You are on page 1of 26

Cô đặc, pha loãng nước tiểu

và điều hòa áp suất thẩm


thấu dịch ngoại bào
• TS.BS. Nguyễn Huy Bình
• Bộ môn Sinh lý học - Đại học Y Hà nội
• ĐT 0934505676
• Email: nguyenhuybinh@hmu.edu.vn
Cô đặc, pha loãng nước tiểu thông qua
kiểm soát lượng nước, nồng độ các
chất hòa tan ở ống thận

• Ứng dụng lâm sàng: khi nào cô đặc và pha loãng nước tiểu?

• Cơ chế điều hòa tại chỗ


• Cơ chế điều hòa trung tâm
Cơ chế tại chỗ
• Cơ chế tại chỗ chủ yếu là sự hiện diện của Starling´s forces
Cơ chế trung tâm
• Tạo bởi nhiều hormone – như ADH, aldosterone, angiotensin
II, epinephrine, natriuretic peptides (ANP và BNP)
hoặc parathyroid hormone.
• Hệ thần kinh giao cảm cũng đóng vai trò trong điều hòa này.
ADH (antidiuretic hormone, vasopressin)

• Được sản xuất ở vùng dưới đồi và dự trữ, bài tiết ở thùy sau của
tuyến yến trong đáp ứng với sự tăng áp suất thẩm thấu dịch
ngoại bào. ADH gắn vào V2-receptor ở các tế bào ống góp và
một phần tế bào ống lượn xa.
• Kết quả làm tăng số lượng aquaporins (kênh nước) trên màng
tế bào và các phân tử nước có thể đi qua.
Hormone chống bài niệu
(ADH/Vasopressin)
Aldosterone
• Được bài tiết bởi lớp cầu của vỏ thượng thận trong đáp ứng
với tăng nồng độ angiotensin II và ions Kali huyết tương.
• Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ Kali do tăng
đào thải Kali ở phần dày ngành lên quai Henle và ống lượn xa,
giúp điều hòa thể tích dịch ngoại bào.
• Hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, kích thích tái hấp
thu Natri, cùng với tái hấp thu thụ động nước ở ống lượn xa và
ống góp.
• Hệ thống này được hoạt hóa bởi sự giảm thể tích huyết tương.
Angiotensin II
• Kích thích tuyến vỏ thượng thận tăng bài tiết aldosterone

• Tác dụng: tái hấp thu Natri và tái hấp thu nước ở ống lượn xa
Hệ thống thần kinh giao cảm và
epinephrine

• Kích thích tái hấp thu Natri và nước ở ống lượn gần và đoạn
dày ngành lên quai Henle.
Natriuretic peptides
(ANP – atrial natriuretic peptide
và BNP – brain natriuretic peptide)

• Tăng đào thải natri qua nước tiểu do ức chế tái hấp thu Na+ ở
ống lượn xa.
• Vì làm tang natri trong nước tiểu, gây tác dụng lợi tiểu.
• Cả hai peptid này được sản xuất bởi tim (ANP-BNP).
Parathyroid hormone

• Hormon của tuyến cận giáp


• Tác dụng: giảm đào thải Ca2+ (kích thích tái hấp thu Ca2+ từ
nước tiểu đầu) và tăng đào thải phosphate của thận.
• Giúp làm tăng canxi máu và giảm phosphate máu.
Kiểm soát áp suất thẩm thấu nước tiểu

• Có nhiều quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của nước tiểu.
• Tăng lượng nước trong nước tiểu làm giảm tỷ trọng nước
tiểu và ngược lại.
• Tăng nồng độ chất hòa tan trong nước tiểu thì làm tăng tỷ
trọng nước tiểu và ngược lại
Pha loãng, cô đặc nước tiểu
• a) Quai Henle tạo ra gradient áp suất thẩm thấu từ vỏ thận tới
tủy thận (ưu trương từ vỏ vào tủy)
• b) Sản xuất ADH
• c) Urea đi theo hệ thống ống thận hoặc theo hệ thống mao
mạch
Nước tiểu cuối
• Màu vàng nhạt.
• Tỷ trọng 1 003-1 038 kg/m3
• pH 4.4-8.0.
• Na+ (100-250 mmol/l), K+ (25-100 mmol/l), Cl– (about 135
mmol/l), Ca2+, creatinine, vanillylmandelic acid, uric acid, urea, ...
• Không có proteins và glucose.
• Bình thường 1.5-2 l/ngày.
• Đa niệu > 2 l/ngày,
• Thiểu niệu < 0.5 l/ngày và vô niệu < 0.1 l/ngày.
Ứng dụng lâm sàng

