You are on page 1of 54

BÀI 4:

TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG


I. KINH TẾ NGẮN HẠN, DÀI HẠN VÀ BA ĐẶC
ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ

II. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN


HẠN QUA MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

III. SỐC CẦU, SỐC CUNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU


CHỈNH KINH TẾ

1
I. KINH TẾ DÀI HẠN, NGẮN HẠN VÀ BA ĐẶC ĐIỂM
CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
1.1. Kinh tế dài hạn, ngắn hạn
1.1.1. Khái niệm
Xu hướng dài hạn: SX dài hạn (>10 năm) phụ thuộc vào các nguồn lực
(vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên), tiến bộ công nghệ, hội nhập quốc
tế… Chúng thay đổi chậm  SX phát triển ổn định trong thời gian dài
50 năm 1970-2020, KTTG tăng trưởng 4%/năm,
KTVN 45 năm 1975-2019: 6,1%/năm. Thời kỳ đổi mới 1989-2019: 7%/năm
Biến động ngắn hạn: nóng lạnh, khủng hoảng thừa, thiếu…
- Ngắn hạn là độ dài khoảng thời gian khi kết quả sản xuất chệch khỏi xu
thế tiềm năng của nó. Khoảng thời gian ngắn hạn thường trên dưới 2 năm.
 Dài hạn là xu thế trung bình của nhiều giai đoạn ngắn hạn.
- Mỗi nền kinh tế có khoảng thời gian ngắn hạn khác nhau tùy theo mức độ
năng động của nó.
2
Sản lượng ngắn hạn dao động quanh sản lượng dài hạn

3
Tăng trưởng ngắn hạn dao động quanh tăng trưởng dài hạn
Taux de croissance annuel moyen: Tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm (%)

4
Mục đích của 3 bài còn lại của môn KT học vĩ mô:

- Điều gì đã gây ra các biến động ngắn hạn của họat động KT ?

- Nhà nước có thể can thiệp để phòng ngừa, ngăn chặn hay để giảm thời
gian suy thoái, khủng hoảng ?

1.1.2. Sự khác nhau ngắn hạn và dài hạn của nền kinh tế
Nhân tố tác động: Dài hạn phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố tăng
trưởng tiềm năng, gồm tài sản cố định, lao động, tiến bộ công nghệ…

Ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện, bối cảnh cụ thể (bản thân các
điều kiện, bối cảnh chỉ có tính ngắn hạn).

Mục đích nghiên cứu: Dài hạn: Nghiên cứu năng lực sản xuất tiềm năng,
lạm phát dài hạn, thất nghiệp tự nhiên (cơ cấu)  Xu hướng.

Ngắn hạn: Nghiên cứu phòng ngừa, ngăn chặn và giảm khoảng thời gian
suy thoái, khủng hoảng. Sớm đưa nền kinh tế đi chệch khỏi tăng trưởng
tiềm năng về lại quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng
5
• Ngắn hạn: Nghiên cứu tình hình sản xuất và lạm phát hiện tại và trong
thời gian trước mắt (2 năm)  Chu kỳ.
1.1.3. Tính trung lập của tiền tệ không đúng ở tầm ngắn hạn
- Phân chia ngắn - dài xuất phát từ tranh luận về 2 nhận định cổ điển: Sự
phân đối cổ điển (giữa các biến thực và các biến danh nghĩa) và tính
trung lập của tiền tệ.
- Hầu hết các nhà KT cho rằng lý thuyết KT cổ điển chỉ mô tả được thế giới
KT trong dài hạn, không mô tả được trong ngắn hạn.
Trong dài hạn, thay đổi của cung tiền tệ chỉ ảnh hưởng tới mức giá và các
biến danh nghĩa, không ảnh hưởng tới các biến thực.
Nhưng nếu chỉ nghiên cứu qua 1-2 năm thì nhận định về tính trung lập của
tiền tệ không còn đúng.
- Hầu hết các nhà KT cho rằng trong ngắn hạn, các biến thực có quan hệ
chặt với các biến danh nghĩa. Đặc biệt, biến động cung tiền có thể tạm
thời đẩy sản lượng ra khỏi xu thế dài hạn của nó.
6
1.1.4. Ngắn hạn dao động xung quanh trục dài hạn
Nguyên nhân biến động ngắn hạn: Do tác động bất ngờ của một số sốc
như tăng giảm giá dầu, thay đổi thể chế thuế và chi tiêu chính phủ, thiên
tai, địch họa,…

Những sốc bất ngờ này thường ngắn hạn.

Nhưng có 1 số sốc lớn có thể thành dài hạn: Cải cách kinh tế theo 2 cách:
Tuần tự và Liệu pháp sốc.

