You are on page 1of 29

Điều hòa điện giải và cân bằng

acid base
TS.BS. Nguyễn Huy Bình
Bộ môn Sinh lý học - Đại học Y Hà nội
ĐT 0934505676
Email: nguyenhuybinh@hmu.edu.vn
ACID, BASE VÀ ĐỆM
• Acid là chất sinh proton hay ion hydro (H+)
HCl  H+ + Cl-
H2CO3  H+ + HCO3-
• Base là chất nhận proton hay ion hydro (H+)
HCO3- + H+  H2CO3
HPO4-- + H+  H2PO4-
• Cơ chế đệm là sự thay thế 1 acid (base) mạnh bằng một acid (base)
yếu.
pH bình thường của dịch cơ thể
• pH trong máu động mạch khoảng 7,4

• pH trong máu tĩnh mạch khoảng 7,35

• pH máu duy trì hằng định khoảng 7,35 – 7,45

• Hoạt động của hầu hết enzym chịu ảnh hưởng bởi nồng độ ion H+ (pH)
• Thay đổi nồng độ ion H+ làm thay đổi
Chức năng các tế bào và cơ thể
Hình dạng các thành phần cấu trúc sinh học
Sự hấp thu và giải phóng các chất khí
• VD: pH acid, kiềm ảnh hưởng hệ thần kinh
Sản phẩm chuyển hóa của acid làm thay đổi pH máu
Acid hỗn hợp hoặc acid không bay hơi
• Acid Phosphoric

• Acid Sulphuric

• Acid Lactic

• Acid keto
Acid bay hơi thải ra ngoài qua phổi
• Acid carbonic
Sản phẩm chuyển hóa của base

• VD:

• Muối citrate trong nước hoa quả có thể hình thành muối carbonate

• Khử Amin của acid amin hình thành amoniac

• Hình thành biphosphate và acetate cũng góp phần tạo môi trường kiềm
Cơ chế điều hòa duy trì pH máu
• Cơ chế đệm: hàng rào đầu tiên

• Cơ chế qua hô hấp: hàng rào thứ hai

• Cơ chế qua thận: hàng rào thứ ba


Đệm

• Đệm là dung dịch của acid yếu và muối tương ứng có thể chống lại sự
thay đổi pH khi cho 1 lượng nhỏ acid hoặc base vào dung dịch.

• Là hỗn hợp acid yếu và base liên hợp của nó. Ví dụ: NaHCO3/H2CO3

• Nếu hai phân tử khác nhau bởi 1 proton, thì tạo thành cặp acid-base
liên hợp.
Tính chất

• Đệm có thể kết hợp thuận nghịch với proton qua phản ứng

Buffer + H+ ↔ H-Buffer

(Quá trình 2 chiều có kiểm soát)

• Hệ đệm không chỉ lấy ion hydro mà có thể sinh thêm ion hydro cho cơ thể

• Nhưng chỉ giữ ion hydro tới giới hạn cân bằng để có thể tái tạo.
Cơ chế cân bằng acid – base qua thận

• Cơ chế qua thận là hàng rào thứ 3 trong cân bằng acid - base

• Kiểm soát acid – base thời gian dài do cơ chế qua thận

• Thận tham gia điều hòa cân bằng acid – base bởi:
Bài tiết HCO3- (thừa base)

Bài tiết acid (thừa acid)


Khả năng đệm tùy thuộc vào

• Nồng độ đệm
• Liên quan giữa pK của đệm và pH mong muốn
• Một hệ đệm có khả năng đệm tối đa khi pK = pH
• Khả năng đệm tối đa của máu đạt được khi pK gần 7,4

• pH=pK + log(A/A’)
Các hệ đệm của máu
Hệ đệm bicarbonate

• Là hệ đệm quan trọng nhất ngoại bào

• Vai trò quan trọng duy trì pH máu vì có dung lượng lớn

• Hai thành phần của hệ đệm là HCO3- và H2CO3 được điều hòa bởi
thận và phổi
Cơ chế hoạt động của hệ đệm bicarbonate

• Khi một acid mạnh được thêm vào dung dịch đệm (ví dụ HCl) làm
tăng nồng độ H+ trong máu, sẽ được đệm bời HCO3- hình thành một
acid yếu H2CO3 tái tạo CO2 và nước

HCO3- + H+  H2CO3  H2O + CO2


Cơ chế hoạt động của hệ đệm bicarbonate

• Khi thêm NaOH vào dung dịch đệm, ion OH- được hình thành từ
NaOH kết hợp với H2CO3 hình thành acid yếu NaHCO3 và H2O

