You are on page 1of 46

GIỚI THIỆU DỊCH TỄ HỌC

Bộ môn Dịch tễ học


Trường Đại học Y tế Công cộng

1
Mục tiêu môn học
1. Mô tả những điểm then chốt và ứng dụng của dịch tễ học mô tả
và dịch tễ học phân tích.
2. Tính toán và phiên giải các chỉ số đo lường tần số bệnh trạng
và đo lường sự kết hợp được sử dụng trong dịch tễ học.
3. Mô tả và ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau
được sử dụng trong dịch tễ học.
4. Xác định các nguồn sai số, nhiễu trong dịch tễ học.
5. Mô tả những đặc điểm then chốt và những ứng dụng của các
chương trình sàng tuyển và phát hiện bệnh trên quần thể
người.
6. Mô tả quá trình, cách sử dụng và đánh giá các chương trình
giám sát sức khoẻ công cộng.

2
Phương pháp học tập
 Học tập tích cực:
 Thuyết trình
 Chia nhóm thảo luận, làm bài tập theo nội dung bài giảng
 Bài tập:
 Sau khi kết thúc các bài giảng.
 Đánh giá:
 Bao gồm sự tham gia trên lớp và bài tập nhóm
 02 bài kiểm tra định kỳ
 01 bài thi hết môn
 Hình thức kiểm tra và thi hết môn:
 Câu hỏi trắc nghiệm trên máy tình hoặc thi trên giấy tùy thuộc vào điểu kiện bố trí phòng
máy.
 Kết quả cuối cùng của khoá học sẽ được chuyển sang hệ điểm 10:
TBM = 0,5* (KT1+ KT2) + 0,5* Bài thi
 Ghi chú: Học viên chỉ được phép làm bài thi hết môn nếu đã làm đủ, đạt
điểm yêu cầu của 2 bài kiểm tra trên lớp và tham gia trên 80% số buổi
học.

3
Mục tiêu bài học
1. Trình bày được định nghĩa dịch tễ học.
2. Trình bày được mô hình bộ ba dịch tễ học:
tác nhân, vật chủ, và môi trường.
3. Trình bày được sự khác nhau giữa nghiên
cứu mô tả và nghiên cứu phân tích.
4. Trình bày được sự khác nhau giữa dịch tễ
học quan sát và dịch tễ học can thiệp.

4
DTH thường được biết đến với tư
cách là những tin tức

 Điện thoại di động có thể sẽ gây ra khối u não


 Ăn thịt bò điên gây tử vong
 Tập thể dục thường xuyên sẽ phòng ngừa được
những bệnh tim mạch
 Tiếp xúc với gia cầm bệnh có thể mắc cúm gia cầm
H5N1
 Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy phòng chấn thương
sọ não

5
Định nghĩa dịch tễ học (J. Last)
“Dịch tễ học nghiên cứu sự phân bố và các yếu tố quyết
định những tình trạng và sự kiện liên quan tới sức khoẻ
trong những quần thể xác định và việc áp dụng những
nghiên cứu này vào việc khống chế những vấn đề sức
khoẻ”.
 “DTH quan tâm tới mô hình bệnh tật xảy ra trên quần thể
người và những yếu tố tác động tới mô hình này” (Sự xuất
hiện bệnh trong mối liên hệ với các đặc trưng: Người, Thời
gian, Địa điểm).
 “DTH nghiên cứu sự phân bố và những yếu tố quyết định
tần số bệnh trên những quần thể người“.

6
Định nghĩa dịch tễ học
Nghiên cứu Bao gồm: giám sát, quan sát, kiểm định giả thuyết, nghiên cứu phân tích và
thực nghiệm

Phân bố Đề cập đến việc phân tích các yếu tố: thời gian, con người, nơi chốn

Yếu tố quyết Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ như: sinh học, hoá học, lý học,
định xã hội, văn hoá, kinh tế, di truyền, và hành vi

Sự kiện và
tình trạng liên Bao gồm: bệnh, các nguyên nhân tử vong, các trạng thái sức khoẻ, cung
quan đến sức cấp và sử dụng dịch vụ y tế
khoẻ

Các quần thể Bao gồm những người có các đặc tính có thể phân biệt được, chẳng hạn
định danh như các nhóm nghề nghiệp khác nhau

