You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG MÔN HOÁ SINH

Câu hỏi lý thuyết


1. Chu trình Krebs, ý nghĩa?
2. Chu trình đường phân, ý nghĩa?
3. Quá trình beta oxy hóa acid béo?
4. Tính chất vật lý của nước tiểu? Những chất bất thường có trong nước tiểu?
5. Các chức phận hóa sinh của gan?
6. Tính chất và thành phần hóa học của máu?
7. Sự khác nhau giữa chu trình krebs và chu trình đường phân?

Câu 1: Chu trình Krebs,ý nghĩa?


Các chất glucid, lipid, protid đều bị thoái hóa trong tế bào đến một sản phẩm chung là gốc acetyl coenzym A
(acetyl CoA: CH3-CO ~ ScoA), chất này tiếp tục được oxy hóa đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
Quá trình này được thực hiện ở điều kiện hiếu khí trong ty thể, được gọi là chu trình Krebs.
Người ta có thể chia chu trình Krebs thành 8 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: ngưng tụ acetyl CoA với oxaloacetat (OOA) tạo thành citrat

+Giai đoạn 2: đồng phân hóa citrat thành isocitrat, qua trung gian là cis-aconitat và được xúc tác bởi enzym aconitase.

+Giai đoạn 3: oxy hóa-khử carboxyl isocitrat thành α-ketoglutarat, qua chất trung gian oxalosuccinat và enzym
isocitrat ehydrogenase có coenzym NAD+ .
+Giai đoạn 4:
+Giai đoạn 5: tạo succinat từ succinyl CoA, succinat thiokinase (succinyl-CoA synthetase) xúc tác và cần
một acid phosphoric. Năng lượng giải phóng dưới dạng GTP, sau đó chuyển thành ATP.

+Giai đoạn 6: oxy hóa succinat thành fumarat, với enzym succinat dehydrogenase có coenzym FAD xúc tác.

+Giai đoạn 7: hydrat hóa fumarat thành malat, fumarase xúc tác.

+Giai đoạn 8: oxy hóa malat thành oxaloacetat, enzym malat dehydrogenase có coenzym NAD+ xúc tác.
Phản ứng đóng vòng chu trình Krebs và phân tử tiếp tục trở lại ngưng tụ với một phân tử acetyl CoA mới.
Kết quả của chu trình là sự oxy hóa hoàn toàn gốc acetyl, trong đó có hai phản ứng khử carboxyl loại carbon
dưới dạng CO2 và bốn phản ứng oxy hóa cung cấp 4 cặp hydro để chuyển đến oxy trong chuổi HHTB tạo thành
H2O và năng lượng.Chu trình giải phóng 12ATP
*Ý nghĩa : Chu trình Krebs cung cấp nhiều cơ chất cho hydro, các chất này được chuyển đến chuỗi HHTB để tạo
năng lượng. Năng lượng tạo thành của chu trình, một phần tỏa ra dưới dạng nhiệt, một phần tích trữ lại dưới dạng
ATP cho cơ thể sử dụng trong các quá trình tổng hợp và sinh học khác trong cơ thể.
Ngoài ra, chu trình Krebs còn là nơi cung cấp các sản phẩm trung gian cần thiết như oxaloacetat, α-cetoglutarat,
succinyl CoA, fumarat, … dùng cho các phản ứng tổng hợp, chuyển hóa như: tổng hợp glucid, acid amin,
hemoglobin, …
Chu trình Krebs là vị trí nối liền với các quá trình chuyển hóa khác của cơ thể nên chu trình trở thành vị trí trung
tâm điều hòa chuyển hóa các chất.
Chu trình Krebs có mối liên quan với HHTB và phosphoryl hóa: Chu trình Krebs cung cấp cơ chất cho hydro cho
chuỗi HHTB, trong chuỗi HHTB chúng bị oxy hóa để tạo năng lượng, năng lượng này được phosphoryl hóa để
tích trữ dưới dạng ATP
Câu 2: Chu trình đường phân, ý nghĩa?
Quá trình oxy hoá glucose đến pyruvat gọi là quá trình đường phân (glycolysis). Được chia thành 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: 2 lần phosphoryl hóa Glucose→DOAP. GAP (5 phản ứng).
- Phản ứng 1: phosphoryl hóa lần 1, tạo glucose-6-phosphat (G6P), cần 1 ATP, enzym xúc tác
(hexokinase/glucokinase).
- Phản ứng 2: đồng phân hóa G6P <=> fructose-6-phosphat (F6P)
- Phản ứng 3: phosphoryl hóa lần 2, F6P→F1,6-diphosphat, cần ATP thứ 2.
- Phản ứng 4: phân cắt F1,6-diphosphat = DHAP + GAP, nhờ aldolase.
- Phản ứng 5: đồng phân hóa DHAP = GAP
+Giai đoạn 2: Oxy hóa GAP→Pyruvat (5 phản ứng)
- Phản ứng 6: GAP bị Oxy hóa bởi GAPDH tạo 1,3-ĐPG (1,3-Diphophoglycerat) và NADH2.
- Phản ứng 7: Cắt đứt liên kết (~), cần P-glyceratkinase: 1,3 DPG ↔ G3P +ATP
- Phản ứng 8: Chuyển 3P-G = 2-PG, glyceromutase
- Phản ứng 9: Loại H2O, 2-PG =>P.E.P (có Lk ~/C2) P.E.P = Phospho Enol Pyruvat
- Phản ứng 10: P.E.P cắt đứt liên kết ~ tạo ATP và Pyruvat, pyruvatkinase
Sự thoái hóa tiếp tục của acid pyruvic
Tùy theo điều kiện môi trường và điều kiện phản ứng, acid pyruvic đi theo những con đường khác nhau:
+ Trường hợp yếm khí: Acid pyruvic chuyển thành lactat.
+Trường hợp hiếu khí: Acid pyruvic bị khử carboxyl oxy hóa thành Acetyl CoA, với sự tham gia của hệ
thống men phức tạp gồm: thiamin pyrophosphat, acid lipoic, CoA, NAD+ , ion Mg 2+ tham gia kích thích
phản ứng. Acetyl CoA tiếp tục được thoái hóa trong chu trình Krebs cho ra sản phẩm cuối cùng là TP, CO2
và H2O.
*Ý nghĩa con đường đường phân: Thoái hóa glycogen ở các tế bào của tổ chức là nhằm cung cấp G6P có tế
bào sử dụng. Đặc biệt thoái hóa của glycogen ở gan còn cung cấp glucose tự do cho máu để điều hòa nồng
độ glucose của máu. Thoái hóa glucose ở tế bào có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho
tế bào hoạt động, đồng thời cung cấp các sản phẩm trung gian cho nhiều quá trình chuyển hóa khác của cơ
thể.
Năng lượng tạo ra trong quá trình thoái hóa glucose được tập trung vào các liên kết phosphate giàu năng
lượng của phân tử ATP. Phần lớn ATP được tạo từ các phản ứng phosphoryl oxy hóa là do sự oxy hóa trở
lại các coenzyme dạng khử trong chuỗi hô hấp. Một số ATP khác tạo ra từ những phản ứng phosphoryl hóa
ở mức độ cơ chất. Một phân tử glucose khi thoái hóa hoàn toàn trong điều kiện hiếu khí sẽ cho ta 38 ATP và
trong điều kiện yếm khí cho 2 ATP (bảng 2.4). Cũng như vậy đối với một phân tử glycogen sẽ cho 39 ATP
(hiếu khí) và 3 ATP (yếm khí).

