You are on page 1of 20

DỰ ÁN NGỮ VĂN 8

CUỐI HỌC KÌ II

CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU NƯỚC


MỤC LỤC
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý CÂU HỎI
NGHIÊN CỨU

II. GỢI Ý NGUỒN THÔNG TIN

III. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

IV. NHIỆM VỤ TỪNG GIAI ĐOẠN


I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý CÂU HỎI NGHIÊN
● ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
CỨU
- Những câu chuyện về các danh nhân lịch sử có nhiều đóng góp cho đất nước ở những giai đoạn khác nhau
(“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – Nguyễn Huy Tưởng và “Quang Trung đại phá quân Thanh” – Ngô Gia văn phái)
- Những áng thiên cổ hùng văn đưa ra những lập luận vững chắc và hào hùng về độc lập tự do của dân tộc
và những lời hiệu triệu kêu gọi tinh thần quật khởi đánh giặc ngoại xâm (“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc
Tuấn, “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh, “Nam quốc sơn hà” - ?)
- Những biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước gắn liền với những giai đoạn khác nhau của dân tộc:
o Tình yêu thiết tha với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và khung cảnh yên bình của cuộc sống đời
thường (“Thu điếu” – Nguyễn Khuyến, “Thiên Trường vãn vọng” – Trần Nhân Tông)
o Nỗi xót xa và căm giận kín đáo với những thói hư tật xấu trong cảnh nước mất nhà tan qua những lời
thơ trào phúng chu cay (“Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” – Trần Tế Xương)
o Tinh thần cống hiến nhiệt thành, đoàn kết và hi sinh hết mình bảo vệ độc lập của dân tộc khi chiến
tranh lửa đạn (“Lá đỏ” – Nguyễn Đình Thi, “Đồng chí” – Chính Hữu) và sự cống hiến khi đất nước
hòa bình (“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
● ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
Các tác phẩm trên đã cung cấp cho em hiểu biết chung về chủ đề “Tình
yêu nước”. Từ đó, em mong muốn tìm hiểu sâu thêm về điều gì trong chủ đề
này? Em muốn phân tích sâu hơn về một vấn đề đã được đặt ra trong các tác
phẩm đã được học? Hay em muốn đưa ra quan điểm của mình về một nội
dung có thể có nhiều góc nhìn khác nhau trong chủ đề này? Em hãy suy nghĩ
và tìm kiếm câu hỏi nghiên cứu cho dự án của riêng mình, dựa theo các gợi
ý dưới đây.
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
● ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
- Câu hỏi nghiên cứu nên gắn với những khía cạnh của chủ đề mà em thấy hứng thú.
- Có 2 loại câu hỏi nghiên cứu mà em có thể lựa chọn cho dự án của mình:
+ Câu hỏi nghiên cứu phân tích sâu: Câu hỏi tập trung tìm hiểu sâu về 1 nội dung liên quan đến chủ đề mà
HS đã được học trong chương trình. Đây là cơ hội để HS tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề này bằng cách đọc
nhiều nguồn tài liệu liên quan, so sánh giữa các nguồn tài liệu tương đồng và khác biệt (không chỉ dừng lại ở
nhắc lại kiến thức đã học trên lớp). Dạng câu hỏi nghiên cứu phân tích sâu thường được viết dưới dạng HOW –
như thế nào và WHY – vì sao.
+ Câu hỏi nghiên cứu tranh luận: Câu hỏi tập trung đưa ra các vấn đề liên quan đến chủ đề còn gây tranh cãi
hoặc có nhiều ý kiến và góc nhìn khác nhau. Câu hỏi này thường yêu cầu HS đọc phong phú các nguồn tài
liệu về vấn đề, thậm chí yêu cầu đọc các nguồn tài liệu có sự khác biệt trong quan điểm để từ đó đánh giá được