- Quan sát, tính toán thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của
Mỹ là 2%, VN là 5%, chúng ta gọi là xu hướng hay xu thế.

- Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế
hàng năm và mức xu thế dài hạn nêu trên tạo ra chu kỳ.

- Các công cụ xử lý các bất cân bằng ngắn hạn là CS Tài chính, Tiền tệ.

- Phương pháp phân tích: Dựa trên mô hình tổng cầu và tổng cung.
7
1.2. Ba đặc điểm cơ bản về biến động kinh tế

1.2.1. Các biến động KT diễn ra bất thường và không thể dự báo
a) Chu kỳ kinh tế
- Biến động của nền KT (GDP thực tế) thường được gọi là chu kỳ kinh tế hay
chu kỳ kinh doanh, gắn liền với những thay đổi điều kiện kinh doanh.
• Thời Các Mác, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần
lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh của GDP thực tế;
hoặc là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.
• Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa nền kinh tế
tăng trưởng âm, trở nên tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng
cửa hàng loạt, v.v… hiếm khi xảy ra do những biện pháp can thiệp của chính
phủ  Rút lại chỉ 3 pha là suy thoái-phục hồi-hưng thịnh (bùng nổ).
• Có quan điểm bỏ qua pha phục hồi nên chu kỳ chỉ gồm hai pha chính là
suy thoái (thu hẹp) và hưng thịnh (hay mở rộng). Toàn bộ giai đoạn
GDP giảm hay tăng trưởng chậm và trì trệ được gọi chung là suy thoái. 8
Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh tế

9
- Các giai đoạn trong một chu kỳ
Theo quan điểm cổ điển, suy thoái (hay khủng hoảng) là pha trong đó GDP
thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì được gọi là giai đoạn suy thoái.
• Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại đúng bằng mức ngay
trước suy thoái.

Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
• Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy
thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ).

Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới.

Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu
kỳ kinh tế.
Theo quan điểm hiện đại, suy thoái (hay khủng hoảng) là pha trong đó tốc
độ tăng trưởng GDP rất thấp, thu nhập thực tế của người dân không tăng
10
hoặc giảm xuống.
- Nói chu kỳ kinh doanh không có nghĩa là các biến động kinh tế tuân theo
1 quy luật có tính định kỳ và có thể dự báo trước.
Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có
công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của
các chu kỳ kinh tế.

Chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái, sẽ khiến cho cả khu vực công
cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn.

Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị


trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn... thu hẹp dẫn đến
những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.

- Đồ thị nền KT Mỹ: Mầu tối là thời kỳ suy thoái, diễn ra không đều đặn,
không thể dự báo.

Nhận xét: GDP thực và chi tiêu cho đầu tư giảm trong khi tỷ lệ thất nghiệp
tăng lên trong các thời kỳ suy thoái.
11
Quan hệ đồng biến GDP, tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thất nghiệp

12
13
Bất lợi của hiện tượng chu kỳ
Chu kỳ kinh tế (không ổn định của nền kinh tế) khiến cho kế hoạch kinh
doanh vi mô của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế vĩ mô của nhà nước
gặp khó khăn. 
Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu
những tổn thất, chi phí khổng lồ.
Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được tất cả các nhà nước đặt ra.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khác nhau giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô nên biện
pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.
• Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không
hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động gây ra chu kỳ.
 Biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu.
 Cụ thể:
14
 Khi nền kinh tế đang thu hẹp, Chính phủ cần sử dụng các chính sách tài
chính và chính sách tiền tệ nới lỏng.
 Khi nền kinh tế bùng nổ, Chính phủ cần dùng các chính sách thắt chặt.

Minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: 


Tổng cầu dịch chuyển từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống
Q' và giá cả giảm từ P đến P' (thiểu phát).
• Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới cho rằng sở dĩ có
chu kỳ là do sự can thiệp (sai lầm) của chính phủ hoặc do những cú sốc
cung ngoài dự tính.
Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng tự điều
chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả.
Minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví
dụ giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho
sản lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm
phát tăng). 15
16
17
1.2.2. Hầu hết các đại lượng kinh tế vĩ mô biến động cùng nhau
trong dài hạn
- Dài hạn: Các chỉ tiêu chuyển động cùng hướng. GDP, các thành phần của
nó, vô số các chỉ tiêu liên quan như thu nhập, lợi nhuận, doanh số bán lẻ,
quy mô mua bán nhà cửa, ô tô… có xu hướng cùng tăng hay cùng giảm,
hoặc biến động ngược chiều nhau.