Câu 3 Quá trình beta oxy hóa acid béo?


*β oxy hoá acid béo là quá trình là quá trình phân giải các axít béo (dưới dạng Acyl-CoA) thành Acetyl-
CoA, "nhiên liệu" không thể thiếu của chu trình Krebs trong quá trình hô hấp hiếu khí. Việc phân giải các
axít béo được thực thi trong các ty thể(là nơi có nhiều enzym cần thiết cho sự  oxy hóa)và thể peroxi.
*Quá trình β oxy hoá acid béo :
+Phản ứng oxy hoá lần 1 : Được xúc tác bởi enzym acyl CoA dehydrogenase, có coenzym là FAD, hình
thành một liên kết đôi giữa C  và C  sản phẩm tạo thành là trans - 2 enoyl CoA. --Acid béo chưa bão hòa
tạo thành trong giai đoạn này có cấu trúc dạng trans, trong khi phần lớn acid béo thiên nhiên thuộc loại Cis.
- FAD kết hợp với một cặp H tách ra từ C  và C  của cơ chất tạo FADH2
- FADH2 tạo thành được oxy hóa trở lại bởi enzym trong chuỗi hô hấp tế bào.
+Phản ứng kết hợp nước :
Sự kết hợp nước vào nối đôi của trans- 2 enoyl CoA được xúc tác bởi enzym enoyl CoA hydratase ( gốc
OH được gắn vào C  ) tạo thành  - hydroxyacyl CoA.
+Phản ứng oxy hoá lần 2: Dưới sự xúc tác của enzym  -hydroxyacyl CoA dehydrogenase, có coenzym là
NAD, chức alcol bậc 2 được oxy hóa thành chức ceton.
+Phản ứng phân cắt dẫn xuất β-keton : Nhóm thiol của CoA tác động tại C  của  -keto acylCoA, phân cắt
liên kết giữa C  và C  , tách một phân tử acetyl CoA ra khỏi  -ketoacyl CoA. Phản ứng này được xúc tác
bởi enzym  -ketothiolase (acyl CoA acetyl transferase) và có sự tham gia của một phân tử coenzym A tự do
Như vậy, kết quả của một chu trình  oxy hóa là tách ra được một phân tử acetyl CoA và một phân tử acyl
CoA ngắn đi 2 C so với acid béo ban đầu. Acyl CoA ngắn đi 2 C lại tiếp tục bị oxy hóa qua các giai đoạn
như trên cho đến khi toàn bộ phân tử acid béo biến thành acetyl CoA.
Câu 4 Tính chất vật lý của nước tiểu? Những chất bất thường có trong nước tiểu?
*Nước tiểu :là một chất lỏng thường vô trùng do thận tiết ra và lưu trữ trong cơ thể tại bàng quang. Khi tiểu
tiện, nước tiểu được đào thải ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.
*Tính chất vật lý:
+Thể tích nước tiểu trung bình của người lớn trong 24 h là khoảng 1000 - 1400 ml, tương đương với thể tích
từ 18 - 20 ml/kg trọng lượng cơ thể. Thể tích nước tiểu thay đổi theo điều kiện sinh lý và bệnh lý
+Nước tiểu bình thường có màu từ vàng nhạc tới màu hổ phách tùy vào lượng nước tiểu bài xuất và đậm độ
nước tiểu.
+Nước tiểu bình thường, lấy trong điều kiện đúng quy cách, thường trong suốt. Nước tiểu sau một thời gian
ngắn để lắng sẽ tạo thành một đám mây vẩn đục lơ lửng ở giữa hay ở ống đựng nước tiểu tùy thuộc vào tỷ
trọng của nước tiểu. Những vẩn đục trên là những tế bào bình thường của nội mô đường tiết niệu và các chất
nhày urosomucoid. Nước tiểu bình thường để trong lọ để chỗ mát hay lạnh vẫn có thể có tủa lắng xuống, đó
có thể là cặn acid uric, muối urat natri hoặc phosphate.
+Nước tiểu bình thường có độ sánh cao hơn nước một chút. Trong một số trường hợp bệnh lý, tính chất của
nước tiểu thay đổi do sự có mặt của một số chất như mủ máu, protein, mucoprotein, dưỡng chất v.v… sánh
hơn và có nhiều bọt.
+Nước tiểu bình thường có mùi đặc biệt. Để ngoài không khí có mùi khai do sự biến đổi urê thành
ammoniac. Trong một số trường hợp bệnh lý nước tiểu có mùi aceton, mùi hôi (sốt cao, ung thư thận, ung
thư bang quang).
+Nước tiểu bình thường có sức căng bề mặt 64- 69 dynes/cm2 (thấp hơn nước nước-72 dynes/cm2 )
+Tỷ trọng nước tiểu thay đổi trong ngày. Nước tiểu 24h ở người lớn bình thường, chế độ ăn hỗn hợp, do
điều kiện nhiệt độ 150C, có tỷ trọng trung bình khoảng là 1,018 ± 0,22. Trong một số trường hợp bệnh lý,
đái tháo đường do tụy, tỷ trọng nước tiểu có khi tới 1,030 – 1,040. Trong trường hợp đái nhạt tỷ trọng nước
tiểu lại thấp.
+Nước tiểu 24h ở người bình thường có pH hơi acid, khoảng 5-6 ttrung bình khoảng 5,8. Độ acid của nước
tiểu là do sự có mặt trong nước tiểu của những acid tự do. pH nước tiểu thay đổi theo chế độ ăn.Ăn nhiều
rau thì pH trở về kiềm,ăn nhiều thịt thì pH trở về acid

