You are on page 1of 90

BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.Bụi có thể xâm nhập phế nang khi có kích thước nhỏ
A. < 5  μ @ (0.1-5)
B. < 10 μ
C. < 20 μ
D. < 5 0 μ
E. < 1 mm
2. Tác hại của bụi trong sản xuất  phụ thuộc các yếu tố chủ yếu
A. Điều kiện lao động
B. Tình trạng sức khỏe chung của người công nhân
C. Nguồn gốc, kích thưóc và thành phần hóa học của bụi @
D. Sự hiểu biết của công nhân về tác hại của bụi
E. Điều kiện vi khí hậu 
3.Bụi gây tổn thương bệnh lý  chủ yếu cho 
A. Hệ hô hấp @
B. Hệ tiêu hóa
C. Da, niêm mạc
D. Mắt
E. Phổi và màng phổi
4. Bệnh lý do các loại bụi đá gây ra cho người lao động
A. Dị ứng
B. Xơ hóa phổi @
C. Nhiễm độc
D. Ung thư
E. Co thắt phế quản
5Bệnh lý chính do các loại bụi thực vật gây ra cho người lao động là
A. Dị ứng @
B. Xơ hóa phổi 
C. Nhiễm độc
D. Ung thư
E. Viêm nhiễm
6. Bệnh lý chính do các loại bụi động vật gây ra cho người lao động là
A. Dị ứng 
B. Xơ hóa phổi 
C. Nhiễm độc
D. Ung thư
E. Viêm nhiễm @
7. Các bệnh do bụi gây ra trong sản xuất phát triển vì
A. Công nghiệp phát triển
B. Sảîn xuất thủ công lạc hậu
C. Không thể có biện pháp phòng chống được bụi
D. Không áp dụng biện pháp phòng chống đầy đủ @
E. Thiếu hệ thống thông gió hút bụi 

8. Bụi gây xơ hóa phổi mạnh là


A. Bụi có nguồn gốc động vật
B. Bụi có nguồn gốc thực vật
C. Bụi đá @
D. Bụi kim loại
E. Bụi đá và bụi kim loại
9. Bụi gây co thắt phế quản chủ yếu là
A. Bụi có nguồn gốc động vật
B. Bụi bông @
C. Bụi đá 
D. Bụi kim loại
E. Bụi xi măng
10.Bụi có thể gây ung thư là
A. Bụi sắt
B. Bụi than
C. Bụi đồng, chì
D. Bụi crôm, arsenic @
E. Bụi xi măng
11.Bụi có thể gây nhiễm độc chung là
A. Bụi sắt
B. Bụi than
C. Bụi chì @(Hg)
D. Bụi crôm
E. Bụi xi măng
12. Bụi có thể gây kích thích da niêm mạc, làm tổn thương hoại tử vách ngăn mũi

A. Bụi sắt
B. Bụi than
C. Bụi chì
D. Bụi crôm @,asen
E. Bụi xi măng
13. Bụi có kích thước < 5 micromet sẽ xâm nhập hệ hô hấp đến
A. Phế nang @ 
B. Phế nang và được hấp thụ
C. Phế nang, được hấp thụ và gây xơ hóa phổi
D. Mũi họng và bị giữ lại 
E. Phế quản và gây co thắt phế quản
14. Bụi chì khi vào hệ hô hấp sẽ
A. Gây phổi nhiễm bụi chì
B. Hấp thụ vào máu và gây nhiễm độc chung @
C. Được thải ra và không ảnh hưởng tới hệ hô hấp
D. Gây tổn thương cho phế quản
E. Hấp thụ, chuyển hóa ở gan và làm tổn thương gan
15. Một số loại bụi có thể gây cháy và nổ là do
A. Tính chất hóa học của bụi
B. Kích thước hạt bụi nhỏ 
C. Có mồi lửa ở nơi có bụi
D. Nồng độ oxy quá cao 
E. Tính chất hóa học của bụi và có mồi lửa ở nơi có bụi @
16. Biện pháp cá nhân phòng chống bụi: 
A. Ít có ý nghĩa vì chỉ có biện pháp kỹ thuật mới giải quyết vấn đề tận gốc
B. Có ý nghĩa lớn vì chưa áp dụng được các biện pháp khác
C. Có ý nghĩa lớn cho dù áp dụng được các biện pháp khác @
D. Ít có ý nghĩa vì ít được áp dụng
E. Là biện pháp tốt nhất trong điều kiện sản xuất hiện nay
17. Chỉ có thể làm giảm tác hại của bụi trong sản xuất bằng các biện pháp
A. Kỹ thuật
B. Y tế  
C. Phòng hộ cá nhân
D. Tổng hợp toàn diện @
E. Giáo dục sức khỏe 
18. Khám sức khỏe khi tuyển công nhân lần đầu tiên làm việc ở nơi có bụi nhằm
mục đích chính là
A. Phát hiện người có bệnh do bụi gây ra ở hệ hô hấp
B. Phát hiện người có bệnh do bụi gây ra ở hệ hô hấp và tim mạch
C. Để bố trí nơi lao động thích hợp
D. Để phát hiện người có bệnh không được tiếp xúc với bụi @
E. Chọn người có sức khỏe tốt có thể tiếp xúc với bụi
19. Bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp gây ra do
A. Loại bụi silicat Ca và Mg
B. Bụi silic dioxyt tự do @
C. Bụi silic dioxyt tự do với sự hiện diện của một yếu tố gây dị ứng
D. Bụi silic dioxyt tự do với sự hiện diện của một loại vi trùng
E. Xi măng 
20. Công nhân làm việc trong các ngành nghề sau đây dễ mắc bệnh bụi phổi silic,
ngoại trừ
A. Khai thác mỏ than
B. Khai thác đá
C. Xi măng @
D. Sản xuất gạch chịu lửa
E. Khai thác mỏ kim loại
21. Biến đổi bệnh lý trong bệnh bụi phổi silic là
A. Tổn thương xơ hóa phổi gây giảm thông khí hạn chế @
B. Tổn thương xơ hóa phổi gây giảm thông khí tắc nghẽn
C. Tổn thương xơ hóa ở đỉnh phổi trong giai đoạn đầu
D. Xơ hóa khởi phát ở các phế huyết quản gốc 
E. Co thắt phế quản làm giảm thông khí tắc nghẽn    
22. Chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic dựa vào
A. X quang
B. Tiền sử nghề nghiệp có tiếp xúc , chụp X quang phổi @
C. Các dấu hiệu chức năng, thực thể và chẩn đoán xác định bằng X quang
D. X quang, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu
E. Xét nghiệm đờm tìm các hạt silic tinh thể tự do.    
23. Chụp X quang khi khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với bụi silic
A. Có giá trị chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi @
B. Có giá trị chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi
C. Có giá trị theo dõi bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi
D. Để phân biệt bệnh bụi phổi với các bệnh khác
E. Giúp chẩn đoán sớm và chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi 
24.Bụi silic khi xâm nhập vào phế nang 
A. Bị các đại thực bào tiêu hủy
B. Bị các đại thực bào tiêu hủy một phần
C. Bị các đại thực bào khu trú lại và đào thải ra ngoài trong một thời gian dài
D. Các đại thực bào đến  ăn nhưng chính các đại thực bào bị tổn thương @
E. Được hấp thu vào phổi gây u trung biểu mô    
25. Hiện nay người mắc bệnh bụi phổi silic 
A. Có thể điều trị lành được nếu phát hiện sớm
B. Có thể khỏi bệnh nếu ngừng tiếp xúc với bụi và điều trị tích cực
C. Không thể khỏi bệnh dù được điều trị và ngừng tiếp xúc với bụi @
D. Bệnh tiến triển nặng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với bụi 
E. Sẽ tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị
26. Bệnh bụi phổi silic thường gặp ở công nhân các ngành sản xuất
A. Khai thác than, khai thác đá, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng @
B. Xi măng
C. Nông nghiệp, lâm nghiệp
D. Hàn xì
E. Sản xuất phân bón 
27. Bệnh bụi phổi asbest thường gặp ở công nhân các ngành sản xuất
A. Vật liệu xây dựng, các nhà máy hóa chất trừ sâu
B. Vật liệu xây dựng, vật liệu cách nhiệt, gạch chịu lửa, vật liệu cách âm @
C. Xi măng, vôi, bóng đèn điện
D. Nông nghiệp, lâm nghiệp
E. Hóa chất trừ sâu, phân bón
28. Tác hại do bụi asbest gây ra là
A. Ung thư 
B. Lao phổi 
C. Xơ hoá phổi
D. Xơ hoá phổi và ung thư trung biểu mô màng phổi, màng bụng (amiant xanh) @
E. Viêm phế quản
29.Biểu hiện lâm sàng của bệnh bụi phổi asbest 
A. Sớm với các dấu hiệu ho khó thở tức ngực
B. Sớm với các dấu hiệu cơ năng điễn hình
C. Rất muộn với dấu hiệu ho và khái huyết
D. Rất muộn với các dấu hiệu cơ năng không điển hình @
E. Ho, khó thở, tức ngực ngày thứ hai 

30.Bụi asbest khi xâm nhập vào phế nang 


A. Bị các đại thực bào tiêu hủy
B. Bị các đại thực bào tiêu hủy một phần
C. Bị các đại thực bào khu trú lại và đào thải ra ngoài trong một thời gian dài
D. Các đại thực bào đến ăn nhưng chính các đại thực bào bị tổn thương
E. Gây tổn thương xơ hóa  @
31. Tổn thương bệnh lý điển hình trong bệnh bụi phổi asbest là:
A. Xơ hóa phổi gây giảm thông khí hạn chế @
B. Xơ hóa phổi gây giảm thông khí tắc nghẽn 
C. Xơ hóa ở đỉnh phổi trong giai đoạn đầu
D. Xơ hóa khởi phát ở các phế huyết quản gốc 
E. Phù nề và co thắt ở phế quản
32.Chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi asbest dựa vào
A. X quang
B. Tiền sử nghề nghiệp, X quang, thể asbest trong đờm @
C. Các dấu hiệu chức năng, thực thể và chức năng hô hấp
D. X quang, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu
E. Xét nghiệm đờm tìm các tinh thể amiant.
33. Thể asbest có mặt trong đờm 
A. Là một dấu hiệu điển hình của bệnh bụi phổi asbest
B. Chứng tỏ có tiếp xúc với bụi  asbest @
C. Cho thấy bệnh đã đến giai đoạn nặng, không hồi phục
D. Là dấu hiệu cho biết có thể có kết hợp với lao phổi 
E. Là yếu tố giúp chẩn đoán phân biệt bệnh bụi phổi assbest với bệnh bụi phổi silic
34. Hiện nay người mắc bệnh bụi phổi asbest 
A. Có thể điều trị lành được nếu phát hiện sớm
B. Có thể khỏi bệnh nếu ngừng tiếp xúc với bụi và điều trị tích cực
C. Không thể khỏi bệnh dù được điều trị và ngừng tiếp xúc với bụi @
D. Bệnh tiến triển nặng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với bụi và được điều trị
E. Bệnh tiến triển nặng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với bụi và không được điều trị 
35. Hình ảnh X quang trong bệnh bụi phổi asbest là ( hình mờ lưới nốt 2 bên )
A. Xơ hóa lan tỏa, giai đoạn đầu xuất hiện ở đáy phổi @
B. Xơ hóa lan tỏa, giai đoạn đầu xuất hiện ở đỉnh phổi
C. Có những nốt mờ nhỏ rải rác như lao kê
D. Những nốt mờ điển hình ở đỉnh phổi  
E. Những nốt mờ điển hình ở đỉnh phổi trong giai đoạn sớm
36.Xét nghiệm nhuộm và soi đờm tìm thể asbest có ý nghĩa:
A. Quyết định chẩn đoán bệnh phổi nhiễm bụi asbest
B. Theo dõi tiên lượng của bệnh phổi nhiễm bụi asbest
C. Để chứng minh có tiếp xúc với bụi asbest @
D. Để chẩn đoán phân biệt bệnh bụi  phổi  asbest với bệnh bụi phổi bông
E. Để chẩn đoán phân biệt bệnh bụi phổi asbest với bệnh bụi phổi silic

37. Tổn thương bệnh lý điển hình trong bệnh bụi phổi bông là
A. Xơ hóa phổi gây giảm thông khí hạn chế
B. Co thắt phế quản làm giảm thông khí tắc nghẽn @
C. Xơ hóa ở đỉnh phổi trong giai đoạn đầu
D. Xơ hóa khởi phát ở các phế huyết quản gốc 
E. Phù nề và co thắt ở phế quản trong giai đoạn nặng
38. Đối với bệnh phổi nhiễm bụi asbest, đo chức năng hô hấp có ý nghĩa
A. Quyết định chẩn đoán bệnh phổi nhiễm bụi asbest
B. Để phát hiện sớm sự suy giảm chức năng hô hấp
C. Để theo dỏi tiến triển và tiên lượng của bệnh @
D. Để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
E. Để phát hiện tổn thương xơ hóa của phổI
39. Các biểu hiện của bệnh bụi phổi bông:
A. Trong giai đoạn sớm bệnh nhân cảm thấy tức ngực khó thở vào ngày lao động
đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần @
B. Ho mệt mỏi sốt vào ngày thứ hai đầu tuần trong giai đoạn muộn
C. Giống hen phế quản
D. Giống viêm phế quản mãn tính
E. Giống viêm phế quản cấp tính nhẹ
40. Chức năng hô hấp trong bệnh bụi phổi bông điển hình là
A. Giảm thông khí hạn chế
B. Giảm thông khí tắc nghẽn @
C. Giảm thông khí phối hợp
D. Giảm trao đổi khí phế nang - mao mạch 
E. Giảm dung tích sống
41. Tổn thương bệnh lý và biến đổi chức năng trong bệnh bụi phổi bông là:
A. Tổn thương nhu mô phổi gây giảm thông khí hạn chế
B. Tổn thương nhu mô phổi gây giảm thông khí tắc nghẽn
C. Tổn thương ở phế quản gây giảm thông khí hạn chế
D. Tổn thương ở phế quản gây giảm thông khí tắc nghẽn
E. Co thắt phế quản gây giảm thông khí tắc nghẽn @    
42. Hình ảnh X quang trong bệnh bụi phổi bông điển hình là
A. Xơ hóa lan tỏa, có bờ không đều, ở cả hai phế trường
B. Xơ hoá lan tỏa, giai đoạn đầu xuất hiện ở đỉnh phổi
C. Có những nốt mờ nhỏ rải rác như lao kê
D. Không thấy có biến đổi @
E. Biến đổi giống hen phế quản mãn tính nặng
43. Chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi bông dựa vào
A. Tiền sử nghề nghiệp, triệu chứng cơ năng, X quang, chức năng hô hấp
B. Tiền sử nghề nghiệp, triệu chứng cơ năng, khám thực thể, X quang, chức năng
hô hấp
C. Tiền sử nghề nghiệp, triệu chứng cơ năng điển hình, chức năng hô hấp @
D. Triệu chứng cơ năng, X quang, chức năng hô hấp
E. Tiền sử nghề nghiệp có tiếp xúc với bụi bông, kiểm tra môi trường, X quang
phổi
44. Người mắc bệnh bụi phổi bông 
A. Có thể điều trị lành được nếu phát hiện sớm và điều trị thích hợp @
B. Chỉ có thể thuyên giảm nếu ngừng tiếp xúc với bụi và điều trị liên tục suốt đời
C. Không thể khỏi bệnh dù được điều trị và ngừng tiếp xúc với bụi
D. Sẽ tiến triển nặng hơn dù ngừng tiếp xúc với bụi và được điều trị
E. Chỉ có thể khỏi nếu chuyển nghề hay ngừng tiếp xúc với bụi
45.Bụi amiant có thể gây ung thư trung biểu mô cho màng phổi, màng bụng  
A. Đúng@
B. Sai
46. Bụi có đường kính < 5 mm có thể xâm nhập vào phế nang
A. Đúng
B. Sai@
47. Khi bụi silic xâm nhập vào phế nang thì sẽ bị các đại thực bào tiêu huỷ
A. Đúng
B. Sai@
48. Hiện nay nhiều nước đã cấm sử dụng amiant trong sản xuất
A. Đúng@
B. Sai
49.Biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh bụi phổi bông là khó thở dạng hen liên
tục
A. Đúng
B. Sai@
50. Bụi có thể có các tác nhân vật lý, hoá học và sinh học tuỳ theo loạI
A. Đúng
B. Sai
51.Có thể chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic bằng các đo chức năng hô hấp( X
quang phổi)
A. Đúng
B. Sai@
52. Bệnh bụi phổi bông có thể điều trị khỏi được nếu điều trị sớm
A. Đúng@
B. Sai
53.Trong công nghiệp xi măng, tỉ lệ bệnh bụi phổi silic thấp
A. Đúng@
B. Sai
54. Thay đổi chức năng thông khí trong bệnh bụi phổi bông có thể giúp chẩn đoán
sớm
A. Đúng@
B. Sai
55. Có thể chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi bông dựa vaòo tiền sử nghề nghiệp và dấu
hiệu cơ năng điển hình
A. Đúng@
B. Sai
56.Thay đổi chức năng hô hấp trong bệnh bụi phổi bông là giảm thông khí hạn chế
A. Đúng
B. Sai@
57.Xét nghiệm tìm sợi amiant và thể asbest trong đờm là test tiếp xúc 
A. Đúng@
B. Sai
58.Ngoài hệ hô hấp bụi có thể gây tác hại cho hệ tiêu hoá, da, niêm mạc, mắt.
A. Đúng@
B. Sai
59.Chụp X quang giúp chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi silic
A. Đúng
B. Sai@
60.Muốn phòng chống bệnh bụi phổi bông, cần thiết phải thay thế nguyên liệu
trong sản xuất
A. Đúng
B. Sai@ ( thông gió, hút bụi)

CÁC YẾU TỐ TÁC HẠI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1. Bệnh tật có liên quan đến lao động nghề nghiệp 

A. Chỉ xuất hiện khi nền văn minh công nghiệp phát triển 

B. Chỉ  xảy ra cho người không có ý thức phòng chống

C. Là hậu quả không thể tránh được của sự phát triển sản xuất 

D. Xuất hiện kể từ khi con người biết khai thác và xử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
@

E. Chỉ có thể dự phòng và không điều trị được

2.Đối tượng phục vụ của Y học lao động là

A. Người lao động và khoa học lao động

B. Nền sãn xuất xã hội

C. Khoa học 

D. Giới chủ

E. Sức khỏe người lao động @


3. Sự phát triển của sản xuất công nghiệp dẫn đến hậu quả là người lao động

A. Tiếp xúc với nhiều loại tác hại và dễ bị bệnh nghề nghiệp hơn @

B. Tiếp xúc với nhiều loại tác hại nhưng dễ đề phòng bệnh nghề nghiệp hơn

C. Có nhiều cơ hội được bảo vệ chống các yếu tố tác hại trong sản xuất

D. Được bảo vệ và nâng cao sức khỏe

E. Không được bảo vệ và nâng cao sức khỏe

4. Để đạt được các mục tiêu của mình, y học lao động có nhiệm vụ nghiên cứu điều kiện lao
động, môi trường lao động nhằm 

A. Tổ chức lao động hợp lý hơn

B. Xây dựng luật lệ vệ sinh lao động và kiểm tra việc thực hiện luật lệ đó

C. Xác định các yếu tố tác hại trong sản suất, ảnh hưởng của các yếu tố đến sức khỏe và đề
ra phương pháp phòng và điều trị bệnh nghề nghiệp @

D. Nâng cao năng suất lao động

E. Điều chỉnh các bất hợp lý trong sản xuất  và nâng cao sức khỏe người lao động

5. Có biện pháp đúng bảo vệ sức khỏe người lao động trong sản xuất

A. Giới chủ sẽ tốn kém và không có lợi

B. Chỉ có người thợ có lợi

C. Giới chủ sẽ tốn kém trước mắt nhưng có lợi lâu dài

D. Cả chủ và thợ đều có lợi lâu dài @

E. Sẽ ảnh hưởng không lợi đến năng suất lao động toàn xã hộI

6.Nghiên cứu những biến đổi sinh lý của con người trong lao động là một nhiệm vụ của y
học lao động nhằm

A. Khai thác triệt để năng suất lao động của người thợ

B. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý

C. Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý để tăng năng suất lao động và
bảo vệ sức khỏe người lao động @
D. Làm cho công cụ lao động phù hợp với người lao động

E. Làm cho người lao động thích nghi với môi trường lao động 

7. Y học lao động nghiên cứu các quá trình công nghệ để

A. Xác định các yếu tố độc hại có thể có

B. Tìm những bất hợp lý trong quá trình sản xuất

C. Thay đổi quá trình sản xuất nếu cần thiết

D. Xác định các yếu tố tác hại nghề nghiệp và đề xuất biện pháp phòng chống@

E. Góp phần tăng năng suất lao động

8.Ergonomics là ngành khoa học nghiên cứu

A. Các công cụ lao động sao cho phù hợp với người lao động

B. Khả năng thích nghi của người lao động trong các môi trường lao động khác nhau

C. Công cụ lao động và môi trường lao động sao cho phù hợp với người lao động nhằm bảo
vệ sức khỏe người lao động và tăng năng suất lao động @