Mặc dù biến động cùng nhau song quy mô, độ lớn khác nhau

- Ngắn hạn: Các hiện tượng kinh tế ngắn hạn khác với các hiện tượng kinh
tế dài hạn  Chưa chắc đã đồng chuyển động do sức ỳ hay độ trễ (J, U,
W…).

- Đầu tư biến động rất mạnh trong các chu kỳ kinh doanh, dù nó chỉ chiếm
1/7 GDP nhưng biến động của nó chiếm 2/3 mức giảm của GDP

 Khi điều kiện KT xấu đi thì chủ yếu do giảm chi tiêu đầu tư, trong đó
giảm mạnh nhất là xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà ở và bổ sung hàng
tồn kho mới. 18
19
- Do các đại lượng kinh tế vĩ mô biến động cùng nhau  Thuận lợi khi nghiên
cứu quan hệ nhân quả, dự báo định lượng và xây dựng chính sách.

1.2.3. Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng


Điều này khá rõ vì SX gắn liền với sử dụng LĐ.

Khi cầu giảm, làm cho SX giảm thì DN sa thải bớt LĐ  Thất nghiệp tăng.

Khi cầu tăng, làm cho SX tăng thì DN thuê thêm LĐ  Thất nghiệp giảm.

Luật OKUN: Quan hệ thống kê âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ


tăng trưởng của nền kinh tế
Luật OKUN cho nền kinh tế Mỹ: Nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tăng
thêm 2% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm 1%, và ngược lại.

Đường Philip gốc: Quan hệ âm giữa lạm phát và thất nghiệp

Kết hợp chung  Đường Philip mới: Quan hệ dương giữa lạm phát và
tốc độ tăng trưởng
20
21
22
II. GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN: MÔ HÌNH AD-AS

2.1. Giả thiết của mô hình AD-AS

AD-AS là mô hình ngắn hạn, được xây dựng dựa trên ba tiền đề:
(i) Nền kinh tế thường bị tác động bởi các sốc kinh tế như thay đổi giá dầu
hoặc giá đầu vào, đầu ra quan trọng, thiên tai, địch họa…

Nếu không có sốc thì không có ngắn hạn.

(ii) Các chính sách tài chính, tiền tệ có tác động tới kết quả sản xuất.

Điều này có nghĩa là về nguyên tắc các nhà hoạch định chính sách có
thể can thiệp làm trung hòa các sốc kinh tế. Trung hòa tức là tạo ra đối
trọng để xóa bỏ tác động của các sốc.

(iii) Có sự đánh đổi động ngắn hạn giữa tăng trưởng sản xuất và tỷ lệ lạm
phát vì khi sản xuất thực tế vượt quá khả năng sản xuất tiềm năng, sẽ làm
tăng tỷ lệ lạm phát và ngược lại.

Sự đánh đổi này được thể hiện qua đường cong Phillips nổi tiếng. 23
2.2. Mô hình AD-AS là mô hình tổng tổng cầu (AD) - cung (AS)

- Để phân tích biến động của cả nền kinh tế, chúng ta sử dụng mô hình
tổng cầu – tổng cung, trong đó GDP quan hệ với giá.

Phân tích AD-AS tập trung vào hành vi của 2 biến chính:
• Sản lượng HH&DV của nền kinh tế tính bằng GDP thực tế (giá cố định)

• Mặt bằng giá chung, đo bằng CPI hoặc chỉ số (hệ số) điều chỉnh GDP

- Vì sản lượng được tính theo giá cố định trong khi mức giá là số danh nghĩa

 Xây dựng mối quan hệ ngắn hạn giữa Sản lượng và Mặt bằng giá
tức là bác bỏ giả thuyết phân đôi cổ điển, đi theo giả thuyết
Keynes.

- Cũng như kinh tế vi mô, chúng ta sẽ chứng minh có luật cung, luật cầu
trong kinh tế vĩ mô:

Đường tổng cầu dốc xuống và đường tổng cung dốc lên.
24
Mô hình AD-AS
Mức Tổng
giá cung

Giá
cân
bằng
Tổng
cầu

Sản
Lượng cân bằng lượng
25
Khác nhau giữa Mô hình tổng cầu – tổng cung trong kinh tế vĩ mô và Mô
hình cân bằng cầu – cung trong kinh tế vi mô:
Mô hình cung - cầu vi mô cân bằng trên 1 thị trường cụ thể: Hành vi của
người bán và người mua thể hiện bằng việc di chuyển nguồn lực từ thị
trường này sang thị trường khác, từ sản phẩm có nhu cầu thấp sang sản
phẩm có nhu cầu cao…  Chuyên dịch cơ cấu kinh tế.