• Khi bệnh nhân có protein nhiều trong nước tiểu thì lại bị phù?

• Khi bệnh nhân thiểu niệu, vô niệu thì có gây phù không?

• Khi bệnh suy tim tại sao lại bị phù?

• Tắc mạch do huyết khối tĩnh mạch chân cũng gây phù.
Điều hòa thể tích dịch ngoại bào và
Natri

• Thể tích dịch tuần hoàn giúp duy trì huyết áp vì vậy chỉ số huyết
động giúp điều hòa nồng độ Na+ của cơ thể.
Na+
• Natri trong dịch ngoại bào 135-145 mmol/l , dịch nội bào 10
mmol/l.
• Cùng với chloride cation tạo ra 80 % áp suất thẩm thấu dịch
ngoại bào –
• Liên quan với lượng nước trong dịch ngoại bào và thể tích dịch
tuần hoàn, liên quan tới huyết áp và lưu lượng tim.
• Liều khuyến cáo hang ngày 2.4 g (70 mmol), tương đương 6 g
NaCl.
• Tuy nhiên, thường cao hơn làm tang nguy cơ gây bệnh cao
huyết áp.
• Na+ bài tiết thông qua thận (U – Na = 50-200 mmol/l) và mồ
hôi (mồ hôi là dịch nhược trương). Thân có khả năng cao trong
bài tiết Na+.
Điều hòa nồng độ Na+ trong cơ thể
• Na+ điều hòa thông qua hai hệ thống chính
• renin-angiotensin-aldosterone
• natriuretic peptides.
Điều hòa thông qua hệ thống renin-
angiotensin-aldosterone (RAAS)
• Renin là một phần trong hệ thống renin – angiotensin –
aldosterone (RAAS) .
• Khi máu đến thận không đủ (VD giảm thể tích máu) tế bào cận
cầu thận bắt đầu tổng hợp renin. Renin là một enzyme,
chuyển angiotensinogen thành angiotensin I. Angiotensin I
nhờ angiotensin converting enzyme thành angiotensin II,
kích thích tổng hợp aldosterone và gây co mạch.
• Aldosterone kích thích làm tăng nồng độ kali
Tác dụng chính của aldosterone
(mineralocorticoids) là:
• 1) Giữ Na+ và nước – tang tái hấp thu Na ở ống lượn xa
• 2) Tăng huyết áp do tang thể tích dịch ngoại bào
• 3) tang bài tiết K+ và H+ ở ống lượn xa
Điều hòa bằng natriuretic peptides

• Hiện tại có rất nhiều natriuretic peptides. Hai chất được quan
tâm là – ANP (atrial natriuretic peptide) và BNP (brain
natriuretic peptide). Hai chất này làm giãn mạch, tang thải
natri qua nước tiểu, và lợi tiểu, giảm hoạt tính hệ giao cảm.
Được tiết ra bởi tim nên tim có thể coi là một cơ quan nội tiết
Natriuretic peptides (ANP – atrial natriuretic
peptide và BNP – brain natriuretic peptide)
• Tăng đào thải natri qua nước tiểu. Do ức chế tái hấp thu
Na+ ở ống lượn xa. Vì có nhiều natri trong nước tiểu, gây tác
dụng lợi tiểu. Cả hai peptid này được sản xuất bởi tim.
• ANP bài tiết bởi tế bào tâm nhĩ , bài tiết khi cơ tâm nhĩ bị kéo
căng
• BNP bài tiết bởi tế bào tâm thất, khi cơ tâm thất bị kéo căng.
Natriuretic peptides

You might also like