Ứng dụng
vào việc
Tăng cường, bảo vệ và phục hồi sức khoẻ
phòng và
7
kiểm soát
Lịch sử từ dịch tễ học
(epidemiology)
 Lần đầu tiên từ này được dùng ở Tây Ban
Nha 1598 - trong một cuốn sách về dịch hạch
 Tiếng Hy lạp thì Epidemiology là:
 Epi = trên, theo với
 Demo = quần thể
 Logy = nghiên cứu về
Như vậy có thể dịch: Dịch tễ học là nghiên
cứu những vấn đề của quần thể, đặc biệt là
bệnh tật.
8
Lịch sử phát triển dịch tễ học
 Hippocrates mô tả sự phân bố của bệnh theo
mùa tuổi, khí hậu, hành vi - rất gần với hiểu
biết của chúng ta
 William Farr so sánh tỷ lệ tử vong của các
quần thể khác nhau: quần thể tu sĩ so với
những người bán hàng tại các quán rượu.
 Đây là một ví dụ về nghiên cứu mô tả.
 Có thể dùng những nguồn số liệu hàng ngày để
tiến hành những nghiên cứu này.

9
Lịch sử phát triển dịch tễ học
 John Snow: thế kỷ thứ 19-bệnh tả
 London: mất vệ sinh, không điện
 1848-1849: vụ dịch tả lớn, 15.000 người chết
 John Snow thấy có những vùng nhiều người chết hơn, và thấy
người sống ở vùng đất cao chết ít hơn
 Lúc đó nước cấp là do các công ty tư nhân dẫn tới rất cạnh
tranh và có sự xen kẽ của nhiều công ty trong một khu vực
 Hệ thống nhà vệ sinh được phát triển từ 1830-1850 thải trực tiếp
ra sông Themes
 Vụ dịch 1848-1849 xảy ra chủ yếu ở khu vực cấp nước của 2
công ty: Southwark và Vauxhall-Lambert lấy nước trực tiếp từ
sông Themes đoạn chảy qua London.

10
Lịch sử phát triển dịch tễ học
 Dịch tả xảy ra trở lại vào 6/1853
 Snow mượn danh sách địa chỉ những người
chết do tả có dùng nước của hai công ty trên
 Snow tới từng nhà có người chết do tả hỏi
xem họ dùng nước của công ty nào
 Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng
sau với 334 trường hợp chết đầu tiên

11
Phân bố tử vong theo công ty
cấp nước
Nguồn cấp nước Số người chết do tả
Southwark & Vaushall 286
Lambert 14
Trực tiếp từ sông Themes 22
Bơm từ giếng 4
Từ mương dẫn nước 4
Không rõ 4
Tổng số tử vong 334 12
Lịch sử phát triển dịch tễ học

 Snow đã đi phỏng vấn Nguồn cấp Tổng số hộ số chết


330/334 hộ được cấp do tả

 Snow đã dùng số hộ là Southwark & 40046 1263


mẫu số để so sánh Vaushall
Lambert 26107 98
 Snow đã liệt kê nguồn
cấp nước ở toàn bộ hộ Khác 256423 1422
có chết do tả

13
Lịch sử phát triển dịch tễ học
 Snow bắt đầu với nghiên cứu mô tả xác định
tử/mẫu số và điều đó cho phép ông mô tả những
trường hợp tả ở những khu vực khác nhau trong
mối liên hệ với kích thước quần thể có nguy cơ
 Việc so sánh tử vong theo công ty cấp nước cho
phép ông tính được nguy cơ mắc tả theo công ty
cấp nước-ông đã tìm sự kết hợp giữa nguồn nước
cấp và nguy cơ tả. Đây là loại nghiên cứu phân
tích
 Dùng nước ở công ty nào nguy hiểm hơn mấy lần?