Ngược lại, trong KT vĩ mô không có chuyện này vì lượng HH&DV là tính


gộp cho tất cả các thị trường  Không thể xây dựng đường cung, cầu
theo cách trong kinh tế vi mô.

2.3. Đường tổng cầu dốc xuống

Đường tổng cầu phản ánh tổng lượng cầu về HH&DV trong nền kinh tế ở
một mức giá bất kỳ.

Đây là đường dốc xuống, tức là nếu những nhân tố khác không đổi, khi
giá giảm thì tổng cầu HH&DV tăng, và ngược lại.
26
Đường tổng cầu
AD dốc xuống
P1
1) Mức
giá giảm
xuống
P2

Tổng cầu AD

Y1 Y2 Sản
2) … làm tăng lượng lượng
cầu về hàng hóa và
dịch vụ
27
2.3.1. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống ?
Tổng cầu: GDP = C + I + G + XN

Giả sử G cố định (do chính phủ quyết định, không phụ thuộc vào giá cả).

Ba thành phần còn lại đều phụ thuộc vào mức giá. Cụ thể:

(i) Mức giá và tiêu dùng hay Hiệu ứng của cải:

Người tiêu dùng sở hữu tiền, giá trị danh nghĩa không đổi song giá trị thực
hay sức mua của chúng thì không.

Khi giá giảm, tiền có giá hơn  Cùng 1 lượng tiền sẽ mua được nhiều hàng
hóa hơn 
Giảm giá làm người TD cảm thấy mình có nhiều của cải hơn  Khuyến
khích họ chi tiêu nhiều hơn  Chi cho tiêu dùng tăng lên thì lượng cầu về
HH&DV lớn hơn.

Giá giảm làm tăng tiêu dùng, thành phần thứ nhất của tổng cầu, qua đó
làm tổng cầu và sản xuất tăng lên. 28
(ii) Mức giá và đầu tư hay Hiệu ứng lãi suất:

Mức giá là một nhân tố quyết định lượng cầu về tiền: Giá giảm  các hộ
gia đình cần ít tiền hơn để mua sắm HH&DV  Dư thừa tiền, tiết kiệm
nhiều hơn 

 Giảm giữ tiền tại nhà và tăng cho vay lấy lãi (gửi tiết kiệm tại ngân
hàng, mua trái phiếu…)  Tiền vào nhiều, Lãi suất giảm  Kích thích
doanh nghiệp tăng đầu tư, dân mua nhà mới.

Giá giảm làm tăng tiết kiệm, giảm lãi suất, khuyến khích đầu tư, thành
phần thứ hai của tổng cầu, qua đó làm tăng lượng cầu về HH&DV
(iii) Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá

i = r + πe
Mức giá thấp ở VN làm cho lãi suất ở VN thấp hơn thế giới  Nhiều nhà
đầu tư VN muốn đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ bán trái phiếu CP VN, mua
trái phiếu CP Mỹ có lãi suất cao hơn.
29
Khi bỏ VNĐ mua đô la để mua TPCP Mỹ, nhà ĐT làm tăng lượng VNĐ trên
thị trường ngoại hối.

Tăng cung VNĐ nên giá VNĐ giảm so với các ngoại tệ khác, tức là nội tệ
mất giá so với ngoại tệ (tương tự như phá giá).

Vì 1 VNĐ mua được ít ngoại tệ hơn nên HH&DV sản xuất ở nước ngoài trở
nên đắt hơn ở VN  Tăng xuất và giảm nhập  Xuất khẩu ròng tăng lên.

Như vậy, giảm giá làm giảm lãi suất, nội tệ mất giá, xuất khẩu ròng tăng,
qua đó làm tăng lượng cầu về HH&DV.
2.3.2. Các giả thiết:
- Các nhân tố khác (ngoài giá) ảnh hưởng tới tổng cầu không đổi.

- Tổng cung tiền tệ không đổi (vì đây cũng là một nhân tố khác ảnh hưởng
tới tổng cầu).

Nếu hai điều kiện trên không được đảm bảo, sẽ có hiện tượng dịch chuyển
đường cầu.
30
2.3.3. Hiện tượng dịch chuyển đường cầu
Tổng cầu không chỉ phụ thuộc giá mà còn vào một số nhân tố khác.

Với 1 mức giá cho trước, khi một trong các nhân tố này thay đổi thì đường
tổng cầu sẽ dịch chuyển.