D. Phương pháp sản xuất theo dây chuyền để tăng năng suất 

E. Phương pháp sản xuất theo dây chuyền để boar vệ sức khỏe người lao động

9. Các yếu tố vật lý có hại trong sản xuất thường là

A. Vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung, áp suất cao hoặc thấp quá @

B. Bức xạ ion hóa, điện trường có tần số cao hoặc cực cao, âm nhạc

C. Lao động thể lực nặng

D. Lao động kéo dài và đơn điệu

E. Say nóng, điếc nghề nghiệp 

10.Các yếu tố tác hại nào sau đây không phải là yếu tố vật lý

A. Lao động thể lực nặng @

B. Tiếng ồn

C. Nhiệt độ cao
D. Bức xạ hồng ngoại

E. Vận tốc gió thấp

11.Bệnh “thùng chìm” xảy ra cho người thợ lặn sâu do

A. Áp suất quá cao khi đang lặn làm nitơ trong máu hóa lỏng

B. Do áp suất tăng đột ngột khi lặn sâu

C. Do áp suất giảm khi giảm độ sâu đột ngột @

D. Áp suất quá cao khi đang lặn làm biến đổi hoạt động của hệ tim mạch

E. Áp suất quá cao làm tổn thương màng nhỉ

12. Tác hại do rung chuyển thường gặp trong một số ngành nghề như

A. Thợ khoan thợ đầm máy, lái xe...@

B. Sử dụng máy tính

C. Sử dụng máy siêu âm

D. Khai thác đá thủ công 

E. Thợ rèn thủ công  

13. Các yếu tố sinh học thường gặp trong các ngành sản xuất:

A. Chăn nuôi, chế biến thực phẩm, y và thú y, công nghệ sinh học @

B. Chăn nuôi, y và thú y 

C. Các phòng thí nghiệm vi sinh học, y và thú y

D. Sản xuất chế phẩm sinh học

E. Sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu

14. Bụi có nguồn gốc động vật 

A. Có thể có các tác nhân gây dị ứng

B. Có thể có các tác nhân gây nhiễm trùng @

C. Có thể có các tác nhân gây dị ứng và nhiểm trùng


D. Có thể gây bệnh tức ngực khó thở ngày thứ hai

E. Khó có khả năng gây bệnh truyền từ động vật sang người

15. Bụi có nguồn gốc thực vật  có thể

A. Có các tác nhân gây dị ứng

B. Có các tác nhân gây nhiễm trùng

C. Có các tác nhân gây dị ứng và nhiểm trùng @

D. Gây tổn thương xơ hóa phổi 

E. Thường gây bệnh tức ngực khó thở ngày thứ hai

16. Loại bụi trong sản xuất có thể gây ung thư cho người lao động là

A. Bụi silic

B. Bụi bông

C. Bụi asbest, bụi crom @

D. Bụi kim loại

E. e. Bụi silic, bụi asbest

17.Yếu tố nào sau đây không thuộc loại tác hại có liên quan đến quá trình sản xuất

A. Bụi

B. Tốc độ gió thấp

C. Bức xạ hồng ngoại

D. Bức xạ tử ngoại

E. Cường độ lao động cao @

18. Phương pháp sản xuất theo dây chuyền 

A. Có lợi cho người công nhân trong việc giử gìn sức khỏe

B. Có lợi cho cả chủ và thợ

C. Người công nhân sẽ cảm thấy dễ chịu vì không bị sức ép tâm lý


D. Người công nhân không cảm thấy dễ chịu vì lao động căng thẳng, đơn điệu và gò bó @

E. Không có lợi cho cả chủ và thợ

19. Yếu tố nào sau đây không phải là tác hại nghề nghiệp liên quan đến  tổ chức lao động 

A. Bố trí công việc không phù hợp với sở thích, năng lực

B. Cường độ lao động quá cao 

C. Thời gian lao động kéo dài, nghỉ ngơi không hợp lý

D. Sản xuất theo dây chuyền đơn điệu, tư thế lao động gò bó

E. Không có bố trí hệ thống thông gió ở các bộ phận sản xuất có chất độc hại@

20. Danh sách bệnh nghề nghiệp sớm nhất của Việt nam năm 1976 gồm 8 bệnh:

Bệnh bụi phổi Silic, bệnh bụi phổi Asbest , nhiễm độc chì, nhiếm độc thủy ngân, nhiễm độc
mangan, nhiễm độc benzen, bệnh do tia X và các chất phóng xạ,  điếc nghề nghiệp, dựa trên
cơ sở định nghĩa bệnh nghề nghiệp là những bệnh

A. Đặc trưng riêng ở một nghề nào đó, có yếu tố độc hại riêng của nghề đó gây ra @

B. Gây nên do điều kiện lao động và mắc trong thời gian lao động

C. Là các bệnh được quy định bởi danh sách đặc biệt

D. Do tiếp xúc mãn tính với các yếu tố tác hại

E. Mãn tính và không điều trị được

21. Tính chất của bệnh nghề nghiệp do các tác nhân vật lý thường là

A. Các biểu hiện lâm sàng mãn tính

B. Tiếp xúc mãn tính, liều thấp và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu @

C. Tiếp xúc mãn tính với liều cao và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu

D. Khó chẩn đoán

E. Không thể phát hiện sớm được

22. Tính chất của bệnh nghề nghiệp do hóa chất độc thường là

A. Các biểu hiện lâm sàng mãn tính


B. Tiếp xúc mãn tính và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu

C. Tiếp xúc mãn tính với liều tương đối thấp và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai
đoạn đầu @

D. Công nhân không biết gì về chất độc

E. Không thể điều trị được 

23. Có thể phân biệt bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động dựa vào

A. Liều tiếp xúc

B. Liều tiếp xúc va ìthời gian tiếp xúc

C. Liều tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và biểu hiện lâm sàng @

D. Tính chất nghề nghiệp

E. Xét nghiệm đặc trưng

24. Bệnh xạm da nghề nghiệp gây ra do

A. Tác dụng của ánh sáng trên da với sự hiện diện của một loại bụi chưa rõ nguồn gốc

B. Tác dụng của ánh sáng trên da với sự hiện diện của một số chất dẫn xuất từ than đá @

C. Bức xạ tử ngoại  ở trên da

D. Một loại thuốc nhuộm vải đặc biệt

E. Viêm nhiễm mãn tính ở da

25. Có khuynh hướng cho rằng bệnh nghề nghiệp là một bệnh gây nên do điều kiện lao động
và mắc trong thời gian lao động. Bệnh nào sau đây có thể là bệnh nghề nghiệp theo quan
niệm đó:

A. Bệnh dãn tỉnh mạch. 

B. Bệnh nhiễm độc chì.

C. Bệnh nhiễm độc thủy ngân

D. Bệnh bụi phổi bông, bệnh bụi phổi silic

E. Bệnh dãn tỉnh mạch, bệnh chân bẹt @

26.Bệnh nào sau đây chưa chính thức được hưởng bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp  ở
Việt nam 

A. Bệnh nhiễm độc chì

B. Bệnh nhiễm độc thủy ngân

C. Bệnh bụi phổi than @

D. Bệnh bụi phổi bông

E. Bệnh bụi phổi silic

27. Nhóm bệnh nào sau đây được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp ở Việt nam

A. Bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc thủy ngân, nhiễm HIV/AIDS

B. Bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc thủy ngân, bệnh huyết áp cao

C. Bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi bông,  bệnh bụi phổi nhôm

D. Bệnh bụi phổi silic, bệnh lao, bệnh viêm gan virus @

E. Bệnh lao, bệnh viêm gan virus, bệnh bụi phổi sắt

28.Trong vấn đề kiểm soát các tác hại nghề nghiệp việc trước hết là:

A. Chọn vấn đề ưu tiên để can thiệp

B. Xác định tình hình sức khỏe của công nhân

C. Đánh giá điều kiện làm việc của công nhân

D. Xác định các yếu tố nguy cơ có mặt trong môi trường sản xuất @

E. Khám định kỳ phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp 

29. Trong việc phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp để giải quyết vấn đề tận gốc
là:

A. Biện pháp kỹ thuật công nghệ và biện pháp kỹ thuật vệ sinh

B. Biện pháp tổ chức lao động

C. Biện pháp y tế kết hợp với biện pháp phòng hộ cá nhân

D. Biện pháp giáo dục cho công nhân biết tác hại và cách phòng chống

E. Tổng hợp nhiều biện pháp @


30. Trong việc phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp phòng hộ cá nhân có ý
nghĩa:

A. Chủ đạo

B. Hỗ trợ

C. Cần thiết trong rất nhiều trường hợp, làm giảm tỉ lệ bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
@

D. Không cần thiết khi mà điều kiện lao động đã được cải thiện đầy đủ

E. Chỉ cần thiết khi không tiến hành các biện pháp khác 

31. Trong các biện pháp phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp nào sau đây không
phải là biện pháp tổ chức lao động

A. Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố độc hại để hạn chế tối đa người tiếp xúc

B. Hạn chế các công việc đơn điệu 

C. Tổ chức thời gian lao động, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý 

D. Máy móc và công cụ lao động cần phải phù hợp với người lao động

E. Lắp đặt hệ thống thông gió, chiếu sáng cho các phân xưởng @

32. Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động giám sát môi trường sản xuất  phòng
chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp (THNN).

A. Phát hiện kịp thời THNN mới phát sinh

B. Theo dõi sự tăng, giảm của các THNN cũ để có các can thiệp kịp thời 

C. Đánh giá hiệu quả hoạt động của việc cải tiến dây chuyền sản xuất @

D. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các biện pháp can thiệp với nguồn THNN và môi
trường

E. Đánh giá mức độ an toàn của dây chuyền sản xuất để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế

33. Khám tuyển công nhân trước khi vào nhà máy nhằm 

A. Loại trừ những người có ngoại hình không phù hợp

B. Loại trừ những người có bệnh mãn tính

C. Phát hiện những người có các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch,
gan, thận.

D. Loại trừ những người không được tiếp xúc với một số THNN nhất định vì lý do về thể
lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận
@

E. Phát hiện sớm các các bệnh lý mãn tính và cấp tính ở các cơ quan 

34. Khám định kỳ cho công nhân nhằm mục đích

A. Phát hiện những người có các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch,
gan, thận.

B. Bố trí lại công việc cho những người không được tiếp xúc với một số THNN nhất định vì
lý do về thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim
mạch, gan, thận.

C. Phát hiện sớm các các bệnh lý mãn tính và cấp tính ở các cơ quan

D. Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp

E. Phát hiện và điều trị sớm bệnh nghề nghiệp và theo dõi sức khỏe chung của công nhân @

35. Kiểm tra vệ sinh môi trường được tiến hành không nhằm mục đích:

A. Đánh giá và theo dõi các yếu tố tác hại

B. Góp phần chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp

C. Góp phần đánh giá biện pháp kiểm soát tác hại nghề nghiệp

D. Tổ chức lao động hợp lý @

E. Theo dõi việc thực hiện điều lệ vệ sinh an toàn lao động 

36. Giáo dục sức khỏe cho công nhân 

A. Không phải là một nhiệm vụ của y học lao động

B. Không phải là nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu

C. Giúp người công nhân hiểu rõ các yếu tố tác hại nghề nghiệp (THNN) hiện có và tham
gia công tác phòng chống 

D. Người công nhân sẽ tự bảo vệ mình và góp phần bảo vệ bạn đồng nghiệp phòng chống
các THNN  
E. Là biện pháp rất quan trọng vì nếu thực hiện tốt thì  công nhân sẽ tham gia tự bảo vệ
mình và góp phần bảo vệ bạn đồng nghiệp phòng chống THNN @

37. Biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp lý tưởng hơn cả là

A. Biện pháp tổ chức lao động

B. Biện pháp phòng hộ cá nhân

C. Biện pháp y tế

D. Biện pháp tác động vào nguồn phát sinh ra các yếu tố tác hại @

E. Biện pháp giám sát môi trường sản xuất

38. Biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại cần tiến hành để bảo vệ có hiệu quả sức khỏe
người lao động là 

A. Biện pháp tổ chức lao động

B. Biện pháp phòng hộ cá nhân

C. Biện pháp y tế

D. Biện pháp tác động vào nguồn phát sinh ra các yếu tố tác hại 

E. Tổng hợp nhiều biện pháp @

39. Biện pháp phòng chống nào có thể áp dụng đối với nguồn phát sinh các  yếu tố tác hại
nghề nghiệp

A. Tổ chức lao động và bố trí sản xuất hợp lý

B. Thông gió làm giảm nồng độ và ảnh hưởng của các yếu tố tác hại

C. Thay thế nguyên liệu độc, thay thế hoặc bảo dưỡng trang thiết bị @

D. Giám sát môi trường sản xuất 

E. Tuyên truyền vận động giới chủ doanh nghiệp

40.Biện pháp phòng chống nào có thể áp dụng để làm giảm sự lan truyền cac yếu tố tác hại
đến người lao động 

A. Tổ chức lao động và bố trí sản xuất hợp lý


B. Thông gió hoặc thông gió chung @

C. Thay thế nguyên liệu, thay thế hoặc bảo dưỡng trang thiết bị 

D. Giám sát môi trường sản xuất 

E. Người lao động sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân

41.Các vi chấn thương khớp có thể xuất hiện dưới tác hại của rung chuyển. 

A. Đúng@

B. Sai

42.Tùy theo biên độ và tần số của rung mà các tổn thương có khác nhau.

A. Đúng@

B. Sai

43. Các máy móc cầm tay là những dụng cụ gây rung chuyển, ảnh hưởng đến tiền đình

A. Đúng

B. Sai@

44.Tác hại của rung thường đi đôi với tác hại của tiếng ồn 

A. Đúng@

B. Sai

45.Say nắng là hậu quả tác hại của tia hồng ngoại

A. Đúng@

B. Sai

46.Say nóng là do tác hại của tia tử ngoại làm tăng thân nhiệt lên trên 38,5 0C

A. Đúng

B. Sai@

47.Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không phải là bức xạ nhiệt 

A. Đúng
B. Sai@

48.Việc bố trí người lao động làm việc theo dây chuyền  có thuận lợi là tăng khả năng
chuyên môn hóa sản xuất, tăng năng suất lao động nhưng sẽ làm cho người lao động căng
thẳng, mệt mỏi dễ dẫn đến tai nạn lao động 

A. Đúng@

B. Sai

49.Nguyên tắc cơ bản của việc dự phòng các tác hại nghề nghiệp là không nên áp dụng
nhiều biện pháp đối với một loại tác hại nghề nghiệp

A. Đúng

B. Sai@

50.Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng riêng ở một nghề nào đó, có những yếu tố độc hại
riêng của nó gây ra.

A. Đúng@

B. Sai  

51. Ở người tiếp xúc với bụi silic, chụp X quang phát hiện tổn thương xow hóa nhu mô phổi
không phải là một biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp 

A. Đúng

B. Sai@

52. Trong việc dự phòng các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp cần có sự tham gia
của cả công nhân và chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý

A. Đúng@

B. Sai  

53.Trong nhiều trường hợp, phòng hộ cá nhân trở thành biện pháp quan trọng và duy nhất có
thể đảm bảo cho người công nhân phòng ngừa được tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề
nghiệp.

A. Đúng@

B. Sai
54. Biện pháp phòng hộ cá nhân chỉ là biện pháp thứ yếu vì đây không phải là biện pháp
triệt để phòng chống các tác hại nghề nghiệp

A. Đúng

B. Sai@

55. Tác hại thông thường của các yếu tố hóa học trong sản xuất là gây nhiễm độc hoặc gây
ung thư. 

A. Đúng@

B. Sai

56.Các kim lọai nặng không phải là yếu tố hóa học trong sản xuất 

A. Đúng

B. Sai@

57.Một số loại bụi trong sản xuất có thể gây ung thư 

A. Đúng@( asen, crom)

B. Sai

58. Hóa chất độc dạng bụi có thể gây nhiễm độc chung khi hấp thu qua đường hô hấp 

A. Đúng@

B. Sai

59.Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất và ..................., có
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động.  

(hoàn cảnh lao động)

60.Các biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp bao gồm: tác động đến nguồn
phát sinh các yếu tố tác hại, giảm sự lan truyền các yếu tố tác hại đến người lao động, biện
pháp tổ chức, tôn trọng nội qui nơi làm việc, biện pháp  giám sát môi trường, biện pháp
phòng hộ cá nhân, biện pháp y tế và biện pháp............................

(tuyên truyền giáo dục (giáo dục sức khỏe))


PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC VÀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

