You are on page 1of 134

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

QUẢN TRỊ KINH DOANH


QUỐC TẾ
LECTURER INFORMATION
• TRAN THE NAM
• Department of Sales Management, Faculty of Business
Administration, University of Finance - Marketing
• 0366 919293
• tranthenam@ufm.edu.vn
• Facebook: search “Smartpls Nole Chang”
• Page: facebook.com/smartplsadvisor
• Youtube: search “Smartpls Nole Chang”
• ORCID: https://orcid.org/0000-0002-4110-6317
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng QTKDQT, Tiêu Vân Trang
2. Quản trị kinh doanh quốc tế, Bùi Lê Hà & cộng sự
3. Quản trị kinh doanh quốc tế, Hà Nam Khánh Giao

4. Quản trị kinh doanh quốc tế, Hà Văn Hội


5. Quản trị kinh doanh quốc tế, Nguyễn Văn Dung

6. Kinh doanh Quốc tế hiện đại (Global Business

Today), Charles Hill, NXB Kinh tế TPHCM


QUI ĐỊNH VỀ ĐIỂM

• ĐIỂM QUÁ TRÌNH : 40%

• ĐIỂM THI CUỐI KỲ : 60%


NỘI DUNG
• Chương 1: Tổng quan về KDQT
• Chương 2: Môi trường KDQT

• Chương 3: Các chiến lược KDQT


• Chương 4: Tổ chức và kiểm soát hoạt động KDQT

• Chương 5: Quản trị tài chính trong KDQT


• Chương 6: Quản trị sản xuất trong KDQT
• Chương 7: Quản trị Maketing trong KDQT

• Chương 8: Quản trị Nguồn nhân lực trong KDQT


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ
KINH DOANH QUỐC TẾ
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
• Hiểu rõ kiến thức tổng quan về hoạt động Kinh doanh Quốc tế
(KDQT) và quản trị KDQT
• Hiểu sự khác biệt của hoạt động KDQT và kinh doanh nội địa,
các tranh luận về vấn đề toàn cầu hóa
• Các hình thức KDQT, các ưu và nhược điểm của từng hình
thức
• Nhận dạng và hiểu được các yếu tố của môi trường KDQT
ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược và hoạt động kinh
doanh của các DN
• Vận dụng các chức năng quản trị để hoạch định, tổ chức triển
khai và kiểm soát hoạt động KDQT một cách hiệu quả.
CHƯƠNG 1
• 1.2. TOÀN CẦU HÓA
• 1.3. TỔNG QUAN KINH DOANH QUỐC TẾ
VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
• 1.4. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ.
• 1.5. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
• 1.6. CÁC LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1.2 TOÀN CẦU HÓA

Toàn cầu hóa trở thành xu hướng và nhu cầu cấp


thiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi
quốc gia và toàn thế giới.
1.2 TOÀN CẦU HÓA

1.2.1 Theo quan 1.2.2 Theo quan


điểm tổng quát về điểm chuyên sâu về
toàn cầu hoá toàn cầu hoá
1.2.1 Theo quan điểm tổng quát về
toàn cầu hoá
• “ Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu
vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới,
làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn
nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt
điều kiện mới.”
1.2.1 Theo quan điểm tổng quát về
toàn cầu hoá
• Toàn cầu hóa thị trường: Là xu hướng chuyển
dịch từ một hệ thống kinh tế mà trong đó các
thị trường quốc gia là những chỉnh thể riêng
biệt, bị cô lập bởi các hàng rào thương mại
cũng như các cản ngại về không gian, thời
gian và văn hóa để hướng tới một hệ thống mà
các thị trường quốc gia hợp nhất thành 1 thị
trường toàn cầu
1.2.1 Theo quan điểm tổng quát về
toàn cầu hoá

• Toàn cầu hóa sản xuất: Là toàn cầu hóa sản


xuất là xu hướng của các doanh nghiệp riêng
lẻ tiến hành phân tán các bộ phận trong quy
trình sản xuất của họ tới nhiều địa điểm khác
nhau trên toàn cầu nhằm khai thác lợi thế do
sự khác biệt về chi phí và chất lượng của các
yếu tố sản xuất
Theo quan điểm chuyên sâu về toàn
cầu hoá

“Toàn cầu hóa liên hệ tới các luồng giao lưu


không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn
lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng
với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm
vi toàn cầu nhằm quản trị các hoạt động và giao
dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó”
1.2.2 Đặc điểm của toàn cầu hóa
(i) Quá trình toàn cầu hóa liên quan đến sự xuất hiện
và nhân rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở
cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới này,
văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống
(ii) Các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải
và công nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu
tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di
chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới.
1.2.2 Đặc điểm của toàn cầu hóa
(iii) Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc
gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng
gia tăng.
(iv) Toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác
biệt về mặt văn hóa
(v) Quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của
các quốc gia với tư cách là các chủ thể chính của
quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm.
1.2.3 Nội dung của toàn cầu hóa
(i) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày
càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về
hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như
vốn, công nghệ, nhân công.
(ii) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và
phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi
khu vực và toàn cầu.
(iii) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số
lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các doanh
nghiệp xuyên quốc gia (TNCs) và MNCs đến
nền kinh tế thế giới.
1.2.4 Động lực dẫn đến toàn cầu hóa

a. Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động


thương mại, đầu tư trong các lĩnh vực
b. Sự phát triển của cách mạng khoa học và công
nghệ
1.2.5 Các quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa
• Toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới,
những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản
lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh;
mở rộng được thị trường quốc tế cho hàng
hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất
• Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất,
cải thiện mức sống trên toàn thế giới
 Toàn cầu hóa cũng đồng thời tạo ra nhiều
thách thức đối với tất cả các quốc gia.
Các quan điểm phản đối toàn cầu hóa
• Tạo ra sức ép cạnh tranh và loại bỏ các DN nội
địa tại chính quốc.
• Hoạt động đầu tư quốc tế dẫn đến các DN FDI
tạo sức ép cho các DN nội địa về vốn, công
nghệ và kinh nghiệm quản lý
 tăng sự bất bình đẳng ở nhiều quốc gia
• Sự hình thành hàng rào bảo hộ đối với dòng
chảy tự do của hàng hoá, nguồn vốn và nguồn
nhân lực
1.3 TỔNG QUAN KINH
DOANH QUỐC TẾ VÀ QUẢN
TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM

2. ĐẶC TRƯNG KDQT

3. CÁC HÌNH THỨC KDQT

4. CÁC HỌC THUYẾT KDQT


1.3.1 CÁC KHÁI NIỆM

• KDQT là tổng thể các hoạt động giao dịch, kinh


doanh được tạo ra và thực hiện giữa các DN, cá
nhân và tổ chức giữa các quốc gia nhằm thỏa mãn
các mục tiêu của các DN, cá nhân, tổ chức đó.
• Quản trị KDQT là quá trình trong đó chủ thể của
KDQT sử dụng các phương pháp, công cụ, biện
pháp để tác động một cách có ý thức, có mục đích
vào quá trình KDQT nhằm duy trì và phát triển
công việc KDQT của họ.
1/ Theo các chức năng quản trị thì quản trị trong
KDQT gồm:

HOẠCH TỔ
ĐỊNH CHỨC

LÃNH KIỂM TRA,


ĐẠO GIÁM SÁT
• 2/ Theo các chức năng quản trị thì quản trị
KDQT gồm: Quản trị hiệu quả kinh doanh,
Quản trị rủi ro về môi trường kinh doanh,
Quản trị sự thay đổi do sự khác biệt, Quản trị
sản xuất, Quản trị tài chính, Quản trị
Marketing, Quản trị nguồn nhân lực.
1.3.2 Yêu cầu và đặc điểm của
Kinh doanh quốc tế
• DN cần phải nghiên cứu, đánh giá môi trường
kinh doanh nơi mà DN muốn thâm nhập; tiếp
đến là môi trường kinh doanh của quốc gia,
tiềm lực và khả năng kinh doanh của DN
• Các nhà quản trị và kinh doanh phải am hiểu
những kiến thức về khoa học xã hội như văn
hóa, địa lý, lịch sử, chính trị, luật, kinh tế,
nhân chủng học.
1.3.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KDQT
• Hoạt động kinh doanh diễn ra giữa 2 quốc gia trở lên
• Kinh doanh quốc tế thực hiện ở nước ngoài rủi ro
nhiều hơn kinh doanh nội địa
• Môi trường kinh doanh mới và xa lạ với sự cạnh tranh
khốc liệt  các doanh nghiệp phải thích ứng
• Đòi hỏi các DN phải xác định được chiến lược kinh
doanh phù hợp cho từng thị trường và từng đối tác
• Tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng
cách mở rộng phạm vi thị trường.
1.3.3 MỤC TIÊU CỦA KDQT

• Mở rộng tiêu thụ hàng hóa


• Tìm kiếm các nguồn lực ở nước ngoài
• Đa dạng hóa trong kinh doanh
1.3.4 CÁC HÌNH THỨC KDQT

• Xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ

• Các hình thức hợp đồng trong KDQT

• Đầu tư nước ngoài (Foreign Investment)

