You are on page 1of 17

CHUYỂN HOÁ LIPID

1. Tiêu hoá và hấp thu Lipid


Sự tiêu hoá lipid bắt đầu được thực hiện ở tá tràng nhờ có sự phối hợp của các
lipase hành tá tràng và tuyến tuỵ, cùng với sự tham gia của các yếu tố gây nhũ
tương hoá lipid là mật và muối mật.
Lipase là những enzym của tuyến tuỵ, tác dụng thuỷ phân đặc hiệu những liên
kết este của acid béo với glycerol. Mặt khác, lipase tách các acid béo từ triglycerid
khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí của acid béo trong phân tử. Lipase tác dụng đặc hiệu
với liên kết este ở C1 và C3 nên sự thuỷ phân 2- monoglycerid đòi hỏi có sự đồng
phân thành 1-monoglycerid trước lúc được thuỷ phân. Acid béo ở C 1 và C3 được
tách ra đầu tiên trong đó những acid béo mạch ngắn thì thường được thuỷ phân
trước những acid béo mạch dài.
1 CH2O - OCR1 R1,3 COOH CH2 - OH
2 CHO - OCR2 2H2O CHO - OCR1
Isomerase
3 CH2O - OCR3 Lipase CH2 - OH
Triglycerid 2-monoglycerid
CH2O - OCR2 R2 COOH CH2 - OH
CH - OH H2O CH - OH
CH2 - OH Lipase CH2 - OH
1-monoglycerid Glycerol
Sự thuỷ phân triglycerid không hoàn toàn ở hành tá tràng, tạo nên một hỗn
hợp các sản phẩm trung gian gồm: monoglycerid, diglycerid, triglycerid, glycerol
và các acid béo.
Tế bào ruột còn có phosphodiesterase thuỷ phân leucithin tạo các acid béo,
H3PO4. Cholesteroleste nhờ cholesterolesterase thuỷ phân thành cholesterol tự do
và acid béo...
Hỗn hợp lipid thuỷ phân này là nhũ tương gồm acid béo mono và diglycerid,
các sản phẩm thuỷ phân của phospholipid... sẽ được hấp thu qua tế bào màng ruột.
Glycerol và những acid béo chuỗi dài cùng các mono, diglycerid được sử dụng
tổng hợp lại triglycerid ở màng ruột, tới gan qua bạch mạch dưới dạng hạt
lipoprotein gọi là chylomicron (vi thể dưỡng chấp), sản phẩm này gồm khoảng
90% là lipid mà chủ yếu là triglycerid, 1-2% là protein.
Lipid tổng hợp ở gan được vận chuyển vào máu dưới dạng lipoprotein để tới
các tổ chức đặc biệt là mô mỡ (nơi dự trữ lipid) và mô cơ (là nơi sử dụng lipid để
cung cấp năng lượng). Sau khi phản ứng với chất nhận đặc hiệu ở tế bào,
lipoprotein được chuyển hoá. Một phần triglycerid của lipoprotein được thuỷ phân
nhờ lipoprotein lipase có ở nội mô của tất cả các tế bào gan, thận, tim, cơ và mô
mỡ giải phóng glycerol và acid béo. Những sản phẩm này lại tiếp tục chuyển hoá ở
tế bào.
2. Thoái hoá Lipid
2.1. Thoái hoá glycerol
Glycerol cung cấp khoảng 5% năng lượng cho quá trình oxy hoá ở gan và một
số tổ chức khác, glycerol được tạo thành glycerol - 3- phosphat nhờ enzym
glycerol - kinase, rồi khử hydro tạo phosphodioxyaceton. Mô mỡ không có
glycerolkinase.
Sau đó phosphodioxyaceton tiếp tục thoái hoá theo con đường đường phân hoặc
được sử dụng để tổng hợp glycogen.
2.2. Thoái hoá acid béo bão hoà có số carbon chẵn
Những công trình nghiên cứu của F.Knoop (1904), Embden (1906) và một số
tác giả khác là những cơ sở đầu tiên về thoái hoá acid béo mà cho đến nay vẫn còn
được công nhận. Knoop đã làm thí nghiệm cho chó ăn acid béo được đánh dấu,
trong đó thay nhóm metyl (-CH3) ở carbon tận (Cw) bằng gốc phenyl (-C 6H5)
không chuyển hoá . Sự đánh dấu này sẽ ngăn không cho acid béo oxy hoá hoàn
toàn và sản phẩm chuyển hoá cuối cùng sẽ là dẫn chất của phenyl được bài xuất ra
nước tiểu. Kết quả ông nhận thấy: Nếu cho chó ăn acid béo có số carbon chẵn thì
sản phẩm đào thải là acid phenylacetic, với những acid béo có số carbon lẽ thì sản
phẩm đào thải là acid benzoic. Từ kết quả này Knoop kết luận rằng sự oxy hoá acid
béo bão hòa xảy ra ở Cb và nhờ vậy acid béo được cắt ngắn dần từng mẫu 2 carbon
kể từ đầu nhóm carbocyl, kiểu thoái hoá này gọi là b oxy hoá.

