You are on page 1of 8

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU NGỮ VĂN – KHỐI 6

HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 – 2024


CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI

A. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ


“Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên” là một chủ đề quan trọng trong đời sống và được khai thác rất nhiều trong văn học. Trong
chương trình Ngữ văn lớp 6, các em đã được tiếp cận với nhiều khía cạnh của chủ đề này, cụ thể:
- Hình ảnh thiên nhiên quê hương đất nước tươi đẹp và mang các đặc điểm riêng biệt qua các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước hay tác
phẩm Cô Tô (Nguyễn Tuân).
- Thiên nhiên trở thành hình ảnh ẩn dụ để thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc phong phú của con người: bài thơ Mây và sóng (R.Tar-go) hay khái
quát hơn, thế giới thiên nhiên sinh động, hấp dẫn đã trở thành ẩn dụ cho xã hội phong phú của con người như trong các truyện đồng thoại Bài
học đường đời đầu tiên (Tô Hoài), Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến).
- Bối cảnh thiên nhiên cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhân vật, góp phần thể hiện nội dung của các câu chuyện
như không gian đầu đông trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam).
- Các vấn đề bức thiết liên quan đến hành động để bảo vệ môi trường, xây dựng mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên nói chung được
truyền tải qua các văn bản thông tin như Giờ Trái đất (baodautu.vn), Trái đất – cái nôi của sự sống (Hồ Thanh Trang)

Các tác phẩm trên đã cung cấp cho em hiểu biết chung về chủ đề “Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người”. Từ đó, em mong muốn tìm
hiểu sâu thêm về điều gì trong chủ đề này? Em muốn phân tích sâu hơn về một vấn đề đã được đặt ra trong các tác phẩm đã được học? Hay em muốn
đưa ra quan điểm của mình về một nội dung có thể có nhiều góc nhìn khác nhau trong chủ đề này? Em hãy suy nghĩ và tìm kiếm câu hỏi nghiên cứu
cho dự án của riêng mình, dựa theo các gợi ý dưới đây.

B. GỢI Ý CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Em hãy lựa chọn một trong số các câu hỏi nghiên cứu dưới đây để thực hiện trong dự án nghiên cứu của mình. Mỗi câu hỏi nghiên cứu đã
được làm cụ thể hóa qua các câu hỏi phụ.
Nếu em chưa cảm thấy hứng thú với những câu hỏi này thì hãy tự xây dựng một câu hỏi nghiên cứu cho mình. Em lưu ý: câu hỏi nghiên cứu
em tự xây dựng cần (1) liên quan đến chủ đề, (2) có thể thực hiện được trong 5 tuần, (3) có thể tìm kiếm thông tin hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau,
(4) diễn đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu với đúng hình thức câu hỏi và (5) em có thể xây dựng thêm các câu hỏi phụ để bổ sung rõ cho câu hỏi chính.
Chúc em lựa chọn được câu hỏi nghiên cứu phù hợp!

1
1. Tìm đọc ít nhất 6 bài ca dao miêu tả về cảnh đẹp của ba miền đất nước. Vẻ đẹp đặc trưng của ba miền quê đất nước đã hiện lên như thế
nào qua chùm ca dao này?
- Em đã tìm được 6 bài ca dao nào về vẻ đẹp ba miền Bắc, Trung và Nam?
- Những chi tiết và hình ảnh nào trong các bài ca dao đã miêu tả vẻ đẹp của từng vùng? Mỗi miền đất nước mang đặc điểm như thế nào?
- Những chi tiết và hình ảnh miêu tả đó đã gợi nên trong em cảm xúc gì về mỗi miền đất nước?
- Các thể loại văn bản văn học hoặc văn bản thông tin khác miêu tả về vẻ đẹp của quê hương em như thế nào? So với các thể loại đó thì ca
dao có nét gì đặc biệt hơn?