• Hàng đổi hàng


1.3.4.1 Xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của


một quốc gia sang các quốc gia khác.
Là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám
sát quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên
ngoài với mục đích thu lợi nhuận, tăng thu ngoại
tệ, phát triển nền kinh tế quốc gia.
1.3.4.1 Xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ
Các hình thức xuất khẩu phổ biến
+Xuất khẩu trực tiếp (Direct export)
+ Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác – Entruste export)
+ Gia công xuất khẩu (Export processing)
+ Xuất khẩu tại chỗ (On-spot export)
+ Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
+ Mua bán đối lưu (Buying and Selling hosting)
+ Xuất khẩu theo nghị định thư giữa các Chính phủ
1.3.4.2 Các hình thức hợp đồng trong
KDQT
• Cấp phép kinh doanh (License)
• -Đại lý đặc quyền hay nhượng quyền kinh doanh
(Franchise)
• Hợp đồng quản lý (Management contract)
• Hợp đồng theo đơn đặt hàng (Contract by order)
• Hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BOT- Buid
Operate Transfer)
• License là hợp đồng thông qua đó một DN (người cấp giấy phép) trao
quyền sử dụng những tài sản vô hình cho một DN khác (người được
cấp giấy phép) trong một khoảng thời gian nhất định và nhận được
một khoản tiền nhất định từ phía người được cấp giấy phép do sử
dụng tài sản đó.
• Ưu điểm:
+ tiếp cận được thị trường khó xâm nhập
+ nhanh chóng mở rộng thị trường, hạn chế rủi ro về tài chính
+ thích hợp với kinh doanh một số nhóm sản phẩm hàng hóa như
quốc gia giải khát, sách báo.
+ giúp cho việc giao nhận hàng và mức độ dịch vụ trong thị trường
địa phương được cải tiến
• Hạn chế: Có thể làm tiết lộ bí mật và kinh nghiệm đã tích lũy qua
nhiều năm, tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai,
khó kiểm soát được đối với các hoạt động của bên nhận Lisence
cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự ứng xử bị động với thị
trường, có thể dẫn tới loại bỏ một số thị trường xuất khẩu, trong
hoạt động Lisence chi phí điều chỉnh cho phù hợp với môi trường
địa phương, chuyển giao và kiểm soát cao.
• Đại lý đặc quyền là hình thức kinh doanh
thông qua đó một DN (bên cấp phép) cấp
quyền sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất,
thương hiệu của họ cho một DN có trụ sở tại 1
quốc gia khác (bên được cấp phép), bên đưa ra
đặc quyền vẫn tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ
đối với hoạt động kinh doanh của đối tác và
đổi lại thì họ sẽ nhận được một khoản tiền (chi
phí) từ phía đối tác ấy.
• Hợp đồng quản lý (Management contract)
Là những hợp đồng thông qua đó một DN thực
hiện sự giúp đỡ của mình đối với một DN khác
bằng việc cung cấp những nhân viên quản lý
nhằm hỗ trợ thực hiện các chức năng quản lý
tổng quát hoặc chuyên môn sâu trong một
khoảng thời gian nhất định để thu được một
khoản thù lao từ sự giúp đỡ đó
• Hợp đồng theo đơn đặt hàng (Contract by
order) Đây là hợp đồng thường diễn ra với các
dự án quá lớn và các sản phẩm gồm nhiều chi
tiết, bộ phận phức tạp mà một DN duy nhất
khó có thể thực hiện được.
• Hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BOT-
Buid Operate Transfer)
Dự án xây dựng và chuyển giao liên quan tới
một hợp đồng nhằm xây dựng những tiện nghi
hoạt động sau đó chuyển giao cho người chủ để
thu được một khoản tiền thù lao khi những công
trình này đi vào hoạt động.
 phổ biến là những DN xây dựng, ngoài ra
cũng có thể là DN tư vấn, nhà sản xuất.
1.3.4.3 Đầu tư nước ngoài (Foreign
Investment)

Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ quốc


gia của người đầu tư sang quốc gia tiếp nhận đầu
tư nhằm xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh
hoặc dịch vụ
1.3.4.3 Đầu tư nước ngoài
(Foreign Investment)
Đầu tư nước ngoài có một số đặc trưng cơ bản
như sau:
• Sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc
gia khác.
• Vốn được huy động và các mục đích thực hiện
các hoạt động kinh tế và kinh doanh.
• Đầu tư nước ngoài có hai hình thức cơ bản đó
là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư
gián tiếp nước ngoài (FPI).
ĐẶC ĐIỂM CỦA FDI:
- Các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy
định của từng quốc gia
- Sự phân chia quyền quản lý của các DN phụ thuộc vào mức độ đóng
góp vốn.
- Lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi
tức cổ phần.
- Thực hiện thông qua việc xây dựng DN mới và mua lại toàn bộ hoặc
từng phần DN đang hoạt động hoặc sáp nhập các DN với nhau.
- Gắn liền với di chuyển vốn,chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến
thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và
phía nhận đầu tư.
- Gắn liền với các hoạt động kinh doanh của MNCs và TNCs.
1.3.4.4 Hàng đổi hàng

• Hàng đổi hàng (Buyback, Barter) là phương


thức đầu tư mà giá trị của các trang thiết bị
cung cấp được hoàn trả bằng chính các sản
phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra
1.3.4.4 Hàng đổi hàng
• Ưu điểm
+ Khắc phục tình trạng thiếu ngoại tệ mạnh
+ Tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế

+ Tăng chất lượng hàng hóa chế biến


+ Thực hiện được marketing quốc tế
Hàng đổi hàng được thực hiện trên cơ sở các
nguyên tắc sau:

sự bảo lãnh đảm bảo chất


của các ngân lượng
hàng
thực hiện trên đảm bảo có
nguyên tắc bình sự tăng
đẳng cùng có lợi trưởng
1.3.5 VAI TRÒ CỦA KDQT
- Giúp cho các tổ chức kinh tế thoả mãn nhu cầu
và lợi ích về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư,
về công nghệ tiên tiến
- Giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào
quá trình liên kết kinh tế, hội nhập vào thị trường
toàn cầu.
- Giúp DN khai thác triệt để các lợi thế so sánh
của mỗi quốc gia.
1.3.5 VAI TRÒ CỦA KDQT
• Giúp cho các quốc gia có nền kinh tế kém phát
triển có cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia
• Các DN ở các quốc gia đang phát triển có thể
tiếp thu kiến thức Marketing, mở rộng thị
trường, tăng tính cạnh tranh sản phẩm.
• Cung cấp cho thị trường nội địa các yếu tố của
quá trình sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho
hàng hoá đứng vững trên thị trường nước ngoài.
1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến
Kinh doanh quốc tế