Xét ảnh hưởng của 4 thành phần gộp của tổng cầu:
- Dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng (mọi sự kiện làm thay đổi hành vi của
người TD tại 1 mức giá nhất định sẽ làm dịch chuyển đường cầu)

+ Khi đột nhiên người TD tăng tiết kiệm  vẫn với mức giá đó song mua
sắm ít đi  Đường cầu dịch sang trái.

+ Khi đột nhiên thị trường CK bùng nổ, người TD cảm thấy giầu hơn 
Giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng (cầu tăng ở mọi mức giá)  Dịch sang phải.

+ Chính sách thuế ảnh hưởng tương tự tới tiêu dùng: Thuế cao  Nghèo
hơn  Tiêu dùng giảm  Dịch sang trái.

31
- Dịch chuyển phát sinh từ đầu tư (mọi sự kiện làm thay đổi hành vi của
doanh nghiệp tại 1 mức giá nhất định sẽ làm dịch chuyển đường cầu)
+ Dòng máy tính mới xuất hiện, các DN muốn sử dụng  Cầu tăng 
Dịch sang phải.
+ DN bi quan về tương lai  Giảm ĐT  Cầu giảm  Dịch sang trái
+ Tương tự với CS thuế: Thuế cao  Đầu tư giảm  Sang trái.
+ CS tiền tệ: Tăng cung tiền tệ  giảm lãi suất  tăng đầu tư 
đường cầu sang phải.
- Dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu Chính phủ: Chi tiêu CP giảm thì
đường cầu dịch sang trái, tăng thì dịch sang phải…
- Dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng
+ Châu Âu suy thoái  mua ít hàng VN  Giảm XK ròng của VN 
Dịch sang trái…
+ Tỷ giá thực tăng, HH&DV trong nước trở lên đắt đỏ Kìm hãm xuất,
tăng nhập  Dịch sang trái. Ngược lại, nếu nội tệ bị phá giá…
32
2.4. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng, ngắn hạn dốc lên

Đường tổng cung cho biết tổng lượng HH&DV được các DN sản xuất ra và
muốn bán tại mỗi mức giá bất kỳ cho trước. Khác với đường tổng cầu luôn
luôn dốc xuống, đường tổng cung phụ thuộc vào khoảng thời gian nghiên
cứu.
2.4.1. Đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn
a) Cách xây dựng
Tất cả các lý thuyết đều thừa nhận trong dài hạn, sản lượng phụ thuộc vào
các nguồn cung về lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ - trình
độ quản lý… để biến các nhân tố trên thành các HH&DV.

Do mức giá không ảnh hưởng tới các nhân tố thực trên, nên đường tổng cung
thẳng đứng trong dài hạn.

Về thực chất, tổng cung thẳng đứng là thể hiện của nguyên tắc phân đôi cổ
điển và tính trung lập của tiền.
33
Tuy nhiên điều này đúng nếu nhìn dài hạn, không đúng khi nhìn 1-2 năm
Đường tổng cung dài hạn
Tổng cung
Mức giá dài hạn

P1
Sự thay
đổi mức Không ảnh hưởng tới
giá… lượng cung HH&DV
P2 trong dài hạn

Mức sản lượng tự nhiên Sản lượng


34
b) Hiện tượng dịch chuyển đường cung dài hạn

Đường cung dài hạn phản ánh sản lượng tiềm năng hay sản lượng toàn
dụng, nhưng chính xác hơn nên gọi là sản lượng tự nhiên vì nó cho biết
nền kinh tế sẽ sản xuất ra bao nhiêu HH&DV ở mức thất nghiệp tự nhiên
hay trong điều kiện bình thường.

Mọi thay đổi trong nền KT làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng làm
dịch chuyển đường cung dài hạn.

Ảnh hưởng của 6 nhân tố cơ bản:

(i) Những thay đổi phát sinh từ lao động:

Nếu có làn sóng nhập cư  Dân số tăng,  Lao động (dài hạn) tăng 
Cung tăng  đường cung dài hạn dịch sang phải.

Ngược lại, nếu dân bỏ nước ra đi  đường cung dài hạn dịch sang trái.

35
(ii) Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi:

Nếu Quốc hội tăng đáng kể tiền lương tối thiểu  Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
tăng dài hạn  Sản xuất HH&DV giảm  Đường tổng cung dịch sang trái.

Nếu cải cách thị trường lao động và hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để giúp
người LĐ tìm việc dễ dàng hơn  Đường tổng cung dịch sang phải.

Phân tích tương tự với 4 nhân tố khác


(iii) Những thay đổi phát sinh từ tư bản: Nếu tăng tư bản, NSLĐ tăng 
Đường tổng cung dịch sang Phải.