vấn đề toàn diện và đưa ra được góc nhìn của mình. Dạng câu hỏi nghiên cứu tranh luận thường được cấu trúc
theo kiểu: Vấn đề này nên là A hay là B?
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý CÂU HỎI NGHIÊN
● ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
CỨU
Một số gợi ý cho 2 loại câu hỏi nghiên cứu với chủ đề này sẽ được liệt kê dưới đây. Em hãy chọn một
khía cạnh mình quan tâm để xây dựng câu hỏi nghiên cứu:
1. Câu hỏi phân tích sâu
- Em có muốn tìm hiểu thêm về danh nhân lịch sử nào không? Em có thể tìm kiếm những nguồn nào để
thấy được nhiều khía cạnh của danh nhân này?
- Em thấy cách thể hiện quan điểm về độc lập chủ quyền của đất nước trong bài thơ Nam Quốc sơn hà
như thế nào? Em có biết thêm những bài thơ, bài văn nào cũng thể hiện quan điểm về độc lập chủ
quyền của đất nước nữa không?
- Em thấy sức mạnh đánh giặc của dân tộc ta trong các tác phẩm “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn,
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh, “Lá đỏ” – Nguyễn Đình Thi, “Đồng chí” –
Chính Hữu có những điểm chung và điểm riêng gì?
- Ngoài những biểu hiện của tinh thần yêu nước đã được thể hiện trong các tác phẩm đã học, em còn
thấy có những biểu hiện nào khác của tình yêu nước chưa được nói đến?
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý CÂU HỎI NGHIÊN
● ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
CỨU
2. Câu hỏi tranh luận
- Quốc gia và Toàn cầu hóa: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc duy trì bản sắc quốc gia và tình yêu nước trong khi
vẫn mở cửa và hợp tác quốc tế là một vấn đề phức tạp. Mức độ nào của toàn cầu hóa là phù hợp mà không làm mất
đi tình yêu và lòng trung thành với quê hương, đất nước?
- Bảo vệ chủ quyền và Hòa bình quốc tế: Trong trường hợp có xung đột về chủ quyền lãnh thổ, việc tìm kiếm giải
pháp hòa bình và việc bảo vệ chủ quyền đất nước có thể dẫn đến những quan điểm tranh cãi giữa việc ưu tiên hòa
bình quốc tế hay khẳng định chủ quyền.
- Mặt tích cực và tiêu cực của yêu nước: Yêu nước có thể khuyến khích sự đoàn kết và tự hào quốc gia, nhưng
cũng có thể dẫn đến sự mù quáng hoặc thù địch với người nước ngoài. Làm sao để nhận biết và cân bằng?
- Biểu đạt của tình yêu nước trong thời đại mới: Trong kỷ nguyên số và mạng xã hội, làm thế nào để biểu đạt tình
yêu nước một cách có ý nghĩa? Liệu việc biểu đạt online có mang lại tác động tích cực như những hành động ngoài
đời thực không?
- Giáo dục và Tình yêu nước: Vai trò của hệ thống giáo dục trong việc nuôi dưỡng tình yêu nước ở thế hệ trẻ là gì?
Cần phải giáo dục về tình yêu nước như thế nào để không tạo ra áp đặt hay bài học một chiều?
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
● GỢI Ý
Con có thể lựa chọn một trong số các câu hỏi nghiên cứu dưới đây để
thực hiện trong dự án nghiên cứu của mình. Đối với mỗi câu hỏi nghiên cứu đã
lựa chọn, con hãy viết thêm các câu hỏi phụ. Các câu hỏi phụ này giống như
những bậc thang nhỏ, miêu tả rõ các bước con cần thực hiện để đạt được câu
hỏi nghiên cứu chính đã xây dựng nên.
GỢI Ý
1. Quan điểm về độc lập chủ quyền lãnh thổ được thể hiện như thế nào khi đất nước có giặc
ngoại xâm? Đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” và ít nhất 2 nguồn thông tin khác để trả lời cho câu
hỏi trên.