1 Loại hoá chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học là:
A. Hợp chất vô cơ;
B. Clor  hữu cơ
C. Lân hữu cơ
D. Carbamat
@E. Pyrethroid
2 Đối tượng nào sau đây có thể bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật :
A. Trẻ em
B. Công nhân nông trường
C. Nông dân
D. Người phun thuốc
@E. Tất cả mọi người
3 Hiện nay, loại hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong y tế là :
A. Lân hữu cơ
B. Clor  hữu cơ
C. Carbamat
@D. Pyrethroid
E. Hợp chất vô cơ
4 Sự đào thải hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ và các sản phẩm phân giải
của nó ra khỏi cơ thể chủ yếu qua:
A. Da
B. Hô hấp 
@C. Nước tiểu
D. Phân 
E. Nước bọt
5 Chẩn đoán sớm nhiễm độc ở người tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất bảo vệ
thực vật lân hữu cơ cần làm các xét nghiệm định lượng:
A. Acetylcholin trong máu.
@B. Cholinesteraza trong máu
C.  ALA trong máu
D. Dehydraza máu.
E. DDA niệu.
6 Cho người tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ
ngừng tiếp xúc khi định lượng hoạt tính men thủy phân Acetylcholin giảm:
A. ≥ 10%.
B. ≥ 15%.
C. ≥  20%.
@D. ≥  25%.
E. ≥  30%.
7 Kho chứa thuốc trừ sâu phải xa điểm dân cư và nguồn nước là:
A. 50m.
B. 50 - 100m.
@C.100 - 200m.
D. 200 - 300m.
E. 300 - 400m .
8 ??Trong tiếp xúc nghề nghiệp, nhóm quan trọng nhất đối với tiếp xúc hóa
chất bảo vệ thực vật mạn tính và ngộ độc là:
A. Công nhân nông trường. 
@B. Nông dân canh tác mùa vụ .
C. Người phun thuốc trong các chương trình y tế.
D. Người tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm kéo dài.
E. Người buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật .
9 Mục đích cơ bản của khám định kỳ cho người tiếp xúc nghề nghiệp với hóa
chất bảo vệ thực vật là:
@A. Phát hiện sớm nhiễm độc nghề nghiệp.
B. Điều trị cho người bị nhiễm độc.
C. Xét chuyển công tác
D. Xét hưởng bảo hiểm xã hội.
E. Hướng dẫn luyện tập phục hồi khả năng lao động cho người bị nhiễm độc
1 Biểu hiện của nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ là do:
0 A. Tăng Cholinesteraza trong máu.
B. Giảm Cholinesteraza trong máu. 
C. Tích lũy Acetylcholin do tăng Cholinesteraza trong máu.
@D. Tích lũy Acetylcholin do giảm Cholinesteraza trong máu.
E. Giảm Acetylcholin do giảm Cholinesteraza trong máu.
1 Khi sơ cứu người bị nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật tại hiện trường, biện
1 pháp đầu tiên cần làm là:
A. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể 
@B.Làm sạch đường thở, đảm bảo cho nạn nhân thở bình thường. 
C. Dùng thuốc giải độc
D. Dùng thuốc chữa triệu chứng 
E. Xác định loại hóa chất đã gây nhiễm độc. 
1 Hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong y tế nhằm mục đích:
2 A. Tẩy uế buồng bệnh truyền nhiễm
B. Tẩy uế chất thải người bệnh
@C. Diệt vec tơ truyền bệnh
D. Diệt động vật mắc bệnh
E. Bảo quản kho chứa thuốc
1 Trong nhiễm độc nặng hay đang tiến triễn do ngộ độc hoá chất bảo vệ thực
3 vật lân hữu cơ có thể dùng thuốc tái hoạt hoá cholinesteraza là:
A. EDTA.
B. Atropin.
C. Phenobarbital
@D.Pralidoxim
E. Morphin
1 Nguyên tắc cấp cứu trường hợp bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật là:
4 A. Đưa ngay nạn nhân ra khỏi hiện trường
B. Loại bỏ ngay chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn.
@C.Làm giảm bớt nguy cơ đe doạ sự sống.
D. Xác định nguyên nhân gây nhiễm độc.
E. Tiêm ngay thuốc giải độc.
1N Nhiễm độc cấp tính hóa chất bảo vệ thực vật(HCBVTV) có thể xảy ra ở các
5 quần thể rất xa nơi sản xuất hoặc đồng ruộng do hậu quả: 
A. Ô nhiễm không khí 
B. Ô nhiễm đất 
@C.Nhiễm bẩn thức ăn 
D. Nhiễm bẩn nguồn nước ngầm 
E. Ô nhiễm môi trường 
1 Hoá chất bảo vệ thực vật phân giải nhanh trong đất, trên cây trồng, không tích
6 luỹ trong cơ thể nhưng rất độc và do đó rất nguy hiểm là :
@A. Lân hữu cơ
B. Clor hữu cơ
C. Carbamat
D. Pyrethroid
E. Hợp chất vô cơ
1 Loại hóa chất bảo vệ thực vật đã bị cấm sử dụng ở nước ta là:
7 A. Clo hữu cơ
B. Lân hữu cơ 
@C. DDT(666) 
D. Permethrin
E. Diazinon
1 Dấu hiệu nào sau đây không phải là triệu chứng do nhiễm độc hóa chất bảo
8 vệ thực vật lân hữu cơ:
A. Buồn nôn, nôn
B. Tiết nhiều nước bọt.
C. Tăng tiết dịch kèm co thắt phế quản.
@D. Dãn đồng tử( co)
E. Khó thở.
1 Nhóm tuổi nào sau đây không được tuyển vào làm việc tiếp xúc với hóa chất
9 bảo vệ thực vật:
A. Dưới 15 và trên 45 
B. Dưới 15 và trên 50 
@C.Dưới 18 và trên 45 
D. Dưới 18 và trên 50 
E. Dưới 20 và trên 45 
2 Trong điều trị cấp cứu ở hiện trường, các trường hợp nhiễm độc nặng với lân
0 hữu cơ cần phải tiêm ngay:
A. EDTA.
@B. Atropin.
C. Phenobarbital
D. Pralidoxim
E. Morphin
2 Khi huỷ hoá chất bảo vệ thực vật còn thừa cần chôn sâu ít nhất ... .. .. ..., ở nơi
1 xa nhà dân, xa nguồn nước, xa bãi chăn thả gia súc.
A. 0,3 m
B. 0,4 m
@C. 0,5 m
D. 0,6 m
E. 1 m
2 Loại hóa chất bảo vệ thực vật đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở nước ta là:
2 A. Carbamat
@B.Wofatox (monitor, DDT) 
C. Pyrethroid
D. Permethrin
E. Diazinon 
2 Người bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có biểu hiện: buồn
3 nôn, nôn, tiết dịch kèm co thắt phế quản, khó thở..., đó là dấu chứng dạng
nhiễm độc:
@A. Muscarin
B. Nicotin
C. Atropin
D. Acetylcholinesteraza
E. Tổn thương thần kinh trung ương.
2 Người bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ lân hữu cơ có biểu hiện như run, co giật
4 hoặc co cứng cơ cục bộ, yếu cơ rồi liệt cơ.., đó là dấu chứng dạng nhiễm độc:
A. Muscarin
@B. Nicotin
C. Atropin
D. Acetylcholinesteraza
E. Tổn thương thần kinh trung ương
2 Chẩn đoán sớm nhiễm độc nghề nghiệp do hoá chất bảo vệ thực vật
5 (HCBVTV) lân hữu cơ dựa vào:
A. Dấu hiệu lâm sàng
@B. Xét nghiệm phát hiện các tổn thương sinh hóa
C. Xét nghiệm đánh giá mức độ thâm nhiễm
D. Tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp với HCBVTV lân hữu cơ
E. Nồng độ HCBVTV lân hữu cơ tại môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn
cho phép.
2 Loại hóa chất bảo vệ thực vật đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở nước ta là:
6 A. Baccilus Thuringiensis
B. Carbaryl
C. Deltamethrin
@D. Monitor
E. Diazinon
2 Biện pháp để dự phòng cấp 1 cho người phun hóa chất bảo vệ thực vật
7 (HCBVTV) là:
A. Kho chứa HCBVTV phải xa điểm dân cư và nguồn nước.
B. Không tuyển công nhân nữ . 
@C.Không ăn uống và hút thuốc trong khi làm việc, thay quần áo và tắm sau
khi phun.
D. Tổ chức khám định kỳ cho người phun thuốc.
E. Sơ cứu tốt khi bị nhiễm độc.
2 Biện pháp để dự phòng cấp 1 cho công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với hóa
8 chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là:
A. Phát hiện các biểu hiện sớm của nhiễm độc nghề nghiệp
@B.Trang bị và sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động
C. Ngừng tiếp xúc khi có dấu hiệu nhiễm độc
D. Điều trị cho người bị nhiễm độc
E. Theo dõi và quản lý người mắc bệnh nghề nghiệp do HCBVTV
2 Biện pháp để dự phòng cấp 2 cho công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với hóa
9 chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là:
A. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
B. Giáo dục cho công nhân về tác hại và biện pháp phòng nhiễm độc
HCBVTV
C. Giám sát nồng độ HCBVTV tại nơi làm việc, đảm bảo không vượt quá
nồng độ tối đa cho phép với từng chất.
@D. Phát hiện sớm nhiễm độc nhằm ngăn ngừa không để tiến triển thành thể
lâm sàng
E. Theo dõi và quản lý người mắc bệnh nghề nghiệp do HCBVTV
3 Loại hóa chất bảo vệ thực vật tích lũy trong cơ thể, trong tổ chức mỡ và do đó
0 dễ gây nhiễm độc mãn tính là:
A. Lân hữu cơ
@B. Clor hữu cơ
C. Carbamat
D. Pyrethroid
E. Baccilus Thuringiensis
3 Dấu hiệu co đồng tử là biểu hiện của nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật
1 A. Đúng
@B. Sai
3 Nhiệt độ cao làm tăng khả năng hấp thu hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ qua
2 da
@A. Đúng
B. Sai
3 Hóa chất bảo vệ thực vật clor hữu cơ có thể được hấp thu vào cơ thể qua da
3 lành
@A. Đúng
B. Sai
3 Nguyên tắc xử trí nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật:
4 A. ... ... ... ... ... ... ... ...   (Làm giảm bớt nguy cơ đe dọa sự sống) 
B.  ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..(Giới hạn lượng chất độc hấp thu)
C. ... ... ... ... ... ... ... ... ...(Giải độc, điều trị hỗ trợ)
3 Khi pha, phun hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) phải mặc quần áo bảo hộ
5 lao động, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su, đi ủng để tránh hấp
thu . ... ... ... ... ... ... ... ..                                         (HCBVTV qua da và hô
hấp)
3 Nhiễm độc cấp tính hóa chất bảo vệ thực vật có thể xảy ra ở các quần thể rất
6 xa nơi sản xuất hoặc đồng ruộng do tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị ô
nhiễm.
@A. Đúng
B. Sai

VỆ SINH ĐẤT

1. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ô


nhiễm đất:
A. Do sử dụng quá nhiều các sản phẩm hóa học, chất
điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp.
B. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ
trong công nghiệp.
C. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ
trong sinh hoạt
@D. Do đất tự biến đổi tính chất thành phần thổ nhưỡng
E. Ô nhiễm đất là hậu quả của ô nhiễm nước và ô nhiễm
không khí.
2. Ô nhiễm đất bởi hoá chất bảo vệ thực vật không phải do
nguyên nhân này:
A. Đất được phun hoặc trộn với lượng thuốc lớn hơn
lượng thuốc cần thiết để xử lý, diệt sâu hại
B. Bụi thuốc phun lên cây trồng rơi xuống đất
C. Từ nước mưa rửa không khí bị ô nhiễm hoá chất bảo
vệ thực vật
D. Từ xác các sinh vật, cây trồng bị ô nhiễm hoá chất bảo
vệ thực vật
@E. Các sợi nấm từ các hạt buị trong không khí rơi
xuống đất
3. Đất có khả năng tự làm sạnh sau một thời gian bị ô nhiễm
chủ yếu là nhờ:
A. Các vi sinh vật tự dưỡng có ở trong đất
@B. Các vi sinh vật dị dưỡng có ở trong đất
C. Các vi sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng có ở trong đất
D. Độ ẩm không khí
E. Các tia bức xạ mặt trời
4. Ở nước ta, ô nhiễm đất do nguyên nhân nào đang là mối
quan tâm hàng đầu:
@A. Ô nhiễm vi sinh vật
B. Ô nhiễm hóa học
C. Ô nhiễm phóng xạ
D. Ô nhiễm nhiệt
E. Tất cả các loại nguyên nhân gây ô nhiễm đất
5. Ô nhiễm đất nói chung không do yếu tố này:
A. Những tập quán phản vệ sinh của con người gây ra
B. Hoạt động trong nông nghiệp với các phương thức
canh tác khác nhau
C. Cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bả đặc và lỏng
vào đất
D. Các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống mặt đất
@E. Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên
6. Sự tồn tại của các hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
không phụ thuộc vào yếu tố này:
A. Bản chất của thuốc
B. Cách phun thuốc
C. Tính chất của đất
D. Hệ vi sinh vật hoại sinh ở trong đất
@E. Nhiệt độ môi trường
7. Bệnh nào sau đây không phải lây theo phương thức
“Động vật - Đất - Người“
A. Bệnh Leptospirose
B. Trực khuẩn than.
C. Bệnh viêm da do giun
@D. Bệnh sốt rét
E. Bệnh sốt Q do Ricketlsia
8. Bệnh xoắn trùng vàng da (Leptospirose) có thể gây ra do
đất bị ô nhiễm và được phân chia theo phương thức lây
nhiễm từ:
A. Người - đất - người.
@B. Động vật - đất - người.
C. Đất - người.
D. Người- người.
E. Không theo phương thức lây truyền nào.
9. Bệnh than (Anthrasis) có thể gây ra do đất bị ô nhiễm và
được phân chia theo phương thức lây nhiễm từ:
A. Người - đất - người.
B. Động vật - đất - người.
@C. Đất - người.
D. Người- người
E. Không theo phương thức lây truyền nào
10 Bệnh nào sau đây không phải lây theo phương thức “ Đất
. - Người“
A. Các bệnh nấm da và toàn thân.
B. Bệnh than.
C. Bệnh uốn ván.
@D. Bệnh viêm da do giun.
E. Bệnh nhục độc tố (Botulisme).
11 Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm đất và gây bệnh cho
. người được chia thành mấy nhóm:
A. 2 nhóm
@B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
E. nhiều nhóm nhỏ
12 Sự tồn tại của trứng các loại ký sinh trùng trong môi
. trường đất không phụ thuộc vào yếu tố này:
A. Nhiệt độ không khí
B. Lượng mưa rơi
C. Cấu tạo của đất
@D. Vi sinh vật tự dưỡng có trong đất
E. Kết cấu và độ ẩm của đất
13 Clostridium Botulinum sinh sản mạnh và lan truyền tốt
. trong loại đất:
A. Đất cát
@B. Đất sét
C. Đất sét pha cát
D. Đất bùn
E. Đất trồng trọt
14 Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy
. trì quá trình nhiễm trùng theo phương thức lan truyền từ:
@A. Người - đất - người.
B. Động vật - đất - người.
C. Đất - người.
D. Người- người.
E. Động vật - người
15 Bệnh nào sau đây được lây truyền theo phương thức
. “Người - Đất - Người“
@A. Bệnh do giun đũa, giun móc
B. Sốt xuất huyết
C. Viêm gan A
D. Bệnh than
E . Bệnh Leptospirose
16 Clostridium Tetanie có nhiều trong loại đất nào sau đây:
. A. Đất cát
Đất sét
Đất sét pha cát
@D. Đất trồng trọt
E. Đất bùn
17 Clostridium botulinum thích hợp với loại đất nào sau đây:
. A. Đất cát
@B. Đất sét
Đất sét pha cát
D. Đất trồng trọt
E. Đất bùn
18 Các siêu vi khuẩn đường ruột thích hợp với loại đất nào
. sau đây:
A. Đất cát
B. Đất sét
@C. Đất sét pha cát
D. Đất trồng trọt
E. Đất bùn
19 Thuốc trừ sâu trong đất có thể bị cây trồng hấp thu, đặc
. biệt là nhóm:
A. Cây ăn quả
@B. Rau có củ
C. Rau màu
D. Cây lưu niên
E. Các loại rau
20 Quá trình phân huỷ chất thải bỏ sẽ làm thay đổi thành
. phần khí làm nhiễm bẫn lớp khí trên mặt đất, cụ thể :
A. Giảm lượng CO2 và tăng lượng O2
B. Tăng lượng CO2 và O2
C. Giảm lượng O2 và CO2
D. Tăng lượng N2 và CO2
@E. Tăng lượng CO2 và giảm lượng O2
21 Chỉ số vi sinh vật dùng để đánh giá đất bị ô nhiễm bởi
. phân:
A. Tổng số vi khuẩn hoại sinh có trong đất
B. Tổng số vi khuẩn đường ruột có trong đất
@C. Coli aerogen, Bact. Perfringens và số trứng giun
trong đất
D. Số lượng bào tử nấm có trong đất
E. Số lượng trứng giun gây bệnh cho người.
22 Tiêu chuẩn “đất sạch” tính theo số trứng giun trong 1kg
. đất là:
@A. 0
B. 1-10
C. 11-20
D. 21-30
E. >30
23 Hai vi khuẩn thường dùng để đánh giá đất bị nhiễm phân:
. A. Shigella và coli- earogenes
B. E. coli và clostridium botulinum
@C. Coli- earogenes và Bactrine perfringens
D. Clostridium botulinum và Shigella
E. Coli- earogenes và Clostridium botulinum
24 Coli- aerogenes là vi khuẩn chỉ điểm sự nhiễm bẫn của
. đất bởiì phân. Lý do:
A. Vi khuẩn có khả năng sinh nha bào.
B. Là vi khuẩn hoại sinh và có khả năng tồn tại lâu ở
ngoại cảnh
@C.Nó là vi khuẩn thường xuyên có trong phân của
người và động vật
D. Vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu ở phân người bệnh
E. Vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu ở trong đất
25 Bact-perfingens là vi khuẩn chỉ điểm sự nhiễm bẩn của
. đất bởi phân Lý do:
A. Vi khuẩn thường xuyên có trong phân của người bệnh
B. Vi khuẩn không có khả năng sinh nha bào
C. Vi khuẩn kỵ khí có khả năng sinh ngoại độc tố
@D. Vi khuẩn cư trú thường xuyên trong ruột của người
và động vật
E. Vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu ở trong đất
26 Coli- aerogenes là vi khuẩn có khả năng tồn tại trong đất
. với thời gian:
@A. Ngắn vì không có khả năng cạnh tranh với các loại
vi khuẩn khác
B. Trung bình vài ngày sau khi thải ra ngoài môi trường
C. Tương đối lâu vì vi khuẩn có khả năng tạo nha bào
D. Rất ngắn vì không có khả năng tạo nha bào
E. Không xác định được thời gian
27 Bact-perfingens là vi khuẩn có khả năng tồn tại trong đất
. với thời gian:
A. Rất ngắn vì không có khả năng tạo nha bào
B. Ngắn vì không có khả năng cạnh tranh với các loại vi
khuẩn khác
C. Trung bình vài ngày sau khi thải ra ngoài môi trường
@D. Tương đối lâu vì vi khuẩn có khả năng tạo nha bào
E. Không xác định được thời gian
28 Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần gây ra ô nhiễm
. đất bởi:
A. Các chất độc hại trong sản xuất
@B. Các tác nhân sinh học có trong chất thải của con
người
C. Các thành phần độc hại trong phân bón hay các
HCBVTV
D. Các mầm bệnh có trong chất nôn của người bệnh
E. Các vi sinh vật gây bệnh
29 Ô nhiễm đất bởi các chất thải có quan hệ với:
. A. Con người và động vật
B. Ô nhiễm nước
C. Ô nhiễm không khí
@D. Ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí
E. Các vi sinh vật gây bệnh
30 Đất được coi là bị nhiễm phân khi có sự hiện diện của:
. A. E. Coli
B. Coli aerogenes
C. Bactrine perfringens
D. Trứng giun
@E. Hoặc Coli aerogenes, Bactrine perfringens, trứng
giun hoặc cả 3 loại này
31 Ô nhiễm đất bởi các chất thải có quan hệ với ô nhiễm
. nước và ô nhiễm không khí
@A. Đúng
B. Sai
32 Trực khuẩn và các nguyên sinh động vật đường ruột có
. thể làm ô nhiễm đất là do các phương pháp đổ bỏ chất
thải mất vệ sinh
@A. Đúng
B. Sai
33 Trong một số bệnh của động vật truyền sang cho người,
. đất có thể giữ vai trò chủ yếu truyền tác nhân nhiễm
trùng là Leptospira từ động vật sang người
@A. Đúng
B. Sai
34 Người ta có thể dùng thành phần khí ở trong đất để đánh
. giá một phần tình trạng vệ sinh đất ở nơi đó
@A. Đúng
B. Sai
35 Khi có sự hiện diện của Bact. perfringene trong đất
. chứng tỏ đất mới bị nhiễm phân tươi
A. Đúng
@B. Sai
36 Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần gây ra ô nhiễm
. đất bởi các tác nhân sinh học có trong chất thải của người
@A. Đúng
B. Sai
37 Trực khuẩn và các nguyên sinh động vật đường ruột có
. thể làm ô nhiễm đất là do:
A-------------------------- (phương pháp đổ bỏ chất thải mất
vệ sinh)
B-------------------------- (sử dụng phân bón lấy từ hố xí,
bùn chưa được xử lý)
38 Nêu 3 nhóm nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất
. A--------------------------(Chất thải bỏ trong sinh hoạt)
B-------------------------(Chất thải bỏ trong nông nghiệp)
C------------------------- (Chất thải bỏ trong công nghiệp)
39 Các siêu vi khuẩn đường ruột chịu đựng .......A......và
. sống .......B......
A------------------------ (tốt với các tác nhân lý hóa
B------------------------ (sống dai dẵng ở ngoại cảnh)

THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC

1. Xử lý chất thải (phân, rác) là một khâu quan trọng của


công tác phòng chống dịch và các bệnh truyền nhiễm lây
chủ yếu theo đường:
A. Đường hô hấp
@B. Đường tiêu hóa
C. Đường da -niêm mạc
D. Đường máu  
E. Tiết niệu - sinh dục
2. Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ là (tìm chỗ sai):
A. Làm cho môi trường sống được trong sạch
B. Phòng ngừa bệnh tật
C. Cắt đứt mầm bệnh và nơi cư trú của các vật trung gian
truyền bệnh
@D. Xử lý phân có hiệu quả (mục tiêu)
E. Đem lại nguồn phân bón có giá trị 
3. Lợi ích chủ yếu nhất của công tác xử lý phân là:
@A. Bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm và làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh cho cộng đồng
B. Đem lại lợi ích kinh tế
C. Làm ra nguồn phân bón chủ yếu cho nông nghiệp
D. Phòng chống ô nhiễm nước và không khí
E. Tạo nên cảnh quang cho một khu đô thị
4. Tiêu chuẩn cần thiết để chất thải (phân, rác) được coi là
đã được xử lý tốt:  
A. Không còn mùi hôi thối
B. Diệt được hết các tác nhân gây bệnh cho người  
C. Vô cơ hóa hoàn toàn các chất hữu cơ và diệt hết các
loại vi sinh vật gây bệnh
D. Diệt được hết tất cả các loại ký sinh trùng
@E. Không còn mùi hôi, vô cơ hóa hoàn toàn các chất
hữu cơ và diệt hết các loại vi sinh vật gây bệnh 
5. Một công trình xử lý phân hợp vệ sinh phải đáp ứng được
yêu cầu (tìm ý sai):
A. Không có mùi hôi, không gây ô nhiễm đất và nước
B. Không thu hút côn trùng, gia súc           
@C. Tốn nhiều nước để dội sạch
D. Dễ sử dụng, được người dân chấp nhận
E. Xử lý phân hiệu quả 
6. Một công trình xử lý phân hợp vệ sinh phải đáp ứng được
yêu cầu này:
A. Rẻ tiền
B. Lấy được nguồn phân bón
C. Tốn ít nước dội
D. Cần một diện tích nhỏ
@E. Xử lý phân hiệu quả
7. Bể chứa phân của hố xí Sulabh phải:
A. Xây bít đáy 
B. Xây bít đáy và tô trét kỹ
@C. Không xây bít đáy
D. Thường xuyên giữ  mức nước ổn định
E.  Luôn luôn giữ khô
8. Nguyên tắc hoạt động của hố xí hai ngăn là:
A. Hai ngăn dùng đồng thời
@B. Một ngăn dùng, một ngăn ủ luân phiên
C. Nước tiểu chảy chung vào hầm chứa phân
D. Phải luôn luôn có nước trong hầm chứa phân
E. Luôn luôn giữ khô
9. Cơ chế phân hủy phân của hố xí hai ngăn dựa vào:
@A. Sự phân hủy của các vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí 
B. Sự phân hủy chỉ do các vi khuẩn hiếu khí
C. Sự phân hủy chỉ do các vi khuẩn kỵ khí
D. Chất độn là tro bếp làm phân hoại
E. Nhiệt độ cao trong hầm chứa phân
10 Cách sử dụng hố xí Sulabh đúng quy cách là: 
. @A. Phải có nước dội cho một lần đi tiêu 
B. Nước tiểu phải hứng riêng
C. Mọi loại giấy chùi đều cho vào hố xí
D. Phải có đủ chất độn
E. Cho thêm chất sát trùng vào hố xí để khử mùi hôi
11 Hố xí hai ngăn chỉ nên xây dựng và sử dụng ở: 
. A.Vùng đất cao ráo không úng ngập 
B. Nơi có đủ tro bếp để làm chất độn 
C. Nơi luôn luôn đủ nước dội 
@D. Vùng đất cao ráo không úng ngập, có đủ tro bếp để
làm chất độn và có nhu cầu lấy phân bón
E. Nơi có nhu cầu lấy phân bón
12 Cách sử dụng hố xí 2 ngăn hợp lý là: 
. A. Phải có nước dội cho mỗi lần đi tiêu 
B. Nước tiểu phải hứng riêng
C. Phải có đủ chất độn 
@D. Phải có đủ chất độn sau mỗi lần đi, nước tiểu phải
hứng riêng
E. Ủ phân phải đúng thời gian tối thiểu trên 4 tháng
13 Hố xí tự hoại là hình thức xử lý phân hoàn hảo nhất hiện
. nay vì:
A. Giá thành xây dựng cao nên xử lý phân có hiệu quả
@B. Sử dụng tiện lợi, dễ dàng, xử lý phân triệt để không
gây ô nhiễm môi trường
C. Cho phép đỗ chất sát trùng và xà phòng vào hố xí nên
tăng khả năng làm sạch
D. Kết hợp tốt nhất vai trò của cả vi khuẩn kỵ khí và hiếu
khí nên xử lý phân triệt để.
E. Có thể xây dựng trong nhà nên dễ sử dụng và bảo
quản.
14 Khi sử dụng hố xí thấm dội nước và hố xí tự hoại cần lưu
. ý
@A. Khi ống dẫn phân bị tắc chỉ được phép dùng ống
mềm để thông
B. Có thể cho vào hố xí tất cả các loại giấy chùi được sau
khi đi cầu 
C. Cần phải cho hóa chất sát trùng hoặc nước xà phòng
để tăng khả năng diệt khuẩn 
D. Dùng nước xà phòng hoặc các chất sát trùng vào hố xí
để khử mùi hôi
E. Kiểm tra ống thông hơi thường xuyên 