(iv) Những thay đổi phát sinh từ tài nguyên: Nếu phát hiện mỏ  Phải

(v) Những thay đổi phát sinh từ tri thức, công nghệ: Sản lượng tăng, Đường
tổng cung dịch sang phải

(vi) Những thay đổi phát sinh từ trao đổi thương mại và hội nhập kinh tế
quốc tế: Tổng lượng HH&DV tăng  Đường tổng cung dịch sang phải.

36
c) Quan hệ đường cung dài hạn và lạm phát
2) … và tăng Tổng
cung tiền làm cung dài
Mức giá hạn LRAS
dịch chuyển
đường cầu
1) Trong dài hạn, tiến
4) … bộ công nghệ làm
và lạm dịch chuyển đường
P2020
phát tổng cung dài hạn…
tiếp
tục gia
tăng P2010 AD2020

AD2000
P2000
AD2010

2000 2010 2020 Sản lượng


3) Kết cục: Tăng trưởng sản lượng dài hạn… 37
2.4.2. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn
a) Cách xây dựng

Đường tổng cung ngắn hạn AS


Mức giá

Tổng cung
P1 ngắn hạn AS
1) Mức
giá giảm
xuống… 2) … làm giảm lượng
P2 cung về hàng hóa và
dịch vụ

Y2 Y1 Sản lượng
38
Trong ngắn hạn, giá tương đối thay đổi do: Ảo tưởng (ảo giác) tiền tệ
(nhận thức sai lầm), Tiền lương cứng nhắc và Giá cứng nhắc.

(i) Ảo giác tiền tệ hay lý thuyết nhận thức sai lầm


Chủ thể kinh tế chỉ nhận thức được giá trị danh nghĩa của tiền, song không
nhận thức được giá trị thực tế của tiền. 

Ảo giác tiền tệ thường xảy ra trong môi trường lạm phát: Giảm lương danh


nghĩa 2% trong điều kiện vật giá chung không đổi, thì người lao động sẽ
nhận ra ngay.

Nhưng nếu tăng tiền công thêm 2% trong điều kiện mức giá chung tăng tới
4% thì người lao động lại không nhận thấy là tiền công thực tế của mình bị
giảm.

Ảo giác tiền tệ khiến cho quyết định của các chủ thể kinh tế không chính
xác và hành vi kinh tế của họ bị méo mó. Giá cả không linh hoạt.

 Nền kinh tế có thể ở trạng thái mất cân bằng và thiếu hiệu quả.
39
- Mô hình thông tin không hoàn hảo: Do nhận thức sai lầm ngắn hạn của
người SX về giá cả.

Mô hình giả định mỗi nhà SX chỉ SX 1 loại HH duy nhất nhưng tiêu dùng
nhiều loại HH khác nhau.

Vì số lượng HH&DV quá lớn nên mỗi nhà SX không thể quan sát hết tất cả
các loại giá tại mọi thời điểm. Họ có thể theo dõi chặt chẽ giá mặt hàng
mình SX nhưng không thể đối với mọi loại HH&DV mà họ sản xuất và giá
hàng tiêu dùng.

Sự thay đổi giá chung có thể chỉ là tạm thời, nhưng làm các nhà cung cấp
nhận thức sai lầm về tình hình trên thị trường cá biệt mà họ bán sản phẩm
ở đó  Khi giá hàng của họ tăng, họ cho rằng giá tương đối thay đổi có lợi
cho mình (P> Pe)  Phản ứng sai, ví dụ khi thấy giá tăng thì tăng đầu tư
 tăng cung  Dốc lên.

Mức giá bán thấp hơn (so với từng loại HH&DV, tiền lương, lãi suất…) tạo
ra nhận thức sai lầm về thay đổi giá tương đối  Người SX giảm sản lượng.
40
- Mô hình nhận thức sai lầm của người LĐ (Ảo giác tiền tệ).

Giả định tiền lương tự do biến động để cân bằng cung cầu trên thị trường
lao động. Giả định người LĐ tạm thời nhầm lẫn giữa tiền lương danh nghĩa
và tiền lương thực tế.

Tăng tiền  Tăng lương + Lạm phát 

- Khi P, W (lương danh nghĩa) và Pe (Pe là mức giá dự kiến) cùng tăng theo
tỷ lệ thuận  Cả cung, cầu lao động đều không đổi. Tiền lương thực tế và
mức việc làm vẫn thế. Tiền lương danh nghĩa tăng đúng bằng mức tăng giá.

- Khi giá P tăng, W tăng. Nếu người LĐ không nhận thức được tiền lương
thực tế không đổi, lại tin tiền lương thực tế W/P tăng lên

 Với mức lương thực tế như cũ, nhưng họ cung nhiều lao động hơn  SX
tăng lên.