2.2.1. Hoạt hoá và vận chuyển acid béo vào trong ty thể
Các acid béo tự do từ máu vào bào tương không thể đi qua trực tiếp màng
của ty thể, mà chúng phải trải qua quá trình hoạt hoá acid béo nhờ CoA SH có ở
màng ngoài ty thể và ATP cung cấp năng lượng. Tiếp đó là sự vận chuyển gốc
Acyl qua màng ty thể.
- Hoạt hoá acid béo:
Phản ứng này xảy ra ở bào tương của tế bào, tổng quát như sau:
Mg++
ATP AMP + P ~ P
R - COOH + HSCoA R - CO ~ SCoA +
H2O
Thiokinase
Người ta thấy có ít nhất 3 loại thiokinase, mỗi enzym đặc hiệu với mỗi loại
acid béo có chiều dài carbon nhất định. Sau đó AMP lại tổng hợp ADP nhờ một
ATP khác, còn pyrophosphat thì thuỷ phân ngay tạo 2 H 2SO4. Như vậy giai đoạn
hoạt hoá cần 2 ATP
P ~ P + H2O 2H3PO4
ATP + AMP 2ADP

- Sự vận chuyển gốc acyl qua màng ty thể:


Các acid béo bão hoà mạch dài dưới dạng acyl CoA được hình thành ở
màng ngoài ty thể không qua được màng trong ty thể, sự vận chuyển này được
thực hiện nhờ carnitin. Carnitin có nhiều trong cơ và các tổ chức như gan, huyết
tương. Carnitin là một amin bậc bốn có mang chức alcol bậc hai có thể este hoá với
acid béo nhờ enzym carnitin acyl transferase I, có mặt ở mặt ngoài của màng trong
ty thể. Gốc acyl được chuyển từ liên kết thioeste với CoA thành oxy-este với nhóm
hydroxyl của carnithin. Este acyl-carnitin qua màng trong ty thể rồi vào matrix nhờ
sự khuếch tán dễ dàng thông qua hệ thống vận chuyển acyl-carnitin/carnitin.
Sau khi đưa acid béo vào trong ty thể, gốc acyl được chuyển từ carnitin đến
HSCoA ở trong ty thể nhờ carnitin acyl transferase II có mặt ở mặt trong màng ty
thể. Carnitin được giải phóng sẽ ở lại khoảng giữa hai màng và lại tiếp tục quá
trình trên.
Bào tương Màng ty thể Trong ty thể
HSCoA
Acid béo AcylCoA Carnitin AcylCoA AcetylCoA
Carnitin acyl transferase I Carnitin acyltransferase II
Acyl- carnitin HSCoA

Vận chuyển acylCoA qua màng ty thể


Ngoài ra trong ty thể còn có thể có cơ chế hoạt hoá acid béo khác:
R - COOH + GTP AcylCoA + GDP + P
2.2.2. Quá trình b oxy hoá acid béo
Quá trình này xảy ra trong matrix của ty thể, gồm 4 phản ứng để cắt acyl
thành từng mẫu 2 carbon ở đầu carbocyl tận.
- Phản ứng oxy hoá lần 1: Nhờ enzym acylCoA dehydrogenase, CoE là
FAD. Sự khử hydro này tạo ra một liên kết đôi giữa Ca và Cb để tạo thành sản
phẩm là dehydro acylCoA. FADH2 được tạo thành sẽ oxy hoá trong chuỗi hô hấp
tế bào
Phản ứng hợp H2O tạo b hydroxy acylCoA. Enzym xúc tác là enoyl
hydratase.
Phản ứng oxy hoá lần 2: b hydroxy acylCoA bị khử hydro tạo b ceto
acylCoA. Chất nhận hydro là NAD tạo NADH 2 tiếp tục oxy hoá trong chuỗi hô
hấp tế bào. Enzym xúc tác là b hydroxy acylCoA dehydrogenase, enzym này ít đặc
hiệu với chiều dài chuỗi carbon của acid béo, nhưng lại đặc hiệu tuyệt đối với dạng
đồng phân không gian L.
Phản ứng phân cắt tạo acetyl CoA. Phản ứng cuối cùng của sự oxy hoá acid
béo là sự cắt một phân tử acetyl CoA nhờ enzym acylCoA acetyltransferase (hay
thiolase) và một phân tử HSCoA tự do.
Sau phản ứng gốc, acyl còn lại của acid béo bị ngắn đi 2 carbon lại tiếp tục b
oxy hoá để thoái hoá hoàn toàn thành các mẫu 2 carbon là acetyl CoA.
R - CH2 - CH2 - CO ~ ScoA
AcylCoA
FAD
AcylCoA dehydrogenase
FADH2
R - CH = CH - CO ~ SCoA
Dehydro acyl CoA
H2O
Enoyl hydratase
R - CHOH - CH2 - CO ~ SCoA
b hydroxy acyl CoA
NAD
b hydroxy acyl CoA dehydrogenase
NADH2
R - CO - CH2 - CO ~ SCoA
b ceto acyl CoA
HSCoA
Thiolase
CH3 - CO ~ ScoA + R - CO ~ ScoA
Acetyl CoA Acyl CoA
Quá trình b oxy hoá acid béo bão hoà
2.2.3. Bilan năng lượng của b oxy hoá
Một vòng oxy hoá acylCoA của acid béo với sự tham gia của một phân tử
HSCoA và một phân tử H2O đã tạo ra 1 FADH2, 1 NADH2 và một phân tử
acetylCoA.
Ví dụ: Sự thoái hoá hoàn toàn một phân tử acid palmitic (16C), ta sẽ có 7 vòng
b oxy hoá và một số năng lượng thu được là:
PalmitylCoA + 7 HSCoA + 7 H2O + 7 FAD + 7 NAD
8acetylCoA+7FADH2+7NADH2= 8 x12(ATP) +7x2(ATP) +
7x3(ATP)=131ATP
Vì quá trình hoạt hoá acid béo cần 2 ATP nên thực chất một phân tử acid
palmitic khi thoái hoá hoàn toàn chỉ cung cấp 129 ATP.
Acid palmitic ( 16C)
Palmityl CoA