*Những chất bất thường trong nước tiểu :


+Glucid: Nước tiểu bình thường bao giờ cũng có chưa một lượng nhỏ các ose như glucose, fructose,
arabinose, galactose, ribose. Ose bất thường xuất hiện trong nước tiểu là glucose, được gọi là glucose niệu.
Glucose niệu thường gặp trong bệnh đái tháo đường tụy do thiếu insulin. Ở một số trường hợp bệnh lý, trong
nước tiểu xuất hiện một số ose khác như fructose, galactose do rối loạn enzym bẩm sinh
+Protein: Trong nước tiểu ở người bình thường có khoảng 50 – 150mg protein/24h. Với nồng độ này bằng
các xét nghiệm thông thường không phát hiện ra được vì vậy, người ta coi như không có protein trong nước
tiểu.
Lượng protein đào thải hằng ngày phụ thuộc vào tuổi, giới, tư thế đứng lâu, phụ thuộc vào hoạt động của cơ.
Trong trường hợp lao động nặng, phụ nữ có thai lượng protein trong nước tiểu cũng tăng hơn bình thường là
albumin. Bằng xét nghiệm thông thường phát hiện có protein trong nước tiểu thì đó là niệu bệnh lý. Protein
niệu bệnh lý xuất hiện trong các trường hợp: sốt cao, đái đường, bệnh tim mạch (suy tim, huyết áp cao),
bệnh thận.
+Các chất Ketonic: Nước tiểu bình thường chứa khoảng vài mg acetic/1 lít và vài trăm mg acid beta
hydroxybutyric. Các chất cetonic trong nước tiểu tăng trong các rối loạn chuyển hóa glucid, bệnh đái đường,
đói lâu ngày, tăng chuyển hóa glucid, sau một trường hợp dùng thuốc gây mê.
+ Sắc tố mật-Muối mật: Trong một số trường hợp tổn thương gan và đường mật, nhất là vàng da do viêm
gan, vàng da do tắc mật, bilirubin liên hợp có trong nước tiểu ( gọi là sắc tố mật)
+Hồng cầu và hemoglobin: Nước tiểu có hồng cầu trong viêm thận cấp, lao thận, ung thư thận. Nước tiểu có
hemoglobin trong trường hợp sốt rét ác tính, vàng da do tiêu huyết, bỏng nặng.
+Porphyrin: Người bình thường bài xuất khoảng 50-200mg porphyrin/24h. Có hai loại porphyrin niệu: -
Porphyrin niệu vô căn di truyền do thiếu một enzym của quá trình tổng hợp hem ở tủy xương và gan.
- Rối loạn porphyrin niệu thứ phát do nhiễm độc, chất độc ức chế tổng hợp hem.
+Dưỡng chấp : Nước tiểu có dưỡng chấp trong các trường hợp bệnh giun chỉ có tổn thương hệ bạch huyết
tại chổ liên quan tới đường bài xuất nước tiểu.
+ Cặn-Sỏi: Gặp các cặn Urat,PO4-, hoặc Oxalat, 10% do Urat,ngoài ra còn có thể gặp sỏi amin,thông thường
có sỏi thận đi đôi với trụ niệu
Câu 5 Các chức phận hóa sinh của gan?
a-Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể về chức năng chuyển hóa, là cơ quan nặng thứ
hai sau hệ xương (~ 2 kg). Các hoạt động chuyển hóa của gan xảy ra ở các tế bào nhu mô, chiếm 80% khối
lượng gan. Gan gồm các tế bào Kupffer, chứa hệ thống lưới nội nguyên sinh chất.Gan bao gồm 70% là
nước,30% là các chất khô-protid,lipid,glucid,enzym,vitamin.
Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ
thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể
quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như
điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ
thể mà thôi.
b-Chức phận sinh hoá của Gan
*Chức năng tạo mật:
-Muối mật được tạo thành do sự kết hợp của glycin/taurin với các acid mật, là sản phẩm thoái hóa cuối cùng
của cholesterol ở gan. Sắc tố mật là sản phẩm thoái hóa của hemoglobin, chủ yếu là bilirubin liên hợp và
biliverdin.
- Mật được tạo ra ở tế bào gan, dự trữ ở túi mật, được tiết xuống tá tràng để tham gia vào quá trình tiêu hóa.
- Mật có màu vàng (bilirubin). Trong túi mật, mật có màu sẫm hơn từ màu xanh lá cây đến màu nâu nhạt (do
bilirubin bị oxi hóa thành biliverdin và bị cô đặc).
- Ở tá tràng mật không bị biến đổi về hóa học, phần lớn được tái hấp thu qua hệ tĩnh mạch cửa về gan, một
phần nhỏ theo phân ra ngoài. Lượng mật bài xuất hằng ngày tùy thuộc vào tính chất và khối lượng thức ăn,
trung bình gan bài tiết 1 lít mật/ngày.