NaOH + H2CO3  NaHCO3 + H2O


Vai trò của thận duy trì cân bằng acid base

• Đệm có khả năng duy trì pH nhưng không có khả năng đào thải
acid hoặc base khỏi cơ thể
• Hô hấp có thể đào thải CO2.
• Chỉ có thận mới có khả năng làm sạch cơ thể khỏi các acid
chuyển hóa VD phosphoric acid, sulphuric acid, uric acid, …).
• Do đó ngăn ngừa tình trạng acid hóa của cơ thể
• Thận cũng là cơ quan duy nhất giải quyết vấn đề nhiễm kiềm
của cơ thể có hiệu quả (hệ hô hấp có thể làm được nhưng hiệu
quả thấp VD ngừng thở).
Thận duy trì cân bằng acid base bằng cách

• 1) Tái hấp thu, bài tiết, sản xuất bicarbonate


• 2) Bài tiết hoặc sản xuất H+

• Chú ý:
• Mất bicarbonate tương tự như thừa H+
• Sản xuất bicarbonate is tương tự như mất H+.
• Nồng độ bicarbonate tăng làm tăng pH và ngược lại
Tái hấp thu bicarbonate
• Tái hấp thu bicarbonate ở tế bào ống lượn gần: Trong dịch lọc
cầu thận có bicarbonate và H+ do Na+/H+ antiport
• H2CO3 phân ly thành H2O và CO2 , và đi vào tế bào ống thận tạo
H2CO3 . H2CO3 phân ly HCO3– và H+.
• (1) H+ đưa vào ống thận nhờ Na+/H+ antiport
• (2) Bicarbonate đi vào dịch kẽ (và vào mao mạch quanh ống
thận) nhờ đồng vận chuyển Na+/HCO3– hoặc trao đổi
anion (Cl–/HCO3).
• 1 H+ bài tiết thì 1 Na+ và 1 HCO3– tái hấp thu. Na+ vận chuyển
vào máu bằng vận chuyển tích cực – VD Na+/K+ ATPase.
Đồng vận chuyển Na+/HCO3–
Sản xuất bicarbonate (với bài tiết H+ )
• Sản xuất bicarbonate ở tế bào kẽ typ A của ống lượn xa và
ống góp. Những tế bào này hấp thu CO2 từ máu và CO2: H2O
tạo ra từ H2CO3 nhờ enzyme carbonic anhydrase.
• Carbonic acid phân ly H+ và HCO3–.
• (1) H+ bài tiết bởi H-ATPase vào nước tiểu, vận chuyển tích cực
sử dụng ATP. H+ kết hợp với ammonium và phosphate đào thải
qua nước tiểu.
• (2) Bicarbonate vận chuyển vào mao mạch quanh ống thận nhờ
trao đổi với Cl– (Cl–/HCO3–).
• Aldosterone kích thích bài tiết H+
Bài tiết ammonium

• Đây là quá trình sử dụng ammonium tạo ra trong quá trình


chuyển hóa glutamine ở tế bào ống thận.
• Bicarbonates vận chuyển vào máu còn ammonium ions vào ống
thận
Bài tiết proton H+
• Cả bicarbonate tái hấp thu và bicarbonate mới tạo ra đều cần
vận chuyển H+ (protons) vào ống thận (protons có nguồn gốc từ
carbonic acid).

• Ở tế bào ống lượn gần: sự vận chuyển proton dựa trên sự


trao đổi với Na+.
• Ở phần đối diện nhờ hoạt động Na+/K+-ATPase và trao đổi
HCO3–/Cl– .
Kết quả

• Tạo ra chênh lệch nồng độ H+,


• VD trong nước tiểu cao gấp hàng nghìn lần so với máu.
• pH nước tiểu là 4,4 (40 μmol/l H+)
• pH máu: 7,4 (40 nmol/l H+).
Bài tiết bicarbonate

• Khi pH tăng thì tế bào tế bào kẽ typ B bắt đầu hoạt động giúp
bài tiết bicarbonate và giữ lại H+. Cơ chế này ngược với tế bào
kẽ typ A
• pH ngoại bào được duy trì bởi hệ đệm và các cơ quan liên
quan. Duy trì pH 7,35-7,45.
• Hệ hô hấp điều chỉnh pCO2 và thận điều chỉnh nồng độ
bicarbonate giúp điều hòa cân bằng acid base.
Tế bào kẽ type A
Tế bào xen kẽ type B
1 – Tế bào chính, 2 – Tế bào kẽ

You might also like