You are on page 1of 37

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH & THIẾT KẾ CÔNG VIỆC

Nội dung chính

2.2. Phân
2.1. Công 2.3. Thiết
tích công
việc kế công việc
việc

02/18/23 1
MỤC TIÊU

- Hiểu được thế nào gọi là công việc, tầm quan trọng của
công việc đối với hoạt động quản trị nhân lực
- Hiểu được phân tích công việc, tầm quan trọng của phân
tích công việc, cách thu thập thông tin để phân tích công
việc
- Thiết kế công việc, các phương pháp thiết kế công việc..
02/18/23 2
2.1. Công việc

2.1.1. Khái niệm


- Nhiệm vụ: Biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục
đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện.
- Vị trí (vị trí việc làm): Biểu thị tất cả những nhiệm vụ được thực hiện
bởi cùng một người lao động.
- Công việc: Là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao
động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số
người lao động.
- Nghề: Là tập hợp các công việc tương tự về mặt nội dung và có liên
quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi
người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có
những kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện.
02/18/23 3
2.1.2. Tầm quan trọng của công việc trong QTNL

- Phân rõ việc này với việc khác về mặt tổ chức để tránh chồng chéo hoặc bỏ
sót công việc trong quá trình phân công công việc.
- Xác định rõ trách nhiệm quyền hạn cho từng người để phân công thực hiện
công việc, là cơ sở để đánh giá thành tích và tình hình công việc của nhân
viên.
- Công việc là cơ sở để phân chia, phân công quyền hạn, trách nhiệm giữa
những người làm công việc khác nhau.
- Qua chức trách nhiệm vụ mà mỗi người được phân công, mọi người cùng bộ
phận, đơn vị công tác sẽ biết được công việc của nhau, từ đó tham gia vào
công việc quản lý, giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ, đánh giá lẫn nhau hoặc thông
cảm với nhau trong cuộc sống, sinh hoạt và công việc.
- Công việc có tác động lớn tới tâm lý, sự thoả mãn và thái độ của nhân viên:
thông qua công việc, vị trí, chức vụ được phân công mà mọi người cảm nhận
được đóng góp, vai trò của mình cũng như nhận được lương bổng, ưu đãi
khác nhau.
02/18/23 4
02/18/23 5
2.2. Phân tích công việc

2.2.1. Khái niệm và tầm quan trọng phân tích công việc

2.2.2. Quy trình phân tích công việc

2.2.3. Sản phẩm của phân tích công việc

02/18/23 6
2.2.1.1. Khái niệm
- Phân tích công việc là quá trình thu thập và đánh giá một cách có hệ
thống các nguồn thông tin có liên quan đến công việc cụ thể của tổ
chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.
- Là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các
thông tin quan trọng có liên quan đến một công việc cụ thể trong tổ
chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.

02/18/23 7
TÌM BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHO
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC MONG MUỐN
CỦA EM SAU KHI TỐT NGHIỆP?
CHỈ RA CÁC NHIỆM VỤ MÀ NLĐ
PHẢI LÀM? (TRONG BẢN MÔ TẢ
CÔNG VIỆC)

02/18/23 8
Để làm rõ được bản chất của từng công việc, cần
trả lời được những câu hỏi sau:
- Người lao động cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì? Thủ tục?
Quy trình?
- Tại sao cần thực hiện những nhiệm vụ đó?
- Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ đó ở đâu?
- Thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách nào?
- Thực hiện các nhiệm vụ đó như thế nào thì được coi là hoàn
thành?
- Người lao động cần có những yêu cầu gì về năng lực để hoàn thành
công việc đó?
02/18/23 9
Khi nào tiến hành phân tích công việc?

- Khi tổ chức mới thành lập, trong trường hợp này các tổ chức phải
khảo sát, tìm hiểu các công việc ở những nơi khác, doanh nghiệp khác
để triển khai các công việc.
- Khi thay đổi về hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hay khi phát
sinh công việc mới.
- Khi đổi mới kỹ thuật công nghệ, thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu
hoạt động của doanh nghiệp làm thay đổi tính chất công việc.

02/18/23 10
2.1.1.2. Tầm quan trọng của phân tích công việc
 Đối với doanh nghiệp
- Giúp việc tuyển chọn, sắp xếp, thuyên chuyển, bố trí, điều chỉnh, thăng tiến cho nhân
viên bảo đảm sự phù hợp ở mức cao nhất giữa người và việc, đặc biệt khi khả năng của
con người, tính chất công việc, môi trường kinh doanh thay đổi.
- Hợp lý hoá về mặt tổ chức, phân công, hợp tác lao động, hoàn thành tiêu chuẩn hoá công
việc để nâng cao hiệu quả thời gian làm việc và chất lượng đảm trách của nhân viên.
- Chủ động kích thích nhân viên hăng hái làm việc trên cơ sở định mức lao động hợp lý,
chính xác; lương bổng đãi ngộ hợp lý.
- Nắm rõ hơn về đặc điểm, yêu cầu, tầm quan trọng, giá trị của từng công việc, công lao
đóng góp của từng người,
- Hạn chế được thấp nhất sự xáo trộn, điều chỉnh, thay thế nhân sự do biết cách sắp xếp
hợp lý đúng người, đúng việc ban đầu.
- Qua phân tích công việc mà mỗi người hiểu được công việc của mình và công việc của
người khác.