2. Tìm đọc ít nhất 3 bài ca dao có hình ảnh ẩn dụ về con cò. Hình ảnh ẩn dụ về con cò trong các bài ca dao này có ý nghĩa gì và thể hiện
thái độ, tình cảm gì của tác giả dân gian?
- Những chi tiết miêu tả con cò trong mỗi bài ca dao là gì? Đó là những chi tiết về đặc điểm nào của con cò (ngoại hình, hoạt động, suy
nghĩ)?
- Hình ảnh con cò trong 3 bài ca dao có những điểm tương đồng hoặc khác biệt nào?
- Qua các chi tiết đó, em hình dung hình ảnh con cò như thế nào? Em có cảm xúc, tình cảm gì với con cò? Từ hình ảnh con cò, em có liên
tưởng đến ai trong cuộc sống?
- Sử dụng con cò làm hình ảnh ẩn dụ, các tác giả dân gian muốn thể hiện những suy nghĩ, tình cảm gì?

3. Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng nên một thế giới nhân vật rất phong phú trong các truyện đồng thoại. Ngoài nhân vật Dế Mèn trong truyện
“Dế Mèn phiêu lưu kí”, em yêu thích nhân vật đồng thoại nào nhất?
- Nhân vật đồng thoại em yêu thích nhất là ai? Trong truyện nào ?
- Vì sao em yêu thích nhân vật này? Có thể đưa ra các bằng chứng liên quan đến:
o Các chi tiết nào miêu tả về đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật này là gì? Qua các chi tiết đó, em thấy,
nhân vật có đặc điểm gì ?
o Nhân vật này đã giúp em có những suy nghĩ hay cảm xúc gì ? Em học được bài học gì về cuộc sống qua nhân vật này ?
- So sánh nhân vật em yêu thích với 1 nhân vật khác để thấy sự khác biệt và tương đồng. Từ đó, em có nhận xét gì về thế giới nhân vật
trong truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài ?

4. Bối cảnh thiên nhiên trong truyện “Cô bé bán diêm” của An – đéc - xen và “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam đã góp phần thể hiện
nội dung và thông điệp của truyện như thế nào?
- Bối cảnh thiên nhiên trong mỗi câu chuyện là gì?
- Trong mỗi truyện, bối cảnh thiên nhiên này giúp thể hiện điều gì về nhân vật chính?

2
- Trong mỗi truyện, bối cảnh thiên nhiên này đã dẫn đến những sự việc nào? Từ đó, bối cảnh đã giúp thể hiện thông điệp gì của câu
chuyện?
- So sánh điểm giống và khác trong bối cảnh thiên nhiên này và tác động đến nhân vật, sự việc, thông điệp của mỗi truyện. Sự khác nhau
này cho thấy quan điểm của hai tác giả khác nhau như thế nào?

5. Có phải trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đang dần trở nên xa cách? Đọc văn bản “Bức thư của thủ lĩnh
da đỏ” – Xi – at – tơn và ít nhất 2 nguồn thông tin khác để trả lời.
- 2 nguồn thông tin khác có liên quan đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là gì? Của tác giả nào?
- Các nguồn tin có những bằng chứng nào thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên?
- Các tác giả lí giải mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên như thế nào?
- Có nguồn tin nào có các bằng chứng về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên khác biệt/trái ngược so với các nguồn tin khác không?
Sự khác nhau giữa các bằng chứng này cho em biết thêm điều gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?
- Từ những bằng chứng trên, theo em, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đang như thế nào?

3
6. Con người có phải đang hủy hoại và tàn phá Trái đất? Đọc văn bản “Trái đất – cái nôi của sự sống” (Hồ Thanh Trang) và ít nhất 2 nguồn
thông tin khác để trả lời.
- 2 nguồn thông tin khác có liên quan đến hành động tác động của con người với Trái đất là gì? Của tác giả nào?
- Các nguồn tin có những bằng chứng nào thể hiện tác động của con người với Trái đất?
- Có nguồn tin nào có các bằng chứng về tác động của con người đến Trái đất khác biệt/trái ngược so với các nguồn tin khác không? Sự
khác nhau giữa các bằng chứng này cho em biết thêm điều gì về tác động của con người đến Trái đất?
- Từ những bằng chứng trên, em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa con người và Trái đất?

7. Con người nên đối xử như thế nào với động vật? Đọc văn bản “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” (Kim Hạnh Bảo –
Trần Nghị Du) và ít nhất 1 nguồn thông tin khác để trả lời.
- 2 nguồn thông tin khác có liên quan đến cách đối xử giữa con người và động vật là gì? Của tác giả nào?
- Các nguồn tin đã đưa ra những bằng chứng nào thể hiện cách đối xử của con người với động vật?
- Các nguồn tin đã đưa ra những bằng chứng về lí do con người chọn cách đối xử với động vật?
- Có nguồn tin nào có các bằng chứng về cách đối xử con con người với động vật khác biệt/trái ngược so với các nguồn tin khác không? Sự
khác nhau giữa các bằng chứng này cho em biết thêm điều gì về cách đối xử con con người với động vật?
- Từ những bằng chứng trên, em rút ra kết luận gì về cách con người cần đối xử với động vật?