15 Đặc điểm xây dựng và hoạt động của hố xí tự hoại (tìm ý


. sai)
A. Hoạt động phân hủy phân diễn ra trong nước
B. Hoạt động phân hủy phân do cả vi khuẩn yếm khí và
hiếu khí 
C.@ Xây bít đáy hầm chứa phân nhưng không cần tô trát
kỹ
D. Phải có ống thoát hơi từ hầm chứa 
E. Vị trí thoát nước thải từ ngăn hiếu khí phải cao hơn
mức nước cống
16 Tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng nhất của hố xí thấm dội
. nước là:
A. Vật liệu để xây bể chứa phân phải chịu được nước
B. Không được xây bít đáy bể chứa phân 
@C. Đặt xiphông đúng để có độ dốc tốt cho ống dẫn
phân vào bể chứa???
D. Nắp bệ xí phải thật kín
E. Phải có hệ thống thoát hơi ra ngoài
17 Nút nước là tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng nhất của: 
. A. Hố xí thấm dội nước
@B. Hố xí tự hoại
C. Hố xí 2 ngăn
D. Hố xí tự hoại và hố xí thấm dội nước
E. Tất cả các loại hố xí 
18 Trước khi sử dụng, phải đổ đầy nước vào các bể chứa
. phân của hố xí: 
@A.Tự hoại
B. Bán tự hoại
C.Thấm dội nước 
D. Hai ngăn
E. Cả tự hoại và thấm dội nước
19 Ưu điểm chính của hố xí 2 ngăn là:
. A. Xử lý phân triệt để không gây ô nhiễm môi trường
@B. Tạo nguồn phân bón có giá trị cho nông nghiệp
C. Không tốn nước dội
D. Chỉ cần tro bếp cũng có thể giữ không có mùi hôi

E. Rẻ tiền nên được người dân chấp nhận


20 Nhược điểm của hố xí 2 ngăn là (tìm chổ sai):
. A. Dễ thu hút côn trùng 
B. Có mùi hôi nên không xây được gần nhà            
C. Phải tốn chất độn
@D. Không sử dụng được nguồn phân
E. Có khả năng gây ô nhiễm không khí
21 Nhược điểm chủ yếu của hố xí thấm dội nước là:
. A. Tốn nhiều nước dội
B. Đắt tiền
C. Kỹ thuật xây dựng phức tạp
@D. Nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước ngầm nông nếu
có dùng giếng
E. Chỉ xây dựng được ở vùng đất không thường xuyên bị
ngập úng
22 Nhược điểm chủ yếu của hố xí tự hoại là:
. @A. Đắt tiền
B. Tốn nhiều nước dội
C. Nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm
D. Kỹ thuật xây dựng phức tạp
E. Khó bảo quản
23 Điều kiện áp dụng hố xí Sulabh là:
. A. Phù hợp với vùng đất trũng, ngập úng thường xuyên
B. Phù hợp với vùng đồi cao, hiếm nước
C. Nông thôn hoặc thị trấn có dùng giếng
D. Thích hợp với vùng dùng nước ngầm nông, đất chật
@E. Thích hợp với vùng đất đủ rộng, không úng ngập
24 Nguyên tắc hoạt động của hố xí Sulabh là dựa vào:
. @A. Khả năng tự làm sạch nước bẩn xảy ra trong đất
B. Khả năng tự sinh nhiệt xảy ra trong khối phân
C. Các hóa chất cho vào hố xí để diệt vi khuẩn
D. Khả năng tự làm sạch nước bẩn xảy ra trong nước
E. Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí xảy ra trong môi
trường nước
25 Ủ rác được áp dụng trong những trường hợp nào sau đây:
. A. Rác thải có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ
B. Rác thải có thành phần hữu cơ khó phân hủy và chứa
nhiều chất độc hại cao
@C. Rác thải có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ và nhiều
vi sinh vật gây bệnh
D. Rác thải có thành phần hữu cơ khó phân huỷ
E. Tất cả các loại rác thải đều ủ được
26 Đốt rác được áp dụng trong những trường hợp nào sau
. đây:
A. Chất thải có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ
@B. Rác thải có thành phần hữu cơ khó phân hủy, chứa
nhiều chất độc hại 
C. Rác thải có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ và nhiều vi
sinh vật gây bệnh
D. Chất thải có thành phần hữu cơ khó phân huỷ
E. Tất cả các loại rác thải đều nên đốt
27 Điều kiện để rác khi cho vào phòng nhiệt sinh học (tìm
. chỗ sai)
A. Rác còn ẩm, tỷ lệ nước xấp xĩ 70%.
B. Trọng lượng chất vô cơ dưới 25%.
@C. Trọng lượng chất hữu cơ dễ phân hủy <30%.
D. Phải có luồng không khí vào phòng
E. Không cho xác súc vật vào phòng
28 Nhiệt độ trong phòng nhiệt sinh vật trong quá trình ủ rác
. có thể đạt tối đa :
A. 80 - 90°C
@B. 70 -80°C   
C. 60 - 70°C
D. 50 - 60°C
E. 40 - 50°C
29 Nguyên tắc ủ rác là dựa vào:
. @A. Khả năng tự sinh nhiệt cao của rác trong điều kiện
tự nhiên khi được đánh đống
B. Các chất hoá học được cho vào đống rác ủ để rác dễ
phân huỷ
C. Lượng nước cho thêm vào đống rác ủ để rác dễ phân
huỷ
D. Việc cho thêm các vi sinh vật vào rác ủ
E. Nhiệt độ và độ ẩm của không khí tại nơi ủ rác

30 Tiêu chuẩn để thiết lập nơi ủ rác (tìm chỗ sai)


. A. Không bị ngập nước
B. Mức nước mạch ngầm tối thiểu sâu 2m 
@C. Gần sông hồ để tiêu thoát nước
D. Dòng nước mạch không chảy tới giếng cung cấp nước
uống
E. Cách xa nhà ở trên 1000 m
31 Tỷ lệ nước trong đống rác ủ luôn cần đạt:
. A. >35%.
B. >40%            
C. >45% 
@D. >50%
E. >60%
32 Biện pháp xử lý rác nào được áp dụng để lấy được
. nguồn phân bón:
A. Đào hố chôn rác
@B. Nhà máy chế biến phân rác 
C. Xử lý bằng bãi lộ thiên
D. Đốt rác
E. Chôn san lấp mặt bằng
33 Biện pháp xử lý rác đắt tiền nhất là:
. A. Ủ rác
B. Chôn lấp hợp vệ sinh 
C. Phòng nhiệt sinh học
@D. Đốt rác
E. Chôn san lấp mặt bằng
34 Ở nông thôn nước ta hình thức xử lý rác nào được sử
. dụng nhiều nhất:
A. Chôn lấp hợp vệ sinh
@B. Rác để dồn lại, phơi khô rồi châm lửa đốt
C. Chôn san lấp mặt bằng
D. Ủ rác
E. Đốt rác
35 Khi rác thải có thành phần hữu cơ khó phân hủy, chứa
. nhiều chất độc hại nên chọn phương pháp xử lý nào tốt
nhất:
@A. Đốt rác
B. Nhà máy chế biến phân rác
C. Ủ rác
D. Chôn san lấp mặt bằng
E. Phòng nhiệt sinh học
36 Khi rác thải có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ và nhiều
. vi sinh vật gây bệnh, nên chọn phương pháp xử lý nào tốt
nhất:
A. Đốt rác
B. Ủ rác
C. Chôn lấp san mặt bằng
@D. Ủ rác hoặc phòng nhiệt sinh học
E. Xử lý bằng bãi lộ thiên

37 Dựa vào khả năng tự làm sạch nước bẩn xảy ra trong đất
. là nguyên tắc hoạt động của loại hố xí nào sau đây:
A. Hai ngăn
B. Tự hoại
C. Bán tự hoại
@D. Thấm dội nước( Sulabh)
E.  Đất đào
38 Vùng đất cao ráo không úng ngập, có đủ tro bếp để làm
. chất độn và có nhu cầu lấy phân bón là điều kiện thích
hợp để xây loại hố xí:
@A. Hai ngăn
B. Tự hoại
C. Bán tự hoại
D. Thấm dội nước
E. Đất đào 
39 Chất thải bỏ không phải là nguyên nhân gây ra điều này:
. A. Làm nhiễm bẫn môi trường xung quanh
B. Tình trạng vệ sinh khu dân cư sút kém
C. Làm nhiễm bẫn đất và nguồn nước
D. Làm ô nhiễm không khí
@E. Làm tăng nhiệt độ trái đất
40 Một công trình xử lý phân hợp vệ sinh phải đáp ứng được
. yêu cầu này:
A. Rẻ tiền
B. Lấy được nguồn phân bón
C. Tốn ít nước 
D. Cần một diện tích nhỏ
@E. Xử lý phân hiệu quả
41 Mục đích của thanh trừ chất thải bỏ là nhằm:
. A. Xử lý phân có hiệu quả
B. Bảo vệ môi trường bên ngoài
@C. Bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong
D. Tiêu diệt tất cả mầm bệnh
E. Nâng cao sức khoẻ nhân dân
42 Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa:
. A. Làm cho không khí được trong sạch
B. Bảo vệ môi trường bên ngoài
C. Bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm
@D. Bảo vệ môi trường bên ngoài và cắt đứt một mắt
xích trong quá trình dịch
E. Tạo cảnh quan cho một khu đô thị
43 Quá trình phân huỷ của phân và rác sẽ :
. A. Tạo ra một lượng khí đốt 
@B. Thải vào không khí xung quanh một lượng khí thối
gây khó chịu
C. Tạo ra nhiều khí CO2
D. Tạo được nguồn phân bón hữu cơ cần thiết cho cây
trồng
E. Làm nhiễm bẫn nguồn nước và không khí
44 Xử lý rác bằng bải lộ thiên có nhiều nhược điểm, đó là:
. A. Dễ gây ô nhiễm không khí
B. Không tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ
C. Quá trình phân huỷ rác trong điều kiện tự nhiên nên
cần một thời gian dài
@D. Dễ gây ô nhiễm môi trường, không tận dụng được
nguồn phân bón hữu cơ và quá trình phân huỷ rác xảy ra
chậm
E. Cần tốn một lớp đất để phủ lên bải rác 
45 Nguyên tắc của hố xí tự hoại là:
. A. Lợi dụng khả năng tự làm sạch chất thải xảy ra trong

B. Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí


C. Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí xảy ra trong nước
D. Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí và cả hiếu khí
@E. Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí và cả hiếu khí
xảy ra trong nước
46 Toàn bộ cấu trúc xây dựng, sử dụng, bảo quản phải bảo
. đảm nguyên tắc hoạt động của hố xí 2 ngăn thể hiện
trong 3 từ:
A. Không dùng nước
B. Vững chắc, rẻ
C. Rẻ, tiện lợi
D. Dễ sử dụng 
@E. Kín, khô, chắc
47 Toàn bộ quá trình xử lý rác thải theo phương pháp phòng
. nhiệt sinh học diễn ra trong:
@A. 40-60 ngày
B. 50-70 ngày
C. 60-80 ngày
D. 70-90 ngày
E. 3-6 tháng
48 Ưu điểm của xử lý rác bằng bãi lộ thiên:
. A. Đơn giản, dễ thực hiện
B. Không gây ô nhiễm nguồn nước
C. Không đòi hỏi nhiều kinh phí 
@D. Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều kinh
phí
E. Lấy được nguồn phân bón
49 Lý do chọn nơi ủ rác không bị ngập nước:
. A. Để không làm ô nhiễm nguồn nước bề mặt gần nơi ủ
rác
@B. Dựa vào nguyên tắc là rác ủ sẽ tự sinh nhiệt để biến
thành mùn và diệt các vi sinh vật gây bệnh
C.  Để không làm ô nhiễm đất xung quanh 
D. Để không làm ô nhiễm không khí
E. Để không làm ô nhiễm môi trường và lây lan mầm
bệnh 
50 Ưu điểm của hố xí tự hoại (tìm chổ sai):
. A. Vệ sinh và an toàn đối với sức khoẻ con người
B. Xây dựng một lần và sử dụng lâu dài, liên tục
@C. Có thể xây dựng ở bất kỳ vùng đất nào(Đúng: có
cống thoát nước)
D. Không gây ô nhiễm cho bất kỳ nguồn nước nào xung
quanh
E. Có thể xây dựng ở bất kỳ vị trí nào kể cả cạnh giếng,
ao, hồ …
51 Hạn chế của hố xí tự hoại:
. A. Giá thành cao và tốn nhiều nước dội
B. Không xây được ở những nơi không có hệ thống thoát
nước
C. Bể phân và nhà xí có thể đặt xa nhau
@D. Giá thành cao, tốn nhiều nước dội và không xây
được ở những nơi không có hệ thống thoát nước
E. Không xây được ở những nơi quá thấp lụt
52 Rác thải sau một thời gian ủ 6 tháng là một chất tơi xốp
. màu nâu sẩm, không còn mùi hôi, được dùng làm phân
bón 
@A. Đúng
B. Sai
53 Nút nước là tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng nhất của hố xí
. tự hoại   
@A. Đúng
B. Sai
54 Nguyên tắc hoạt động của hố xí thấm dội nước là dựa vào
. hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí diễn ra trong môi
trường nước 
A. Đúng
@B. Sai
55 Trước khi sử dụng, hố xí tự hoại phải đổ đầy nước ở tất
. cả các bể
@A. Đúng
B. Sai
56 Nguyên tắc của hố xí tự hoại là lợi dụng khả năng tự làm
. sạch chất thải xảy ra trong đất 
A. Đúng
@B. Sai
57 Toàn bộ cấu trúc xây dựng, sử dụng, bảo quản phải bảo
. đảm nguyên tắc hoạt động của hố xí 2 ngăn thể hiện
trong 3 từ:
A.----------------------- (kín)
B.----------------------- (khô)
C.----------------------- (chắc)
58 Nếu bảo đảm xây dựng, hoạt động theo đúng tiêu chuẩn
. và thời gian ủ trên 4 tháng thì hố xí 2 ngăn sẽ đạt được 2
mục tiêu:
A.--------------------- (Diệt trừ mầm bệnh không cho phát
tán ra bên ngoài)
B.--------------------- (biến chất thải bỏ thành nguồn phân
bón hữu cơ)
59 Mục đích của thanh trừ chất thải bỏ là nhằm:
. A.----------------------(bảo vệ môi trường bên ngoài)
B.---------------------- (phòng ngừa bệnh tật
C.---------------------- (giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong)
60 Điều kiện để xử lý nhiệt sinh học đối với rác thải:
. A.----------------------- - (rác còn ẩm, tỷ lệ mất nước ít hơn
70%)
B.------------------------- (trọng lượng chất vô cơ <25%)
C.------------------------- (trọng lượng chất hữu cơ dễ phân
hũy >30%
D. ----------------------- (phải có luồng không khí vào
phòng)
61 Chất thải bỏ là  ổ.......A......;là nơi cư trú sinh sôi của  ......
. B..... truyền .....C.....
A.------------------------ (chứa vi khuẩn, ký sinh trùng,
giun sán)
B.------------------------ (các vật trung gian) 
C.------------------------ (truyền nhiều bệnh dịch nguy
hiểm)
62 Nguyên tắc của ủ rác là dựa vào .......A......trong điều
. kiện......B......
A.----------------------- (khả năng tự sinh nhiệt cao của rác)
B.----------------------- (tự nhiên khi được đánh đống)
63 Tiêu chuẩn của nơi thiết lập đống rác ủ là không bị
. .......A.....;.mức nứơc mạch ngầm tối thiểu sâu
......B..........;cách xa nhà ở .......C.....
A.--------------------- (ngập nước)
B.---------------------- (2m)
C.-----------------------(>1000m)
64 Nêu 6 yêu cầu của một công trình xử lý phân hợp vệ sinh
. A.---------------------- (không là nhiễm bẫn đất, nước tại
nơi xây dựng)
B.----------------------- (không có mùi hôi)
C.----------------------- (không thu hút côn trùng, gia súc)
D. ----------------------- (tạo điều kiện để chất thải bị phân
hủy hết mầm bệnh)
E. --------------------- (thuận lợi khi sử dụng)
F. --------------------- (được người dân chấp nhận, phù hợp
với điều kiện tự nhiên)
65 Nêu 4 bước tiến hành ủ rác:
. A.--------------------- (không bị ngập nước)
B.--------------------- (mức nước mạch ngầm tối thiểu sâu
2m)
C.-------------------- Dòng nước mạch không chảy tới
giếng 
D. --------------------cách xa nhà ở >1000m

