You are on page 1of 17

Tư tưởng

Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm 9
Chủ đề: Giá trị của giai đoạn ( 1920-1930 ) đối với hình
thành tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm

Nguyễn Đức Minh Tìm kiếm tài liệu, thuyết trình

Nguyễn Nam Dương Tìm kiếm tài liệu

Nguyễn Thị Cúc Tìm kiếm tài liệu

Trương Thị Vân Tìm kiếm tài liệu, trình bày slide

Lê Văn Phương Tìm kiếm tài liệu, trình bày slide


Nội dung

01 02
Tình hình lịch sử trong nước và Những nội dung tư tưởng Hồ Chí
thế giới giai đoạn 1920-1930 Minh hình thành trong giai đoạn
ảnh hưởng đến việc hình thành 1920 -1930
tư tưởng Hồ Chí Minh

03 04
Những nội dung tư tưởng mà Kết luận
Người vận dụng sang tạo và
phát triển CN Mác – Lênin
trong thời kỳ này
01
Tình hình lịch sử trong nước và thế giới giai đoạn
1920-1930 ảnh hưởng đến việc hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Tình hình Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ
Tại Việt Nam
- Trong giai đoạn 1920 - 1930, thực dân Pháp xâm lược và áp bức nhân dân, biến Việt Nam
thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Đồng thời, sự bế tắc về đường lối và giai cấp cách
mạng, khi xuất hiện một loạt các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản,
anh dũng nhưng thất bại,

Trên thế giới


- Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Phần lớn các nước Châu Á, Mỹ La Tinh, … đã trở thành
thuộc địa và phụ thuộc vào các nước đế quốc như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,...

- Cách mạng Tháng Mười Nga, thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã đánh đổ giai
cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Cùng trong giai đoạn 1920 - 1930, phong trào cộng sản,công nhân và phong trào giải phóng
dân tộc lan rộng trên thế giới, ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế
giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước.
1.2. Những sự kiện chính ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng
HCM giai đoạn 1920 – 1930

- 7/1920, Người đọc sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Trong
vòng 3 năm tiếp theo, Hồ Chí Minh đã thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản tờ báo Người Cùng
Khổ (Le Paria), và được bầu vào Đoàn Chủ tịch trong Hội nghị Quốc tế nông dân tại Liên Xô.

- Từ năm 1923 đến 1924: Hồ Chí Minh sang Liên Xô, tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu
vào Đoàn Chủ tịch.

- Năm 1924, Hồ Chí Minh tham dự Đại Hội V Quốc tế Cộng sản, Đại hội Quốc tế Thanh niên, Quốc tế
Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ.

- Cuối năm 1924: Hồ Chí Minh tới Quảng Châu – Trung Quốc. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Nông
dân, Người tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng và phong trào nông dân ở Trung Quốc và một số
nước châu Á.Tại Quảng Châu, Hồ Chí Minh sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên” (6/1925).

- Tháng 2/1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản,, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Hợp nhất các tổ
chức cộng sản, sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính Người đã soạn thảo Chánh cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
02
Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hình
thành trong giai đoạn 1920 -1930
2.1 Tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục tiêu,
bản chất của cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó có cái nhìn
đúng đắn về phương pháp đấu tranh và phương pháp tập hợp
lực lượng.
2.1 Tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

- Về mục tiêu của cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường
cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp
công nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
- Về xác định và tập hợp lực lượng: giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng, phải tập hợp lực
lượng dân tộc thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và tay sai
-Về xác định phương pháp đấu tranh: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của cả dân tộc đại đoàn
kết. Phải tổ chức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.
Phương pháp đấu tranh để giành chính quyền, giành lại độc lập tự do là bằng bạo lực của quầnchúng và có
thể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc.
- Về bản chất cách mạng: cũng được xác định cụ thể hơn, đó là cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi đế
quốc xâm lược vàgiành lại độc lập tự do. Người đã nhìn ra mâu thuẫn cơ bản của một xã hội thuộc địa - mâu
thuẫn dân tộc. Vì vậy, trước tiên phải đánh đuổi được giặc ngoại xâm và thành lập chính quyền của dân.
2.2 Tư tưởng về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc,
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã nhận định cách mạng thuộc địa
và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau.
Cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà
có tính chủ động, độc lập. Cách mạng thuộc địa có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc và giúp cho cách mạng ở
chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn thành.
2.2 Tư tưởng về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc,
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