 Ảo giác tiền tệ cũng làm người LĐ làm việc chăm chỉ hơn + DN giảm
được chi phí lương  SX tăng lên.
41
(ii) Lý thuyết tiền lương cứng nhắc:
Tính cứng nhắc của tiền lương là việc duy trì mức lương bình quân thực cao
hơn mức lương bình quân trên thị trường đã được thiết lập bởi quan hệ
cung - cầu về sức lao động.

Sự điều chỉnh chậm chạp của tiền lương danh nghĩa là do ràng buộc của
các hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp, do các quy phạm xã
hội hay do cảm nhận về sự công bằng, như Luật tiền lương tối thiểu, Sức
mạnh của tổ chức đại diện cho người lao động (Công đoàn), Lý thuyết tiền
lương hiệu quả…

Do chi phí tiền lương không thay đổi ngay theo sự thay đổi của giá,
nên khi mức giá thấp hơn sẽ làm và sản xuất đem lại ít lợi nhuận
hơn  các doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ.

Trái lại, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, làm cho chi
phí thuê lao động trở nên rẻ hơn. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các
doanh nghiệp thuê thêm lao động  tạo ra nhiều sản lượng hơn.
42
(iii) Lý thuyết giá cả cứng nhắc:
Lý thuyết này cho rằng giá cả cũng cứng nhắc, chậm được điều chỉnh khi
các điều kiện kinh tế xã hội thay đổi.

Sự chậm này một phần do chi phí của điều chỉnh giá, gọi là chi phí thực
đơn, phần khác do thiếu thông tin.

Giả sử mỗi DN thông báo giá bán các SP của họ dựa trên những dự báo các
điều kiện KTXH, nhưng sau đó, giá thị trường đột nhiên giảm xuống.

Một số DN có thể giảm giá, song đa phần các DN không giảm vì chi phí
thực đơn. Giá của họ cao làm cho bán ít, doanh thu giảm. Doanh thu giảm
làm họ phải cắt giảm SX và việc làm.
Không phải tất cả các giá đều được điều chỉnh ngay lập tức khi các điều
kiện KTXH thay đổi  Sự sụt giá bất ngờ có thể làm cho DN vẫn bán SP với
giá cao  Lượng bán và doanh thu giảm  DN giảm cung và giảm LĐ.
 Ngược lại, tăng tiền  Giá cứng nhắc trong khi tăng tiền làm cầu đầu tư,
tiêu dùng tăng  Tăng sản xuất. 43
 Mối quan dương (đồng biến) giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường
tổng cung dốc lên trong khi tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh.

Đường tổng cung ngắn hạn AS


và đường tổng cung dài hạn LRAS
P
Mức giá LRAS Tổng cung
ngắn hạn AS

Pe Thu nhập lệch


khỏi mức tự
nhiên khi mức
giá lệch khỏi mức
giá dự kiến

Y
44
b) Sự chuyển dịch của đường tổng cung ngắn hạn
(i) Dịch chuyển khi tổng cầu thay đổi (giá cố định)
Một sự tăng lên của bất kỳ thành phần ngoại sinh nào trong tổng cầu cũng
làm cho đường tổng cầu chuyển dịch sang phải.

Vì sản xuất phải đáp ứng đủ nhu cầu nên đường cung sẽ phải chuyển dịch
sang phải, tạo ra điểm cân bằng mới với mức giá vẫn như cũ.

 Phải xem xét ảnh hưởng của các biến tác động tới tổng cầu (rất nhiều).

(ii) Đồng thời cũng phải xem xét tất cả các nhân tố làm đường tổng cung
dài hạn dịch chuyển.
Các biến dài hạn gồm 6 loại nhân tố được nêu ở trên

(vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tri thức công nghệ, trình độ quản
lý, hội nhập…).

45
Mô hình AD-AS
Mức
AS1
giá AS2

Giá
cân
bằng

AD2

AD1
Sản
Lượng cân bằng lượng
46
III. Sốc cầu, sốc cung và quá trình điều chỉnh kinh tế

Đã xây dựng xong các đường tổng cầu, tổng cung  Có công cụ để phân tích
cân bằng KT và hai nguyên nhân gây ra biến động ngắn hạn của nó.