*Chức năng chuyển hoá glucid:


+Tổng hợp glycogen: Glycogen là dạng dự trữ glucid cho cơ thể. Gan tổng hợp glycogen từ:
- Glucose, các ose khác (galactose, fructose, manose) nhờ hệ enzym chỉ có ở gan.
- Từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian như: acid pyruvic, acetyl CoA, lactat.
+Phân ly glycogen : tạo glucose cung cấp cho các mô
- Thủy phân: thủy phân với sự tham gia của enzym amylase, maltase. Quá trình thủy phân xảy ra ở gan ít,
chủ yếu là quá trình khử phosphoryl
-Phân ly: Với sự tham gia của phosphorylase là enzym xúc tác phản ứng sau:
Glycogen → Glucose-1-phosphat → Glucose-6-phosphat
Glucose-6-phosphat G6phosphatase Glucose + H3PO4
Enzym glucose-6-phosphatase chỉ có ở gan, nên quá trình phân ly từ glycogen thành glucose chỉ xảy ra ở
gan.
+Tham gia điều hoà đường huyết:
- Chức năng phân ly glycogen cùng với các yếu tố khác như: thần kinh thể dịch, hormon (insulin, adrenalin)
tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết.
- Bình thường glucose trong máu 90 - 130 mg/dl.
- Glucose máu < 90 mg/dL→Gan tăng cường thoái hóa glycogen để tạo glucose, đưa glucose vào máu và
giảm tổng hợp glycogen.
- Glucose máu > 130 mg/dL→Gan tăng tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể.
- Trên lâm sàng dùng nghiệm pháp dung nạp glucose nhằm thăm dò chức năng chuyển hóa glucid: cho bệnh
nhân uống liều glucose 75 g/250ml trong vòng 5 phút và lấy máu để định lượng glucose sau 2 giờ uống.
 Bình thường glucose tăng ngay sau uống 0,5 giờ(từ 100mg% - 150mg%).Giảm dần, sau 3 giờ→bình
thường.
 Gan suy: Khả năng chuyển glucose mới hấp thu thành đường dự trữ kém.
 Glucose máu tăng 200mg/l sau 1 giờ.
 Rồi từ từ hạ về mức cũ sau 3 giờ.
*Chức năng chuyển hoá lipid:
+Gan là cơ quan duy nhất sản xuất mật,để nhũ tương hoá lipid,giúp tiêu hoá và hấp thu lipid dễ dàng
+Thoái hoá lipid: xảy ra mạnh mẽ ở gan tạo acetyl CoA.
- Một phần nhỏ acetyl CoA đốt cháy trong chu trình acid citric tạo CO2, H2O và ATP cho gan sử dụng.
- Một phần acetyl CoA làm nguyên liệu tổng hợp cholesterol để tổng hợp acid mật và các hormon steroid.
- Phần lớn được tổng hợp thành các chất cetonic vận chuyển đến các mô.
+Tổng hợp lipid: - Gan tổng hợp lipid cho gan.
- Gan tổng hợp các lipoprotein cho máu và các acid béo tự do cho máu.
- Gan tổng hợp phospholipid, có vai trò quan trọng trong sự vận chuyển mỡ ra khỏi gan tránh ứ đọng mỡ
trong gan. nếu chức năng gan giảm sẽ dẫn đến giảm lipid huyết thanh và ứ đọng mỡ ở gan.
Cholesteroleste hoá
Bình thường tỷ lệ : = 0,65. Khi nhu môn gan tổn thương tỷ lệ này giảm còn 0,5
Cholesteroleste toàn phần
*Chức năng chuyển hoá protid:
+Trong gan có nhiều enzym transaminase (GOT/AST, GPT/ALT): tham gia quá trình trao đổi và khử amin.
+Tổng hợp: urê từ NH3, albumin của huyết tương, một phần globulin, fibrinogen, prothrombin, ferritin,
heparin.
+Trong tổn thương gan(viêm,xơ gan): -Khi tế bào gan bị tổn thương GOT, GPT tăng.
-Lượng albumin giảm, tỷ lệ A/G giảm.
-𝛽, 𝛾 globulin tăng
+Xét nghiệm sinh hoá : Điện di protein, định lượng protein, globulin, albumin, phản ứng Gros, Maclagan.
Định lượng enzym AST, ALT.
*Chức năng khử độc của Gan:
+Cố định và thải trừ: Một số kim loại như muối đồng, chì, thủy ngân, chất màu (dẫn chất của phthalein) vào
cơ thể bị gan giữ lại rồi thải trừ qua mật, những chất này giữ nguyên trạng thái cũ. Dùng nghiệm pháp chất
màu BSP (Bromosulpgophtalein) để thăm dò chức năng gan: tiêm 5mg BSP/1 kg thể trọng, 30 phút sau lấy
máu định lượng
-Gan bình thường: 30 phút sau BSP mất hết trong máu
-Gan suy: nồng độ chất màu trong máu cao vì gan giữ được ít chất màu
+Khử độc hoá học: Đây là quá trình khử độc quan trọng nhất. Chất độc bị gan giữ lại chịu sự biến đổi hóa
học thành chất không độc dễ tan và được đào thải nhanh ra ngoài. Ví dụ: Quá trình tạo urê từ NH3
H2O2 là chất độc được sinh ra trong một số phản ứng hóa học sẽ được phân hủy bởi enzym catalase hoạt
1
động rất mạnh ở gan. H2O2→H2O + O2
2
+Các loại khử độc hoá học: - Khử độc bằng cách oxi hóa (rượu etylic bị oxi hóa dưới tác dụng của alcol
dehydrogenase thành aldehyd acetic rồi thành acid acetic).
- Khử oxi. - Khử độc bằng cách metyl hóa.
- Khử độc bằng cách liên hợp (bilirubin tự do là một chất độc liên hợp với acid glucuronic→tạo bilirubin
liên hợp không độc).