14
Dịch tễ học hiện đại
 Sự phát triển gần đây của dịch tễ học qua công trình của Doll,
Hill và các nhà nghiên cứu khác, nghiên cứu mối liên quan giữa
hút thuốc lá và ung thư phổi trong những năm 1950.
 Kết quả chỉ ra có sự kết hợp chặt chẽ giữa thói quen hút thuốc lá
và phát triển bệnh ung thư phổi
 Các phương pháp dịch tễ học mới được sử dụng để phân tích
các mối quan hệ:
 Yếu tố góp phần vào nguyên nhân sinh bệnh
 Yếu tố thiết yếu cho sự phát triển một bệnh
 Yếu tố chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh
 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm có tầm quan trọng lớn ở các
nước đang phát triển, và cả ở các nước đã phát triển do sự xuất
hiện của các bệnh truyền nhiễm mới như HIV/AIDS, Cúm gia
cầm.
15
Dịch tễ học hiện đại

16
Mô hình: Tác nhân, vật chủ,
môi trường
Vật chủ: chịu trách nhiệm trực tiếp về mức
độ chấp nhận tác động của tác nhân. Khả
năng đề kháng của vật chủ được quyết định
bởi:
 Kiểu gen của người đó
 Tình trạng dinh dưỡng của người đó
 Tình trạng miễn dịch của người đó
 Hành vi xã hội của người đó.

17
Các loại tác nhân
 Tác nhân sinh học: Vi sinh, kháng sinh, vaccin, thức
ăn,...
 Tác nhân hoá học: Độc tố hoá học, bụi (những yếu
tố này không chỉ gây những bệnh cấp tính mà còn
gây những bệnh mãn tính)
 Tác nhân lý học: va chạm, tia xạ, va đập, tiếng ồn,
nóng, lạnh
 Ngày nay DTH cũng nghiên cứu những tác động xã
hội và tâm lý như những tác nhân gây nên các vấn
đề về sức khoẻ.
18
Môi trường
Ảnh hưởng tới xác xuất và những tình huống tiếp
xúc giữa vật chủ và tác nhân.
 Vệ sinh kém trong cửa hàng ăn làm tăng nguy cơ
nhiễm thương hàn.
 Đường và thời tiết xấu làm tăng nguy cơ chấn
thương giao thông, tai nạn máy bay.
 Lớp học đông, nhà cửa chật chội dễ lây cúm hơn.

19
Vector
Những vector gồm:
• Những loại côn trùng (anopheles truyền bệnh sốt
rét)
• Tiết túc (chấy, rận truyền bệnh);
• Động vật truyền bệnh;
• Những nhóm người (người cung cấp heroin,
cocain) những nhóm đồ vật (như bơm kim tiêm
nhiễm trùng gây viêm gan B, nhiễm HIV).
Một vector có thể coi là một phần của môi trường
hoặc có thể được coi là một phần riêng. Một
vector phải có một mối quan hệ mật thiết với cả
vật chủ, tác nhân và môi trường. VD: bệnh sốt rét.
20
Phơi nhiễm và kết quả
Có hai yếu tố thường được đo lường trong
các nghiên cứu dịch tễ học là:
1. Phơi nhiễm: là yếu tố nguy cơ ta đang phát hiện
có thể là nguyên nhân
2. Kết quả: là bệnh hoặc sự kiện hoặc tình trạng liên
quan tới sức khoẻ đang quan tâm nghiên cứu.

Câu hỏi thảo luận:


 Hãy lấy ví dụ về phơi nhiễm của ung thư phổi?

21
YẾU TỐ NGUY CƠ

22
Các yếu tố nguy cơ
1. Yếu tố di truyền
2. Các tác nhân truyền nhiễm
3. Các yếu tố môi trường
4. Các yếu tố xã hội, hành vi và lối sống.

23
Ví dụ
 Yếu tố di truyền
 Sự thiếu hụt enzyme cho gan
 Các yếu tố nhạy cảm/đề kháng
 Các đột biến gen, bệnh di truyền.
 Tác nhân truyền nhiễm và Sinh học
 Vi khuẩn gây bệnh (HIV, Viêm gan, lao phổi)
 Ký sinh trùng
 Nấm, mốc, phấn hoa, bụi hữu cơ
 Các loại đạm động vật
24
Ví dụ yếu tố môi trường

 Lý học  Các yếu tố hành vi


 phóng xạ  uống rượu
 tiếng ồn  hành vi tình dục
 độ rung  mang vác vật nặng
 lạnh, nóng, ẩm  đeo dây an toàn khi đi xe
 áp suất không khí  các yếu tố về lối sống
 chế độ ăn uống
 luyện tập thể dục

