You are on page 1of 13

I: Tìm hiểu chung:

1: Tác giả:

Sinh năm 1765, mất năm


 Nguyễn Du 1820, tên chữ là Tố Như,
hiệu là Thanh Hiên

Làng Tiên Điền, huyện Nghi


Quên quán
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Du sinh trưởng trong


Gia đình một gia đình đại quý tộc,
nhiều đời làm quan và có
truyền thống về văn học.
cuộc đời từng trải, phiêu bạt
nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều,
tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn
Cuộc đời Du vốn sống phong phú và niềm
thông cảm sâu sắc với những đau
khổ của nhân dân. Nguyễn Du là
một thiên tài văn học, một nhà
nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Sáng tác của Nguyễn Du gồm


Sự nghiệp văn học những tác phẩm có giá trị cả chữ
Hán và chữ Nôm:
2. Tác phẩm:
•Xuất xứ: Trích từ tập thơ "Thanh Hiên thi tập"
•Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
Ý - Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)
nghĩa     + Kí: những ghi chép
của
nhân
    + Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh
đề tác ⇒ “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng
phẩm Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc chú thích:
2. Bố cục:

Phần 1 (2 cầu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh


để lại

Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu
Thanh

• Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho
nàng Tiểu Thanh

Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du


thương cho số phận mình
* Về cuộc đời Tiểu Thanh
•Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô,
Trung Quốc, nàng là người rất thông minh và nhiều
tài nghệ
•Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người Hàng Châu, tỉnh
Chiết Giang. Vợ cả ghen bắt ở riêng trên một ngọn
núi thuộc địa phận Hàng Châu. Tiểu Thanh buồn khổ
làm nhiều thơ, từ. Nàng lâm bệnh mất lúc 18 tuổi.
Tập thơ từ nàng để lại người vợ cả đem đốt. May
mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta khắc in
số thơ đó, đặt tên là phần dư. 
→ Là người con gái tài sắc, bạc mệnh
3. Phân tích: Đề - Thực – Luận – Kết
a. Hai câu đề
•Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang

•Trước khi Tiểu thanh còn sống thì cảnh Tây Hồ là một vườn hoa tươi đẹp, mĩ lệ còn khi Tiểu Thanh chết đi thì
vườn hóa ấy biến thành một bãi gò hoang → Sức tàn phá của con người thật ghê gớm, hay chính là người mất
thì cảnh cũng không còn đẹp như thế trước nữa
•Thổn thức →  thể hiện trạng thái thương xót, đồng cảm
•Mảnh giấy tàn → đó là bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du, trước cảnh tượng cùng hình ảnh con người
hiện về trong đầu nhà thơ cùng giấy bút mà viết đôi dòng viếng linh hồn người con gái ấy
⇒ Hai câu thơ thể hiện được sự thương xót của nhà thơ dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc ấy lại có
một cuộc đời thật bạc bẽo. Người mất đi rồi chỉ còn lại cảnh Hồ Tây nhưng nó cũng không còn đẹp như khi
nàng còn sống nữa.
b. Hai câu thực
•Từ ngữ:
• Chi phấn (sắc) → chôn vùi
• Văn chương (tài) → đốt bỏ 
⇒ Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh.
⇒ Nguyễn Du ca ngợi, khảng định tài sắc của Tiểu Thanh
đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng – cái nhìn nhân
đạo mới mẻ, tiến bộ
c. Hai câu luận
•Từ ngữ:
• cổ kim hận sự: Mối hận xưa nay
• Cổ:
• Mối hận của Tiểu Thanh
• Mối hận của những người phụ nữ khác như nàng.
• Kim:
• Mối hận của những người “hồng nhan bạc mệnh
thời Nguyễn Du”
• Mối hận của thế hệ người có tài nhưng lại gặp những
điều không may trong cuộc đời như Nguyễn Du.
• Phong vận kì oan: Nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã →
Số phận cay đắng của những con người tài hoa trong
xã hội xưa 
→ Quan niệm tài mệnh tương đối được nhà thơ sử dụng ở
đây và có ý rằng những người tài hoa thì sẽ gặp tai
họa. Người con gái ấy tài năng, xuất chúng cho nên sẽ gặp tai
họa chứ không thể có một cuộc đời yên bình được →
chữ “tài” liền với chữ “tai” một vần
d. Hai câu kết
• Từ ngữ:
• Tam bách dư niên: Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.
• Tố Như: Tên chữ của Nguyễn Du
→ Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi
hậu thế
•Bài thơ kết lại bằng một câu hỏi nhức nhối, da diết, thể hiện nối buồn thống thiết, ngậm ngùi  cho sự cô độc
của chính tác giả trong hiện tại, giữa cuộc đời. Đồng thời bộc lộ tâm trạng hoài nghi, đau khổ, thương người,
thương mình của nhà thơ.
•Câu hỏi khép lại bài thơ nhưng lại tạo ra âm vang của một tiếng lòng có nhiều trắc ẩn trước cuộc đời. Nguyễn
Du quay về thương xót cho thân phận của chính mình. Ông đau đáu, khắc khoải mong chờ sự trân trọng, cảm
thông của hậu thế.
Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay
Câu: “Nỗi (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan
thường hay bạc mệnh
hờn kim cổ
   + Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú
trời khôn hỏi” như tác giả
trong bài - Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa
“Đọc Tiểu thường hay bạc mệnh ( chữ tài gần với chữ tai một vần)
Thanh kí” có    + Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là
nghĩa nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…
   + Nỗi hận kép dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu
hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.
- Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công,
ngang trái trong cuộc đời
→ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời:
những người tài hoa thường bạc mệnh.
III.Tổng kết:
+ Giá trị nội dung:
- Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất
hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng
thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho
những giá trị tinh thần bị chà đạp
- Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia
sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói
riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của
chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.
+ Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh,
ngôn từ.

You might also like