Câu 6 Tính chất và thành phần hóa học của máu?


*Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn tới mọi cơ quan trong cơ thể.Máu gồm hai thành phần
chính: các tế bào máu(hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu) và huyết tương.Chức năng chính của máu là cung cấp các
chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể
như carbon dioxide và axit lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức
năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ
chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn
bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.
*Tính chất lý,hoá của máu:
+Tỷ trọng: Máu của người bình thường từ 1,05-1,06g/ml,trung bình là 1,056.Tỷ trọng của máu tăng khi máu
bị cô đặc và giảm khi máu bị pha loãng.
+Độ nhớt: Nếu lấy độ nhớt của nước ở 30 0C làm đơn vị thì độ nhớt của máu là 4-6 đơn vị.Độ nhớt của máu
phụ thuộc chủ yếu vào số lượng huyết cầu,vì chúng làm tăng ma sát.Khi thiếu máu,độ nhớt có khi chỉ còn
1,7 đơn vị.Trong trường hợp tăng hồng cầu và bạch cầu,độ nhớt có thể lên đến 24 đơn vị.
+Áp suất thẩm thấu P0: Phụ thuộc vào nồng độ các ion và các phân tử hữu cơ có phân lượng nhỏ như
Na+,Cl-,HCO3-,Ure,glucose…, nhưng chủ yếu là Na+ và Cl-...Bình thường P0= 7,2-8,1 atm
+Độ pH: độ pH của máu tương đối hằng định pH=7,4±0,02; pH của máu luôn hằng định nhờ có nhiều hệ
đệm trong máu và sự điều tiết của phổi,thận
-Có 6 hệ đệm tham gia điều hoà pH máu,nhưng trong đó bicarbonat giữ vai trò quan trọng nhất trong huyết
tương.Hệ hemoglobin giữ vai trò quan trọng nhất trong hồng cầu
+Hematocrit: là tỷ lệ % về thể tích của huyết cầu với máu toàn phần. Bình thường hematocrit của nam là 40-
50%, của nữ là 38- 42%, hematocrit giảm trong thiếu máu, tăng trong mất nước do ỉa chảy, nôn mửa, sốt kéo
dài.
+Tốc độ máu lắng:
- Máu chống đông, để yên, các hồng cầu sẽ lắng xuống theo xu hướng sắp xếp đều đặn với nhau. Trạng thái
bệnh lý có hiện tượng ngưng kết hồng cầu vón lại từng đám làm cho tốc độ lắng thay đổi.
- Nồng độ cao của các protein quá bất đối giữa chiều ngang và chiều dài như fibrinogen (1/50) hay γ-
globulin làm tốc độ lắng máu tăng.
- Vì vậy trong những bệnh nhiễm khuẩn như lao, thấp khớp loại viêm,... có tốc độ máu lắng tăng rất cao, lớn
hơn 10mm (bình thường 2-8mm/giờ, có khi lên tới 100mm).