Tổng cung
dài hạn
P LRAS Tổng cung
ngắn hạn AS

Giá cân
A
bằng

Tổng cầu

0 Sản lượng
Mức sản lượng tự
nhiên 47
3.1. Những ảnh hưởng do thay đổi của tổng cầu (sốc cầu)

Giả sử có làn sóng bi quan lan ra toàn nền kinh tế (sụp đổ TTCK, chiến
tranh ở nước láng giềng, dịch bệnh…); dân mất lòng tin vào tương lai và
phải thay đổi kế hoạch, sẽ giảm tiêu dùng và ngừng đầu tư.

Đường tổng cầu trong ngắn hạn sẽ dịch chuyển từ AD1 sang AD2, giá và
sản xuất đều giảm.

Giá từ P1 xuống P2

48
P Tổng cung
dài hạn AS1
AS2

3. Theo thời gian,


Giá cung ngắn hạn tăng
cân P1 A do nhân tố bi quan
bằng mất dần và do tác
P2 động của các nhân
B
tố dài hạn.

P3 C
1. Tổng cầu giảm
2. Giảm
cung ngắn AD1
hạn 0 AD2 Sản lượng
Mức sản lượng tự nhiên
4. Cung trở về mức tự nhiên,
giá giảm so với ban đầu
49
Ngắn hạn: Nếu chính phủ dùng chính sách kích cầu: Sẽ đưa đường
cầu về vị trí cũ, cân bằng lại lập lại ở A.

Nếu chính phủ không làm gì, nền kinh tế cũng vẫn tự điều chỉnh về
sản xuất cân bằng dài hạn sau một khoảng thời gian.

Đó là vì do lan sóng bi quan nên cầu giảm, làm giá giảm, nhưng giá giảm
qua thời gian dài hơn sẽ làm lãi suất giảm, giảm giá các đầu vào  đầu
tư, tiêu dùng tăng trở lại  Tổng cầu tăng theo đà giảm giá  Đường
tổng cung dịch chuyển dần sang phải  nền kinh tế cân bằng mới ở C
(sản lượng về mức dài hạn, chỉ có giá giảm).

 sự chuyển dịch của đường tổng cầu cho thấy 2 điểm quan
trọng:
- Ngắn hạn: sự chuyển dịch của đường cầu gây ra biến động sản lượng
HH&DV (chệch khỏi trục cân bằng).

- Dài hạn: sự chuyển dịch của đường cầu (giảm) ảnh hưởng tới mức giá
chung, song không ảnh hưởng tới sản lượng. 50
3.2. Những ảnh hưởng do thay đổi của tổng cung

Xuất phát từ trạng thái cân bằng.

Giả sử chi phí SX đột nhiên tăng cao (thời tiết, giá dầu, dịch bệnh…)  SX
ít hơn ở mỗi mức giá  AS1 sang AS2; cân bằng chuyển từ A sang B

 Giá tăng  Suy thoái đi đôi với lạm phát.

51
Tổng cung
P dài hạn Tổng cung
ngắn hạn
AS2 AS1

C 1. Đường cung
ngắn hạn dịch
sang trái (do các
B
nhân tố bất lợi)
P2
3. Giá
tăng P1 A

Tổng cầu AD1


0
Sản lượng
Y2 Y1
2. Sản lượng giảm Mức sản lượng tự nhiên
52
Chính sách: Chính phủ có thể kích cung, đưa đường cung về A.

Rất khó thực hiện vì tính ỳ của sản xuất ngày càng lớn.

Giải pháp như hỗ trợ giảm giá đầu vào (giảm thuế, trợ cấp…), tháo gỡ các
khó khăn cho doanh nghiệp… đều tốn thời gian, nhiều vướng mắc

Phương án chính sách thường dùng là kích cầu bằng CS TC hay TT


(đồ thị sau), đường cầu dịch từ AD1 sang AD2.  Giá tăng và sản lượng
cũng tăng: Lạm phát đi đôi với tăng trưởng

Sản lượng tăng vì tiềm năng vẫn còn  Cân bằng mới ở C.

Không làm gì thì từ từ nền KT sẽ tự phục hồi

Đầu tiên sản lượng vẫn thấp, giá cao tại B.

Nhưng qua thời gian, thất nghiệp tăng cao làm tiền lương phải giảm, tương
tự lãi suất cũng giảm  Đầu tư tăng  sản lượng lại tăng lên  Đường
cung trở lại ban đầu; cân bằng trở lại A.

53
Tổng cung
P Tổng cung
dài hạn
ngắn hạn AS2
AS1

1. Tổng cung
P3 C ngắn hạn
giảm
B
3. Làm P2
cho giá 2. Chính phủ kích cầu
tiếp P1 A
tục Tổng cầu AD2
tăng
AD1
0 Sản lượng
Mức sản lượng tự nhiên
4. Nhưng sản lượng
trở về mức tự nhiên 54

You might also like