8. Có phải mọi hành động bảo vệ môi trường của con người đều mang lại kết quả tích cực? Đọc văn bản “Giờ Trái đất” (baodautu.vn) và ít
nhất 1 nguồn thông tin khác để trả lời.
- 2 nguồn thông tin khác có liên quan đến hành động bảo vệ môi trường của con người là gì? Của tác giả nào?
- Các nguồn tin đã đưa ra những bằng chứng nào về hành động bảo vệ môi trường của con người?
- Các nguồn tin đã đưa ra những bằng chứng về tác động của hành động bảo vệ môi trường của con người?
- Có nguồn tin nào có các bằng chứng về tác động của hành động bảo vệ môi trường của con người khác biệt/trái ngược so với các nguồn
tin khác không? Sự khác nhau giữa các bằng chứng này cho em biết thêm điều gì về tác động của hành động bảo vệ môi trường của con
người
- Từ những bằng chứng trên, em rút ra kết luận gì về tác động của hành động bảo vệ môi trường của con người?

C. GỢI Ý NGUỒN THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ


Để thực hiện được dự án nghiên cứu của mình, các em hãy tìm kiếm phong phú các nguồn thông tin khác nhau liên quan đến chủ đề và khía
cạnh em quan tâm. Em hãy lưu ý tìm đa dạng các nguồn tin là sách, báo in và cả các nguồn tin như tranh, ảnh, thông tin trên mạng, clip, video… Dù
là nguồn tin dưới dạng nào thì em cũng cần lưu ý đến tính xác thực và đáng tin cậy của nguồn trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa
nguồn và câu hỏi nghiên cứu.

4
Dưới đây là 1 số nguồn thông tin liên quan đến chủ đề để em đọc tham khảo. Ngoài các thông tin này, em hãy lưu ý chọn lựa các nguồn tin
khác phù hợp nhất với khía cạnh em quan tâm và câu hỏi nghiên cứu em đã lựa chọn.
STT Tên nguồn tin – Tác giả Nguồn trích xuất Giới thiệu ngắn gọn

1 Cô bé bán diêm – An- đéc Sách Ngữ văn 6, Câu chuyện kể về số phận bi thương của một cô bé nghèo bán diêm vào đêm Giao thừa
- xen tập 1, bộ Kết nối tri lạnh giá. Cô bé không dám về nhà vì không bán được diêm nào và sợ bị cha mình
thức và cuộc sống đánh. Trong đêm lạnh lẽo, cô bé đã thắp các que diêm để sưởi ấm và qua đó mơ thấy
những hình ảnh ấm áp, hạnh phúc nhưng cuối cùng cô bé đã chết vì lạnh.
Khi HS thực hiện dự án nghiên cứu về chủ đề Con người và thiên nhiên, các em có thể
sử dụng câu chuyện này để khám phá ảnh hưởng của bối cảnh tự nhiên đến số phận và
tâm trạng của nhân vật. Câu chuyện cung cấp một cái nhìn sâu sắc về sự khắc nghiệt
của môi trường tự nhiên đối với con người, đặc biệt là những người sống trong hoàn
cảnh khó khăn. Nó cũng cho thấy cách mà thiên nhiên, qua cái lạnh của mùa đông, tác
động đến cuộc sống, suy nghĩ và cảm xúc của cô bé bán diêm.