YẾU TỐ LÝ HỌC TRONG SẢN XUẤT


1. Tiếng ồn là những âm thanh: (Tìm ý kiến sai )
1. A.Có tác dụng kích thích quá mức.
B.Xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ.
C.Cản trở con người ta làm việc và nghỉ ngơi.
D.Có cường độ âm bằng 40 dBA.  @
E.Thường là những âm thanh lộn xôn về tần số và cường độ
2.Âm cao tần là những âm được xác định :
A. > 500 Hz
B. >1000 Hz  @
C. >1500 Hz
D. > 2000 Hz
E. ≥ 4000 Hz
3.Tiếng nói bình thường của một người nằm trong khoảng nào sau đây :
A. 64 - 8000 Hz
B. 350 - 4000 Hz
C. 250 - 8000 Hz
D. 500 - 13000 Hz
E. 64 - 13 000 Hz @
4.Đối với thính giác bình thường, vùng tần số nào dười đây là quan trọng nhất :
A. 16 - 300 Hz
B. 350 - 4000 Hz  @
C. 300 - 3000 Hz
D. 1000 - 3000 Hz
E.  800 - 4000 Hz
5.Ngành nghề hoặc vị trí công tác nào dưới đây có thể làm việc thường xuyên với
tiếng ồn lớn :
A. Phân xưởng lên men nhà máy bia
B. Phân xưởng dệt sợi nhà máy dệt   @
C. Phân xưởng đông lạnh nhà máy chế biến thuỷ sản
D. Phân xưởng nấu chảy thuỷ tinh nhà máy bóng đèn, phích nước
E. Bộ phận hấp nhuộm, nhà máy dệt
6.Tìm ra một yếu tố nào sau đây không nằm trong định nghĩa của dBA :
A. Âm thanh theo đơn vị dBA là âm thanh đương lượng
B. Là mức cường độ âm chung của các giải Octave tần số đã được hiệu chỉnh
về tần số 1000 Hz
C. Là cường độ âm thanh đo được khi máy đo tiếng ồn bật qua kênh A (line A)
D. Là cường độ âm thanh của tiếng ồn xung   @
E. Tiếng ồn đo bằng dBA là cường độ tiếng ồn đánh giá sơ bộ
7.Tiếng ồn không ổn định là tiếng ồn (tìm ý kiến sai) :
A. Tiếng ồn xung
B. Tiếng ồn dao động
C. Tiếng ồn ngắt quãng
D. Mức chênh lệch cường độ âm theo thời gian giữa tối đa và tối thiểu < 5 dB
@
E. Tiếng ồn có sự cộng hưởng
8.Các yếu tố quyết định tác hại tiếng ồn đối với cơ thể con người là: (Tìm ý kiến
sai)
A. Bản chất vật lý tiếng ồn.
B. Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn càng dài.
C. Tiếng ồn mạnh phát ra ở nơi kín, chật hẹp.
D. Người sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác .
E. Tiếng ồn tần số thấp hại hơn tần số cao.   @
9.Bản chất vật lý của tiếng ồn là một yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn thể
hiện ở chỗ :
A. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao  @
B. Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu
hiện càng rõ và mạnh
C. Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối
với cơ thể càng rõ và nặng.
D. Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại càng
nhiều.
E. Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn phát sinh ở nơi kín, chật
hẹp và con người phải làm việc thường xuyên ở đó.
10.Có một yếu tố nào sau đây không thuộc về bản chất vật lý của tiếng ồn :
A. Tiếng ồn có tần số cao ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số thấp
B. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao
C. Tiếng ồn càng có cường độ lớn càng gây hại nhiều
D. Tiếng ồn có kết hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng
mạnh
E. Người có sẵn bệnh ở cơ quan thính giác, chịu đựng tiếng ồn kém @
11.Tính chất công tác là một yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn trong lao động,
thể hiện ở chỗ :
A. Tiếng ồn có tần số cao ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số thấp
B. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao
C. Tiếng ồn càng có cường độ lớn càng gây hại nhiều
D. Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu
hiện càng rõ và mạnh  @
E. Tiếng ồn có kết hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng
mạnh
12.Tính chất công tác là một yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn trong lao động,
thể hiện ở chỗ :
A. Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối
với cơ thể càng rõ và nặng. @
B. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao
C. Tiếng ồn có kết hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng
mạnh
D. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn thay đổi không
có quy luật.
E. Các tiếng ồn bất ngờ và không tự ý gây tác dụng kích thích mạnh hơn là
những tiếng ồn do tự mình phát ra.
13.Tính chất công tác là một yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn trong lao động,
thể hiện ở chỗ :
A. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao
B. Tiếng ồn có kết hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng
mạnh
C. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn thay đổi không
có quy luật.
D. Các tiếng ồn bất ngờ và không tự ý gây tác dụng kích thích mạnh hơn là
những tiếng ồn do tự mình phát ra.
E. Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại càng
nhiều.@
14.Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được quy định ở 
Octave tần số nào:
16   32    64  125   250   500  1000  2000  4000  8 000 16 000
A. 16 đến 2 000Hz
B. 32 đến 4 000Hz
C. 64 đến 8 000Hz   @
D. 125 đến 16 000 Hz
E. Gồm cả các dải tần số trên
15.Có một triệu chứng nào không phải do tác hại toàn thân của tiếng ồn lớn :
A. Nhức đầu dai dẳng sau ngày làm việc
B. Có “ tiếng ve, tiếng muỗi kêu trong tai “ sau ngày làm việc
C. Xuất hiện mất ngủ, khó ngủ
D. Trí nhớ giảm, giảm sức tập trung chú ý
E.  Khó nghe tiếng tic-tắc của đồng hồ    @
16.Tổn thương đặc hiệu trong bệnh điếc nghề nghiệp là :
A. Điếc cả hai tai, điếc dẫn truyền cả khí đạo và cốt đạo   @
B. Nhức đàu dai dẳng
C. Có dị thanh
D. Chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực
E. Rách màng nhĩ hai bên
17.Yếu tố để chẩn đoán sớm bệnh điếc nghề nghiệp là :
A. Có khuyết chữ V trong thính lực đồ  @
B. Thời gian tiếp xúc liên tục với tiếng ồn lớn > 6 tháng
C. Điếc rõ rệt cả hai tai
D. Có rách màng nhĩ
E. Nhức đầu dai dẳng suốt ngày
18.Trong các yếu tố nêu ra dưới đây, có yếu tố nào không thuộc yếu tố cần thiết
trong chẩn đoán bệnh Điếc nghề nghiệp :
A. Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn > 3 tháng
B.  Phải đo thính lực âm toàn bộ các dải tần số
C. Đíếc cả hai tai đối xứng
D. Có khuyết chữ V trong thính lực đồ
E. Rách màng nhĩ một hay hai bên  @
19.Có một yếu tố nào sau đây không có trong định nghĩa Điếc nghề nghiệp :
A. Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm
B. Do tiếng ồn ở môi trường lao động đạt đến mức gây hại
C. Xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc với tiếng ồn lớn
D. Gây nên những tổn thương không hồi phục của cơ quan Corti ở tai trong
E. Diễn biến chậm, xuất hiện sau 2 tháng tiếp xúc tiếng ồn lớn  @
20.Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện đặc trưng của giai đoạn mệt mỏi thính lực
trong Điếc nghề nghiệp
A. Ngưỡng nghe tăng thêm 30 dB
B. Thính lực có thể hồi phục hoàn toàn nếu chấm dứt tiếp xúc với tiếng ồn  @
C. Xuất hiện khuyết chữ V thính lực đồ
D. Mất khả năng nghe tiếng tic-tắc đồng hồ
E. Dấu hiệu suy nhược thần kinh,nhức đầu, mất ngủ
21.Khuyết chữ V thính lực là khái niệm để chỉ
A. Sự mất sức nghe tính bằng dB ở tần số 4000 Hz  nặng nhất và giảm dần ở
các tần số lân cận.  @
B. Thính trường thu hẹp, ngưỡng nghe tăng cao, ngưỡng đau hạ thấp
C. Sự mất sức nghe có xu hướng ngày càng lan rộng
D. Xu hướng mất sức nghe lan rộng, càng xa tần số 4000 Hz càng ít
E. Tần số 4000 giảm sớm nhất
22.Tiêu chuẩn chẩn đoán điếc nghề nghiệp là: (Tìm ý kiến sai)
A. Nơi lao động có tiếng ồn lớn, thường xuyên
B. Thời gian lao động với tiếng ồn lớn liên tục > 3 tháng.
C. Biểu hiện điếc không hồi phục.
D. Thính lực đồ có khuyết chữ V ở tần số 4.000Hz
E. Chỉ điếc một tai phải hoặc trái .  @(điếc hai tai)
23.“ Điếc nghề nghiệp là bệnh điếc do thoái hóa dây thần kinh thính giác dưới tác
dụng lâu dài của tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất . Trong trường hợp
phổ biến, tổn thương sức nghe được biểu hiện sớm nhất ở những âm có tần số
cao, thường là âm thanh có tần số.........................
A. 3000 Hz
B. 3500 Hz
C. 4000 Hz @
D. 4500 Hz
E. 5000 Hz
24.Tổn thương thường thấy trong điếc nghề nghiệp là: (Tìm ý kiến sai)
A. Mất sức nghe không hồi phục.
B. Rách màng nhĩ.   @
C. Suy nhược thần kinh thực vật .
D. Diễn biến chậm, tối thiểu > 3 tháng tiếp xúc với tiếng ồn lớn liên tục .
E. Mất sức nghe cả hai tai.
25.Có một biện pháp nào sau đây không thuộc về biện pháp kỹ thuật phòng chống
tiếng ồn trong sản xuất :
A. Giảm tiếng ồn bằng dùng vật liệu hấp thu bề mặt
B. Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn
C. Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh do cọ xát , va chạm bằng bôi trơn
D. Thay thế máy móc cũ bằng máy móc mới để làm giảm tiếng ồn
E. Sử dụng bịt tai, mũ phòng âm chống ồn  @
26.Vai trò của biện pháp dùng nút bịt tai chống ồn là :
A. Ai cũng đều áp dụng nên có tác dụng phổ biến  @
B. Hiệu quả phòng âm rất cao
C. Là biện pháp chống ồn có tác dụng quyết định
D. Là biện pháp chống ồn có vai trò hạn chế
E. Rẻ tiền, dễ áp dụng
27.Điền vào chỗ thiếu:
Để hạn chế tác hại của tiếng ồn cường độ lớn thì cứ sau..... lao động cần cho
nghỉ 30 phút ở nơi yên tĩnh
A. 15 phút
B. 30 phút
C. 60 phút
D. 90 phút
E. 120 phút.  @
28.Mức quy định tiêu chuẩn tối đa cho phép về tiếng ồn tại nơi làm việc là:
A. 80 dBA
B. 85 dBA
C. 90 dBA    @
D. 95 dBA
E. Không có số nào đúng.
29.Điều kiện đánh giá tiếng ồn bằng máy đo tiềng ồn là
A. Đo tiếng ồn với nhiều tình trạng sản xuất
B. Đo ngang tầm tai (1,5 m)
C. Đo nhiều vị trí sản xuất
D. Đo nhiều dải tần số
E. Gồm tất cả các việc trên   @
30.Biện pháp kỹ thuật phòng chống tiếng ồn trong sản xuất gồm: (Tìm chỗ không
phù hợp)
A. Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh tiếng ồn.
B. Cải tiến máy móc thiết bị, giảm ma sát , dùng đệm , lò xo giảm xóc.
C. Phát hiện tất cả các trường hợp mệt mỏi thính giác.   @
D. Cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn.
E. Sử dụng vật liệu hấp thu tiếng ồn
31.Khám tuyển để loại trừ các trường hợp nào dưới đây không tuyển lao động tại
nơi làm việc có tiếng ồn lớn (Tìm ý kiến sai ) :
A. Không tuyển những công nhân giảm thính lực,
B. Khả năng nghe tiếng nói thầm dưới 5m giảm ,  @
C. Mắc các bệnh viêm tai giữa mãn tính,
D. Rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, bệnh các tuyến nội tiết.
E. Bị thủng màng nhĩ, xốp xơ tai,

32. VI KHÍ HẬU NÓNG TRONG SẢN XUẤT VÀ STRESS NHIỆT

Các yếu tố của vi khí hậu thường gặp là: (Tìm  một chỗ sai)
A. Nhiệt độ không khí.
B. Độ ẩm không khí.
C. Độ phóng xạ.  @
D. Tốc độ gió.
E. Cường độ bức xạ nhiệt.
33.Các phương thức truyền nhiệt gồm có: (Tìm  một chỗ sai)
A. Dẫn truyền.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ.
D. Bay hơi.
E. Không đúng cả 4 loại này.  @
34.Xác định một trong số những vị trí sản xuất nào không chịu điều kiện vi khí
hậu nóng nhiều :
A. Công nhân bộ phận hấp nhuộm vải
B. Công nhân phân xưởng lên men    @
C. Công nhân ép khuôn gạch chịu lửa
D. Công nhân lò nung Clinke
E. Công nhân thổi thuỷ tinh
35.Dải tia hồng ngoại  là dải tia có bước sóng trong khoảng:
A. 760 - 2.000 nm.  @
B. 400 - 760 nm.
C. 200 - 400 nm.
D. 300 - 500 nm.
E. Tất cả đều không đúng.
36.Khi nhiệt độ bề mặt vật thể bị nung nóng đạt tới 3.900(K thì vật thể bị nung
nóng đó có khả năng phát tia nhiệt có bước sóng ngắn nhất là:
A. 594n m
B. 694n m  @
C. 794n m
D. 894n m
E.  494n m.
37.Độ ẩm không khi thích nghi với cơ thể người Việt nam là:
A. 69 ± 5%
B. 79± 5% @
C. 89 ± 5%
D. 59 ±  5%
E. Chưa có số liệu nào đúng.
38.Chỉ số nhiệt tam cầu ( chỉ số Yaglou ) được tính là:
A. 0,7o Nhiệt độ ướt  + 0,2 Nhiệt độ cầu +  0,1 nhiệt độ khô . @
B. 0,7 Nhiệt độ cầu + 0,2 Nhiệt độ ướt   +  0,1 Nhiệt độ khô.
C. 0,7 Nhiệt độ khô + 0,2 Nhiệt độ cầu  +  0,1 Nhiệt độ ướt.
D. Không có  công thức nào đúng.
E.
39.Mọi cơ chế sinh lý học đảm bảo cho sự trao đổi nhiệt giữa...... và ngoại cảnh
được tiến hành thuận lợi, duy trì nhiệt độ cơ thể đều, không bị nhiệt độ bên
ngoài chi phối gọi là điều hòa thân nhiệt “
A. Máy móc.
B. Cơ thể     @
C. Thân nhiệt
D. Tim phổi
E. Gan ruột
40.Gánh nặng hệ tuần hoàn tăng lên nhiều trong lao động nóng, vì (tìm ý kiến sai
A. Tim phải bơm máu ra ngoại biên tăng thải nhiệt
B. Mao mạch ngoại biên giãn rộng
C. Huyết áp tâm thu tăng cùng huyết áp tâm trương   @
D. Hệ tuần hoàn còn phải đảm bảo máu cho nhu cầu lao động thể lực
E. Cứ 1 lít máu ra ngoại biên thì giải phóng được 2,5 Kcal
41.Bình thường thận bài tiết 50 - 70 % tổng số nước của cơ thể, trong lao động
nóng, thận chỉ còn bài tiết ....... nước của cơ thể
A. 10 - 15 % @
B. 18 %
C. 24 %
D. 30 %
E. 40 %
42.Khi lượng NaCl trong nước tiểu 24h còn ít hơn........ là cơ thể đã bị mất muối
nghiêm trọng
A. 3 g
B. 5 g  @
C. 8 g
D. 10 g
E. 12 g
43.Khi nhiệt độ không khí và nhiệt độ các vật thể xung quanh cơ thể cao hơn nhiệt
độ trung bình da (33,5- 350C) thì.....Là phương thức thải nhiệt duy nhất của cơ
thể:
A. Dẫn truyền.
B. Bay hơi mồ hôi  @
C. Đối lưu.
D. Bức xạ.
E. Phát xạ
44.Công nhân thường xuyên lao động ở môi trường nóng dễ mắc các bệnh đường
tiêu hóa, do:
A. Mất nước, mất muối làm cho bài tiết dịch tiêu hóa giảm.
B. Nhu cầu uống nước nhiều và thường xuyên làm cho dịch tiêu hóa bị pha
loãng, kém tính sát khuẩn.
C. Cảm giác thèm ăn, khả năng tiêu hóa giảm nhiều sau giờ lao động .
D. Gồm cả 3 nguyên nhân trên. @
E. Cả ba nguyên nhân đều không đúng.
45.Một số bước cấp cứu tại chỗ với người bị say nóng, say nắng là:
(Tìm 1 ý kiến không đúng).
A. Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi mát, thoáng gió .
B. Để nạn nhân được nằm nghỉ, tránh tập trung đông, cho nới rộng quần áo.
C. Nếu bất tỉnh phải ưu tiên cứu tỉnh trước bằng nhóm huyệt Thập tuyên, Bách
hội, Ấn đường.
D. Phải cho tắm nước lạnh ngay để hạ thân nhiệt.  @
E. Cho uống nước hoặc dung dịch điện giải Oresol.
46.Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp là bệnh gây ra do tiếp xúc lâu dài với bức
xạ nhiệt có bước sóng:
A. 1.500 - 780 n m @
B. 780 - 400 n m
C. 400 - 200 n m
D. 1500 n m.
E. Các số liệu đều không đúng .
47.Bệnh bỏng mắt do tia hàn là bệnh do:
A. Tác dụng liên tục kéo dài của bức xạ sóng ngắn.
B. Bức xạ hồng ngoại sóng trung.
C. Bức xạ tử ngoại sóng ngắn < 280nm.  @
D. Bức xạ tử ngoại sóng trung 315 - 280nm.
E.  Aïnh sáng nhìn thấy (ánh sáng khả kiến ).
48.Những nghề nghiệp nào sau đây có thể gây ra bỏng mắt do Tia nhiệt
A. Thợ thổi thuỷ tinh
B. Thợ phá khuôn đúc
C. Thợ hàn kim loại  @
D. Thợ mạ kim loại
E. Thợ tán dinh Rivet
49.Chiều dài bước sóng bức xạ điên từ mang năng lượng tối đa tỷ lệ nghịch với
nhiệt dộ ........ của vật thể
A. Tương đối
B. Tối đa
C. Trung bình
D. Tuyệt đối   @
E. Yaglou
50.Bệnh xạm da nghề nghiệp gây ra là do phản ứng quang hóa xảy ra trên da
người công nhân giữa một bên là tác động của.............. với các chất hóa học
gốc carbure hydro vòng bám dính trên da.
A. Bức xạ cực tím sóng ngắn (<315 nm)
B. Bức xạ cực tím sóng dài (315 - 400 nm)      @
C. Bức xạ hồng ngoại sóng ngắn (780 - 1000 n m )
D. Bức xạ hồng ngoại sóng trung ( 1000 - 1500 n m )
E.  Bức xạ hồng ngoại sóng dài     (> 1500 n m )
51.Trong những biện pháp được kể ra, một biện pháp nào không phải là Biện pháp
kỹ thuật công nghệ phòng chống vi khí hậu nóng :
A. Cơ giới hoá lao động ở nơi có vi khí hậu nóng
B. Tự động hoá lao động ở nơi có vi khí hậu nóng
C. Sử dụng các vật liệu cách nhiệt
D. Sử dụng Rô-bôt
E. Sử dụng vòi tắm không khí    @
52.Biện pháp kỹ thuật vệ sinh phòng chống vi khí hậu nóng gồm có:
(Tìm chỗ không phù hợp)
A. Dùng màn nước để chống nóng.
B. Tổ chức thông hơi thoáng khí tốt nơi làm việc.
C. Nâng cao chiều cao nhà xưởng, triệt để lợi dụng hiệu quả của áp lực nhiệt
D. Sắp xếp thời gian nghỉ giải lao tùy theo tính chất và hoàn cảnh lao động.  @
E. Xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo, dùng vòi tắm không khí.
53.Biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý phòng chống vi khí hậu nóng gồm có: (Tìm
chỗ không phù hợp)
A. Chế độ lao động phù hợp với hoàn cảnh.
B. Có mũ nón, bảo hộ đầy đủ - Quần áo dùng hàng bông gai, sáng màu may
rộng.
C. Sắp xếp thời gian nghỉ giải lao tùy theo tính chất và hoàn cảnh lao động.
D. Thiết lập phòng nghỉ tạo ra điều kiện vi khí hậu dễ chịu, ổn định.
E. Sử dụng vật liệu cách nhiệt che đậy bề mặt tỏa nhiệt.    @
54.Nước uống trong lao động nóng phải đạt yêu cầu: (Tìm ý kiến sai)
A. Pha thêm vào mỗi lít nước 3g muối.         @
B. Bù lại được lượng nước mất đi.
C. Bù lại được những chất hao hụt do mồ hôi.
D. Giảm nhanh được cảm giác khát.
E. Dễ uống, không gây rối loạn tiêu hóa.
55.“Siêu âm là những âm thanh có tần số < 20Hz.
A. Đúng
B. Sai . @
56.Các tiếng ồn có Tần số thấp tác hại tới cơ quan phân tích thính giác mạnh hơn
các tiếng ồn có Tần số cao
A. Đúng
B. Sai.  @
57.Vi khí hậu trong sản xuất là:
Tổ hợp những yếu tố đặc trưng tình trạng lý học của môi trường không khí,
trong những khoảng không gian thu nhỏ bao vây quanh người lao động, aÍnh
hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt.
A. Đúng  @
B. Sai
58.Để làm giảm độ ẩm tương đối một cách cục bộ thì phải :Tăng nhiệt độ không
khí, tăng tốc độ gió.
A. Đúng  @
B.  Sai
59.Để làm giảm độ ẩm tương đối một cách cục bộ thì phải: Giảm nhiệt độ không
khí, giảm tốc độ gió.
A. Đúng
B.  Sai   @
60.“Chiều dài của bước sóng bức xạ điện từ mang năng lượng tối đa tỷ lệ         
thuận với nhiệt độ tuyệt đối của vật thể ”
A.  Đúng
B. Sai   @
61.Trong điều kiện không lao động, gió mát là gió có tốc độ :       > 6m/ s.
A. Đúng
B. Sai   @ ( gió kích thích)
62.“ Decibel A (dBA) : Mức âm thanh đo bằng đơn vị dBA là mức cường độ âm
chung các giải Octave tần số đã được hiệu chỉnh về tần số 1000Hz nhờ các
kết cấu riêng của máy đo. Người ta gọi âm thanh đo đơn vị dBA
là....................
A. Hiệu chỉnh về tần số 1000 Hz.
B. Âm thanh đương lượng.      @
C. Mức cường độ âm chung.
63.Nguyên nhân gây ra say nóng là...
A. Nhiệt sinh ra và cơ thể bị hấp thụ vượt quá khả năng điều hòa thân nhiệt. 
@
B.  Là tác dụng của dải tia hồng ngoại vào vùng đầu làm tăng nhiệt độ của
màng não và tổ chức não.