1. Các điều kiện kinh tế


2. Khoa học và công nghệ
3. Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự
1.3.7 Sự hình thành các liên minh liên kết
về kinh tế, chính trị và quân sự

• Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế,


chính trị và quân sự góp phần làm tăng hoạt
động kinh doanh giữa các quốc gia thành viên
làm giảm mậu dịch với các quốc gia không
phải thành viên.
1.4 LIÊN KẾT KINH TẾ
QUỐC TẾ
1.4.1 Khái niệm

• Liên kết kinh tế quốc tế là sự thành lập một tổ


hợp kinh tế giữa các quốc gia dựa trên nền
tảng những quy định chung về phối hợp, điều
chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau
giữa các thành viên nhằm thúc đẩy các quan
hệ kinh tế quốc tế phát triển.
1.4.2 Nguyên nhân

• Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản


xuất vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia và sự
phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã
thúc đẩy phân công lao động quốc tế phát triển
cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
1.4.3 Đặc điểm

• Chủ thể tham gia liên kết kinh tế quốc tế có


thể là Chính phủ của các quốc gia hoặc có thể
là các tập đoàn kinh tế, các DN quốc tế ở các
quốc gia khác nhau  luôn chịu sự điều tiết
bởi chính sách kinh tế của các Chính phủ
1.4.3 Đặc điểm
• Là hình thức phát triển cao của phân công lao
động quốc tế, là sự họat động tự giác của các
thành viên nhằm điều chỉnh có ý thức và phối
hợp các chương trình phát triển kinh tế
• Thể hiện sự liên kết về các họat động kinh tế
diễn ra trong quá trình tái sản xuất giữa các
chủ thể ở các quốc gia
• - Là giải pháp dung hòa giữa hai xu hưiớng:
bảo hộ mậu dịch và tự do mậu dịch
1.4.4 Các hình thức liên kết kinh tế
quốc tế
LIÊN KẾT KINH TẾ
QUỐC TẾ TƯ NHÂN

LIÊN KẾT KINH TẾ


QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC
LIÊN KẾT KINH TẾ
QUỐC TẾ TƯ NHÂN

• Đây là hình thức liên kết kinh tế ở


tầm vi mô để lập ra các DN quốc tế
LIÊN KẾT KINH TẾ
QUỐC TẾ TƯ NHÂN
- Thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hoá nền kinh tế thế
giới, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
- Sự liên kết giữa các tập đoàn kinh tế lớn của các quốc
gia thúc đẩy nhanh tiến trình tích tụ và tập trung tư bản
quốc tế tạo tiền đề phát triển khoa học kỹ thuật toàn cầu
- Giúp giảm dần khoảng cách về trình độ kỹ thuật giữa
các quốc gia
- Giúp các quốc gia khai thác và sử dụng những lợi thế
của mình một cách hiệu quả
- Cung cấp nguồn vốn cho các quốc gia đang phát triển.
LIÊN KẾT KINH TẾ
QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC

• Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước là sự liên kết


giữa các quốc gia thông qua hiệp định ký kết
của Chính phủ nhằm phối hợp và điều chỉnh
quan hệ kinh tế giữa các thành viên tham gia
Các hình thức liên kết kinh tế quốc
tế nhà nước
• Thoả thuận mậu dịch ưu đãi (Preferential
Trade Arrangement) là hình thức lỏng lẻo
nhất, thấp nhất trong các hình thức liên kết.
Hình thức này quy định các hàng rào mậu dịch
đối với các quốc gia thành viên là thấp hơn so
với các quốc gia không tham gia.
Các hình thức liên kết kinh tế quốc
tế nhà nước
• Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)
Đây là hình thức liên kết kinh tế mà các thành
viên cùng nhau thỏa thuận thống nhất môt số
vấn đề nhằm mục đích tự do hoá trong buôn
bán về một hoặc một số nhóm hàng nào đó.
Các hình thức liên kết kinh tế quốc
tế nhà nước
• Liên minh thuế quan/đồng minh thuế quan
(Customs Union)
Đây là hình thức liên kết quốc tế với nội dung là
bãi miễn thuế quan và những hạn chế về mậu
dịch khác giữa các thành viên. Tuy nhiên có
điểm khác biệt với khu mậu dịch tự do là thiết
lập biểu thuế chung đối với các quốc gia ngoài
liên minh
Các hình thức liên kết kinh tế quốc
tế nhà nước

• Liên minh kinh tế (Economic Union)