02/18/23 11
 Đối với các hoạt động QTNL
Trách nhiệm Hoạch định nguồn nhân lực
Thao tác Nhiệm vụ
Tuyển mộ

Tuyển chọn
Mô tả CV
Đào tạo & phát triển
PHÂN
TÍCH
Đánh giá công tác
CÔNG
VIỆC Mô tả tiêu Lương bổng & phúc lợi
chuẩn
công việc An toàn và y tế

Giao tế nhân sự & QH LĐ

Nghiên cứu nhân sự


Kiến thức Kỹ năng Khả năng
Tuyển dụng bình đẳng

12
2.2.2. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Các bước phân tích công việc


Lựa Lựa Kiểm Triển
chọn chọn tra khai
xác Thu các các mức bản
định thập công phương độ phân
mục các việc pháp chính tích
đích thông then Thu xác công
của tin cơ chốt thập của việc
PTCV bản thông thông
tin tin

13
- Căn cứ vào mục đích sử dụng thông tin:
VD:

Phân tích công việc


Bước 1: xác
định mục
đích sử dụng
thông tin
trong phân
tích công Bản tiêu Bản tiêu
việc chuẩn đối chuẩn
Bản mô tả
với người thực hiện
công việc
thực hiện công việc
công việc
02/18/23 14
Bản mô tả công việc

Bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về


những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những
vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể.

Phần xác định công việc


Nội dung cơ bản
bản mô tả công Phần tóm tắt công việc
việc

Các điều kiện làm việc


02/18/23 15
Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc

Yêu cầu thể lực (tuổi, giới tính, tình


trạng sức khỏe, hình thức…)
Nội dung
cơ bản
Yêu cầu trí lực (trình độ, kỹ năng,
kinh nghiệm…).
02/18/23 16
Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu/
tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự
hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công
việc

Chỉ tiêu định lượng


(doanh thu, thị phần…);
Nội dung
cơ bản
Chỉ tiêu định tính
(sự phàn nàn của khách hàng…).
02/18/23 17
Cơ cấu tổ chức

Bước 2:
Thu thập Quy trình công nghệ
các thông
tin cơ bản

Bản mô tả công việc tương tự

02/18/23 18
Công việc quan
trọng

Bước 3:
Lựa chọn
các công Công việc chính
việc then
chốt
Công việc ảnh
hưởng đến kết quả

02/18/23 19
 Phương pháp phỏng vấn
Bước 4:  Phương pháp lập bảng hỏi
Lựa chọn
 Phương pháp quan sát
các phương
 Phương pháp bấm giờ
pháp thu
 Phương pháp chụp ảnh quá trình làm
thập thông
việc
tin
 Phương pháp nhật ký công việc
 Phương pháp hội thảo, chuyên gia

02/18/23 20
Phương pháp phỏng vấn

02/18/23 21
BÀI TẬP THỰC HÀNH

• Thiết kế bảng hỏi để thu thập thông tin


phục vụ cho phân tích công việc:
– NHÂN VIÊN KINH DOANH
– CÔNG VIỆC MONG MUỐN KHÁC

02/18/23 22
Bước 5: Kiểm
tra mức độ Bước 6: Triển
chính xác của khai bản phân
thông tin tích công việc

02/18/23 23
• Tốc độ tăng trưởng GDP của vn năm 2020?

02/18/23 24
Phân tích công việc

2.2.3. Sản
phẩm của
phân tích
công việc Bản tiêu Bản tiêu
chuẩn đối chuẩn
Bản mô tả
với người thực hiện
công việc
thực hiện công việc
công việc
02/18/23 25
2.3. Thiết kế công việc

2.3.1. Khái niệm và yêu cầu

2.3.2. Một số phương pháp thiết kế công việc

2.3.3. Thiết kế lại công việc


02/18/23 26
2.3.1. Khái niệm và yêu cầu

2.3.1.1. Thiết kế công việc là quá trình xác định trách nhiệm, nhiệm vụ
cụ thể được thực hiện bởi từng nhân viên trong doanh nghiệp cũng như
các điều kiện cụ thể cần có để thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm đó.

02/18/23 27
2.3.1.2. Yêu cầu

Kết hợp các công việc với các mục tiêu


của tổ chức

Nội
Tạo động lực tối đa cho người lao động đạt
dung
được tiêu chuẩn và định mức lao động.
yêu cầu

Phù hợp giữa các yêu cầu công việc với khả
năng, năng lực thực tế của người lao động.
Công việc phải mang tính khoa học và khả thi.
02/18/23 28
Khi thiết kế cần quan tâm các yếu tố thuộc về công việc?