*Thành phần hoá học của máu:


Thành phần của huyết cầu
+Thành phần của hồng cầu: Số lượng hồng cầu ở người: Nam 4,5tr/mm 3 ;Nữ từ 4-4,5tr/mm3. ở người Việt
số lượng hồng cầu ở Nam khoảng 4,2tr/mm3 ; Nữ khoảng 3,8tr/mm3
+Thành phần của bạch cầu: số lượng bạch cầu trong máu ở Nam khoảng 7000/mm3; ở Nữ 6800/mm3
+Thành phần của tiểu cầu: Tiểu cầu là những tế bào không nhân,không có acid Nucleic.Chức năng cơ bản
của tiểu cầu là tham gia quá trình đông máu
Thành phần của huyết tương : Gồm 91% nước và 9% chất khô
+Thành phần khí: Máu động mạch 100ml chứa khoảng 18-20ml oxy( trong đó có 0,3ml ở dạng hoà tan,phần
còn lại ở dạng kết hợp với Hb có trong hồng cầu)
+Các chất vô cơ: -Các cation: Na+,K+,Ca2+,Mg2+
-Các anion: Cl-,HCO3-,SO4-,PO4-
+Các chất hữu cơ:- Albumin: Chiếm 56% protein( ±7,1)
-Globulin: Chiếm 43,4%(gồm α1=5,3±1,7; α2=7,8±3;β=11,7±2,3;γ=18,6±4,7)
Ngoài ra còn
-Glycoprotein: Tăng ở người bệnh(lao,viêm phế quản,viêm phổi,thấp khớp…)
-Lipoprotein: Bình thường tỷ số β/α Lipoprotein= 2,3±0,6, tỷ số β/α tăng khi xơ vữa động mạch,thận hư
nhiễm mỡ,viêm gan do virus,đái tháo đường,béo phì,tắc mật.
Câu 7 :Sự khác nhau giữa chu trình Krebs và chu trình đường phân

*Đường phân *Chu trình Krebs


+Là giai đoạn đầu của hô hấp hiếu khí và kỵ khí +Là giai đoạn thứ 2 của hô hấp hiếu khí
+Diễn ra trong tế bào chất +Diễn ra trong ty thể
+Nguyên liệu bắt đầu là Glucose +Nguyên liệu bắt đầu là Acetyl-CoA
+Có thể xảy ra khi thiếu oxy +Sản phẩm tạo thành NADH, FADH2, ATP, CO2,
+Sản phẩm tạo thành là 2 axit pyruvic, 2 NADH2 axit oxaloaxetic
và 2 ATP và 2 H2O +Không sử dụng đến năng lượng ATP trong chu
+Có sử dụng đến năng lượng ATP trong quá trình trình
+Đây là 1 quá trình tuyến tính +Đây là 1 chu trình tuần hoàn
HOÁ SINH-TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vai trò chủ yếu của vitamin B6:
A. Tham gia vào cơ chế nhìn của mắt
B. Chống bệnh pellagra
C. Tham gia vào quá trình đông máu
D. Là coenzym của những enzym xúc tác cho phản ứng trao đổi amin và decarboxyl của một số acid amin
2. Vitamin tham gia cấu tạo coenzym A là :
A.Vitamin E
B. Vitamin B5
D.VitaminB
3. Vitamin D cần thiết cho:
A. Quá trình chuyển hóa Ca2+ và phosphor
B. Chuyển prothrombin thành thrombin
C. Qúa trình tạo máu
D. Chống thiếu máu.
4. Trong lipid có thể chưá các vitamin sau :
A. Vitamin C , Vítamin A
B. Vitamin B1, B2
C. Vitamin PP, B6, B12
D. Vitamin A , D, E, K
5. Oxidoreductase là những enzym xúc tác cho các phản ứng:
A. Oxy hóa khử
B. Phân cắt
C. Trao đổi nhóm
D. Thủy phân
6. Ligase là những enzym xúc tác cho phản ứng :
A. Tổng hợp
B. Đồng phân
C. Thủy phân
D. Oxy hóa khử
7. Enzym Lipase thuộc loại:
A. Lyase
B. Isomerase
C. Lygase
D. Transferase
8. Trong viêm gan siêu vi cấp tính:
A. GOT tăng, GPT tăng, GOT tăng chủ yếu hơn GPT
B. GOT tăng, GPT tăng, GPT tăng chủ yếu hơn GOT
C. GOT, GPT tăng như nhau
D. Amylase máu tăng
11.Bản chất của sự HHTB là:
A.Sự đốt cháy các chất hữu cơ
B.Sự oxy hóa khử tế bào
C.Sự đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể
D.Sự kết hợp hydro và oxy để tạo thành nước
12.Sản phẩm cuối cùng của chuổi HHTB thường là:
A. H2O
B. CO2 và H2O
C. H2O2
D. H2O và O2
13.Sự phosphoryl oxy hóa là :
A. Sự gắn oxy vào acid phosphoric
B. Sự gắn acid phosphoric vào ADP
C. Đi kèm theo phản ứng oxy hoá khử
D. Gồm B và C
14.Năng lượng của chu trình acid tricarboxylic sinh ra là:
A. 5 ATP
B. 4 ATP
C. 3 ATP
D. 12 ATP
15. Sinh vật tự dưỡng là:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Vi sinh vật
D. Động vật và vi sinh vật
16.Quang hợp là một quá trình không được tìm thấy ở:không có đáp án đúng .trả lời ở động vật và vi
sinh vật.
A.Thực vật
B. Loài tảo
C. Các loài cây sống ở dưới nước
D.Cây không có lá màu xanh
17. Quá trình đồng hóa là:
A. Quá trình biến đổi G, L, P thức ăn thành acid amin, acid béo, monosaccarid...
B. Quá trình tổng hợp nên các chất G, L, P đặc hiệu cho cơ thể từ các chất khác
C. Quá trình tổng hợp thành một sản phẩm đồng nhất từ các chất khác
D. Câu A và B
18.Quá trình dị hóa là:
A. Quá trinh giải phóng năng lượng
B. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, các
chất này được đào thải ra ngoài.
C. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, dẫn đến
các chất cặn bả rồi đào thải ra ngoài.
D. Câu A và B
19.Các chất nào sau đây là Polysaccarid tạp:
A. Cellulose, tinh bột, heparin.
B. Heparin, acid hyaluronic, cellulose.
C. Tinh bột, condroitin sunfat, heparin.
D. Chondroitin sunfat, heparin, acid hyaluronic.
20.Các nhóm chất sau đây, nhóm nào có cấu tạo phân nhánh:
A. Amylopectin, Cellulose.
B. Cellulose, Amylose.
C. Dextrin, Cellulose.
D. Amylopectin, Glycogen.