2. Phải chăng tình yêu nước thường được bắt nguồn từ những điều bình dị, thân thương
nhất, đó chính là tình yêu thiên nhiên, yêu khung cảnh yên bình của cuộc sống đời thường?
Đọc văn bản “Thiên Trường vãn vọng” - Trần Nhân Tông và ít nhất 2 nguồn thông tin khác để trả
lời cho câu hỏi trên.

3. Tình yêu nước có phải là nỗi xót xa và căm giận kín đáo với những thói hư tật xấu trong
cảnh nước mất nhà tan không? Đọc văn bản “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” – Trần Tế Xương
và ít nhất 2 nguồn thông tin khác để trả lời cho câu hỏi trên.

4. Tình yêu nước được thể hiện như thế nào qua tinh thần cống hiến nhiệt thành khi đất
nước hòa bình? Đọc văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long và ít nhất 2 nguồn thông tin
khác để trả lời cho câu hỏi trên.
GỢI Ý
5. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến đã thể hiện tình yêu
nước của mình như thế nào? Đọc văn bản “Lá đỏ” – Nguyễn Đình Thi và ít nhất 2 nguồn
thông tin khác để trả lời cho câu hỏi trên.

6. Tình yêu nước được thể hiện như thế nào qua hình ảnh những người lính trong
kháng kháng chiến? Đọc văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật và
ít nhất 2 nguồn thông tin khác để trả lời cho câu hỏi trên.

7. Tình yêu nước và lòng căm thù giặc được thể hiện như thế nào khi đất nước có giặc
ngoại xâm? Đọc văn bản “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn và ít nhất 2 nguồn thông tin
khác để trả lời cho câu hỏi trên.
II. GỢI Ý NGUỒN THÔNG TIN
LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ

Xem thông tin chi


tiết trong file word
“CHỦ ĐỀ DỰ ÁN
– NGỮ VĂN 8”
III. CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

STT GIAI ĐOẠN Tỉ trọng điểm Thời gian


1 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 10% 1/4 - 5/4
2 THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ THÔNG TIN 20% 8/4 - 16/4
TỔNG HỢP Ý TƯỞNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BÀI
3 20% 17/4 - 24/4
NGHIÊN CỨU
4 HOÀN THIỆN BÀI NGHIÊN CỨU LẦN 1 30% 25/4 - 2/5

5 HOÀN THIỆN BÀI NGHIÊN CỨU LẦN 2 20% 3/5 - 11/5

🌱 Thực hiện đúng yêu cầu của từng giai đoạn để lấy điểm.

🌱 Nộp sớm hơn thời gian yêu cầu.

🌱 Suy ngẫm và điều chỉnh, bổ sung các giai đoạn nội dung trước.
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN

Giai đoạn Nhiệm vụ của HS Sản phẩm cần nộp


- Câu hỏi nghiên cứu + Phạm vi nghiên cứu cho
chủ đề
1. ĐỊNH HƯỚNG Xác định câu hỏi nghiên cứu - Lí giải vì sao chọn câu hỏi nghiên cứu
NGHIÊN CỨU và nguồn tiềm năng - Câu hỏi phụ cho câu hỏi nghiên cứu
- Xác định nguồn tiềm năng
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN
GIAI ĐOẠN 1:
Câu hỏi nghiên cứu:
+ Liên quan đến chủ đề
+ Phạm vi nghiên cứu vừa đủ ( ít nhất hai nguồn tin: nguồn in + kỹ thuật số)
Câu hỏi phụ (câu hỏi bổ sung/cụ thể hóa cho câu hỏi nghiên cứu chính):
- Có khái niệm/từ ngữ gì cần giải thích trong câu hỏi nghiên cứu nữa không?
- Có những nguồn tin nào giúp tìm hiểu câu hỏi nghiên cứu?
- Từ những nguồn tin (ít nhất là 2 nguồn tin: nguồn in + kỹ thuật số) tìm hiểu được những nội dung gì liên
quan đến câu hỏi nghiên cứu?
- Tổng hợp (so sánh giống/ khác) của các nguồn tin giúp đưa ra kết luận gì?
Lí do chọn đề tài:
Lí do lựa chọn: HAY/THÍCH/QUAN TÂM + ĐAM MÊ/MUỐN TÌM HIỂU + HIỂU BIẾT
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN Ví dụ câu hỏi nghiên cứu:
Phải chăng tình yêu nước thường được bắt nguồn
từ những điều bình dị, thân thương nhất, đó chính
là tình yêu thiên nhiên, yêu khung cảnh yên bình
của cuộc sống đời thường? Đọc văn bản “Thiên
Trường vãn vọng” - Trần Nhân Tông và ít nhất 2
nguồn thông tin khác để trả lời cho câu hỏi trên.

