You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT-DẦU KHÍ


LỚP DC19DK1

BÁO CÁO TUẦN 4


GVHD: TS MAI CAO LÂN

Thực hiện
Võ Hồng Ân 1912646
Trần Trọng Nguyễn 1914412

25/09/2023
Nội Dung

1.Tổng quan
2.Thí nghiệm
2.1.Cơ sở lý thuyết
2.2.Quy trình thí nghiệm
2.3.Kết quả thí nghiệm
3.Kết luận
4.Tài liệu tham khảo
Tổng quan
-Có nhiều phương pháp tăng cường thu hồi dầu:
Dùng nhiệt:
+ in-situ combustion: đốt khí và dầu để tạo ra nhiệt và áp suất
+steam injection: bơm hơi nước để tăng nhiệt độ và áp suất, giảm độ nhớt dầu
+hot water injection: bơm nước nóng

01 Không dùng nhiệt:


+Vật lý: bơm hydrocacbon, nước, CO2, Nito
+Hóa học: Bơm Alkaline (bơm dung dịch kiềm tạo các giọt nước bên trong dầu), bơm
polymer

-Bơm CO2 là một phương pháp hiệu quả để tăng cường thu hồi dầu (EOR). Có một
số yếu tố làm cho CO2 hữu ích trong EOR: dễ dàng hòa tan trong dầu, giảm độ nhớt của
dầu, kích thích sự bay hơi của dầu
-Tuy nhiên có một số vấn đề khi bơm CO2: môi trường không đồng nhất dẫn tới việc
CO2 không dàn trải hết môi trường bên trong vỉa, hơn nữa nếu sử dụng nhiều CO2 sẽ
làm cho lượng dầu thu được không kinh tế
-Trong báo cáo này sẽ tìm hiểu các thí nghiệm: giảm áp suất, dùng chất làm đặc là
PDMS và PVEE để tăng độ nhớt của CO2-> từ đó đưa ra các đánh giá cho thấy khả năng
thu hồi dầu của từng phương pháp.
Thí nghiệm

02
2.1.Cơ sở lý thuyết
 Các thí nghiệm bơm chất lỏng vào mẫu lỗi được thực hiện để kiểm tra khả năng dàn trải
của CO2 đã nhớt hóa trong các vỉa không đồng nhất. CO2 nguyên chất và CO2 đã nhớt
hóa được dùng trong thí nghiệm này.
 Mẫu lõi dùng trong thí nghiệm: đá vôi Indiana và cát kết Berea
 Hóa chất: polymer PDMS và PVEE, Dopant (is1-iodohexadecane, 98%), Toluene, dầu
tinh luyện.
 Phương pháp: Thực hiện thí nghiệm giảm áp suất, thí nghiệm bơm ép CO2 nguyên chất
và CO2 đã nhớt hóa lần lượt với các mức áp suất, tốc độ bơm lưu lượng bơm ép khác
nhau.
Công thức
tính:
MMP=15.988.T (0.744206+0.0011038.MWC5+)

MWC5+ = 4247.98641.API(-0.87022)
𝑪
𝑴
=
𝑷 𝒐𝒖𝒕𝒍𝒆𝒕 − 𝑷 𝒊𝒏𝒍𝒆𝒕
𝑸

Với : Với:
T: nhiệt độ (
MWC5+: khối lượng nguyên tử của
hydrocacbon có ít nhất 5 nguyên tử cacbon Q: tốc độ dòng chảy trong
trong một chuỗi mẫu lỗi theo Darcy.
Thiết bị:
-Bơm chân không
-Hệ thống bơm ép
-Hệ thống gia nhiệt
-Hệ thống chụp cắt lớp
-Hệ thống sản xuất
-Mẫu lõi
2.2.Quy trình thí nghiệm
Chuẩn bị
CO2 nguyên chất
Hỗn hợp CO2 nhớt hóa dùng PDMS: gồm 4 wt% PDMS, 20 wt% toluene và 76 wt% CO 2
Hỗn hợp CO2 nhớt hóa dùng PVEE: gồm 0.8 wt% PVEE, 99.2 wt% CO2
Tính toán MMP