64.Hiện tượng truyền nhiệt do Bức xạ là được định nghĩa :


A. Sự truyền nhiệt do tiếp xúc trực tiếp giữa hai vật thể rắn có nhiệt độ chênh
lệch
B. Sự truyền nhiệt trong không khí, hơi và nước nhờ tiếp xúc với bề mặt vật
thể rắn
C. Truyền nhiệt nhờ phát ra các tia nhiệt
D. Sự truyền nhiệt do bốc hơi
E. Sự truyền nhiệt do phóng xạ
65.Hiện tượng truyền nhiệt do Bay hơi được định nghĩa :
A. Sự truyền nhiệt do tiếp xúc trực tiếp giữa hai vật thể rắn có nhiệt độ chênh
lệch
B. Sự truyền nhiệt trong không khí, hơi và nước nhờ tiếp xúc với bề mặt vật
thể rắn
C. Truyền nhiệt nhờ phát ra các tia nhiệt
D. Sự truyền nhiệt do bốc hơi
E. Sự truyền nhiệt do phóng xạ
66.Hiện tượng truyền nhiệt do Đối lưu được định nghĩa :
A. Sự truyền nhiệt do tiếp xúc trực tiếp giữa hai vật thể rắn có nhiệt độ chênh
lệch
B. Sự truyền nhiệt trong không khí, hơi và nước nhờ tiếp xúc với bề mặt vật
thể rắn
C. Truyền nhiệt nhờ phát ra các tia nhiệt
D. Sự truyền nhiệt do bốc hơi
E. Sự truyền nhiệt do phóng xạ
67.Hiện tượng truyền nhiệt do Dẫn truyền được định nghĩa :
A. Sự truyền nhiệt do tiếp xúc trực tiếp giữa hai vật thể rắn có nhiệt độ chênh
lệch
B. Sự truyền nhiệt trong không khí, hơi và nước nhờ tiếp xúc với bề mặt vật
thể rắn
C. Truyền nhiệt nhờ phát ra các tia nhiệt
D. Sự truyền nhiệt do bốc hơi
E. Sự truyền nhiệt do phóng xạ

VỆ SINH KHÔNG KHÍ


1. Lớp không khí sát mặt đất nhận nhiệt chủ yếu từ : 
A.Trực tiếp từ bức xạ mặt trời;
B.Lòng trái đất sinh nhiệt tỏa ra;
C.Mặt trời làm nóng mặt đất, và mặt đất truyền nhiệt cho lớp không khí sát mặt  đất;
D.Từ các nguồn bức xạ trên mặt đất;
E.Do tất cả các nguồn nêu trên. @
2. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:  
A. Cường độ bức xạ mặt trời;
B. Ngày dài hay ngắn;
C. Độ trong suốt của bầu khí quyển;
D. Vị trí địa lý của từng địa phương và thành phần cấu tạo của lớp đất bề mặt;
E. Gồm cả các điều nói trên . @
3. Nhiệt độ không khí không ảnh hưỏng đến:  
A. Qúa trình điều nhiệt của cơ thể ;
B. Côn trùng trung gian truyền bệnh ;
C. Chu kỳ phát triển của một số mầm bệnh ;
D. Sự hấp thu các chất độc có trong không khí qua đường hô hấp ;
E.  Độ trong suốt của bầu khí quyển . @
4. Khi nhiệt độ không khí và các bề mặt xung quanh cao hơn nhiệt độ trung bình của da, thì ......là con
đường thải nhiệt duy nhất của cơ thể :  
A. Đối lưu 
B. Bức xạ
C. Bay mồ hôi @
D. Dẫn truyền 
E. Phát xạ
5. Ở Việt nam, gọi là điều kiện dễ chịu về mùa hè khi môi trường không khí có :
       Nhiệt độ                              Độ ẩm                      Gió 
A. 22  ± 2 0C                            74-84 %                  0,3-0,5 m/s
B. 22  ± 2 0C                             64-74 %                 0,3-0,5 m/s
C. 24  ± 2 0C                             74-84 %                 0,3-0,5 m/s
D. 24  ± 2 0C                             64-74 %                 0,3-0,5 m/s
E. 26  ± 2 0C                            74-84 %                  0,3-0,5 m/s  @
6. Có một điều không hợp lý nào sau đây:  Nguồn nhiệt của cơ thể  bao gồm:
A. Trực tiếp từ bức xạ mặt trời;
B. Từ đất đá, đồ vật xung quanh;
C. Từ chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể;
D. Từ không khí khi nhiệt độ không khí  > 33(C;
E. Từ không khí khi nhiệt độ không khí  < 20(C. @
7. Có một sự phối hợp giữa nhiệt độ, độ ẩm và sự chuyển động của không khí lên cảm giác nhiệt của cơ
thể, Vùng dễ chịu khi:
A. To = 26 ±  2oC,  độ ẩm: 79 ± 5%,  tốc độ gió: 0,3 - 0,5m / s ;   @
B. To = 20 ±  2oC,  độ ẩm: 79 ± 5%,  tốc độ gió: 0,3 - 0,5m / s ;
C. To = 20 ±  2oC,  độ ẩm: 50 ± 10%,  tốc độ gió: 0,3 - 0,10m / s ;
D. To = 18 ±  2oC,  độ ẩm: 50 ± 5%,  tốc độ gió: 0,3 - 0,10m / s ;
E. To = 18 ±  2oC,  độ ẩm: 50 ± 10%,  tốc độ gió: 0,3 - 0,5m / s .
8. Loại nào sau đây không bị coi là “ khí nhà kính ” :
A. CO2
B. N2O
C. CH4
D. CFC
E. CO@
9. Tìm ý sai “Hiệu ứng nhà kính” là thuật ngữ dùng để chỉ :
A. Hiện tượng xảy ra trên tầng đối lưu 
B. Hiện tượng xảy ra tại tầng bính lưu ( lớp trung)   @
C. Hiện tượng do tăng quá nhiều khí CO2 trong khí quyển
D. Hiện tượng do tăng quá nhiều hơi nước trong khí quyển
E. Hiện tượng do tăng quá nhiều CH4 trong khí quyển
10.Lớp O3 bảo vệ trái đất nằm ở :
A. Tầng đối lưu
B. Tầng Bình lưu ( lớp trung).
C. Tầng Điện ly
D. Ở cả ba tầng trên
E. Chỉ có ở tầng Đối lưu và Bình lưu
11. Vai trò của lớp O3 tại tầng Bình lưu bảo vệ trái đất khỏi tác dụng của :
A. Phần lớn tia Hồng ngoại có bước sóng 1000 đến 780 n m
B. Phần lớn tia thấy
C. Dải tia tử ngoại có bước sóng < 0,28 n m  @
D. Dải tia tử ngoại có bước sóng 0,28 đến 315 n m
E. Dải tia tử ngoại có bước sóng 315 đến 400 n m
12. Ý nghĩa vệ sinh của nhiệt độ không khí là (tìm một ý kiến không phù hợp) :
A. Cơ thể người có thể thích nghi thuận lợi trong một khung nhiệt độ giới hạn
B. Mỗi côn trùng tiết túc, vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong một khung nhiệt độ giới hạn
C. Nhiệt độ không khí là một yếu tố vi khí hậu      @
D. Sự tăng, giảm nhiệt độ môi trường trong một thời gian và một giới hạn nhất định có tác dụng rèn luyện
cơ thể.
E. Nhiều bệnh tật lưu hành, phát sinh, phát triển phụ thuộc chế độ nhiệt 
13. Chế độ nhiệt là thuật ngữ dùng để chỉ :
A. Sư dao động nhiệt độ theo một thời gian xác định (tháng, năm...) tại một địa điểm xác định @
B. Hiệu số nhiệt độ tối đa so với tối thiểu tại một địa điểm xác định
C. Nền nhiệt độ theo mùa tại một địa điểm xác định.
D. Chênh lệch nhiệt độ trong Nam so với ngoài Bắc
E. Chênh lệch nhiệt độ giữa miền Núi và Đồng bằng
14. Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng xảy ra ở :
A. Tầng Đối lưu @
B. Tầng Bình lưu
C. Tầng Điện ly
D. Ở cả ba tầng trên
E. Chỉ có tầng Đối lưu và Bình lưu
15. Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính chủ yếu do :
A. Phá huỷ tầng Ôzôn
B. Tăng tích luỹ Ôzôn
C. Tăng lượng khí CO2@
D. Tăng lượng khí O2
E. Không phải những ý kiến trên
16. Có ý kiến sai nào: Hậu quả của hiệu ứng nhà kính :
A. Tăng cường các tia sóng ngắn nguy hiểm lọt xuống trái đất( tia tử ngoại).
B. Tăng cường tan băng ở hai đầu địa cực.
C. Trầm trọng thêm hiện tượng Enilno
D. Trầm trọng thêm hiện tượng La Nilna
E.  Nền nhiệt độ khí quyển gần trái đất cao thêm
17.Thành phần của lớp không khí trên mặt  đất (Địa tầng) chứa một lượng hơi nước:
A. Thay đổi; @
B. Tối thiểu;
C. Không thay đổi;
D. Tương đối.
E. Trung bình. 
18. Độ ẩm tương đối ( Hr) là tỷ lệ % giữa:
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa; @
B. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối thiểu;
C. Độ ẩm tối thiểu và độ  ẩm bảo hòa;
D. Độ ẩm tối đa và độ ẩm bảo hòa;
E.  Độ ẩm  tối đa và độ ẩm tuyệt đối.
19.Độ ẩm không khí liên quan tới :
A. Sự tồn tại và phát triển của một số mầm bệnh ;
B. Sự tồn tại của côn trùng truyền bệnh ;
C. Sự điều hòa thân nhiệt ;
D. Sự trao đổi nhiệt của cơ thể với môi trường xung quanh ;
E. Gồm tất cả các điều trên . @
20. Lý do chính làm cơ thể mất nhiệt nhiều khi trời lạnh,độ ẩm không khí cao vì ( dẫn truyền và phát
nhiệt)
A. Mất do bốc hơi
B. Mất do dẫn truyền  @
C. Mất do bức xạ 
D. Mất do đối lưu
E. Không phải những lý do trên
21. Ý nghĩa vệ sinh của độ ẩm không khí là (tìm một ý kiến sai) :
A. Cùng với nhiệt độ, độ ẩm không khí ảnh hưởng mạnh lên quá trình điều nhiệt của cơ thể 
B. Độ ẩm thích nghi của người Việt nam là 69 ± 5 %   @ (74-84%)
C. Độ ẩm không khí cao > 90 % làm tăng mất nhiệt của cơ thể khi trời lạnh
D. Độ ẩm không khí cao > 90 % làm khó chống nóng khi trời nòng
E. Độ ẩm không khí thấp < 60 % gây mất nước nhiều
22. Sương mù và mây có vai trò góp phần (chọn một ý kiến không đúng) :
A. Giảm nguy cơ ô nhiễm không khí   @
B. Tăng nguy cơ ô nhiễm không khí
C. Điều hoà thời tiết nóng bức
D. Tạo mưa làm sạch không khí 
E. Cung cấp cho cây trồng các hợp chất N2
23. Tại nơi ở, nơi làm việc của con người, nếu được thì nên có sự điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho phù
hợp với nhau:
Khi nhiệt độ không khí là 22 - 23oC thì độ ẩm (tương đối) nên là:
A. 80 - 85 %;
B. 65 - 70 %; @
C. 75 - 80 %;
D. 60 - 65 %.
E. 70 - 75 %;
24. Độ ẩm tuyệt đối là :
A. Lượng hơi nước không nhìn thấy trong không khí tại một địa điểm, thời gian và nhiệt độ xác định   @
B. Lượng hơi nước không nhìn thấy trong không khí tại một thời gian và nhiệt độ xác định
C. Lượng hơi nước không nhìn thấy trong không khí tại một địa điểm, thời gian xác định.
D. Lượng hơi nước không nhìn thấy tại một thời gian và nhiệt độ xác định
E.  Không có ý kiến nào kể trên đúng
25. Hoa hồng gió là:
A. Đồ thị biểu thị lượng gió theo một hướng nhất định;
B. Đồ thị nêu lên tính chất lập lại của gió, chiều dài của đồ thị biểu thị phân suất của một lượng gió so với
tổng số gió quan sát được trong một khoảng thời gian nhất định. @
C. Đồ thị nêu lên tính chất lập lại của gió, chiều dài của đồ thị biểu thị phân suất của một lượng gió so với
tổng số gió quan sát được trong một năm;
D. Đồ thị nêu lên các hướng gió trong một khoảng thời gian nhất định;
E. Là một loại “ La bàn gió” .
26.Khi qui hoạch xây dựng đô thị hay khu dân cư tập trung, người ta phải quan tâm Hoa hồng gió vì 
(Tìm ý kiến sai) :
A. Xác định hướng gió và tốc độ gió 
B. Tránh xây các ống khói ở đầu chiều gió so với khu dân cư 
C. Để xác định khoảng cách vệ sinh
D. Để xác định chiều cao cần thiết của ống khói
E. Để trực tiếp làm giảm ô nhiễm không khí  @
27. Gió Lào ảnh hưởng không tốt tới  sức khỏe, làm mất nước, suy kiệt, nhất là với trẻ nhỏ, do tính chất
của gió Lào là:
A. Khô, mạnh (tốc độ cao);
B. Khô, mạnh, nóng;  @
C. Ẩm, yếu (tốc độ thấp), nóng;
D. Ẩm, mạnh, nóng;
E. Khô, nóng, yếu.
28.Tính chất của Gió mùa Đông Bắc thổi vào ven biển miền Bắc và các tỉnh miền Trung là :
A. Nóng , khô, tốc độ thấp
B. Lạnh ,khô, tốc độ thấp 
C. Lạnh, ẩm , tốc độ thấp 
D. Nóng, ẩm, tốc độ cao
E. Lạnh, ẩm, tốc độ cao @
29.Ý nghĩa vệ sinh của gió là (Tìm ý kiến sai) :
A. Chống ô nhiễm không khí
B. Điều hoà nhiệt của các khối không khí
C. Giảm độ ẩm cục bộ
D. Mang lại cảm giác mát mẻ với tốc độ gió là 6m/s  @
E. Tăng khả năng bay hơi của mồ hôi
30.Tốc độ gió trong giới hạn làm mát là :
A. < 3,5 m/s           @
B. 3,6 - 3,9 m/s
C. 4,0 - 4,4 m/s
D. 4,5 - 4,9 m/s
E. 5 m/s trở lên
31. Tính chất của gió Nam ở nước ta là :
A. Nóng ẩm
B. Lạnh ẩm
C. Mát ẩm @
D. Khô mát
E. Khô nóng
32. Gió không có một vai trò nào  trong các vai trò của gió đối với một khu dân cư :
A. Giảm nồng độ hơi khói bụi cục bộ 
B. Đảm bảo thông thoáng của các khu nhà ơ
C. Chống ô nhiễm không khí
D. Đem lại một vi khí hậu dễ chịu 
E. Xác định khoảng cách của hai toà nhà gần nhất @
33. Thành phần quang phổ của bức xạ mặt trời tới trái đất thay đổi không tùy thuộc vào:
A. Độ cao của mặt trời;
B. Độ mây;
C. Thời gian trong năm;
D. Thành phần của không khí;
E.  Hoàn lưu khí quyển .  @
34. Thành phần nào trong các thành phần sau đây của bức xạ mặt trời có thể gây say nắng:
A. Tia sáng;
B. Tia thấy;
C. Tia tử ngoại;
D. Tia hồng ngoại.
E. Tia hồng ngoại có bước  sóng 600 - 1.000mμ   @
35. Có một ý kiến nào sai Ý nghĩa vệ sinh của bức xạ nhiệt mặt trời là :
A. Bức xạ mặt trời là tác nhân chủ yếu gây ra nhịp ngày đêm
B. BXMT tăng cường các quá trình chuyển hóa chất của cơ thể 
C. BXMT kích thích làm vết thương mau lành 
D. Tia tử ngoại sóng trung xúc tác chuyển tiền Vitamin D3 thành Vitamin D3
E.  BX hồng ngoại có tác dụng sát khuẩn vết thương @
36. Khi lên cao hay xuống sâu thì yếu tố chính ảnh hưởng tới cơ thể là:
A. Nhiệt độ không khí;
B. Độ ẩm không khí;
C. Sự chuyển động của không khí;
D. Aïp lực của không khí; @
E. Nồng độ Nitơ trong không khí.
37. Cứ xuống nước sâu thêm 10m thì cơ thể lại chịu thêm :
A. 1at @
B. 2at
C. 3at
D. 5at
E. 10at
38.Trung bình cứ lên cao thêm 100m thì không khí giảm đi trung bình:
A. 0,60C và 10 mmHg @
B. 0,50C và 20 mmHg
C. 0,80C và 15 mmHg
D. 0,50C và 10 mmHg
E. 0,60C và 15 mmHg
39. Trong điều kiện quá nóng (To không khí > nhiệt độ bề mặt da), sự mất nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng:
A. Đối lưu; 
B. Phát xạ ;
C. Dẫn truyền ;
D.Toát và bay hơi mồ hôi. @
E. Tăng tần số hô hấp .
40.Chỉ số Bergmann được tính bằng :
Diện tích da tính bằng (m2) chia cho Trọng lượng cơ thể (Kg) tính % @
Trọng lượng cơ thể tính bằng (Kg) chia cho diện tích da (m2)  tính %
Khối mỡ cơ thể (Kg) trên diện tích da (m2) tính %
Diện tích da (m2) trên khối mỡ cơ thể (Kg) tính %
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
41.Trong điều kiện quá lạnh (To không khí < 15(C), nguồn nhiệt  quan trọng nhất để cơ thểø chống lạnh
là:
A. Bức xạ mặt trời;
B. Từ đất đá, đồ vật xung quanh;
C. Từ chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể; @
D. Từ không khí;
E. Tất cả các nguồn trên.
42. Lúc nghỉ ngơi, một người bình thường tiêu thụ lượng oxy / giờ là :
A. 15l;
B. 20l;
C. 25l;  @
D. 30l;
E. 35l;
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

