You are on page 1of 18

Cân bằng nội môi

Phân tích phản xạ không điều kiện


• * Đây là loại phản xạ cố định có tính bản năng, tồn tại vĩnh viễn suốt đời và có khả
năng di truyền sang đời sau. Loại phản xạ này có một cung phản xạ cố định. Với một
kích thích nhất định, tác động vào một bộ phận cảm thụ nhất định sẽ gây một đáp ứng
nhất định.
• * ngay từ khi sinh ra con người đã có, không cần tập luyện và tồn tại vĩnh viễn.
• * PXKĐK có tính chất loài,
• * PXKĐK phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ
Phân tích phản xạ có điều kiện
• * PXCĐK là phản xạ được thành lập trong đời sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa
trên cơ sở của PXKĐK
• * Cung PXCĐK phức tạp hơn. Muốn thành lập được PXCĐK cần phải có sự kết hợp
của hai kích thích không điều kiện và có điều kiện và tác nhân có điều kiện bao giờ
cũng đi trước và trình tự này phải được lặp lại nhiều lần
• * PXCĐK không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ
• * PXCĐK có tính chất cá thể
• * PXCĐK này có thể mất đi sau một thời gian nếu không củng cố và một phản xạ có
điều kiện mới lại được hình thành trong một điều kiện mới
Vai trò của CO2 trong điều hòa nội môi
• * Nếu tất cả CO2 sinh ra không được thải ra ngoài mà cứ tích tụ lại trong dịch kẽ thì tự
nó sẽ có tác dụng làm ngừng tất cả các phản ứng cung cấp năng lượng cho tế bào

• * CO2 được điều hoà nhờ cơ chế thần kinh. Chính nồng độ CO­2 tăng một mặt sẽ kích
thích trực tiếp vào trung tâm hô hấp một mặt tác động thông qua các bộ phận cảm thụ
hoá học tại quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh làm tăng thông khí để thải
CO2 ra ngoài và duy trì nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào ở mức ổn định.
Điều hòa ngược là gì ?
• * Điều hoà ngược là kiểu điều hoà mà mỗi khi có một sự thay đổi hoạt động chức năng
nào đó, chính sự thay đổi này sẽ có tác dụng ngược trở lại trung tâm điều khiển để tạo
ra một loạt các phản ứng liên hoàn nhằm điều chỉnh hoạt động chức năng đó trở lại bình
thường.
Phân tích điều hòa ngược âm tính
• * Điều hoà ngược âm tính là kiểu điều hoà có tác dụng làm tăng nồng độ một chất hoặc tăng hoạt động của một cơ
quan khi nồng độ chất đó hoặc hoạt động của cơ quan đó đang giảm và ngược lại sẽ giảm nếu nó đang tăng.
• * Như vậy nói chung khi một yếu tố nào đó qúa tăng hoặc giảm, hệ thống điều khiển sẽ thực hiện cơ chế điều hoà
ngược âm tính, một loạt các biến đổi sẽ xảy ra nhằm đưa yếu tố đó trở lại giới hạn bình thường
• * Với phương thức điều hoà này thường không đạt được 100%. Ví dụ bình thường huyết áp động mạch là 100
mmHg, nếu chúng ta đưa thêm một lượng máu vào cơ thể đủ để huyết áp tăng lên 175 mmHg nhưng trong thực tế
huyết áp chỉ tăng ở mức 125 mmHg. Nói một cách khác nhờ có cơ chế điều hoà ngược âm tính mà khi huyết áp
tăng tới mức 175 mmHg, huyết áp đã được điều chỉnh theo xu hướng trở về bình thường nhưng chưa thực sự trở về
mức bình thường là 100mmHg. Như vậy khi các tác nhân bên ngoài có khuynh hướng gây tăng hoặc giảm huyết áp,
nhờ có hệ thống điều khiển mà mức thay đổi chỉ còn (tăng hoặc giảm) khoảng 1/3. Hiệu suất thay đổi cao hay thấp
tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại hệ điều khiển
Phân tích điều hòa ngược dương tính
• * Khi một yếu tố nào đó hoặc hoạt động chức năng của một cơ quan nào đó tăng, một loạt các phản ứng xảy ra dẫn
tới kết quả làm tăng yếu tố đó hoặc hoạt động chức năng của cơ quan đó. Ngược lại khi đã giảm lại càng giảm thêm
• * Như vậy bản chất của điều hoà ngược dương tính không dẫn tới sự ổn định mà ngược lại càng tạo ra sự mất ổn
định hoạt động chức năng và có thể dẫn tới cái chết. Tuy nhiên trong cơ thể bình thường, các trường hợp điều hoà
ngược dương tính thường có ích cho cơ thể. Những trường hợp ngược lại thường ít xảy ra vì cơ chế điều hoà ngược
dương tính chỉ tác động đến một giới hạn nào đó thì xuất hiện vai trò của cơ chế điều hoà ngược âm tính để tạo lại sự
cân bằng nội môi
• * điều hoà ngược âm tính là cơ chế điều khiển cơ bản, nhờ nó mà cơ thể luôn tạo được tính ổn định và thích ứng với
môi trường. Trong một số trường hợp điều hoà ngược dương tính tuy không tạo ra sự cân bằng mà ngược lại càng
làm tăng sự bất ổn nhưng lại rất cần thiết cho cơ thể. Tuy vậy ngay trong những trường hợp này điều hoà ngược
dương tính cũng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và chỉ là một phần của toàn bộ quá trình điều hoà ngược.
Bilan nước là gì ? Và nêu vai trò của các
chất vô cơ trong cơ thể?
• *Bình thường lượng nước vào cơ thể và nước bài xuất có sự cân bằng gọi là bilan
nước, nhười khỏe mạnh có nước nhập bằng nước mất nên bilan nước bằng 0
• *Vai trò của các chất vô cơ trong cơ thể:
• -Tham gia cấu tạo tế bào và mô
• -Tham gia bình ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào
• -Tham gia tạo ASTT
• -Tham gia cấu tạo hệ thống đêm của cơ thể