Lí do lựa chọn: HAY/THÍCH/QUAN TÂM + Câu hỏi phụ:


ĐAM MÊ/MUỐN TÌM HIỂU + HIỂU BIẾT - Tình yêu nước là gì? Những điều bình dị, thân thương có nghĩa là như thế nào? Ý
của câu hỏi là gì?
- Chủ đề “Tình yêu nước” là một chủ đề quan trọng trong
- Phân tích bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”, em rút ra được điều gì về khởi nguồn
đời sống và được khai thác rất nhiều trong văn học. Bởi lẽ,
tình yêu nước đã trở thành nguồn sức mạnh vô giá, là sợi của tình yêu nước?
dây nối kết trái tim của những người con đất Việt. Vì vậy, - Hai nguồn thông tin khác mà bạn sử dụng đề cập đến những thông tin gì về
tôi rất quan tâm tới chủ đề này. . khởi nguồn của tình yêu nước?
- Bên cạnh đó, tôi đã có những hiểu biết nhất định về thể - Trong mỗi nguồn ấy, nhân vật/đối tượng thể hiện tình yêu nước là ai? Thể hiện
loại thơ Đường, văn nghị luận trình bày quan điểm về một như thế nào? Những điều ấy có bắt nguồn từ những điều bình dị, thân thương…
vấn đề... Tôi cũng biết một số bài thơ, bài văn về chủ đề tình không?
yêu nước.... - Từ các câu chuyện ấy, em rút ra kết luận chung nào về tình yêu nước thường
- Mong muốn kết quả dự án nghiên cứu của mình sẽ giúp được bắt nguồn từ những điều bình dị, thân thương nhất ? Hay có câu chuyện
mọi người tăng hiểu biết về … nào đưa quan điểm khác không? (VD không phải bắt nguồn từ những điều bình
thường mà phải bắt nguồn từ những điều lớn lao?...)
- ...
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN Ví dụ câu hỏi nghiên cứu:
Phải chăng tình yêu nước thường được bắt nguồn
từ những điều bình dị, thân thương nhất, đó chính
là tình yêu thiên nhiên, yêu khung cảnh yên bình
của cuộc sống đời thường? Đọc văn bản “Thiên
Trường vãn vọng” - Trần Nhân Tông và ít nhất 2
nguồn thông tin khác để trả lời cho câu hỏi trên.

Lí do lựa chọn: HAY/THÍCH/QUAN TÂM + HIỂU


BIẾT + MUỐN TÌM HIỂU THÊM Câu hỏi phụ

Nguồn tiềm năng

- Những loại bằng chứng nào sẽ giúp con trả lời được câu hỏi nghiên cứu?
- 2 nguồn thông tin cụ thể con lựa chọn là gì? (trích nguồn)
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN

Giai đoạn Nhiệm vụ của HS Sản phẩm cần nộp


- Danh sách các nguồn tiềm năng
- Đánh giá các nguồn tin
2. THU THẬP, PHÂN Thu thập các thông tin liên
- Ghi chép sự liên quan của nguồn tin đến câu
TÍCH VÀ XỬ LÍ quan đến câu hỏi nghiên
hỏi nghiên cứu
THÔNG TIN cứu
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN

Giai đoạn Nhiệm vụ của HS Sản phẩm cần nộp


- Danh mục các nguồn tin
- Dàn ý cho câu hỏi nghiên cứu, trong đó có tổng
3. TỔNG HỢP Ý Sắp xếp các thông tin đã tìm
hợp nội dung từ các nguồn tin.
TƯỞNG ĐỂ PHÁT được thành dàn ý cho đề tài
- Ghi chú sự liên quan giữa nguồn tin đến câu hỏi
TRIỂN BÀI
của bài nghiên cứu nghiên cứu
NGHIÊN CỨU
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN
Giai đoạn Nhiệm vụ của HS Sản phẩm cần nộp
4. HOÀN THIỆN Hoàn thiện bài viết nghiên - Dàn ý cho câu hỏi nghiên cứu (đã có chỉnh sửa)
BÀI NGHIÊN CỨU cứu lần 1 dựa trên dàn ý - Bài viết hoàn chỉnh lần 1
LẦN 1 nghiên cứu đã xây dựng
- Checklist biên tập và chỉnh sửa cho bài viết
5. HOÀN THIỆN Chỉnh sửa bài viết lần 1 và bổ - Bài viết hoàn chỉnh lần 2 – đã đánh giá theo yêu
BÀI NGHIÊN CỨU sung các yếu tố công nghệ để cầu của checklist biên tập và chỉnh sửa
LẦN 2 tăng hiệu quả cho bài viết - Bảng phân tích vai trò của yếu tố công nghệ đã
tăng hiệu quả của bài viết.
Nếu gặp khó khăn nào trong quá trình thực hiện dự án, con cần chủ

động trao đổi thông tin tới cô giáo để được hỗ trợ.

You might also like