1. Có một ý kiến sai nào : Ô nhiễm không khí là khi :


A. Có mặt một chất lạ trong không khí;
B. Có sự thay đổi quan trọng trong thành phần của không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một
sự khó chịu;
C. Giảm tầm nhìn xa do bụi;
D. Tỏa ra mùi khó chịu;
E. Tất cả các điều trên đều chưa đúng. @
2. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở thành phố về mặt hóa học là:
A. Đốt cháy nhiên liệu để đun nấu ;
B. Xe hơi, giao thông vận tải;    @
C. Đốt than từ các nhà máy nhiệt điện; 
D. Luyện kim;
E. Từ hơi, khí thải các nhà máy hoá chất .
3. Nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm khí quyển hiện nay là :
A. Do phương tiện giao thông @
B. Do đốt lửa đun nấu
C. Do cháy rừng và núi lửa
D. Do ống khói các khu công nghiệp
E. Do phân huỷ các chất thải
4.Sự tích lũy hay phân tán các tác nhân gây ô nhiễm không khí tùy thuộc hàng đầu vào :
A. Nhiệt độ không khí;
B. Độ ẩm không khí;
C. Aïp lực không khí;
D. Các điều kiện khí tượng;  @
E. Sự chuyển động của không khí. 
5. Tìm ra một ý kiến không hợp lý : Hình thái “ nhiễm khuẩn giọt ” nguy hiểm trong Bệnh viện
vì:
A. Thiếu ánh sáng mặt trời
B. Vi khí hậu ẩm ướt 
C. Vi khuẩn có độc lực cao
D. Tiếp xúc mật thiết Ngườì-Người
E. Thiếu thuốc sát trùng @
6. Thời gian tồn tại của các vi sinh vật trong không khí phụ thuộc (tìm ý kiến sai)
A. Sự tồn tại của dạng giọt nhỏ 
B. Kích thước hạt của vi sinh vật
C. Độ ẩm không khí 
D. Nhiệt độ không khí 
E. Sự cạnh tranh giữa các vi sinh vật @
7. Không khí khoÏ trở thành đường lan truyền mầm bệnh vi sinh vật cho cơ thể khi: 
A. Vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại lâu trong không khí
B. Độ ẩm không khí có vi sinh vật cao
C. Nhiệt độ không khí có vi sinh vật tương đối thấp , kém bức xạ nhiệt
D. Cơ thể cảm nhiễm vi sinh vật chưa đủ sức đề kháng
E. Không khí ở nơi các cánh rừng  sâu  @
8. Thành phần nào dưới đây trong không khí bị ô nhiễm gây co thắt và tăng tiết ở đường hô hấp
trên:
A. CO;
B. SO2 
C. CO2
D. CH4
E. N2 ;
9. Nguời ta chọn khí SO2 là khí chỉ điểm sự ô nhiễm không khí các khu công nghiệp vì (Tìm ý
kiến sai) :
A. Sự có mặt thường xuyên của nó trong Không khí
B. S và O2 đều là những nguyên tố thường gặp trong tự nhiên
C. S có nhiều trong than đá và dầu mỏ 
D. SO2 là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp
E. Có thể dễ dàng xâm nhập vaò sâu tận phế nang  @
10.Nồng độ tối đa cho phép trong không khí của SO2 là :
A. 0,001 mg 0%
B. 0,01   mg 0%  @
C. 0,1     mg 0%
D. 0.05   mg 0%
E. 0,5     mg 0%
11. Thành phần nào dưới đây có trong không khí bị ô nhiễm có thể gây cả ngộ độc cấp và ngộ độc
mãn tính:
A. CO 
B. SO2
C. O3   @
D. Bụi
E. NH3  
12. Trong không khí bị ô nhiễm, thành phần nào dưới đây thuộc loại gây kích thích hô hấp .
A. CO
B. CO2
C. O3 @
D. Hợp chất fluor
E. N2O
13. Chất ô nhiễm không gây kích thích là những chất (tìm ý kiến sai ) :
A. Tác động tại đường hô hấp      
B. Có thể hoà tan trong niêm dịch đường hô hấp
C. Một số trong các chất này gây ung thư phổi, phế quản
D. Có thể gây ho, gây ngạt  @
E. Mức độ hấp thu chất ô nhiễm không kích thích tăng lên theo sự có mặt đồng thời của chất kích
thích
14. Trong không khí bị ô nhiễm, thành phần nào dưới đây thuộc nhóm tác động chung đến cơ
thể: 
A. O3
B. SO3
C. NO2
D. 3.4. benzopiren   @
E. E.  NO3  
15. Từ năm ......,Việt nam đã cho nhập và cho áp dụng rộng rãi sử dụng xăng không pha chì là
một cố gắng trong phòng chống ô nhiễm không khí
A. 1998
B. 1999
C. 2000 
D. 2001 @
E. 2002
16. Nguồn gốc Berilli trong không khí ô nhiễm thường gặp là :
A. Trong không khí thành phố 
B. Trong không khí các khu chợ 
C. Trong không khí nội thất 
D. Trong không khí các khu mỏ Be hay các trung tâm luyện kim màu  @ 
E. Khí xả động cơ ô tô
17. Mangan và hợp chất có nhiều trong không khí bị ô nhiễm ở : 
A. Trong không khí đồng quê
B. Các cơ sở sản xuất Pin khô  @
C. Trong không khí nhà ở 
D. Trong không khí các khu chợ 
E. Ống khói nhà máy gạch chịu lửa 
18. Người ta vẫn nhắc đến “ Vụ dịch sương mù thành Luân đôn” là do hiện tượng : 
A. Ô nhiễm khí quyển đơn thuần
B. Ô nhiễm khí quyển kết hợp nghich nhiệt  @
C. Ô nhiễm không khí do vi sinh vật
D. Ô nhiễm hoá học kết hợp ô nhiễm Vi sinh vật
E. Ô nhiễm không khí do phóng xạ 
19. “ Hiện tượng nghịch nhiệt” là hiện tượng sinh ra do :
A. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn và bầu trời nhiều sương mù  @
B. Hoá chất độc công nghiệp không thể phát tán đi xa
C. Hàm lượng hơi khí độc trong không khí gần mặt đất lớn
D. Hàm lượng bụi trong không khí cao
E. Hàm lượng hơi khí độc trong không khí gần mặt đất lớn và gió yếu 
20. CO là một khí ô nhiễm nguy hiểm vì (tìm một ý kiến sai) :
A. Khả năng kết hợp mạnh với Hb
B. Khả năng phân ly từ HbCO rất dễ dàng
C. Phân tán ngang tầm hô hấp và không có mùi, màu 
D. Gặp nhiều trong sản phẩm cháy dở của Cácbon
E. Nồng độ tối đa cho phép trong không khí là 100 ppm  @
21. CO có nhiều trong không khí bị ô nhiễm ở 
A. Khói xả động cơ ô tô hoặc xung quanh các lò đốt than @
B. Trong không khí phòng họp
C. Trong không khí các khu rừng thông
D. Trong không khí các khu chợ 
E. Trong không khí cách mặt đất 3 km
22. Ô nhiễm không khí do Ô zôn thường thấy ở 
A. Không khí thành phố 
B. Không khí các khu chợ 
C. Không khí nội thất 
D. Sự đốt cháy có tia lửa điện hoặc tại các máy Photocopy   @
E. Không khí các khu rừng nguyên sinh
23. Có một ý kiến sai Tác hại của Ôzôn lên cơ thể có đặc điểm :
A. Gây xơ hoá phổi ở liều tương đối thấp
B. Gây phù phổi cấp ở liều cao
C. Có thể xâm nhập sâu đến tận phế nang
D. Không gây viêm phế quản mãn tính  @
E. Có tác dụng quen với ôzôn
24. Ô nhiễm không khí do Hoá chất bảo vệ thực vật là do (tìm ý kiến sai) 
A. Phun hoá chất bằng máy bay
B. Trong những điều kiện khí tượng có độ mây thấp
C. Khối lượng sử dụng lớn 
D. Dùng tay rắc thuốc @
E. Khi phun gặp gió lớn
25.Nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm phóng xạ không khí phổ biến nhất hiện nay :
A. Lấy đi rất nhiều các lớp đất đá che phủ bề mặt   @
B. Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân
C. Sử dụng đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và các mục đích nghiên cứu khoa học
D. Tai nạn từ các lò phản ứng hạt nhân
E. Sử dụng phóng xạ đánh dấu trong sản xuất 
26. Các Hydrocacbua thơm đa vòng dạng hơi, khí là chất ô nhiễm không khí nguy hiểm vì :
A. Có nhiều trong các sản phẩm tự nhiên
B. Có nhiều trong than đá và dầu mỏ 
C. Độc tính chung rất cao
D. Nhiều loại trong đó là chất gây ung thư
E. Tất cả các nguyên nhân trên @
27. Đê chống ô nhiễm không khí thành phố  Chỉ giữ lại trong thành phố những xí nghiệp trực tiếp
phục vụ nhu cầu ........của nhân dân
A. Sinh hoạt  @
B. Sản xuất
C. Văn hoá
D. Dịch vụ
E. Đi lạI
28. Để phòng chống ô nhiễm không khí người ta cần phải áp dụng các biện pháp tổng hợp, đó là
(chọn ý kiến sai) :
A. Biện pháp kỹ thuật
B. Biện pháp qui hoạch
C. Biện pháp giáo dục
D. Hạn chế phát triển các phương tiên giao thông công cộng  @
E. Trồng cây, bảo vệ rừng
29. Trong những biện pháp tổng hợp phòng chống ô nhiễm không khí, người ta đánh giá ý nghĩa
quan trong nhất của biện pháp nào trong những biện pháp dưới đây :
A. Biện pháp kỹ thuật
B. Biện pháp qui hoạch
C. Biện pháp giáo dục  @
D. Hạn chế phát triển các phương tiện giao thông cá nhân  
E. Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm lên sức khoẻ cộng đồng.
30. Không được xây dựng những nhà máy điện lớn trong thành phố        
A.Đúng  @
B.Sai
31.Khái niệm thảm xanh bao gồm diện tích cây xanh và mặt nước      
A.Đúng  @
B.Sai
32 Để giảm mức độ ô nhiễm do khí xả của ô tô, cần phải thực hiện các vấn đề về an toàn giao thông,
. phải xây dựng . .......cho khách bộ hành qua lại ở các ngã tư 
Cầu vượt   @
Đèn tín hiệu
Rào chắn
Lề đường
Biển báo

 
VỆ SINH NHÀ Ở VÀ QUI HOẠCH ĐÔ THỊ

1 Tiêu chuẩn nào sau đây cần phải thực hiện để lấy được nhiều ánh sáng thiên nhiên cho
phòng ở:

A. Chiều sâu của nhà > 2 lần chiều rộng và góc ánh sáng ≥  27o, góc mảnh trời xanh ≥ 
5o;@

B. Chiều sâu của nhà > 2 lần chiều rộng và góc ánh sáng > 27o, góc mảnh trời xanh ±   5o;

C. Chiều sâu của nhà > 2 lần chiều rộng và góc ánh sáng > 27o, góc mảnh trời xanh > 5o;

D. Chiều sâu của nhà > 2 lần chiều rộng và góc ánh sáng ≥ 27o, góc mảnh trời xanh > 5o;

E. Chiều sâu của nhà > 2 lần chiều rộng và góc ánh sáng > 27o, góc mảnh trời xanh < 5o.

2 Để tránh và làm giảm tiếng động trong phòng ở, cần phải thực hiện điều kiện sau đây:
(tìm một ý kiến sai)

A. Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch

B. Sàn cách giữa các tầng phải có một khoảng trống

C. Vật liệu xây dựng nên dùng loại vật liệu rỗng

D. Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng kín

E. Nền nhà cần phải cao.@

3 Nguồn chiếu sáng nhân tạo trong phòng ở cần phải đạt các yêu cầu:(tìm một ý kiến sai)

A. Đủ ánh sáng và đều;

B. Không gây nhiễm bẩn không khí;

C. Không làm tăng nhiệt độ phòng;

D. Đạt được mục tiêu chiếu sáng cũng như hiệu quả kinh tế;

E. Thiết bị rẻ tiền, dễ kiếm.@

4 Tiêu chuẩn về độ chiếu sáng trong phòng mổ tính theo hệ số chiếu sáng thiên nhiên
(K.E.O) là:

A. 1,5%;

B. 1%;
C. 0,7%;

D. 0,5%;

E. 2,5%. @

5 Để lấy được nhiều ánh sáng thiên nhiên, người ta qui định chiều cao (h) của ngôi nhà cao
nhất (nằm trên đường phố) so với bề rộng (r) của đường phố phải trong khoảng nào sau
đây:

A. r: ≤ 2h;

B. r: < h;

C. r: = 2h; 

D. r: ≥ 2,5h;

E. r: > 2h. @

6 Hệ số ánh sáng phù hợp tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên của nhà ở là:

A. 1/8 - 1/10;

B. 1/6 - 1/8; @

C. 1/5 - 1/6;

D.1/2 - 1/4;

E. 1/4 -1/8.

7 Hệ số ánh sáng là tỷ lệ giữa:

A. Tổng diện tích sàn nhà/ tổng diện tích cửa sổ;

B. Tổng diện tích cửa ra vào/ tổng diện tích sàn nhà;

C. Tổng diện tích cửa sổ/ tổng diện tích sàn nhà; @

D. Tổng diện tích trần/ tổng diện tích sàn nhà;

E. Tổng diện tích cửa sổ/tổng diện tích trần. 

8 Độ ẩm cao thường gây khó chịu nhất cho người ở trong nhà về mùa đông ở nước ta là:

A. Ẩm ướt nguyên thủy (do xây dựng);


B. Độ ẩm do xâm nhiễm;

C. Ẩm ướt do ngưng kết;@

D. Ẩm ướt do đất thổ cư;

E. Ẩm ướt do mao dẫn.

9 Muốn chống lại sự ẩm ướt trong nhà ở, thì phải: (tìm ý kiến không đúng)

 A. Thông gió tích cực;

B. Sưởi ấm trong nhà;

C. Tu sửa các chỗ hư hỏng;

D. Chỉ cần làm nhà cao tầng;@

E. Chọn vật liệu xây dựng có tính cách thủy tốt.

1 Sự thông thoáng liên tục cho nhà ở được thực hiện bằng cách: (tìm ý kiến không thích
0 hợp)

A. Mở cửa sổ và cửa ra vào;@

B. Nhờ hệ thống ống thông hơi;

C. Nhờ các lỗ hổng, cửa thông gió trên cao;

D. Nhờ các khe cửa;

E. Nhờ hệ thống ống hút, thổi gió.

1 Vi khí hậu đô thị thường khác với vi khí hậu nông thôn, vì đặc điểm của đô thị là: (tìm
1 một ý kiến sai)

A. Mật độ xây dựng cao, đông dân cư;

B. Mật độ cây xanh trên đầu người thấp; @

C. Nhà có nhiều tầng, có nhiều công trình chắn gió;

D. Xây dựng bằng các vật liệu hấp thụ bức xạ nhiệt đồng thời tỏa nhiều nhiệt;

E. Khói bụi tỏa vào không khí làm giảm ánh sáng (bức xạ tử ngoại và hồng ngoại).

1 Một điểm dân cư muốn trở thành đô thị cần phải đạt được các tiêu chí sau:  (tìm một ý
2
kiến sai)

A. Qui mô dân cư phải đủ lớn;

B. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (< 60%);@

C. Vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực; 

D. Mật độ cư trú;

E. Sự phát triển cơ sở hạ tầng.

1 Khi quy hoạch độ thị, số đất dành để trồng cây xanh khoảng:
3
A. 30-40%;

B. 40-50%; @

C. 20-30%;

D. 50%;

E. 30%-50%.

1 14. Diện tích cây xanh sử dụng cho toàn bộ đô thị, tính bình quân đầu người khoảng:
4
A. 4-5 m2/người;

B.  5-6 m2/người;

C.  6-7 m2/người;

D. 7-8 m2/người;

E. 6-8 m2/người. @

1 Để giảm thiểu tiếng ồn và chấn động trong độ thị cần áp dụng những biện pháp tích cực
5 như: (tìm một ý kiến sai)

A. Mặt phường phẳng, rắn và chắc;

B.  Hạn chế tốc độ xe chạy và qui định tuyến cho các loại xe chạy khác nhau;

C.  Khu công nghiệp phải đặt xa khu dân cư;

D. Đường dành cho xe trọng tải lớn phải có chiều rộng tối thiểu và bố trí ngoài đô thị;

E. Xử phạt vi cảnh những trường hợp xe chạy không đúng tuyến. @


1 Các yếu tố độc hại phát sinh từ vùng công nghiệp là: (tìm một ý kiến sai)
6
A. Không khí bị ô nhiễm bởi khói, bụi và khí độc; 

B.  Sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm do nước thải của các xí nghiệp;

C.  Đất đai bị ô nhiễm do các chất thải đặc và lỏng;

D. Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động do quá trình sản xuất;

E. Sử dụng thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.@

1 Để bảo vệ không khí trong sạch cho vùng nhà ở cần phải bố trí vùng công nghiệp theo
7 hướng nào sau đây: (tìm một ý kiến sai)

A. Bố trí khu dân cư ở ngoại thành;

B.  Trồng nhiều cây xanh ở khu nhà ở;

C.  Cần phải có khoảng cách vệ sinh giữa vùng công nghiệp và vùng nhà ở;

D. Bố trí khu công nghiệp ở ngoại thành;

E. Cần bố trí vùng công nghiệp theo dòng sông, ở phía trên vùng nhà ở của nhân dân.@

1 Mật độ dân cư ở vùng nhà ở thường dao động trong khoảng:


8
A. 50 - 70 người/Ha;

B. 50 - 70 người/Ha;

C. 50 - 100 người/Ha;

D. 50 - 150 người/Ha; @

E. 70 - 150 người/Ha.

1 Ý nghĩa vi khí hậu của nước trong vệ sinh qui hoạch đô thị là:
9
A. Nguồn cung cấp nước uống và sinh hoạt;@

B. Đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc;

C. Taọ cảnh quan (sông, hồ) cho vùng dân cư;

D. Làm tăng độ ẩm không khí và đất, tạo điều kiện tốt cho việc trồng cây xanh;

E. Làm tăng vẻ đẹp phong cảnh vùng dân cư .


2 Về phương diện vi khí hậu, mức độ đốt nóng của bức xạ mặt trời vào đất phụ thuộc vào
0 những yếu tố nào của đất:

A. Cấu tạo hóa học đất + dung tích nhiệt đất + nước chứa trong đất + độ xốp;

B.  Dung tích nhiệt đất + tính chất lý học đất + nước chứa trong đất + độ xốp; @

C.  Cấu tạo hóa học đất + dung tích nhiệt đất + độ ẩm của đất + độ xốp;

D. Tính chất lý học đất + độ xốp + cấu tạo hóa học đất + độ ẩm của đất;

E. Độ ẩm của đất + độ xốp + tính chất lý học đất + cấu tạo hóa học của đất.

2 Trong qui hoạch độ thị, về phương diện vệ sinh, khi chọn vùng đất để xây dựng đô thị
1 mới cần chú ý những yếu cầu cơ bản sau: (tìm một ý kiến sai)

A. Đất không bị nhiễm bẩn, ít lụt lội;

B. Liên quan thuận lợi với hệ thống giao thông thủy, bộ;

C. Tình hình bệnh tật ở địa phương ít xảy ra;

D. Nằm ở gần vùng ngoại thành; @

E. Nằm phía trên chiều gió so với nguồn không khí bẩn và ở phía trên nơi mà nguồn nước
bẩn đổ ra sông.

2 Đặc điểm của môi trường vùng công nghiệp: (tìm một ý kiến sai)
2
A. Đất đai bị ô nhiễm do chất thải đặc và lỏng;

B. Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động do sản xuất

C. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao; @

D. Sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm do do nước thải công nghiệp;

E. Không khí bị ô nhiễm do khói, bụi và hơi khí độc.

2 Trong qui hoạch đô thị, cần bố trí khu công nghiệp như sau: (tìm một ý kiến sai)
3
A. Theo dòng sông và ở phía dưới vùng nhà ở của nhân dân;

B. Dưới chiều gió đối với vùng nhà ở của nhân dân;

C. Phải có khoảng cách vệ sinh giữa vùng nhà ở và vùng công nghiệp; 
D. Nằm ở vùng ngoại thành; @

E. Trong vùng bảo vệ phải trồng cây xanh và không được xây dựng nhà ở.

2 Vùng ngoại thành là nơi bố trí những khu nào sau đây: (tìm một ý kiến sai)
4
A. Khu nghĩa trang thành phố;

B. Khu xử lý rác;

C. Trạm xử lý nước thải; 

D. Khu an dưỡng; @

E. Bệnh viện lao, thần kinh.

2 Trường hợp cần cải tạo các đô thị cũ có các xí nghiệp nằm xen kẽ với khu nhà ở, cần tiến
5 hành các biện pháp sau: (tìm một ý kiến sai)

A. Di chuyển các xí nghiệp phóng thải chất độc hại đến khu công nghiệp;

B. Thay đổi ngành công nghiệp không độc hại;

C. Tạm thời cho phép để lại chỏ cũ nhưng không được phát triển thêm và phải có biện
pháp giảm các chất độc hại;

D. Nếu chưa di chuyển được, tạm thời sắp xếp các phân xưởng có thải chất độc hại dưới
chiều gió đối với nhà ăn, bệnh xá;

E. Có hàng rào ngăn cấm người lạ vào khu vực sản xuất. @

2 Những thành phần của vùng nhà ở: (tìm một ý kiến sai)
6
A. Nhà ở;

B. Cơ quan công cộng phục vụ nhân dân;

C. Đường phố;

D. Công viên;

E. Các công trình sinh hoạt văn hoá. @

2 Ý nghĩa vệ sinh của cây xanh trong môi trường đô thị: (tìm một ý kiến sai)
7
A. Trực tiếp tạo nên vi khí hậu tốt hoặc cải thiện vi khí hậu;
B. Làm giảm các luồng gió mạnh và là noi chứa không khí trong sạch;

C. Ngăn cản các tác nhân bất lợi như bụi, tiếng ồn;

D. Điều hoà chế độ nhiệt của đô thị;

E. Đổi mới oxy và khí cacbonic. @

2 Để chống nóng cho nhà ở cần tiến hành các biện pháp: (tìm một ý kiến sai)
8
A. Quét vôi tường màu sáng;

B. Làm cửa sổ rộng (hướng nam và Đông Nam);

C. Nâng chiều cao của nhà; @

D. Trồng cây xanh gần nhà;

E. Nền nhà cần nâng cao.

2 Điền vào ô trống cụm từ đúng nghĩa: “hiệu ứng gió lùa” thường gây tress mạnh và nguy
9 hiểm đối với..........(người già yếu và trẻ nhỏ)

3 Ánh sáng thiên nhiên lọt vào nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí và cấu tạo của cửa sổ:
0 (tìm một ý kiến sai)

A. Diện tích của cửa sổì;

B. Chiều cao cửa sổ; 

C. Bề rộng của cửa sổ; @

D. Cấu tạo của các nẹp, cánh cửa của cửa sổ; 

E. Ảnh hưởng của vật che khuất cửa sổ.

VỆ SINH NƯỚC UỐNG

1 Tiêu chuẩn lượng nước cung cấp cho một người/ngày ở nông thôn nước ta là:
A.10 lít;

B. 60 lít;

C. 20 lít;

D. 40 lít; @

E. 10 lít.

2 Tính chất hoá học quan trọng nhất của nước mưa:

A. Hàm lượng muối khoáng thấp; @

B. pH < 7;

C. Hàm lượng chất hữu cơ thấp;

D. Không chứa hoá chất bảo vệ thực vật;

E. Hàm lượng nitrat và photphat thấp.

3 Điểm khác biệt về chất lượng nước giữa nước mưa và nước bề mặt là: (tìm một ý kiến
sai)

A. Ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật;

B. Hàm lượng chất hữu cơ;

C. Ô nhiễm phân hoá học;

D. Hàm lượng muối khoáng;

E. Lượng clo thừa. @

4 Nước là tài nguyên có thể tái tạo nhờ yếu tố:

A. Nước có nhiệt độ bay hơi và ngưng tụ thấp;

B. Năng lượng vô tận từ mặt trời;

C. Chu trình trình thuỷ văn;

D. Vòng tuần hoàn vật chất; 

E.  Vòng tuần hoàn tự nhiên.@

5 Tính chất vệ sinh quan trọng nhất của nước bề mặt là:
A. Nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh vật; @

B. Nhiễm bẩn hoá chất bảo vệ thực vật;

C. Nhiễm bẩn phân bón vô cơ

D. pH > 7;

E. Nhiễm bẩn dịch thể động vật.

6 Nhược điểm quan trọng nhất của nước ngầm là (tìm một ý kiến sai)

A. Chứa nhiều sắt

B. Hàm lượng nitrat cao;

C. Dễ bị nhiễm mặn ở các vùng gần biển;

D. Hàm lượng fluor thấp; @( cao)

E. Khó khăn trong việc thăm do và xử lý.

7 Độ đục của nước hình thành bởi: (tìm một ý kiến sai)

A.Các chất hữu cơ;

B.  Các chất mùn;

C. Chất sắt;

D. Phù sa;

E.  Vi sinh vật. @

8 Khi độ đục trong nước cao sẽ giảm hiệu lực khử trùng nước là do nguyên nhân nào sau
đây:

A. Độ đục hấp phụ kim loại nặng;

B. Độ đục hấp phụ hoá chất độc;

C. Tạo thành hàng rào vật lý không cho phép hoá chất khử trùng tiếp cận vi sinh vật; @

D. Độ đục ngăn cản bức xạ mặt trời; 

 E. Độ đục giảm khả năng lan toả ánh sáng.

9 Đặc điểm quan trọng của độ đục đối với nước uống là: (tìm một ý kiến sai)
A. Thể hiện tính chất hấp thụ và lan toả ánh sáng; @

B. Ngăn cản quá trình khử trùng;

C. Hấp phụ hoá chất độc và kim loại nặng;

D. Chất chỉ điểm cho sự nhiễm bẩn của nước.

E. Nơi ẩn náu của vi sinh vật;

1 Mùi của nước là do những nguyên nhân sau:(tìm một ý kiến sai)
0
A. Khí hoà tan trong nước như H2S, clor thừa;

B. Thực vật bị thối rữa, phân hoá;

C. Nhiễm chất sắt (Fe2O3);

D. Nhiễm vi sinh vật; @

E. Xác động vật thối rữa.

1 Khi nhiệt độ nước gia tăng, ảnh hưởng đến tính chất nào sau đây của nước:
1
A. pH;

B. Hàm lượng oxi hoà tan trong nước; @

C. BOD;

D. Mùi vị của nước;

E. Độ đục.

1 Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến nhiệt độ của nước:
2
A. pH; @

B. Hàm lượng oxi hoà tan trong nước; 

C. Hiện tượng “nở hoa” do tảo phát triển;

D. Khử trùng nước bằng clor;

E. Khử đục bằng phèn nhôm.

1 pH là một thông số quan trọng của nước uống, vì:


3
A. pH có tác dụng làm giảm virus và các vi khuẩn;

B. pH ảnh hưởng đến chất lượng hoá học của nước uống;

C. pH ảnh hưởng đến tất cả các quá trình xử lý nước;  @

D. pH ảnh hưởng đến mùi, vị của nước uống;

E. pH ảnh hượng đến lượng oxi hòa tan trong nước.

1 Chất rắn hoà tan ảnh hưởng đến tính chất nào sau đây của nước: 
4
A. pH; 

B. Làm nước vẩn đục; 

C. Gây nên mùi vị khó chịu; @

D. Nhiệt độ nước;

E. Khử trùng nước.

1 Yếu tố lý học nào sau đây ảnh hưởng mạnh đến tính chất vệ sinh nước uống:
5
A. pH; 

B. Độ đục;   @

C. Mùi, vị; 

D. Nhiệt độ nước;

E. Màu sắc.

1 Người ta dùng chất hữu cơ làm chất chỉ điểm nhiễm bẩn của nước là vì yếu tố nào sau
6 đây:

A. Chất hữu cơ thường có mặt trong nước thải; 

B. Chất hữu cơ là sản phẩm phân giải của sinh vật;@

C. Nước là nơi tiếp nhận nhiều chất thải hữu cơ; 

D. Chất hữu cơ thường chứa mầm bệnh và chất độc

E. Dễ dàng phát hiện chất hữu cơ trong nước.

1 Yếu tố nào sau đây không phải là chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học:
7 A. Phân người; 

B. Chất mùn; @

C. Nước tiểu;

D. Nước thải sản xuất;

E. Chất thải thực vật và động vật.

1 Được gọi là chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, do yếu tố nào sau đây quyết định:
8
A.  Chất hữu cơ có thời gian tồn tại trong nước ngắn;

B. Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ bởi sự oxi hoá;

C. Chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân huỷ;  @

D. Chất hữu cơ dễ bị oxi hoá bởi hoá chất;

E. Chất hữu cơ dễ bị sinh vật phù du tiêu thụ.

1 Chất nào sau đây không phải là chất hữu cơ khó phân huỷ:
9
A.  DDT;

B. Polyclorinat biphenyl (PCB);

C. Dioxin;

D. Chất thải từ xí nghiệp Dược;

E. Chất thải từ khách sạn.@

2 Điểm khác biệt nhau giữa BOD và COD là:(tìm ý kiến sai)
0
A.  BOD chỉ dùng để đo chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học;

B. COD chỉ dùng để đo chất hữu cơ khó phân huỷ; @

C. COD dùng hoá chất để oxi hoá chất hữu cơ; 

D. BOD dùng vi sinh vật để oxi hoá chất hữu cơ; 

E. BOD dễ thực hiện và COD khó thực hiện.

2 BOD là một số đo của:


1
A. Hàm lượng oxygen hoà tan trong nước;

B. Tốc độ tiêu thụ oxygen bởi vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước; @

C. Tốc độ tiêu thụ oxygen bởi hoá chất hiện diện trong mẫu nước;

D. Hiệu lực của một trạm xử lý nước thải;

E. Số nguồn thải đổ vào nước sông.

2 Điểm khác biệt nhau giữa NH3 và NH+4 là:


2
A. NH3 là sản phẩm phân giải của chất hữu cơ thực vật và NH+4 là sản phẩm do phân
giải chất hữu cơ động vật;

B. Nước có pH > 7: amoniac tồn tại ở dạng NH3 và khi pH < 7, amoniac tồn tại ở dạng
NH+4; @

C. NH3 kém bền và NH+4 bền trong nước;

D. NH3 chỉ điểm nhiễm bẩn chất hữu cơ thực vật và NH+4 chỉ điểm nhiễm bẩn chất hữu
cơ động vật;

E. NH3 dễ hấp thu vào cơ thể người và NH+4 ngược lại.

2 Hàm lượng nitrat trong nước mặt cao là do nguyên nhân nào sau đây:
3
A. Do quá trình oxi hoá chất hữu cơ;

B. Do vi khuẩn hiếu khí oxi hoá nitrit;

C. Do cấu tạo địa chất của vùng;

D. Do nhiễm bẩn chất thải chứa phân bón vô cơ; @

E. Do quá trình phân giải amoniac.

2 Sử dụng nguồn nước có hàm lượng NO3 trong nước > 20 mg/l sẽ ảnh xấu đến sức khoẻ
4 của:

A. Người già (> 70 tuổi);

B. Trẻ nhỏ bú sữa bình; @

C. Các bà mẹ đang cho con bú sữa mẹ

D. Bệnh nhân tiểu đường;


E. Người mắc chứng kiềm dạ dày.

2 Hàm lượng nitrat trong nước ngầm thường cao hơn nước mặt, vì lý do nào sau đây:
5
A. Lượng oxi hòa tan trong nước ngầm thấp hơn nước mặt;

B. Do cấu tạo địa chất mang lại; @

C. Vi khuẩn kị khí phát triển mạnh trong nước ngầm;

D. Nguồn nước bị nhiễm bẩn hóa chất bảo vệ thực vật;

E. Vi khuẩn hiếu khí phát triển mạnh trong nước giếng.

2 Amoniac xuất hiện trong nước là do nguyên nhân nào sau đây:
6
A. Do chất thải sinh hoạt mang lại;

B. Nguồn nước bị bẩn chất thải công nghiệp;

C. Do quá trình phân giải chất hữu cơ; @

D. Do nhiễm bẩn hoá chất bảo vệ thực vật;

E. Cấu tạo địa chất mang lại.

2 Tính chất vệ sinh quan trọng của chất hữu cơ đối với nước uống là:
7
A. Chất hữu cơ mang mầm bệnh;

B. Chất hữu cơ hấp phụ chất bẩn;

C. Chất hữu cơ là chỉ điễm cho sự nhiễm bẩn của nước;  @ 

D. Chất hữu cơ chứa nhiều chất độc;

E. Chất hữu cơ háp phụ hoá chất bảo vệ thực vật.

2 Một mẫu nước với kết quả xét nghiệm như sau:
8
- Chất hữu cơ: 3,8 mgO2/L.  - Amoniac: 1,2 mg/L

- Nitrit: 0,23 mg/L.  Nitrat: 0,8 mg/L

Mẫu nước này được đánh giá là:

A. Nhiễm bẩn lâu ngày;


B. Mới bị nhiễm bẩn; @

C. Nhiễm bẩn vừa phải;

D. Nhiễm bẩn nặng chất hữu cơ;

E. Nhiễm bẩn nặng phân người và động vật. 

2 Quá trình phân giải amoniac thành nitrit là do yếu tố nàothực hiện:
9
A. Oxi hoá;

B. Khử

C. Vi khuẩn kị khí

D. Vi khuẩn hiếu khí; @

E. Vi khuẩn thiếu khí.

3 Hàm lượng NaCl trong nước bề mặt cao là do yếu tố nào:


0
A. Cấu tạo địa chất

B. Nhiễm bẩn hoá chất bảo vệ thực vật;

C. Nhiễm bẩn vi sinh vật

D. Nhiễm bẩn dịch thể động vật; @

E. Nhiễm bẩn chất thải công nghiệp.

3 Hàm lượng NaCl trong nước uống là một chỉ điểm vệ sinh, vì lý do nào sau đây:
1
A. NaCl là sản phẩm thối rửa của sinh vật;

B. NaCl do chất thải công nghiệp mang lại;

C. Hầu hết các dịch thể động vật đều chứa nhiều NaCl; @

D. Nước mặt dễ bị nhiễm mặn (ảnh hưởng của thủy triều);

E. NaCl có mặt thường xuyên trong nước thải.

3 Hàm lượng photphat và sunfat trong nước cao là do nguyên nhân nào:
2
A. Nhiễm bẩn phân hoặc nước tiểu( nước ngầm)
B. Nhiễm bẩn chất thải công nghiệp;

C. Do ảnh hưởng thuỷ triều;

D. Nhiễm bẩn hoá chất bảo vệ thực vật;

E. Do nước chảy tràn mang lại.

3 Tiêu chuẩn vệ sinh của photphat và sunfat trong nước uống là:
3
A. Photphat: 0,5g/lít và sunfat: 1,0g/lít;

B. Photphat: 1,5g/lít và sunfat: 1,0g/lít;

C. Photphat: 0,5g/lít và sunfat: 1,5g/lít;

D. Photphat: 1,5g/lít và sunfat: 0,5g/lít; @

E. Photphat: 0,5g/lít và sunfat: 1,5g/lít.

3 Sự có mặt của chất sắt trong nước với hàm lượng cao là:
4
A. Nguồn cung cấp sắt cho cơ thể;

B. Làm cho nước có mùi hôi, có vị tanh kim loại;

C. Gây chứng bệnh táo bón cho người sử dụng nước.;

D. Gây nhiều trở ngại cho người sử dụng nước;

E. Câu B & câu D. @

3 Trong nước giếng, phèn sắt tồn tại ở dạng nào sau đây;
5
A. Fe3+ và Fe2+; 

B. Fe2O3; @

C. FeSO4

D. Fe(HCO3)2;

E. Fe2(SO4)3.

3 Độ cứng trong nước phụ thuôc vào yếu tố nào sau đây:
6
A. Chất thải sinh hoạt;
B. Độ pH và độ kiềm; @

C. Hàm lượng chất hữu cơ;

D. Thuỷ triều xâm nhập vào nước mặt;

E. Hàm lượng oxi hoà tan trong nước.

3 Độ cứng trong nước cao gây trở ngại cho việc sử dụng nước là do yếu tố nào sau đây: 
7
A. Tạo nên kết cặn ở dụng cụ đun nấu; @

B. Làm cho nước có mùi hôi, có vị khó chịu;

C. Gây chứng bệnh táo bón cho người sử dụng nước.;

D. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em cao;

E. Làm giảm lượng fluor trong nước.

3 Hàm lượng fluor tối ưu trong nước uống là:


8
A. = 0,7 mg/L;

B. ≡ 1 mg/L; @

C. < 1 mg/L;

D. ≤ 1 mg/L;

E. ≥ 1 mg/L.

3 Bệnh rỗ xương gây ra cho người sử dụng nguồn nước có hàm lượng fluor nào sau đây:
9
A. = 0,7 mg/L;

B. = 1 mg/L; 

C. > 1,5 mg/L;

D. > 5 mg/L; @

E. ≥ 1 mg/L.

4 Chỉ số nào sau đây được sử dụng để đánh giá mẫu nước mới bị nhiễm phân:
0
A. Clotridium perfringens;
B. Bacteriophages;

C. Escherichia coli; @

D. Total coli forms;

E. Campylobacter.

4 Nhu cầu nước uống của trẻ em (cân nặng khoảng 5 kg) là:
1
A. 0,5 lít;

B. 1 lít; 

C. 0,75 lít; @

D. 1,5 lít;

E. 2 lít.

4 Điểm khác biệt chủ yếu giữa total coliorms và fecal coliforms là:
2
A. Total coliorms không gây bệnh, fecal coliorms gây bệnh ỉa chảy;

B. Total coliorms lwn men đường lactose, fecal coliorms không lên men đường lactose;

C. Fecal coliorms thường xuyên có mặt trong phân người và động vật máu nóng, total
coliorms chỉ có mặt ở bên ngoài môi trường bị nhiễm bẩn;

D. Fecal coliorms là nhóm vi khuẩn chịu nhiệt, ngược lại total  coliorms không chịu nhịêt;

E. Fecal coliforms thường xuyên có mặt trong phân người và động vật máu nóng, total
coliorms vừa có mặt trong phân, vừa có mặt trong nước cống, rác bẩn, nước thải sinh
hoạt. @

4 Những chỉ điểm sinh học được dùng để đánh giá nhiễm phân của nước là:
3
A. fecal coliforms, total coliforms, clostridium Welchia, bacteriophages; @

B. total coliforms, clostridium Welchia, bacteriophages;

C. fecal coliforms, total coliforms, escherichia coli;

D. fecal coliforms, total coliforms enterobacteriaceae;

E. fecal coliforms, total coliforms, bacteriophages.

4 Vi khuẩn nào sau đây được dùng để đánh giá tình trạng nhiễm bẩn nói chung của nước
4 uống:

A. Fecal coliforms; 

B. Total coliforms; @

C. Escherichia coli;

D. Enterobacteriaceae;

E. Bacteriophages.

4 Do tính chất nào sau đây mà vi khuẩn clostridium Welchia được dùng làm chuẩn để giám
5 sát các vi khuẩn gây bệnh đề kháng lại hoá chất khử trùng trong nước:

A. Clostridium Welchia thường xuyên có mặt trong phan gười;

B. Tính chất khị khí của clostridium Welchia;

C. Clostridium Welchia chịu nhiệt và nhiều tác nhân hoá lý khác nhau; @

D. Clostridium Welchia hiện diện đồng thời với các vi khuẩn gây bệnh;

E. Clostridium Welchia cản trở sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

4 Tiêu chuẩn vệ sinh của fecal coliforms trong nước uống là:
6
A. < 2 MPN/100ml;

B. ≤  20 MPN/ lít;

C. = 0 MPN/100ml; @

D. < 2 MPN/lít;

E. = 0 MPN/lít.

4 Những vai trò của nước trong đời sống con người là: (tìm một ý kiến sai)
7
A. Cung cấp cho cơ thể những nguyên tố cần thiết như iode, fluor, mangan...;

B. Môi trường trung gian để lưu truyền các bệnh dịch như: tả, lỵ, thương hàn...;

C. Phòng và chữa bệnh; @

D. Cung cấp nước nuôi dưỡng cơ thể;

E. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, nhà của, vệ sinh công cộng.


4 Giếng hào lọc đáy kín thường được sử dụng ở vùng nào:
8
A. Miền núi; 

B. Vùng ven biển; @

C. Nông thôn;

D. Hải đảo;

E. Vùng trung du.

4 Điểm khác biệt giữa giếng hào học với giếng khơi là:
9
A. Giếng khơi lấy nước từ mạch nước ngầm nông, giếng hào lọc lấy nước từ  nước hồ, ao;

B. Giếng hào lọc được sử dụng ở vùng biển, giếng khơi sử dụng ở vùng nông thôn

C. Chất lượng nước giếng khơi tốt hơn giếng hào lọc;

D. Chí phí cho giếng khơi đắt hơn giếng hào lọc;

E. Giếng hào lọc không thích hợp ở nông thôn, giếng khơi phổ biến ở nông thôn.

5 Khi sử dụng bể lọc để loại chất sắt trong nước giếng, yếu tố nào trong nước giếng cần
0 được loại bỏ:

A. Fe(HCO3)2; 

B. Fe2O3; @

C. FeSO4;

D. Fe(OH)3;

E. Fe(OH)2.

5 Một pha quan trọng trong quá trình xử lý chất sắt trong nước giếng là:
1
A. Rửa sạch vật liệu lọc; 

B. Sử dụng vôi sượn thay cho sỏi;

C. Định lượng sắt trong nước giếng;


D. Chuyển sắt (II) ở dạng hoà tan sang dạng sắt (III) kết tủa;@

E. Định lượng sắt trong nướclọc đã loại chất sắt.

5 Để khử đục bằng phèn nhôm, độ pH thích hợp là:


2
A. pH < 7 

B. pH > 7; @

C. pH = 7;

D. pH ≤ 7;

E. pH ≥ 7.

5 pH thích hợp cho khử trùng nước bằng clo là:


3
A. pH < 7; 

B. pH > 7; 

C. pH = 7;

D. pH ≤ 7;

E. pH < 8.@

5 Khoảng cách an toàn từ nguồn thải bẩn đến vị trí đào giếng khơi là:
4
A. > 10 mét;

B. = 20 mét;

C. = 15 mét;

D. Từ 7 đến 10 mét;@

E. > 15 mét.

5 Nguồn nước cung cấp nước cho cho giếng hào lọc là:
5
A. Nước giếng;

B. Nước mưa;

C. Nước sông;
D. Nước hồ, ao;@

E. Nước suối.

5 Chất nào sau đây đóng vai trò chính cho quá trình làm trong nước:
6
A. Al2(SO4)3;

B. Al2(SO4)3.K2SO4;

C. Ca(OH)2;

D. FeCl2;

E. Al(OH)3.@

5 Sử dụng nguồn nước có hàm lượng fluor < 0,5 mg/lít, răng sẽ bị tổn thương với dấu hiệu: 
7
A. Men răng bị hỏng;

B. Răng có những đốm thẩm;

C. Răng sữa mọc muộn;

D. Thay răng muộn;

E. Trẻ em dễ bị sâu răng.@

5 Hiệu quả khử trùng nước bằng clo phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây:
8
A. Clor thừa + pH + thời gian tiếp xúc của clor với nước;@

B. Amoniac + pH + clor thừa;

C. Nhiệt độ của nước + pH + clor thừa;

D. Clor thừa + pH + amoniac;

E. Amoniac + clor thừa +  thời gian tiếp xúc của clor với nước.

5 Trong nước đã khử trùng, lượng clor thừa đóng vai trò nào:
9
A. Khử trùng nước;

B. Ngăn ngừa bệnh tả;

C. Ngăn ngừa các bệnh có nguồn gốc từ phân;


D. Ngăn ngừa sự tái nhiễm bẩn;@

E. Trẻ em dễ bị sâu răng.

6 Trong khử trùng nước bằng clo, chất nào đóng vai trò chính trong quá trình khử trùng
0 nước:

A. HOCl;@

B. OCl-;

C. Ca(OH)2;

D. NH2Cl;

E. NCl3.

You might also like