Lượng Na huyết tương phụ thuộc vào
đâu ?
• * Lượng Na huyết tương phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước bài tiết và được điều hòa
bởi thận theo 3 cơ chế chính:
• -Đáp ứng với cảm giác khát gây ra do sự thay đổi ASTT huyết tương
• -Đào thải nước do sự ảnh hưởng của ADH trong đáp ứng với thay đổi thể tích tuần
hoàn và ASTT
• -Do ảnh hưởng của các hoocmon như Aldosteron, ANP, Agiotensin 2
ASTT của các dịch đươc tạo nên do đâu ?
Và nêu cơ chế tiết ADH?
• *ASTT của các dịch tạo nên nhờ các chất hào tan trong dịch đó có thể có 3 loại sau :
• -Các chất điện giải hòa tan là yếu tố quyết định ASTT của các dịch do có nồng độ
khác nhau giữa các môi trường khác nhau và được duy trì nhờ bơm vận chuyển trên
màng
• -Các hợp chất hữu cơ phân tử nhỏ như các đường nên chúng có khả năng di chuyển tự
do nên nồng độ trong các dịch của chúng gần như nhau
• -Các hợp chất hữu cơ phân tử lớn ko thể qua màng tự do nên giữa các khu vực có sự
khác nhau về protein tức ASTT khác nhau
• *Cơ chế tiết ADH: Khi có sự tăng ASTT hay giảm thể tích tuần hoàn thì gây cảm giác
khát và ADH được tiết
Nêu cơ chế tiết ADH và ANP?
• *Cơ chế tiết ADH: Khi có sự tăng ASTT hay giảm thể tích tuần hoàn thì gây cảm giác
khát và ADH được tiết
• *Cơ chế tiết ANP: Do tăng thể tích máu và tăng áp suất máu làm tâm nhĩ phải nhận kích
thích và tiết ANP làm giãn mao mạch cầu thận làm tăng tốc độ lọc cầu thận, tăng thể
tích nước tiểu và tăng bài xuất Na
Tại sao HbF lại có ái lực với Oxy cao hơn
HbA ?
• * Nguyên nhân: Ở HbF có 2 chuỗi gama thay cho 2 chuỗi Beta ở HbA, sự thay đổi aa
His thành Ser ở vị trí 143 của chuỗi gama so với Beta làm 2,3-DPG gắn vào gama kém
hơn dẫn tới ái lực HbF cao hơn HbA, giúp hút oxy từ HbA máu mẹ
Sự điều hòa thăng bằng acid-base của cơ thể
• *Tác dụng của hệ đệm:
• -Khi 1 acid xâm nhập vào cơ thể nó sẽ tác dụng với phần NaHco3 của hệ đệm bicarbonate tạo ra H2CO3 phân
ly tạo CO2 và H2O, CO2 đc phổi thải ra ngoài nên dù phải sử dụng 1 phần HCO3- nhưng pH máu ko đổi
• -Khi 1 base xâm nhập vào nó sẽ tác dụng với phần H2CO3 của hệ bicarbonate tạo nên 1 base đệm nên pH máu
ít thay đổi
• *Điều hòa bởi cơ chế sinh lý:
• -Bởi phổi: Thông qua quá trình tăng giảm đào thải CO2
• -Bởi thận thì có 3 cơ chế chính nhằm duy trì lượng bicarbonate ngoài tế bào:
• +, Thận tái hấp thu Bicarbonat: Trong tế bào ống thận CO2 và H2O tại ra do chuyển hóa được kết hợp tạo ra
H2CO3 nhờ ez CA và cùng với Na đc tái hấp thu vào máu