7FAD 7 FADH

7 NAD 7 NADH2

8 AcetylCoA
Tổng quát hoá, một phân tử acid béo bão hoà có số carbon chẵn 2n bị ô xy hoá
hoàn toàn sẽ cho:
n phân tử AcetylCoA hay 12n phân tử ATP, ( n-1) phân tử FADH 2 và (n-1)
phân tử NADH2 hay 5 (n-1) ATP.
Trừ 2 phân tử ATP dùng để hoạt hoá acid béo.
Như vậy, số ATP thu được là : [5(n-1) + 12n]-2 = 17n-7.
2.3. Thoái hoá acid béo bão hoà có số carbon lẽ
Nhìn chung cũng trải qua quá trình b oxy hoá như trên, nhưng đến mẫu
acylCoA còn lại 5 carbon thì vòng b oxy hoá lần cuối sẽ là acetylCoA và
propionylCoA.
Sau đó propionylCoA được carbocyl hoá tạo D-Metyl malonylCoA chất này
sẽ đồng phân hoá thành L-metyl malonylCoA rồi thành succinylCoA.
2.4. Thoái hoá acid béo không bão hoà
Các acid béo không bão hoà (ví dụ acid oleic) được oxy hoá giống sự oxy hoá
của acid béo bão hoà, nhưng đến gần vị trí có liên kết đôi thì có sự đồng phân
chuyển dịch liên kết đôi dạng D3 dehydro acylCoA thành D2 dehydro acylCoA nhờ
enzym đồng phân hoá là enoylCoA iso merase. Sản phẩm D 2 dehydro acylCoA này
là sản phẩm trung gian của quá trình b oxy hoá acid béo, và sự oxy hoá lại tiếp tục
HSCoA
Acid oleic OleylCoA
3 CH3 - CO ~ ScoA
3
D dehydroacylCoA
enoylCoA isomerase
D2 dehydro acylCoA

6 acetylCoA
Quá trình b oxy hoá acid oleic
Đối với những acid béo không bão hoà có nhiều liên kết đôi như acid
linoleic thì quá trình thoái hoá phức tạp hơn và đòi hỏi thêm những enzym phụ.
Đối với quá trình thoái hoá acid béo, ngoài con đường thông thường nhất là
b oxy hoá như trên, người ta còn thấy có thể có thêm những con đường phụ khác
như sự tạo thành a hydroxy acid hay quá trình ω - oxy hoá tạo thành acid a, ω
dicarboxylic. Tuy nhiên cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu chức năng của quá
trình này.
2.5. Chuyển hoá tiếp tục của acetyl CoA
Sau khi được tạo thành do quá trình b oxy hoá acid béo, các AcetylCoA này
có thể chuyển hoá theo các con đường:
- Đốt cháy theo chu trình Krebs tạo CO 2, H2O và ATP (trong điều kiện có
thể có đủ chất mồi là acid oxaloacetic).
- Được cơ thể sử dụng để tổng hợp steroic, chất này là tiền chất để tổng hợp
nên hormon steroic, cholesterol, vitamin D3.
- Tổng hợp chất cetonic (ở gan).
Ở người và động vật có vú, acetylCoA được hình thành ở gan nhờ quá trình
oxy hoá acid béo có thể được sử dụng để tạo ra các chất cetonic gồm: acid
acetoacetic, acid b hydroxybutyric và aceton. Từ tổ chức cetonic này sẽ được đưa
vào máu để cung cấp cho các tổ chức khác.
Sự hình thành và vận chuyển thể cetonic từ gan đến tổ chức ngoại vi tạo điều
kiện để tiếp tục oxy hoá acid béo và acetylCoA trong tế bào gan. Bình thường nồng
độ các chất cetonic trong máu khá thấp, khi đói glucid hoặc trong bệnh đái đường
có sự giảm thoái hoá glucid, cơ thể cần phải oxy hoá lipid dự trữ để bù đắp cho
nhu cầu của cơ thể, đó là sự tạo cetonic bệnh lý. Trong trường hợp này chất cetonic
sẽ tăng lên trong máu và xuất hiện ra nước tiểu, đôi khi hơi thở cũng có mùi ceton.
Sự tạo chất cetonic bệnh lý được giải thích bởi các nguyên nhân:
- Thiếu NADPH2, là coenzym được tạo từ chu trình pentose và cần thiết cho
quá trình tổng hợp acid béo.
- Thiếu succinylCoA, sản phẩm chuyển hoá của chu trình Krebs, là chất
cung cấp CoA để hoạt hoá acid acetoacetic.
Điều này là hậu quả của sự mất cân đối giữa hai quá trình chuyển hoá glucid
và chuyển hoá lipid, dẫn đến tốc độ tạo thành các chất này vượt quá khả năng sử
dụng của chúng ở các mô ngoại vi.
2.6. Thoái hoá triglycerid
Triglycerid là chất tiêu biểu của lipid thuần, thường gọi là chất béo. Dưới tác
dụng của lipase, triglycerid bị thuỷ phân thành glycerol và các acid béo. Enzym
lipase cư trú ở microsom của tế bào mỡ. Sự hoạt hoá lipase cần protein-kinase và
ATP, có nghĩa enzym lipase hoạt động dưới dạng phosphoryl hoá, khi thuỷ phân
người ta thấy các liên kết ở C 1 và C3 bị thuỷ phân trước, còn liên kết ở C 2 bị thuỷ
phân sau.
Các acid béo tự do được đưa vào máu dưới dạng kết hợp albumin huyết thanh
tạo thành lipoprotein rồi đến các mô để oxy hoá. Nhiều mô như gan, tim, thận,
phổi, tinh hoàn, mô mỡ đều có thả năng oxy hoá acid béo có chuỗi carbon dài. Một
số mô như cơ tim thường sử dụng năng lượng của quá trình oxy hoá acid béo là
chủ yếu.
Còn glycerol sẽ được hoạt hoá thành glycerol phosphat nhờ glycerol kinase rồi
được oxy hoá thành phospho dioxyaceton như đã trình bày ở phần trên.

