu cầu PD-FE và
khối chức năng thứ hai điều khiển tài nguyên lớp truyền tải TRC-FE.

15
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.4 Các giải pháp điều khiển hệ thống viễn thông


1.4.4 Điều khiển trạng thái
o Các trạng thái chức năng của hệ thống viễn thông được phản ánh bởi các mô hình
cho từng mạng cụ thể.
o Cơ cấu điều khiển cho đối tượng gồm: giám sát trạng thái, điều khiển sự thay đổi
trạng thái, chỉ dẫn cho điều khiển thay đổi trạng thái.
o Ba miền chức năng của điều khiển:
o Giám sát hoạt động của một đối tượng để xác định sự thiếu hụt và tài nguyên hiện có,
phục vụ cho quá trình điều khiển.
o Xác định tải lưu lượng hoặc mức độ sử dụng của phần tử để xác định hiệu suất của
phần tử hay độ khả dụng của các tài nguyên.
o Phân tích trạng thái quản trị để mô tả khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên.

16
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.5 Kiến trúc và phân loại báo hiệu


1.5.1 Phân loại báo hiệu
o Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng.
o Báo hiệu trong kênh và báo hiệu kênh chung.
o Báo hiệu kênh gắn kết và không gắn kết.
o Metasignalling.

Phân loại các kỹ thuật báo hiệu

17
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.5 Kiến trúc và phân loại báo hiệu


1.5.1 Một số đặc tính của báo hiệu
o Đặc tính của báo hiệu gồm: bản tin xác nhận, bảo vệ bộ định thời, thỏa thuận
tham số, nhận dạng kết nối/cuộc gọi, mô hình máy hữu hạn trạng thái,mã hóa và
giải mã bản tin.
o Các bản tin xác nhận được yêu cầu do đặc tính không tin cậy tự nhiên của đường
truyền thông.
o Bộ định thời được sử dụng để tránh hiện tượng trễ thông tin quá lớn do bản tin
báo hiệu tổn thất hoặc gián đoạn.
o Thỏa thuận tham số truyền là lựa chọn tham số thực tế từ một tập tham số
chung.
o Mô hình máy hữu hạn trạng thái FSM (Finite State Machine) được sử dụng để
mô hình hóa các thủ tục báo hiệu thông qua các trạng thái hữu hạn.
o Trong các mạng truyền thông dữ liệu, báo hiệu thường được mã hóa trong
khuôn dạng TLV (Type-Length-Value).

18
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.5 Kiến trúc và phân loại báo hiệu


1.5.1 Chức năng báo hiệu trong mô hình OSI
o Mô hình kết nối hệ thống mở OSI (ISO/IEC 7498-1) là mô hình khái niệm để đặc
tính và tiêu chuẩn hóa các chức năng nội của một hệ thống truyền thông bằng
cách phân chia thành các lớp trừu tượng.

Mô hình tham chiếu kết nối hệ thống mở OSI


19
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.5 Kiến trúc và phân loại báo hiệu


1.5.1 Chức năng báo hiệu trong mô hình OSI
o Lớp Vật lý: Các mạch vật lý tạo ra lớp vật lý của mô hình OSI. Lớp vật lý mô tả các
tín hiệu điện, quang sử dụng cho truyền thông và chỉ liên quan tới các đặc tính vật
lý của tín hiệu điện hoặc quang.
o Lớp liên kết dữ liệu: Lớp liên kết dữ liệu cung cấp một liên kết tin cậy giữa các nút có
kết nối trực tiếp bằng cách phát hiện và có khả năng hiệu chỉnh lỗi có thể xảy ra tại
lớp vật lý.
o Lớp mạng: Lớp mạng trong mô hình OSI chịu trách nhiệm quản lý thông tin địa chỉ
logic trong các gói tin và chuyển phát các gói tin đó tới địa chỉ chính xác.
o Lớp truyền tải: Lớp truyền tải xử lý các chức năng truyền tải như là chuyển phát tin
cậy hoặc không tin cậy dữ liệu tới đích.

20
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.5 Kiến trúc và phân loại báo hiệu


1.5.1 Chức năng báo hiệu trong mô hình OSI
o Lớp phiên: Lớp phiên chịu trách nhiệm thiết lập, quản lý và giải phóng các phiên
kết nối giữa các ứng dụng tại các điểm cuối của truyền thông.
o Lớp trình diễn: Lớp trình diễn nằm ngay dưới lớp ứng dụng, khi nhận được dữ
liệu từ lớp ứng dụng cần được gửi đi qua mạng, lớp trình diễn đảm bảo khuôn
dạng truyền thích hợp cho thông tin dữ liệu đó cho phía bên nhận được thành
công.
o Lớp ứng dụng: Lớp ứng dụng là lớp cao nhất trong mô hình OSI. Dữ liệu lưu
lượng thực thường được phát sinh từ lớp ứng dụng.

21
1 TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

1.6 Kết luận chương


Các nội dung ôn tập chính trong chương
 Các phương pháp tiếp cận và thuộc tính điều khiển hệ thống viễn thông;
 Các giải pháp điều khiển hệ thống viễn thông;
 Tiếp cận RACF và RASF;
 Kiến trúc và phân loại chức năng báo hiệu.

22

You might also like