25
Ví dụ
 Asbestos  Các loại chất tẩy
 Benzene  Các loại dược phẩm
 CO, CO2  Các chất phụ gia
 Thuỷ ngân thực phẩm
 Khói thuốc lá  Chất gây ô nhiễm
 Thuốc diệt sâu, cỏ thực phẩm
 Các chất bị đốt cháy
 Các chất gây ô
nhiễm môi trường

26
Ví dụ yếu tố hành vi, xã hội

 Tâm lý xã hội  Các yếu tố nhân khẩu


 Stress (có nhiều học
dạng)  Tuổi
 Thiếu sự giúp đỡ  Giới tính
của xã hội  Dân tộc
 Khả năng ứng xử  Địa bàn cư trú
 Loại nhân cách
 Thất nghiệp

27
Dịch tễ học quan sát và can thiệp

 DTH quan sát: mô tả mô hình sức khoẻ và


bệnh tật của một quần thể, không làm gì để
thay đổi những yếu tố tác động đến mô hình
đó
 DTH quan sát bao gồm hai loại nghiên cứu
mô tả và phân tích

28
Dịch tễ học quan sát và can thiệp
 Liên quan tới NC can 1. Rượu táo
thiệp, James Lind,
2. Cồn ngọt
1747 đã được coi là
người đầu tiên tiến 3. Dấm
hành loại NC này khi 4. Thuốc gây tê
ông can thiệp điều trị
5. Nước biển
bệnh scorbut bằng
cách chia 12 thuỷ thủ 6. Hai quả cam và 1 quả
thành các nhóm 2 chanh/ngày
người với các chế độ Và ông thấy rằng
ăn khác nhau trong 6 nhóm dùng chế độ
ngày:
cuối cùng phục hồi rõ

29
Vai trò của dịch tễ học
Dịch tễ học có 3 chức năng cơ bản:
1. Mô tả mô hình sức khoẻ và bệnh trong một quần
thể
2. Giải thích những sự khác nhau về các mô hình
sức khỏe này
3. Áp dụng kết quả vào thực hành YTCC và đánh
giá tác động của những can thiệp.

30
Vai trò của dịch tễ học
 Với chức năng MÔ TẢ: DTH mô tả sự khác
nhau về sự phân bố tình trạng sức khoẻ và
bệnh tật trong nội bộ một quần thể và giữa
các quần thể khác nhau.
 Ví dụ:
 Trong nội bộ quần thể
 Trong những quần thể khác nhau

31
Vai trò của dịch tễ học
 Với chức năng GiẢI THÍCH: dịch tễ học phân
tích những sự khác nhau đã thu được trong
nghiên cứu mô tả.
 Phân tích đó giúp ta phát hiện những yếu tố
nguy cơ có thể gây ra những kết quả khác nhau.
Câu hỏi phải trả lời là:
“Mô hình phơi nhiễm với những yếu tố nguy cơ
nhất định trong những cá thể có hoặc không có
một bệnh nhất định có giúp ta phát hiện nguyên
nhân của bệnh không?”
32
Vai trò của dịch tễ học
 Chức năng thứ 3 của DTH là áp dụng kết
quả phân tích và đánh giá hiệu quả các can
thiệp.
 Với DTH quan sát, ta có thể đánh giá tác động
của dịch vụ lên sức khoẻ cộng đồng.
 Với DTH can thiệp, ta có thể đánh giá hiệu quả
của những chương trình can thiệp.
 Sử dụng thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát có
thể đánh giá 2 phương pháp điều trị (mổ nội
soi/mổ thông thường).

33
Ứng dụng của dịch tễ học

34
Các loại nghiên cứu DTH

NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC

Quan sát Can Thiệp

Số liệu chung SL trên cá thể TN kiểm soát Bán TN

Mô tả Phân tích Mô tả Phân tích

NC sinh thái NC cắt ngang NC thuần tập Bệnh-chứng

35
Sử dụng DTH sau một phát hiện
lâm sàng
Sau phát hiện một vấn đề lâm sàng, kèm theo đó là
một loạt các NC DTH thuộc các loại khác nhau đã
được áp dụng để đưa ra các giải pháp can thiệp.
Ví dụ về thiếu hụt Iode trong chế độ ăn và bệnh
bướu cổ và đần độn.
(Người Hy lạp dùng tảo biển điều trị bướu cổ từ rất lâu,
1811: điều chế được Iode, 1821: một bác sỹ người Thuỵ sỹ
dùng iode điều trị bướu cố cho bệnh nhân).