2.7. Thoái hoá của glycerophospholipid


Người ta đã phát hiện được nhiều enzym tham gia thuỷ phân các liên kết este
của các phospho lipid, đó là những phospholipase phổ biến ở các tổ chức gồm:
- Phospho lipase A thuỷ phân liên kết este ở C 2. Enzym này thấy trong nọc
rắn, nọc ong và ở nhiều mô động vật.
- Phospholipase B hay lysophospholipase thuỷ phân liên kết este ở C 1 tạo
glycerophosphocholin.
- Sau cùng nhờ esterase thuỷ phân liên kết este nối giữa glycerolphosphat và
cholin tạo glycerolphosphat và cholin tự do.
3. Tổng hợp Lipid
3.1. Tổng hợp acid béo bão hoà
Quá trình tổng hợp acid béo bão hoà từ acetylCoA thường xảy ra ở tất cả các
tổ chức, nhưng mạnh nhất là ở gan, mô mỡ, ruột và tuyến vú của người và động vật
cao cấp trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Acid béo được tổng hợp từ những
nguyên liệu là lipid hoặc không phải lipid, glucid được chuyển hoá dễ dàng thành
lipid. Mô mỡ tiếp nhận nhanh chóng acid béo lưu thông để tạo glycerid khi có nhu
cầu cần thiết.
Những tổ chức có khả năng tổng hợp lipid mạnh là những tổ chức có khả năng
oxy hoá nhanh glucose theo chu trình pentoze để tạo NADPH2 là CoE cần thiết cho
tổng hợp acid béo. Sự thoái hoá glycogen cũng tạo năng lượng cần thiết cho tổng
hợp acid béo.
Hiện nay nhờ công trình nghiên cứu của Lynen, Wakil, Popjack...Người ta đã
biết có ít nhất 3 quá trình tổng hợp acid béo bão hoà là: tổng hợp acid béo ngoài
bào tương, tổng hợp acid béo trong ty thể và tổng hợp acid béo ở microsom. Trong
các quá trình trên thì sự tổng hợp acid béo ở ngoài bào tương là quan trọng nhất.
3.1.1. Tổng hợp acid béo bão hoà ngoài bào tương
Đây là con đường chính, quan trọng của tổng hợp acid béo trong tế bào vì đi
từ nguồn nguyên liệu có 2C đầu tiên là acetylCoA. Những mẫu AcetylCoA này
được hình thành trong ty thể nhờ thoái hoá glucid hoặc thoái hóa acid amin hoặc
lipid.
3.1.1.1. Sự tạo malonyl CoA
Nhờ enzym acetyl CoA carbocylase có nhóm ngoại là biotin. Enzym này
xúc tác phản ứng carbocyl hoá acetylCoA tạo thành malonylCoA
ATP ADP + P
CH3 - CO ~ SCoA + CO2 HOOC - CH2 - CO -
SCoA
Acetyl CoA acetylCoA - carbocylase MalonylCoA
Acetyl CoA carbocylase thực chất là một multienzym di lạp thể xúc tác phản
ứng đầu tiên trong quá trình tổng hợp acid béo. Trong gan của loài chim, enzym
thường tồn tại dưới dạng monome và polyme, nhưng chỉ có dạng polyme là dạng
có hoạt tính. Citrat hoặc isocitrat là yếu tố dị lập thể dương của enzym này.
3.1.1.2. Chu trình tổng hợp acid béo
Sau khi malonyl CoA được tạo thành, chu trình tổng hợp acid béo được
thực hiện với 6 phản ứng liên tiếp nhau do 6 enzym của hệ thống enzym tổng hợp
acid béo xúc tác. Hệ thống này là một phức hợp multienzym họi là acid béo
syntetase.
Phức hợp multienzym trong chu trình tổng hợp acid béo (acid béo syntetase)
chiết xuất từ E.choli gồm 6 phân tử enzym và một phân tử protein không có hoạt
tính enzym, đó là protein mang nhóm acyl trong quá trình hoạt động xúc tác, ký
hiệu là ACP (Acyl carrier protein). Protein này được coi như một cái nhân ở giữa
phức hợp 6 enzym của phức hợp và có bộ phận hoạt động là 4’- Phosphopantethein
giống như bộ phận hoạt động của CoA. Trong quá trình hoạt động xúc tác, gốc
acyl được móc vào ACP qua liên kết thioeste với nhóm -SH của pantethein. Gốc
phospho pantethein hoạt động như một “cánh tay di động” vận chuyển gốc acyl từ
enzym này đến enzym khác.
P CH3 O O
CH2 -O- P-O-CH2 - C -CHOH-C -N -CH2 -CH2 -C -N -CH2 -CH2 - SH
O- CH3 H H
Acid pantothenic

