You are on page 1of 64

CHƯƠNG 2:

ĐO LƯỜNG SẢN
LƯỢNG QUỐC GIA
Thời lượng: 4 tiết

Tài liệu tham khảo:


- Kinh tế vĩ mô, TS. Nguyễn Như Ý, trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng Hợp TH.HCM, 2011, trang 28
– 53.
- Kinh tế vĩ mô, TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Phương Đông, 2006,
trang 27 – 44.
- Kinh tế vĩ mô, TS. Dương Tấn Diệp, trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống Kê, 1999, trang 45 – 83.
-Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer and Rudiger
Dornbusch, Nhóm giảng viên Khoa Kinh tế học, trường Đại học
Kinh tế quốc dân dịch, NXB Thống Kê, 2008, trang 45 – 62.
Vai trò
của sản
lượng
quốc gia

Mục đích:
SV cần
Cách tính
các chỉ
biết Cách tính
sản lượng
tiêu có
quốc gia
liên quan
• Một số hạn chế của chỉ tiêu GDP 5
• Các chỉ tiêu dùng để so sánh 4
• Các chỉ tiêu khác có liên quan 3
• Đo lường chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội – GDP 2
NỘI DUNG CHÍNH
• Một số vấn đề chung trong việc đo lường sản lượng 1
I. Một số vấn đề chung trong việc
đo lường sản lượng

Sản lượng quốc gia là toàn bộ giá trị


hàng hóa và dịch vụ được dùng để đo
lường mức sản xuất của 1 nước
VÌ SAO PHẢI ĐO
LƯỜNG SẢN LƯỢNG
QUỐC GIA?
DÂN
• GDP liên quan đến thu nhập NGƯỜI
• GDP liên quan đến cơ hội việc làm VỀ PHÍA
• SLQG là thước đo thành tựu kinh tế của 1 PHỦ
quốc gia CHÍNH
• Là 1 trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá 1
nền kinh tế
VỀ PHÍA
• Là cơ sở để hoạch định các chính sách kinh tế
Thế kỷ 16, QUAN
1. CÁC sản xuất ĐIỂM
là tạo ra VỀ
sản SẢN
phẩm thuần
XUẤT tăng
(F.Quesnay)

Thế kỷ 18, sản xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật
chất, đó là những sản phẩm hữu hình ( Adam Smith )

Thế kỷ 19, sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất bao
gồm: Toàn bộ các sản phẩm hữu hình, một phần sản
phẩm vô hình (Karl Marx )

Ở các nước TBCN, sản xuất là tạo ra những sản


phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội
- Sản phẩm thuần tăng, đó là lượng sản phẩm tăng
thêm do lượng nguyên liệu ban đầu đưa vào sản xuất.
- Ông cho rằng chỉ có ngành nông nghiệp mới là
ngành sản xuất.
Ví dụ: khi gieo 1 hạt lúa, sau 1 thời gian thu
hoạch được 100 hạt lúa, vậy sản lượng thuần tăng của
lúa là 99 hạt
Thế kỷ 16, sản xuất là tạo ra sản phẩm thuần tăng
(F.Quesnay)

Thế kỷ 18, sản xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật
chất, đó là những sản phẩm hữu hình ( Adam Smith )

Thế kỷ 19, sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất bao
gồm: Toàn bộ các sản phẩm hữu hình, một phần sản
phẩm vô hình (Karl Marx )

Ở các nước TBCN, sản xuất là tạo ra những sản


phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội
Thế kỷ thứ 18, Adam Smith đưa ra khái niệm khác
về sản xuất: sản xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật
chất, đó là những sản phẩm hữu hình.

Ngành được xem là sản xuất: nông lâm ngư


nghiệp, công nghiệp, xây dựng
Thế kỷ 16, sản xuất là tạo ra sản phẩm thuần tăng
(F.Quesnay)

Thế kỷ 18, sản xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật
chất, đó là những sản phẩm hữu hình ( Adam Smith )

Thế kỷ 19, sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất bao
gồm: Toàn bộ các sản phẩm hữu hình, một phần sản
phẩm vô hình (Karl Marx )

Ở các nước TBCN, sản xuất là tạo ra những sản


phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội
- Toàn bộ các sản phẩm hữu hình: do các ngành nông
lâm ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, khai khoán tạo ra

- Một phần sản phẩm vô hình: do ngành thương nghiệp,


giao thông vận tải, bưu điện tạo ra khi chi phí hoạt động
của chúng nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Được gọi là hệ thống sản xuất vật chất - MPS (material


production system)
Thế kỷ 16, sản xuất là tạo ra sản phẩm thuần tăng
(F.Quesnay)