Nội Trách
Các điều
dung nhiệm
kiện lao
công đối với
động
việc tổ chức

02/18/23 29
Tập hợp các kỹ năng
Khi thiết kế
nội dung Tính xác định của nhiệm vụ
công việc cần
chú ý theo 5
Tầm quan trọng của nhiệm vụ
đặc trưng cơ
bản cấu
thành công Mức độ tự quản
việc

Sự phản hồi
02/18/23 30
2.3.2. Một số phương pháp thiết kế công việc
Phương pháp truyền thống: là phương pháp xác định các nhiệm vụ,
trách nhiệm công việc dựa vào các yếu tố chung hoặc giống nhau của từng
công việc được thực hiện ở các tổ chức khác nhau.

Phương pháp nghiên cứu hao phí thời gian và sự chuyển động: là
phương pháp nghiên cứu và phân tích cách chuyển động, cử động của bàn
tay, cánh tay, các bộ phận cơ thể của người lao động trong quá trình thực
hiện công việc, trong mối quan hệ với công cụ lao động cụ thể, các
nguyên, nhiên, vật liệu, tiêu chuẩn hoá một chu trình làm việc hợp lý
nhằm tối đa hoá hiệu suất lao động.
02/18/23 31
1
3
8
4
11

9
10
2

12
5

02/18/23 32
Phương pháp mở rộng công việc: là phương pháp thiết kế công việc bằng
cách tăng thêm số lượng các nhiệm vụ và trách nhiệm công việc với điều
kiện là các trách nhiệm, nhiệm vụ tăng thêm phải giống hoặc tương tự như
trách nhiệm, nhiệm vụ đã có hoặc có quan hệ gần với nội dung công việc
đó, không đòi hỏi người thực hiện phải học thêm các kỹ năng mới. Phương
pháp này có tác dụng trong việc thiết kế lại các công việc có nội dung hoạt
động nghèo nàn, chưa sử dụng tối đa thời gian làm việc.

Phương pháp luân chuyển công việc: là phương pháp thiết kế công việc mà
trong đó người lao động thực hiện một số công việc khác nhau nhưng tương tự
nhau.

02/18/23 33
Phương pháp làm giàu công việc: là phương pháp thiết kế dựa trên sự làm
giàu thêm nội dung công việc bằng cách tăng thêm các yếu tố hấp dẫn thoả
mạn bên trong của công việc. Thực chất của nó là làm thay đổi mối quan hệ
giữa con người và công việc theo chiều dọc, tức là cộng thêm vào nội dung
công việc các yếu tố mà trước đó chưa có hoặc sẽ có tính chất cao hơn.
Phương pháp này có thể được thiết kế theo các công việc của cá nhân và
nhóm. Nó có tác dụng tạo động lực và nâng cao năng suất lao động.

02/18/23 34
2.3.3. Thiết kế lại công việc

02/18/23 35
BÀI KIỂM TRA TRÌNH SỐ 1
• 1. Nhận xét về bản mô tả công việc em đã thu thập
được trước Tết (thừa, thiếu, chưa chính xác...)?
• 2. Hoàn thiện bản mô tả công việc nói trên (đầy đủ
các nội dung: mô tả công việc, yêu cầu đối với
người thực hiện công việc, tiêu chuẩn thực hiện
công việc)?
• 3. Lập kế hoạch cá nhân để bản thân đáp ứng được
những yêu cầu mà công việc mong muốn đặt ra?

02/18/23 36
Nhiệm vụ của phòng nhân sự trong việc thiết kế và thiết kế lại công việc
Thiết kế và thiết kế lại công việc có ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động quản lý nhân sự. Vì vậy
phòng nhân sự có trách nhiệm gián tiếp trong việc thiết kế lại công việc. Cụ thể:
– Nghiên cứu phát hiện những vấn đề cần phải thiết kế công việc trong các bộ phận doanh
nghiệp.
– Tham mưu giúp lãnh đạo trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình thiết kế và
thiết kế lại công việc.
– Tổ chức các hoạt động hướng dẫn, đào tạo khi cần thiết đối với nhân viên để họ thích ứng với
công việc mới.
– Xây dựng lại các chế độ, chính sách nhân sự sao cho thoả đáng với nhân viên đối với những
công việc thiết kế, thiết kế lại.
– Sửa và điều chỉnh bản phân tích công việc, chú trọng các nội dung mô tả công việc, bản yêu
cầu tiêu chuẩn công việc, các định mức thực hiện công việc, tiền lương, thưởng, phụ cấp, các
khoản đãi ngộ khác… cho phù hợp với công việc mới.
– Xem xét rà soát điều chỉnh lại cơ cấu bộ máy tổ chức, phân công, hợp tác các mối quan hệ
nhân sự, kế hoạch nhân sự… của các bộ phận trong doanh nghiệp cho phù hợp với khối lượng,
yêu cầu của các công việc đã thiết kế và thiết kế lại.

37

You might also like