4’- Phosphopantethenic
Cấu tạo của ACP
Acid béo syntetase có 2 nhóm -SH
 SH trung tâm: Có nguồn gốc thuộc ACP
 SH ngoại vi: Có nguồn gốc thuộc 6 enzym (syntetase).
Quá trình tổng hợp acid béo ngoài bào tương được thực hiện qua màng
+ Sự tạo thành acetyl ACP và malonyl ACP
ACP-acyltransferase
 CH3 - CO ~ SCoA + HS - ACP CH3 - CO ~ SCoA +
HSCoA
acetyl CoA acetyl ACP
Sau đó gốc acetyl lại được chuyển sang -SH ngoại vi giải phóng SH -ACP
ACP-malonyltrasferase
 HOOC-CH2 -CO ~SCoA +HSACP HOOC -CH2 -CO -
SACP +HSCoA
MalonylCoA Malonyl ACP
+ Bốn phản ứng tiếp theo của tổng hợp acid béo:
- Ngưng tụ: CH3 - CO ~ SACP + HOOC - CH2 - CO ~ SACP
Acetyl ACP Molonyl ACP
HSACP + CO2 b cetoacyl ACP syntetase
CH3 - CO - CH2 - CO ~ SACP
b ceto butiryl ACP
- Khử lần 1 NaDPH2
b ceto acyl ACP reductase
NADP
CH3 - CHOH - CH2 - CO ~ SACP
b hydroxy butiryl ACP
- Khử nước - H2O b hydroxy acyl ACP hydratase
CH3 - CH = CH - CO ~ SACP
a, b dehydroxy butiryl ACP
- Khử lần 2 NADPH2
E noyl ACP reductase
NADP
CH3 - CH2 - CH2 - CO ~ SACP
Butiryl ACP
Butiryl ACP được tạo thành lại tiếp tục ngưng tụ với malonyl ACP mới và sau
một vòng như vậy lại tạo ra acid béo dài thêm 2 carbon. Sự kéo dài chuỗi acid béo
cứ tiếp tục tới acid béo có 16 carbon (acid palmitic). Giai đoạn cuối của sự tổng
hợp là sự giải phóng ACP khỏi acyl ACP song song với sự tạo acylCoA.
Palmityl ACP + HSCoA HS-ACP + Palmityl CoA
Quá trình tổng hợp acid béo chủ yếu xảy ra ở bào tương, nhưng acetylCoA lại
được tạo thành phần lớn là trong ty thể do thoái hoá glucid hoặc lipd, nhưng
acetylCoA lại không thấm được màng ty thể tự do mà sự vận chuyển này phải nhờ
carnitin qua phản ứng thuận nghịch như với acylCoA.
Sỡ dĩ người ta thấy sự tổng hợp acid béo bão hoà ngoài bào tương chỉ dừng lại
ở acid palmitic có 16C vì tính đặc hiệu của enzym bcetoacylACP syntetase đối với
chiều dài của chuỗi acyl. Enzym này chỉ tiếp nhận những gốc acyl có chiều dài tối
đa là 14 carbon. Ngoài ra palmitylCoA còn là chất ức chế ngược đối với enzym
này.
Các acid béo bão hoà có số carbon lẻ cũng được tổng hợp dưới tác dụng phức
hợp mutienzym. Quá trình tổng hợp này khởi động bằng một phân tử propionyl-
ACP (không phải là acetyl ACP) ngưng tụ với malonyl-ACP.
3.2.2. Tổng hợp acid béo bão hoà trong ty thể
Quá trình tổng hợp acid béo trong ty thể là để kéo dài thêm mạch carbon có
sẵn (thành 18; 20; 22 carbon...) của những acid béo mạch ngắn được tổng hợp
ngoài tương bào. Quá trình tổng hợp là sự ngưng tụ dần thêm với các mẫu
acetylCoA cùng với sự tham gia của ATP, NADPH2.
Quá trình kéo dài chuỗi acid béo được tiến hành tương tự ngược với b oxy
hoá, trừ enzym ở giai đoạn khử lần 2 được xúc tác bởi enoyl reductase có CoE là
NADPH2.
- Ngưng tụ: R- CH2 - CO ~ SACP + CH3 - CO ~ SACP
Acyl CoA Acetyl CoA
HSCoA Thiolase
R- CH2 - CO - CH2 - CO ~ SCoA
b ceto acyl CoA
- Khử lần 1: NaDPH2
b ceto acyl CoA reductase
NADP
R- CH2 - CHOH - CH2 - CO ~ SACP
b hydroxy acyl CoA
- Loại nước: enoyl hydratase
R- CH2 - CH = CH - CO ~ SCoA
- Khử lần 2: Dehydroacyl CoA
NADPH2
E noyl reductase
NADP
R- CH2 - CH2 - CH2 - CO ~ SCoA
Acyl COA
Sự kéo dài mạch carbon của acid béo trong ty thể.
Hệ thống enzym trên cũng xúc tác kéo dài mạch carbon của những acid béo
không bão hoà.
Ngoài ra trong microsom cũng có hệ thống enzym kéo dài chuỗi acyl.
3.2. Tổng hợp acid béo không bão hòa
(Tổng hợp acid béo không bão hoà có một liên kết đôi)
Trong mô động vật, acid palmitic và acid Stearic thường là tiền chất để cơ thể
tổng hợp nên acid béo không bão hoà một liên kết đôi là acid palmitoleic 16: 1 (D 9)
và acid oleic 18:1 (D9). Hầu hết các cơ thể sống đều có khả năng tổng hợp 2 acid
trên. Ở động vật có xương sống, những acid béo không bão hoà được tạo thành
nhờ hệ thống mono-oxygenase xúc tác, enzym này cư trú ở nội nguyên sinh của
gan và mô mỡ.
Palmityl CoA + NADPH2 + O2 PalmioleylCoA + NADP = 2H2O
Trong nhiều vi khuẩn, cơ chế tổng hợp có thể không phải dùng đến oxy phân
tử.
3.3. Tổng hợp triglycerid
Triglycerid hay triacyl glycerol được tổng hợp mạnh ở động vật có xương
sống (đặc biệt là tế bào gan và tế bào mỡ). Nguyên liệu để tổng hợp triglycerid là
glycerol dưới dạng hoạt hoá là glycerophosphat. Glycerophosphat có thể được tạo
từ 2 nguồn là từ glycerol tự do hoặc từ phospho dioxyaceton. Sự tổng hợp này có ý
nghĩa tạo lipid dự trữ cho động vật.
 Các acid béo được hoạt hoá nhờ HSCoA, ATP và enzym thionase
3.4. Tổng hợp glycerophospholipid
Có nhiều con đường để tổng hợp. Sau đây là con đường phổ biến nhất mà
nguyên liệu đầu tiên là acid phosphatidic.
Sự tổng hợp phosphatidic có ni tơ (phosphatidyl cholin, phosphatidyl
ethanolamin, phosphatidyl serin) bắt đầu từ sự thuỷ phân acid phosphatidic nhờ
enzym phosphatase đặc hiệu. Diglycerid được tạo thành sẽ tác dụng với một dẫn
xuất của cholin (hoặc ethanolamin) qua các giai đoạn.
- Phosphoryl hoá cholin (hoặc ethanolamin) nhờ ATP và một kinase đặc hiệu
tạo phospho cholin (hoặc phospho ethanolamin).
- Phospho cholin (hoặc phospho etanolamin) kết hợp CTP (Citidin
triphosphat) tạo CDP-cholin (hoặc CDP-ethanolamin) nhờ enzym phosphocholin
citidyl phosphoat- transferase.
- Chuyển gốc cholin của CDP-cholin sang diglycerid tạo leucithin
□ Phosphocholin citidylphosphat transferase
□ Glycerophosphat acyl transferase
 Phosphatase.