Thế kỷ 18, sản xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật
chất, đó là những sản phẩm hữu hình ( Adam Smith )

Thế kỷ 19, sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất bao
gồm: Toàn bộ các sản phẩm hữu hình, một phần sản
phẩm vô hình (Karl Marx )

Ở các nước TBCN, sản xuất là tạo ra những sản


phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội
Các ngành sản xuất: thương nghiệp, giao thông vận
tải, bưu điện, tài chính ngân hàng, văn hóa, giáo dục, y
tế, thể dục thể thao, du lịch, cắt tóc, mỹ viện…

Theo quan điểm này, sản lượng quốc gia bao gồm
toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình mà nền kinh tế tạo
ra trong 1 thời gian nào đó
Được gọi là hệ thống tài khoản quốc gia – SNA
(system of national accounts)
- Việt Nam trước đây sử dụng hệ thống MPS

- Vào năm 1989, tổng cục thống kê Việt Nam đã


ước tính chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo hệ
thống SNA và sau đó năm 1993 sử dụng chính thức hệ
thống SNA thay cho MPS
2. Các chỉ tiêu trong SNA

Tài khoản sản xuất

4 tài Tài khoản thu nhập và chi tiêu


khoản
tổng hợp Tài khoản vốn

Tài khoản giao dịch với nước ngoài


•DI Thu nhập khả dụng
(dispossable income)
•PI Thu nhập cá nhân
(personal income)
•NI Thu nhập quốc dân
(national income)

NDP Sản phẩm quốc nội ròng
(net domestic product)

NNP Sản phẩm quốc dân ròng
(net national product)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội
(gross domestic product)
• Tổng sản phẩm quốc dân
2. Các chỉ tiêu trong SNA: 7 chỉ tiêu
GNP
(gross national product)
Cáclãnh
Theo chỉ tiêu Theo
trên được chia
quyền sởthành 2 nhóm:
hữu của công dân
thổ 1 nước 1 nước

GDP NDP GNP NNP NI PI DI


Mức sản xuất được hiểu theo 2 nghĩa

Mức sản xuất tạo ra Mức sản xuất do công


trên lãnh thổ nước đó dân nước đó tạo ra

GDP GNP
Tổng sản phẩm quốc Tổng sản phẩm quốc
nội dân
II. Đo lường chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội – GDP
1. KHÁI NIỆM

GDP GNP (GNI)


Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc dân
Đo lường tổng giá trị bằng Đo lường tổng giá trị bằng
tiền của các hàng hóa dịch vụ tiền của toàn bộ hàng hóa
cuối cùng được sản xuất ra dịch vụ cuối cùng do công
trong phạm vi lãnh thổ quốc dân của một nước làm ra
gia trong 1 thời kỳ nhất định trong một thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm) (thường là 1 năm)
CHÚ Ý:
- Giá trị của GDP và GNP được tính bằng tiền
- Phân biệt hàng hóa dịch vụ cuối cùng và hàng hóa
dịch vụ trung gian
- Vì sao khi tính GDP hay GNP không tính giá trị của
hàng hóa trung gian?
- Như thế nào được gọi là “trên lãnh thổ quốc gia”?
Hàng hóa vá dịch vụ cuối cùng là những hàng hóa
và dịch vụ mà người sử dụng cuối cùng mua

Hàng hóa và dịch vụ trung gian là những hàng


hóa và dịch vụ dùng làm đầu vào trong quá trình sản
xuất tạo ra hàng hóa khác và được sử dụng hết trong
một lần trong quá trình đó
GDP gồm sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất ra
trong năm hiện hành và có thể được bán trong năm sau,
không bao gồm hàng hóa được sản xuất ở năm trước

GDP chỉ bao gồm giá trị các hoạt động sản xuất,
không bao gồm các hoạt động không sản xuất: chi
chuyển nhượng, các giao dịch bằng tiền về chứng khoán,
tiền bán các hàng hóa cũ (vì giá trị của chúng đã được
tính vào GDP những năm trước)
Hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên lãnh thổ nước
nào thì sẽ được tính vào GDP của nước đó bất kể hàng
hóa và dịch vụ đó do ai sản xuất ra, quốc tịch nào

Các hoạt động sản xuất nhưng không giao dịch trên thị
trường không được tính vào GDP.
Ví dụ: giá trị việc làm của bà nội trợ như : nấu ăn, lau
nhà… mà không có tiền lương ; thời gian lao động sửa
chữa nhà cửa của chính mình…
Mối quan hệ giữa GDP và GNP