36
Sử dụng DTH sau một phát hiện
lâm sàng
 Tại một địa điểm của  Đây được coi là một trong
Thuỵ Sỹ vào cuối thế những
kỷ 18, Napoleon lệnh NC mô tả
tiến hành điều tra tình vào loại sớm nhằm xác định
một vấn đề sức khỏe trên
trạng đần độn trên
một nhóm quần thể xác
những thanh niên trẻ định.
không thể nhập ngũ và
phát hiện tỷ lệ 4.000
người mắc trong số
70.000 được điều tra.

37
Sử dụng DTH sau một phát hiện
lâm sàng
 Bước tiếp theo là phát  Đây được gọi là
hiện tần số bướu cổ và NC Phân tích dựa trên
đần độn tại những cộng cộng đồng (NC sinh
đồng khác nhau và liên thái)
hệ chúng với mức độ
iod ở các cộng đồng
đó.
Kiểm tra sự kết hợp
giữa thiếu hụt iod và
tần số bệnh tại cộng
đồng

38
Sử dụng DTH sau một phát hiện
lâm sàng
 Loại NC sinh thái này  Cần tiến hành
giúp khái quát giả NC Phân tích dựa trên
thuyết hơn là thử cá thể
nghiệm giả thuyết.
 Cần thêm những bằng Ví dụ: NC bệnh-chứng
chứng ở mức cá thể đo lường sự kết hợp
giữa trẻ em bị đần độn
và tình trạng dinh
dưỡng của mẹ khi
mang thai.

39
Sử dụng DTH sau một phát hiện
lâm sàng
 Khi sự kết hợp đã được  Đây là
chứng minh, vào 1960, NC can thiệp
tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm lâm sàng
có kiểm soát tại một
quốc gia để tìm hiểu
tác động của tiêm
iodine cho bà mẹ có
thai tránh nguy cơ đần
độn của trẻ

40
Sử dụng DTH sau một phát hiện
lâm sàng
 Sau NC này, việc áp  Đây là
dụng chương trình bổ NC thay đổi chính
sung iode được tiến sách YTCC
hành tại một số nước.
Sau đó là chương trình
bổ sung muối iode rộng
rãi.

41
Sử dụng DTH sau một phát hiện
lâm sàng
 Khi chính sách thông  Đây là
qua các chương trình NC đánh giá can thiệp
được áp dụng rộng rãi YTCC
thì việc đánh giá
chương trình phải được
đặt ra.
 Ví dụ, đánh giá tỷ lệ
hiện mắc bệnh này

42
Quan điểm quần thể
 Là một người làm DTH, Nhiệm vụ của chúng
ta là phải trả lời những câu hỏi cơ bản:
 Ai? (Who?)
 Ở đâu? (where?)
 Khi nào? (when?)
 Tuy nhiên cũng cần trả lời một câu hỏi bao
trùm nữa là:
 Trong bối cảnh xã hội nào?

43
Bài tập
 Vào năm 1854, lại một vụ dịch tả trầm trọng
xảy ra tại Soho làm 616 người chết trong
khoảng 19/8-30/9
 Snow đã chấm trên bản đồ những nơi có
người chết và những điểm có bơm nước
 Ngày 8/9 Snow khuyên tháo bỏ cần bơm
nước
 Sau đó dịch tả lắng xuống và hết hẳn. Tại
sao?

44
45
Các biện pháp Snow đã khuyến
nghị trong thời gian đó
 Tháo cần bơm để không lấy nước được
 Luộc những đồ dùng (chăn màn) của người
bệnh, hoặc đốt (nếu người đó chết)
 Tăng cường vệ sinh cá nhân
 Cách ly người bệnh 14 ngày
 vệ sinh chất thải, cống rãnh
 Cung cấp nước sạch
 …

46

You might also like