21.Trong các chất sau đây, chất nào tác dụng với Iod cho màu đỏ nâu:
A. Cellulose.
B. Glycogen
C. Amylodextrin
D. Maltodextrin
22.Trong các chất sau đây, chất nào tác dụng với Iod cho màu xanh:
A. Tinh bột
B. Glycogen
C. Amylodextrin
D. Amylopectin
23.Nhóm chất nào là Mucopolysaccarid
A. Acid hyaluronic, Cellulose và Condroitin Sulfat.
B. Acid hyaluronic, Condroitin Sulfat và Heparin.
C. Acid hyaluronic, Cellulose và Dextran.
D. Cellulose, Condroitin Sulfat và Heparin.
24.Chất nào không có tính khử
A. Saccarose.
B. Lactose
C. Mantose
D. Galactose
25.Phản ứng Molish dùng để nhận định:
A. Các chất là Protid.
B. Các chất là acid amin.
C. Các chất có nhóm aldehyd.
D. Các chất là Glucid.
26.Glucose và Fructose khi bị khử (+2H ) sẽ cho chất gọi là:
A. Ribitol.
B. Sorbitol.
C. Mannitol.
D. Alcol etylic.
27.Phản ứng Feling dùng để nhận định:
A. Saccarose.
B. Lactose
C. Amylose
D. Amylopectin
28.Các nhóm chất nào sau đây có cấu tạo mạch thẳng không phân nhánh:
A. Amylose, Glycogen, Cellulose.
B. Amylopectin, Glycogen, Cellulose.
C. Amylose, Cellulose.
D. Dextran, Cellulose, Amylose.
29.Lipid là nhóm hợp chất
A. Tan hoặc ít tan trong nước
B. Tan trong dung môi phân cực
C. Tan trong dung môi hữu cơ
D. Không tan trong dung môi không phân cực
30.Lipid có câú tạo chủ yếu là :
A. Acid béo
B. Alcol
C. Este của acid béo và alcol
D. Liên kết glucosid

31.Trong lipid có thể chưá các vitamin sau :


A. Vitamin C , Vitamin A
B. Vitamin B1, B2
C. Vitamin PP, B6, B12
D. Vitamin A , D, E, K
32.Acid béo bão hòa có công thức chung
A. CnH2n + 1 COOH
B. CnH2n +1 OH
C. CnH2n - 3 OH
D. CnH2n - 3 COOH
33.Acid béo có ký hiệu dưới đây là acid arachidonic :
A. C18 :1; 9
B. C18 : 2; 9 ; 12
C. C18 : 3 ; 9 ; 12 ; 15
D. C20 : 4 ; 5 ; 8 ; 11 ; 14
34.Lipid thuần có cấu tạo :
A. Chủ yếu là acid béo
B. Este của acid béo và alcol
C. Acid béo , alcol , acid phosphoric
D. Glycerol , acid béo , cholin
35.Trong công thức cấu tạo của lipid có acid béo,alcol
và một số thành phần khác được phân vào loại :
A. Lipid thuần
B. Phospholipid
C. Lipid tạp
D. Steroid
36.Những chất sau đây là lipid thuần :
A. Phospholipid , glycolipid , lipoprotein
B. Triglycerid, sphingophospholipid , acid mật
C. Cerid, Cerebrosid , gangliosid
D. Glycerid, cerid , sterid
37.Những chất sau đây là lipid tạp :
A. Cerid, triglycerid, sterid
B. Cerebrosid, phosphoglycerid, glycolipid
C. Glycerid, sterid, glycolipid
D. sterid, cerid, sphingolipid
38.Este của acid béo với sterol gọi là :
A. glycerid
B. Cerid
C. Sterid
D. Cholesterol
39.Chất nào là tiền chất của Vitamin D3:
A. Acid mật
B. Phospholipid
C. Triglycerid
D. 7 Dehydrocholesterol