A là phần giá trị công dân VN làm ra trên lãnh thổ VN


B là phần giá trị công dân VN làm ra trên lãnh thổ nước khác
C là phần giá trị công dân nước khác làm ra trên lãnh thổ VN

GDP = A + C GNP = A + B

Từ đó ta thấy: GNP – GDP = B – C = NIA


→ GNP = GDP + NIA
NIA (net income from abroad): thu nhập ròng từ nước ngoài

NIA là hiệu số giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu với thu
nhập từ các yếu tố nhập khẩu

• Ở các nước phát triển:


NIA > 0 → GNP > GDP

• Ở các nước đang phát triển:


NIA < 0 → GNP < GDP
Chu chuyển trong nền kinh tế

Các loại thị trường trong nền kinh tế


- Thị trường tư liệu tiêu dùng
- Thị trường tư liệu sản xuất
- Thị trường tài chính
Các chủ thể của nền kinh tế

- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
- Khu vực nước ngoài
Sơ đồ vòng chu chuyển kinh tế Vĩ mô

Thị trường hàng


Doanh hóa Chi
thu tiêu

Hàng hóa Hàng hóa và


và dịch vụ dịch vụ được
được bán mua

Doanh nghiệp Hộ gia đình


Đầu vào Lao động
cho sản đất
Lương, vốn
tiền xuất
thuê, Thu
nhập
lợi Thị trường các yếu tố
nhuận
sản xuất
Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thực
(dòng hiện vật)

Dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền
tương ứng (dòng tiền tệ)
Nhập khẩu (M)
Chi tiêu Nước ngoài

Chi tiêu Thu nhập


Thị trường tư liệu tiêu
Cầu dùng Cung hh/dv (X) Thu
nhập
S I
Cg
Td Ti
Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp
Tr Tr
Ig
I
Cung ytsx Cầu ytsx
Thu nhập Thị trường yếu tố sx Chi tiêu
Thu nhập
Nhập khẩu (M)

Hình 2.4: Chu chuyển kinh tế trong nền kinh tế mở


Đối với tổng thể nền kinh tế thu nhập bằng chi tiêu vì:
+ Mỗi giao dịch đều có người mua và người bán
+ Mỗi đôla chi tiêu của người mua chính là 1 đôla thu
nhập của người bán

Ta có các cách tính GDP như sau:


• Tính GDP theo phương pháp chi tiêu
• Tính GDP theo phương pháp thu nhập
• Tính GDP theo phương pháp sản xuất (phương pháp
giá trị gia tăng)
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

2.1. Tính GDP theo phương pháp chi tiêu

GDP = C + I + G + X – M

C: chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình (consumption)


I: đầu tư tư nhân (investment private)
G: chi tiêu hàng hóa và dịch vụ chính phủ (spending of
government for goods and services)
X và M: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (export and
import)
C: chi tiêu của hộ gia đình

Chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình


ngoại trừ mua nhà mới
I: đầu tư tư nhân

- Bao gồm các khoản của doanh nghiệp để mua sản


phẩm đầu tư, các khoản chi phí của gia đình để xây, mua nhà
mới và chênh lệch hàng tồn kho trong năm của doanh nghiệp
- Không bao gồm vốn để mua cổ phần cổ phiếu
- Trong tính toán GDP người ta tính tổng đầu tư chứ
không phải đầu tư ròng (đầu tư ròng = tổng đầu tư – hao mòn
tài sản cố định)
- Hàng tồn kho hay lưu trữ là những hàng hóa được giữ
lại để sản xuất hay tiêu dùng sau này
G: chi tiêu hàng hóa và dịch vụ chính phủ

- Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính quyền, địa


phương, trung ương
- Không bao gồm chuyển nhượng vì chúng không
được đổi lại bằng hàng hóa và dịch vụ nào cả

X và M: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

X – M = NX: xuất khẩu ròng


2.2. Tính GDP theo phương pháp thu nhập

GDP = w + i + r + Pr + Ti + De

w (wage): chi phí tiền công, tiền lương của những người hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam (dù đó là công dân Việt Nam hay công dân nước
khác)
i (interest rate): chi phí thuê vốn (lãi suất)
r (rent): chi phí thuê nhà thuê đất, máy móc , bằng phát minh khoa học
Pr (profit): lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
Ti (tax indirect): thuế gián thu
De (depreceation): khấu hao
2.3. Tính GDP theo phương pháp sản xuất (phương pháp giá
trị gia tăng)

Giá trị gia tăng là gì?