Là loại hình liên kết đạt ở trình độ cao về sự di
chuyển hàng hoá, dịch vụ, sức lao động và tư
bản một cách tự nguyện giữa các thành viên,
đồng thời có biểu thuế quan chung cho các quốc
gia không phải là thành viên.
Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
nhà nước
• Liên minh tiền tệ (Monetary Union)
Đây là hình thức cao nhất, tiến tới thành lập một khối
thống nhất dựa trên lĩnh vực tiền tệ gồm:
xây dựng chính sách kinh tế chung trong đó có chính
sách ngoại thương, hình thành đồng tiền chung thống
nhất thay cho đồng tiền riêng của từng quốc gia của các
quốc gia thành viên, thống nhất chính sách lưu thông
tiền tệ, xây dựng hệ thống ngân hàng Trung ương của
các quốc gia thành viên, xây dựng chính sách tài chính
tiền tệ, tín dụng chung đối với các quốc gia ngoài liên
minh và các tổ chức tiền tệ quốc tế
1.5 CÁC CHỦ THỂ THAM GIA
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUỐC TẾ
1.5 CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Là những đại diện cho nền kinh tế toàn cầu và


là nơi phát sinh ra những quan hệ kinh tế quốc
tế
• Cơ sở hình thành các chủ thể kinh tế quốc tế
độc lập là sự tách biệt về sở hữu và địa vị pháp
lý trong các quan hệ kinh tế quốc tế
Ở CẤP ĐỘ QUỐC TẾ

Ở CẤP ĐỘ QUỐC GIA

CÁC DOANH NGHIỆP/TẬP


ĐOÀN QUỐC TẾ
1.5.1 Các chủ thể ở cấp độ quốc tế
• Là những chủ thể quốc tế, các tổ chức hoạt động
với tư cách là những thực thể độc lập, có địa vị
pháp lý rộng hơn địa vị pháp lý của chủ thể quốc
gia.
• Gồm:
(i) Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn của nó
như: UN, UNDP, UNICEPT, UNIDO;
(ii) Các liên kết kinh tế quốc tế khu vực như:
ASEAN, APEC, AFTA, NAFTA; WTO;
(iii) Tổ chức tài chính quốc tế: ADB, IMF, WB.
1.5.2 Các chủ thể kinh tế ở cấp độ
quốc gia
• Bao gồm các nền kinh tế quốc gia độc lập trên
thế giới và các vùng lãnh thổ.
• Là các chủ thể đầy đủ về mặt chính trị cũng
như về mặt kinh tế và luật pháp
• Được đảm bảo bằng các hiệp định quốc tế kết
theo những điều khoản của công ước quốc tế.
1.5.3 Các doanh nghiệp/tập đoàn
quốc tế
• Công ty đa quốc gia (Multinational
corporation-MNC) hoặc MNE (Multinational
Enterprise), là khái niệm để chỉ các công ty
được thành lập do vốn đóng góp từ các công ty
ở nhiều quốc gia khác nhau.
• Thị trường họat động sẽ được mở rộng ở nhiều
quốc gia, tham gia sản xuất hay cung cấp dịch
vụ ở ít nhất hai quốc gia.
1.5.3 Các doanh nghiệp/tập đoàn
quốc tế
• Công ty xuyên quốc gia (Transnational
Corporation-TNC) là các công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm
công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở
nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ kiểm
soát tài sản của công ty chi nhánh thông qua
góp vốn cổ phần.
1.6 CÁC LÝ THUYẾT VỀ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.6 CÁC HỌC THUYẾT KDQT
1
• Lý thuyết Trọng Thương

2
• Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối

3
• Lý thuyết Lợi thế so sánh

4
• Lý thuyết chi phí cơ hội

5
• Lý thuyết Heckscher - Ohlin

6
• Nghịch lý Leontief

7
• Thuyết vòng đời sản phẩm và đầu tư quốc tế của Vernon

8
• Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Chủ nghĩa Trọng Thương
Xuất hiện từ giữa TK 15-17
•  Starford (người Anh)
• Xcanphuri (người Italia)
•  Thomas Mun (1571 – 1641),
thương nhân người Anh, giám đốc
công ty Đông Ấn;
• Antonso Serra (thế kỷ XVII),
nhà kinh tế học người Italia;
• Antoine Montchretien (1575 –
1621), nhà kinh tế học Pháp.
NGUYÊN NHÂN
(i) Con người đã sản xuất ra một số sản phẩm
cao cấp như: đồng hồ, kính hiển vi, phong vũ
biểu... giúp nâng tầm hiểu biết của nhân loại về
thế giới vật chất xung quanh chính xác hơn.
(ii) Con người đã khám phá ra những vùng đất
mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các
khu vực trên toàn cầu.
(iii) Sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu về tiêu
thụ hàng hoá tăng lên về số lượng cũng như chất
lượng và chủng loại.
4 tư tưởng chính của Chủ nghĩa Trọng Thương

1. Đề cao vai trò tiền tệ  tiền tệ là tiêu chuẩn


cơ bản của của cải
• “Thà quốc gia có nhiều vàng bạc hơn là có
nhiều thương gia và hàng hóa”
• “ Chúng ta sống nhờ vàng bạc hơn là nhờ buôn
bán nguyên liệu”
4 tư tưởng chính của Chủ nghĩa Trọng Thương

2. Coi trọng ngoại thương là nguồn gốc thực


sự của của cải làm tăng khối lượng tiền tệ
4 tư tưởng chính của Chủ nghĩa Trọng Thương

3. Lợi nhuận trong KDQT là kết quả của việc


trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt.
4 tư tưởng chính của Chủ nghĩa Trọng Thương

4. Đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều


tiết nền kinh tế

• Muốn khuyến khích xuất khẩu: hỗ trợ về mặt


tài chính, trợ giá, bù giá...