TỔNG HỢP URÊ


Sự tạo thành urê xảy ra ở gan động vật bài tiết urê. Điều này đã được chứng
minh qua một số thí nghiệm: Tĩnh mạch tới gan chứa nhiều NH 3 hơn máu từ gan ra. Cũng
có kết quả tương tự với gan phân lập khi truyền dịch chứa một lượng NH 3 vào gan, chất
lỏng ra không còn chứa NH3 mà là urê .
Để tổng hợp urê cần có sự tham gia của các nguyên liệu sau:
+ Một phân tử NH3 tự do.
+ Một nhóm amin do acid aspartic cung cấp.
+ Ba phân tử ATP cung cấp năng lượng.
+ Một phân tử ornithin làm chất mồi.
+ 5 enzym xúc tác.
Chu trình urê diễn ra qua 2 bước:
- Bước 1: Tổng hợp carbamin phosphat .
Carbaminphosphat được tạo thành do sự ngưng tụ một phân tử, NH 3 và CO2 với
ATP cung cấp gốc phosphat, enzym xúc tác là carbamin phosphatsyntetase. Phản ứng
xảy ra trong ty thể của tế bào gan.
- Bước 2: Gồm 4 phản ứng của chu trinh urê
+ Phản ứng 1: Tạo cytrulin.
Nhờ carbamyl phosphat kết hợp với ornithin, enzym xúc tác là ornithincarbamin
transferase (OCT). Enzym này có trong ty thể của tế bào gan.
+ Phản ứng 2: Tạo arginosuccinat.
Cytrulin rời ty thể ra bào tương rồi ngưng tụ với aspartat có ở bào tương tạo
arginosuccinat nhờ enzym arginosuccinat syntotase, Mg++ hoạt hoá enzym, ATP cung cấp
năng lượng.
+ Phản ứng 3: Tạo arginin.
Arginosuccinat được phân cắt nhờ enzym arginosuccinase thành arginin và fumarat.
Fumarat tạo thành có thể chuyển thành malat rồi thành oxaloacetat. Oxaloacetat lại tạo
aspartat nhờ trao đổi amin với glutamat, enzym là GOT. Aspartat này lại tham gia tiếp
vào chu trình urê. Như vậy aspartat đóng vai trò trung gian để vận chuyển amin cho chu
trình urê. Quá trình trên cũng là mối liên quan giữa chu trình urê và chu trình Krebs.
Ngoài ra chu trình Krebs còn cung cấp CO2 và ATP cho chu trình urê.
+ Phản ứng 4: Thủy phân arginin tạo urê.
Dưới tác dụng của enzym arginase, arginin bị thuỷ phân giải phóng urê và ornithin.
Arginase có nhiều ở gan động vật, enzym này cũng có một lượng nhỏ ở thận, da, tuyến
sữa.
Ornithin được tạo thành lại tiếp tục tham gia vào các phản ứng của chu trình urê
HOOC - CH2 - CH - COOH
NH2 NH2 NH COOH
C=O □ ASP C-NH -CH
CO2 + NH3 CH2 - NH ATP H2O CH2- NH CH2
(CH2)2 AMP + P  P (CH2)2 COOH
2ATP Carbamin-P CH -NH2 CH-NH2
Mg++ Syntetase COOH HOOC
2ADP +P Citrulin Arginosuccinat
Pi □