- Giá trị gia tăng (VA: value added) là khoản chênh lệch giữa
giá trị sản lượng của 1 doanh nghiệp với khoản mua vào về vật
liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác mà đã được dùng hết
trong việc sản xuất ra sản lượng đó
- Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm do kết quả của quá trình
sản xuất
2.3. Tính GDP theo phương pháp sản xuất (phương pháp giá
trị gia tăng)


n
GDP = i 1 VAi

Với AVi là giá trị gia tăng của doanh nghiệp thứ i
2.3. Tính GDP theo phương pháp sản xuất (phương pháp giá
trị gia tăng)

Hoặc
GDP = VAa + VAi + VAs + VAk

Với VAa : giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp (argicultural)
VAi : giá trị gia tăng khu vực công nghiệp (industrial)
VAs : giá trị gia tăng khu vực dịch vụ (service)
VAk : giá trị gia tăng khu vực thông tin và chất xám
(knowledge and information)
Về lý thuyết 3 cách tính này phải cho cùng kết
quả vì tổng chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ phải
bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và
bằng tổng thu nhập được chi trả cho các yếu tố sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ này.
3. GIÁ ĐỂ TÍNH GDP

3.1. Giá hiện hành và giá cố định

3.2. Giá thị trường và giá yếu tố sản xuất


3.1. Giá hiện hành và giá cố định
a. Giá hiện hành

- Là loại giá đang lưu hành ở mỗi thời điểm


- GDP tính theo giá hiện hành gọi là GDP danh nghĩa
- Ký hiệu: GDPn (nominal GDP)
- Công thức:

GDPtn = qti pti


qti : số lượng sản phẩm loại i được sản xuất ở năm t

pti : đơn giá sản phẩm loại i ở năm t


Phải chăng chúng ta khá giả
hơn khi chúng ta có nhiều
tiền hơn?
b. Giá cố định

Giá hiện hành Giá cố định


- Là giá hiện hành của năm gốc (năm gốc
- Là loại giá đang lưu hành ở mỗi thời là năm nền kinh tế tương đối ổn định
điểm được chính phủ chọn)

- GDP tính theo giá hiện hành gọi là GDP - GDP tính theo giá cố định gọi là GDP
danh nghĩa thực

- Ký hiệu: GDPn (nominal GDP)


- Ký hiệu: GDPr (real GDP)

- Qua các năm GDPn gia tăng có thể do - Cách tính này tương đối chính xác hơn
tuy nhiên khá phức tạp vì có nhiều bảng
lạm phát do đó chỉ tiêu này không chính giá cố định, các bảnh giá cố định có thể
xác lạc hậu phải cập nhật thường xuyên
Giá hiện hành Giá cố định

 
n n
GDP n =
t
q pi
t
i
t
GDP = t
r qti p0i
i 1 i 1

qti : số lượng sản phẩm loại i được sản xuất ở năm t

pti : đơn giá sản phẩm loại i ở năm t

p0i : đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc


Năm 2009 2010 2011
Sản phẩm P Q P Q P Q

Gạo 10 10 15 10 20 20
Thịt 90 5 110 5 120 10
a. Tính GDP danh nghĩa qua các năm
b. Giả sử chọn năm 2009 là năm gốc, tính GDP thực qua
các năm
c. Nhận xét
Mối quan hệ giữa GDPn và GDPr

GDPn
GDPr = 100%
DGDP

DGDP : chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator rate) (còn gọi là chỉ
số điều chỉnh lạm phát hay chỉ số giảm phát)
TẠI THỜI ĐIỂM NÀO:
DGDP >1,
DGDP = 1,
DGDP < 1?
3.2. Giá thị trường và giá yếu tố sản xuất

Giá thị trường Giá yếu tố sản xuất


mp – market price fc – factors cost
Là giá tính theo chi phí các yếu
Là giá mà người mua phải trả
tố sản xuất đã sử dụng để tạo ra
để sử dụng sản phẩm, dịch vụ,
sản phẩm, dịch vụ (giá mà
bao gồm cả thuế gián thu
người bán thực nhận)

GDP tính theo giá thị trường ta GDP tính theo giá này gọi là
được GDPmp GDPfc
Mối quan hệ giữa GDPmp và GDPfc