- Xuyên suốt quá trình hoạt động thực tiễn sôi nổi trong phong trào công nhân quốc tế của Hồ Chí Minh giai đoạn
1920-1930, tinh thần đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng dần dần được hình thành - đó cũng là sự kế thừa
tinh thần của Quốc tế Cộng sản. Tinh thần đó được xây dựng dựa trên cơ sở là Người đã tiếp nhận và hưởng ứng
tinh thần của Quốc tế Cộng sản “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Cụ thể, trong thời kỳ hoạt động tại Anh, Pháp,
Liên Xô, … Người đã đi sâu vào các phong trào công nhân, thợ thuyền ở đó. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng đã thành
lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông tại Trung Quốc (1927).
- Hồ Chí Minh đã khẳng định lực lượng giải phóng dân tộc là toàn bộ nhân dân Việt Nam, lực lượng nòng cốt là liên
minh công - nông; cách mạng Việt nam là một bộ phận cách mạng thế giới. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc đã
được thể hiện rõ ràng hơn cả trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
2.3 . Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản và cán bộ cách mạng.

- Trong thời gian từ năm 1920 đến 1930, vai trò của Đảng cộng sản và các cán bộ cách mạng cũng
dần dần được làm rõ hơn. Cụ thể, cách mạng muốn thành công trước hết phải có đảng cộng sản với
chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt để lãnh đạo. Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành công.
- Đảng cộng sản là nhân tố quyết định đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, và là sản phẩm của
chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là đảng của giai cấp công
nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân và mang bản chất giai cấp công nhân.
- Trong thực tiễn, Người đã sáng lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” với tôn chỉ
“trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng quốc tế”. Cùng với đó, Người mở các lớp huấn
luyện tại Quảng Châu – Trung Quốc để đào tạo cán bộ (1925).
03
Kết quả của hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1920-
1930
3. Kết quả của hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1920-1930

- Trong thời kỳ 1920 -1930, Hồ Chí Minh đã phát triển các tư tưởng yêu nước, mở rộng mối hiểu biết
về văn hóa và thế giới thông qua các chuyến đi đến các nước khác nhau. Người đã lan truyền tư tưởng
yêu nước và bảo vệ đất nước thông qua hai mảng là tố cáo chế độ thực dân Pháp và chính quyền bù
nhìn của nhà Nguyễn, và nêu lên nỗi thống khổ của người dân Việt Nam
- Hồ Chí Minh đã vạch trần sự thối nát suy tàn của chính quyền nhà Nguyễn, sự giả dối của chính
quyền Pháp khi xâm chiếm đất Việt trên danh nghĩa “khai sáng nền văn minh” cho dân tộc ta.
- Đồng thời, Người chỉ rõ thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân ta, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù của
mọi dân tộc bị áp bức, là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc.
04
Kết luận
4. Kết luận

Trong giai đoạn 1920 - 1930, dưới sự phát triển mạnh mẽ của các phong
trào vô sản trên thế giới và phong trào giải phóng dân tộc trong nước, Hồ
Chí Minh đã giác ngộ được quy luật vận động và phát triển của các phong
trào cách mạng trong nước và trên thế giới và Người đồng thời lĩnh ngộ
được tư tưởng Mác-Lênin, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng
Hồ Chí Minh sẽ không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng
nhu cầu của tình hình thực tiễn và luôn là kim chỉ nam của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Thanks for
listening!
Do you have any questions? Follow the
project updates
phuong.lv172760@sis.hust.edu.vn
Van.tt193628@sis.hust.du.vn

You might also like