2 Bức thư của thủ lĩnh da Sách Ngữ văn 8, Bài viết này trình bày bức thư của thủ lĩnh da đỏ Seattle gửi Tổng thống Mỹ Franklin
đỏ - Xi – at - tơn tập 1, bộ Chân trời Pierce vào năm 1854, trong đó ông bày tỏ tình yêu sâu đậm với mảnh đất và môi
sáng tạo trường tự nhiên, đồng thời phản đối việc bán đất và nhấn mạnh sự thiêng liêng của đất
đai, nước, không khí và tất cả sinh vật sống trên đó. Thư cũng bày tỏ quan điểm về sự
khác biệt trong cách sống và tôn trọng thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng.
HS có thể sử dụng bức thư này để tìm hiểu về quan điểm và tương tác của các nền văn
hóa khác nhau đối với môi trường tự nhiên, đặc biệt là sự tôn trọng sâu sắc mà người
bản địa có đối với thiên nhiên. Bức thư cung cấp cái nhìn sâu sắc vào triết lý sống hòa
mình với thiên nhiên, nhận thức về sự thiêng liêng của môi trường tự nhiên và cách
thức bảo tồn môi trường bền vững từ góc độ của người bản xứ.

3 Vì sao chúng ta cần đối Sách Ngữ văn 6, Bài viết này nêu lên tầm quan trọng của việc đối xử thân thiện với động vật, giải thích
xử thân thiện với động tập 2, bộ Cánh diều vì sao việc bảo vệ và quan tâm đến động vật không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn
vật - Kim Hạnh Bảo – là phần thiết yếu trong việc duy trì sự cân bằng của cuộc sống con người.
Trần Nghị Du HS có thể đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa con người và động vật,
cũng như ý nghĩa của động vật trong đời sống của chúng ta.

4 Thiên nhiên đang “rơi tự Tuoitre.vn Bài viết cảnh báo về sự suy giảm đáng kể của quần thể động vật hoang dã trên toàn thế

5
do” vì lối sống của con giới do hoạt động của con người, bao gồm phá rừng và buôn bán động vật hoang dã bất
người hợp pháp, dẫn đến mất cân bằng sinh thái và tăng nguy cơ đại dịch.
HS có thể đọc bài báo này để tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động
con người đối với đa dạng sinh học và quần thể động vật hoang dã, cũng như các giải
pháp được đề xuất để đảo ngược tình trạng này.

5 Chuyện đời cây keo cô Báo khoahoc.tv Bài viết kể về cây keo Ténéré ở sa mạc Sahara, được mệnh danh là "cây cô độc nhất
độc nhất hành tinh – chưa thế giới" do sự sống sót kì diệu trong điều kiện khắc nghiệt, trước khi bị một tài xế say
rõ tác giả rượu đâm gãy vào năm 1973.
Khi HS nghiên cứu về chủ đề Con người và thiên nhiên, bài báo này cung cấp cái nhìn
về sự sống sót và biến mất của sinh vật trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, cũng
như tác động của con người đến thiên nhiên.

6 Khan hiếm nước ngọt – Báo Nhân dân – số Bài viết này nêu vấn đề về tình trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới, mặc dù Trái
Trịnh Văn ra ngày 15/6/2023 Đất có nhiều nước nhưng phần lớn là nước mặn, còn nguồn nước ngọt có hạn và đang
ngày càng bị ô nhiễm. Hơn hai tỉ người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước
sạch cho sinh hoạt hàng ngày, và nhu cầu sử dụng nước tăng cao do dân số tăng và
phát triển kinh tế.
HS có thể đọc bài báo này để tìm hiểu về các nguyên nhân và hậu quả của tình trạng
khan hiếm nước ngọt, cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả
nguồn nước. Bài báo cũng có thể giúp học sinh nhận thức được nhu cầu phải tiết kiệm
nước và tìm cách giải quyết vấn đề nước sạch trong tương lai.

7 Chuyện cây mắm và hành Tạp chí điện tử Bài viết này trình bày về việc người dân Cà Mau sử dụng hàng rào cây mắm như một
trình giữ đất - Bài do Tạp nông thôn Việt, giải pháp tự nhiên, hiệu quả chi phí để chống sạt lở đất và bảo vệ môi trường sống,
chí điện tử Nông thôn 30/11/2023 thay vì xây dựng bờ kè bằng bê tông tốn kém.
Việt phối hợp với Truyền HS có thể đọc bài báo này để tìm hiểu về việc áp dụng kiến thức và kinh nghiệm dân
hình Báo Tuổi trẻ thực gian trong việc giải quyết vấn đề môi trường hiện đại, cụ thể là biện pháp chống sạt lở
hiện đất bằng phương pháp tự nhiên, góp phần vào việc bảo tồn môi trường và phát triển
bền vững.