• Hạn chế nhập khẩu: bảo hộ mậu dịch


Chủ nghĩa Trọng Thương

 Chủ trương khuyến khích XK và hạn chế NK

 Lý do: Chế độ vàng bản vị

(Thặng dư về mậu dịch sẽ dẫn đến thặng dư và tích lũy,


và vàng được xem là tài sản quốc gia)
 Lợi ích từ mậu dịch: Lợi ích của bên này là thiệt hại
của bên kia (Zero-sum-gains)
Chủ nghĩa Trọng Thương
Ưu điểm:
• Giải thích các hiện tượng kinh tế bằng lí luận
• Đề cao vai trò của thương mại
• Nhận thức vai trò của nhà nước
Chủ nghĩa Trọng Thương
Nhược điểm:
• Quan niệm chưa đúng về nguồn gốc của sự giàu có
• Quan niệm chưa đúng về lợi nhuận
• Các học giả này chưa giải thích được cơ cấu hàng
hóa trong thương mại quốc tế, chưa thấy được tính
hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa
sản xuất và trao đổi, chưa nhận thức được rằng các
kết luận của họ chỉ đúng trong một số trường hợp
nhất định
Hiện nay, có Quốc gia nào đang áp dụng

Chủ nghĩa Trọng Thương kiểu Mới không???


Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối

• Năm 1776, Giữa TK 18

• Adam Smith, nhà kinh tế chính


trị học người Scotland,

• “Bàn tay vô hình” (invisible


hand)
Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith, 1776)

- Khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống


kinh tế dân doanh.
- Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để
tạo ra nhiều lợi nhuận làm cơ sở cho sự ra đời
của lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith, 1776)
– Cơ sở để tiến hành mậu dịch: mỗi bên phải có
lợi thế tuyệt đối về 1 mặt hàng.

– Cơ sở để có lợi thế tuyệt đối: năng suất lao


động phải cao hơn quốc gia còn lại chi phí
thấp hơn các quốc gia còn lại.

– Mậu dịch giúp cho 2 bên cùng gia tăng sản


lượng– Nguyên tắc phân công.
Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối

Giả thiết của mô hình: bao gồm


(1)Thế giới chỉ gồm hai quốc gia
(2) Các quốc gia trên chỉ sản xuất hai mặt hàng
(3) Không có chi phí vận tải.
(4) Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được
di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong
quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các
quốc gia.
(5) Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị
trường.
ƯU ĐIỂM:
• Đề cao vai trò của cá nhân trong họat động
giao thương, ủng hộ một nền thương mại tự do
không có sự can thiệp của Chính phủ
• Tính ưu việt của chuyên môn hoá và phân
công lao động quốc tế.
NHƯỢC ĐIỂM:
• Chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ
trong mậu dịch thế giới ngày nay như giữa các
quốc gia phát triển với các quốc gia đang phát
triển.
• Một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối thì có
tham gia KDQT được hay không?

• Một nước SX hiệu quả hơn nước kia hầu hết


các mặt hàng thì có nên tham gia vào hoạt
động KDQT?
Lý thuyết Lợi thế so sánh

- 1817, thế kỷ 19

- David Ricardo, nhà


kinh tế học người Anh
Lợi thế so sánh (David Ricardo, 1817)

• Lợi thế so sánh xuất phát từ hiệu quả sản xuất


tương đối
• Lợi thế so sánh có thể đạt được ở mỗi quốc gia
trong quan hệ quốc tế nếu như quốc gia nào đó
tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu
những mặt hàng có ít bất lợi hơn và nhập khẩu
những mặt hàng mà mình có nhiều bất lợi hơn.
Lợi thế so sánh (David Ricardo, 1817)

Cơ sở tiến hành mậu dịch: mỗi quốc gia phải có


lợi thế so sánh cho 1 mặt hàng.

Lợi thế so sánh: chi phí cơ hội để sản xuất ra


mặt hàng đó là nhỏ so với quốc gia còn lại.

Chi phí cơ hội để sản xuất 1 mặt hàng: thể hiện số


lượng mặt hàng khác phải hy sinh để sản xuất thêm 1
đơn vị hàng hóa đang xét.
Mô hình giản đơn về lợi thế so
sánh
Lợi thế so sánh

Ưu điểm
• Là một trong những quy luật quan trọng nhất
của kinh tế, đặt cơ sở nền móng cho mậu dịch
quốc tế.
Lợi thế so sánh
Hạn chế:
• Trong chi phí sản xuất mới chỉ tính đến một
yếu tố duy nhất là lao động
• chưa xác định được tỷ lệ trao đổi quốc tế
• Chỉ chú ý đến cung sản phẩm, không chú ý đến cầu
tiêu dùng.
• Chưa tính đến các chi phí khác như: vận tải, bảo hiểm,
thuế quan...
• Chưa tính đến yếu tố chi phí giảm dần theo quy mô,
năng suất tăng dần theo quy mô...
Lý thuyết Chi phí cơ hội
Ra đời năm 1936
Do ông Gottfried
Haberler đưa ra
NỘI DUNG CƠ BẢN

Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng của


một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để
có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản
phẩm thứ nhất
Mô hình thương mại của lý thuyết
chi phí cơ hội không đổi

Giả thiết về mô hình (giống mô hình lợi thế so sánh


của Ricardo)
• Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là
tập hợp tất cả những điểm biểu thị cho mức
sản lượng của hai mặt hàng có thể sản xuất ra
khi quốc gia đó sử dụng tất cả các nguồn lực
và công nghệ sản xuất tốt nhất mà mình có
được.
TRƯỜNG HỢP TỰ CUNG TỰ CẤP

• L: Số lượng sản phẩm QT: là sản lượng thép


• Q: là sản lượng QV: là sản lượng vải
Kết luận:
• Trong điều kiện tự cung tự cấp, Nhật Bản và
Việt Nam chỉ có thể tiêu dùng những gì mình
làm ra. Vì vậy đường PPF ở mỗi quốc gia
chính là đường giới hạn khả năng tiêu dùng
của quốc gia đó.
TRƯỜNG HỢP CÓ MẬU DỊCH
GIỮA HAI QUỐC GIA
Tích cực, hạn chế

• Đã giải thích được 1 số hạn chế của lý thuyết


lợi thế so sánh, tuy nhiên vẫn chưa lý giải
được chi phí cơ hội không phải luôn luôn bằng
nhau mà ngược lại có xu hướng tăng lên
Lý thuyết Heckscher – Ohlin
về nguồn lực sản xuất vốn có
Lý thuyết Heckscher - Ohlin về
nguồn lực sản xuất vốn có
• Vào đầu những
năm 30 của thế kỷ
XX.
• Do Eli Heckscher
và Bertil Ohlin để
ra
"Tại sao năng suất
lao động lại khác nhau giữa
các quốc gia?"
Sự dồi dào của các yếu tố sản xuất
(Heckscher, Ohlin, Samuelson)

• Phân nhóm theo quốc gia: dồi dào vốn hoặc


lao động
– (K/L)A > (K/L)B: A dồi dào vốn, B dồi dào lao
động
• Phân nhóm hàng hóa: thâm dụng vốn hoặc lao
động
– (K/L)x > (K/L)y: hàng hóa x thâm dụng vốn, hàng
hóa y thâm dụng lao động
Sự dồi dào của các yếu tố sản xuất
(Heckscher, Ohlin, Samuelson)
• Ở các quốc gia dồi dào về lao động thì chi phí
về nhân công sẽ thấp cho nên những sản phẩm
thâm dụng về lao động sẽ có giá phí thấp và
như vậy quốc gia đó sẽ có lợi thế cạnh tranh về
mặt hàng này.
• Các quốc gia dồi dào về vốn sẽ có lợi thế cạnh
tranh trong việc sản xuất những mặt hàng thâm
dụng về vốn.
• Ưu điểm:
Lý thuyết H-O cố gắng giải thích mô hình của
thương mại quốc tế mà ta chứng kiến trên thị
trường thế giới.
Lý thuyết H-O lập luận rằng mô hình thương
mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về
mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là
bởi sự khác biệt về năng suất lao động.
• Hạn chế:
Tại một số quốc gia áp dụng một mức tiền lương
tối thiểu cao sẽ dẫn đến giá phí nhân công cao.
Do đó quốc gia nầy cảm thấy rằng việc nhập
khẩu những hàng hoá thâm dụng về nhân công
đôi khi ít tốn kém hơn so với việc sản xuất tại
chổ.
Nghịch lý Leontief
Nghịch lý Leontief

Được công bố vào


năm 1953 bởi
Wassily Leontief

đạt giải Nobel về kinh tế


học vào năm 1973
• Ngịch lý mang tên nhà kinh tế Leontief chưa
kết luận rõ ràng về ưu và hạn chế, tuy nhiên
thông qua lập luận của Ông đã gợi ra suy nghĩ
cho nhiều nhà kinh tế đương đại và các quy
luật đã được thừa nhận trong một giai đoạn
nhất định chưa hẳn là phù hợp đối với chiến
lược kinh doanh quốc tế của một quốc gia
Thuyết vòng đời sản phẩm và
đầu tư quốc tế của Vernon
Thuyết vòng đời sản phẩm và đầu tư quốc
tế (Vernon)

• 1960, thế kỷ 20

• Raymond Vernon, nhà


kinh tế học người Mỹ
• Thuyết này đã nhấn mạnh vào hai vấn đề:
(i) Kỹ thuật là một yếu tố quyết định trong việc
hình thành và phát triển sản phẩm mới
(ii) Quy mô và cấu trúc của thị trường quyết
định chiều hướng mậu dịch.
Vòng đời sản phẩm và đầu tư quốc tế (Vernon)

– Phân nhóm các quốc gia:


• có phát minh,
• các nước phát triển và
• các nước kém phát triển

– Các giai đoạn phát triển của đời sống sản


phẩm quốc tế:
• Giai đoạn sản phẩm mới
• Giai đoạn sản phẩm đã bảo hoà
• Giai đoạn sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá
Vòng đời sản phẩm và đầu tư quốc tế (Vernon)

GĐ 1: Giai đoạn sản phẩm mới

 SP mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh xem
KH có thỏa mãn nhu cầu

 XK SP giai đoạn này không đáng kể

 NTD chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là


giá bán SP

 Qui trình SX chủ yếu là SX nhỏ


Vòng đời sản phẩm và đầu tư quốc tế (Vernon)

 GĐ 2: Giai đoạn sản phẩm chín muồi


 Nhu cầu tăng, XK tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh
trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được
nhiều lợi nhuận
 Nhưng dần dần nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu
cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng.
 XK nhiều và các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được
xây dựng
 Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của
NTD.
Vòng đời sản phẩm và đầu tư quốc tế (Vernon)
GĐ 3: Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa
 Thị trường ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các DN
chịu áp lực
 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường trong nước
trì trệ, cần sử dụng LĐ rẻ
 SX tiếp tục được chuyển sang các nước khác có LĐ rẻ
hơn thông qua FDI
 Nhiều nước XK SP trong các giai đoạn trước nay trở
thành nước chủ đầu tư và phải NK SP đó
 Các nước này tập trung đầu tư cho những phát minh mới.
Vòng đời sản phẩm và đầu tư quốc tế (Vernon)
• Những SP đầu tiên được SX tại công ty mẹ, sau
đó được SX tại những chi nhánh ở nước ngoài,
và cuối cùng được SX tại những nơi mà giá phí
rẻ nhất (các nước đang hoặc kém phát triển).

• 1 quốc gia ban đầu là một nước SX và XK một


SP nào đó nhưng sau này nó trở thành 1nước
NK chính SP đó
Những điểm tích cực và hạn chế
của lý thuyết
• ƯU ĐIỂM: giải thích khá chính xác các mô
hình trao đổi trong thương mại quốc tế.
• HẠN CHẾ: lập luận của Vernon dường như là
một quan điểm mang tính vị kỷ dân tộc khi
cho rằng hầu hết các sản phẩm được phát minh
tại Hoa Kỳ.
Lý thuyết lợi thế cạnh
tranh của Michael Porter
(1990)
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của
Michael Porter (1990)
• Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính
lớn của một quốc gia hình thành nên môi
trường cạnh tranh cho các công ty tại nước đó,
những thuộc tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản
sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó
(i) Điều kiện về các yếu tố sản xuất – vị thế của
một nước về các yếu tố sản xuất
(ii) Các điều kiện về cầu – nhu cầu trong nước
đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của một ngành;
(iii) Các ngành hỗ trợ và liên quan – sự hiện diện
hoặc không sẵn có của các ngành hỗ trợ và liên
quan có năng lực cạnh tranh quốc tế
(iv) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội
bộ ngành – các điều kiện quản lý các công ty
được tạo ra, tổ chức, và quản trị như thế nào và
bản chất của đối thủ cạnh tranh trong nước.
Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Điều kiện các yếu tố sản xuất
• Điều kiện về các yếu tố sản xuất chính là trọng
tâm của lý thuyết HO.
• Sự phân cấp của các yếu tố sản xuất, phân biệt
giữa các yếu tố cơ bản (ví dụ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý và
nhân khẩu học) và các yếu tố tiên tiến (ví dụ,
hạ tầng truyền thông, lao động có kỹ năng và
trình độ cao, các thiết bị nghiên cứu, và bí
quyết công nghệ).
Các điều kiện về Cầu

• Những đặc điểm của nhu cầu thị trường trong


nước đặc biệt quan trọng trong việc định hình
các thuộc tính của các sản phẩm được chế tạo
trong nước và trong việc tạo ra sức ép cho sự
sáng tạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và
liên quan
• Những lợi ích của việc đầu tư vào các yếu tố
sản xuất tiên tiến bởi các ngành hỗ trợ và liên
quan có thể sẽ lan tỏa sang một ngành, từ đó
giúp ngành này đạt được một vị trí cạnh tranh
vững mạnh trên thế giới
Chiến lược, cấu trúc công ty và đối
thủ cạnh tranh
(i) Các quốc gia khác nhau được đặc trưng bởi
các triết lý quản lý khác nhau giúp hoặc không
giúp được gì cho họ trong việc tạo dựng lợi thế
cạnh tranh quốc gia
(ii) Sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh
mãnh liệt trong nước và sự sáng tạo và trường
tồn của lợi thế cạnh tranh trong một ngành.
BÀI TẬP
Trường hợp giả định sau về số đơn vị sản phẩm trong 1 giờ
lao động giữa 2 quốc gia Việt Nam và Campuchia

QUỐC GIA QUẦN ÁO MAY SẴN LÚA GẠO

VIỆT NAM 3 2
CAMPUCHIA 5 3

Quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối? Xác định chi phí cơ hội
của loại hàng quần áo may sẵn và lúa gạo ở mỗi quốc gia.
Mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa loại hàng hóa nào?

You might also like