You are on page 1of 10

BỆNH BỤI PHỔI

SILIC
Bệnh Bụi phổi - silic

• Bệnh bụi phổi silic  đã có từ lâu đời. Hippocrat


cũng nhắc tới tình trạng người xanh xao, đau tức
ngực và khó thở nặng ở công nhân khai thác mỏ.
Ðây rất có thể là những công nhân bệnh bụi phổi
silic nghề nghiệp.

• Thế kỷ 17, Ramazzini đã phát hiện những triệu


chứng ho, hen, khó thở và cho đó là do hít thở bụi
trong các mỏ kim loại, các mỏ đá. Năm 1703, ông
đã mô tả những triệu chứng của bệnh bụi phổi-
silic.
Bệnh Bụi phổi - silic

• Đôi khi còn gặp bệnh bụi phổi do silic kết hợp với
các loại bụi khác như bụi than, bụi sắt, bụi talc
(talcosis)…

• Bệnh bụi phổi silic là bệnh ác tính do silic tự do ở


dạng tinh thể, điển hình là thạch anh. Phải phân
biệt silic tự do, rất dễ gây bệnh, do đó rất độc hại,
với silic ở thể kết hợp như silicat hay silic loại vô
định hình ( đất điatone, tripoli) ít nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên  khi nung lên trên 10000C , thạch anh và
cả silic vô định hình có thể chuyển thành tridymit
và cristobalit rất nguy hiểm và rất dễ gây bệnh.
Triệu chứng lâm sàng – Bệnh Bụi phổi silic
• Khó thở gắng sức là triệu chứng cơ bản, đặc
hiệu của bệnh do xơ hóa phổi hoặc khí phế
thũng
• Ho và khạc đờm: giai đoạn đầu thưa, ít; về sau ho
và khạc đờm thường xuyên và kéo dài, đó là biểu
hiện của viêm phế quản mạn tính
• Đau ngực: là dấu hiệu hay gặp, thường đau ở vùng
đáy Phổi
• Ho ra máu, khạc đờm đen: ho ra máu thường trong
trường hợp kết hợp với bệnh lao phổi, ho khạc đờm
đen trong, lỏng gặp ở công nhân ngành than
Tiến triển– Bệnh Bụi phổi silic
• Bệnh tiến triển chậm, xơ hóa ngày càng lan tỏa.
Nếu phát hiện sớm và ngừng tiếp xúc với bụi,
nhiều trường hợp bệnh ổn định. Nói chung bệnh
bụi phổi – silic là bệnh không hồi phục, thường tử
vong ở độ tuổi 45-50
Những công việc có nguy cơ mắc bệnh
Những người làm các công việc tiếp xúc với bụi
silic tự do chủ yếu như:
• Khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
• Đẽo mài đá có chứa silic tự do
• Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do
• Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm
sạch vật đúc
• Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát
• Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ
gốm,…
Chẩn đoán bệnh
• Người lao động được xét chẩn đoán phải là người có
tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước
hạt, hàm lượng silic tự do vượt qua giới hạn cho
phép.
• Phải có thời gian tiếp xúc với bụi ít nhất 5 năm ( thể
mạn tính)
• Hình ảnh tổn thương trên X-quang, có hạt silicoses
(đối chiếu theo bảng phân loại quốc tế ILO chia ra các
thể p,q,r,…
• Dấu hiệu lâm sàng: khó thở khi gắng sức, đau tức
ngực
• Chức năng hô hấp: Hội chứng tắc nghẽn phổi và hội
chứng hạn chế
Điều trị
• Bệnh bụi phổi – silic là một bệnh xơ hóa phổi không
hồi phục, hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ
có cá loại thuốc điều triệu chứng và nâng cao thể
trạng, giúp làm giảm, ngừng tiến triển bệnh
• Điều trị viêm phế quản mạn tính: dung các thuốc
kháng sinh, long đờm, giảm ho
• Trong biến chứng suy tim: Dùng digital, lợi tiểu, nghỉ
ngơi, ăn nhạt
• Trong suy hô hấp phải cho thở oxy
• Thuốc bổ dưỡng nâng cao thể trạng, các loại sinh tố
Dự phòng
• Thay các nguyên liệu ít hoặc không có chứa silic. Sản
xuất trong chu trình khép kín tránh làm bụi phát tán
rộng
• Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất, thông
gió, hút bụi, che chắn máy phát sinh bụi, nổ mìn vào
cuối ca làm việc và trong môi trường được làm ẩm
• Đeo khẩu trang thường xuyên hoặc mặt nạ khi cần
• Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động, tổ chứ
khám sức khỏe định kì mỗi 6 tháng

You might also like