40.Lipoprotein
1. Cấu tạo gồm lipid và protein 4. Vận chuyển lipid trong máu
2. Không tan trong nước 3. Tan trong nước 5. Lipid thuần
Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2 ,3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 3, 5
41.Acid amin trung tính là những acid amin có:
A. Số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH
B. Số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH
C. Số nhóm -NH2 ít hơn số nhóm -COOH
D. Không có các nhóm -NH2 và -COOH
42.Hoạt tính GPT tăng chủ yếu trong:
A. Rối loạn chuyển hóa Glucid
B. Một số bệnh về gan
C. Một số bệnh về tim
D. Nhiễm trùng đường tiết niệu
43.NH3 được vận chuyển trong cơ thể chủ yếu dưới dạng:
A. Kết hợp với acid glutamic tạo glutamin
B. Kết hợp với acid aspartic tạo asparagin
C. Muối amonium
D. Kết hợp với CO2 tạo Carbamyl phosphat
44.Glutamin tới gan được:
A. Phân hủy ra NH3 và tổng hợp thành urê
B. Kết hợp với urê tạo hợp chất không độc
C. Chuyển vào đường tiêu hóa theo mật
D. Phân hủy thành carbamyl phosphat, tổng hợp ure
45.Glutamin tới thận:
A. Phân hủy thành NH3, đào thải qua nước tiểu dưới dạng NH4+
B. Phân hủy thành urê
C. Phân hủy thành carbamyl phosphat
D. Phân hủy thành NH3, tổng hợp urê và đào thải ra ngoài theo nước tiểu
46.Histamin:
1. Là sản phẩm khử carboxyl của Histidin 5. Là một amin có gốc R đóng vòng
2. Là sản phẩm trao đổi amin của Histidin 4. Là sản phẩm khử amin oxy hóa của Histidin
3. Có tác dụng tăng tính thấm màng tế bào, kích ứng gây mẫn ngứa
Chọn tập hợp đúng:
A:1, 2, 3; B: 1, 2, 4; C: 1, 2, 5; D: 1, 3, 5;
47.Gan có các chức năng sau :
A. Chức năng khử độc.
B. Chức năng bài tiết mật.
C. Chức năng chuyển hoá glucid, lipid, protid.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
48.Chất nào sau là muối mật :
A. Glycin.
B. Taurin.
C. Taurocholic.
D. Cholesterol.
49.Sắc tố mật là :
A. Bilirubin tự do.
B. Urobilinogen.
C. Stercobilinogen
D. Bilirubin liên hợp

50.Các phân tử được lọc qua cầu thận dễ dàng:


A. Protein có trọng lượng phân tử > 70000
B. Các phân tử mang điện dương
C. Các phân tử có kích thước nhỏ
D. Câu B, C đúng
51.Chất được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn:
A. Na và Cl
B. Acid Uric và Creatinin
C. Glucose
D. Tất cả các chất trên
52.Bicarbonat được tái hấp thu trở lại máu cùng với:
A. Ion H+
B. Ion Na+
C. Muối amon NH4+
D. Muối phosphat dinatri
53.Thể tích nước tiểu phụ thuộc vào:
A. Tuổi
B. Chế độ ăn
C. Chế độ làm việc
D. Tất cả các câu đều đúng
54.pH nước tiểu bình thường:
A. Hơi acid, khoảng 5 – 6
B. Có tính kiềm mạnh
C. Không phụ thuộc chế độ ăn
D. Không phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý
55.Các chất có mặt trong nước tiểu bình thường:
A. Ure, Creatinin, Glucose
B. Acid uric, Ure, Creatinin
C. Ure, Cetonic
D. Tất cả các câu đều đúng
56.Transaminase thuộc nhóm enzym:
A. Oxy hoá khử
B. Phân cắt
C. Vận chuyển nhóm
D. Tổng hợp
57.Enzym thuỷ phân có tên là: 60.Chất ức chế cạnh tranh là chất:
A. Isomerase A. Kết hợp vào 1 vị trí trên phân tử enzym, làm biến dạng enzym
B. Hydrolase B. Có cấu trúc gần giống cơ chất (hoặc coenzym của nó).
C.Lyase C. Tác dụng vào trung tâm điều chỉnh, làm biến dạng phân tử enzym.
D. Transferase D. Tác dụng vào trung tâm dị lập thể, làm biến dạng phân tử enzym
58.Dehydrogenase là tên enzym được gọi theo cách nào sau đây:
A. Tên cơ chất + ase
B. Tên phản ứng + ase
C. Tên cơ chất + tên phản ứng + ase
D. Tên thường gọi
59.Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hoạt động của enzym:
A. Ánh sáng, độ ẩm
B. Nồng độ enzym, nồng độ cơ chất
C. Nhiệt độ và pH của dung dịch
D. Tác dụng của ion kim loại, chất hoạt hoá và chất ức chế

You might also like