GDPmp = GDPfc + Ti

Ti : thuế gián thu


III. CÁC CHỈ TIÊU KHÁC CÓ LIÊN QUAN
1. Sản phẩm quốc nội ròng (NDP: net dometic
products)
NDP phản ánh lượng giá trị mới sáng tạo được sản xuất ra
trên lạnh thổ 1 nước (không bao gồm sản phẩm trung gian và
khấu hao)

NDP = GDP – De
2. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP: net
national products)
NNP là phần giá trị mới sáng tạo do công dân 1
nước sản xuất ra (không bao gồm sản phẩm trung gian và
khấu hao)

NNP = GNP – De
3. Thu nhập quốc dân ròng (NI: national income)

NI phản ánh mức thu nhập mà công dân 1 nước tạo ra


không kể phần tham gia của chính phủ bằng thuế gián thu

NI = NNP – Ti
4. Thu nhập cá nhân (PI: personal income)

PI phản ánh phần thu nhập thật sự được phân phối cho các
cá nhân trong xã hội

PI = NI – (Pr* + quĩ an sinh xã hội) + Tr


Pr* : lợi nhuận không chia để nộp thuế TNDN, để trích các quĩ
của DN…
Tr : chi chuyển nhượng của chính phủ (bù lỗ, trợ cấp…)
5. Thu nhập khả dụng (DI: disposable personal
income)

DI (hoặc Yd) là thu nhập cuối cùng mà hộ gia đình có khả


năng sử dụng, lượng thu nhập này dùng vào 2 việc là tiêu dùng
và tiết kiệm

DI = PI – Td
Td (tax direct): thuế trực thu: thuế thu trực tiếp vào người
phải nộp
IV. Các chỉ tiêu dùng để so sánh
1. Chỉ tiêu bình quân đầu người

Muốn tính chỉ tiêu bình quân đầu người ta lấy chỉ tiêu đó
chia cho dân số

GDP, GNP, NNP, NI,


GDP, GNP, NNP, NI, PI, DI PI, DI
=
bình quân đầu người
Dân số
2. Chỉ tiêu về tốc độ tăng

a. Tốc độ tăng hàng năm

- Phản ánh % thay đổi của sản lượng ở năm sau so với năm trước.

- Nếu gọi V(t) là tốc độ tăng của một chỉ tiêu nào đó ở năm t so
với năm t-1 thì V(t) được xác dịnh theo công thức:

Chỉ tiêu năm t – chỉ tiêu năm (t-1)


V(t) = x 100
Chỉ tiêu năm (t-1)
b. Tốc độ tăng bình quân

Phản ánh % thay đổi của sản lượng ở năm sau so với năm
trước tính trung bình cho một giai đoạn nhiều năm

Nếu xét giai đoạn từ năm 1 đến năm n thì tốc độ tăng bình
quân được xác định bởi

 chi tieu o nam cuoi 


V   n -1  1.100%
 chi tieu o nam dau 
Tốc độ tăng trưởng không chỉ tính cho GDP, GNP, NNP, NI…
mà còn có thể tính cho các chỉ tiêu bình quân đầu người, giúp ích
cho việc đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong
mối quan hệ với sự gia tăng dân số
IV. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CHỈ TIÊU GPD

GDP là chỉ tiêu không hoàn hảo, giá trị của nó chưa phản
ánh chính xác toàn bộ nền kinh tế vì:

• Số liệu thống kê khó chính xác


• GDP không chuẩn xác trong đánh giá mức sống
• GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển
• GDP không tính đến các hiệu ứng tiêu cực
Chỉ tiêu khác thay thế GDP

Chỉ tiêu phúc lợi kinh tế ròng NEW (net economic welfare)

NEW = GNP + lợi chưa tính – hại chưa trừ

Lợi chưa tính bao gồm: thời gian nhàn rỗi, giá trị các sản phẩm
dịch vụ tự làm, điều kiện lao động tốt…
Hại chưa trừ bao gồm: chi phí giải quyết ô nhiễm môi trường,
kẹt xe…
Tuy nhiên chỉ tiêu NEW cũng không thể chính xác được
vì việc định lượng lợi chưa tính và hại chưa trừ gặp nhiều
khó khăn, hiện nay chưa có chỉ tiêu nào có thể thay thế
tốt hơn nên vẫn dùng chỉ tiêu GDP để đo lường thành tựu
của các nền kinh tế.
TỔNG KẾT

C+I+G+X–M /chỉ số giá


GDPmp = w + i + r + Pr + Ti + De

n
GDP = i 1VAi

+ NIA - Ti

GDPfc
+ NIA - De GDPr

- De - Pr*
- Ti -Td
GNPmp NNP NI PI DI
+ Tr

You might also like