NH2 - CO - O P NH2 COOH
Carbamin -P C =NH CH
CH2 - NH2 CH2 - NH CH
(CH2)2 □ (CH2)2 COOH
CH - NH2 CH - NH2 Fumarat
COOH H2N H2O COOH
Ornithin C=O Arginin
H2N
Urê
Chu trình urê
 Ornithin carbamyl transferase (OCT)
 Arginosuccinat syntetase
 Arginosuccinase
 Arginase.
Các phản ứng tạo carbamylphosphat và cytrulin xảy ra trong ty thể của tế bào,
những phản ứng còn lại xảy ra ở bào tương.
Urê được tạo thành chủ yếu ở gan, vào máu (0,2 - 0,4g/l) rồi được vận chuyển tới
thận để đào thải. Lượng urê bài xuất ra nước tiểu hàng ngày phụ thuộc vào lượng protein
ăn vào. Bình thường chế dộ ăn có lượng protein vừa phải, lượng urê bài xuất khoảng 15
gr/24 giờ. Càng ăn nhiều protid lượng urê bài xuất càng tăng và ngược lại.
3.3. Số phận khung carbon của acid amin (acid  cetonic)
Sau khi mất nhóm amin, khung carbon còn lại của các acid amin (acid  cetonic) sẽ
chuyển thành các sản phẩm trung gian như :pyruvat, oxaloacetat,  cetoglutarat,
succinylCoA, acetoacetyl CoA, acetylCoA.
Các chất trung gian trên sẽ được tiếp tục chuyển hoá theo các con đường khác
nhau, có thể có các con đường sau:
+ Theo chu trình Krebs và bị oxy hoá hoàn toàn.
+ Tổng hợp glucid (vai trò của những acid amin tạo đường).
+ Tổng hợp acid béo (vai trò của acid amin tạo cetonic).
+ Hoặc tái tổng hợp lại acid amin

Pyruvat
AcetylCoA AcetoacetylCoA

Oxaloacetat
Citrat

Fumarat

SuccinylCoA  -cetoglutarat

Glutarat

Những con đường đi vào chu trình Krebs từ khung carbon của acid amin
3.3.1. Thoái hoá trong chu trình acid citric
Những sản phẩm trung gian của sự thoái hoá acid amin kể trên đều có thể dẫn
đến chu trình acid citric và bị oxy hoá hoàn toàn để tạo CO2 và H20. Như vậy sản phẩm
cuối cùng của sự thoái hoá acid amin là CO 2, H2O và NH3. Ở người NH3 sẽ được tổng
hợp thành urê và đào thải ra nước tiểu như phần trên.

3.3.2. Tổng hợp glucid( acid amin tạo đường)


Trong thực nghiệm, khi đưa acid amin vào cơ thể người hoặc chó bị đái đường
tuỵ, người ta thấy có một số acid amin có tác dụng làm tăng glucose trong nước tiểu.
Khung carbon của 14 acid amin dẫn đến sự tạo thành pyruvat, cetoglutarat,
succinylCoA, oxaloacetat, những sản phẩm này có thể chuyển thành oxaloatat, chất này
sẽ được sử dụng để tân tạo glucose qua chất trung gian là phospho enolpyruvat (PEP)
theo con đường tổng hợp glucid, những acid amin này được gọi là nhưng acid amin tạo
đường.
3.3.3. Tổng hợp acid béo( acid amin tạo cetonic)
Trong thực nghiệm trên, người ta còn thấy có những acid amin làm tăng sự bài
xuất của cetonic ra nước tiểu. Khung carbon của leucitin khi thoái hoá có thể tạo
acetylCoA và acetoacetylCoA, hai chất này có thể được sử dụng để tổng hợp acid béo
hay cetonic (được gọi là acid amin tạo cetonic).
Ngoài ra có 5 acid amin vừa tạo đường, vừa tạo cetonic là: Phenylalanin, tyrosin,
tryptophan, isoleucin và leucin.
Cuối cùng để có thể tạo được những sản phẩm trên, thực tế mỗi acid amin phải trải
qua những con đường thoái hoá riêng biệt, phức tạp và cũng nhờ những enzym riêng
biệt.
4. Tổng hợp acid amin
Quá trình tổng hợp acid amin là quá trình gắn nhóm amin vào khung carbon tương
ứng (acid  cetonic) tạo acid amin tương ứng. Các khung carbon để tổng hợp nên acid
amin thì chủ yếu lấy từ các sản phẩm chuyển hoá trung gian. Tuy vậy cơ thể người và
động vật cao cấp chỉ có khả năng tổng hợp một số acid amin mà thôi, chúng được gọi là
những acid amin không cần thiết. Số acid amin còn lại cơ thể không thể tự tổng hợp
được mà phải lấy từ protid thức ăn có nguồn gốc thực vật (gọi là những acid amin cần
thiết).
4.1. Sự tổng hợp acid amin không cần thiết
Động vật cao cấp và người tổng hợp những acid amin bằng nhiều cách khác nhau
như amin hoá acid  acetonic tương ứng, trao đổi amin hoặc bằng một số con đường
khác. Sau đây là những con đường để tổng hợp một số acid amin không cần thiết.
- Glutamat: tạo thành bằng cách amin hoá  cetoglutavat nhờ enzym glutamat
dehydrogenase.
NADPH2 NADH
HOOC(CH2)2 -CO-COOH + NH3 Glutamat + H2O
glutamat dehydrogenase
 cetoglutavat
Phản ứng này có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tổng hợp acid amin của mọi
sinh vật vì glutamat có vai trò rất lớn trong việc khử nhóm amin của các acid amin
- Glutamin: Được tổng hợp nhờ glutamat + NH3 và enzym là glutaminsyntetase
ATP ADP + P
Glutamat + NH3 Glutamin
Glutaminsyntetase

