You are on page 1of 4

Giáo Dục

•Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội
ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. Năm, 1070, nhà Lý cho
dựng Văn Miếu. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để
tuyển chọn nhân tài. Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám
để dạy học cho hoàng tử, công chúa. Từ thời Trần, triều đình lập
Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Từ thời Lê sơ, con
em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi; hệ thống trường
học mở rộng trên cả nước.
•Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại, nhà nước chính
quy hóa việc thi cử để tuyển chọn người tài, thể lệ thi cử được
quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chúc chính quy.
•Vai trò của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối với sự phát triển
văn minh Đại Việt: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trung tâm
giáo dục và đào tạo thời trung đại. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
đã thực sự trở thành Trung tâm giáo dục cao nhất của nước Đại
Việt. Ở đây không chỉ là nơi học tập của các nhà quản lý, lãnh
đạo đất nước trong tương lai mà việc giáo dục đã được mở
rộng.
Nghệ thuật
Nghệ thuật kiến trúc phát triển
manh mẽ. Hệ thống cung điện,
chùa, tháp, thành lũy được xâu
dựng ở nhiều nơi với quy moo
lớn. Tiêu biểu là Hoàng thành
Thăng Long, thành nhà Hồ,
thành Lam kinh, thành nhà Mạc,
Đại nội Huế,…
Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc
đáo được xây dựng, nổi tiếng là
chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc,
chùa Phật Tích, chùa Thiên Mụ,
….
Bên cạnh đó, kiến trúc đình làng
cũng phát triển mạnh, tiêu biểu
như đình làng Thạch Lỗi (Hải
Dương), đình làng Đình Bảng
(Bắc Ninh),…
Nông Nghiệp
• Nhà nước thực hiện chính sách quan tâm, chăm lo phát triển
sản xuất nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang, quân
điền, "ngụ binh ư nông",...Trong triều đình cũng hình thành
những chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất
nông nghiệp. Những chính sách của nhà nước tạo điều kiện
cho nông dân có ruộng đất canh tác.
• Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là
lúa nước. Người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô,
khoai, sắn,... Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước
tiến mới. Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt, sức kéo của
trâu bò và thâm canh hai, ba vụ lúa trong một năm trở nên
phổ biến, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo đời
sống người dân.
• Công cuộc khai hoang, phục hóa, lấn biển làm tăng diện tích
trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng lãnh
thổ, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
• Nhà nước tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê
phòng lụt trên quy mô lớn, hình thành hệ thống đê điều, thủy
lợi hoàn chỉnh trong cả nước.
Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển:
dệt lụa, đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,
nhuộm,..
- Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy,
khắc bản in,...
- Thế kỷ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng với
sản phẩm đa dạng và tinh xảo.
Tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt:
- Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản
xuất đồ dùng phục vụ nhà nước vua, quan trong triều đình. Các
hoạt động chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản
xuất vũ khí cho quân đội.
- Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của
nhân dân trong nước, vừa tạo ra được sản phẩm để trao đổi với
thương nhân nước ngoài.

You might also like