You are on page 1of 2

SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU

Bài 14: SINH LÝ THẬN


Câu 1: Trình bày lại bài học một cách tóm tắt bằng cách sử dụng các sơ đồ hoặc hình ảnh về
động học lọc tại cầu thận và cơ chế tái hấp thu và bài tiết các chất tại ống thận
 Động học lọc tại cầu thận

 Cơ chế tái hấp thu và bài tiết các chất tại ống thận

Câu 2: Trình bày ngắn gọn các rối loạn thăng bằng toan kiềm cơ bản và cách điều chỉnh rối
loạn thăng băng này tại thận
 Các rối loạn thăng bằng toan kiềm cơ bản
 Nhiễm toan (pH giảm): nồng độ HCO3 - giảm và nồng độ CO2 tăng trong dịch ngoại bào.
Kết quả là ở thận lượng HCO3- được lọc giảm đi và lượng ion H+ được bài tiết tăng lên rất
nhiều.
 Nhiễm kiềm (pH tăng): nồng độ HCO3- trong tế bào dịch kẽ tăng lên và nồng độ CO2 giảm
đi. Kết quả là ở thận lượng HCO3- được lọc nhiều hơn lượng ion H+ được bài tiết.
 Cách điều chỉnh rối loạn:
 Nhiễm toan: lượng ion H+ thừa ra sẽ kết hợp với các chất đệm của hệ đệm phosphat
(HPO42-/H2PO4-) hoặc hệ đệm amoniac (NH3/NH4+) làm tăng lượng HCO3- trong dịch kẽ và
làm pH tăng lên.
 Nhiễm kiềm: các ion HCO3- không được “trung hòa” sẽ kết hợp với ion NA+ và các ion (+)
khác ở ống thận và đào thải theo nước tiểu làm giảm lượng HCO3 - trong dịch ngoại bào
và làm giảm pH.

Bài 15: SINH LÝ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU


Câu 1: Trình bày lại bài học một cách tóm tắt: sự di chuyển nước tiểu từ đài thận dần đến
niệu đạo, đào thải ra ngoài

Câu 2: trình bày ngắn gọn cấu tạo và cơ


chế hoạt động của bàng quang
 Cấu tạo bàng quang:
Bàng quang là cơ quan thuộc đường
niệu đạo dưới, gồm 2 phần: thân bàng quang và cổ bàng quang. Được cấu tạo gồm 4 lớp sắp
xếp từ trong ra ngoài: niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc. Kích thước và
vị trí thay đổi tùy theo lượng nước tiểu chứa bên trong.

 Cơ chế hoạt động: động tác tiểu tiện là một quá trình làm trống bàng quang sau khi đã đổ
đầy. Quấ trình này gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đổ đầy bàng quang (áp lực cơ bản) và giai đoạn
phản xạ tiểu tiện (áp lực co cơ). Đầu tiên bàng quang được đổ đầy cho đến khi sức căng
thành vượt quá ngưỡng dẫn đến phản xạ tiểu tiện để làm trống bàng quang. Phản xạ tiểu tiện
là một tủy tự động hoàn toàn nhưng nó vẫn chịu sự chi phối bởi các trung tâm ở trên não.

You might also like