• +, Thận tái hấp thu ion carbonat nhờ đào thải H+: Ở ống lượn xa thì H+ đc đào thải thế chỗ cho Na tái hấp thu
cùng HCO3-
• +, Cơ chế 3 xảy ra ở ống lượn xa là tế bào ống thận bài tiết ion H+ dưới dạng muối amon, ở tế bào ống thận
NH3 đc tạo ra chủ yếu sự thủy phân glutamin, NH3 khuếch tán thụ động vào lòng ống cùng với H+ đào thải dưới
dạng muối NH4+
Nhiễm acid chuyển hóa
• * Khái niệm là rối loạn acid-base do giảm HCO3- huyết tương, làm giảm pH máu
• * Nguyên nhân:
• -Sự tạo thành H+ tăng
• - Ăn uống thừa acid
• - Bài tiết H+ giảm
• - Mất HCO3-
• * Sự bù:
• -Bởi phổi: Tăng thông khí phế nang làm giảm pCO2 do đó làm giảm H2CO3 làm tăng tỷ số HCO3-/H2CO3
qua đó đưa pH bình thường
• -Bởi thận: Tăng bài tiết H+ và tăng tái hấp thu HCO3-
Nhiễm kiềm chuyển hóa
• * Khái niệm là thừa HCO3- trong máu làm tăng HCO3-/H2CO3 do đó làm pH cao hơn,
có 2 điều kiện cho nhiễm kiềm chuyển hóa là nồng độ HCO3- ngoài tế bào tăng và thận
ko có khả năng bài tiết HCO3- đó
• * Nguyên nhân:
• -Mất H+ hoặc K+
• -Tiếp nhận quá nhiều kiềm
• * Sự bù:
• -Nhiễm kiềm chuyển hóa làm pH máu tăng làm ức chế trung khu hô hấp giảm thông
khí phế nang làm Pco2 tăng, thận đáp ứng bằng cách tăng giữ H+ và thải nhiều HCO3-
Nhiễm acid hô hấp
• *Khái niệm: Tăng pCO2 máu, có pH giảm, HCO3- bình thường và HCO3-/H2CO3 giảm
• *Nguyên nhân: Do giảm thông khí phế nang quá mức
• -Tắc đường thở
• -Ức chế trung khu hô hấp
• -Bệnh thần kinh cơ
• -Bệnh xơ phổi
• *Sự bù:
• - Thận chủ yếu giữ lại HCO3- tăng thải H+ qua trao đổi ngược với Na và ở dạng NH4+
Nhiễm kiềm hô hấp
• *Khái niệm: Giảm pCO2 máu, có pH tăng Hco3- bình thường và HCO3-/H2CO3 tăng
• *Nguyên nhân chủ yếu do tăng thông khí phế nang
• - Thiếu oxy
• - Thông khí tăng
• - Bệnh phổi
• *Sự bù: Do các hệ đệm làm tăng H2CO3 qua đó giảm HCO3-/H2CO3, làm hạ pH máu
Rối loạn acid-base hỗn hợp
• *Do 1 nhiễm acid hô hấp kết hợp với 1 nhiễm kiềm chuyển hóa: Bệnh nhân nhiễm acid
hô háp đc điều trị với thuốc lợi niệu làm giảm thể tích máu qua đó làm giảm K+ máu
dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa chùm lên (pCO2 và HCO3- tăng nhưng K+ giảm)
• *Do 1 nhiễm kiềm hô hấp kết hợp 1 nhiễm acid chuyển hóa: Aspirin kích thích các thụ
thể hóa học làm tăng thông khí phế nang quá mức làm nhiễm kiềm hô hấp, sau đó
salicylate trong Aspirin gây nhiễm acid chuyển hóa
• *Do Nhiễm acid hô hấp kết hợp nhiễm acid chuyển hóa: Lúc này pH máu sẽ rất thấp
• *Do nhiễm kiềm hô hấp và nhiễm kiềm chuyển hóa: Lúc này pH máu sẽ rất cao

You might also like