Hình 1: Giá trị MMP tính được


2.2.Quy trình thí nghiệm
Quy trình tiến hành thí nghiệm điển hình: về cơ bản quy trình tiến hành thí nghiệm
của CO2 nguyên chất, CO2 nhớt hóa bằng PDMS và PVEE tương tự nhau:
1) Gia nhiệt và cân mẫu
2) Bão hòa mẫu trong nước muối và cân
3) Tính thể tích lỗ rỗng và độ rỗng của mẫu
4) Gia nhiệt lại mẫu.
5) Đặt mẫu khô vào giá đỡ lõi và giới hạn áp suất 3000 psi
6) Bơm dầu vào mẫu với tốc độ 2cc/phút ở mức tối thiểu 10 PV.
7) Giữ mẫu ở áp suất 1600 psi qua đêm và sau đó bơm 5PV dầu và ghi lại độ giảm áp suất.
8) Chụp ảnh cắt lớp khi mẫu đã bão hòa 100% dầu.
9) Bơm CO2 với áp suất 150psi vào accumulator và tạo áp suất lên tới 2000 psi.
10) Bơm CO2 có áp suất vào lõi. Ở tốc độ thấp (2,5 cc/phút), bơm 0.5, 1, 2 và 3 PV của CO2 đã điều áp.
11) Thu thập dầu được tạo ra và giảm áp suất ở mỗi bước. Ngoài ra, lấy hình ảnh cắt lớp tại mỗi PV được bơm.
2.3.Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm giảm áp suất

Hình 2: Các giá trị C/M tính được bằng phương pháp số
2.3.Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm bơm CO2 và CO2 nhớt hóa bằng PDMS: đá cát kết Berea có độ thấm cao với 19,73% và
20,12% độ rỗng được bão hòa 100% với dầu tinh chế (Soltrol 130 Isoparaffin)

Hình 3: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm


2.3.Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm bơm CO2 và CO2 nhớt hóa bằng PDMS: Đá vôi Indiana nứt nẻ có độ thấm cao với độ
rỗng 18,03% được sử dụng trong thí nghiệm này: áp suất 1600psi gần với MMP, nhiệt độ 130 oF

Hình 4: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 Hình 5: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 nhớt hóa bằng PDMS
2.3.Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm bơm CO2 và CO2 nhớt hóa bằng PDMS: Đá vôi Indiana nứt nẻ có độ rỗng 19.44% được
sử dụng trong thí nghiệm này, áp suất 2000psi gần bằng MSP(áp suất hòa tan tối thiểu), nhiệt độ 130 oF

Hình 6: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 Hình 7: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 nhớt hóa bằng PDMS
2.3.Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm bơm CO2 và CO2 nhớt hóa bằng PVEE: Đá vôi Indiana nứt nẻ có độ thấm cao với độ
rỗng 18,04% được sử dụng trong thí nghiệm này: áp suất 1600psi gần với MMP, nhiệt độ 130 oF

Hình 8: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 Hình 9: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 nhớt hóa bằng PVEE
2.3.Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm bơm CO2 và CO2 nhớt hóa bằng PVEE: Đá vôi Indiana có độ thấm cao với độ xốp
17,47% và 12,9 cc PV được 100% bão hòa với dầu tinh luyện (Soltrol 130 Isoparaffin).

Hình 10: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 Hình 11: Các giá trị TOR thu được từ thí nghiệm bơm CO2 nhớt hóa bằng PVEE
3.Kết luận
 Chất làm đặc cho thấy khả năng giảm khả năng di động của CO2 và tăng cường thu hồi dầu
 Thử nghiệm giảm áp suất đã được tiến hành để đánh giá khả năng của chất làm đặc có tác
dụng tăng độ nhớt của CO2 và do đó làm giảm tính linh động của nó
 Bơm CO2 đã nhớt hóa sử dụng PDMS cho thấy khả năng thu hồi dầu cao nhất trong số các
thử nghiệm
 Tốc độ bơm CO2 có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình, giảm tốc độ bơm thì kết quả
càng tốt.
4.Tài liệu tham khảo
1. Aashima Khan. "Overview and methods in Enhanced Oil Recovery." Journal of Physics:
Conference Series, 2021: 2,3,4.
2. YOUSEF, ZUHAIR ALI A AL. "Study of CO2 Mobility Control in Heterogeneous Media
Using." PhD Thesis, Texas, 2012.
Cảm ơn thầy
đã lắng nghe!

You might also like