Đây cũng là phản ứng quan trọng. Trong cơ thể, từ glutamin có thể được sử dụng
để tổng hợp nhiều chất có vai trò sinh học quan trọng như các base nhân nitơ,
glucosamin...
- Alanin: được tạo thành nhờ quá trình trao đổi amin giữa glutamat và pyruvat,
enzym là GOT. Đây là một phản ứng thuận nghịch.
GOT
CH3-CO-COOH + HOOC-(CH2)2 -CH-COOH CH3-CH -COOH+HOOC-(CH2)2-CH - COOH
Pyruvat NH2 NH2  cetoglutarat
Glutamat Alanin
- Aspartat: được tổng hợp nhờ sự trao đổi amin giữa oxaloacetat và aspartat,
enzym xúc tác là GPT, phản ứng thuận nghịch.
GOT
HOOC - CH2 - CO - COOH + HOOC -(CH2) - CH - COOH
Oxaloacetat NH3
Glutamat
HOOC - CH2 - CH - COOH + HOOC - (CH2)2 - CO- COOH
NH2  cetoglutavat
Aspartat
- Asparagin: Được tạo nhờ phản ứng amin hoá aspartat, enzym xúc tác là
asparagin syntelase. Aspartat là chất dự trữ NH3 quan trọng của thực vật.
ATP AMP + P  P
HOOC - CH2 - CH - COOH + NH3 H2N -CO -CH2 - CH -
COOH
NH2 NH2
Aspartat Asparagin
- Glycin: Được tổng hợp trong các mô động vật bằng nhiều con đường, hay gặp
nhất là từ CO2 và NH3 nhờ enzym là glycin-syntetase có coenzym và pyridoxal phosphat,
với sự tham gia của N5N10 - metylen FH4 và NADH2
N5N10 metylen FH4 FH4
CO2 + NH3 H2N - CH2 - COOH
NADH2 NAD Glycin
Glycinsyntetase
- Serin : Được tạo theo 2 cách
+ Từ glycin : Theo phản ứng trên
+ Từ 3 phosphoglycerat: trong mô động vật có vú, serin có thể được tổng hợp
từ 3-phosphoglycerat (PGA), một hợp chất trung gian của quá trình đường phân.
CH2O - P NAD NADH2 CH2O - P AA CA CH2O - P H2O Pi
CH - OH C=O CH - NH2
COOH COOH COOH
PGA PDA Phosphoserin
CH2 - CH - COOH
OH NH2
L - serin
Tổng hợp serin từ PGA.
- Tyrosin: Được tạo thành từ phenylalanin nhờ phản ứng hydroxy hoá với sự xúc
tác của phenyllanin hydroxylase. Phản ứng này không thuận nghịch nên tyrosin không
thay thế được phenylalanin trong chế độ dinh dưỡng.
Cystein: Được tạo thành từ quá trình thoái hoá của methionin.
4.2. Tổng hợp acid amin cần thiết
Những con đường tổng hợp acid amin cần thiết chủ yếu được xây dựng từ các công
trình nghiên cứu về hoá sinh và di truyền ở các vi khuẩn. Nói chung các con đường tổng
hợp các acid amin cần thiết này tương tự nhau trong phần lớn các loài vi khuẩn và thực
vật thượng đẳng. Nhìn chung các con đường tổng hợp acid amin không cần thiết dài và
phức tạp hơn sự tổng hợp acid amin không cần thiết (phần này không đề cập tới).
Ngoài ra có 2 acid amin được xếp loại acid amin bán cần thiết là arginin và histidin.
Những acid amin này ở điều kiện bình thường có thể không tổng hợp. Cơ thể chỉ tổng
hợp chúng trong những giai đoạn sinh lý nhất định với số lượng ít như sau ốm, dậy thì,
trẻ nhỏ.
- Arginin: Được tạo thành từ ornithin theo chu trình urê. Nhưng động vật có vú
lại không có khả năng tổng hợp được ornithin từ glutamat như ở vi sinh vật. Một phần
ornithin được tạo thành ở gan động vật có vú nhờ phản ứng thuận nghịch của thoái hoá
ornithin. Nhưng con đường này không đáp ứng đủ nhu cầu arginin đối với cơ thể đang
phát triển ở trẻ em và động vật đang lớn.
- Histidin: Với người hoặc chuột trưởng thành, nếu thiếu histidin thức ăn trong
một thời gian ngắn thì cân bằng nitơ vẫn được duy trì, không có rối loạn gì đối với cơ
thể. Với động vật đang tăng trưởng thì histidin là một acid amin cần thiết. Đến nay
người ta mới biết cơ chế tổng hợp histidin ở vi sinh vật

You might also like