8 Sống xanh cho Trái đất Báo điện tử Tài Bài viết này nêu lên mối lo ngại về tình trạng rác thải tăng nhanh trên toàn cầu, nguy
xanh – chưa rõ tác giả nguyên & Môi cơ ô nhiễm môi trường, và thách thức của biến đổi khí hậu. Nó nhấn mạnh vai trò của

6
trường, 23/4/2019 con người trong việc gây ra vấn đề và cần thiết của việc hành động ngay lập tức thông
qua lối sống xanh để bảo vệ môi trường.
HS có thể sử dụng bài báo này để tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của hành động con
người đối với môi trường và tầm quan trọng của việc chuyển hướng sang lối sống bền
vững hơn. Bài báo cũng cung cấp cơ sở để thảo luận về các giải pháp cụ thể mà cá
nhân và cộng đồng có thể áp dụng để giảm thiểu tác động đến môi trường.

9 Phim hoạt hình MAN – youtube "MAN" là một phim hoạt hình ngắn không lời, phản ánh về tác động tiêu cực và phá
Steve Cutts hủy mà loài người gây ra đối với môi trường tự nhiên và các loài động vật. Qua những
hình ảnh minh họa mạnh mẽ và cảm xúc, phim cho thấy quá trình con người tiêu thụ,
lạm dụng và phá hủy thiên nhiên từ thời cổ đại cho đến hiện đại, đồng thời cảnh báo về
hậu quả nghiêm trọng của hành động đó đối với hành tinh.
HS có thể sử dụng phim "MAN" để khám phá và thảo luận về mối quan hệ phức tạp
giữa con người và môi trường tự nhiên. Phim này giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn
về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích họ tìm hiểu và
suy ngẫm về các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động con người
lên trái đất, như tái chế, bảo tồn đa dạng sinh học, và phát triển bền vững.

10 Tập truyện ngắn “O NXB Tân Dân – Hà "O Chuột" của Tô Hoài là tập truyện đồng thoại ngắn nổi tiếng, khám phá các chủ đề
chuột” – Tô Hoài Nội về thiên nhiên, tương tác của con người với môi trường, và có thể là cuộc sống và
những cuộc phiêu lưu của nhân vật chính, trong một bối cảnh có thể bao gồm cả thế
giới tự nhiên và xã hội loài người.
HS có thể tiếp cận tập truyện này để khám phá nhân vật đồng thoại yêu thích

7
D. NHIỆM VỤ TỪNG GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn 1: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
- Thời gian thực hiện: 1/4 /2024 – 5/4/2024 – GV điều chỉnh dựa theo TKB của lớp mình, đảm bảo HS vẫn có thời gian khoảng 4 tiết học (tối đa)
để hoàn thành sản phẩm.
- Câu hỏi thiết yếu:

 Chủ đề dự án nghiên cứu của tôi là gì?


 Tôi có những hiểu biết gì về chủ đề này? Mọi người đã nói những gì về chủ đề này?
 Tôi muốn tìm hiểu những gì về chủ đề này? Tôi mong muốn kết quả dự án nghiên cứu của mình sẽ giúp tôi tăng hiểu biết về
chủ đề như thế nào?
 Câu hỏi nghiên cứu của tôi là gì? Các câu hỏi phụ để cụ thể hóa cho câu hỏi nghiên cứu của tôi là gì? – từ khối 7 trở lên
 Tôi có thể thu thập dữ liệu và thông tin ở đâu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình?
 Câu hỏi nghiên cứu của tôi có thể thực hiện được trong khoảng 4 tuần không? Câu hỏi nghiên cứu của tôi có được viết rõ
ràng, dễ hiểu, đúng ngữ pháp không?
 Tôi có cần điều chỉnh phạm vi nghiên cứu của mình sau khi đọc kĩ các nguồn tin hoặc tiếp cận các nguồn tin mới không? –
từ khối 10 trở lên

- Sản phẩm học tập: GV đưa yêu cầu cụ thể - tùy theo định hướng của GV – có thể chỉ cần trả lời câu hỏi thiết yếu hoặc sử dụng các phiếu học tập
- Hình thức lưu trữ: GV hướng dẫn cho HS về cách thực hiện trên Hồ sơ nghiên cứu cá nhân hoặc thực hiện trên giấy (tùy yêu cầu của GV)
- TIẾP TỤC CẬP NHẬT SAU -

You might also like